Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
Ngô Nhân Dụng: Không tự chuyển hóa là phản bội dân tộc
Cái đảng Cộng sản chắc phải “đốn” lắm rồi. Hết hội
nghị này tới hội nghị khác hô hào chỉnh đốn Đảng, rồi lại hô to hơn, phải tăng
cường chỉnh đốn Đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng lại mới họp một hội nghị cán bộ toàn
quốc dạy dỗ cán bộ về tăng cường chỉnh đốn Đảng!
Đốn là đứa
nào mà phải chỉnh đi chỉnh lại hoài như vậy? Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, giải
thích chữ Chỉnh đốn 整頓: “sự gì, cái gì đã tán
loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn.” Nguyễn Phú
Trọng đang lo chỉnh đốn Đảng bởi vì cái đảng của ông ta “đã tán loạn lâu rồi!”
Và ông muốn sửa sang nó “cho được như cũ.”
Cảnh toán loạn
trong đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ mấy chục năm nay rồi nhưng đến đời
Nguyễn Phú Trọng đã bùng nổ mạnh. Nguyễn
An Dân đã mô tả cảnh tán loạn qua mấy chữ: Đảng bắn nhau;
Đảng bắn Dân; Dân bắn lại Đảng!
Ngự Thuyết: NHỚ BÙI BẢO TRÚC (1944 - 2016)
Tôi
được tin anh Bùi Bảo Trúc bị bệnh đã khá lâu. Gần đây, anh vẫn thực
hiện mục Điểm Tin và Ngày Này Năm Xưa từ 10 giờ đến 10 giờ 30 mỗi
buổi sáng, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu mỗi tuần. Tuy nhiên thay vì tới
Đài Little Sài Gòn, anh làm việc tại nhà, dùng điện thoại nhà liên
lạc. Không những thế, chương trình của anh thường bị cắt hoặc gián
đoạn, giọng nói của anh có phần yếu ớt, chứng tỏ rằng bệnh tình
của anh không thuyên giảm.
Cung Vĩnh Viễn: GỬI THEO BÙI BẢO TRÚC
Như để thay cho tiếng giã từ
đài trổi lên bài hát Viễn du
đi cho thoả mộng giang hồ nhỉ
đâu ngỡ ông đi tít tít mù .
Cái mộng giang hồ thời xanh tóc
chẳng hay ông đã thỏa lòng chưa
đi học đi làm nơi xứ lạ
rồi tới lần đi đến mút mùa.
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
BÙI BẢO TRÚC [ 1944 – 2016 ]
nhớ Trúc
rồi khép lại một khấc mơ
một thời ươm mộng gió lùa sân văn
đâu sinh cư níu vĩnh hằng
buồn con nước lạ mênh mang về nguồn
bây giờ đường dọc mưa tuôn
đường ngang tuyết lú tích tuồng khất ghi
sẽ là
trường thành qua lối nọ
mình về lúc nắng qui
một phương trình hoạt náo
đã im lặng thầm thì
hoàng xuân sơn
18 tháng 12 năm
2016
Đỗ Xuân Tê: Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH
Nhà báo Bùi Bảo Trúc (1944-2016)
Làng báo hải ngoại vừa mất đi một cây bút
uy tín, tài năng và chuyên nghiệp. Cộng đồng người Việt hải ngoại mất đi một tiếng
nói thân thương, một đồng hương thân kính, luôn gắn bó với sinh hoạt đời thường
của những người con xa quê hương.
Từ nay, khó có một khuôn mặt thay thế
không phải chỉ có kiến thức đa dạng uyên bác như ông, mà về mặt truyền thông
phát thanh, báo chí khó có ai viết được như ông, nói được như ông, không hẳn chỉ
bằng thể loại, tùy bút ký mục
mà thương hiệu văn bút Thư gửi Bạn ta đã đưa ông trở thành Ký mục gia được
bạn đọc chấp nhận, yêu mến như cây viết hiếm hoi trong làng báo hải ngoại từ
nhiều thập niên qua.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
Minh Anh/RFI: 2016: Năm của mọi sự bất ngờ
Một trong những
bất ngờ lớn trong năm 2016: Donald Trump
đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.
REUTERS/Shannon Stapleton
Có lẽ sẽ
không ngoa chút nào khi đánh giá năm 2016 là “năm kinh khủng”, như Victor Hugo
đã từng ví cho năm 1871, năm mang đậm dấu ấn của cuộc xâm lăng Đức và thời kỳ
Công xã Paris. Nhưng năm 2016 cũng phong phú những sự kiện ngoài dự đoán mà
chúng ta có thể xem đấy như là năm của mọi sự bất ngờ. Vì sao?
Ông Renaud Giraud trên mục Ý kiến độc giả của báo Le Figaro ngày
20/12/2016 điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong năm qua và đề xuất hai hướng
đi cho ngành ngoại giao Pháp.
Brexit khai màn
Bất ngờ thứ
nhất chính là Brexit. Thông qua lá phiếu cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016, cử
tri Anh quốc đã quyết định chấm dứt 43 năm chung sống với Liên hiệp Châu Âu. Mối
họa tan rã dần dần Liên hiệp Châu Âu lăm le xuất hiện. Kết quả của cuộc bỏ phiếu
này trước hết thể hiện sự nổi dậy của người dân Anh chống lại tầng lớp lãnh đạo.
Hiện tượng bất mãn này giờ trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia phương Tây.
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA: Mâu thuẫn kinh tế Mỹ - Hoa
Tổng Giám đốc WTO, Roberto
Azevedo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
tại Hàng Châu, Trung Quốc hôm 4/9/2016.
Cách nay đúng 15 năm, ngày 11
Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sau
khi Chính quyền Hoa Kỳ đặc cách thỏa thuận một điều kiện đặc miễn là nền kinh tế
chưa đủ tiêu chuẩn gọi là thị trường. Ngày nay, điều kiện ấy đang là đầu mối
tranh cãi giữa Trung Quốc với nhiều nước khác.
Trung Quốc trục lợi bất
chính
Nguyên Lam: Thưa ông,
sau khi được Hoa Kỳ mở cửa đón nhận, cách nay 15 năm, ngày 11 Tháng 12 năm
2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ngày nay, xứ này trở
thành nền kinh tế thứ nhì thế giới sau nước Mỹ, có khối dự trữ ngoại tệ lớn nhất
thế giới trị giá hơn 3.000 tỷ đô la và lại đang thách đố quyền lực của Hoa Kỳ
trên vùng biển Đông Nam Á khiến Tổng thống Tân cử của Mỹ là ông Donald Trump có
phản ứng gay gắy và cứng rắn. Vì vậy, trong chương trình cuối năm, xin đề nghị
ông phân tích lại bối cảnh của sự kiện và phác họa mâu thuẫn kinh tế giữa hai
quốc gia trong năm tới.
Phạm Chí Dũng: ‘Tôi xin tiết lộ với quý vị…’
Một người đàn ông tại máy rút tiền tự động
của ngân hàng Agribank. (Ảnh minh họa)
“Tôi
xin tiết lộ với quý vị là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng với một đối
tác tư nhân Việt Nam cũng đang có kế hoạch xử lý mua lại một Ngân hàng Thương mại
yếu kém (bị mua lại với giá 0 đồng) của Việt Nam và có thể giới thiệu cho những
đối tác khác để hỗ trợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu và các Ngân hàng thương mại
yếu kém” - hầu như là lần đầu tiên từ khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn
Xuân Phúc phát ra một thông tin có vẻ bất ngờ và hãnh diện trước rất nhiều đối
tác quốc tế tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) 2016 vào tháng 12/2016.
Trần Quang Ninh: Một số vấn đề về người Hoa ở Việt Nam
Lịch sử lục
địa Đông Á không phải là lịch sử của chỉ riêng tộc người Hoa, người Hạ (sau hợp
nhất thành tộc Hoa Hạ, từ thời nhà Hán được gọi là người Hán) mà là lịch sử của
cả các tộc thuộc Bách Việt và các tộc người khác. Ngày nay ta nói đền nền văn
minh Trung Hoa, nhưng có lẽ nên gọi đó là nền văn minh Đông Á. Đó không phải là
nền văn minh của chỉ tộc người Hán mà còn là nền văn minh của các tộc người
khác, đặc biệt là của các tộc thuộc Bách Việt.
