Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015
Xuân Đỗ - Kỷ Niệm với Tâm Thanh
![]() |
Tác giả Đỗ Xuân Trúc |
Cuối năm
1967 từ tỉnh Quảng Tín, tôi được trở về Sài Gòn học Cao Học Kinh Tế Tài Chánh tại
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, sau khi trúng tuyển vào khóa 3 Cao Học.
Cuộc sống
một sinh viên “chưa già nhưng vẫn không còn trẻ”, một vợ, một con và nhiều chi
phí, nên dù được hưởng qui chế sinh viên công chức, lương hằng tháng gần tám
ngàn đồng, vẫn chật vật.
Trong việc
tìm nơi xin dạy học thêm kiếm tiền chi tiêu, tôi quen biết anh Ngô Thanh Tâm,
sinh viên Cao Học khóa 2, Ban Hành Chánh, hôn phu của chị Khánh Hà, bạn cùng
khóa 3 Cao Học Kinh Tế Tài Chánh với tôi.
Hằng ngày
Tâm đi chiếc Lambretta màu trắng, đến đón Khánh Hà, sau các giờ học. Nghe một
anh bạn nói, Ngô Thanh Tâm là Giáo Sư Triết tại trường Ngô Quyền Biên Hòa, tốt
nghiệp Đại Học Sư Phạm Ban Triết, Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, bỏ nghề giáo, thi đậu
vào Cao Học QGHC.
Nguyễn Văn Thà - Cái Trống Cơm
Lời trần tình: Dưới đây là một truyện ngắn không phải về nhà văn Tâm Thanh như chủ đề của số báo này, mà nhân đám tang của anh viết về một chủ đề khác. Chỉ mong nó được là một tia nắng nháy trong khu vườn tưởng niệm ủ ê nhớ thương.
L'extrême félicité à peine séparée
par
une
feuille tremblante de l'extrême
désespoir,
n'est-ce pas la vie?
Sự sung sướng tuyệt đỉnh
mới bị chia lìa
bởi một chiếc lá run rẩy
vì tuyệt vọng,
cuộc đời há chẳng phải như thế hay sao?
Sainte-Beuve
Khổ hết rồi âu phải cam lai
Thôi
thì thôi tiền định an bài
Sầu
cho nát lòng người chi nữa.
Cao
Bá Quát
Ông Cao Sơn mới
mất. Ông đã có và đạt được những cái mà tôi không có và sẽ chẳng bao giờ đạt được
nữa: giàu có, vợ đẹp con khôn, địa vị, và nhất là được nhiều người kính trọng. Ở
Na Uy chuyện giàu có không quan trọng lắm vì không ai nghèo. Vợ đẹp, con khôn
đó là chuyện riêng tư, càng riêng tư ở cái xứ chỉ có hai mùa đông: mùa đông
xanh và mùa đông trắng, nhà ai nấy ở, cửa ai nấy đóng kỹ, nên chẳng mấy khi gặp
nhau mà khoe vợ, khoe con. Vợ miễn sao tử tế, con đừng xì ke, ăn cướp là được. Trong
một cảnh sống đóng kín như thế, lỡ có con cái hoang đàng đi nữa thì ít nhất bà
vợ phải tử tế thì mới sống qua được những mùa đông dài đằng đẵng. Vợ ông đẹp lại
tử tế, lại còn ngâm thơ hay. Câu thơ tổ ấm chén trà tay hương. Mùa đông dài mấy
cũng thành ngắn. Chuyện được kính nể lại là chuyện hiếm, vì chẳng mấy khi gặp
nhau để ra oai với nhau nhưng ông Sơn vẫn là người được kính trọng vì ông là một
hoạ sĩ nổi tiếng. Có nhà phê bình nghệ thuật của tờ báo lớn nhất Oslo ví ông là
một phù thuỷ của màu sắc. Tranh ông đã được viện bảo tàng quốc gia Na Uy mua. Ông
còn là một nhà biện luận hóm hỉnh mà sâu sắc, như một đại diện của nền minh trí
Đông phương, trong nhiều chương trình thảo luận về văn hoá, chính trị trên TV; và
trước đó là một nhân viên xã hội có tiếng là khôn khéo. Tóm lại ông là niềm
hãnh diện của những người đồng hương.
