Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016
Trần Mộng Tú - MẸ và sự lặng im
Con tìm được bao nhiêu bài thơ khoe tình con cho mẹ
nhưng những bài thơ mẹ nói yêu con thì rất khó tìm
con hiểu tại sao rồi có sự lặng im
vì tình mẹ cho con không tiếng động
Đời như biển và con trôi theo sóng
Mẹ nằm im như cát đợi thuyền về
Mẹ nằm im như bóng nắng sau hè
cho con đến sưởi cánh chim ướt sũng
Như mặt trống mẹ không vang tiếng động
con về khua vang vọng những âu lo
Mẹ đứng im hình dáng một con cò
ven sông vắng tìm soi bóng cá
Mẹ là núi một đời im với đá
con trở về tìm một chỗ tựa lưng
Mẹ như sông thầm lặng chẩy một dòng
con hối hả qua cầu không ngó xuống
Mẹ câm nín như hàng tràm ngâm nước
đợi con về đốt cháy những mảnh than
Con trở về muốn đập vỡ không gian
rung mặt đất, kéo trăng sao xuống kêu lên con yêu mẹ
dưới thảm cỏ xanh mẹ nằm lặng lẽ
trái tim im tiếng đập vẫn nồng nàn
âm thầm yêu con như thủa mới cưu mang
Vì tình mẹ cho con không tiếng động.
tmt
Song Thao - Nhật (kỳ 1)
Bản đồ các tỉnh miền Nam nước Nhật.
Thập niên 1950 và 1960, tại Sài Gòn có phong trào tìm kiếm lịch của
Nhật để treo tại phòng khách. Lịch càng lớn, chủ nhân càng hãnh diện. Tôi nhớ lịch
Nhật hồi đó thường trình bày một cô gái Nhật mặc kimono đứng bên cạnh một tấm
hình phong cảnh của Nhật. Kimono gồm nhiều kiểu rất đẹp, phong cảnh thường nhất
là núi Phú Sĩ và hoa anh đào, hai thứ coi như biểu tượng của nước Nhật. Ngoài
ra còn có những mái đình chùa và những tòa cao ốc tại thủ đô Tokyo. Những hình ảnh
thấy hàng ngày trong phòng khách trở nên quen thuộc. Nhật không phải là nơi xa
lạ dù chưa hề đặt chân tới Nhật.
Ít nhất đó là cảm tưởng của tôi khi đặt chân tới Nhật vào những năm
1967 và 1970 khi còn làm công chức. Hai chuyến đi xa đó hoàn toàn vì công vụ. Hầu
như toàn thời gian chỉ ở trong phòng hội và các buổi tiệc tùng. Nước Nhật chỉ lớt
phớt bên ngoài cửa kính xe hơi lúc di chuyển. Vài ngày ở Nhật trong hoàn cảnh
đó chẳng có thể coi như là “cưỡi ngựa xem hoa”. Lần này tôi cũng chỉ coi như
“cưỡi ngựa xem hoa” dù thời gian ở Nhật là hai tuần lễ và toàn thời gian chỉ để
rong chơi nơi xứ mặt trời mọc. Lịch sử Nhật tôi lõm bõm, dân Nhật tôi chỉ biết
qua các nhân vật tiểu thuyết của các tác giả Nhật đoạt giải Nobel văn học như
Yasunari Kawabata và Kenzaburo Oe và một vài tác giả nổi tiếng khác. Vậy thì
tôi đâu có tư cách gì mà viết về Nhật. Thôi thì, như một du khách, tôi chẳng có
tham vọng chi hơn là nhìn nước Nhật một cách phiến diện qua chính mắt mình. Một
kiểu “nước Nhật dưới mắt tôi”. Hai tuần cưỡi ngựa, mỏi lưng hết biết, nên phải
hạ mã. Xuống ngựa, tôi đi xe lửa.
Nguyễn Hiền - Ngày mai về xứ lạ
– Mai mày về bển rồi.
Tiếng nói rơi vào khoảng không mênh mông vùng
ngoại ô thành phố. Chiều nắng rát mặt. Tôi ngồi trên chiếc cầu làm bằng hai tấm
ván thô bắt ngang khoảnh đìa nhỏ, bên dưới ngập một thảm rau xanh rì, rợn gió.
Chị tôi ngồi bên, ống quần vén lên tới đùi, để lộ hai cẳng chân với bắp chuối
tròn mập, gót chân sần sùi nẻ nứt, đây đó những đường gân xanh và những vết sẹo
xuống đến hai bàn chân rửa chưa sạch bùn. Trời đã xế chiều, đám rau muống vừa
được xáo vội trong nước đục ngầu dưới đìa và tụm thành bó nằm sắp lớp một bên bờ
nước. Mùi nhựa rau mới cắt bốc lên hăng hăng mũi, trộn lẫn mùi nước bùn. Chị vuốt
những sợi tóc mai lấm tấm mồ hôi trên thái dương, lập lại một lần nữa câu nói
trống không:
– Mai mày về bển rồi. Mới vậy mà lẹ dữ.
Đông Hương - Ðiệp Khúc Trái Tim Vui/Kiếp Dã Tràng
sáng thức dậy còn được nghe chim hót
sương long lanh trên đám cỏ xanh rì
con dế chũi thất tình, nằm thao thức
tiếng tim mình gõ Morses : cứ yêu đi
*
từ lâu lắm, nghĩ rằng anh đã mất
mi em buồn, chĩu nặng khối pha lê
rơi trên giòng xưa kia trăng hay xuống
chạm bờ môi, băng giá nụ hôn mê
*
Trần Mộng Tú - Quán Trà Thinh Lặng
Hà Nội là cả một thế giới bí mật, nó luôn luôn giấu những bất ngờ nho nhỏ ở một chỗ ta không hình dung ra được. Một may mắn tình cờ nào đó ta tìm thấy cái bí mật đó ngay trước mặt ta, ta bàng hoàng như được ai mời một chén rượu quý. Cái ngọt của rượu cứ vương mãi ở cổ như một bài thơ chưa đọc đến câu cuối cùng. Câu thơ đó có thể ở lại với ta suốt một đời người.
Một buổi
chiều, tôi lang thang trên đường phố Hà Nội, đi một mình trong khi chờ đợi
chồng con (được một ngày mẹ cho) đang phân tán trong phố cổ trở về đi ăn tối.
Vừa đi vừa ngắm nghía hai bên: Phố, người, xe tấp nập buổi tan tầm, chạy đâm
vào nhau, như những con rối trong tuồng múa nước. Cái cảnh này trên thế giới
chỉ có ở những nơi đất hẹp người đông. Hà Nội, Sài Gòn Việt Nam là hai nơi điển
hình đáng kể nhất. Chen giữa bước chân đi là những hàng ăn, hàng uống bầy cả ra
hai bên phố. Ngay trước những cửa hiệu hàng hóa, ai muốn bán thì cứ bầy ra bán.
Ở một con ngõ vào xóm người ta cũng có thể chăng một tấm bạt từ vách tường của
nhà bên phải sang vách tường của nhà bên trái ở ngay đầu ngõ làm thành một quán
cà phê hay một quán bán chè, bán cháo. Ai may mắn có được cái mặt tiền độ ba
thước vuông là thành một cửa hiệu khang trang lắm rồi, còn không thì cứ bầy
ngay ra trên lối đi, trên một nắp miệng cống cũng để vừa một gánh hàng rong.
Khách hàng xúm xít ngồi xuống ăn uống rất là tự nhiên, giản dị, thưởng thức món
ăn thật hạnh phúc, chẳng kém gì những người khách ở trong một nhà hàng sang trọng
thưởng thức món ăn của mình.
Nguyễn Nhân Trí - Cuối Cõi Đi Về
Đến một thời điểm nào đó thì hầu hết mỗi người chúng ta đều đối diện với sự mong manh và ngắn ngủi của sự sống. Rồi tất cả những bận bịu đi về của cõi đời nầy có khi sẽ nhường bước cho những suy tư về sự hiện hữu của chính mình.
Về vấn đề nầy, mỗi người chúng ta phản ứng một
cách khác nhau. Trong khi nhiều người mơ mộng một chốn miên viễn với sự sống
vĩnh hằng, tôi thường xuyên nghĩ đến sự chết.
Và không phải chỉ như một khái niệm chung chung
mà thôi. Tôi suy nghĩ đến sự chết ở một phạm vi rất cụ thể: Tôi nhớ, và nhắc nhở
tôi phải nhớ rằng “Rồi tôi sẽ chết”. Còn hơn thế nữa, “Tôi sẽ chết một ngày nào
đó không xa lắm, và có thể bất cứ lúc nào”. Không phải một cách sầu thảm, tiêu
cực mà là với một cảm nhận bình an và hạnh phúc. Tôi sẽ giải thích sau về cái cảm
nhận bình an và hạnh phúc nầy.
Trước hết, tại sao tôi thường xuyên nghĩ đến sự
chết? Có lẽ lý do lớn nhất là vì sự chết luôn luôn có mặt chung quanh chúng ta.
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016
Ngô Nhân Dụng - Trận đấu Trump - Clinton bắt đầu
![]() |
Ông Reince Priebus, chủ tịch ủy ban toàn quốc đảng Cộng Hòa |
Ông Reince
Priebus, chủ tịch ủy ban toàn quốc đảng Cộng Hòa đã kêu gọi toàn đảng ủng hộ
ông Donald Trump, “Chúng ta cần đoàn kết để tập trung vào việc đánh bại Hillary
Clinton!” Bà Clinton chắc sẽ thắng bên phía đảng Dân Chủ, mặc dù còn phải tiếp
tục vận động. Tháng Mười Một năm 2016 dân Mỹ sẽ chọn giữa một ông 69 tuổi và một
bà 68, chưa biết ai sẽ làm tổng thống Mỹ năm tới.
Trước khi ông
Donald Trump nắm chắc vai ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa, Hillary Clinton có vẻ
chiếm ưu thế. Các cuộc nghiên cứu dư luận phần lớn cho thấy cử tri nghiêng về
phía Bà Clinton. Tỷ lệ Clinton qua mặt Trump theo CNN là 13% (54/41); theo USA
Today là 11% (50/39); FOX News là 7% (48/41). Chỉ có công ty nghiên cứu Rasmussen
cho kết quả Trump vượt Clinton 2% (41/39), trong khi có 15% không chấp nhận cả
hai người và 5% chưa quyết định.
Tuấn Khanh - Trung Quốc xả độc trên biển
viết từ Sài Gòn
Tàu cá Việt
Nam ở vùng biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hôm 17/1/2016.
Chỉ cần một
chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào,
cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán
được vì sao.
Đầu tháng
5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, những người dân
Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía
Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài
sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các
tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc
xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Tuệ Sỹ - Bình Minh
Tiếng trẻ khóc ngân vang lời vĩnh cửu
Từ
nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là
cỏ trôi theo dòng thiên cổ
Nghe lời
ru nhớ mãi buổi bình minh
Buổi vô
thủy hồn tôi từ đáy mộ
Uống
sương khuya tìm sinh lộ viễn trình
Khi nắng
sớm hôn nồng lên nụ nhỏ
Tôi yêu
ai, trời rực sáng bình minh?
Đôi cò
trắng yêu nhau còn bỡ ngỡ
Sao mặt
trời thù ghét tóc nàng xinh?
Tôi lên
núi tìm nỗi buồn đâu đó
Sao tuổi
thơ không khóc buổi bình minh?
Phan Thanh Tâm - Nguyễn Ngọc Bích: Một Cái Chết Rất Đẹp
Nhà trí thức dấn thân Nguyễn Ngọc Bích đã có một cái chết đẹp khi anh lìa đời ngày 3/3/16 trên chiếc phi cơ bay hướng về quê hương để đến Manila thủ đô của Phi Luật Tân nhằm trình bày về việc bảo vệ quyền lợi quốc gia và lợi ích dân tộc Việt Nam trong các buổi hội thảo của Tĩnh Hội/Họp Mặt Dân Chủ lần thứ 15 và Hội Nghị về tình hình Biển Đông Nam Á lần thứ hai do bốn tổ chức dân sự gồm hai Việt HMDC, VOICE và hai Phi US Pinoys for Good Governance, Pinoy Patriots United Movement tổ chức; có sự tham dự của một số sinh viên Phi, và sinh viên Việt đang du học tại Manila.
Anh Bích đã chết quá bất ngờ, quá đột ngột - có
người ví như một tráng sĩ ngã gục trên mình ngựa khi ra trận tiền – đã khiến những
người quen biết anh sững sờ, hụt hẫng, tiếc thương không nguôi. Đây là sự mất
mát to lớn cho cộng đồng, cho Việt Nam vì anh là một chiến sĩ văn hóa
hàng đầu của đất nước. Không ai có thể thay thế anh được. Cái quan luận định.
Đúng vậy. Sau khi anh qua đời tất cả những ngôn từ hay nhất đều gom về gởi tặng
anh. Hãy xem lại buổi tang lễ; hãy đọc các phân ưu, chia buồn và các bài viết của
nhiều người, nhiều giới trên các phương tiện truyền thông khắp thế giới.
Đào Như - Tranh của Phạm Xuân Tích - Prix Peinture de la Ville Du Bourget-Paris
Hôm thứ Bảy 30/4 trời Chicago u ám, mưa, lạnh, buồn…Lòng tôi chợt ấm lại khi nhận được một phong bì trong đó có tập kỷ yếu của triển lãm tranh của anh bạn thân Phạm xuân Tích tại Paris chính tác giả gửi đến cho tôi. Tôi rất mừng khi được biết anh Phạm Xuân Tích vừa đoạt giải thưởng danh giá của hội họa Pháp: Prix Peinture de la VILLE DU BOURGET.
Cùng với các bạn họa sĩ của Pháp, Phạm Xuân Tích đem những tác phẩm ưng ý của anh hoàn tất trong năm 2015 tham gia cuộc triển lãm lần thứ “57 Salon-INVITATION”tại “Hotel de ville salle Bonnard. Le Bourget” từ hôm 27-Février cho đến 06 Mars 2016. Anh thuộc Trường phái Ấn tượng tình cảm- Impressionisme Sentimental, như anh từng thổ lộ. Với tác phẩm: Canal St.Martin,Paris - Kênh Đào St.Martin, Paris. anh nhận giải thưởng Prix Peinture de la Ville Du Bourget-2016.
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016
Tô Văn Trường - Mất lòng tin là mất tất cả
Người ta thường nói mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều và mất lòng tin là mất tất cả. Đất nước ta đang trong thời buổi chao đảo và khủng hoảng lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo, đối với giới khoa học và lòng tin giữa các thành phần trong xã hội. Riêng lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo và đối với hệ thống thông tin đại chúng chính thức, vốn đã lung lay thì trong thảm họa cá chết ở miền Trung đã có lúc suy giảm đến mức như không còn gì.
Lòng tin, xét
cho cùng phụ thuộc vào người được tin chứ không phải người tin. Cây có ngay thì
bóng mới tròn. Nhân dân khi nào và ở đâu cũng vậy, rất công bằng.
Ở các nước
phát triển, mỗi khi xảy ra thảm họa do tự nhiên hay con người, dân chúng đều
bình tĩnh và vững tin vào các biện pháp xử lý của chính quyền. Nhà cầm quyền hiểu
rõ nguyên lý được lòng tin của dân chúng tức là sẽ giải quyết được sự cố nên họ
phản ứng rất nhanh và có trách nhiệm với các giải pháp trước mắt và lâu dài. Và
khi nào cũng vậy, họ minh bạch thông tin với dân chúng.
TS Nguyễn Thành Sơn - Những bất cập trong triển khai dự án FORMOSA Hà Tĩnh
Chuyên gia tư vấn độc lập
Trong Lời mở đầu bài viết của TS Tô Văn Trường đăng ngày 3-5-2016 (xin xem ở đây), dựa trên những suy ngẫm của GS Nguyễn Huệ Chi – một đứa con Hà Tĩnh và nặng lòng với mảnh đất Hà Tĩnh, tuy không nắm sâu khoa học kỹ thuật nhưng lại có linh cảm của một trí thức có quá trình dấn thân vào thực tế và nhìn thấu bụng dạ con người – BVN đã bước đầu nêu lên nhận xét rằng, chính ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh (trước đó là Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hà Tĩnh), là người chủ chốt trong việc “hết lòng mai mối” cho tập đoàn Formosa Đài Loan có được chỗ đứng chân vững chãi tại Vũng Ấng bằng mọi giá, vượt qua bất kỳ trở lực hay yêu cầu quan trọng nào của đất nước, như an ninh quốc phòng... Nay, với bài viết rất rõ ràng, đầy ắp chứng cứ của TS Nguyễn Thành Sơn, một trong những chuyên gia hàng đầu về ngành khai khoáng, linh cảm trên của GS Nguyễn Huệ Chi đã được chứng thực hai năm rõ mười.Nhưng không phải chỉ có thế. Bài viết chắc nịch của TS Nguyễn Thành Sơn còn làm cho người đọc thấy hiển lộ sự không bình thường đầy mờ ám của các quan chức Hà Tĩnh mà đứng đầu là ông Cự, trong việc chạy [vạy] hơn cả ngựa phi để một dự án đầy tai tiếng và có quy mô hơn chục tỷ đô từ Tập đoàn Formosa Đài Loan đi dích dắc đến ông Thủ tướng xong xuôi trót lọt chỉ vẻn vẹn mất 12 ngày. Không cần đếm xỉa đến những văn bản đươc thảo vội vàng, sai be bét về chính tả (điều tuyệt nhiên không được phép trong công văn hành chính, chứng tỏ người đứng đầu có tấm bằng Thạc sĩ dỏm đúng như dư luận đang tố cáo), hãy nói đến việc luồn lách nhằm bỏ qua hết mọi thủ tục điều tra về bất cứ phương diện nào, đặc biệt là về năng lực thực tế cũng như về uy tín hoạt động kinh doanh của phía chủ đầu tư, mà TS Sơn gọi là “vô trách nhiệm” và “trái thẩm quyền” của ông Võ Kim Cự, chúng ta bất giác rùng mình, vì chính những tệ nạn căn cốt nằm sâu trong phẩm chất một loại quan chức vô học và vô hạnh như thế, rất có thể là nguyên nhân số một làm cho biển miền Trung chúng ta hôm nay bị chết, ngành hải sản truyền thống bị thất thu, GDP chắc chắn sẽ còn tuột dốc và dân chúng sẽ lâm vào nạn đói trầm trọng. Ông Võ Kim Cự làm những việc lợi người hại nước đó để làm gì nếu không là chỉ nhắm vào lợi ích của gia đình con cái ông, ngoài ra thì phó mặc? Dựa trên những đặc quyền của một thể chế độc tài để ông tự tung tự tác, phải chăng chính ông và những người dung dưỡng cho ông đã tự tố cáo những ung nhọt đã trở thành ung thư của chế độ hôm nay?Tất nhiên, bài viết của TS Nguyễn Thành Sơn còn hé lộ nhiều điều quan trọng. Chẳng hạn, về những người liên đới, ngoài ông Võ Kim Cự, chúng ta còn thấy có thêm tên ông Trần Đình Đàn vốn cũng là một Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trước ông Võ Kim Cự vài khóa, về sau ra làm Chánh văn phòng Quốc hội; và ở cấp trung ương là ba ông Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải. Những người này, trong cương vị trọng yếu đương thời của họ, qua những văn bản mà họ đã ký, phải chịu trách nhiệm cá nhân đến đâu việc rước Formosa vào trấn ở Vũng Áng một cách sai quy chế và trái với luật đầu tư dành cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam? Thiết tưởng những ai đang cầm chịch đất nước trong những ngày này, nếu còn chút bản lĩnh và muốn lấy lại được chút nào lòng tin đang cạn kiệt của nhân dân cả nước, trong nghị trình giải quyết tổng thể sự cố tày trời “cá chết Vũng Áng” chắc chắn phải đặt ra nghiêm túc, hãy xem xét luôn các vấn đề mà giới trí thức chủ động đưa lên bàn cân cho các vị, một cách thật thấu đáo, công minh. - Bauxite Việt Nam
Chúng tôi đã
từng chủ trì và/hoặc tham gia soạn thảo và/hoặc thực hiện các thủ tục trình các
cơ quan nhà nước phê duyệt các Báo cáo đầu tư, PFS, FS, ĐTM, các Hồ sơ mời thầu
v.v. của các dự án nhiệt điện chạy than của TKV có tổng mức đầu tư mỗi dự án
khoảng 120÷600 triệu U$.
Qua nghiên cứu
Báo cáo đầu tư của dự án Formosa (2008) có tổng mức đầu tư giai đoạn đầu lên tới
7,897 tỷ U$, chúng tôi thấy tiến độ chuẩn bị đầu tư (từ khảo sát tình hình đến
cấp giấy phép) của dự án này nhanh đến khó tin.
Gia Minh/RFA - GM Nguyễn Thái Hợp nói về kiến nghị giải quyết ô nhiễm biển
Đức giám mục
Phao lô Nguyễn Thái Hợp,
ảnh minh họa chụp trước đây. File photo
Nhiều
vùng chịu tác động bởi thảm họa môi trường khiến cá, hải sản chết hàng loạt
trong thời gian cả tháng qua là thuộc giáo phận Vinh. Vào ngày 3 tháng 5 vừa
qua, bảy Linh mục và hơn 18 ngàn giáo dân hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh gửi thư đến Thủ
tướng, các cấp cao nhất của chính quyền Hà Nội cũng như Hội đồng Giám mục Việt
Nam trình bày về thực trạng mà họ phải gánh chịu, cũng như đưa ra 5 đề nghị về
thảm họa môi trường gây cá, hải sản chết hàng loạt tại địa phương.
“Giọt nước
tràn ly”
Gia Minh
phỏng vấn Đức Giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận Công
giáo Vinh. Trước hết ông đưa ra nhận định về thảm họa môi trường biển bị ô nhiễm
chất độc làm cá, hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng…
J.B Nguyễn Hữu Vinh - Bỗng nhiên, biển hết độc
viết từ Hà Nội
Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân
nói trong một cuộc họp báo về cuộc khủng
hoảng môi trường
liên quan đến cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam
vào ngày
27 tháng 4 năm 2016.
Cả đất nước
đang sục sôi hướng về Miền Trung, những thông tin về cá nhiễm độc, về ô nhiễm
môi trường sống ở biển, hủy diệt sinh thái biển từ cá, ngao sò, đến rừng ngập mặn
và người thi nhau chết vì nhiễm độc. Nguyên nhân, chẳng cần xác định chi cho mất
công và thời gian, dân chỉ rõ: Formosa Vũng Áng xả thải là nguyên nhân.
Thủ phạm là
Formosa và những kẻ rước tập đoàn ô nhiễm đã từng được giải thưởng "Hành
tinh đen" vì thành tích phá hoại môi trường trên thế giới.
Những lấp liếm,
bao che của hệ thống quan chức đã thể hiện rất thô thiển và kệch cỡm càng làm lộ
nguyên nhân chính vì sao họ giấu diếm kẻ thủ ác. Đó là hệ thống quan chức tham
nhũng, bất chấp mọi yếu tố đảm bảo đời sống người dân cũng như sự bền vững vủa
đất nước, xã tắc và dân tộc.
Cát Linh/RFA - Cách xử lý của chính quyền và niềm tin của người dân
Người dân biểu
tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa
ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01
tháng 5 năm 2016.
Trong lúc người
dân cả nước tuần hành đòi một môi trường sạch, một biển sạch, giơ cao biểu ngữ
“Tôi chọn cá, không chọn thép” thì các quan chức lãnh đạo của Hà Tĩnh tắm biển
Thiên Cầm, sau đó đến lãnh đạo TP Đà Nẵng tắm biển Mỹ Khê và ăn hải sản
ngay tại bờ biển. Cách xử lý khủng hoảng này có lấy được niềm tin của ngư dân
và người dân cả nước hay không?
Câu trả lời
mà giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ khoa học công nghệ dành cho Cát Linh
trong buổi phỏng vấn là “Hoàn toàn không”.
Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016
Nguyễn Hưng Quốc - Nghĩ về các cuộc biểu tình liên quan đến cá chết
Người dân biểu tình tại Hà Nội, Việt Nam,
ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Vào chủ nhật 1 tháng 5 vừa
qua, nhiều cuộc biểu tình bùng nổ tại nhiều thành phố, từ Sài Gòn đến Vũng Tàu,
Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Bình và Hà Nội, trong đó, riêng tại Sài Gòn và Hà Nội,
có hàng ngàn người tham gia diễn hành một cách ôn hoà. Nội dung chính của các
cuộc biểu tình đều tập trung vào nạn cá chết trắng bờ ở bốn tỉnh miền Trung: Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Các khẩu hiệu bao gồm từ những
lời hô hào chung chung như “Chúng tôi muốn sống”, “Toàn dân Việt Nam cứu biển”,
“Tôi yêu môi trường và tôm cá”, “Trả lại biển sạch cho dân” đến những yêu sách
cụ thể hơn như “Formosa hãy rời khỏi Việt Nam”, “Cá cần nước sạch, dân cần minh
bạch”, “Yêu cầu Bộ trưởng Tài Nguyên – Môi Trường từ chức”. Có cả khẩu hiệu viết
dưới hình thức thơ lục bát: “Miền Trung đang rất gian nan / Bốn vị lãnh đạo
lang thang chỗ nào?” v.v…
Trần Mộng Tú - Cá Không Biết Nói
Những con cá nhỏ nhoi
chúng
không hề biết nói
để
chứng minh cho người
tại
sao mà cá chết
nó
chết cơn cớ gì
tại
sao chết hàng loạt
tại
sao biển tàn ác
mang
chúng quăng lên bờ
thân
cá phơi trong nắng
bụng
cá trắng một vùng
con
người cúi xuống nhặt
lệ
như muối rưng rưng
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Nị Ăn Cơm Chưa?
Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) ở một thành phố nhỏ – phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, có tên là Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”
Sau này, sau khi đọc một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn (Ký Thác) của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông:
Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”
Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra chắc cũng gốc Tầu. Nói nào ngay: tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.
Hạ Đình Nguyên - “Hãy chọn đi!”
Đó là lời nói chân thực của Châu Xuân Phàm về một sự kiện xấu xa Formosa. Nguyên văn: “Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, hãy chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.
Vì phát ngôn
sự thật này, ông ta bị cơ quan chủ quản Formosa cho thôi việc, và nhân viên
Formosa đã cúi đầu nói lời “xin lỗi” trước công luận.
Nhưng thật
oan cho ông, vì xét cho cùng, lời nói ấy có giá trị nhất về sự thật, hơn hẳn mọi
lời phát ngôn rất huê dạng của các lãnh đạo Việt Nam, từ khi sự kiện diễn ra đến
hôm nay.
Phạm Chí Dũng - Đục khoét túi dân: Từ ‘Thuế bảo vệ môi trường’ đến ‘Quỹ bình ổn giá điện’
Hình minh họa.
Kinh tế trầm kha cùng vấn nạn
túi thủng ngân sách đang khiến nền “hành chính công” ở Việt Nam lao sâu vào cơn
động kinh “thu, thu nữa, thu mãi”.
Những danh từ và tính từ đều
hóa phép trở nên mỹ từ đạo đức cấp độ cao: “bảo vệ môi trường”, “bình ổn giá” -
dành cho chiến dịch phi mã của các loại xăng dầu và điện nước.
Trăm dâu đổ đầu tằm! Trăm thuế
đổ đầu dân!
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016
Ngô Nhân Dụng - Chế độ cộng sản hấp hối
Ba tuần sau khi dân Hà Tĩnh thấy những con cá chết giạt vào bở biển, trước cảnh lúng túng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược của chính quyền cộng sản, nhật báo Người Việt đăng tin: “Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như 'sắp chết'.” Nhà báo ở nước ngoài tỏ thái độ thận trọng nên dùng chữ “như sắp chết.” Nhiều người Việt trong nước thì thấy đó là sự thật chứ không còn “như” gì nữa: chế độ cộng sản là con bệnh bắt đầu hấp hối.
Một bệnh nhân trước khi chết tâm hồn khó được bình
an, lời nói bất nhất và hành vi vụng về, lúng túng, thường vì suốt đời đã sống
không lương hảo. Trong một tháng qua, guồng máy chính quyền cộng sản biểu hiện đầy
đủ các triệu chứng hấp hối đó.
Bùi Tín - Phản ứng phải tương xứng với nguy cơ
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn
Toàn bắt tay
với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
tại cửa khẩu
Chi Ma, ngày 29/3/2016.
Ông bà cha mẹ Việt Nam thường
căn dặn con cháu từ lúc vào tuổi trưởng thành hãy chọn bạn mà chơi, vì bạn bè tốt
xấu có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Với dân Việt ta, lời dặn này thật chí lý.
Ta có kẻ láng giềng khổng lồ ở phương Bắc; tên Trung Quốc to lớn, đông đảo, ăn
to nói lớn, bụng đầy mưu mô thâm độc đối với các nước láng giềng. Ta đã bị ông
‘’bạn vàng’’ đó cai trị hàng ngàn năm, qua hàng chục cuộc chiến tranh của nhà
Hán, nhà Minh, nhà Thanh, nhà Cộng, xương hai bên đã chất cao như núi, máu hai bên
đã chảy thành sông.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ
(1954), biên giới Việt - Trung rộng mở với cổng mang tên Hữu nghị quan đẹp đẽ.
Khi Chu Ân Lai ghé qua đền thờ Hai Bà Trưng giữa Hà Nội, dâng hương tạ tội với
nước ta về việc các triều đại Trung Hoa đã từng xâm lược nước Việt hiền hòa và
mến khách, người ta tưởng đâu cử chỉ này là dấu hiệu của sự chấm dứt vĩnh viễn
số phận Bắc thuộc mấy ngàn năm. Ai ngờ đó chỉ là một vở kịch rẻ tiền.
Thành Nam - FOMOSA – Cục ung bướu không thể giải quyết nổi
(Doanh nhân khoáng sản
và luyện kim)
Nếu tống tất cả chất thải của Formosa ra biển, chưa bàn đến ô nhiễm biển, cũng chưa tính toán kỹ các dòng hải lưu sẽ mang đi, thì chỉ trong vài tháng, biển Hà Tĩnh chúng ta sẽ lội tới đầu gối. Cá chết ở miền Trung chỉ là chuyện nhỏ mà toàn bộ Biển Đông cá sẽ tuyệt chủng – Thành Nam. Xin nêu lên một giả định sau đây: Nếu có một sự tự nguyện – điều e không bao giờ có – liệu moi hết những bọc đô la mà quan chức Hà Tĩnh và trung ương nhận từ Formosa trong mười năm nay, gộp lại, có mổ xẻ được “cục ung bướu” Formosa quẳng đi cho đất nước sạch hơn không thưa ông Thành Nam? - Bauxite Việt Nam
Với kinh nghiệm
một doanh nghiệp đã từng làm về khoáng sản và luyện kim chúng tôi có một số nhận
xét về FOMOSA như sau :
Với sản lượng
thép của FOMOSA là 7.1 triệu tấn/năm.
Vậy FOMOSA sẽ
phải thải ra môi trường xung quanh một lượng chất thải rắn thấp nhất là 7,1 triệu
tấn/năm, tức 600.000 tấn/tháng: Thành phần của chất thải bao gồm: (Đất đá
+ Các kim loại nặng ngoài sắt + Phốt pho, lưu huỳnh + hóa chất để lọc quặng).
Blogger Nguyễn Tường Thụy - Nhân dân chọn cá, các ông chọn gì?
Người dân Hà
Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa
ở trung tâm thành phố Hà Nội vào
ngày 01 tháng 5 năm 2016.
Câu “chọn
thép hay cá” là cách nói ngắn gọn xuất phát từ nội dung trả lời VTC14 của Ông
Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng Hà
Tĩnh. Vì lối trả lời tuy ngang ngược nhưng thẳng thắn này mà lập tức, ông Chu
Xuân Phàm bị cho thôi việc, hồi hương. Cũng vì chuyện thép và cá mà nhà cầm quyền
bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trong xử lý vấn đề một cách hết sức lộ liễu.
Nhân dân
chọn cá
Tập đoàn
Formosa đã gây nên thảm họa môi trường khủng khiếp ở Việt Nam. Độc tố cực mạnh
làm cho cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển Hà Tĩnh và cho đến nay đã lan dần ra
ít nhất 4 tỉnh miền Trung khác.
Cá không còn
môi trường sống. Ngư dân lao đao vì không có sản lượng và có đánh bắt được vài
con cũng không biết bán cho ai.
Phạm Chí Dũng - Xuống đường 1/5: Kẻ nào đồng lõa với tội hủy hoại môi trường?
Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.
“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển
và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một
vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và
vì dân” ở Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị?
Hàng loạt bằng chứng “chống lưng” cho
Formosa Hà Tĩnh liên tiếp và dồn dập hiện hình: thái độ chậm chạp, vô cảm lẫn
vô trách nhiệm đến mức kinh ngạc của chính quyền Hà Tĩnh cùng các bộ ngành hữu
quan Việt Nam trước vụ “cá chết Formosa”; chuyến thị sát “kiểm tra tiến độ công
trình Formosa” mà bị dư luận hiểu như một cách “bảo kê” của Tổng Bí thư Trọng.
Kết cục nhưng chưa hề kết thúc: giới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau họp
kín là hủy họp báo, rồi lại họp báo chỉ vỏn vẹn 10 phút để chẳng hề công bố được
một nguyên nhân xác đáng nào về vụ cá chết hàng loạt gây điêu đứng dân sinh ở
ít nhất 4 tỉnh miền Trung.
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016
Nguyễn Quang Dy - Vũng Áng là phần nổi của tảng băng chìm
Sau Đại hội Đảng khóa XII và Quốc hội khóa XIV (còn đang tranh cãi) ban lãnh đạo mới của Việt Nam đang đứng trước những thách thức quá lớn so với năng lực thực sự của mình. Họ phải đối phó không những với ngân sách thâm hụt, kinh tế tụt hậu, văn hóa-xã hội suy thoái, mà còn với cải cách thể chế, cải thiện nhân quyền, điều chỉnh quan hệ với Trung-Mỹ trước vấn nạn Biển Đông. Tổng thống Obama sang thăm cuối tháng này cũng là một thử thách lớn. Chưa hết, thảm họa môi trường do hạn hán và ngập mặn tại đồng bằng sông Mekong chưa qua, thì thảm họa cá chết do nhiễm độc môi trường biển tại Miền Trung đã ập tới.
Nguyễn Hưng Quốc - Đất nước sẽ về đâu?
Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với
biểu ngữ
phản đối công ty Đài Loan Formosa Plastics huỷ hoại môi trường biển
gây ra vụ cá chết hàng loạt tại tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
Tôi có khá nhiều bạn bè hiện
đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu,
con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng
tuổi già. Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người
ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người ở.
Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế nhưng, đến
ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý.
Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được
lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là,
Việt Nam hoàn toàn không an toàn.
Kính Hòa/RFA - Đảng Cộng sản và những con cá chết
Một người dân cho thấy cá biển chết ông thu thập
trên một bãi biển huyện Phú Lộc, trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế
vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. AFP PHOTO.
trên một bãi biển huyện Phú Lộc, trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế
vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. AFP PHOTO.
Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nói trong một cuộc họp báo về cuộc khủng
hoảng môi trường liên quan đến cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam vào ngày
27 tháng 4 năm 2016.
Sự im lặng
của những con cá chết và của đảng
Cá chết trắng
biển miền Trung và cũng trắng cả những trang blog của người Việt khắp năm châu.
Cảm xúc đã
khiến nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh viết liên tục về những con cá mà ông gọi là
đáng thương. Cái chết của chúng vào đúng những ngày tháng tư lịch sử lại làm
ông nhớ cuộc chiến đã kết thúc cách đây 41 năm, nhưng đồng thời những cuộc chiến
khác lại bắt đầu và chưa chấm dứt:
“Những
ngày cuối tháng 4/2016, những con cá chết nằm dọc bờ biển Việt Nam như những xác
người, nhắc cho hàng triệu người nhớ về một cuộc chiến từ năm 1975 đã dừng tiếng
súng, nhưng rồi mở ra một cuộc chiến khác khốc liệt hơn. Cuộc chiến không có tiếng
súng, chỉ có tiếng vỗ tay, hoa, hữu nghị và những mất mát lớn lao không được nhắc
tên. Một cuộc chiến mà toàn dân tộc Việt, đất nước Việt đang là kẻ chiến bại.
Những con
cá biển miền Trung đáng thương không có quốc hội để kêu than. Chúng chết lặng lẽ
ngay trên bến bờ của hy vọng. Chúng chết ngay tại chỗ đã ngàn đời dung thân. Có
khác gì những người dân nghèo ven biển, đen đủi và im lặng cầm trên tay con cá
chết nhìn chúng ta như những bóng ma chết oan.”
Lê Anh Hùng - Một cuộc vượt thoát công an ngoạn mục
Tác giả (Lê Anh Hùng) trong cuộc biểu tình
tại Hà Nội sáng 1/5.
Như bao người khác không chỉ
đang khắc khoải, lo lắng cho số phận của dân tộc mà còn sẵn sàng dấn thân với
những hành động thiết thực, sáng 1/5 tôi dự định sẽ tham gia cuộc biểu tình tại
Hà Nội nhằm phản đối thảm hoạ môi trường ở Bắc Miền Trung thời gian qua mà thủ
phạm là tập đoàn Formosa của Trung Quốc.
Tôi thức dậy từ sớm, tắm rửa rồi
đi ăn sáng. Ra khỏi nhà thì không thấy kẻ nào canh chừng mình. Tuy nhiên, trong
bụng còn chưa hết mừng thì khi quay về tôi đã thấy lố nhố mấy vị khách “không mời
mà đến”: 1 tay an ninh phòng PA67 – CA Hà Nội, tay trưởng công an phường Đại
Kim (quận Hoàng Mai), 1 viên cảnh sát khu vực, 1 viên cảnh sát trật tự và ông tổ
trưởng dân phố.
Luật sư Lê Công Định - Sao người dân lại bắt Ông Trọng từ chức ?
![]() |
Ls Lê Công Ðịnh |
Fb Lê Công Định
Bất chấp lời biện hộ gần đây của tôi về thái độ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng trong vụ cá chết ở miền Trung, dư luận xã hội vẫn yêu cầu ông từ chức vì
vô trách nhiệm, dưới danh nghĩa “mệnh lệnh của toàn dân”. Do đó, tuy chưa được
đền đáp công lao hậu hĩ, tôi lại ra tay nghĩa hiệp biện hộ cho cụ Tổng.
Thứ nhất, cụ Tổng là Tổng bí thư của đảng cộng sản, chứ có phải
của nước Việt Nam đâu mà dân kêu cụ từ chức? Đảng viên của cụ không đuổi cụ về
quê nuôi cá thì thôi chứ ai có quyền đó mà đòi này đòi nọ?
Thứ hai, chức vụ của cụ Tổng không được hiến pháp quy định, chỉ là
do một nhóm vài triệu người đặt ra và bầu chơi trong đảng của họ, chứ thật ra
không có giá trị gì đối với quốc dân, bởi dân có ai bầu cụ vào vị trí đó đâu?
Thế chẳng lẽ bây giờ một đám người đứng ra lập băng đảng lấy chuyện diệt ruồi
làm công trạng và phong tay thủ lĩnh làm Tổng bí thư, thì toàn dân phải công
nhận chức vụ nhảm nhí đó chăng? Chả có một căn cứ pháp lý nào ra hồn cả! Đã
không có giá trị pháp lý đối với quốc dân, thì quốc dân buộc cụ từ chức làm
chi?
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016
Lê Quỳnh (tạp chí Người Đô Thị) phỏng vấn Bs Ngô Thế Vinh - Vũ khí giải cứu Mekong: chất xám và tiếng nói
LTS. Gần 20 năm tâm huyết với các vấn đề trên dòng Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bác sĩ Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn với hai tác phẩm Cửu Long cạn dòng,Biển Đông dậy sóng và Mekong – dòng sông nghẽn mạch, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn với ông Ngô Thế Vinh về các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên dòng Mekong và ĐBSCL.
Băng qua Biển Hồ đến khu Bảo tồn sinh thái Tonle Sap
(nguồn: tư liệu Ngô Thế Vinh)
Thưa, dù đã 17 năm trôi qua, bức tranh sống động mà ông “phác họa” về những tác hại khủng khiếp do các con đập thủy điện gây ra cho đời sống người dân lưu vực sông Mekong vẫn còn nóng hổi tính thời sự. Từ những dự cảm rất sớm về những hậu quả do các đập thủy điện gây ra trên dòng Mekong nói chung và ĐBSCL nói riêng, ông nhận định gì về thực trạng hiện nay?
Năm 2000, khi nói “Cửu Long cạn dòng”, nhiều người xem đó là phát biểu "nghịch lý" bởi đó là năm có lụt lớn ở miền Tây. Một vị tu sĩ đang tất bật lo việc cứu trợ, mới nghe tên cuốn sách đã phát biểu: "Đang lũ lụt ngập trời với nhà trôi người chết mà lại nói tới “Cửu Long cạn dòng” là thế nào?” Nhưng cần hiểu rằng lũ và hạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô là chu kỳ tự nhiên đã có từ hàng ngàn năm trên dòng Mekong và các vùng châu thổ, và đến nay thì mức độ ngày càng trầm trọng và gay gắt. Chúng ta không thể đổ lỗi hết cho "thiên tai" mà cần can đảm gọi cho đúng tên những yếu tố "nhân tai" bởi do chính con người gây ra qua suốt quá trình phát triển không bền vữngvà có tính tự hủy từ nhiều thập niên qua đã làm gãy đổ sự cân bằng của cả một hệ sinh thái vốn phức tạp nhưng cũng hết sức mong manh của dòng Mekong. Một chuỗi những tai ương do chính con người gây ra đó là: (1) Phá huỷ tự sát những khu rừng mưa trong toàn lưu vực. Những khu rừng mưa này có tác dụng như những tấm bọt biển khổng lồ giữ nước trong mùa mưa, xả nước trong mùa khô với chức năng điều hoà lưu lượng nước của dòng sông trong suốt hai mùa khô lũ, thì nay không còn nữa; (2) Xây các con đập thuỷ điện không chỉ trên dòng chính mà ngay trên khắp các phụ lưu sông Mekong từ thượng nguồn xuống tới hạ lưu, và đáng kể nhất là chuỗi những con đập bậc thềm (Mekong Cascades) Vân Nam của Trung Quốc. Hồ chứa các con đập ấy không những chỉ giữ nước mà còn ngăn chặn phù sa như một dưỡng chất xuống vùng châu thổ ĐBSCL. Nguồn thủy điện cũng đưa tới kỹ nghệ hoá, đô thị hoá với trút đổ các chất phế thải xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước sông Mekong; (3) Còn phải kể tới kế hoạch Trung Quốc cho nổ mìn phá các ghềnh thác khai thông lòng sông Mekong để mở thuỷ lộ từ Vân Nam xuống xa tới Vạn Tượng, Trung Quốc đã làm biến dạng toàn dòng chảy, gây xói lở trầm trọng các khu ven sông; (4) Cộng thêm với những sai lầm về các kế hoạch thuỷ lợi tự phát ngay nơi ĐBSCL như be bờ ngăn đập rồi tới nạn "cát tặc" ngày đêm nạo vét lòng sông... Tình trạng này gây thảm họa nhãn tiền: nếu lụt thì sẽ rất lớn ngay mùa mưa, hạn hán thì sẽ gay gắt hơn trong mùa khô và nạn ngập mặn ngày càng lấn sâu vào trong đất liền. Như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân nhân tai, nay cộng thêm với biến đổi khí hậu, El Nino... là phần thiên tai cộng thêm vào. Không gọi đúng tên, đổ hết cho thiên tai là một thái độ chối bỏ nguy hiểm của giới chức Việt Nam hiện nay.
Âu Dương Thệ - Trong khi nhân dân duyên hải miền Trung và cả nước đau buồn và cực kì uất ức trước việc cá chết hàng loạt thì tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa?
![]() |
Nguyễn Phú Trọng tới thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc dự án Formosa - khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh hôm 22/4. |
Trong khi nhân dân duyên hải miền Trung và cả nước đau buồn và cực kì uất ức trước việc cá chết hàng loạt thì tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa?
Tại sao Phát ngôn viên Formosa đã dám coi thường nhóm cầm đầu CSVN khi tuyên bố: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…"?
Gà hóc phải thóc, há miệng mắc quai của các quan đỏ và chống đối lẫn nhau giữa các bộ và ban đảng!
Phạm Chí Dũng - Thắng lợi ‘trả biển cho dân’ 1/5: Người Việt đã bớt vô cảm!
Người dân xuống đường biểu tình phản đối vụ
cá chết
với biểu ngữ "Chúng tôi muốn sống" tại Hà Nội, ngày 1/5/2016.
1/5 !
1/5 !/
1/5 trả biển cho dân!
1/5 !/
1/5 trả biển cho dân!
Chưa bao giờ từ năm 1975, nhà
cầm quyền lại chịu cay đắng đến thế khi cuộc biểu tình trên diện rộng toàn quốc
bùng nổ vào đúng dịp lễ chính trị 30/4 năm 2016.
Chưa bao giờ ngay sau lúc
chính quyền cho nổ tung trời hàng chục tỷ đồng pháo bông kỷ niệm chiến thắng
30/4, người Sài Gòn lại phản pháo vào mặt giới lãnh đạo bằng một cơn bão mang
tên “Trả biển cho dân”.
Chưa bao giờ từ “chiến thắng
vĩ đại mùa Xuân 1975”, Sài Gòn lại thành công đến thế trong một cuộc biểu tình
môi trường “vị tha nhân”.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Bi Chừ Bên Nớ Ra Răng?
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Trẩn Thị Lam (Hà Tĩnh)
Từ lâu, tôi vẫn nghe thiên hạ nói ở đâu có khói ở đó có dân Tầu. Mới đây, tôi mới biết thêm rằng chỗ nào có người Tầu thì cũng có cả người Việt nữa.
Hôm rồi, tôi mới gặp một người đồng hương ở Vientiane. Nhìn cái nón lá là biết đúng đồng bào của mình rồi, muốn sáp lại nói chuyện chơi nhưng bà chị ngó bộ không vui (đang “tâm tư” thấy rõ) nên đành thôi vậy.
Lê Phan - Thế giới coi chừng!
Đó là lời khuyến cáo của tờ The Economist khi nhận xét về bài diễn văn của ông Donald Trump về chính sách ngoại giao. Tờ Financial Times thì bảo nếu ông Donald Rumsfeld mang lại cho thế giới ngoại giao “biết những điều không biết” thì hẳn ông Donald Trump dự trù đối phó với những đe dọa từ Nga đến Trung Cộng đến Isis bằng một hình thức “tiên đoán sự không tiên đoán được.”
Trong suốt bài diễn văn, mà hoàn toàn không
bình thường khi ông đọc rõ ràng từ một cái teleprompter, một điều mà ông đã từng
chế diễu các đối thủ của ông, ông Trump đã làm cho chính sách ngoại giao nghe
ra chả khác bao nhiêu việc mua và bán địa ốc. Dầu cho là thảo luận những cố gắng
để giảm thiểu tham vọng hạt nhân của Iran, tham vọng của chính ông buộc các đồng
minh đóng góp vào chi phí an ninh của chính họ, hay giải thích là ông định làm
gì để “tìm xem” liệu Hoa Kỳ có thể cải thiện được liên hệ với Nga (chẳng hạn
như tìm một mẫu số chung trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi Giáo), ông Trump
nhiều lần diễn tả mình là một người có thể tìm được điều mà chúng ta hẳn gọi là
“một affair tốt cho Hoa Kỳ” (một deal tuyệt vời) bằng cách là bỏ bàn điều đình.
Ông bảo với cử tọa được một tổ chức nghiên cứu ở thủ đô Washington, Center for
the National Interest, mời đến “Khi phe kia biết là anh không dám bỏ đi, thì nó
trở thành không thể nào thắng được.”
Hà Tường Cát - Trung Quốc còn lâu mới đuổi kịp Hoa Kỳ
Tàu ngầm nguyên tử tác chiến USS Virginia (SSN -774)
của Hải Quân Mỹ vượt xa các tàu ngầm nguyên tử mới nhất
do Trung Quốc chế tạo. (Hình: U.S. Navy photo by General Dynamics Electric Boat).
Vai trò siêu cường quốc duy nhất
nắm quyền lãnh đạo thế giới của nước Mỹ kể từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc,
phải chăng nay đang đi tới chỗ chấm dứt?
Đó là thắc mắc đặt ra do Trung Quốc, dân số khổng lồ và nền kinh tế đang tiến lên đứng đầu thế giới, rõ ràng có tham vọng tở thành siêu cường ngang bằng hay thế chỗ Hoa Kỳ. Dù cho tăng trưởng của nước này hiện có chậm lại nhưng cũng sẽ vẫn còn nhanh hơn Hoa Kỳ trong nhiều năm. Dùng sức mạnh tiền bạc, Trung Quốc đã không ngừng lôi kéo bè bạn, răn đe 'kẻ thù', hiện đại hóa quân sự và hành động bành trướng bá quyền khu vực. Do đó, trong quan điểm của nhiều người, vấn đề không phải Trung Quốc có trở thành siêu cường hay không mà chỉ là bao giờ?
Đó là thắc mắc đặt ra do Trung Quốc, dân số khổng lồ và nền kinh tế đang tiến lên đứng đầu thế giới, rõ ràng có tham vọng tở thành siêu cường ngang bằng hay thế chỗ Hoa Kỳ. Dù cho tăng trưởng của nước này hiện có chậm lại nhưng cũng sẽ vẫn còn nhanh hơn Hoa Kỳ trong nhiều năm. Dùng sức mạnh tiền bạc, Trung Quốc đã không ngừng lôi kéo bè bạn, răn đe 'kẻ thù', hiện đại hóa quân sự và hành động bành trướng bá quyền khu vực. Do đó, trong quan điểm của nhiều người, vấn đề không phải Trung Quốc có trở thành siêu cường hay không mà chỉ là bao giờ?
Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016
Từ Mai Trần Huy Bích - GÓP PHẦN TÌM HIỂU BẢN DI BÚT của TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
"I was saddened to learn
yesterday that South Vietnamese historian Tạ Chí Đại Trường has passed
away. I never had the good fortune of meeting Tạ Chí Đại Trường, but in recent years we did have a kind of “meeting
of minds,” and I’m forever grateful to him for that experience…”
(Di ảnh Tạ Chí Đại Trường trên
trang mạng về Sử Đông Nam Á
của Gs. Liam C. Kelley, Dept. of History, Univ. of
Hawaii
at Manoa, và những lời Gs. Kelley viết ra khi hay tin TCĐT qua đời).
Ngay từ sau khi hoàn tất luận án Cao học năm 1964 với
đề tài “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802,” Tạ Chí Đại Trường đã được
coi là một nhà nghiên cứu sử xuất sắc, tìm kiếm sự thật rất công phu, có những
nhận xét tinh tế, đưa tới những kiến giải mới đòi hỏi cách nhìn cùng suy nghĩ mới
khi đứng trước các dữ kiện lịch sử. Những tác phẩm xuất hiện sau của ông cũng chứa
đựng nhiều đóng góp giá trị và hữu ích.
Trùng Dương - 'The Sympathizer': Trận hoả mù và tuổi trẻ Việt Nam
Vào giữa tháng Tư năm thứ 41 kỷ niệm ngày 30 tháng 4, 1975 cộng đồng Việt hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ, nhận được một ngạc nhiên vô cùng thích thú, nếu không là ngoài sức tưởng tượng của bất cứ ai. Đó là tin cuốn tiểu thuyết "The Sympathizer" (Cảm Tình Viên) của Việt Thanh Nguyễn, một người trẻ Việt thuộc thế hệ 1.5 hiện là giáo sư chuyên ngành văn học và sắc tộc tại trường Đại học University of Southern California, được giải thưởng Pulitzer về văn chương.
Giải Pulitzer,
năm nay vừa tròn 100 tuổi, là một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất
của Hoa Kỳ, có thể nói đây là một giấc mơ của bất cứ người cầm bút nào, và đã từng được trao tặng cho những tác
phẩm nổi tiếng của Mỹ, như "Gone With The Wind" của Margaret Mitchell,
"The Old Man and the Sea" của Ernest Hemmingway, và "To Kill A
Mockingbird" của Harper Lee. Giải Pulitzer, do ông Joseph Pulitzer, một nhà
báo gốc Hungary sáng lập vào năm 1917, thoạt đầu dành cho báo chí sau mở rộng
ra bao gồm cả các bộ môn văn chương, kịch nghệ và âm nhạc. Về ba bộ môn sau tác
giả phải có quốc tịch Hoa kỳ. Riêng bộ môn báo chí, tác giả có thể là người ngoại
quốc nhưng tác phẩm đọat giải phải đã xuất hiện trên các cơ quan truyền thông Mỹ.
Năm 1973, Huỳnh Công Út, phóng viên nhiếp ảnh người Việt đầu tiên được giải
Pulitzer về nhiếp ảnh phóng sự (spot news photography), với tấm ảnh "Cô bé
Napalm."
Du Tử Lê - Quê hương là người đó
người nay xa xôi người bên kia trời
người nay xa xôi người bên kia đời
chân người có vui, những chiều cuối phố
mắt người có nguôi, những chiều mưa rơi
ta lang thang cảnh tình lữ thứ
ta thương đau đời cuốn theo giòng
biết bao lần ta đã gọi em
biết bao lần nắng lên chân thềm
ta thương em mảnh hồn tan vỡ
ta thương em bèo vướng chân cầu
biết bao giờ ta có lại nhau
biết bao giờ gối chăn nhạt nhòa
ôi người quê hương một đời ta gọi
ôi người trăm năm đời đời biệt ly
quê hương ta, đã vốn là người đó
hấp hối mãi với mối tình xót xa!
1981
Đặng Tiến - Kỷ niệm 60 năm Giai phẩm, Nhân văn - 1956- 2016: kỷ niệm 60 năm Giai phẩm, Nhân văn
LTS. Rất nhiều sách báo đã viết về vụ đàn áp những văn nghệ sĩ chủ trương tạp chí "Nhân văn" và các "Giai phẩm" văn thơ ở Miền Bắc Việt Nam năm 1956, tới nay là đúng 60 năm. Góc cạnh chủ yếu trong phần lớn các bài viết là sự đàn áp trí thức trong một chế độ toàn trị. Điều này không sai, và bài viết mà chúng tôi đăng lại mới đây của nhà văn Lê Hoài Nguyên, tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa), nhấn mạnh tới khía cạnh "NVGP trước hết là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học đòi hỏi dân chủ hóa ở miền Bắc Việt Nam năm 1954-1960" góp thêm những chứng từ trong chiều hướng đó của một người trong bộ máy. Tuy nhiên, có phải đó là khía cạnh duy nhất (hay duy nhất đáng lưu ý) về vụ án văn học - chính trị này? Kinh nghiệm cho thấy ta luôn luôn cần cảnh giác với những thông điệp mà Đảng Công sản muốn đưa ra, nói một chuyện nhưng đằng sau lại ẩn giấu nhiều chuyện khác, thường là quan trọng hơn. Bài viết dưới đây của Đặng Tiến phân tích vụ án dưới một "góc nhìn khác" (mượn chữ của nhà báo Trương Duy Nhất), gợi cho người đọc những câu hỏi lý thú liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực ở chóp bu ĐCSVN, những câu hỏi không phải không liên quan tới tình hình đất nước hiện nay. Bài viết đã được đăng trên mạng Talawas năm 2007, tác giả hiệu đính lại và gửi Diễn Đàn nhân kỉ niệm 60 năm vụ án. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Giai phẩm và Nhân văn là tên hai ấn phẩm khác nhau. Giai phẩm là một tuyển tập thơ văn, phát hành đầu năm 1956 tại Hà Nội, ra được năm kỳ; Nhân văn là một tờ báo không định kỳ, xuất bản cuối 1956, ra được 5 số. Nhiều người có tên trong tuyển tập trước hợp tác với tờ báo sau. Nhưng cụm từ "Nhân văn Giai phẩm" ta thường nghe, tự thân nó là một thành ngữ vô nghĩa.
Báo Nhân Văn và Giai phẩm 1956
Hạ Long Bụt sĩ - Lật qua vài cuốn Sử trong nước
Tóm lại, trong nước có nhân lực, có tài lực, nhiều tài liệu cổ Hán-Nôm, Việt, Trung Quốc nên các bộ Sử được biên khảo cặn kẽ phong phú, in ấn công phu. Người đọc chỉ cần trả lại Mác cái gì của Mác, thì có thể dùng được những tài liệu nghiên cứu chuyên môn còn lại.
Các bộ sử miền
Bắc XHCN từ xưa như Lịch Sử VN của Đào Duy Anh xb 1955 tái bản
2002, Lịch Sử VN Từ Nguồn gốc đến năm 1884 xb 2000 của Nguyễn
Phan Quang & Võ Xuân Đàn là hai cuốn sử khoảng 500 trang, ngắn gọn so với
các bộ sử lớn sau này do công trình soạn thảo tập thể lên đến hàng ngàn trang.
Thời trước : 1960-2000, tứ trụ Sử học miền Bắc là Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Đinh
Xuân Lâm (cả ba đồng hương Hà Tĩnh) và Trần Quốc Vượng (dân Hà Nam, không đảng),
về sau nhiều sử gia khác được phép đi vào bộ môn rất nhạy cảm này. Ba bộ sử lớn
xuất bản sau năm 2000 là :
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)