Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Trần Mộng Tú : Vượt Cạn Trong Lũ  

Hình - Báo Tuổi Trẻ

Người chồng cong mình chạy trên bờ

nhìn người vợ lên chiếc thuyền lá tre

chiếc thuyền chỉ chở được hai người

người chèo thuyền

đưa vợ anh qua sông sanh đẻ

 

Chiếc thuyền không tới bờ bên kia

người vợ không hoàn thành cuộc “vượt cạn” một mình được

chị đắm giữa dòng

đứa bé chết đuối trong bụng mẹ

 

Người chồng chạy điên cuồng trên bờ

cong mình gào trong lũ

chiếc thuyền xoáy theo dòng

úp hai mẹ con chị

giấu dưới tận đáy sông

 

Chị không nghe tiếng chồng gào khóc

Anh không nghe tiếng chị gọi với lên bờ

Bố không nghe tiếng con kêu vào đời

Bố không nhìn thấy con chui ra từ bụng mẹ

chỉ có con sông 

và tiếng nước đập vào bờ


Nước cứ lên

nước trào như nước mắt

nước mắt của người dân nghèo

một đời sống trong “Tai Trời Ách Nước”

 

Tiếng khóc của con người

lẫn vào gió vào lũ

nước mắt hòa vào nước sông

nên không làm sao vớt riêng ra được

 

Người đàn bà đó

không “vượt cạn” được một mình

đã chìm cùng với con

 

Chồng chị chạy điên cuồng trên bờ

nước vẫn thản nhiên dâng

chỉ còn anh và lũ. (*)

 

tmt

(*)Ngày 12 tháng 10. Trong cơn lũ, chị Hoàng Thị Phượng ở Huyện Phong Điền-Thừa Thiên Huế, thuê thuyền qua sông để sanh nở, thuyền lật chết cả mẹ và thai nhi.





Trần Doãn Nho: Tác phẩm mới của Phạm Xuân Đài - Đi, Đọc Và Viết

Mặc dù viết nhiều, viết mạnh, nhưng mãi đến tháng 10/2020, hai mươi sáu năm sau tác phẩm đầu tiên, Hà NộiTrong Mắt Tôi, Phạm Xuân Đài mới cho ra đời tác phẩm thứ hai, “Đi, Đọc và Viết”, do nhà xuất bản Văn HọcPress xuất bản. Đây là một tác phẩm dày dặn, gần 400 trang, trình bày giản dị, nhẹ nhàng, trang nhã. Tạo saolại có khoảng cách 26 năm? Trong lời nói đầu, nhà văn mà cũng là nhà hoạt động văn hóa tiêu biểu này củaquận Cam,giải thích “Những bài tôi viết trong vòng một phần tư thế kỷ qua đều đã được đăng trên báo giấyhoặc báo mạng, có nghĩa là phần nào đã được ra mắt độc giả rồi. Bây giờ gom lại in trong một quyển sách thìcũng tạm coi như một Tuyển Tập nho nhỏ của tôi vậy.”

Tập sách chia làm ba phần:

· Du Ký: ghi lại bốn chuyến viễn du: Đi Tây, Hoa Xuân ở Hoà Lan, Đến Với Nước Nga và Đi Tàu

· Giới Thiệu Tác Phẩm và Tác Giả: lần lượt điểm các tác phẩm của chính trị gia Bùi Diễm, nhà thơ Trần Mộng Tú, nhà văn Nhật Bản Endo Shuswaku (do Nguyễn Văn Thực dịch), nhà văn Trần Doãn Nho, nhà văn Song Thao, tiến sĩ Vũ Quốc Thúc và hai nhạc sĩ Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

· Tạp Bút: ghi lại những kỷ niệm với hai người bạn thân là Đỗ Ngọc Yến và Lê Đình Điểu; những cảm nghĩ về quê hương xuyên qua hình ảnh của con diều hay qua một món ăn quê anh là tô Mì Quảng; những kỷ niệm cay đắng khi đang ở trong trại tù Cộng Sản và cuối cùng, với tư cách nhà báo và người tổ chức, ghi lại một cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi khá hiếm hoi ở hải ngoại kèm theo các  tấm tranh trúng giải.

Nguyễn Thị Khánh Minh: Ngô Thế Vinh, Vết Thương Chưa Thực Sự Lành*

Bài viết nhân dịp tập truyện song ngữ “Mặt Trận Ở Sài Gòn / The Battle of Saigon” tái bản, tháng 10/2020


Khi chỉ mới đọc truyện đầu tiên, truyện mang tên của tựa đề cuốn sách, Mặt Trận Ở Sài Gòn của Ngô Thế Vinh, tôi đã có ước muốn, được hỏi ngay, những anh hùng mà ông đề cập đến trong truyện này, hiện giờ họ ở đâu, họ ra sao, và tôi muốn gửi đến họ, rất muộn, lòng ngưỡng mộ, tri ân và cả nỗi sầu buồn. Và tôi cũng muốn nói ngay với tác giả, khi đọc tới đoạn này, tôi đồng tình với chủ trương của các nhân vật trong truyện:

 

… “Diều Hâu” là biệt danh ông bác sĩ đặt cho tính hiếu chiến của tôi. Xem ra ai cũng có vẻ bực bội về những tin tức xáo trộn ở Sài Gòn. Ông tiếp:

- Tụi sinh viên có đứa nào bất mãn, Diều Hâu cứ việc hốt hết đem lên căn cứ 7 giao cho tôi.

… Cầm lấy ly rượu như muốn bóp vỡ trong tay, thiếu tá Bính giọng gay gắt hơn:

- Cứ để tôi thì khỏi cần tốn phi tiễn với lựu đạn cay. Chỉ cần mấy cỗ đại liên trí mấy đầu phố.

Xem ra chính trị đã làm phân hóa giữa chúng tôi. Rồi ông quay sang hỏi ông Bác sĩ:

- Sao Docteur Zhivago, ông nghĩ sao về tụi sinh viên tối ngày chỉ biết có biểu tình phá rối ấy? (Mặt Trận Ở Sài Gòn, tr. 27-28)

Nếu ngược về năm 1971-1972, đọc đoạn trên thì tôi sẽ rất bất mãn với thái độ của mấy ông quân nhân này. Dạo đó tôi đang là sinh viên năm thứ hai Luật, và là cảm tình viên của phong trào sinh viên phản chiến. Hồi đó chúng tôi rất không ưa, hơn nữa còn gọi là -đám lính cảnh sát đàn áp- biểu tình. Ngày ấy, với bọn chúng tôi, dường như hình ảnh sống có lý tưởng, là phản chiến, là hô hào bãi khóa, xuống đường, chống chế độ, và… nghe nhạc phản chiến. Ai đã dựng nên hình ảnh ấy và đã-thành-công trong việc hướng dẫn cái nhìn của lớp trẻ một thời? Và cứ thế, chỉ biết phản chiến, lên án chiến tranh và gần như coi nhẹ số phận đau đớn, bi thảm của người lính hy sinh mạng sống cho một cuộc chiến đang bị phản đối khắp nơi! Quá tiếc là ngày đó đã không được đọc tác phẩm này, mà nghĩ ra đó là lỗi của thông tin, dân vận của Việt Nam Cộng Hòa đã đánh giá sai tác phẩm này để đưa đến cấm đoán và truy tố tác giả. Thực sự nếu người ta được đọc nó nhiều hơn ngay lúc đó thì đã không có cảnh phân hóa giữa quân dân như vậy, hơn nữa nó sẽ là chiếc cầu nối tình cảm rất hữu hiệu giữa tiền tuyến hậu phương, và như thế sẽ có một khối sức mạnh của sự đồng lòng. Đáng tiếc. Đứng về phía miền Nam thì, nếu hồi đó họ ý thức được như Phúc: Hoàng gốc phản chiến nhưng lại luôn luôn lên án một phía; Phúc không kìm hãm được nói: - Nguyền rủa chiến tranh một bên có giải quyết được gì không hay chỉ làm nản lòng những người đang chiến đấu! (Chiến Trường Tạm Yên Tĩnh, tr. 76). Họ đã khôngnhận thức đúng để vừa chống mặt phi nhân tàn ác của chiến tranh, đồng thời, có được lập trường sáng tỏ rằng, đó là cuộc chiến bảo vệ cho sự sống còn của miền Nam Việt Nam. Trong khi đó ở miền Bắc thì họ có một khối gắn bó giữa quân

Phạm Xuân Đài: Montmartre - ngôi chợ (trên) trời

Nhà thờ Sacré Coeur, Hình Kiran Ridley/Getty Images

Trước hết lên thăm nhà thờ Sacré Coeur, phải leo lên những bực cấp rộng và dài dằng dặc mới đến nhà thờ ở đỉnh đồi. Đó là những bực cấp đi lên vui nhất thế giới, ta gặp trên đó vô số thanh niên nam nữ đang ngồi chơi bất kể vào thời khắc nào trong ngày. Họ nhìn xa xăm ra thành phố trải dài dưới chân đồi, ban ngày nhìn nắng nhảy múa, ban đêm nhìn đèn và sao nhấp nháy, họ chia nhau điếu thuốc, họ trò chuyện to tiếng hay thủ thỉ, họ hôn nhau…Đám người ấy luôn luôn có đấy như một hình ảnh bất biến, gắn liền với cảnh trí nhà thờ và báo hiệu cho cái không khí đặc biệt của Montmartre mà sau khi thăm nhà thờ, ta sẽ ghé qua ngay trên khu đất bên cạnh. Tại sao họ đến và ngồi đó? Đơn giản chỉ là “ngồi chơi,” nhưng nơi đó có một cái gì đó thu hút họ, và sự hiện diện của họ ngược lại cũng đem lại một không khí không bao giờ có trong đời thường, vừa trần tục vừa thượng giới, vừa là của tuổi trẻ hôm nay vừa là cái thanh xuân bất biến của bao đời người trẻ tuổi đã lui tới chốn này. Họ chỉ ngồi chơi, không vẽ tranh không ca hát, nói chung không làm một hình thức nghệ thuật nào, nhưng đám người ấy toát ra một vẻ nghệ sĩ miên viễn rất lạ, tuồng như chỉ sự ngồi chơi của họ trên các bực cấp nhà thờ ấy đã là một hành vi nghệ thuật, đã là một chất men cần thiết cho bầu khí quyển riêng biệt của hành tinh Montmartre.

