Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018
Ngô Nhân Dụng: Cuộc chiến tranh mới của Putin
Ngày xưa các phe lâm chiến có thể dùng kế đầu độc quân đội hoặc dân chúng bên địch, gọi là chiến tranh hóa học hay chiến tranh vi trùng. Những thứ vũ khí đó đã bị loài người lên án, ký kết những công ước ngăn cấm.
Bây giờ là thời đại thông tin bùng nổ; có một thứ vũ khí đầu độc mới, là đầu độc dư luận. Nước Nga đã thi hành kế đó, mở đầu hình thái “chiến tranh thông tin,” như người Nga đã đặt tên.
Bộ Tư Pháp Mỹ mới chính thức truy tố 13 người Nga tội đầu độc dư luận dân Mỹ trong năm bầu cử 2016 bằng những thông tin sai lạc, các danh mục (account) giả mạo trên Facebook, Instagram và Twitter. Họ đánh lừa khéo đến nỗi người Mỹ ngay tình tưởng các danh mục giả đó là của những cử tri Mỹ cùng chí hướng. Đi xa hơn nữa, các “dư luận viên” Nga đã dùng mạng xã hội kêu gọi các cuộc biểu tình ủng hộ hay đả đảo, có khi tổ chức hai cuộc biểu tình đã chống cả hai ứng cử viên trong cùng một thành phố!
Phạm Chí Dũng: Kẻ nào sẽ phải chịu ‘vận đen phá chùa’?
Thế mà đã lạnh trôi hai cái tết kể từ khi chính quyền TP.HCM hùng hổ ra quân xóa sổ chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt NamThống Nhất…
Buổi sáng tháng Chín
“Trong nhiều tội lỗi trên thế gian này, tội phá chùa là lớn lắm, những người đi phá chùa ắt phải nhận quả báo” - vị Hòa thượng trầm ngâm suy tư hồi lâu trước khi trả lời câu hỏi của tôi.
Vị sư tu tập ấy vốn nổi tiếng về năng lực và nhãn quan nhìn vật lẫn nhìn người. Phật tử từ nhiều nơi kéo về ngôi chùa trông thẳng ra biển này để mong được Hòa thượng xem vận số của họ. Nhưng không phải ai cũng được Hòa thượng tiếp. Với nhà sư này, điều ông cần nhất là sự thành tâm của con người, dù người đó không theo Phật giáo. Ông tuyệt đối không dùng từ “xem bói”, mà chỉ nhìn người mà luận. Nhiều người được Hòa thượng luận về quá khứ của mình đã chỉ còn biết cúi đầu xác nhận.
Bùi Tín: Bàn về hành động chung
Liệu ông tổng bí thư có dám làm một cuộc « trưng cầu dân ý »
hay một cuộc thảo luận dân chủ trong đảng từ chi bộ cơ sở trở lên?
Bước vào năm mới, mọi người Việt Nam đều mong muốn cầu chúc đất nước đổi mới và phát triển hài hòa với tốc độ cao để thành tựu mọi mặt toàn dân cùng chung hưởng.
Thế nhưng nguyện vọng chính đáng, cháy bỏng này của cộng đồng không thể thành hiện thực vì vấp phải cái thành trì kiên cố của bảo thủ mà tiêu biểu là « 8 điều kiên trì » mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị dưới quyền ông một mực bảo vệ đến cùng.
Xin nhắc lại, đó là 8 điều về đường lối, chính sách của đảng Cộng sản: Kiên trì học thuyết Mác-Lênin, kiên trì chế độ độc đảng, kiên trì nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mô hình tam quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp gắn chặt không phân lập do đảng thống nhất lãnh đạo, kiên trì phương châm « đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý », kiên trì đường lối coi « sở hữu quốc doanh là chủ đạo », kiên trì chính sách đối ngoại ngả hẳn về một bên (nhất biên đảo) với chính sách 3 không (không có căn cứ quân sự, không có quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ ta, không liên minh với nước này để chống nước khác).
Viễn Đông: Ân xá Quốc tế: Nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng xuất hiện trong phúc trình
của Ân xá Quốc tế.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 22/2 công bố phúc trình mới về nhân quyền trên thế giới, trong đó nói tới việc các nhà hoạt động người Việt “phải bỏ nước ra đi” do “tình trạng đàn áp người bất đồng”.
