Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Nguyễn Văn Lục: Nói với thế hệ của chúng tôi

Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Ca dao

Bài này viết sau ngay bầu cử Tổng thống ở Mỹ ngày 3-11-2020. Ai thắng, ai thua đã rõ. Cuộc tranh cử nào thì cũng phải kết thúc với một kẻ thắng và một kẻ thua. Ông Joe Biden đảng Dân Chủ đã thắng và ông Trump thuộc đảng Cộng Hòa đã thua.

Mặc dầu đây là một cuộc tranh cử đầy căng thẳng từng giờ. Nhiều người đã mất ăn, mất ngủ, thức đêm để theo dõi kết quả. Cuộc chơi kể như xong. The game is over. Ông Biden chuẩn bị việc tiếp nhận quyền lực. Chỉ có Ông Trump vẫn không muốn chuyển giao và đang ngăn chận nhân viên hợp tác với Biden; ông từ chối với lý do là cuộc bỏ phiếu có nhiều gian lận… Tôi gọi ông Trump là một mauvais perdant, chơi xấu. Ai hiểu luật pháp Hoa Kỳ cũng như luật lệ các tiểu bang thì việc kiện tụng là điều khả thi nếu cố đủ chứng cớ. Có tin cho rằng con rể ông Trump và ngay cả bà vợ ông Trump cũng khuyên ông chấp nhận thua cuộc. Nhưng những nguồn tin đó không được kiểm chứng

Đã thế, ông Trump còn có những lời lẽ phỉ báng, ngôn ngữ bất xứng xúc phạm đến lịch sử Hoa Kỳ, tổ chức bầu cử. Điều nay không thể tha thứ được. Những lời tuyên bố của tổng thống đều để được ghi lại trong lịch sử.

Nói chung, cả cộng đồng thế giới khắp nơi đều thở phào nhẹ nhõm vì đã chấm dứt 4 năm đã xáo trộn, đảo lộn tình thế, xóa bỏ các Hiệp ước được ký kết giữa Hoa Kỳ và thế giới. Tổng thống Obama cảnh cáo, công việc của người kế nhiệm, kế thừa một di sản bị đảo ngược quả thật không dễ .

Vì thế chủ trương của tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ là hòa giải, tập hợp người Mỹ bất kể đảng phái, cùng nắm tay nhau làm cho nước Mỹ giàu mạnh và an bình.

Ban Kiểm chứng BBC News: Bầu cử 2020 - Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn nhất

Khi Tổng thống Trump tiếp tục tranh cãi về kết quả cuộc bầu cử Mỹ, các bài đăng sai lệch hoặc gây hiểu lầm đã lan truyền trên mạng xã hội về cuộc bỏ phiếu.

Một số những tin này đã được khuếch đại bởi chính Tổng thống Trump và đội ngũ của ông, những người đã kêu gọi mọi người phải đặt câu hỏi về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử mà không cung cấp bằng chứng.

Chúng tôi đã kiểm tra một số tuyên bố chính.

Người chết không thể bỏ phiếu: Tin đồn Michigan bị lật tẩy


Một số tweets được truyền đi cáo buộc rằng nhiều người chết đang bỏ phiếu ở tiểu bang quan trọng Michigan, làm tăng thêm điệp khúc do ông Trump dẫn đầu về những tuyên bố "gian lận cử tri" chưa được chứng minh.

Giới chức tiểu bang Michigan phản ứng lại, gọi những tin đồn này là "thông tin sai lệch" - và lưu ý rằng phiếu bầu từ người chết bị từ chối.

Các tweet lan truyền được cho là đã xác định được những người bỏ phiếu vắng mặt, mặc dù được sinh ra vào thời điểm chuyển giao thế kỷ và đã qua đời.

Một trong những người đàn ông trong các bài viết dường như đã lẫn phiếu của mình với phiếu của cha ông, hiện đã qua đời. Ông và cha có cùng tên và địa chỉ, theo trang mạng web Politifact. Các quan chức địa phương ở Michigan nói với trang Politifact rằng lá phiếu của người con đã bị quy nhầm cho người cha trên hệ thống bỏ phiếu chính thức.

Chúng tôi đã thấy các trường hợp cá biệt khác về cáo buộc "người chết" bỏ phiếu - hầu hết cũng được giải thích là vì các thành viên gia đình có cùng tên hoặc các lý do kỹ thuật, chẳng hạn như cử tri được hướng dẫn tạm nhập một ngày sinh giả định, nếu ban đầu họ không thể tìm thấy hồ sơ đăng ký cử tri của họ trực tuyến.

VOA Tiếng Việt: Tại sao Việt Nam im lặng trước tin Biden là 'tổng thống đắc cử'?

Lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã sớm chúc mừng ông Donald Trump ngay sau khi ông đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 2016 nhưng hiện vẫn giữ im lặng trước chiến thắng của ông Joe Biden, người tuyên bố thắng cử trước ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng hôm 7/11.

Không lâu sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với tổng thống đắc cử lúc đó, ông Trump, để chúc mừng ông “được bầu là tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Mỹ.”

Nhiều lãnh đạo thế giới trong đó có châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đã lên tiếng chúc mừng tân tổng thống đắc cử Biden ngay sau khi truyền thông Mỹ tuyên bố ứng cử viên đại diện đảng Dân chủ giành chiến thắng trước ông Trump hôm 7/11 để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Các nguyên thủ của Canada, Anh và Đức cũng đã công nhận chiến thắng của ông Biden và gửi lời chúc mừng tới ông. Tuy nhiên, tính tới ngày 10/11, Việt Nam chưa chính thức đưa ra bất kỳ tuyên bố nào sau khi ông Biden trở thành tổng thống đắc cử mới của Mỹ.

“Các lãnh đạo Việt Nam đã nhanh chóng chúc mừng ông Donald Trump khi ông ấy được bầu là tổng thống vì điều đó không gây tranh cãi,” Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, một nhà phân tích chính trị và quân sự Việt Nam và khu vực, nói với VOA. “Tuy nhiên các lãnh đạo Việt Nam là những người thận trọng.”

Các quốc gia khác hiện vẫn giữ im lặng trước chiến thắng của ông Biden còn gồm có Trung Quốc, Nga, và Brazil.

Truyền thông Mỹ dự đoán ông Biden đắc cử tổng thống Mỹ hôm 7/11 sau khi cựu phó tổng thống có được 279 phiếu đại cử tri, vượt qua ngưỡng 270 đủ để chiến thắng trước tổng thống đương nhiệm hiện có 214 phiếu, trong lúc việc kiểm phiếu vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên, ông Trump cho rằng ông mới là người chiến thắng và từ chối chấp nhận thất cử. Vị tổng thống đương nhiệm đang bước vào cuộc chiến pháp lý sau khi phủ nhận kết quả bầu cử mà truyền thông Mỹ đăng tải.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Ngô Nhân Dụng: Như thế mới gọi là bầu cử

Alexei A. Navalny nói rất đúng: Một nước dân chủ tự do khác những nước độc tài đảng trị ở chỗ người ta không biết trước ai sẽ thắng cử.

Giáo sư Moch Faisal Karim, dạy môn bang giao quốc tế tại Đại học Binus ở Indonesia, sau hai ngày theo dõi cuộc bầu cử và kiểm phiếu ở Mỹ, phải thốt lên: “Giống như coi trận chung kết World Cup!”

Trong mấy ngày qua, dân Indonesia cũng như ở nhiều nước khác, chăm chú ngó bản đồ nước Mỹ đang bôi mầu xanh và đỏ để coi tin tức về cuộc tranh hùng Trump-Biden! Đài Fuji Television ở Nhật dùng các kỹ thuật mới nhất giống như trong trò chơi điện tử (video games) để khán giả nhìn thấy tấn kịch bầu cử đang diễn ra bên kia Thái Bình Dương!

Người Việt Nam ở trong nước cũng chăm chú coi tin tức bầu cử tổng thống Mỹ. Các bạn tôi đã truyền nhau mấy bức hình qua email, chụp cảnh một cửa hàng đóng cửa kín bưng, với tấm bìa viết mấy chữ in lớn, viết hoa: “NGHỈ MỘT NGÀY (03-11-2020) ĐI MỸ COI TRỰC TIẾP BẦU CỬ TỔNG THỐNG.” Và một tờ giấy viết tay, chấm câu rất tự do: “Nếu Trump thắng (hình bộ mặt cười). Có thể nghỉ thêm 4 ngày ăn mừng. Nếu ông ấy thua (hình bộ mặt khóc), có thể nghỉ thêm 4 năm để … ăn mày.”

Người ta vẫn nói hơn một tỷ dân Ấn Độ ghiền hai thứ giải trí, một là “phim Bollywood;” hai là các cuộc tranh cử và bỏ phiếu. Ông Pradeep, quản lý một khách sạn nhỏ nằm giữa những ruộng lúa xanh tươi trong một ngôi làng, thú nhận: “Tôi thường chẳng bao giờ coi tin bầu cử ở Mỹ. Nhưng năm nay tôi theo sát từng bước, giống như coi bầu cử ở nước tôi vậy.” Nhà văn Feyi Fawehinmi, người Nigeria ở châu Phi, quan sát vở kịch bầu cử ở Mỹ với những màn thay đổi bất ngờ, hồi hộp, gay cấn, đã tóm tắt cảm tưởng của mình: “Không nước nào có thể soạn một kịch bản như vầy! Nhấp nhổm ngồi coi! Giải trí toàn hảo!”

Nhưng đối với nhiều khán giả, đây không phải chỉ là một trò giải trí mà dân Mỹ đã cống hiến cho thế giới. Họ còn thấy một truyền thống tự do dân chủ mà người dân nhiều nước trên thế giới đang khao khát sao cho họ cũng được hưởng. Thí dụ, ông Alexei A. Navalny, một lãnh tụ đối lập ở nước Nga.

Trong ngày Thứ Tư, Navalny viết: “Thức giấc, coi trên Twitter coi ai thắng. Chưa có kết quả nào hết!” Và kết luận: “Thế đấy! Thế mới gọi là bầu cử!” Ông mới thoát chết sau khi sang Đức chữa trị vì bị đầu độc, mà mọi người đều nghi ngờ là do thủ hạ của Tổng thống Vladimir Putin ra tay.

Nguyễn Quang Dy: Những thách thức sau bầu cử Mỹ năm 2020

“Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” (Kiều)

Sau bốn năm như “đến hẹn lại lên”, nước Mỹ và thế giới lại chứng kiến trận chung kết giải thi đấu đặc biệt của nền dân chủ Mỹ, để khẳng định ai là chủ Nhà Trắng trong bốn năm tiếp theo. Nhưng năm 2020, sự kiện chính trị này kịch tính và khó lường hơn, do hệ quả bốn năm dưới chính quyền Trump và một năm bị đại dịch Covid-19. Trong khi thế giới càng bất an thì nước Mỹ càng phân hóa, không chỉ giữa hai chính đảng mà còn trong cộng đồng và các gia đình. Vậy sau bầu cử, nước Mỹ và thế giới phải đối mặt với những thách thức gì?

Kịch tính và khó lường


Cách đây bốn năm, bầu cử cũng kịch tính và diễn biến khó lường, nhưng đến nửa đêm (giờ Mỹ) ta có thể biết ai là người thắng cuộc. Nhưng năm nay, điều đó đã thay đổi vì số cử tri tham gia bỏ phiếu tăng kỷ lục và số người bỏ phiếu bằng thư qua bưu điện rất lớn (do đại dịch), làm quá trình kiểm phiếu kéo dài, dẫn đến những hệ lụy phức tạp tại các bang “chiến địa”. Đến nửa đêm (3/11), Joe Biden mới được 224 phiếu, và Donald Trump được 213 phiếu. 

Ba ngày tiếp theo, cả hai đối thủ vẫn chưa đủ 270 phiếu (cử tri đoàn) nên quá trình kiểm phiếu vẫn tiếp tục, với kết quả sát nút tại một số bang “chiến địa” đầy kịch tính và căng thẳng như trong phim hành động (suspense). Một số nơi phải tạm dừng để kiểm phiếu lại (recount) do nghi ngờ “gian lận” (fraud). Dù đó là tin đồn hay sự thật, nó phản ánh tâm trạng bức xúc và đối địch trong cộng đồng như “thùng thuốc súng”, làm đầu độc tâm lý người Mỹ. 

Có nhiều nguyên nhân. Một là hệ quả bốn năm dưới chính quyền Trump làm xã hội phân hóa thành phe “cuồng Trump” và phe “chống Trump”, gây chia rẽ trong cộng đồng và gia đình. Hai là hệ quả của đại dịch năm nay làm gần 10 triệu người Mỹ bị lây nhiễm và gần 237 ngàn người chết, gây tâm lý hoang mang lo sợ. Ba là những biến động về dân số trong cộng đồng làm xung đột sắc tộc biến thành bạo loạn và khủng hoảng (như phong trào BLM).

