Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022
Võ Phiến: Thịt Cầy
— Thơ Nguyễn Du thật độc đáo.
— Ôi tư tưởng tân kỳ táo bạo. Mừng bạn có nhận định sắc bén, mới lạ. Bạn nói về Truyện Kiều chăng?
— Không.
— Nói về ‘Độc Tiểu Thanh ký ‘, “tam bách dư niên hậu” chăng?
— Không. Tôi định nói về thơ thịt cầy.
— Trời! Tiên sinh có cả thơ thịt cầy nữa à? Nếu quả có hẳn là độc đáo, không sai.
— Sao lại “nếu”? Có chứ. Này nghe:
“... Nhân sinh vô bách tải
Hành lạc đương cập kỳ
Vô vi thử bần tiện
Cùng niên bất khai mi
Di Tề vô đại danh
Chích Kiểu vô đại lợi
Trung thọ chỉ bát thập
Hà sự thiên niên kế
Hữu khuyển thả tu sát
Hữu tửu thả tu khuynh
Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận
Hà sự mang mang thân hậu danh”.
Đó là một đoạn trong bài từ ‘Hành lạc’1. Thịt chó hiển hiện rõ ràng. Thấy không?
— Quả nhiên. Đúng nó. Đọc lên nghe thơm phưng phức. Người xưa từng nói đến thứ văn hay đọc thơm tho cả miệng lưỡi. Là đây chăng? Giá có luôn cái nghĩa...
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022
VOA Tiếng Việt: Ban Tuyên giáo, cụ Phan, cụ Trương, tên đường và nỗi đau
Chân dung cụ Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký. Photo Báo Cần Thơ, Blogspot. |
Sau một loạt kiểm các kiểm duyệt trong ngành xuất bản liên quan đến các ấn phẩm viết về hai nhân sĩ lừng danh Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký, nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra công văn hướng dẫn các địa phương “không xem xét lấy tên hai nhân vật nêu trên (Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký) đặt tên cho đường, phố, công trình công cộng”. Giới nghiên cứu nhận định với VOA rằng văn bản này của Ban Tuyên giáo Trung ương đi ngược lại sự thật của lịch sử và gây hoang mang trong nhân dân, “sỉ nhục tiền nhân”, và “kỳ thị” trí thức miền Nam.
Phan Thanh Giản (1796-1867), một đại thần triều Nguyễn, làm quan trải qua 3 đời vua, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là một nhân vật lịch sử, nhà thơ, nhà sử học, đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898), là một nhà bác học, nhà ngôn ngữ học tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ XIX, người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực lịch sử, ngôn ngữ học, văn học, báo chí.
Văn bản gây tranh cãi
“Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa làm sáng tỏ được những vấn đề liên quan đến hai nhân vật Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký đối với lịch sử Việt Nam”, công văn đề ngày 5/1 do Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy ký, nêu lý do.
Winston Phan Đào Nguyên: CHƯƠNG XVIII - Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều đình Khí Dân”
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÒA SOẠN DĐTK
Để làm sáng tỏ hơn hiện tượng cấm đoán của chính quyền CSVN trong việc dùng tên các danh nhân Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký qua bức thư của Ban Tuyên Giáo đảng CSVN vừa gửi ra ngày 5 tháng 01, 2022 –một sự việc đã cũ mèm từ bảy mươi năm trước, bây giờ chạy lại như một cái đĩa đã rè -- chúng tôi xin mời độc giả xem Chương XVIII của cuốn sách Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân’ của tác giả Winston Phan Đào Nguyên. Cuốn sách này, được xuất bản năm 2021, đã vạch trần những hành vi hèn mọn và gian trá của chế độ CSVN khi tạo ra “vụ án” Phan Thanh Giản vào giữa thập niên 50 của thế kỷ 20.
CHƯƠNG XVIII.
TÔN CHỈ VỀ CÔNG TÁC LỊCH SỬ VÀ BẢN LÃNH CHẾ TẠO BẰNG CHỨNG CỦA ÔNG TRẦN HUY LIỆU
Winston Phan Đào Nguyên
Như người viết đã trình bày trong các chương trên của Phần 3, ông Trần Huy Liệu, vị Viện Trưởng Viện Sử Học của miền Bắc, chính là người đã chế tạo ra câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, cũng như câu chuyện chung quanh nó.
