Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Nguyễn Hưng Quốc - Chiến tranh Việt Nam có thực sự cần thiết?
![]() |
AP |
Liên quan đến biến cố 30 tháng Tư 1975, có một câu nói của một quan sát viên quốc tế mà tôi rất tâm đắc: “Không có ai chiến thắng cả. Tất cả đều là nạn nhân” (There were no winners, only victims).
Nhưng tại sao lại không có người chiến thắng?
Trước hết, không còn hoài nghi gì nữa, người miền Nam chắc chắn là những người thua cuộc và từ đó, là những nạn nhân không những của chiến tranh mà còn của hoà bình với hàng trăm ngàn người bị bắt đi cải tạo, hàng triệu người liều mạng vượt biển để tìm tự do và hầu như tất cả đều sống trong cảnh vừa lầm than vừa bị áp bức.
Đoan Trang - Hà Nội hãy biết yêu những gì mình có
Tôi yêu màu lá xanh mướt của mùa xuân. Nổi trong đám lá xà cừ xanh thẫm, đôi khi lại có màu xanh nõn nà của lá bồ đề, lá sấu. Và khi xuân sang, buổi sáng sớm bước ra đường, lẫn trong khói bụi ô nhiễm, vẫn thấy một mùi thơm mát mà tôi gọi là mùi “hoa cỏ mùa xuân”.
Tôi yêu sắc đỏ rực trời của hoa phượng. Đôi khi tình cờ nhớ đến những ngày ở nước Mỹ, tôi nhớ xứ Cali cũng có hoa phượng, nhưng là phượng tím, jacaranda. Có những đoạn đường, hai bên một màu tím ngát, hoa nhiều hơn lá. Phượng tím cũng đẹp lắm. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn yêu cái màu cháy đỏ nao lòng của phượng hồng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… những thành phố của Việt Nam mà tôi đã đi qua. Nhớ đến phượng là nhớ đến những câu hát xao xuyến: “Phượng hay bâng khuâng, tưởng chừng như cô đơn”, “xuân qua hè tới ta nhớ nhau luôn, phượng ơi”.
Peter R. Kann - LỜI AI ĐIẾU CHO NAM VIỆT NAM
Wall Street Journal- Ngày 2 tháng 5 năm 1975
Người dịch: Nguyễn Đức Tùng
Peter R. Kann – phóng viên, chủ bút, doanh nhân Hoa Kỳ – sinh năm 1942, ở Princeton, New Jersey. Tốt nghiệp Đại học Harvard ngành báo chí. Gia nhập The Wall Street Journal năm 1963. Năm 1967 là phóng viên thường trú đầu tiên của The Wall Street Journal tại Việt Nam. Từ 1969-1975 làm việc tại trụ sở ở Hồng Kông nhưng đảm trách mọi tin tức về chiến tranh Việt Nam và những vùng Đông Nam Á. Năm 1972 đoạt giải Pulitzer với loạt ký sự về chiến tranh Ấn Độ - Pakistan ở Bangladesh. Năm 1976 trở thành chủ bút và người sáng lập tờ The Wall Street Journal Asia. Trở về Hoa Kỳ năm 1979. Từ năm 1992 đến năm 2006 là Giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị của Dow Jones & Company. Giảng dạy ở Institute of Advanced Study in Princeton và The Columbia University Graduate School of Journalism.
Lê Diễn Đức - Hệ quả tất yếu của xã hội
Dưới thời cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam xã hội Việt Nam các giá trị đạo đức ngày càng bị suy thoái
và hủy hoại không thể nào cứu vãn.
Những sự việc xảy ra thường xuyên lôi
cuốn cả một đám đông lớn tham gia, đặc biệt đa số là giới trẻ, chứng tỏ con người trong xã hội đã bị loạn về tâm lý,
hành động theo bản năng, vô thức.
Những chuyện tranh cướp bia, hôi của, cướp hoa, giành
vé tắm cũng có cùng mẫu số với những cuộc giẫm đạp lên nhau
giành giật một quả cầu phết, lộc thánh.
VOA - Tổng thư ký ASEAN chỉ trích dự án 'lấn biển xây đảo' của TQ ở Biển Đông
![]() |
Tổng Thư Ký ASEAN Lê Lương Minh. |
Thủ Tướng Malaysia khẳng định ASEAN sẽ duy trì hướng tiếp cận ôn hoà để giải quyết vấn đề Biển Đông trong khi Tổng Thư Ký ASEAN khẳng định các dự án lấn biển xây đảo của Trung Quốc đi ngược lại một thoả thuận giữa Trung Quốc và ASEAN.
Lãnh đạo nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay, Thủ Tướng Malaysia Najib Razak, tuyên bố rằng các nước hội viên ASEAN sẽ duy trì phương hướng tiếp cận ‘không đối đầu’ trong nỗ lực gấp rút hình thành một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển COC ở Biển Đông.
Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015
Trùng Dương - Vài nhận xét về Đại hội Điện ảnh Việt Film Fest 2015
Đây là lần thứ ba tôi có dịp tham dự Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) gồm các bạn trẻ thuộc thế hệ từ 1.5 tổ chức. Đây là kỳ đại hội thứ tám của Việt Film Fest, kể từ kỳ đại hội đầu tiên vào năm 2003. Và cũng kể từ năm ngoái, đại hội thay vì hai năm một kỳ đã trở thành thường niên. Và khác với mọi năm, năm nay mọi buổi sinh hoạt và chiếu phim cùng diễn ra tại cùng một địa điểm, đó là rạp UltraLuxe Cinemas tại thành phố Anaheim, Calif., thay vì rải rác tại các địa điểm khác nhau trong Quận Cam, nơi tập trung đông đảo người Việt nhất tại Hoa Kỳ, như mấy kỳ trước.
Cảm giác đầu tiên, như mỗi lần có dịp tham dự các đại hội của giới trẻ Mỹ gốc Việt, là sự tổ chức chu đáo, quy củ, như của bất kỳ đại hội có tính chuyên nghiệp nào tại Mỹ mà tôi đã có dịp tham dự, với sự đóng góp của nhiều tình nguyện viên thuộc thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ hai, ra đời và lớn lên tại Mỹ. Nghe vài em tình nguyện trọ trẹ tiếng Việt trả lời những câu hỏi rất thông thường, tôi không khỏi mỉm cười và thường chuyển sang tiếng Anh cho các em được tự nhiên thoải mái.
Tiêu chuẩn tuyển chọn để trình chiếu của VFF là phim do người Việt hay gốc Việt thực hiện, hoặc do người không cùng chủng tộc nhưng khai thác đề tài liên quan đến văn hoá và đời sống Việt ở trong hay ngoài Việt Nam. Tổng số 31 phim (10 phim dài, còn gọi là feature, và 21 phim ngắn đủ thể loại, từ truyện tới ký sự, tài liệu) được trình chiếu, gồm những phim được thực hiện tại Việt Nam, Úc, Canada, Nhật, Brazil và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì ngay cả những đạo diễn gốc Việt, như Charlie Nguyễn (phim “Fool for Love - Để Mai Tính 2”), Hàm Trần (“Hollow - Đoạt Hồn”), Cường Ngô (“Rise – Hương Ga”), Siu Pham (“Homostratus – Mother’s Room”), và Nguyễn Võ Nghiêm Minh (“Nước 2030”), có phim dài/feature (trên 90 phút) trình chiếu trong đại hội năm nay cũng được thực hiện tại Việt Nam vì những lý do thực tế, trong đó phải kể tới việc làm phim ở Việt Nam ít tốn kém. Vì thế cho nên, trên nguyên tắc, phim của họ trở thành phim phát xuất từ Việt Nam, gồm 18 cuốn (trên tổng số 31), vừa ngắn vừa dài, kể cả hai phim VN đồng sản xuất với một hay vài quốc gia khác.
Bùi Tín - Về ngày 30/4: Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa
Chiến cuộc hơn 30 năm trên đất nước Việt Nam đã được nhận định, tranh luận, mổ xẻ trong một thời gian dài, đến nay những ý kiến trái ngược nhau vẫn còn tồn tại dai dẳng.
Một bên cho đó là “sự nghiệp chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc VN”, một dân tộc anh hùng đã đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thuộc ba lục địa Á, Âu, Mỹ, đánh bại hoàn toàn «ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn, tay sai đế quốc Mỹ», thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên «xã hội chủ nghĩa cho cả nước». Công đầu thuộc về «Đảng CSVN quang vinh». Do đó ngày 30/4/1975 là ngày «lịch sử oai hùng» của dân tộc. Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày «chiến thắng vẻ vang» đó, Bộ Chính trị đảng CS quyết định tổ chức kỷ niệm long trọng trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ…có mit-tinh, duyệt binh, bắn pháo hoa, mở hội liên hoan quần chúng.
Một bên cho đó là “sự nghiệp chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc VN”, một dân tộc anh hùng đã đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thuộc ba lục địa Á, Âu, Mỹ, đánh bại hoàn toàn «ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn, tay sai đế quốc Mỹ», thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên «xã hội chủ nghĩa cho cả nước». Công đầu thuộc về «Đảng CSVN quang vinh». Do đó ngày 30/4/1975 là ngày «lịch sử oai hùng» của dân tộc. Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày «chiến thắng vẻ vang» đó, Bộ Chính trị đảng CS quyết định tổ chức kỷ niệm long trọng trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ…có mit-tinh, duyệt binh, bắn pháo hoa, mở hội liên hoan quần chúng.
Mai Loan - KHI BÀ HILLARY CLINTON NHẬP CUỘC
2016: ĐƯỜNG VÀO TOÀ BẠCH ỐC
Lời giới thiệu: Tuy lá phiếu của cử tri gốc Việt không hề có chút ảnh hưởng nào lên kết quả sau cùng do bởi những ngẫu nhiên của lịch sử với luật lệ về bầu cử phức tạp theo quy chế bầu cử tri đoàn của từng tiểu bang, và cộng đồng người Việt lại cư ngụ phần lớn tại những tiểu bang không ngang ngửa (swing states), nhưng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn là sự kiện thời sự được nhiều người chú ý nhất mỗi 4 năm 1 lần. Loạt bài này nhằm giúp người đọc hiểu rõ thêm về nhiều góc cạnh lý thú và đa dạng của nó trong sinh hoạt chính trị đặc thù của nước Mỹ.
Cuối cùng thì mọi người cũng chẳng lấy gì làm ngạc
nhiên khi bà Hillary Clinton chính thức loan báo sẽ ra tranh cử tổng thống vào
năm 2016 tới đây, một điều đã được hầu hết các chuyên gia thời sự tiên đoán từ
lâu, và dù rằng trước đó bà Clinton đã nói bóng gió xa gần rằng dường như bà đã
không còn có tham vọng chính trị gì nữa sau khi quyết định rời khỏi chức vụ
Tổng Trưởng Ngoại Giao vào đầu năm 2013.
Bùi Kiến Thành (trả lời BBC) - Học gì từ chính sách kinh tế của VNCH?
Phía ngoài Nhà hát lớn Sài Gòn trước năm 1975
Việt Nam ngày
nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa
trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân
tài.
Nhận định trên được chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt kiều Mỹ nay đang sống ở Việt Nam, đưa ra trong
cuộc phỏng vấn với BBC ngày
23/4.
GS Nguyễn Văn Tuấn - Tưởng niệm và kỉ niệm
Tháng 4 năm nay giữa Úc và Việt Nam có một sự trùng hợp mang tính
lịch sử. Úc kỉ niệm 100 năm ngày lính
Úc và Tân Tây Lan đổ bộ lên bán đảo Gallipoli (Thổ Nhĩ Kì), gọi là Ngày ANZAC. Còn Việt Nam thì kỉ niệm 40 năm ngày "giải phóng miền Nam". Đối với Úc, Ngày ANZAC là tưởng niệm sự hi sinh của lính Úc
trong trận chiến mà Úc là
phía chiến bại, còn đối với Việt Nam thì đó là ngày kỉ niệm chiến thắng. Nhưng quan sát hai nơi kỉ niệm ngày trọng đại đó làm tôi
suy nghĩ Việt Nam nên thay đổi cách kỉ niệm trong tương lai: nên
dành ngày 30/4 hàng năm để tưởng niệm những người lính và đồng bào của hai miền đã hi sinh
trong cuộc chiến.
Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015
NGÔ THẾ VINH - BỐN MƯƠI NĂM VÕ PHIẾN NHÀ VĂN LƯU ĐẦY
Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy. Võ Phiến
Có thể nói Võ Phiến là một trong số các tác giả được viết và nhắc tới nhiều nhất. Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình...
Rồi qua người bạn tấm cám Nghiêu Đề, qua toà soạn Bách Khoa, tôi quen ông từ những năm trước 1960 cho tới khi ra hải ngoại về sau này.
Truyện của HÀ KỲ LAM - VÙNG ĐÁ NGẦM
LỜI GIỚI THIỆU. Ngày 30 tháng 4 lại sắp đến. Trong khi cộng đồng người Việt tỵ
nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới đang tưởng niệm biến cố lịch sử đau thương ấy
bốn mươi năm xưa của Miền Nam Việt Nam (VNCH), ký ức về hiện tượng thuyền nhân
trên Biển Đông cũng được khơi dậy, vì đó là một hệ quả không thể tách rời của
biến cố kia.
Từ sau 30-4-1975 - sau ngày VNCH bại trận trong cuộc chiến Việt
Nam 1954-1975 - hàng trăm nhìn người Việt đã liều lĩnh trốn khỏi nước bằng đường
biển trên những chiếc xuồng máy nhỏ bé, mong manh. Những hành trình nầy – mà ngôn
ngữ thời ấy gọi là “vượt biên” – là những cuộc đào tẩu gian nan, đầy hiểm nguy,
bất trắc. Một số người may mắn tới được bến bờ, hay được cứu trên biển; một số
không nhỏ đã bị tử vong trên biển vì bệnh tật, đói khát, bão tố… Theo báo cáo của
Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, khoảng 840 nghìn người Việt vượt biển tìm tự do, đã
tới được bến bờ, và khoảng 250 nghìn người đã bỏ mạng trên đường đi.
