Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Anh Vũ/RFA - Bữa cơm người Việt mùa biển chết

Cá đánh bắt được sau chuyến đi biển đêm của ngư dân Vũng Tàu tháng 1/2011. 
Thảm họa môi trường biển ở miền Trung không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về môi trường và kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và bữa ăn của hàng chục triệu người VN.
Ảnh hưởng trực tiếp người dân
Theo tính toán sơ bộ của các nhà khoa học, thì tổng số mức phải bồi thường của Formosa Hà Tĩnh để khắc phục toàn diện các hậu quả tàn phá môi trường biển và thiệt hại về kinh tế ở khu vực 4 tỉnh miền Trung, có thể lên tới 1.000 tỷ USD. Chưa tính đến việc thảm họa môi trường biển, còn ảnh hưởng đến bữa ăn của hơn 90 triệu người ở VN hiện nay.
Chị Lê Thị Bích Ngà, một nhà kinh doanh, đồng thời cũng là một nhà hoạt động xã hội ở Sài Gòn thấy rằng, việc ô nhiễm biển miền Trung có tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân và bữa ăn của các gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp. Chị đánh giá:

Li Ming - Một Trăm năm nữa Trung Quốc cũng không có tư tưởng gì mới?


Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

LỜI NGƯỜI DỊCH: Người Trung Quốc (TQ) thường tự hào có nền văn minh vào loại sớm nhất thế giới và may mắn tồn tại cho tới nay chứ không bị phá hủy tàn lụi như các nền văn minh Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, v.v… Nhưng đúng là suốt hơn 5.000 năm qua họ chưa cống hiến cho nhân loại một tư tưởng đáng kể nào. Bài dưới đây bàn về căn nguyên của tình trạng ấy, nhưng tác giả Li Ming một mặt đổ diệt mọi tội lỗi lên đầu Khổng Tử và học thuyết Nho giáo của ông, mặt khác lại đề cao quá mức Lão Tử – người chưa hề đưa ra triết lý nào ảnh hưởng tới nhân loại. Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng TQ từng viết: Hegel nói: “TQ không có triết học”. Tôi nhận định TQ không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà chiến lược.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Ngô Thế Vinh - Chân Dung Văn Học Như Phong Lê Văn Tiến Từ Tự Do Đến Khói Sóng

Hình 1_ từ trái: Như Phong tuổi thanh xuân và Như Phong 1990
chụp trước bức danh hoạ "Vườn Xuân Trung Nam Bắc" của Nguyễn Gia Trí 

[nguồn: tư liệu ĐQA Thái &Nguyễn Tường Giang]

TIỂU SỬ NHƯ PHONG
Như Phong Lê Văn Tiến, không rõ ngày sinh thật nhưng trên căn cước ghi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1923 tại Bắc Việt. Tên thật ít ai biết là Nguyễn Tân Tiến, sau do nhu cầu hoạt động cách mạng, đổi tên là Lê Văn Tiến. Từ 1945, Như Phong làm tuần báo Ngày Nay Bộ Mới ở Hà Nội, sau đó làm biên tập cho sở Thông Tin Bắc Việt. Năm 1954, di cư vào Nam, ban đầu làm cho Việt Tấn Xã, sau đó từ 1955 sang làm nhật báo Tự Do xuyên suốt cả hai thời kỳ cho tới 1963 khi Tự Do bị đóng cửa. Ngoài báo chí Việt ngữ, Như Phong còn là cộng tác viên của The China Quarterly, London (1964-1972); các bài viết của ông về giới Trí Thức Miền Bắc, về Phong trào Nhân văn Giai phẩm đã tạo nên tên tuổi ông trên diễn đàn báo chí quốc tế. GS Patrick J. Honey, Giám đốc Ban Việt ngữ BBC luôn là bạn đồng hành của Như Phong trong nhiều thập niên và cũng là người dịch sang tiếng Anh các bài viết của Như Phong. Sang tới Mỹ, Như Phong còn tham gia viết bài cho The Asian Wall Street Journal, Hong Kong (1994-1996).

Từ 1997 Như Phong là cố vấn biên tập cho Đài Á châu Tự Do / Radio Free Asia.

Sau nhiều năm tù đầy cuối cùng Như Phong cũng tới được Hoa Kỳ định cư vào năm 1994, ông mất ngày 18 tháng 12 năm 2001 tại Virginia Hoa Kỳ, thọ 78 tuổi.

Nguyễn Mạnh Hùng - “Ông Gió”

Ảnh “phù thủy chính trị” Như Phong với các bạn trẻ
của ông chụp năm 1968 trong buổi tiếp tân ngày cưới của Nguyễn Mạnh Hùng.
Từ trái: Tạ Văn Tài (nhìn ra phía khác), Đinh Thạch Bích, Trần Như Tráng,
Nguyễn Như Cương, Nguyễn Mạnh Hùng, Như Phong, Nguyễn Thượng Hiệp.

Các bạn thân và trẻ hơn ông thường gọi ông là “ông Như Phong” hay “ông Gió,” rất ít khi chúng tôi gọi ông bằng tên khai sinh của ông, là ông Tiến. Trong cách xưng hô, chúng tôi không gọi Như Phong bằng “anh” mà bằng “ông,” có lẽ bởi vì chúng tôi bắt chước lối nói của ông. Ông luôn luôn gọi chúng tôi bằng “ông,” cái “ông” bình đẳng và thân mật, chứ không phải khách sáo hay riễu cợt. Như Phong bình đẳng một cách thành thật, ông có cách làm san bằng khoảng cách tuổi tác, khiến chúng tôi thoải mái cư xử với ông như bạn mà không cảm thấy rằng mình “hỗn.” Ông dặn tôi, “ông là bạn vong niên của tôi.”  Có lần ông nói với tôi rằng “Chơi với ông và Tráng, tôi học được nhiều.” Dĩ nhiên, ông biết, chúng tôi cũng học của ông rất nhiều. Không những ông là một chuyên viên về đảng Cộng Sản Việt Nam mà là còn là một cuốn tự điển sống về những nhân vật chính trị miền Nam lúc bấy giờ. Vợ tôi là bạn học của cháu gái ông, mỗi khi đến nhà chơi thường gọi ông bằng “cậu.” Sau khi chúng tôi lấy nhau, Như Phong hay đến nhà tôi. Có lẽ muốn cho tôi thoải mái, ông bảo vợ tôi, “Bây giờ cô đã lớn và có chồng là bạn tôi, gọi tôi bằng anh được rồi, đừng gọi tôi bằng cậu nữa.” Ðiều này dĩ nhiên không được vợ tôi nghe theo. Nhưng Như Phong đã cho tôi một bài học về cách xử thế. Như Phong được nhiều người mến phục, nhưng khác hẳn với các bậc “đàn anh” hay “lãnh tụ” khác, cỡ lớn lẫn cỡ nhỏ, Như Phong không có đàn em. Tôi chưa hề nghe ông nhận ai là đàn em của mình, tất cả đều là bạn của ông, kể cả những người ít tuổi hơn ông và tài cán kém xa ông.


Võ Doãn Nhẫn - Sợi Tóc


Quan rời nhà Thiện đạp xe về hướng nhà Nhật Hà. Thiện nhờ anh báo tin cho Nhật Hà việc bán dùm nàng chiếc xe gắn máy lấy vàng làm vốn mua bán. Vào giờ này có lẽ Nhật Hà ở nhà và nhà là một gian nhà cổ rất rộng giữa một khu vườn sầm uất với những cây ăn trái xoài mít ổi vú sữa xa thành phố. Người chồng đi làm, công nhân viên nhà nước, hai đứa con đi học. Chỉ có bà cụ ngoài bảy mươi, mẹ chồng Nhật Hà, đang lui cui nhổ cỏ trong khu vườn rộng rãi u tịch. Quan dựng xe ngoài sân, im lặng lững thững bước lên mấy bực cấp sứt mẻ loang lỗ, vào nhà.

