Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023
Hải Di Nguyễn: Anh Y Chuân Mlô: Bị đàn áp, sách nhiễu từ Việt Nam qua Thái Lan
Khi đó vợ anh, H Bhét Niê, đang bị đánh đập ngược đãi ở Ả Rập Xê Út, mất liên lạc. Sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ thời hiện đại ở Ả Rập Xê Út, chị H Bhét Niê lại bị công an gây khó khăn ở Việt Nam, và sang Thái Lan đoàn tụ với anh năm 2022.
Nhã Duy: Những người gốc Việt bị truy tố trong vụ bạo loạn 6 tháng 1
Trước khi đi vào từng trường hợp, có thể nhắc lại bốn tội danh hình sự mà phần lớn những người tham gia bạo loạn đã bị truy tố theo sau:
1. Xâm nhập và ở lại trái phép trong toà nhà và khuôn viên cấm – Khoản 18 U.S.C. § 1752(a)(1), án tù đến một năm tù giam hay 10 năm tù nếu có vũ khí hoặc gây thương tích cho người khác và phạt tiền.
Phạm Đình Trọng: Văn Cao – Buổi sáng có trong Sự thật
100 NĂM VĂN CAO 15.11.1923 – 2023
![]() |
Văn Cao (1923-1995). Ảnh: Phạm Đình Trọng. |
Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:
Chân Dung –Thơ Lê Chiều Giang, nhạc Trần Duy Đức
Tưởng Niệm 25 năm ngày Họa sĩ Nghiêu Đề ra đi (9/11/1998-9/11/2023), DĐTK nhận được video này do nhà thơ Lê Chiều Giang, người bạn đời của cố họa sĩ Nghiêu Đề gửi đến.
Video: Chân dung – Thơ Lê Chiều Giang trên nền tranh Nghiêu Đề, Trần Duy Đức soạn thành ca khúc và thực hiện với tiếng hát của Thảo Quyên, Phan Duy đọc lời giới thiệu.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.
DĐTK
Lê Chiều Giang: Tranh, tiếng nói cuối cùng
Tranh Nghiêu Đề |
Làm thế nào để giải nghĩa về cái chết? Những điều nằm bên ngoài tất cả mọi sự hiểu biết của nhân gian, nhưng lại nằm bên trong những bí ẩn muôn đời của vị Thượng Đế ở mãi trên trời cao kia.
Lại càng không thể bàn tán gì, khi cơn đau ốm, bịnh hoạn đó đang không phải là của chính mình.
Tôi, một kẻ đứng bên ngoài sự lâm chung.
Song Thao: Mày – Tao
Bữa 29/9 vừa qua, một thầy giáo dạy Anh văn tại trường Phan Huy Chú, Thạch Thất, đã bóp cằm, chỉ tay vào một học sinh trong lớp 10A9 và mắng: “Mày có hiểu không, con chó này?”. Sự việc đã được học sinh trong lớp quay video. Năm ngày sau thầy đã xin lỗi học sinh và học sinh cũng đã xin lỗi thầy vì có lời nói và cử chỉ thiếu tôn trọng. Sau đó, ông thầy đã xin thôi việc.
Ít ngày sau, tại trường Nguyễn Chí Thanh, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cũng có một vụ cãi nhau giữa thầy và trò. Ngày 16/10, ông Hiệu Trưởng Hà văn Thọ cho biết: “Nữ học sinh có trêu chọc thầy, sau đó có lời qua tiếng lại. Học trò thì cá tính còn thầy mất bình tĩnh, từ đó mọi chuyện đổ bể. Một phần nữa là hoàn cảnh gia đình của cả thầy và trò đều đặc biệt nên trong lòng chất chứa nỗi bức xúc”. Trên đoạn video dài 5 phút có ghi lại cảnh nữ sinh ngồi ở bàn đầu đã cãi nhau tay đôi với thầy giáo. Cô này đã liên tiếp văng tục, xưng “mày-tao” và thách thức thầy giáo trước hàng chục học sinh trong lớp.
Cù Mai Công: 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (tt)
Kỳ 6 (tạm là kỳ cuối): SAU ĐẢO CHÍNH 1-11-1963
Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, ai cũng biết là liên tục hơn một chục cuộc đảo chính, phản đảo chính khác của nhiều nhóm sĩ quan. Đó là những ngày Sài Gòn không yên ổn, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ngày 1-11-1967 được ra mắt – đúng bốn năm sau đảo chính 1-11-1963.