Truyện “Vùng Đá Ngầm” của Hà Kỳ Lam không phải là sản phẩm của
tưởng tượng, hay hư cấu văn chương. Tác giả đã ghi lại mọi chi tiết trung thực
từ đầu đến cuối của một chuyến vượt biên qua lời kể của một nhân chứng sống! Ông
đã trình bày thiên ký sự nầy dưới dạng một truyện ngắn để gây hứng thú cho người
đọc. Chỉ có danh tính nhân vật trong cuộc được biến đổi để tôn trọng sự riêng tư
của họ. Nhân dịp “Tháng Tư Đen” lại về, chúng tôi xin đăng lại
“Vùng Đá Ngầm” của Hà Kỳ Lam, một câu chuyện thật về thuyền nhân, để cống hiến
quí độc giả. DĐTK.
Ngự Thuyết - 30/4/1975
1975 – 2015. 40 năm đã trôi qua! Đối với đời người, đó là một thời gian dài. Biết bao nhiêu chuyện đã xẩy ra, thử nhìn lại quãng thời gian đằng đẵng ấy, nhớ quên chồng chất lên nhau. Nhiều khi chuyện đáng nhớ lại quên, và ngược lại.
Nhưng thời thơ ấu thì nhớ lắm. Trí nhớ như những sợi dây mong manh bắt từ hiện tại nối vào quá khứ. Những sợi dây có khi bị đứt đoạn, có khi thẳng băng, có khi cuốn tròn, có khi thắt nút, có khi mòn mỏi phôi pha. Tôi thử tháo gỡ, phanh phui những vùng tối trong ký ức, cũng gặp được nhiều điều tưởng như đã rời bỏ tôi vĩnh viễn. Chẳng hạn vài ba câu hát thật xưa: “Đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm ...”, “Nắng trên khóm cây, xuân sáng ngời ...”, “Đoàn niên thiếu ta, hát đùa vui suốt ngày ...” Cả mấy câu hát tiếng Bà Ngư (tiếng một bộ tộc người Thượng vùng Đà Lạt) cũng tình cờ hiện lên dù tôi không hiểu nghĩa, “Mạch non dù ni – Báng phí du xề non ...”,và cả hình ảnh thằng bé con ở trần, đóng khố, mặt bôi lọ nghẹ, hai tay chống nạnh, mông lắc, vừa co ro bước vì trời lạnh quá vừa hát mấy câu trên theo tiếng vỗ tay của thầy dạy Nhạc. Thời thơ ấu đẹp. Oái ăm thay, đấy cũng là thời gian ách đô hộ tàn bạo của Pháp đè nặng. Về sau, trừ mấy năm thanh bình ngắn ngủi sau khi đất nước chia đôi và khi Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chưa ra đời, với tôi, với thế hệ chúng tôi, toàn là những ngày máu lửa, chém giết, hận thù.
Trangđài Glasssey-Trầnguyễn - CHÀO ĐỜI KHÔNG CHA
Tôi mới hai tuần tuổi.
Mẹ
đem tôi theo trên chuyến xe buýt liên tỉnh để đi từ quê tôi tới chỗ dạy mới. Đi
cả nửa ngày mới tới. Cái lệnh đổi trường này là cách chính quyền mới trừng phạt
người thân của những quân nhân miền Nam.
Mẹ
gói tôi trong miếng vải tốt nhất kiếm được ở nhà. Trước cuộc đổi đời, Mẹ thường
mua vải cô-tông tốt nhất và mướn người may áo quần cho anh chị tôi. Mẹ móc vớ,
nón, và áo lạnh trắng thật đẹp cho mỗi đứa mặc lúc mới sanh. Mẹ khéo lắm, và
lúc nào cũng dồn sự sáng tạo của mình cho con cái.
Miếng
vải cô-tông mềm duy nhất mà Mẹ kiếm được cũng không lớn đủ để gói tôi. Mẹ gói
thêm vài miếng vải thô mà Dì Thơ mót được trong rương ngày hôm qua. Những vật
quý giá trong rương đã bị tịch thu năm tháng trước, hồi tháng Năm. Cái rương phản
ảnh một cách xác đáng cảnh nhà chúng tôi: dở khóc dở cười, trơ trụi, buồn thiu,
và bị lột sạch.
