Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Đào Hiếu: Chó Phản Biện


Khi giận ai, hoặc để tỏ lòng khinh bỉ, quý vị thường chửi: “Đồ chó!” hoặc văn vẻ hơn thì nói: “Tư cách anh ta không hơn một con chó”. Tội nghiệp, loài khuyển chúng tôi cứ bị đem gán cho những gì xấu xa, hạ tiện, suốt cả ngàn năm nay mà không có cơ hội “phản biện”.

Thời xưa, không có Facebook đã đành, thời nay mạng Internet phủ sóng toàn cầu, thế mà chúng tôi vẫn không làm gì được, vẫn phải im lặng.

Có lẽ vì loài khuyển không có tiền mua laptop, nếu không, ít ra chúng tôi cũng phải gửi cho quý vị vài cái comments chẳng hạn như:

“Tại sao cái gì xấu cũng đổ cho chó?, sao không ai nói:” “Đồ con mèo!” hay: “Đồ con gà!”.

Đành rằng đôi khi cũng có người chửi: “Bẩn như lợn!” hoặc: “Ngu như bò!” nhưng đó chỉ là đánh giá về chuyện “vệ sinh phòng dịch” hoặc chuyện có liên quan tới cái chỉ số IQ, tuyệt nhiên không có ý xúc phạm phẩm giá như trong lời chửi ”Đồ chó!”

Phẩm giá của chúng tôi có gì mà quý vị cứ đem ra chà đạp?

Có ngon thì lên báo tranh luận đi, xem ai cao quý hơn ai. 

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Ngô Nhân Dụng: Trump-Kim cùng chia Giải Nobel Hòa Bình?



Tổng Thống Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đều được coi là những người “bất định,” không ai đoán trước được họ sẽ làm gì. Quả nhiên, cả thế giới ngạc nhiên nghe tin hai người sẽ gặp nhau trong hai tháng nữa!
Nếu cuộc gặp gỡ đó đi tới những kết quả cụ thể, thí dụ, Bắc Hàn ngưng thử bom hạch tâm và hỏa tiễn tầm xa, Mỹ và Nam Hàn ngưng thao diễn quân sự, Mỹ rút bớt quân khỏi bán đảo Triều Tiên, thì cuối năm nay Donald Trump và Kim Jong Un có thể được tặng chung Giải Nobel Hòa Bình! Chắc chắn cả hai người đều ước mong được như vậy!
Kim Jong Un, 34 tuổi, chưa bằng một nửa tuổi Donald Trump! Nhưng để đưa tới cuộc gặp gỡ thượng đỉnh bất ngờ này, chính nhà “độc tài thiếu kích thước,” danh hiệu mà ông Trump từng chế nhạo, lại đóng vai chủ động!

Nguyễn Phúc: Đảo Chính Nhật



Trong tháng ba dương lịch này, cách đây đúng 73 năm, trên toàn bộ xứ Đông Pháp (Indochine-Francaise ), tức là danh xưng mà người Pháp dùng để chỉ Cam Bốt, Lào và Việt Nam, đã xẩy ra một cuộc binh biến mà sau này ta thường gọi là Đảo Chính Nhật.

Thật ra đây là một sự kiện lịch sử mang nặng tính chất của một cuộc binh biến nhưng thực chất là một cuộc chính biến để lại ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cõi Đông Pháp.

Vậy, Đảo Chính Nhật là gì?

Sao lại có sự hiện diện của quân đội Nhật trong một vùng bảo hộ và  thuộc địa của Pháp.  Xin tóm tắt như sau:
Vào những năm đầu thập niên 40, Nhật thắng thế khắp nơi tại Đông Nam Á. Nhật dùng áp lực quân sự buộc Pháp phải để cho Nhật đem quân sang đóng ở Saigon, Huế, Hà Nội và nhiều nơi khác nữa, vì lúc bấy giờ chiến tranh Trung Nhật vẫn còn tiếp diễn. Pháp ở trong thế yếu lại không thể có được viện binh, buộc phải nhận yêu sách của Nhật. Dĩ nhiên, tình hình phức tạp hơn và riêng đối với chính quyền bảo hộ Pháp thì thực tế lại càng "rối reng" hơn nữa. Nhưng bối cảnh chính trị và quân sự trong bang giao Pháp-Nhật thời ấy nằm ngoài phạm vi bài viết này.

Ðào Như: VỊ THẾ CỦA MỸ TẠI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN SAU OLYMPIC PYEONGCHANG



1-Những tín hiệu báo động

Hôm 10 tháng 5 năm 2017 cả thế giới và Bán Đảo Triều Tiên phấn khởi đón nhận lời tuyên thệ nhậm chức của Tân Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Moon Jae-in. Trong dịp này, tân Tổng thống NTT cho biết ông “sẵn sàng đến Binh Nhưỡng để mở lại đàm phán với ông Kim Jong-un, lãnh tụ của BTT, trong điều kiện nguyên trạng của bán đảo Triều Tiên.” Thái độ cởi mở đối với Bình Nhưỡng của tân Tổng thống NTT, cho thấy ông Moon Jae-in lên cầm quyền ở NTT là một bước ngoặt ngoại giao vô cùng quan trọng trong khu vực và quốc tế.

Anh Vũ/RFI: Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un : Mỹ-Hàn-Triều đều hưởng lợi

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (T), tổng thống Mỹ Donald Trump
(Ảnh ghép của Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết.

Tiến triển ngoạn mục trong hồ sơ Bắc Triều Tiên được đích thân cố vấn an ninh Hàn Quốc thông báo và được Nhà Trắng xác nhận hôm qua 08/03/2018 đã khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn?

Thông báo về một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Bắc Triều Tiên là bước đột phá tích cực nhất trong một chuỗi các diễn tiến ngoại giao làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng đồng ý tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang hồi tháng Hai. Song song với chiến dịch ngoại giao thể thao là những cuộc tiếp xúc trong không khí hòa dịu hiếm có giữa hai miền Triều Tiên.

Anh Khoa: Đài Loan và Hàn Quốc: Thách thức của hai nền dân chủ thành công ở Đông Á


Trong làn sóng dân chủ thứ ba, Đài Loan và Hàn Quốc là hai trường hợp dân chủ hóa thành công nhất ở Đông Á. Những học giả nổi tiếng về dân chủ như Juan Linz, Andreas Schedler, Samuel Huntington, Larry Diamond và Guillermo O’Donnell đều đồng ý là Đài Loan và Hàn Quốc đều có nền dân chủ phát triển so với các nước dân chủ cùng thời.
Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là những thách thức hữu hình đối với nền dân chủ của Hàn Quốc và Đài Loan là không tồn tại.
Đơn cử như Hàn Quốc vẫn còn nhiều hạn chế về quyền tự do ngôn luận, tham nhũng chính trị, hay chậm tiến trong quan hệ với Bắc Hàn.
Với Đài Loan, bất bình đẳng kinh tế, tham nhũng, bế tắc giữa các đảng phái chính trị và mối nguy cơ địa-chính trị từ Trung Quốc đang là những thách thức đe dọa dân chủ.
Đối với cả hai quốc gia, niềm tin của dân chúng ở Đài Loan và Hàn Quốc đối với các cơ quan đại diện nhà nước ngày càng suy giảm và thành rào cản cho nền dân chủ vẫn còn non trẻ.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Cổ-Lũy: Tổng Thống Trump: Cô lập, phẫn nộ

Tổng Thống Trump. (Hình: Getty Images)

Hai tuần lễ sau Tết, Tòa Bạch Ốc như nằm trong những xáo trộn, khủng hoảng ghê gớm, có thể đe dọa sâu xa đến chính quyền Trump.