Chính ông Trần Huy Liệu là người đầu tiên giới thiệu câu này và câu chuyện về nghĩa quân Trương Định, trong một bài viết vào giữa năm 1955 trên số 9 tờ Văn Sử Địa.
Còn trước đó, vào năm 1954, trong số 1 của tờ Văn Sử Địa (Sử Địa Văn), ông Trần Huy Liệu đã viết một bài nghị luận dưới bút hiệu “Chiến” để giành lấy chính nghĩa cho phe mình, khi cho rằng đảng và chính phủ của ông ta đã tiếp nối sự nghiệp chống Pháp của những lực lượng như Trương Định, trong việc chống lại bọn phong kiến bán nước quay ra câu kết với thực dân đế quốc.
Nguyễn Đức Tùng: Nguyễn Hưng Quốc, Gây Sự Với Hư Không
Giữa thiên đàng và địa ngục
Tôi chọn cái ở giữa:
Trần gian
(20)
Trần gian cũng là chọn lựa của nhiều nhà thơ. Ngôn ngữ Nguyễn Hưng Quốc giản dị, mạch lạc, các bài thơ của anh có ý tứ rõ ràng. Sự rõ ràng ấy làm cho bài thơ sáng lên, có sức thuyết phục, mặc dù có thể không gây ra ám ảnh. Đọc thơ ba câu của anh, tôi nghĩ đến các nhà thơ hình tượng của Mỹ, như Ezra Pound, những người chịu ảnh hưởng ít nhiều từ truyền thống Nhật Bản, nhưng thơ anh không hẳn là haiku. Chỉ đôi khi có khuynh hướng ấy:
Con quạ đen
Mổ nắng
Giữa chiều quạnh hiu
(251)
Bài thơ hay, nhưng không tiêu biểu cho cả tập thơ. Thơ ba câu cũng là thơ tự do, không vần, tựa như tercet của phương Tây, hay những đoạn mở đầu của villanelle. Thơ tự do đòi hỏi người viết tập trung chú ý đến số chữ trong câu, đến trật tự sắp xếp của các câu, khác với người làm thơ có vần, luật, làm theo mẫu nhịp điệu có sẵn. Người làm thơ tự do cần độc đáo khi viết. Tôi không có ý nói rằng thơ tự do thì cao hơn thơ có vần, hay ngược lại, nhưng quá trình sáng tạo của các nhà thơ là khác hẳn nhau khi họ chọn một hình thức để sáng tác. Bạn chọn thứ nào cũng được, nhưng phải viết như thể số phận của bạn được định đoạt bởi chúng, câu thơ mỏng mảnh kia.
Các vì tinh tú xa xăm
Đêm đêm dõi mắt nhìn địa cầu
Tìm một nhà thơ thất lạc
(17)
Ts Đinh Xuân Quân: Nghiên Cứu Về Biển Đông Của Hoa Kỳ (Số 150) Và Những Hệ Quả Cho Vn
Các nước chung quanh Biển Đông có chủ quyền tại Biển Đông (BĐ) gồm có Trung Quốc (TQ), Đài Loan, Brunei, Mã Lai, Philippines và Việt Nam.
Việc tranh cãi về chủ quyền Biển Đông (BĐ) đã có từ lâu và chuyện này đã trở thành “nóng” khi TQ đã đánh chiếm Hoàng sa của VNCH vào 1974 bằng vũ lực (trong khi hạm đội 7 Hoa kỳ tránh né không dính và việc này). Trong tranh chấp về BĐ, TQ đã đưa ra nhiều chứng cớ để chứng minh họ có chủ quyền trên 80% BĐ và đã đưa đường 9 đoạn mà VN còn gọi là “đường lưỡi bò” để nói họ có quyền trên 80% BĐ.
Chính sách đường 9 đoạn là do chính phủ Tưởng Giới Thạch đưa ra về chủ quyền của TQ (vào lúc cuối và sau đệ nhị thế chiến khi THDQ là một trong 5 cường quốc) vào năm 1947. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) thua trận và rút ra Đài Loan thì TQ (CS) đã tiếp tục nói về yêu sách này và còn đưa thêm nhiều yêu sách khác cũng như đưa ra một số luật về quyền của họ trên BĐ.
Trong thời gian qua đến ngày nay thì TQ đã có dùng nhiều thủ đoạn để lấy các tài nguyên BĐ kể cả về ngư nghiệp và dầu khí mà các chuyên gia ước lượng là có lượng rất lớn.
Trước đây các luật biển chỉ nói là lãnh hải có 3 hải lý và Công ước Liên Hiệp Quốc (CULHQ)1982 đã thay đổi luật lệ quốc tế về biển. Vào 1982, đa số các nước đều ký vào công ước về luật biển (Công Ước) do Liên Hiệp Quốc đưa ra, kể cả TQ. Đây là luật mới nhất đưa ra cách cư sử và tính toán về chủ quyền và các ranh giới, lãnh hải và độc quyền khai thác kinh tế của các nước trên biển (EEZ).
Mặc dù đã ký Công Ước 1982, TQ đã không ngừng dùng các thủ đoạn để cố xâm chiếm 80% BĐ qua việc “lấy thịt đè người”, dùng đủ thủ đoạn để ép các nước nhỏ chấp nhận các yêu sách của họ (cấm đánh cá, đâm tàu của ngư dân đánh các trong vùng biển truyền thông của họ, ép không cho khai thác dầu khí trừ khi cùng khai thác với TQ, vv). TQ đã dùng trước hết yêu sách chủ quyền lịch sử để công bố chủ quyền của họ trên biển. Các tranh chấp của TQ tại BĐ đã đưa đến nhiều căng thẳng tranh chấp biên giới với các nước nhất là VN và Philippines.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Bộ Lạc Tà Ru A-20
Đất này chẳng có niềm vui
Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
Trại lính, trại tù người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba…
Mấy câu thơ trên được trích dẫn từ thi phẩm Đất Này của Nguyễn Chí Thiện, viết vào năm 1965. Gần chục năm sau, trong đám “người về thưa thớt dăm ba” đó, có Bùi Ngọc Tấn. Tác giả Chuyện Kể Năm 2000 (nxb Câu Lạc Bộ Tuổi Xanh, CA: 2000) xác nhận tình trạng “trại tù người đi không ngớt” bằng một câu văn rất ngắn: “Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ.”
Thế nhỡ gặp lại đúng bạn tù cũ thật rồi sao?
Tay bắt, mặt mừng, bá vai, bá cổ … rồi kéo nhau vào quán (hay mời ngay bạn về nhà) tiếp đãi linh đình – cơm gà cá gỏi không thiếu món chi, ăn uống phủ phê, nhậu nhẹt linh đình – chăng?
Hổng dám “phủ phê” đâu. Ở Đất Này làm gì có mấy cái vụ “linh đình” như vậy:
Một buổi chiều, con Thương đi học về bảo hắn:
– Bố. Có ai hỏi bố ở dưới nhà ấy?
– Ai con?
– Con không biết, trông lạ…
Hắn xuống thang. Hai người quần nâu, áo nâu đứng dựa lưng vào tưởng chỗ bể nước. Quen quen. Đúng rồi. Min: toán chăn nuôi, người đã giũa răng cho hắn. Còn một anh nữa mặt loang, tay loang. Thấy hắn, cả hai cười rất tươi. Người mặt loang bảo:
Trần Công Nhung: Tìm mộ Nam Cao
Nam Cao |
Yến Phương: Dốt như Tuyên giáo…
Chắc chỉ có một mình Tuyên giáo Trung ương là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, thông kim bác cổ đến mức có thể phán xét được cả tiền nhân !
"Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương"
Nguyễn Trãi – Bình Ngô Đại Cáo
Từ những lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô thường giảng rằng : Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử hơn 4000 năm văn hiến ; cha ông ta đã có những trận chiến oai hùng chống giặc phương Bắc để bảo vệ Tổ quốc. "Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời xây nền độc lập – Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương" (Nguyễn Trãi – Bình Ngô Đại Cáo).
Lịch sử, với tôi, là một bức tranh nhiều hình ảnh và màu sắc. Ở đó, tôi không chỉ được một lần "sống lại" với những trận chiến oai hùng của cha ông, mà còn có dịp tìm hiểu rõ hơn những ẩn khuất, những điều mà trường học chưa chắc được phép dạy.
Có người nói lịch sử thuộc về phe chiến thắng, điều đó không sai, nhưng cũng có thể chưa đúng hoàn toàn. Bởi, dù có che đậy như thế nào, guồng máy của cuộc sống với sự tiến bộ của "thế giới phẳng", của 4.0, rồi lịch sử cũng sẽ dần trở về đúng với vai trò của nó.