Từ bên hông nhà thờ ta băng ngang vài con đường và bỗng dưng đã thấy mình đang ở giữa một thế giới khác. Một khu phố xá vây quanh một miếng đất vuông vức mỗi chiều độ vài trăm thước trong đó che lều bán tranh và nghệ phẩm, kê bàn để nhậu nhẹt ăn uống, và đặc biệt la liệt là các khung giá vẽ của các họa sĩ. Người đi như trẩy hội. Đúng Montmartre là một loại hội hè thường trực bất kể ngày đêm, vui không thể tả. Đến đó tinh thần của ta sẽ luôn luôn hớn hở như khi tuổi nhỏ được sống trong ngày Tết. Tết vui vì đang trong không khí chớm sáng tạo của mùa xuân. Montmartre vui vì bao trùm một không khí sáng tạo bất diệt, với một đám đông người không dứt, lượn tới lui, ăn nhậu, mua sắm, xem tranh và vẽ tranh… Đó là một chốn đào nguyên quanh năm không có buồn

Ngô Nguyên Dũng: Tập Thơ Ngô Nguyên Dũng

Xong rồi, các bạn ơi!

Chuyện gì vậy, bạn? Chuyện gì mà xoa tay om sòm, có vẻ như hả hê vậy? 

Không, không phải hả hê, mà nhẹ nhõm, bạn à! 

Chuyện này tuy dài dòng, nhưng vẫn có thể tóm gọn trong một bài viết ngắn.

Chuyện thơ đó mà! 

Thì có gì mà om sòm vậy bạn? 

Ấy, coi vậy chứ là cả một công trình tim óc, ruột gan đó nhe bạn! 

 

Cái chuyện thơ và làm thơ, ôi chao, nhiêu khê dám chừng còn hơn cả cuộc đời cô Kiều gồm 3254 câu lục bát của cụ Nguyễn. Của tôi, bắt đầu từ năm 13 tuổi, với một bài thơ trẻ con đăng trong vườn thơ văn Búp Bê do nhà văn Duyên Anh phụ trách. Con dế trong tôi thuở ấy còn thơ, chỉ biết ăn cỏ và uống sương mai, chưa biết gáy lời thơ thẩn đâu! 

 

Nói vậy, chỉ cốt để chứng minh rằng, cái sở thích văn chương của tôi không phải chỉ quẩn quanh trong thế giới văn xuôi. Nói thẳng ra, tôi cũng biết làm thơ lai rai. Và cũng thích đọc thơ của những tác giả khác. Đọc hết. Từ những tên tuổi chưa quen cho tới những tác giả lừng lẫy của văn chương miền Nam thời bấy giờ. Lẽ đương nhiên, có đọc thì có yêu thích, có chau mày phân vân, có mỉm cười từ chối. Bấy giờ, con dế trong tôi đã trổ hoa văn trên đôi cánh mỏng, và bắt đầu tập tành góp tiếng gáy đầu tiên giữa cánh đồng thơ mênh mông, trong đêm dài tình tự cùng chữ nghĩa. Từ Làng Văn, Văn Học, Văn, Thế Kỷ 21, cho tới bây giờ là Da Màu, Diễn Đàn Thế Kỷ, Litviet, Văn Việt, Văn Chương Việt.

 


Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

VOA Tiếng Việt: Cái cúi đầu của Thủ tướng Suga và tương lai quan hệ Việt-Nhật

Hình ảnh Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cúi đầu tưởng niệm trước lăng của cố lãnh tụ Hồ Chí Minh ở Hà Nội gợi ra những nhận định về mối quan hệ tương lai giữa Nhật và Việt Nam dưới thời của người tiền nhiệm của Thủ tướng Shinzo Abe.

Hình ảnh Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cúi đầu trước vòng hoa đặt tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Hà Nội trong chuyến thăm vừa qua của ông đang được nhiều người Việt chia sẻ trên mạng xã hội. Một cử chỉ “kính cẩn” của tân thủ tướng Nhật Bản đối với cố lãnh tụ cùng những người lính đã hy sinh của Việt Nam và một thoả thuận quốc phòng vừa đạt được giữa hai nước sẽ là những dấu hiệu gì cho một mối quan hệ Việt-Nhật đang ngày càng gắn kết hơn vì những lợi ích chung, đặc biệt trước các xung đột trên biển với Trung Quốc.

Tân Thủ tướng Nhật Bản vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau khi nhậm chức. Ngoài việc gặp các nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam – gồm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – ông Suga còn tới thăm nhà sàn và ao cá của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Bình, Hà Nội. Nhưng hình ảnh được nhiều người Việt chú ý và chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội là việc người đứng đầu chính phủ Nhật Bản viếng thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cúi rạp người trước vòng hoa đặt bên ngoài lăng cũng như tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ ngay gần quảng trường Ba Đình.

Vũ Kim Hạnh: Bần thần với ảnh (vệ tinh) rừng Việt Nam tại Ngã ba Đông Dương

Ảnh vệ tinh: Vòng đỏ là Ngã ba Đông Dương


Về một phần hiện trạng quản lý và phát triển rừng của Việt Nam, cứ quan sát ngã ba Đông Dương để tự cảm nhận. Trong tấm ảnh chụp vệ tinh cột mốc ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia mà tờ điện tử Một Thế Giới lấy vào ngày 20.10.2020, bố cục có phân mảng rõ ràng. Phía bên phải tấm hình tức khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam thì đó là nền vàng đốm xanh, không thể hiện một thảm xanh thực vật. Tương phản là phía trái tấm hình với màu xanh ngắt bên phía Lào và Campuchia. Thảm rừng hai nước bạn vẫn xanh tươi còn bên nước mình thì như thế đó!

Trang Kinh tế môi trường ngày 15.10.2020 ghi nhận: Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016 - 2019, diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 7.283ha, tức mỗi năm Việt Nam mất đi 2.430ha rừng.

Theo nhận định của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Còn theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Luật sư Ngô Ngọc Trai: Sự lạc hậu của Nghị định 64/2008/NĐ-CP

Sau một tuần kêu gọi cứu trợ người dân bị lũ lụt, ca sĩ Thủy Tiên đã vận động được 100 tỷ đồng. Số tiền rất lớn trong thời gian ngắn, cho thấy tiềm năng rất lớn về hiệu quả vận động tiền cứu trợ của những thực thể “ngoài nhà nước”.

Điều này đòi hỏi một sự rà soát lại quy định pháp luật, và thúc đẩy tạo lập hành lang pháp lý bảo hộ cho những hoạt động cứu trợ như của ca sĩ Thủy Tiên.

Hiện tại vấn đề vận động đóng góp cứu trợ thiên tai lũ lụt, hiện đang được điều chỉnh bởi Nghị định 64/2008/NĐ-CP của chính phủ về “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.

Qua tìm hiểu thì thấy nội dung văn bản này quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Cụ thể nghị định 64 quy định chỉ những cơ quan đơn vị có tính nhà nước sau mới được tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ.

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định của chính phủ.

3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

4. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Còn theo thông tư 72/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính thì còn có thêm quy định về các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài thì được tiếp nhận tiền hàng cứu trợ, nhưng không được phân phối đến cho tổ chức cá nhân, trừ trường hợp hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã rõ đối tượng địa chỉ.

Hoàng Hoành Sơn: Thủy điện và mưa lũ miền Trung

Mưa lũ gây ngập lụt ở Quảng Bình. Ảnh chụp màn hình từ Vietnamnet.

Báo Thanh Niên, ngày 10/10, có bài: “lũ chồng lũ vì thủy điện điều tiết”. Bài viết cho biết, hầu hết các hồ thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia (Quảng Nam) hôm qua 10.10 đều ở mức trên mực nước đón lũ. Cả 3 thủy điện A Vương, Đak Mi 4, Sông Bung 4 đều phải xả nước điều tiết lũ xuống hạ du, khiến “lũ chồng lũ” (1).