“Các nhà hoạt động nổi bật bị hạn chế đi lại và chịu cảnh giám sát, sách nhiễu cũng như tấn công bạo lực”, báo cáo được cho là toàn diện nhất về nhân quyền thế giới dài, hơn 400 trang, có đoạn.
“Ít nhất 29 nhà hoạt động bị bắt [ở Việt Nam] trong năm ngoái, và những người khác phải đi trốn sau khi bị ra trát bắt”.
VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số vụ bắt giữ nêu trên.
Người Việt: Thủ tướng CSVN ‘bảo’ nhưng phó thủ tướng ‘không nghe’
Toàn cảnh ngôi chùa Bái Đính. (Hình: Du lịch Đồng Quê)
Hôm 22 Tháng Hai, mạng xã hội ở Việt Nam lại tranh luận chuyện Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam dự hội chùa Bái Đính trong lúc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo “nghiêm cấm việc thương mại hóa các lễ hội.”
Ông Đam được truyền thông “lề phải” mô tả dự khai hội chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình, hôm 21 Tháng Hai, tức mùng 6 Tết, nhằm cầu cho “quốc thái, dân an.”
Báo điện tử VietNamNet mô tả: “Lễ hội chùa Bái Đính luôn nhận được sự quan tâm, tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước trong ngày khai hội, thực hiện nghi thức dâng hương, cầu cho mưa thuận gió hòa.” Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ nay đến hết Tháng Ba Âm lịch.
Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018
NGÔ THẾ VINH: CON ĐƯỜNG SÁCH SÀI GÒN VÀ CÂU CHUYỆN ĐỐT SÁCH
Hình 1:Trên Đường Sách, cũng là đường mang
tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ
Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng,như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang
rộn rã không khí Giáng Sinh 2017với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây
béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanhlà tấp nập khách đi xem, chụp hình,ngồi tụ
tậptrong các quán cà phê sách,và một số thì tìm mua sách.Đường Sách Nguyễn Văn
Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường
sáchLê Lợicủa hơn 40 năm trước.[Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]
CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ
Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày
15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường
Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến
Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm
bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng
nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ
là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường
xuyên có nhiều du khách ghé qua.
Phạm Phú Minh: Các ý nghĩ từ một buổi sinh hoạt văn học
(Bài dưới đây nguyên là bài
nói chuyện của tác giả tại buổi sinh hoạt văn học của Viện Việt Học, vào ngày
28 tháng 9, 2014. Bài nói sau đó đã được bổ sung thêm một số tài liệu nhằm minh
họa thêm cho chủ đề đã được trình bày.)
Buổi sinh hoạt hôm nay của
Viện Việt Học tuy có hai chủ đề khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một. Chủ đề
thứ nhất là giới thiệu một công tác quan trọng của Thư viện Viện Việt Học, đó
là việc số hóa các sách bản gốc của Tự Lực Văn Đoàn và đưa lên Online của Thư
viện để mọi người có thể sử dụng. Chủ đề thứ hai là ra mắt cuốn Kỷ Yếu của cuộc
triển lãm và hội thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn tổ chức
tháng 7 năm ngoái, mãi đến bây giờ mới in xong. Rõ ràng là hai chủ đề này rất gần
gũi nhau, có thể nói có cùng một bản chất, ấy là sự cố gắng sưu tầm, khôi phục,
và phổ biến để gìn giữ những cái vốn quý giá của một mảng văn học Việt Nam của
thế kỷ 20, mà qua nhiều năm tháng và biến cố chính trị, có nguy cơ bị hư hoại hoặc
bị biến đổi để trở thành dị dạng.
Trước hết tôi xin phép nói
về các nguy cơ, trước hết là sự hủy hoại của thời gian, và thứ hai, sự hủy hoại
của chế độ chính trị đối với báo Phong Hóa Ngày Nay và tác phẩm TLVĐ.
Vũ Nguyễn: Lịch sử những vụ thiêu hủy sách trên thế giới và tại Việt Nam
Thế giới cổ
kim đã xảy ra nhiều sự kiện đốt sách nhưng đa phần người Việt chỉ biết
và quan tâm đến 3 vụ đốt sách: của Tần Thuỷ-Hoàng, của nhà Minh, và của
CS Hà Nội sau 30-4-1975. Có lẽ, ít ai nghĩ đến những mục
đích khác nhau của 3 sự kiện đốt sách ấy.