Đó là một Nguyễn Trãi với Lệ Chi Viên. Đó là việc nhìn nhận lại ít nhiều vai trò của Hồ Quý Ly. Đó là việc suy xét xem Nguyễn Ánh – Gia Long có thật sự là "tội thần" với đất nước ? Đó là việc minh oan cho Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt. Và đó còn là việc nhìn lại công – tội thật sự của Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký.
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình phải học làm chíp
Nguyễn Đức Tùng: Một Bông Hồng Cho Phạm Đoan Trang
Hình minh hoạ Image by Rosalia Ricotta, Pixabay |
Cám ơn nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Anh đã nói thay cho tất cả chúng tôi.
…Khuôn mặt em như một bờ vai
Để dân tộc gối đầu lên
Ý Nhi
1.
Linh hồn đất nước đã bay đi
Bầu trời khô hạn
Sài Gòn Hà Nội mùa đại dịch chưa qua
Người chết đêm khuya chưa kịp chôn
Chúng đã nôn nóng giở trò
Gởi quà mừng Giáng sinh dân tộc
Bằng đám rước dâu ư?
Không
Bằng tiếng pháo bông?
Không
Bằng tiếng khóc
Của người mẹ già tám mươi tuổi
Tôi cúi xin anh chị bên đường
Một bông hồng cho Phạm Đoan Trang
Phan Lạc Phúc: Văn Cao. Giấc Mơ Một Đời Người
Tranh Đinh Cường, minh họa nhạc phẩm Thiên Thai của Văn Cao |
Đầu năm 1995, có người trao cho tôi một cuốn video mà tôi mong đợi đã từ lâu. Cuốn băng về Văn Cao: “Giấc Mơ Của Một Đời Người”. Từ bữa ấy tới nay, đã hai, ba lần xem đi xem lại cuốn băng này mà lần nào xem xong tôi cũng không tránh khỏi thở dài. Một con người tài hoa như vậy, tâm hồn lớn lao như vậy, có đóng góp như vậy mà cuối đời, sao mà tẻ lạnh, buồn tênh. Một ông già lụm cụm, râu tóc bạc phơ, một mình trong gian phòng vắng, ngoài trời mưa bay, cây bàng khẳng khiu, những chiếc lá cuối cùng đã rụng. Văn Cao nhìn “cây bàng mồ côi mùa đông” trong khi chiếc đồng hồ trên tường không ngừng nghỉ, điểm những giọt thời gian tích tắc, tích tắc. Những tiếng tích tắc ấy vang lên mênh mông trong gian phòng vắng như một câu hỏi mơ hồ nhưng khắc nghiệt: đến bao giờ.
Đến bao giờ xuất hiện dấu chấm hết cho một đời người, bởi vì không ai tránh khỏi: con người sinh ra là để chết (l’homme, un être mortel). Những tiếng tích tắc ấy như những giọt cường toan nhỏ xuống lòng người.
Trần Mộng Tú: Câu Hỏi Cuối Cùng
Nguyễn Văn Thà: Thánh Nữ
1. Dẫn ngôn
Hình một người nửa nam nửa nữ trên một bình gốm Hy Lạp cổ đại, Wikipedia |
Thần thoại Hy Lạp về người tri kỷ, hay về chuyện một con người trở thành những con người và ngược lại
Người ta kể rằng vào thời hồng hoang, khi con người mới được tạo ra, con người có hình dạng khác với người ngày nay. Trong “The Symposium: Chuyện trà dư tửu hậu”, triết gia Platon mượn lời Aristophanes, một kịch tác gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ, kể truyện về những người tri kỷ như sau:
“Theo thần thoại Hy Lạp, con người ban đầu mới được tạo ra, có bốn tay, bốn chân và một cái đầu với hai khuôn mặt. Thần Chủ tể Zeus/Jupiter thấy thế, đâm lo sợ về sức mạnh của họ, và để ngăn ngừa tai hoạ về sau, thần đã chẻ dọc con người thành hai phần, và bắt họ phải trọn đời tìm kiếm nửa-kia của mình.”
Quả thật, cũng theo thần thoại kể trên, trong Thiên nhiên có ba giới tính: Đàn ông, đàn bà và androgynous: nghĩa đen là đàn ông+phụ nữ hay là nửa nam nửa nữ, trong tiếng Hy Lạp.
Mỗi giới có hai bộ sinh dục, nghĩa là mỗi đàn ông có hai bộ sinh dục đàn ông và mỗi đàn bà có hai bộ sinh dục đàn bà, nằm đối xứng hai bên thân thể, trong khi người nửa nam nửa nữ có một bộ sinh dục nam ở một nửa dọc thân thể cộng với một bộ sinh dục nữ nằm đối xứng ở nửa dọc thân bên kia.
Giới tính của con người có liên quan đến nguồn gốc của họ: đàn ông là con của Mặt trời và đàn bà là con của Trái đất, trong khi androgynous là con của Mặt trăng, được sinh ra từ sự hôn phối giữa Mặt trời và Trái đất.
Lê Chiều Giang: Cá Vàng
Tranh Đinh Cường |
“Sao lòng ta bỗng rộn ràng
Như những toa tàu sắp chạy
Thăm những nhà ga sắp hồi sinh
Những nhà ga sắp thở…”
[Đinh Cường 1969]
Anh Đinh Cường gọi phone cho tôi chỉ hỏi:” Làm sao để thành ...Cá?”.
Cá bơi xuôi lội ngược, vẫy vùng trong biển lớn, hay quanh quẩn trong hồ ao? Cá đẹp óng ánh bơi ngược dòng, hay lừ đừ chịu trận trong lưới ngày, và ngay cả đang giãy dụa chết bởi những lưỡi câu lờ lững?
Không phải, Anh hỏi tôi về cá khác. Cá Vàng.
Năm 1997, anh Trần Công Sung từ Paris viết bài về chuyến ghé thăm một số bạn bè sống ở California và một vài tiểu bang khác.
Tạp Chí Thế Kỷ 21 gửi xuống San Diego bài viết của Trần Công Sung viết riêng cho Nghiêu Đề, chỉ bởi từ câu nói đùa của anh:” Suốt bao năm, Giang ngắm nhìn tôi như thích một con Cá Vàng”.
Anh Trần Công Sung viết lời ngợi ca, khen tặng tất cả những “Vợ hiền” trên trái đất. Dù có thấp thoáng chút hồn thơ mộng, vẫn không dám chểnh mảng cái trách nhiệm khó khăn muôn đời của “Hội phụ nữ” chúng tôi: Bằng mọi gíá, luôn xây dựng, vun xới quyết liệt cho một gia đình ấm êm, và hạnh phúc
Cuối cùng, Anh Nghiêu Đề đau ốm buông bỏ hết mọi thứ, rồi ra đi.
Mặc Thu: Mì Quảng Của Bùi Giáng
Lần đầu tôi gặp Bùi Giáng vào năm 1957, tại Sài Gòn. Khi ấy, mỗi chiều tối, gần như thường lệ, Đinh Hùng và tôi gặp nhau ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa, đường Tự Do (Catinat cũ) để uống bia. Quán này của anh chị Phạm Xuân Thái, thường tụ họp khá đông giới văn nghệ sĩ của thủ đô miền Nam. Anh Phạm Xuân Thái lúc ấy đã rời chức bộ trưởng Bộ Thông Tin. Anh đại diện giáo phái Cao Đài trong chính phủ Ngô Đình Diệm.
Quán này có hai tầng tiếp khách. Tầng trên lầu và tầng dưới. Tôi và Đinh Hùng thường ngồi ở cái bàn nơi góc cửa ra vào, tầng dưới. Nhiều khi cùng ngồi với chúng tôi, có nàng thơ bé nhỏ (chừng 16, 17 tuổi) người miền Nam học trường Pháp, Marie Curie. Nàng tên Diệu Hiền (có lẽ chỉ là bút hiệu). Diệu Hiền có nét đẹp thánh thiện, luôn mặc quần áo trắng, tóc buông lơi ngang lưng, không chút phấn son. Diệu Hiền làm thơ, bằng tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Việt. Trong thơ nàng thường tự xưng là “Người yêu của Chúa” và thường nói với chúng tôi “không thể yêu ai, ngoài Chúa”; gia đình Diệu Hiền theo đạo Công Giáo gốc đã từ mấy đời. Câu chuyện Diệu Hiền, tôi sẽ nói ở một đoạn sau trong hồi ký này.