Trịnh Y Thư: Sự lãng quên
![]() |
Hình minh hoạ: Pixabay |
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Thơ Quảng Tánh Trần Cầm
![]() |
Tranh: Abstract Composition (1915) của họa sĩ Wassily Kandinsky (1866-1944). |
bao giờ cho đến
bềnh bồng giữa dòng bâng khuâng ̶ ̶ ̶
một ám ảnh tưởng như không rời
một ám ảnh thảng thốt tuyệt vời
Ba bài thơ Anh ngữ về cái chết, Pháp Hoan chuyển ngữ
![]() |
Hình minh họa: Pavel Danilyuk |
ĐIỆU BLUES CHO TANG LỄ
Bẻ gãy kim đồng hồ, cắt hết dây điện thoại,
Ngăn lại tiếng chó sủa chỉ với một khúc xương,
Ghì chặt phím dương cầm, bóp nghẹn tiếng trống suông
Rồi mang quan tài ra để mọi người đến viếng.
Hãy để đám phi cơ trên trời cao cất tiếng
Và viết lên dòng chữ rằng Anh Đã Ra Đi.
Buộc cổ chim câu trắng với khăn buổi phân ly,
Rồi lấy găng tay đen đeo vào cho cảnh sát.
Người là cả cuộc đời, là Đông Tây Nam Bắc,
Là tuần lễ làm việc, là Chủ Nhật nghỉ ngơi,
Là sáng trưa chiều tối, là bài hát đưa nôi,
Tôi đã quá ngây thơ nghĩ rằng tình bất diệt.
Hãy dập tắt tất cả những vì sao chết tiệt,
Phủ vải lên mặt trời và đóng gói mặt trăng,
San phẳng cánh rừng rậm và tát cạn biển xanh;
Bởi với tôi giờ đây chẳng còn gì tốt đẹp.
Nguyễn Viện: Truyện cực ngắn
![]() |
Nhà văn Nguyễn Viện |
1.
MÙA DỊCH
Mở cửa ra ban công đứng, tôi nhìn trời. Tiếng còi hụ xe cứu thương vang trên đám mây.
2.
XANH & CHÍN
Cô ấy selfie tấm hình mặc chiếc áo màu xanh và viết: “Còn xanh lắm”. Tôi comment: “Chắc bên trong đã chín.”
Và, tôi tự nhủ, hái sớm kẻo rụng mất.
Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023
Nguyễn Hoàng Văn: Nhạc Việt, “tứ thơ” và “tứ phòng trà”
Bị những kẻ mơ làm ca sĩ dai dẳng tra tấn trong cảnh sống chung chạ ở trại tỵ nạn nên tôi đã, như một hình thức phản vệ, tập cho mình thói quen thưởng thức bằng lỗ tai phân tích, chủ yếu trên khía cạnh ngôn từ.
Không thể chặn ở bên ngoài lỗ tai, càng không thể để lọt vào tai này rồi tống hết ra ngoài qua lỗ tai kia, tôi chấp nhận sống chung bằng cách xem đó như là nguồn tư liệu cho cái trò chơi chữ nghĩa của mình và, dần dà, khám phá ra rằng, trừ một số đếm trên đầu ngón tay những nhạc sĩ tài hoa và thông tuệ mà tác phẩm ít được phổ biến lắm thì, đa phần, giới sáng tác trên lĩnh vực này hiếm khi có “tứ”.
Michael A. Cohen, Christopher Preble và Monica Duffy Toft: Bài học cho Israel về cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan, Foreign Affairs, Nhật Hiên biên dịch.
![]() |
Lính IDF (Israel Defense Forces: Lực lượng Phòng vệ Israel) chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ ở Gaza |
Làm thế nào để tránh một vũng lầy ở Gaza
Khi Israel thương tiếc vụ hơn 1.400 công dân bị khủng bố Hamas thảm sát vào ngày 7 tháng 10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Tel Aviv để cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ. Nhưng khi xuất hiện cùng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Biden cũng đưa ra điều cần thận trọng lưu ý. Ông nhớ lại, sau vụ tấn công 11/9, “ở Hoa Kỳ chúng tôi rất tức giận. Và mặc dù chúng tôi tìm kiếm công lý và có được công lý, chúng tôi cũng đã phạm sai lầm.”
