Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Tuấn Khanh: Ba đoạn văn xưa, gửi người hôm nay



Chỉ còn vài tháng nữa, là đến ngày tưởng niệm 45 năm nền giáo dục của miền Nam Việt Nam – Việt Nam Cộng Hòa bị xóa sổ. Một nền giáo dục được kỳ công xây dựng với ba tiêu chí Nhân Bản – Dân Tộc – Khai Phóng. Nghe thì đơn giản nhưng nền giáo dục ấy kỳ công bởi gột rửa con người khỏi các âm mưu tuyên truyền chính trị, dạy để biết yêu thương người cùng màu da tiếng nói, dạy để biết lý trí của lẽ phải và vươn lên, chứ không nô lệ cho một chủ thuyết nào.

Dù bị hủy diệt, nhưng nền giáo dục đó cứ như những tiếng chuông an ủi, cứ vang lên vào lúc xã hội Việt Nam suy đồi văn hóa, giáo dục hỗn loạn. Cũng may, người Việt chúng ta cũng còn một chỗ để vịn vào và đứng dậy, dẫu đó là tro tàn.

Đã 45 năm rồi, chúng ta đứng giữa sự bất lực, nhìn những người chịu trách nhiệm loay hoay, vật vã, tranh cãi liên miên cho những điều cải cách vô nghĩa, biến các gia đình và học sinh thành chỗ thí nghiệm cho một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, mãi không thành.

Bạn là phụ huynh? Vậy thì xin dành chút thời giờ nhìn lại, và hãy tự hỏi con bạn đã nhận được bao nhiêu, trong nền giáo dục hôm nay, so với 3 đoạn văn ngắn học làm người của một cuốn sách giáo khoa sơ đẳng và rất cũ.

Trần Hữu Phúc Tiến: Petrus Trương Vĩnh Ký - người tiên phong sử dụng và truyền bá chữ Quốc ngữ với tấm lòng yêu nước, yêu dân



Vào cuối thế kỷ 19, khi nước Việt Nam xưa cũ chuyển tiếp sang thời kỳ hiện đại tân tiến, Petrus Trương Vĩnh Ký (1837 -1898) là một trí thức hiếm hoi - uyên bác và đa năng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: ngoại giao, hành chính, sư phạm, văn hóa và truyền thông. Đáng chú ý, khác với nhiều sĩ phu Nho học cùng thời chủ yếu sử dụng chữ Hán-Nôm, Petrus Ký là người sử dụng chữ Quốc ngữ rất nhiềutrong cả nghiên cứu, giảng dạy, sáng tác thơ văn và biên soạn sách báo. Bản thân cuộc đời và nghề nghiệp của ông cũng có nhiều yếu tố liên quan trực tiếp sự phát triển của chữ Quốc ngữ.

Bài viết dưới đây xin điểm qua cuộc đời và các tác phẩm của Petrus Ký để lượng định những đóng góp của ông trong việc sử dụng và truyền bá chữ Quốc ngữ, trước nhất ở Nam Kỳ. Mặt khác, qua đó tìm hiểu mục tiêu trước tác và truyền bá chữ nghĩa của Petrus Ký đối với các thế hệ người đọc và người học đương thời.

Cuộc đời Petrus Ký gắn liền với sự phát triển của chữ Quốc ngữ


Petrus Ký- tên ban đầu là Trương Chánh Ký, sinh ngày 6/12/1837 tại làng Cái Mơn, huyện Tân Minh, tĩnh Vĩnh Long (nay là Huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre). Lúc ấy, triều Minh Mạng, đất nước đang ở vào thời kỳ cực thịnh của Nho giáo và Hán tự. Trẻ em theo học các trường làng đều học chữ Hán nhưng với Petrus Ký từ năm 8 tuổi đã bắt đầu làm quen chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, khi vào học tại Tiểu chủng viện Cái Nhum. 

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Reuters: Thủ tướng Canada - Bằng chứng cho thấy máy bay Ukraine bị Iran bắn rơi

Thủ tướng Canada Justin Trudeau họp báo ngày 9/1 về việc chiếc máy bay của Ukraine bị bắn rớt tại Tehran, Iran.

Chiếc máy bay của hàng không Ukraine bị rơi tại Iran làm 176 người thiệt mạng, có phần chắc bị phi đạn Iran bắn hạ, Thủ tướng Justin Trudeau của Canada ngày 9/1 tuyên bố, viện dẫn tin tình báo Canada và những nguồn khác. 

Ông Trudeau nói tại một cuộc họp báo ở Ottawa rằng việc hủy diệt chiếc máy bay “có thể là không có chủ ý.” 

Chuyến bay trên đường từ Tehran đến Kiev sáng ngày 8/1 với 63 người Canada trong số hành khách và phi hành đoàn. 

“Chúng ta có tin tình báo từ nhiều nguồn, trong đó có đồng minh của chúng ta và tình báo của chúng ta. Bằng chứng cho thấy chiếc máy bay bị phi đạn đất đối không của Iran bắn rơi,” Thủ tướng Canada nói. 

Chiếc máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine bị rơi chẳng bao lâu sau khi Iran bắn phi đạn đạn đạo vào hai căn cứ Mỹ tại Iraq, và Iran báo động cao vì sợ quân đội Hoa Kỳ đáp trả. Sáng ngày 9/1, một giới chức Mỹ, trích dẫn việc xem xét lại cẩn thận dữ liệu vệ tinh, nói Washington kết luận với mức chắc chắn cao độ là một phi đạn chống máy bay đã bắn rơi máy bay Ukraine. Giới chức này nói chiếc Boeing 737-800 bị ra-đa Iran theo dõi. Washington tin là chiếc máy bay bị bắn rớt không chủ ý, hai giới chức Mỹ nói. 

Trân Văn (VOA Bolg): Biến cố Đồng Tâm: Ai soạn 'kế hoạch 15 ngày quyết thắng'?

Cảnh sát cơ động có mặt từ sáng sớm ngày 09-01-2020. Photo Dong Tam TV.
Xung đột giữa dân chúng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với lực lượng vũ trang Việt Nam vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 đã dẫn đến kết quả hết sức thảm khốc: “Ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh, một đối tượng chống đối chết, một đối tượng chống đối bị thương”. Đó là chưa kể những “đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng” bị “các đơn vị chức năng khống chế và bắt giữ” mà Bộ Công an Việt Nam không cho biết con số cụ thể (1). Thêm một lần nữa, nước mắt và máu lại chan hòa sau vô số những lời hoa mỹ! 

*** 

Đầu thập niên 1980, chính quyền Việt Nam tiến hành thu hồi đất ở ba xã thuộc huyện Chương Mỹ (Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc) và một xã ở huyện Mỹ Đức (Đồng Tâm) thuộc tỉnh Hà Tây (sau này được sáp nhập vào Hà Nội) để xây dựng phi trường quân sự Miếu Môn. Tuy nhiên kế hoạch xây dựng phi trường Miếu Môn chỉ tồn tại trên giấy, phần lớn đất đã thu hồi bị bỏ hoang và được các đơn vị quân đội được giao trách nhiệm quản lý cho dân thuê lại hoặc giao lại cho chính quyền địa phương để bán. 

Năm 2014, Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định giao “đất quốc phòng” thuộc kế hoạch xây dựng phi trường quân sự Miếu Môn cho Viettel – một doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Khu “đất quốc phòng” được trao vào tay Viettel có cả 46 héc ta mà dân chúng xã Đồng Tâm đã nhận lại và canh tác trong hàng chục năm. Phản kháng bùng phát, dân chúng xã Đồng Tâm yêu cầu hệ thống công quyền phân định rạch ròi đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng. 

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 9.1.2020

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbodongtam2020@gmail.com

 Như tin nhận được, vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bị các lực lượng vũ trang lên đến “hàng ngàn người vào bao vây, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui đánh từ người già đến trẻ nhỏ, không từ một ai”. Đặc biệt chúng cô lập, bao vây, xả lựu đạn cao su, hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công… bốn thế hệ từ tuổi gần 90 đến trẻ nhỏ 3 tháng tuổi, có người bị bắn vào tay chấn thương chảy máu, có người già đã bị khói cay, bị thương yêu cầu cấp cứu”… 

Trước đó, từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Đây là hình thức chuẩn bị đàn áp: bịt mồm, bịt mắt người dân và lái dư luận, ngăn cản tự do báo chí, ngôn luận, vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyên chính trị và dân sự mà Việt Nam đã ký kết. 

Cần khẳng định rằng, từng tấc đất trên toàn cõi Việt Nam đều thấm máu đào bao thế hệ tiền nhân người dân Việt Nam khai khẩn, gìn giữ, chống ngoại xâm mới có, trong đó có gia đình cụ Lê Đình Kình và người dân xã Đồng Tâm. Khi có chiến tranh, mỗi tấc đất đều là đất quốc phòng, nhưng đồng thời đất nước không để thiệt hại cho bất cứ ai: khi đất đai chính đáng của riêng họ bị nhà nước trưng dụng thì người dân phải được quyền thương lượng, và phải được bồi thường thỏa đáng theo pháp luật trước khi dân giao đất. 

