Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022
Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian: Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga ( “Actually, the Russian Economy Is Imploding,” Foreign Policy, 22/07/2022 Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng)
Diễn giải chín hiểu lầm về tác động của các lệnh trừng phạt và việc các tập đoàn rút khỏi Nga.
Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước.
Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt.
Việc những hiểu lầm này vẫn tồn tại không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, nếu xét đến tình trạng thiếu dữ liệu kinh tế. Trên thực tế, nhiều phân tích, dự báo, và dự đoán lạc quan về kinh tế Nga được phổ biến trong những tháng gần đây đều có chung một lỗ hổng phương pháp luận quan trọng: phần lớn – hoặc toàn bộ – số liệu bằng chứng của các phân tích này đều đến từ những báo cáo định kỳ do chính phủ Nga ban hành. Những con số do Điện Kremlin công bố từ lâu đã bị coi là không đáng tin, nhưng còn có một số vấn đề khác.
Thứ nhất, báo cáo kinh tế của Điện Kremlin là những báo cáo có chọn lọc – chứa đựng thông tin rời rạc và không đầy đủ, chủ động loại bỏ các chỉ số đo lường bất lợi. Chính phủ Nga đã giữ lại ngày càng nhiều các số liệu thống kê quan trọng, những thứ vẫn được cập nhật hàng tháng trước khi chiến tranh nổ ra, bao gồm tất cả dữ liệu ngoại thương. Trong nhóm này có số liệu thống kê liên quan đến xuất nhập khẩu, cụ thể là với châu Âu; sản lượng dầu mỏ và khí đốt hàng tháng; số lượng hàng hóa xuất khẩu; dòng vốn vào và ra; báo cáo tài chính của các công ty lớn mà trước đây các công ty này bắt buộc phải công khai; dữ liệu cơ sở tiền tệ của ngân hàng trung ương; dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài; dữ liệu tiền vay và khởi tạo tiền vay; cùng các dữ liệu khác liên quan đến tín dụng sẵn có. Ngay cả Rosaviatsiya, hãng hàng không liên bang, cũng đột ngột ngừng công bố dữ liệu về lượng hành khách của các chuyến bay và tại sân bay.
Vì Điện Kremlin ngừng cập nhật số liệu, hạn chế lượng dữ liệu kinh tế sẵn có mà các nhà nghiên cứu có thể thu thập, nên nhiều dự báo kinh tế lạc quan quá mức đã ngoại suy một cách phi lý, sử dụng các thông tin kinh tế công bố trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược, thời điểm mà các lệnh trừng phạt và hoạt động tự nguyện rút lui chưa có hiệu lực đầy đủ. Ngay cả những số liệu thống kê có chọn lọc đã được công bố cũng không rõ ràng, nếu xét đến áp lực chính trị từ phía Điện Kremlin nhằm phá hủy tính toàn vẹn của số liệu.
Phạm Thị Hoài: Ngôn ngữ bá quyền
Thi sĩ Joseph Broadsky (1988). |
Trong một tiểu luận trên The New York Times Book Review năm 1985, Milan Kundera kể rằng ngay sau Mùa Xuân Praha ông bị treo bút. Một đạo diễn muốn giúp ông mưu sinh bằng cách đứng tên để ông chuyển thể tiểu thuyết Chàng ngốc của Dostoyevsky thành kịch bản sân khấu. Song khi đọc lại tác phẩm ấy, ông từ chối, dù chết đói cũng không thể bước vào "cái vũ trụ đầy những điệu bộ quá khích, những vực thẳm u ám và sự mùi mẫn hung bạo" của Dos. Không phải ông bài Nga từ tâm thế công dân của một quốc gia đang bị Liên Sô cưỡng chiếm. Ông vẫn giữ trọn tình yêu Chekhov, nhưng vô cùng dị ứng với thứ khí hậu trong các tác phẩm của Dos. Ở đó tất cả đều bị cảm xúc hóa và cảm xúc trở thành tiêu chí của chân lý, có thể biện minh cho mọi hành động. Tình cảm dân tộc cao quý nhất sẵn sàng biện minh cho tội ác khủng khiếp nhất và người ta nhiệt thành ưỡn ngực thực hiện những hành vi tàn bạo nhất nhân danh tình yêu. Quý vị cứ giết người đi, xong thì đấm ngực, phanh trái tim nồng nàn ra là được. Là trật tự đạo đức lại vãn hồi. Viên sĩ quan Sô-viết khám xe ông xong cũng tuyên bố rất yêu người Tiệp, tiếc rằng người Tiệp không chịu hiểu, không chịu chung sống với tình yêu đó, vì thế Liên Sô buộc phải dùng xe tăng để dạy Tiệp bài học về tình yêu. Tâm hồn Nga thừa cảm xúc mà thiếu lý trí và đại diện đáng ngại nhất là Dos. Đối trọng của nó là lý tính phương Tây, lên ngôi với Phong trào Phục Hưng, mở đường cho khu vực này bứt phá lên một tầm văn minh dẫn dắt thế giới.