Katsuji Nakazawa: Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
‘Đối thủ truyền kiếp’ của Tập Cận Bình là người đứng sau những sóng gió ở Bắc Đới Hà mùa hè vừa qua.
Cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở tuổi 68 vào tuần trước đã vén bức màn mở ra một hồi mới trong vở kịch chính trị phức tạp tại Trung Quốc.
Yuval Noah Harari: Có phải Hamas đang chiến thắng?, The Washington Post, Trần Gia Huấn chuyển ngữ
Chiến tranh là tiếp nối của chính trị, nhưng bằng những phương tiện khác. Nhiều người thường tụng niệm câu thần chú này, nhưng có mấy ai để ý tới – đặc biệt giữa khói lửa chiến tranh. Cuộc thảm sát của Hamas trên lãnh thổ Israel và số người chết tăng lên ở Dải Gaza đã che phủ những động cơ khốn nạn của những kẻ đã gây ra chiến tranh. Xác người chồng chất, nhưng ai là kẻ chiến thắng? Không phải phe đã giết nhiều người hơn. Cũng không phải phe đã tàn phá nhiều nhà cửa hơn. Thậm chí, càng không phải phe đã giành được sự ủng hộ của thế giới. Phe chiến thắng là kẻ đạt được mục tiêu chính trị.
Cù Mai Công: 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (tt)
Kỳ 4: SAU ĐẢO CHÍNH, PHẢN ĐẢO CHÍNH LẠI LIÊN TIẾP ĐẢO CHÍNH VÀ PHẢN ĐẢO CHÍNH
Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm tạo ra hai luồng cảm xúc đối nghịch cả trong lẫn ngoài nước: một, vui mừng đã lật đổ chế độ “gia đình trị”; hai, bàng hoàng khi ông Diệm bị giết.
Người Mỹ đứng sau lưng, bật đèn xanh cho nhóm sĩ quan làm đảo chính lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm thì ai cũng rõ rồi. Nhưng khi nghe tin ông Diệm bị giết, Tổng thống Mỹ Kennedy cũng bần thần. Đa số người Bắc di cư vốn hàm ơn ông Diệm đưa mình vào Nam thì bàng hoàng.
Sinh nhật lần thứ 69 của Kazuo Ishiguro, đọc lại bài diễn văn của ông khi nhận giải Nobel Văn chương năm 2017, Thiên Nhất Phương lược dịch
![]() |
Kazuo Ishiguro trong cuộc họp báo của Viện Hàn Lâm Thụy Điển vào ngày 6 tháng 12 năm 2017.Nhà văn Kazuo Ishiguro: (sinh ngày 8/11/1954)Cuộc đời: |
Kazuo Ishiguro sinh ra tại Nagasaki, Nhật Bản. Khi ông 5 tuổi, gia đình dọn sang ở
Guildford, Surrey, Anh quốc, nơi cha ông, một chuyên viên hải dương học, được mời đến làm việc tại một viện nghiên cứu. Thuở thiếu thời, Kazuo Ishiguro muốn trở thành nhà soạn nhạc, nhưng rồi ông học Anh ngữ và môn Triết tại Đại Học East Anglia, nơi đây ông đã đậu bằng Cao học năm 1980. Kể từ đó ông lấy nghề viết văn làm chính. Kazuo Ishiguro kết hôn và sinh được một con gái.
Hoàng Thị Bích Hà, Huỳnh Liễu Ngạn: Những bài thơ về Huế

"Huế Nostalgia". Tranh: Đinh Cường.
Huế yêu ơi!

Huế yêu ơi! Xin đừng mưa sướt mướt
Lòng tôi chừ đã ngấm đủ buồn thương
Chiều Thương Bạc tôi lại về với Huế
Cầu Dã Viên về đâu…thuở đợi chờ!
Hoàng Thị Bích Hà
Sài Gòn, ngày 18/10/2023
***
Giải thưởng Goncourt năm 2023 trao cho Jean-Baptiste Andrea với tiểu thuyết “Trông chừng cô ấy” (Veiller sur elle), Le Monde, Hoàng Hưng chuyển ngữ.