Tần Thuỷ-
Hoàng (259-210 TCN) đốt sách của lục quốc vì muốn standardize
hệ thống đo lường, toán pháp, công nông nghiệp... để thống nhất văn
hoá Trung quốc. Mục đích của ông ta có thể hiểu được và trong một góc độ
khách quan, việc này tạo tiền đề cho việc thống nhất Trung quốc và phát triển
văn hoá về sau. Trong khoảng thời gian ấy, Văn Lang vừa bị Thục Phán chiếm
thành nước Âu Lạc để rồi lại bị tướng Tần Triệu Đà cướp nước.
Khi Đồ Thư mang quân kéo xuống Lĩnh
Nam đánh Bách Việt thì chuyện chiến tranh là chính,
việc đốt sách, nếu như phương nam lúc ấy có sách, không ảnh
hưởng gì đến phương nam.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Câu Hỏi Đầu Năm
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bácmênh mang đất trờiTrần Đăng Khoa
Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ
trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế– tiếc thay – lại
không đứng về phía ông Trần Đăng Khoa và ôngLê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những câu
đồng dao mới:
Ông
Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!
Bùi Văn Phú: Ăn phở quanh thế giới
Quán phở cạnh trường Đại học Berkeley (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Mùa hè năm 1975 tôi đến định cư ở thành phố đại học Berkeley. Nơi đây chỉ có một tiệm tạp hoá nhỏ bán thực phẩm châu Á trên đường Grove, bây giờ là Martin Luther King. Cửa tiệm gần trường Berkeley Adult School, nơi tôi học ESL, nên thỉnh thoảng ghé mua gạo, mì gói, gia vị, nước mắm Thái. Nghe nói có phố tầu San Francisco bán đủ thứ thức ăn Á đông, nhưng còn đạp xe đi học nên nơi đó xa xôi.
Khi mới qua Mỹ bữa ăn không thiếu canh hay các món kho, sào vì có thể mua rau thịt, tôm cá từ siêu thị Safeway, Lucky hay Co-op về nấu nướng.
Nhưng muốn ăn phở là điều khó. Ở Việt Nam chẳng mấy người biết nấu phở, ngoài những chủ tiệm. Muốn ăn, ghé vào hàng quán là có ngay tô phở nóng, thơm phức. Tôi đã ăn phở Cao Vân, Tàu Bay, Hiền Vương trên trung tâm Sài Gòn, hay phở Cường ở Ngã ba Ông Tạ, gần nhà.
Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
Trịnh Khả Nguyên: Chuyện đầu năm, cuối năm
Gọi “chuyện đầu năm” hay “chuyện cuối năm” đều được, vì đầu năm 2018 là cuối năm Đinh Dậu. Nước ta hiện đang dùng hai thứ lịch song hành, dương lịch và âm lịch, ngày tháng theo hai lịch này chênh nhau cả tháng. Một năm dân ta có hai cái tết “tết tây” (trước) và “tết ta” (sau). Như thế, có người cho là hơi nhiều, đề nghị chọn một “cái” thôi. Họ muốn theo dương lịch, ăn “tết tây”, còn “tết ta” chỉ đơn giản nghỉ làm việc một ngày. Nhưng có người phản bác, cho rằng phải giữ tết truyền thống vì nó dân tộc, nó thiêng liêng. Vâng, dân tộc, đất nước bao giờ cũng thiêng liêng, ở trên tất cả.
Ngày tết dân tộc thì thiêng liêng, người nào cũng nói thế. Nhìn cảnh rất nhiều Việt kiều, nhiều công nhân tấp nập tại các bến xe, bến tàu để về “kịp tết”. Ngày tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi người. Ai cũng vui vẻ, chúc nhau hạnh phúc chúc mừng năm mới - cung chúc tân xuân – happy new year. Nhưng có người miệng nói thiêng liêng mà hành động thì chẳng thiêng liêng.
Chúc nhau điều tốt đẹp, dù bằng chữ Việt, chữ Tàu, chữ Tây cũng chả sao. “Ăn tết” ta hay tây cũng được. Nhiều việc, “ăn” theo Tây, “tin” theo Tàu, nửa nạc nửa mỡ.