Các Tổ chức Xã hội Dân sự tuyên bố:


1. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam. 

Nguyễn Thùy Dương: Một dân tộc tuyệt vọng

Khi cổng thông tin Điện tử Bộ Công an đưa tin về " bạo loạn" ở Đồng Tâm vào sáng ngày 09/01/2020, cách đưa tin khiến người đọc liên tưởng đến người dân Đồng Tâm bạo loạn, chủ động tấn công lực lượng quân đội gây nên những cái chết thương tâm.

Địa điểm bị lực lượng vũ trang của chính quyền tấn công lúc 4 giờ sáng ngày 09/01/2020 là Thôn Hoành, cách sân bay Miếu Môn gần 2 km.

Bộ CA cho biết cũng đã bắt giam khởi tố vụ án. Một quy trình chết - khởi tố - án hình bắt đầu. Mọi người thấy gì? Còn tôi, tôi thấy sự tuyệt vọng của người dân và sự điên cuồng của một thể chế. Tôi chưa đọc bất kỳ một dòng nào về hồ sơ của Đồng Tâm nhưng tôi đã xem đã thấy diễn trình sự việc diễn ra hôm nay. 

4h sáng xe " bít bùng" bao vây làng. Những gì diễn ra sau đó là đụng độ, là khói thuốc nổ, là súng đạn, là máu. Trên trang cá nhân của một người vợ trẻ mất chồng, câu hỏi đau đáu vừa đau thương, vừa ích kỷ, chứa đầy tính may rủi: "3000 quân sao lại là anh?". Những người lính nằm xuống có được gọi là liệt sĩ không? Họ chiến đấu với ai? Bao vây ai? 

Luật sư Ngô Anh Tuấn, Trưởng văn phòng luật sư ATN LAW FIRM, luật sư của dân Đồng Tâm, bị chặn không cho vào Đồng Tâm và bị doạ bắt

Những dòng tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn trên trang FB Tuan Ngo:

Kẻ ngông cuồng khoác vai người thi hành công vụ


Sáng nay, theo đề nghị của một số người dân, tôi đi về Đồng Tâm nhưng xe bị chặn lại cách làng khoảng 4 km. Tôi xuất trình thủ tục chứng minh mình là luật sư theo đề nghị của người dân nhưng không được gặp người có quyền giải quyết. Những người có mặt ở đó rất đông gồm cảnh sát giao thông, an ninh, cảnh sát cơ động... Ngoài ra có rất nhiều người khác mặc thường phục, trong đó có cả những đối tượng xăm trổ hổ báo tự xưng là người dân ở đây.


Khi tôi đề nghị xuất trình văn bản cấm đường không ai bảo ai, mọi người thay nhau rút dần đi, còn lại 2 bạn cảnh sát giao thông đứng trao đổi với tôi. Tôi vốn nói to xưa nay nhưng hoàn toàn không bao giờ có thái độ quá khích, thách thức những người tiến hành công vụ, nhưng có một người mặc thường phục đứng đối diện tôi nói: “Bắt giải đi, khỏi mất công giải thích”. 

Tôi chỉ thẳng mặt nói: “Anh vào đây mà bắt!”. 

Anh ta đốp lại ngay: “Chưa có lệnh thôi!” 

Tôi lại tiếp lời: “Nhà nước thật phí tiền khi trả cho một kẻ hung hăng như anh để đi làm việc với dân...” 

Anh ta định nói thêm câu gì đó nhưng mấy người khác thấy đồng nghiệp nói hớ, lại thấy tôi quay phim nên kéo anh ta đi vào phía trong... 

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

VOA tiếng Việt: Trump - Không có binh sĩ Mỹ bị thương trong vụ tấn công của Iran



Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/1 cho biết các vụ tấn công bằng phi đạn của Iran tối 7/1 (giờ Hoa Kỳ) nhắm vào các căn cứ ở Iraq đã không gây thương vong cho bất cứ binh sĩ Mỹ nào trú đóng ở đó và tổn hại là tối thiểu, một kết cục mà ông nói cho thấy Tehran muốn tránh leo thang thành xung đột.

Các lực lượng Iran đã bắn phi đạn vào các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ tại Iraq sáng sớm 8/1 (giờ địa phương) tức tối 7/1 (giờ Hoa Kỳ) và nói rằng để trả đũa vụ hạ sát chỉ huy đầy quyền lực của Iran, Qassem Soleimani, hôm 3/1 do máy bay không người lái của Mỹ không kích.

“Tất cả binh sĩ của chúng ta đều an toàn và các căn cứ quân sự của chúng ta chỉ bị thiệt hại tối thiểu,” ông Trump nói. “Iran dường như đang lùi bước, và đó là điều tốt cho tất cả các bên liên quan và là điều rất tốt cho thế giới.”

“Không có người Mỹ nào bị tổn hại trong cuộc tấn công đêm qua của chế độ Iran. Chúng ta không chịu thương vong,” Tổng thống Trump nói tại Nhà Trắng, với Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng các quan chức quân sự khác đứng bên cạnh.

BBC: Ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải ‘chờ mức kỷ luật Đảng’

Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM 2006-2016

Ông Lê Thanh Hải, từng là một trong những chính khách nổi tiếng và quyền lực nhất Việt Nam, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói "phải xem xét kỷ luật". 

Ông Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, đã nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12 năm 2016. 

Thông cáo ngày 8/1 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói một loạt lãnh đạo cao cấp của TPHCM giai đoạn 2010-2016 đã có vi phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 

Theo thông cáo: "Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân Thành phố, gây bức xúc trong xã hội." 

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu tên cụ thể những người sau đây đã có vi phạm: 

TS. Đinh Hoàng Thắng (RFA Blog): Cuộc đối thoại giữa hai linh hồn ở Đường Lâm

Hình minh họa. Lễ tang tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại Hà Nội hôm 2/1/2020. Courtesy of FB Dũng Trương

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Thám hoa Giang Văn Minh, hai Sứ thần Đại Việt ở Trung Quốc – tuy cách nhau hơn 400 năm nhưng lại là những tâm hồn đồng điệu – đã luận bàn về tinh thần kẻ sĩ, nạn nhũng lạm và một số vấn đề thời sự khác của nước Việt hiện nay tại buổi hội ngộ đầu tiên vào đêm mồng 5 rạng mồng 6 tháng Giêng 2020 tại xứ Gò Đõng, Đường Lâm, thành trấn Sơn Tây, cách Hà Nội 44 km nhằm hướng Tây Bắc (Tiểu đệ mạn phép lược ghi lại cuộc nói chuyện giữa hai ngài). 

----------------------------- 

“Mừng Lão tướng đã thoát khỏi một kiếp người và cảm ơn ông đã chủ động yết kiến để luận bàn về thế sự: ‘Sống hay không sống? Đi tới hay lụi tàn?’ Vẫn biết uyên nguyên của chủ đề này đâu phải chỉ là vấn nạn của riêng ta hay của riêng xứ Đại Việt, nhất là trong bối cảnh kế hoạch của Trung Quốc giành quyền kiểm soát Biển Đông ngày càng nóng lên. Việt Nam không can thiệp vào nội bộ nước khác, nhưng cũng không để cho ai quẳng rác hay xả đạn sang nhà mình… 

Trung Quốc không có tư cách gì để mượn việc gây hấn trên Biển Đông nhằm giải tỏa bớt mâu thuẫn riêng của họ. Cảm ơn nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare từ xứ sương mù đã đồng hành trong việc kết hợp giữa cõi đời với cõi tiên, giúp chúng ta giải bày nỗi trăn trở về lẽ sống, về ước vọng của con người trong mọi thời đại”… 

RFI: Việt Nam - Điện than phải tạm lùi một bước, trước đòi hỏi của giới môi trường

So sánh nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 từ các nhà máy điện than hiện nay (hình trái) và dự báo năm 2030. Mô phỏng của nhóm Shannon N, Kopliz và ctv, Đại học Harvard 2015. Copy d'ecran Green ID

Những năm gần đây, áp lực tăng trưởng cao đòi hỏi lượng điện phải tăng đột biến khiến Việt Nam đang ngả hẳn vào vòng tay điện than (1) - một trong những thủ phạm làm ô nhiễm không khí và tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính đáng sợ. 

Tưởng không có đường nào khác. Thế nhưng, trong năm 2019 vận hội mới đang mở ra. Tiến trình giã từ điện than có thể sẽ diễn ra sớm hơn. Nhiều yếu tố cho thấy điện than phải tạm lùi một bước, trước đòi hỏi của giới bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây rất có thể chỉ là một bước lùi chiến thuật của các thế lực muốn thúc đẩy điện than đến cùng. 

Trong hội nghị tổng kết hoạt động năm của ngành Công Thương, ngày 27/12/2019, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khẳng định ''cần tiếp tục đẩy mạnh các dự án đang làm, nhưng nếu tiếp tục phát triển các dự án điện than mới, dư luận không đồng tình. Phát triển mới phải theo hướng năng lượng xanh". Sau hội nghị tổng kết ngành, ngày 30/12/2019, những đại diện cho nhiều liên minh, mạng lưới các tổ chức phi chính phủ đã nhóm họp, ra ''Tuyên bố Hà Nội'' hoan nghênh ''ý kiến kết luận'' của thủ tướng Phúc. 

Nhiều địa phương tẩy chay điện than 


''Tuyên bố Hà Nội'' (về việc xây dựng các nhà máy điện than trên lãnh thổ Việt Nam) ''ủng hộ chính quyền các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Huế, Tiền Giang đã mạnh dạn bác bỏ các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh (do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký năm 2016) để thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch hơn'', đồng thời nêu ra danh sách 14 dự án điện than (2) - với công suất tổng cộng 17.390 MW, tương đương hơn 1/3 tổng công suất điện hiện có tại Việt Nam - cần tạm dừng triển khai, ''để đánh giá toàn diện tính khả thi về tài chính, các tác động về sức khỏe, môi trường, an ninh, trật tự xã hội''

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Ngô Nhân Dụng: Iran sẽ trả đũa Mỹ cách nào?

Biển người tại lễ tang Tướng Qassem Soleimani của Iran vừa bị Mỹ sát hại vào hôm Thứ Ba, 7 Tháng Giêng, tại Kerman, Iran. Tehran tuyên bố sẽ báo thù cho cái chết của vị tướng lừng danh của họ. (Hình: Erfan Kouchari/Tasnim News Agency via AP)

Iran tuyên bố rằng họ đã có sẵn danh sách 35 mục tiêu để tấn công quân Mỹ trong vùng Trung Đông. Nhưng chắc chắn họ sẽ đánh lẻ tẻ, không tới mức khiêu khích quân Mỹ phải phản công toàn diện. Nhưng Tướng Gholamali Abuhamzeh còn nói thêm rằng họ có thể đánh tới Tel Aviv, thủ đô cũ của Israel, và cả “trái tim và đời sống” của nước Mỹ.

Mối đe dọa đó có đáng sợ hay không?

Trong quá khứ, Iran đã từng đánh tới các địa điểm ở các nước xa, như Buenos Aires và Bangkok, nhưng rất yếu ớt. Cho nên chắc họ sẽ tập trung vào việc tấn công các nước đồng minh của Mỹ trong vùng Vịnh, đánh vào Israel. Đặc biệt, họ có thể nhắm ám sát một nhân vật Mỹ có tầm vóc ngang với Tướng Suleimani mới bị Mỹ giết.

Iran đang có từ 3,000 đến 5,000 thuyền nhỏ chạy nhanh đang hoạt động phá hoại trong vùng Vịnh. Họ có thể phá nổ mấy tàu chở dầu trong vùng Vịnh và eo biển Hormus, nhưng khó lòng làm tắc nghẽn con đường chuyên chở một phần năm số dầu của thế giới. Vì Hải Quân Iran còn yếu, không dám ra mặt, và khả năng của Mỹ và các nước chung quanh có thể dọn sạch các chướng ngại trong vòng một vài tuần lễ.

VOA: Iran tấn công lực lượng Mỹ ở Iraq trả đũa vụ hạt sát chỉ huy

Căn cứ không quân ở al-Asad và một cơ sở khác ở Erbil, Iraq là mục tiêu tấn công của phi đạn bắn từ Iran, rạng sáng ngày 8 tháng 1, 2020.

Iran đã phát động một cuộc tấn công bằng phi đạn nhắm các lực lượng do Mỹ lãnh đạo ở Iraq vào rạng sáng ngày thứ Tư để trả đũa vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ hạ sát một chỉ huy người Iran, khơi lên lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn ở Trung Đông.

Tehran bắn hơn một chục phi đạn đạn đạo từ lãnh thổ Iran nhắm vào ít nhất hai cơ sở của Iraq, nơi đồn trú của các quân nhân trong liên minh do Mỹ lãnh đạo, vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng giờ địa phương, quân đội Mỹ cho biết ngày thứ Ba.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trên Twitter vào cuối ngày thứ Ba rằng một thẩm định về thương vong và thiệt hại từ các cuộc tấn công đang được tiến hành ông sẽ đưa ra một tuyên bố vào sáng ngày thứ Tư.

Lê Quỳnh: Vinhomes muốn lấn biển Cần Giờ xây đô thị 9,4 tỷ USD - Chuyên gia môi trường cảnh báo hậu quả nghiêm trọng

Trần Hà Linh dịch từ bài “Viet reclamation project near reserve raises concern” của Lê Quỳnh, đăng trên The Straits Times (Singapore) ngày 23/12/2019(https://www.straitstimes.com/asia/se-asia/viet-reclamation-project-near-reserve-raises-concern)

Phác thảo vị trí Khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Ảnh: The Straits Times.

Một dự án bất động sản trên một khu đất lấn biển rộng lớn ở bờ biển phía Nam Việt Nam, được kỳ vọng sẽ tạo ra công ăn việc làm và hàng triệu đô-la tiền thuế cho ngân sách nhà nước, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng yếu tố môi trường có thể nhấn chìm dự án và gây ra những thiệt hại không thể khắc phục trong dài hạn. 

Khi hoàn thành, Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ - dự án trị giá 217 nghìn tỷ đồng (khoảng 9,4 tỷ USD), cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70 km – sẽ vênh vang với hàng loạt căn hộ và biệt thự sang trọng, thêm một tòa nhà chọc trời 108 tầng, một sân golf và một bãi đậu du thuyền. 

Dự án này là của công ty cổ phần Vinhomes, một công ty con của tập đoàn Vingroup. Nó nằm trên một diện tích đất rộng 2.817 hecta, lớn gấp năm lần đảo Sentosa của Singapore, trong đó chủ yếu là đất lấn biển, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn có mật độ dân số cao. 

Minh Thái: Kiến nghị các tỉnh không được phản đối điện than - Vô lý

Một dự án nhiệt điện than tại Đồng bằng sông Cửu Long

(Khoa học) - Theo một số ý kiến, đề nghị các địa phương phía Nam không được phản đối nhiệt điện than của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN là vô lý. 

Tại hội nghị Tổng kết ngành Công Thương diễn ra vào hôm 27/12, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã có những đề xuất, kiến nghị xung quanh việc phát triển các dự án nguồn điện. 

Cụ thể, theo báo Lao động, để đảm bảo hệ thống điện, ông Ngãi cho biết, bên cạnh chủ đầu tư phải đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện lớn giai đoạn 2021-2025 và sau năm 2025, thì cũng cần tăng cường mua điện từ Trung Quốc và Lào. 

Đặc biệt, ông Trần Viết Ngãi đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. 

Theo lý giải của ông Ngãi, với công nghệ hiện đại sử dụng lò siêu tới hạn, do đó các nhà máy nhiệt điện than hiện tại và tương lai không gây ảnh hưởng môi trường lớn, cần được khuyến khích làm nguồn điện chủ lực. 

Do tình hình cấp bách các dự án nguồn điện phía Nam bị chậm tiến độ, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng kiến nghị Thủ tướng ít 2 tháng 1 lần trực tiếp nghe chủ đầu tư các dự án nhiệt điện than khí; các tổng thầu, các tập đoàn, các địa phương xem xét tháo gỡ vướng mắc khó khăn để có chỉ đạo cụ thể. 

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Phạm Phú Khải: Xung đột Mỹ - Iran sẽ leo thang đến đâu?

Đám tang tướng Soleimani tại Iran.
Năm 2019 là năm có nhiều biến cố và tưởng niệm [1]. Nhiều người trông chờ qua năm 2020, tuy cũng chỉ là một con số thôi, nhưng được xem là con số cân bằng và tròn trịa hơn, do đó có thể may mắn hơn chăng! 

Tuy nhiên, chỉ vào ngày thứ ba của đầu năm 2020, xung đột tại vùng vịnh Ba Tư đã leo thang và có thể đưa đến những xung đột khác; hoặc, tệ hơn, chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Iran. Hay rộng hơn nữa. 

Sáng sớm ngày 3 tháng Giêng, Tổng thống Donald Trump đã cho tiến hành cuộc không kích gần sân bay quốc tế ở Iraq, tiêu diệt một trong các tướng lãnh cao cấp nhất của Iran Qassem Suleimani, cũng như Abu Mahdi al-Muhandis, phó chỉ huy của Lực lượng Dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn [2]. 

