Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Trần Doãn Nho - Tính “văn học” trong văn học miền Nam

Nhà văn Trần Doãn Nho
(LTG: Đây là bản chính bài thuyết trình trong buổi hội thảo về VHMN tổ chức tại tòa soạn nhật báo Người Việt vào ngày 6/12/2014. Do giới hạn về thời gian, nhiều chi tiết trong bài viết đã không được trình bày tại buổi hội thảo; và ngược lại, một số chi tiết được triền khai khi phát biểu vốn không có trong bài viết.)

Đề tài tôi trình bày trong buổi hội thảo hôm này là “Tính văn học trong văn học miền Nam”.

Chắc có người cho rằng chữ dùng nghe có vẻ không mấy thích hợp. Và thừa. Đã nói về một nền văn học, sao còn đặt vấn đề “tính văn học”?

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Phạm Hồng Sơn - Nghĩ gọn về Anh Ba Sàm

"Anh Ba Sàm"
Theo một nguồn khả tín, Tướng Tô Lâm, một ngôi sao đang lên nhanh của Bộ Công an, đồng môn thuở C500 của Anh Ba Sàm, từng gặp trực tiếp Anh Ba Sàm để khuyên nhủ. Nhưng, Anh Ba Sàm, cho đến khi bị bắt, hẳn chưa một ngày rời  Ba Sàm. Có lẽ chỉ có những người đã ấp ủ, trăn trở và rất tha thiết với Tự do hơn tất cả mọi thứ mới có ứng xử như Anh Ba Sàm đã thể hiện: tiếp tục tình bạn nhưng “anh đường anh tôi đường tôi” dù “anh” đã dốc bầu tâm giao và dù “anh” là một chỉ huy quyền uy của lực lượng chuyên chính hiện hành. Chắc chắn tâm giao đó, khuyên nhủ đó phải được hiểu theo hai mặt, là những cam kết, hứa hẹn, tưởng thưởng, viễn cảnh không nhỏ về vật chất và ở mặt kia là một đe dọa của thì tương lai gần cùng những tương lai xa hơn đầy tai ương, uy hiếp.

Phạm Chí Dũng - Tân Sơn Nhất, dự án sân bay Long Thành, và 'kịch bản máu'


Sau khi “cuộc chiến” lấy phiếu tín nhiệm trở nên hưu chiến sau kỳ họp thứ 8 Quốc Hội Việt Nam, một trong những “mặt trận” nóng bỏng tiếp biến là cuộc tình dang dở của dự án sân bay Long Thành.

Ngày 11 Tháng Mười Hai, cơ quan an ninh điều tra, công an Sài Gòn bắt tạm giam một “nhân vật đặc biệt” là Lê Trí Tình, kíp trưởng ca trực nguồn điện vào hôm 20 Tháng Mười Một - ngày xảy ra sự cố sập nguồn điện tại trung tâm kiểm soát bay đường dài.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Tập Cận Bình chống tham nhũng


Tập Cận Bình muốn chứng tỏ cho dân Trung Hoa thấy ông ta quyết tâm chống tham nhũng và dám áp dụng luật pháp đối với những người quyền thế nhất. Nhưng đằng sau chiến dịch chống tham nhũng này còn những lý do và động cơ nào khác?

Nguyệt Quỳnh - Bùi Minh Hằng ghi lại lý lịch của mình

Chúng ta
Tự tay ghi vào lý lịch
Định mệnh của dân tộc mình
(Chúng Ta - Những Kẻ Bội Thu, Đỗ Trung Quân)

Trong bài thơ “Chúng Ta - Những Kẻ Bội Thu,” nhà thơ Đỗ Trung Quân viết về một điều không mới, dường như ai cũng biết rồi, thế nhưng ông đã làm người đọc rúng động! Ông viết, “Chính sự thờ ơ của chúng ta tạo nên định mệnh khắc nghiệt cho mình và cho dân tộc mình. Chúng ta gieo mầm dửng dưng nên gặt về lạnh nhạt, chúng ta thờ ơ với con người nên gặt về con vật.”

