Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Trần Gia Phụng: Công hay tội?

Hồ Chí Minh trong phòng làm việc ở căn cứ Việt Bắc (Ảnh tư liệu)

Khi tìm hiểu công hay tội của một nhân vật lịch sử, người ta thường xét hoạt động hay công việc của người đó đóng góp như thế nào cho đất nước, dân tộc. Vậy thử áp dụng nguyên tắc nầy để đánh giá Hồ Chí Minh là người có công hay có tội trước lịch sử Việt Nam?

1.- DU NHẬP CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Hồ Chí Minh (HCM) là đảng viên đảng Cộng Sản Pháp năm 1920, đến Moscow và vào học Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East) năm 1923. Cuối năm 1924, Liên Xô gởi HCM qua hoạt động ở Quảng Châu (Trung Hoa). Năm 1930, vâng lệnh Liên Xô, HCM thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tại Hồng Kông. Sau vài tháng, do lệnh của Liên Xô, đảng CSVN đểi tên thành đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1945, HCM cùng đảng CS cướp chính quyền và thành lập nhà nước Cộng sản đầu tiên ở Á Châu.

Ngô Nhân Dụng: Thái Lan hồi phục chế độ Dân Chủ?

Dân Thái Lan sẽ trở về với một chế độ Dân Chủ. Kết quả bất ngờ của cuộc bỏ phiếu ngày 15 tháng Năm vừa qua cho thấy khi được quyền chọn lựa, dân Thái Lan chọn sống tự do.

Hai đảng đối lập chiếm đa số gần 300 trong số 500 ghế ở Quốc hội chứng tỏ dân chúng muốn thoát khỏi “chế độ Prayuth.” Tướng Prayuth Chan-ocha đang làm thủ tướng, với 8 năm cai trị độc tài từ sau cuộc đảo chính năm 2014.

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòngThái Lan Prayut Chan-o-cha,hình chụp năm 2019. Wikipedia

Các cuộc nghiên cứu dư luận trước đây đều tiên đoán đảng Pheu Thai của cựu thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra sẽ thắng lớn. Nhiều người Thái vẫn còn nhớ các chính sách bảo hiểm y tế toàn diện và cung cấp tín dụng cho nông dân của ông. Ông Thaksin và người em gái từng đắc cử làm thủ tướng đều bị các tướng lãnh lật đổ. Nhưng đảng Pheu Thai, do cô con út Paetongtarn Shinawatra đứng đầu, chỉ chiếm được 141 trong số 500 ghế dân biểu.

Hải Di Nguyễn: Anh Y Phic H’dok và người cha tình nghi bị sát hại

Y Phic

Năm 2016, Y Phic H’dok đang ở Campuchia tổ chức Giáng sinh cho các em nhỏ khi nghe tin cha mất: “mẹ tìm thấy xác ba đang bị treo trên cây”.

Y Phic H’dok (thường dùng tên Jack) sinh năm 1993 và là người Êđê theo đạo Tin lành từ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý cùng Y Quynh Buondap và Y Pher Hdruê. Anh sang Thái Lan tỵ nạn đầu năm 2017 và hiện đang sống tại Hoa Kỳ. 

Ngày 4/5/2023, tôi nghe Y Phic H’dok kể câu chuyện của mình. 

Các bài hát Êđê và lần đầu bị bắt 

Anh Y Phic H’dok cho biết lần đầu bị công an bắt là năm 2012, khi một người chú nhờ tải về nhạc tiếng Êđê, “không biết sao chính quyền biết mà bắt người chú đó, họ hỏi nhạc tiếng mẹ đẻ của mình ở đâu ra”, rồi từ đó bắt anh.  


Cao Tuấn: Chiến tranh Nga–Ukraine sẽ kết thúc thế nào?