Khánh Hà - Nhà Văn Tâm Thanh Qua Nhà Thơ Khánh Hà
![]() |
Tâm Thanh & Khánh Hà tại Norwegian wood |
(câu hỏi từ tạp chí Sóng Văn của Nguyễn Sao Mai- đã đình bản)
Vuông Chiếu (VC): Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn
đời của mình? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu
một kỷ niệm buồn, vui ?
Khánh Hà (KH):
Chúng tôi từ hai nẻo đường
Người sư phạm đến, người trường luật
qua
Gặp nhau dưới một mái nhà
Quốc gia hành chánh trường ta thuở
nào
Chuyện vui buồn, biết nói sao
Bao nhiêu là chuyện, chuyện nào xưa
vui
Bây giờ cũng thành ngậm ngùi
Như chú rể Bắc của tui lần đầu
Về thăm quê vợ vùng sâu
Chưa nghe tiếng Bắc, lần đầu lạ tai
Ngoại hỏi nhỏ“Thẳng là ai?
Là người xứ nào, chẳng phải xứ
ta?"
Nguyễn Mộng Giác - Đọc Tâm Thanh, từ một góc riêng
![]() |
Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) - Hình: Hợp Lưu |
Bài Tựa tập truyện ngắn Thiên Nga Giữa Cõi Người của Tâm Thanh, Văn Học xuất bản năm 1999
Hồi anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca vừa từ Thụy Điển qua Mỹ định cư, tôi có hỏi thăm về đời sống của anh chị ở bên đó. Lời kể của anh chị có thể làm cho
mọi người "mơ được làm công dân
Thụy Điển". Một đất nước thanh bình. Một dân tộc khả ái, hiếu khách,
văn minh. Một hệ thống an
sinh xã hội tuyệt hảo... Bao nhiêu chuyện ấy, tôi đã nghe qua. Nói chung, đời sống của người tị nạn Việt Nam ở các nước Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Hoà Lan là "ước mơ đã thành hiện thực", như cách nói của người Mỹ. Nhưng đã được sống như thế, sao anh chị vẫn định đem cả gia đình sang Mỹ? Nhà thơ Trần Dạ Từ kể chuyện cả hội đồng thị xã bàn cãi nhau hàng tháng trời chuyện nên
cho chim ở công
viên ăn thức ăn gì, hoa trồng ở công viên nên chọn loại gì...
nghe mà sốt cả ruột! Vì sốt cả ruột trong cái thanh bình "bất thường"
ấy, anh chị muốn qua Mỹ để được sống trở lại cái dồn dập, cái bất trắc, cái hối hả, cái khóc cái cười của dân tộc mình,
qua sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Quận Cam tiểu bang
California. Trong cái quyền được đi tìm hạnh phúc, mỗi người có cái
quyền định nghĩa thế nào là
hạnh phúc. Có những định nghĩa trái khoáy, như trong các lạc thú hạnh phúc,
có cái thú đau thương.
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015
Ngô Nhân Dụng - Phải ấn định một lằn ranh cho Trung Cộng
Những tin sôi nổi mới về Biển Đông đặt ra mấy câu hỏi: (1) Mỹ và Trung Cộng sẽ găng đến mức nào, liệu có đánh nhau không? (2) Nếu không, trong thời gian tới hai nước sẽ chấp nhận một tình trạng như thế nào? (3) Nước Việt Nam phải làm gì trước viễn cảnh đó?