Trước thời Tần
Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), Trung Hoa chưa thể được xem là một quốc gia mà
đó là một tập hợp bao gồm một số quốc gia ở lưu vực sông Hoàng Hà. Quá trình
hình thành Trung Hoa là sự bành trướng ra xung quanh, thôn tính và sát nhập dần
các nước. Trong lịch sử hàng ngàn năm, không phải lúc nào Trung Hoa cũng là một
thực thể thống nhất và không phải luôn do tộc người Hán cai trị. Thuật ngữ “người
Trung Hoa” không đồng nghĩa với thuật ngữ “người Hán”. “Trung
Hoa” là danh từ chỉ một quốc gia, “người Trung Hoa” là để chỉ những
người sinh sống trên lãnh thổ quốc gia này. Còn “Hán” là danh từ chỉ một
tộc người.
An Tôn - VOA: Các luật sư: Án oan do cơ chế nặng về kết tội
Bộ trưởng Công an Việt Nam nói “động cơ không trong sáng” và “non yếu về nghiệp vụ” là những điểm yếu của các cán bộ công an dẫn đến các vụ án oan sai. Tuy nhiên, một số luật sư cho rằng cơ chế tố tụng, tư pháp thiên lệch về kết tội là nguyên nhân quan trọng.
Theo báo chí Việt Nam, trong một
cuộc họp báo hôm 21/12, nói về một số vụ oan sai trong thời gian qua, Thượng tướng
Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã chỉ ra những nguyên nhân là cán bộ điều tra có
“động cơ không trong sáng”, cũng như “thiếu giác ngộ về luật pháp, non yếu về
nghiệp vụ”.
Bộ trưởng Lâm nói thêm có một
nguyên nhân khách quan khác là hiện nay một cán bộ điều tra phải giải quyết rất
nhiều vụ án. Ông cho biết “trung bình một năm mỗi cán bộ điều tra thụ lý 10 vụ
án… Cá biệt, có địa phương, một điều tra viên phải điều tra 50 vụ án một năm”.
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
Bùi Tín: Putin - Trùm tin tặc quốc tế?
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh tư liệu)
Quan hệ quốc tế Hoa Kỳ - Nga
đang rất căng thẳng, không phải chỉ vì Hoa kỳ và đa số các nước thành viên Liên
Hiệp Quốc lên án Nga đã ra mặt bênh vực, tiếp sức cho chính quyền độc đoán của
al-Assad ở Syria tàn sát dã man thường dân bị vây hãm ở phía đông thành phố
Aleppo, vi phạm cuộc ngưng chiến để di tản dân thường. Đây là tội ác chống nhân
loại đã gây nên cái chết của hơn 300.000 thường dân.
Có thêm một vấn đề nghiêm trọng
hơn nhiều. Đó là chuyện trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua chính quyền
Nga đã can thiệp cực kỳ thô bạo vào nội tình nước Mỹ bằng cách huy động bộ máy
trinh sát điện tử "đánh cắp" rất nhiều thư điện tử tuyệt mật của đảng
Dân chủ Hoa Kỳ, của bộ máy tranh cử của đảng Dân chủ và của ứng cử viên Hillary
Clinton, loan truyền và xuyên tạc các tin tức cực mật ấy, gây bất lợi cho bà
Clinton, tạo thêm thuận lợi cho ông Donald Trump khi cuộc đua đang ở thời điểm
quyết định nhất. Điều nghiêm trọng là theo Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ
(CIA), đích thân Tổng thống Vladimir Putin đã tham gia chiến dịch đen tối này,
chỉ đạo các cuộc ăn cắp qua hệ thống điện tử để nhằm giúp cho kết quả chung cuộc
nghiêng về phía ông Trump, ứng cử viên mà ông Putin có cảm tình rõ rệt.
Nam Nguyên/RFA: Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời
Nâng niu hạt
lúa.
Việt Nam sẽ
phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao với gói tín dụng từ 50 tới 60 nghìn tỷ
đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị Xây dựng nền
công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM.
