Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018
Việt Nguyên/Người Việt: Những hỏa mù chính trị
Làm tổng thống Hoa Kỳ thật khổ. Vài tháng trước Tổng Thống Donald Trump đã than: đối lập với bọn dân chủ đã phá rối, điều tra của Robert Mueller đã khiến ông bận tay không hoàn tất được những chương trình từ thuế, chiến tranh thương mại với Trung Quốc, y tế đến chính sách đối ngoại trên bán đảo Triều Tiên.
Thế giới nhức đầu với những tuyên bố của ông Trump, các tổng thống tiền nhiệm từ Bill Clinton đến George W. Bush và Obama cũng đã có những lời than tương tự trong một chế độ dân chủ không cho tổng thống có toàn quyền như trong chế độ độc tài.
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018
Ngô Nhân Dụng: Lòng Dân tạo ra Phép Lạ!
Như hàng triệu người Việt Nam
khác, suốt ngày Chủ Nhật chúng tôi theo dõi những cuộc biểu tình ở Việt Nam.
Như nhà thơ Hoàng Hưng nhận xét, đây “là lần đầu tiên sau 1975, có cuộc TỔNG BIỂU
TÌNH TOÀN QUỐC kéo dài suốt ngày, gồm hàng vạn người!”
Hoàng Hưng nhắc lại lời tiên
tri của một nhà thơ khác. Đỗ Trung Quân đã đoán trúng trên Facebook khi
nói với tay cảnh sát đến thăm dò để ngăn chặn trước không cho ông tham dự: “Tôi
không đi biểu tình (vì ốm yếu và bị chặn) nhưng sẽ có hàng triệu người đi!”
Cuộc biểu tình ở Hà Nội có thể
làm cho chế độ run, khi người dân đi tới Hồ Hoàn Kiếm với những khẩu hiệu:
“Không cho Trung Quốc thuê đất! Dù chỉ một ngày!”
Bùi Tín: Họ dám tấn công vào ‘túi khôn’ của nhân loại văn minh
Mục đích của dự thảo Luật an ninh mạng
là kiểm soát mọi thông tin trên mạng, là thủ tiêu triệt để
mọi thông tin tự do của đời tư cá nhân.
Hình minh họa.
Thật là một sự sai lầm khủng khiếp, một nước cờ ngu xuẩn. Họ vừa mới tỏ ra biết điều đôi chút khi chịu lùi một bước, hoãn việc thông qua dự Luật Đặc khu vào phiên họp quốc hội sau, thì sáng 12/6 họ vẫn giữ nguyên ý định bỏ phiếu về dự Luật an ninh mạng, một đạo luật phản động, phản dân chủ không kém gì dự luật Đặc khu.
Quốc hội tay sai của đảng, với hơn 90% là đảng viên, lại dấn thân vào con đường sai lầm khủng khiếp, triệt để tước quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của toàn dân, giao cho Công an toàn quyền kiểm soát xâm nhập và tịch thu mọi nguồn thông tin của tập thể và cá nhân trên mạng internet.
Ai cũng biết thông tin viễn thông (không giây) và internet cùng máy điện toàn - computer - là những thành tựu nổi bật nhất của loài người văn minh hiện đại, phục vụ đắc lực cho cuộc sống vật chất tinh thần của toàn nhân loại.
Ngô Nhân Dụng: Trump-Kim ai được cái gì?
Các hội nghị thượng đỉnh thường nặng về lễ nghi, trình diễn hơn là các quyết định chính sách. Cuộc họp “Trump-Kim Summit” vừa qua, phần trình diễn thành công nhất. Hai lãnh tụ, một cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế cũng như vũ lực, một nước nhỏ nghèo mạt nhưng có bom nguyên tử, trước đây mấy tháng còn “chửi nhau” tàn tệ và dọa đánh nhau bằng bom hạch tâm, nay đã bắt tay và đứng bên nhau như những người bạn tri âm. Riêng hình ảnh đó, cho cả thế giới chứng kiến, đã là một thành công.
Trong hai người Trump và Kim, ai cũng có một thứ gì đó để đem về nước mình.