Sau vụ máy bay Mỹ diễu trên các hòn
đảo nhân tạo do Trung Cộng mới làm ở Trường Sa, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Bắc
Kinh Hồng Lỗi (Hong
Lei, 洪磊)
phản đối với lời lẽ cứng rắn: “Trung Quốc có quyền theo dõi kiểm soát không phận
và hải phận thích đáng để bảo vệ chủ quyền… Chúng tôi hy vọng các nước can hệ
sẽ hết sức tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Nam Hải.” Ở
Washington, Phụ tá bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đáp lại: “Hải quân và phi cơ quân sự
Mỹ sẽ tiếp tục thi hành quyền hoạt động trong không phận và vùng biển quốc tế.”
Ông nói nặng hơn: “Không người nào có đủ khôn ngoan lại tìm cách ngăn chặn Hải
quân Mỹ hành động, làm liều như thế là dại dột.”
Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long (Chương 12)
Chương
12 : Huyền
thoại Le Brun và Puymanel
xây thành Gia Định và Diên Khánh
xây thành Gia Định và Diên Khánh
Trong chương
này, chúng tôi khảo sát những nguồn cội mà các sử gia thuộc địa dựa vào để
"chứng minh" Puymanel và Le Brun xây thành Gia Định và Diên Khánh.
Nguồn phát
xuất thông tin Le Brun và Puymanel là kỹ sư xây dựng đầu tiên ở Việt Nam, không
nhiều, chỉ có hai:
1- Bản
báo cáo của de Guignes
2- Lá
thư của giáo sĩ Lavoué
Như đã nói
trong chương trước, de Guignes là một agent của lãnh sự quán Pháp tại Quảng
Đông, thường gửi những bản báo cáo về Bộ Ngoại Giao. Chữ agent có nghiã
là nhân viên hay điệp viên, nhưng một nhân viên của toà lãnh sự chuyên viết những
bản báo cáo mật về Bộ ngoại giao thì đích thực là điệp viên. Alexis
Faure, khi soạn cuốn Bá Đa Lộc, đã sưu tầm trong Văn khố ngoại giao
những văn bản này, và cho in lại một số trong sách của ông. Riêng bản báo cáo
ngày 29/12/1791, có một câu, sẽ được các ngòi bút thuộc địa sử dụng như tài liệu
chính để xác định: Olivier de Puymanel và Le Brun là tác giả thành Gia Định, và
Puymanel là người xây thành Diên Khánh và các thành trì Vauban khác ở Việt Nam.
Rồi một số tác giả Việt, coi thường hoặc không đọc quốc sử, cứ thế chép lại lập
luận của Pháp.
Tâm Thanh - Thiên nga giữa cõi người
SỐ ĐẶC BIỆT VỀ NHÀ VĂN TÂM THANH: Ngày mai, Chủ nhật 24 tháng Năm, 2015 Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ làm một số đặc biệt về nhà văn Tâm Thanh Ngô Thanh Tâm nhân kỷ niệm 49 ngày mất của ông. Số kỷ niệm sẽ gồm bài vở bạn bè và gia đình viết về ông.Để tạo một dẫn nhập cho số ngày mai, hôm nay DĐTK mời bạn đọc xem một số sáng tác của ông, gồm hai truyện ngắn và một bài viết về ngôn ngữ.
Cặp thiên nga nổi bập bềnh như hai cụm mây trắng muốt vừa rớt từ nền trời xanh xuống mặt hồ Eidselva. Giống thiên nga này được xếp vào giống thiên nga đẹp nhất trên vùng sông hồ Telemark. Có lẽ vì bộ lông trắng như tuyết, căng phồng lên như một nụ hoa sắp nở, con vật diễm lệ này được gọi là “thiên nga nụ”; cũng có người nói gọi như thế vì mỏ nó có một cái khoen đen duyên dáng. Nhưng tiếng kêu của nó lại bệ rạc hơn bất cứ loài vịt, loài ngỗng nào. Mùa hè khi chúng mon men lại gần bờ để chờ đợi những mẩu bánh mì của khách đi tắm, khi nghe từ cặp mỏ vàng óng ả phát ra những tiếng khò khè khàn đục, tôi có cảm tưởng ngỡ ngàng thất vọng y như thấy một mệnh phụ xinh đẹp mở miệng thốt ra lời thô lậu. Đúng là một loài chim để nhìn ngắm xa xa.
Tâm Thanh - Phấn Thông
Năm nay thu qua nhẹ như chiếc lá khô. Sáng sớm, Quân ra khỏi nhà, thấy lớp sương băng trên đầu ngọn cỏ rầu rầu, chàng đưa tay vuốt tóc. Đêm vừa qua chàng ngủ không yên giấc, thức dậy mới biết là nhiệt độ trong nhà xuống đột ngột; đông đã lén về sau một cuối tuần rực rỡ nắng thu trong vắt. Chàng rùng mình, trở vào.
– Anh quên cái gì vậy?
– Lạnh quá. Trở lại thay áo khoác.
– Đừng quên chìa khóa nhà. Không,
chiều anh về sớm, lại đứng ngoài.
Tâm Thanh- Chiêu Hồi Ngôn Từ
Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ. Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ. Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm. Hình bên cho thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.” Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh - tiếng nói. Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều,” trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.
Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên ứng xử như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” - không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng,” mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.
Nhưng trước hết những chữ nào đã bị đóng dấu lầm?
Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên ứng xử như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” - không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng,” mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.
Nhưng trước hết những chữ nào đã bị đóng dấu lầm?
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015
Nam Dao - Từ Nhân Văn-Giai Phẩm đến Văn Đoàn Độc Lập
![]() |
Nhà văn Nam Dao (Hình: Uyên Nguyên) |
Hội Nhà Văn Việt Nam TP Hồ Chí Minh - chắc được chỉ đạo từ những
cấp cao hơn như Ban Tuyên Giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), rồi Hội Nhà Văn Việt Nam ( HNVVN)
- mới đây gạch tên 9 hội viên không cho bầu
làm đại biểu tham
dự Đại Hội Nhà Văn lần IX sẽ nhóm họp ở Hà Nội vào tháng 7 năm nay. Những hội viên bị gạch tên[i]
đều là thành viên của Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập (BVĐVĐĐL). Tập
hợp này bị
thế quyền
gán cho là ‘’ ám
muội’’, là
‘’diễn biến’’, tự tung tự tác tìm cách thoát trói buộc những định chế chính trị xưa nay vốn là rào cản tự do sáng tác và tự do ngôn luận. Khi được chỉ đạo chỉ nhằm phục vụ chính
trị, văn học là thứ văn học minh họa kiểu người tốt việc tốt, lu
loa tuyên truyền tô hồng, đẩy người viết
vào cách thế nhìn nghiêng với một mắt, thậm chí nhắm tịt cả hai mắt, mô tả cho
‘’phải đạo’’ một thứ hiện thực xã hội tô vẽ, hoang tưởng, đậm mùi duy ý chí. Loại văn học
văn chương có lãnh đạo chính trị này khiến một nhà thơ trẻ vào đầu
những năm 80 đau xót kêu:
Tụi nó cưỡi lên lưng anh làm ngựa
khiến mông anh trổ đuôi, còn gáy mọc ra bờm
anh vừa hí vừa vặn mình nôn mửa
một đống lạ lùng nửa
áo nửa cơm.
Tụi nó lại treo trước đầu anh một giỏ hoa thơm
có mùi văn chương có
hương nghệ thuật
anh nghiến răng nhai một
cách cuống cuồng
đến khi ợ mới biết mồm tàn tật...
Bùi Tín - Những làn gió lành trên đất Ukraine
Tổng
thống Ukraine Petro Poroshenko.
Ukraine
là nước xã hội chủ nghĩa cũ từng nằm trong Liên bang Xô Viết, được hoàn toàn
độc lập và dân chủ từ năm 1990, hiện đang bị một số dân thân Nga nổi dậy ly
khai ở phía đông, được một số đơn vị quân đội Nga ủng hộ và tiếp sức.