Qassem Suleimani là vị tướng chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Quds (Islamic Revolutionary Guard Corps Quds Force), một trong những khuôn mặt ảnh hưởng nhất và được tôn thờ nhất tại Iran. Theo Ilan Goldenberg(Giám đốc Chương trình An ninh Trung Đông của Trung Tâm An ninh Hoa Kỳ Mới) thì Suleimani là người lãnh đạo chiến dịch trang bị vũ khí và huấn luyện dân quân Iraq chống lại Mỹ; là người chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến 2011; là người đàng sau chính sách của Iran để trang bị vũ khí và ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đưa khoảng 50 ngàn dân quân Shiite đến đây; là người kết nối quan hệ giữa Iran và tổ chức Hezbollah tại Lebanon, trang bị nhóm này vũ khí kể cả tên lửa và hỏa tiễn để đe dọa Do Thái; giúp trang bị vũ khí cho nhóm Houthis tại Yemen [3]. Với những lý do này, Suleimani được xem là một anh hùng được sùng bái không những tại Iran mà còn ở khu vực này. 

Trân Văn: Xung đột Mỹ - Iran: Chuyện không đơn giản

Người Iran tham dự tang lễ tướng Qassem Soleimani.

Đó là ngày 31 tháng 12, ngày cuối cùng của năm 2019, April Shumard – vợ một người lính của Sư đoàn Dù 82 – nhận được tin nhắn từ chồng, rằng anh phải trình diện đơn vị và không rõ lệnh triệu tập này có phải là một yêu cầu nhằm huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hay không? 

Vào thời điểm ấy, chồng của Chumard đang ở nhà với năm đứa trẻ, cô thì đang đi làm... Chồng của Shumard nhập ngũ năm 2010 và được chỉ định phục vụ tại một đơn vị phản ứng nhanh của quân đội Mỹ. Anh đã được điều động đến Afghanistan hai lần. Shumard kể với AP rằng, hai lần ấy, chồng cô được thông báo trước để cả gia đình chuẩn bị (1)… 

Lần này thì khác, Chumard không kịp gặp chồng. Tin nhắn tiếp theo, chồng của cô cho biết anh sẽ lên đường luôn mà không về nhà. Ở Fayetteville – một thành phố thuộc tiểu bang North Carolina và một số thành phố nằm bên cạnh Fort Bragg (“nhà” của Sư đoàn Dù 82 và các đơn vị thuộc lực lượng đặc biêt của lục quân Mỹ) hiện có vài ngàn gia đình đang hụt hẫng vì thân nhân (chồng, cha) bị điều động một cách hết sức đột ngột như gia đình Shumard… Sau khi cấp tốc đưa một tiểu đoàn (quân số khoảng 700) sang Trung Đông, Sư đoàn Dù 82 vừa điều động thêm một lữ đoàn cơ động (quân số khoảng 3.500) sang Trung Đông. 

Đỗ Thành Nhân: Đảng lãnh đạo nhưng không chịu trách nhiệm!


Trong những ngày cả thế giới chuẩn bị bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI, nhân dân cả nước hân hoan nhớ lại phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại lễ kỷ niệm chiến thắng 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5 và chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (1), ngày 28/4/2006: “Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng mở ra một giai đoạn phát triển mới nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại” (2).

Với cương vị Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, thì bài phát biểu là tiếng nói, chủ trương, đường lối của toàn đảng chứ không phải của cá nhân ông Nông Đức Mạnh.

Những ngày đầu tiên năm 2020 bình lặng trôi qua, báo chí truyền thông tuyên truyền cho giải Búa liềm vàng lần thứ 4, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng CS với những "công lao, thành tích" đảng đã gặt hái trong 90 năm qua.

Tuy nhiên, không nghe thấy bất kỳ một thông tin, thông báo gì từ cơ quan tuyên giáo tổng kết: “năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại” theo chủ trương đường lối của Đảng mà Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã công bố 14 năm trước.

Nguyễn Hữu Thiện: Nhiệt điện than và nguy cơ với thủy sản

Báo Nông Nghiệp Việt Nam trao đổi với chuyên gia sinh thái Nguyễn Hữu Thiện

Chuyên gia sinh thái Nguyễn Hữu Thiện.

Thủy sản di cư 


Vùng thủy sản quốc gia ở ĐBSCL có đặc điểm gì nổi trội cần chú ý, thưa ông? 

Vùng thủy sản ĐBSCL quan trọng nhất là lưu vực các cửa sông đổ ra biển, gồm lưu vực sông và cả diện tích biển gần bờ vì đó là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sản. 

Bởi vì các loài thủy sản luôn di chuyển và sự di chuyển của thủy sản giữa sông với biển được xếp thành ba loại: Anadromous là các loài thủy sản sống phần lớn thời gian ở biển nhưng phải đi vào nước ngọt để sinh sản; Catadromous là các loài ngược lại, sống ở nước ngọt nhưng ra biển sinh sản; Potamodromous sống hoàn toàn trong nước ngọt nhưng phải di cư, thường là đường dài, trong hệ thống sông để sinh sản, tìm mồi, sinh sống. 

Ông có thể cho ví dụ về một số loài thủy sản có giá trị ở ĐBSCL di chuyển giữa các vùng mặn, ngọt, lợ trong các giai đoạn vòng đời của chúng? 

Chẳng hạn cá bông lau (Pangasius krempfi), một loài trong nhóm Anadromous, là cá nước ngọt nhưng di chuyển ra biển trong một số giai đoạn của vòng đời. Sau khi sinh sản ở các vùng thác trung lưu Mekong, trứng trôi xuống vùng hạ lưu ĐBSCL, loài cá này khi còn nhỏ sinh sống một số giai đoạn ở Biển Đông đến khi đạt kích cỡ nào đó, di chuyển vào vùng nước ngọt và lên nam Lào vào tháng 5 - 6 để sinh sản vào đầu mùa mưa. 

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Lê Hữu: Lời xin lỗi đầu năm

Vatican Media/AFP/via Getty Image

“So many times we lose our patience; me too, and I apologize for yesterday’s bad example.” 

Người thốt lên câu ấy là Đức Giáo Hoàng Francis. Nhiều người nghe hay đọc được câu xin lỗi ấy vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới 2020. Tuy Ngài không nói rõ là xin lỗi vụ gì nhưng hầu như ai cũng biết về câu chuyện mà Ngài gọi là “bad example” ấy. 

Bản tin phổ biến trên nhiều tờ báo thuật lại rằng, vào đêm cuối năm 31/12 tuần rồi, sau khi đến thăm khu triển lãm hoạt cảnh mừng Chúa giáng sinh được dựng lên trong khu di tích ở quảng trường St. Peter, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) đánh một vòng chào đón, thăm hỏi giáo dân và khách hành hương nơi đây theo truyền thống mỗi năm. Ngài vui vẻ vẫy tay chào đón, ban phép lành cho người khuyết tật và các trẻ em. Sau khi vươn tay vỗ vỗ vào má một em bé, lúc Ngài vừa quay lưng lại với đám đông thì một phụ nữ từ sau rào cản bất ngờ nhoài người ra chộp lấy bàn tay phải của Ngài và kéo mạnh Ngài quay ngược về phía mình. Người phụ nữ làm động tác lắc, giật cánh tay Ngài trong lúc miệng liên tiếp thốt ra những câu gì đó. Cú chụp bắt và giật lắc cánh tay khá mạnh bạo khiến vị Giáo Hoàng 83 tuổi sững sờ và hẳn cũng làm tay Ngài bị đau nữa nên phản ứng của Ngài là dùng bàn tay trái đập mạnh vào tay người phụ nữ để giải thoát bàn tay mình, trong lúc lớn tiếng hét vào mặt người phụ nữ. Khi rút tay được khỏi bàn tay nắm chặt của người phụ nữ, Ngài quay ngoắt đi, mặt đỏ lên và nét mặt Ngài chuyển từ trạng thái tình cảm hiền hòa, vui vẻ sang cáu kỉnh, bực bội. 

Video clip ghi lại diễn biến này truyền đi rất nhanh, hầu như ai cũng xem được. 

Chuyện xảy ra đêm giao thừa Tây thì sáng hôm sau, vào ngày Tết dương lịch ĐGH đã ngỏ lời xin lỗi về hành vi mà Ngài gọi là “mất kiên nhẫn” của mình trong bài giảng chào mừng năm mới 2020.

Vì sao lại phải xin lỗi? 


Nhiều người cho rằng ĐGH không cần phải xin lỗi. Người cần xin lỗi phải là người phụ nữ khiếm nhã ấy hoặc phải là những cận vệ của Ngài vì đã không phản ứng kịp thời khiến Ngài phải rơi vào tình huống xấu ấy.

Liễu Trương: Nguyễn Đình Toàn Và Nghệ Thuật Làm Mới Tiểu Thuyết



Đề tài rời xa Hà Nội, rời xa quê hương miền Bắc, ngày đất nước chia đôi do hiệp định Genève ký kết năm 1954, đã đi vào âm nhạc và văn chương miền Nam. Đặc biệt về văn chương đã có những truyện như Đêm Giã Từ Hà Nội (1955) của Mai Thảo, Bếp Lửa (1957) của Thanh Tâm Tuyền, Siu Cô Nương (1958) của Mặc Đỗ, Màu và Sắc (trích tập Thử Lửa, 1962) của Thảo Trường, v.v… Qua năm 1972 lại có tiểu thuyết Áo Mơ Phai của Nguyễn Đình Toàn. Đề tài được các tác giả khai thác theo ý hướng và nghệ thuật của mỗi người. 