Nguyên Ngọc: Đất chảy

Mùa bão lũ năm nay chưa hết, tháng 10 (dương lịch) đã chiếm kỷ lục, tháng 11 đã có báo động mấy cơn có thể là siêu bão (ouragan), thậm chí không thể nói đến tháng 12 sẽ không còn nữa.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/e5b92139-1229-4757-a7a7-372e0100059e.jpg
Hiện trường vụ lở núi ngày 18.10 tại doanh trại Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị), vùi lấp 22 người. Ảnh: Vnexpress

Tôi nghe một số nhà khoa học nói đến nguyên nhân là do sự trở lại của La Nina ở Đông Nam Á, chắc hẳn là đúng rồi. Và nhìn lại quá khứ, cũng không phải ta chưa từng chứng kiến, lúc này lúc khác, những năm tai họa tương tự.

Song tôi có cảm giác dường như năm nay, đến giờ này, thì không còn có thể nói đến “tương tự” được nữa. Năm nay đã có cái gì đó mới, khác, cái khác đó lại là cơ bản, rất cơ bản. Tất nhiên ở đời không có gì đùng một cái bỗng xảy ra; cái điều tôi thấy và muốn nói là mới, khác, mà lại là mới, khác một cách cơ bản năm nay, tất nhiên đã từng có dấu hiệu những lần trước rồi, nhưng là lẻ tẻ, thỉnh thoảng, trong một điều kiện cực đoan bất chợt nào đó. Nó tích tụ dần, cho đến năm nay, thì trở thành hiện tượng tai họa cơ bản. Hơn thế nữa, rất có thể từ nay cái cơ bản này sẽ trở thành bình thường, hằng năm, ngày càng nặng hơn, dữ hơn. Thành “quy luật” nếu ta muốn nói cho có vẻ chữ nghĩa, khoa học một chút.

Tôi xin nói rõ: theo tôi, năm nay không phải là lũ lụt. Năm nay không phải lụt. Cũng không chỉ là lũ, theo nghĩa ta quen gọi.

Thomas Piketty: Đương đầu với chủ nghĩa chủng tộc, sửa sai lịch sử (Dịch từ tiếng Pháp : Nguyễn Ngọc Giao)

Làn sóng động viên chống lại chủ nghĩa chủng tộc và nạn kỳ thị [diễn ra sau cái chết của George Floyd, cuối tháng 5.2020, chú thích của người dịch] đặt ra một vấn đề then chốt : vấn đề sửa sai, bồi thường trước những hậu quả của quá khứ thực dân, của chế độ nô lệ rõ ràng còn tồn tại. Dù phức tạp đến đâu cũng không thể lần khân tránh né, ở Hoa Kỳ cũng như ở Châu Âu.

Năm 1865, vào cuối cuộc nội chiến ở Mỹ, Lincoln (đảng Cộng Hoà) đã hứa hẹn với người da đen vừa thoát khỏi chế độ nô lệ, là sau ngày chiến thắng, họ sẽ được cấp một con lừa và 40 mẫu Anh (acre) đất đai (khoảng 16 hecta). Ý nghĩa việc này là vừa để bồi thường họ sau mấy chục năm bị hành hạ và phải lao động không công, vừa để giúp họ hướng về tương lai, trở thành những người lao động tự do. Nếu được thông qua, chương trình này sẽ là cả một sự tái phân phối ruộng đất quy mô lớn, mà người bị thiệt sẽ là các đại điền chủ sống trên lưng người nô lệ. Nhưng chiến trận vừa chấm dứt, lời hứa đã rơi ngay vào quên lãng, không một văn kiện nào về bồi thường được thông qua, và “ 40 mẫu đất và con lừa ” đã trở thành biểu tượng sự lừa dối và đạo đức giả của người phương Bắc (đến mức là nhà điện ảnh Spike Lee đã lấy nó để đặt tên cho công ti sản xuất của mình : 40 Acres & A Mule Filmworks). Rồi Đảng Dân chủ nắm lại miền Nam, áp đặt chế độ phân biệt chủng tộc và những chính sách kỳ thị trong suốt hơn một thế kỷ, mãi cho đến những năm 1960. Nhưng một lần nữa, người ta không chịu thực hiện một khoản bồi thường nào.

Điều kỳ lạ là trong nhiều tình huống lịch sử khác, đã có những chính sách được ban hành. Năm 1988, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật bồi thường 20 000 đô la cho mỗi người Mỹ gốc Nhật đã bị quản thúc trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai. Được bồi thường là những người năm 1988 còn sống (khoảng 80 000 trong số 120 000 người gốc Nhật bị giam tập trung từ 1942 đến 1946), chi phí tổng cộng lên tới 1,6 tỉ USD. Nếu người Mỹ gốc Phi nạn nhân của nạn kỳ thị cũng được bồi thường như vậy thì việc này sẽ có một giá trị biểu tượng mạnh mẽ.

Ở Vương quốc Anh cũng như ở Pháp, đi kèm với sự bãi bỏ chế độ nô lệ là việc Ngân khố Quốc gia bồi thường cho những người chủ nô. Đối với những nhà trí thức « liberal » như Tocqueville hay Schoelcher, đương nhiên phải như vậy : nếu chủ nô bị truất phế quyền sở hữu của họ (xét cho cùng họ đã sở hữu nô lệ một cách hợp pháp), mà không có sự bồi thường tương xứng, thử hỏi sự leo thang nguy hiểm này sẽ dẫn tới đâu nữa ? Còn những người nô lệ cũ, họ phải tập dượt thành người tự do bằng lao động cực nhọc. Quyền lợi duy nhất của họ là buộc phải có tờ giấy hợp đồng lao động dài hạn với một nghiệp chủ, bằng không sẽ bị bắt giam vì tội du thử du thực. Còn ở các thuộc địa Pháp thì cho đến năm 1950, những phương thức lao động cưỡng bức vẫn được áp dụng.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

An Duyên: Sinh viên báo chí đọc được gì từ sách của Đoan Trang

Với tôi, cuốn sách “Căn bản về truyền thông và báo chí” của Đoan Trang chính là giáo trình đại cương dành cho những người muốn học làm báo bằng tiếng Việt.

Tôi là sinh viên tốt nghiệp từ trường báo chí tại Việt Nam. Nếu như sau tốt nghiệp mà đi làm báo, tôi sẽ được gọi một cách dân dã là sinh viên “trường nòi”. Nhưng, ghế giảng đường báo chí không đủ và đôi khi còn khiến đôi chân những sinh viên báo chí như tôi lạc bước khi tốt nghiệp.

Sau hai năm ra trường, bạn bè xung quanh tôi đã nhảy sang marketing, truyền thông và một số nghề không liên quan, như nhân viên bưu điện. Nếu khi đó chúng tôi có những nhà giáo mang thao thức về một nền báo chí như Đoan Trang thì có lẽ lứa 100 sinh viên ấy đã phiêu bạt khắp vùng trời để đi tìm lẽ đời qua sức mạnh con chữ.

Tôi thấy gì từ sách của Đoan Trang


Tôi đọc cuốn sách “Căn bản về truyền thông và báo chí” của Đoan Trang lúc là sinh năm thứ ba Đại học. Nếu cuốn sách này được đưa cho sinh viên ngâm cứu thì thời gian đại học của chúng tôi sẽ chỉ còn hai năm. À, hai tháng thôi!

Khác với giáo trình rất dày, nhiều lý thuyết có vẻ dịch word-by-word, cuốn của Đoan Trang viết có lối ngôn ngữ đơn giản, ví dụ thực tế.

Ai học báo tại Việt Nam cũng đều biết đến cuốn “Nhà báo hiện đại” do The Missouri Group biên soạn. Đó là một cuốn hướng dẫn thực hành cực kỳ chi tiết cho việc thực hành làm báo ở mọi thể loại. Tuy vậy, cuốn sách này lại “quá Mỹ” từ nội dung đến hình thức. Nhiều hướng dẫn về cách viết bài, đặt câu hỏi phóng vấn đều dựa trên ngôn ngữ Tiếng Anh, đối tượng là dân Mỹ và ở trong môi trường xã hội, chính trị là Mỹ.

Còn những cuốn giáo trình trên lớp mà tôi được học như “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” thì thực chất lại là nền tảng lý thuyết cho việc làm báo chí Cách mạng thời… mạng.

Trần Ngươn Phiêu: Đời lính thủy

(Đây là chương 26 trích từ cuốn Gió Mùa Đông Bắc của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu)

Triệu tham dự cuộc hải hành đầu tiên trên chiến hạm Việt Nam nhân dịp có chương trình di dân từ các vùng khô cằn ở miền Trung để đưa dân vào tái định cư ở các vùng phì nhiêu trong Nam. Đây là một trong những chương trình khẩn hoang lập ấp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp theo cuộc di dân vĩ đại sau Hiệp định Genève năm 1954.

Chiến hạm được sử dụng trong công tác này thuộc loại dương vận hạm L.S.M. (Landing Ship Medium), có thể chở trên 500 người. Từ bến Sai Gòn ra đến cửa Cần Giờ để ra biển, chiến hạm phải di chuyển rất cẩn trọng vì sông Lòng Tào uốn khúc có những khoảng quẹo khó khăn. Hạm trưởng nếu sơ ý để tàu kẹt vướng vào bờ thường bị “rớt lon” trong các trường hợp này.

Khi tàu vượt khỏi Vũng Tàu, lần đầu tiên hứng được gió và bọt biển thổi ướt mặt, Triệu cảm thấy một niềm hãnh diện vô biên về tương lai mới của mình. Đây là lần đầu tiên, Triệu đứng trên một chiến hạm có quốc kỳ của xứ sở mình đang bay phấp phới. Vì trên tàu có sự hiện diện của y sĩ nên hạm trưởng cho kéo thêm hiệu kỳ M lên kỳ đài.

So với nước biển bên trời Âu, biển Thái Bình Dương có một màu xanh biếc khác hẳn. Từ Nam ra Trung, chiến hạm di chuyển cận duyên, nên cần phải được xác định vị trí một cách thường trực. Anh em thủy thủ và sĩ quan hải hành phải “làm point”, đo góc cạnh với các mục tiêu trên bờ. Nhờ vậy, Triệu thích thú biết được tường tận vị trí của các địa danh từng nơi trước kia chỉ được biết trên các bản đồ. Các nơi như mũi Kê Gà, Cap Varella, Mũi Dinh (Cap Padaran), Cù lao Ré, Cù lao Chàm... nay là những thực thể trước mắt Triệu.

L.S.M. là loại tàu đổ bộ và ủi bãi, lườn tàu đáy bằng nên mỗi khi nhảy sóng lớn, toàn thân tàu rung chuyển như một hộp sắt lớn. Mỗi lần tàu nhảy sóng như vậy, các đoàn cá bay lội theo tàu phải hoảng hốt bay lên để tránh xa. Chuyến hải hành này gặp mùa gió Đông Bắc. Tuy sức gió không phải vào những ngày biển động mạnh nhưng một số thủy thủ cũng bị ói mửa mật xanh, mật vàng, bỏ ăn bỏ uống. Triệu nhờ học được kinh nghiệm truyền lại của những “soái biển” già ở Pháp nên đã chịu đựng được bằng cách suốt ngày chỉ ăn từng nhúm nho khô đã đem theo. Chỉ có đêm đành phải chịu khó ngủ vì tiếng động mạnh của vách tàu rung chuyển mỗi khi nhảy sóng.

Phạm Phú Minh: Từ Bình Sơn đến Đông Bàn (Tiếp theo và tạm hết)

Ông nội tôi là một ông già hiền lành, người dong dỏng cao và nước da trắng, đi lại chầm chậm đôi khi có chống gậy, nhưng sức khỏe tốt, tôi không thấy ông đau ốm gì. Tôi và anh Hiển “làm bạn” với ông tương đối nhanh chóng. Hằng ngày ông hay đọc tiểu thuyết chữ nho, thường là bộ Tam Quốc, tôi biết vì ông chỉ vào các hình vẽ trong sách và giới thiệu các nhân vật cho tôi: “Ông có râu rậm ni là ông Trương Phi, còn ông cỡi ngựa là ông Quan Công ngồi trên con ngựa Xích Thố...” Đó là những nhân vật truyện Tàu đầu tiên mà tôi biết. Ông rất coi trọng chữ nho, coi là chữ của thánh hiền, không bao giờ ông cho phép chúng tôi chơi với một mảnh giấy có chữ nho mà bắt đem vào bếp đốt đi, dù đó chỉ là cái toa của chai dầu Nhị Thiên Đường. Bây giờ nhớ lại tôi cũng lấy làm lạ vì sự sùng kính gần như tôn giáo đó của ông tôi đối với chữ của nước Tàu. Lạ hơn nữa thân phụ của ông nội tôi là ông Phạm Phú Thứ, dĩ nhiên cũng là một nhà nho, nhưng có tư tưởng rất là duy lý, trong chuyến đi sứ bên Pháp đã cố gắng tìm hiểu và ghi chép lại bằng chữ nho những tiến bộ về khoa học của Âu Tây một cách rất cặn kẽ, nhiều khi phải chế ra chữ mới hoặc phiên âm tiếng Pháp để diễn tả những hiện tượng, sự kiện và những ý niệm mới mẻ mà phương Đông chưa hề biết. Nhưng đến đời ông nội tôi lại chìm đắm vào thế giới chữ nghĩa “của thánh hiền”, coi đó như là cái gì linh thiêng không được xúc phạm, như thế chứng tỏ tất cả những cố gắng canh tân của ông cố tôi không có ảnh hưởng gì vào sự giáo dục của thời đó, có chăng chỉ đánh thức một số sĩ phu ưu thời mẫn thế.

Đọc sách chán thì ông nội tôi ra ngồi chơi trên cái chõng ngoài hiên, sai tôi hay anh Hiển mang cái chén bằng đất nung xuống bếp lấy lửa cho ông hút thuốc. Thật ra cái dụng cụ để lấy lửa ấy không phải gọi là cái chén, nó có hình dáng như một cái lò nhưng chỉ nhỏ bằng cái chén, ngày nay tôi đã quên mất tên gọi của nó là gì. Tôi mang xuống bếp, gắp bỏ vào trong đó vài viên than hồng rồi mang lên cho ông. Nếu hút thuốc điếu thì ông vấn thuốc rê bằng giấy quyến, rồi châm lửa từ cục than hồng. Hút gần hết điếu thuốc, ông dụi cho tắt rồi dán phần còn lại lên cây cột, cây cột chỗ ông ngồi chi chít những tàn thuốc dán lên. Có lần vừa hút thuốc, ông nói với tôi và anh Hiển có muốn xem ông phà khói ra hai mắt không, nếu muốn thì phải ngồi lại gần nhìn vào mắt ông. Chúng tôi nhao nhao chịu liền, leo lên giường chăm chăm nhìn vào mắt ông, cho đến khi tôi cảm thấy nóng ở bàn tay mới biết ông đưa điếu thuốc từ từ dí vào tay tôi. Dĩ nhiên ông dí đùa thôi không làm phỏng tay tôi, nhưng khi phát giác thì tôi hoảng hồn la lên và nhảy vọt xuống giường, khiến ông phá lên cười lên ha hả. 

Lâm Vĩnh-Thế (Nguyên Giáo-sư và Quản-Thủ Thư-Viện Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức): Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức - Một Đường Lối và Phương Pháp Giáo Dục Tân Tiến của Việt Nam Cộng Hòa (Tiếp theo và hết)

Thành Quả của THKMTĐ


Thành Công Kiểm Nghiệm Chương Trình Trung Học Tổng Hợp


Hè 1971, THKMTĐ hoàn tất việc kiểm nghiệm Chương trình Trung học Tổng hợp với việc tổ chức thành công hai kỳ thi:
  • Chứng chỉ Hoàn Tất Mỹ Mãn Lớp 11, được Bộ Giáo Dục công nhận tương đương với Bằng Tú Tài I 
  • Chứng Chỉ Thành Chung Trung Học Tổng Hợp, được Bộ Giáo Dục công nhận tương đương với Bằng Tú Tài II (về sau đổi lại gọi là Bằng Tú Tài Tổng Hợp) 
Khóa đầu tiên của Trường, tức Lớp 12, niên khóa 1970-1971, có 125 học sinh dự thi, đã có tất cả 105 học sinh đậu Chứng chỉ Thành Chung Trung Học Tổng Hợp, tỷ lệ là 84% với: [21, 22]
  • 2 học sinh đạt Hạng Rất Giỏi (Ưu)
  • 25 học sinh đạt Hạng Giỏi (Bình)
  • 10 học sinh đạt Hạng Khá (Bình Thứ)
  • 68 học sinh đạt Hạng Thường (Thứ) 
Với thành quả tốt đẹp này, THKMTĐ được đánh giá là đã thành công hoàn toàn trong việc kiểm nghiệm Chương trình Trung học Tổng hợp, đưa đến kết quả là Bộ Giáo Dục đã “ra nghị định số 2346-GD/TTHBDGD/HV/NĐ ngày 10-12-1971 ban hành chương-trình trung-học tổng-hợp đệ nhất cấp; và nghị định số 5770 GD/TTH/HV/NĐ ngày 22-6-72 ban hành chương trình trung học tổng hợp bậc đệ nhị cấp.” [23] Hai chương trình giáo khoa cho các trường trung học tổng hợp trên toàn quốc đã bao gồm rất nhiều nội dung chương trình phổ thông của THKMTĐ và hầu như toàn bộ chương trình các môn hướng nghiệp và cả môn Hướng Dẫn Đức Dục.

Ấn Bản Nov 01, 2020 • Tập San Việt Học

Lá thư chủ biên


Thưa quý tác giả và độc giả:

Mới đây bỗng thấy xuất hiện bên dưới link dẫn vào TSVH là cái link dẫn tới homepage của CuteStat.com – web analysis for Viethocjournal • Mỗ tôi hết sức ngạc nhiên vì mình có “đặt mua” gì đâu mà lại được người ta “cho không” nguyên một trang đầy chi tiết kỹ thuật cho website TSVH? Xin copy cái chi tiết thích thú nhất dưới đây để quý vị kính tường. Đó là sự gia tăng ngoạn mục của con số độc giả cá nhân (daily unique visitors) vào thăm mỗi ngày đã lên tới 295 và tổng số lượt họ vào thăm mỗi ngày (daily pageviews) đã lên tới 590:

Web Analysis for Viethocjournal.com

Traffic Report

Daily Unique Visitors:

295


Daily Pageviews:

590


1. Để giúp các độc giả đang trau giồi Anh ngữ, TSVH mở thêm tiểu mục “Thành ngữ Anh cho người Việt” và tiểu mục “Cú pháp Anh cho người Việt” trong phạm vi mục “Giáo dục.” Mỗ tôi xin khai trương tiểu mục Thành ngữ Anh với mini-lesson English idioms 001-025 cho người Việt và tiểu mục Cú pháp Anh với mini-lesson Tại sao người Việt ưa phạm lỗi khi sử dụng động từ tiếng Anh • Tuy hai tiểu mục này nhắm vào người Việt, chúng cũng hữu ích cho người ngoại quốc nói tiếng Anh muốn tìm hiểu thêm về tiếng Việt. Như thể “killing two birds with one stone” đó mà, thưa quý vị.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

*Song Thao: Phạm Xuân Đài Và “Đi, Đọc Và Viết”.

H:\Documents\phiem 26\VHNT-Pham-Xuan-Dai-di-doc-viet-3.jpg 

Tôi vẫn thường gọi anh là Phạm Phú Minh nhưng tên tác giả trên sách là Phạm Xuân Đài. Thì cũng chàng chứ ai. Tên đầu là tên thiệt cha sinh mẹ đẻ, tên sau là tên con gái dùng làm bút hiệu. Cuốn sách đầu tiên của Phạm Xuân Đài là cuốn “Hà Nội Trong Mắt Tôi” được xuất bản từ năm 1994, tới nay, 26 năm sau, mới có cuốn thứ hai “Đi, Đọc và Viết”. Điều này chứng tỏ ông bạn đồng tuế với tôi không thuộc loại con đàn cháu đống như tôi. Chuyện cũng đúng thôi. Phạm Phú Minh, hậu duệ của cụ Phạm Phú Thứ, tuy cùng tuổi với tôi nhưng khác tôi. Tôi chỉ làm những chuyện lặt vặt nhằm “mua vui cũng được một vài trống canh” trong khi ông bạn cao ráo, luôn nở nụ cười tươi như hoa, lại là người làm những chuyện để đời. Bạn tôi làm nhiều lắm, tôi chỉ nhớ tới hai sự kiện quan trọng: tổ chức cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn và số hóa bộ tạp chí Bách Khoa. Buổi hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn quy tụ nhiều nhà nghiên cứu nổi danh trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, là một đánh giá đầy đủ và thận trọng nhất về một giai đoạn khai phá thú vị nhất trong nền văn học của đất nước chúng ta. Bộ số hóa tạp chí Bách Khoa là một công trình dài hơi và tốn kém.Dù anh được nhiều bè bạn chung tay nhưng gánh nặng vẫn đè lên vai anh, cả tinh thần lẫn vật chất. Công trình làm ngạc nhiên ngay cả người khai sanh ra Bách Khoa, ông Huỳnh văn Lang, là sự hy sinh tận cùng của Phạm Phú Minh. Anh đã bán non bảo hiểm nhân thọ để có đủ chi phí trang trải.

Hai mươi sáu năm là khoảng cách của hai cuốn sách khiến tôi thấy tiếc. Anh Minh không phải là nhà văn như anh “tự thú” nhưng anh là một nhà báo có tài và có tâm. Nếu anh phóng bút nhiều hơn một chút thì chắc khoảng cách dài trên đã được thu ngắn lại nhiều. Nhưng chẳng thể đòi hỏi quá nhiều nơi một người, dù đó là người rất năng nổ. Anh Minh quen biết và được cảm tình của rất nhiều người trong văn giới và báo giới. Trước đây, khi anh điều khiển tờ “Thế Kỷ 21”, đã nhận được sự cộng tác của rất nhiều khuôn mặt nổi tiếng trên mọi lãnh vực: văn học, chính trị, kinh tế, biên khảo. Nay với trang mạng “Diễn Đàn Thế Kỷ”, số bài viết giá trị của nhiều tác giả quen biết được post lên mỗi ngày. Anh là cái đầu tầu trong vai trò quy tụ, dẫn dắt hơn là một toa tầu trong một đoàn tầu. Anh Minh là người luôn sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng.

H:\Documents\phiem 26\IMG_1033.JPG
Vợ chồng Song Thao trấn hai đầu hình, anh chị Phạm Phú Minh, anh chị Thành Tôn, anh chị Cung Tích Biền (Xuân 2019)


Hoàng Quân: Kiếp này, kiếp sau

 Tranh và Ảnh - Hoàng Thanh Tâm
Một chị bạn mở cuộc thăm dò ý kiến những đôi uyên ương cao niên. Hỏi, trong túp lều tranh có bao nhiêu trái tim vàng xin ông tơ bà nguyệt xe thêm kiếp nữa. 

Bà sốt sắng tham gia chương trình. Bà không dám trả lời cho ông. Nhưng bà nghĩ, rất có thể ông nói “không”. Vì, có lần bà đang lim dim thổn thức theo lời ca của một trong những bài hát bà mê nhất đời “Trăm năm dù lỗi hẹn/ Nghìn năm vẫn không quên/ Vẫn nhớ y nguyên” thì ông lay phắt bà ra khỏi cơn mơ với lời bàn “vớ vẩn”. 

Thuở ông bà còn là vợ chồng son, dù chẳng là gái trong song cửa, nhưng lúc đó, trong mắt bà, ông quả thật là mây bốn phương trời. Những năm ấy, hai vợ chồng không nhất thiết phải có râu tôm, ruột bầu, mà ăn uống gì, cả hai cũng chan, cũng húp, cũng gật đầu khen ngon, miễn là ngồi bên nhau. 

Bà không nhớ rõ, từ lúc nào hai ông bà thôi không còn ngâm nga, ôi đẹp sao là thuở ban đầu. Mức độ ông chẳng, bà chuộc gia tăng tỷ lệ thuận với những mùa thu ông bà chung đếm. 

Thời bà còn miệt mài đèn sách đại học, ông lắc đầu khi nhìn bàn học của bà. Những cuốn tạp chí Việt ngữ nằm lẫn lộn giữa các sách giáo khoa, tự điển. Bên cạnh những bài vở bà ghi chép ở giảng đường là những thư từ bà nhận được hoặc bà đang viết. Bà vừa hí hoáy làm bài tập, vừa ngắm nghía mấy tấm hình ở Việt Nam gởi qua. Ông thấy mệt mắt lắm:

-Nếu bàn học của em gọn gàng hơn, chắc chắn em sẽ học giỏi tới đâu. 