Chủ Tịch Kim Jong Un đem về được những gì? Được Tổng Thống Donald Trump khen ngợi không tiếc lời. Ba ngày sau khi ông Trump mạt sát thủ tướng Canada là “không lương thiện và yếu ớt.” Một ngày trước khi gặp Kim, ông Trump còn tiếp tục kể tội lãnh tụ tất cả các nước G-7 khác trên Twitter là họ lợi dụng kinh tế Mỹ.
TN/Người Việt: Bất chấp phản đối, Quốc Hội CSVN thông qua Luật An Ninh Mạng
Dân chống Luật An Ninh Mạng biểu tình ở Sài Gòn.
(Hình: Dân Làm Báo)
Bất chấp tất cả khuyến cáo và chống đối khắp nơi, Quốc Hội CSVN hôm Thứ Ba, 12 Tháng Sáu, 2018, đã thông qua Luật An Ninh Mạng với chủ đích khống chế hoàn toàn các thông tin “độc hại” cho chế độ.
Dù đã có nhiều luật, nghị định, và các văn bản dưới luật nhằm kiểm soát người dân sử dụng mạng lưới điện tử thông tin toàn cầu để trao đổi, chia sẻ, thông tin, từ chuyện cá nhân đến tin tức thời sự, Quốc Hội “con dấu cao su” của chế độ đã thông qua “Luật An Ninh Mạng” với 7 chương, 43 điều, có hiệu lực thi hành từ 1 Tháng Giêng, 2019.
Luật An Ninh Mạng của chế độ Hà Nội được đặt trong cái khung “về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”
TN/Người Việt: Đối phó biểu tình, CSVN siết an ninh trên cả nước
Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống “Luật đặc khu kinh tế”
hôm Chủ Nhật 10/6/2018. (Hình: AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền CSVN siết chặt an ninh trên cả nước sau các cuộc biểu tình chống đối hôm Chủ Nhật và Thứ Hai vừa qua tại nhiều địa phương trên cả nước.
Theo tờ Tuổi Trẻ, hôm Thứ Ba, 12 Tháng Sáu 2018, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã họp khẩn “thường trực chính phủ với một số bộ, ngành và địa phương để triển khai các giải pháp không để tái diễn tình trạng mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội ở một số địa phương như vừa qua.”
Từ Thức: CHÂN TRỜI MỚI: AN NINH MẠNG
Đảng huấn luyện từ nhỏ : đừng suy nghĩ, đừng tìm
hiểu, đừng bất bình. Hãy ăn nhậu, hãy tiêu thụ, hãy nhìn cái rốn của mình, hãy
lo thân xác mình, sống chết mặc bay. Hãy bịt mắt, bịt miệng, che tai.
Công dã tràng : những cuộc biểu tình rầm rộ chống
đặc khu, chống bán nước, chống Tàu bùng nổ khắp nơi : dân không tin Đảng nữa,
tuổi trẻ không nghe Đảng nữa.
Người ta nói có hai điều kiện khiến một chế độ độc tài
sụp đổ. Thứ nhất là những đợt sóng ngầm âm ỉ của một dân tộc thèm khát tự do.
Thứ hai là những đột biến nổ tung như núi lửa, khiến nhà cầm quyền không trở
tay kịp. Sóng ngầm căm hờn, bất mãn đã âm ỉ từ lâu ở VN. Đột biến đang bùng
lên, trên khắp các nẻo đường đất nước. Sau gần một thế kỷ đè đầu, cướp cổ dân,
chưa bao giờ nhà cầm quyền Cộng Sản bị đe dọa như vậy.
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018
Nguyễn Quang Dy: Câu chuyện đặc khu và hơn thế nữa
“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”
(Nguyễn Cơ Thạch, 1990)
Khi đề cập đến câu chuyện đặc
khu kinh tế, người ta dễ sa vào tiểu tiết nên “thấy cây mà không thấy rừng”. Chỉ
tranh cãi và điều chỉnh “99 năm hay 70 năm” là vô nghĩa. Khi quan tâm đến “phần
nổi của tảng băng” người ta cũng dễ quên phần chìm (mới là phần cốt lõi). Trong
bài này, tôi đề cập đến hai vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, câu chuyện đặc khu là một
phần của bàn cờ Biển Đông, liên quan đến chiến lược “Một vành đai Một con đường”
của Trung Quốc, đến chủ quyền Việt Nam và vấn đề “thoát Trung”. Thứ hai, câu
chuyện đặc khu là một phần của vấn đề chống tham nhũng và đổi mới thể chế. Cả
hai vấn đề đều liên quan đến yêu cầu kiểm soát quyền lực và dân chủ hóa để
thoát khỏi cái vòng kim cô về ý thức hệ đã lỗi thời.
