Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Phạm Chí Dũng - Công đoàn độc lập: Những bước đầu gian khó trên mảnh đất Việt Nam
Cảnh
sát đứng gác tại Toà án nhân dân, nơi bốn nhà hoạt động chính trị
đang phải đối mặt với phiên tòa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/1/2010.
đang phải đối mặt với phiên tòa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/1/2010.
Không cần phải chờ “thời
gian ân hạn” sau 3 năm hay 5 năm, ngay vào lúc này, các quốc gia trong TPP cần
chuẩn bị cơ chế chế tài đối với chính quyền Việt Nam về việc thực hiện công đoàn
độc lập và cả tự do tôn giáo.
Chưa qua cầu đã rút ván
Công đoàn độc lập đang bắt
đầu những bước chân gian khó rớm máu trên mảnh đất Việt Nam đầy thô ráp và dùi
cui.
Ngay cả sau khi đoàn đàm
phán Việt Nam đã đặt bút ký cam kết về định chế Công đoàn độc lập trong Hiệp
định TPP, chính quyền quốc gia vừa “bỏ phiếu trắng bảo vệ nhân quyền” tại Liên
hiệp quốc vẫn không muốn công bố bất cứ một từ ngữ nào về quyền lợi đương nhiên
dành cho công nhân này.
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
Mai Loan - BẠO LỰC VÌ SÚNG ỐNG
Theo nhà báo
Patrik Jonsson, trong một bài viết mới nhất trên tờ báo The Christian Science
Monitor thì những cảm giác hiện nay của người dân Mỹ là Sợ Hãi, Bất Lực và Tê
Tái sau khi một loạt những vụ nổ súng bắn người hàng loạt người (mass shootings) nổ ra gần đây tại Hoa
Kỳ, trong đó có vụ mới nhất diễn ra vào thứ Tư tuần qua tại thành phố San
Bernardino, California với 14 người bị thiệt mạng (trong đó có 1 thiếu nữ người
Việt) và 21 người khác bị thương bởi những phát súng tàn bạo của hung thủ. Vụ
này còn gây thêm sôi nổi vì thủ phạm là một cặp vợ chồng trẻ gốc Pakistan nhưng
có niềm tin Hồi-giáo quá khích (nhất chồng là công dân sinh đẻ tại Mỹ nhưng cô
vợ mới cưới từ ngoại quốc). Vì thế nên họ đã không ngần ngại nổ súng loạn xạ để
bắn giết rất nhiều nạn nhân vô tội (sau khi đã tính toán kỹ lưỡng kế hoạch ra
tay, kể cả việc đi gửi đứa con nhỏ của họ cho bà nội chăm sóc vào sáng sớm). Để
rồi sau đó không lâu, cả hai đã bị lực lượng cảnh sát truy lùng thủ phạm rượt
đuổi theo và bắn hạ trên đường phố.
Bùi Văn Phú - Mê súng đạn là vấn nạn của nước Mỹ
![]() |
Đã có nhiều vận động cấm dân sử dụng súng liên thanh nhưng không thành công (ảnh NRA.org) |
Mỗi tối trên truyền hình vùng Vịnh San Francisco hầu như đều có tin nổ súng
gây thương tích hay tử vong. Tội phạm từ cướp của đến giết người bằng súng thường xuyên xảy ra.
San Jose trước đây được biết đến là một trong những thành phố lớn an toàn
nhất nước Mỹ, với một triệu cư dân, nhưng chừng một thập niên trước danh hiệu
này đã mất khi số vụ giết người lên đến 40 trong một năm, đa số nạn nhân là bị
bắn chết.
Con số này nay đã giảm. Theo ghi nhận của báo San Jose Mercury News, từ đầu
năm đã có 27 vụ giết người, trong đó 18 vụ bằng súng.
Số liệu về án mạng ở San Jose vẫn thấp hơn so
với San Francisco, với dân số gần một triệu mà số vụ giết người trong năm nay
là 46, trong đó 35 vụ bằng súng. Con số này cũng đã giảm so với một thập niên
trước đây, khi mỗi năm
có gần 100 án mạng. Thời điểm San Francisco có số người bị giết cao nhất là năm
1993 với 129 tử vong.
Trà Mi/VOA - Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án
![]() |
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang vừa mãn hạn 4 năm tù vì hai bài hát chống Trung Quốc và chất vấn chính sách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Xin hỏi anh là ai’. |
Sức mạnh của một bài hát
lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi đã khiến một nhạc sĩ phải đi
tù, nhưng sức mạnh của bản án đó đã không lay chuyển được tinh thần và ý chí
của một trái tim khao khát dân chủ-tự do.
Đó là câu chuyện của Việt
Khang, nhạc sĩ trẻ vừa mãn hạn 4 năm tù vì hai bài hát chống Trung Quốc và chất
vấn chính sách cai trị của nhà cầm quyền Việt Nam: ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Xin
hỏi anh là ai’.
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến
Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Anh bị bắt
vào năm 2011 sau khi tự trình bày và phổ biến lên Youtube hai nhạc phẩm gây chú
ý đặc biệt cho công luận trong và ngoài nước.
Việt Khang trở thành một
‘hiện tượng’ khi trường hợp của anh khơi dậy một chiến dịch thỉnh nguyện thư
quy mô chưa từng có của người Việt trong và ngoài nước gửi thẳng vào Tòa Bạch
Ốc kêu gọi chính phủ Mỹ tăng áp lực buộc Hà Nội tôn trọng nhân quyền, phóng
thích tù nhân lương tâm vào năm 2012.
Tạp chí Thanh niên VOA hôm
nay mời các bạn cùng gặp gỡ với tác giả của những ca từ ‘Xin hỏi anh là ai? Sao
bắt tôi tôi làm điều gì sai?’
Lê Phan - Tại sao Trung Cộng phá hoại san hô ở Biển Đông
Đó là câu hỏi mà Phóng viên Rupert Wingfield -Hayes
của đài BBC đặt ra khi anh được một viên chức Philippines cho biết điều này.
Bán tín bán nghi, Rupert quyết định
tìm hiểu. Anh viết trên Website của đài BBC “Tôi được bảo là những ngư dân
Trung Quốc đang cố tình phá hủy các rạn san hô gần một nhóm đảo san hô do
Philippines kiểm soát trong quần đảo Trường Sa nhưng tôi không tin.” Người kể
cho anh câu chuyện này là ông thị trưởng của hòn đảo Palawan. Ông ta bảo, “Việc
phá hoại này tiếp tục cả ngày lẫn đêm, tháng này sang tháng khác. Tôi nghĩ họ
cố tình làm vậy. Có vẻ họ tìm cách trừng phạt chúng tôi bằng cách phá hoại rạn
san hô của chúng tôi.”
Phạm Nhật Bình - Một con số đáng giật mình
Việt Nam là một quốc gia có nhiều con số đáng giật mình.
Con số trên 2,8 triệu công chức cán bộ, do ngân sách quốc
gia nuôi để phục vụ 90 triệu dân Việt Nam già trẻ lớn bé cho thấy đảng CSVN yêu
dân đến… cỡ nào.
Nếu so sánh với Hoa Kỳ là nước giàu nhất nhì thế giới mà chỉ
có 1,8 triệu công chức phục vụ cho trên 300 triệu dân, Việt Nam thuộc vào hàng
“do dân, vì dân” hạng nhất.
Còn việc công khai đón đường đánh đập công dân là chuyện đùa
bỡn của bọn côn đồ có giấy phép hành nghề của Bộ.
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015
Trần Mộng Tú - TỊ NẠN TRẦN GIAN
Tháng Mười Hai là tháng cả thế giới cùng ăn mừng ngày Lễ
Giáng Sinh. Dù người ta có thay đổi cách viết, cách bầy tỏ, cách nói thế nào
chăng nữa thì hàng năm, người ta cũng quay về để bắt gặp lại hình ảnh về một
gia đình Nazareth với người chồng dắt con lừa và trên lưng nó có người vợ bụng
mang dạ chửa, lang thang gõ cửa từng quán trọ tìm nơi cư trú. Hình ảnh về một
máng cỏ, một hài nhi, vài con bò con lừa, về một gia đình nhỏ bé, trơ trụi
không một chút tài sản nào trong tay ngoài cây gậy của người chồng và cái tay nải
nhỏ của người vợ, ở nơi đồng không mông quạnh, vẫn được cả thế giới chăm chú
nhìn vào.
Nguyễn Hoài Vân - Sartre, triết gia của Tự Do
![]() |
Jean-Paul Sartre |
Nếu phải dùng một chữ
để tóm tắt tư tưởng của Sartre thì tôi sẽ chọn "Tự Do".
Sartre là triết gia của tự do. Điều này càng nặng ý nghĩa trong một
giai đoạn mà người ta đặt trên mọi
hành vi của con người đủ loại quy định, từ di truyền, tiến hóa, vô thức,
chiều đi "tất yếu" của lịch sử, cấu trúc của văn minh,
văn hóa, của
tương quan xã hội, chưa kể
dòng cuốn của giáo dục, của truyền thống, cũng như sức nặng của
môi trường, từ môi
trường thiên nhiên đến môi trường tâm lý...
Nếu tất cả đã được
quy định, thì tự do không có chỗ đứng, và chúng ta chỉ là những con rối trong
tay định mệnh, không hơn gì cây soài phải cho ra trái soài, con chó phải sủa "gâu gâu", người Việt Nam phải "gì cũng cười", như
lời Nguyễn Văn Vĩnh, người Pháp phải thích rượu nho,
người Ý mê tán gái, và người Phi Châu giỏi
chạy bộ... Trước những quy định được coi như đương nhiên ấy, Sartre, mặc dù không chối bỏ chúng, đã đem con người
ra khỏi cái hệ thống chằng chịt che khuất và bóp nghẹt tính Nhân Bản, đến
một bầu trời tự do, trong đó mỗi
cá nhân là một sự trở thành, như một trang giấy trắng, trên đó người
ta
có thể tự do viết lên câu chuyện của cuộc đời mình.
Trung Thu - Thiền Cô
Đời em như đáy hồ an vị
Người khuấy làm chi giấc chiêm bao
Buổi nọ ra đi em chẳng hẹn
Đời sau đâu có ngóng chi nhau
Đêm ai độc gảy tương tư khúc
Vẳng qua tường khúc oán, khúc ai
Tâm hỡi…đừng tâm…đừng vọng động
Âm sầu rạng nhật sẽ phôi phai
Em quét ngõ vàng phơi xác lá
Tưởng mình như tiểu quét am mây
Thiền cô sao giấu trong tay áo
Chút tàn tro buổi phấn hương say
Hồn Điệp có về trong sương khói
Gọi Lan nhẹ trốn khỏi thiền am…
Em gom mộng tưởng như gom lá
Trung Thu
12/2015
Thái Doãn Hiểu - Những cái chết tức tưởi của nhà văn
LTS DĐTK: Bài dưới đây trích từ loạt bài “Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn” của tác giả Thái Doãn Hiểu, mà chúng tôi trích từ Blog của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo. Đảng cộng sản Việt Nam, từ khi cướp được chính quyền năm 1945 đã ra tay giết rất đông người không đồng ý với họ, trong đó có nhiều nhà văn, nhà văn hóa nổi tiếng. Tác giả Thái Doãn Hiểu đã sưu tầm và kể lại các trường hợp này, mà ông cho là “Chức năng cao cả của các bài viết này là cảnh báo, cảnh tỉnh, ngăn chặn những sai lầm ấu trĩ đã qua sẽ và đang xẩy ra nhỡn tiền và tương lai của giới cầm quyền hiện nay”.
Sau bài về nhà thơ Thu Hồng, chúng tôi sẽ tiếp tục đăng các trường hợp khác thuộc loạt bài này. DĐTK
Tôn Nữ Thu Hồng, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1922 tại
Tourane (Đà Nẵng), nhưng quê quán
gốc là làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên (nay là Thừa Thiên-Huế).
Bà thuộc dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn, trước học ở Tourane, sau vào học tại trường
Đồng Khánh (Huế).
Năm 18 tuổi (1940), bà cho xuất bản tập thơ đầu tiên (và
cũng là duy nhất): Sóng thơ. Tập thơ in đẹp (chưa rõ tên nhà xuất bản),
có tựa của Đạm Phương nữ
sĩ, và tranh vẽ bìa của nữ họa sĩ Mộng Hoa.
Giới thiệu Thu Hồng, trong quyển Thi nhân Việt Nam có
đoạn viết:
“… người có cái ý rất đáng quý là diễn đúng hình dáng
riêng của hồn mình. Có thể vì thế mà giọng nói của người có vẻ ngọng nghịu rất
ít có trong thơ ta… Thực ra, Thu Hồng cũng chỉ là trẻ con ở cái giọng, khi người
ta muốn sống hoài trong thời thơ ấu… (vì) người thiếu nữ ấy đã biết tình yêu là
“mầm chán nản” và người ước ao:
Mầm chán nản chớ len vào niên thiếu,
Chớ len vào sớm quá, tội em mà!
Em nghe như thời ấy vẫn còn xa,
Em chầm chậm để mong còn xa mãi,
Hãy
là hoa, xin hãy khoan là trái,
Hoa nồng
hương mà trái lắm khi chua.
Thật là ngây thơ trong trắng :
Kìa
trăng vỡ trong hồ khi nước động,
Sóng
lao xao lấp loáng, ánh xa ngời.
Và
búp hoa nghểnh dậy đón hương trời,
Cây
tuôn bóng, lửng lơ, đò chẳng lướt!
Cảnh
đẹp cứ dàn thêm bước bước,
Lời
ngợi khen mỗi phút lại thay thay.
Tơ
lòng với đẹp đêm nay
Rộn
ràng thổn thức vì say nhiệm màu.
(Sóng thơ – Tơ lòng với đẹp)
Lúc ấy
chỉ ngoài 20 tuổi, nữ sĩ đã bắt đầu nhận thức được cái kiếp ngắn ngủi và buồn tẻ
của con người.
Lịch
trên tường mỗi ban mai tay xé,
Xé dần,
đem vứt xuống giỏ mây đan.
Phải
đây là xác chết của thời gian?
Mỗi tờ
xuống, một ngày đi biệt tích?
Tay
ngần ngại cũng thôi đành vô ích,
Vì
hôm nay không dính dáng ngày mai.
Lúc
bình minh trong sương sớm chưa phai
Là giấy
biết thân mình không thể gắng
Người
đâu khác dẫu trăm ngàn cay đắng,
Vói
tay dài mong níu lại ngày đi
Ý
điên rồ người đeo đuổi làm chi,
Tờ mỏng
quá, khác đâu ngày qua chóng!
Tình
lưu luyến khiến âu sầu phấp phỏng
Lịch
cùng ta nào có khác chi nhau?
Lịch
hàng năm đem thay đổi một màu
Người
một tuổi chớ mơ mòng lui lại
Lịch
còn mãi, đời đâu dài được mãi?
Tờ rã
tan ra tro bụi chôn vùi…
(Lịch)
Một gịong
thơ tinh tế sâu đằm. Năm 1941, bà và thơ của bà được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Năm
1968, bà lại được Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu trong bộ
sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung), xuất bản tại Sài Gòn. Và
theo sách này, thì nữ sĩ Tôn Nữ Thu Hồng đã chết trong một trường hợp bi đát.
Thu Hồng
là trí thức nói tiếng Pháp thành thạo, nhà cô thường tụ tập các thanh niên trí
thức. Cô bị nghi ngờ làm gián điệp cho Tây, bị công an bắt, giam giữ và tra khảo
mấy tháng trời, không lấy được cung. Cuối cùng, giết nhầm còn hơn bỏ sót, cô bị
thủ tiêu giữa rừng Thừa Thiên. Kể lại chuyện đau lòng này, ông Đào Hữu Thiết
cán bộ an ninh người chứng kiến vẫn nhớ như in vóc dạc cao to như gấu, khuôn mặt
dữ dằn, rậm râu sâu mắt của tên sát nhân Trừng. Trên đường giải cô lên Ty công
An Thừa Thiên – Huế, hắn đã bắn lén cô từ đằng sau lưng. Tiếng súng chát chúa vẫn
còn lộng óc khi ông Hoài Nam (bút danh của Đào Hữu Thiết) đã vào tuổi 87. Ông
sĩ quan an ninh ngồi viết tiểu thuyết tình báo trong dàn dụa nước mắt.
Ông cũng bị nghi ngờ, bắt giam nhốt cùng Thu Hồng. Ông bảo cô ấy dịu dàng nết
na, đẹp lắm, tôi yêu cô ấy. Hai người có làm thơ tặng nhau. Thu Hồng bảo Hoài
Nam:
Bên bờ
cát trắng phau phau ấy
Ai hiểu
lòng mình? Anh hiểu không?
Nàng thơ
ra đi ở tuổi 26. Năm đó là tháng chạp năm 1948.
Phùng Nguyễn - Tháp ký ức
Tháp Chàm Bàng An
Năm đó tôi mười
một tuổi.
Sau mấy năm ròng rã mài
đũng quần ở ngôi trường
tiểu học
dột nát ở
làng trên, thuộc nát bấy cuốn
Quốc Văn Giáo Khoa Thư,
và lãnh những trận đòn thừa
sống thiếu
chết vì tội
trốn học
đi bẫy chim đá dế ngoài đồng,
tôi may mắn trúng tuyển vào trường
trung học công lập cấp
tỉnh duy nhất
của tỉnh
Quảng Nam, trường Trần
quý Cáp.
Hôm đi coi bảng, tôi chẳng có hy vọng
gì mấy. Tỉnh Quảng Nam có đến hàng trăm xã ấp,
mỗi xã có một trường Tiểu Học, mỗi trường Tiểu Học có một lớp
Nhất, tức là lớp Năm sau này. Mỗi
lớp Nhất có khoảng năm chục
đứa học trò mà trong đó có tới
bốn mươi đứa tham gia cuộc
thi tuyển, tính ra không dưới năm ngàn thí sinh. Trường Trần Quý Cáp có sáu lớp
đệ Thất, cao lắm khoảng
ba trăm học sinh được tuyển
vào mỗi năm, còn mấy ngàn đứa
kia thì có nhiều hy vọng về
nhà… chăn trâu trừ phi được cha mẹ
cho vào bán công hoặc
tư
thục. Lúc còn học tiểu
học, tôi thích chơi
nhiều hơn thích học, những
con cá rô cá cấn, chim giồng giộc
chim sâu trông hấp dẫn hơn những bài địa dư
sử ký, bị thầy
bắt quỳ gai mít hoài mà vẫn
chứng nào tật nấy.
Tuy nhiên, bà nội tôi tin tưởng mãnh liệt
vào câu học tài thi phận, vả
lại chuyện thi cử
là chuyện thiên kinh địa
nghĩa nên cuối cùng mẹ tôi vắt
cho tôi một mo cơm nắm,
dúi vào tay tôi mấy đồng bạc để đi ‘xe điện’ – danh từ
địa phương dùng để chỉ
xe đò- xuống Hội An dự thí.
Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015
Ngô Nhân Dụng - Theo Phan Bội Châu: Chống tham nhũng - Chống áp bức
Thục khuyển phệ Nhật, Việt khuyển phệ tuyết” (Chó nước Thục, ở phía Bắc khi thấy mặt trời thì lạ quá, bèn sủa, chó nước Việt ở miền Nam sủa nếu trông thấy tuyết).
Trong bài trước, mục này đã đề nghị những đảng viên ký tên dưới bức thư gửi Bộ Chính Trị và toàn thể đảng Cộng sản Việt Nam phải hành động, khi những lời họ yêu cầu đảng thay đổi không được Đại hội đảng kỳ thứ 12 đáp ứng. Họ cần cộng tác với các nhà tranh đấu dân chủ ngoài đảng, cùng tạo ra một thực thể chính trị mới, có như vậy Việt Nam mới có thể bắt đầu tiến trình dân chủ hóa noi gương Myanmar. Thực thể chính trị mới không nhất thiết là một đảng, một tổ chức chặt chẽ, mà chỉ cần bùng lên như một phong trào tự động, tự phát, sẽ tác động trên tinh thần của tất cả đồng bào, nhất là giới thanh niên.
Nguyễn Hưng Quốc - Vấn đề dạy môn Lịch sử ở Việt Nam
Trong bài “Tại
sao cần học lịch sử?”,
tôi nêu lên sự kiện: Đó là môn học, theo ghi nhận của báo chí trong nước, thầy
cô không muốn dạy còn học trò thì không muốn học. Tại sao nên ra nông nổi như vậy?
Tại sao ở những nước khác, lịch sử thu hút sự chú ý của khá đông học sinh và
sinh viên, nhưng ở Việt Nam thì, từ trung học đến đại học, ai cũng hờ hững và
tránh né? Câu trả lời, theo tôi, nằm ở hai yếu tố chính: chương trình và cách
thức giảng dạy. Không có đủ tài liệu về chương trình và cách thức giảng dạy,
trong bài này, tôi thử nhìn môn lịch sử tại Việt Nam qua góc độ các bài thi tốt
nghiệp cũng như thi tuyển vào đại học.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Giấc Mơ Dương Tường & Ác Mộng Bùi Ngọc Tấn
Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung. - Vương Trí Nhàn
Thi sĩ Dương Tường vừa viết thư (“Gửi Bạn Ở Cõi-Bên-Kia”) nhân ngày giỗ đầu – ngày 18 tháng 12 năm 2015 – của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:
“Mình đang đi trên một con phố mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài nào xác định nổi. Giống như khi ta cố nhớ ra một cái tên rất thân quen, chắc chắn nó ở quanh quanh đâu đây trong bộ nhớ, chỉ dấn chút xíu nữa là “bắt” được mà nó vẫn vuột mất để rồi đến một lúc thôi không cố nhớ nữa thì nó lại bất ngờ hiện ra. À, đây rồi cái biển tên phố gắn trên một cột đèn. Mình tiến lại và đọc thấy: BÙI NGỌC TẤN…
Trang Châu - Nghe Bình Minh
Ngồi đây lòng ở muôn trùng
Con trăng Châu Thổ sáng vùng Cao Nguyên
Ta về ngậm nắng trong tim
Hai tay tung gió thổi niềm tin lên
Tiễn ta em chớ ưu phiền
Còn bao nhiêu mộng giữ riêng cho đời
Tiễn ta em gởi nụ cười
Đôi mắt sáng với một lời quyết tâm
Ta về núi đá đơm bông
Con sông thoi thóp bỗng thầm thì reo
Quê hương đang giấc tiêu điều
Nghe bình minh vội đuổi chiều phôi pha
Trang Châu
TS Luật Cù Huy Hà Vũ: Nhớ về một người cha - Xuân Diệu
Xuân Diệu và Cù
Huy Hà Vũ tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, 1979.
Với tất
cả mọi người, Xuân Diệu là “Hoàng tử của Thi ca”.
Không
hiếm người thuộc cả “Thơ Thơ” lẫn “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu, hai tập
thơ “toàn bích” đã góp phần ấn định chiến thắng huy hoàng của cuộc cách mạng
trong thi ca Việt Nam - “Thơ Mới”. Tỷ như:
Hôm nay trời
nhẹ lên cao
Tôi buồn không
hiểu vì sao tôi buồn
Lá hồng rơi lặng
ngõ thuôn
Sương trinh
rơi kín từ nguồn yêu thương
Phất phơ hồn của
bông hường
Trong hơi
phiêu bạt còn vương má hồng
Nghe chừng gió
ý qua sông
E bên lau lách
thuyền không vắng bờ
Không gian như
có dây tơ
Bước đi sẽ đứt,
động hờ sẽ tiêu
Êm êm chiều ngẩn
ngơ chiều
Lòng
không sao cả, hiu hiu khẽ buồn.
(Chiều)
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015
Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Khát vọng làm người
viết từ Sài Gòn
Học sinh Việt Nam từ các trường trung học địa phương nghe đại diện của một trường đại học Mỹ trong Hội chợ Giáo dục đại học đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 1, năm 2015. Ảnh minh họa.
Đời thường, một người lái xe có thể bất ngờ thông minh, được thuyên chuyển sang làm lãnh đạo toàn phần của địa phương không? Hoặc một bí thư phường có thể sáng dạ đột biến đến mức chuyển sang làm trưởng phòng giáo dục đào tạo không? Những câu chuyện như vậy xuất hiện trong nước ngày càng nhiều, ngang nhiên, đang là câu hỏi lớn không chỉ cho từng con người Việt Nam, mà còn là câu hỏi mang đầy tính thách thức cho một vận mệnh Việt Nam trên đường đi tới tương lai.
Học sinh Việt Nam từ các trường trung học địa phương nghe đại diện của một trường đại học Mỹ trong Hội chợ Giáo dục đại học đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 1, năm 2015. Ảnh minh họa.
Đời thường, một người lái xe có thể bất ngờ thông minh, được thuyên chuyển sang làm lãnh đạo toàn phần của địa phương không? Hoặc một bí thư phường có thể sáng dạ đột biến đến mức chuyển sang làm trưởng phòng giáo dục đào tạo không? Những câu chuyện như vậy xuất hiện trong nước ngày càng nhiều, ngang nhiên, đang là câu hỏi lớn không chỉ cho từng con người Việt Nam, mà còn là câu hỏi mang đầy tính thách thức cho một vận mệnh Việt Nam trên đường đi tới tương lai.
Bùi Tín - Ban Chấp hành Trung ương tiếm quyền Đại hội XII?
Trụ
sở đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội.
Cuộc họp Ban Chấp hành
Trung ương (BCHTƯ) Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ 13/Khóa XI đã diễn ra
để «đề cử xong Bộ Chính trị khóa XII».
Chuyện thật mà cứ như đùa.
Vì không thể tưởng tượng
được cả 2 cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CS là BCHTƯ và Bộ Chính trị khóa
XI lại mù mờ về Điều lệ đảng đến như vậy.
Điều lệ đảng cuối cùng,
thông qua ngày 19/1/2011, không hề có điều khoản nào quy định BCHTƯ khóa trước
lại họp đề cử, như là bầu chính thức Bộ
Chính trị khóa tiếp theo. Theo Điều lệ đảng CSVN đó là hoàn tòan thuộc thẩm
quyền của Đại Hội XII, sẽ họp vào tháng 1 năm 2016.
HC - Người Việt - Hải Quân Mỹ vẫn là 'bá chủ' trên đại dương
![]() |
Hàng không mẫu hạm USS Ranger (CVA-61) của Hải Quân Hoa Kỳ. (Hình: Getty Images) |
Phát triển nhanh lực lượng hải quân là một mục tiêu
ưu tiên của Trung Quốc, nhưng tham vọng làm chủ Thái Bình Dương sẽ không dễ, vì
Hải Quân Hoa Kỳ sẽ không để cho điều này xảy ra.
Ðó là nhận định của bài viết có tựa
đề “The U.S. Navy Wants to Show China Who's Boss” - (tạm dịch: Hải Quân Mỹ muốn
Trung Quốc hiểu ai vẫn là 'bá chủ' trên đại dương) trên tờ Foreign Policy, hôm
14 Tháng Mười Hai, 2015.
Theo bài báo, từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay, Hải Quân Mỹ đứng đầu thế giới,
vượt xa tất cả mọi nước về số chiến hạm các loại cũng như kỹ thuật và kinh
nghiệm hoạt động trên tất cả các đại dương. Gần đây, bằng thái độ dứt khoát,
Hoa Kỳ đã cảnh báo cho Trung Quốc hiểu là họ không thể tìm cách kiểm soát và
hạn chế tự do lưu thông hàng hải trong vùng Biển Ðông,
Cho dù Trung Quốc có thể phát triển
nhanh về số chiến hạm và vũ khí nhưng sẽ còn rất lâu mới có thể đạt tới trình
độ đương đầu ngang ngửa với Hoa Kỳ.
Nhà văn Nguyễn Tường Thụy - Tư pháp Việt Nam tiếp tục nhạo báng công lý
viết từ Hà Nội
Nhà văn và blogger Phạm Viết Đào, 61 tuổi, trong buổi xét xử tại Tòa án nhân dân địa phương tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 3 năm 2014. Ảnh minh họa.
Trong phiên tòa xử Nguyễn Viết Dũng, có một chuyện ít ai để ý. Theo nhà báo Đoan Trang thì ngay từ đầu, luật sư đã công bố một văn bản có chữ ký của 16 thành viên nhóm Vì một Hà Nội xanh, là những người tham gia cuộc tuần hành sáng chủ nhật 12/4/2015 quanh Hồ Gươm. Những người này tình nguyện đứng ra làm nhân chứng. Tất cả đều khẳng định Nguyễn Viết Dũng đã tham gia tuần hành một cách ôn hòa và lịch sự, không có bất kỳ một lời nói, thái độ hay hành vi gây rối nào.
Tuy nhiên, tòa không hề đếm xỉa đến tình tiết này và cũng không cho những người này vào tòa làm nhân chứng.
Trong phiên tòa xử Nguyễn Viết Dũng, có một chuyện ít ai để ý. Theo nhà báo Đoan Trang thì ngay từ đầu, luật sư đã công bố một văn bản có chữ ký của 16 thành viên nhóm Vì một Hà Nội xanh, là những người tham gia cuộc tuần hành sáng chủ nhật 12/4/2015 quanh Hồ Gươm. Những người này tình nguyện đứng ra làm nhân chứng. Tất cả đều khẳng định Nguyễn Viết Dũng đã tham gia tuần hành một cách ôn hòa và lịch sự, không có bất kỳ một lời nói, thái độ hay hành vi gây rối nào.
Tuy nhiên, tòa không hề đếm xỉa đến tình tiết này và cũng không cho những người này vào tòa làm nhân chứng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)