Bà tỉnh queo:

-Em học được tới đây là nhờ bàn học em như vậy. Em để đồ đạc theo thứ tự hợp lý của em. Anh nghe ông văn thi sĩ Paul Claudel nói nè: Die Ordnung ist die Lust der Vernunft, aber die Unordnung ist die Wonne der Phantasie. Ngăn nắp là niềm vui của lý trí. Nhưng lộn xộn mới là niềm vui cho trí tưởng tượng.

Cuối tuần, bà dọn dẹp lau chùi nhà cửa. Thỉnh thoảng, chiến dịch vệ sinh của bà bị đình trệ ở tủ sách. Bà đang lau lau, chùi chùi, chợt thấy một cuốn truyện bà đọc đã lâu. Bà lật lật vài trang, thấy lý thú. Thế là bà tháo găng tay, dựng chổi sát tường, ngồi đọc sách ngon lành. Ông đi ngang, vướng mắt: 

-Em bận đọc sách thì để anh làm. 

Hạ Long Lưu Văn Vịnh: Cuối Thu Đi Ăn Bún Bò Huế !

Món ăn ngon cần hội đủ ba yếu tố : hương, sắc, vị, một ông đầu bếp Hoa Việt giảng cho tôi như vậy, ngẫm nghĩ món ăn Nhật đạt được sắc, từ chén đĩa tới sushi, như một bức tranh nghệ thuật, lồng vào nhau, món Tầu đạt vị, từ gà vịt tới chim, cá, rùa, baba… cách nấu, gia vị, hòa hợp, ngàn năm nghệ thuật ẩm thực lên tới cao điểm hoàng gia đế vương vị, thế còn món ăn Việt Nam ta ? có lẽ đạt hương, vì xứ ta xứ nóng, hay ăn món nướng, nướng ngoài trời, hương thơm từ thịt heo, thịt gà, thịt dê, cá…tẩm xả, ngò, ớt, nước mắm pha…bốc lên ngào ngạt, đi qua khu Chợ Tầu San Francisco, ngửi thấy mùi thơm thịt nướng bay xa cả dãy phố, là biết nhà hàng Việt Nam đâu đó. Nhật, Tầu, Tây không dùng nước mắm, chỉ dùng nước tương, maggi…tránh được mùi tanh, nhưng nước mắm có vị đậm đà, pha chế nước chấm là nghệ thuật độc đáo của bếp Việt, mà ngay cả các nước khác, cũng dùng nước mắm như Phi, Thái…không bì kịp.

Hương-Sắc-Vị là cơ bản của món ăn, mà nghệ thuật nấu ăn là thước đo văn hóa…Cách đây khoảng 40 năm nhân dự một buổi tiệc chào đón lãnh tụ Vang Pao của người Hmong ở gần Sacramento, nhìn bàn ăn không có món nào đặc biệt, vài món chính lại là món Việt như chả giò, gỏi gà, gà nướng…tôi chợt nghĩ người Hmong ở trên vùng cao, ăn uống không thể cầu kỳ như dân định cư vùng đồng bằng…Tôi ngồi nói chuyện với ông Vang Pao, ông quen tiếng Pháp, thấy ông cũng chỉ là một tay vũ biền, ăn uống nhồm nhoàm, lấy tay đập lên đùi cô cán sự xã hội Mỹ ngồi cạnh cả ba lần !



Mà chẳng những dân thiểu số nghèo nàn về nghệ thuật ẩm thực mà ngay các nước tiến bộ như Anh, Đức, Mỹ…thiên về làm việc, ăn nhanh, giản dị, nên món ăn không ngon, không phong phú như các xứ thiên về ăn chơi, sống hưởng thụ như Ý, Pháp…

Có múa, có nhạc cung đình, tất phải có món ăn cung đình, văn minh văn hóa nào cũng phát triển cao từ nhóm vua quan, công hầu bá tử nam, Tây hay Đông cũng vậy…Dương Quý Phi cho người sang Việt đòi cống vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, có phải vì liên hệ ấy mà ngày nay còn thấy đền thờ Dương Quý Phi ở Phố Hiến, Hưng Yên chăng ? ngoài Bắc có chuối ngự, nhỏ mà vỏ vàng óng, gà chín cựa…mang vào Huế tiến vua…món gà nhồi hạt sen, nấm, gạo nếp, rồi hấp, từng được giải thưởng ẩm thực bên Nhật, Pháp, từ thập niên 1950.

Lâm Vĩnh-Thế (Nguyên Giáo-sư và Quản-Thủ Thư-Viện Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức): Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức - Một Đường Lối và Phương Pháp Giáo Dục Tân Tiến của Việt Nam Cộng Hòa

Từ rất nhiều năm nay, tại hải ngoại, khi nhắc lại chuyện giáo dục tai Miền Nam trước 1975, nói đến các trường trung học lớn, đa số mọi người chỉ nói về các trường Petrus Ký, Gia Long, Chu Văn An, Trưng Vương ở Sài Gòn, hay Nguyễn Đình Chiểu, Lê Ngọc Hân ở Mỹ Tho, hay Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm ở Cần Thơ, hay Quốc Học, Đồng Khánh ở Huế, ít thấy ai nhắc đến tên Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức (THKMTĐ), trực thuộc Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (ĐHSPSG), mặc dù ngôi trường này đã có mặt từ năm 1965, nghĩa là đã hoạt động được đúng 10 năm, và đã có những cống hiến rất quan trọng cho hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Người viết bài này, đã từng phục vụ tại THKMTĐ một thời gian khá dài (1966-1971) với tư cách giáo sư môn Kiến Thức Xã Hội (tên gọi mới của môn Sử Địa tại Trường) và Quản Thủ Thư Viện, cố gắng giới thiệu những nét đặc biệt của trường THKMTĐ khiến nó trở thành biểu tượng của một đường lối và phương pháp giáo dục thật sự tân tiến của VNCH.

Thành Lập Trường THKMTĐ


Hệ thống giáo dục của nước Việt Nam độc lập đã được đặt nền móng vững chắc từ năm 1945 dưới thời Chính phủ Trần Trọng Kim với Bộ Trưởng Giáo Dục đầu tiên là Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Tuy tiếng Việt đã được sử dụng để giảng dạy nhưng toàn bộ hệ thống giáo dục, từ “hệ thống tổ chức, tổ chức thi cử, và chương trình học vẫn giữ được những nét chính của chương trình Pháp.” [1] Trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có một hội nghị giáo dục được tổ chức vào năm 1958 mang tên là “Hội Thảo Giáo Dục Toàn Quốc.” [2] Chính cuộc hội thảo giáo dục này, lần đầu tiên, đã tạo ra triết lý giáo dục cho VNCH với ba nguyên tắc chỉ đạo là Dân tộc, Nhân bản, và Khai phóng. Đại hội giáo dục toàn quốc lần thứ hai được tổ chức vào năm 1964 khẳng định lại một lần nữa ba nguyên tắc chỉ đạo vừa nêu trên, với một điều chỉnh nhỏ: nguyên tắc chỉ đạo thứ ba được đổi từ Khai phóng sang Khoa học [3] Chính trong thời gian này đã xuất hiện một số bài viết thảo luận chung quanh đề tài “một nền giáo dục mới” cho VNCH. Trường ĐHSPSG đi một bước xa hơn, không phải chỉ tham gia vào việc thảo luận suông về chuyện giáo dục mới này, mà bằng việc thực hiện một dự án giáo dục cụ thể: thiết lập THKMTĐ. Trong Dự Án Đại Cương cho ngôi trường mới này, đệ trình cho Hội Đồng Khoa của ĐHSPSG vào tháng 3-1965, người thảo dự án, Giáo sư Dương Thiệu Tống, vị Hiệu Trưởng đầu tiên của trường, đã khẳng định:

“Chương trình ấy chỉ có thể thực hiện không phải bằng những cuộc bàn cãi về lý thuyết mà phải là kết quả của các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm.” [4]

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Tuấn Khanh: Ngày nắng vẫn lên (Ký sự vùng lũ 2020)



Đầu giờ chiều ngày cuối tháng 10, mưa như trút nước khi đoàn xe từ thiện băng qua những cánh đồng ngập trắng của Quảng Bình. Trời mù che tầm nhìn, nhạt nhòa hòa không gian mênh mông những cánh ruộng phủ nước, mưa trắng xóa bốn phía. Xe chạy vào vùng của Giáo xứ Cồn Sẻ, một trong những nơi mà người dẫn đường nói là có ngày, dân phải ngủ đứng trong nước…

Cổng làng bằng xi măng, sừng sững nhoi lên giữa bốn bề lặng lẽ, với dòng chữ “Toàn dân đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp”. Cồn Sẻ là một nơi bùng lên nhiều thông tin vào năm 2016, được người dân cả nước quan tâm, liên quan chuyện Formosa xả thải ra biển làm hàng triệu người dân ven biển miền Trung điêu đứng. Cồn Sẻ thuộc một trong năm cồn, đảo nhỏ trên vùng hạ lưu Sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), xứ đạo Cồn Sẻ với gần 4.000 giáo dân, được bao bọc chung quanh là sông nước, nên ngày thường thì thơ mộng, nhưng khi mưa to gió lớn thì lãnh đủ tai ương.

Dân Cồn Sẻ cũng như mọi người dân ở các miền xa của Bắc Trung Bộ. Họ hiền lành, dễ gần và cũng khốn khó cả đời với làng quê của mình. Khi thấy bóng đoàn xe vừa đến, từng người rụt rè đi vào, thêm hai, ba người nữa. Rồi nhanh chóng là cả nhóm cùng vào. Ai ấy đều ướt và trên tay cầm sẵn một túi nylon to, có thể nhận được gạo và mọi thứ khác. Hình ảnh đáng mến, là đoàn xe cứu trợ của thầy trò chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn đi từ Nam vào đã được Thánh đường Franxicô Xaviê của Giáo xứ Cồn Sẻ cho mượn chỗ để giúp phát quà cho mấy trăm dân đang cùng cực qua mấy lần bão tố lụt lội. Hòa đồng tôn giáo là đây.

VOA: Thẩm phán Michigan bác bỏ vụ kiện của ban tranh cử của ông Trump

Tin mới nhất về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ:


Một thẩm phán Michigan bác bỏ một vụ kiện của ban tranh cử của Tổng thống Donald Trump về việc liệu đối thủ của tổng thống Cộng hòa có tiếp cận với việc xử lý các phiếu bầu vắng mặt hay không.

Thẩm phán Cynthia Stephens ghi nhận là vụ kiện được đệ trình toà án vào xế chiều ngày 4/11, chỉ vài giờ trước khi những lá phiếu cuối cùng được đếm. Bà cũng nói bị đơn, bà Jocelyn Benson, giới chức phụ trách bầu cử tiểu bang, bị kiện là không đúng vì bà không kiểm soát được việc tiếp vận của việc đếm các lá phiếu địa phương ngay cả khi bà là viên chức đứng đầu bầu cử tiểu bang.

Hãng tin AP tối ngày 4/11 nói ứng cử viên Dân chủ Joe Biden thắng tại tiểu bang Michigan. Ông Trump thắng tại tiểu bang này năm 2016.

Vụ kiện cho rằng bà Benson, một đảng viên Dân chủ, đã cho phép đếm các phiếu vắng mặt mà không có quan sát viên của hai đảng cũng như các đối thủ. Bà bị cáo buộc phá hoại “quyền hiến định của tất cả cử tri Michigan…là tham gia các cuộc bầu cử công bằng và hợp pháp.”

Bà Benson, qua chưởng lý tiểu bang, bác bỏ mọi cáo buộc. Hầu hết các cuộc tranh cãi đều tập trung quanh Trung tâm TCF tại Detroit nơi những người biểu tình ủng hộ ông Trump tụ tập vào lúc các phiếu vắng mặt được đếm.

Trong khi đó toán luật sư của ông Trump thắng vụ kiện tại Pennsylvania sẽ cho phép họ tiếp cận việc kiểm phiếu tại tiểu bang.

Vào ngày 5/11 thẩm phán Tòa Phúc thẩm Christine Fizzano Cannon bác bỏ phán quyết trước đây cho phép những người này tiếp cận nhiều hơn dể quan sát những người kiểm phiếu tại tiểu bang chiến trường trọng yếu này.

Ban tranh cử của ông Trump đang tìm sự can thiệp của Tối cao Pháp viện trong vụ bỏ phiếu bằng đường bưu điện.