Thảo Trường: Bên ngoài
Em yêu dấu,
Mặc dù thường ngày anh rất ít viết thư, rất
ghét kể lể. Mặc dù em vẫn bảo anh là khô khan, kém đằm thắm. Hôm nay anh cũng
viết một thư cho em. Một thư nói về tình yêu của chúng ta. Nghĩa là một thư rất
tình cảm, rất ướt.
Anh có ý nghĩ viết thư này cho em sau khi anh
đã xong một tác phẩm ngắn. Một chuyện của đời đã
được cuốc lên. Anh nhìn vào cái gương nhỏ để trước mặt, trên bàn. Gương này
thường ngày em vẫn soi vào đấy. Bây giờ anh thấy trong gương có anh. Đôi mắt anh dại hẳn đi, nét mặt hốc hác, sau gần trọn một
đêm thao thức vì tác phẩm. Con người anh sau mỗi lần làm việc ban đêm đều để
lại trong gương một hình ảnh khôn khổ như vậy. Nhiều lần anh muôn hét lên thật to, đập nát tấm gương
cho vỡ tan hình hài mình. Cũng có lần anh chộp lấy bình trà em đã pha cho anh
mỗi buổi tối, nốc nốt chỗ còn lại. Hoặc một điếu thuốc được đốt lên. Hoặc ngồi
thừ nhìn xấp giấy, lèm nhèm, dập xóa, chằng chịt, gai góc, gẫy đổ...
LÊ ĐẠI LÃNG: CHỊ
cho Ôm
Thời
nhỏ, chúng tôi học ở ngôi trường nằm men theo sông. Có vẻ ở nhiều nơi khác có
nhiều ngôi trường tiểu học như thế, nằm ven theo một con sông hay con lạch,
hoặc có khi kề một bờ ao. Chúng tôi coi ngôi trường nằm bên bờ sông cũng tự
nhiên như những tháng gần cuối năm, nước dâng cao hơn thường lệ, nước mấp mé bờ
tường ngăn sân trường và dòng sông, mặt sông căng ra cho tới lút ngút bờ đất
phía bên kia, nơi đó có nhiều cây bắp nhấp nhô, thỉnh thoảng có vài con đò chèo
ngang tấp khuất đâu đó bên kia, hay từ tốn trôi về phía cuối dòng không biết
rồi tới đâu. Mưa nhiều hơn, sân trường bằng đất nhiều khi lầy nhầy và nhiều ổ
nước đọng, những buổi học chợt buồn trong bầu khí ẩm ướt, nhìn qua cửa sổ lớn
thấy bầu trời xám với những hạt mưa lót nhót. Lúc ấy biết rằng sắp có nhiều
ngày nghỉ nhờ lụt, nước sẽ tràn qua hàng rào, bò tận sân trường cho tới bậc
thềm bước lên lớp học.
Trần Mộng Tú: Dòng Sông Không Trở Lại
Mùa hè với nắng và gió, con thuyền và
dòng sông, tình yêu và thơ mộng.
Có dòng sông nào con nước quay lại
bao giờ. Giống như tình yêu đã bỏ đi làm sao mà trở lại.
Em đã thả tình yêu ra sông trôi theo
sóng làm sao vớt lại.
Chàng đã đi và không quay trở lại.
Tình yêu đã đi, dù con tim còn réo gọi. Dù anh còn yêu em, nhưng anh không trở
lại. Nước êm ả trôi hay xoáy cuồng nộ cũng đã lôi anh đi. Anh không trở lại,
không trở lại.
Tiếng hát cất lên từ dòng sông khi
chiếc mảng tre lững lờ trôi.
Vũ Thất: Từ HÀ KỲ LAM đến VÙNG ĐÁ NGẦM
Mùa hè 1990, nghe tin người bạn cố
tri cùng gia đình đi HO đến cư ngụ ở Philadelphia, tôi vội đưa vợ con từ
Maryland lên ra mắt. Chúng tôi học chung trường Võ Tánh ở Nha Trang, thậm chí
có thời gian cả năm tôi ở trọ nhà hắn. Sau trung học chúng tôi cùng vào quân đội
và sau 75 cùng vào tù cộng sản.
Năm 84, tôi được thả, mấy lần tìm đến
nhà hắn để bàn chuyện vượt biên, lần nào cũng thấy cửa khóa then cài. Tôi nghĩ
là hắn đã ra đi nên quyết định binh theo hắn. Nào ngờ hắn còn kẹt lại và nhờ HO
đến Mỹ sau tôi những 5 năm. Hắn và tôi cùng cấp bậc nhưng “được” học trường đảng
lâu hơn nhờ thành tích oai hùng tái chiếm Cổ thành Quảng Trị. Hắn là nhà văn Huỳnh
Văn Phú, tác giả các tập truyện Mùa Xuân Âm Thầm (1969), Cuộc Tình Dấu Mặt
(1971)… Và quyển Phóng Sự Chiến Trường đoạt giải nhì (1972).
NguyễnPhúc Bửu-Tập: MỘT KỲ ÁN TRONG VĂN HỌC THẾ GIỚI THẾ KỶ THỨ 20 GIẢI MỞ: CÁI CHẾT CỦA SAINT-EXUPÉRY
Người Việt Nam
ta ở tuổi trên dưới 70, lúc trẻ có học tiếng Pháp, chắc không ai xa lạ với hai
tên ông Phạm Duy Khiêm và ông Bùi Xuân Bào. Ông Phạm Duy Khiêm tác giả cuốn Légendes des Terres sereines (Truyền Kỳ
Mạn Tiên), thuật chuyện nàng ‘thiếu phụ Nam Xương” và chuyện “ngày xưa có anh
Trương Chi, mặt thì thật xấu, hát thì thật hay” bằng giọng văn tiếng Pháp trong
và mát như nước suối Evian. Ông Bùi Xuân Bào đến sau, văn chương trau chuốt óng
ả, viết bản luật án về Saint-Exupéry làm sống văn nhân nước Pháp suốt phần sau
của thế kỷ thứ 20, trong giới người trẻ Việt Nam.
Giữa tháng Tư
năm 2004 vừa qua, báo The New York Times ở Mỹ và Le Monde ở Paris
thông tin là xác chiếc máy bay do sĩ quan không quân Antoine de Saint-Exupéry
lái được vớt lên từ một nơi gần cửa biển Marseille, thuộc biển Méditerranée
(Địa Trung Hải). Danh số (serial number) của máy bay đúng là con số sản xuất
của chiếc máy bay mất tích ngày 31 tháng Bảy năm 1944. Như vậy một điều kỳ án
trong văn học thế giới đã gây thắc mắc đúng nửa thế kỷ vừa được giải mở. Ta thử
lược đọc lại chút tiểu sử của Saint-Exupéry.
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018
NGÔ THẾ VINH: ĐI TÌM BỨC TƯỢNG MẸ VÀ CON MỘT TÁC PHẨM BỊ LÃNG QUÊN CỦA MAI CHỬNG Ở HẢI NGOẠI
Để tưởng nhớ Mai Chửng, điêu khắc gia
tượng đài Bông Lúa 1970 và
tượng Mầm 1974
Hình 1: Chân dung Mai Chửng, bên một tác phẩm điêu khắc.
[tư
liệu Huỳnh Hữu Uỷ]
TỪ CỬA TRẦN ĐỀ TỚI TƯỢNG
ĐÀI BÔNG LÚA
Từ con Kênh Vĩnh Tế biên
giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài
con Sông Hậu.
"Chúng
tôi đang đứng ở mút cuối con Sông Hậu, nhìn từng đợt sóng vỗ vẫn còn màu nâu nhạt
của phù sa nơi cửa Trần Đề, khúc sông trải rộng để chan hoà vào biển cả; bao
nhiêu cảm xúc tràn về, như một flashback, chợt nhớ lại hơn một lần qua Long
Xuyên, nơi có tượng đài Bông Lúa của
Mai Chửng, một cố tri và cũng là một tên tuổi lớn trong lãnh vực điêu khắc của
Miền Nam". Tượng đài Bông Lúa biểu tượng
của nền văn minh nông nghiệp, là tác phẩm đồ sộ bằng đồng lá đã được dựng tại
thị xã Long Xuyên (1970), một tỉnh lỵ Miền Tây. Một bó lúa vươn lên ngất trời được
Đinh Cường thêm vào mấy chữ mô tả thực đẹp: “Phơi
phới của mùa lúa con gái...” Sau 1975, cùng với chiến dịch đốt sách, tượng đài Bông Lúa ấy đã bị cộng
sản phá sập, quả không phải là một "điềm lành" cho tương lai nền Văn
Minh Lúa Gạo và cả hậu vận của toàn vùng Sông Nước Cửu Long." (1,3)
Ngô Nhân Dụng: Trump – Kim sẽ bàn gì ở Singapore?
Năm 2014, cựu
giám đốc an ninh James Clapper sang Bình Nhưỡng để đón hai người Mỹ bị Bắc Hàn
bắt giữ. Ông được mời dự một bữa tiệc sang trọng 12 món. Ăn xong, họ nhất định
bắt ông phải trả tiền, ông Clapper kể lại, không nói rõ ông chỉ phải trả phần
các người Mỹ ăn hay trả cho cả người khác.
Ba ngày nữa,
Tổng Thống Mỹ Donald Trump chắc sẽ được Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un mời ăn tiệc.
Không biết ông Trump sẽ phải trả tiền bữa cơm không. Nhưng phái đoàn tiền trạm
của Bắc Hàn đã nói đến chuyện ai sẽ trả tiền khách sạn khi ông Un đem cả đám
tùy tùng đến Singapore!
Mary Walsh / Nguyễn Đức Tường chuyển ngữ: Điều có thể làm bạn đau lòng Bài ca tụng một quốc gia, từ một người dân Canada bất đắc dĩ.
Tôi đã học
được từ trên lòng mẹ tôi (đúng hơn, từ trên chiếc chân gỗ của bà cô tôi với đầu
gối gắn khớp xương kim loại) nỗi oán giận lớn lao đối với Canada và mọi
thứ của người Canada .
Năm 1949, gần
50 phần trăm dân Newfoundland
– và tôi đánh cuộc là tất cả mọi người dân ở St. John's – đều bỏ phiếu chống lại việc sát
nhập vào liên bang với Canada .
Cử tri tỉnh lẻ đã bỏ một số phiếu áp đảo để ủng hộ việc tái lập một chính phủ
có trách nhiệm. Thế nhưng thay vì thế, chúng tôi đã đi từ chế độ bảo hộ của Anh
Quốc dưới một Ủy ban của Chính phủ để trở thành tỉnh bang trẻ nhất và nghèo
nhất của Liên bang. Đang là cái thảm chùi chân trước cửa của Anh quốc, chúng
tôi trở thành một kho truyện cười của Canada .
Tuấn Khanh: Không có Trung Quốc nào, chỉ có rõ Việt gian
Ngày 6/6/2018 quả là một ngày
buồn của bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi ông tuyên bố với báo
Tuổi Trẻ về việc dư luận đang nhầm lẫn, vì không có một chữ nào nhắm đến Trung
Quốc trong luật về đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thậm chí
ông còn không giấu được giận dữ khi nói rằng đang có một âm mưu chia rẽ Việt
Nam - Trung Quốc vào lúc này. "Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về
Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên,
chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc", lời của ông Dũng.
Cái cách thể hiện của ngài bộ
trưởng, cũng gần với nội dung là giới phản dư luận, tuyên truyền viên cấp thấp
được hướng dẫn, với ngụ ý rằng "đã đọc luật chưa mà phản đối?". Nhưng
đây là thời khắc người dân Việt Nam đang đặt ngược câu hỏi với ông Dũng rằng,
thật sự ông ta có đọc và biết những gì mình làm không?
Lưu Văn Vịnh: LỜI CẢNH BÁO VỀ NGUY CƠ ĐẠI HÁN của tư tưởng gia LÝ ĐÔNG A từ 70 năm trước
Tác giả tại Am Bạch Vân
Lý Đông A, một tư tưởng gia thâm viễn của Việt
tộc, từ những năm 1940, trong tập Chu Tri Lục (bàn về sự biết chu toàn) tập 3,
đã phân tích và trưng ra những nguy cơ của kế hoạch Đại Hán của Tầu, dù là Tầu
Quốc hay Tầu Cộng.
Lý Đông A đã nhìn rõ, từ 1943, sau đệ nhị Thế
chiến, thế giới 1950-2000 sẽ chuyển mình sang chế độ mới, với các liên minh quốc
tế. Tại thời điểm 1940, Căn bản lập trường dân tộc qua Cương Lĩnh 2, đối
Tầu, gồm vài điểm quan trọng sau :
1- Quy luật lịch sử Tầu
là : Lấy Tài Hoá Thu Nhân Tâm (thoát
nghĩa Hữu đức giả hữu thổ), Hưng Hoa diệt
Di, thiên hạ đại đồng theo lối Hán mà vũ khí và thủ đoạn chủ yếu là chủng tộc
xâm lược.
2- Tam Dân chủ nghĩa
của Tôn Văn cũng là một chủ nghĩa đế quốc : Tôn Văn từng nói với cụ Phan Bội
Châu : “Các ông bất tất phải làm, chỉ là
một tỉnh của Tầu, chúng tôi làm xong
thì xong”, và sau này Tưởng Giới Thạch cũng nói : “Việt Nam là Tầu, Việt Nam để người Tầu làm giúp cho”.
3- Năm 1911, Tôn Văn
đề xướng Ngũ Tộc Cộng Hoà, gồm 90% là nhân khẩu Tầu, 10% là Mãn, Mông, Tạng,
Miêu (là Việt núi). Năm 1916 Tôn Văn luận Quốc Tộc tức đúc các dân tộc vào một
lò mà thống nhất thế giới, chia toàn quốc ra Tỉnh, Quận, Huyện, khoảng 1921-22,
Tôn Văn nói : Ta phải đem các dân tộc Thái, Việt…liên hợp lại cùng chống
đế quốc.
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018
Bùi Tín: Luật đặc khu: Đỉnh điểm của phẫn nộ toàn dân
Một bãi biển thuộc Phú Quốc.
Đất nước Việt Nam đang sống trong tình trạng biến động, sôi sục.
Lãnh thổ của tổ quốc, chủ quyền của đất nước, nền độc lập của quốc gia đang bị thử thách lớn.
Sự kiên nhẫn của một dân tộc từng trải qua những thử thách ngàn cân treo sợi tóc lại bị đem ra thách thức một cách nghiêm trọng nhất.
Người dân bình thường, em học sinh bình thường cũng hiểu rõ rằng Luật Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Bình Định) và Phú Quốc là mưu đồ bành trướng thâm hiểm nhất quán của Trung Cộng mà Bộ Chính trị đảng CSVN buộc phải « đem thịt dân mình nuôi lũ hổ đói » – Bành trướng phương Bắc.
Bao nhiêu điều dối trá, ngụy biện đều vô hiệu. Nào là ta đã có hàng trăm đặc khu kinh tế rải khắp, nay có thêm 3 cái, có là bao, sẽ thu lợi cực lớn. Thế giới họ có biết mấy đặc khu, mang lợi to lớn, là những tổ trứng Phượng Hoàng, phồn vinh thịnh vượng. 99 năm mới thật hấp dẫn các FDI lớn của thế giới, có giành riêng cho nước nào đâu!
LÊ ANH HÙNG: Ba đặc khu, ba đại hiểm họa
Vị trí Bắc Vân Phong trên bản đồ. Ảnh: Lê Anh Hùng
Suốt gần một tháng nay, Dự luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận người Việt trong và ngoài nước. Chưa bao giờ một dự luật được chính phủ trình ra Quốc hội lại khiến công chúng Việt Nam phản đối mạnh mẽ và rộng khắp đến vậy.
Sự kiện này làm người ta nhớ lại bầu không khí phản đối trong các tầng lớp nhân dân đối với dự án Bauxite Tây Nguyên 10 năm trước. Và giống như lần trước, lý do khiến công chúng bày tỏ sự lo ngại đặc biệt về ảnh hưởng của dự luật đối với an ninh quốc gia và tương lai giống nòi cũng chính là Trung Quốc, quốc gia láng giềng phương bắc to xác và xấu bụng của Việt Nam.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)