Không lâu sau, một bài viết phê phán Kundera kịch liệt và nồng nhiệt bênh vực Dos xuất hiện, cũng trên trang Book Review của tờ Times, tác giả là một đại diện danh tiếng khác của văn giới Đông Âu lưu vong ở phương Tây: Joseph Brodsky.
Tôi vốn thích Brodsky hơn Kundera nhiều. So với nhà thơ Nga chói chang, giễu cợt, ngạo nghễ và tráng lệ ấy thì nhà văn Tiệp thâm trầm quảng bác kia luôn có chút gì như một công chức văn hóa quá mực thước. Lần này tôi cũng thích lập luận của Brodsky hơn, rằng không thể đơn giản đem thời cuộc vận vào nghệ thuật như thế, bởi lẽ nghệ thuật lâu đời và tất yếu hơn tất cả những thứ trọng đại, nào chính trị, nào tín điều, nào phe phái và hình thái tư tưởng. Và nếu Kundera đã quyết trộn cả Dos, Liên Sô, phương Đông, chủ nghĩa duy cảm vào cùng một bản cáo trạng thì cũng nên rà lại cái phương Tây văn minh kia, vì rốt cuộc thì bộ Tư bản được dịch
Trần Mộng Tú: Tôi Cúi Đầu Xin Lỗi
Dịch giả Nguyễn Duy Chính: Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung-Pháp
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH
Khi ở bậc Trung Học, những năm đệ nhị cấp (tức cấp 3) chúng tôi được học về thời kỳ người Pháp xâm chiếm nước ta. Dấu ấn của giai đoạn này là những hiệp ước mà mỗi lần ký kết thì đất đai và quyền tự chủ của triều đình Huế lại lùi thêm một bước.
Năm 1862, nước ta mất ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, đến năm 1874 phải ký hoà ước nhường đứt 6 tỉnh rồi đến năm 1883 thì nhận quyền bảo hộ của người Pháp trên toàn lãnh thổ. Sau đó một năm, người Pháp sửa đổi một số chi tiết và ký một hoà ước mới năm 1884. Những hiệp ước ấy chúng tôi quen thuộc với những tên hoà ước năm Nhâm Tuất (1862), hoà ước năm Giáp Tuất (1874), hoà ước năm Quí Mùi (1883) và hoà ước năm Giáp Thân (1884). Hai hiệp ước sau vẫn được gọi là hoà ước Harmand và hoà ước Patenôtre lấy tên của những người Pháp ký tên trên đó.
Về giai đoạn lịch sử nhiễu nhương này, chương trình học đặt trọng tâm vào diễn biến thời cuộc như việc quân Pháp đánh Đà Nẵng, Kỳ Hoà, việc sứ thần sang Pháp chuộc ba tỉnh miền Đông rồi mất cả Nam Kỳ đưa đến cái chết của cụ Phan Thanh Giản.