VOA: Trump nói 'cuộc bầu cử đang bị đánh cắp' nhưng không đưa chứng cớ

Những người ủng hộ ông Trump đối đầu những người ủng hộ ông Biden tại Trung tâm TCF Center ở Detroit, Michigan hôm 5/11. Hình SETH HERALD/AFP via Getty Images

Thẩm phán ở Georgia, Michigan bác bỏ đơn kiện của chiến dịch ông Donald Trump


Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã thua ở tòa án tại các bang Georgia và Michigan, ngay cả khi họ tuyên bố sẽ khởi sự một vụ kiện về điều mà họ gọi là những bất thường về bỏ phiếu ở Nevada.

Ở Georgia, phía ông Trump cáo buộc rằng 53 lá phiếu đến muộn đã bị trộn lẫn với các lá phiếu đúng hạn. Còn ở Michigan, họ tìm cách ngăn chặn kiểm phiếu và đòi quyền tiếp cận nhiều hơn vào kết quả thống kê.

Các thẩm phán đã bác bỏ cả hai vụ kiện hôm 5/11.

James Bass, thẩm phán Tòa Thượng thẩm Georgia, nói ‘không có bằng chứng’ cho thấy các lá phiếu bị nêu ra là không hợp lệ.

Còn ở Michigan, Thẩm phán Cynthia Stephens nói: “Tôi không có cơ sở để cho rằng có khả năng đáng kể để cho phép yêu cầu đó dựa vào các bằng chứng và lập luận được đưa ra.”

Các đồng minh của Trump cũng cáo buộc rằng đã có những bất thường về bỏ phiếu ở Hạt Clark đông dân của Nevada, vốn bao gồm cả Las Vegas.

Reuters: Facebook gỡ nhóm ‘ủng hộ Trump’ vì quan ngại kêu gọi bạo động

Ngày 5/11 Facebook loan báo đã gỡ bỏ một nhóm trên Facebook mà qua đó một số ủng hộ viên của Tổng thống Donald Trump đưa lên những ngôn từ bạo lực và tuyên bố vô căn cứ là Đảng Dân chủ đã gian lận bầu cử.

Tính tới chiều ngày 5/11, nhóm tên là “Chấm dứt Ăn cắp,” vốn kêu gọi “đưa binh sĩ đến để bảo vệ tính trung thực của cuộc bầu cử,” cứ mỗi 10 giây là có thêm 1.000 thành viên mới và đã lên đến 365.000 thành viên chỉ trong một ngày.

“Nhóm này tập trung làm mất tính chính đáng của tiến trình bầu cử, và chúng tôi thấy có những kêu gọi bạo động đáng ngại từ một số thành viên của nhóm,” nữ phát ngôn viên của Facebook nói.

Bà nói động thái này phù hợp với “những biện pháp đặc biệt” Facebook đã làm trong “giai đoạn căng thẳng cao độ này.”

Những tuyên bố vô căn cứ và sai lạc về tính trung thực của cuộc bầu cử Mỹ đã lan tràn trên truyền thông xã hội do ông Trump và những tài khoản của những nhân vật cao cấp đảng Cộng hòa phát tán và hashtag #StopTheSteal đang có đà tiến nhanh chóng.

Một nhóm khác cùng tên nhưng khác quản trị viên, khuyên các thành viên của họ chớ dùng lời lẽ đe dọa và nên thận trọng. Nhóm này, hiện có hơn 2.000 thành viên, cho biết vài ngày nữa sẽ chuyển trạng thái sinh hoạt trên Facebook từ công cộng sang thành riêng tư.Các nhóm Facebook công cộng có thể thấy được, truy tìm hay gia nhập do bất cứ người nào trên Facebook, trong khi chỉ có thành viên mới có thể thấy những gì được đưa lên Facebook của những nhóm riêng tư.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

BBC News – Tiếng Việt: Bầu cử Mỹ - Kết quả có thể được quyết định tại tòa án?

Đảng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đang trên đường giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ nhưng đối thủ Đảng Cộng hòa của ông là Tổng thống Donald Trump đang thách thức việc kiểm phiếu ở bốn bang quan trọng. Vậy điều gì có thể xảy ra?

Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã tuyên bố, mà không có bằng chứng, rằng có gian lận cử tri, và muốn ngăn chặn việc kiểm phiếu ở Pennsylvania, Wisconsin, Georgia và Michigan.

Chúng tôi trao đổi với các chuyên gia pháp lý về ý nghĩa của việc này - và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu cuộc đua kéo dài.

Chúng ta có thể biết kết quả ngay?


Có và không. Thông thường, khi dữ liệu cho thấy một ứng cử viên có vị trí dẫn đầu không thể đánh bại, các mạng lớn của Hoa Kỳ tuyên bố một ứng viên là người chiến thắng. Điều này có xu hướng xảy ra vào đầu giờ sáng sau ngày bỏ phiếu.

Đây không phải là kết quả chính thức, cuối cùng - chúng là những dự đoán và cuộc kiểm phiếu chính thức cuối cùng luôn mất nhiều ngày để tính.

Nhưng số lượng lớn phiếu bầu năm nay có nghĩa là việc kiểm phiếu sẽ mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là khi một số tiểu bang chiến trường không cho phép kiểm phiếu trước ngày bầu cử.

Vì vậy, họ phải kiểm đếm mọi thứ trong ngày bầu cử và việc kiểm phiếu qua bưu điện có thể mất nhiều thời gian hơn so với phiếu trực tiếp do các yêu cầu về tính xác thực.

Matthew Weil, giám đốc dự án bầu cử của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách lưỡng đảng, nói nếu cuộc đua quá sát nút, và không ứng cử viên nào nhượng bộ, việc kiểm phiếu vẫn tiếp tục bình thường.

Những trở ngại trước khi bỏ phiếu


Đây là một cuộc bầu cử đầy tranh chấp liên quan đến luật pháp.

Nguyễn Hùng: Người Anh hồi hộp hóng bầu cử Mỹ ra sao?

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này được cả chính giới và người dân Anh dõi theo với sự hồi hộp khác thường. Anh sẽ sớm chính thức chấm dứt buôn bán với Liên hiệp châu Âu EU theo thể thức cũ và họ cần một hiệp định thương mại béo bở với Hoa Kỳ nếu có thể được. Một số chính trị gia Anh có thể cho rằng ông Donald Trump sẽ giúp họ có được hiệp định dễ dàng hơn. Nhưng ngay sau đêm bầu cử, không chính trị gia nào bày tỏ quan điểm về chuyện họ ủng hộ ứng viên nào. Họ sợ hố vì chưa ai, dù là ông Trump hay ông Joe Biden, đạt sự ủng hộ áp đảo trong những tiếng kiểm phiếu đầu tiên.

Về phía người dân Anh, nhiều người từng xuống đường phản đối Tổng thống Trump khi ông tới thăm Anh. Nhưng cũng không loại trừ ở Anh cũng có đa số thầm lặng ủng hộ vị tổng thống như tại Hoa Kỳ. Dù sao người góp phần khiến Anh rời EU, ông Nigel Farage, đã xuất hiện trên sân khấu cùng ông Trump trong những ngày vận động cuối cùng và ca ngợi ông Trump hết lời.

Ông Farage nói ông Trump là “người có sức chịu đựng và dũng cảm nhất”. Nhưng khi được BBC phỏng vấn sau đêm bầu cử, chính ông Farage cũng không thể bảo vệ chuyện Tổng thống Trump muốn ngưng kiểm phiếu được bỏ hợp pháp chỉ vì sợ đối thủ Biden sẽ đảo ngược tình hình. Ông Farage cũng chịu không đưa ra được bằng chứng nào ủng hộ tuyên bố của ông Trump về chuyện có gian lận bầu cử mà vị tổng thống đưa ra chỉ vài tiếng sau khi các phòng phiếu đóng cửa.

Đêm dài không kết quả


Các đài truyền hình chính ở Anh đều có chương trình đặc biệt về bầu cử kéo dài suốt đêm giờ Anh để người dân có thể theo dõi diễn biến bầu cử ở Hoa Kỳ. Tôi dùng một trang web cho phép chia màn hình máy tính ra làm bốn để có thể xem được bốn kênh TV cùng lúc.

Tôi chọn các kênh khác nhau để xem trong đó có ABC, NBC, CNN của Hoa Kỳ và BBC cùng Sky News của Anh. Tôi cũng thử xem Fox News nhưng vì lý do nào đó chỉ có các đồ hoạ mà không có bình luận nên chuyển sang kênh khác. Tôi vừa xem vừa thảo luận với một nhóm bạn ở Anh và Mỹ quan tâm tới bầu cử qua WhatsApp. Trong những tiếng đầu tiên, triển vọng cho ông Biden có vẻ sáng sủa. Nhưng cánh cửa cứ hẹp dần và tôi chỉ xem được tới 3h sáng rồi đóng máy tính chờ sáng ra xem kết quả.

BBC Tiếng Việt: Bầu cử Mỹ - Phản ứng quốc tế về kết quả kiểm phiếu

Cả thế giới đang trông đợi kết quả xem ai sẽ là người dẫn dắt nước Mỹ trong bốn năm tới.

Trên thực tế, quyết định của nhân dân Mỹ trong các kỳ bầu cử được tổ chức bốn năm một lần này có thể làm thay đổi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cách tiếp cận của Washington tới các đồng minh cũng như kẻ thù.

Do vậy, không ngạc nhiên gì khi các nước trên thế giới theo dõi sát sao kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng.

BBC Monitoring tổng hợp một số phản ứng trên truyền thông quốc tế cho đến nay.

Trung Quốc


Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước vốn là đối thủ từ lâu nay và là hai cường quốc kinh tế thế giới, đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ nhiều thập niên qua.

Cả hai ứng viên tranh cử lần này đều cam kết sẽ cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh.

Do vậy, có lẽ không ngạc nhiên gì khi truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là một "kỳ bầu cử chia rẽ, căng thẳng và hỗn loạn", sự kiện "bị làm hoen ố bởi tình trạng bạo loạn, mờ ám và thứ chính trị kim tiền".

"Nhiều kênh truyền thông và người dân lo lắng rằng nếu kỳ bầu cử này bị khiếu nại, nó sẽ tạo nên những hỗn loạn, thậm chí bất ổn xã hội," Tân Hoa Xã tường thuật hôm thứ Ba.

"Tình trạng căng thẳng và hỗn loạn dần hiện lên quanh ngày bầu cử Hoa Kỳ" là nội dung dòng tin chính chạy trên trang nhất của tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Trong lúc đó, kênh truyền hình quốc gia CCTV phát phóng sự tập trung vào những nỗi lo sợ về tình trạng bạo lực hậu bầu cử giữa lúc số người nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 tăng cao kỷ lục. "Có những quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo loạn xã hội đang diễn ra," phóng sự này nói.

Việt Nam


Báo Nikkei Asian Review của Nhật Bản trích dẫn cuộc điều tra dư luận mạng của hai tờ báo ở Việt Nam gần đây, viết:

BBC News - Tiếng Việt: Vụ ông Nguyễn Văn Bình bị đề nghị kỷ luật nói lên điều gì?

Một đương kim Ủy viên Bộ Chính trị đang giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng này đề nghị kỷ luật hôm thứ Ba, 03/01/2020.

Hôm 04/11 từ Việt Nam và hải ngoại, một số nhà bình luận thời sự và chính trị Việt Nam chia sẻ với BBC News Tiếng Việt góc nhìn của mình về sự kiện này.

"Truyền thông trong nước hôm 2/11 đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Văn Bình, đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương bị đề nghị kỷ luật trong Phiên họp 49 của Uỷ ban Kiểm tra TƯ. Việc kỷ luật bất kỳ quan chức cấp cao nào cũng đều thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt đối với trường hợp này là "sự kiện", từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ bình luận.

"Giới am hiểu tình hình cho rằng đáng lẽ "sự kiện" này phải diễn ra từ lâu, từ đầu nhiệm kỳ 12, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục kéo dài thêm. Ngành ngân hàng có "vai trò" tiêu cực làm bất ổn kinh tế vĩ mô từ nhiệm kỳ trước, khi đó ông Bình là Thống đốc. Ngoài ra, sự đồn đoán rằng ông là "cánh tay phải" của nguyên thủ tướng Dũng, người đã đứng đầu Chính phủ điều hành nền kinh tế với chính sách tăng trưởng nóng vội dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hậu quả đến nay vẫn còn rất nặng nề."

Từ Berlin, CHLB Đức, nhà văn Võ Thị Hảo nêu quan điểm:

"Tôi nghĩ và đặt câu hỏi thế này: chỉ thi hành kỷ luật thôi ư?! Nếu việc đề nghị kỷ luật này là đúng như ban Kiểm tram của đảng CSVN nói, thì Việt Nam đúng là thiên đường của những người có chức, có quyền.

