Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016
Jake Johnson: Sáu năm về trước Noam Chomsky đã tiên đoán sự trỗi dậy của Donald Trump
Cả hai chính đảng đã làm dân Mỹ thất vọng ghê gớm. Chỉ còn là vấn
đề thời gian trước khi một thủ lĩnh độc tài xuất hiện.
Jake Johnson, ALTERNET, ngày 18/5/2016
Trần Ngọc Cư dịch
Sự thất vọng của dân Mỹ đối với nền chính trị của nước họ đã đưa Donald Trump vào Nhà Trắng. Tổng thống mới có làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại như trước đây hay không, hay thực ra ông ta chỉ là một kẻ dân túy, thì thời gian sẽ trả lời. Nhưng cái vĩ đại của nền dân chủ là nếu dân chọn lựa sai, bầu một kẻ không xứng đáng, thì chính dân sẽ sửa chữa sai lầm, đưa kẻ đó xuống, cũng bằng lá phiếu. Đó là điểm khác biệt cốt tử với tất cả chế độ toàn trị; ở đó người dân bị áp bức và được nhồi sọ phải biết ơn kẻ áp bức. Trong một chế độ dân chủ, bọn dân túy sẽ nhanh chóng bị lột mặt nạ, trong khi ở chế độ toàn trị, người dân ngập trong hàng tấn những lời hoa mỹ được kẻ áp bức hàng ngày đổ xuống đầu, mà không có cơ chế nào giúp họ vứt bọn siêu dân túy ấy vào sọt rác của lịch sử. Bài báo dưới đây đã được BVN đăng ngày 4/6/2016 (http://www.boxitvn.net/bai/43239). Nay với sự kiện Donald Trump thắng cử Tổng thống, BVN xin đăng lại, để giúp độc giả một dịp suy ngẫm về thực trạng nước Mỹ. ~ Bauxite Việt Nam
Bài báo này giúp chúng ta hiểu hơn thực trạng chính trị Mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa và bất bình đẳng kinh tế gay gắt hiện nay tại Mỹ. Tình trạng này đang đẩy giai cấp công nhân da trắng vào vòng tay của Donald Trump, một ứng cử viên dân túy phảng phất hình bóng Hitler. Nhưng mọi người tin tưởng rằng các cơ chế hiến định Mỹ sẽ không cho phép xuất hiện một phiên bản Hitler trên đất Hiệp Chúng Quốc. Bất quá, Trump chỉ là hiện thân của “niềm hi vọng tốt đẹp cuối cùng” (the last best hope) của giai cấp trung lưu da trắng nghèo đang ngày một mất thế đứng trước các nhóm dân thiểu số và việc chuyển công ăn việc làm của họ ra nước ngoài. ~ Dịch giả
Trả lời
phỏng vấn với Chris Hedges năm 2010, nhà ngữ học vừa là một trí thức bất đồng
chính kiến nổi tiếng thế giới, nhận xét rằng ông “chưa bao giờ thấy bất cứ một
điều gì như thế này.”
Bằng từ thế
này, ông muốn nói tình trạng xã hội Mỹ hiện nay, so với thời ông sinh ra và
lớn lên – những năm Khủng hoảng kinh tế 1930 – và so với tình trạng xáo trộn tại
châu Âu trong cùng thời kỳ.
“Tình trạng
này rất giống những năm cuối của Cộng hòa Weimar (Đức),” Chomsky nói. “Những điểm
tương đồng thật rõ nét. Dân Đức cũng rất thất vọng với chế độ nghị viện của họ.
Sự kiện nổi bật nhất về Cộng hòa Weimar không nằm ở chỗ Đảng Quốc xã đã tiêu diệt
được Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Cộng sản nhưng ở chỗ các đảng truyền thống, tức
Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do, bị dân chúng oán ghét, phải biến mất. Sự kiện này
đã để lại một khoảng trống chính trị mà Đảng Quốc xã đã chiếm lấy một cách khôn
khéo, thông minh.”
Hà Tường Cát: Dân Mỹ chờ gì ở tân chính quyền Donald Trump?
Ông Donald
Trump cùng vợ (trái) đến thăm Quốc Hội
hôm Thứ Năm. Bên phải là Thượng Nghị Sĩ
Mitch McConnell.
(Hình: AP Photo/Alex Brandon)
Không nghi
ngờ là nhiều chính sách và quy định của chính quyền Tổng Thống Barack Obama sẽ
bị bãi bỏ, thu hồi, hay sửa đổi. Những điều ấy không thể xảy ra “ngay ngày đầu
ông Donald Trump vào Tòa Bạch Ốc,” như cách nói trong khi vận động tranh cử.
Nhưng chắc chắn người ta có thể chờ đợi một số những chính sách ưu tiên sẽ được
thi hành.
Kế hoạch
“100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng Thống Donald Trump” công bố trên trang mạng
DonaldTrump.com gồm những điểm chính sau đây:
Ông Trump sẽ
thực hiện lời cam kết “Make America Great Again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại)
bằng cách “tái tạo sự thịnh vượng kinh tế, an ninh cho xã hội Mỹ và tính chân
thật của chính quyền.”
Nhằm tẩy rửa
tình trạng thối nát và tệ nạn câu kết thông đồng với giới đặc quyền đặc lợi ở
Washington, DC, sáu biện pháp được đề ra trong đó có đề nghị tu chính Hiến Pháp
để quy định giới hạn số nhiệm kỳ của tất cả các thành viên Quốc Hội, tạm ngưng
tuyển dụng thêm công nhân viên chức liên bang, giảm 2/3 số quy định mới và hạn
chế hoạt động vận động hậu trường (lobbying) của các giới chức Tòa Bạch Ốc và
Quốc Hội sau khi rời khỏi chức vụ.
Thiện Giao: Dân chủ, không than khóc
Nếu có loại tranh luận nào dẫn đến cãi lộn, mắng nhau, đấm nhau, thì đó là cãi lộn chính trị. Ông Trump và bà Clinton thì chửi nhau, nhục mạ nhau trên sân khấu. Còn fans của họ thì cãi nhau ngoài đường, trên mạng, có lúc đánh nhau đến sưng mỏ.
Ai cũng có
‘fans.’ Và ai cũng có ‘fans cuồng.’
Nhưng tui muốn
nói với các bạn: Hãy là fan, đừng là cuồng, vì “cuồng” sẽ dẫn đến cực đoan. Vì
“cuồng” đã là một dạng cực đoan.
Fans cuồng rất
dễ nhận ra: Trump mà thắng thì tui bỏ nước Mỹ tui đi. Trump mà thắng thì tui
không biết giải thích cho con tui như thế nào. Trump mà thắng thì tui đóng
blog. Vân vân và vân vân. (Tui sẽ đợi xem có bao nhiêu người Mỹ bỏ nước ra đi.
Tui sẽ đợi xem bao nhiêu người đóng Facebook, đóng blog. Tui cũng muốn nghe các
anh/chị đã giải thích thế nào cho con cái mình trong cái ngày sau ngày bầu cử).
Lê Anh Hùng: Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị xử lý: kết cục của một kẻ tận trung với TQ
Truyền thông nhà nước hôm 3/11 vừa qua đồng
loạt đưa tin: cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị Ban Bí thư Trung ương Đảng,
dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kỷ luật bằng hình thức cách
chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2016. Đồng thời,
Ban Bí thư còn đề nghị bên Chính phủ, Quốc hội cùng chỉ đạo thực hiện quy trình
xử lý kỷ luật về hành chính với ông Vũ Huy Hoàng đồng bộ với kỷ luật Đảng.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch
chống tham nhũng ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định, nếu không tìm
ra được một “con dê” nào để “tế thần” thì e rằng nó sẽ như quả bóng bị xì hơi.
Và cho dù đã về hưu được mấy tháng nhưng một cựu bộ trưởng như ông Vũ Huy Hoàng
vẫn được xếp vào diện “hổ nhỡ”.
Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của TBT Nguyễn
Phú Trọng được cho là lấy “cảm hứng” từ những gì đang diễn ra ở Trung Quốc dưới
“triều đại” Tập Cận Bình. Ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật thân Tàu đến mức
hầu như ai ai cũng biết, và bản thân ông ta cũng chẳng thèm che dấu điều đó.
Trong đoàn quan chức tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc từ
ngày 10 đến 15/9/2016 có sự hiện diện của ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính
trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Việc một Chủ
nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có mặt trong phái đoàn của Tổng Bí thư công du
nước ngoài là chuyện bình thường, nhưng việc ông ta hiện diện trong phái đoàn của
Thủ tướng là điều bất thường, xưa nay chưa từng xẩy ra. Ông Trần Quốc Vượng được
coi là cánh tay mặt của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”
ở Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” là một phần
quan trọng trong chương trình nghị sự giữa lãnh đạo hai nước.
Phạm Chí Dũng: Từ ‘tiền án EVN’ đến vụ Hố Hô xả lũ giết dân bị cho chìm xuồng
Ba năm sau vụ 15 nhà máy thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng loạt xả lũ giết chết hơn năm chục mạng dân nghèo ở rốn lũ miền Trung, lịch sử lại tái diễn trên mảnh đất xơ xác này vào mùa bão lũ cuối năm 2016. Những tờ báo nhà nước phẫn nộ nhất cũng chỉ dám úp mở đánh tiếng vụ Thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh là “xả lũ sai quy trình”, nhưng không dám nói gì về hơn 20 người Hương Khê bị những kẻ vận hành xả lũ làm thiệt mạng. Sau đó, như một hiệu lệnh bất thành văn đầy dấu hiệu tuyên giáo, giới truyền thông quốc doanh im bặt.
Ngày 29/10/2016, vụ Thủy điện Hố Hô xả lũ
giết chết dân Hương Khê ở tỉnh Hà Tĩnh đã có thể bị xem như chìm xuồng, với báo
cáo trong cuộc họp báo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: “Công ty
Thủy điện Hố Hô đã có những sai sót nhất định trong việc chấp hành về Luật Tài
nguyên nước cũng như quy trình vận hành hồ chứa”.
Trong toàn bộ bản báo cáo cực kỳ vô cảm
trên, điều khiến những nạn nhân không thể nhắm mắt là đã không có một dòng nào
đề cập đến hơn 20 mạng người Hương Khê bị lũ Hố Hô cuốn trôi và dìm chết.
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016
Nguyễn Quang Dy: Tại sao Donald Trump thắng?
Sau một
ngày bầu cử dài đầy kịch tính, đến nửa đêm ngày 8/11 (EST Time) Donald Trump đã
thắng tại hầu hết các bang chủ chốt (Florida, Iowa, Ohio, North Carolina). Ông
đã giành được 244 phiếu (electoral votes), trong khi bà Clinton được 218 phiếu
(điều đó đồng nghĩa với hết hy vọng). Đó là một kết cục bất ngờ và gây sốc.
Chiến
dịch tranh cử tổng thống đầy tai tiếng của ông Trump đã kết thúc bằng một đêm đầy
thất vọng đối với bà Clinton và những người ủng hộ, như một nghịch lý khó tin
(disbelief). Tâm trạng của họ đã chuyển từ lạc quan và tin tưởng ban đầu, trở
thành bi quan và thất vọng vào giờ chót, khi cuộc đua sát nút trở thành vô vọng.
Đúng
3 giờ sáng (EST Time) Donald Trump đã tuyên bố đắc cử (với 278 phiếu), và trở
thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, sau khi bà Clinton thừa nhận thất bại (với
218 phiếu). Trong bài phát biểu, ông Trump đã gọi chiến dịch tranh cử của mình
là “một phong trào lớn”, và kêu gọi đoàn kết, hàn gắn vết thương, để tái
thiết đất nước.
Thu Hằng/RFI: Hàn gắn nước Mỹ : "Nhiệm vụ bất khả thi" của Donald Trump?
Tân tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump.REUTERS/Carlo Allegri
Cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ tiếp
tục là chủ đề chính trên các nhật báo Pháp phát hành sáng 09/11/2016, dù không
kịp cập nhật kết quả. Nhà tỉ phú địa ốc Donald Trump, ứng viên đảng Cộng Hòa,
trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng.
Bài xã luận của nhật báo Le Figaro cho rằng nhiệm vụ đầu
tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ là hàn gắn nước Mỹ. Ngày tổng tuyển cử 08/11 là
bằng chứng mới nhất cho thấy một nước Mỹ đầy thương tích. Một nước Mỹ phải gột
rửa hết bùn để tìm ra những vết thương và chữa trị chúng, mà tân tổng thống Mỹ
phải đóng vai trò một bác sĩ quân y.
Sau chiến dịch tranh cử tổng thống, ngoài bạo lực và bùn
lầy, còn là hình ảnh của một thất bại lớn. Chỉ thỏa mãn với những lời chỉ trích
biếm họa, các chính trị gia, các cơ quan thông tấn, các nhà phân tích đã không
nhận thấy chiếc máy ủi Trump lừ lừ tiến tới. Hay đúng hơn là họ đã không nhận
thức được một dân tộc đang nổi giận đứng sau lưng người đàn ông quá khích, quàu
quạu.
Bùi Tín: Ông Tập Cận Bình nghiện nặng!
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc
Tập Cận Bình.
Cuộc họp Trung ương 6, Khóa
XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc sau 4 ngày họp cuối tháng
10/2016. Về mặt nhân sự, sự kiện quan trọng nhất là bổ sung, thay đổi trong Ban
Thường vụ Bộ Chính trị hiện có 7 người (trước kia là 9 người), và thay đổi trong
Bộ Chính trị hiện có 25 người. Trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị thật ra chỉ
thay 5 người, vì ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, và Lý Khắc
Cường, Thủ tướng, sẽ ở nguyên vị thêm một nhiệm kỳ, nhưng điều quan trọng là sẽ
phải dự kiến trước là ai sẽ thay thế 2 ông này vào Đại hội XX Đảng Cộng sản
Trung Quốc năm 2022.
Nét nổi bật nhất hiện nay
trong bộ máy lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tập Cận Bình nổi lên là người
lãnh đạo số 1 có nhiều quyền uy nhất và cũng có nhiều tham vọng nhất. Đã 3 năm
nay bộ máy tuyên giáo, truyền thông tô vẽ ông Tập Cận Bình thành nhà lãnh đạo
kiệt xuất, đứng hàng thứ 3, sau Mao Trạch Đông và sau Đặng Tiểu Bình. Ông Tập
có thể vượt lên đứng ở đỉnh cao nhất nếu như "Giấc Mộng Trung Hoa" biến
Trung Quốc thành cường quốc số 1 thế giới trở thành hiện thực trong tương lai
không xa.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Theo Một Thây Ma Đến Thôn Mường Sại
Nhưng cho dù có cố gắng đến mấy thì điệp khúc rau rừng, cơm độn sắn, cơm độn ngô và những ngày hết gạo thì ăn sắn, ăn ngô vẫn cứ là điệp khúc bền bỉ của người đồng bào thiểu số vùng biên cương! - Liêu Thái
.
Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016 ) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo - Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn – ở VN – mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Cao Huy Huân: Khi thượng đế ‘ăn chửi’!
Cách đây vài tuần, đầu bếp nổi tiếng
Anthony Bourdain giới thiệu một “đặc sản” của Hà Nội trên kênh truyền hình nổi
tiếng CNN. Bourdain từng là người chọn món bún chả cho Tổng thống Barack Obama
khi nhà lãnh đạo Mỹ đến thăm thủ đô Hà Nội. Trong chương trình của mình, ông
Bourdain đã kể lại một trải nghiệm dị hợm về một số hàng quán đáng kể ở Hà Nội
hiện nay so với thế giới. Ai từng ghé qua Hà Nội, dù chỉ vài ngày, cũng có thể
nếm trải các món “bún chửi”, “cháo quát, “ốc lắm mồm”, hay “phở xếp hàng Bát
Đàn”…
“Bún mắng cháo chửi” là một lối kinh doanh
mà trong đó người bán - từ chủ hàng đến nhân viên – có thái độ cau có, lạnh nhạt,
và đôi khi quát tháo, xúc phạm khách hàng. Nếu phải tóm lược lề lối buôn bán
này trong một câu, ta có thể nói: “Ăn thì ăn, không ăn thì biến”.
Còn nhớ một câu chuyện được loan truyền rộng
rãi vài năm trước đây - khi “mắng”, “chửi” chưa được đưa lên thành “đặc sản” -
về một bà bán “cháo chửi” khét tiếng khu phố cổ từng bị một vận động viên wushu
chuyên nghiệp úp cả bát cháo vào đầu vì chửi anh ta. Một thanh niên nhảy vào
can thiệp cũng suýt nhận một cước. Cú đá trượt đó làm bẹp rúm bình xăng chiếc
xe máy bên cạnh làm cả quán xanh mặt.
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016
Trọng Nghĩa: Bầu cử Mỹ: Donald Trump đắc cử, Cộng Hòa vẫn giữ hai viện Quốc Hội
Donald Trump phát biểu tại New York,
ngày 9/11/2016.REUTERS/Mike Segar
ngày 9/11/2016.REUTERS/Mike Segar
Đánh bạt mọi dự báo và kết quả thăm dò bất lợi, ứng cử
viên đảng Cộng Hòa Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử
ngày 08/11/2016. Chiến thắng của ông Trump diễn ra đồng thời với thắng lợi của
đảng Cộng Hòa Mỹ trong hai cuộc bầu cử Quốc Hội, tiếp tục nắm đa số tại Thượng
viện và Hạ viện Hoa Kỳ.
Dù kết quả chính thức và toàn diện chưa được công bố,
nhưng vào sáng nay, giờ Paris, hãng tin Mỹ AP và mạng truyền hình Fox đã đồng
loạt loan báo sự kiện ông Donald Trump đã giành được 277 đại cử tri, vượt qua
ngưỡng cần thiết là 270 phiếu để thành tổng thống Mỹ. Đối thủ của ông là bà
Hillary Clinton chỉ được 218 phiếu đại cử tri, nên đã gọi điện cho đối thủ của
mình để thừa nhận thất bại.
Một cách khái quát, ứng cử viên đảng Cộng Hòa đã thành
công nhờ chiến thắng tại hầu hết các bang được gọi là “chưa dứt khoát”
như Florida, Ohio hay Bắc Carolina, thậm chí còn giành được một số bang có truyền
thống bầu cho đảng Dân Chủ như là Wisconsin, vốn từ năm 1984 đến nay không bầu
cho đảng Cộng Hòa.
Với chiến thắng vừa dành được, ông Donald Trump sẽ chính thức
trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ngày 20 tháng Giêng năm 2017 tới đây,
kết thúc tám năm nắm giữ quyền hành pháp của đảng Dân Chủ với tổng thống Barack
Obama.
Ngô Nhân Dụng: Tranh cử đời xưa cũng vậy!
Một bài trước trong mục này nhận xét, “Từ trăm năm nay chưa thấy một cuộc tranh cử tổng thống Mỹ nào xuống thấp như năm nay.” Nhiều người Mỹ tiếc một “thời hoàng kim” khi các ứng cử viên tổng thống đều nhã nhặn, lễ phép ngay trong khi đang giành giật nhau lá phiếu.
Hoa Kỳ là quốc
gia đem thí nghiệm thể chế dân chủ sớm nhất, sau khi 13 tiểu bang họp nhau lật
đổ chế độ của vua nước Anh. Những người đã ký bản tuyên ngôn độc lập được coi
là “quốc phụ” nước Mỹ. Ông Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên vì đã
lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập; ông chọn John Adams làm phó tổng thống.
Năm 1792, nhiệm kỳ đầu của Washington sắp chấm dứt, hai nhà lập quốc Thomas
Jefferson và Alexander Hamilton cố thuyết phục Washington chấp nhận lưu nhiệm.
Tuy vậy, ngay thời đó đã có những người đả kích Washington, vu cho ông là có ý
muốn làm vua! Những người đó không bị bắt bỏ tù, chứng tỏ Tổng thống Washington
kính trọng quyền tự do ngôn luận! Năm 1796, ông Washington cương quyết từ chối
không ứng cử, lúc đó mới có một cuộc tranh cử thật sự. Cuộc giao đấu cũng gay
go không khác gì những năm đầu thế kỷ 21, vì những chủ trương đối nghịch giữa
hai đảng chính trị và hai “quốc phụ.”
Hoàng Giang: Im lặng không làm chúng ta vô can
Chính trị luôn là một vấn đề phức tạp, một “lãnh địa” nhạy cảm mà hầu hết chúng ta thường từ chối đề cập hay đụng chạm tới nếu muốn đảm bảo một cuộc sống ổn định, yên bình. Nhất là tại những đất nước có một thể chế còn hơi hướng độc tài như Việt Nam. Lớp trẻ như chúng tôi, đáng nhẽ được kỳ vọng là nhân tố quan trọng để thay đổi tương lai của đất nước, thì hơn ai hết, chúng tôi lại càng muốn tạo một vỏ bọc bình an nhất có thể. Không phải bởi tuổi trẻ ngu ngơ và bị tẩy não. Sống ở các thành phố lớn, được cha mẹ tạo mọi điều kiện để được giáo dục đàng hoàng, thậm chí là đi đông đi tây khắp chốn và trở về với kiến thức đầy đủ và tân tiến, đa số người trẻ Việt vẫn có thái độ khá hờ hững với chính trị nước nhà. Chính trị chỉ là đôi ba câu chuyện vui vô thưởng vô phạt khi tụ tập bàn nhậu, tiệc tàn, tất cả lại lui sâu vào lớp vỏ yên bình.
Kính Hòa/RFA: Cuộc chiến giữa đảng và chính phủ
Tổng bí thư đảng
công sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái)
và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân
Phúc
tại Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016.
Trong liên tục
hai năm qua các viên chức cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam thực hiện nhiều hoạt
động đối ngoại, vốn là vai trò của ngành ngoại giao hay người đứng đầu chính phủ.
Các viên chức
này là những người thuần túy hoạt động đảng chứ không giữ chức vụ gì trong
chính phủ.
Điều gì đang
xảy ra đằng sau những hoạt động này?
Sau đây là ý
kiến một số nhà quan sát trong và ngoài nước về sự thay đổi này.
Nguyễn Kiều Hương: Vì sao có làn sóng di cư khỏi Việt Nam?
(Nhabaotudo.com)
Một chiếc Lexus nhập từ Nhật chỉ 38.000 USD và thuế sau khi đặt tại showroom thì nó lên tới 140.000 USD, Ford Ranger nhập từ Thái Lan 18.000 USD và bán ra gần 35.000 USD, Camry nhập về 25.000 USD bán ra 60.000-70.000 USD.
Nhiên liệu
xăng để vận hành xe hơi nhập từ Singapore chỉ khoảng 7000 VNĐ/lít bán ra
16.000-17.0000 VNĐ/lít. Một kg thịt lợn hơi ở VN giá từ 45.000-55.000 VNĐ trong
khi đó ở Mỹ nó chỉ có giá khoảng 80-90 cent/kg (khoảng 16.000 VNĐ).
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
Tương Lai: Nhân ý kiến của ông J. Kerry
J. Kerry vừa mời Đinh Thế Huynh đến Mỹ, vào dịp này, Ngoại trưởng Mỹ nói một câu xanh rờn: “Người dân Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cách mạng kinh tế đáng chú ý. Họ đang thực thi một nỗ lực kinh tế tuyệt vời, một nỗ lực theo kiểu tư bản”.
Ông ấy đùa
dai à? Đâu có. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ
của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cũng từng là một cựu binh Mỹ có
mặt tại chiến trường Việt Nam, nói một cách nghiêm túc đấy chứ. Cũng chẳng phải
là ngẫu hứng nhất thời, mà là một nhận định có cân nhắc từ sự chiêm nghiệm của
một chính khách từng trải. Đâu phải là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ đưa ra nhận
định “động trời” đó trước mặt nhân vật được xem sẽ là “người thay thế” (đương
nhiên là dự kiến) cho “mitxtơ” Trọng. Thì chẳng phải trước đó, hôm 4/10, khi
thăm Brussels, Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc lại ý tưởng về Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) sẽ “nâng các tiêu chuẩn” tại Việt Nam. Ông nói: “Tôi vừa
quay lại đó với Tổng thống Mỹ để loan báo việc mở Đại học Fulbright, hoàn toàn
tự do về học thuật và sẽ đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam tại một đất
nước hoàn toàn tư bản ngày hôm nay, không phải cộng sản”! Câu chuyện TPP này có
một sức nặng đáng kể trong toàn bộ diễn biến mà rồi “hồi sau mới rõ” đây.
FB Pham Doan Trang: Ngành an ninh đói dự án quá hay sao?
Đã thành lệ, cứ sau mỗi vụ bắt bớ chính trị trong nước, dư luận lại ồn ào phân tích, suy luận, phán đoán.
Làn sóng bắt
bớ nhằm vào những người hoạt động dân chủ, bắt đầu từ blogger Mẹ Nấm vào ngày
10/10 đến nay, một lần nữa làm dấy lên những phân tích, suy luận và phán đoán.
Câu hỏi lớn nhất đặt ra luôn xoay quanh từ Tại Sao? Tại sao bắt? Tại sao lại là
(những) người đó? Tại sao lại là lúc này?
Phạm Chí Dũng: Tổng bí thư Đinh Thế Huynh?
Ông Đinh Thế Huynh hiện là Ủy viên Bộ
Chính trị
kiêm Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Mời Tổng thống mới của Hoa Kỳ thăm Việt Nam”
Không hổ là nhân vật được
xem như “người kế thừa vĩ đại” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực
Ban bí thư Đinh Thế Huynh - dù chỉ xếp thứ 5 trong bảng tổng sắp của Bộ Chính
trị nhưng lại đương kim “phó đảng” và đang sáng lạn hơn bao giờ hết với tương
lai danh phận thành “số 1” - đã khai triển thế song hành công du đối ngoại vào
năm 2016 hệt như ông Trọng đã triển khai vào năm 2015: đi Mỹ sau khi đã “vấn ý”
Tập Cận Bình ở Bắc Kinh.
Nhưng cũng tương tự trường hợp
Ủy viên bộ chính trị - Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị “diện kiến” ở Washington
vào tháng 7/2016, phải đến 3 ngày sau khi ông Huynh đặt chân lên đất Mỹ, Thông
tấn xã Việt Nam mới đưa tin.
Trương Duy Nhất: Những tù nhân thầm lặng
viết từ Đà Nẵng
Blogger Nguyễn
Ngọc Già tại phiên xử sơ thẩm cuối tháng ba năm 2016.
Mọi nguồn tin
về Hồ Hải, đến nay vẫn quá ít ỏi. Không gì hơn ngoài mấy dòng "thông báo bắt"
trên website Công an TP HCM. Sự lên tiếng ủng hộ anh, cũng là quá ít ỏi và trầm
lắng, so với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và các trường hợp trước.
Những người tù cô đơn
Nguyễn Ngọc
Già cũng vậy. Sau những dòng tin ít ỏi về phiên toà, dường như không biết gì
hơn.
Không thấy
sóng, không biểu ngữ băng rôn, không thấy ai xuống đường, không nghe những cuộc
bão giông mang tên Hồ Hải, Nguyễn Ngọc Già.
Luật sư Lê
Công Định gọi đó là "những người tù cô đơn". Chữ "cô đơn"
nghe đau quá. Vâng, đành rằng cô đơn. Nhưng tôi muốn gọi sự "cô đơn" ấy
là thầm lặng- những tù nhân thầm lặng. Nghe nó nhẹ nhàng và - bớt đau hơn.
Nguyễn Đình Cống: Mách nước cho Thủ tướng
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nêu ra một khái niệm mới, nghe có vẻ hay: “Chính phủ kiến tạo”
(CPKT). Theo phương pháp khoa học, khi đưa ra một khái niệm mới cần kèm theo giải
thích nội dung (nội hàm, ngoại diên), nêu định nghĩa. Ban đầu có thể chưa thật
chính xác, chưa hoàn chỉnh, sẽ bổ sung và sửa chữa dần dần. Đã nhiều tháng trôi
qua, tôi chưa tìm thấy một giải thích hoặc định nghĩa của khái niệm CPKT. Thôi
thì mỗi người hiểu theo cách của mình. Gần đây trong kỳ họp Quốc hội, nhiều đại
biểu nói đến CPKT, không biết các vị ấy đã có được định nghĩa chưa?
Ông Phúc nói
xây dựng CPKT, nhưng chưa ai vạch ra hình thù nó như thế nào và quan trọng hơn
là để làm được thì cần có điều kiện gì, cần dựa vào đâu. Tôi xin suy nghĩ hộ
ông và mách cho ông vài nước cờ như lên xe, gánh sĩ, xuống pháo, dục tốt, xuất
tướng.
Để có được
CPKT, điều kiện cần đầu tiên là có những con người kiến tạo (để đảm nhận các chức
vụ). Những người đó phải có được ít nhất 2 phẩm chất rất cần thiết là năng lực
(trí tuệ, sức khỏe) và đạo đức liêm chính. Đầu tiên ông phải có được đánh giá một
cách khách quan và trung thực 2 phẩm chất đó trong các quan chức chính phủ của
ông. Tôi theo dõi hoạt động các thành viên Chính phủ và nhận thấy một số ít có
được một phần nào đó các phẩm chất ấy, còn số đông hơn hầu như là bị thiếu.
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016
Trần Mộng Tú: Mùa Thu Cali
Cuối tháng Mười vừa rồi nhà thơ Trần Mộng Tú từ Seattle đã về thăm bạn bè ở Nam California. Trước khi giã từ lên đường về lại miền Tây Bắc, nhà thơ đã ghi lại mấy dòng thơ như sau:
Người
trình bày: Ngọc Dung.
Nguyễn Văn Thực: Vài lời về truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh*
LTS: Đây là bài thuyết trình của Nguyễn Văn Thực trong ngày Văn Hoá & Thể Thao 29.10.2016, tổ chức ở Oslo, Na Uy.
Trong bài thơ Thư Gửi Ban Mê Thuột, nhà thơ nữ Đặng Thị Quế Phượng
hỏi người ở núi, hỏi núi, hỏi cỏ dại, hỏi hoa cà phê có thoát hồn những đêm
trăng, rồi cuối cùng:
Tôi vẫn
nhớ chỗ người yêu tôi ngủ
Trên đồi
cao cỏ mọc rất thong dong
Tôi muốn
hỏi những con đường đất đỏ
Ngõ
lên trời chẳng biết có gần không?
Người yêu cũ ấy là ai?
Chắc chắn không phải là người yêu ”đồi thông
hai mộ”.
Thưa quý vị, cứ nhìn văn cảnh của khổ thơ, nhìn
vào hoàn cảnh của nước mình, ta sẽ thấy người yêu ấy là một người lính, chết,
chết trên những ngọn đồi trong những trận đánh ở Tây Nguyên mà Ban Mê Thuột là
một thành phần; // và chết đã lâu, vì cuộc chiến đã tàn từ lâu “cỏ mọc rất
thong dong”, nhưng những uất nghẹn vẫn còn đó, nơi người yêu của cô đã nằm xuống,
và uất nghẹn vẫn còn đó nơi người còn ở lại, nên cô muốn hỏi những con đường đất
đỏ, nhưng thực ra là muốn hỏi Trời về
nỗi oan khiên mà đôi lứa yêu nhau phải chịu, nỗi oan khiên nơi đôi kẻ yêu nhau ấy
cũng là nỗi oan ức đang phủ chụp lên con dân Miền Nam Xứ Việt.
ĐÀM TRUNG PHÁP: CƠ CẤU TIẾNG VIỆT TRONG KHUÔN KHỔ NGỮ PHÁP HOÀN VŨ
Noam Chomsky (sinh năm 1928 tại Philadelphia) là một trong những tư tưởng gia có nhiều ảnh hưởng nhất trong thời đại chúng ta. Ông cũng là một trong số rất ít các khoa học gia mà công trình nghiên cứu được quần chúng quan tâm theo dõi.
Noam Chomsky
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ngữ học tại Đại Học Pennsylvania
vào năm 1955, Chomsky bắt đầu dạy học tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT).
Ông được thăng giáo sư thực thụ năm 1961, và năm 1976 được nhận tước vị Institute
Professor tức là được gia nhập một hàng ngũ chọn lọc các đồng nghiệp mà đa
số đã lãnh giải Nobel về các bộ môn khác nhau. Rất nhiều chuyên viên ngữ học
thời danh khắp năm châu từng là học trò cũ của ông hoặc từng chịu ảnh hưởng sâu
đậm của ông nên vẫn một lòng tiếp tục ngưỡng mộ và quảng bá những lý thuyết cũ
cũng như mới của Chomsky.