Một tòa nhà dân cư ở Zaporizhzhia do Ukraine kiểm soát bị thiệt hại sau cuộc không kích ngày 9 tháng 10 năm 2022. Hình Wikipedia

Khu dân cư đổ nát ở Bakhmut, tháng 3 năm 2023. Hình Wikipedia

Phần thứ nhất: Các Kịch Bản

Cuộc chiến của người Ukraine chống Nga xâm lăng là cuộc chiến tranh vệ quốc có chính nghĩa rất khó phủ nhận. Ngay cả đối với những người muốn bênh vực hay ủng hộ nước Nga của Putin.      


Chính nghĩa tất thắng? 

  • Đúng vậy, theo quan điểm đạo lý.

  • Không hẳn, nếu nhìn vào lịch sử các cuộc chiến tranh hoặc vào “chính trị thực tế”.


Nguyễn Hoàng Văn: Cường quốc… tặng thơ

Nói Việt Nam là “cường quốc thơ” thì chắc chắn sẽ có nhiều người nghi hoặc nhưng chỉ cần chêm thêm vào chữ “tặng” thì con số phản đối sẽ chẳng là bao bởi bằng sở cứ đã ăm ắp, tràn trề. Như thế, như là công dân của “cường quốc tặng thơ”, chúng ta cũng nên xét lại hành trạng của Kiều Nguyệt Nga để phần nào gột rửa những tiếng oan đã trút lên đầu Lục Vân Tiên. 

Hơn một thập niên trước, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – lúc còn là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn – đã khẳng định trên tờ Văn hóa & Thể thao rằng Việt Nam là một cường quốc thơ, không của thế giới thì ít ra cũng là của Châu Á, vấn đề là phải tổ chức dịch thuật để nhân loại biết thế nào là sức sáng tạo Việt Nam. [1] Nghe qua đã thấy mơ hồ về mặt logic bởi nếu Việt Nam đã là cường quốc thơ thì thế giới đã chen chân xin dịch để thưởng thức và học hỏi từ lâu rồi chứ? Mà, chưa kể, hơn mười năm đã trôi qua, nhà thơ đã lên chức chủ tịch, vậy mà cái dự án khẳng định cường quốc thi ca kia vẫn chưa đâu vào đâu khiến giới hoài nghi cứ mang ra chế nhạo, xem cũng từa tựa như cái “cường quốc sắc đẹp” mà những kẻ sống với bề ngoài vẫn thường phởn lên theo các cuộc thi hoa hậu huyên náo, màu mè.


Thơ Quảng Tánh Trần Cầm, Đào Như, Hoàng Xuân Sơn

Bức tranh Sprits of Drowned Women (1921) của Stanislaw Ignacy Witkiewicz (Witkacy) (1885-1939); nguồn: Wikimedia Commons  

VÓI TAY TRÊN SÓNG


đôi khi tôi thấy nàng trôi dạt 

giữa đại dương bao la xám xanh 

nhìn mặt trời treo ngược buổi hừng đông 

và rất lâu tấp vào bãi cát đầy rong biển 

cùng rác rưởi phế thải linh tinh 

chào đón ngày mới trong không gian cũ


Thơ Trần Thị Nguyệt Mai: Vua Phiếm

 Kính quý tặng nhà văn Song Thao

Nhà văn Song Thao.
Nguồn 
Song Thao

Bắt chước ông Luân Hoán

Thử bày giấy, cọ, sơn

“Vẽ” chân dung Vua Phiếm

Xem giống chút nào không?


Ra đời năm 38

Khi cha ở Sơn Tây

Ngặt quê làng Giáp Bát

Muốn về khai sinh đây


Phải chờ thêm vài tháng

Dĩ nhiên giấy tờ sai

Tử vi chẳng thể chấm

Ngẫm lại, thế mà hay


Tạp chí Đọc và Viết. Tam Cá Nguyệt Số Mùa Hè năm 2023

Diễn Đàn Thế Kỷ xin giới thiệu Tạp chí Đọc và Viết. Tam Cá Nguyệt Số Mùa Hè năm 2023.

Tạp chí dịch thuật duy nhất văn học nghệ thuật triết học thế giới do nhà văn Ngu Yên dịch và thực hiện.

MỤC LỤC

  • Thơ Octavio Paz (phần một)

  • Truyện ngắn: Con Bò. Bull của Mạc Ngôn.

  • Tiểu luận: Lý thuyết Biểu Hiện Trong Nghệ Thuật của Noel Carroll. The Philosophy of Art.

  • Điêu khắc: Chủ đề “Lạ”.

  • Thơ. Ngôn Ngữ cho Thế Kỷ mới. Language for a New Century.

  • Tiểu luận: Thi Pháp Nhận Thức. Cognitive Poetics của Chloe HarrisonPeter Stockwell.


Truyện Ngắn Mạc Ngôn: Con Bò (Bull), Ngu Yên chuyển ngữ

Mạc Ngôn (Giải Nobel Văn học 2012). Ngu Yên dịch từ bản Anh ngữ của Howard Goldblatt và giới thiệu.

Mạc Ngôn, (Mo Yan 㥿㿔), tên khai sinh Guan Moye ᄣ䇳Ϯ năm 1955, được trao giải Nobel Văn học năm 2012, sản phẩm phong phú phong cách sáng tạo đã mang lại cho ông gần như mọi giải thưởng quốc gia tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) kể từ khi bắt đầu xuất bản năm 1981. Ông cũng đã giành được danh tiếng quốc tế với kịch bản phim “Cao Lương Đỏ” (Red Sorghum) (㑶指㊅, 1987). Mạc Ngôn đã góp phần định hình dòng tiểu thuyết Trung Quốc bằng cách giới thiệu một phong cách văn học pha trộn giữa hiện thực siêu nhiên, giống như hiện thực hóa ảo của Gabriel García Márquez. Ông công nhận điều này” (Mạc Ngôn 1991: ix), mặc dù đã không đọc cuốn tiểu thuyết này cho đến sau khi viết tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Cao lương đỏ (㑶指㊅ᆊᮣ฀, 1986).


Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy

CHƯƠNG BA MƯƠI MỐT

Sáng hôm sau Ngọc đến hiệu cà-phê Thanh Hương thật sớm xem Thanh đã thu xếp xong với bà Su chưa để giục nàng khởi hành ngay. Thanh nói:

“Ba hôm nữa tôi mới đi được vì cần phải đợi mấy nơi trả tiền.’’
“Hay là chị sợ nên trù trừ. Nếu vậy tôi đi trước.’’

Thanh không nói gì, nhìn ra ngoài mỉm cười. Nàng sắp phải rời bỏ khu vườn quen thuộc và thân yêu mà đi chuyến này không chắc đã có ngày về. Nếu nàng sơ ý để cho Khu Đảng bộ Việt Quốc Mông Tự biết là nàng ở trong hàng ngũ Việt Minh thì rất có thể dọc đường nàng sẽ bị thủ tiêu hoặc ở Văn Sơn như Vương Đức năm trước, hoặc ở Ma-Lì-Pố và có khi chính Ngọc sẽ giết nàng ở ngay chỗ chàng đã giết Nghệ. Thanh toan thú thực với Ngọc ngay nhưng Ngọc chỉ là một liên lạc viên; lệnh trên ban xuống, dù có cảm tình với nàng hay yêu nàng nữa, Ngọc cũng phải tuân lệnh chỉ trừ trường hợp Ngọc theo Việt Minh một việc nàng chắc không bao giờ Ngọc làm và chính nàng cũng không muốn làm, không muốn Ngọc làm.’’

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Ngô Nhân Dụng: Putin nên nghe ‘Ông Đầu Bếp’

Yevgeny Prigozhin: Từ đầu bếp cho Putin trở thành người thành lập Wagner

Đạo quân Wagner không chiếm được Bakhmut vào ngày 9 tháng 5 để mừng Lễ Chiến Thắng ở Matskva, như Vladimir Putin mong đợi. Yevgeny Prigozhin đổ tội vì quân Nga đã bỏ chạy: Lữ đoàn 72 bỏ trốn, để cho quân Ukraine chiếm trọn “một giải đất dài 2km rộng 500 mét, khiến 500 lính của tôi bị chết,” chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner giải thích.