Nguyễn thị Hải Hà - Bạn bây giờ đã quên
Tôi tìm cái giếngrồi nói vọng vào
Bây giờ, tôi không còn nhớ mặt bà nữa. Nếu có đi trên phố chạm mặt nhau
tôi không chắc là tôi có thể nhận ra bà. Tôi gặp bà đúng hai lần. Bà có dáng
cao, mảnh mai, dễ nhìn, dù không trang điểm. Không còn nhớ nét mặt bà nhưng tôi
vẫn nhớ trường hợp chúng tôi gặp nhau. Và chính cái trường hợp ấy đã khiến tôi
thầm xem bà như bạn.
Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015
Ngô Nhân Dụng - Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do
Quốc Hội Canada đã thông qua dự luật (Bill S-219) quy định ngày 30 Tháng Tư mỗi năm là ngày “Tìm Tự Do” (Journey to Freedom), và đạo luật đã được ban hành một tuần trước ngày kỷ niệm 40 năm dân miền Nam bị Cộng Sản cướp mất tự do.
Năm ngoái, Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật này với tên là “Ngày Tháng Tư Ðen” (Black April Day). Khi thảo luận tại Thượng Viện, nhiều nghị sĩ đề nghị đổi tên để mang một ý nghĩa tích cực hơn và dễ được người Canada thuộc các sắc dân khác ủng hộ; do đó đề nghị đổi tên thành luật Hành Trình Tìm Tự Do. Nhiều người Việt không thỏa mãn với tên gọi không phản ảnh nỗi đau buồn và uất hận vì mất tự do. Nhưng đổi tên là một thỏa hiệp khôn ngoan để đạt mục đích muốn cả nước Canada ghi nhận phong trào vượt biển tị nạn của người Việt sau ngày 30 Tháng Tư 1975 là một biểu tượng cho khát vọng tự do của con người. Chưa một sắc dân nào ở Canada được Quốc Hội đối xử đặc biệt như vậy.
Thụy Khuê: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long - Chương 8
- Chương 1: Chương 1: Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc
- Chương 2: Giới thiệu bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị
- Chương 3: Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802 - (Phần 1)
- Chương 3: Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802 - (Phần 1) - tt
- Chương 3: Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802 (Phần 2)
- Chương 4: Tác phẩm của John Barrow (1764-1848) - (Phần 1)
- Chương 5: Ai cứu Nguyễn Ánh khỏi sự lùng bắt của Nguyễn Huệ, tháng 9-10/1777
- Chương 6: Chân dung vua Gia Long
- Chương 7: Montyon và cuốn Thuyết trình thống kê về Bắc Hà (Phần 1)
- Chương 7: Montyon và cuốn Thuyết trình thống kê về Bắc Hà (Phần 2)
- Chương 8: Hịch cuả Quang Trung
Hịch của Quang Trung
Sau khi
đại phá quân Thanh năm 1789, uy thế Quang Trung lừng lẫy, nhưng sự kiện anh em bất
hoà từ 1787 vẫn còn hằn vết. Giang sơn chia hai, Nguyễn Huệ giữ từ Phú Xuân ra
Bắc, Nguyễn Nhạc từ Quảng Nam tới Quy Nhơn. Đất Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận,
trên nguyên tắc của Nguyễn Nhạc, nhưng là vùng tranh chấp thường xuyên. Nguyễn
Ánh giữ miền Nam. Họ xưng là "ba nước".
Về phía
Nguyễn Ánh, sự bình định miền Nam đã xong, cơ sở hành chính và quân đội đã
vững. Kế hoạch chiến tranh cũng được vạch rõ: sẽ không đánh liên tục mà đánh
theo gió mùa, thuận gió thì đem tầu thuyền ra tấn công chiếm đất, để quân,
tướng, ở lại giữ; hết gió, lại rút về Gia Định, cho quân làm ruộng, đợi năm
sau. Chính sách khi có giặc thì đánh, khi nghỉ thì cho quân về làm ruộng, có từ
thời nhà Đường; ở ta, các đời vua đều ít nhiều sử dụng, không phải do Bá Đa Lộc
"dạy" như Faure viết, rồi những người sau chép lại.
Nguyễn Văn Tuấn - Một cõi đi về …
Mượn tựa đề của một bài hát của Trịnh Công Sơn để mô tả cảm giác của tôi về sự “qui cố hương” của Đại tá Lê Bá Hùng. Thật ra, nói “qui cố hương” là không đúng; anh ta chỉ viếng thăm chính thức thôi. Ngày rời quê mẹ là một cậu bé 5 tuổi, ngày trở về là một đại tá, chỉ huy cả hai chiếm hạm thuộc loại hiện đại nhất của hải quân Mĩ. Sự trở về của anh ta, một lần nữa, minh chứng cho câu nói bất hủ của ông Phạm Văn Đồng … quá bậy bạ. (Ông trả lời báo chí Tây và nói rằng những người vượt biên là “thành phần đĩ điếm, xì ke, trộm cướp chạy theo tàn dư Mỹ Nguỵ”). Dĩ nhiên, người di tản không phải là thành phần trộm cướp, mà thời đó là thành phần ưu tú của miền Nam Việt Nam. Họ là những người học hành đàng hoàng (không có bằng dỏm tràn lan như ngày nay), họ được đào tạo bài bản từ các nước tiên tiến hay ngay trong nước, họ là những chuyên gia rất tài giỏi của chế độ VNCH. Họ có thể không tốt trong việc đánh đấm ngoài chiến trường, nhưng họ là những người có học nghiêm chỉnh và có lòng nhân từ bác ái. Nếu có đi tị nạn thời đó và có dịp sống trong các trại tị nạn Đông Nam Á thời đó, các bạn thấy họ là những chuyên gia thứ thiệt, nói tiếng Anh không hề thua kém, thậm chí hơn hẳn, các quan chức Thái. Khi đến Thái Lan, họ rất dễ làm việc với người Mĩ và phương Tây vì cùng “bộ lạc” và nói cùng ngôn ngữ [tiếng Anh] nên rất dễ biết nhau.
Du Tử Lê - Ai là người đầu tiên xuất bản sách cách đây 40 năm?
Cách đây 40 năm, khi lớp người Việt tỵ nạn đầu tiên, như những chiếc lá lìa cành bị vung vãi khắp cùng nước Mỹ thì, bên cạnh nhu cầu âm nhạc, lớp người này cũng còn có nhu cầu đọc, thấy tiếng mẹ đẻ trên những trang sách - -Nhất là khi tập thể đó, chưa có một tờ báo nào, được phát hành rộng rãi như hiện tại.
![]() |
Ông Ðỗ Ngọc Tùng (phải) và nhà báo Ngọc Hoài Phương. (Hình: NHP) |
Trước khao khát tinh thần cháy bỏng này, người đầu tiên có sáng kiến in lại tất cả những đầu sách đủ loại - Từ ưu tiên tự điển hay sách học tiếng Anh, các loại sách phổ thông, giải trí như truyện chưởng, truyện dịch Quỳnh Giao, truyện của các tác giả miền Nam, không phân biệt giá trị, tên tuổi, tới những cuốn sách dạy về gia chánh, nấu ăn, v.v... cũng đã được khẩn cấp in lại, như một nỗ lực đáp ứng khoảng trống quá lớn trong đời sống tinh thần của người tỵ nạn hồi tháng 4, 1975.
Hiền Hòa - Tiểu thuyết quốc ngữ diễm tình đầu tiên của Việt Nam
Đầu
tháng 10/2014, PGS - TS Võ Văn Nhơn (Đại học KHXH & NV TPHCM) đã tìm lại
được bản in bộ tiểu thuyết vốn ra đời từ 100 năm trước - tác phẩm Hà Hương
phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu (1879-1941) tại Thư viện Quốc gia Pháp.
Mới đây,
ông đã hoàn tất việc khảo cứu để có thể dẫn đến kết luận: Đây là tiểu thuyết
quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, lại thuộc thể loại diễm tình.
![]() |
Nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn trong chuyến đi làm việc ở Paris. |
Chúng tôi đã có một cuộc trao
đổi với ông về bộ tiểu thuyết từng gây tranh cãi nảy lửa, làm hao tốn rất nhiều
bút mực này.
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015
Hùng Tâm - Lộ trình của ISIL
Tổ chức khủng bố này có máu lạnh và chiến lược
Người ta chưa được rõ về thương tích của lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi, người tự xưng là Bậc kế thừa (caliph) Ibrahim của Ðấng tiên tri Muhammad, và đang lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo ISIL, một Ðế chế Hồi giáo mới xuất hiện. Theo một số tin chưa được kiểm chứng do nhật báo Guardian của Anh vừa tiết lộ hôm 21, nhân vật này đã bị trọng thương sau một vụ không tập của liên quân quốc tế vào ngày 18 Tháng Ba tại một khu vực gần biên giới miền Tây của Iraq. Trong khi chờ đợi thêm chi tiết, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về tổ chức này từ những phát giác của tờ Der Spiegel xuất bản tại Ðức.
Người ta ưa có ấn tượng sai, rằng một tổ chức khủng bố thường có hành động tàn sát của kẻ cuồng tín đến độ điên dại. Sự thật thì khủng bố chỉ là một phương pháp cho những mục tiêu sâu xa hơn. Với trường hợp của ISIL, mục tiêu ấy có nội dung chính trị là thành lập một đế chế lãnh đạo cả khối Hồi giáo trên cơ sở của Giáo luật Sharia, và để đi tới đó, họ có một lộ trình rõ rệt dựa trên địa dư và lịch sử. Chiến lược gia đã vẽ ra lộ trình ấy là một đại tá quân báo trong hệ thống phòng không của chế độ Saddam Hussein. Nghĩa là một sĩ quan.