Nguyễn Đình Toàn, trước 1975, được giới yêu âm nhạc mến mộ qua chương trình "Nhạc Chủ Đề" trên Đài Phát thanh Sài Gòn, nhưng chính trong lĩnh vực văn chương tên tuổi của ông mới vững vàng, lâu dài. Kể từ thập niên 60 Nguyễn Đình Toàn đã có các truyện dài như : Chị Em Hải (1961), Con Đường (1965), Ngày Tháng (1968), Đêm Hè (1970), Đêm lãng quên (1970), Giờ ra chơi (1970), Không Một Ai (1971), Thành Phố (1971), Áo Mơ Phai (1972), Tro Than (1972), Những Kẻ đứng Bên Lề (1974), hai tập truyện ngắn : Phía Ngoài (1969, cùng viết với Huỳnh Phan Anh), Đám Cháy (1971), và tập thơ Mật Đắng.

Năm 1973, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật của Việt Nam Cộng Hòa với truyện Áo Mơ Phai, sự chú ý của công chúng liền tập trung vào tác phẩm này. 

Độc giả nào thích đọc những truyện có tình tiết gay cấn, gây thích thú, hồi hộp, buồn, vui, với những kết cấu đâu vào đó, thì sẽ ngỡ ngàng khi đọc Áo Mơ Phai, vì cốt truyện rất mong manh, lửng lơ. Truyện Áo Mơ Phai gồm 9 chương, được xây dựng quanh 4 nhân vật : ông bà Nam, Lan và Quang. Ông Nam là y sĩ đồng thời là giáo sư y khoa, bà Nam trông coi việc nhà, Lan con gái ông bà Nam là một nữ sinh, Quang là cháu của ông bà, đi làm trong một công sở.

Nguyễn Vạn An: Einstein Nói Chuyện Đầu Năm Mới

Các bạn chắc đã đọc rất nhiều lời khuyên của các vĩ nhân, có thể thấy chán. Nhưng tôi vẫn muốn viết về một người, là ông Einstein. Vì ông Einstein là một trường hợp đặc biệt.

Khi Einstein viết về những thuyết tương đối của ông, thì thật rất ít người hiểu. Tôi không dám bàn về các chủ đề đó. Einstein viết nhiều về tín ngưỡng và về đạo Phật. Câu này củaông rất nổi tiếng :

“Nếu có một đạo giáo nào có thể thích hợp với những đòi hỏi của khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo”. Bởi vì đạo Phật bao trùm cả vũ trụ, coi con người, tất cả sinh vật, và trời đất, là một, không tôn thờ một Thượng Đế, và khi tìm hiểu về tâm linh, nguồn gốc của khổ đau và cách sống trong đời này, đạo Phật cũng theo những phương pháp thực nghiệm như những phương pháp thực nghiệm của khoa học. Đức Thế Tôn nhiều lần nhắc nhở các Phật tử là đừng răm rắp nghe những lời Người đã nói chỉ vì lòng tôn trọng đối với Người, mà phải suy nghĩ thực nghiệm những lời đó vào bản thân thời đại và hoàn cảnh quanh mình. Luôn luôn đặt câu hỏi về những khám phá của người đi trước, để tìm tòi và học hỏi khám phá những điều mới, thích hợp hơn với những khả năng quan sát hiện đại, đó chính là phương pháp căn bản của khảo cứu khoa học.

Hai chữ “đặc biệt” tôi nói ở trên, là khi Einstein viết về đời thường, thì lời ông lại hết sức giản dị, và những điều ông nhắn nhủ rất thực tế. Ai cũng hiểu và cũng có thể áp dụng những lời ông nói trong hoàn cảnh của mình. Đôi khi mình có cảm tưởng đã một phần nào làm theo như ông khuyên. Lúc đó thấy rất phấn khởi thích thú.

Bây giờ tôi xin nhắc vài câu ông nói :

1. Einstein : “Tôi chẳng có tài năng gì đặc biệt. Tôi chỉ là một đứa tò mò và đam mê”.

Ông viết thế là vì khiêm tốn đó thôi. Mình đâu dám nói về tài năng với ông, phải không bạn. Nhưng bạn có cho mình là một người tò mò và đam mê không ?

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Tản Mạn Chiều Thu

Anh tài xế tắc xi đón tôi trước phi trường Vigo vào lúc xế chiều và đưa tôi về khách sạn. Sau khi đưa căn cước cho cô ngồi sau quày tiếp khách xác nhận, cô đưa tôi thẻ khoá và số phòng của tầng một. Anh tài xế tắc xi coi như xong nhiệm vụ, anh day qua vui vẻ bắt tay giã từ và hẹn tám giờ sáng ngày mai anh tới chở tôi xuống tàu. Tôi lên phòng tắm rửa, thay áo quần xong, rồi đi xuống, định đi ra phố. Vừa ra khỏi thang máy liền gặp một anh nhân viên khách sạn đứng trước cửa, chào tôi và lịch sự đưa hai tay, khom người ra dấu mời tôi vô phòng ăn. Đã quen với cảnh ăn búp phê, ngủ khách sạn, tôi cũng không lạ gì mấy cái khách sạn do công ty đài thọ, nếu không tự bỏ tiền túi ra thì khó mà chọn được thức ăn cho vừa miệng, biết vậy nên tôi chẳng cần hỏi họ có đặt phần ăn cho tôi không. Nhưng thấy anh nhân viên vui vẻ cười chào, tôi bèn quẹo vô xem thử, chỗ để thức ăn cũng chỉ mấy món bánh mì, bơ, mứt trái cây, đồ uống có trà, cà phê và nước trái cây. Tôi đi rảo một vòng rồi dừng lại máy pha cà phê, bỏ tiền vô bấm lấy một tách cà phê đứng uống và móc túi lấy điện thoại, nhìn đồng hồ, mới hơn bốn giờ chiều, cũng còn sớm. Tôi uống cạn tách cà phê, để tách lên bàn rồi bước ra đường. 

Tôi đứng trước cửa khách sạn, mở điện thoại bấm xem bản đồ, thấy một con đường chỉ đi thẳng tới trung tâm gần hơn con đường dọc bờ sông. Tôi lưỡng lự một chút rồi quyết định men theo con đường dọc bờ sông, tuy đường hơi xa nhưng tôi thích cảnh bờ sông vì sông lúc nào cũng đẹp và ít ồn ào hơn trên đường phố, nhứt là những dòng sông nằm dưới chân núi. 

Tôi có thói quen hễ mỗi lần tới một địa danh nào, thời gian rảnh tôi dành hết cho ngoài đường, đối với tôi thời gian lang thang ngoài trời là bác sĩ chữa lành mọi bịnh tật, hơn nữa đi bộ giữa thế giới tự do và không gian mở rộng cũng là bậc thầy tuyệt vời nhất về tinh thần, nó cho ta có thời gian để suy ngẫm về cuộc sống, sắp xếp lại nội tâm cho hoà hợp với cảnh đẹp hào phóng của thiên nhiên. Ở trên tàu tụi nhỏ không hiểu được ý nghĩ của tôi, chúng cho tôi là ông già hà tiện. Nhiều lần mấy đứa ngồi trong tắc xi, thấy tôi đi bộ bên đường, chúng kêu tắc xi dừng lại rồi hai đứa nhào xuống xốc nách rinh tôi nhét vô xe, muốn cho tôi đi tắc xi mà giống như cảnh sát bắt tội phạm vậy. Phần đông người trẻ ngày nay xem chuyện đi bộ là một cực hình, chúng làm việc với màn ảnh vi tính, chuyện gì cũng muốn cho mau xong. Còn đi thì như chạy và ngại con đường, đoạn đường đi bộ chừng mười lăm, hai mươi phút đối với chúng cũng đã dài lắm rồi, phải gọi tắc xi mới được. 

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

Ngô Nhân Dụng: Liệu có chiến tranh Mỹ – Iran?

Tướng Qassem Soleimani là nhân vật quyền lực số 2 Iran, trong thời gian dài ông Soleimani chủ yếu hoạt động bí mật. (Hình: Office of the Iranian Supreme Leader via AP, File)

Đầu năm 2008, tình báo Mỹ và Israel hợp tác theo dõi Mugniyah, lãnh tụ nhóm Hezbollah ở Lebanon, nhóm này vẫn tấn công Israel từ hàng chục năm. Cuối cùng họ đã thấy mục tiêu chính xác, Mugniyah đang đứng với một người không biết tên. Tình báo Israel tìm ra ngay, nhân vật đó là Tướng Qassem Soleimani người Iran, cố vấn của nhóm Hezbollah đã bày mưu cho nhóm này tập kích quân Israel liên tục cho tới khi họ phải rút khỏi Lebanon.

Israel thấy cơ hội may mắn, sẵn sàng hạ sát một lúc cả hai kẻ tử thù. Nhưng Thủ Tướng Ehud Olmert ngăn lại. Vì chính phủ Mỹ chỉ muốn thủ tiêu Mugniyah mà thôi.