Trở lại Câu Lạc Bộ Văn Hóa. Tuy làm chủ, nhưng anh chị Phạm Xuân Thái ít khi xuất hiện. Đôi lần, chị Thái từ nhà trong đi ra phố, ngang qua bàn chúng tôi, khẽ mỉm cười, nghiêng đầu chào. Chị có dáng lả lướt, thanh tao, mơ hồ một nét liêu trai. Nếu khách là kẻ đa tình, không thể không ngơ ngẩn nhìn theo. Cái dáng đẹp ấy có thể dìm chết khách vào trong mộng.
Một buổi, Đinh Hùng bảo tôi:
NguyễnPhúc Bửu-Tập: Một Kỳ Án Trong Văn Học Thế Giới Thế Kỷ Thứ 20 Giải Mở - Cái Chết Của Saint-Exupéry
Người Việt Nam ta ở tuổi trên dưới 70, lúc trẻ có học tiếng Pháp, chắc không ai xa lạ với hai tên ông Phạm Duy Khiêm và ông Bùi Xuân Bào. Ông Phạm Duy Khiêm tác giả cuốn Légendes des Terres sereines (Truyền Kỳ Mạn Tiên), thuật chuyện nàng ‘thiếu phụ Nam Xương” và chuyện “ngày xưa có anh Trương Chi, mặt thì thật xấu, hát thì thật hay” bằng giọng văn tiếng Pháp trong và mát như nước suối Evian. Ông Bùi Xuân Bào đến sau, văn chương trau chuốt óng ả, viết bản luật án về Saint-Exupéry làm sống văn nhân nước Pháp suốt phần sau của thế kỷ thứ 20, trong giới người trẻ Việt Nam.
Giữa tháng Tư năm 2004 vừa qua, báo The New York Times ở Mỹ và Le Monde ở Paris thông tin là xác chiếc máy bay do sĩ quan không quân Antoine de Saint-Exupéry lái được vớt lên từ một nơi gần cửa biển Marseille, thuộc biển Méditerranée (Địa Trung Hải). Danh số (serial number) của máy bay đúng là con số sản xuất của chiếc máy bay mất tích ngày 31 tháng Bảy năm 1944. Như vậy một điều kỳ án trong văn học thế giới đã gây thắc mắc đúng nửa thế kỷ vừa được giải mở. Ta thử lược đọc lại chút tiểu sử của Saint-Exupéry.
Antoine de Saint-Exupéry (từ sau viết gọn St-Ex) sinh năm 1900 tại Lyon, nước Pháp, thuộc một gia đình quý tộc đã suy kém. Từ nhỏ ông thích phiêu lưu, muốn trở thành một thủy thủ. Sức học kém, ông thi trượt vào trường Sĩ quan Hải Quân (Ecole Navale). Chế độ thi cử nước Pháp rất khắc nghiệt, nhiều lúc trớ trêu, như đã đánh trượt văn hào André Gide khỏi kỳ thi Tú tài, và nữ sĩ Françoise Sagan không qua nổi bằng Tú tài Hai, Bac Philo! Vừa đến tuổi quân dịch, St-Ex chọn binh chủng Không quân. Được bằng cấp lái phi cơ năm 22 tuổi. Thập niên ’20 thế kỷ trước là thời kỳ thám hiểm các đường bay, bắt đầu là các chuyến bay bưu tín. Năm 1926, St-Ex xin gia nhập hãng Latécoère, tình nguyện vào toán phi công khai phá đường bay đem bưu kiện xuống Phi châu và vượt Đại Tây dương xuống Nam Mỹ. Vào thập niên ’30, St-Ex chính thức trở thành phi công thám hiểm các đường bay mới của hãng hàng không quốc gia Air France và được chỉ định làm phát ngôn viên của hãng. Đồng thời ông cộng tác với báo Paris Soir, viết những bài phóng sự về các đường bay mới mở. Thế chiến thứ Hai chợt nổ, tuy đã nhiều lần bị thương trong các phi vụ thám hiểm trước, ông tình nguyện gia nhập đoàn phi công trinh sát, hoạt động thám hiểm hậu cần của địch quân Đức quốc xã. Nước Pháp thất trận. Ông trốn qua được Hoa Kỳ. Năm 1943, ông gia nhập Lực lượng Giải phóng Đồng minh ở Bắc Phi, lại trở thành phi công trinh sát. Phi vụ cuối cùng của ông vào ngày 31 tháng Bảy năm 1944. Phi công và phi cơ được báo cáo là mất tích.