Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
Nhà xuất bản Giấy Vụn - Giới thiệu "ĐÀNH LÒNG SỐNG TRONG PHÒNG ĐỢI CỦA LỊCH SỬ"
![]() |
Nhà văn Cung Tích Biền |
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NXB GIẤY VỤN: Nhà văn Cung Tích Biền, trước tiên là thuộc dòng Văn học Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một Nhà văn Độc lập, đã thành danh từ lâu trước 1975.
Sau biến cố tháng 4-1975 ông ở lại trong nước cho tới ngày hôm nay, 2015. Sống với chế độ mới, ông gác bút 12 năm, và “tái xuất giang hồ” vào năm 1987, với một bút lực sung mãn, phong văn nhiều phần khác trước. Theo rất nhiều các tiểu luận, nhận định của nhiều nhà phê bình văn học, về sáng tác của Cung Tích Biền đều có chung một nhận định, là súc tích, tài hoa, nhân bản và minh triết.
Bùi Tín - Nhận diện thật rõ chế độ chính trị toàn trị
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhà báo, cũng là nhà nghiên
cứu ở Hoa Kỳ Bùi Mẫn Hân (Min Xin Pei), gốc Trung Quốc, một học giả có uy tín,
vừa cho đăng một bài báo lý thú trên tạp chí Carnegie / Hoa Kỳ (số tháng
7/2015) chuyên nghiên cứu về các quan hệ quốc tế, có nhan đề "Gốc rễ những
rối loạn về kinh tế của Trung Quốc là gì? - Là chính trị, ngốc ạ!".
Ngày 16/9 các mạng Dân Luận
và Đối Thoại đã đăng bản dịch của bài báo này.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Người Việt cố giàu lên, để làm gì?
![]() |
Nhạc sĩ Tuấn Khanh |
Trong
những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe
hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để
lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó
khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe Honda,
xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi
không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang
ập đến ngay cửa nhà mình.
Tiến sỹ Zachary Abuza - VN 'nhạy bén hơn' khi đàn áp bất đồng
gửi
cho BBC Tiếng Việt
Trong chuyến đi tới Washington DC hồi tháng Bảy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định "Việt Nam rất coi trọng nhân quyền."
Trong lúc thừa nhận nhân quyền vẫn là điểm
vướng mắc trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ, ông Trọng tỏ rõ rằng
"không nên để nhân quyền ảnh hưởng tới đà phát triển quan hệ song phương
cũng như việc xây dựng niềm tin giữa hai quốc gia."
Thách thức mà ông phải đối diện là làm sao
để duy trì sự độc quyền của Đảng Cộng sản nhưng vẫn không gây ra những bất
đồng ngoại giao.
Các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, trong thời
gian ông Trọng có chuyến thăm Hoa Kỳ, đã gây sức ép lên Tổng thống Obama bằng
việc khiếu nại về tình trạng nhân quyền yếu kém của Việt Nam, cụ thể là về
quyền tiếp cận thông tin, phát triển xã hội dân sự, quyền thực thi tín
ngưỡng, và những cải cách nhằm chấm dứt tình trạng cảnh sát tra tấn, ngược đãi,
bức cung.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Tiền Baht và Tiền Bác
Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền[Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà... (không rõ nhời)!
Tôi dừng chân ở Bangkok (lần đầu) vào một buổi chiều Hè, năm 1980. Đây cũng là thời điểm tôi mới làm quen với cuộc sống tha hương nên đã ghi lại vài chục câu thơ (hơi) ướt át:
Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
Chiều về trên xứ lạ
Xe ngược xuôi trăm đường
Trăm ngàn khuôn mặt lạ
Mong một người đồng hương
Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
Chiều về trên xứ lạ
Thoáng thấy mình trong gương
Tôi nhìn tôi bối rối
Sao trông mình thảm thương
Chiều về trên xứ lạ
Ngỡ ngàng Chinatown.
Ðây rượu nồng thịt béo
Mà bạn bè nơi nao
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)
Hùng Tâm - Volkswagen và tai họa Âu Châu
Con
sâu làm rầu nồi canh... thiu?
Việc một doanh nghiệp gặp họa là chuyện thường tình.
Nhưng doanh nghiệp ở đây là Volkswagen, hãng xe hơi đứng đầu thế giới, ngang
ngửa với Toyota của Nhật.
Volkswagen lại là doanh nghiệp của
quốc gia dẫn đầu Âu Châu về sản lượng kinh tế. Mà Âu Châu đang gặp quá nhiều
vấn đề, từ kinh tế tài chánh trong khối Euro đến di dân và người tỵ nạn. Mối
họa của Volkswagen không chỉ làm cổ phiếu sụt giá hơn một phần ba, mất 24 tỷ
Euros (hơn 26 tỷ Mỹ kim) từ đầu tuần và tổng quản trị CEO là ông Martin
Winterkorn phải từ chức sau khi nhận lỗi. Nó có thể gieo thêm tai họa cho kỹ
nghệ xe hơi và cả kinh tế Âu Châu. Vì vậy, Hồ Sơ Người Việt mới tìm hiểu chuyện
này hầu quý độc giả.
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015
William Gallo/ (VOA) - Ông Tập Cận Bình: Xung đột Mỹ-Trung sẽ là 'đại hoạ'
![]() |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu hôm thứ ba 22/9/2015 tại Seattle. |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Washington để ngăn chận một vụ xung đột giữa hai nước mà ông gọi là “đại hoạ”. Theo tường thuật của thông tín viên William Gallo của đài VOA, nhân dân Trung Quốc kêu gọi như vậy trong lúc bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ một tuần.
Ông Tập Cận Bình đưa ra lời kêu gọi cải thiện quan hệ Mỹ-Trung trong bài diễn văn chính sách ông đọc trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ hôm thứ 3 tại Seattle.
Đào Như - CÁC KỸ SƯ CÔNG NGHỆ TRẺ VN TỐ GIÁC CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ TOÀN DIỆN CỦA CSVN
Hôm 11/9/2015, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ CSVN đến chủ trì chỉ đạo buổi họp với hơn 70 nhà Khoa Học Kỹ Sư Công Nghệ trẻ Việt Nam do Bộ trưởng KH&CN, Nguyễn Quân, tổ chức tại Hà Nội. Chính hôm đó Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã vấp phải sự phản biện bất ngờ của một số nhà KH&CN trẻ lên tiếng tố giác chế độ Nhà nước Quản lý Toàn diện các ngành nghề nghiên cứu Khoa Học Kỹ Thuật nhất là các ngành Khoa Học Công Nghệ-KH&CN-và Khoa Học Xã Hội Nhân Văn-KHXH&NV-Khoa Học Xí Nghiệp-KHXN.
TS. Phạm Ngọc Hiền - Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?
![]() |
Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa thế giới và Việt Nam về giáo dục đại học trước xu thế toàn cầu hóa (Ảnh: voer.edu.vn) |
LTS: TS. Phạm Ngọc Hiền, Giảng viên khoa Xã hội, trường ĐH Sài Gòn
băn khoăn rằng không tìm thấy Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới. Bằng sự
hiểu biết, ông đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi tới
độc giả.
Để phát triển nền giáo dục nước nhà, ta cần nhận thức được vị trí
của mình trong mối tương quan với các nước khác. Muốn biết rõ hơn Việt Nam hiện
nay đang đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới, trước hết, ta hãy nhìn lại
những vị thế của giáo dục Việt Nam trong quá khứ.
Anh Vũ/RFI - Vụ Volskwagen: Phần mềm nhỏ gây hậu quả lớn
Tập đoàn chế tạo xe hơi Đức Volkswagen bị Mỹ cáo buộc gian lận về mức gây ô nhiễm.REUTERS/Stefan Wermuth |
Cái tên Volkswagen, hãng xe có mặt khắp thế giới, niềm tự
hào của ngành công nghiệp xe hơi cũng như cả nền kinh tế Đức, hôm nay xuất hiện
kín trên các báo Pháp ra hôm nay, chỉ vì bị Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ phát
giác gắn một phần mềm gian lận giám định thông số phát thải ô nhiễm.
Vụ việc đã thực sự gây lên một cơn địa chấn lớn trong
ngành công nghiệp chế tạo xe hơi nói chung và sẽ để lại những hậu quả nghiệm
trọng không chỉ về mặt kinh tế riêng cho Volkswagen.
Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa lớn trang nhất : «
Volkswagen, nước Đức trong cơn sốc ». Tờ báo ghi nhận : « Ngôi nhà
Volkswagen đang bị cháy. Hãng xe thừa nhận đã lắp phần mềm đánh lừa kiểm tra
phát thải ô nhiễm vào 11 triệu xe. Như thế cũng đủ gây nghi ngờ trên khắp châu
Âu và các nhà chế tạo xe khác ».
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015
Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình đến Mỹ vì kinh tế
Tập Cận Bình và Barack Obama sẽ bàn rất nhiều vấn đề xung khắc giữa hai nước. Có thể đoán trước có ba loại vấn đề. Một là những vấn đề họ sẽ nói rất mạnh mẽ, nhưng không làm gì được cả, phải để đó chờ giải quyết sau. Hai là những vấn đề họ sẽ nói nhẹ nhàng, kín đáo, nhưng kèm theo các hành động ráo riết. Và sau cùng là những vấn đề họ sẽ nói nhiều mà cũng sẽ làm nhiều.
Đứng đầu sổ nói nhiều và làm nhiều là chuyện kinh tế, mối quan tâm lớn nhất hiện giờ của Tập Cận Bình. Mà nói chuyện kinh tế trong lúc này, ai cũng biết, Bắc Kinh đang ở thế rất yếu – sau một lần phá giá tiền tệ một cách lúng túng vụng về và hai lần thị trường chứng khoán suy sụp mà chính quyền cố vực lên không được. Tập Cận Bình không thể chỉ nói chuyện kinh tế với các đại biểu quốc hội và tổng thống Mỹ, mà phải thuyết phục các nhà tư bản thật sự.
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Kinh Tế Thị Trường và Tôn Giáo
![]() |
Đức Giáo Hoàng Francis |
Đức
Giáo Hoàng Francis nên vận dụng kinh tế cho mục tiêu xã hội
Người viết này thường tránh nói đến tôn giáo vì kém
hiểu biết về cảm quan và ấn tượng của con người trong các vấn đề tín ngưỡng.
Nhưng, trong chuyến Mỹ du của đức Giáo Hoàng Francis, có một vấn đề kinh tế
được đặt ra, mà vì kinh tế cũng là chính trị, nên đề tài kỳ này sẽ là chuyện
kinh tế thị trường và đức tin tôn giáo.
Về triết lý kinh tế chính trị học,
Đức Giáo Hoàng Francis có thể được liệt vào cánh tả, liberal theo giác độ Hoa
Kỳ, trong ý nghĩa là ngài quan tâm đến công bằng xã hội, chú trọng đến nhược
điểm của tư bản chủ nghĩa, và ưu lo cho số phận của dân nghèo, thành phần đa số
trong mọi xã hội. Đây là một niềm tin xuất phát từ một động lực đáng kính
trọng. Về triết lý xã hội chính trị, ngài cũng thuộc thành phần cấp tiến, có
cái nhìn khoan hồng về cách ứng xử của con người với các khái niệm đạo lý, như
việc ly dị hay thậm chí hôn nhân giữa người đồng tính. Đây cũng là một quan
điểm phóng khoáng khiến ngài gặp phản ứng của hàng tăng lữ bảo thủ.
Người viết này thông cảm với quan
điểm xã hội đó của vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Nhưng hoài nghi về
quan điểm kinh tế của ngài.
Nguyễn Hưng Quốc - Vượt biên
![]() |
Di dân chờ đợi ở trước một trại đăng ký cho người di cư tại Opatovac, Croatia, ngày 22/9/2015. |
Một trong những sự kiện thu
hút sự chú ý của thế giới nhiều nhất trong mấy tuần lễ vừa qua là làn sóng tị
nạn từ Syria, Iraq và một số quốc gia khác ở Trung Đông tràn đến châu Âu.
Thật ra, hiện tượng người
Trung Đông vượt biên để tránh những hậu quả khốc liệt của các cuộc nội chiến
đẫm máu trong nước họ không phải là điều gì mới mẻ. Chỉ riêng tại Syria, trong
hơn bốn năm vừa qua, đã có trên bốn triệu người vượt biên để tị nạn tại các
quốc gia láng giềng, như Thổ Nhĩ Kỳ (gần 2 triệu), Lebanon (trên 1 triệu),
Jordan (trên 600.000), Ai Cập (hơn 130.000). Oái oăm nhất là, bị đẩy vào đường
cùng, hơn 250.000 người Syria chạy cả sang Iraq, nơi cũng đang có nội chiến như
nước họ. Tuy nhiên, làn sóng tị nạn ấy chỉ thực sự đánh động dư luận khi, gần
đây, cả hàng triệu người tràn đến châu Âu, đặc biệt là Áo và Đức. Người ta xem
đó là cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới
lần thứ 2.
Thụy My/RFI - Obama chờ đợi Tập Cận Bình với các hồ sơ gai góc
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình
tại thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh 10/11/2014.REUTERS/Kim
Kyung-Hoon
Liên quan đến Châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos
(22/09/2015) có bài viết mang tựa đề « Obama chờ đợi Tập Cận Bình với các hồ sơ
gai góc ». Ông Tập khởi đầu chuyến công du Hoa Kỳ bảy ngày, trong lúc quan hệ
với Mỹ đang ở mức tệ hại nhất, đặc biệt là về vấn đề tin tặc.
Tập Cận Bình trước hết đến Seatle, rồi mới đi Washington
và sau đó là diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York. Chuyến đi của ông ta diễn ra
trong bầu không khí giá băng giữa hai nước. Nhiều người Mỹ đủ mọi khuynh hướng
đả kích sự đón tiếp trân trọng dành cho Chủ tịch nước Trung Quốc, và buối dạ
yến khoản đãi ở Tòa Bạch ốc. « Nếu tôi là Tổng thống, tôi sẽ mua cho ông ta
một chiếc bánh hamburger ở McDonald, rồi bắt đầu làm việc ». Donald Trump,
cũng như nhiều ứng cử viên tổng thống Mỹ khác coi Bắc Kinh là nguồn gốc của mọi
vấn đề.
Lê Anh Hùng - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh?
Thủ tướng Việt Nam dự lễ cắt băng khánh thành một tổ máy đốt than
của nhà máy nhiệt điện Formosa ngày 17/9
của nhà máy nhiệt điện Formosa ngày 17/9
Formosa Hà Tĩnh, do tập đoàn Formosa đầu tư tại Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo nằm ở phía bắc miền Trung, là một dự án đầy tai tiếng và mờ ám, khiến dư luận hết sức bức xúc và bất an suốt mấy năm qua:
Một doanh nghiệp Trung Quốc[i] được giao một phần lãnh thổ lên tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao), bao gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương, ở dưới chân Đèo Ngang, một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh – quốc phòng;[ii]
Hai văn bản quyết định đưa đến sự ra đời của dự án này đều do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký: Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”;
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015
BBC - Ông Thức: 'Tổ quốc từ chối mới đi tị nạn'
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị
kết án 16 năm tù
Người cuối
cùng trong danh sách Mỹ đòi trả tự do hiện vẫn còn ngồi tù và để ngỏ khả năng
'tị nạn' nếu buộc phải ra đi, theo gia đình ông.
Doanh nhân
Trần Huỳnh Duy Thức nằm trong danh
sách bốn người được Hoa Kỳ
nêu đích danh và đòi Việt Nam trả tự do tại phiên kiểm định định kỳ phổ quát về
nhân quyền hồi đầu năm 2014 tại Geneva.
Hai người
trong danh sách, ông Cù Huy Hà Vũ và Điếu cày Nguyễn Văn Hải, đã từ nhà tù sang
thẳng Hoa Kỳ, tương tự như trường hợp cuối tuần qua của bà Tạ Phong Tần.
Người thứ
tư, luật sư Lê Quốc Quân, cũng đã mãn hạn tù và đã được tự do.
Đinh Từ Thức - Nghiêm chỉnh và nham nhở
![]() |
Các nữ dân quân Việt Nam trong cuộc diễu binh 2/9 tại Hà Nội |
Trong
dịp lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02 tháng 09, nhà báo Đỗ Hùng đã bị Bộ Thông
tin Truyền thông Việt Nam phạt rút thẻ hành nghề, và mất chức phó tổng thư ký
của báo Thanh Niên điện tử, vì đã viết một status ngắn trên Facebook của mình,
với lời lẽ diễu cợt, bị coi là bất kính đối với lịch sử ngày Quốc khánh, và đối
với vài nhà lãnh đạo đã từ trần, như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp.
Dư luận từ trong đến ngoài nước đã tranh cãi sôi nổi về chuyện này, kẻ bênh,
người chống. Bài viết ngắn khiến tác giả của nó bị trừng phạt, kể cả tựa bài
gồm hai chữ “Quốc khánh” đến câu kết “Chúc các bác Quốc khánh sướng nhé”, tất
cả chỉ có 242 chữ, toàn dấu sắc. Xin trích ít dòng để có một ý niệm về “tang
chứng”:
“…Thế chiến kết thúc.
Cướp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác
cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí
giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến.
Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái Quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống Giáp
Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói:
“Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc”.
Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh.”
Hà Tường Cát - Khi quân đội Nhật mở rộng tầm hoạt động
![]() | |
Cảnh sát giữ trật tự cho những người biểu tình trước trụ sở quốc hội ở Tokyo, phản đối dự luật mở rộng quyền hành động của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản. (Hình: Masashi Kato/Getty Images) |
Hôm Thứ Bảy, quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật mới
về an ninh do Thủ Tướng Shinzo Abe đề nghị, cho phép quân đội Nhật nới rộng tầm
hoạt động cho những sứ mạng bên ngoài lãnh thổ.
Sự kiện này mang một ý nghĩa quan
trọng vào lúc Nhật Bản - Trung Quốc đang có nhiều va chạm đối đầu, và Nhật Bản
càng ngày càng tỏ ra muốn có một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề khu vực,
đặc biệt là gia tăng sự hiện diện ở vùng Biển Đông.
TS. Vũ Cao Phan - “TQ nên chấp nhận đàm phán Hoàng Sa”
Gửi cho BBC từ Hà Nội
![]() |
Image copyright EPA Image caption Tác giả kiến nghị lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận “đàm phán” về vấn đề Hoàng Sa với Việt Nam, một quần đảo mà TQ đã tấn chiếm năm 1974 từ tay chính quyền VNCH. |
Nguyễn Đình Bổn - Tài năng và tự do sáng tạo
![]() |
Photo: internet |
Không ai phủ nhận Nguyễn Tuân là một tài năng nhưng nhắc đến ông
người ta chỉ còn nhớ Vang Bóng Một Thời và những truyện viết trước khi ông ta
gia nhập ĐCS. Tô Hoài là trường hợp tồi tệ hơn khi người ta chỉ nhớ một con dế
mèn cho đến khi ông in một số hồi ký và cuốn Ba Người Khác. Như vậy tất cả
những gì Nguyễn Tuân và Tô Hoài viết trong thời kỳ bị tước mất tự do sáng tạo
đều gần như vô giá trị. Phạm Duy và Văn Cao là một trường hợp so sánh thú vị.
Nói về tài năng, không hẳn ai trội hơn, nhưng gia tài của Phạm Duy để lại cho
đời đồ sộ hơn rất nhiều lần Văn Cao, trong đó những ca khúc ông viết sau khi bỏ
kháng chiến, vào Nam là những tác phẩm vẫn còn sức sống mạnh mẽ, và cho đến
nay, chưa có một nhạc sĩ viết ca khúc nào của Việt Nam vượt qua Phạm Duy, và có
thể còn rất lâu, và phải trong một môi trường tự do sáng tạo, mới có thể tìm ra
một tài năng như vậy! Trong khi Văn Cao chỉ để lại Thiên Thai, Suối Mơ, Buồn
Tàn Thu… viết trước khi gia nhập kháng chiến.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)