Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy

CHƯƠNG BA MƯƠI MỐT

Sáng hôm sau Ngọc đến hiệu cà-phê Thanh Hương thật sớm xem Thanh đã thu xếp xong với bà Su chưa để giục nàng khởi hành ngay. Thanh nói:

“Ba hôm nữa tôi mới đi được vì cần phải đợi mấy nơi trả tiền.’’
“Hay là chị sợ nên trù trừ. Nếu vậy tôi đi trước.’’

Thanh không nói gì, nhìn ra ngoài mỉm cười. Nàng sắp phải rời bỏ khu vườn quen thuộc và thân yêu mà đi chuyến này không chắc đã có ngày về. Nếu nàng sơ ý để cho Khu Đảng bộ Việt Quốc Mông Tự biết là nàng ở trong hàng ngũ Việt Minh thì rất có thể dọc đường nàng sẽ bị thủ tiêu hoặc ở Văn Sơn như Vương Đức năm trước, hoặc ở Ma-Lì-Pố và có khi chính Ngọc sẽ giết nàng ở ngay chỗ chàng đã giết Nghệ. Thanh toan thú thực với Ngọc ngay nhưng Ngọc chỉ là một liên lạc viên; lệnh trên ban xuống, dù có cảm tình với nàng hay yêu nàng nữa, Ngọc cũng phải tuân lệnh chỉ trừ trường hợp Ngọc theo Việt Minh một việc nàng chắc không bao giờ Ngọc làm và chính nàng cũng không muốn làm, không muốn Ngọc làm.’’

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Ngô Nhân Dụng: Putin nên nghe ‘Ông Đầu Bếp’

Yevgeny Prigozhin: Từ đầu bếp cho Putin trở thành người thành lập Wagner

Đạo quân Wagner không chiếm được Bakhmut vào ngày 9 tháng 5 để mừng Lễ Chiến Thắng ở Matskva, như Vladimir Putin mong đợi. Yevgeny Prigozhin đổ tội vì quân Nga đã bỏ chạy: Lữ đoàn 72 bỏ trốn, để cho quân Ukraine chiếm trọn “một giải đất dài 2km rộng 500 mét, khiến 500 lính của tôi bị chết,” chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner giải thích.

Hai bài viết phản biện bài của ông Cù Huy Hà Vũ

 Terry Lee: Trả lời ông Cù Huy Hà Vũ


Bài này tôi viết để trả lời ông Cù Huy Hà Vũ trong bài viết “Trao đổi với ‘Lính Già VNCH’ Chu Tất Tiến nhân ngày 30 tháng 4”. Link bài của ông Vũ ở đây: 


Trao đổi với “Lính già Việt Nam Cộng hòa” Chu Tất Tiến (Kỳ 1)


Trao đổi với “Lính già Việt Nam Cộng hòa” Chu Tất Tiến (Kỳ cuối)


Vì mục đích chỉ là để tranh luận với ông Vũ, nên tôi không bàn về quan điểm của ông Chu Tất Tiến ở đây.


Bùi Văn Phú: VinFast chỉ bán xe cho người Việt?

Tuần qua tôi lại thấy tàu VinFast chạy vào và thả neo trong Vịnh San Francisco sau chuyến hải hành ba tuần từ cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Tàu VinFast thả neo trong Vịnh San Francisco tuần qua (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Đây là chuyến tàu VinFast thứ hai chở xe vào Mỹ. Sau khi qua thủ tục hải quan, tàu rời San Francisco và chiều ngày 10/5 cập bến cảng Benicia để xuống hàng. Sáng 12/5 khi những chiếc xe VF8 đang được đưa vào bãi đậu của bến tàu thì nhiều tạp chí chuyên về ô tô ở Mỹ đã có những bài viết chê VF8 nhiều khuyết điểm.

Phạm Tín An Ninh: Từ Sương Biên Thùy đến Lê Mai Lĩnh

Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.


Trần Mộng Tú: Đọc “Một Tuần, Một Đời”, viết thay lời tựa

Bìa cuốn "Một Tuần, một Đời"

Đặng Mai Lan Thân Mến

Chị đã đọc truyện Một Tuần, Một Đời em gửi. 

Đọc hết cuốn truyện mỏng này, chị thấy nhớ miền Nam Việt Nam quá đỗi, nhớ lại những kỷ niệm mình đã sống, đã trải qua trong 21 năm ở niềm Nam quê nhà. Nhớ đến nghẹn ngào, đến ứa nước mắt.

Tuổi trẻ của chị em mình, của những nhân vật trong Hồi Ký, Truyện Ngắn, Truyện Dài…của người miền Nam di tản, truyện nào cũng bắt đầu bằng chiến tranh và kết thúc bằng…chiến tranh. Để lại cho người đọc với bao nỗi ngậm ngùi.

Gần 50 năm rồi mà em vẫn còn viết lại câu chuyện của một “Mối Tình Thời Chiến”, vẫn nồng nàn cảm xúc, vẫn đau đáu kỷ niệm thời mới lớn. Chị phục em thật đấy.


Những lời tâm sự đặc biệt nhân Ngày của Mẹ (Mother's Day)

Hình minh hoạ, Nadezhda Moryak

Tại Hoa Kỳ, ngày của Mẹ (Mother's Day) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai của tháng Năm. Ngày của Mẹ vinh danh những người mẹ, tình mẫu tử ruột thịt và tình mẫu tử nói chung, cũng như những đóng góp tích cực của người mẹ cho gia đình và xã hội. Có một số người Việt sống ở trong nước và ở các nước khác cũng chúc mừng ngày này như người Mỹ. Rất nhiều lời chúc, bài viết gửi đến người mẹ, nói đến tình mẹ được đăng trên mạng xã hội nhân dịp này –với năm nay thì đó là ngày Chủ Nhật 14.5. Trong đó có hai bài viết với những tâm sự từ hoàn cảnh riêng rất đặc biệt của nhà bình luận chính trị, nhà thơ Trần Trung Đạo ở Mỹ và nhà báo Nguyễn Hữu Nghĩa, chủ biên tạp chí Làng Văn Hải Ngoại trước đây, ở Canada. DĐTK xin chia sẻ với quý bạn đọc.

***

Thơ thế sự Bùi Chí Vinh

Nhà thơ, nhà văn Bùi Chí Vinh

Bùi Chí Vinh sinh ngày 23/10/1954, hiện đang sống tại Sài Gòn. Từng đi lính VNCH, sau 4/1975 lại có giai đoạn đi bộ đội ở chiến trường Campuchia, từng làm đủ mọi nghề để sống nhưng cũng lại là một trong những người sống được bằng ngòi bút. 


Sáng tác trong nhiều lĩnh vực: thơ, truyện thiếu nhi, viết kịch bản phim…Những năm gần đây anh lại nhảy sang lĩnh vực hội họa, cầm cọ vẽ, và đã có hai cuộc triển lãm cá nhân.


Tác phẩm chính:
- Thơ tình Bùi Chí Vinh (thơ, NXB Trẻ, 1989)
- Yểu điệu thục nữ (truyện, NXB Long An, 1990)
- Tóc tiên (truyện, NXB Long An, 1991)...
- Luật nhân quả (viết chung với Huỳnh Bá Thành, 1991)
- Hải đại bàng (NXB Kim Đồng, 1992)
- Tứ quái TKKG (70 tập, phóng tác từ Stefan Wolf, NXB Kim Đồng, 1994)
- 5 Sài Gòn (40 tập, NXB Kim Đồng, 1996-1997)
- Ba trong một (NXB Kim Đồng, 2002)


Các kịch bản phim nhựa đã chiếu rạp: Ngôi nhà bí ẩn; Suối oan hồn; Chết lúc nửa đêm; Bốn thí nghiệm trong đêm tân hôn; Lệnh xóa sổ…


Nguyễn Ngọc Vinh: Có một câu chuyện khác về tấm ảnh “Em bé NAPALM”

DĐTK: Bài viết này của nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh, cựu thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn, đăng trên facebook của mình. DĐTK đăng lại như một nghi án, sự thật thế nào chưa rõ, xin không bình luận


***


Tác phẩm ảnh báo chí ”Em bé Napalm” được chụp năm 1972 tại Trảng Bàng (Tây Ninh, Việt Nam) đã mang lại cho hãng tin AP giải Pulitzer danh giá. Nó được gắn với tên tuổi của Nick Út, người trước đó hoàn toàn vô danh.

Nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer Nick Út nói chuyện với báo chí vào thứ Năm, ngày 28 tháng 4 năm 2016, bên ngoài Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson, nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam kéo dài ba ngày. Trên tay Nick Út là bức ảnh "Cô bé Napalm" đoạt giải Pulitzer năm 1973. Hình Wikipedia

Khi gởi tấm ảnh đó về tổng hành dinh hãng AP, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn Horst Faas ko nghĩ rằng nó sẽ được trao giải.

CUỘC GẶP TÌNH CỜ

Tôi gặp anh Carl Robinson, 80 tuổi, trong một chuyến đi phượt cùng nhau ở vùng núi Tây Bắc vào tháng 9 năm 2022. Chuyến đi này do một người bạn của tôi là nhà du khảo Đoàn Kim Trang tổ chức.

Thành phần "phản động" bây giờ là những ai?

Ngày càng nhiều “tù nhân lương tâm, “tù nhân chính trị” ở Việt Nam. Dưới con mắt của đảng và nhà nước cộng sản, thì tất cả họ đều là “thành phần phản động”. Câu hỏi là THÀNH PHẦN "PHẢN ĐỘNG" BÂY GIỜ LÀ NHỮNG AI?

Chúng ta thấy, khoảng 20, 25 năm đầu sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, những người chống lại đảng và nhà nước cộng sản, chống lại mô hình thể chế độc tài toàn trị lúc ấy đa phần là người thuộc chế độ VNCH cũ, trong đó rất nhiều người từng làm việc cho quân đội, chính quyền VNCH cho tới trí thức, văn nghệ sĩ, tu sĩ, linh mục…


Nhưng ít nhất hai mươi năm trở lại đây đa phần những người dám đứng lên chỉ trích chế độ cộng sản là ai? Là những người sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, từng tham gia vào lực lượng quân đội của cộng sản trong những cuộc chiến tranh khác nhau, từng hoạt động trong bộ máy nhà nước cộng sản, từng là đảng viên, hay là những người không dính dáng đến đảng nhưng đang có công ăn việc làm tốt, thành đạt trong xã hội chứ không phải là những người thất bại, bất mãn. Ví dụ, những người vừa là nhà văn, nhà báo vừa là cựu chiến binh như nhà báo Bùi Tín, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ Nguyễn Đức Thạch, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà hoạt động Lê Đình Lượng…cho tới những người từng làm việc trong các cơ quan khác nhau của nhà nước cộng sản như nhà văn Phạm Thành (cựu thư ký tòa soạn Đài Tiếng Nói Việt Nam), nhà báo Trương Duy Nhất (từng làm việc cho báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung), nhà báo thuộc loại “con nhà cách mạng nòi” như Phạm Chí Dũng, nhà báo Phạm Đoan Trang, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân… Kể không xiết.


Truyện ngắn Trần Yên Hòa: Áo Gấm Về Làng

 1.


Phải trở về quê một chuyến xem thử chỗ ngồi bên gốc cây bàng trong khuôn viên chợ Quán Rườn nay có còn không? Chắc còn, và chẳng có gì thay đổi. Bởi vì Hạo đã ngồi ở đó suốt mười hai năm, ngày ngày ngắm ông đi qua bà đi lại, mỗi khi có ai xe đạp bị hư, bể ruột, cong niềng, trật ốc, dắt lại sửa thì anh mừng húm lên, bởi vì anh sẽ có được chút tiền công mang về cho ba đứa con đang đợi ở nhà.


Từ ngày ra khỏi trại tập trung, Hạo trở về đây, ngồi dưới gốc cây bàng này, sửa xe đạp. Dù ai có nói ra nói vào, "cha Hạo đã một thời là thiếu tá, từng làm tiểu đoàn trưởng chỉ huy lính đánh địch kinh hoàng, từng một thời có xe díp cần câu, có cận vệ chạy rần trời, thế mà nay thất thế, mười năm ở tù về, chả lại dám ngồi dưới gốc cây bàng sửa xe, thằng cha khùng, làm mất mặt bầu cua sĩ quan", Hạo nghĩ, "có gì mà mất mặt, đi ở tù, hốt phân tươi tưới rau, dòi bọ bò lổn ngổn, đi đốn gỗ, cuốc đất, tăng gia rau xanh, làm 'tà lọt' cho vệ binh, cho quản giáo, suốt mười năm, mà chả có lấy một xu tiền công, còn ăn đói nhịn khát, mặc rách. Bây giờ về, làm việc để kiếm miếng cơm chứ có gì mà mắc cỡ". Có người cho Hạo đã bị khùng nặng, ngơ ngơ ngác ngác. Họ cho rằng, sau khi đi tù về, vợ đã đi theo người khác, Hạo phải nuôi ba đứa con, nên Hạo bị "mát dây" là chuyện bình thường. Hạo lại nghĩ khác. Mình làm ăn lương thiện thôi, đem mồ hôi đổi lấy bát cơm, có gì mà mặc cảm.


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Trần Trung Đạo: Hun Sen là ai?

Hun Sen năm 2019.
Hình Wikipedia

Cambodia đang được nhắc tới nhiều vì là nước chủ nhà của Đông Nam Á Vận Hội (Southeast Asian Games) lần này. Nhiều người ca ngợi Hun Sen vì ông đối xử rộng rãi với phái đoàn các quốc gia tham dự khi cho phép họ được “được miễn phí ăn uống, lưu trú”. Hành động được báo chí Việt Nam khen như “một quyết định chưa có tiền lệ trong lịch sử SEA Games”. Nhưng nhiều người có thể chưa biết nước này cũng có một trong những nhà lãnh đạo lâu năm nhất trên thế giới. Ngoại trừ vài gián đoạn ngắn về thời gian, Hun Sen bắt đầu làm thủ tướng từ 14 tháng 1,1985 đến nay đã tròn 38 năm. Dù chỉ 26 tuổi, học hành chưa xong bậc trung học và không có một chút kiến thức ngoại giao nào, Hun Sen được Cộng sản Việt Nam (CSVN) đưa lên giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao trong chính phủ do CSVN dựng lên sau khi đánh bại Pol Pot. Từ đó đến nay, mọi phương pháp tàn bạo học hỏi được trong thời gian phục vụ trong hàng ngũ Khờ Me Đỏ đã được ông ta áp dụng để trấn áp đối lập, kể cả tra tấn và ám sát. 


Ngô Nhân Dụng: Vay nợ hay phá sản?

Chỉ có hai quốc gia hạn chế quyền vay nợ của chính phủ, là Hoa Kỳ và Đan Mạch. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, chính phủ không được vay nhiều trên cái “Trần Nợ” này. Nhưng cái Trần Nợ ở Đan Mạch rất cao, đến năm 2010 chính phủ suýt đụng đầu, quốc hội bèn nâng lên cao gấp đôi. Một số nước không ấn định số tiền tối đa mà chỉ đòi tổng số nợ thấp hơn một tỷ lệ so với Tổng Sản Lượng Kinh tế. Thí dụ, Ba Lan không cho phép số nợ cao hơn 60% GDP; nước Đức đặt giới hạn dưới một phần ba GDP.

Chỉ có chính phủ Mỹ cứ mấy năm lại phải xin quốc hội nâng cái Trần Nợ lên cao một chút để được phép đi vay thêm. Khi Tòa Bạch Ốc và Quốc hội do hai đảng khác nhau kiểm soát thì thế nào cũng tranh cãi gay go; như hiện nay, năm 2023.

Timothy Garton Ash: Ukraine ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta (Ukraine in our Future, The New York Review of Books, Thiên Nhất Phương lược dịch)

Timothy Garton Ash là Giáo sư Châu Âu học tại Đại học Oxford, và là Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Hoover tại Stanford. Ông là tác giả khoảng mười cuốn sách viết về chính trị hoặc 'lịch sử hiện tại'. Ông có một chuyên mục về các vấn đề quốc tế trên tờ Guardian, và thường xuyên viết bài cộng tác cho New York Review of Books, cùng nhiều tạp chí khác.