Sau đó không lâu, người Pháp theo sông Hồng tìm đường sang Vân Nam rồi chiếm Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trẻ con chúng tôi đứa nào cũng nhớ địa danh Cầu Giấy ở phủ Hoài Đức là nơi Francis Garnier và Henri Rivière bị quân Cờ Đen phục kích giết chết. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa từ nam ra bắc, Trương Định, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám … đánh dấu giai đoạn mất quyền tự chủ. Tác giả Trần Trọng Kim giải thích trong Việt Nam sử lược:
… Quan ta đem quân về đánh quân Pháp ở Hà-nội, ở Hải-phòng và ở Nam-định nhưng chỗ nào cũng thất bại.
Thơ Yến Tuyết
![]() |
Hình minh hoạ, Tirachardz, Freepik |
Tôi nhìn tôi trong gương
Khuôn mặt chừng xa lạ
Tóc hai màu đen trắn
Màu đá hay màu mây?
Tôi nhìn tôi rất rõ
Vết hằn của tháng năm
Nằm theo đuôi con mắt
Hiện trên vùng trán nhăn.
Tôi nhìn tôi rất kỹ
Mắt cười sao buồn thế
Đục như là khói sương
Không tìm thấy sóng gợn.
Tôi nhìn tôi gần hơn
Nhận ra mình già đấy
Một chút buồn dâng lên.
Rồi thả bay trong gió!
NHỚ
Nếu bây giờ anh ôm em vào lòng ở tuổi 70
Hương tóc em sẽ thơm mùi dầu xanh
Thân thể em không còn mềm mại
Sau biết bao thăng trầm của đời sống.
Và nếu anh cầm tay em
Bàn tay gầy có những đường gân nổi,
Xin hãy hôn lên với lòng thương mến.
Buổi trưa hè cảm ơn gió,
thổi về một chút nhớ nhung của thời son trẻ.
Quyện vào tiếng du dương của bản nhạc tình quá khứ
Có tình yêu dễ thương và những ngày tháng đẹp.
Dĩ vãng và hiện tại là một gạch nối thật ngắn.
Anh ơi.
YT
Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch 6
Vào những ngày biển êm gió nhẹ, buổi sáng cũng như buổi chiều, lúc rảnh rỗi tôi hay ra boong đứng nhìn trời nước bao la. Hễ cứ mỗi lần trở lại vùng Scandinavia tâm trạng tôi có hơi chộn rộn và hay suy tư. Chiều nay sau khi lau chùi, dọn dẹp bếp núc xong tôi lên đứng ngoài tầng hai của mui tàu nhìn mặt trời chiếu lóng lánh trên mặt nước, vài con chim nhàn bay lượn qua lượn lại trong khoảng không sau lái tàu. Trên mặt biển xanh hiện ra những chiếc containers chạy dọc ngang giữa vùng nước rộng mênh mông và vài chiếc tàu buồm trắng thấp thoáng từ dãi đất liền xa xa. Mặt trời hạ xuống gần ngang viền nước phía chơn trời, trước cảnh đẹp tự nhiên nhưng chưa biết tàu nằm trên hải phận nước nào? Tôi đi vô phòng lấy điện thoại mở ra xem thì thấy tín hiệu, tuy chưa cao nhưng là đường truyền của Thuỵ Điển. Có mấy email và tin nhắn tôi chưa vội đọc vì cảnh hoàng hôn bên ngoài hấp dẫn quá. Cầm theo điện thoại bước ra boong mở máy chụp cảnh mặt trời lặn. Chụp xong mấy bôi, chợt thấy thuyền phó từ tầng trên đi xuống, gặp tôi nó dừng lại chào và nói:
- Tui định tìm ông để báo một tin vui.
- Tin gì?
- Tàu trở lại Hamburg ông được về nhà.
- Vậy hả, nhưng còn cả tuần nữa tàu mới về tới Hamburg.
- Ờ, còn một tuần và tui cũng về.
- Mày xuống tàu trước tao mà.