Ukraine
đang đứng trước nguy cơ nội chiến do sự can thiệp của Nga dưới quyền của Tổng
thống Putin - một người mà các nhà dân chủ Nga cho là mang tư chất "nửa
Stalin, nửa Sa hoàng" (mi Staline mi Tsar" do tham vọng khôi phục
hai đế chế cũ - Nga hoàng và Cộng sản - đã thuộc về quá khứ.
Nguyễn Hưng Quốc - Văn học không ngừng vận động và tự hủy
Khi đánh giá một tác phẩm văn học mới, nhiều người đứng từ góc nhìn của nền văn học cũ để phê phán. Họ quên một điều: văn học cũng như mỹ học nói chung không ngừng vận động. Lịch sử văn học thực chất là lịch sử của những sự vận động liên tục: Mỗi thời mỗi khác.
Có
điều, khác với các hiện tượng khác, sự vận động trong văn học, đặc biệt trong
thơ, không hẳn đã là một sự phát triển.
Võ Thị Hảo - Máu người oan đang nhuộm mặt đường
![]() |
Nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến (Tuyến Xích Lô) bị một số người giả danh côn đồ tấn công lúc hơn 7 giờ sáng ngày 19/5 ở khu vực Đồng Diều, quận 8, TpHCM - Courtesy photo/Danluan |
Đừng
quên máu của những nhà đấu tranh vì nhân quyền vẫn đang đổ dưới bàn tay đàn áp
của nhà cầm quyền VN…
Con
trong tay mẹ
Nồng
ấm mắt cười
Con
đi bên cha
Rạng
rỡ dưới mặt trời
Bỗng
những bóng hắc ám lẻn ra từ ngõ hẻm
Đâm
xé thân cha
Quằn
quại cha đổ máu trên đường bụi đỏ
Con
và mẹ đứt ruột trên mình cha rách nát
Vì
sao mặt trời đang mọc
Mà
máu cha vẫn đổ oan khiên ?
Mặt
trời vẫn mọc mà tay mẹ bưng mặt
Nước
mắt mẹ hòa máu cha
Máu
cha dòng máu hiền lương ướt đẫm mặt đường
Kìa
nhìn xem nước Việt bao người đổ máu oan bao nhiêu người khóc
Những
lễ cầu siêu những nén nhang đã trở thành giả trá
Những
xác thân bị tra tấn đến chết trong đồn công an
Vì
sao dân phải lết đến công đường phẫn uất tự thiêu?
Không
còn đường sống chờ công lý đã bị chôn vùi dưới ba tầng bia mộ
Ai
đã cướp máu của cha?
Chúng
vừa bước xuống từ những hàng ghế quan chức hôi tanh
Cởi
áo mão lộ diện trộm cướp
Lũ
ma cà rồng lừa gạt cả ánh ngày
Ngang
nhiên ra đường hút máu dân oan
Lũ
tham nhũng ma cà rồng mượn áo côn đồ
Lũ
bán nước mượn áo côn đồ
Lũ
đao phủ môi trường mượn áo côn đồ…
Đất
nước bị cưỡng đoạt trong phép bùa cộng sản
Thịt
dân đen bị lũ bán nước dọn tiệc cho Đại Hán hung tàn
Này
con, hãy lau nước mắt đứng dậy
Không
chỉ ta đâu,
Kìa
đất Việt cựa quậy giữa trùng trùng dối lừa thảm khốc
Đứng
dậy
Cùng
triệu bàn chân Việt
Trên
mặt đường thấm máu người oan
Cùng
dội vang triệu tiếng thét uất nghẹn giữa trời xanh
Tiếng
sét xé toang mặt đất
Triệu
bàn tay giơ cao đốt lửa trời cháy sáng
Trả
lũ ma cà rồng về hầm mộ
Để
Việt Nam mình giành lại tự do.