Cũng trong năm 2008, Tướng David Petraeus, chỉ huy quân Mỹ ở Iraq nhận được một bức thư viết: “Tướng Petraeus, ông nên biết tôi, Qassem Soleimani, là người điều hành chính sách của Iran tại Iraq, Lebanon, Dải Gaza và Afghanistan.” Lúc đó Yemen chưa trở thành bãi chiến trường giữa Iran và Ả Rập Saudi.

Từ 20 năm qua, Qassem Soleimani là người chỉ huy Lực Lượng Quds, bành trướng thế lực của Iran trong vùng Trung Đông. Mục tiêu là thiết lập một “vòng đai Shi Ai” của những người cùng giáo phái mà Iran là trung tâm. Soleimani sử dụng các phương pháp, kỹ thuật tình báo và quân sự. Tại Iraq ông ta tổ chức các nhóm dân quân người theo phái Shi Ai, đánh các lực lượng Quốc gia Hồi Giáo IS (Islamic State), đang chiếm một phần ba xứ Iraq. Trong vụ này, Soleimani là một đồng minh của Mỹ, từ năm 2014 đến 2017.

thy an: Ngồi đây rừng thu

Hình minh hoạ, FreePik
ngồi trên ghế đá
trên tay hạt dẻ
dưới chân lá vàng
tâm hồn mênh mang
mùa thu thật nhẹ
vừa đẹp vừa buồn
lối mòn hoa héo
thơ mọn nghèo nàn
rải xuống đất trơn
trái tim nhẹ lâng
rừng cây vắng lạnh
về đâu phía biển
cho ta nhắn cùng
qua lời của gió

Tạ Dzu: Cần một tầm nhìn mới - Tầm nhìn thế giới, nhân loại và thời đại (Phần 1)

Thẹn những bác i ô chi lải nhải
Mải sân Trình, cửa Khổng, mải Ba lê!
Mộng hầu quan tứ xứ lạc đường quê
Quê nước ở trong hồn người tự chủ.
(trích bài Quốc Sỉ)
Thái Dịch Lý Đông A (1)

Kể từ thời Nguyễn Gia Long, Việt Nam có thể xem như một quốc gia mới theo hai nghĩa. Một, là rời xa trung tâm thiên hạ trước kia là Trung Hoa; hai, là tiếp thu làn gió văn minh mới từ phương Tây thổi đến. 

Việt tộc, nếu tính từ khi lập quốc tại Phong Châu, trong vài ngàn năm tiến về phương Nam, hiện tiếp tục ra đi tới khắp các nẻo đường thế giới,đã tiếp cận hầu hết các nền văn minh nhân loại. Từ hậu Lê, suốt 500 năm biến động đầy sóng gió, với tình hình hiện nay, có thể xem như chúng ta đang ngày càng rời xa khỏi đạo thống Tiên Rồng trải từ thời Hùng Vương đến hai triều đại Lý-Trần, giờ lại còn bị đe dọa tiêu diệt bởi chủ thuyết Mác-Lê. Việt Nam tuy được xem như đã hội tụ hầu hết các tôn giáo và các nền văn minh lớn trên thế giới (Phật, Lão, Khổng, Cơ đốc; Hoa, Ấn, Tây), chúng ta vẫn chưa định hình được một nền văn hoá đặc thù làm nền tảng nhằm thoát Trung, bỏ Cộng để xây dựng đất nước. 

Làn gió Âu thổi qua Việt Nam đưa đến cả cơ hội lẫn thách thức. Cơ hội phát triển với kỹ thuật và học thuật Tây phương, nhưng cũng đầy thách thức, dễ bị tụt hậu đưa đến kiếp sống nô lệ nếu không tạo được nền tảng văn hoá vững chãi mang tính thế giới và thời đại, vừa Việt trong giòng chảy quốc tế, vừa dân tộc trong đời sống nhân loại làm cơ sở cho một tầm nhìn mới: Đa nguyên trong nhất nguyên; nhiều dân tộc nhưng duy nhất một loài người.

Ba trăm năm qua, Việt Nam hết thoát Hán lại sa vào nạn thực dân. Thoát thực dân lại rơi vào vòng nội chiến, điều khiển bởi Nga-Mỹ, rồi lệ thuộc Hán cộng. Hán cộng là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với sự tồn vong dân tộc trong suốt năm ngàn năm lịch sử. 

Nếu thoát Trung được trong nay mai, Việt Nam sẽ đi về đâu hay lại lệ thuộc nối tiếp lệ thuộc, như cũ?

Trần Ngươn Phiêu: Về quê Cao Lãnh - Trở lại Sài Gòn trước cơn khói lửa

(Bài này là Chương 6 trích từ tiểu thuyết tự truyện Gió Mùa Đông Bắc của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu)


Triệu được người chú thứ Sáu từ Sa Đéc lên đón tản cư về quê nội Sa Đéc. Ông nội Triệu muốn đem đứa cháu nội đích tôn ra khỏi vùng lửa đạn Sài Gòn. Trên chuyến tàu Nguyễn Văn Kiệu đưa hành khách về Lục Tỉnh nhân dịp này, có rất nhiều học sinh các trường tản cư về quê nên không khí rất nhộn nhịp, vui tươi. Những bài hát mới của Lưu Hữu Phước như Bạch Đằng Giang, Dòng Sông Hát, Lên Đường đã được học sinh đồng ca đến mãi tận khuya mới chấm dứt, để các người trên tàu được an nghỉ.

Quê nội của Triệu ở xã Mỹ Long, quận Cao Lãnh, một làng xa xôi ven biên Đồng Tháp Mười của tỉnh Sa Đéc. Từ châu thành Sa Đéc về làng phải dùng phương tiện đò hay ghe, xuồng. Con đường bộ giao thông từ Hồng Ngự đến An Hảo để tiếp nối vào Quốc lộ 4 đi Lục Tỉnh chưa được xây cất. Vào chiều tối, vài nông dân trong làng có cái thú vui leo lên các ngọn dừa cao, nhìn về hướng Sa Đéc, đón xem đèn hải hành xanh, đỏ của các thuyền tàu di chuyển trên Sông Tiền Giang lên hướng Cam Bốt.

Mẹ của Triệu nguyên là con của một công chức trước ở Sài Gòn, trưởng thành trong khung cảnh thành thị. Sau khi thành hôn, về làm dâu trong một gia đình nho phong, lễ giáo ở một thôn dã tít mù ven biên Đồng Tháp, quả cũng là việc phi thường. Ông nội của Triệu là một nhà Nho, thủ hạ của Phan Đình Phùng trong thời kháng Pháp. Khi phong trào tan vỡ, làng mạc trong quận Kỳ Anh, vùng Đèo Ngang bị Pháp thiêu hủy nên ông đã chọn lưu lạc từ Hà Tĩnh vào Nam vì nơi đây đã có ông Bác của Triệu bị Pháp lưu đày ở Nha Mân, Sa Đéc. Ông nội của Triệu đã được cho làm giáo học ở làng Mỹ Long hẻo lánh này. Đến khi lập gia đình, bên bà nội của Triệu vốn có tiếng tăm khá giả, đã tặng cho một sở đất rộng trên mười mẫu. Với chí hướng cần cù, ông nội Triệu đã tạo nên một mảnh vườn và một thuở ruộng để nuôi nấng một gia đình hơn mười hai con. Triệu nghe những người trong làng hay nhắc lại là vào thuở trước, ông nội của Triệu mà dân làng gọi là Ông Giáo đã có công khai phá mảnh đất hoang vu này thành mảnh vườn đầu tiên trong vùng.

Ông đã dẫn đường khai lối cho sự phát triển về sau của nhiều người theo dấu chân lập nghiệp. Cách bố trí để tạo dựng đất hoang thành vườn, đã được nhiều dân chúng áp dụng. Dọc theo bờ sông, ông trồng vông gai để ghe thuyền không thể cập bờ bừa bãi. Kế đến là trồng các hàng dừa để có hoa lợi thường xuyên trong năm. Vì vườn nằm dọc theo sông cái, thường có gió to nên ông lại trồng thêm một hàng me nước, thân cây có tiếng rất dẻo để cản gió. Sau đó mới đào mương song song để trồng cam, quít vốn chịu loại đất của tỉnh Sa Đéc.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

BBC Tiếng Việt: Tang lễ tướng Nguyễn Trọng Vĩnh được tổ chức 'chu đáo, đầy đủ'

No-U vào viếng cố Đại sứ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. (Ảnh: FB Nghiêm Việt Anh)
Tang lễ cố Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại Hà Nội hôm 02/1/2019 đã được tổ chức 'khá chu đáo', một khách mời của Bàn Tròn Thứ Năm nói với BBC News Tiếng Việt sau khi tham dự sự kiện này. 

Tuy nhiên, có ý kiến khác được phản ánh cũng từ lễ tang cho rằng đã có những hành xử 'không đẹp' xảy ra tại lễ tang. 

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A chia sẻ với BBC những gì ông quan sát và cảm nhận: 

"Tôi có dự đám tang của cụ Vĩnh và cũng lâu rồi tôi có dự đám tang của Tướng Trần Độ, có dịp so sánh, tôi nghĩ rằng đám tang này đã được Bộ Ngoại giao (Việt Nam) tổ chức một cách khá là chu đáo. 

"Tất nhiên, có lẽ an ninh cũng có nhiều chứ không phải là không, bởi vì có sự hiện diện của rất đông đảo giới hoạt động, từ bà con Đồng Tâm, rồi đội bóng No-U, nhân dân Dương Nội, cho đến tất cả những gương mặt đấu tranh ở Hà Nội tôi thấy đều có ở trong đám tang này. 

"Và như thế chắc như vậy họ cũng có theo dõi nhưng mà không thô thiển như ở đám tang của Tướng Trần Độ trước đây. Các vòng hoa của anh em No-U, tức là đội bóng No-U phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc," 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Sông Cửu



Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của những quốc gia, người dân trong khu vực. 


Cuối năm, chính xác là vào ngày 18 tháng 12 năm 2019, FB Thanh Hieu Bui (hốt hoảng) báo động về một tai họa … đã hơi bị cũ: “Cái tin này mới đáng sợ này, đồng bằng Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước, chuyện này liên quan khủng khiếp đến đời sống nhân dân. Một trong những nguyên nhân là bọn Tàu Khựa nó lấy nước nguồn sông, khiến mực nước sông xuống thấp, nước mặn tràn vào.” 

Nạn ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu không phải là hiện tượng mới mẻ gì đâu, ông Lái Gió ạ: 

“Mười ngày trước Giáng Sinh, ngư phủ Nguyễn Văn Chơn và vợ cư ngụ tại huyện Lấp Vò Tỉnh Đồng Tháp đã lưới được một con cá đuối khổng lồ trên sông Tiền, đoạn giữa hai Xã Tân Mỹ và Tân Khánh Trung. Con cá đuối có chiều dài hơn 4 mét ngang 2 mét và nặng tới 270 ký. 

Cá đuối hay Selachian, tên khoa học là chondrichthyes, thuộc loài cá sụn (cartilaginous fishes) gồm các giống cá mập, cá nhám, cá đuối và là cá nước mặn. Đây cũng là lần đầu tiên ngư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long lưới được một con cá nước mặn lớn như vậy rất xa biển và trên một khúc sông nằm sâu trong đất liền… Cho sẻ thịt bán ngay tại bến số tiền thu được lên tới ngót 2 triệu đồng tính ra khoảng 140 đô la như món quà Giáng Sinh mà cả hai vợ chồng anh đã không thể nào ngờ tới. Nhưng ‘Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai’ như lời thơ Nguyễn Đình Toàn, bởi vì khi mà nước sông Cửu Long xuống mức thấp nhất so với 73 năm trở lại đây và có nơi mực nước sông chưa được hai thước gây sạt lở hai bên bờ làm thiệt hại nhà cửa và cả nhân mạng. 

Thanh Trúc - RFA: Thế lực nào đánh sập chế độ cộng sản?

Ông Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc hôm 25/12. Courtesy of Infonet

Nhân sự trong đảng! 


Mạng Infonet.vn trích dẫn nguyên văn lời ông Trần Quốc Vượng rằng “Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm”; bản thân hoặc vợ, chồng, con vi phạm.” 

Đến ngày 30 tháng Mười Hai, bài viết tựa đề “ Ba Điều Sáng Tỏ Từ Bài Phát Biểu Của Ông Trần Quốc Vượng” của tác giả Nguyễn Ngọc Chu được đưa lên trang baotiengdan.com, nêu bật 3 điều mà người viết cho rằng ông Trần Quốc Vượng đã xác định đúng. Thứ nhất là “Cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đỗ”. Thứ hai, “ Không ai mang máy bay, đại bác đền để lật đổ ta, ta không làm tốt thì ta tự lật đổ ta, chẳng phải do kẻ thù đâu”. 

Vẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu trên baotiengdan.com, ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực thù địch phản động, thường bị Nhà Nước xử phạt theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền mà ngay trong nội bộ, và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đã định nghĩa sai thế nào là ‘thù địch” là ‘phản động’. 

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Nguyễn Quang Dy: Câu chuyện đầu năm - Nguy cơ khủng hoảng môi trường

Trước thềm năm mới 2020, Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức khó lường. Muốn “biến nguy thành cơ”, Việt Nam phải đổi mới thể chế và điều chỉnh tư duy chiến lược để tìm cách hoát hiểm. Đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông đe dọa chủ quyền quốc gia và các đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng môi trường sống đang đe dọa tương lai Viêt Nam. 

Phần nổi của tảng băng chìm 


“Rạng Đông chưa qua, Sông Đà đã tới” là một câu vè mới của người Hà Nội năm 2019, sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông (28/8/2019) và vụ nước bẩn Sông Đà (10/2019). Vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã phát tán ra môi trường 27,2 kg thủy ngân, gây ô nhiễm một góc thành phố. Tuy chưa thể đánh giá chính xác thiệt hại về lâu dài, nhưng vụ cháy này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, vì nguy cơ xảy ra sự cố như Rạng Đông còn khá nhiều. 

Vụ cháy Rạng Đông chưa kịp lắng xuống thì vụ nước bẩn Sông Đà lại nổi lên, làm dư luận bức xúc trước nguy cơ ô nhiễm nguồn “nước sạch”. Nhưng cách thức thành phố xử lý nguồn “nước bẩn” như sông Tô Lịch làm dư luận bất bình. Nói cách khác, câu chuyện “nước sạch” hay “nước bẩn” chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Các nhóm lợi ích thân hữu đứng sau thao túng chính sách mới là nguy cơ lớn hơn, như những thế lực khó kiểm soát. 

Chỉ trong vòng hơn một tháng, người Hà Nội phải liên tiếp gánh chịu hậu quả của hai sự cố môi trường là cháy nhà máy Rạng Đông gây ô nhiễm không khí, và đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà gây ô nhiễm nước sinh hoạt. Hình ảnh người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước như thời bao cấp bỗng hiện về ám ảnh cộng đồng. Nhưng điều đáng nói là phản ứng quá chậm của chính quyền trước nguy cơ ô nhiễm môi trường làm khủng hoảng lòng tin. 

Trân Văn: ‘Mây đen, mặt trời’ và nguyên thủ

Lãnh đạo cao nhất Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, tại hội nghị với chính phủ hôm 30/12/2019.

Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – lại khuấy động dư luận khi phát biểu tại một hội nghị giữa lãnh đạo chính phủ và chính quyền các địa phương, diễn ra hôm 30 tháng 12. 

Rất nhiều người Việt sửng sốt khi xem, hoặc nghe ông Trọng tuyên bố: Nhờ nỗ lực của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên mọi lĩnh vực, tốt hơn năm ngoái (2018)! 

Sau khi dẫn hàng loạt số liệu để chứng tỏ kinh tế - xã hội năm nay phát triển một cách ngoạn mục, ông Trọng dẫn thêm một ý kiến nêu trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB): “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam!” (1). 

Không phải tự nhiên mà công chúng sửng sốt rồi xúm vào dè bỉu nhận định: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Nhận định đó hoàn toàn mâu thuẫn với thực trạng chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam! 

Tuy nhiên ông Trọng không bịa ra nhận định vừa kể. Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam gần giống với một ý trong một báo cáo mà WB công bố hồi đầu tháng này... 

Lê Phan: Trật tự dân chủ sẽ tồn tại?

Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ Tướng Anh Boris Johnson gặp nhau tại cuộc họp thượng đỉnh của NATO hôm 4 Tháng Mười Hai, 2019, tại Watford, Anh Quốc. (Hình: Getty Images)

Trong các bài bình luận, các cuộc hội thảo chính trị, thật là thời thượng khi người ta phân vân là liệu trật tự quốc tế cấp tiến vốn đã chế ngự thế giới, có thể tồn tại nổi trước những “thế lực thù nghịch” đang liên tiếp tấn công trong thập niên 2010, qua cái mà tờ Wall Street Journal gọi là “Thập niên của gián đoạn.” 

Nhưng nếu chúng ta đừng quá bi quan, vẫn có thể đánh cá là dân chủ, chủ nghĩa toàn cầu, và mậu dịch tự do sẽ còn bền vững trong thập niên thứ ba của thế kỷ thứ 21. 

Hãy bắt đầu với tình trạng của nền dân chủ. Không có gì đáng lo ngại hơn là hai cú đấm kinh hồn của Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ Tướng Anh Boris Johnson, vốn đã lên nắm quyền ở hai nền dân chủ cổ nhất và quan trọng nhất bằng cách đánh thức con quái vật của chủ nghĩa dân tộc. 

Với Tổng Thống Trump tập trung sự bực tức vào NATO và Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), và Thủ Tướng Johnson đùng đùng bỏ ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, hai lãnh tụ này đã thay đổi “một liên hệ đặc biệt” có thời được tôn thờ là một cột trụ cho ổn định toàn cầu (có đôi chút hoen ố bởi cuộc chiến tranh Iraq) trở thành điều trông giống như là những máy ủi đất. 