Đấy chỉ mới tính riêng khu vực Quảng Nam. Nếu tính cả Huế, Quảng Trị và Quảng Bình do mưa lũ kèm theo sạt lở đất mấy ngày gần đây sẽ thấy tình trạng thê thảm hơn bội phần. Lũ đặc biệt lớn trên sông Kiến Giang (Lệ Thủy - Quảng Bình) vượt mức lũ lịch sử năm 1979, làm nhiều người chết.

Mưa lũ và sạt lở đất khiến số người tử vong ở 10 tỉnh miền Trung và Tây nguyên tăng lên 102. Số người mất tích là 26. Tối 19/10, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai thông tin, ba tỉnh thiệt hại về người nhiều nhất là Quảng Trị 48 người, Thừa Thiên Huế 27 người và Quảng Nam 11 người. Đến 16h chiều nay, ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có 166.780 ngôi nhà đang bị ngập, đã sơ tán hơn 28.900 hộ với khoảng 90.900 người. 924 ha lúa, 106.616 ha hoa màu bị ngập lụt, thiệt hại, 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi (2).

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Ngô Nhân Dụng: Tôi không thể nói chuyện với nhà tôi!

Một ông bạn than thở: “Tôi không thể nào nói chuyện với vợ tôi được!” Một bà cũng than, “Tôi không thể nói chuyện với ông chồng tôi nữa!”

Chuyện gì vậy?

Bầu cử!

Thử tưởng tượng những cảnh như vầy có đáng giận không:

Ông chồng bước vào nhà, bà vợ đang coi ti vi. Ông đứng lại, quay đầu, mở cửa đi ra. “Ủa, anh mới về lại đi đâu vậy? Ra ngoài hút thuốc hả?” “Lát anh sẽ vào. Anh không muốn nghe cái thằng đó nữa!”

Một bà vợ khác, nghe chồng gọi: “Em ơi! Ra coi nè! Người đông như kiến ấy!” Bà từ bếp đi ra, ngó cảnh người ta đi biểu tình, phán ngay: “Thì đúng là một lũ kiến rồi, đâu cần nói ‘giống-như’ nữa!” Chưa hả bụng, bà giải thích thêm: “Một lũ kiến không đầu óc, chỉ theo bản năng cắm đầu mà đi!”

Chúng tôi hy vọng quý vị không phải lâm vào những tấn kịch bi hài đó! Chắc sẽ phải tìm sốthống kê coi trong những năm dân Mỹ đi bầu tổng thống thì các vụ ly thân, ly dị có tăng lên không, và tăng thêm bao nhiêu phần trăm. Nhưng có những cặp vợ chồng đang vui vẻ, đầm ấm bỗng dưng giận nhau thì năm nay chắc nhiều hơn các năm trước, kể cả năm 2016! Họ không đòi li dị, chỉ ngưng trò chuyện, hoặc né tránh, không muốn nhìn cái mặt nhau nữa.

Tôi có quen một cặp vợ chồng người Mỹ, tổ tiên đã từ Âu châu qua đây trên hai thế kỷ. Người con của họ kể với tôi: “Bố tôi bỏ phiếu cho một đảng. Mẹ tôi theo đảng khác. Hai cụ không bao giờ nói họ bầu cho ai. Nhưng tôi có thể đoán được.”

Văn Phúc (báo SGGP): Thủy điện nhỏ, tác hại lớn

Những ngày này, người dân miền Trung gồng mình chống chọi với những đợt mưa lũ lịch sử liên tiếp, đã chịu thiệt hại nghiêm trọng cả người và tài sản. Nguyên nhân chính được lý giải là bởi thiên tai ngày càng cực đoan và khó lường. Nhưng đâu chỉ có thế! Hàng loạt thủy điện nhỏ xả lũ cấp tập, khiến những dòng nước cuồn cuộn thêm xiết, cuốn phăng mọi thứ trên đường từ thượng nguồn đổ về hạ du. 

Tác hại của thủy điện nhỏ (dưới 30MW) không phải bây giờ mới được đề cập. Theo Bộ Công thương, sau khi có Nghị quyết 62 của Quốc hội (về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện), trong 8 năm liên tục (từ năm 2012 đến năm 2019), cơ quan này đã phối hợp với UBND các tỉnh rà soát, loại khỏi quy hoạch 479 dự án thủy điện nhỏ, 213 vị trí tiềm năng thủy điện, 8 dự án thủy điện bậc thang… Riêng từ ngày 1-1-2019 đến nay, Bộ Công thương chưa cho phép bổ sung các dự án thủy điện mới vào quy hoạch.

Tuy nhiên, trên thực tế, thủy điện nhỏ vẫn đang mọc tràn lan. Theo kết quả rà soát, đến nay, số lượng thủy điện nhỏ đã đưa vào vận hành phát điện là 342 công trình (tổng công suất 3.582MW), số lượng đang tiếp tục được thi công xây dựng là 158 dự án (2.122MW); khoảng 300 dự án (3.121MW) đang được nghiên cứu đầu tư; chưa nghiên cứu đầu tư là 69 dự án (hơn 622MW).

Đáng báo động hiện nay là tình trạng lách luật của địa phương và chủ đầu tư khi các dự án thủy điện được xé nhỏ để dễ dàng cấp phép, chấp thuận đầu tư. Theo quy định, chủ tịch UBND các tỉnh có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép, bổ sung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ. Vì thế, mặc dù “ở trên” đã loại bỏ gần 500 dự án và hơn 1 năm nay không bổ sung dự án mới vào quy hoạch nhưng “ở dưới” vẫn đang đua nhau điều chỉnh, bổ sung, cấp phép cho thủy điện nhỏ. Các thống kê cho thấy, cứ 1MW thủy điện là mất 10-14,5ha rừng. Trung bình mỗi dự án thủy điện nhỏ hình thành sẽ có 125ha rừng bị xóa sổ. Như thế, với hơn 500 dự án thủy điện nhỏ đã được phê duyệt như hiện nay, chúng ta đã phải đánh đổi 57.000ha rừng. 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lenin & Cuộc Cách Mạng Tháng Mười



Duyên nợ của Lenin với đất nước Việt Nam, xem ra, mặn mà hơn ở bất cứ một nơi nào khác. Ngay tại chính quê hương của mình, có lẽ, ông cũng không bao giờ được nhi đồng Liên Xô dành cho những câu thơ ưu ái đến như thế này đâu:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam

Tượng đài Lenin được dựng tại nhiều nơi, tên của ông được đặt cho không ít những đường phố trên thế giới nhưng (chắc chắn) chỉ ở Việt Nam nó mới trở thành địa danh của sông/suối mà thôi: 

Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà

(2/1941 -Thơ Hồ Chí Minh, NXB Nghệ An, 2005)

Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng chưa hết!

Tú Anh (mục Điểm Báo của RFI): “Liên Minh Trà Sữa” chống đảng Cộng Sản Trung Quốc

Trận Đài Loan đã bắt đầu, kiều dân Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc bắt làm con tin, giới trẻ Á châu hình thành một liên minh vì dân chủ và chống đảng Cộng Sản Trung Quốc là những chủ đề châu Á trên báo Pháp hôm nay bên cạnh hai hồ sơ đang làm nước Pháp lao đao : đại dịch Covid-19 và khủng bố Hồi giáo ở học đường.

Trên trang nhất, Le Monde đưa hai tựa lớn mở đầu cho các bài tường thuật dài ở các trang trong : “Chính phủ đáp trả hành động khủng bố”, hồ sơ đặc biệt “Damas cất giấu vũ khí hóa học trước mũi Tây phương”. La Croix và Le Figaro chia sẻ tâm trạng bi quan của giáo chức Pháp : “Học đường đối phó theo khả năng” và “Trước áp lực của Hồi giáo cực đoan, giáo chức bày tỏ tâm trạng hoang mang”.

Đại dịch Covid ngày một lan rộng với vận tốc mãnh liệt. Mỗi nước đối phó một cách và vẫn chưa phối hợp nhịp nhàng. Bi thảm nhất vẫn là châu Mỹ đang đối mặt với đợt 3, phóng sự của Les Echos.

Giới trẻ châu Á đoàn kết lại


Với tựa nhìn qua như chuyện đùa “Liên Minh Trà Sữa vì Dân chủ ở châu Á”, nhật báo Công Giáo đưa độc giả vào cội nguồn của phong trào tranh đấu từ Hồng Kông, Thái Lan cùng với tinh thần đồng tâm của Đài Loan và đồng cảnh ngộ của Việt Nam.

Từ tháng Tư năm nay, đứng trước áp bức của Trung Quốc và chính trị độc đoán, giới trẻ tranh đấu ở Hồng Kông và Thái Lan hợp chung với nhau trong một liên minh lấy tên là “Liên Minh Trà Sữa” (Milk Tea Alliance). Qua Liên Minh này, thế hệ trẻ muốn hỗ trợ nhau trong cuộc tranh đấu vì chủ đích chung là nền dân chủ. Phát sinh từ mạng xã hội, phong trào đặc biệt này vừa được Ấn Độ gia nhập, phát huy khắp châu Á. Một số nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam, bất bình Trung Quốc làm cạn khô dòng nước sông Mêkông cũng vừa nhập cuộc cùng mục tiêu chống đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Mai Bá Kiếm: Thừa Thiên – Huế: 15 sông chính gánh 33 thủy điện, chịu đời sao thấu?

Dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được khởi công từ quý 2/2016, dự kiến hoàn thành quý 4/2018, nhưng đến quý 4/2020 vẫn chưa xong, mà còn bị sạt lở nửa quả đồi, vùi lấp Nhà điều hành Dự án làm 17 công nhân mất tích.

Đoàn cứu hộ chưa đến hiện trường để cứu nạn lại gặp nạn. Khi Đoàn ngủ qua đêm tại Trạm Kiểm lâm sông Bồ cũng bị một quả đồi sạt lở vùi lấp, khiến 13 sĩ quan cao cấp và cán bộ tử nạn!

Nhà Điều hành Dự án Rào Trăng 3 và Trạm Kiểm lâm sông Bồ chắc chắn được xây ở nơi cao ráo, có nền hạ vững chắc, không có mạch nước ngầm bên dưới, thế mà hai quả đồi chứa hai công trình này đã tự tan rã vì nước ngầm xói mòn. Núi trơ, đồi trọc mới gây nên hậu quả khôn lường như vậy.

Hai Thủy điện Rào Trăng 3 và 4 cách trung tâm xã Phong Xuân hơn 20 km, mà tuyến đường 71 độc đạo bị mưa lũ sạt lở rất sâu tại nhiều đoạn, khiến đoàn cứu hộ phải đi thuyền tìm kiếm công nhân mất tích và chiều chạng vạng phải về Rào Trăng 4 ngủ, vì nơi nào cũng có khả năng lở đất.

Với công suất 13 MW, nhỏ hơn công suất Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW) 140 lần, nhỏ hơn công suất Thủy điện Trị An (400 MW) 31 lần, nhưng Rào Trăng 3 đạt kỷ lục về số người chết (30 người) và phá kỷ lục về thời gian thi công, nếu so với Thủy điện Đa Nhim có công suất lớn hơn 13 lần (160 MW) được xây trong thời gian chiến tranh, mà chỉ mất 3 năm rưỡi (tháng 4/1961 – tháng 12/1964).

Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 nằm sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, nếu sau này NM hoàn thành, đồi núi xung quanh và đường 71 tiếp tục sạt lở thường xuyên, thì Thừa Thiên Huế đã “mua” 13 MW điện với phí tổn quá khủng.

Sông ngòi ở Thừa Thiên – Huế thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu, có 15 sông chính là: Ô Lâu, Rào Trăng, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, An Nông, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi.

GSTS Nguyễn Văn Tuấn: Trump và khoa học

Tập san Nature và New England Journal of Medicine (NEJM) và tạp chí khoa học phổ thông Scientific American tuyên bố không ủng hộ Trump trong lần bầu cử này. Có thể nói đây là một ngoại lệ vì các lần bầu cử trước, các nhóm xuất bản khoa học này thường giữ vị trí trung lập. Sự 'take side' (thiên vị chánh trị) của họ làm nhiều người trong giới khoa học ngạc nhiên..
Năm nay, một số người trong giới khoa học và xuất bản khoa học không ủng hộ ông Trump. Vài tuần trước, một nhóm gồm 81 khôi nguyên Nobel vật lí, hoá học và y học tuyên bố rằng họ ủng hộ ông Biden, vì họ cho rằng ông Biden xem trọng khoa học trong việc hoạch định chánh sách công [1]. Họ không nói thẳng ra, nhưng ủng hộ ông Biden cũng có nghĩa là không ủng hộ ông Trump. Tuy nhiên, các vị khôi nguyên Nobel lên tiếng rất thường xuyên về những vấn đề chánh trị - xã hội, nên chẳng ai ngạc nhiên khi họ lên tiếng lần này. Đó chỉ là ý kiến cá nhân của vài người.

Nhưng ngạc nhiên là sự thiên vị chánh trị của các tập san khoa học. Hôm 8/10, tập san y học lừng danh NEJM công bố một bài xã luận nhan đề "Dying in a Leadership Vacuum" [2] do tổng biên tập viết kêu gọi thay đổi lãnh đạo Hoa Kì. Trong bài xã luận viết rất hay [về văn chương], có những phê phán nặng nề chánh phủ Trump là "bất tài một cách nguy hiểm" (“dangerously incompetent”) và qui trách nhiệm cho chánh phủ về cái chết của hàng vạn người vì dịch Covid-19. Bài xã luận không nói ông Trump là bất tài, và cũng chẳng lên tiếng ủng hộ Biden, nhưng hàm ý thì ai cũng biết là ủng hộ Biden.

Trong tuần qua, tập san khoa học nổi tiếng Nature cũng ra tuyên bố ủng hộ Biden. Bài xã luận có tựa đề "Why Nature supports Joe Biden for US president" [3] trên Nature còn viết nặng nề hơn bài trên NEJM. Không như NEJM, Nature nói thẳng là họ ủng hộ Biden làm tổng thống. Nature đánh giá những chánh sách của chánh phủ Trump là đáng xấu hổ ('shameful') là "chống khoa học" (anti-science).

Minh Anh (RFI): Vì sao Nga đặt cược nhiều vào Donald Trump ?

Cặp đôi ứng viên Biden-Trump đang trong giai đoạn nước rút khi ngày bầu cử chỉ còn có hai tuần. Cũng như bao chế độ chuyên chế khác như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, nước Nga của ông Vladimir Putin đặt cược nhiều vào nhà tỷ phú Donald Trump, bất chấp những thất vọng nối lại quan hệ Nga-Mỹ.

Nếu được tham gia bỏ phiếu vào ngày 03/11/2020, điện Kremlin có lẽ sẵn sàng “dành phiếu cho Donald Trump”. Bất chấp những thất vọng và những bất định về chủ nhân Nhà Trắng hiện nay, tại Matxcơva, giới quan sát tin chắc rằng “Biden đắc cử sẽ còn tồi tệ hơn” bởi vì khác với Donald Trump, “giữa Joe Biden và Vladimir Putin, còn tồn tại một sự ghét cay ghét đắng” như lời nhận xét của ông Vladimir Vassiliev, nhà nghiên cứu về Hoa Kỳ và Canada, Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga, được Le Figaro (17/10/2020) trích dẫn.

Với ứng viên đảng Dân Chủ, Joe Biden, thất bại của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 là một mối hận khó phai. Chiến dịch tấn công của tin tặc Nga nhắm vào bà Hillary Clinton, đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử đã góp phần tạo nên thắng lợi cho chủ nhân Nhà Trắng hiện nay.

Ông Biden trong suốt chiến dịch vận động tranh cử không ngừng chỉ trích thái độ “thân thiện” của ông Donald Trump đối với nguyên thủ Nga. Ứng viên đảng Dân Chủ còn không quên nhắc lại rằng “Hoa Kỳ lẽ ra đã phải trừng phạt Nga vì sự can dự của nước này trong cuộc bầu cử năm 2016”.

Thế nên, vẫn theo chuyên gia Vassiliev, nếu ông Biden có đắc cử, ông ấy có thể  “chìa tay với Iran, Cuba, Trung Quốc hay trong một chừng mực nào đó là Bắc Triều Tiên nhưng nước Nga với ông ấy là không thể nào giao du được.”

Chính vì điều này mà giới tài chính tại Matxcơva xem cuộc bầu cử Mỹ 2020 và khả năng thắng cử của ông Joe Biden như là một yếu tố quan trọng làm suy yếu đồng rúp, rớt giá đến 20% kể từ đầu năm nay (78 rúp cho một đô la trong tuần này, so với 62 rúp/đô la hồi tháng Giêng năm 2020).

Trương Châu Hữu Danh: Nhà gỗ và xác dân

Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xoá sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh “che bộ đội, vây quân thù”. Sau chiến tranh thì rừng mất sạch.

Rừng đi đâu? Vào nhà đại gia. Nhưng đại gia mê gỗ, còn thua xa cán bộ. Trong một tháng, chúng tôi đã đi khắp các cánh rừng Tây Nguyên, từ Đắk Nông đến Đắk Lắk, Gia Lai rồi Kon Tum, Lâm Đồng, đâu đâu cũng thấy cảnh rừng bị tàn sát. Sau lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nạn phá rừng vẫn tràn lan.

Gỗ ở K’Bang (Gia Lai) vẫn ào ạt chạy ra khỏi rừng dù từ rừng ra ngoài chỉ có con đường độc đạo, có barie chắn ngang của lực lượng kiểm lâm; Gỗ ở Ngọc Hồi, Sa Thầy (Kon Tum) cũng ồ ạt chạy ra khỏi rừng cả ngày lẫn đêm – dù muốn qua chốt chặn phải “bay lên trời” mới thoát.

Những người bị mang danh là “lâm tặc” than thở với chúng tôi, sau lệnh cấm, gỗ vẫn bị đốn hạ, chỉ có tiền bôi trơn là tăng lên, và thu nhập của lâm tặc giảm xuống. Những ngày đi rừng, nhóm phóng viên không quen rừng thiêng nước độc, ai cũng trầy xước khắp người do té ngã, do cây cào, do muỗi vắt đốt chi chít…

Có vào rừng mới thấy, “lâm tặc” ở tầng mức thấp nhất có đời sống khốn khổ dưới đáy xã hội. Trung bình, mỗi ngày họ kiếm được vài trăm ngàn đồng, nhưng chi phí trong rừng đắt đỏ, lâm tặc nào cũng nghèo xơ xác. Họ là thành phần khốn khổ khốn nạn, đổ mồ hôi và máu chỉ để kiếm cơm sống qua ngày.

Tại một huyện nghèo khác của tỉnh Đắk Lắk, dân cư chủ yếu là người Ê Đê, Gia Rai, các đời lãnh đạo huyện đều kiên quyết chống lại lâm tặc. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Chủ tịch huyện là người liên tục kêu gọi bảo vệ rừng, chống lâm tặc vì đây là địa bàn diện tích rừng rất lớn. Ông liên tục chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, công an triệt phá lâm tặc.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Nguyễn Quang Dy: Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide

Ngày 16/9/2020, ông Suga Yoshihide (chủ tịch đảng LDP) đã chính thức trở thành thủ tướng Nhật Bản (với kết quả bỏ phiếu là 314/462). Ông là thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản (đến tháng 9/2021 sẽ phải bầu cử lại). Có thể nói, chính phủ Suga là sự nối tiếp của chính phủ Abe mà không có Abe. Ông Suga sẽ tiếp tục chính sách kinh tế của ông Abe (Abenomics) và chính sách đối ngoại của chính phủ Abe: Nhật là đồng minh số một của Mỹ ở Đông Á, có quan hệ gắn bó với ASEAN theo tầm nhìn Indo-Pacific, và có quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc. Cũng như ông Abe, ông Suga cũng chọn Việt Nam là nước đầu tiên để đến thăm (18-20/10) với cương vị Thủ tướng. Nhưng tại sao Tokyo lại chọn Việt Nam và Indonesia?

Thứ nhất, ông Suga không thể đi thăm Mỹ vào lúc này khi có đại dịch và cuộc tranh cử đầy kịch tính bước vào giai đoạn cuối (showdown). Đi thăm ASEAN là lựa chọn tốt nhất lúc này, khi đối đầu Mỹ-Trung tại Biển Đông tăng lên. Việt Nam là chủ tịch ASEAN, có vị trí chiến lược quan trọng và nhạy cảm tại Biển Đông, trong khi Indonesia là nước lớn nhất ASEAN, và thành viên nhóm G-20. Việt Nam và Indonesia có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trong ASEAN. Hai nước này là cái đê ngăn Trung Quốc bành trướng xuống phía Nam. 

Thứ hai, chuyến thăm này của ông Suga tiếp theo cuộc họp ngoại trưởng bốn nước “Bộ Tứ” (Quad) tại Tokyo (6/10) tập trung bàn về tình hình căng thẳng ở khu vực Indo-Pacific và trật tự quốc tế sau đại dịch Covid-19. Cuộc họp không có tuyên bố chung vì quan điểm các nước khác nhau, và “Bộ Tứ” chưa có cơ chế làm việc chính thức (informal). Đây là cuộc họp ngoại trưởng “Bộ Tứ” lần thứ hai, sau cuộc họp lần đầu tại Washington (9/2019). 

Trong bối cảnh các nước phải tập trung đối phó với đại dịch, Trung Quốc tranh thủ thời cơ để tăng cường gây sức ép tại Biển Đông. Các nước Mỹ, Canada (Bắc Mỹ) Anh, Pháp, Đức (Tây Âu), Nhật, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc (Châu Á) đang liên kết để đối phó với đại dịch, và hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc. Trong khi Mỹ triển khai chủ trương “tách đôi” (decoupling) thì Nhật cũng đa dạng hóa chuỗi cung ứng (supply chain).

Ngô Nhân Dụng: Mỹ cần chứng tỏ quyết bảo vệ Đài Loan

Muốn làm cho Tập Cận Bình nản chí, chỉ có một cách là chính phủ Mỹ phải chứng tỏ vẫn giữlời cam kế bảo vệ Đài Loan. Hình BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images

Ông Tập Cận Bình xuống Quảng Đông dự lễ kỷ niệm 40 năm Thẩm Quyến “đổi mới kinh tế;” ông ca ngợi quá trình “tư bản hóa” đã biến một ngôi làng nghèo nàn thành một đầu tầu cho kinh tế Trung Quốc.

Nhưng ông Chủ tịch Trung Cộng cũng nhân chuyến đi này lên tiếng đe dọa Đài Loan, với ngầm ý dọa cả Mỹ. Khi tới thăm lữ đoàn Thủy quân Lục chiến đóng tại thành phố Triều Châu, Quảng Đông, Tập Cận Bình hiệu lệnh cho binh sĩ phải “dồn tâm trí và nỗ lực sẵn sàng tham chiến!”

Tập không nói “giải phóng quân” sẽ tham dự cuộc chiến tranh nào. Nhưng ông hé lộ cho mọi người thấy một ẩn ý khi nhấn mạnh đến hành động tiến chiếm bờ biển địch quân. Tập nói rằng các các toán quân “đổ bộ” có trách nhiệm trọng đại để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, quyền hải hành của quốc gia, và “các quyền lợi ở hải ngoại.”

Những lời hiệu triệu Tập Cận Bình thốt ra có thể là lời lẽ bình thường của bất cứ người nào đóng vai tổng tư lệnh quân đội một quốc gia. Nhưng đây là một trường hợp đặc biệt. Vì ba ngày trước đó, một lữ đoàn tên lửa thuộc Quân khu Miền Bắc của Trung Cộng đã thao diễn trong vùng Vịnh Bột Hải. Đây là lần đầu tiên quân Trung Cộng bắn loại hỏa tiễn HJ-10, đặt trên xe di động, và họ dùng vũ khí thật chứ không phải đồ giả để tập trận. Hồng Tiễn – 10 là loại hỏa tiễn có thể điều khiển trong lúc bay, và có thể chống lại những thiết giáp M1A2 Abrams của Mỹ. Cuộc tập trận này diễn ra đúng ngày 10 tháng 10, trong lúc Đài Loan đang cử hành ngày Quốc Khánh của Trung Hoa Dân Quốc, và sau khi chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ bán thêm 100 chiếc xe tăng M1A2 Abrams cho Đài Loan.

Nguyễn Hùng (VOA Blog): Sách giáo khoa - Tôi có ba cháu học ở Anh mà chưa bao giờ thấy sách giáo khoa

Sách giáo khoa mới của nhóm Cánh Diều do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên đã gây ra trận bão lớn trên mạng xã hội khiến cả thủ tướng lẫn phó thủ tướng phải yêu cầu kiểm tra và xử lý nếu có sai phạm. Theo tin mới nhất trên báo Tuổi Trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhóm tác giả chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung trong sách. Đây được cho là lần đầu tiên tư nhân đứng đằng sau bộ sách giáo khoa ngàn tỷ cho ngành giáo dục.

Nhân trận bão mạng mà trong đó có cả tin giả được tung ra để nhắm vào bộ sách mới, tôi nghĩ lại và thấy dù đã có ba cháu học phổ thông cơ sở ở Anh mà tôi chưa một lần nhìn thấy bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào. Các trường tiểu học ở Anh chủ trương học ở trường là đủ, về nhà chỉ cần đọc thêm chừng 15-30 phút nữa nếu được. Họ cũng không bắt buộc phải đọc gì nên các bậc phụ huynh có thể tuỳ thích chọn sách cho con cái mình đọc hoặc đọc cho con nghe. Nếu không trường cũng không bắt.

Cả ba cháu nhà tôi trong cặp thường chỉ có độc cuốn sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, cùng lắm cộng thêm một quyển sách mượn miễn phí từ trường. Đó thường là sách do các tác giả khác nhau viết và do nhà trường tự chọn mua về cho các cháu từ ngân sách được chính quyền địa phương cấp. Các bậc phụ huynh không bao giờ bị buộc phải đóng bất cứ một đồng nào để mua sách vở hay xây dựng trường. Thỉnh thoảng muốn có tiền mua thêm iPad hay các thiết bị khác, trường lại có thư kêu gọi các phụ huynh đóng góp và đây là khoản hoàn toàn tự nguyện. Năm ngoái tôi đóng có 25 bảng mà đã được coi là khoản đóng góp tương đối và cháu nhà tôi, khi đó học lớp ba, nhận được thư từ lãnh đạo trường ghi nhận khoản đó.

Cũng phải giải thích thêm ngoài thuế thu nhập, người dân Anh còn phải đóng thêm thuế cho hội đồng địa phương để họ chi trả cho các dịch vụ công trong đó có giáo dục. Đây là lý do mà con nhà giàu hay nhà nghèo đều được hưởng giáo dục hoàn toàn miễn phí cho tới khi các cháu tới 18 tuổi. Sách vở từ mẫu giáo tới hết lớp 13 cũng được nhà trường trang bị chứ không phải mua.

Bùi Văn Phú: Chọn Tổng thống Trump hay Phó Tổng thống Biden

Các liên danh tranh chức tổng thống trên phiếu bầu ở California (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Chưa đầy ba tuần nữa là đến ngày tổng tuyển cử 3/11. Sôi nổi nhất là tranh chức lãnh đạo Hoa Kỳ với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đại diện cho Đảng Cộng hoà tái tranh cử, gặp đối thủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden đại diện cho Đảng Dân chủ.

Ngoài ra cùng tranh chức tổng thống còn có 4 liên danh nữa, đại diện cho bốn đảng khác cũng có tên trên phiếu bầu.