Hai bài viết phản biện bài của ông Cù Huy Hà Vũ

 Terry Lee: Trả lời ông Cù Huy Hà Vũ


Bài này tôi viết để trả lời ông Cù Huy Hà Vũ trong bài viết “Trao đổi với ‘Lính Già VNCH’ Chu Tất Tiến nhân ngày 30 tháng 4”. Link bài của ông Vũ ở đây: 


Trao đổi với “Lính già Việt Nam Cộng hòa” Chu Tất Tiến (Kỳ 1)


Trao đổi với “Lính già Việt Nam Cộng hòa” Chu Tất Tiến (Kỳ cuối)


Vì mục đích chỉ là để tranh luận với ông Vũ, nên tôi không bàn về quan điểm của ông Chu Tất Tiến ở đây.


Bùi Văn Phú: VinFast chỉ bán xe cho người Việt?

Tuần qua tôi lại thấy tàu VinFast chạy vào và thả neo trong Vịnh San Francisco sau chuyến hải hành ba tuần từ cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Tàu VinFast thả neo trong Vịnh San Francisco tuần qua (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Đây là chuyến tàu VinFast thứ hai chở xe vào Mỹ. Sau khi qua thủ tục hải quan, tàu rời San Francisco và chiều ngày 10/5 cập bến cảng Benicia để xuống hàng. Sáng 12/5 khi những chiếc xe VF8 đang được đưa vào bãi đậu của bến tàu thì nhiều tạp chí chuyên về ô tô ở Mỹ đã có những bài viết chê VF8 nhiều khuyết điểm.

Phạm Tín An Ninh: Từ Sương Biên Thùy đến Lê Mai Lĩnh

Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.


Trần Mộng Tú: Đọc “Một Tuần, Một Đời”, viết thay lời tựa

Bìa cuốn "Một Tuần, một Đời"

Đặng Mai Lan Thân Mến

Chị đã đọc truyện Một Tuần, Một Đời em gửi. 

Đọc hết cuốn truyện mỏng này, chị thấy nhớ miền Nam Việt Nam quá đỗi, nhớ lại những kỷ niệm mình đã sống, đã trải qua trong 21 năm ở niềm Nam quê nhà. Nhớ đến nghẹn ngào, đến ứa nước mắt.

Tuổi trẻ của chị em mình, của những nhân vật trong Hồi Ký, Truyện Ngắn, Truyện Dài…của người miền Nam di tản, truyện nào cũng bắt đầu bằng chiến tranh và kết thúc bằng…chiến tranh. Để lại cho người đọc với bao nỗi ngậm ngùi.

Gần 50 năm rồi mà em vẫn còn viết lại câu chuyện của một “Mối Tình Thời Chiến”, vẫn nồng nàn cảm xúc, vẫn đau đáu kỷ niệm thời mới lớn. Chị phục em thật đấy.


Những lời tâm sự đặc biệt nhân Ngày của Mẹ (Mother's Day)

Hình minh hoạ, Nadezhda Moryak

Tại Hoa Kỳ, ngày của Mẹ (Mother's Day) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai của tháng Năm. Ngày của Mẹ vinh danh những người mẹ, tình mẫu tử ruột thịt và tình mẫu tử nói chung, cũng như những đóng góp tích cực của người mẹ cho gia đình và xã hội. Có một số người Việt sống ở trong nước và ở các nước khác cũng chúc mừng ngày này như người Mỹ. Rất nhiều lời chúc, bài viết gửi đến người mẹ, nói đến tình mẹ được đăng trên mạng xã hội nhân dịp này –với năm nay thì đó là ngày Chủ Nhật 14.5. Trong đó có hai bài viết với những tâm sự từ hoàn cảnh riêng rất đặc biệt của nhà bình luận chính trị, nhà thơ Trần Trung Đạo ở Mỹ và nhà báo Nguyễn Hữu Nghĩa, chủ biên tạp chí Làng Văn Hải Ngoại trước đây, ở Canada. DĐTK xin chia sẻ với quý bạn đọc.