Bà Bùi Thị Minh Hằng trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội,
ngày 14 tháng 8, 2011. (Hình: Getty Images)
Bài thơ mạnh. Mạnh về ý lẫn lời. Và điều làm người ta rúng động là sự thật, là những gì đang xảy ra hàng ngày trong xã hội chúng ta đang sống. Phải chăng mọi sự việc xảy ra đều có lý do, mọi hậu quả chúng ta nhận lãnh đều có nguyên nhân của nó.

Lê Diễn Đức - Cách Mạng Dù và con đường dân chủ không dễ dàng

Srdja Popovic (Hình: internet)
Srdja Popovic, một nhà hoạt động xã hội của phong trào “Otpor” tại Serbia vào tháng 11 năm 2011 đã phát biểu trong một cuộc hội thảo của tổ chức TEDxKrakow tại thành phố Crakow, Ba lan, như sau: 

“Nếu ta nghiên cứu các cuộc thay đổi xã hội khác nhau suốt trong 35 năm vừa qua, từ độc tài đến dân chủ, ta sẽ thấy rằng trong số 67 trường hợp khác nhau, thì trong 50 trường hợp cuộc đấu tranh, bất bạo động là sức mạnh thay đổi chủ chốt.” [*]

Phi Khanh - Việt Nam đang 'chảy máu' nhà cổ

QUẢNG NAM (NV) - Nhà cổ Việt Nam có ba dòng căn bản: nhà miền Nam; nhà miền Trung và nhà miền Bắc. 

Nhà cổ trên 100 tuổi của cụ Nghè Trần Huỳnh Sách.
Ba dòng nhà cổ này có chung đặc điểm là mái ngói nhọn (còn gọi là “nhổn”), có ba gian ngang hoặc năm gian ngang, lợp ngói âm dương, ngói vảy chuốt hoặc lợp tranh, tường vôi hoặc vách đất. Nhưng giữa ba dòng nhà cổ này lại mang những đặc trưng rất riêng, thể hiện khí chất, cơ địa của mỗi miền đất nước.

HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt - Taliban, hiểm họa của vùng Nam Á

Vụ tấn công thảm sát 148 học sinh và giáo viên tại trường thiếu sinh quân ở Peshawar, Pakistan, là một hành động man rợ ngoài sức mường tượng của mọi người trên thế giới.

Các đảng phái chính trị, công nhân, thương gia, sinh viên học sinh và dân chúng  ở Islamabad, thủ đô Pakistan, hôm Thứ Năm cùng thắp nến tưởng niệm 148 nạn nhân – 9 giáo viên và 139 học sinh nhỏ tuổi – bị Taliban tàn sát tại trường thiếu sinh quân ở Peshawar đầu tuần này. (Hình: Getty Images)
Ba câu hỏi được đặt ra: Ai là chủ mưu? Vì sao có hành động như thế? Họ hy vọng đạt được kết quả gì?

Trả lời cho câu hỏi thứ nhất không khó khăn. Nhóm Taliban ở Pakistan ngay lập tức đã đứng ra tự nhận trách nhiệm.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Việt Nam trong số 5 quốc gia thiếu tự do báo chí nhất thế giới

NEW YORK (NV) .- Trong số 10 nước thiếu tự do báo chí nhất thế giới, Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả quốc tế có trụ sở ở New York xếp Việt Nam hạng thứ 5 về số người bị bỏ tù trong năm 2014.

Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp CSVN hạng 5 trong số các nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ.(Hình: CPJ)
Trong danh sách 16 người cầm bút hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù, Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả nêu tên các người viết blogs nổi tiếng như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.

Hùng Tâm - Tử huyệt của Putin


Sau khi Ngân Hàng Trung Ương Liên Bang Nga bất ngờ tăng lãi suất ở mức độ chưa từng thấy kể từ vụ khủng hoảng 1998 - tăng 650 điểm căn bản, là 6.5% - đồng rúp vẫn lại sụt giá. Hậu quả sẽ là năm 2015 vô cùng khó khăn cho nước Nga, và cực kỳ nguy hiểm cho Tổng Thống Vladimir Putin. “Hồ Sơ Người Việt” sẽ đi sâu hơn tin tức thời sự để tìm hiểu về “tử huyệt” của Putin.

Tuấn Khanh - Khi người nghệ sĩ xuống đường


Thật khó tưởng tượng nổi đêm cuối cùng của cuộc Cách Mạng Dù ở đường Harcourt Road tại khu Admiralty, khi hàng ngàn cảnh sát Hồng Kông được trang bị tận răng đánh đập, bắt bớ… những người biểu tình, trong đám đông quả cảm đó, có cả nữ ca sĩ Denise Ho (Hà Vận Thi). Mặc một chiếc áo thun đen và tay cầm chiếc dù vàng, gần như không trang điểm, người nữ ca sĩ lừng danh của dòng Canto-pop này bị lôi đi cùng với nhiều người khác, lẫn trong tiếng hô uất nghẹn của giới sinh viên đòi dân chủ “rồi chúng ta sẽ quay trở lại”.

Thụy My/RFI - Blogger Nguyễn Quang Lập bị khởi tố theo điều 88 và tạm giam


Theo trang Facebook của nhà văn Nguyễn Quang Vinh, em ruột nhà văn, blogger Nguyễn Quang Lập hôm nay 17/12/2014, thì ông Lập đã bị khởi tố vì tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự. Một nguồn tin khác cho biết Viện Kiểm sát đã phê chuẩn lệnh tạm giam ông Nguyễn Quang Lập ba tháng.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời ở tuổi 81

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn. (Hình: Người Đô Thị)
HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) - Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả “Chuyện Kể Năm 2000,” vừa qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, lúc 6 giờ 15 phút sáng (giờ địa phương) Thứ Năm, 18 Tháng Mười Hai, ông Bùi Ngọc Hiến, con trai của ông cho nhật báo Người Việt biết.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Thiên An - 'Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới,' và vì sao?

"Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới - và vì sao chúng được như thế" là tựa đề một trong 10 cuốn sách bán chạy New York Times Bestsellers về giáo dục trong năm 2014. Khác với những cuốn còn lại, sách viết theo dạng phóng sự với những câu chuyện cụ thể và các số liệu, đem lại một cách nhìn mới mẻ về sự khác biệt- mạnh và yếu- của nền giáo dục tại Hoa Kỳ so với các quốc gia khác.

"Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới- và vì sao chúng được như thế"
của tác giả Amanda Ripley. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)
Với lối viết đơn giản, người đọc không chỉ biết qua về vị thế của nền giáo dục Mỹ trên thế giới, mà còn có thể nhận ra nhiều yếu tố giúp tạo nên "những đứa trẻ thông minh nhất thế giới."

Tác giả Amanda Ripley, một phóng viên từng đoạt nhiều giải thưởng lớn, theo chân ba em học sinh, Eric, Kim, và Tom, từ Mỹ sang du học tại ba nước: Nam Hàn, Phần Lan, và Ba Lan.

Nguyễn Hưng Quốc - Huyền thoại về cái đẹp trong thơ


Văn học Việt Nam có nhiều huyền thoại. Một trong những huyền thoại đó là huyền thoại về một vẻ đẹp đặc biệt nào đó của thơ, tức là thay vì nhìn nhận và chấp nhận tính chất đa dạng của thơ, quy luật vận động của thơ, người ta khăng khăng đòi hỏi thơ phải có một phẩm chất nhất định. Ở phương diện này, có hai quan niệm có ảnh hưởng sâu rộng.

Lê Diễn Đức - Cách Mạng Dù và con đường dân chủ không dễ dàng


Srdja Popovic, một nhà hoạt động xã hội của phong trào “Otpor” tại Serbia vào tháng 11 năm 2011 đã phát biểu trong một cuộc hội thảo của tổ chức TEDxKrakow tại thành phố Crakow, Ba lan, như sau: 

“Nếu ta nghiên cứu các cuộc thay đổi xã hội khác nhau suốt trong 35 năm vừa qua, từ độc tài đến dân chủ, ta sẽ thấy rằng trong số 67 trường hợp khác nhau, thì trong 50 trường hợp cuộc đấu tranh, bất bạo động là sức mạnh thay đổi chủ chốt.” [*]

Lê Phan - Lương tâm nhân loại


Các chế độ Cộng Sản đã có thời tự hào nói đến “Ðảng là trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại,” nhưng ngày nay thì không còn ai bị đánh lừa bởi những lời tuyên truyền đó. Nhưng nếu trên địa cầu này hiện nay có một quốc gia nào có thể nói đại diện cho lương tâm của nhân loại thì quốc gia đó hