Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018
Thơ Trần Mộng Tú: Anh Hãy Cùng Em Về Với Tháng Giêng
Trần Mộng Tú
Hình Thái Vân chụp- 3/2017
Em mở cửa đón ngày đầu của tháng Giêng/có vạt nắng len vội vào
cánh cửa/câu thơ dán trên mặt giấy điều còn thơm mùi nhang đêm giao thừa/ Mùa
xuân đang chao nghiêng bên hồ/ đất trời lồng lộng lòng người mang mang/ nheo
mắt lại nhìn quê nhà xa tắp/em muốn thổi mùa Xuân về bên ấy/để mùa Xuân xóa đi
những ký ức không vui/ Năm mươi năm một bình mực đen đổ trên trang sử Việt ngậm
ngùi/người ta vẫn khuấy lên rồi nạm vàng bằng những điều giả dối.
Em thắp thêm nhang cho thềm trước vườn sau/ cầu xin cho đất quê
nhà đất quê người an lạc/cầu cho anh cầu cho em và cho con cháu chúng mình/
sống từng ngày là những con người lương hảo/ từng ngày nói lời chân thật/ từng
ngày lấy lòng hiền mang tặng cho nhau/ con cháu chúng ta được sống và lớn lên
như tre trúc/ tính thẳng ngay và ruột rỗng oán thù/ em và anh khi về với mẹ với
cha cũng sẽ mang theo hành trang là hai bàn tay trắng mở/ nếu có nắm vào,
chỉ nắm một câu Thơ.
Anh ơi tháng Giêng đang cùng em mặc cả/ em xinTháng Giêng cho em
một hộp phấn đủ màu để em tô lên má và rắc lên tóc trắng/ để em nhuộm ngày hồng
nhuộm tháng xanh cho cả kẻ dữ người hiền/ cả nhân gian em vẽ vào một bức tranh
yên/ đường ranh giới bị nhòe dưới phấn. Tất cả sẽ sống trong một ngôi làng Hạnh
Phúc.
Tháng Giêng đang xin nắm tay em dắt em cùng trở về thời xa xưa ấy/
bàn chân em đã bước cao bước thấp/ nhưng tay em vẫn cầm một cành đào có bài thơ
của Vũ Đình Liên.
Anh hãy cùng em về với tháng Giêng.
tmt
Mồng Một tháng Giêng Mậu Tuất
Ngày 16/2/2018
CÔ-LIÊU và Cô PHƯƠNG-THẢO: ngày TẾT và lý tưởng cuộc đời *
Giữa dòng thời gian đồng-tính xuôi chảy
triền-miên, mấy ngày lễ Tết rờ-rỡ hiện lên như những hoa lê trắng điểm đồng cỏ
xanh tươi kéo tận chân trời.
Tết không là điều ngẫu hứng, không
phải là sự đặt bày. Tết là sáng-kiến của người, nhưng lý cao-minh về sự cấu tạo
hiện-tượng mùa xuân chính là huyền cơ tạo-hóa. Ý nghĩa ngày Tết là cố gắng của
loài người hòa mình với nhịp vận-hành linh-diệu bao trùm vũ trụ. Lâu đời quan sát
thiên nhiên, trước những hiện tượng định kỳ báo hiệu xuân về như cỏ đâm chồi, cây
nẩy lộc, tiết trời hòa dịu, êm đềm, con người long trọng lập nên nghi-lễ đón mừng
sự sống phục-hồi sau những ngày Đông tê liệt. Vâng theo Dịch-lý, người xưa đến kỳ Đông
chí (1) khép chặt hiệu buôn, đóng kín cửa hàng, mọi việc tuần hành hoãn lại, để
cho mọi người an-nghỉ dưỡng chút dương khí hồi-sinh. Thậm chí y-khoa cũng phải kiêng dùng những
phương thuốc mạnh sợ làm tổn hao sinh-lực. Sau ngày Đông chí, quẻ Phục (2) với
năm gạch đứt biểu hiệu lẽ âm và một gạch liền biểu hiệu lẽ dương tiêu biểu rõ
ràng dương khí bắt đầu trở lại. Cho đến ngày nay, khoa học vẫn chưa giải thích tận-tường vì sao mỗi độ
xuân sang, muôn loài lại thêm sức sống khác thường, thậm chí gan cá thu kia,
vào đúng dịp xuân, chất dầu mới thêm sinh-tố?
Đinh Quang Anh Thái: Vui Tết đời tù
Ơ kìa, tù mà vui sao được?
Vậy mà vui đấy.
Không vui làm sao sống sót trở về.
Sau ngày 30
tháng Tư 75, cả nước vào tù. Trước
đó, nửa nước, đồng bào miền Bắc đã thế rồi. Ngưòi ở ngoài thì tù trong nhà tù lớn. Người ở trong thì tù trong nhà tù nhỏ.
Thế nên, chẳng
có gì để xem tù là thành tích ghê gớm. Nghĩa là, đi tù trở thành bình thường như hơi thở, duy có lúc “hỗn hễn”
thôi.
Chuyện
chàng Lợi.
Lợi vào tù
năm 22 tuổi, bị bắt vì tội tham gia tổ chức phục quốc. Trước 75, chàng là hạ sĩ quan địa phưong quân. Lợi bảo:
“Khi không mà thua, tức đíu chịu được”. Thế là chàng bèn cùng một số đồng
đội cũ tự tìm đường vào bưng
biền chiến đấu. Xui tận mạng, bị công an chúng nó “gài” nên Lợi bị bắt giải vào
T20 Phan Đăng Lưu trong một đêm khuya Tháng Ba năm 78.
Tôn Nữ Thu Nga: Xuân Quá Khứ
Ngủ quên đời mộng tưởng
Hồn ta chim én bay
Vì em là xuân sớm
Vừa hôn nhẹ gió mây
Trên đồi hoa quỳ vàng
Em nhìn hoa chớm nở
Ước làm mây lang thang
Qua đồng hoa rực rỡ
Trên đồi hoa quỳ thơm
Tình đầu ta bở ngỡ
Áo em làn gió xanh
Cành non chim rộn rã
Một phút ta quên đời
Như cánh rong phiêu lãng
Một phút môi ngậm cười
Nhớ xuân nào đã vắng.
4/1979
Nguyễn Văn Thà: Khất Giả
Kính dâng đại uý TPB
quá cố Lê Hùng Long,
sinh năm 1946, khóa
K20 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt,
số quân: 69/161061,
KBC 4143,
Sư Đoàn 1, Trung Đoàn
1, Tiểu Đoàn 2.*
Đêm đêm vét mộng trải nơi nằm
Thượng Đế chiều ta, không hiện hữu
Mặc ta rộng rãi tùy nghi ta
Tô Thuỳ
Yên, Khất giả
Cuộc chiến đã qua lâu, hơn bốn mươi năm rồi, nhưng vẫn còn lớp lớp
những oan hồn. Những oan hồn lẽo đẽo bị gậy lẫn những oan hồn áo xống đẹp đẽ,
da thịt thơm lừng; những con phố hiền lành xưa cũng biến thành những giòng sông
linh hồn nhầy nhụa chung với những ngôi nhà trầm lặng lá hoa xưa bị vùi dập dưới
những màu sơn sặc sỡ; oan hồn trùng điệp giữa Sài Gòn, thành phố của cha mẹ
tôi, của một Nam Việt Nam xưa. Tôi là một cô gái sinh ra và lớn lên ở Na Uy.
Tôi yêu mến nước Na Uy của tôi. Tôi cũng yêu mến nước Việt của cha mẹ tôi. Hồi
nhỏ yêu ít, nhưng lớn lên càng yêu nhiều hơn. Tôi không rõ tôi yêu nước Việt vì
tôi yêu cha mẹ tôi hay vì có cái gì đó trong dòng máu, hay vì phương tiện truyền
thông kỳ diệu của thế kỷ 20, 21 đã mang Việt Nam lại gần tôi hơn. Tôi đã du lịch
nhiều nơi và thấy rằng Việt Nam không phải là một đất nước đẹp cho lắm, đàn ông
Việt cũng vậy, nơi dáng dấp của họ có một vẻ gì đó nhàn nhạt, tầm thường, nhưng
đàn bà Việt thật đẹp, đẹp đến mê hoặc như Graham Green đã có lần nói đến trong
tiểu thuyết của ông. Những thiếu
nữ áo dài. Người ngọc áo dài như là niềm an ủi duyên dáng cho vô số thất vọng
đang phơi ra ngoài đường. Họ là những nàng tiên dịu
dàng giữa những oan hồn, đưa tôi vào mộng một thời thanh bình cũ. Tôi nhìn mãi,
tôi đi mãi không chán. Bây giờ chỉ còn những tà áo dài vờn vờn quanh tôi. ”Mời
cô mua vé số.” – Có tiếng người đàn ông từ lòng đường vọng lên. Tôi thảng thốt
như vừa bị rứt ra khỏi cơn mộng.
Hoàng Quân: Chị
Chị Em - Tranh Hoàng Thanh Tâm
Tuổi Đôi Mươi
Tôi luôn cảm thấy
sự gắn bó khắng khít với tất cả anh chị em trong nhà. Tôi tìm thấy điều đặc
biệt nơi mỗi anh, chị, em. Để rồi, với từng người, tôi cảm nhận sự gần gũi khác
nhau, vì mỗi điều đặc biệt riêng.
Chị lớn của tôi hơn
tôi sáu tuổi. Khoảng cách tuổi tác chỉ hiện hữu, khi chị lo lắng, dìu dắt tôi. Lúc
trò chuyện, tôi gọi chị, theo vai vế, nhưng cảm nhận như người bạn trang lứa
với mình.
Đối với chị, đại
gia đình là nền tảng của cuộc sống. Mấy ngày trước 30.04.1975, chị ở Sài Gòn,
có cơ hội rời Việt Nam. Anh cả đang du học ở Âu Châu. Nhưng chị dứt khoát ở
lại, vì chị mất liên lạc với Ba Mạ và các em ở miền Trung.
Nguyễn Tường Thiết: THÔNG TÍN BẠ Chu Văn An
Một lần cách đây mấy năm tôi đến thăm một người bạn ở
tiểu bang California. Bước vào phòng khách nhà bạn tôi ngạc nhiên thấy lù lù một
đống sách to để bừa bãi trên sàn. Anh bạn vội giải thích: “Tuổi tụi mình là
tuổi vứt sách đi chứ không phải ôm sách vào người. Tôi vừa khui cái hũ sách chất
từ mất chục năm nay ở trong garage. Cả mấy trăm cuốn sách và tạp chí bây giờ
phải lo thanh toán cho hết, cho thư viện một mớ, vứt đi một mớ, ông xem có cuốn
nào thích cứ tùy tiện mang về”.
Về nhà tôi thấy ông bạn có lý. Có bao nhiêu sách báo
mình để thối trong nhà kho, trong garage từ mấy chục năm nay không ngó ngàng
tới, giữ làm gì? Bây giờ mình còn chút sức khoẻ chứ để mai mốt bệnh hoạn ai là
nguời có thể bê nổi chồng sách nặng chịch này? Thế là tôi để cả môt nửa ngày để
thu dọn chiến trường. Và bất ngờ trong đám sách báo và giấy tờ cũ tôi bắt gặp
ra hai quyển Thông Tín Bạ, một quyển học bạ Trung Học Đệ I cấp của trường Quang
Trung Đà Lạt và một quyển học bạ Trung Học Đệ II cấp của trường Chu Văn An Sài
Gòn.
Tiểu Huyền: CÁI TAI CỦA LOÀI CHÓ
Trao đổi
thông tin với anh xã hàng ngày, Tiểu Huyền tôi thường học hỏi được nhiều chuyện
hay ho. Một buổi sớm cuối tuần kia, anh xã của TH hí hửng khoe: "Này vợ!
Người ta vừa mới thí nghiệm ở thư viện công cộng, thấy rằng trẻ em sẽ tập đọc
tiến bộ rất mau khi có một con chó ngồi nghe chúng."
Cuộc thử
nghiệm này là sáng kiến của cô Sandy Martin, thực hiện tại thư viện của thị xã
Salt Lake vào cuối thế kỷ 20. Con chó được đeo vào cổ cái bảng "Reading
Education Assistance Dog" – vì đó là cuộc thử nghiệm để chữa bệnh đọc chữ
khó khăn của một số trẻ. Thư viện Salt Lake cũng đang khuyến khích các trường
trong vùng thí nghiệm phương pháp này.
Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018
Đặng Tiến: Con chó dọc đường lịch sử
by Doan Hong
Loài chó đã kết nghĩa từ lâu đời với con người khắp thế giới, trong đó
có Việt tộc: di chỉ khảo cổ và truyền thuyết dân gian chứng minh dồi dào điều
đó.
Trong thơ văn, con chó đã góp mặt rất sớm qua bài thơ Vô Đề, mở đầu
Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi, tác phẩm bình minh trong nền thi ca Việt Nam :
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen xú xứa ngại nuôi vằn
Ngày xưa nước ta con chó không có tên, được ô theo màu lông, con vằn,
con vện, con mực, con khoang... Vằn, vện
cùng nguồn gốc ngôn từ, là chữ văn
trong Văn Lang, văn hóa, văn minh; có khi phát âm ra vân trong quả cau nho nhỏ,
cái vỏ vân vân... Câu thơ Nguyễn
Trãi: xú xứa nghĩa là xuề xòa, xuềnh
xoàng; ngại nuôi vằn vì bạn mình ưa lục lọi, nên tục ngữ có lời khuyên: chó treo, mèo đậy; nhà thơ mải lo tiếp mây khách
khứa, nguyệt anh em ắt không mấy để tâm đến việc đậy điệm, treo leo.
Phạm Quỳnh: Tâm Lý Ngày Tết
Phạm Quỳnh
Lời dẫn của Phạm Tôn: Bài này Phạm Quỳnh viết bằng tiếng Pháp nhan đề Psychologie du Tet, đăng trên phần
Pháp văn của Tạp chí Nam Phong số 149-1924, sau này có in trong Tiểu luận
1922-1932 (Essais 1922-1932) và đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch rất đạt ra tiếng
ta, xuất bản năm 2007. Nhưng ở đây, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bản dịch của
Tiến sĩ Phạm Thị Ngoạn, con gái Phạm Quỳnh, và là tác giả luận văn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong để tạo
thêm một nét hứng thú trong ngày Tết này.
*
Những dịp để cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình
cảm, một tư tưởng, để cùng nhau rung động… thật là hiếm có. Thường phải có những
sự xẩy ra khá quan trọng, có ảnh hưởng đến tính mạng cả một đoàn thể, để ai nấy
đều phải để hết tâm trí vào.
Dân Việt Nam ta có cái
may mắn, cái đặc ân là có một dịp vui chung cho tất cả, dịp ấy cứ đều đặn mỗi
năm một lần vào ngày đầu xuân năm mới. Về dịp này tất cả đàn con đất Việt, từ
người giàu cho đến kẻ nghèo, từ người tiên tiến cho đến kẻ thủ cựu đều một lòng
một dạ, cùng nhau hớn hở đón chúa xuân, trong mấy ngày lễ long trọng, trang
nghiêm mà cũng rộn ràng náo nhiệt biết bao! Ngày ấy là ngày TẾT.
Phạm Cao Dương: Biến Đau Thương Thành Sức Mạnh: Từ Kinh Nghiệm của Một Thế Hệ Đến Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam ở Hải Ngoại
Lời Tòa Soạn: Trong bài viết này, Giáo sư Phạm Cao Dương nhắc lại sự kiện từ năm 1975, người Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau, đã rời khỏi đất nước của mình để đến sinh sống tại nhiều quốc gia trải ra khắp chu vi của trái đất, tạo nên một hiện tượng : mặt trời không bao giờ lặn trên những miền đất có người Việt Nam cư ngụ.
Trước thực tế chưa bao giờ có này từ khi Việt Nam lập quốc cách đây bốn ngàn năm trước, Giáo sư Phạm Cao Dương đã nghĩ đến việc thành hình của một Siêu Quốc Gia Việt Nam ở Hải Ngoại. Và bài viết này có thể coi là gợi ý cho một Tuyên Ngôn về sự thành lập Siêu Quốc Gia ấy. -- DĐTK
Binh giả bất tường chi khí
Phi quân tử chi khí
Bất đắc nhi dụng
Điềm đạm vi thượng
(Lão Tử, Đạo Đức Kinh, Chương 31)
Binh khí là vật chẳng lành
Không phải là vật dùng của Quân tử
Bất đắc dĩ phải dùng
Nên điềm đạm làm đầu.
(Nguyễn Tôn Nhan dịch, Lão Tử Đạo Đức Kinh.
Saigon, Văn Học,1999, tr. 113-114)
Song Thao: Pháo Tết
Tết có chi vui?
Ngày nhỏ thích tết vì được nghỉ học, ăn bánh chưng bánh tét, mứt và đốt pháo. Về
già chẳng còn phải học hành, ăn chẳng được nhiều, mứt nhiều chất ngọt sợ bệnh,
cái thích hầu như chỉ thu gọn lại còn có một thứ: pháo! Tôi mê pháo. Pháo có
hai thứ tôi thích: tiếng nổ và mùi pháo. Hồi nhỏ thích tiếng nổ, bây giờ cảm
mùi pháo. Đó là cái mùi khó diễn tả, chẳng khét mà cũng chẳng ngai ngái, chỉ thấy
một mùi thơm rất tết.
Trần Mộng Tú: Thơ Xuân Ngày Cũ
Đang đông người ép làm thơ Xuân
Hoa tuyết rơi người bắt nhuộm hồng
Những cành run rẩy trong sương lạnh
Người bảo nở ngay một đóa Xuân
Gió rét nên cành chưa ươm lộc
Nụ đào còn nép dưới vỏ khô
Dòng sông còn đóng băng thủ tiết
Chim én chưa bay về bến mơ
Hoài Mỹ: Năm Tuất, Lai rai chuyện... CHÓ
Trong 12 con
giáp, linh thiêng như Rồng, hiền lành như Gà, nhỏ bé như Chuột, “nhân bản” như
Dê... vậy mà gần gũi nhất với NGƯỜI lại là Chó.
Tuy nhiên xét
về một mặt khác, thấy cũng hơi lạ. Trong 12 con giáp, con nào cũng biết bơi, chỉ
khác bơi nhanh hay chậm mà thôi, nhưng không kiểu bơi của con nào được nâng cấp
thành tiêu biểu, xứng đáng cho NGƯỜI công nhận là kiểu mẫu để lấy làm bài học
cơ bản, trừ chỉ có của Chó: Bơi Kiểu Chó! Vậy mà chẳng hiểu nguyên nhân nào khi
Ngọc Hoàng có ý định chọn lựa 12 con vật để cai quản trần gian bằng cách cho tổ
chức một cuộc thi bơi qua dòng Thiên Giang, tuy cuối cùng Chó cũng lọt được vào
danh sách thí sinh trúng tuyển nhưng lại về áp chót, chỉ hơn được mỗi con Heo tự
Lợn. Bí mật này cho tới nay, sau hằng triệu triệu thế kỷ, tức là từ khởi thủy
có loài người hiện diện ở hành tinh này, vẫn chưa có câu giải đáp. Nghe đồn có
lần bị các “fans” - tức những người cầm tinh chó - chất vấn quá, con vật này
bèn trả lời như thể cho qua truyện: “Ừa thì tại... tớ dừng lại nhiều lần để tắm
rửa trên dòng sông”. Phải chăng vì sự tích này mà suy về phương diện bói toán,
tuổi Tuất được “đánh giá” là sở hữu những đặc tính: Thông minh, thẳng thắn,
trung tín và kín miệng? Đúng hay sai, xin hạ hồi phân giải, bây giờ mạn phép đề
cập đến nhiều khía cạnh quan trọng khác của chó trước đã.
Lê Hữu: Bài nhạc Xuân hay nhất
Ảnh: Nguyễn Văn
Thương
… Và Xuân thay áo, mấy mùa đợi chờ
(“Xuân
tha hương”, Phạm Đình Chương)
Trước giờ, hầu như chưa có cuộc
bình chọn chính thức nào để chọn ra bài nhạc Xuân hay nhất trong số khá nhiều
Xuân ca của người Việt. Bài nhạc Xuân hay nhất, vì thế, đến nay vẫn chỉ là bài
nhạc mỗi người giữ riêng cho mình.
“Bài nhạc Xuân nào anh cho là hay
nhất hoặc yêu thích nhất?” người bạn hỏi tôi.
Thỉnh thoảng tôi vẫn được hỏi như vậy.
Thường thì tôi kể tên được vài bài, thế nhưng người hỏi vẫn muốn biết tôi thích
bài nào nhất trong số ấy.
“Bài nào gợi cho anh nhiều kỷ niệm
nhất?” anh bạn hỏi thêm khi thấy tôi còn lưỡng lự.
Ô, nếu hỏi thế thì dễ cho tôi trả lời
hơn.
“Một bài của Phạm Đình Chương,” tôi
nói.
“‘Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi
nơi…’?”
“Không phải ‘Ly rượu mừng’,” tôi lắc
đầu. “Bài ‘Xuân tha hương’.”
Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018
Huy Phương: Văn Tế Nạn Nhân Cộng Sản TẾT MẬU THÂN
Trước anh linh liệt sĩ, vị quốc vong thân
Trong khung cảnh trang nghiêm, hương trầm phảng phất
Quần tụ nơi đây các chiến hữu, cán chính, quân dân
Xin cúi đầu tưởng niệm đến người đã khuất.
Hỡi ôi!
Xưa Mậu Thân,
Nay đà Mậu Tuất.
Năm mươi năm, oan khuất dậy Trời
Sáu nghìn sinh mạng chôn vùi
Trong hầm tập thể, bên đồi dưới khe.
Trung Quốc đã xây 7 căn cứ quân sự mới ở Biển Đông
Hình chụp vệ tinh các cơ sở quân sự được Trung Quốc xây dựng
trên đá Chữ Thập, Trường Sa tính đến năm 2017
-- Courtesy AMTI (CSIS)
-- Courtesy AMTI (CSIS)
Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đô đốc Harry Harris, vào ngày 14 tháng 2, lên tiếng cảnh báo về sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, cụ thể qua hoạt động đơn phương xây dựng 7 căn cứ quân sự mới ở Biển Đông.
Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan tin và cho biết trong phiên điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ tại thủ đô Washington, đô đốc Harry Harris nói rõ Trung Quốc đang nỗ lực khẳng định chủ quyền tại những thực thể tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp quân sự hóa thêm nữa những đảo nhân tạo bồi lắp nên.
Đô đốc Harry Harris cho Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện Mỹ biết là những cơ sở mới mà Trung Quốc lập nên gồm có nhà chứa máy bay, trạm radar, đường băng…
Mạnh Kim: "Tại sao tôi bị giết?"
Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.
Trọng Nghĩa: Tổng thống Mỹ và chủ tịch nước Việt Nam điện đàm nhân dịp Tết
Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 28/01/2017.
REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo
Vào lúc Việt Nam đang chuẩn bị đón Tết truyền thống, tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại ngày hôm qua, 14/02/2018. Phía Mỹ đã loan báo ngắn gọn về nội dung chính trị, kinh tế của cuộc điện đàm, trong lúc phía Việt Nam ghi nhận lời chúc Tết của tổng thống Mỹ gởi người Việt Nam.
Trong một thông cáo báo chí đề ngày 14/02, Nhà Trắng đã nói ngắn gọn rằng : « Tổng thống Donald J. Trump vào hôm nay đã nói chuyện với chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang để tái khẳng định quyết tâm chung của hai nước trong việc tăng cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Mỹ-Việt ».
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)