Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016
Song Chi: Đã “đổi mới” một lần, nhưng chưa đủ…
Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 10.
Để “kỷ niệm”
30 năm đại hội VI của đảng cộng sản đưa tới quyết định “đổi mới”, báo VNExpress
đăng một loại bài về Việt Nam thời trước, trong và sau “đổi mới”.
Loạt bài bao
gồm: “Công cuộc 'sắp xếp lại giang sơn' trước đại hội Đổi mới 1986”, “Những đêm
dài thiếu đói trước đổi mới”, “Những chuyện 'cười ra nước mắt' thời tem phiếu”,
“Cách ăn vận của người Việt thời bao cấp”, “Đường phố thủ đô những năm 1980”
v.v…
Lê Anh Hùng: Bất cập trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam
Người dân sống quanh lưu vực sông, đặc biệt
là ở Miền Trung, luôn rơi vào tình cảnh mùa khô thì nguồn nước cạn kiệt, mùa lũ
lại bị xả lũ ào ào lên đầu. (Ảnh minh họa)
Nước trong đời sống con người
Nước là nhân tố ảnh hưởng
quyết định đến khí hậu, đồng thời là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Hơn 75% bề mặt
Trái Đất nằm dưới sự bao phủ của nước. Ước tính, khoảng 97,5% lượng nước trên trái đất là nước mặn, nằm trong các đại
dương hay ngầm trong lòng đất; khoảng 2,5% còn lại là nước ngọt, nhưng gần 99%
lượng nước này lại là đỉnh núi băng, sông băng và nước ngầm; chỉ có 0,007% nước
trên toàn thế giới là nước sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho con người
sử dụng.
Trong bối cảnh tình trạng ô
nhiễm ngày càng tăng và dân số ngày một đông, nước sạch sẽ sớm trở thành một thứ
tài nguyên quý giá. Theo dự báo, việc cung cấp nước sạch sẽ là một trong những
thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong những thập niên tới đây.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Chuyện phiền Vào Lúc Cuối Năm
Khi bạn đứng tần ngần trước một quầy hàng bầy thiệp giáng sinh, và tất cả đều đã “off” từ bốn đến sáu chục phần trăm thì mọi chuyện (kể như) đã lỡ. Chúng ta lại chậm trễ mất rồi.
Năm ngoái, cũng vào khoảng thời gian này đây. Nghĩa là cái lúc mà Noel đã đến sát tận lưng, và tết Dương Lịch đang lù lù trước mặt thì (không dưng) bạn nhận được dăm ba cánh thiệp muộn màng.
Thiệp có đặc tính chung là thường chuyên chở một thứ nội dung làm sẵn, và hoàn toàn đã nhẵn – đại loại như: “…một mùa giáng sinh tràn đầy ân sủng Chúa và một năm mới tràn đầy hạnh phúc.” Ân sủng Chúa, nếu có, e cũng khó mà có thể phân phát tùm lum cho toàn thể nhân loại được.
Phạm Chí Dũng: Một kỳ họp thất bại về ‘tìm nguồn lực phù hợp’
Kỳ họp Quốc
Hội Việt Nam kết thúc vào Tháng Mười Một, tuy vẫn được giới tuyên giáo và một số
tờ báo nhà nước không ngượng miệng nói “đã thành công tốt đẹp,” nhưng lại ghi dấu
một thất bại ê chề trong việc “tìm nguồn lực phù hợp.”
“Nguồn lực
phù hợp”
“Nguồn lực
phù hợp” có thể được ghi nhận như một phát kiến mới về tính khái niệm của giới
chuyên gia chính sách tài chính – những người cho đến giờ vẫn chẳng biết con số
xác thực về nợ công quốc gia và nợ xấu ngân hàng là bao nhiêu.
Gần cuối kỳ
họp Quốc Hội vào cuối năm 2016, một bản nghị quyết được phát ra với một kết luận
rất mơ hồ: “Tìm nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu.”
Trước đó,
Nghị Quyết 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương, ban hành ngày 1 Tháng Mười Một, cũng
đã “định hướng” cho Quốc Hội là sẽ bố trí nguồn lực phù hợp để giải quyết nhanh
và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế. Cho tới nay vẫn chưa có diễn giải cụ thể
nào được công bố về nguồn lực phù hợp là gì và làm thế nào để tìm ra nó.