RFA: Nhà thờ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm thành di tích cấp thành phố - Mừng hay lo?

Bí thư thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân, vào sáng ngày 31/12/19 trao bằng xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp thành phố cho Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.  Courtesy: sggp.org.vn


Lên hạng di tích cấp thành phố: lo lắng! 


Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ở quận 2 cùng với Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), Trường THCS Võ Trường Toản (quận 1) và Lăng Võ Tánh (quận Phú Nhuận) là 5 công trình vừa được Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), vào ngày cuối năm 2019 trao bằng xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp thành phố. 

Tại buổi lễ trao bằng diễn ra vào sáng ngày 31/12, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP.HCM, ông Lê Thanh Liêm phát biểu rằng việc công nhận 5 di tích lịch sử-văn hóa mới này là thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 

Vào tối cùng ngày 31/12, Soeur Maria Nguyễn Thị Hậu, thuộc Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, chia sẻ với RFA cảm nhận trước thông tin vừa nêu: 

“Chúng tôi nghe nói được xếp cho là di tích, tức là chúng tôi được ở lại thì chúng tôi rất mừng. Nhưng khi nói rằng mọi sự ở trong nhà dòng hay trong nhà thờ đều do nhà nước và chính phủ quyết định thì chúng tôi lại lo ngại vì chúng tôi cũng không hiểu lắm về vấn đề của nhà nước muốn thế nào. Chúng tôi chưa hiểu được.” 

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

FreePik

Ngô Nhân Dụng: 2020 chiến tranh lạnh Mỹ Trung bắt đầu

Từ năm 2020, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh. Trong hình, các kiện hàng từ Trung Quốc nhập cảng Long Beach, California, hôm 23 Tháng Tám, 2019. (Hình: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)

Ngày 16 Tháng Mười Hai, 1978, James Carter và Đặng Tiểu Bình ra tuyên cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai ngày sau, Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp quyết định thay đổi chính sách kinh tế, đưa nước Tàu bây giờ lên hàng thứ nhì sau nước Mỹ và không bao lâu nữa sẽ lên hàng đầu.

Nếu không mở cửa bang giao với Mỹ thì Trung Quốc không thể tiến nhanh như vậy. Cuộc giao thương có lợi cho cả hai bên, nhưng Trung Quốc được lợi về căn bản khi phát triển thị trường và tiếp nhận các kỹ thuật công nghiệp mới. Dân Mỹ thì chỉ được mua những quần áo cho đến máy giặt, cho tới điện thoại cầm tay giá rẻ vì “made in China.”

Nhưng Tổng Thống Donald Trump đã mở đầu cuộc chiến tranh mậu dịch, thay đổi cục diện. Từ năm 2020, cuộc đối đầu sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh, dù ai sẽ lên làm tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử. Cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn lan sang chính trị, ngoại giao, và rất có thể có xung đột quân sự.

Phạm Xuân Đài: Chuyện Năm 2020



Buổi chiều ngày 27 tháng 12, 2019 vừa rồi, một người bạn rủ tôi đi dạo chơi trên chiếc xe của anh, với nỗi cảm khái thường có khi năm cũ sắp hết, chỉ còn mấy ngày nữa là tới năm mới 2020. Hai người ra khỏi thành phố mình ở tại trung tâm Little Saigon, đi vào các khu vực lân cận với những địa danh nghe rất quen nhưng với tôi cảnh vật lại lạ, vì tuy gần mà tôi chưa đi tới bao giờ.

Sau nhiều ngày mưa tầm rã, cảnh hai bên đường như rực lên trong ánh nắng, cây cối, nhà cửa, đường sá đều sạch sẽ phong quang, như đang chuẩn bị đón năm mới. Vùng Nam California nổi tiếng là nơi rất ít mưa, coi như là vùng bán sa mạc, tất cả nước dùng cho khắp vùng hầu hết là nhờ con sông nhân tạo dẫn nước từ Bắc California xuống. Nước dùng cho cuộc sống cư dân cả một vùng rộng lớn, rồi tất cả vườn tược với cây ăn trái và thảm cỏ xanh tươi, cây cối ven đường phố, thậm chí ven đường xa lộ đều được tưới bằng nước của con sông này. Thỉnh thoảng gặp được một năm mưa nhiều như năm nay thì nhà cửa, cây cối, đường sá được tắm gội rất kỹ, phong cảnh trông như đổi mới để chuẩn bị chào đón một sự trọng đại.

Trần Mộng Tú: Ngày Qua Ngày Qua - 2020

Hình minh hoạ, FreePik
Tôi đi qua những cánh đồng lúa chín
Đi qua những thành phố
Những bờ sông và những ngọn đồi
Tôi đi từ Bắc vào Nam
Tôi đi từ một thổ ngơi này sang thổ ngơi khác

Tôi qua núi
Tôi qua biển
Tôi cài hoa cưới cô dâu
Tôi chít khăn tang quả phụ
Rồi tôi lại hân hoan áo mới
Tôi khóc như trời mưa tháng sáu quê tôi
Những giọt lệ mặn như nước biển
Tôi buồn như liễu tháng mười
Tôi cười như những bông hoa mẫu đơn
nở trong mùa trăng nở

Trùng Dương: Lại chuyện chiếc điện thoại thông minh

Một ảnh chụp màn hình The New York Times

Nhật báo New York Times gần đây đúc kết một cuộc điều tra sau nhiều tháng trời, và đăng tải một loạt bài gồm sáu kỳ về việc chiếc điện thoại thông minh, mà hầu như mỗi người trong chúng ta đều có không thể thiếu bên mình hàng ngày, có khi cả đêm, đã “theo dõi/giám sát” từng bước đi của chúng ta như thế nào, và đã tự động chuyển những thông tin đó cho hàng ngàn công ty để lưu trữ và bán lại cho những khách hàng cần chúng cho bất cứ mục đích gì mà chẳng có cơ quan nào của chính quyền từ liên bang xuống tiểu bang kiểm soát.

Trong bài này, tôi sẽ tóm lược loạt bài điều tra rất hữu ích này của nhật báo NYT. Sau đó tôi sẽ bàn sơ qua việc chúng ta đã bị mất quyền riêng tư trên Internet như thế nào, và các nỗ lực của một số chính quyền tiểu bang trong việc bảo vệ cư dân của mình. Và cuối cùng là chính chúng ta mỗi người nên làm gì trước để tự bảo vệ dù một cách tương đối.

Chúng ta đã bị theo dõi như thế nào?


“Mỗi phút trong mỗi ngày, tại mọi nơi trên đất Mỹ, hàng ngàn công ty – phần lớn không bị chi phối bởi luật lệ nào và ít bị soi bói – đã âm thầm lưu trữ mọi vận chuyển của hàng triệu triệu con người đang sử dụng điện thoại thông minh trong các khối thông tin khổng lồ của họ,” hai phóng viên Stuart A. Thompson và Charlie Warzel của NYT viết trong bài bình luận ngày 21 tháng 12 vừa qua về loạt bài phóng sự điều tra.

Đoan Trang & Trịnh Hữu Long: Chính trị Việt Nam - Một thập kỷ nhìn lại

Chúng ta đang tiến đến những khoảnh khắc cuối cùng của năm 2019, khép lại một năm đầy sự kiện và không chỉ thế, khép lại nguyên một thập kỷ. Luật Khoa nhìn lại và đánh giá những sự kiện, biến động và khuynh hướng lớn nhất của nền chính trị ở Việt Nam trong những năm từ 2010 đến hết 2019.

Đồ hoạ: Luật khoa - Ảnh: VOA

Mười năm trước,“xã hội dân sự” còn là một khái niệm hết sức xa lạ và nhạy cảm. Mười năm đủ để bình thường hóa và đưa khái niệm này vào cuộc sống hàng ngày.

“Xã hội dân sự” xa lạ và nhạy cảm bởi hầu hết người Việt Nam đang sống ngày nay đều không có cơ hội được học và được trải nghiệm một xã hội bình thường với ba thành tố chính: chính quyền, thị trường và xã hội dân sự. Từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam thi hành chính sách kiểm soát xã hội một cách toàn diện và không cho phép thị trường lẫn xã hội dân sự tồn tại. Cuộc cải cách kinh tế mang tên “Đổi Mới”, bắt đầu từnăm 1986, đã bình thường hóa khái niệm “thị trường”, nhưng “xã hội dân sự” thì phải chờ đến cuối những năm 2000 mới bắt đầu được nói đến. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) dần đóng vai trò chính trị lớn hơn trong đời sống xã hội, tuy vậy, gần như chỉ mang tính chất phụ họa và tư vấn cho chính quyền nhiều hơn là gây được sức ép.

Bước ngoặt đến vào năm 2011, sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 26/5. Một làn sóng phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (một trang facebook thành lập ngày 12/4/2010, chính thức hoạt động ngày 16/4/2010) phát lời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc.