Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022
Annie Ernaux: Mẹ tôi qua đời (Dịch thuật: Ngu Yên)
My Mother Died- Trích Trong A Woman’s Story
(A Woman’s Story là câu chuyện của Annie Ernaux "ảnh hưởng sâu sắc đến các bà mẹ và con gái, tuổi trẻ và tuổi già, ước mơ và hiện thực" (Kirkus Reviews). Sau cái chết của mẹ bà vì bệnh Alzheimer, Ernaux bắt đầu một cuộc hành trình đầy cam go xuyên thời gian, khi bà tìm cách nắm bắt một người phụ nữ thực sự. Ernaux viết: “ Tôi tin rằng tôi đang viết về mẹ tôi bởi vì đến lượt tôi đưa bà vào thế giới.")
![]() |
Ngu Yên: Nobel và Nữ quyền - Annie Ernaux
![]() |
Tạp chí Đọc và Viết Số 13 tháng 12 năm 2022. Giáng Sinh
![]() |
1. Cây Giáng Sinh và Đám Cưới. Fyodor Dostoyevsky.
2. Tin Văn Học Nghệ Thuật Thế Giới.
3. Nobel và Nữ Quyền . Annie Ernaux.
Truyện Ngắn: Mẹ Tôi Qua Đời
4. Thi Sĩ Thế Giới.
Jure Kastelan. Thi Sĩ Yugoslav.
5. Mục Thường Trực: Nhà văn viết về viết văn.
- Geraldine Brook.
- Carolyn Chute.
6. Truyện Ngắn Thế Giới. William Trevor. Nhà văn Ái Nhĩ Lan.
Học Trò Của Thầy Dạy Dương Cầm.
Hải Di Nguyễn (BBC News Tiếng Việt) : 'My South Vietnam’: phim tài liệu dựng lại bức tranh về VNCH trước 1975
![]() |
Đường phố Sài Gòn 1968, Wikipedia |
Đào Như: Tìm lại thiên đường
![]() |
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022
Thư gửi các tác giả, độc giả kính mến của Diễn Đàn Thế Kỷ,
Kính gửi độc giả của Diễn Đàn Thế Kỷ ở khắp mọi nơi,
Nhà văn Phạm Phú Minh đã có nhã ý và tin tưởng giao nhiệm vụ Chủ bút của Diễn Đàn Thế Kỷ cho Song Chi để về hưu, hoàn tất những công việc văn chương của riêng mình. Vì vậy, kể từ số báo ngày hôm nay 18/11/2022 Song Chi sẽ phụ trách những bài vở trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ thay cho nhà văn Phạm Phú Minh.
Sắp tới, Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ có thay đổi đôi chút về hình thức nhưng về nội dung, vẫn theo đúng tinh thần, chủ trương của những người thành lập bao lâu nay: là một diễn đàn đa nguyên, đa chiều, tự do, nhân bản, độc lập không phụ thuộc vào bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị hay vì bất cứ mục đích nào ngoài việc cố gắng đem những bài viết, sáng tác giá trị đến độc giả.
Trong tương lai, DĐTK cũng sẽ cố gắng có thêm phần Media: podcast, video…nếu điều kiện cho phép.
Rất mong quý vị tác giả cũng như độc giả tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng Diễn Đàn Thế Kỷ như bao lâu nay.
Kính chúc Quý vị mọi điều an lành, tốt đẹp.
Song Chi
THƯ TỪ GIÃ
Chúng tôi là Phạm Phú Minh, chủ bút của Diễn Đàn Thế Kỷ từ khi tờ báo mạng này ra đời cách đây 12 năm, hôm nay xin có lời chào từ biệt quý vị. Lý do tôi thôi làm việc cho tờ báo mà tôi gắn bó nhiều năm rất đơn giản : tôi đã quá tuổi về hưu lâu rồi.
Tôi thôi làm báo, nhưng tờ Diễn Đàn Thế Kỷ thì vẫn tiếp tục. Con người có thể ngưng làm việc khi đã già yếu, nhưng tờ báo, khi đã thành một định chế, thì vẫn sống mạnh khỏe với người điều hành mới. Người mới đó của DĐTK sẽ là chị Song Chi, người từ 12 năm trước đã cùng một nhóm anh chị em thành lập nên Diễn Đàn Thế Kỷ.
Chị Song Chi là nhà báo, nhà văn và cựu đạo diễn phim truyền hình. Tốt nghiệp Cử nhân khoa Đạo diễn Điện ảnh-trường Điện Ảnh VN tại TP.HCM (bây giờ là trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM); đã có Văn bằng Sau Đại Học khoa Đạo diễn Điện ảnh và Truyền hình tại Viện Điện ảnh và Truyền hình Ấn Độ (Post Graduate Diploma in Film Direction, Film and Television Institute of India, Pune).
Võ Thị Hảo: Lưỡi họa mi
![]() |
Hình minh hoạ, FelixMittermeier, Pixabay |
Ngô Nhân Dụng: Donald Trump tái tranh cử
Song Chi : Vết Thương
![]() |
Hình minh hoạ, Roman Kogomachenko, Pixabay |
Chính Luận Trần Trung Đạo: Bệnh Lười Dưới Chế Độ CS
Quảng Tánh Trần Cầm: Một thuở như thế
![]() |
Quảng Tánh Trần Cầm |
có một thời bầu khí quyển mịt mù
khói xe khói thuốc lá khói hỏa châu
con chim hồng vật vã đập cánh từng chập
mất điểm mốc mất định vị
ngã sấp mặt trên sân thượng
sáng ngày tỉnh ra tất cả đêm qua là ảo giác
kể cả lũ bạn quay quần trầm ngâm
bên ly cafe cận giờ giới nghiêm
2.
nằm trên bãi cát dọc theo xa lộ
dưới ánh đèn hiu hắt trải dài mút mắt
khoanh tay dựa vào bóng mình
nghe sóng xô từng lớp rào rạc đêm dài
một thuở nhắm mắt nhảy qua đường ray
lênh đênh trong hơi thở
nhẹ nhõm trên đường bay
và đáp sấp mặt trên bãi rong biển tanh nồng
Trùng Dương: Lê Thành Nhơn (1940-2002) - Những mộng lớn & những tác phẩm còn, mất
Tháng 11 năm nay là tròn 20 năm từ ngày điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002) qua đời tại Melbourne, Úc, nơi anh định cư từ năm 1975.
Cách đây gần 10 năm khi lang thang quanh trên 200 pho tượng trong công viên điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới Vigeland ở Oslo, Norway, tôi nhớ đã tự hỏi không biết hồi còn sinh tiền Nhơn có dịp ghé nơi này—làm sao đã không được!--, và tưởng tuợng nguồn cảm hứng anh có được, mặc dù hình như không lúc nào mà, theo hồi tưởng của nhiều bằng hữu, anh lại thiếu cảm hứng cả. Gần đây, khi soạn bài “Hành trình của Mẹ” và chiêm ngưỡng các hình chụp những pho tượng độc đáo gợi nhiều cảm xúc của điêu khắc gia Ron Mueck, tôi cũng ước ao giá Nhơn có dịp viếng một trong những buổi triển lãm của người nghệ sĩ tạo hình tài ba này. Ở Mueck có cái đam mê hoang dại—như Nhơn--mà lại rất thiết tha, dịu dàng, phản ảnh qua các tác phẩm độc đáo siêu hiện thực của anh. Cảm nghĩ tôi có về nghệ thuật nơi Nhơn cũng vậy: choáng ngợp vì tính cách vĩ đại, song đầy đam mê, tha thiết, dịu dàng, chứa chan tình tự qua những tác phẩm anh đã thực hiện.
Nhân 20 năm kể từ ngày anh qua đời, tôi thu vén hồ sơ cả điện tử lẫn còn trên giấy, thư từ trao đổi còn giữ được dù không nhiều, cùng là nghiên cứu thêm. Trong khi xục xạo trên Internet hầu cập nhật khoảng trống thông tin trong 20 năm qua, tôi bắt gặp một tiếng nói lần đầu nghe được, song thú vị, giúp tôi lấp được phần nào khoảng trống kéo dài nhiều thập niên thiếu vắng thông tin về Lê Thành Nhơn kể cả khi anh còn sống. Thỉnh thoảng Nguyễn Hưng Quốc bên Úc vẫn gửi thông tin về Nhơn, và điện thư cuối cùng gửi chung cho thân hữu khắp nơi báo tin Nhơn đã từ trần chiều ngày 4 tháng 11, 2002 tại Melbourne.