- Cùng ngày với ông.
- Hôm xuống tàu thấy mày trên tàu, tao tưởng mày xuống lâu rồi.
- Trước ông mấy giờ thôi.
- Ờ, như vậy cũng đã hơn hai tháng rồi. Mày xuống tìm tao thông báo vậy thôi sao?
- Không không, tui với phụ tá thuyền phó đổi ca trực đêm, thuyền trưởng cho tàu ghé Stockholm vào sáng sớm ngày mai.
Trang Châu: Tâm sự của lá thư rơi
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022
Ngô Nhân Dụng: Dân Trung Quốc cảm thấy mất mặt
Mỹ Hằng (BBC News Tiếng Việt): Họa sĩ Bùi Chát - Vì sao 29 bức tranh bị buộc phải tiêu hủy?
Giới hội họa Việt Nam vừa nhận một tin được cho là 'chưa có tiền lệ' từ năm 1975 tới nay: 29 bức tranh trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station của họa sỹ Bùi Chát vừa có lệnh phải tiêu hủy.
Cùng với đó, họa sỹ Bùi Chát bị cơ quan chức năng mời lên làm việc và lập biên bản xử phạt 25 triệu đồng.
Quyết định xử phạt này do ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ký, với lý do triển lãm 'không xin phép', dựa trên quy định tại khoản 4 điều 19 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt phi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngày 16/8, họa sỹ Bùi Chát xác nhận sự việc nói trên và cho biết ông 'sốc', 'choáng váng vì không ngờ' khi được tin phải tiêu hủy tranh.
Theo họa sỹ Bùi Chát, khoảng 4-5 ngày sau khai mạc triển lãm, "có một nhóm gọi là đoàn kiểm tra chuyên ngành văn hóa giữa An ninh Văn hóa và Sở Văn hóa Thể thao, đến kiểm tra", sau đó hơn ba tuần sau họ ra biên bản xử phạt hành chính.
Đồng thời, biên bản này yêu cầu họa sỹ Bùi Chát phải 'khắc phục hậu quả' bằng cách tiêu hủy toàn bộ 29 tranh trong triển lãm.
'Đánh thức tự do' và 'Mở miệng'
Bùi Chát được biết đến từ lâu là nhà thơ, nhưng ông đã vẽ tranh được 10 năm nay, và đây là triển lãm đầu tiên trong sự nghiệp cầm cọ của ông.
Huỳnh Lê Nhật Tấn trong một bài viết mới đây trên BBC khen tranh Bùi Chát 'đánh thức sự tự do'.
Ngoài vẽ tranh, làm thơ, Bùi Chát là thủ lĩnh nhóm Mở Miệng, đã hoạt động khoảng 20 năm cùng với một số nhà thơ khác như Lý Đợi, "đưa ra một lối thơ khác, không giống thơ 'định hướng' theo quan điểm của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương của Đảng Cộng sản hoặc Hội Nhà văn Việt Nam".
TS Đinh Xuân Quân: Thành Công Của Chính Quyền Biden
Hôm nay TT Biden đã kí thành luật “The Inflation Reduction Act” (IRA), một thành công lớn của chính quyền ông ta và một thành công cho Hoa Kỳ. Đây là một đầu tư lâu dài cho việc bảo vệ môi trường mà được từng nêu lên từ thập niên 70, một thành công cho y tế công cộng cho phép Medicare thương thuyết giá thuốc với các hãng sản xuất thuốc và cho phép đánh thuế các công ty lớn để giảm lạm phát – có thể đi tới việc giảm nợ công.
Theo các nhà nghiên cứu thì món đầu tư 369 tỷ sẽ làm giảm 40% khí CO 2 thải ra vào 2030, việc đầu tư 60 tỷ sẽ gây nhiều triệu công ăn việc làm cho công nghiệp sạch và hơn nữa giảm giá thuốc cho công chúng. Việc này một thành công lớn, nhất là tại Thượng Viện, TT Biden không nắm đa số và không một thành viên CH nào ủng hộ.