Năm nay vận động tranh cử được truyền thông chú ý nhiều nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 vì nó đã làm kinh tế đình trệ, đảo lộn mọi sinh hoạt đời sống từ xã hội, giáo dục đến giải trí, tôn giáo.

Đại hội đảng và những buổi vận động tranh cử đã bị nhiều giới hạn. Trong hai ứng cử viên, ông Trump không quan ngại nhiều đến lây lan Covid nên thường gặp mặt cử tri, trong khi ông Biden e dè và ít gặp hơn.

Đó là khác biệt lớn nhất trong chính trị bầu cử năm nay vì chủ trương phòng chống Covid của hai đảng. Đảng Cộng hoà không muốn vì Covid mà phong toả kinh tế toàn bộ và lâu dài, ông Trump và nhiều thống đốc cộng hoà muốn đưa sinh hoạt trở lại bình thường càng sớm càng tốt.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Trần Doãn Nho: Louise Glück, nhà thơ nữ Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Văn Chương 2020


Nhà thơ Louise Glück. (Hình: AP Photo/Susan Walsh)

Hai năm sau ngày Olga Tokarczuk, nhà văn nữ Ba Lan đoạt giải Nobel văn chương 2018, Nobel văn chương2020 lại được trao cho một cây bút nữ, Louise Glück, một trong những nhà thơ lớn của văn chương đương đạiHoa Kỳ. Đây là cây bút nữ thứ 16 đoạt giải Nobel văn chương kể từ khi giải này được thành lập vào năm 1901.

Khi loan báo trao giải Nobel cho Louise Glück, ông Anders Olsson, chủ tịch Ủy Ban Nobel, ca ngợi “giọng thơ hết sức giản dị” của bà, “nhất là những bài thơ chạm vào cốt lõi của cuộc sống gia đình.” Giọng thơ đó “không lẫn vào đâu được. Nó bộc trực và kiên quyết, nhưng đầy hài hước và dí dỏm cay đắng.”“nét đẹp giản dị mộc mạc khiến cho hiện hữu cá nhân trở thành phổ quát,” theo Olsson.

Giải Nobel Văn Chương năm nay trị giá khoảng $1,125,000.

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại được Adam Smith, trưởng Ban Truyền Thông Giải Nobel(Chief Scientific Officer of Nobel Media), thực hiện ngay sau khi giải được loan báo, Louise Glück cho biết cảmnghĩ đầu tiên của bà là sợ mất bạn bè.

“Tôi không biết. Cảm nghĩ đầu tiên của tôi là tôi sẽ chẳng còn bạn bè nào cả, vì hầu hết bạn bè tôi đều là nhà thơ nhà văn.” Theo bà, đây là một giải mà bất cứ nhà thơ ngoại hạng nào của Mỹ cũng mong ước. “Khi nghĩ đến những nhà thơ nhà văn Mỹ không đoạt giải, quả là một điều làm họ nản chí.”

Đỗ Lai Thúy: Phan Khôi - Thầy cãi

Tranh cãi là mẹ của chân lý
TỤC NGỮ NGA

Quảng Nam hay cãi..
TỤC NGỮ VIỆT

Báo chí Việt Nam trước năm 1945 rất nhiều tranh luận. Và những tranh luận đó hầu hết nếu không doPhan Khôi khởi xướng thì ít nhất cũng dính dáng đến ông. Ta hãy chỉ kể ra một số cuộc:

- Tranh luận về luân lý Truyện Kiều.

- Tranh luận về vấn đề Quốc học.

- Tranh luận về Nho giáo và cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim.

- Tranh luận về duy tâm và duy vật.

- Tranh luận về chế độ phong kiến ở Việt Nam.

- Tranh luận về vấn đề thơ cũ thơ mới.

Và Phan Khôi cũng “đọ bút” với rất nhiều “cao thủ” như Trần Huy Liệu, Phạm Quỳnh, Lê Dư, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Hải Triều, Trịnh Đình Rư, Nguyễn Tiến Lãng..

Nhưng, có lẽ, điều quan trọng nhất là trong các cuộc tranh luận với các đồng nghiệp của mình, nhiều vấn đề quan trọng, mới mẻ đã được Phan Khôi nêu ra và giải quyết. Như vấn đề tranh luận về quốc học: Hiểu thế nào là quốc học? Nước ta có quốc học không? Làm thế nào để chấn hưng quốc học? Như Phan Khôi đã là người đầu tiên đặt vấn đề nước ta có chế độ nô lệ không? Có chế độ phong kiến không? Và cần phải phân biệt cái vẫn gọi là chế độ phong kiến của ta với cái Féodalisme của châu Âu... Như Phan Khôi là người hết sức chống lại Tống nho, đặc biệt là lý thuyết Tống nho trong vấn đề phụ nữ cải giá. Ông cũng là một trong những người đầu tiên dám để cập đến vấn đề “Người Việt Nam xấu xí”, tức nêu và phê phán những nhược điểm trong tâm tính, ứng xử của người Việt để mong họ tiến bộ. Còn trong việc tranh luận thơ mới thơ cũ thì Phan Khôi, chẳng những là người ủng hộ Thơ Mới mà còn là một người mở đầu của phong trào này với bài thơ Tình già...

Hòa Đa: Xóm Cầu Ngang

Dân miền Nam dễ dãi trong việc đặt tên người và địa danh. Cha tên Khỏe, con là Mạnh. Cha tên Lúa, đặt cho các con: Dun, Đầy, Bồ, Mừng, Dui... Cứ nghĩ sao, đặt vậy; cũng là cách biểu thị lòng mơ ước của người bình dân. Địa danh cũng vậy, cái gì chỉ ra được cái chung cho nơi đó thì họ gọi tên như vậy: Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình... Tên “chữ” chỉ nằm trên giấy tờ hành chánh. Thành thử trong miền Nam có bao nhiêu chỗ có tên Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình...? - Nhiều lắm, không chừng tỉnh nào, làng nào, xã nào cũng có. Cho nên câu chuyện tôi kể về Xóm Cầu Ngang này cũng có thể giống như bất kỳ Xóm Cầu Ngang nào khác, ở một làng một xã nào đó trong miền Nam, nơi sông rạch chằng chịt. Chỉ cần một cây cầu, bằng xi-măng kiên cố hay chỉ miếng ván, thân cau, cây tre... lung lay, nối hai xóm ở hai bờ con rạch hay con sông nhỏ, cũng có thể làm cư dân quanh đó chấp nhận cái tên “Xóm Cầu Ngang.”

Hồi đó, lúc mới về làm ruộng, tôi vô tuốt trong Ngọn Miễu, sống heo hút một mình, kiểu như chán mọi chuyện, tưởng mình theo gót Lão, Trang; tìm nơi vắng vẻ, có gì ăn nấy, cứ thuận theo thiên nhiên mà sống. Phải chi không vợ con, có lẽ tôi cũng “tu” theo kiểu đó rồi. Ngặt một điều, mấy đứa con ngày càng lớn, tụi nó cũng phải đi học, phải có bạn... không lý gì tôi bắt chúng phải “tu” theo mình. Còn vợ tôi nữa, đành rằng “có chồng thì phải theo chồng, đói no cùng chịu, lạnh lùng cùng cam” nhưng thấy sao mà tội quá. Cho nên, chỉ sau vài năm, tôi sang lại miếng vườn nhỏ ở Xóm Cầu Ngang, rồi dọn về đó, lòng nhủ lòng, đó là do mình “thương vợ thương con”! Bà con trong xóm, thấy tôi có chút chữ nghĩa hơn họ, gọi tâng là thầy, tôi thứ năm, họ gọi chết danh “thầy Năm” cho dù tôi không phải thầy giáo, thầy tụng, thầy ký... gì hết; không mấy người biết tên thật của tôi. Xét cho cùng, có cần gì biết tên họ thật, họ chỉ cần tên gọi để ai cũng nhận biết là được rồi, cần chăng là mấy người làm việc trên xã, nhờ tên thật khai trong đơn xin mua này mua nọ, hay trong hộ khẩu. Cả ấp, chỉ có hai “thầy” thứ thiệt là thầy giáo Lễ dạy ở trường cấp một và thầy y tá Hường phụ trách phòng y tế xã, nhưng cả hai đều ở tuốt ngoài Xóm Đình, cách xóm Cầu Ngang của tôi hơn hai cây số.

Cả xóm chừng ba mươi nóc gia, nối nhau bằng chiếc cầu ngang ba nhịp, nhịp giữa là một thân cau lão, lung lay như răng bà già, vắt ngang con kinh chảy quanh co giữa mấy khu vườn um tùm mấy đám ô rô, cóc kèn, dừa nước mọc dày ken ở hai bờ; nhiều đêm tối trời bơi xuồng, không thấy được mũi xuồng đằng trước. Đúng ra, cầu có tay vịn bằng tre, nhưng

Ấn Bản Oct 15, 2020 • Tập San Việt Học - viethocjournal.com

Lá thư chủ biên 

Kính gửi quý độc giả:

1. Thi ca trữ tình dồi dào của Nguyễn Bính (1918-1966) thuộc trường phái mà mỗ tôi thường gọi đùa là“Hương đồng gió nội” với bản “tuyên ngôn” rất phù hợp là bài thơ Chân quê. Mỗ tôi thích bài thơ này lắm từ lâu. Văn hữu Nguyễn Bảo Hưng ở Paris cũng thích và đã chuyển nó sang tiếng Pháp rất tài hoa. Đọc xong bản nháp cuối cùng của ông, mỗ tôi điện thư chúc mừng và hứa sẽ cũng chuyển bài “Chân quê” sang tiếngAnh, rồi giới thiệu bản chuyển sang tiếng Pháp của Nguyễn Bảo Hưng (2020) và bản chuyển sang tiếng Anh của Đàm Trung Pháp (2020) trên TSVH, bên cạnh nguyên tác của Nguyễn Bính (1936). Nguyễn dịch giả than thở là ông đã “bở hơi tai” về vụ này. Ôi, “thú đau thương” mà, phải không Nguyễn quân?

2. Tha thiết với văn học thế giới như văn hữu Phạm Doanh thì mấy ai sánh nổi! Hàn Lâm Viện Thụy Điển vừa tặng giải khôi nguyên Nobel văn chương 2020 cho nữ thi sĩ Louise Glück người Mỹ ngày 07 tháng 10 thì chỉ 4 ngày sau (11 tháng 10), mỗ tôi giật mình được Phạm dịch giả gửi cho bản chuyển ngữ toàn bộ thi tập A Village Life gồm 47 bài thơ của bà Glück! Lý do để đoạt vinh dự lớn lao này được Hàn Lâm Viện Thụy Điểnxác định: Bà Glück viết về gia đình và tuổi thơ qua một “giọng văn đặc thù, không ai có thể bắt chước được, đẹp đẽ tuy khắc khổ, mà đã có thể đại đồng hóa mỗi nếp sống cá nhân.” Mời quý vị đọc bài viết đầy hứng khởi Thơ Louise Glück (khôi nguyên Nobel 2020) chuyển sang Việt ngữ của Phạm quân để phối kiểm nhậnđịnh sắc bén của Hàn Lâm Viện Thụy Điển.

3. Trong lúc đọc bài nghị luận Đại cương thi ca Nam Bộ (viết xong năm 1965) của đồng nghiệp Nguyễn Văn Sâm, mỗ tôi thấy mình như một nho sinh lạc đường vào cõi thi ca Nam Bộ, mãi mới mò được lối ra, nhưng hài lòng với chút kiến thức mới khá thú vị. Như thể e ngại mỗ nho sinh thắc mắc, thầy Nguyễn đã viết một ghi chú riêng cho mỗ chủ biên ở cuối bài như sau: 

“Những tác giả trong này làm thơ từ khi Việt Minh chưa thành VC cho nên họ ca tụng chuyện lên đường đánh Tây cứu nước. Lỗi không phải ở họ,


Trân trọng giới thiệu:

 

 

ĐI, ĐỌC và VIẾT

 

Du Ký, Tùy Bút, Tạp Bút

 PHẠM XUÂN ĐÀI

 

404 trang, sách in mầu, giấy trắng

Thiết kế bìa @ Nguyễn Đồng & Nguyễn Thị Hợp

Văn Học Press xuất bản, 9/2020

Ấn phí: $28.00

 

 

 

 

ĐÃ CÓ SÁCH PHÁT HÀNH 

Mua sách qua bưu điện, xin gửi chi phiếu $35 cho:

YẾN TRẦN

9702 Bolsa Ave. #112

Westminster, CA 92683 

 

Liên lạc với tác giả : (714) 839-8746

Email : phamxuandai@yahoo.com



Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press


Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Phạm Tín An Ninh: Đà Lạt Trời Mưa

Hình minh hoạ, ML

Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng thông, phủ mờ khu phố Hoà Bình, và rơi lả tả xuống mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan sắc.

Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.

Tôi đã đến thành phố này nhiều lần. Lần cuối cùng vào mùa Giáng Sinh năm 1970, khi đơn vị tôi may mắn được lệnh về đây phối họp hành quân giữ an ninh cho một khóa Võ Bị làm lễ ra trường. Bao nhiêu năm trong rừng núi tây nguyên gió lạnh mưa mùa, rồi xuống bờ biển Phan Thiết với những động cát trơ trọi nóng như lửa đốt, bất ngờ được về Đà lạt, cho dù chỉ sau một ngày ở thành phố, đơn vị tôi lại được đổ xuống những rừng thông xa tít, nhưng đám lính tráng bọn tôi vẫn có cái cảm giác như được đi nghỉ mát. Người ta nói đúng, Đà Lạt dễ thương như những cô gái với gò má trắng hồng và đôi môi mộng đỏ để ai một lần lên xứ Hoa Đào mà lòng không vấn vương. Đà lạt cũng là nơi có nhiều huyền thoại về những mối tình đẹp và buồn của các cô sinh viên với những chàng trai mang alpha đỏ theo nghiệp kiếm cung, mà tôi đã đọc được trong những bài thơ thật buồn của Lệ Khánh từng vang tiếng một thời... 

Nhưng đó là Đà Lạt của ngày xưa. Còn hôm nay tôi đến Đà Lạt, với ngổn ngang những nỗi buồn nặng trĩu trong lòng, và Đà Lạt bây giờ chỉ là một thành phố chết.

Đông Hương: Có Những Điều Không Làm Răng Quên Huế



Men theo con nước giòng đời
trở về quê Nội thương lời ru em
cuối tuần lên núi hái sim
đầu tuần xuống phố, chân ngoan trường đời

*

Tuổi nào còn lại hôm nay
tuổi ngây thơ đã thôn Đoài... từ lâu
ôi Đồng Khánh, thầy, bạn đâu
nửa đời lưu lạc trời Âu... quên dần

*

Trên vai gánh nhớ ngàn cân
Mệ, Ôn Bà... cõi vĩnh hằng bao năm
những lần lội lụt Kim Long
ghé thăm Bầu Vá, Huyền Trân* dấu mờ

*

Con đường đất đỏ ngày mô
bị thay tên mới...chừ Bùi Thị Xuân

*

Trường Tiền còn dấu vết chân
những Kinh Kha Việt áo bông hoa rừng
Lính về, Huế vui dăm hôm
Lính đi, để lại nỗi buồn... thiên thu

*

Nguyệt Biều, tháng hè tuổi thơ
rủ bạn bắt bướm, tối chờ Mệ ru
thời ô mai thật vô tư
làm chi còn nữa, hao hư... phai dần

*

Bạn bè tôi, bà Nội thương
chết trong biến cố Mậu Thân, đau lòng
mỗi lần về, ghé Huế thăm
dù không muốn khóc, khoé rưng mặn đầy

***

Lính chừ biết còn những ai
và người đã ngự tim tôi mãn đời

***

Men theo giòng nhớ một thời
tim chìm lỉm giữa tơi bời nhớ thương


đông hương
*Đường Huyền Trân Công Chúa

*Song Thao: Cà Cuống

Tôi phải cám ơn ông bạn đã chuyển cho tôi bài viết về cà cuống của tác giả Vũ Thị Tuyết Nhung. Vừa đọc được hai chữ “cà cuống” là đầu óc tôi cuống cả lên. Cả một thời nhỏ dại ùn ùn trở về. Nhưng đọc bài “Cà Cuống” của Vũ Thị Tuyết Nhung trước đã. “Tôi còn nhớ, mẹ tôi thuở sinh thời, cứ vào cữ tháng Bảy mùa thutrở ra đến tháng Mười chớm đông, lúc Người đi chợ Hàng Bè, thi thoảng lại được mấy bà hàng tôm hàng cá quen gọi vào, thầm thì giúi riêng cho mấy con cà cuống mà các bà thường chỉ để dành cho khách ruột sành ăn”. Tác giả Vũ Tuyết Nhung còn nhớ “mùa” cà cuống, tôi thì chịu. Ngày nhỏ ý niệm thời gian chưa vướng vào đầu óc, tôi chỉ nhớ bất chợt vào những buổi tối liên tiếp, cà cuống bay bổ vào những ngọn đèn đường là lúcchúng tôi chạy đuổi theo bắt cà cuống. Cà cuống là con gián cồ, lớn gấp nhiều lần. Vậy mà gián thì chúng tôi sợ mà cà cuống thì chúng tôi…thương, thi nhau chạy theo chộp bằng tay không. Chộp xong, kiếm mấy cành cây khô, nổi lửa, nướng ăn ngay tại chỗ, thơm cách chi!