Trần Trung Đạo: Người hành khất Việt Nam
![]() |
Hình minh hoạ, Tác giả Trần Trung Đạo |
Chỉ mong một chút tình người Việt Nam
Đời tôi nắng dãi mưa dầm
Ôm thương nhớ đứng gọi thầm tên nhau
Con tôi lưu lạc phương nào
Đứa ra miền Bắc, đứa vào miền Nam
Đứa về theo núi theo sông
Chết trong Trại Cấm, chết lòng biển sâu
Nhà tôi dột nát đã lâu
Bốn ngàn năm để một màu khăn tang
Tôi người hành khất Việt Nam
Ngồi nghe máu nhỏ xuống bàn tay khô
Tôi không giành giật cơ đồ
Chỉ mong một chút tự do làm người.
Trần Trung Đạo
13.11
Trần Thị Nguyệt Mai : Khánh Trường - người kết nối muôn phương
![]() |
Khánh Tường, tranh Đinh Cường |
Tôi bắt đầu nghe tên anh khi đọc bài viết “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” của họa sĩ Đinh Cường vào tháng 1/2012 nhân dịp anh bày 30 bức tranh Thiền. Lúc đó, tôi chỉ biết anh là một họa sĩ như anh Đinh Cường đã nhận xét, “Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Như Nietzsche với hình ảnh Zarathustra đã gợi lên lộ trình sâu rộng của một bậc Đại Bồ Tát giữa lòng đen tối của thế gian. Khánh Trường là hình ảnh của Zarathustra “Trong tất cả những tác phẩm, ta chỉ yêu những tác phẩm nào đươc tác giả viết bằng máu của chính mình. Ngươi hãy viết bằng máu rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần.” Zarathustra đã nói như thế Khánh Trường đã vẽ như thế.” [1]
Bùi Văn Phú: Kỷ niệm 40 năm Bức tường Đá đen
Tên của 60 nghìn lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến Việt Nam được khắc trên những phiến đá đen (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy
![]() |
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022
Nguyễn Tường Thiết: Một chút tri kỷ muộn màng
“Truyện của Nguyễn Tường Thiết rất gần gũi với tôi. Khi đọc chúng tôi thấy cảm động một cách tin cậy và có nhiều mối đồng cảm với tác giả. Có thể chúng tôi có nhiều mẫu số chung với nhau trong thời trẻ tuổi của chúng tôi, mặc dù anh Thiết và tôi mãi đến... tuổi già mới quen nhau ở Hoa Kỳ. Một trong các mẫu số chung đó có thể là Tự Lực Văn Đoàn và nhà văn Nhất Linh, có thể là tình hình chính trị tại Việt Nam khi chúng tôi vừa bước vào tuổi thanh niên. Đó là những chuyện đã xa lắm rồi. Bây giờ chúng tôi bắt đầu bước vào tuổi già, anh Thiết lại bắt đầu viết hăng, tôi chỉ biết gửi gắm đôi nét của lòng mình vào tác phẩm của anh, gọi là đánh dấu một chút tri kỷ muộn màng...”
*
Anh Phạm Phú Minh ơi, câu kết của anh “đánh dấu một chút tri kỷ muộn màng” cũng là nội dung bài viết tôi dành riêng cho anh hôm nay đây.
Như anh Minh nói chúng tôi quen biết nhau khá muộn khi cả hai chúng tôi đều đã bước qua tuổi 60. Do duyên văn nghệ chúng tôi quen nhau đúng 20 năm trước. Năm 2002, anh Minh lúc ấy là chủ bút tờ Thế Kỷ 21 thực hiện ở Nam California một số báo Tưởng Niệm Nhất Linh nhân ngày 7 tháng 7. Cùng thời gian ấy ở Seattle tôi đánh máy sửa soạn tái bản tác phẩm Xóm Cầu Mới của thân phụ tôi. Để lần tái bản này thêm trang trọng tôi gửi bản sao một số trang bản thảo của ông Cụ tôi cho nhà văn Võ Phiến để nhờ anh viết Lời Bạt cho cuốn sách này. Anh Võ Phiến gửi tôi bài viết “Đọc bản thảo của Nhất Linh”. Cùng lúc ấy anh Phạm Phú Minh cũng xin anh Võ Phiến một bài để đi trong số Tưởng Niệm. Anh Võ Phiến cho anh Minh hay anh vừa viết xong một bài mới về Nhất Linh nhưng đã gửi bài ấy cho tôi rồi, nay nếu anh Minh muốn đăng bài ấy trên Thế Kỷ 21 thì anh nên “thương lượng với anh Thiết”. Thế là do môi giới của nhà văn Võ Phiến anh Minh và tôi quen nhau từ đó.