"Nếu đúng như những thông tin đã nêu trên truyền thông Việt Nam thì vị Ủy viên Bộ Chính trị này và nhiều vị quan chức khác đã mắc những sai phạm nghiêm trọng, và như thế họ có thể đáng bị đứng trước vành móng ngựa từ nhiều năm trước đây rồi, cũng như thậm chí phải bị buộc dùng tài sản riêng để khắc phục hậu quả là những thiệt hại khủng khiếp mà họ và những người liên quan đã gây ra cho nền kinh tế, nhân dân và đất nước này."

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình coi bầu cử ở Mỹ

Có lẽ những người vui mừng nhất mấy hôm nay là các ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Bộ máy tuyên truyền ở Moscow và Bắc Kinh sẽ ca tụng chế độ độc tài ở nước họ, họ chỉ mong tất cả mọi người cúi đầu thần phục lãnh tụ. Họ sẽ so sánh với cảnh hỗn độn, có lúc hỗn loạn trong chế độ dân chủ, như mùa tranh cử năm nay ở Mỹ.

Dân Nga chắc chắn không đồng ý, vì họ đã trải qua một thời gian tập sống dân chủ. Thà tranh cử ồn ào, hỗn loạn, nhưng người dân được bầy tỏ ý kiến qua lá phiếu, còn hơn phải chấp nhận cảnh Putin độc diễn không biết bao nhiêu năm nữa! Kinh tế Nga suy sụp, nhưng tay chân của Putin vẫn làm giàu, còn những nhà chính trị, nhà báo đối lập liên tiếp bị trấn áp, bị ám sát! Aleksei Navalny vừa mới bị đầu độc! Còn người dân Trung Quốc sẽ nghĩ sao? Cũng như người Việt Nam, chắc họ cũng không muốn sống mãi mãi trong cảnh “Đảng cử, dân bầu!” Họ sẽ thấy, khi mùa bầu cử qua rồi, nước Mỹ vẫn là nước Mỹ!

Nước Mỹ vẫn là nước Mỹ. Người ta sống tự do. Không thích chính quyền thì bỏ phiếu để thay đổi; hoặc thích thì bỏ phiếu giữ lại. Dẫn đầu thế giới về các phát minh, sáng chế. Những sản phẩm của nền kinh tế tri thức được phát triển vì con người được tự do. Chế độ độc tài và kinh tế chỉ huy không khuyến khích người ta suy nghĩ tự do. Khoa học, kỹ thuật ở Nga, ở Tàu, chậm chân mấy chục năm so với Âu, Mỹ cũng vì thiếu tự do.

Tập Cận Bình đang khản tiếng kêu gọi các công ty Trung Quốc chế tạo “chip” thật nhiều để khỏi bị lệ thuộc vào các nhà sản xuất chip của Mỹ và Anh. Cả thế giới đều biết chuyện đó. Nhưng chế tạo các loại chip rẻ tiền thì dễ, bây giờ nước nào cũng làm được, Đến khi cần các loại chip mới nhất, dùng trong các máy vi tính tối tân thì các công ty trong lục địa Trung Hoa vẫn còn đi sau các công ty Anh, Mỹ, cần một thế hệ chuyên làm công việc nghiên cứu!

Có một món ăn chiếm địa vị ưu việt trong thực đơn của người Trung Hoa là thịt gà, thì nhà nuôi gà công nghiệp ở bên Tàu cũng vẫn lệ thuộc vào một sản phẩm tri thức của Mỹ, giống như các con chip điện tử!

Báo Economist tuần này mới kể chuyện một cơ xưởng nuôi gà công nghiệp ở tỉnh Giang Tô bên Trung Quốc. Họ nuôi thứ gà “lông trắng” nhập cảng giống từ các công ty Aviagen và Tyson ở Mỹ. Gà Mỹ nuôi trong 40 ngày đã nặng 2.5 ký. Còn gà Trung Quốc, lông vàng, phải nuôi đến 80 ngày mới lớn lên và chỉ nặng bằng một nửa.

Anh Vũ (điểm báo Pháp –RFI): Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 - Toàn thế giới ngóng chờ kết quả

Nước Mỹ nín thở, cả thế giới đều hướng về ngày bầu cử tổng thống thứ 46 của họp chủng quốc Hoa Kỳ, chính thức diễn ra hôm nay 03/11/2020. Lướt nhanh trang nhất các tờ báo lớn của Pháp ra trong ngày , không thấy có tờ nào thiếu tựa lớn về bầu cử Mỹ và bên trang trong cũng kín các bài về cuộc bầu cử đặc biệt nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ.

Thế giới hồi hộp đón đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ không khác gì chờ kết quả trận chung kết Cúp bóng đá thế giới.

Tựa lớn của nhật báo Le Monde đánh giá sự kiện là: "Bước ngoặt của Hoa Kỳ ". Libération đặt câu hỏi đầy ẩn ý : " Bầu cử Mỹ : hồi kết của cơn ác mộng ? " Les Echos gọi cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay là "Trận chiến cuối cùng ", trong khi nhật báo Công Giáo La Croix chạy tựa đơn giản : " Thời điểm của sự thật ", còn nhật báo Le Figaro đánh giá kỳ bầu cử tổng thống Mỹ lần này là : "Cú sốc của hai nước Mỹ ".

Hầu hết các báo đều dành nhiều bài viết để phác họa bối cảnh và tính chất đặc biệt của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đang khép lại trong ngày hôm. Nhật báo Le Monde nhận thấy đây là một " kỳ bầu cử căng thẳng kịch phát vì khủng hoảng dịch Covid 19 ". Theo tờ báo, trận đại dịch đã làm đảo lộn kế hoạch chiến dịch tranh cử của hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden. Khủng hoảng Covid 19 đã tạo ra khoảng cách lớn trong cuộc chạy đua giữa 2 đối thủ này. Tất cả các thăm dò dự luận ý định bỏ phiếu đến lúc này đều cho thấy phe Dân Chủ đang bứt phá rõ nét ở các bang chủ chốt.

Tuy vậy, không một cơ quan truyền thông, không mấy nhà quan sát nào dám tin vào những số liệu thăm dò. Trong những ngày cuối cùng chiến dịch tranh cử, ông Trump đang dồn hết nỗ lực hy vọng một lần nữa làm thất bại các thăm dò dư luận đang đặt ưu thế vào Joe Biden, theo Le Figaro.

Tờ báo nhận thấy nhiều chỉ số cho thấy tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn còn hy vọng để chiến thắng. Ngoài các phân tích từ cục diện cử tri ở các bang chủ chốt, Le Figaro đưa ra một con số thăm dò của Viện Gallup mới đây, cho thấy ngay giữa đại dịch, 56% người dân Mỹ được hỏi khẳng định họ đang có cuộc sống tốt hơn cách đây 4 năm.

Nguy cơ bạo lực bùng phát trong bầu cử


Ở một khía cạnh khác, các báo đều có điểm chú ý chung là nguy cơ " bạo lực bầu cử chưa từng có ", đang được giới quan sát cảnh báo.

Hoài Hương-VOA: Sức mạnh của lá phiếu Người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử 2020

Chưa bao giờ tiếng nói của người Mỹ gốc Á và Dân đảo Thái Bình Dương (AAPI) lại có trọng lượng như trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, vì sự lớn mạnh của các cộng đồng này tại các bang chiến trường trải dài từ vùng Trung-Tây, miền Nam và Tây-Nam nước Mỹ, nơi kết quả bầu cử sít sao năm 2016 khiến cho lá phiếu của thành phần cử tri này, dù là một thiểu số, nhưng có ảnh hưởng bất cân xứng đối với kết quả bầu cử năm nay.

Cộng đồng người Mỹ gốc Á-Thái Bình Dương đã tăng trưởng đáng kể trong 20 năm qua, theo phúc trình của Pew Research 2020 thì hiện nay tổng cộng có hơn 2 triệu cử tri thuộc thành phần này.

Cuộc khảo sát do Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA) bảo trợ được thực hiện từ tháng 7 tới tháng 9, phỏng vấn 875 người gốc Á, để tìm hiểu thêm về một thành phần cử tri mà trong các cuộc bầu cử trước ít khi được ngó ngàng tới.

Phúc trình nêu bật sự kiện gần 1/3 cử tri gốc Á và Thái Bình Dương (AAPI) đăng ký đi bầu sinh sống ở các bang Arizona, Florida, Georgia, Michigan, Minnesota, Nevada, North Carolina, Pennsylvania, Texas và Wisconsin.

Giám đốc chính trị của NEA Carrie Pugh lưu ý rằng nói tới các cuộc thăm dò về cộng đồng AAPI, các bang lớn như California, Texas, New York và New Jersey thường được chú trọng quá đáng trong khi các cộng đồng AAPI lớn nhất không cư ngụ tại các bang chiến trường. Bà nói các dữ liệu toàn quốc về bầu cử không có cái nhìn chính xác về các cộng đồng ít được chú ý, như cộng đồng người Việt ở bang Pennsylvania, chẳng hạn.

Cuộc khảo sát này là một trong các cuộc thăm dò đầu tiên để tìm hiểu các vấn đề chính trị nơi người Mỹ gốc Á cư ngụ tại các khu vực trọng điểm trong cuộc “chạy đua để đành 270 phiếu đại cử tri đoàn”, bà Pugh nói. Nếu tỷ lệ cử tri AAPI đi bầu đông đảo hơn vào năm 2016, thì ứng cử viên Hillary Clinton có thể đã chiến thắng tại nhiều bang chiến trường.

Tại Michigan, bà Clinton thua với cách biệt chỉ có 10.000 phiếu, trong khi hơn 50.000 cử tri AAPI hội đủ điều kiện, lại không đi bầu. Tại Pennsylvania, nơi khoảng cách biệt là 44.000 phiếu, gần 100.000 cử tri AAPI không đi đầu phiếu.

Ý thức chính trị trong cộng đồng AAPI


Ngọc Hiển (Tuổi Trẻ Online): Nỗi lo sạt lở đất nhìn từ thảm cảnh Trà Leng

TTO - Chỉ trong vòng 16 ngày, tại nhiều huyện miền núi dọc dải đất miền Trung đã liên tiếp xảy ra 7 vụ sạt lở, hơn 120 người thương vong. Đây là chuỗi thảm họa thiên tai, trút lên người dân miền Trung (Nam Trà My, Quảng Nam) nỗi đau quá lớn.

Người dân vùng cao không khỏi âu lo liệu có tái diễn thảm cảnh Trà Leng, khi họ đang sống dưới chân những quả núi, ngọn đồi đã no nước và mưa bão vẫn tiếp tục uy hiếp vùng đất này.

Sống cách điểm sạt lở Trà Leng vài trăm mét, anh Nguyễn Cao Tùng đầy lo lắng khi nhà mình cũng tựa lưng vô núi, bên cạnh cũng có con suối không khác gì nơi vừa vùi lấp 53 người. Hai đứa con anh đã bị thương nặng, nhưng khi xuất viện anh vẫn phải về lại căn nhà đó, phó mặc sự sống cho núi rừng.

Trên đường vào Trà Leng, có rất nhiều ngôi nhà chụm lại với nhau thành một cụm dân cư nằm chênh vênh dưới chân núi. Chẳng lẽ cứ để người dân phải thấp thỏm sống trong những căn nhà dưới chân núi đầy hiểm nguy và bất trắc như thế này?

Trong 10 năm qua, chính quyền Tây Giang, một huyện vùng cao phía tây Quảng Nam, đã khảo sát và thực hiện những cuộc di dân lịch sử. Thay vì để người dân sống dưới chân núi, huyện đã chọn những quả đồi có địa hình khá thuận lợi để san đồi, lập những cụm dân cư. Những người dân sống dưới chân núi phải di dời đến bản làng mới, cách không xa nơi ở cũ để bảo đảm an toàn.

Năm 2006, sau đợt mưa mù trời, 170 hộ dân ở làng Tân Hiệp (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) cũng hứng chịu một thảm họa thiên tai khi sụp lún đất, tan hoang cả một ngôi làng vốn thanh bình bên dòng sông Hiếu. 

Sau thảm họa này, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên - môi trường) đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chất trên diện rộng, phát hiện còn nhiều nơi khác trong vùng người dân sống trên những nền đất có nguy cơ cao tái diễn thảm họa. 

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2020

Alexander Cooley và Daniel H. Nexon: Bá quyền kết thúc như thế nào – Sự rã rệu của quyền lực Mỹ (Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2020; Trần Ngọc Cư dịch)

[ALEXANDER COOLEY là Giáo sư Chính trị học Ngạch Claire Tow tại Barnard College và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Harriman tại Columbia University.

DANIEL H. NEXON là Phó Giáo sư tại Phân khoa Chính quyền tại Trường Nghiệp vụ Nước ngoài Edmund A. Walsh tại Đại học Georgetown.