Đáng chú ý là cố vấn an ninh thứ nhì của tổng thống trong hơn một năm, H.R. McMaster, sẽ trở về quân đội sau tuyên bố, “Những cáo trạng về Nga xen vào tranh cử 2016 là điều không thể chối cãi được.” Trước đó, chánh văn phòng thứ nhì John Kelly rục rịch từ chức vì phụ tá thân tín Rob Porter. Cuối Tháng Hai, giám đốc Truyền Thông thứ tư, Hope Hicks, xin nghỉ. Con gái và rể, Ivanka và Jared Kushner bị hạ cấp về an ninh, bởi nhiều rắc rối về tài chính trong và ngoài nước, và có thể phải rời Bạch Ốc vì đã thành mục tiêu của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Robert Mueller.

Phạm Ðoan Trang: CHÚNG SẼ ĐẾN TRONG NĂM PHÚT NỮA


“chúng sẽ đến trong năm phút nữa
chúng sẽ đến trong một phút nữa
chúng đến sau dòng chữ này…”
(thơ Thận Nhiên)

Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.

Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân. Thứ mưa đặc thù của miền Bắc mà nhiều người rất ghét vì nó làm đường bẩn, nhem nhép bùn. Nhưng tôi thì lại rất thích. Tôi hay nhớ tới câu thơ của Nguyễn Bính, “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy...”.

Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”.

Trân Văn: Cả Phạm Đoan Trang lẫn chính quyền nên… tri ân nhau


Phạm Đoan Trang vừa khẳng định cô đang ở Việt Nam và sẽ “không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi”. Trang cũng đã tái khẳng định cô không đến Prague (Praha) – thủ đô của Cộng hòa Czech (một phần của Tiệp Khắc trước đây) để tham dự lễ trao giải thưởng Homo Homini 2017, được tổ chức vào ngày 5 tháng 3 (1).

Homo Homini là giải thưởng thường niên mà People In Need – một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Tiệp Khắc – chọn, trao cho những cá nhân được xem là nhân vật tiêu biểu trong việc bảo vệ cho các quyền căn bản của con người, tranh đấu cho dân chủ hóa xã hội một cách ôn hòa.

Theo Wikipedia thì Homo Homini luôn được tổ chức song song với One World Film Festival – Đại hội Điện ảnh về nhân quyền lớn nhất thế giới (2) nên tất nhiên sẽ qui tụ đại diện của tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, của các quốc gia, kể cả đại diện của các chính phủ quan tâm đến nhân quyền.

Bùi Tín: Những tham vọng chết người !

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thế là ông Tập Cận Bình sắp lên ngôi Hoàng đế Đỏ, Hoàng đế Cộng sản. Ông đã giật dây cho Ban chấp hành TƯ và Quốc hội thay đổi Điều lệ đảng và Hiến pháp để có thể ở chức vụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước trên 2 khóa liên tiếp, nghĩa là suốt đời, cho đến khi về chầu Mác và Mao.

Việc này đối với ông không khó vì ông bỏ qua tất cả các cải cách theo hướng dân chủ hóa mấy chục năm nay, nghe theo ông thầy dùi Vương Hỗ Ninh, xây dựng một chế độ Tân Tòan trị - Néo totalitarism, với khẩu hiệu ‘’ Dĩ đảng trị quốc’’- Lấy đảng để trị nước, chê trách và lọai bỏ triệt để nền dân chủ phương Tây, bị chụp mũ là nguồn gốc của mọi rối lọan mất ổn định.

Để chuẩn bị cho việc tiếm quyền tuyệt đối này, ông Tập đã xây dựng một cao trào chống tham nhũng mang tính chất khủng bố mạnh mẽ nhất, cho vào tù, xử tử hình và chung thân hàng trăm đảng viên cấp cao nhất, từ ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ, đại tướng phó Bí thư Quân ủy TW, những người xưa nay được coi là bất khả xâm phạm.

Ð.D/Người Việt: 11 quốc gia Thái Bình Dương ký TPP, không có Mỹ

Từ trái, Bộ Trưởng Thương Mại Canada Francois-Philippe Champagne, 
Ngoại Trưởng Chile Heraldo Munoz, 
và Bộ Trưởng Thương Mại New Zealand David Parker 
chụp hình trước khi ký CPTPP. (Hình: AP Photo/Esteban Felix)

Mười một quốc gia vừa ký một thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương lịch sử tại Santiago, Chile, hôm Thứ Năm, một điều mà ngoại trưởng của quốc gia chủ nhà gọi là một thông điệp rất mạnh chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chiến tranh thương mại.

Theo hãng thông tấn Reuters, buổi lễ ký kết xảy ra chỉ một ngày sau khi Liên Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) kêu gọi Tổng Thống Donald Trump của Mỹ suy nghĩ kỹ trước khi công bố áp dụng thuế nhập cảng đối với thép và nhôm.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Ngô Nhân Dụng: Trump lo lắng mậu dịch khiếm hụt



Tổng Thống Donald Trump đã “tuýt” mấy lời giải thích sau khi tuyên bố sẽ đánh thuế nhập cảng thép, nhôm, và xe hơi: Ông than phiền tình trạng khiếm hụt mậu dịch của nước Mỹ. Ông quả quyết: “Chúng ta mất,… 800 tỷ đô la một năm. Không phải nửa triệu đô la, không phải 12 xu (cents) đâu. Chúng ta mất 800 tỷ đô la vì mậu dịch.” (We lost $800 billion a year on trade). Ông nhấn mạnh đến nước Tàu, Mỹ “mất 500 tỷ đô la” về khiếm hụt mậu dịch với Trung Quốc.”
“Mất hàng tỷ đô la” nghĩa là gì? Khi nào thì mình “mất” một tỷ đô la?

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cây Bắp & Cây Cột Điện


Tôi đi lòng vòng mấy nước Á Châu nhưng không đâu mà cảm thấy gần gũi như ở Indonesia. Đất nước này nghèo quá. Dân chúng, phần lớn, cũng lam lũ và khốn khó y như dân Việt vậy. Đã vậy, khí hậu (đôi nơi ) cũng dịu dàng như Cao Nguyên Lâm Viên khiến cho tôi (đôi lúc) cứ ngỡ là đã được trở lại quê nhà.

Rảnh, từ Jakarta, tôi mua vé xe hoả đi Bangdung (thủ phủ của đảo Java)  vì nghe nói nơi đây trà và cà phê nhiều lắm. Rời khỏi thủ đô chừng 100 KM thì đoàn tầu bắt đầu chầm chậm leo đèo. Cao độ của Bandung hẳn cũng ngang tầm với Bảo Lộc nên vùng đất này trông không khác chi  B’lao và Djiring ở xứ mình.

Qua khung cửa kính lòe nhoè (bởi những hạt mưa bụi li ti) tôi nhìn thấy lại những dàn xu xu xanh ngắt, những bụi qùi vàng, rồi những vườn cà phê nở hoa trắng xoá, và những luống trà trên mấy sườn đồi ở xa xa. Dưới lòng thung, cạnh dòng suối con uốn khúc, là nương mì hay ruộng bắp vừa mới trổ cờ. Ngó mà muốn ứa nước mắt!

VOA: TQ không vui về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ

USS Carl Vinson, tàu sân bay lớp Nimitz thứ 3 của Hoa Kỳ, 
đi ngang qua Biển Đông. Nhóm tàu tác chiến do tàu Carl Vinson 
dẫn đầu hiện đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương 
(U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 
Third Class Jasen Morenogarcia)

Trung Quốc không hài lòng về chuyến viếng thăm của một tàu sân bay Mỹ lần đầu tiên ghé thăm một bến cảng của Việt Nam kể từ sau chiến tranh, theo một tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành. Tờ Hoàn cầu Thời báo còn cho biết là Bắc Kinh đang theo sát các diễn biến liên quan.

Tờ báo nói thêm rằng chuyến thăm của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson không thay đổi thế cân bằng quyền lực ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ và đã ra sức củng cố các cấu trúc quân sự trên những đảo nhân tạo mà họ xây dựng.

Hoàn cầu Thời báo, tờ báo được điều hành bởi tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết như sau trong một bài xã luận:

"Việc Trung Quốc đề cao cảnh giác và tỏ ra không vui là điều khó tránh khỏi, nhưng chúng tôi không tin là cuộc hành trình của USS Carl Vinson tới thăm Việt Nam có thể gây ra những rắc rối trên Biển Nam Trung Hoa".

VOA: Mỹ dè dặt trước đề nghị đàm phán của Triều Tiên

Tổng thống Donald Trump phát biểu 
tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Lập pháp châu Mỹ La tinh 
ở Washington, ngày 7/3/2018.

Các giới chức Hoa Kỳ tỏ ý nghi ngờ về đề nghị của Triều Tiên muốn khởi sự đàm phán với Hoa Kỳ về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Buổi hội kiến chưa từng có trước đây giữa Kim Jong Un với các giới chức Hàn Quốc đưa đến gần như là một bước đột phá ngoại giao.

Ông Chung Eui-Yong, Giám đốc An ninh Quốc gia Hàn Quốc :

“Miền Bắc bày tỏ sẵn sàng đàm phán thẳng thắn với Hoa Kỳ để bàn về vấn đề tài giảm binh bị và khôi phục các mối quan hệ Mỹ-Triều.”

VOA: Triều Tiên đồng ý đàm phán với Mỹ: bước đột phá hay mưu mẹo chính trị?

Tổng Thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in đọc diễn văn đầu năm 
tại Dinh Tổng Thống ở Seoul, Hàn Quốc ngày 10/1/2018. 
Ông tuyên bố sẵn sàng gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, 
nếu một số điều kiện được thỏa đáng. Ông cam kết đẩy mạnh đàm phán 
để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân với miền Bắc.

Việc Triều Tiên thỏa thuận đàm phán với Hoa Kỳ có thể là một bước đột phá ngoại giao để đạt một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân, hoặc một mưu mẹo để làm suy yếu các biện pháp chế tài áp đặt lên chế độ miền Bắc, hoặc cả hai.

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tỏ ý sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ để chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của nước ông, và hứa sẽ tạm ngưng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa trong thời gian tiến hành đàm phán, đã được ông Chung Eui-yong, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc báo cáo, sau cuộc họp giữa ông với ông Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng.

VOA: EU cảnh báo Trump về chiến tranh thương mại, TQ nêu lo ngại với WTO

Ủy viên Ủy hội Châu Âu Cecilia Malmstrom tổ chức họp báo 
ở Brussels, Bỉ, ngày 7 tháng 3, 2018.

Châu Âu và IMF hôm thứ Tư thúc giục Tổng thống Donald Trump lùi bước khỏi miệng hố chiến tranh thương mại, một ngày sau khi cố vấn kinh tế hàng đầu của ông loan báo sẽ từ chức, và điều này càng khiến những người khuyến khích ông xúc tiến áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu thêm phần bạo dạn.

Sự ra đi của ông Gary Cohn, được xem là người chống lại quan điểm dân tộc chủ nghĩa về kinh tế của ông Trump, đã ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, dầu và đồng đôla, trong khi các nhà đầu tư dự liệu nguy cơ lớn dần của những biện pháp thương mại trả đũa qua lại sẽ kìm hãm tăng trưởng toàn cầu.

Ông Trump dự kiến sẽ áp thuế 25 phần trăm đối với thép và 10 phần trăm đối với nhôm để chống lại hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Trung Quốc, mà ông nói là đang làm suy yếu ngành công nghiệp và việc làm của Mỹ.

Nhưng hành động này có nguy cơ bị các nước áp thuế trả đũa, đặc biệt là Canada và Châu Âu, và làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Bùi Tín: Nhân cuộc họp ‘Hội đồng Nhân quyền’ Liên Hợp Quốc

Hai đứa con thơ của Blogger Mẹ Nấm

‘’Hội đồng Nhân quyền’’ của LHQ – United Nations Human Rights Council - là một tổ chức chủ yếu, quy mô lớn nhất của tổ chức quốc tế này, viết tắt là UNHRC.

Sáng 26/2, phiên họp thường kỳ lần thứ 37 của UNHRC đã khai mạc tại Genève, Thụy Sỹ, kéo dài đến ngày 23/3. Phía Việt Nam, đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu phái đòan dự phiên họp.

UNHRC được thành lập từ ngày 15/3/2006 theo Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ thay cho Ủy ban Nhân quyền LHQ họat động trước đó.

Việc cải tổ có ý nghĩa lớn, nâng cao sự quan tâm của LHQ và dư luận tòan thế giới đối với vấn đề Nhân quyền, một giá trị chủ yếu của nền văn minh trong thời đại mới. Cách làm việc của UNHRC cũng được cải tiến, mỗi khóa của Hội đồng là 3 năm, số ủy viên của Hội đồng là khoảng 50 nước, chừng 1 phần 3 tổng số thành viên LHQ. Hàng năm Đại hội đồng bầu ra những thành viên mới theo danh sách ứng cử.

VOA: Ông McCain nhắc tới TQ trong tuyên bố về USS Carl Vinson

Thượng nghị sĩ John McCain.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có nhiều “duyên nợ” với Việt Nam hôm 5/3 nói rằng chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Carl Vinson là “bước tiến lớn” trong quan hệ Hà Nội – Washington giữa lúc cả khu vực bị Trung Quốc “đe dọa”.

Ông John McCain lên tiếng đúng ngày “thành phố nổi” của Hoa Kỳ thả neo ở cảng Tiên Sa thuộc thành phố biển miền Trung hướng ra Biển Đông.

“Chuyến cập cảng lịch sử ngày hôm nay của USS Carl Vinson ở Việt Nam cho thấy bước tiến lớn mà hai nước đã đạt được trong quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng một mối quan hệ đối tác gần gũi”.

Chuyến cập cảng lịch sử ngày hôm nay của USS Carl Vinson ở Việt Nam cho thấy bước tiến lớn mà hai nước đã đạt được trong quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng một mối quan hệ đối tác gần gũi. -- Thượng nghị sĩ John McCain nói.

“Nó cũng cho thấy sức mạnh gia tăng trong các mối quan hệ đối tác của Mỹ ở khu vực ngày càng bị đe dọa bởi sự bành trướng, gây hấn và phản đối trật tự quốc tế dựa trên luật lệ của Trung Quốc”, nhà lập pháp thuộc phe Cộng hòa, đại diện tiểu bang Arizona, nói.

Hoài Hương/VOA: Việt Nam: Từ ‘mũi dùi của quốc tế cộng sản’ tới ‘lá chắn chống bành trướng TQ’

Một tàu chở khách Việt Nam chạy gần Hàng không mẫu hạm Carl Vinson 
đang neo ở cảng Tien Sa, Đà Nẵng ngày 5/3/2018. (AP Photo/ Hau Dinh)

Giữa lúc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hải quân Hoa Kỳ neo ở ngoài khơi Đà Nẵng để bắt đầu chuyến thăm 4 ngày thì Chủ tịch nước Việt Nam vừa kết thúc chuyến đi thăm Ấn Độ để dự đàm phán cấp cao với Thủ tướng nước chủ nhà. Hai nhà lãnh đạo tuyên bố quyết tâm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Thủ Tướng Narendra Modi và Chủ tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực, mà không sử dụng tới vũ lực. Giáo sư Tạ Văn Tài thuộc Đại học Harvard, tác giả của nhiều bài viết liên quan đến Việt Nam, trao đồi với VOA-Việt ngữ về sự hiện diện của ‘siêu tàu sân bay Mỹ’ tại Việt Nam, và tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam-Ấn Độ.

Hà Tường Cát/Người Việt: USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng: Những điều đáng chú ý

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson neo đậu trên vịnh Đà Nẵng. 
(Hình: Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội)

Trưa Thứ Hai, giờ Việt Nam, hải đội Hàng Không Mẫu Hạm Tấn Công số 1 (Carrier Strike Group 1) của Hải Quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm Carl Vinson (CVN-70), tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57) và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer (DDG 108) đã vào vịnh Đà Nẵng khởi đầu chuyến thăm Việt Nam 4 ngày.

Các chiến hạm Mỹ nhỏ hơn đã nhiều lần đến Việt Nam trước cũng như sau 1975 nhưng đây là lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm chủ lực của Hải Quân Mỹ vào bến Việt Nam.

Nguyễn Tiến Hưng: Siêu mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng: Bốn bước ngoặt cuả bang giao Việt – Mỹ


Tác giả Nguyễn Tiến Hưng

Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng tháng Ba, 2018, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?

Nhìn lại lịch sử thì ta thấy cái địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Mà kể cũng lạ, những bước ngoặt ấy lại có một sự trùng hợp: đó là nó thường hay xảy ra vào tháng Ba:
  • Tháng Ba, 1965 sau bao nhiêu thẩm định, cân nhắc, Washington đi tới quyết định đưa quân tác chiến vào Việt Nam. Đà Nẵng được chọn làm nơi để bắt đầu. Quyết định này phản ảnh một bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc chiến: sự thay đổi chiến lược từ chiến tranh du kích, chống nổi dậy tới chiến tranh quy ước.
  • Tháng Ba, 1973: sau Hiệp định Paris, lễ chính thức hạ cờ Mỹ để kết thúc vai trò của quân đội tác chiến tại Việt Nam lại được tổ chức tại sân bay Đà Nẵng.
  • Tháng Ba, 1975: Tòa Lãnh Sự Mỹ - bộ phận dân sự còn lại của Mỹ - đóng cửa hoàn toàn và rút đi trên con tầu cuối cùng rời cảng Đà Nẵng. 
Bây giờ - tháng Ba, 2018 – siêu hàng không mẫu hạm cập cảng Đà Nẵng. Liệu nó có đánh dấu một bước ngoặt khác hay không?

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Thanh Hà/RFI: Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, Việt Nam đi dây giữa Washington và Bắc Kinh

Tàu USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2018.
REUTERS/Kham

Sự kiện Đà Nẵng đón hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson hôm nay, 05/03/2018 vừa được coi là một biểu tượng mạnh trong quan hệ chiến lược Việt-Mỹ, vừa cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hai tàu hộ tống với trên dưới 6.000 thủy thủ, phi công... "đổ bộ" vào Đà Nẵng, cảng nằm không xa đảo Cá Voi Xanh nơi tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ đang khai thác và nhất là sát cạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh chắc chắn là theo dõi sát các hoạt động của USS Carl Vinson trong 5 ngày chiếc tàu neo đậu tại Đà Nẵng.

Theo một số các nguồn tin thông thạo được hãng tin Reuters trích dẫn, để trấn an Trung Quốc, từ nhiều tháng qua Hà Nội đã điều các chuyên gia đến Bắc Kinh để giải thích với nước láng giềng phương Bắc về triển vọng tăng cường hợp tác Việt-Mỹ. Các giới chức ngoại giao và quân sự Việt Nam đã liên tục nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại độc lập của Hà Nội và mong muốn mở rộng quan hệ quốc tế, duy trì mối bang giao ổn định với Bắc Kinh, bất chấp những tranh chấp ở Biển Đông.

Phạm Chí Dũng: Ông Trọng có theo chân ‘Hoàng đế Tập Cận Bình?’

Một người biểu tình chống Trung Quốc trên đường phố Hà Nội 
hồi Tháng 6, 2013 cầm trên tay tấm biểu ngữ đả kích 
Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng. (Hình: Getty Images)

Một cách đương nhiên và chẳng cần phải hồ nghi, thông tin nóng bỏng về việc “tập thể đảng Cộng Sản Trung Quốc” vào ngày 25 Tháng Hai, 2018 đề xuất bỏ điều khoản giới hạn chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ trong Hiến Pháp nước này – một thủ pháp âm mưu chính trị để mở đường cho ông Tập Cận Bình nắm quyền vĩnh viễn – sẽ tác động không ít đến chính trường Việt Nam.

Điều này sẽ khiến một số quan chức cao cấp, đặc biệt là những quan chức đang hoặc sẽ có hy vọng trở thành ứng cử viên cho chức vụ tổng bí thư của đảng Cộng Sản Việt Nam tại đại hội 13 của đảng này vào năm 2021, phải “lộn tròng mắt” nhìn lại lộ trình của mình có thật sự đáng bỏ công bỏ của và hao tâm tổn trí hay không.

Lê Phan: Một vị tổng thống khác thường


Trong một bài bình luận tuần này trên tờ US News & World Report, Tổng Thống Donald Trump đã được mệnh danh là “vua của những lời nói ngoa.”

Mà quả thật vậy, bất cứ những gì ông làm đều là tốt nhất, lớn nhất, tột đỉnh, khôn ngoan nhất và chắc chắn là vĩ đại nhất. Nay ông đã thêm một yếu tố mới cho bức chân dung của chính mình: một người hùng.

Chả thế mà ông đã khoe hôm tuần rồi là nếu ông có mặt ở trường trung học ở Parkland, Florida, khi ngôi trường này bị một tay súng sử dụng một khẩu súng bán tự động hôm 14 Tháng Hai tấn công, ông sẽ can đảm xông vào và tấn công kẻ bắn người ngay cả khi ông không có vũ trang.

Trần Mộng Tú: Bệnh Viện và Nghĩa Trang

Chị thì thầm vào tai anh:
“Còn mấy hôm nữa là rằm tháng Giêng chắc mình phải về nhà chứ.”

 Anh kéo chiếc mền mỏng lên ngang ngực, chiếc mền ngắn quá, lòi cả nửa ống chân ra ngoài. Anh nhìn chung quanh một vòng, ngượng ngùng co chân lại.

“Về sao được em, phải chờ chứ, còn nước còn tát, mấy hôm nay thằng bé cũng thấy khá hơn một chút.”

 Hai vợ chồng đang nằm ngủ ngay trước cửa Bệnh Viện Ung Thư, con trai họ 12 tuổi kiếm được một chỗ nằm chung một giường với một đứa trẻ khác bên trong, (sau khi anh chị đưa cho y tá trực ở đó hai lần hai cái phong bì.) Dưới gầm giường thì có bố mẹ của đứa bé kia rồi, không còn chỗ cho anh chị nữa.

Trần Gia Phụng: CHUYỆN SAU MẬU THÂN



Sau 50 năm, báo chí, sách vở đã viết nhiều về Tết Mậu Thân (1968).Bài nầy chỉ xin trình bày sơ lược một đề tài mà chưa ai đề cập đến.Đó là “Chuyện sau Mậu Thân”. Những câu chuyện sau Mậu Thân có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu từ 1968 đến 1975. Giai đoạn hai từ 1975 cho đến nay.

Trong giai đoạn đầu, sau biến cố Mậu Thân, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng giúp đỡ những gia đình bị nạn trong biến cố Mậu Thân, ổn định đời sống xã hội, lo an táng những nạn nhân bỏ mình vì chiến cuộc, vì bị cộng sản thảm sát, và chính phủ dần dần tái thiết những thành phố bị chiến tranh tàn phá.  Nhiều người hiện còn sống biết rõ về giai đoạn nầy.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Ngô Nhân Dụng: Chiến tranh mậu dịch nguy hiểm



Hôm Thứ Năm vừa qua, Tổng Thống Donald Trump nói sẽ đánh thuế 25% trên thép nhập cảng và 10% trên hàng nhôm. Ông nêu lý do: An ninh quốc gia! Nhập cảng kim loại nhiều quá sẽ khiến nước Mỹ bớt khả năng tự chế lấy vũ khí. Ngay sau đó, nhật báo Wall Street Journal, xưa nay vẫn ủng hộ đảng Cộng Hòa, viết một bài quan điểm, coi đây là một “sai lầm về chính sách lớn nhất” của ông tổng thống.
Thị trường chứng khoán Mỹ tụt giảm ngay lập tức, sáng hôm sau, thị trường chứng khoán Á Châu và Âu Châu tụt giảm theo. Vì ai cũng lo các nước xuất cảng thép và nhôm sang Mỹ sẽ trả đũa. Họ sẽ tăng thuế trên các hàng mua từ Mỹ, từ máy bay, máy vi tính cho tới đậu nành hoặc gà vịt. Nếu không thỏa hiệp, một cuộc “chiến tranh mậu dịch” sẽ diễn ra, giống như thời 1930, đưa tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi các nước chủ trương “bảo hộ mậu dịch” bằng cách đánh thuế nặng trên hàng mua từ nước khác.

Hoàng Nga: DẶM DÀI



Anh là công dân Mỹ mà không ở Mỹ. Tôi là công dân Úc mà ở Âu châu. Nên thường hay gọi đùa nhau là người Việt gốc… cây. Chúng tôi cùng viết lách trên một cái blog nho nhỏ không nổi tiếng của một người bạn thi sĩ. Phần lớn người viết là bè bạn thân nhau thời đi học, cùng lớn lên trong một thành phố ở quê nhà, và số còn lại thì quen biết nhau qua thời gian cùng cộng tác trên những tờ báo ở hải ngoại. Có người tôi từng gặp ở ngoài đời, cũng có người tôi chưa biết mặt, nhưng thân và hiểu nhau vì những tâm tình trao gửi trên chữ nghĩa.
Tôi thường không thích đọc bài vở được đăng trên internet mặc dầu không gặp trở ngại trong việc xử dụng những phương tiện điện tử, bởi vẫn thích cái cảm giác được mở một cuốn sách, được náo nức lật những trang giấy còn thơm tho mùi mực. Tôi hay nhớ thuở nhỏ, sau giờ ăn trưa là ra hàng hiên ngồi chờ người giao báo để nhận những tờ nhật trình mới tinh tươm được mang ra từ Saigon. Và tôi đã buồn biết bao nhiêu khi các tờ tạp chí văn chương in bằng giấy ở hải ngoại chết dần chết mòn rồi đình bản hẳn.

ĐÀM TRUNG PHÁP • VĂN HỌC THẾ GIỚI DIE LEIDEN DES JUNGEN WERTHERS: NỖI U SẦU CỦA CHÀNG TRAI TRẺ WERTHER (JOHANN WOLFGANG VON GOETHE)



Johann Wolfgang von Goethe (1749 -1832) là vị văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia, triết gia, khoa học gia lừng lẫy nhất của Đức Quốc. Trong vô số những tác phẩm quan trọng của Goethe, vở bi kịch tràng giang mang tên “Faust” được coi là vĩ đại nhất. Trong đó vai chính Faust là một tay đại bịp thành công to nhưng chưa thỏa mãn với đời, cho nên hắn đã bán linh hồn cho quỷ để có được kiến thức lớn lao và tận hưởng thú vui vật chất. Nhưng lạ thay, khi nói đến văn thi hào Goethe thì nhiều người dân Đức nghĩ ngay tới cuốn tiểu thuyết đầu tay do ông sáng tác khi còn là một thanh niên, mang tên “Die Leiden des jungen Werthers” (Những u sầu của chàng trai trẻ Werther), dựa vào tâm tư thực sự của tác giả và trình bầy theo lối “biên thư” riêng tư và lôi cuốn. Tiểu thuyết theo lối viết độc đáo này được mệnh danh là “Briefroman” (Đức), “epistolary” (Anh), và  thư tín tiểu thuyết” (tạm dịch sang Hán-Việt).

Phạm Phú Minh: Họa sĩ Thái Tuấn và báo Thế Kỷ 21

Một mảnh ký ức nhỏ của

Một số các bức tranh bản gốc họa sĩ Thái Tuấn gửi cho báo Thế Kỷ 21

Suốt mấy tháng trong năm 2016, nhà văn Trần Doãn Nho và tôi, như là việc hỏi đáp trong một cuộc phỏng vấn, liên tục trao đổi nhiều e-mail về nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động báo chí, văn hóa của tôi từ ngày đến Mỹ, trong đó có việc tôi tham gia tòa soạn tạp chí Thế Kỷ 21 kéo dài 15 năm từ 1993 cho đến 2007. Về phần đóng góp mặt mỹ thuật cho tờ báo, tôi có ghi lại như sau :

Nhưng tôi sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc tới các họa sĩ đã đóng góp tài hoa của mình để giúp cho phần mỹ thuật của tờ báo. Trước hết là đôi nghệ sĩ Nguyễn Đồng-Nguyễn Thị Hợp, suốt 18 năm từ số đầu tiên cho đến số cuối cùng của Thế Kỷ 21 đã giữ công việc trình bày bìa báo và đóng góp các minh họa cho các trang trong. Họa sĩ Ngọc Dũng và Vũ Thái Hòa (Pháp) ngay trong những số đầu tiên đã đóng góp nhiều hình vẽ trang trí, các năm sau có các họa sĩ Thái Tuấn, Đinh Cường gửi tranh đóng góp rất tích cực lâu dài. Các họa sĩ cũng nhiều lần gửi hình chụp các bức tranh yêu thích của mình để làm bìa báo. Thời đó, thập niên cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, quý vị họa sĩ đều gửi họa phẩm trên giấy, bằng đường bưu điện. Về hý họa, các số đầu thường có tác phẩm ký tên Gúc và Kúm (cho tới nay tôi cũng chưa được biết quý vị này là ai), rồi đến họa sĩ Hiếu Đệ cộng tác một thời gian. Họa sĩ Babui Mamburao vẽ hý họa cho Thế Kỷ 21 trong mười mấy năm liền cho đến ngày báo đóng cửa.

*Song Thao: Ðiên (2)


(Tiếp theo và hết)

               
Bức tranh "Gửi đêm" của Bùi Giáng từng được đấu giá 27 ngàn đô 
Bùi Giáng trước hết và trên hết là một nhà thơ. Thơ ông không trau chuốt mà hồn nhiên như cuộc sống của ông. Một lối thơ rất…Bùi Giáng:

Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày bóng con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

Ông vung vãi thơ. Viết chữ là ra thơ, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Thơ ông viết trên mọi thứ ông có trên tay, nhiều nhất là trên mặt sau giấy bạc gói bao thuốc lá. Theo Mai Thảo kể lại thì vào năm 1962 hay 1965, ông không nhớ chắc, nhà xuất bản An Tiêm của thầy Thanh Tuệ in thơ và văn của Bùi Giáng mệt nghỉ, không còn in sách của các tác giả khác được nữa. Tôi chỉ kể tới Bùi Giáng, bởi suốt thời kỳ đó, có thể nói, thầy Thanh Tuệ vì một tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, chỉ in Bùi Giáng, dành trọn phương tiện cho ưu tiên xuất bản Bùi Giáng trước mọi tác giả khác. Và giai đoạn có thể đặt tên là giai đoạn Bùi Giáng này, An Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của Bùi Giáng, cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ, Bùi Giáng bấy giờ mỗi tuần viết cả ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm, ngôn ngữ và tư duy của Bùi Giáng bấy giờ hiển lộng tới không bến không bờ, vô cùng vô tận, và tài năng ông cũng vậy”.Sao Bùi Giáng có thể viết nhiều như vậy trong khi thấy ông rong chơi tối ngày, ông chỉ nói: “Vui thôi mà!”.

Lê Hữu: Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông


    Anh như ngàn gió
                          ham ngược xuôi theo đường mây…
                          (“Mấy dặm sơn khê”, Nguyễn Văn Ðông)

Hôm ấy, tôi còn nhớ, một chiều hè năm 1969, chúng tôi ngồi ở một quán nước quen dọc bờ biển Nha Trang. Bên cạnh tôi là H., người bạn học cũ. Ðã lâu lắm chúng tôi mới gặp lại nhau kể từ ngày rời xa mái trường cũ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ.  H. cho biết anh sắp sửa nhập ngũ, thì giờ rảnh rỗi như thế này sẽ chẳng còn được bao lâu nữa. Anh có người yêu ở thành phố biển này. Tôi thì vẫn lang thang trên sân trường đại học, tấm giấy chứng chỉ hoãn dịch trong tay vẫn còn hiệu lực.
Trên mặt bàn là những chai bia đã cạn và câu chuyện cũng đến lúc cạn đề tài. Chúng tôi ngồi im lặng, cùng phóng tầm mắt nhìn ra vùng biển bao la trước mặt, chờ mặt trời lặn để ngắm cảnh hoàng hôn trên bãi biển trong lúc tiếng nhạc bập bùng vọng ra từ một góc quầy.

Tôn Nữ Thu Nga: Trái chà là



Mỗi giai đoạn trong thời thơ ấu của tôi, tôi đều giữ lại trong trí óc mình nhiều điều đáng nhớ và dăm ba điều không đáng nhớ.

Ngày xưa, tết là một dịp rất vui vẻ thích thú và đáng nhớ của tôi. Thời thịnh vượng trong công việc làm của ông, cha tôi luôn luôn mua nhiều chậu hoa cúc, thược dược và vạn thọ. Ông sắp chúng hai bên thềm dẫn lối vào nhà, màu hoa rực rỡ dường như làm cho mọi người nói nhiều, cười nhiều hơn một chút. Dĩ nhiên là ông cũng có thêm một cành mai vàng hoặc hồng đào cắm trong một cái bình sứ khổng lồ. Tôi thường nhìn cành hoa khi mới đem về, chẳng có gì đẹp đẽ cả. Chúng khô khan gầy guộc, chơ vơ khẳng khiu; vậy mà cha tôi lại thích lắm, vào ngắm, ra ngắm; đôi khi ngồi rung đùi, mắt mơ màng, nhậu ly rượu đế với khô mực. Những khi ấy, tôi cũng lân la bên cạnh ông, nhón bớt mấy sợi mực khô, nhai bỏm bẻm vì mấy cái răng sún, vểnh tai nghe giọng ông ngâm thơ nho nhỏ và lõ mắt ngó cành cây gầy guộc của ông mà không hiểu ông đã nhìn thấy gì trong những cành cây xấu xí ấy. Bẵng đi mấy hôm, tôi chợt thấy những búp hoa nho nhỏ, điểm trang các cành cây như hạt cườm. Cha hân hoan ra mặt, trầm trồ: “Chà, cành ni nhiều búp quá, chắc mai mốt nở ra đẹp lắm, năm ni chắc mình hên!”. Tôi cũng hớn hở trong lòng, vì tôi nghĩ rằng “hên” có nghĩa là tôi sẽ được nhiều tiền lì xì trong ngày tết. Niềm vui tết của cha là những nụ hoa xuân, câu thơ, câu đối, chén thù chén tạc với bạn bè. Niềm vui tết của mẹ là chuẩn bị thực phẩm cho cả gia đình, lo cho các con và nhiều thành viên khác trong gia đình được no ấm. Mẹ tôi, với nét mặt dịu dàng, yên tịnh như bà tiên luôn mang về cho tôi sự an bình.

Từ Thức: Khách Lạ



Ngồi bêu quán café, về nhà quá nửa đêm, tôi cảm thấy cái gì khác lạ trong phòng.

Tôi bật đèn và thấy một người đàn ông ngồi trước bàn viết.  Nổi gai ốc ở sống lưng : người khách đang đọc sách trong đêm đen. Y quay lại. Tôi lạnh toát khi nhận ra khuôn mặt y. Từ đôi mắt, cái miệng, đó chính là tôi, nhưng một cái tôi hốc hác,  hai má hóp, mắt trũng sâu, vô hồn, da trắng nhợt như quét vôi.

Khách nói, giọng như dưới lòng đất vọng lên : Tôi chờ bạn đã khá lâu.

Y vung tay, hất tung toé những trang giấy trên bàn. Y vơ những trang bản thảo còn lại vứt ra ngoài cửa sổ. Những tờ giấy bay lượn, rơi xuống mặt đất còn ướt sũng sau cơn mưa. Tôi giận ứ cổ, muốn chụp con dao rọc giấy, đâm vào bụng, vào ngực y, nhưng chân tay tôi bủn rủn, bất động. Những tờ bản thảo là công trình tôi sau những đêm không ngủ, năm này qua năm khác. Đó là máu, nước mắt, là gan mật tôi phơi trên giấy, như người Nhật mổ bụng, phơi ruột gan khi làm hara-kiri.

Trần Mộng Tú: MƯA Sàigòn MƯA Seattle



Sáng nay ra phố gội đầuGiọt mưa sợi tóc ôm nhau khóc òa (tmt) 
Khi chúng tôi rời California tìm một nơi có đời sống thong thả, yên ổn để nuôi các con, chúng tôi rơi ngay vào một vũng nước mưa. Thành phố Seattle của bang Washington, lúc nào ông trời cũng mưa được. Không mưa sáng, thì mưa chiều, không mưa chiều thì mưa tối. Vào mùa Hạ thì thỉnh thoảng mới có một hôm nắng nguyên ngày. Tối hôm trước đi ngủ, bầu trời đêm cao thăm thẳm, trong veo, không một gợn mây, thế mà nửa đêm thức dậy nghe như có tiếng ai gõ nhẹ trên mái gỗ, lắng nghe một lúc biết là trời bắt đầu mưa.

Song Thao: Ðiên (1)


Bùi Giáng qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh. 
Năm 1990, nhóm Việt Thường ở Montreal có xuất bản một cuốn thơ của Bùi Giáng gồm những bài chưa được phổ biến trước đây. Hình bìa là tranh chân dung Bùi Giáng do họa sĩ Đinh Cường vẽ, mang tên “Đôi Mắt Bùi Giáng”. Nhìn vào đôi mắt như tóe lửa của chàng thi sĩ được nói tới nhiều nhất, tôi thấy rờn rợn. Tôi tìm hình chụp của Bùi Giáng và tóm được một tấm hình có đôi mắt dữ dội như trong tranh vẽ. Đôi mắt của người điên!
Nhưng Bùi Giáng có điên không? Trong bài “Thay Lời Tựa” của cuốn sách, nhóm Việt Thường có nhắc tới hai giai thoại về Bùi Giáng. Sau 1975, ông đi qua chợ vỉa hè bán phụ tùng xe đạp ở cuối đường Trương Minh Ký, nhào vào lấy một cái ghi-đông xe và bỏ đi. Bà bán hàng chạy theo la thất thanh nhờ thiên hạ bắt giùm “thằng ăn cắp”. Ông nhẩn nha quay trả lại cái ghi-đông vào chỗ cũ và từ tốn phân bua:  “Bà con coi! Mất cả nước không ai la, mất có cái ghi-đông xe mà la um sùm!”. Một giai thoại khác. Ông đang đi trên đường, thấy một phụ nữ Nga, vội chạy tới bóp vú bà này. Bà la choi chói, ông lầm bầm với người chung quanh: “Tao chỉ muốn thử xem cặp vú của nó có thể nuôi hết con dân Việt Nam không?”.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hơi Thở Kiều Bào

Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào…

Đảng tắt thở thì cuộc đời mới thở.

 
Cambodia có nhiều nơi mà tên gọi bắt đầu bằng từ ngữ kampong: Kampong Thon, Kampong Speu, Kampong Cham, Kampong Chhnan... Tôi xem bản đồ thì thấy là những địa danh này đều nằm ở ven sông, rồi hỏi ra mới biết rằng kampong (trong ngôn ngữ Khmer) có nghĩa là bến bãi. Cũng tựa như người Việt gọi Bến Thành hay Bến Ngự vì cả hai ngôi chợ này đều nằm cạnh bờ sông.

Tôi ghé Kampong Chhnan nhiều lần nhưng mãi đến hôm rồi mới biết là nơi đây có một xóm nhỏ tên thuần Việt là Bến Ván. Cũng như tất cả những bờ bến khác, Bến Ván nằm sát mé sông (sông Tonlê Sap) cách Phnom Penh chừng 70 KM về hướng Bắc. Cứ đi theo quốc lộ 5 – đến ngay cột cây số 66 – sẽ thấy bên phải có ngã rẽ vào một hương lộ nhỏ, vắng tanh.

Tú Anh/RFI: Seoul và Bình Nhưỡng nỗ lực hạ nhiệt Washington

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và vợ (bên phải) cùng bà Kim Yo Jong (áo trắng), em gái Kim Jong Un và chủ tịch Quốc Hội Bắc Triều Tiên Kim Young Nam (T) cùng xem hòa nhạc tại Seoul ngày 11/02/2018. -- Ảnh : REUTERS

Lo ngại trước những lời tuyên bố bốc lửa của tổng thống Mỹ Donald Trump, chính quyền Seoul và Bình Nhưỡng tìm cách khai mở một tiến trình « bình thường hóa » quan hệ. Những cử chỉ hòa dịu trong Thế Vận Hội Pyeonchang, đề nghị thượng đỉnh Hàn-Triều chỉ là bước đầu trong nỗ lực chung giữa hai miền thù địch nhưng gốc là anh em.

Trong đêm 01/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump được đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae In qua điện đàm thông báo kế hoạch « gửi đặc sứ của tổng thống » sang Bắc Triều Tiên. Đây là cử chỉ đáp lại chuyến viếng thăm Hàn Quốc hồi tháng Hai của em gái lãnh đạo Kim Jong Un. Mục đích chính là « xác nhận lại » những gì mà hai bên trao đổi trong thời gian Thế Vận Hội và trao một lá thư cho lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên.

Bùi Tín: Hồ sơ ‘NOW’, một việc làm cao đẹp

Bích chương của chương trình "NOW".

Trang mạng « Mạch Sống », cơ quan thông tin của tổ chức BPSOS – Boat people SOS - Cấp cứu thuyền nhân, vừa công bố rộng rãi tập hồ sơ mang tên gọn « NOW! ».

Đây là hồ sơ sưu tầm công phu danh sách các tù nhân lương tâm (tù nhân chính trị) ở Việt Nam, với những chi tiết đầy đủ, họ tên, quê quán, ngày sinh, ngày bị bắt, tội danh, phiên tòa xét xử, án được tuyên, gia đình và các chi tiết liên quan.

Hiện nay, vào dịp Tết Mậu Thân, tháng 2/2018, số tù nhân lương tâm ở Việt Nam lên đến 166 người.

Hồ sơ « NOW » - « Ngay bây giờ! » có chủ định đấu tranh đòi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho các tù nhân chính trị vì việc giam cầm những người bất đồng chính kiến về chính trị là vi phạm thô bạo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị - « Convention International sur les Droits civils et politiques » của Liên Hiệp Quốc mà nước CHXHCN Việt Nam đã tham gia ký kết, cam đoan tôn trọng.

VOA Tiếng Việt: Việt Nam xem lại dự luật về hội ‘do áp lực quốc tế’

Công nhân nhà máy Pouyuen - Việt Nam biểu tình (Ảnh: Oxfam)

Một nhóm các các cựu đại biểu quốc hội Việt Nam hôm 1/3 đã tổ chức một hội thảo nhằm đóng góp ý kiến cho dự án Luật về hội sau nhiều lần quốc hội Việt Nam trì hoãn chưa thông qua. Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam xem đây là một tín hiệu mừng, nhưng họ vẫn hoài nghi về những cam kết của Hà Nội.

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch Phong trào Lao động Việt - một hội độc lập bảo vệ người lao động nhưng chưa được công nhận tại Việt Nam, cho VOA biết rằng việc Việt Nam xem xét lại dự luật về hội là do sức ép của quốc tế, cụ thể là Liên minh châu Âu (EU) sắp ký Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Tôi nghĩ việc xem lại dự luật về hội là do áp luật quốc tế. Các hội bất đồng chính kiến hoàn toàn không được phép thành lập. -- Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, Đại diện Phong trào Lao động Việt

“Tôi nghĩ việc xem lại dự luật về hội là do áp luật quốc tế. Vì trong những cuộc họp với EU và các lãnh sự, đại sứ quán nước ngoài, họ luôn đề cập đến quyền tự do lập hội đối với công dân tại Việt Nam. Từ trước đến nay, quyền này luôn luôn bị hạn chế, quyền tự do lập hội do nhà nước quy định, phải xin phép và trải qua sự kiểm soát rất gắt gao. Các hội bất đồng chính kiến thì hoàn toàn không được phép thành lập.”

Chiến hạm Mỹ vào Biển Đông sẽ chọc giận Trung Quốc

Tàu sân bay USS Carl Vinson
ở cảng biển Manila, Philippines, ngày 17/2/2018.

Các nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc sẽ giận dữ khi tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ USS Carl Vinson tiến vào vùng Biển Đông và thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam trong tuần sau.

Sau khi thăm cảng Manila của Philippines vào giữa tháng 2 vừa qua, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Michael Murphy đang ở Biển Đông và sẽ cập cảng Đà Nẵng lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975.

Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ nói, nhóm tàu chiến do mẫu hạm Carl Vinson dẫn đầu cùng với 5.500 thành viên sẽ thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải và đảm bảo an ninh khu vực, cũng như thực hiện các hoạt động trao đổi khác với các đối tác đồng minh trong khu vực.

T. Linh: Việt Nam chính thức loan báo hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ ghé Đà Nẵng

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson. (Hình Getty Images)

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cùng với các chiến hạm khác như USS Lake Champlain, USS Wayne E. Meyer của Mỹ sẽ chính thức cập cảng Đà Nẵng và có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5 Tháng Ba đến 9 Tháng Ba, 2018.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, bà Lê Thị Thu Hằng, cho biết như vậy trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 1 Tháng Ba, theo báo Tuổi Trẻ.

Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ghé Việt Nam thời kỳ hậu chiến. Dưới con mắt của giới chuyên gia, chuyến viếng thăm của USS Carl Vinson có nhiều ‎ý nghĩa, qua đó qua đó muốn chứng tỏ với các nước rằng, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump không tách rời khu vực này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN cho biết chuyến thăm của đoàn chiếm hạm Mỹ tại Đà Nẵng bao gồm các hoạt động chào xã giao, lễ đón, họp báo, trao đổi kỹ thuật, giao lưu thể thao và các hoạt động cộng đồng.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Phạm Phan Long / Viet Ecology Foundation: Việt Nam vướng mãi vào điện than như mắc phải một lời nguyền


Ngày 28, tháng 2, 2018

Dẫn nhập

Tăng thuế vào xăng ai phải gánh?
Giữ nguyên thuế cho than ai hưởng lợi?
Và những nghị quyết không thi hành ai chịu trách nhiệm?

Việt Nam đã có Luật Bảo Vệ Môi Trường Số: 55/2014/QH13 (2014) với những quy định “ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường, hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu”  nhưng quy hoạch điện và thuế môi trường hoàn toàn đi ngược các quy định kể trên.

Tuy Nghị Quyết bảo vệ môi trường 41-NQ/TW (2004) đề ra những mục tiêu và quan điểm bảo đảm sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, công nghệ hiện đại”nhưng thực tế luật thuế bảo vệ môi trường (Luật số: 57/2010/QH12) đánh thuế vào xăng/dân 153 lần nặng hơn vào than/chủ nhiệt điện. Nhiệt điện than là công nghệ lỗi thời, thải ô nhiễm hủy hoại môi trường và có tác hại sức khỏe cư dân nhiều nhất.

Trọng Thành: Biển Đông : Nguy cơ xung đột bùng nổ do Bắc Kinh gia tăng bành trướng

Ảnh ông Tập Cận Bình cạnh Mao Trạch Đông
trên đường phố Thượng Hải, 
ngày 26/02/2018. -- REUTERS/Aly Song'

Le Figaro có bài phân tích đáng chú ý về nguy cơ Trung Quốc mở rộng bành trướng lãnh thổ, trước hết tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau việc đảng Cộng Sản Trung Quốc sửa đối Hiến pháp, cho phép ông Tập Cận Bình lãnh đạo trọn đời.

Le Figaro ghi nhận trước hết phản ứng lo ngại trên các mạng xã hội tại Trung Quốc, sau khi ông Tập Cận Bình có triển vọng sẽ cầm quyền suốt đời. Các bình luận chỉ trích nở rộng đến mức chính quyền Trung Quốc ra lệnh ngăn chặn hàng loạt diễn đạt như « vua tự phong », « tôi không đồng ý » hay tôi sẽ « di cư »… Tuy nhiên, điều mà tờ báo tập trung lưu ý công chúng là, với khả năng quyền lực nằm trọn trong tay ông Tập Cận Bình, chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ lựa chọn chiến lược cứng rắn, tăng cường ảnh hưởng trước tiên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, buộc Hoa Kỳ phải lùi bước.

Viễn Đông: Thăm Việt Nam, tàu sân bay Mỹ ‘duy trì hòa bình khu vực’

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và đội tàu chiến Mỹ.

Chuyến thăm lịch sử sắp tới của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson không những củng cố quan hệ song phương mà còn đóng góp vào ổn định khu vực, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố như vậy hôm 1/3, bốn ngày trước khi tàu sân bay của Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới quốc gia cựu thù kể từ những năm 60.

Tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam, báo Trung Quốc lên tiếng

‘Hoàng đế Tập Cận Bình’: Việt Nam mừng hay lo?

Hoài Hương-VOA: Miền Nam Việt Nam và những Cơ hội bỏ lỡ: The Road Not Taken

Ông Edward Lansdale (thứ ba bên phải) và TT Ngô Đình Diệm (phải)

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) chiều ngày 27/2 vừa tổ chức một buổi hội thảo nhân dịp nhà nghiên cứu Max Boot giới thiệu tác phẩm mới nhất của ông mang tựa đề “The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam”. Tựa đề quyển sách, tạm dịch là “Con Đường Không chọn: Ed Lansdale và Tấn Bi kịch Mỹ tại Việt Nam”, tỏ ý hối tiếc về một cơ hội bị bỏ lỡ mà nếu theo đuổi, đã có thể dẫn tới một kết cuộc khác khả quan hơn, hoặc ít ra, ít đổ máu hơn, cho chiến tranh Việt Nam. Ông Max Boot là một nhà nghiên cứu cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, tác giả của nhiều đầu sách về an ninh quốc tế, và trong vài năm trở lại đây, đã viết nhiều biên khảo về chiến tranh du kích. Hoài Hương phỏng vấn tác giả Max Boot tại buổi hội thảo và tường trình như sau:

Đối tượng của quyển sách “The Road not Taken” là Edward Lansdale, Cố vấn Mỹ và là một người bạn được Tổng thống Ngô Đình Diệm tin cậy. Có mặt tại miền Nam từ giữa thập niên 1950 trong giai đoạn đầu của nền Đệ nhất Cộng Hòa, ông Lansdale giữ một vai trò quan trọng, có tính cách quyết định đối với vận mệnh miền Nam Việt Nam. Với cấp bậc Đại tá Không quân, ông Lansdale là Trưởng Phái bộ Quân sự Đặc biệt của Mỹ (SMM) tại Saigon, người chủ trương tranh thủ “trái tim và khối óc” của người dân như một chiến lược để kiềm hãm sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

Lê Mạnh Hùng: Học sinh Parkland và NRA: ai thắng ai?


Hậu quả chính trị tại Mỹ sau mỗi lần giết người hàng loạt bằng súng trong những năm gần đây hầu như đều đi theo cùng một kịch bản. Các vị tổng thống đưa ra những tuyên bố nói lên sự xót thương và giận dữ của họ cùng cam kết sẽ làm sao để những người thay thế họ sẽ không phải trông thấy cảnh tượng này nữa.

Nhưng sau đó thì hầu như không có một thay đổi đáng kể nào xảy ra. Trong thời Tổng Thống Barack Obama chẳng hạn người ta có thể thấy ông tổng thống đưa ra những lời thật là hay ho, hùng biện để nói lên nỗi lòng đau đớn của một đất nước sau mỗi vụ tàn sát, những sau đó lại bất lực trong việc đạt đến một thay đổi nào để ngăn chặn chuyện đó tái diễn.