Jean-Baptiste Andrea, tiểu thuyết
gia, đạo diễn phim và nhà biên kịch người Pháp.
Giải thưởng Goncourt năm 2023 trao cho “Veiller sur elle” của Jean-Baptiste Andrea, vốn đã nổi bật nhờ giải thưởng tiểu thuyết Fnac: một bức bích họa siêu hình xung quanh tác phẩm điêu khắc, một sự trầm tư về sự hiện diện và vắng mặt.
Truyện ngắn Alice Munro: Thị Trấn Amundsen, Ngu Yên chuyển ngữ.
![]() |
Nhà văn Alice Munro (1931-hiện tại) |
Nobel Prize Văn Chương 2013
Alice Ann Munro sinh tại Wingham, Ontario, trong một đại gia đình nông dân. Bà được học bổng của đại học Western Ontario, về sau chuyển sang Vancouver. Từ năm 1963, bà điều hành một hiệu sách ở Victoria, British Columbia, sau đó trở về Onrario năm 1972. Hiện nay, sống tại Comox, British Columbia và Clinton, Ontario. bà chyên viết truyện ngắn. Trong suốt năm 1950-1960, các truyện ngắn của bà được CBC phát thanh trên làn sóng và đăng tải trên nhiều tạp chí. Từ đó, truyện của bà được giới thiệu bởi các tạp chí văn học tên tuổi như The New Yorker, The Paris review, Atlantic Monthly.
Phạm Quốc Bảo: "Học thầy không tầy học bạn"
Cá nhân tôi vốn hân hạnh có được những người bạn mà nội dung giao tiếp giữa họ với tôi khá đặc biệt. Chẳng hạn như trường hợp anh Nguyễn Văn Kh. (3), một trong những mấu chốt của cái duyên liên hệ đã gồm nhiều yếu tố kết hợp lại mà xem ra tự nhiên xẩy đến một cách không ai trong hai chúng tôi ngờ trước được.
Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023
Ông Lưu Quang Sáng: Làm sao để người Chăm tồn tại với bản sắc thêm 4 thế hệ nữa trước khi mất hút vào Bảo Tàng Nhân Loại!
Phỏng
vấn chuyên đề: “Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với các sắc dân bản địa”.
![]() |
Giáo sư Lưu Quang Sáng |
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California. Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch.
The Economist: Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza, Cung Nguyễn Thế Anh biên dịch
From the river to the sea Palestine🇵🇸 will be free#FreePalestineFromZionist #FreePalestine pic.twitter.com/iOV4dy4hov
— Nadira Ali🇵🇸 (@Nadira_ali12) November 3, 2023
Cuộc xung đột đang hoành hành trên đường phố và màn ảnh ở phương Tây.
Liễu Trương: Nụ cười của nàng Joconde
![]() |
Bức tranh Mona Lisa, của danh họa Leonardo da Vinci, |
Phần đông du khách từ phương xa đến Paris thường tìm đến Viện Bảo Tàng Louvre, để xem cho được họa phẩm Nàng Joconde mà danh họa Leonardo da Vinci đã vẽ và sơn dầu trên gỗ vào khoảng những năm 1503-1507. Người mẫu là một phụ nữ ở thành Florence, nước Ý, tên Monna Lisa, còn được gọi là La Gioconda, Pháp gọi: La Joconde. Nụ cười của người mẫu này xưa nay đã thu hút vô số người đến xem.
Tại sao có hiện tượng này ? Không thể đưa ra một lời đáp đơn giản cho rằng đây là nụ cười của một người đẹp. Không, nụ cười này có một vẻ lạ lùng, khó hiểu, mà Freud, cha đẻ của ngành phân tâm học, đã tìm cách giải thích trong cuốn biên khảo Một kỷ niệm thời thơ ấu của Leonardo da Vinci, viết năm 1910. Đây là lần đầu tiên Freud viết về một danh họa. Ông vốn gần gũi với văn chương hơn hội họa. Quả vậy, nhờ nghiên cứu kịch bản Œdipe – Roi (Œdipe-Vua) Freud đã lập ra thuyết phức cảm Œdipe; cũng như khi Freud đọc truyện ngắn Gradiva của nhà văn Đức Wilhelm Jensen, nói về những giấc mơ, Freud cho rằng giấc mơ là khởi điểm của sáng tạo văn chương.