Hai ông là tác giả cuốn Exit From Hegemony: The Unraveling of the American Global Order (Chấm dứt bá quyền: Sự rã rệu của trật tự toàn cầu Mỹ).]


Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia hình như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. 

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch coronavirus, Trump vẫn thường xuyên chỉ trích giá trị của các liên minh và các định chế như NATO, ủng hộ sự tan rã của Liên Minh Châu Âu, rút khỏi một loạt các hiệp định và tổ chức quốc tế, và quay sang chiều chuộng các nhà độc tài như Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ông đặt nghi vấn về giá trị của việc đưa các giá trị tự do như dân chủ và nhân quyền vào trung tâm của chính sách đối ngoại. Việc Trump rõ ràng dành ưu tiên cho chính trị giao dịch tổng số bằng không [có kẻ thắng người thua] chứng minh thêm khái niệm Mỹ đang từ bỏ cam kết thúc đẩy một trật tự quốc tế tự do.

Một số nhà phân tích tin rằng Hoa Kỳ vẫn còn có thể quay trở lại, bằng cách khôi phục các chiến lược mà Mỹ đã vận dụng, từ cuối Thế chiến II đến sau Chiến tranh Lạnh, để xây dựng và duy trì một trật tự quốc tế thành công. Nếu một nước Mỹ thời hậu Trump có thể nắm lại các trách nhiệm về quyền lực toàn cầu của mình, thì thời đại này – bao gồm cả đại dịch sẽ định tính cách cho nó – chỉ là một sự chệch hướng tạm thời chứ không phải là một bước trên con đường dẫn đến xáo trộn vĩnh viễn. 

Nguyễn Quang Dy: Đằng sau chuyến thăm Việt Nam của ông Mike Pompeo

Người ta nói rằng tháng 10 có nhiều bất ngờ (October surprise), không chỉ vì thông tin gây sốc trong laptop của Hunter Biden, mà còn chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Việt Nam (29-30/10). Chuyến thăm này diễn ra trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ có vài ngày (3/11) và trước Đại Hội Đảng XIII của Việt Nam vài tháng (Quý I/2021). Trước các đồn đoán về chuyến thăm này, hãy thử lý giải ý nghĩa đằng sau sự kiện đó. 

Chuyến thăm Việt Nam có bất ngờ?


Theo thông lệ ngoại giao, chuyến thăm chính thức của quan chức cấp cao (như ngoại trưởng) thường được thông báo trước hàng tháng. Chuyến thăm Châu Á của ông Mike Pompeo tới Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, và Indonesia (26-30/10), lúc đầu không có Việt Nam. Việc thăm chính thức Việt Nam chỉ được quyết định bổ sung thêm vào phút chót, khi Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPBF) được khai mạc tại Hà Nội (28/10).

Cùng ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo (29-30/10) theo lời mời của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, để “kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ”. Ngày hôm sau (29/10), Bộ Ngoại giao Mỹ mới thông báo về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngoại trưởng Mike Pompeo “nhằm ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập”, và nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam cùng chung tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở.

Dư luận bất ngờ về một chuyến thăm bất thường, chắc phải có lý do đặc biệt nào đó, trong khi bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính chỉ còn vài ngày, cuộc họp thượng đỉnh Đông Á chỉ còn vài tuần, và Đại hội Đảng XIII của Việt Nam chỉ còn vài tháng. Trước tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông đang căng thẳng do thái độ hung hăng của Trung Quốc, bàn cờ địa chính trị “Indo-Pacific Tự do và Rộng mở” (FOIP) đang biến chuyển nhanh hơn. 

Đây có phải là chuyến thăm “đột xuất” hay nằm trong một kế hoạch từ trước, nhưng được giữ kín tới phút chót để Việt Nam tránh phản ứng của Trung Quốc? Chuyến thăm của Mike Pompeo tới năm nước Châu Á tiếp theo chuyến thăm của tân Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide tới Việt Nam và Indonesia (18-21/10), và cuộc họp ngoại trưởng Bộ tứ (Quad) tại Tokyo (6/10). Mỹ và Nhật chắc sẽ phối hợp thúc đẩy chiến lược FOIP và “Bộ Tứ mở rộng” (Quad plus). Trong khi Nhật và Việt Nam thỏa thuận hợp tác quân sự và chuyển giao công nghệ quốc phòng, Mỹ và Việt Nam cũng thỏa thuận hợp tác về năng lượng và an ninh quốc phòng. 

Ngô Nhân Dụng: Chuyện ngụ ngôn một người mù

Lâu lâu có lẽ chúng ta cũng nên nghe chuyện cổ tích. Hôm nay tôi xin phép kể một chuyện cổ tích Ấn Độ. Ấn Độ có lẽ là một lục địa nhiều chuyện cổ tích nhất thế giới.

Ngày xưa có nột người mù, mù bẩm sinh, từ lúc ra đời đã không trông thấy gì cả. Khi lớn lên, anh ta nghe người chung quanh nói lá cây mầu xanh, hoa mầu đỏ, mặt trăng khi tròn khi khuyết, anh ta không hiểu họ nói gì hết. Nghe nói mãi phát bực mình, anh kết luận: Toàn chuyện bịa đặt! (Fake News, nếu hồi đó những chữ này đã thông dụng).

Thế rồi có một ông thày thuốc giỏi chữa được đôi mắt cho anh ta. Mắt sáng rồi, anh sung sướng ngắm nhìn thế giới chung quanh. Cái này là cây xanh; chỗ kia là núi cao; vẫn nghe tiếng cóc kêu oang oang bây giờ mới biết con cóc nó nhỏ tí; đàn ông, đàn bà khác nhau, không phải chỉ khác trong tiếng nói mà còn ở hình vóc, dáng điệu nữa! Vân vân. Lúc nào mở được mắt là anh nhìn, anh đi tìm coi những thứ gì mình chưa thấy, chỗ nào cũng soi mói. Được giác ngộ nhờ đôi mắt nhìn rồi, anh chàng hãnh diện về mớ kiến thức mới của mình. Anh khoe với mọi người: Cả loài người không ai trông thấy nhiều như tôi! Thế giới này có cái gì tôi đã thấy hết!

Thương hại anh, có một vị đạo sĩ khuyên: Anh chưa thấy hết đâu. Còn rất nhiều thứ anh chưa bao giờ thấy!

Anh chàng nhất định cãi, không tin.

Xứ Ấn Độ, từ ngày xửa ngày xưa, vẫn có nhiều vị đạo sĩ, họ tu luyện kỳ công, sau bao nhiêu năm có thể làm cho tai, mắt họ bắt được những làn sóng âm thanh hay ánh sáng mà người bình thường không thể nào biết đến. Chuyện này cũng dễ tưởng tượng được. Như loài chó, loài dơi có thể nghe được những âm thanh mà tai con người không bắt được. Loài cú hay loài mèo có thể nhìn rõ trong ánh sáng rất yếu, mắt con người thì chịu chết, chỉ thấy tối om. Trong võng mạc của các sinh vật có những cái “que” để bắt được các hình dạng, và những cục hình con quay (hình côn ních) để nhận ra mầu sắc. Nếu những con quay mà yếu thì mắt sẽ khó phân biệt màu sắc, những cái que bị hư thì khó nhìn ra đường thẳng hay đường cong.

Mai Vân (RFI): Bầu cử Mỹ - Trung Quốc hy vọng Mỹ thay đổi với Biden, nhưng đó chỉ là ảo vọng

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ càng gần kề, Bắc Kinh được cho là càng nuôi hy vọng về khả năng xung đột với Washington sẽ giảm bớt nếu Joe Biden giành chiến thắng. Thế nhưng theo các nhà phân tích được hãng tin Mỹ AP ngày 23/10/2020 phỏng vấn, bất kỳ thay đổi nào, nếu có, chỉ mang tính hình thức chứ không phải thực chất, bởi vì cả nước Mỹ đều ngày càng nghi kỵ Bắc Kinh.

Về phía Quốc Hội, các nhà lập pháp Mỹ, từ Dân Chủ đến Cộng Hòa, và các cử tri của họ, đều có dấu hiệu không muốn chính quyền mềm mỏng trở lại đối với Trung Quốc, điều dự báo cho một quan hệ căng thẳng tiếp tục với Trung Quốc, bất kể kết quả của cuộc bầu cử.

Công chúng Mỹ cũng có cái nhìn tiêu cực không kém. Hai phần ba số người được trung tâm thăm dò Pew Research Center đặt câu hỏi vào tháng 3 vừa qua, đều có cái nhìn “không thuận lợi” về Trung Quốc, mức cao nhất kể từ khi có các cuộc thăm dò vào năm 2005 đến nay.

Quan hệ Mỹ-Trung hiện rơi xuống mức tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ trong bối cảnh tranh cãi về đại dịch Covid-19, công nghệ, thương mại, an ninh và gián điệp.

Dù bất hòa với nhau trên nhiều mặt khác, nhưng hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại Mỹ đều chỉ trích hồ sơ thương mại và cách hành xử của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, Đài Loan, cũng như với các nhóm tôn giáo và thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi mà đảng Cộng Sản Trung Quốc giam giữ cả triệu người Hồi Giáo trong các trại cải tạo.

Tại sao Trung Quốc đặt hy vọng vào Biden


Giới lãnh đạo Trung Quốc lần này khá kín tiếng về cuộc bầu cử Mỹ, trái với lần trước vào năm 2016, khi họ ủng hộ Donald Trump hơn là Hillary Clinton vì Bắc Kinh căm hận việc bà Clinton, thời còn là ngoại trưởng của tổng thống Obama, đã luôn gây sức ép với Bắc Kinh, đặc biệt về nhân quyền. Hơn nữa, hình ảnh doanh nhân thành đạt của Trump đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích Trung Quốc, một tổng thống Mỹ như ông Biden có thể sẽ dễ đoán hơn đối với Bắc Kinh sau những cú sốc của cuộc chiến thuế quan mà ông Trump đã khởi động, cũng như cách ông kết thân với Ấn Độ, được coi là đối thủ chiến lược của Trung Quốc, và với các nước Đông Nam Á, đang có một loạt tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Trần Mộng Tú: Bước Chân và Tiếng Nói

Mùa Bầu Cử- Tháng 11/2020 


Người ta đang đi đâu
mà ngược về hai phía?

Không ai đi về phía
dưới gốc cây bồ đề
ghé ngồi sau lưng Phật
để nghe sự tĩnh lặng
trong vạt áo từ bi
để thấy mình thức tỉnh

Người ta đang nói gì
tiếng nói đầy phẫn nộ
họ đã nói như thế
từ thủa biết làm người

Người ta đang đi đâu
mà ngược về hai phía?
họ đã đi như thế
từ thời ông Adam

Người ta đang nói gì
tiếng nói đầy phẫn nộ
họ đã nói như thế
từ thủa biết làm người

Tiếng nói như lưỡi đòng
đâm ngang mình Cứu Thế
bước chân của quân dữ
trên đồi Golgotha (1)

Những bước chân dẫm lên
mặt đất đầy lá phiếu
như những lá bắp khô
trên đồng ruộng hoang vu
người bù nhìn bất lực
đứng nhìn đàn quạ đen

Người ta đang sắp hàng
chọn một người lãnh đạo
cho đất nước của mình
hay người ta đang rình
để chỉ bắn giết nhau

Ôi, trên đất nước này
người ta có tự do
làm cả được hai điều
ngay trong cùng một lúc

Chúa, Phật ôm mặt khóc.

tmt – Ngày 1 tháng 11/2020

(*) Gốc Bồ Đề nơi Phật đắc đạo.
Đồi Golgotha nơi Chúa chịu chết.

Lê Hữu: Mùa dịch, đọc “Đi, Đọc và Viết” của Phạm Xuân Đài

 Di, Doc, Viet.jpg

“Đi đâu? Đọc gì? Viết gì?” người đọc chắc sẽ tự hỏi vậy khi cầm trên tay tác phẩm mới nhất của nhà văn Phạm Xuân Đài.

Đi, Đọc và Viết (*), nghe như khẩu hiệu giục giã hay tiếng gọi lên đường. “Đi với tôi đến chốn trời xa!…” 

“Chốn trời xa” ấy là Paris, là Rome, là Tokyo, Amsterdam, Mạc Tư Khoa hay Bắc Kinh… những xứ sở, những địa danh nào nhà văn từng đặt chân tới. Trong tuyển tập này ông chỉ ghi xuống vài chuyến đi trong số ấy và chừng đó cũng đủ lấy hết một nửa bề dày cuốn sách ngót 400 trang. Tuyển tập gồm ba phần, ngoài phần đầu “Du Ký” ấy, hai phần còn lại là “Giới Thiệu Tác Phẩm – Tác Giả” và “Tạp Bút”. 