Nhà nghèo
chơi sang
Theo tài liệu
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nền nông nghiệp công nghệ cao được
hiểu là một nền nông nghiệp được ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất. Điển
hình như tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ thông tin IT, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học, các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng
cao, phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Những khái
niệm như vừa nêu được cho là quá xa vời đối với những người không phải là
chuyên viên, đặc biệt đối với nông dân trực tiếp làm nông nghiệp. Câu hỏi đặt
ra là bằng cách nào một nền nông nghiệp còn trầy trật với cơ giới hóa và kỹ thuật
sau thu hoạch yếu kém, cũng như chính sách ruộng đất chia nhỏ cho hàng chục triệu
nông dân lại có thể đại nhảy vọt lên nền nông nghiệp công nghệ cao.
Cao Huy Huân: Tại sao nông sản Việt phải ‘mặc áo nhà người’?
Nông dân thu hoạch lúa ở làng Vĩnh Ngọc. (Ảnh
tư liệu)
Tôi đi nhiều nước trên thế
giới, cũng đọc và theo dõi nhiều thông tin về nông sản Việt Nam trong suốt nhiều
năm qua, và thấy rằng quả thật nông dân Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi hơn cả.
Còn nhớ giai đoạn những năm 40 của thế kỷ trước, quân Nhật chiếm Việt Nam từ
tay Pháp, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, không có đất trồng cây lương thực nên
đói khát đã đành. Nay đất đai bao la bát ngát, thậm chí được xem là cái vựa
nông sản của khu vực nếu không muốn nói là của thế giới về nhiều mặt hàng như gạo,
cà phê, vải.... Vậy mà nông dân vẫn cứ nghèo, cứ phải nhổ cây này trồng cây
kia, cứ được mùa thì mất giá, được giá thì không có hàng mà bán, hàng sản xuất
ra nhiều, dân ăn không hết cũng không xuất khẩu ra nước ngoài được vì không đủ
chất lượng. Chuyện này bao nhiêu chuyên gia, báo chí đã mổ xẻ hoài, tôi chẳng cần
bàn thêm nữa.
nguyenanhtuan’s blog: Thủy điện Miền Trung và sự tha hóa của nền quản trị quốc gia
Sau một thời
gian im ắng những tiếng nói chuyên môn đối với nguyên nhân lũ lụt trầm trọng bất
thường ở miền Trung, gần đây, GS.TS. Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi,
Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam - một người đầy đủ thẩm quyền để phát ngôn về vấn
đề này, đã lên tiếng.
Đọc bài phỏng
vấn Giáo sư Hồng trên trang tin Một Thế giới ra ngày 19/12/2016(*) không khỏi
bàng hoàng trước những thông tin sau hàng chục cơn lũ tàn khốc ở miền Trung năm
nay lấy đi sinh mạng của 235 người, làm hơn 1 triệu người điêu đứng vì mất nhà
cửa, với tổng thiệt hại là hơn 37,000 tỷ đồng (~ 1,7 tỷ USD).
Hãy lược qua
những ý chính trong phần trả lời phỏng vấn quan trọng này của giáo sư Hồng.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Công Án Bia Sơn & Lực Lượng Quốc Dân
Anh Kim nói rằng anh ấy đánh giặc nội xâm là những quan tham nhũng, tham ô, phá hoại thành quả của đất nước. Đó là anh ấy có công chứ không phải có tội. - Bà Trần Anh Kim
Cách đây đã lâu, hôm 13 tháng 3 năm 2012, báo Quân Đội Nhân Dân có đăng tải bài viết (“Một Cuộc Chiến Tranh Ngầm”) với đoạn dẫn nhập, có phần hấp dẫn:
Núp dưới vỏ bọc doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng... một số phần tử cơ hội chính trị, phản động thực hiện chiến lược ‘diễn biến hòa bình’ chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng bằng tai mắt nhân dân và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng, bộ mặt thật của chúng đã lần lượt bị lật tẩy. Đáng chú ý là tổ chức chính trị phản động ‘Hội đồng công luật công án Bia Sơn’ vừa bị Công an Phú Yên triệt phá. Đứng đầu tổ chức này là Phan Văn Thu (64 tuổi), ở xã An Thạch, huyện Tuy An. Trước năm 1975, Phan Văn Thu từng tham gia lính bảo an trong chế độ cũ.
Bằng chuyên án C611, đầu tháng 2-2012, Công an tỉnh Phú Yên đã triệt phá thành công tổ chức phản động này.... Các đối tượng bị khởi tố về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016
Ngô Nhân Dụng: Phẫn nộ dâng trào
Nếu không được
ai nhắc, nhiều người Việt chắc không biết ngày kỷ niệm một biến cố quan trọng
trong lịch sử cận đại mới đi qua: Ngày 19 tháng 12. Những người ở lớp tuổi
80-90 có thể không quên. Nhưng lớp tuổi 50 trở xuống có thể không biết có chuyện
gì xẩy ra.
Một nhà trí
thức ở Sài Gòn, trên 80 tuổi, mới nhắc lại ngày kỷ niệm này, là Giáo sư Tương
Lai. Ông coi chương trình ti vi về biến cố lịch sử ngày 19 tháng 12 năm 1946,
ngày bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam. Nhưng coi xong,
Giáo sư Tương Lai lại nhớ đến bài thơ của Thâm Tâm: “Đưa
người ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng!” Trong lòng ông,
có những cơn sóng giào dạt khi nhớ lại những thanh niên Việt Nam đã quyết hy
sinh mạng sống trong cuộc chiến đấu kéo dài hai tháng ở Hà Nội sau ngày “Toàn
quốc kháng chiến” đó. Nhưng ông cũng cho thấy nổi lên một cơn sóng “phẫn nộ” vì
“Một sự nghiệp bị phản bội, thì gợi nhớ lại những trang hào hùng của sự nghiệp
ấy sẽ càng làm cho sự phẫn nộ dâng trào!”
Tô Hải: Lần đầu tiên, đọc báo Đảng mà mình vừa rơi nước mắt vừa buồn…cười!
Đấu giá tranh tiền cả mấy chục ngàn đô-la của họa sỹ VN đã qua đời. Ảnh: Internet
Chỉ mới hôm
qua, đọc trên báo Đảng, có chuyện buồn cười về tình trạng bi-hài trong giới văn
nghệ. Đó là: Ông Tổng thư ký Hội Nhà văn công khai trên báo chí: “Sẽ tính đến chuyện bán cả 2 trụ sở Hội
làm nhà hàng khách sạn để lấy tiền hoạt động trước nguy cơ Hội phải giải tán vì
Nhà nước cúp tài trợ! Chả khác gì: “Không chịu chi tiền cho chúng em thì chúng
em đành… nghỉ sáng tác vậy”!
Một chuyện
“làm mình làm mẩy” đến nực cười! Nhưng, hôm nay, mở tờ Tuổi Trẻ lại có một
tin về văn hóa nghệ thuật động đất, động trời chưa từng xảy ra tại đất nước VN.
Một tin làm cả hàng ngàn văn nghệ sỹ chân chính không thể không thét lên: “có
thế chứ!”, bởi tính chất “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của nó rõ ràng là đã
quá… “tích cực”, dù cái thể chế hiện nay người ta đang hô hào tiếp tục “đổi mới”,
nhưng nói thẳng ra rằng: nó đang ngày càng đâm đầu vào bụi rậm mà chẳng tìm ra
cái ný sự cùn nào để khẳng định nó là dơi hay là chuột! Bài báo như sau: Phiên đấu giá mỹ thuật đầu tiên VN: 40 ngàn USD tranh Lê Phổ.
Cát Linh/RFA: Chính phủ ở đâu khi miền Trung chìm trong lũ?
Một người
đàn ông lội qua nước lũ ngay trước nhà ông
ở Bình Định hôm 18/12/2016. AFP
photo
Hàng loạt đập
thuỷ điện ở miền Trung và Nam Trung Bộ trong hơn một tháng qua liên tiếp xả lũ
dồn dập gây thiệt hại lớn đến đời sống người dân địa phương.
Nhiều ý kiến
cho rằng Chính phủ chỉ quan tâm đến kinh tế mà đặt nhẹ sự mất mát của người
dân, kể cả có thể đã do có vấn đề lợi ích nhóm trong việc cấp giấy phép làm thuỷ
điện.
Ngày 16
tháng 12, hàng loạt báo chí trong nước cùng đưa tin về các các thuỷ điện đồng
loạt xả lũ dồn dập, nhấn chìm hoàn toàn các vùng hạ lưu.
Báo Tuổi trẻ
đưa tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác nhận có 13 hồ chứa thuỷ điện của
các đơn vị thuộc EVN đang xả lũ. Cùng ngày, thuỷ điện sông Tranh 2 tăng lưu lượng
điều tiết.
Dồn dập những
quyết định xả lũ vì mưa lớn vượt quá khả năng tích nước của hồ thuỷ điện ở miền
Trung làm cho người dân từ Bình Định cho đến Hội An hứng chịu những trận ngập
“chưa từng thấy”.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dùng phép Đả Hổ để Đập Ruồi!
Nhìn lại phản
ứng của Hoa Kỳ với hai vụ đánh cắp!
Tuần qua,
hình như Hoa Kỳ bị thách đố từ cả hai mặt. Từ Liên Bang Nga là vụ đánh cắp điện
thư trên không gian ảo để tác động vào kết quả bầu cử tổng thống. Từ Trung Cộng
là vụ Bắc Kinh đánh cắp một tầu ngầm tự động của Mỹ ngoài hải phận quốc tế. Cả
hai biến cố cho thấy nhược điểm của Mỹ là… cái đầu!
Thứ nhất, từ
Tổng Thống Barack Obama xuống tới các cơ quan an ninh và giới lãnh đạo Quốc Hội
đều nói đến việc chính quyền Vladimir Putin của Nga đã xâm nhập mạng điện toán
của Hoa Kỳ để chi phối kết quả bầu cử, khiến ứng cử viên Cộng Hòa là ông Donald
Trump thắng cử. Sự thật thì mọi quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, đều tìm cách ảnh hưởng
đến xứ khác qua nhiều phương thức chìm nổi khác nhau tùy theo khả năng. Nếu các
chính quyền Nga và Tầu không làm chuyện ấy thì mới là điều ngạc nhiên. Điều
đáng ngạc nhiên là chính tổng thống Mỹ lại nhảy vào cuộc, công khai ra lệnh điều
tra rồi còn nhắc lại cho dư luận qua cuộc họp báo.
Tương Lai: Khơi dậy lòng tự hào tự tôn dân tộc ư? Bằng cách nào?
Kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc Kháng chiến 19.12.1946 càng khơi dậy sự phẫn nộ trong lòng mỗi người Việt Nam có lương tri đang ưu tư về vận nước khi truyền thống vẻ vang đang bị băng hoại vì một bộ phận cầm quyền chóp bu đặt lợi ích của chúng, được khoác cho tấm áo “ý thức hệ” rách nát lên trên Tổ quốc và dân tộc...
Mặc cho nước
mắt giàn giụa, tôi vẫn chú mục vào màn hình tivi đang có hình ảnh “Hà Nội 12
ngày đêm”. Những giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn nhờ những hoài niệm ập đến.
Vâng, thanh lọc tâm hồn! Để làm gì? Để tìm lại cho mình những phút sống cứ ngỡ
đã một đi không trở lại bởi những uế tạp nhiễu nhương đang đầu độc mình, mà dù
có gắng hết sức để xua đi bộ mặt lì lợm ấy, vẫn chất giọng ngái ngủ đều đều
phát buồn nôn ấy mà vẫn không sao thoát được. Thế rồi, từng hình ảnh, từng câu
chuyện kể lại của Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh như một chất tẩy độc
loại bỏ cái ám ảnh tệ hại kia ra khỏi đầu óc.
Những hoài
niệm ấm lòng bật dậy, lay động tâm hồn. Chẳng hiểu sao chợt nhớ đến câu thơ
Thâm Tâm: “Đưa người ta không đưa qua sông / Sao có tiếng sóng ở trong lòng”
cho dù thơ của con người Hà Nội ấy viết từ những năm 40.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)