Đoàn Hưng Quốc - Ba chiến lược phòng thủ Á Châu - Thái Bình Dương của Mỹ
Hoa Kỳ ngày thêm quan ngại về tốc độ phát triển nhanh chóng của không hải lực của Trung Quốc nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific). Các tranh luận trong giới quân sự Hoa Kỳ trở nên sôi nổi về những biện pháp đối phó, và hiện có ba kế hoạch được đưa ra bàn thảo gồm (a) Air-Sea Battle tức Phối Hợp Không Hải Lực; (b) Offshore Control hoặc Phong Tỏa Đường Biển; (c) Archipelagic Defense hay Phòng Thủ Chuỗi Đảo. Nhưng trước khi đề cập sơ lược mỗi đối sách, tưởng cũng nên nhắc đến haì chiến lược đường biển của Trung Quốc là (1) Anti Access/Area Denial A2AD hay Chống Tiếp Cận / Chống Tiến Gần nhằm phòng thủ bờ biển phía Đông và (2) String of Pearl tức Chuỗi Ngọc Trai để bảo vệ con đường hàng hải phía Nam.
Năm 1996 khi Trung Quốc bắn tên lửa đe dọa Đài Loan thì Hoa Kỳ đã cho hai đội tàu sân bay vào eo biển Đài Loan thị uy. Bắc Kinh yếu thế nên từ đó quyết tâm tái trang bị quân đội để ngăn cản không cho hải quân Mỹ tiến sát vào bờ biển phía Đông nếu có tranh chấp trong tương lai; gọi là Anti-Access Chống Tiếp Cận vì Trung Quốc sẽ đủ sức đánh đắm hạm đội đối phương trong khu vực biển nằm bên trong Chuỗi Đảo Thứ Nhất chạy dài từ phía Nam Nhật Bản, qua Đài Loan rồi nối liền với đường chín đoạn [Hình a]. Hiện nay, hoặc trễ nhất là vào năm 2020, thì Trung Quốc với các dàn tên lửa và không hải lực tối tân sẽ đủ khả năng để thực hiện mục tiêu này.
![]() |
Hình [a] Vòng đai phòng thủ biển của Trung Quốc |
Cao Huy Huân - Quan Việt làm ngơ, Công ty Trung Quốc vô tư gây ô nhiễm
Hôm 14-4 vừa qua, người dân xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) do quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm bụi xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Trung tâm điện lực Vĩnh Tân) nên đã chặn xe cộ lưu thông trên quốc lộ 1. Bãi xỉ là nơi bụi than được thải ra khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vận hành nhà máy nhiệt điện. Khu vực này có diện tích 64 ha nằm sát chân núi, cách quốc lộ chừng 700 m và trung tâm dân cư 1 km.
Người dân yêu cầu phía Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phải
cam kết dừng việc gây ô nhiễm, do tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều
tháng qua nhưng không được giải quyết. Mãi đến ngày 16-4, hàng trăm công nhân
của Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã tưới nước, che bạt... bãi xỉ để tránh ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân. Người dân đã tạm chấp nhận quay về
nhà, bỏ lại sau lưng một mớ hỗn độn, gấp gáp, ẩu tả và tạm bợ nhằm đối phó với
những hệ lụy mà nhà đầu tư vốn chẳng hề quan tâm chỉ vì lợi nhuận.
Trà Mi/VOA - Việt Nam có tự do báo chí hơn nhiều nước khác?
![]() |
Blogger Phạm Đoan Trang |
Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son ngày 24/4 tuyên bố Việt Nam có nhân quyền và tự do báo chí hơn nhiều nước khác.
Truyền thông nhà nước dẫn phát biểu của ông Nguyễn Bắc Son trước cử tri xã Đại Đồng, (Thạch Thất, Hà Nội) bác bỏ những cáo giác của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí.
Ông Son nói ‘Đó là họ nói không đúng và nhìn nhận không đầy đủ.’
Người đứng đầu ngành thông tin-truyền thông của Việt Nam khẳng định ‘Thực ra ta có nhân quyền và báo chí ở ta tự do hơn họ rất nhiều.’
Ông Son dẫn chứng ‘hiếm có nước nào có nhiều tờ báo và truyền hình như Việt Nam hiện nay’, ‘các hội, các ngành đều có một tờ báo riêng’ ‘phục vụ nhu cầu độc giả mọi lứa tuổi’ tuy ông thừa nhận ‘báo chí là phương tiện truyền thông của đảng, nhà nước.’
Lê Diễn Đức - 40 năm một mong muốn không thành
40 năm là một thời gian khá dài. Một thế hệ trôi qua. Kể từ cái ngày bi kịch ấy, ngày 30 Tháng Tư năm 1975.
Mùa Thu năm 1969, con tàu liên vận quốc tế đưa đoàn du học sinh chúng tôi từ Bắc Kinh, đi qua Mông Cổ, Liên Xô, mất 13 ngày, thì đến Ba Lan vào buổi tối Tháng Tám.
Sau bữa ăn tối do Bộ Đại Học Ba Lan chiêu đãi tại Warsaw, xe bus đưa chúng tôi vế thành phố Lodz, cách Warsaw khoảng 120 cây số, nơi có trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài.
Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015
Nguyễn Hưng Quốc - Di sản của chủ nghĩa thực dân
Chủ nghĩa thực dân, dưới hình thức cổ điển hay hiện đại, ở Tây phương hay ở Đông phương, bất kể những sự dị biệt về lịch sử và văn hoá, đều có một bản chất giống nhau: ăn cướp. Có hai hình thức ăn cướp chính: thứ nhất, ăn cướp chủ quyền, từ đó, ăn cướp tài nguyên và nhân lực của nước khác; thứ hai, ăn cướp tâm hồn của người dân thuộc địa. Biện pháp để thực hiện cuộc ăn cướp thứ nhất chủ yếu là quân sự; biện pháp để thực hiện cuộc ăn cướp thứ hai chủ yếu là tuyên truyền. Công việc tuyên truyền thường có hai nội dung chính: thứ nhất, văn minh chỉ xuất hiện ở các thuộc địa cùng lúc với sự xuất hiện của thực dân; và thứ hai, gắn liền với điều đó, lịch sử tiền-thực dân ở các quốc gia thuộc địa chỉ là lịch sử của sự mông muội.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thắng Cuộc và Thua Bạc
Với ý thức phản tỉnh chúng ta có thể nói cho nhau hôm nay về ý nghĩa đích thực của ngày 30 tháng 4 là đây là một ngày toàn thắng trong tiến trình cướp chính quyền của ĐCSVN và là một ngày đại bại của toàn dân tộc Việt. - Đỗ Kim Thêm
Tác phẩm Biển San Hô của
nhà văn Trần Vũ vừa
được khởi đăng trên Tuần báo
Trẻ, số ra ngày 12 tháng
3 năm 2015 – phát hành từ Dallas, Texas – với lời
dẫn
nhập của chính tác giả:
Cuối thập
niên 70 cùng với những
ghe vượt biển mong manh còn
xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống
ra tận cửa biển, do chính
nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi. Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm
Trường Sa bốn ngày
sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới
dạng tiểu thuyết.
Lê Phú Khải - Đồng bằng sông Cửu Long - 40 năm nhìn lại (Kỳ 1: Ngăn sông cấm chợ)
Cùng với việc tập thể hóa nông nghiệp, chính sách quản lý thị trường, ngăn sông cấm chợ đầu những năm 80 thế kỷ trước, những lộng hành của hệ thống các trạm trại quản lý thị trường, thâu thuế, đăng kiểm tàu bè ở cái xứ sông rạch chằng chịt này đã gây nên bao bất bình, căm phẫn cho người nông dân vốn rất hiền lành ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu những năm 80, người viết cuốn
sách nhỏ này có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long với tư cách là phóng viên thường
trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng, có dịp rong ruổi trên sông nước
Cửu Long đã chứng kiến tận mắt những cảnh rất đau lòng do bộ máy quan liêu,
hống hách, tiêu cực gây ra với đồng bào.
Việt long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA - Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương
![]() |
Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tại sân bay quốc tế Tokyo ngày 21 tháng 4, 2015. Ông Shinzo Abe lên đường tham dự Hội nghị cấp cao Á-Phi tại Jakarta |
Trong một tuần công du Hoa Kỳ vào tuần tới, Thủ
tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng sẽ đạt thỏa thuận với Mỹ về Hiệp ước Đối tác
Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Tuy nhiên, hiệp ước này vẫn
còn bị nhiều trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ và ngay trong đảng Dân Chủ của Tổng
thống Barack Obama. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu hồ sơ ấy qua phần phân tích của
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Virginie Mangin/BBC Capital - Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh
Sau 5 năm sống ở
Bắc Kinh, Hannah Sanders và chồng của bà, Ben, làm việc ở Trường Quốc tế
Harrow, quyết định xếp hành lý quay trở về Anh quốc.
"Ban đầu, chúng tôi định ở lại 6 năm.
Nhưng tình trạng ô nhiễm đã vượt mức chịu đựng", bà Sanders, 34 tuổi,
người mẹ của hai đứa con, nói.
"Tôi không cảm thấy an tâm khi cho đứa
con hai tuổi của mình chơi đùa bên ngoài. Tình trạng ô nhiễm cũng hạn chế các
hoạt động ngoài trời của gia đình".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)