***

Thơ thế sự Bùi Chí Vinh

Nhà thơ, nhà văn Bùi Chí Vinh

Bùi Chí Vinh sinh ngày 23/10/1954, hiện đang sống tại Sài Gòn. Từng đi lính VNCH, sau 4/1975 lại có giai đoạn đi bộ đội ở chiến trường Campuchia, từng làm đủ mọi nghề để sống nhưng cũng lại là một trong những người sống được bằng ngòi bút. 


Sáng tác trong nhiều lĩnh vực: thơ, truyện thiếu nhi, viết kịch bản phim…Những năm gần đây anh lại nhảy sang lĩnh vực hội họa, cầm cọ vẽ, và đã có hai cuộc triển lãm cá nhân.


Tác phẩm chính:
- Thơ tình Bùi Chí Vinh (thơ, NXB Trẻ, 1989)
- Yểu điệu thục nữ (truyện, NXB Long An, 1990)
- Tóc tiên (truyện, NXB Long An, 1991)...
- Luật nhân quả (viết chung với Huỳnh Bá Thành, 1991)
- Hải đại bàng (NXB Kim Đồng, 1992)
- Tứ quái TKKG (70 tập, phóng tác từ Stefan Wolf, NXB Kim Đồng, 1994)
- 5 Sài Gòn (40 tập, NXB Kim Đồng, 1996-1997)
- Ba trong một (NXB Kim Đồng, 2002)


Các kịch bản phim nhựa đã chiếu rạp: Ngôi nhà bí ẩn; Suối oan hồn; Chết lúc nửa đêm; Bốn thí nghiệm trong đêm tân hôn; Lệnh xóa sổ…


Nguyễn Ngọc Vinh: Có một câu chuyện khác về tấm ảnh “Em bé NAPALM”

DĐTK: Bài viết này của nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh, cựu thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn, đăng trên facebook của mình. DĐTK đăng lại như một nghi án, sự thật thế nào chưa rõ, xin không bình luận


***


Tác phẩm ảnh báo chí ”Em bé Napalm” được chụp năm 1972 tại Trảng Bàng (Tây Ninh, Việt Nam) đã mang lại cho hãng tin AP giải Pulitzer danh giá. Nó được gắn với tên tuổi của Nick Út, người trước đó hoàn toàn vô danh.

Nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer Nick Út nói chuyện với báo chí vào thứ Năm, ngày 28 tháng 4 năm 2016, bên ngoài Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson, nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam kéo dài ba ngày. Trên tay Nick Út là bức ảnh "Cô bé Napalm" đoạt giải Pulitzer năm 1973. Hình Wikipedia

Khi gởi tấm ảnh đó về tổng hành dinh hãng AP, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn Horst Faas ko nghĩ rằng nó sẽ được trao giải.

CUỘC GẶP TÌNH CỜ

Tôi gặp anh Carl Robinson, 80 tuổi, trong một chuyến đi phượt cùng nhau ở vùng núi Tây Bắc vào tháng 9 năm 2022. Chuyến đi này do một người bạn của tôi là nhà du khảo Đoàn Kim Trang tổ chức.

Thành phần "phản động" bây giờ là những ai?

Ngày càng nhiều “tù nhân lương tâm, “tù nhân chính trị” ở Việt Nam. Dưới con mắt của đảng và nhà nước cộng sản, thì tất cả họ đều là “thành phần phản động”. Câu hỏi là THÀNH PHẦN "PHẢN ĐỘNG" BÂY GIỜ LÀ NHỮNG AI?

Chúng ta thấy, khoảng 20, 25 năm đầu sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, những người chống lại đảng và nhà nước cộng sản, chống lại mô hình thể chế độc tài toàn trị lúc ấy đa phần là người thuộc chế độ VNCH cũ, trong đó rất nhiều người từng làm việc cho quân đội, chính quyền VNCH cho tới trí thức, văn nghệ sĩ, tu sĩ, linh mục…


Nhưng ít nhất hai mươi năm trở lại đây đa phần những người dám đứng lên chỉ trích chế độ cộng sản là ai? Là những người sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, từng tham gia vào lực lượng quân đội của cộng sản trong những cuộc chiến tranh khác nhau, từng hoạt động trong bộ máy nhà nước cộng sản, từng là đảng viên, hay là những người không dính dáng đến đảng nhưng đang có công ăn việc làm tốt, thành đạt trong xã hội chứ không phải là những người thất bại, bất mãn. Ví dụ, những người vừa là nhà văn, nhà báo vừa là cựu chiến binh như nhà báo Bùi Tín, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ Nguyễn Đức Thạch, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà hoạt động Lê Đình Lượng…cho tới những người từng làm việc trong các cơ quan khác nhau của nhà nước cộng sản như nhà văn Phạm Thành (cựu thư ký tòa soạn Đài Tiếng Nói Việt Nam), nhà báo Trương Duy Nhất (từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung), nhà báo thuộc loại “con nhà cách mạng nòi” như Phạm Chí Dũng, nhà báo Phạm Đoan Trang, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân… Kể không xiết.


Truyện ngắn Trần Yên Hòa: Áo Gấm Về Làng

 1.


Phải trở về quê một chuyến xem thử chỗ ngồi bên gốc cây bàng trong khuôn viên chợ Quán Rườn nay có còn không? Chắc còn, và chẳng có gì thay đổi. Bởi vì Hạo đã ngồi ở đó suốt mười hai năm, ngày ngày ngắm ông đi qua bà đi lại, mỗi khi có ai xe đạp bị hư, bể ruột, cong niềng, trật ốc, dắt lại sửa thì anh mừng húm lên, bởi vì anh sẽ có được chút tiền công mang về cho ba đứa con đang đợi ở nhà.


Từ ngày ra khỏi trại tập trung, Hạo trở về đây, ngồi dưới gốc cây bàng này, sửa xe đạp. Dù ai có nói ra nói vào, "cha Hạo đã một thời là thiếu tá, từng làm tiểu đoàn trưởng chỉ huy lính đánh địch kinh hoàng, từng một thời có xe díp cần câu, có cận vệ chạy rần trời, thế mà nay thất thế, mười năm ở tù về, chả lại dám ngồi dưới gốc cây bàng sửa xe, thằng cha khùng, làm mất mặt bầu cua sĩ quan", Hạo nghĩ, "có gì mà mất mặt, đi ở tù, hốt phân tươi tưới rau, dòi bọ bò lổn ngổn, đi đốn gỗ, cuốc đất, tăng gia rau xanh, làm 'tà lọt' cho vệ binh, cho quản giáo, suốt mười năm, mà chả có lấy một xu tiền công, còn ăn đói nhịn khát, mặc rách. Bây giờ về, làm việc để kiếm miếng cơm chứ có gì mà mắc cỡ". Có người cho Hạo đã bị khùng nặng, ngơ ngơ ngác ngác. Họ cho rằng, sau khi đi tù về, vợ đã đi theo người khác, Hạo phải nuôi ba đứa con, nên Hạo bị "mát dây" là chuyện bình thường. Hạo lại nghĩ khác. Mình làm ăn lương thiện thôi, đem mồ hôi đổi lấy bát cơm, có gì mà mặc cảm.


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Trần Trung Đạo: Hun Sen là ai?