Nhà nước giám sát của Trung Quốc đe dọa từng người dân
Anna Mitchell & Larry Diamond
Phạm Nguyên Trường dịch
Hãy thử xem một nhà nước kiểm soát người dân đến tận từng lỗ chân lông như thế mà tên cầm đầu lại có tham vọng sẽ đuổi kịp và vượt qua Mỹ để trở thành kẻ đưa ra những chuẩn mực cho nhân loại noi theo thì sẽ như thế nào? Hắn tưởng thế giới này chỉ rặt những bầy cừu mà các loại chủ chăn tay vấy đầy máu dân chúng, đầu đặc quánh những nguyên lý bạo lực và chuyên chính của họ Mao họ Xít, có thể tha hồ muốn làm gì thì làm sao? Nói thật, cái gã họ Tập này tuy cũng có thớ đấy nhưng y chưa học được một phần nghìn túi khôn của loài người tích lũy trong hàng vạn năm nay đâu. Những ý tưởng gọi là tốt đẹp mà y rêu rao chỉ đủ lót đường cho y nhanh chóng xuống gặp “bác Mao đồ tể” mà y đang phất cờ nối gót thôi. Xem ra cái ngón “thao quang dưỡng hối” của Đặng còn đứng trên y đến một cái đầu. -- Bauxite Việt Nam
Trung Quốc đang hoàn thiện mạng lưới gián điệp kỹ thuật số cực kì rộng lớn, coi đấy là phương tiện kiểm soát xã hội – đang gây ra những ảnh hưởng đối với chế độ dân chủ trên toàn cầu.
Hãy tưởng tượng một xã hội, trong đó bạn bị Chính phủ đánh giá về mức độ đáng tin của bạn. “Điểm số công dân” của bạn đồng hành cùng bạn mọi lúc, mọi nơi. Điểm số cao cho phép bạn truy cập vào dịch vụ internet tốc độ cao hơn hoặc được cấp chiếu khán tới châu Âu nhanh chóng hơn. Nhưng nếu bạn đăng trực tuyến những bài viết mang tính chính trị mà chưa được phép, hoặc chưa hỏi hay trái ngược với quan điểm của Chính phủ về những sự kiện đang diễn ra, thì điểm số của bạn sẽ giảm. Để tính toán điểm số, các công ty tư nhân làm việc cho Chính phủ liên tục rà soát số lượng lớn các phương tiện truyền thông xã hội và dữ liệu mua sắm trực tuyến của bạn.
Vừa bước chân ra ngoài là hành động của bạn liền bị đưa vào mạng lưới săn lùng tội phạm: Bằng các Video Camera đặt trên từng con phố và khắp thành phố, Chính phủ thu thập một lượng thông tin khổng lồ. Nếu bạn phạm tội – hay chỉ đơn giản là qua đường một cách thiếu thận trọng – chương trình nhận dạng sẽ so sánh khuôn mặt của bạn với ảnh của bạn trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân quốc gia. Chẳng bao lâu sau cảnh sát sẽ xuất hiện trước cửa nhà bạn.
Bùi Tín: Lại ‘đặt bục Công An giữa trái tim người’
Hình bìa tác phẩm “Censorship in Vietnam: Brave New World”
của giáo sư Thomas Bass.
Đầu năm 2018, nhà báo Hoa Kỳ, Thomas Bass, cho ra mắt cuốn sách mới, « Kiểm Duyệt ở Việt Nam – thách thức thế giới mới” - Censorship in Vietnam – brave new world.
Đây là cuốn sách điều tra nghiên cứu về nạn kiểm duyệt sách báo rất nặng nề, tồi tệ, lạc lõng ở Việt Nam ngay trong thế kỷ XXI này qua kinh nghiệm bản thân của chính tác giả, vi phạm trắng trợn hiến pháp và pháp luật của chính Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng quyền con người.
Cuốn sách kể lại, năm 2009 ông xuất bản cuốn sách « The spy who loved us » - Người gián điệp yêu chúng ta - kể về cuộc đời của điệp viên Phạm Xuân Ẩn.
Tại Việt Nam, 2 công ty xuất bản Nhã Nam và Hồng Đức xin phép ông được dịch và phát hành cuốn sách này. Nhưng sự việc không đơn giản. Suốt 2 năm 2015 và 2016, Bass vất vả đi đi về về Hà Nội gần 20 lần để trao đổi với các nhà phiên dịch và xuất bản, tranh luận có khi gay gắt với nhau, cuối cùng không đạt thỏa thuận.
Phạm Chí Dũng: ‘Thăm Nguyễn Tấn Dũng’: Ông Trọng trở nên đáng sợ đến thế nào?
Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng.
Khoảng thời gian cận tết nguyên đán 2018 đã chứng kiến một hiện tượng chính trị khá đặc biệt nhưng lại bị chìm nghỉm trong lời chúc tết “đồng bào và chiến sĩ cả nước” của ông Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều sự kiện chộn rộn khác: ngày 9/2/2018, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghe nói ông Nhân còn “tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Từ khúc tang lễ đến lời tri ân
Chỉ có Sài Gòn Giải Phóng - tờ báo của đảng bộ TP.HCM - cùng vài trang báo khác đưa tin vắn về động thái mới nhất này. Tuyệt đối không thấy báo trung ương đăng mẩu tin đặc biệt này.
Có thể cho rằng đây là một trong hiếm hoi lần một lãnh đạo cấp cao đến thăm ông Nguyễn Tấn Dũng sau đại hội 12. Việc Nguyễn Tấn Dũng được thăm càng trở nên hiếm hoi hơn nữa vào năm 2017, cho dù ông Dũng có vài lần xuất hiện trong những cuộc “ghi công tập thể”, nhưng vai trò của ông ta hết sức mờ nhạt và cũng chẳng thấy quan chức cao cấp nào gần gũi với ông ta.
VOA: Trung Quốc đưa chiến hạm vào Ấn Độ Dương giữa khủng hoảng chính trị ở Maldives
Tàu khu trục Trung Quốc.
Cổng thông tin của chính phủ Trung Quốc cho biết 11 tàu chiến Trung Quốc đã di chuyển vào Ấn Độ Dương trong tháng này, giữa lúc đang xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Maldives.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Cổng thông tin Sina.com.cn nói một hạm đội tàu khu trục và ít nhất một tàu khu trục cỡ nhỏ, một tàu đổ bộ với trọng tải 30.000 tấn và ba tàu chở dầu tiếp liệu tiến vào Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, cổng thông tin này không đề cập đến cuộc khủng hoảng ở Maldives hoặc đưa ra một lý do nào cả.
"Nếu quý vị quan sát các tàu chiến và các thiết bị khác, quý vị sẽ không thấy khác biệt lắm giữa hải quân Ấn Độ và hải quân Trung Quốc," cổng thông tin Sina.com.cn cho biết hôm Chủ nhật 18/2.
Tuy nhiên, cổng thông tin Trung Quốc không nói rõ đội tàu đã được triển khai vào thời gian nào hoặc sẽ kéo dài trong bao lâu.
Hà Tường Cát/Người Việt: Nhật báo Los Angeles Times thời cách mạng thông tin
Bác Sĩ tỷ phú Patrick Soon-Chiong,
tân chủ nhân nhật báo Los Angeles Times. (Hình:Getty Images)
Sau hơn một thập niên thuộc quyền sở hữu của một công ty ngoài vùng Nam California, nhật báo Los Angeles Times lại trở về với chủ nhân là cư dân thành phố Los Angeles. Những biến chuyển trong nội bộ các tờ báo từ những năm gần đây là thể hiện sự khó khăn phức tạp của ngành báo in vì thu nhập suy giảm ở thời đại cách mạng kỹ thuật thông tin.
Hôm 8 Tháng Hai, công ty mẹ Tronc Inc. đã thỏa thuận bán hai tờ báo lớn ở Nam California, nhật báo Los Angeles Times và San Diego Union-Tribune, với giá tiền $500 triệu cho Bác Sĩ Patrick Soon-Shiong, di dân gốc Trung Hoa, sinh tại Nam Phi. Thỏa thuận với Nant Capital, công ty đầu tư tư nhân của Bác Sĩ Soon-Shion, cũng bao gồm những báo nhỏ hơn thuộc nhóm Caliornia News Group. Thương vụ dự trù sẽ hoàn tất trong ít tuần lễ tới.
TN/Người Việt: Trung Quốc thách đố Mỹ tạo nguy cơ xung đột Biển Đông
Đảo nhân tạo Đá Chữ Thập do Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa
hiện trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ. (Hình: CSIS/Digital Globe)
Nguy cơ của hành động tính toán sai lầm và xung đột võ trang gia tăng tại khu vực Biển Đông một khi Trung Quốc mạnh hơn đang thách đố nước Mỹ.
Chito Sta. Romana, đại sứ của Philippines tại Trung Quốc, phát biểu trong buổi nói chuyện ở Manila hôm Thứ Hai, 19 Tháng Hai, 2018, rằng cán cân sức mạnh quân sự đang thay đổi giữa hai lực lượng tranh giành kiểm soát vùng biển và thủy lộ quan trọng hàng đầu thế giới mà nước Philippines của ông không muốn bị lôi cuốn vào.
Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia chỉ tuyên bố chủ quyền một phần nhưng Trung Quốc ngang ngược vẽ 9 cái vạch nối lại giống hình lưỡi bò chiếm hơn 80% Biển Đông rồi tuyên bố chủ quyền của mình có từ ngàn xưa. Tháng Bảy hai năm trước, Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague, Hòa Lan, đã phán quyết lời tuyên bố của Trung Quốc là vô giá trị.
Phạm Đoan Trang: Hèn có hệ thống
Người dân tưởng niệm các liệt sĩ chống Trung Quốc
vào Tháng Hai, 2017, các cuộc tưởng niệm này
luôn bị nhà cầm quyền CSVN ngăn cản hoặc đàn áp.
(Hình: Getty Images)
Sáng 17 Tháng Hai, 2018, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (trung tâm Hà Nội), dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt “quần chúng” cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.
Hồi 17 Tháng Hai, 2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu “Con bướm xinh.”
Đợt 19 Tháng Giêng, 2014 (tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa) thì công an, dân phòng cải trang làm thợ đá đến cưa đá, tạo tiếng ồn và bụi mù mịt, cũng ở khu vực này.
Đó là các biện pháp ngăn chặn có tính chất ngắn hạn. Còn về dài hạn thì chính sách của Hà Nội còn thâm hiểm hơn nữa.
T.N./Người Việt: Hải Quân Mỹ sẽ không để Trung Quốc ‘bắt nạt’ trên Biển Đông
Khu trục F-18 chuẩn bị cất cánh trên mẫu hạm USS Carl Vinson.
Đội đặc nhiệm tấn công 70 gồm cả mẫu hạm Vinson
đã đến Biển Đông và đang thăm viếng cảng Manila, sẽ tới Đà Nẵng
đầu Tháng Ba. (Hình: U.S. Navy via Getty Images)
Lực lượng Hải Quân Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tuần tra trên Biển Đông tại bất cứ nơi nào “luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi.”
Trung Tá Tim Hawkins tuyên bố như thế với báo giới trên sàn bay của mẫu hạm USS Carl Vinson khi nó đang đậu tại vịnh Manila trong chuyến thăm viếng 5 ngày.
Ông đã trả lời khi được hỏi liệu những cái đảo nhân tạo khổng lồ mà Trung Quốc bồi đắp thành những căn cứ quân sự quy mô tại quần đảo Trường Sa, có cản trở họ hoạt động trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước trong khu vực.
Trả lời câu hỏi của phóng viên thông tấn AP trên mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson, Trung Tá Tim Hawkins nói rằng, Hải Quân Mỹ đã thường xuyên tuần tra trên vùng nước và vùng trời chiến lược Biển Đông suốt từ 70 năm qua để cổ võ an ninh khu vực và bảo đảm sự thông thương qua đây của các nước Á Châu và của Hoa Kỳ không bị cản trở.
Văn Lang/Người Việt: Sài Gòn, chuyện ba ngày Tết
Chiều 30 Tết ghe thương lái rời bến Bình Đông "nhẹ tênh"
vì hàng đã bán hết. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Chuyện Tết Sài Gòn không biết kể từ đâu? Có lẽ nên bắt đầu từ chiều 30 Tết, trên Bến Bình Đông, Quận 8, nơi bắt đầu và kết thúc những vui, buồn, hỉ, nộ, ái, ố của một ngày cuối năm.
Nắng chiều nhẹ, dòng nước không mấy đen như mọi năm. Con nước lên, mới chỉ khoảng hơn 5 giờ chiều, nhiều ghe bán bông đã quay đầu để rời bến. Nhiều chiếc ghe nhẹ tênh, lướt trên dòng nước, phơi phới vì hàng bông, trái cây đã bán hết.
Năm nay, chợ hoa bến Bình Đông tan sớm, không kéo dài như những năm rồi, nhiều khi tới tận 9-10 giờ đêm.
Hàng bông năm nay về ít, chủ yếu là mai miền Tây nên bán hết sớm. Trừ một số ghe tắc kiểng bị ế phải chở về. Còn mai bán gần hết, số còn lại nhà vườn quyết định đem về, sang năm bán tiếp chứ không bán “đại hạ giá” như mọi năm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)