Nhiều người gọi TT Biden là “sleepy Joe – TT ngủ gật” hay dân Việt còn gọi ông ta là “Bí đần” vậy mà ông ta thành công, trong khi nhiều TT từ hồi Nixon đến giờ muốn thông qua đạo luật về khí hậu mà không làm được!
Thường muốn đánh giá một nhân vật phải dựa trên các yếu tố thực tế chứ không phải dựa trên cảm tính. Bài này sẽ nói sơ qua về luật IRA (Inflation Reduction Act) và những luật quan trọng nhắm về phát triển kinh tế mà chính quyền TT Biden đã đưa ra trong 2021 và trong nửa năm 2022. Những đạo luật này được thông qua mặc dù sự chống đối của đảng CH.
Tác giả sẽ cố đánh giá về các đạo luật có tính phát triển kinh tế mà chính quyền Biden đã thông qua Quốc Hội, đã làm được và ảnh hưởng của những luật này cho tương lai của Hoa kỳ. Nó cũng cho thấy là lập trường “trung dung” – không tả không hữu vẫn còn ăn khách.
NHỮNG LUẬT CHÍNH QUYỀN TT BIDEN ĐÃ THÔNG QUA 2022
Luật IRA (Inflation Reduction Act – giảm lạm phát).
Luật này nhằm đầu tư chính trong 10 năm tới. Nó gồm 3 phần: a) Môi trường – công nghiệp sạch; b) Y tế/xã hội - Medicare; và c) Thuế. Luật IRA này là mô hình nhỏ của dự án BBB (Build Back Better) mà TT Biden muốn đầu tư cho HK và cho thấy cái nhìn tương lai của TT Biden: đầu tư vào công nghiệp sạch, và xã hội. Về công nghiệp sạch, luật nhằm đầu tư và các yếu tố chính như sau:
Công nghiệp sạch 37.4 tỷ
Điện sạch: Trợ cấp thuế mới cho điện sạch: gió, điện mặt trời, nguyên tử vv.; 62.7 tỷ
Trợ cấp thuế cho điện gió và mặt trời: 51.1 tỷ
Trợ cấp thuế cho lò nguyên tử: 30.0 tỷ
Trợ cấp cho vay về điện và các vụ khác: 23 tỷ
Giảm sa thải trong công nghiệp 5.3 tỷ
Giảm sa thải cho các các gia đình 36.9 tỷ
Xe và bình điện sạch 14.2 tỷ
Sản xuất hydrogen 13.2 tỷ
Trợ cấp về fuel sạch 8.6 tỷ
Trợ cấp mua xe sạch 2.9 tỷ
Ngân hàng đầu tư cho công nghiệp sạch 20.0 tỷ
Các phương thức để giảm ô nhiễm 14.8 tỷ
Nông nghiệp (giảm xả khí thải) 16.7 tỷ
Phát triển vực nông nghiệp 13.2 tỷ
Phát triển lâm nghiệp 4.8 tỷ
Hạ tầng cơ sở về chuyên chở - xa lộ : 5.2 tỷ
Tiền cho vay về chuyên chở điện sạch 2.3 tỷ
Trợ giúp hạn hán 4.6 tỷ
Nghiên cứu và trợ cấp cho FEMA, DHS và DOE 4.2 tỷ
Xe Bưu điện 3.00 tỷ
Giúp National Park 1.00 tỷ
Các mục khác : 2.3 tỷ
Tiết kiệm và thuế mới : 764 tỷ
Hạ tầng (6.8+3.2)
Lê Thiếu Nhơn: Tiêu hủy tranh liệu đã có tình có lý?
Quản lý văn hóa không hề đơn giản, vì người lãnh đạo phải có năng lực thẩm mỹ và tinh thần liên tài. Triển lãm “Improvisation” chỉ gồm những bức tranh trừu tượng, không hề vi phạm thuần phong mỹ tục hay đạo đức cộng đồng. Cho nên, việc tiêu hủy tranh nếu xảy ra, sẽ gây hệ lụy khôn lường. Bởi lẽ, trong thế giới hội nhập hôm nay, không nơi nào còn xem việc ứng xử thô bạo với các tác phẩm nghệ thuật là một thái độ khôn ngoan.