Hun Sen năm 2019.
Hình Wikipedia

Cambodia đang được nhắc tới nhiều vì là nước chủ nhà của Đông Nam Á Vận Hội (Southeast Asian Games) lần này. Nhiều người ca ngợi Hun Sen vì ông đối xử rộng rãi với phái đoàn các quốc gia tham dự khi cho phép họ được “được miễn phí ăn uống, lưu trú”. Hành động được báo chí Việt Nam khen như “một quyết định chưa có tiền lệ trong lịch sử SEA Games”. Nhưng nhiều người có thể chưa biết nước này cũng có một trong những nhà lãnh đạo lâu năm nhất trên thế giới. Ngoại trừ vài gián đoạn ngắn về thời gian, Hun Sen bắt đầu làm thủ tướng từ 14 tháng 1,1985 đến nay đã tròn 38 năm. Dù chỉ 26 tuổi, học hành chưa xong bậc trung học và không có một chút kiến thức ngoại giao nào, Hun Sen được Cộng sản Việt Nam (CSVN) đưa lên giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao trong chính phủ do CSVN dựng lên sau khi đánh bại Pol Pot. Từ đó đến nay, mọi phương pháp tàn bạo học hỏi được trong thời gian phục vụ trong hàng ngũ Khờ Me Đỏ đã được ông ta áp dụng để trấn áp đối lập, kể cả tra tấn và ám sát. 


Ngô Nhân Dụng: Vay nợ hay phá sản?

Chỉ có hai quốc gia hạn chế quyền vay nợ của chính phủ, là Hoa Kỳ và Đan Mạch. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, chính phủ không được vay nhiều trên cái “Trần Nợ” này. Nhưng cái Trần Nợ ở Đan Mạch rất cao, đến năm 2010 chính phủ suýt đụng đầu, quốc hội bèn nâng lên cao gấp đôi. Một số nước không ấn định số tiền tối đa mà chỉ đòi tổng số nợ thấp hơn một tỷ lệ so với Tổng Sản Lượng Kinh tế. Thí dụ, Ba Lan không cho phép số nợ cao hơn 60% GDP; nước Đức đặt giới hạn dưới một phần ba GDP.

Chỉ có chính phủ Mỹ cứ mấy năm lại phải xin quốc hội nâng cái Trần Nợ lên cao một chút để được phép đi vay thêm. Khi Tòa Bạch Ốc và Quốc hội do hai đảng khác nhau kiểm soát thì thế nào cũng tranh cãi gay go; như hiện nay, năm 2023.

Timothy Garton Ash: Ukraine ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta (Ukraine in our Future, The New York Review of Books, Thiên Nhất Phương lược dịch)

Timothy Garton Ash là Giáo sư Châu Âu học tại Đại học Oxford, và là Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Hoover tại Stanford. Ông là tác giả khoảng mười cuốn sách viết về chính trị hoặc 'lịch sử hiện tại'. Ông có một chuyên mục về các vấn đề quốc tế trên tờ Guardian, và thường xuyên viết bài cộng tác cho New York Review of Books, cùng nhiều tạp chí khác.

***

Tetiana, một nhà hoạt động trẻ mà tôi được gặp hồi tháng Chạp năm qua tại Lviv, chỉ làm nghề xâm mình bán thời gian. Cô ta nói với tôi khách hàng thường đòi xâm mình với cây cờ của Ukraine hoặc là đinh ba chĩa biểu tượng của quốc gia. Nhưng từ khi có cuộc xâm lăng toàn diện của Nga một năm trước đây, thì món phổ thông nhất mà quần chúng yêu cầu xâm lên lại là chữ volya, có nghĩa là “ý chí” và “tự do”. Nó nắm bắt được điều cốt yếu những gì tôi đã thấy tại Ukraine – và những gì dân Ukraine muốn nhắc nhở cho thế giới được rõ.


Hải Di Nguyễn: Anh Y Quynh Buondap: Cả gia đình bị đàn áp và các sắc dân bản địa ở VN bị phân biệt đối xử

Anh Y Quynh Buondap

Năm 2008 và 2010, Y Quynh Buondap (sinh năm 1992) bị giam giữ và, theo lời kể của anh, bị công an đánh đập tra tấn dã man. Năm 2012, trong thời gian tạm giam 5 tháng, anh lại bị đánh bởi người trong tù – đến tận bây giờ, vẫn đôi khi bị đau ngực.

Y Quynh Buondap là người Êđê, là một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, và hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. 

Ngày 28/4/2023, tôi có dịp trò chuyện với Y Quynh về anh và gia đình, và về vấn đề phân biệt đối xử với người Thượng ở Việt Nam.