Trọng Thành/RFI: Ba thế lực trong chính quyền Trump tương lai
Donald Trump phát biểu tại Alabama, ngày
17/12/2016
Hôm nay là ngày 538 « đại cử
tri » Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống, khép lại một giai đoạn bầu cử đầy kịch tính,
từ đầu tháng 11/2016. Khả năng ông Donald Trump chính thức được bầu chọn là điều
gần như chắc chắn. Chính sách đối ngoại của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là chủ
đề chính của La Croix. Bài « Phân hóa thể hiện rõ qua thành phần chính phủ
Trump » chỉ ra ba thế lực chính sẽ định hình chính sách đối ngoại của nước Mỹ.
La Croix dự báo chính sách đối
ngoại của Donald Trump dựa trên việc đối chiếu giữa quan điểm chính trị của ông
Trump với thành phần chủ chốt của chính phủ tương lai, vừa được chỉ định. Tờ
báo Công Giáo khẳng định, cho dù ông Trump đã liên tục thay đổi quan điểm trong
quá trình tranh cử để thu hút cử tri, cần khẳng định rằng có nhiều điều ổn định
trong nhãn quan chính trị của Donald Trump.
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016
Viễn Đông/VOA: Ông Trump ‘không muốn lấy lại tàu lặn từ Trung Quốc’
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald
Trump tuyên bố "không muốn lấy lại tàu lặn không người lái từ Trung Quốc",
sau khi Bắc Kinh tuyên bố trả lại thiết bị này.
Trong một đoạn tweet ngắn
trên Twitter hôm 17/12, ông Trump viết: “Chúng ta cần phải nói với phía Trung
Quốc rằng chúng ta không muốn lấy lại chiếc tàu lặn mà họ đánh cắp. Hãy để họ
giữ nó”.
Sau khi thiết bị này bị giữ
hôm 15/12, người sẽ lên thay thế đương kim Tổng thống Obama cũng lên Twitter,
cáo buộc Trung Quốc “ăn cắp” tàu lặn.
Ông Trump viết: “Trung Quốc
đã ăn cắp thiết bị lặn nghiên cứu của Hải quân Mỹ ở vùng lãnh hải quốc tế, lấy
nó mang về Trung Quốc trong một hành động chưa từng có”.
Bùi Tín: Một tay sát thủ 'tự do báo chí'
Tự do báo chí vẫn còn là một món hàng xa xỉ phẩm ở Việt Nam. Thế giới vẫn xếp Việt Nam gần hạng chót (168) trong số 182 nước trên thế giới về tự do báo chí. Gần đây không những các nhà báo tự do thuộc "lề trái" bị lên án, bôi nhọ, hăm dọa, bắt giam dài dài mà các nhà báo của "lề phải", trong biên chế Nhà nước cũng bị trừng phạt nặng nề, đến mất chức và mất nghề luôn.
Dẫn chứng không thiếu. Đó là trường hợp
nhà báo trẻ Mai Phan Lợi, phóng viên của báo Pháp Luật (Sài Gòn), làm việc
tại Hà Nội. Khi xảy ra tai nạn 2 máy bay quân sự của Việt Nam mất tích, anh đưa
tin một cách khách quan và phát động một sáng kiến mà anh gọi là một cuộc
''thăm dò, khảo sát dư luận về chuyện 2 máy bay bị tan xác'' này. Thế là anh bị
lên án là vô trách nhiệm, bị mất chức, bị thu hồi thẻ nhà báo, chỉ vì đã dùng 2
chữ ''tan xác''. Anh bị lên án vì họ cho rằng anh dùng chữ ''tan xác'' cho cả
các sĩ quan đi trên máy bay bị tai nạn chưa rõ nguyên nhân trên đường làm nhiệm
vụ, không thông cảm với những đau buồn trong tang tóc của gia đình, đồng đội và
đồng bào. Cũng có giọng điệu chụp mũ vu cáo rằng phải chăng anh Mai Phan Lợi đã
"ăn phải bả bọn phản động" khi tỏ ý nghi ngờ rằng 2 tai nạn trên có
thể là do bọn bành trướng Trung Quốc gây ra đúng vào lúc Bắc Kinh tiến hành tập
trận hải lục không quân trong vùng. Nghi ngờ ông bạn vàng của đảng Cộng sản Việt
Nam là tội rất nặng. Không cần tòa án, không cần luật pháp, không có xét xử,
không có tranh tụng công khai, nhà báo trẻ Mai Phan Lợi bị tai họa như trời
giáng, để ngậm đắng nuốt cay suốt cuộc đời còn lại.
Lê Phan: Vũ khí lý tưởng
Cũng như một
vụ scandal bầu cử khác của Hoa Kỳ, nó khởi đầu với một vụ đột nhập Ủy Ban Quốc
Gia đảng Dân Chủ. Lần đầu tiên, cách đây 44 năm, nó là ở văn phòng cũ ở khu
Watergate, nơi mà những kẻ đột nhập đặt máy nghe và cậy một tủ hồ sơ. Lần này vụ
trộm đến từ xa, được điều khiển từ điện Kremlin, với emails và những ký hiệu
zero và một. Đó là theo một cuộc điều tra của tờ New York Times.
Quốc Hội
thuyết phục, tổng thống đắc cử thì không
Trong những
ngày gần đây, một tổng thống đắc cử nghi ngờ, các cơ quan tình báo của quốc gia
và hai chính đảng quan trọng đã lâm vào một cuộc tranh chấp công khai về bằng cớ
nào chứng tỏ là Tổng Thống Vladimir Putin của Nga đã vượt ra khỏi tình báo sang
cố tình tìm cách lật đổ nền dân chủ Hoa Kỳ và tìm cách chọn người thắng trong
cuộc bầu cử tổng thống.
Hôm Thứ Tư vừa
qua, Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham, Cộng Hòa tiểu bang North Carolina, tuyên bố
là email của ông cũng đã bị tin tặc Nga tấn công. Nói chuyện trên đài CNN, thượng
nghị sĩ đầy quyền lực của Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, nói: “Tôi tin là Nga đã đột
nhập Ủy Ban Dân Chủ. Tôi tin là họ đã đột nhập trương mục email của Podesta. Họ
đã đột nhập trương mục tranh cử của tôi.” Ông cũng nói ông tin là “tất cả những
thông tin phổ biến công khai làm hại Clinton mà không làm hại Trump.” Tuy ông
nhấn mạnh ông không nghĩ là việc này ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, ông cáo buộc
Nga đang cố gắng tạo bất ổn cho chế độ dân chủ.
Trịnh Bá Phương: Thư của chị Cấn Thị Thêu gửi bà con dân oan, cộng đồng trong và ngoài nước
Thư của mẹ tôi Cấn Thị Thêu gửi từ trong ngục tù cộng sản (lá thư thứ nhất).
Kính gửi bà con dân oan, và cộng đồng trong và ngoài nước.
Tôi tên là Cấn
Thị Thêu, dân oan Dương Nội.
Ngày
10/6/2016 tôi đã bị công an Việt Nam bắt giam, hôm đó gia đình tôi còn đang ngủ
thì có hàng trăm công an, cảnh sát cơ động mang theo công cụ hỗ trợ đến bao vây
nhà tôi và đọc lệnh bắt giam tôi. Quy chụp cho tôi tội gây rối trật tự ngày
8/4/2016 tại Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Đến ngày
20/9 và ngày 30/11/2016 nhà cầm quyền Việt Nam lập hai phiên toà sơ thẩm và
phúc thẩm, đại diện cho những kẻ có tội để xét xử tôi là người vô tội và tuyên
phạt tôi 20 tháng tù giam. Việc nền tư pháp thối nát Việt Nam bắt giam tôi, phạt
tù tôi, quy chụp cho tôi tội gây rối trật tự công cộng trong lúc tôi đi gửi đơn
để đòi quyền lợi chính đáng cho gia đình tôi và dân làng là minh chứng rõ nét
nhất của chế độ công an trị, quản lý dân bằng công an, bằng côn đồ, bằng bạo lực
và nhà tù để cướp đất của chúng tôi, đẩy chúng tôi vào cảnh nghèo đói và thất
nghiệp.
Quá bức xúc
và bất bình trước việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt oan sai đối với tôi nên khi
bước chân vào trại giam số 1 Hoả Lò tôi đã tuyệt thực 13 ngày để phản đối chế độ
công an trị, phản đối bọn kẻ cướp có tổ chức. Tôi đã bị đi tiểu ra máu và nôn
ra máu nhiều ngày liền.
Giữa lúc sức
khoẻ tôi đang bị suy kiệt và yếu đi từng ngày thì có những người công an đến
nói với tôi: "Nếu chị chết thì ở bên ngoài không ai biết đến chị".
Tôi nói với họ rằng: các người nhầm rồi, chế độ cộng sản là một chế độ hèn với
giặc, ác với dân, đã cướp bóc đất đai, tài sản của nhân dân chúng tôi, chế độ cộng
sản đã chỉ đạo cho công an và côn đồ mang theo cả xe ô tô buýt đuổi bắt người
dân vô tội ở giữa đường, cho nên lòng dân đã oán thán ngút trời. Vì vậy nếu tôi
có chết vì bất kỳ lý do gì ở trong trại giam thì tôi yêu cầu trại giam cứ quẳng
xác tôi ra ngoài cổng trại, và tôi tin rằng cái chết của tôi sẽ không vô nghĩa,
ít nhất nó cũng biến thành giọt nước, để ly nước nhanh tràn, để cho đất nước Việt
Nam phải thay đổi, để chấm dứt thảm trạng dân oan tại Việt Nam.
Nhân đây tôi cũng xin nhắn nhủ tới những người đang còn thờ ơ, vô cảm trước những bất công của xã hội hãy nhanh chóng bước ra làn ranh giới do dự, đứng về phía những người đấu tranh để tăng thêm sức mạnh thì mọi người sẽ nhận được rất nhiều. Ngay như bản thân tôi, tôi chỉ đóng góp một chút rất nhỏ cho công cuộc đấu tranh để đòi quyền lợi chính đáng cho gia đình tôi và những người cùng cảnh ngộ mà hôm nay tôi đã nhận được vô vàn tình cảm yêu thương của toàn thể quý bạn bè, anh chị em, của dân oan Dương Nội, của dân oan 3 miền, của các vị Luật Sư, của các tổ chức xã hội dân sự, của các trang mạng xã hội, của cộng đồng trong và ngoài nước, của cộng đồng người Việt hải ngoại, của các tổ chức tôn giáo, của giáo xứ Thái Hà, của các Đại Sứ Quán các nước, của các tổ chức nhân quyền quốc tế, của khối liên minh Châu Âu, của tổng thống Pháp, của các hãng truyền thông trong và ngoài nước... đã đồng loạt lên tiếng đấu tranh đòi tự do cho tôi, nhiều người đã bất chấp sự ngăn cản, đàn áp, đánh đập của công an đã trực tiếp xuống đường đấu tranh để đòi tự do cho tôi, các tổ chức tôn giáo, giáo xứ Thái Hà đã tổ chức lễ cầu nguyện cho tôi.
Tôi thực sự
xúc động và thấy rằng: sống ở trên đời này ai cũng chỉ sinh ra có một lần và được
sống trong một cuộc đời duy nhất, nhưng để sống được sống trong vòng tay yêu
thương, đùm bọc mà cộng đồng giành cho tôi như trong suốt thời gian vừa qua thì
cho dù tôi chỉ được sống một giây, một phút trên cõi đời này thì tôi cũng cảm
thấy mãn nguyện và hạnh phúc vô cùng. Cho dù tôi có phải chết vì cuộc đấu tranh
mà tôi đang theo đuổi thì tôi cũng sẵn sàng và không bao giờ phụ lòng tin yêu
mà cộng đồng dành cho tôi. Một chút tù tội của tôi không thấm tháp gì so với những
hi sinh, vất vả mà cộng đồng trong và ngoài nước đang ngày đêm tranh đấu để đòi
tự do cho tôi.
Ngày hôm nay
từ trại giam số 1 Hoả Lò, Hà Nội, tôi xin được gửi đến toàn thể quý bạn bè, anh
chị em, dân oan Dương Nội, dân oan 3 miền, các vị Luật Sư, các tổ chức xã hội
dân sự, các trang mạng xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước, cộng đồng người
Việt hải ngoại, các Đại Sứ Quán các nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế, khối
liên minh Châu Âu, tổng thống Pháp, các hãng truyền thông trong và ngoài nước lời
tri ân và cảm ơn sâu sắc nhất. Món nợ ân tình này tôi và gia đình tôi sẽ khắc cốt
ghi tâm, ơn trời biển này tôi và các con tôi sẽ muôn đời ghi nhớ.
Cuối cùng
tôi xin kính chúc toàn thể quý ân nhân mạnh khoẻ, bình an và may mắn.
Xin chào tạm
biệt và xin gặp lại quý ân nhân sau khi tôi thoát khỏi ngục tù cộng sản.
Hoả Lò ngày
6/12/2016
Thêu
Cấn Thị
Thêu
Nam Nguyên/RFA: Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Người dân
Sài Gòn đọc báo sáng. AFP photo
Bộ trưởng
Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn nhận quản lý nhà
nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền thông báo chí.
Có chức vụ Đảng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn đã phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển
khai kế hoạch 2017 của các đơn vị thuộc quyền, gồm Cục Báo chí, Cục Thông tin đối
ngoại, Vụ Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
Dẹp loạn
báo chí
Câu chuyện
quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng chính có tới 50 đơn vị
dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước mắm nhiễm độc”. Chiến dịch
này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng
Vinastas cầm trịch.
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016
Nhà báo Bùi Bảo Trúc qua đời, thọ 72 tuổi
Nhà báo Bùi Bảo Trúc, tên tuổi quen thuộc với người Việt hải
ngoại, vừa qua đời lúc 11:45 tối 16 Tháng 12 năm 2016, tại Bệnh viện Fountain
Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ở tuổi 72.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc, có bút danh khác là Bảo Lâm, sinh năm 1944
tại Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954, học trung học Chu Văn An, Sài Gòn. Ông đi
du học tại Tây Tây Lan, về nước năm 1967 làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng
Hòa, sau đó là phát ngôn viên chính phủ đến năm 1974, rồi được cử qua London
làm việc.
Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, khi miền Nam thất thủ, ông từ London qua Canada sống một thời ngắn, rồi sang Washington DC làm việc cho Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Năm 2002, ông rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc nhiều năm viết cho báo Người Việt trong mục Thư Gửi Bạn Ta bằng lối viết dí dỏm được rất nhiều độc giả yêu thích. (Đ.Q.A.T)
Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, khi miền Nam thất thủ, ông từ London qua Canada sống một thời ngắn, rồi sang Washington DC làm việc cho Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Năm 2002, ông rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc nhiều năm viết cho báo Người Việt trong mục Thư Gửi Bạn Ta bằng lối viết dí dỏm được rất nhiều độc giả yêu thích. (Đ.Q.A.T)
Bùi Bảo Trúc. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Phân Ưu
Toàn thể Ban Biên Tập báo Diễn Đàn Thế Kỷ
và thân hữu rất xúc động trước sự ra đi của nhà báo Bùi Bảo Trúc.
Làng báo hải ngoại từ nay mất đi một cây bút sâu sắc và duyên dáng,
có mãnh lực làm say mê người đọc thuộc nhiều thế hệ.
Chúng tôi xin thành kính chia buồn cùng tang quyến,
Cầu chúc Hương Hồn nhà báo Bùi Bảo Trúc
sớm được an nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng.
Toàn thể Ban Biên Tập báo Diễn Đàn Thế Kỷ
và thân hữu rất xúc động trước sự ra đi của nhà báo Bùi Bảo Trúc.
Làng báo hải ngoại từ nay mất đi một cây bút sâu sắc và duyên dáng,
có mãnh lực làm say mê người đọc thuộc nhiều thế hệ.
Chúng tôi xin thành kính chia buồn cùng tang quyến,
Cầu chúc Hương Hồn nhà báo Bùi Bảo Trúc
sớm được an nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng.
Trần Mộng Tú: Bùi Bảo Trúc, Tài Hoa và Lận Ðận
Chàng
nhìn theo cái lưng của người bạn trẻ khi cánh cửa buồng khép lại.
Chàng rơi vào một sự im lặng hoàn toàn. Khép nhẹ cặp mắt nghe râm
ran thân thể, những lóng xương như đang rên rỉ quanh mình.
Hãy
gõ cửa, đêm nay ta trở lại
Cánh
cửa ơi có còn nhớ nhau không?
Cánh
cửa không nhớ chàng nhưng chàng nhớ cánh cửa. Hôm nay bỗng dưng cả
ngôi nhà thân yêu trên quê cũ hiện về trong trí nhớ chàng. Nơi chàng
sống đời trai trẻ cùng với những đứa con bé bỏng. Nơi chàng đêm đêm
trở về rón rén lên từng bậc cầu thang, nghe tiếng con thở, ngửi được
cả mùi thân quen của chúng bay ra.
Vòng
trở lại là chiếc cầu thang gỗ
Ta vẫn thường rón rén tối về khuya
Ở trên gác, nơi các con ta ngủ
Mấy chục năm rồi, mùi chúng vẫn đâu đây
Bùi Bảo Trúc: Gửi căn nhà cũ
Nhà thơ Bùi Bảo Trúc (trái)
Hãy tưởng tượng khi bước vào cuối ngõ
Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi
Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ
Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui
Hãy tưởng tượng trong hộp thư ngoài cửa
Mấy bức thư đọng lại những năm qua
Một tấm thiệp báo tin người yêu nhỏ
Đã tìm ra hạnh phúc dưới trời xa
Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi
Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ
Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui
Hãy tưởng tượng trong hộp thư ngoài cửa
Mấy bức thư đọng lại những năm qua
Một tấm thiệp báo tin người yêu nhỏ
Đã tìm ra hạnh phúc dưới trời xa
Bùi Bảo Trúc: HÔM NAY TAO ĐI HỌC
Hôm nay là hết những ngày lang thang bẻ me trèo sấu của bọn chúng tao, thế là lại phải quần áo để trở lại trường. Tao ghét nhất là cái khăn đỏ lúc nào cũng phải đeo trên cổ đã suốt mấy năm nay mà không đeo thì không được. Không đeo là bị kiểm điểm ngay. Mà tao biết ngay cả cái đứa đem tao ra kiểm điểm chính nó cũng chẳng ưa gì cái trò tròng cái khăn ấy vào cổ. Tao biết điều đó vì chính thằng con của nó nói với bọn tao chứ đâu. Nó là con mụ chủ nhiệm một lớp trong cái trường này. Thôi thì quàng vào cổ cho đủ lệ bộ. Nhưng lần trở lại trường năm nay tao cũng vui hơn một chút : tao có đồ chơi mới trong túi. Không phải là mấy món đồ chơi Trung quốc rẻ tiền đâu nhá, như những lần trước, mấy cái ghêm vớ vẩn chơi dăm ba ngày là hỏng mẹ nó đâu. Trong túi tao có con dế rất sịn. Mẹ tao gửi tiền từ Đài Loan về cho tao mua nó. Tao chắc mẹ tao muốn tao im mồm về chuyện mẹ tao gì gì với thằng đàn ông mẹ tao ấm ớ với nó ở Cao Hùng từ mấy năm nay. Ối giời ơi, làm gì thì làm chứ dính dáng gì với tao nữa. Tao lo được thân tao. Ông bà nội ngoại tao tháng tháng có ít tiền gửi về là vui rồi, con chị tao hát karaoke trong cái quán khu Cửa Nam son phấn kiểu sao Hàn quốc thì kệ nó. Hai năm nay nó không còn làm phiền tao nữa. Con dế mới của tao là con Samsung 7.
ĐÀM TRUNG PHÁP: KHI TIẾNG MỸ LÀM NGƯỜI ĐỌC CƯỜI RA NƯỚC MẮT
Tiến sĩ Richard Lederer là một giáo sư ngữ học nổi tiếng và giàu có, nhờ vào biệt tài nhận ra (rồi ghi chép xuống cẩn thận) những điều vô tình hóa ra nực cười trong tiếng Mỹ. Sau đó ông viết về chúng thành ba cuốn “best-sellers” mua vui cho thiên hạ. Đó là các cuốn Anguished English (1987), Crazy English (1989), và Fractured English (1996). Tôi đã đọc đi đọc lại chúng, mà lần nào cũng không nhịn được cười.
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016
Ngô Nhân Dụng: Mỹ tăng lãi suất, cả thế giới lo
Lãi suất ở Mỹ
tăng, sau phiên họp của Ngân hàng trung ương (tên là Quỹ Dự trữ Liên bang, Fed)
ngày 14 tháng 12, 2016. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007 khiến kinh tế Mỹ
rớt vào cuộc “đại suy thoái” năm 2008, đây là lần thứ nhì Fed nâng lãi suất căn
bản thêm 0.25%; lần trước cách đây đúng
một năm. Quyết định tăng lãi suất này đã được thị trường thế giới tiên
liệu từ ba tháng nay, vì ai cũng thấy kinh tế Mỹ đã vững vàng hơn, bắt đầu phải
lo áp lực lạm phát.
Bà Janet
Yellen, chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang, đã giải thích rằng quyết định tăng lãi
suất này phản ảnh lòng tin vào nền kinh tế Mỹ đã tiến và sẽ tiếp tục tiến hơn
trong năm tới. Một dấu hiệu kinh tế phát triển tốt là tỷ lệ thất nghiệp đã xuống
thấp nhất, từ hơn 10% vào năm 2008, nay chỉ còn 4.6% trong tháng 11 năm 2016.
Fed tiên đoán rằng đến cuối năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp sẽ xuống nữa, tới 4.5%,
là một mức rất khó hạ thấp hơn vì trong nước lúc nào cũng có một số người lao động
đang thay đổi công việc.
Trùng Dương: Tạp chí The Atlantic: Tại sao Obama đã không tiết lộ việc Nga ảnh hưởng tới cuộc bầu cử?
Thứ Sáu ngày 9 tháng 12 vừa qua mọi người lại có dịp xôn xao bàn luận về tin từ nhật báo Washington Post, và đã được báo chí khắp nơi tường thuật lại, về việc Tổng thống Barrack Obama công bố nội dung của bản phân tích mới nhất của cơ quan tình báo CIA về việc Nga đã ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầu tháng 11 vừa rồi. Bản phân tích này được thuyết trình trong một buổi họp tối mật cho Obama và một số nghị sĩ trong Ủy ban Tình báo Thượng Viện.
Không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống bầu cử Mỹ qua việc
công bố những tài liệu ăn cắp được từ hệ thống điện toán có hại cho Đảng Dân chủ
và ứng cử viên Hillary Clinton như đã có tin không chính thức từ mấy tuần trước,
mà bản báo cáo còn khẳng định tin tặc của Nga còn nhúng tay vào việc hướng các
nỗ lực phá hoại này nhằm tạo thuận lợi giúp Donald Trump đắc cử. Được biết tin
tặc Nga cũng đồng thời xâm nhập hệ thống điện toán của Đảng Cộng Hoà nhưng đã
chọn không phổ biến những gì lấy được.
Người hỏi: Phùng Nguyễn: Ba câu hỏi cho Trần Mộng Tú
Thời gian: tháng Năm, 2015.
1. Bình
thủy 1969
Vào năm 1970, bài thơ Thương Ca 1 với
hai câu thơ Ngày mai đi nhận
xác chồng / Say đi để thấy mình không là mình được Phạm Duy phổ thành nhạc
khúc với cái tên “Tưởng như còn người yêu” trở thành một trong những ca khúc phổ
biến nhất để diễn tả thảm họa chiến tranh. Năm 1969, một năm trước khi Thương
ca 1 của nhà thơ Lê Thị Ý chào đời, người thiếu phụ còn rất trẻ Trần
Mộng Tú “mỏng manh trong chiếc áo dài màu xanh nhạt nhầu nát, tóc bơ phờ,” tìm
thấy mình ngơ ngác bên cạnh chiếc quan tài của người chồng chưa kịp “quen hơi”
trên phi đạo thênh thang của phi trường Bình Thủy (Cần Thơ) dưới ánh nắng chói
chang của một buổi trưa tháng Tám. Nhưng người quả phụ đã không cất lời than
khóc trong gần 30 năm trời cho đến khi trở lại quê hương vào năm 1998, tìm đến
với tro than của người chồng tử trận, và “nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một
ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra
như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi (Trần Mộng Tú) khuỵu
chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc.”
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không biết gì về câu chuyện này cho đến khi nhà
văn TMT phơi trải ký ức của mình trong truyện ký “Bình Thủy 1969” và cho ấn hành vào
năm 2006?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)