Quyết định xử phạt hành chính và tiêu hủy tranh vì triển lãm không xin phép, vẫn chưa được giải đáp có tình có lý tại cuộc họp báo chiều 17/8 tại TP.HCM.
Triển lãm “Improvisation” bị phạt 25 triệu đồng vì không xin phép. |
Tiêu hủy tranh được xem là biện pháp khắc phục hậu quả đối với triển lãm “Improvisation” (Ứng tác) bị xử phạt hành chính 25 triệu đồng vì không xin phép. Việc buộc tiêu hủy tranh được ghi trong điều 6 của Quyết định 2696, do Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức ký ngày 9/8. Vì sao phải tiêu hủy tranh, là nỗi băn khoăn của nhiều người, mà khi trao đổi với chúng tôi thì chính Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn cũng bày tỏ “khó hiểu và kỳ quặc”.
Triển lãm “Improvisation” của Bùi Chát (Bùi Quang Viễn) khai mạc tại phòng tranh Alpha Art Station (số 271/5 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) vào tối 15/7. Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa đã phát hiện triển lãm “Improvisation” không có giấy phép, và lập biên bản ngày 22/7. Trên cơ sở xác minh các tình tiết liên quan, ngày 3/8, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM có Tờ trình số 3277 đề nghị UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt hành chính.
Phương Nghi: Ash release
![]() |
Hình minh hoạ,Nat Aggiato, Pixabay |
Tro giờ cũng đã xa xăm
Chìm trong biển lạnh Vĩnh Hằng hư vô
Tìm thăm chỉ sóng vật vờ
Chỉ con ốc biển bên bờ vô danh
Êm đềm cá lội loanh quanh
Rong rêu thay cỏ nước xanh thay mồ
Bao la biển thẳm mịt mờ
Mộ bia đâu để đợi chờ khói hương
Thôi thì còn nhớ còn thương
Ngó ra tít tắp một đường chân mây
Chỗ trời nước gặp nhau đây
Coi như phần mộ níu dây tương phùng
Chỗ trăm con sóng xa gần
Vẽ trong hư ảo một vầng thênh thang
Như hoa tươi mãi không tàn
Có đâu tử biệt vẫn tràn tình thân
Mà thôi , nghĩ nữa thêm gàn
Thiên thu mất dấu rồi Càn Khôn ơi…
8/6/2022
Nguyễn Văn Tuấn: Đọc hồi kí "Sống và Viết ở Hải Ngoại" của Nguyễn Hưng Quốc
Nguyễn Hưng Quốc là một nhà phê bình văn học xuất sắc ở hải ngoại. Mới đây, anh cho xuất bản cuốn hồi kí nhan đề "Sống và Viết ở Hải Ngoại" với nhiều 'tiết lộ' mang tính chứng từ của một thời, kể cả tiết lộ về chuyện anh không được về Viêt Nam. Cái note này muốn giới thiệu cuốn hồi kí đến các bạn.
Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn) được biết đến như là một nhà phê bình văn học ở hải ngoại.Vào cuối thập niên 1980s, Nguyễn Hưng Quốc xuất hiện trên văn đàn hải ngoại một cách sáng chói vì anh đem lại một luồng gió mới trong phê bình văn học. Những ai đã chán với cách phê bình văn học theo cảm tính về một tác phẩm, nhiều sáo ngữ về bối cảnh, và nghiêng về những câu chuyện cá nhân tác giả, đột nhiên tìm thấy một cách phê bình văn học mới mẻ, có phương pháp luận rõ ràng, có khoa học tính, và có khi cả định lượng. Trước đây, đã có một nhà phê bình nổi tiếng là Đặng Tiến ở Pháp, nay chúng ta có thêm một Nguyễn Hưng Quốc. Nhà văn Võ Phiến cho rằng "Người xứ An Nam ta chưa có nhà lí luận văn học nào mà viết đẹp như Nguyễn Ngọc Tuấn. Nhiều đoạn đọc mà mê." Quả đúng như vậy.
Nhưng trong thế giới khoa bảng, Nguyễn Ngọc Tuấn còn là một nhà nghiên cứu và giảng viên môn Việt Học tại Đại học Victoria (Úc) và có nhiều đóng góp đáng kể cho việc duy trì môn Việt Học ở Úc. Anh từng được Hội đồng Nghiên Cứu Khoa học Úc (ARC: Australian Research Council) cấp tài trợ cho nghiên cứu về tiếng Việt và văn học Việt. Cần nói thêm rằng ARC chỉ tài trợ cho những nhà nghiên cứu có hạng và có tiềm năng. Sự thành công trong việc được ARC tài trợ là một minh chứng về khả năng học thuật của Nguyễn Hưng Quốc.
Cho đến nay, Nguyễn Hưng Quốc đã xuất bản khoảng 20 cuốn sách, kể cả sách tiếng Anh. Có thể nói cuốn nào của anh ấy tôi đều đọc và rất thích. Những cuốn mà tôi rất tâm đắc (như Thơ, v.v… và v.v…, Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản), và từng có bài giới thiệu (nhưSống với chữ). Theo tôi biết cuốn "Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản" -- tuy cái tựa đề mang tính 'dữ dội' nhưng thật ra là một tổng quan rất công phu và tuyệt vời -- được các nhà văn và nhà nghiên cứu văn học trong nước rất thích.
Nguyễn Đức Tùng: Giới Thiệu Thơ Dạ Thảo Phương
đôi lúc thèm cuống quýt được chạy về Hà Nội
ngồi vỉa hè, ấp má một chén trà nóng
cho lòng lại được bình yên
Đó là một Hà Nội thanh bình, trang nhã.
Đó cũng là một Hà Nội mục nát, tan hoang.
ước
một ngày thức dậy
ban công ngập rác thối
lá non rữa nát
những hoa hồng teo quắt
con chim bên chùa Bà Đá thôi hót
tốt nhất - đã chết
bình nước trên bàn cũng cạn
chuông Nhà Thờ Lớn
câm
Thơ chị khởi đi từ tự truyện và mơ màng (memoir and reveries). Đó là sự nối kết giữa quá khứ và hiện tại, sự soi chiếu một khoảnh khắc trong hiện tại bằng nguồn cảm xúc và suy tư từ những năm tháng bạn đã sống qua. Thơ xuất hiện trước sự viết. Trước khi chúng ta đọc một bài thơ như văn bản trên giấy, hay trên màn hình, thơ đến như một âm thanh. Chữ viết có tính cố định, khi bạn trở lại chúng vẫn nằm ở đó. Việc đọc lớn lên, làm cho bài thơ xuất hiện như âm nhạc, không cố định như vậy, chúng thay đổi theo thời gian. Thơ của Dạ Thảo Phương vang lên một thứ nhạc điệu riêng.
anh hỏi da thịt em ngát sen tự khi nào
anh ơi, từ những ngày tháng tuyệt mù em chưa biết anh
em đã là sen, từ trong bùn tối
Chị tra vấn ý nghĩa của đời sống, các mối quan hệ gia đình và xã hội, tình yêu và tình dục. Chúng có thể không phải là những câu hỏi trực tiếp nhưng xuất hiện bàng bạc, làm cho thơ chị trở thành không phải một bản tường trình về đời sống mà là những biểu hiện của đời sống ấy, tiếng nói của nó, sự vận động của nó, các thách thức của nó. Sinh ra ở một vùng văn hóa riêng biệt, đối với tôi là diễm lệ và mặc cảm, và yếu đuối trước sự dung tục vốn là bản chất của một xã hội áp đặt hoàn toàn xa lạ với dân tộc, tự mình thoát ra khỏi những ràng buộc của văn hóa ấy, vượt lên, phát hiện. Đó là nỗi buồn xuyên qua những số phận, sự đau đớn được nén lại tạm thời, sự ngã xuống và hồi phục. Chị không phải là người biết thua cuộc trước số phận, thường xuyên trở lại từ bên lề, đập cửa, kể lại câu chuyện đời mình.