Nguyễn Thị Khánh Minh: Cảm nhận nhân đọc “Dưới những gốc nho biển (phân đoạn 10-18)” trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư
![]() |
Bản vẽ Duy Thanh [1931-2019]. |
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư.
Thích Nguyên Siêu: Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Một bậc Thầy uyên bác, kỳ vĩ
![]() |
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. |
Miệt mài giảng dạy, dịch thuật, làm thơ, đánh đàn, viết chữ thảo và phô diễn những tư tưởng triết học của hai nền văn hóa Đông Tây từ thời thập niên 60, 70 đứng trên bục giảng của Đại Học Vạn Hạnh, cũng như Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa Hải Đức Nha Trang, Thầy cũng có lắm lúc mộng kiêu hùng của Phương Trời Viễn Mộng trỗi dậy, và cứ thế mà dong ruổi bằng đôi chân trần, bằng đôi vai gầy qua những rặng đồi lau, rừng già, cỏ mục, lá úa, ăn sương nằm nắng trên những cánh rừng hoang vu nơi miền cao nguyên dân dã, nơi miếu cô hồn, hay lưng đèo heo hút. “Bất đắc chí độc hành kỳ đạo”. Chỉ đi một mình và một mình để xới lên những luống đất mới trồng những dãy cà non, vòng rau, liếp cải mà vui niềm đạo vị, dưới mái am tranh, độc cư Thiền định. Dù ai xuôi ngược bôn ba cái danh, cái lợi, cái huyễn mộng của cuộc đời, nhưng riêng mình thì sinh ra giữa lòng quê hương, dù có đắng cay chồng chất, dù có nghiệt ngã đủ điều, giữa dòng đời phế dưng dâu bể, Thầy vẫn chẳng hề lay động, mà còn khẳng định với chính mình là sinh ra ở đâu, thì chết ở nơi đó. Sinh ra giữa lòng đất mẹ Việt Nam thì lúc nhắm mắt cũng lấy nắm đất Mẹ Việt Nam mà phủ lấp thân ngũ uẩn này. Sá chi những tù đày, keo cư gian khổ, chỉ là chất liệu nuôi lớn chí hùng, của bậc Đại Trí. Đại Từ, Đại Hỷ, Đại Xả.
Thơ Thận Nhiên, Trần Hoàng Phố, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Xuân Sơn
Mất ngủ, thì làm ma chơi
từ bên kia thế giới
lũ ma trở lại vào giữa tháng mười
mang theo giỏ đựng kẹo
tôi đến từ bên kia biển
túi có bát cơm và quả trứng
Lê Học Lãnh Vân: Quầng sáng quê hương
Nguyễn Anh Tuấn: Bóng ma chuyên chính
Những vụ án kỳ lạ
Bản án 3 năm tù giam đã khép lại vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng song vẫn chưa khiến dư luận lẫn những người trong cuộc hết băn khoăn về nguyên nhân thực sự của việc bắt giữ bà.
Truyện ngắn Phạm Lưu Vũ: Viên đá tảng
Ông Phượng họ Đặng ở làng Kinh, người cao to lực lưỡng, nổi tiếng là một chàng trai lực điền, có nhẽ hàng trăm năm làng mới xuất hiện một người như thế. Các cụ kể lại những ngày mùa, ông gánh hai bó lúa to như hai quả núi, đi không lọt cổng làng, phải thả xuống ngay chỗ ấy, hàng chục người phải dỡ ra, gánh dần về nhà, nửa ngày mới hết.
Có một nhà buôn trong vùng nghe tiếng, bèn tìm đến, chiêu mộ ông theo thuyền buôn của mình. Ông đi khoảng chục năm, không có tin tức gì, dân làng đã tưởng mất tích. Một hôm ông bỗng trở về làng, tậu hẳn một mẫu vườn, rồi cất nhà, cưới vợ… Dân làng mừng cho ông. Thế rồi ông lại ra đi. Lần này không phải đi làm thuê, mà làm ông chủ. Ông bỏ tiền đóng một chiếc thuyền lớn, thuê trai làng theo ông đi buôn đá tảng, chở về bán cho làng Kinh và các làng trong vùng để lát đường, lát sân…