Trên hết, vẫn là “đi”. Chỉ vì “đọc”, trong một nghĩa nào đó cũng là “đi”, cũng là “những cuộc thám hiểm những cái mà mình chưa biết”, nói như tác giả trong “Lời nói đầu” sách này. “Đọc” là đi vào thế giới của tác phẩm, tác giả ấy. Nhà văn từng có những chuyến đi theo cách ấy, như đã từng “Theo chân Phạm Duy một đoạn đường” hay từng “Cùng Đinh Cường đi vào cõi tạo hình”, là những bài nhận định về âm nhạc và hội họa của ông (tác giả không đưa vào sách này). “Đi” hay “đọc”, cách nào thì cũng là đi. Những chuyến đi như thế được ông ghi xuống những trang sách, đặc biệt lôi cuốn theo cách kể của một người kể chuyện có duyên.

Quê người quê nhà, phố cũ hè xưa


Những du ký vẫn thường có sức thu hút, nhất là được viết từ tác giả Hà Nội Trong Mắt Tôi, từng được nhiều người đọc yêu thích. Tác phẩm ấy vừa là tùy bút vừa là du ký, hai thể loại văn học vốn là sở trường và thế mạnh của nhà văn. Du ký có lẽ vì vậy được tác giả đưa lên phần đầu sách với chuyến du hành đầu tiên là “Đi Tây”.

Những ai đi Tây đều có quyền tự hào rằng mình đã từng… đi Tây, từng đặt chân đến kinh đô ánh sáng hay kinh thành hoa lệ của xứ sở văn minh, con người lịch lãm, chỉ vì theo quan niệm “truyền thống” của người Việt mình, như tác giả cho biết, đi nước ngoài thường được hiểu là đi Tây đi Tàu, tưởng như chỉ cần đặt chân được lên hai nước ấy là đủ để thỏa mãn giấc mộng hải hồ.

“Lần đầu tiên đến đất Pháp,” tác giả viết, “tôi gặp Paris với một nỗi sung sướng trẻ thơ và lãng mạn. Với chuyến đi này, tôi bắt đầu cuộc hành trình vào niềm mơ ước có từ thời ngồi trên ghế nhà trường của tôi.”

Thử đọc một, hai đoạn “Paris trong mắt tôi”:

Thy An: Bình yên cho thành phố

hãy khoác áo bình yên cho thành phố
bởi vì năm nay
mùa thu đi qua không bình yên
những khuôn mặt hốt hoảng, ưu phiền
mặt nạ đủ màu
giới nghiêm và kiểm soát
cơn đại dịch đi qua khó chịu…
sau những tiếng kêu thất thanh rất gần
là tiếng vang nho nhỏ trong tim
của tâm linh và kiếp người
sống còn trong gang tấc
một chút triết học qua nhanh

giữa những vô danh mặc kệ
ta vẫn còn đây
sống với thói quen mỗi ngày
rót vào tai những lời an ủi không thuyết phục
bạn bè gần xa gật gù
có khi văng tục
chuyện vô thường kể lể gió trăng


ngón tay gầy còn chăng vết xước
chạm vào cây nhám đau da
có chút vui buồn ẩn dụ
con chim bồ câu trên mái ngói
cục tác tiếng khô khan
khóc cho mưa lụt miền trung
rác và người nổi trên đồng
rơm rạ tụ về trôi ngược

mùa thu đánh đổi linh hồn
trên những khổ đau định mệnh
ở mọi ngõ ngách
có câu kinh và những người cúi đầu
dưới vòm trời
vá lại vết thương
cất tiếng hú bạn
bên này bên kia đại dương
gửi cho nhau bài thơ quèn
trong mùa đe dọa và bạo lực

chữ nghĩa chỉ có thế không hơn
như món quà thân ái
dù là chưa trọn vẹn…

thy an – tháng mười 2020 mùa dịch Covid

Nguyễn Tường Giang: Cái Ấm Đất Và Bộ Chén Trà Nguyễn Tuân Tặng Thạch Lam

C:\Users\Pham Phu Minh\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\Ấm chén 001.jpg

Trời mới vừa hửng sáng, đám sương mù dầy đặc từ đêm hôm trước như có linh hồn của một người yêu công việc thấy được ánh sáng đầu ngày đã vội vàng tản mát trên mặt nước Hồ Tây, như những người thợ cần mẫn vội vã đến nơi làm việc. Phía trong làng hoa Yên Phụ, những người trồng hoa đã bắt đầu gánh sản phẩm của những ngày lao động vội vã đi về phía đê Yên Phụ rồi tản mát đến các khu họp chợ để phân phát hương thơm và mầu sắc cho những thiếu nữ mộng mơ. Trên đê Yên Phụ lúc đó, người phu xe cũng vừa ngừng chạy, đặt hai cái càng xe xuống mặt đường. Một người đàn ông tầm thước mặc đồ âu tây trắng, đội mũ phớt trắng chậm rãi bước khỏi xe. Ông cẩn thận ôm trên tay một cái bọc vải mầu nâu gụ, dặn dò thời gian người phu xe trở lại đón rồi thong thả đi xuống đê, rẽ vào con đường làng nhỏ ngược chiều với những gánh hoa đủ mầu sắc. Qua cái đình có vẽ hình một con hổ vàng vằn đen, phía trước đình là một cái ao dài và nhỏ còn vương lại mấy lá sen tàn, ông nhẹ nhàng đẩy cánh cổng gỗ của căn nhà đầu tiên trên đường. Đó là một căn nhà tranh vách đất nằm bên cạnh Hồ Tây, một bụi tre khẽ lay động trước nhà và ông nhìn thấy phía bên nhà ngó ra hồ những cành liễu rủ xuống lấp lánh lá còn ướt sương. Ông đứng trước cửa nhà bằng tre, khẽ gọi: chị Lân, chị Lân. Cánh cửa hé mở, một người đàn bà nhỏ nhắn vấn tóc trần thò đầu ra: à anh Tuân, anh đến chơi sớm. Nhà tôi đang ở phòng viết, mời anh vào chơi. Người đàn ông bước vào nhà, để cái bọc vải trên mặt bàn bằng gỗ, cũng vừa lúc đó chủ nhân ở căn phòng nhỏ bước ra. Chủ nhân người gầy, cao, nét mặt thanh tú, đôi mắt sâu và lông mày rậm. Hai người bắt tay nhau: anh ngồi chơi, lâu không thấy anh tới tưởng anh lại đi giang hồ đâu xa. Hai người ngồi xuống hai chiếc ghế mây ở hai đầu bàn, người khách mở gói vải bầy ra mặt bàn một bộ đồ trà và một hộp trà nhỏ: xin chị cho một ấm nước sôi. Chủ nhà tò mò ngắm nghía bộ đồ trà: một cái ấm trà mầu đỏ chu sa, một cái đĩa bàn lòng chảo bằng sứ men trắng dưới lòng đĩa có vẽ hình những con kỳ lân với những cái đuôi dài quấn vào nhau, tựa như một tấm bản đồ cổ. Một cái chén tống và một chén quân có cùng một họa hình như cái đĩa bàn, còn một chén quân khác vẽ cảnh bốn người ngồi trong thuyền ngoạn cảnh bên bờ nước có những tảng đá lớn có một cái cây nhỏ vươn ra. Trên thành chén quân này có bẩy chữ Tầu, ắt hẳn là một câu thơ. Chủ nhân cười hỏi: không biết đây có phải là bộ đồ trà trong “những cái ấm đất” và “chén trà trong sương sớm” chăng. Tôi nào có nghi ngờ những điều anh viết đâu. Khách biết là chủ nhân chỉ hỏi đùa, ông vẫn cảm cái ơn tri ngộ của một người bạn văn cùng nòi tình khi viết những lời phê bình cảm động cuốn truyện ngắn ông mới in. Tôi cũng có việc sắp phải đi xa nên đến cùng anh uống vài chén trà từ biệt. Cũng xin để tặng anh bộ đồ trà của gia đình. Khi nào anh uống trà sẽ nhớ đến Nguyễn này. Một cái hỏa lò đã được mang lên cùng một cái ấm đồng, than trong hỏa lò đã đỏ lửa, bọt than nổ tí tách. Khách mở hộp trà Thiết Quan Âm mới tìm mua được hôm qua rồi khéo léo và từ tốn pha trà. Hai người im lặng thưởng thức trà rồi nhẹ nhàng nói những chuyện văn chương chữ nghĩa. Họ có nhiều chuyện để nói với nhau bởi đó là hai nhà văn cùng tuổi, cùng thời, cùng nổi tiếng vì những bài viết sâu sắc và tinh tế về nghệ thuật ẩm thực và những thú vui tao nhã xưa và nay. Cả hai cùng mới dứt bỏ được ả phù dung, một người vừa in Ngọn Đèn Dầu Lạc, người kia đã có trong tay bản thảo Mười Năm Đèn Lửa. Phải chăng họ là Bá Nha Tử Kỳ của Văn Chương.

Phạm Phú Minh: Từ Bình Sơn tới Đông Bàn

Bắt đầu viết sau khi được tin anh Chu qua đời tại Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2011, thọ 77 tuổi.

Thầy mợ tôi có cả thảy bảy người con, hai chị đầu rồi đến một dọc năm đứa con trai. Anh Hòa là con trai đầu, kế đến là anh Chu. Sau anh Chu là anh Hiển, đến tôi là Minh rồi đến Lợi là út. 

Chu là tên gọi ở nhà, chứ tên khai sinh của anh là Hiệp, Phạm Phú Hiệp. Một lần tôi nghe thầy tôi kể về nguồn gốc tên Chu: khi anh Hiển tôi ra đời, anh Chu mới lên ba, một hôm vào buồng mợ tôi thấy em bé đang trần truồng, bèn chỉ vào và nói to lên với giọng còn ngọng: “Chon chu kìa, chon chu kìa!” Mọi người đều bật cười và từ đó gọi anh là Chu.

Dù gia đình gốc tỉnh Quảng Nam, các anh em trai chúng tôi đều sinh tại làng Tiên Đào, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, trong thời gian thầy tôi làm hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Sơn, từ khoảng cuối thập niên 1920 đến 1945. Đó là phủ lỵ có quốc lộ 1 chạy qua, gồm một ngôi chợ tên là chợ Châu Ổ, một trạm y tế, một rạp hát, một trường học và dĩ nhiên, một phủ đường là nơi tri phủ và bộ phận hành chánh của phủ làm việc. Con sông Trà Bồng chảy qua chia thị trấn phủ lỵ ra làm hai phần: phía hữu ngạn có chợ Châu Ổ và trạm y tế, coi như là khu thương mại, tả ngạn có phủ đường, trường học, rạp hát, tạm coi là khu văn hóa. Nối liền hai bên là cây cầu Bình Sơn của quốc lộ 1, nơi xe hơi, xe đạp, xe kéo và người đi bộ qua lại hằng ngày. Nhà thầy tôi cũng như hầu hết giáo viên trong trường Bình Sơn đều nằm bên tả ngạn.

Tôi ra đời năm 1938, khi bắt đầu có nhận thức (chắc vào khoảng bốn tuổi) thì thấy trong nhà tôi rất đông đúc, vì anh chị em tôi vốn đã đông, lại thêm nhiều học trò trọ học. Những người trọ học ấy đều từ Quảng Nam vào, là con cái của bà con, bạn bè của thầy mợ tôi gởi gắm. Đã có nhiều đợt học trò ngụ tại nhà của thầy tôi khi tôi còn quá nhỏ, thậm chí khi tôi chưa ra đời, nhưng khi tôi bắt đầu nhận biết thì trong đám đông đúc ấy lờ mờ có hình ảnh các anh Tạ Ký, Hoàng Dũng (anh Ngọ, anh họ tôi), Hà Xân, Phạm Phú Kiền..., họ họp với các anh của tôi thành một tập thể nghịch ngợm, năng động và rất vui. Nhưng có vẻ tôi thân với anh Chu của tôi hơn cả, vì anh có một quyển vở chép bài hát mà tôi rất thích giở ra coi. Tôi rất mê hình ảnh mà anh vẽ ngay trang đầu, gần như nguyên một trang: một cậu bé ngồi nhìn lên trời, và trên trời có một mặt trăng rất to với mấy vệt mây bên cạnh. Ngay dưới bức tranh có chép mấy câu hát, tôi nhớ vì anh Chu của tôi hát cho tôi nghe chứ hồi đó tôi chưa biết đọc:

Trăng lên kia rồi
Như gương lưng trời
Cùng nhau múa hát ngắm trăng chơi