Cà cuống nướng là thứ ăn lấy được của bọn trẻ chúng tôi. Người lớn ăn khác, trân trọng hơn nhiều. Họ phânbiệt cà cuống đực và cà cuống cái. Chuyện tưởng chỉ có chính con cà cuống mới quan tâm đến, nhưng đực cái cũng là thứ mà các người lớn săm soi đầu tiên khi nắm được chú cà cuống. Bởi vì cà cuống đực mới có bọng nước thơm, thứ quý giá nhất của cà cuống. Mỗi con đực có hai bọng, nhỏ bằng đầu tăm, chứa thứ nước thơm tho. Với cà cuống đực thì thứ nước có mùi thơm này là để dụ con cái. Với con người thì thứ nước thơm này để khoái khẩu. Bởi vì món chi có tí tinh chất này cũng biến thành món ngon được. Từ chén nước mắm chấm rau muống luộc dân dã cho tới những món cao cấp hơn như bún thang, bánh cuốn, chả cá. Người Tràng An chỉ lấy đầu chiếc tăm, chấm vào chiếc lọ nhỏ chứa tinh chất cà cuống một hai chấm là món ăn dậy mùi, thơm ngát. Mỗi người Hà Nội đều có những kỷ niệm với cà cuống. Với tôi là chén bún thang ngày tết. Lòng phơi phới trước giờ khắc tinh khôi của ngày đầu năm, gắp miếng bún thang nhè nhẹ hương cà cuống, thấy tất cả cái tết trong người. Với tác giả Vũ Tuyết Nhung là một thứ cũng rất tết: bánh chưng. “Bao năm nay, từ ngày đi lấy chồng, tôi đã nhiều lần đặt bánh chưng ở các cửa hàng nổi tiếng trong thành phố, hay là tự gói lấy bằng các thứ gạo đỗ, thịt thà thơm ngon nhất, mà sao ăn cứ không được như hương vị bánh chưng mẹ gói lúc

Giang Tử: Hồi ức, hồi ký và sám hối cho kịp bước đi thời đại

Thế hệ cao tuổi đã lỡ trớn, nay viết hồi ký hồi ức để chuyển giao cho hậu thế lớp đàn em. Nếu không kịp thì họ sẽ phải ân hận đến giờ phút chót không nhắm được mắt.

Dẫn luận


Trong vòng hai ba chục năm qua, văn học đương đại có một sự cố gắng thay đổi. Về mặt phản ánh hiện thực đương đại, có lẽ nhà văn nhường sân cho báo chí và thu mình lại.

Xuất hiện hồi ức, hồi ký là thể loại văn học không hư cấu (theo nghĩa rộng là được viết thành văn bản đa dạng) độc đáo mang tính lịch sử.

Hồi ký Trần Quang Cơ về chính trị ngoại giao quan hệ Việt Nam-Trung Quốc-Campuchia.

Hồi ký Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên về nhà tù và số phận nhà văn trong vụ án “xét lại chống Đảng 1967”.

Hồi ký Lê Vân -yêu và sống của diễn viên Lê Vân, kể những chuyện câu chuyện bi hài của đời sống nghệ sĩ, thăng trầm trong chiến tranh và xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh của vị giáo sư hàng đầu làng đại học Việt Nam, kể lại bộ mặt thật của những người quan chức văn nghệ chóp bu, tới Tố Hữu, đôi khi cũng chua chát dành ít dòng về “nỗi khổ đàn ông” của vị chủ tịch Đảng huyền thoại.

Hồi ký Chiều chiều, Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài, về cuộc sống nhà văn, nhà báo trước và sau cột mốc 1945.

Hồi ký Lời ai điếu của nhà báo lão thành Lê Phú Khải về thân phận nhà báo cách mạng.

Hồi ký Nguyên Ngọc của nhà văn lão thành đã từng mang bút danh Nguyễn Trung Thành kể chuyện bi-hài của làng văn miền Bắc miền Nam trước và sau cột mốc bi thảm 1975.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Thu Hằng (RFI): Biển Đông - Lợi / thiệt gì nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa PCA ?

Những đòi hỏi của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông ngày càng bị nhiều nước phương Tây lên án vì trái với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Điều này cho thấy các nước không chấp nhận việc Trung Quốc ngang nhiên khống chế, gia tăng quân sự hóa vùng biển được coi là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.

Ngoài phản đối của những nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc, lần đầu tiên Washington chính thức công bốLập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách tại Biển Đông” vào ngày 13/07/2020. Tiếp theo, Úc vào ngày 23/07 và ba nước châu Âu, Pháp, Đức và Anh vào ngày 16/09, đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc xác định những đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông của Bắc Kinh là “không có cơ sở pháp lý” và “không có giá trị” theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


Bối cảnh hiện nay có thuận lợi cho Việt Nam nếu tính đến việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ? Việt Nam sẽ được gì, mất gì nếu kiện ? Hà Nội có sẵn sàng nhân nhượng để lập mặt trận chung với Philippines đối phó Trung Quốc không ? Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp, tiếp tục trả lời một số câu hỏi của RFI.


Tạp chí Việt Nam hôm nay, 12/10/2020, giới thiệu Phần 2 - "Biển Đông : Lợi - thiệt gì nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa PCA ?".

*****


RFI : Chúng ta đã đề cập phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 tác động như thế nào đến đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Giả  sử Việt Nam kiện những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ra trước Tòa Trọng Tài Quốc Tế, Việt Nam có thể phản đối những điểm nào ?


VOA Tiếng Việt: Các nhà nước độc tài đang ngày càng mạnh bạo?

Việc các nhà nước khét tiếng về đàn áp như Trung Quốc, Nga và Cuba được bầu chọn để phán xử về nhân quyền trên thế giới khiến các tổ chức nhân quyền phẫn nộ trong khi có ý kiến cho rằng chính sách ‘Nước Mỹ trước tiên’ khiến các nước độc tài ngày càng mạnh bạo.

Hôm 13/10, Trung Quốc, Nga, Cuba, Pakistan và Uzbekistan được bầu trong số 15 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Điều này gióng lên hồi chuông báo động với các tổ chức nhân quyền vốn cho rằng việc đàn áp ở các nước đó đe dọa tính hợp pháp của Hội đồng Nhân quyền.

‘Không đủ tư cách’


Cơ quan này lâu nay đã bị chỉ trích là ‘đạo đức giả’ và ‘chính trị hóa’ vì đã đưa đại diện của các nước có những vi phạm nhân quyền trắng trợn vào các vị trí lãnh đạo, theo Al Jazeera.

Luis Charbonneau, Giám đốc phụ trách Liên hiệp quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với Đài Al Jazeera rằng ‘những nước vi phạm nhân quyền hàng loạt không nên được có ghếtrong Hội đồng Nhân quyền’.

“Điều nhức nhối là việc các chế độ chuyên chế như Ả Rập Xê-út, Trung Quốc và Cuba thậm chí còn đủ tư cách ra ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền là sự phỉ báng và là lời lên án đối với chính sự tồn tại của cơ quan nhân quyền này,” ôngThor Halvorssen, chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận Quỹ Nhân quyền (HRF), tuyên bố hồi tuần trước trong thông cáo báo chí được The Hill dẫn lại.

Đinh Hoàng Thắng: Việt Nam với đại dự án “Vành đai và Con đường” (BRI)

Tùy góc nhìn - là lãnh đạo, người dân hay cộng đồng doanh nghiệp - người Việt Nam đánh giá về BRI của Trung Quốc có khác nhau về cả mức độ lẫn sắc thái. Chính sách của Hà Nội đối với dự án thế kỷ này có thể là sự kết hợp linh hoạt giữa các lập trường hưởng ứng, chống lại hay giữ cân bằng.

***

“Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) được Trung Quốc ví như một chuyến tàu tốc hành mà đại quốc này muốn mời gọi các tiểu quốc cùng mua vé đi chung, nhằm xây dựng các mối quan hệ nhiều mặt trong tương lai. Để giải mã được phản ứng của Việt Nam đối với “đại dự án thế kỷ” này và ý đồ chiến lược thật sự của Bắc Kinh, giới nghiên cứu quốc tế và trong nước hiện đang thẩm định dự án từ nhiều góc độ khác nhau.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam vốn được định vị trong nhận thức rằng, nền tảng của bang giao Việt - Trung là hữu nghị và hợp tác. Tuy nhiên, đa số trong giới này vẫn coi Trung Quốc vừa là đối tác vừa là đối tượng. Trừ một số trường hợp đặc biệt - mà tướng An ninh Trương Giang Long có lần nhắc đến - nhìn chung lãnh đạo Việt Nam ý thức được BRI là công cụ để Tàu bành trướng thế lực. Cứ quan sát quá trình kiềm chế Bắc Kinh giành lại quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm của “Bộ Tứ” qua chiến lược “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) từ tháng 11/2017 đến nay thì rõ. Các đại cường còn thế, huống chi là Việt Nam.

Đối với người dân, cảm quan chung về Trung Quốc, trước hết là về BRI khá tiêu cực. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu PEW, 80% dân số Việt Nam coi sự mở rộng sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc là mối đe doạ hàng đầu đối với Hà Nội. Chẳng cần đi sâu vào lịch sử các đợt “chinh phạt” qua hàng ngàn năm, chỉ cần nhìn lại cuộc xâm lăng của Trung Quốc 17/2/1979 và 10 năm xung đột dai dẳng do Trung Quốc khởi xướng cũng đủ để thấy mức độ tàn bạo của chủ nghĩa bá quyền.

Ngày nay, BRI được triển khai trong bối cảnh Trung Quốc lợi dụng đại dịch Vũ Hán để làm mưa làm gió trên Biển Đông. Hẳn nhiên vào thời điểm kinh tế và xã hội Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do Covid-19, nên Việt Nam đã buộc phải nhượng bộ. Bỏ ra trên 1 tỷ USD đền bù cho các đối tác nước ngoài, rút khỏi các các cơ sở làm ăn chính ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam khi bị Trung Quốc chèn ép và xua đuổi.