***

Tetiana, một nhà hoạt động trẻ mà tôi được gặp hồi tháng Chạp năm qua tại Lviv, chỉ làm nghề xâm mình bán thời gian. Cô ta nói với tôi khách hàng thường đòi xâm mình với cây cờ của Ukraine hoặc là đinh ba chĩa biểu tượng của quốc gia. Nhưng từ khi có cuộc xâm lăng toàn diện của Nga một năm trước đây, thì món phổ thông nhất mà quần chúng yêu cầu xâm lên lại là chữ volya, có nghĩa là “ý chí” và “tự do”. Nó nắm bắt được điều cốt yếu những gì tôi đã thấy tại Ukraine – và những gì dân Ukraine muốn nhắc nhở cho thế giới được rõ.


Hải Di Nguyễn: Anh Y Quynh Buondap: Cả gia đình bị đàn áp và các sắc dân bản địa ở VN bị phân biệt đối xử

Anh Y Quynh Buondap

Năm 2008 và 2010, Y Quynh Buondap (sinh năm 1992) bị giam giữ và, theo lời kể của anh, bị công an đánh đập tra tấn dã man. Năm 2012, trong thời gian tạm giam 5 tháng, anh lại bị đánh bởi người trong tù – đến tận bây giờ, vẫn đôi khi bị đau ngực.

Y Quynh Buondap là người Êđê, là một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, và hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. 

Ngày 28/4/2023, tôi có dịp trò chuyện với Y Quynh về anh và gia đình, và về vấn đề phân biệt đối xử với người Thượng ở Việt Nam. 


Trần Hữu Thục: Đi trong rừng chữ Nguyễn Viện

Nhà văn Nguyễn Viện. Photo: Nhạc sĩ Tuấn Khanh. 

…truyện của Nguyễn Viện là những tiểu luận thế sự đa-đề- tài được tiểu thuyết hóa, qua đó, hiện thực đời sống như là chất liệu cho những suy gẫm mọi mặt được nhìn từ nhiều điểm đứng khác nhau của anh. 


Nguyễn Viện miệt mài, bền bỉ với văn chương hơn hai thập niên. 


Truyện nối truyện, thơ tiếp thơ, chữ nghĩa anh đã thành rừng. Rừng chữ.


Sau khi lần lượt phân tích các yếu tố khoảng trống, ngôn ngữ, ẩn dụ, lập ngôn trong văn chương Nguyễn Viện, tôi sẽ tìm cách đọc/hiểu một truyện ngắn của anh, “Mưa nước bọt”, ở phần cuối.


Thạch Đại Lang: Từ Bed Bath & Beyond đến VinFast

Cửa hàng Bed Bath & Beyond ở Saugus, Massachusetts vào năm 2011, đóng cửa vào tháng 2 năm 2021. Hình Wikipedia

Với đa số người dân Mỹ, Bed Bath & Beyond chắc chắn không phải là một cái tên xa lạ, nhất là người dân thành thị. Đó là chuỗi bán hàng hóa, đồ gia dụng cho nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ... Bed Bath & Beyond (BBBY) - một thời lớn nhất nước Mỹ - đã chính thức khai phá sản vào ngày 23.04.2023 (1). Trước đó không lâu, cổ phiếu của BBBY trở thành Meme Stock - một loại cổ phiếu dao động thật mạnh trong một thời gian ngắn vài ngày - từ 5$/cổ phiếu (share) tăng lên tới 27$/cổ phiếu vào mùa hè 2022 (2)

Thơ Trần Trung Đạo: Mẹ là Thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh

Happy Mother's Day 

Photo Trần Trung Đạo.


(Kính tặng một bà mẹ ở San Jose)


Mẹ ngồi suốt hai giờ trên xe buýt

Chỉ mong đến tận nơi để nghe đọc thơ con

Những vần thơ chan chứa vạn nỗi buồn

Những vần thơ chảy ra từ tim mẹ.


Bảy mươi lăm năm

Cuộc đời bao dâu bể

Mẹ vẫn còn nguyên vẹn một tình thương

Bụi thời gian không lấp kín tủi buồn

Đời đất khách chẳng làm phai quá khứ

Lòng mẹ vẫn nương về cố xứ

Nhìn trời xanh hoài vọng phút thanh bình.


Truyện ngắn Từ Thức: VVH

VVH là V.Văn Hoá. V. là cái tên tắt, vì đưa tên cúng cơm của thiên hạ ‘đi nhựt trình’ là điều nên tránh. Văn hoá là chuyện sẽ giải thích sau.

Tôi gặp lại V. trên phi trường trong khi chờ đổi máy bay. Tôi chờ đi Gibralta cho sở làm. V. đi Rio de Janeiro, dự một cái hội nghị gì đó.

V. nói gặp ông ở đây, may quá. Mấy lần tới Paris, gọi điện thoại cho ông, không thấy trả lời.

V. bô bô, những người chung quanh quay lại nhìn, làm tôi ngượng.


Cái ngượng ấy tôi cảm thấy mỗi lần gặp một đám du khách Tầu ở khách sạn hay tiệm ăn, gào thét như vỡ chợ. Ngượng lây vì da vàng, tôi không phải là người Tầu, chưa phải là người Tầu.


Truyện ngắn Nguyễn Viện: Đợi thêm chút nữa

Cô gái hôm qua nói, cái em bận tâm sẽ trở thành vô nghĩa trong đầu người khác, vì thế em cảm thấy không cần thiết phải kể gì với anh.

Ở bên rìa vực thẳm giữa sống và chết như cảm thức của một người đã sống thừa, nhạt nhẽo, tôi sẵn sàng nhảy qua lan can trên ban công tầng 17.

Chồm người nhìn xuống dưới, tôi mất cảm giác về sự quen thuộc. Cảnh tượng hỗn độn. Điều tôi muốn duy nhất là chết đi. Nhanh nhất. Giờ đây, tôi chỉ còn mỗi việc bước lên cái ghế mà tôi vẫn ngồi hằng ngày đốt thuốc với ly cà phê không đường. Cái laptop vẫn luôn luôn mở nắp. Tôi vẫn ở trạng thái bình tĩnh nhưng trống rỗng. Và kế tiếp là bước thứ hai lên thành lan can rồi lao xuống.

Trương Nhân Tuấn: Tiếp tục vụ "đồng tiền Úc có in cờ VNCH"

Tiếp tục vụ "đồng tiền Úc có in cờ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)", RFA có bài phỏng vấn các học giả bên Úc. Giáo Sư (GS) người Úc tài hoa tên Carl Thayer là một.

Cuối bài GS Thayer có nói rằng: “Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng chúng ta có thể tiến tới hòa giải. Chúng ta có thể tiến tới một mối quan hệ song phương tốt đẹp hơn.”

Cá nhân tôi thì tin vào thiện chí của quốc gia Úc, thông qua ý kiến của GS Thayer.

Tôi cũng tin rằng chúng ta làm gì có thể thay đổi lịch sử?

Nhưng theo tôi, đối với nhà nước CSVN, chuyện gì họ cũng sửa được, trắng đổi thành đen còn được, huống chi lịch sử!

Bùi Văn Phú: Hình ảnh cờ vàng của VNCH 48 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh

Đối với người Việt, cuộc chiến Nam Bắc trên quê hương được coi như chấm dứt vào ngày 30/4/1975 khi chính quyền Việt Nam Cộng hoà đầu hàng bộ đội cộng sản miền Bắc.

Nhưng với nước Mỹ, rộng ra là cả các nước đã đưa quân qua tham chiến tại Việt Nam như Úc, Tân Tây Lan hay Nam Hàn thì cuộc chiến đó chấm dứt vào năm 1973, khi nước ngoài rút hết quân và Hiệp định Ba Lê chấm dứt chiến tranh, tái lập hoà bình được Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ký tại Paris ngày 27/1/1973.

Với dấu mốc ngày ký Hiệp định Ba Lê 1973, đánh dấu 50 năm chấm dứt Chiến tranh Việt Nam ở Úc và Mỹ đã có những sự kiện để ghi nhớ thời điểm này.

Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy

CHƯƠNG BA MƯƠI

Về tới Mông Tự, Ngọc lại ngay nhà Hoạt thăm Phương.

Không may Khuê vợ Hoạt lại có nhà. Ngọc thấy Phương nhìn mình hai con mắt đau khổ và oán hận. Ngồi một lúc Phương bỏ xuống nhà dưới. Ngọc đoán là Phương xuống để khóc. Hôm sau, Ngọc cố rình lúc cả hai vợ chồng Hoạt đi vắng rồi gọi cổng. Người đầy tớ ra mở. Phương mời Ngọc vào phòng khách, kiếm cớ sai người đầy tớ đi; Phương ra đóng cửa lại rồi ngồi xuống ghế bật lên khóc nức nở. Ngọc đến đứng bên cạnh ghế, yên lặng một lúc rồi cúi xuống lấy khăn tay chấm vào hai mắt Phương. Chàng kéo ghế ngồi kề bên cạnh.

“Xin lỗi Phương. Anh vì công việc nên phải lên Côn Minh ít tháng. Bây giờ anh lại về đây. Xin Phương đừng giận.”

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Ngô Nhân Dụng: Putin tiếp tục chiến tranh được bao lâu?

Vladimir Putin đang chuẩn bị mừng Lễ Chiến Thắng vào ngày 9 tháng Năm, kỷ niệm Nga đánh bại Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai. Như thường lệ, đây là dịp quân đội Nga đưa các vũ khí tối tân ra biểu diễn. Nếu trong bài diễn văn tại Công trường Đỏ Vladimir Putin tuyên bố Nga đã chiến thắng ở Ukraine, sẽ bắt đầu rút quân về nước, thì chắc cả thế giới sẽ hoan nghênh!

Nhưng điều đó khó xảy ra. Chỉ có thể đoán rằng quân đội Nga còn tiếp tục sa lầy ở Ukraine; có thể một, hai năm là cùng, vì sức không thể kéo dài hơn.

Ngày 5 tháng 5, Yevgeny Prigozhin, chủ nhân đạo quân Wagner đang tấn công Bakhmut, cũng nói muốn chiếm được thành phố này trước ngày 9 tháng 5, 2023. Thứ trưởng quốc phòng Ukraine, Hanna Malyar cũng đoán quân Nga nuôi tham vọng này. Nhưng Prigozhin, nhà tư bản Nga thân cận với Putin, lại dọa sẽ rút khỏi mặt trận Bakhmut ngày 10 tháng 5. Ông than phiền rằng bộ quốc phòng Nga đã ngưng tiếp tế vũ khí, đạn dược cho nhóm Wagner từ ngày 1 tháng 5, theo tạp chí Newsweek.

Linda Lê: Văn Chương Vô Xứ, Đào Trung Đạo dịch và giới thiệu

 Tròn 1 năm nhà văn Linda Lê qua đời (9/5/2022 – 9/5/2023)

Nhà văn Linda Lê (1963 – 9 May 2022)  Hình Wikipedia

Linda Lê sinh năm 1963 tai Dalat, Viet Nam, 14 tuổi qua Pháp "hồi hương". 1981

học tại Lycee Henry IV để chuẩn bị thi vào Ecole Normal Supérieur, không
đậu nên vào học Sorbonne. Tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1984. Linda Lê mất ngày 9 tháng Năm, 2022.

Đã xuất bản 10 tiểu thuyết: Autres jeux avec le feu, Les aubes, Calomnies, Les dits
d'un idiot, Lettre morte, Les trois parques, Voix, Personne, In Memoriam (đều do
Christian Bourgois xuất bản), À l’enfant que je n’aurai pas (NiL xuất bản) khảo luận: Tu écriras sur le bonheur (Presses Universitaires de France P.U.F. xuất bản), Les evangiles du crime (Julliard xuất bản), Marina Tsvetaieva, Comment ca va la vie? (Jean-Michel Place, col. Poesie xuất bản), Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau, Par ailleurs (exils) (Christian Bourgois)


Hải Di Nguyễn: Hoàng gia Anh tốn kém bao nhiêu? Người Anh nghĩ gì?

Vua Charles III ngồi trên Ghế đăng quang ở Tu viện Westminster ngày 6/5/2023. Hình Wikipedia

Ngày 6/5/2023, Vua Charles đăng quang tại Westminster Abbey, London. Lần nữa, người dân Anh cũng như thế giới lại đặt câu hỏi về hệ thống quân chủ Anh, về gia đình Hoàng gia và vấn đề chi phí. 

Thu nhập hàng năm của Hoàng gia Anh là gì? 

Nguồn thu nhập chính của Hoàng gia Anh là Sovereign Grant (thường dịch là Trợ cấp Hoàng gia) từ tiền thuế của người dân – 86 triệu bảng trong năm tính thuế 2021-2022, tương đương 236.000 bảng mỗi ngày, theo inews.co.uk. Ngoài ra họ cũng có thu nhập từ đất đai và bất động sản tư nhân như Công quốc Lancaster (Duchy of Lancaster, khoảng 24 triệu bảng mỗi năm) và Công quốc Cornwall (Duchy of Cornwall, khoảng 22 triệu bảng mỗi năm). 


Jessica Chen Weiss: Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ

Hiện nay, ở Washington đang có một quan điểm ngày càng vững chắc cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới và tái tạo hệ thống quốc tế theo hình ảnh phi tự do của mình.

Tất nhiên, Trung Quốc đã thúc đẩy những nỗi sợ này qua việc phát triển quân đội, hợp tác với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù, thúc đẩy các yêu sách tranh chấp lãnh thổ, và dựa vào những luận điệu của riêng mình. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thề sẽ chặn đứng những gì ông coi là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” Trung Quốc, và đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ diệt vong và chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ chiến thắng”.

Nhưng các tuyên bố về ý thức hệ như vậy thường một phần được thúc đẩy bởi sự bất an – hầu hết các quốc gia Cộng sản đã sụp đổ, và giới lãnh đạo Trung Quốc lo sợ mình sẽ là người tiếp theo. Những tuyên bố đó cũng nhằm mục đích củng cố niềm tin và lòng trung thành trong nước đối với đảng, hơn là phản ánh chính sách hoặc niềm tin thực tế.

Thấy gì từ việc nhà nước cộng sản Việt Nam phản ứng vụ đồng 2 đô Úc có in hình cờ của chế độ VNCH?

Hình Royal Australian Mint
Kỷ niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi miền nam Việt Nam năm 1973, Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc sản xuất bộ đồng xu 2 đôla Úc, gồm hai loại: phiên bản giới hạn bằng đồng mạ vàng, phiên bản thường bằng bạc mạ vàng. Trên các đồng xu này có hình cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ.

“Ngày 4-5, trả lời câu hỏi của phóng viên về sự việc trên, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết "Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh 'cờ vàng', cờ của một chế độ đã không còn tồn tại".

"Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Úc. Chúng tôi đã trao đổi với phía Úc về việc này", bà Hằng khẳng định

Dương Quốc Chính: Canh bạc tất tay của Trung Cộng

Trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu lâu nay người Việt, thậm chí cả Tây, vẫn nghĩ là sự thần thánh của đạo quân chân đất Việt Minh. Nhưng thực ra đó là 1 canh bạc lớn của Trung cộng, họ phải dồn nguồn lực vào đó, hỗ trợ bằng được ông em (về tuổi tác còn là ông anh) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) để đánh thắng Pháp.

Bởi vì, Trung cộng từ khi hình thành 4 năm trước vẫn mang tiếng là thổ phỉ đi lên, dạng khởi nghĩa nông dân cướp chính quyền của giới tinh hoa Quốc dân đảng. Chính danh chả có, không phải đánh đổ thực dân, phong kiến gì cả. Nên chẳng có vai trò trong mắt quốc tế.

Để khuếch trương thanh thế, tỏ ra 1 nước lớn, sau cả trăm năm bị coi là Đông Á bệnh phu, bị Tây, Nhật ức hiếp, Trung cộng bắt buộc phải "xuất khẩu cách mạng" sang Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Đem làn sóng đỏ lan ra các nước lân bang, cũng chính là vùng đệm (thuộc quốc) cũ của Trung Quốc. Bề ngoài thì coi là tình hữu nghị vô sản cùng xây dựng thế giới đại đồng, nhưng bản chất là Trung cộng muốn vợt lại thuộc địa cũ.

Hải Di Nguyễn: Bà Nguyễn Uyên Thùy – Tỵ nạn ở Thái Lan, gia đình ở Việt Nam tiếp tục bị công an xách nhiễu

Bà Nguyễn Uyên Thùy.

Ngày 2/4/2023, gia đình bà Nguyễn Uyên Thùy ở Việt Nam bị ba công an – một người cấp huyện, hai người cấp phường – đến tra hỏi và đe dọa, chưa tới ba tháng sau đại phẫu não của cô con gái út. 

Bà Nguyễn Uyên Thùy (tên thật Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1969) là người sáng lập và đứng đầu nhóm Hiến Pháp, và đã tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018.

Tôi đã phỏng vấn bà ngày 22/2 cho một bài viết trên BBC News Tiếng Việt ngày 5/3 và phỏng vấn thêm ngày 30/4 về tình hình hiện nay và quyết định của bà đưa con gái út sang Thái Lan.

Vì sao phải sang Thái Lan tỵ nạn?


Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người – Những Câu Chuyện Hồi Sinh" của nữ họa sĩ Ann Phong

Từ ngày 6/5 đến ngày 3/6 tại Street Space Gallery thuộc tòa nhà Santora (Santora Building), 205 N. Broadway, Santa Ana, California, đang diễn ra cuộc triển lãm tranh với chủ đề “Environment & Human Experiences – The Revival Narratives” ("Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người – Những Câu Chuyện Hồi Sinh") của nữ họa sĩ Ann Phong, với sự hỗ trợ của Khoa Nghệ thuật Đại học Santa Ana, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) và Việt Báo Foundation.

Cuộc triển lãm sẽ giới thiệu 27 tác phẩm nghệ thuật “mixed media” (chất liệu hỗn hợp) của nữ họa sĩ. Giám tuyển là Minh Phạm.

Thạch Đại Lang: Xem lại bộ phim Mississippi Burning – Gốc rễ hận thù

 Poster phim "Mississippi Burning" 
(1988)
Mississippi Burning là tên một cuốn phim - với 2 tài tử chính Gene Hackman, Willem Dafoe – lấy từ mật danh của một cuộc điều tra của cơ quan Cảnh Sát Liên Bang FBI về một biến cố có thật xẩy ra ở Neshoba County, bang Mississippi năm 1964.

Tháng sáu năm 1964, khi Lyndon B. Johnson đang là Tổng Thống Mỹ, Robert Kennedy là Bộ Trưởng Tư Pháp, thượng viện Mỹ với đa số của đảng Dân Chủ thông qua đạo luật công nhận quyền bình đẳng trong bầu cử của người da đen – đạo luật này là một sự thay đổi sâu rộng, cực kỳ quan trọng trong hiến pháp cũng như lịch sử Mỹ.

Hai ngày sau, ba người hoạt động dân quyền – hai người da trắng Michael Schwerner, Andrew Goodman ở miền Bắc, một người da đen James Earl Chaney ở miền Nam – mất tích ở Neshoba County, Mississippi, một bang cực hữu, đỏ rực.

Khuất Đẩu: Để tang cho sách

Saigon tháng 5.1975. Phong trào biểu
tình 
chống “văn hóa đồi trụy phản động”
như 
là một phần của chiến dịch đốt
sách 
ở Nam Việt Nam
Bà tôi thường than thở, hết một nửa cơ nghiệp của nhà này đã tan tành theo sách. Một nửa cơ nghiệp là cho to, cho xứng với nỗi đau tiếc của bà, chứ thực ra chỉ vài trăm cuốn sách của ông tôi thôi.

Có điều, đó không phải là những quyển sách bèo nhèo giấy rơm thô kệch, đang tràn ngập trong các hiệu sách, trong trường học và trong thư viện. Chưa nói tới nội dung, chỉ mới lật qua vài trang mờ nhoẹt vàng đục với những con chữ ốm o đói khát như những người bị sốt rét rừng là đã thấy chán lắm rồi.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Từ Thức: 48 năm và những câu hỏi nhức nhối

Nhà văn, nhà báo Từ Thức. 

 48 năm!

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội ‘’hát trên những xác người’’ để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi. 

Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau? 

Thứ hai, có nên tiếp tục hoạt động chống Cộng, trong khi ‘’càng chống, Cộng sản càng mạnh?’’

Thứ ba, mỗi người, dù chân yếu tay mềm, dù không phải là anh hùng, có thể làm gì, đóng góp gì cho công cuộc chung? (1)


1. CÓ NÊN TƯỞNG NIỆM MỖI NĂM?


Trần Vũ: Kéo pháo ra? Huyền thoại và thực tế

69 năm Điện Biên Phủ (1954 – 2023)

Kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh: tư liệu TTXVN)

Nhân ngày tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhật trình cánh tả Le Monde số ra ngày 4 tháng 10-2013 đăng bài “Anh hùng của nền độc lập Việt Nam đã chết” (Le général Giap, héros de l'Indépendance vietnamienne, est mort) của ký giả thân Cộng Jean-Claude Pomonti từng bị chính phủ VNCH và Hoàng gia Miên trục xuất.

Năm 2004, Pomonti quay lại Hà Nội và thực hiện phỏng vấn Võ Nguyên Giáp.

Pomonti ghi:

Ngô Nhân Dụng: Zelensky muốn Tập Cận Bình làm gì?

 Zelenskyy và Tập Cận Bình 

Đại sứ Trung Quốc ở Pháp đã gây một trận bão ngoại giao khi tỏ ý nghi ngờ tư cách độc lập của các nước nằm trong Liên bang Xô Viết cũ. Ông Lữ Sa Dã (Lu Shaye, 卢沙野) nói rằng theo công pháp quốc tế thì những nước này không có “quy chế hiệu lực” để lập quốc. Chính phủ tất cả các quốc gia này đều nổi giận, phản đối. Đó là những nước trong vùng Baltic; vùng Trung Á; hoặc nằm giữa Nga và Âu châu như Georgia, Moldova hay Ukraine, vân vân. Ông Lữ Sa Dã còn nói rằng Ukraine không có quyền gì ở bán đảo Crimea cả.

Sau đó, Bắc Kinh đã phải xin lỗi các quốc gia bị xúc phạm. Tập Cận Bình điện thoại riêng cho Volodymyr Zelensky, nhân đó còn nói thêm chuyện khác quan trọng hơn.

Hoàng Đình Tạo: Ma trận Đại dương

A. MA TRẬN ĐẠI TÂY DƯƠNG

B. MA TRẬN THÁI BÌNH DƯƠNG


Lời Tác Giả

Cách đây hai tuần tôi có viết Ma Trận Đại Tây Dương trong đó bàn về Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, EU và Nga sau khi khối Cộng sản Đông Âu cùng khối Warsaw sụp đổ, mở đầu một trang sử mới cho thế giới hiện nay. Khung cảnh địa chính trị thay đổi như vũ bão từ cuối thế kỷ 20 đến đẩu thế kỷ 21 phía bên Đại Tây Dương mà Nga đã giăng ra ma trận.

Nhưng vì Putin quá tham vọng; thay vì sống chung hoà bình cùng phát triển như thời gian trăng mật ban đầu mà hai đã có những Hiệp ước hợp tác, Putin đã phá rối, khiêu khích, tấn công EU mà cao điểm là sát nhập Crimea 2014 và xâm lăng Ukraine năm 2022. Putin dự tính “hành quân đặc biệt” vài ngày...nhưng rồi hơn một năm vẫn chưa sáp nhập được Ukraine vào Nga. Đã vậy ngày càng sa lầy. Hao quân tổn tướng. Lộ rõ quá nhiều khuyết điểm về võ khí và dụng binh. Khối NATO và EU ngày càng thâu nhận thêm nhiều thành viên mới. Và đòan kết hỗ trợ Ukraine mọi mặt; nhân, tài, vật, lực và nhân đạo. Thất bại của Putin chỉ là vấn đề thời gian.

Đọc lại thơ Hoàng Cầm (1922 – 2010)


Nhà thơ Hoàng Cầm. Hình Wikipedia

Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922 tại Bắc Giang, mất ngày 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội. 

Tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh từ năm 1944, sau đó tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12 năm 1947. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, ông hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như kịch nói, các đội Tuyên truyền văn nghệ, văn công quân đội…

Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân văn Giai phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu năm 1970 lúc 48 tuổi.


Đọc lại: Hoàng Hưng: Vụ án “Về Kinh Bắc” – một sự kiện hậu Nhân Văn

Vụ án liên quan đến tập thơ “Về Kinh Bắc” của nhà thơ Hoàng Cầm khiến tác giả Hoàng Cầm phải bị tù 16 tháng vì tội “phản động”, còn nhà thơ Hoàng Hưng vì mang tập thơ bên người mà bị khép tội “tuyên truyền văn hóa phẩm phản động, đồi trụy” (!) cộng thêm ngang bướng, không nhận tội nên bị 39 tháng tù! Đọc lại để thấy toàn bộ sự việc hết sức ngớ ngẩn, phi lý đến mức không tin nổi. Nhưng ở đất nước này, suốt gần tám thập kỷ qua cho đến tận bây giờ là thế kỷ XXI, đã và vẫn đang có biết bao nhiêu vụ án phi lý, phi nhân, vừa nực cười vừa chua xót vừa phẫn nộ như thế. Và biết bao nhiêu văn nghệ sĩ, trí thức, nhân sĩ đã bị tiêu diệt tài năng, sĩ khí, nhân phẩm ở vào những năm tháng mà họ đang tràn đầy năng lượng, sức sáng tạo và lẽ ra có thể cống hiến cho đất nước, dân tộc nhiều hơn gấp bội…

DĐTK
***

Gần đây trên mạng xuất hiện một số tư liệu mới về phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Tiểu luận mang tên “Vụ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành” của nhà văn Lê Hoài Nguyên, nguyên đại tá Cục An ninh Tư tưởng Văn hóa Bộ Công an (A 25), là một tư liệu quan trọng góp phần vào lịch sử đấu tranh dân chủ của nước Việt Nam hiện đại. Trong tiểu luận trên, tác giả xếp vụ án “Về Kinh Bắc” 1982[1] vào mục “Hậu Nhân văn”. Chính điều này đã gợi hứng cho tôi quyết định viết về vụ “Về Kinh Bắc” với tư cách người trong cuộc, mong góp thêm phần hoàn chỉnh tư liệu về phong trào lịch sử này.

Truyện Trịnh Y Thư: Gặp gỡ (Phân đoạn 4-6)

Bản vẽ của Duy Thanh [1931-2019]
4.

Cuộc sống tôi bước vào khúc quành khác bắt đầu với câu nói của bố tôi lúc ông từ sở làm về. Bố tôi lúc đó làm công chức Sở Đoan. Ông ném chiếc cặp da lên bàn, tay nhận cốc nước mẹ tôi đem lên, nói với mọi người trong nhà mà như nói với chính mình:

“Thằng Bôi hôm nay họp toàn thể công chức, ra lệnh cho mọi người phải tản cư khỏi thủ đô. Dân chúng cũng phải tản cư. Toàn quốc kháng chiến.”

Tuy mới mười sáu nhưng tôi biết “thằng Bôi” bố tôi đang nói đến là ai. Tên ông ta là Phan Bôi, hình như là em chú bác với ông Phan Khôi, và đang giữ chức Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ cụ Hồ. Tôi nghe các anh lớn trong Tự vệ thành kháo nhau như thế.