Nguyễn Hoài Vân: Năm Kỷ Niệm Ngũ bách Chu Niên thành lập đạo Tin Lành vừa bắt đầu
Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther,
một Linh Mục dòng Hành Khất Thánh Augustin, đóng đinh trên cửa Thánh Đường
Wittemberg 95 luận đề phản bác thần học Công Giáo La Mã. Làn sóng Cải Cách phát
sinh, làm chuyển hướng toàn bộ văn minh Tây Phương, với những ảnh hưởng mạnh mẽ,
không chỉ trên lãnh vực thần học, mà cả văn hóa nghệ thuật (như trong âm nhạc,
chỉ cần nghĩ đến J.S.Bach), luật pháp, chính trị, triết học, kinh tế (Max Weber
coi Tin Lành như động cơ hình thành Tư Bản Chủ Nghĩa hiện đại), ngôn ngữ (các
tác phẩm tiếng Đức của Luther đem lại những quy định mới, hướng đến đồng nhất
ngôn ngữ Đức, sẽ trở thành ngôn ngữ của triết học vào thế kỷ 19), v.v…
Phạm Tín An Ninh: Trên Chiến Trường Xưa
(Cho những đồng đội thương yêu của tôi)
Hơn ba mươi năm sau, cùng với bốn anh em trong đơn vị xưa,
chúng tôi trở lại Kontum tìm thăm nơi an nghỉ của những đồng đội cũ. Trong
những năm 72 và 73, đơn vị chúng tôi đã có hơn hai trăm anh em vĩnh viễn nằm
lại nơi này để giữ vững miền địa đầu, cửa ngõ quan trọng nhất vào Tây Nguyên,
nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nằm không xa phía dưới - thành phố Pleiku.
Dừng chân dưới chân
núi ChuPao, nhớ tới những trận đánh khó khăn ác liệt với những toán địch quân
bị xích chân trong những hầm núi đá, cố bám trụ những cái “chốt”, nhằm cắt đứt
QL 14, con đường huyết mạch nối liền Kontum với Pleiku, và hình dung tới từng
khuôn mặt của những anh em đã không bao giờ còn trở lại, một số đã gởi xác thân
lại cho rừng núi nơi này, tôi xót xa khi nghĩ là mình còn mắc nợ họ. Món nợ máu
xương không bao giờ trả được.
Ngày ấy chiến trường
ác liệt, có nhiều người lính phải hy sinh ngay khi vừa mới bổ sung cho đơn vị,
mà ban quân số chưa kịp nhận hồ sơ lý lịch. Đa số rất trẻ, độc thân, và gia
đình ở tận những miền xa, nên mồ mả không có ai chăm sóc. Hơn ba mươi năm rồi,
qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi, có lẽ hầu hết các nghĩa trang trong thành
phố đã bị giải tỏa từ lâu, và nếu có được cải táng ở một nơi nào đó, chắc trên
mộ bia không còn ghi đơn vị cũ. Chúng tôi đến đây như để tìm lại chút kỷ niệm
và mong được vơi đi chút nào lòng trắc ẩn, chứ chuyện tìm lại được mồ mả của anh
em – hy vọng rất mong manh.
Phạm Tín An Ninh: Ba dòng nước mắt
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận được thư
Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn
tôi, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy
dòng:
“Tao đã đến
Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình
yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy
dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những
người cần một nơi để chữa trị những vết thương khó lành được trong lòng.
Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có
nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày
sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt..”
Hơn một tháng trước, Định đã báo cho tôi biết việc Bình sẽ sang Mỹ. Nó đã
phụ giúp vợ Bình sẵn sàng tất cả mọi thứ để đón Bình. Định còn bảo khi nào Bình
đến Mỹ rồi, nó sẽ báo để tôi sang thăm. Ba thằng gặp lại, tha hồ mà kể chuyện
xưa. Vậy sao bây giờ vừa mới đoàn tụ vợ con, Bình lại muốn sang Bắc Âu với tôi,
một nơi xa tít mịt mùng?
Gọi điện thoại cho vợ Bình và Định nhiều lần, nhưng không ai bốc máy. Hôm
sau tôi vào sở xin lấy trước một tuần hè, và đặt vé máy bay sang Mỹ.
Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016
Ngô Nhân Dụng: Tự diễn biến, tự chuyển hóa
Bà con trong nước đang bàn nhau về “Nghị quyết Trung ương 4” mới họp đầu tháng Mười, 2016, trong đó nêu ra tổng cộng 27 “biểu hiện suy thoái” trong đảng Cộng sản. Các “biểu hiện suy thoái” này được chia làm ba loại, mỗi loại gồm đúng 9 hiện tượng. Nghị quyết này được phổ biến tới tất cả các chi bộ đảng trong nước để học tập. Nhưng dân chúng không ai thắc mắc gì về nội dung những “biểu hiện suy thoái” được liệt kê, vì nhìn qua ai cũng biết hết rồi, dân còn hỏi tại sao không kể thêm cho cao hơn con số 27 nữa. Người dân hiện giờ chỉ hỏi nhau: Tại sao “các bố” lại chọn số 9, nhân với số 3, để thành con số 27, mà 2 cộng 7 tất nhiên thành “chín nút!”
Nhân Dân ta
chỉ bàn về hiện tượng số 9 bởi vì không ai quan tâm đến những văn kiện và nghị
quyết của đảng Cộng sản nữa. Các bố muốn nói gì thì nói, tất cả chỉ là những
chuyện tào lao, ai cũng biết thế rồi. Nhưng tại sao các bố lại kiên quyết chọn
con số 9, tin vào vận hên “chín nút” như vậy?
Mặc dù nhân
dân trong nước biết những nghị quyết của đảng chỉ toàn chuyện tào lao, nhưng
khi nhìn kỹ vào bảng liệt kê 27 “biểu hiện suy thoái” trong nội bộ đảng, chúng
ta cũng thấy nhiều điều lạ đáng chú ý.
Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Phụ Lục Hậu Hiện Đại Thực chất và ảo tượng (Bài 2)
Hậu hiện đại được Jean-François Lyotard đưa ra hai định nghiã khác
nhau: 1/Hậu hiện đại là thân phận của tri thức trong những xã hội phát triển nhất
và 2/Hậu hiện đại là sự hoài nghi các siêu văn bản. Ông chỉ định hậu hiện đại bắt
đầu từ cuối thập niên 1950 và trước đó là hiện đại. Nội dung tác phẩm Điều kiện
hậu hiện đại bàn về những vấn đề sau đây:
Thân phận tri thức
Theo Lyotard, từ cuối thập niên 50 trở đi, những phương pháp khoa học
và kỹ thuật sắc sảo và tân kỳ nhất đều dựa trên căn bản ngôn ngữ, đặc biệt như
ngữ âm học và các lý thuyết về ngữ học, hoặc sự dịch thuật và chuyển tải ngôn
ngữ thông thường sang ngôn ngữ máy móc, như vấn đề lưu trữ các kho dữ kiện và
truyền thông tin học, vv.; qua những sự chuyển thể này, bản chất tri thức
(savoir) không còn nguyên vẹn nữa. Ngoài ra, một kiến thức (connaissance) chỉ
được đưa vào kênh truyền thông và "dùng được" nếu người ta có thể
"phiên dịch" hay số hóa nó thành thông tin. Như vậy, chắc chắn một
phần tri thức (phần không thể số hóa được) sẽ bị bỏ rơi, và hướng đi của nền
nghiên cứu mới, trong thời đại tin học, sẽ tùy thuộc vào sự số hóa. Với độc
quyền của tin học thì chỉ có một thứ "tri thức" được chấp nhận, được
thực sự ngự trị, được chính thức hóa, qua ngả tin học[1].
Lê Hữu: Bạn thật, bạn giả
“Bạn giả cũng
tựa như bạc giả, đã không xài được mà để trong túicó khi mang họa.”
Nhiều người vẫn cho rằng một trong những
hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế
nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi
là một người bạn?
Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều
là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè
hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là lối nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ
láy”, “từ đệm” này nọ như nhiều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn”
và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta
trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát,
rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương.
Bác sĩ Hồ Hải: Nói Với Các Cháu Công An, An Ninh Và Quân Đội Địa Phương: Kẻ sát nhân buông dao thành Phật
LTS. Nhân vụ Bác sĩ Hồ Hải vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt, kính mời độc giả đọc lại một bài của ông, viết vào cuối tháng Tư, 2016. - DĐTK
Tôi đã suy nghĩ nên viết bài này từ năm 2010, nhưng rồi cứ lần lữa, và có lẽ đây là bài viết duy nhất cho các cháu trẻ rường cột đất nước tương lai đang nằm trong hệ thống bảo vệ chế độ. Hôm nay nhìn đất trời, thời thế, và con người diễn ra trong 6 tháng qua, nên tôi quyết định viết ra điều canh cánh trong lòng, vì tôi không muốn dân tộc này phải đổ máu một lần nữa, mà lại đổ máu vì chính người mình giết người mình, không phải vì thù ngoài. Đất nước này phải được xây dựng lại bởi những thế hệ trẻ nhân bản chứ không phải những thế hệ tàn độc nối tiếp nhau trong 80 năm qua.
Bùi Văn Phú: Nhìn lại Việt Nam Cộng hòa từ Đại học Berkeley
Sáu mươi năm trước, vào ngày 26/10/1956 ở miền Nam Việt
Nam, từ Vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, một bản Hiến pháp được ban hành để khai
sinh ra một quốc gia mới là Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Trung tá Bùi Quyền, bên
trái,
và cựu Đại tá Trần Minh Công trên bàn hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú)
Từ tiến trình thành lập, sau khi người Pháp rút ra khỏi
Đông Dương qua Hiệp định Geneve 1954, đất nước này đã trải qua nhiều biến động
chính trị, chịu đựng chiến tranh nhưng cũng có nhiều nỗ lực xây dựng trong hai
thập niên, cho đến ngày 30/4/1975 thì bị xóa tên, khi xe tăng và bộ đội cộng sản
từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến vào Thủ đô Sài Gòn và lãnh đạo cuối cùng của
VNCH ra lệnh buông súng đầu hàng.
Sau ngày 30/4/1975 thế giới ít còn ai nhắc đến VNCH với những
gì đã được vun trồng trên mảnh đất này.
Hơn bốn mươi năm sau, VNCH được đưa ra xem xét lại tại Đại
học Berkeley qua hội thảo chủ đề: Nation-Building in War: The Experience of
Republican Vietnam, 1955-1975 – Kiến quốc thời Việt Nam Cộng hòa 1955-1975
tổ chức trong hai ngày 17 và 18/10/2016 vừa qua.
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016
Giao Chỉ, San Jose: Phiếm luận về bầu cử tại Hoa Kỳ TÔI CHỌN ĐÀN BÀ
1) Bầu
cho người nào:
Mỹ
đen hay Mỹ trắng. Đàn ông hay đàn bà.
Gia
đình chúng tôi cùng hơn 30 triệu cử tri Hoa Kỳ đã bầu xong bằng thư. Trên phiếu
bầu danh tính của bà Hillary Clinton ghi theo đảng Dân Chủ. Nhưng tên của ông
Donald Trump lại ghi là đảng Cộng Hòa và đảng người Mỹ Độc Lập. Như vậy tay anh
chị mới nổi của chính trường Hoa Kỳ tự coi mình chỉ Cộng Hòa một nửa. Thái độ
chưa từng có trong lịch sử tranh cử. Trump bất chấp. Vì thế gia đình tôi bầu
cho bên Dân Chủ. Tôi chọn đàn bà. Tám năm trước, đọc lại trang sử đẫm máu và đẫm
lệ của người Mỹ da đen, tôi bầu cho một người đàn ông da đen. Ông Barack
Hussein Obama. Tên nghe lại có vẻ khác lạ. Một chính khách gần như vô danh với
thành tích sinh hoạt cộng đồng. Phải chăng cũng giống như các vị trong ban đại
diện cộng đồng Việt Nam từ Bắc xuống Nam CA.
Mở
trang sử cũ thấy ghi dân da đen đến Mỹ từ năm 1619 với hơn 20 người đàn ông. Mỹ
trắng đã mang da đen theo làm lao công, làm đầy tớ và thực ra là đám nô lệ tập
sự. Hai mươi ông Mỹ đen đầu tiên đến miền Đông nước Mỹ sau này đã trở thành tiền
nhân của dân nô lệ Mỹ đen tại Hoa Kỳ. Những bàn tay và tấm lưng đen cúi xuống
những ruộng bông trắng đã xây dựng nên nước Mỹ ngày nay. Người da đen cũng đã từng
chiến đấu trong quân đội Mỹ chống người Anh để dành độc lập cho Hoa Kỳ. Lịch sử
đi những bước lạ lùng. Người Anh bỏ nước ra đi qua Tân thế giới nhưng vẫn trung
thành với nữ hoàng. Nhưng khi mẫu quốc đánh thuế nặng nề thì người Anh lại chống
lại người Anh để trở thành người Mỹ.
Bùi Tín: Khi chính quyền cộng sản làm từ thiện
Đã có nhiều lời than vãn trong xã hội Việt Nam rằng làm sao mà dân ta khổ sở, thiếu thốn và lạc hậu đến thế này. Nguyên nhân là từ đâu, vì ai mà tai họa xảy ra dồn dập khắp ba miền? Hết thiên tai lại đến nhân họa. Bão quét, lụt lội, lũ to, Hà Nội và Sài Gòn biến thành bể bơi. Rồi tai họa môi trường, bùn đỏ lan tràn do khai thác bô-xít ở vùng chiến lượng Cao Nguyên ; vùng đồng bằng trù phú sông Cửu Long khô cằn nứt nẻ và nhiễm mặn nặng. Cá tôm chết la liệt, ngư dân điêu đứng dọc vùng biển miền Trung. Các thiên tai đều liên quan đến những chính sách sai lầm bất cập của đảng Cộng sản Việt Nam, người tự nhận là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, trong đó độc quyền đảng trị phi dân chủ là nguyên nhân cơ bản nhất, rồi đường lối giáo điều cổ hủ, bộ máy quan liêu nặng nề tham nhũng gây thêm biết bao đau khổ, đói nghèo, bệnh tật cho xã hội, một xã hội băng hoại bất công vô đạo, đến nỗi nhà thơ – nhà báo Bùi Minh Quốc đã phải thốt lên (trong Bài Thơ Tháng Tám):
"Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn
mửaCả một thời đểu cáng đã lên ngôi"
Ở Việt Nam, người dân không thiếu từ tâm.
Nhiều người rất vui mừng khi thấy có anh công nhân nghèo chuyên bơm bánh xe dọc
đường không lấy tiền khi bơm, vá bánh xe, sửa xe cho các em học sinh nghèo. Có
cửa hàng cơm bụi bán một đĩa cơm chỉ 1, 2 nghìn đến 5 nghìn đồng cho bà con lao
động, nghĩa là dưới xa giá thành. Trong một xã hội xuống cấp, đó là những giá
trị nổi bật của những người có thiện tâm, mang trong lòng truyền thống cao quý
"lá lành đùm lá rách" của dân tộc.
BBC: Nghị quyết 'tự diễn biến' của ĐCSVN bế tắc về lý luận?
Quy định về sở hữu đất là nguyên nhân của
nhiều vụ va chạm ở Việt Nam
Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng ký ban hành một nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Nghị quyết số 04-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đề cập tới việc ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện được mô tả là "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội
bộ.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn
Giáo sư Tương Lai từ TPHCM và Tiến sỹ Lê Đăng Doanh từ Hà Nội.
'Cơ thể chết'
Trước hết Giáo sư Tương Lai,
nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam nói việc đưa ra các khái niệm
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là điều mà ông gọi là sự
"bế tắc về lý luận".
"Là một người nghiên cứu
thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho
rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ.
Lê Dũ Chân: Ai có thể làm thay đổi tình trạng tù đày của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Đòi tự do cho Mẹ Nấm - Như Quỳnh là chống lại tội ác hủy hoại môi trường, là bảo vệ mạng sống, sức khỏe cho 90 triệu dân Việt hôm nay và các thế hệ con cháu mai sau. Đòi tự do cho Mẹ Nấm - Như Quỳnh là đòi công ty gang thép Formosa trả lại biển sạch, không khí trong lành, công ăn việc làm, đời sống ổn định cho người dân bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc miền Trung Việt Nam...
1-
Đảng cộng sản Việt Nam
Đảng cộng
sản Việt Nam ra lệnh bắt giam và truy tố Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam" theo điều 88 bộ luật hình sự của nhà nước CHXHCN Việt
Nam. Do đó, trước và hơn ai hết đảng cộng sản VN có thẩm quyền để trả
tự do vô điều kiện cho Mẹ Nấm - Như Quỳnh nếu xét thấy Như Quỳnh vô
tội.
Tuy nhiên
chúng ta biết rất rõ rằng điều đó không thể xảy ra, bởi vì bản chất
của đảng cộng sản Việt Nam là độc tài toàn trị, đối với những vụ án có
liên quan đến chế độ thì ý chí của giới lãnh đạo đảng cộng sản bao giờ
cũng đứng trên luật pháp của quốc gia.
Lê Anh Hùng: Bắc Kinh đã ngăn cản Võ Nguyên Giáp trở thành Tổng Bí thư như thế nào?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sau Hội nghị Trung ương 4
khoá XII diễn ra từ ngày 9 đến 14/10 và chuyến thăm Trung Quốc của Thường trực
Ban Bí thư Đảng CSVN diễn ra từ ngày 19 đến 21/10 vừa qua, dư luận đang dấy lên
đồn đoán là ông Đinh Thế Huynh đã được chọn làm người kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng. Chưa biết tin đồn này có trở thành hiện thực hay không, nhưng dường
như một lần nữa Trung Quốc lại nổi lên như một nhân tố quyết định ngôi vị lãnh
đạo tối cao ở Việt Nam.
Không ít người cho rằng đây
là một “thông lệ” bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô năm 1990, hội nghị mà cố Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng cảnh báo là sẽ đưa Việt Nam bước vào “một thời
kỳ bắc thuộc mới rất nguy hiểm”. Tuy nhiên trên thực tế, Bắc Kinh đã thò “bàn
tay lông lá” của mình vào chính trường Việt Nam từ trước đó rất lâu.
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Ôsin Ả Rập
Em chào thầy mẹ em đi
Làm ô–sin chả biết khi nào về… - (Trịnh Hoài Giang)
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Đi Hà Giang về, nhà văn Vũ Ngọc Tiến buồn rầu cho biết là đã bị một bà lão “cật vấn” như sau:
“Bác sống gần Trung ương, đi nhiều, hiểu rộng hơn mụ nhà quê, hãy chỉ vẽ cho chứ tôi thì chịu. Tôi sống gần trọn một kiếp người vẫn không hiểu nổi vì sao ba đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra lại phải bán hết nhà cửa mới đủ tiền nộp cho công ty môi giới trên thị xã, ném con cho bà ngoại chỉ để đi làm đầy tớ bưng bô, hót cứt ở xứ người, hở giời? Ở cái xứ Đài Loan ấy làm kẻ tôi đòi cũng sướng hơn làm người tự do bên ta hay sao?”
Thắc mắc của bà mẹ Việt Nam ở Hà Giang được giải đáp qua một bài báo ngắn (“Taiwan Shelter Helps Abused Vietnamese Workers”) của K. Oanh Ha, trên nhật báo Mercury News - số ra ngày 12 tháng 12 năm 2006. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Bà Tạ Thị Giám, 36 tuổi, rời nhà nơi làng quê nghèo nàn ở ngoại thành Hà Nội để lao động cật lực trong một viện dưỡng lão tại Đài Loan, với hi vọng có tiền cho con đi học… Bà đã bị biến thành nô lệ cho người chủ Đài Loan, bị chủ đánh đập, không cho ăn, và buộc phải làm việc cho đến khi gục ngã. Bà Giám cho biết: Họ đối xử với chúng tôi như một con vật, chứ không phải là một con người… vì biết rằng chúng tôi đã lâm đến bước đường cùng, không còn nương tựa vào ai được nữa.”
G.Đ./Người Việt: Thiếu tiền, thủ tướng CSVN kêu gọi Sài Gòn ‘đồng cam, cộng khổ’
Ðà Nẵng dự
trù bỏ trung tâm hành chính trị giá 2,000 tỉ
để xây một trung tâm mới. (Hình:
trungtamhanhchinhdanang.vn)
Khi thảo luận
về ngân sách, đại diện các địa phương tại Quốc Hội Việt Nam tiếp tục bày tỏ sự
bất bình vì phải nộp thêm hàng trăm ngàn tỉ đồng cho tổng ngân khố.
Và cũng vì
thiếu tiền cho ngân sách quốc gia, nên Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi
nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn, địa phương nộp ngân sách nhiều nhất Việt Nam,
là nên “đồng cam cộng khổ.”
Theo chuyên
gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, tại Việt Nam, số tiền mà chính quyền các địa
phương thu được hàng năm chia làm ba loại.
Loại thứ nhất
(thường là những nguồn thu liên quan tới khai thác các loại tài nguyên chiến lược)
phải nộp 100% cho tổng ngân khố.
Khánh An/VOA: Tổng bí thư VN nằm trong danh sách ‘kẻ thù tự do báo chí’
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn
Phú Trọng.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam Nguyễn Phú Trọng bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) liệt vào danh
sách những kẻ thù của tự do báo chí trên thế giới.
Nhân ngày Quốc tế Chấm dứt Tội
ác Chống lại Báo giới (2/11), tổ chức RSF đã đưa ra danh sách 35 nhân vật bị
cho là kẻ thù của báo chí. Danh sách này gồm có các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo
tôn giáo, các tổ chức tội phạm… chuyên kiểm duyệt, tra tấn, bỏ tù hoặc giết chết
những người làm báo.
Ngoài Tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam, danh sách còn có tên nhân vật đang gây chú ý khác là Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ Racip Tayyip Erdogan, người đang thực hiện một chiến dịch thanh trừng
nhắm vào những người bị cáo buộc là có dính líu vào âm mưu bất thành để lật đổ
ông hồi tháng 7. RSF nói ông Erdogan đã bắt giam hơn 200 nhà báo và hiện còn
125 người vẫn còn ngồi tù. Ngoài ra, danh sách của RSF còn có tên của Lãnh tụ
Kim Yong Un của Bắc Triều Tiên.
Thu Hằng/RFI: Clinton-Trump: Bề nổi cuộc "chiến tranh lạnh" tin học Nga-Mỹ?
Hình minh họa chụp ngày 13/09/2015 từ trang Norse
Attack Map
cho thấy những cuộc tấn công thật đang diễn ra trên thế giới.Flickr.com
Chưa đầy một tuần trước ngày bầu cử Mỹ 08/11/2016, ứng viên đảng Dân Chủ
Hillary Clinton lại bị tai tiếng thư điện tử « E-mailgate » cản đường
vào Nhà Trắng. Chiến dịch vận động căng thẳng với những đòn cáo buộc nhau lại bị
kích động mạnh mẽ hơn vì những tiết lộ của WikiLeaks bất lợi cho bà Hillary
Clinton, mà Washington cho là Matxcơva đứng sau « giật dây ».
Theo Libération số ra ngày 02/11/2016, « Giữa Washington và
Matxcơva, cuộc chiến tranh lạnh tin học đã nổ ra ». Rất hiếm khi được
chứng kiến một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mang hai mặt : Bề nổi là cuộc đối
đầu giữa Trump và Clinton, nhưng bề chìm là giữa Matxcơva và Washington.
Từ nhiều tháng nay, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) điều tra khả năng
Matxcơva « nhúng tay » vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thậm
chí, theo tiết lộ ngày 31/10 của trang Slate (Hoa Kỳ), FBI đang theo dõi dấu vết
những cuộc trao đổi giữa một máy chủ của ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump với
Alfa Bank, ngân hàng tư nhân Matxcơva lớn nhất nước Nga. Thế nhưng, theo tờ New
York Times ngày 01/11, hiện chưa phát hiện bất kỳ mối liên hệ nào có sức thuyết
phục hay trực tiếp giữa ông Donald Trump và điện Kremlin.
An Tôn/VOA: Luật sư Thuận: Triển khai Nghị quyết 04 'không đơn giản'
Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam hôm 30/10 đã ban hành Nghị quyết 04 của Trung ương Đảng. Nghị
quyết do ông Nguyễn Phú Trọng ký nêu ra các dấu hiệu về việc đảng đang biến chất,
và xác định các biện pháp để chỉnh đốn đảng.
Toàn văn nghị
quyết được đăng trên nhiều báo Việt Nam, chỉ ra 27 biểu hiện về suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng.
“Tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những thuật ngữ Đảng Cộng sản Việt Nam thường dùng
để nói về việc nhiều đảng viên không còn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản và
mong muốn áp dụng một hệ thống chính trị khác.
Cụ thể, Nghị
quyết 4 viết rằng “một bộ phận không nhỏ đảng viên” trong những năm gần đây “phản
bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh … đòi thực hiện ‘đa
nguyên, đa đảng’ … đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân lập’, phát triển ‘xã hội
dân sự’.
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
TS. Phạm Đỗ Chí (31/10/2016): Don Trump v/s Hillary Clinton: Tuần Cuối Trước Bầu Cử (Những Ý Nghĩ Vụn Của Một Cử Tri Cộng hòa Mỹ Gốc Việt)
Bầu cử vào ngày 8/11, và ngày chót 7/11 các cuộc vận động chính thức phải ngưng theo luật, như vậy còn đúng một tuần để hai ứng viên chạy nước rút, và cử tri có những ý nghĩ cuối trước giờ bỏ phiếu quyết định một cách dân chủ, chứ không bị ai "mớm" như ở những quốc gia độc tài hay Cộng sản như Việt Nam.
Các cuộc thăm
dò cho thấy bà Clinton vẫn dẫn trước một cách thoải mái, nhưng có 1-2 bản thăm
dò theo cách khác biệt, nhất là từ một giáo sư đại học đã tuyên đoán đúng kết
quà bầu TT Mỹ từ 1948 lại cả quyết ông Trump có nhiều hy vọng thắng chung cuộc.
Chung quanh nhà khu người viết ở Florida thuộc khu bảo thủ nên thấy các bảng cắm
tên Trump-Pence khắp nơi, tay hàng xóm còn hỏi "mày không thích Trump nên
không cắm bảng ủng hộ?". Người viết phải trả lời không chỉ ủng hộ qua việc
cắm bảng tên trong vườn mà còn tích cực giúp ý kiến trong ban tư vấn về chính
sách kinh tế cho Trump, nhất là thuế khóa mới, để kích thích nền kinh tế và đem
công ăn việc làm về lại xứ Mỹ như nhiều cử tri mong muốn.
Ngô Nhân Dụng: Quyền tự do của Phan Anh
MC Phan Anh
Chúng tôi được đọc một lá thư riêng cảm động, xin mạn phép trích dẫn và không ghi tên tác giả: “Những ngày ở miền Trung trong nửa tháng vừa rồi, chứng kiến những đoàn xe cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ, mình vô cùng cảm động. Trong một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương và nhiều thứ tồi tệ; tình người của chúng ta vẫn sống, ươm mầm cho tương lai phía trước.”
Những đoàn
người cứu trợ tấp nập đến với vùng lũ lụt, đó là cảnh chúng tôi đã chứng kiến
cũng vào tháng Mười, năm 1964, sau “trận bão năm Thìn” làm tràn ngập miền Trung
từ Quảng Nam vào Bình Định. Năm đó, các ban đại diện sinh viên thuộc nhiều phân
khoa đại học và các trường trung học ở Sài Gòn, cùng với những hội đoàn tư như
Hướng Đạo, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Sinh Công, vân vân, đã tự động đứng ra lạc
quyên cứu trợ đồng bào. Họ không cần xin phép ai hết, đi xin gạo, xin tiền, quần
áo, thuốc men, vân vân, rồi tìm cách đem ra miền Trung. Một nhóm sinh viên đã
xin gặp cụ Phan Khắc Sửu, lúc đó cầm đầu chính phủ, và ông bộ trưởng Xã hội để
xin nhà nước giúp phương tiện di chuyển. Hai vị không những hứa can thiệp nhờ
máy bay quân đội chuyên chở mà Bác sĩ Phan Quang Đán, bộ trưởng Xã hội, còn ra
lệnh các Ty Xã hội ở các tỉnh trao những phẩm vật cứu trợ của bộ cho các sinh
viên, học sinh phân phối. Ông đồng ý rằng các bạn trẻ tình nguyện đi giúp ích
có thể đưa các đồ cứu trợ tới người dân hữu hiệu hơn guồng máy công chức. Ít nhất,
không sợ thất thoát vì tham nhũng, không sợ có cảnh thiên vị khi lập danh sách đồng
bào nạn nhân để trao các món quà.
Nguyễn Quang A: Đảng Cộng sản Việt Nam kiên quyết không đổi mới
Có thể kết luận ngắn gọn như vậy từ Nghị Quyết TW 4 khóa 12 vừa do Tổng Bí thư ĐCSVN ký ngày 30-10-2016.
ĐCSVN không
bao giờ công khai các buổi họp, hội nghị của mình để cho bàn dân thiên hạ thấy
ai có ý kiến gì trong nội bộ đảng, như hầu hết các đảng chính trị hiện đại vẫn
làm, cho nên có lẽ tiêu đề phải là "Đảng của ông Trọng... đổi mới"
thì mới sát thực tế.
27 điểm mà
ông Trọng đưa ra để nhận diện đảng viên nào của ĐCSVN:
1) suy thoái
về
- tư tưởng
chính trị (9 điểm);
- đạo đức, lối
sống (9 điểm) và
2) "tự
diễn biến," "tự chuyển hóa" (9 điểm).
Nguyễn Quang Dy: Mekong Connect Forum 2016: Thách thức và Cơ hội
“Cần thơ gạo
trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về” (Ca dao)
Nghịch lý Miền
Tây
Từ xa xưa,
người ta thường nói đến đồng bằng Nam Bộ trù phú là “vựa lúa của cả nước”, với
những “cánh đồng thẳng cánh cò bay”, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, tôm cá
đầy sông, hoa trái đầy vườn, lúa gạo đầy bồ… Miền Tây được “thiên nhiên ưu đãi”,
với “Cần Thơ gạo trắng nước trong” và “người đẹp Tây Đô”, cuộc sống vật chất
phong lưu như “công tử Bạc Liêu”, còn cuộc sống tinh thần hồn nhiên như “bài ca
vọng cổ”…
Nhưng tất cả
những hình ảnh đẹp đẽ và hồn nhiên đó đã trôi vào quá khứ như một huyền thoại về
một “thời xa vắng”. Nó đang được thay thế bằng hình ảnh “Miền Tây hoang dã” với
môi trường bị ô nhiễm, ruộng vườn bị hoang hóa vì hạn hán và ngập mặn. Cuộc sống
của hàng triệu người dân miền Tây đang bị đe dọa. Con gái miền Tây phải bỏ quê
hương đi lấy chồng Đài Loan, hoặc ra thành phố kiếm sống bằng nghề bia ôm...
Trương Duy Nhất: Thoát lũ, thắng lũ- tại sao không?
viết từ miền Trung
Nhà dân bị ngập
lụt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày 15 tháng 10 năm 2016. - AFP photo
Tại sao không
thể thoát lũ, thắng lũ. Sao bao đời, truyền kiếp dân mình cứ phải chọn cách sống
chung với lũ, cùng lũ, chết trong lũ?
Lũ sau dồn lũ trước
Ngang qua Hà
Tĩnh - Quảng Bình – Quảng Trị những ngày này, mới thấy hết thế nào là bi
thương. Lũ trước vừa đi, lũ sau lại ập về, xô sập tiếp những khung nhà không
còn gì để sập, trơ trụi, hoang tàn.
Miền Trung,
năm nào cũng vậy. Mới hai cơn lũ đầu mùa. Rồi sẽ bão nữa. Có năm, hàng chục
cơn, hết bão đến lũ quần quét tan hoang.
Với Thừa
Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên là những cơn đại hồng thuỷ
1998 - 1999. Nhiều nơi, xác người đắp chiếu xếp lớp dọc quốc lộ 1A.
VOA: Giám đốc FBI bị chỉ trích dữ dội sau thông báo điều tra thêm email
Giám đốc FBI James Comey.
Cục Điều tra Liên bang (FBI)
đang bị chỉ trích gay gắt vì xen vào cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ sau
khi giám đốc của cơ quan này loan báo ông sẽ duyệt lại cuộc điều tra về email của
bà Hillary Clinton.
Những cơ quan của liên bang
lâu nay vẫn cố gắng tránh can dự vào chính trị đảng phái để bảo toàn sự độc lập
và thẩm quyền của mình, nhưng năm nay FBI đã bị cuốn vào việc điều tra cả hai ứng
cử viên hàng đầu.
Về phần bà Clinton, hôm thứ
Sáu FBI loan báo họ đang duyệt lại một loạt những email mới phát hiện mà có thể
dẫn đến nhiều thông tin hơn về cách thức mà bà Clinton, ứng cử viên tổng thống
Đảng Dân chủ, xử lý thông tin mật trong email khi bà còn là nhà ngoại giao hàng
đầu của Mỹ từ năm 2009 tới năm 2013.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)