Kìa
đất Việt cựa quậy giữa trùng trùng dối lừa thảm khốc…
Võ
Thị Hảo, Hà Nội 21/05/2015
Kính Hòa/RFA - Có thực sự ngành giáo dục Việt Nam được xếp hạng cao?
![]() |
12 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng chất lượng giáo dục dựa trên điểm thi toán và khoa học của học sinh ở độ tuổi 15 do OECD thực hiện. |
Vừa
qua Tổ chức Hợp tác và phát triển gọi tắt là OECD, căn cứ vào kết quả kỳ thi
toán và khoa học do tổ chức này thực hiện, xếp Việt Nam đứng hạng thứ 12 về
giáo dục, trên cả các cường quốc công nghiệp như Mỹ và Úc. Tin này cũng được
nhiều người Việt Nam đón nhận với sự tự hào về ngành giáo dục của mình. Tuy
nhiên nhiều ý kiến của những người Việt Nam làm việc trong ngành giáo dục trong
và ngoài nước lại không phấn khởi như vậy. Sau đây là ghi nhận những ý kiến đó
do Kính Hòa thực hiện.
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015
Tuấn Khanh - Vũng lầy của chúng ta
viết
từ Sài Gòn
![]() |
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Hình: Uyên Nguyên) |
Bạn
tôi,
Bạn
có thấy mạng xã hội hôm nay giống như một đại dương? Tất cả những gì có khả
năng trôi dạt và dễ bám đều ở trên bề mặt của của nó, và phần còn lại nằm trong
thẳm sâu bao la, với vô vàn điều không thể tỏ bày.
Bạn
và tôi cũng đang sống cùng dòng chảy timeline trên Facebook, mọi thứ ào ạt trồi
lên như tư duy của thế giới sống chung quanh. Cái gì không bám lại được trong
trí nhớ con người sẽ dạt đi, nhường chỗ cho những cái mới hơn ập đến, níu kéo,
thu hút mắt nhìn.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Chuyện Ba Sàm & Bản Cáo Trạng của V.K.S.N.D.
Tôi thấy chính sách thông tin như hiện nay, ta chỉ từ thua đến thua. - Nguyễn Công Khế
Cái gì chớ sách sử là tui né, và né tới cùng. Đọc chán thấy
mẹ!
Né của nào, Trời
trao của đó. Khi khổng khi không (cái) chị
Trương Anh Thụy, người
phụ trách nhà xuất bản Cành Nam, gửi cho một thùng sách to đùng. Nó
nặng đến độ mà con mẹ đưa thư phải ôm bằng cả hai tay, chân đá cửa rầm rầm, vừa
đá vừa lầu bầu văng tục chửi thề tá lả.
![]() |
"Anh Ba Sàm" |
Tôi thì hớn hở tưởng rằng (dám) có người gửi cho thùng rượu. Thiệt là tưởng bở, và tưởng năng thối!
Mở ra (ôi
thôi) ngoài mấy cuốn Những
Lời Trăng Trối, vừa tái bản, của Trần Đức Thảo là “nguyên” một
bộ sách (Nhìn Lại Sử Việt) của Lê Mạnh Hùng. Cả bộ dám gần chục cuốn, cuốn
nào cũng khoảng 500 – 300 trăm trang. Ngó mà thiếu điều muốn ... xỉu!
Mặc Lâm/RFA - Khó thể nói Việt Nam cần TPP
Sau
khi các nghị sĩ dân biểu Mỹ cũng như nhiều Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội
đồng loạt lên tiếng việc côn đồ gây thương tích trầm trọng cho anh Nguyễn Chí
Tuyến, công an Hà Nội bị buộc phải vào cuộc điều tra nhưng những vụ tấn công
khác vẫn diễn ra liên tiếp trong hai ngày 18 và 19 tháng 5 khiến dư luận ngỡ
ngàng không biết các cơ quan an ninh có còn xem luật pháp là điều phải tuân thủ
hay không.
Chiều
ngày 18 tháng 5 năm 2015 Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng bộ Công an Việt Nam
đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là ông Antony Blinken tại Hà Nội trong
chuyến viếng thăm và làm việc với Việt Nam, sau khi ông Trần Đại Quang sang Mỹ
vào trung tuần tháng 3 vừa qua.
Sự
việc Bộ trưởng Công an Việt Nam sang Mỹ và làm việc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
được giới quan sát cho rằng là bước đột phá mới trong nỗ lực xây dựng mối quan
hệ hợp tác toàn diện của hai nước và động thái này gây hy vọng cho nút thắt
nhân quyền có cơ hội mở ra để dọn đường cho những thay đổi mà Quốc hội Mỹ và
chính phủ Obama rất quan tâm.
Đào Như - NHỮNG KHÁC BIỆT PHÍA SAU 21 PHÁT ĐẠI BÁC NGHI LỄ
Hôm 13-5-2015, tiếng nói của đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, Ted Osius, lại được truyền thanh trên làn sóng đài Tiếng Nói ViệtNam-Voice Of VietNam-VOV-qua cuộc phỏng vấn với chủ đề quan hệ Việt Mỹ sau 20 năm bình thường hóa nền ngọai giao và tầm nhìn của Mỹ về mối quan hệ này trong 20 năm sắp tới. Điều bất ngờ trong buổi tiếp xúc này, đại sứ Osius cho hay: “Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cao cấp nhất”.
Lời xác định
này của đại sứ Osius đã đánh tan nhiều tin đồn đoán sai lầm về việc Tbt Nguyễn
Phú Trọng sẽ không được Tổng thống Mỹ tiếp tại phòng Bầu Dục, hoặc có được tiếp
đón đi nữa, thì chỉ theo nghi lễ rất thông thường. Qua cụm từ “nghi thức cao cấp nhất” có nghĩa là tbt
Nguyễn Phú Trọng và đoàn tùy tùng của ông sẽ được nâng lên một tầm cao hơn. Nhưng
tầm cao đến cỡ nào nếu so với việc tiếp đón Chủ tịch TQ Tập Cận Bình?
Tú Kép - PHÁT BIỂU CỦA TỔNG TRỌNG SO VỚI THỰC TẾ
![]() |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Vừa qua, nhân kỷ niệm 125 năm sinh của Hồ Chí Minh
(HCM), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức một cuộc mít-tin tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn trình
bày tiểu sử và ca tụng sự nghiệp HCM. Lời
phát biểu của viên tổng bí thư thường là tài liệu học tập cho toàn đảng CS và
cho thanh niên, sinh viên, học sinh trong nước.
Vì vậy, cần phải so sánh lời phát biểu của người đứng đầu đảng CSVN với thực
tế đã diễn ra để làm sáng tỏ tiểu sử và sự nghiệp HCM.
Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015
Ngô Nhân Dụng - Bài học cuộc chiến Iraq
Câu chuyện chiến tranh Iraq lại trở thành thời sự, không phải vì hai đảng tranh luận, mà lại diễn ra hoàn toàn trong nội bộ đảng Cộng Hòa. Vì một cái tên: Bush.
Câu chuyện bắt đầu khi nhà báo Megyn
Kelly, đài ti vi Fox, hỏi ông Jeb Bush liệu ông có quyết định tấn công Iraq hay không, với những
thông tin bây giờ ông đã biết, nếu vào năm 2003 ông ngồi ở chỗ người anh ruột,
cựu Tổng thống Goerge W. Bush. Ông Jeb Bush trả lời ngay: “Tôi sẽ đánh; mà tôi
cũng xin nhắc quý vị, bà Clinton cũng vậy.” Năm đó, bà Clinton là một nghị sĩ
Dân Chủ đã bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống Bush (anh) tấn công Iraq.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)