Nhật Hà đang lấy gạo nấu cơm, không trông thấy Quan. Anh đứng nhìn tấm thân người đàn bà trong chiếc áo ngủ tuy khá dài nhưng cũng khá mỏng để anh đoán bên trong chiếc áo không có một mảnh vải nào khác. Hoàn cảnh rất thích hợp, rất thuận tiện để tạo trong Quan một ham muốn.


Hà Kỳ Lam - Người Láng Giềng


Trong mười năm trên đất Mỹ nầy gia đình tôi đã đổi chỗ ở năm lần, kể cả chỗ ở đầu tiên được đúng hai ngày, và ba chỗ ở khác mỗi nơi trên một năm và không quá hai năm. Riêng chỗ ở hiện tại, chỗ ở thứ năm, đã chiếm hết phân nửa thời gian trong tổng số mười năm qua, vì chúng tôi quyết tạo dựng cơ ngơi tại đây. Và cũng chính tại chỗ nầy chúng tôi mới cảm được láng giềng là “gì”. Bốn chỗ ở trước nằm trong một thành phố lớn, Philadelphia thuộc Pennsylvania, mà cuộc sống xô bồ, tất bật làm cho con người chẳng buồn để ý đến nhau. Với lại, thị dân thì bao giờ tâm hồn cũng phóng khoáng hơn, dễ chấp nhận hơn, không cứng nhắc như những người tỉnh lẻ. Đó hầu như là định luật của các đô thị lớn. Cả với Sài Gòn của chúng ta ngày xưa nữa. Họ chấp nhận mọi người với những dị biệt riêng; họ xem những khách thập phương luân lưu – đi và đến – như một phần của cư dân thành phố.

Lại Nguyên Ân - Vài Ý Nghĩ Nhân Hội Thảo Về Tố Hữu

1
Kỷ niệm Tố Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn  nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?  

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Ngô Nhân Dụng - Bắc Kinh lo, Hà Nội sợ

Trước ngày Tòa Trọng Tài Quốc tế công bố quyết định về vụ Biển Đông, Cộng sản Trung Quốc đã vận động ngoại giao, biểu diễn vũ lực, đồng thời chỉ trích Mỹ can thiệp. Trung Cộng còn khoe đã được nhiều quốc gia ủng hộ, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Tất cả chứng tỏ giới lãnh đạo Bắc Kinh đang lo sợ dư luận thế giới.
Ông Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo, 戴秉) cựu phó thủ tướng Trung Quốc
Ông Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo, 戴秉) cựu phó thủ tướng Trung Quốc đặc trách ngoại giao qua thăm Mỹ một tuần trước ngày Tòa Trọng Tài tuyên án. Khi còn tại chức, Đới Bỉnh Quốc từng nói rằng Trung Quốc không bao giờ có tham vọng bá quyền trong suốt lịch sử; một lời dối trá trắng trợn. Hiện đang làm viện trưởng Đại học Tế Nam, Đới Bỉnh Quốc đã lập lại, ở một viện nghiên cứu tại Washington, rằng Bắc Kinh không chấp nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài xử vụ Biển Đông do Philippines kiện. Ông ta lại mạnh miệng mô tả phán quyết của án quốc tế ở Hòa Lan chỉ là “một mảnh giấy vô giá trị.”

Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 8 Những nhà cấu trúc Nga

Roman Jakobson sinh ngày 11/10/1896 tại Moscova, mất ngày 18/7/1982 tại Harvard. Say mê thơ từ rất sớm. Thời còn sinh viên, năm 1915, ông đã là một trong những thành viên xây dựng Câu lạc bộ ngữ học Mạc Tư Khoa, rồi câu lạc bộ ngữ học Pétrograd (1917).
Từ 1920 đến 1939, Jakobson bỏ Nga sang Tiệp Khắc, trở thành một trong những thành viên chính xây dựng Câu lạc bộ ngữ học Praha. Năm 1939, Hitler xâm chiếm Tiệp Khắc, Jakobson chạy lên Bắc Âu, cộng tác với Câu lạc bộ ngữ học Copenhague (Đan Mạch) do Hjelmslev xây dựng năm 1931. Từ 1942, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, dạy học ở đại học Columbia, rồi Harvard, và M.I.T (Massachusetts Institute of Technology).
Niên khoá 1942-1943, Jakobson và Lévi-Strauss cùng được mời dạy ở Ecole libre des hautes études de New York (Trường cao đẳng tự do New York)[1] và cùng dự thính những bài giảng của nhau. Lévi-Strauss viết: "Ở thời điểm đó, tôi chưa biết gì về ngôn ngữ học và cái tên Jakobson đối với tôi hoàn toàn xa lạ", nhưng ông đã nghe "Sáu bài giảng về âm và ý" (Six leçons sur le son et le sens) của Jakobson, và "nhờ những phát giác của ngôn ngữ học cấu trúc, [từ nay] tôi sẽ có thể kết tinh thành một hệ thống ý tưởng mạch lạc, những mộng mơ cảm thấy khi ngắm những bông hoa dại, ở biên thùy Luxembourg đầu tháng 5 năm 1940"[2].

Lê Công Định - VÌ SAO BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỚI BỊ HOÃN THI HÀNH?


Hôm qua lúc nghiên cứu vấn đề hoãn thi hành Bộ Luật Hình Sự gần đây, tôi đã phát hiện ra nguyên cớ chính của hành động vội vã triệu tập các Đại biểu Quốc hội, theo một trình tự vi hiến (về điều này tôi sẽ sớm đưa ra phân tích), nhằm biểu quyết dừng áp dụng bộ luật này ngay lập tức.
Như chúng ta đều biết, ngày hôm nay 1/7/2016 là thời điểm lẽ ra Bộ Luật Hình Sự ban hành năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Gần 100 lỗi trong bộ luật này thật ra mà nói đã được giới chuyên môn phát hiện và công bố từ lâu, nhưng không được nhà cầm quyền quan tâm và nhất là chưa thấy cần thiết phải hoãn thi hành để sửa đổi.

Vậy vì sao còn vài ngày trước 1/7/2016 bỗng dưng nhà cầm quyền cuống cuồng quyết định hoãn cấp tốc việc áp dụng Bộ Luật Hình Sự mới? Câu trả lời nằm ở sự kiện Formosa buộc phải thừa nhận lỗi gây ô nhiễm môi trường vào ngày được lựa chọn cẩn thận là 30/6/2016.

Trần Hồng Châu - SORBONNE


T
ôi yêu màu xám Paris của nửa chừng thế kỷ trong những năm 50, màu xám quen thuộc, màu xám huyền dịu mà H. Miller vẫn bùi ngùi cảm động nhắc tới như một nguồn thơ trìu mến, dìu dịu ngọt tuổi thanh xuân... Tôi yêu Sorbonne trước thời chỉnh trang đô thành của A. Malraux, Sorbonne chìm đắm trong màu xám ảo diễm đó, vừa mờ mờ ẩn hiện như sương đêm Bắc Hải, vừa trong sáng như những lâu đài, đình tạ trầm ngâm soi bóng bên bờ biển Địa Trung...
Có ai đi ngược về xuôi trên đường St Jacques dài bất tận trong những buổi sớm tuyết rơi ngập trời, với bóng dáng ngôi trường cổ kính, vươn mình trên nền trời đông như một hải thuyền tri thức giữa cơn phong ba vật chất của thời đại?

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

RFI - Biển Đông : Việt Nam và phán quyết của Tòa Trọng Tài

Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, La Haye, Hà Lan(wikipedia.org)
Ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Vậy Việt Nam sẽ phản ứng ra sao ? Sau đây là nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, khi trả lời các câu hỏi của báo giới, ngày 03/07.
1/ Theo giáo sư, Việt Nam theo dõi vụ kiện này ra sao?
Việt Nam theo dõi rất sát sao vụ kiện lên Tòa Án Trọng Tài La Hya. Trong vụ này, Việt Nam đã đệ trình lên Tòa một tuyên bố về các quyền lợi của mình và đã được phép gửi quan sát viên đến theo dõi các phiên điều trần. Việt Nam cũng đã chính thức tuyên bố là Tòa có thẩm quyền trong vụ kiện này.
Việt Nam cũng theo dõi xem các thủ tục này ảnh hưởng ra sao đến ổn định tại Biển Đông. Mọi đối đầu về chính trị-ngoại giao hoặc trên một lĩnh vực nào khác, sẽ có các tác động tiêu cực đối với môi trường an ninh trực tiếp của Việt Nam.

Nguyễn Quang Dy - Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh


Sau những tai họa giáng xuống đầu người dân mấy tỉnh miền Trung, xã hội Việt Nam lại càng phân hóa. Thay vì trên dưới một lòng để chung sức đối phó với thảm họa môi trường và đe dọa chủ quyền, để chống tham nhũng và cải cách thể chế, thì khủng hoảng lòng tin vẫn là vấn đề nhức nhối. Tuy quả bom nổ chậm Formosa đã được tháo ngòi, nhưng khối thuốc nổ vẫn còn đó. Người dân trong vùng bị nạn vẫn “sống trong sợ hãi”. Chủ quyền quốc gia vẫn đang bị đe dọa. Người ta vẫn hành xử vô cảm và vô minh, như vô can và vô tội.
Hệ lụy của tai họa môi trường
Trong khi thực phẩm, hoa quả bị nhiễm độc, thì nước đóng chai cũng bị nhiễm chì (như vụ URC và C2). Nay không ai còn dám ăn hải sản và tắm biển miền Trung (trừ quan chức địa phương muốn diễn trò hề). Nhiều người dân còn lo xa dự trữ cả nước mắm và muối, trong khi nước biển, nước sông và không khí đều bị ô nhiễm. Không phải chỉ có “người Trung quốc xấu xí” đầu độc thế giới, mà người Việt Nam tham lam cũng đang đầu độc lẫn nhau một cách hồn nhiên. Không biết từ bao giờ người ta đã trở thành tham lam, vô cảm đến tàn nhẫn. Đồng tiền mất giá không đáng lo ngại bằng mất nhân cách và nhân quyền.

Mai Thái Lĩnh - Bà nghị sĩ và Tập đoàn Formosa

Bài viết sau đây của Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của Tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam:- Formosa đã bị tai tiếng rất nhiều vì tội phạm hủy hoại môi trường;- Ngay ở Đài Loan đã nổ ra những cuộc phản đối Formosa dữ dội, ngoài việc bắt đền tiền đã khởi kiện và yêu cầu đóng cửa;- Sự phản đối của dân Đài Loan với Tập đoàn Formosa không chỉ đơn thuần về kinh tế và môi trường. Về nguồn gốc Formosa thuộc phái thân Hoa lục độc tài cực đoan, đối lập với Đảng Dân Tiến Đài Loan có tính chất thân dân chủ, và bảo vệ môi trường, bảo vệ dân sinh.Đọc xong, không thể không bật ra câu hỏi: Các cấp lãnh đạo ở Việt Nam khi chấp nhận cho Tập đoàn Formosa lập một khu liên hợp công nghiệp, độc quyền vận hành trong 70 năm, tại một vùng hiểm yếu về an ninh như Vũng Áng, các vị có biết những thông tin này không, có biện pháp cảnh giác gì tương xứng không, hay chỉ nhìn thấy một mối lợi trước mắt nào đó? Hay là… còn gì gì nữa, để đến nay đã thành thảm họa, dễ chừng 50 năm nữa chắc gì đã gột rửa xong? - H.S.P
Ngày 16/6/2016, trong một cuộc họp báo tại Đài Bắc, ba nghị sĩ của Đảng Dân Tiến (hiện đang cầm quyền) đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ Đài Loan chỉnh đốn hoạt động của các nhà đầu tư ở hải ngoại, vì các cáo buộc cho rằng hàng triệu con cá chết tại Việt Nam là do một nhà máy thép của Tập đoàn Formosa gây ra.
Hình 1: (Từ phải qua trái) Bà Tô Trị Phần, 
bà Vưu Mỹ Nữ và ông Ngô Côn Dụ. Người thứ tư 
ngồi kế ba nghị sĩ là Linh mục Nguyễn Văn Hùng (người Việt Nam).

Ba nghị sĩ đó là Tô Trị Phần (Su Chih-fen 蘇治芬)[1][i], Vưu Mỹ Nữ (Yu Mei-nu 尤美女) và Ngô Côn Dụ (Wu Kun-yu 吳焜裕).
Câu hỏi đặt ra là: tại sao các nghị sĩ Đài Loan này lại quan tâm đến các ngư dân Việt Nam? Và tại sao cách đây không lâu, Tập đoàn Formosa vẫn hùng hồn tuyên bố chuyện cá chết tại Việt Nam là do “thủy triều đỏ”, không liên quan gì đến nhà máy thép của Formosa Hà Tĩnh, vậy mà từ sau cuộc họp báo đó, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã thay đổi thái độ, thừa nhận cá chết là do chính họ?
Hãy thử lý giải hiện tượng này bằng cách tìm hiểu mối liên hệ giữa nhân vật quan trọng nhất trong buổi họp báo (bà Tô Trị Phần) với Tập đoàn Formosa, thông qua một số tài liệu nghiên cứu và tin tức trên báo chí Đài Loan.

Mai Loan - CUỘC BỎ PHIẾU CHẤN ĐỘNG TẠI ANH QUỐC


Có lẽ hơn lúc nào hết người ta có thể chiêm nghiệm về cái lẽ vô thường trong đời sống trên thế gian này để thấy sự chính xác, dù rằng nó có thể đến nhanh hay chậm, hoặc bất ngờ và tiệm tiến là tuỳ theo những yếu tố đa dạng và phức tạp diễn ra trước đó. Nói một cách khác, mọi sự trên đời này xảy ra là tuỳ vào nhiều yếu tố nhân duyên kết thành theo một chuỗi trùng trùng duyên khởi rồi hội tụ lại để dẫn đến kết quả nhiều khi tưởng chừng như bất ngờ hoặc không thể nào tiên đoán nổi.
Điều này giải thích một phần nào sự hưng thịnh của những triều đại, sự tồn vong của những chế độ dù hùng mạnh hay độc tài đến mấy rồi cũng có thể sụp đổ tan tành mau chóng, những hoạt cảnh “lên voi xuống chó” của nhiều chính trị gia theo như cách gọi khá bình dân của người dân trong nước.

VOA - Giám đốc FBI biện hộ cho quyết định không khởi tố bà Clinton

Giám đốc FBI James Comey làm chứng tại Điện Capitol ở Washington, 
ngày 7 tháng 7 năm 2016, trước Ủy ban Giám sát Hạ viện để biện hộ 
cho quyết định không khởi tố bà Hillary Clinton.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ đã biện hộ cho quyết định của mình không theo đuổi cáo buộc hình sự nhắm vào bà Hillary Clinton về việc bà ta xử lý những thông tin an ninh quốc gia được bảo mật trong khi còn là ngoại trưởng, mặc dù ông nói rằng những nhà điều tra nhận thấy bà ta "hết sức bất cẩn" trong việc sử dụng máy chủ email riêng tư không được bảo mật.
Giám đốc FBI James Comey hôm thứ Năm cho một ủy ban của Hạ viện biết rằng sau cuộc điều tra kéo dài một năm, những nhà điều tra kết luận không có bằng chứng cho thấy bà Clinton, giờ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, hay những phụ tá của bà có ý định phạm luật chống lại việc tiết lộ những tài liệu mật của Mỹ. Những nhà điều tra tìm thấy 113 tài liệu mật trong hơn 30.000 email của bà Clinton mà họ xem lại trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới năm 2013 khi bà Clinton là nhà ngoại giao hàng đầu của đất nước.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Thục Quyên (SAVE VIETNAM´s NATURE) - Kẻ đào mồ chôn Biển, Cá và Người Việt tên là MCC

MCC là Metallurgical Corporation of China Ltd. Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Hoa.
Tất cả tin tức liên quan đến vai trò của MCC trong dự án Khu liên hợp Gang Thép và Cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh, được đăng tải rõ ràng, không thiếu phần kiêu hãnh, trên trang nhà của MCC.
MCC là một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, chuyên ngành về thiết kế, đấu thầu và xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất giấy, chế tạo thiết bị, phát triển địa ốc. MCC là một trong những nhà sản xuất thiết bị lớn nhất, là nhà tiên phong cũng như sức mạnh chính của nền công nghiệp luyện kim Trung Quốc và là doanh nghiệp nhà nước duy nhất được vận chuyển những công ty sản xuất bột làm giấy và giấy tại Trung Quốc và ở nước ngoài.

Cát Linh/RFA - Ai có thể kiện Formosa và toà án nào có thẩm quyền xét xử?

Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Sự kiện thảm hoạ môi trường ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh do công ty nhà máy thép Formosa gây nên vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong dư luận, nhất là đối với những luật sư và những nhà hoạt động xã hội. Tất cả những gì họ cần là “một vụ kiện” vì họ cho rằng “Formosa có thể đã phạm luật hình sự Việt Nam.”
Một số luật sư đã tiến hành giúp các ngư dân là người bị thiệt hại trực tiếp làm đơn khởi kiện Formosa.
Hoặc có người với tư cách cá nhân đứng ra làm đơn “tố giác tội phạm” đối với Formosa.
Vấn đề khả thi của vụ khởi kiện này như thế nào, Toà án nào có thẩm quyền xét xử?

Thiện Tùng - Tiếng kêu thê thiết của “đàn chim non”


“Chúng con cần được học!”; “Chúng con rất muốn đến trường!”; “Tại sao lại tước quyền đi học của chúng con?”; “Đã 2 năm nay, tại sao chúng con không được đến trường?”... - Người viết cảm nhận, đó là những tiếng kêu thê thiết, những câu hỏi tự đáy lòng của 156 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 ở thôn Đông Yên, tụ tập trước cửa trường Trung học Cơ sở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 4/7/2017.
Các em học sinh hiếu học bị đuổi học, dâng yêu sách trước cổng trường
Ở Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang xa xôi, tôi không có điều kiện trực tiếp chứng kiến cảnh tượng xé ruột, tan lòng nầy. Khi nhìn vào bức ảnh, tôi luôn trăn trở, chua xót, bàng hoàng.
Gọi đây là “cuộc biểu tình của trẻ con” cũng không sai, nhưng gọi “trẻ con hiếu học làm reo trước cổng trường” thì sát hợp hơn với lứa tuổi? Với một đám trẻ, trang phục đậm nét học sinh, trên tay cầm những tờ giấy, chẳng làm gì hơn ngoài xin được đi học. Ấy vậy mà công an phải cải trang rầm rập phong tỏa, khống chế, nộ nạt chúng. Thay vì công an mặc sắc phục nghiêm chỉnh, dùng lời hay lẽ phải, nhỏ nhẹ nói với chúng, gieo vào lòng chúng ít nhiều thiện cảm đối với người Công an Nhân dân có tốt hơn không?

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Ân Nghĩa & Oán Hận

Sau gần một thập niên giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo đã hạ ... cánh an toàn, và để lại (hơi) nhiều điều tai tiếng. Người kế nhiệm, ông Nguyễn Đức Chung, tuy mới nhận việc chưa lâu nhưng đã được dân chúng và nhiều ban ngành đoàn thể “hoan nghênh” và “ngợi khen” không ngớt – theo như nguyên văn cách dùng từ của giới truyền thông thuộc nhà nước Việt Nam:
Hôm nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung sẽ ký quyết định tuyển dụng đặc cách vợ của phi công Trần Quang Khải vào dạy tại trường Chu Văn An.
Trước nỗi đau, mất mát to lớn về con người sau khi sự ra đi của phi công, Đại tá Trần Quang Khải (thuộc Trung đoàn không quân 923, Quân chủng Phòng không - Không quân, đóng tại sân bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) gặp nạn khi luyện tập nghiệp vụ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có quyết định kịp thời để động viên, chia sẻ với thân nhân gia đình phi công Trần Quang Khải vơi đi nỗi đau, vượt lên khó khăn trong cuộc sống...
Trước việc làm kịp thời của người đứng đầu chính quyền UBND TP Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng hết sức ghi nhận và hoan nghênh về chủ trương rất kịp thời này của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng  các sở, ban ngành liên quan.
Sau khi biết được chủ trương rất kịp thời từ Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, nhiều bạn đọc đã gửi những lời cảm ơn, chia sẻ về nghĩa cử cao đẹp đáng ngợi khen của vị lãnh đạo này.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (trái) nhận lời chúc mừng của người tiền nhiệm Nguyễn Thế Thảo. Ảnh và chú thích: báo Kinh Doanh 

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Ngô Nhân Dụng - Vô liêm sỉ

Cách kết thúc cuộc điều tra tai họa Formosa của đảng Cộng sản Việt Nam phải gọi đúng tên là: Vô liêm sỉ!
Họ là một băng đảng nắm chính quyền, trong mấy chục năm qua đã đàn áp tàn nhẫn những nông dân kéo nhau tới trụ sở đảng để khiếu nại tiền bồi thường đất đai không thỏa đáng. Đó là một băng đảng đã bắt bớ, giam cầm, hành hạ, tra tấn bao nhiêu thanh niên, trí thức chỉ vì người ta can đảm biểu tình đòi bảo vệ đất đai, biển, đảo của tổ tiên. Bây giờ, chính băng đảng đó lại mở miệng nói rằng trong vụ công ty Formosa tàn hại môi trường biển bốn tỉnh miền Trung sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ một người nào, vì “chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.” Tư bản ngoại quốc thì họ thấy “chạy lại” còn những người dân oan khuất đều bị coi là “chạy đi” tất cả! Đối xử độc ác với dân, nhưng “rộng lượng” với những tay ôm túi bạc kè kè. Đó là một chính quyền vô liêm sỉ.

Tuấn Khanh - Quê hương này không để bán

Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.

Âu Dương Thệ - Hội nghị Trung Ương 3: Phải đưa ngay vụ Formosa gây ra thảm trạng môi trường lên bàn nghị sự!

Nguyễn Phú Trọng là cái gương rất xấu, đụng đâu hỏng đó!

Sáng 4.7 Hội nghị trung ương (HNTU) 3 đã họp để bàn về qui chế làm việc toàn Khóa 12 (2016-21) của Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương, Ủy ban kiểm tra trung ương và qui định các công tác giám sát và kỉ luật của đảng.[1] Người đứng đầu chế độ đã chọn đúng thời điểm cho HNTU 3, để nó chỉ diễn ra vài ngày sau cuộc Họp báo ngày 30. 6 công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt với lời hứa của Ban giám đốc công ti Formosa bồi thường 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.[2] Trong dịp này các cơ quan của đảng và nhà nước đã coi như là một thành công lớn. Nhờ thế Nguyễn Phú Trọng hẳn sẽ hồ hởi trước HNTU coi thắng lợi này là sự lãnh đạo của chính mình!
Chính vì thế trong chương trình làm việc 5 ngày của HNTU 3 đã không có một điểm nào nói tới thảm họa môi trường từ đầu tháng 4.16, mặc dầu đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở VN, gây thiệt hại sức khỏe, tài sản và môi trường sống trực tiếp cho hàng triệu người dân bốn tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị và Thừa thiên-Huế; đồng thời còn tạo những nguy hại về lâu dài về nhiều mặt cho nhân dân cả nước. Như thế rõ ràng đối với người cầm đầu chế độ, thảm họa môi trường trước sau vẫn không phải là vấn đề bận tâm lớn. Thái độ bàng quang, ngang ngược và vô cảm lần này của Nguyễn Phú Trọng giống hệt thái độ ngông nghênh và lấp liếm của ông về tình hình biển Đông. Mặc dầu Bắc Kinh ngày càng công khai xâm lấn biển Đông nhưng bẩy năm trước ông Trọng vẫn hô lớn „Tình hình biển Đông không có gì mới!“.

Bùi Tín - Dưới biển, trên trời còn nhiều ‘ẩn số’!


Các nhà lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh xin lỗi về sự cố môi trường.
Thế là theo hy vọng của Bộ Chính trị Hà Nội, cuộc khủng hoảng cá chết miền Trung coi như kết thúc với cuộc họp báo ngày 30/6. Bộ Công an, Ban Tuyên giáo TƯ đã tính toán kỹ, chỉ ra chuyện "phập phù điện" quen thuộc để coi là thủ phạm duy nhất của thảm họa ven biển miền Trung. Chẳng lẽ lại mang "dòng điện phập phù" ra tòa để trị tội ? Coi như hòa cả làng.
Để xoa dịu dư luận, chính quyền CS và Công ty Formosa ngã giá bồi thường nửa tỷ đô la, coi như một sự đền bù phải chăng, sòng phẳng. Theo đúng chính sách bá quyền kết hợp củ cà rốt và cái gậy, trước khi đưa ra ½ tỷ đô la, bộ Công an họp đe dọa những kẻ "phản động lợi dụng lòng dân để kích động quần chúng chống đối và gây biểu tình".

HẠ LONG Bụt sĩ - CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CHO VN 2015-2035

Do NGÂN HÀNG THẾ GIỚI World Bank đề xuất  
Cũng không ngoài chủ đạo Đồng Tôn-Đồng Quy-Đồng Tiến của truyền thống Việt.

Trong năm 2015, nhóm chuyên gia kinh tế trong nước cùng Ngân Hàng Thế Giới WB đã đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam trong 20 năm tới, 2015-2035 ( New Report Layout Path for VN to reach Upper Middle Class Income Status in 20 years do Jim Yong Kim soạn) hướng vào 4 trọng điểm:
1- Chính quyền có năng lực và trách nhiệm (capable and accountable state)
2- Nhằm tiến tới một quốc gia thịnh vượng, sáng tạo với tầng lớp Trung lưu thu nhập cao (a prosperous creative upper middle class income)
3- Tiến tới một xã hội công bằng quy tụ mọi thành phần (an equitable and inclusive society)
4- Bảo vệ môi trường Không khí - Đất - Nước
( xem sơ đồ Infographic trên mạng WB)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Bùi Văn Phú - Độc lập, tự do và hạnh phúc

Independence Hall ở Thành phố Philadelphia
nơi Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
được công bố cách đây 240 năm (ảnh Bùi Văn Phú).
Sau ba tháng sống qua các trại tị nạn, tôi đến Mỹ vào mùa hè năm 1975. Khi đó ra đường thấy những trạm đổ xăng mang thương hiệu số 76 trên quả cầu tròn mà không hiểu và thấy lạ, vì nhắc đến xăng dầu khách đi đường thường quen với tên của những công ti như Shell, Caltex hay BP, Chevron. Sau mới hiểu ra thương hiệu 76 là mang tinh thần độc lập của người Mỹ được công ti Union Oil ở California chọn đặt tên từ những năm 1932.

Một năm sau khi định cư tại Hoa Kỳ, năm 1976 là dịp kỷ niệm 200 năm ngày khai sinh Bản Tuyên ngôn Độc lập nên nước Mỹ tổ chức rất nhiều sinh hoạt chào đón Lễ Độc lập, nhưng tôi chỉ nhớ nhất là được đi xem bắn pháo bông rực rỡ trên bầu trời San Francisco. Còn những món ăn truyền thống trong ngày lễ hội này thì chưa được biết đến nhiều, hay cũng vì chưa quen ăn.

Bà Phạm Chi Lan: Cần làm rõ những ai đã 'ưu đãi' cho Formosa gây thảm họa môi trường

Muốn đánh giá một Chính phủ có thật "đã làm rất tốt việc bắt Formosa phải cúi đầu chịu tội trước người dân Việt Nam" hay không thì theo chúng tôi, không nên chỉ nhìn vào sự thay đổi thái độ bề ngoài của cái Công ty nổi danh lỳ lợm trong việc gieo rắc tai họa cho thế giới này, mà phải đánh giá thật khoa học tương quan giữa sự đền bù thiệt hại do chính họ chấp thuận, cùng những việc họ hứa sẽ làm sau khi cúi đầu nhận lỗi, với quy mô và mức độ thiệt hại mà họ đã gây ra cho đất nước chúng ta.

500 triệu đô la thật chưa thấm vào đâu so với cả một vùng biển miền Trung từ Vũng Áng đến Đà Nẵng - và có thể xa hơn nữa - bị nhiễm độc mà chưa biết bao giờ mới có thể tự giải độc, bao giờ biển mới có thể phục hồi; so với sự thất nghiệp của bao nhiêu ngàn hộ ngư dân cả người lớn và trẻ em trong ba tháng trời xảy ra sự cố tính đến thời điểm hiện nay và đến bao nhiêu lâu nữa chưa thể biết được, nó làm xáo trộn đời sống nhiều mặt của ít nhất một phần ba dân chúng Việt Nam, xô đẩy vô vàn số phận người Việt vào tình thế bất trắc; so với tình trạng ế ẩm, mất khả năng xuất khẩu, tức là bị triệt tiêu, của toàn ngành hải sản cùng với bao nhiêu thương phẩm khác đi cùng với nó không phải chỉ một nơi nào mà trên khắp đất nước...

Vì thế, chưa thể vội kết luận đây là một lo toan thực sự "vì hạnh phúc người dân" của Nhà nước Việt Nam, trái lại, còn quá nhiều khuất tất đáng ngờ cần được làm rõ qua vụ nhận lỗi có vẻ "đóng trò" này (chẳng hạn, trong vòng ba tháng biết đâu đã có một thỏa thuận ngầm, trong đó nguyên nhân thật sự của biển nhiễm độc và cá chết, và cả kẻ thủ ác đích thực là ai, đã được giấu nhẹm đi với cái giá 500 triệu đô la bèo bọt, v.v. đại loại như vậy).

Trong giới hạn của vấn đề đang bàn, chúng tôi xin đề xuất: nếu Nhà nước không chủ động khởi kiện Formosa ra Tòa án quốc tế nhằm trả lại quyền lợi và danh dự cho dân chúng một cách tương xứng, thậm chí bắt Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn; nếu không truy tố những quan chức bất lương đã làm hậu thuẫn cho Formosa vào trú đóng tại Vũng Áng với những ưu đãi bất thường; nếu không truy tố những kẻ đã chỉ huy công an đàn áp tàn bạo dân Việt xuống đường trong những ngày tháng 5 chỉ nhằm đòi hỏi Formosa phải trả lời minh bạch ngay sau khi xẩy ra vụ việc tồi tệ cá chết; và nếu cũng không chính thức lên tiếng xin lỗi vì những lời vu cáo bỉ ổi của truyền thông nhà nước đối với đông đảo trí thức nhân sĩ từng lên tiếng phê phán thái độ lập lờ trịch thượng của Formosa... thì dân chúng và người đại diện cho dân chúng tất sẽ phải cùng nhau đứng lên làm việc đó kỳ cho đến khi nào đạt được kết quả như mong muốn, để thực thi quyền làm chủ chính đáng của mình mà người cầm quyền cộng sản các đời đều đã trang trọng ghi vào Hiến pháp.
Bauxite Việt Nam

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
 "Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ của Formosa là ai để đưa ra quyết định cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào nữa, cũng như những cá nhân, tổ chức nào buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa ra những "ưu đãi" cho Formosa để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay" chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định.

Lê Công Định - Chất vấn Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà

Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà
Khi được hỏi về số tiền bồi thường của Formosa, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói:
"Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm. Đây là sự phối hợp chặt chẽ, bài bản, đúng luật pháp và thông lệ quốc tế. Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm, cam kết bồi thường 500 triệu USD, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường việc xử lý ô nhiễm biển, phục hồi hệ sinh thái, cam kết khắc phục tất cả những tồn tại của hệ thống xử lý chất thải cũng như nâng cấp công nghệ để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự."

Lê Phan - Chờ ngày phán quyết


Tòa Trọng Tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 
tuyên bố hôm giữa tuần là họ sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 12 tháng 7 tới đây.

Trong suốt mấy tháng nay, Trung Cộng đã cố gắng hết sức để vận động, ép buộc và mua chuộc nếu cần các quốc gia, không những trong vùng mà bên ngoài vùng nữa, lên tiếng ủng hộ lập trường của họ ở Biển Đông. Lập trường này, như chúng ta biết, căn bản là không cần một cơ quan quốc tế nào can thiệp vào và mọi tranh chấp phải được giải quyết trên căn bản song phương, qua điều đình. Dĩ nhiên ai cũng biết điều đình song phương giữa ông khổng lồ Trung Cộng và các nước nhỏ láng giềng thì ai có ưu thế hơn.

Nguyễn Hoài - Hệ sinh thái biển miền Trung: Nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn


TP - Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.
San hô bị chết dưới đáy biển Bắc Trung bộ. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Từ ngày 4 đến 15/5, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) khảo sát quần thể sinh vật cũng như rặng san hô ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

NGÔ THẾ VINH - GIỮA HAI THẾ KỶ 55 NĂM HỘI HOẠ NGUYÊN KHAI VẪN CHẤT THƠ NGÀY ẤY


TIỂU SỬ NGUYÊN KHAI
Tên thật Nguyễn Phước Bửu Khải, sinh ngày 01.09.1940 tại Huế. Nguyên Khai theo học hai năm đầu tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế (1960-1961), chuyển vào học năm thứ ba và thứ tư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định (1962-1963). Huy chương Đồng Triển lãm Mùa Xuân Saigon1963, cũng là năm Nguyên Khai tốt nghiệp tại trường này. Là một trong những thành viên sáng lập và là khuôn mặt nổi bật của Hội Hoạ sĩ Trẻ Việt Nam từ 1966. Nguyên Khai hầu như tham dự tất cả những cuộc triển lãm hàng năm do Hội Hoạ sĩ Trẻ tổ chức (1965-1975) cùng với các cuộc triển lãm tranh khác của Alliance Française 24 Gia Long Saigon, Centre Culturel Français trên đường Đồn Đất, Goethe Institute đường Phan Đình Phùng (1968-1975). 
Nhà phê bình hội hoạngười Pháp Marc Planchon, người rất gắn bó với những khuôn mặt tài năng của Hội Hoạ sĩ Trẻ Việt Nam, trên trang báo Journal d' Extrême Orient 01.10.1964 đã viết về Nguyên Khai cách đây 52 năm [1964]:
"Anh vừa đúng 24 tuổi và thân hình mảnh mai như thiếu ăn, với cái nhìn nóng bỏng ấy trên một khuôn mặt gầy guộc khiến người ta nghĩ tới những sinh viên thời Trung cổ, ở thời kỳ triết học kinh viện, được nuôi dưỡng bằng những ý tưởng thăng hoa hơn là ham muốn, trong nỗ lực hướng tới tri thức, thấy hạnh phúc xây dựng luận lý trên những tiền đề tưởng tượng, hơn là chỉ chú trọng vào sự kiện vật chất trong thực tế phẳng lì của nó."
"Il a tout juste vingt-quatre ans et, d'apparence, cette maigreur famélique, et ce regard brûlant dans un visage emacié qui font songer à ces escholiers moyennanageux, des temps scholastique, plus nourris d' idées effervescentes que de bonne chair, dans leur effort vers la connaissance, plus heureux de constructions logiques sur des prémises imaginaires, que de considérer simplement le fait matériel dans sa plate réalité."  

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH - NGUYỄN DU QUA MỘ KỲ LÂN


Trên đường đi sứ năm Quý Dậu (1813) , Nguyễn Du đi qua tỉnh Hà Bắc trong khoảng thời gian 21-9 ÂL, đến ngày 4-10 thì đến Bắc Kinh. Nguyễn Du đi ngang qua mộ con kỳ lân. Kỳ lân là một giống linh thú, không dẫm lên vật sống, không bẻ cành cây tươi, nên gọi là giống thú có nhân. Chỉ khi nào có thành nhân ra đời thì kỳ lân mới xuất hiện.  Do đó kỳ lân được tượng trưng cho điềm lành báo hiệu thời thịnh trị. Kỳ lân đứng hàng thứ nhì trong 4 con linh thú : Long, Lân, Qui, Phụng. (Rồng, Kỳ Lân, Rùa lớn, Phượng hoàng.) Trên các bình phong trước đình miếu, vẽ đắp nổi hình Kỳ lân : đầu rồng, thân ngựa con, có vẩy cá. Ở Tây phương, gọi là con licorne, tạm dịch là con lân, hình như ngựa con có sừng trắng trước đầu cũng là con vật huyền thoại, vẽ dệt trên bộ thảm đỏ danh tiếng ở Viện Bảo Tàng Cluny, Saint Michel, Paris.

Nguyễn Minh Cần - "Bật Mí"


Ngày Tết được đọc những giai phẩm xuân vừa đẹp vừa hay, như Người Việt, Thế Kỷ 21, Việt Tide... thì thật là thú vị! Thú vị còn hơn “thịt mỡ dưa hành...”!
Để cảm tạ các bạn làm báo đã đem lại cho độc giả những phút giây đầy khoái cảm, với tư cách một người đọc tôi xin... “bật mí” ở đây một điều nhân đọc bài của Phạm Xuân Đài trong Thế Kỷ 21 số Xuân Nhâm Ngọ vừa rồi.
Trong bài “Đọc Lại Những Bài Báo Xưa Của Vũ Trọng Phụng,” nhà văn họ Phạm viết: “Tại miền Nam các tác phẩm của ông (Vũ Trọng Phụng - NMC) được in đi in lại nhiều lần, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, ... Trong khi đó tại miền Bắc, từ khoảng cuối thập niên 1950 không hiểu vì lý do gì và nhân danh cái gì, đảng Cộng sản (ĐCS) đã ra lệnh cấm toàn dân không được đọc Vũ Trọng Phụng, cấm sách của ông không được lưu hành, và dĩ nhiên dẹp bỏ luôn cả việc nghiên cứu, tìm hiểu tác giả này...” (tr. 186, TK21 số 153 & 154).

An Phú Vang - Nội Ngoại


Tôi có người cậu họ quậy sập trời thời đi học. Lớn lên đi lính về Sư Đoàn 3 Bộ Binh, đóng ở rừng núi Quảng Nam, cậu quậy tiếp. Về phép bệnh viện, phép “tự ký” cậu hay ghé thăm mẹ tôi. Bà ta cứ nhìn người em họ, lắc đầu hoài.
Có hôm cậu mang bạn về. Hai người cùng đơn vị với nhau. Anh đó người Huế, thiếu úy đại đội trưởng. Vì đường xá xa xôi, phương tiện di chuyển giữa Đà Nẵng - Huế hơi khó khăn nên anh không tiện về thăm nhà ngoài đó. Chẳng biết sao tôi nhớ anh lính này hoài. Anh ta dong dỏng cao, dáng nghệ sĩ. Buổi chiều ở hiên nhà mẹ tôi, đôi khi anh líu lo bài Ly Rượu Mừng. Anh hát thiết tha lắm như mượn lời ca gửi gấm gì về bên kia đèo ải. Đến đoạn "kìa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu trông con mắt hoen lệ nhòa..." mắt anh buồn thiu. Nỗi buồn mà những ngày nằm núi nằm rừng ngoái về cố hương tôi mới cảm được. Thì ra ca sĩ đâu phải chỉ cần "nhất thanh nhị sắc." Một thứ khác quan trọng không kém là hồn, là sống với những gì mình hát!

Ngọc Dung và Phạm Xuân Đài - TRĂNG HOÀNG THÀNH

Tôi có một cô em, Ngọc Dung, rất bén nhạy đối với cái đẹp, dù là trong thi ca, âm nhạc hay hội họa, và cả đối với thiên nhiên. Bất cứ vẻ đẹp nào cũng có thể làm Dung xao xuyến, có khi nước mắt tự động ứa ra như sự đáp lại từ tình cảm của mình trước vẻ đẹp mà Dung đang chiêm ngưỡng. Đó là một tâm hồn rất nhạy cảm đối với nghệ thuật.
Vừa rồi tôi có cơ may được sở hữu một bức tranh của họa sĩ Nguyễn Đình Thuần, bức Trăng Hoàng Thành. Ngọc Dung và tôi đều thích bức tranh, đã cùng nhau trao đổi một số cảm xúc và nhận xét mà bức tranh mang lại.
Tạm đúc kết những ý kiến trao đổi ấy --qua điện thoại lẫn qua e-mail-- thành một bài viết, chúng tôi đồng ý đây là bài viết chung, ký tên cả hai người. (P.X.Đ.)

Trăng Hoàng Thành, tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Đình Thuần, 
24 x 20 inches, 2014.


Phạm Xuân Đài: Trăng Hoàng Thành, chỉ cái tên đó cũng đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Mặt trăng, ánh trăng tự nó đã là huyền ảo, vì chỉ có vào ban đêm và ánh sáng của nó êm dịu không mang nhiệt lượng. Người ta làm việc trong ánh sáng mặt trời, nhưng thưởng ngoạn cuộc sống trong ánh trăng. Trăng là thế giới của an nhàn nghỉ ngơi và mơ mộng, của những rung động thi ca và cảm hứng nghệ thuật.

Hoàng thành là một gợi ý khác, dẫn ta về quá khứ. Vua chúa, thành quách là những tên gọi dễ gây lòng hoài cổ, vì những cái đó chỉ diễn ra trên một sân khấu xa xưa, từ hàng thế kỷ trước. Nhưng các ký ức và vẻ đẹp của thời kỳ đó còn đầy trong tâm tưởng con người hiện đại.

Bức tranh đã đem lại một xúc động mãnh liệt nơi Dung. 

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Ngô Nhân Dụng - Formosa: Đánh bùn sang ao, miệng ăn tiền


Gần ba tháng sau khi cá chết tràn ngập bờ biển, chính quyền cộng sản mới công bố: Công ty Formosa chịu trách nhiệm!
Ngay từ đầu, người dân Hà Tĩnh đã kết luận thủ phạm chính là nhà máy gang thép của Formosa! Một ngư dân đã nhìn thấy tận mắt ống dẫn chất thải của công ty này đổ nước đỏ lòm dưới đáy biển! Một người đã chết vì bị nhiễm độc khi lặn dưới biển gần các ống cống đó. Nhưng lúc đó, phản ứng đầu tiên của chính quyền Hà Nội là chạy tội cho thủ phạm! Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hà Tĩnh còn đi thăm giao hảo với ban giám đốc Formosa mà không thèm ngó đến hàng ngàn ngư phủ mất nguồn sống! Ngay trong tháng Tư, ba tuần lễ sau khi dân nhìn thấy tai họa, thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường trong chính phủ Hà Nội còn họp báo nói rằng, sau khi đã thử nghiệm và thâu lượm bằng chứng, không có gì chứng tỏ chất thải từ nhà máy của Formosa liên can đến vụ cá chết! Ông ta còn lớn giọng giải thích bằng hai nguyên nhân khác: Một là chất độc do con người thải ra (không nói những người đó là ai, nhưng Formosa đã được miễn tội rồi); hai là hiện tượng rong biển gây thủy triều đỏ (một điều bị các chuyên gia về biển gạt bỏ ngay). Ông ta còn cam kết nước biển không có dấu hiệu nhiễm độc hơn mức bình thường, trong khi chính quyền tỉnh Thừa Thiên nói trên đài truyền hình rằng các chất độc ammonium và chromium trong nước đã lên cao quá mức.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Quê hương này không để bán

Nhạc sĩ Tuấn Khanh (ảnh: Uyên Nguyên)

Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.
Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.

Hoàng Tuấn Công - "Chó Khôn Tha Cứt Ra Bãi"


Tục ngữ Việt Nam có câu: "Chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà". 

"Từ điển thành ngữ và tục ngữ" (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào-NXB Văn hoá-2000), giải thích nghĩa bóng: "Việc làm dại dột ngu ngốc (thường dùng khi mắng chửi con cái dại dột)". "Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh-2010) giảng giải: "Chó hễ tinh khôn thì con nào cũng ưa tha chỗ cứt ăn chưa hết ra bãi (cho nhà đỡ bẩn); chó hễ khờ dại thì con nào cũng ưa tha chỗ cứt đang ăn dở từ ngoài bãi về nhà (để để dành). Hay dùng với ẩn ý: "Lũ thuộc hạ tinh khôn thường che giấu mọi chuyện chưa ổn của chủ (cho thiên hạ khỏi thấy); lũ thuộc hạ khờ dại thường mang mọi chuyện chưa ổn của chủ ra kể hết với người ngoài".

Phê bình văn học thế kỷ XX - Chương 8: Những nhà cấu trúc Nga

Chữ thuyết cấu trúc (stucturalisme) được dùng để chỉ lý thuyết ngữ học coi tiếng nói như một tổ chức tự trị có cấu trúc riêng, trong đó những liên hệ được xác định trên ba tầng: âm tố (phonème), từ tố (morphème) và câu (phrase).
Roman Jakobson (1896-1982) coi Charles Sanders Pierce (1839-1914) là một trong những người tiên phong trong sự phân tích cấu trúc ngôn ngữ. Tuy nhiên, đối với đa số giới nghiên cứu, hai người khai sinh ra cấu trúc học là Lévi-Strauss và Jakobson.
Claude Lévi-Strauss (1908-2009), cha đẻ nhân chủng học cấu trúc, đã liên kết cấu trúc ngôn ngữ với cấu trúc gia đìnhcấu trúc xã hội, trong toàn bộ xã hội loài người. Và Roman Jakobson, cha đẻ ngôn ngữ học cấu trúc, đã dùng ngôn ngữ học để phân tích toàn bộ cấu trúc thi ca. Nhất là từ khi hai ông cộng tác với nhau để giải quyết những tương quan giữa nhân chủng học và ngôn ngữ học và mổ xẻ cấu trúc bài thơ Mèo (Les chats) của Baudelaire. Jakobson viết: "Những nhà nhân chủng học, không ngừng xác định, chứng minh rằng ngôn ngữ và văn hoá liên hệ với nhau, và ngôn ngữ phải được coi như một phần tất yếu của đời sống xã hội; rằng ngữ học liên quan chặt chẽ với nhân chủng học văn hoá. Tôi không cần nhấn mạnh điểm này vì Lévi-Strauss đã nói kỹ rồi"[1].

Đặng Mai Lan - Mồ Hôi Nước Mắt

Lúc nghe ch Nguyt nói vi my người làm chung trong xưởng rng da ch đen, vì Vit Nam sut ngày ch phi ngi ngoài đường bán trái cây, nng Sài Gòn đã ăn sâu vào da mt ch, không cách chi nh được hết. Thư không biết ch bán trái cây đâu? Ch ngi trên nhng cái sp cao sau ch Bến Thành, hay xp x quang gánh các va hè? Nhưng chc chn là ch s không tha th cho bt c ai mua trái cây ca ch mà eo xèo giá c. Ch s nguýt, s háy bng con mt sc như dao, hoc ma mai ra s h... Nht là nhng cô hc trò kh kho như Thư, thích ăn quà vt mà c x r đến gn ngm nghía ri chng mua gì hết. Da mt ch đen, li b r chng cht, to nên mt v d dn, đanh đá. Tng y nét đủ cho Thư tưởng tượng ra nhng điu không my đẹp v ch.


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Bích Diệp (thực hiện) - Vụ Formosa: “Chưa đánh giá hết thiệt hại, bồi thường bao nhiêu mới thỏa đáng ?"

Dân trí Nói về việc Formosa sẽ chi 500 triệu USD để bồi thường thảm họa cá chết hàng loạt, TS Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, do chưa có đánh giá nào về thiệt hại nên không thể kết luận về con số bồi thường. Ông Dũng cũng kiến nghị phải thẳng tay loại bỏ tất cả các dự án đầu tư nếu không đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường.
Như cam kết trước đó của Chính phủ, sau 85 ngày chờ đợi, chiều nay (30/6/2016), Văn phòng Chính phủ cùng với các bộ ngành cũng đã công bố rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết và thủ phạm không ngoài dự đoán là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh).
Phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep). Hiện ông đang là Phó trưởng ban thường trực của Ban vận động thành lập Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (Vietnam Sea Farming Association), dự kiến sẽ thành lập trong một vài tháng tới.
PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng (ảnh: LĐ)
Thưa ông, với việc Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết vào chiều nay, ông có đánh giá như thế nào?
Thời gian vừa qua, vấn đề này khiến không chỉ tôi mà người dân đều rất bức xúc. Bức xúc là vì không hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, bây giờ Chính phủ đã công bố nguyên nhân, công khai, minh bạch cả thủ phạm gây ra sự cố này, tôi cho đây là điều đáng hoan nghênh.
Formosa cam kết sẽ đền bù 500 triệu USD và cam kết khắc phục hậu quả. Mức đền bù này theo ông liệu rằng có xứng đáng? Và hậu quả đối với môi trường liệu có khắc phục được?

FB Victoire Vincent - Ai Nên Xin Lỗi


Cuối cùng thì Formosa cũng phải cúi đầu nhận tội, xin lỗi và cam kết bồi thường thiệt hại trong vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường và làm chết trước mắt khoảng 100 tấn cá (lâu dài chưa biết sẽ còn bao nhiêu tấn cá sẽ chết nữa!).
Về cơ bản, Chính phủ mà đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà đã chứng tỏ năng lực và lời hứa của mình trước nhân dân!
Không thể không ghi điểm 10/10 cho 2 vị "nô bộc" này.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chính trong thời điểm này, người nên xin lỗi nhân dân nhất chính là... Chính phủ! Vì sao?

Lê Công Định - Formosa và trách nhiệm công vụ của Chính phủ


Gần 3 tháng kể từ khi thảm hoạ môi trường xảy ra, nhưng Chính phủ cứ trì hoãn công bố kết quả điều tra nguyên nhân. Cuối cùng gần đây, sau nhiều chỉ trích và áp lực từ công luận, Chính phủ quyết định công bố vào hôm nay 30/6/2016, trễ một ngày sau tuyên bố của Bộ Công an.
Trước ngày công bố, xuất hiện trên mạng xã hội và các báo lề phải online những thông tin về sự thừa nhận lỗi gây ra thảm hoạ môi trường của Công ty Formosa Việt Nam.
Vấn đề cần đặt ra là tại sao có sự trùng hợp về thời điểm như vậy trong hành động của Chính phủ và Formosa? Điều tra nguyên nhân thảm hoạ môi trường là vấn đề kỹ thuật và pháp lý, lẽ ra kết quả phải công bố trước khi Formosa thừa nhận lỗi về mình. Vậy tại sao phải trì hoãn công bố?

Nguyen Ngoc Chu - 5 Tai Họa Từ Formosa Vũng Áng

Phối cảnh tổ hợp cảng biển và luyện thép Formosa tại Hà Tĩnh 
Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc. Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Riêng hiểm họa từ đạo quân thứ 5 mà Formosa Vũng Áng để lại, thì sẽ truyền đời truyền kiếp.
Mong muốn có nhiều nhà đầu tư để đưa kinh tế địa phương phát triển của lãnh đạo các tỉnh thành là chính đáng và cần được trân trọng.
Nhưng hạn chế thời gian nhiệm kỳ, cộng với áp lực thay đổi chỉ tiêu kinh tế, cũng như khát khao để lại “dấu ấn” trong thời hạn 5 năm kể từ khi lên cầm quyền, khiến lãnh đạo nhiều tỉnh thành không nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, mà chỉ chăm chú vào những nhân tố ngắn hạn “ăn liền".
Bởi vậy, vùng đất nào ngon để phát triển bất động sản, nguồn khoáng sản nào bán được, nơi nào có thể cho nguồn thu nhanh, là họ tận dụng “rải thảm đỏ” để mời các nhà đầu tư.