Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015
Hùng Tâm - Lộ trình của ISIL
Tổ chức khủng bố này có máu lạnh và chiến lược
Người ta chưa được rõ về thương tích của lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi, người tự xưng là Bậc kế thừa (caliph) Ibrahim của Ðấng tiên tri Muhammad, và đang lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo ISIL, một Ðế chế Hồi giáo mới xuất hiện. Theo một số tin chưa được kiểm chứng do nhật báo Guardian của Anh vừa tiết lộ hôm 21, nhân vật này đã bị trọng thương sau một vụ không tập của liên quân quốc tế vào ngày 18 Tháng Ba tại một khu vực gần biên giới miền Tây của Iraq. Trong khi chờ đợi thêm chi tiết, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về tổ chức này từ những phát giác của tờ Der Spiegel xuất bản tại Ðức.
Người ta ưa có ấn tượng sai, rằng một tổ chức khủng bố thường có hành động tàn sát của kẻ cuồng tín đến độ điên dại. Sự thật thì khủng bố chỉ là một phương pháp cho những mục tiêu sâu xa hơn. Với trường hợp của ISIL, mục tiêu ấy có nội dung chính trị là thành lập một đế chế lãnh đạo cả khối Hồi giáo trên cơ sở của Giáo luật Sharia, và để đi tới đó, họ có một lộ trình rõ rệt dựa trên địa dư và lịch sử. Chiến lược gia đã vẽ ra lộ trình ấy là một đại tá quân báo trong hệ thống phòng không của chế độ Saddam Hussein. Nghĩa là một sĩ quan.
Đoàn Hưng Quốc - Ba chiến lược phòng thủ Á Châu - Thái Bình Dương của Mỹ
Hoa Kỳ ngày thêm quan ngại về tốc độ phát triển nhanh chóng của không hải lực của Trung Quốc nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific). Các tranh luận trong giới quân sự Hoa Kỳ trở nên sôi nổi về những biện pháp đối phó, và hiện có ba kế hoạch được đưa ra bàn thảo gồm (a) Air-Sea Battle tức Phối Hợp Không Hải Lực; (b) Offshore Control hoặc Phong Tỏa Đường Biển; (c) Archipelagic Defense hay Phòng Thủ Chuỗi Đảo. Nhưng trước khi đề cập sơ lược mỗi đối sách, tưởng cũng nên nhắc đến haì chiến lược đường biển của Trung Quốc là (1) Anti Access/Area Denial A2AD hay Chống Tiếp Cận / Chống Tiến Gần nhằm phòng thủ bờ biển phía Đông và (2) String of Pearl tức Chuỗi Ngọc Trai để bảo vệ con đường hàng hải phía Nam.
Năm 1996 khi Trung Quốc bắn tên lửa đe dọa Đài Loan thì Hoa Kỳ đã cho hai đội tàu sân bay vào eo biển Đài Loan thị uy. Bắc Kinh yếu thế nên từ đó quyết tâm tái trang bị quân đội để ngăn cản không cho hải quân Mỹ tiến sát vào bờ biển phía Đông nếu có tranh chấp trong tương lai; gọi là Anti-Access Chống Tiếp Cận vì Trung Quốc sẽ đủ sức đánh đắm hạm đội đối phương trong khu vực biển nằm bên trong Chuỗi Đảo Thứ Nhất chạy dài từ phía Nam Nhật Bản, qua Đài Loan rồi nối liền với đường chín đoạn [Hình a]. Hiện nay, hoặc trễ nhất là vào năm 2020, thì Trung Quốc với các dàn tên lửa và không hải lực tối tân sẽ đủ khả năng để thực hiện mục tiêu này.
![]() |
Hình [a] Vòng đai phòng thủ biển của Trung Quốc |
Cao Huy Huân - Quan Việt làm ngơ, Công ty Trung Quốc vô tư gây ô nhiễm
Hôm 14-4 vừa qua, người dân xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) do quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm bụi xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Trung tâm điện lực Vĩnh Tân) nên đã chặn xe cộ lưu thông trên quốc lộ 1. Bãi xỉ là nơi bụi than được thải ra khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vận hành nhà máy nhiệt điện. Khu vực này có diện tích 64 ha nằm sát chân núi, cách quốc lộ chừng 700 m và trung tâm dân cư 1 km.
Người dân yêu cầu phía Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phải
cam kết dừng việc gây ô nhiễm, do tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều
tháng qua nhưng không được giải quyết. Mãi đến ngày 16-4, hàng trăm công nhân
của Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã tưới nước, che bạt... bãi xỉ để tránh ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân. Người dân đã tạm chấp nhận quay về
nhà, bỏ lại sau lưng một mớ hỗn độn, gấp gáp, ẩu tả và tạm bợ nhằm đối phó với
những hệ lụy mà nhà đầu tư vốn chẳng hề quan tâm chỉ vì lợi nhuận.
Trà Mi/VOA - Việt Nam có tự do báo chí hơn nhiều nước khác?
![]() |
Blogger Phạm Đoan Trang |
Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son ngày 24/4 tuyên bố Việt Nam có nhân quyền và tự do báo chí hơn nhiều nước khác.
Truyền thông nhà nước dẫn phát biểu của ông Nguyễn Bắc Son trước cử tri xã Đại Đồng, (Thạch Thất, Hà Nội) bác bỏ những cáo giác của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí.
Ông Son nói ‘Đó là họ nói không đúng và nhìn nhận không đầy đủ.’
Người đứng đầu ngành thông tin-truyền thông của Việt Nam khẳng định ‘Thực ra ta có nhân quyền và báo chí ở ta tự do hơn họ rất nhiều.’
Ông Son dẫn chứng ‘hiếm có nước nào có nhiều tờ báo và truyền hình như Việt Nam hiện nay’, ‘các hội, các ngành đều có một tờ báo riêng’ ‘phục vụ nhu cầu độc giả mọi lứa tuổi’ tuy ông thừa nhận ‘báo chí là phương tiện truyền thông của đảng, nhà nước.’
Lê Diễn Đức - 40 năm một mong muốn không thành
40 năm là một thời gian khá dài. Một thế hệ trôi qua. Kể từ cái ngày bi kịch ấy, ngày 30 Tháng Tư năm 1975.
Mùa Thu năm 1969, con tàu liên vận quốc tế đưa đoàn du học sinh chúng tôi từ Bắc Kinh, đi qua Mông Cổ, Liên Xô, mất 13 ngày, thì đến Ba Lan vào buổi tối Tháng Tám.
Sau bữa ăn tối do Bộ Đại Học Ba Lan chiêu đãi tại Warsaw, xe bus đưa chúng tôi vế thành phố Lodz, cách Warsaw khoảng 120 cây số, nơi có trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài.
Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015
Nguyễn Hưng Quốc - Di sản của chủ nghĩa thực dân
Chủ nghĩa thực dân, dưới hình thức cổ điển hay hiện đại, ở Tây phương hay ở Đông phương, bất kể những sự dị biệt về lịch sử và văn hoá, đều có một bản chất giống nhau: ăn cướp. Có hai hình thức ăn cướp chính: thứ nhất, ăn cướp chủ quyền, từ đó, ăn cướp tài nguyên và nhân lực của nước khác; thứ hai, ăn cướp tâm hồn của người dân thuộc địa. Biện pháp để thực hiện cuộc ăn cướp thứ nhất chủ yếu là quân sự; biện pháp để thực hiện cuộc ăn cướp thứ hai chủ yếu là tuyên truyền. Công việc tuyên truyền thường có hai nội dung chính: thứ nhất, văn minh chỉ xuất hiện ở các thuộc địa cùng lúc với sự xuất hiện của thực dân; và thứ hai, gắn liền với điều đó, lịch sử tiền-thực dân ở các quốc gia thuộc địa chỉ là lịch sử của sự mông muội.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thắng Cuộc và Thua Bạc
Với ý thức phản tỉnh chúng ta có thể nói cho nhau hôm nay về ý nghĩa đích thực của ngày 30 tháng 4 là đây là một ngày toàn thắng trong tiến trình cướp chính quyền của ĐCSVN và là một ngày đại bại của toàn dân tộc Việt. - Đỗ Kim Thêm
Tác phẩm Biển San Hô của
nhà văn Trần Vũ vừa
được khởi đăng trên Tuần báo
Trẻ, số ra ngày 12 tháng
3 năm 2015 – phát hành từ Dallas, Texas – với lời
dẫn
nhập của chính tác giả:
Cuối thập
niên 70 cùng với những
ghe vượt biển mong manh còn
xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống
ra tận cửa biển, do chính
nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi. Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm
Trường Sa bốn ngày
sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới
dạng tiểu thuyết.
Lê Phú Khải - Đồng bằng sông Cửu Long - 40 năm nhìn lại (Kỳ 1: Ngăn sông cấm chợ)
Cùng với việc tập thể hóa nông nghiệp, chính sách quản lý thị trường, ngăn sông cấm chợ đầu những năm 80 thế kỷ trước, những lộng hành của hệ thống các trạm trại quản lý thị trường, thâu thuế, đăng kiểm tàu bè ở cái xứ sông rạch chằng chịt này đã gây nên bao bất bình, căm phẫn cho người nông dân vốn rất hiền lành ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu những năm 80, người viết cuốn
sách nhỏ này có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long với tư cách là phóng viên thường
trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng, có dịp rong ruổi trên sông nước
Cửu Long đã chứng kiến tận mắt những cảnh rất đau lòng do bộ máy quan liêu,
hống hách, tiêu cực gây ra với đồng bào.
Việt long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA - Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương
![]() |
Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tại sân bay quốc tế Tokyo ngày 21 tháng 4, 2015. Ông Shinzo Abe lên đường tham dự Hội nghị cấp cao Á-Phi tại Jakarta |
Trong một tuần công du Hoa Kỳ vào tuần tới, Thủ
tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng sẽ đạt thỏa thuận với Mỹ về Hiệp ước Đối tác
Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP. Tuy nhiên, hiệp ước này vẫn
còn bị nhiều trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ và ngay trong đảng Dân Chủ của Tổng
thống Barack Obama. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu hồ sơ ấy qua phần phân tích của
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Virginie Mangin/BBC Capital - Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh
Sau 5 năm sống ở
Bắc Kinh, Hannah Sanders và chồng của bà, Ben, làm việc ở Trường Quốc tế
Harrow, quyết định xếp hành lý quay trở về Anh quốc.
"Ban đầu, chúng tôi định ở lại 6 năm.
Nhưng tình trạng ô nhiễm đã vượt mức chịu đựng", bà Sanders, 34 tuổi,
người mẹ của hai đứa con, nói.
"Tôi không cảm thấy an tâm khi cho đứa
con hai tuổi của mình chơi đùa bên ngoài. Tình trạng ô nhiễm cũng hạn chế các
hoạt động ngoài trời của gia đình".
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015
Ngô Nhân Dụng - 30 tháng Tư, cô Kim Chi dứt khoát
Kim Chi hồi tưởng lại 40 năm trước, “Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi vui thực sự, vui đến phát khóc.” Rồi cô kể tâm trạng ngày nay: “Bây giờ tôi mới thấy đó là niềm vui ngộ nhận. Hóa ra, niềm vui, niềm tin và những hy vọng cứ sáng lên trong tôi suốt thời chiến trường khói lửa ấy là do ‘nghệ thuật tuyên truyền’…”
Nguyễn Vũ Bình - Chuyện tham nhũng
viết từ Hà Nội
Trong thời gian gần đây, vấn đề tham nhũng, hối lộ lại được hâm nóng trở lại bởi một phát biểu của ông bộ trưởng bộ Công an Việt Nam. Trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc Hội ngày 14/3/2015, bộ trưởng công an đã khẳng định: “Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực”.
Gia Minh/RFA - Ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện
![]() |
Ảnh minh họa. Ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện |
Người dân sống quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vào hai ngày 14 và 15 tháng 4 vừa qua tập trung đông đảo, gây ách tắc giao thông
nhiều giờ trên tuyến Quốc lộ 1A để bày tỏ phản đối việc nhà máy thải bụi xỉ ra môi trường tác động trực tiếp sức khỏe, cuộc sống của họ.
Tình trạng các nhà
máy nhiệt điện tại Việt Nam ra sao và cách thức chống ô nhiễm nhà máy nhiệt điện thế nào?
Mai Vân - Trung Quốc muốn lợi dụng thượng đỉnh Á-Phi cho mưu đồ bành trướng
Logo Thượng Đỉnh Á -Phi 2015Reuters |
Thuyền nhân từ các nước Châu Phi vượt biển tìm đến đất lành
Châu Âu bị chết ngày
càng nhiều ngoài khơi nước Ý là hồ sơ mà các báo Pháp ngày 21/04/2015 không thể bỏ qua. Nhưng nhìn về Châu Á, Les Echos chú ý đến cuộc họp Thượng đỉnh Á Phi đang tiến hành ở Indonesia, với tựa đề : « Thượng đỉnh Á Phi,
Trung Quốc đẩy các con
tốt ».
Les Echos
giải thích : « Ở Jakarta, Trung Quốc muốn tranh thủ Hội nghị Á Phi để chính đáng hóa
chiến lược bành trướng của mình ».
Bài báo nhắc lại là Trung
Quốc là một trong những tác nhân chính ở Hội nghị Bandung năm 1955, đã khai
sinh phong trào phi liên kết, trong một thế giới chìm trong chiến tranh lạnh. 60 năm sau
Trung Quốc tiếp tục muốn ghi đậm dấu ấn ở Thượng đỉnh Á Phi,
mở ra từ hôm qua,
20/04 tại Jakarta.
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015
Cảm tạ của Gia đình nhà văn Ngô Thanh Tâm
CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Quý cha, quý sơ, Cộng Đoàn Công Giáo địa phương
- Báo mạng Diễn Đàn Thế kỷ
- Quý văn hữu, bạn bè từ nhiều quốc gia
- Quý Đồng môn Hội Cựu Sinh Viên Quốc gia Hành
chánh ở Hoa Kỳ
- Quý Đồng môn Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành
chánh ở Australia
- Quý Đồng môn Cao học 2, Cao học 3
- Quý thân hữu trong nhóm “Thánh gia”
- Quý bạn Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
Gia đình chúng
tôi vô cùng cảm kích quý Cha quý Sơ đã thực hiện Thánh Lễ tiễn đưa, quý thân
hữu đã gởi điện thư chia buồn, đăng báo phân ưu, gởi lời cầu nguyện cho linh hồn người quá cố
Giuse Ngô Thanh Tâm
Qua đời ngày 9 tháng 4 năm 2015
Qua đời ngày 9 tháng 4 năm 2015
Quả phụ Nguyễn thị Khánh Hà và các con đồng bái tạ
Lê Anh Hùng - Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước
Từ ô nhiễm môi trường…
Vụ việc người dân địa phương xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận xuống đường phản đối nhà máy thải bụi than và xỉ vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ trên đất liền mà cả một vùng biển rộng lớn, đã làm nóng dư luận suốt mấy hôm nay. Từ ngày 14/4, hàng ngàn người dân đã đổ ra quốc lộ 1A đoạn chạy qua đây, gây ách tắc giao thông Bắc - Nam kéo dài hàng chục km.
Cao Huy Huân - Hễ chút là bị bỏ tù, tội dân lắm các vị ơi!
Cả tuần qua, dư luận lại một phen chao đảo khi 8 người ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) bị tuyên án tù vì chặt 12 cây tràm. Thật ra nếu so sánh một cách khách quan, việc chặt cây dẫn đến tù tội là chuyện không hiếm ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển, đặt “thành phố sinh thái” làm trung tâm như Nhật Bản, Singapore hay châu Âu. Nhưng nếu bạn thử đào sâu hơn vào nội dung vụ án, thì chuyện chặt 12 cây phải đi tù vừa xảy ra tại Đồng Nai vừa qua không khỏi khiến người ta “cười…ra nước mắt”.
Phan Văn Song - Tính phức tạp và mối nguy của việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa
Theo các thông tin có được hiện nay thì
trong các thể địa lý mà
Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa nhiều lắm là 4 có thể tạm coi là đảo đá [1], còn lại chỉ là các bãi
triều thấp (low-tide elevation: bãi chỉ nhô lên mặt nước khi triều thấp).
Lưu ý rằng theo Luật Quốc tế thì không nước nào có thể đòi hỏi chủ quyền các thể địa lý ngầm, kể cả các bãi triều thấp nằm ngoài lãnh hải của mình. Nếu toàn bộ hoặc một phần bãi triều thấp cách một đảo/đảo đá không quá 12 hải lý thì
theo UNCLOS, có thể dùng ngấn nước lúc đó của thể địa lý này trong việc vạch đường cơ sở
cho đảo, từ đó tính lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế
(EEZ), thềm lục địa... Và theo UNCLOS thì đảo đá (rock –
không duy trì được sự cư trú của con người hoặc nền kinh tế riêng) chỉ được hưởng lãnh hải tối đa 12 hải lý, còn các đảo nhân tạo
thì chỉ được cho phép
có vùng an toàn tối đa 500 m. Cả hai loại này không được
hưởng EEZ và thềm lục địa.
Nguyễn Đình Nguyên - Về “Lời tự sự của thi sĩ Hữu Loan”: Lại thêm một sự gian lận đê hèn của giới báo chí!
![]() |
Thi sĩ Hữu Loan |
Tình cờ trên FB lại chuyền nhau về "Lời tự sự của thi sĩ Hữu Loan" coi như là hồi ký của ông được đăng tải trên trang Petrotimes (18/08/14) do Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập. Đã đọc qua rồi, nhưng vốn mê "Màu tím hoa sim" như mọi người mê văn chương, nên tôi vẫn muốn đọc đi đọc lại về ông.
Bài tự sự của ông đã được biên tập lại gọn ghẽ, thành câu đoạn dễ đọc. Đọc qua một lượt, bỗng dưng gợi lại trong trí nhớ của tôi có những đoạn tôi ngờ ngợ là đã từng đọc khá lâu trước đây không phải như vậy. Những đoạn này đã được gọt tỉa một cách khéo léo, "tài tình", nếu không tinh ý thì không thể nhận ra đó có phải là văn gốc của tác giả hay không. Sinh nghi, kiểm tra lại thì thấy quả là có sự "biên tập" quá thô thiển. Tôi trích ra đây để bạn đọc tham khảo và nhận xét, dù tôi không có trong tay bút chỉ của ông nhưng vẫn tin là như thế.
Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015
Tuấn Khanh - Vòng vây thế tục
![]() |
Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 |
Ngày
14/4, hơn 150 thương phế binh VNCH không khỏi bất ngờ khi được tin chương trình
chăm sóc sức khỏe định kỳ của họ bị hủy bỏ đột ngột. Nơi đến quen thuộc và đầm
ấm là Nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, đã im lặng sập cửa mà không một lời giải
thích, theo lệnh của linh mục Giám tỉnh là ông Giuse Nguyễn Ngọc Bích.
Có cái gì đó rất bất thường?
Không
chỉ riêng các thương phế binh VNCH sửng sờ, mà chính những người tham gia phục
vụ chương trình này cũng không nói nên lời. Với nhiều người, phục vụ cho những
con người khốn khó này là niềm vui và ước nguyện chân thành của họ. Đặc biệt,
trong bối cảnh của một nước Việt Nam với vết thương nội chiến vẫn chưa lành, sự
kỳ thị với những cựu quân nhân VNCH vẫn là một chủ trương thấy rõ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)