Ngô Nguyên Dũng: Về Giữa Mùa Mưa
Nguyễn Mộng Giác: Ngựa Nản Chân Bon (Phần I)
Gió vi vu làm nền cho lời ca thánh: ...”Nhờ công ơn lân tuất của Chúa ta, Đấng đã từ cao cho 'Mặt trời mọc' đến thăm viếng. Và soi sáng cho những ai còn ngồi trong u tối và trong bóng chết, để dắt chúng ta trên con đường an lạc. Lạy Chúa xin cho các linh hồn được yên nghỉ muôn đời và được hưởng ánh sáng nghìn thu. Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin ta thì dù có chết sẽ được sống lại, và ai sống mà tin ta thì không phải chết đời đời”.
Nguyễn Mộng Giác: Ngựa Nản Chân Bon (Tiếp theo và hết)
Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình dọa Đài Loan được không?
Nguyễn Quang Dy: Lý giải chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi
“Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện khác” (War is the continuation of politics by other means) - Carl Von Clausewitz.
Trong chuyến thăm 4 nước Châu Á (Singapore, Malaysia, Nam Hàn, Nhật Bản) từ 1-6/8/2022, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (82 tuổi) đã bất ngờ đến thăm Đài Loan (2/8). Bà là quan chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ năm 1997. Đây là một chuyến thăm gây tranh cãi và đầy kịch tính, có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 4, làm cho quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như “bên miệng hố chiến tranh”(brinkmanship). Để giải mã sự kiện bất thường này, cần phân tích nó trong bối cảnh mới.
Bối cảnh mới
Bà Pelosi đã dự kiến đi thăm Đài Loan từ 4/2021, nhưng phải hoãn vì đại dịch. Đây không phải lần đầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Ông Newt Gingrich đã đến thăm Đài Loan năm 1997, nhưng chuyến thăm của bà Pelosi đã diễn ra trong một bối cảnh mới, không chỉ có ý nghĩa tượng trưng (symbolic) mà còn có nhiều hàm ý khác. Bà Pelosi đã giải thích trong một bài viết đăng trên báo Washington Post. (Nancy Pelosi: Why I’m leading a congressional delegation to Taiwan, Nancy Pelosi, Washington Post, August 2, 2022).
“Luật quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act 1979) khẳng định cam kết của Mỹ và lời thề long trọng phải bảo vệ Đài Loan. Nay Trung Quốc tuyên bố chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ không thể đứng ngoài. Chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Mỹ là một minh chứng rõ ràng là Mỹ đang sát cánh với Đài Loan để bảo vệ chủ quyền và tự do. Mỹ đoàn kết với Đài Loan lúc này có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ vì 23 triệu dân Đài Loan mà còn vì hàng triệu người khác đang bị Trung Quốc áp bức và đe dọa.
Bắc Kinh đã vứt lời hứa “một nước, hai chế độ” vào sọt rác, không chỉ ở Hong Kong mà còn ở tây Tạng và Tân Cương. Ở Tây Tạng, họ đã triển khai chiến dịch xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và đặc tính Tây Tạng. Ở Tân Cương, họ đã tiến hành diệt chủng người Hồi giáo và các sắc tộc thiểu số khác. Thế giới đứng trước sự lựa chọn giữa độc tài và dân chủ. Mỹ không thể đứng ngoài khi Bắc Kinh đe dọa Đài Loan, nhưng Mỹ cũng không thay đổi chính sách “một Trung Quốc”, theo “Luật Quan hệ Đài Loan” và “Thông cáo Chung”.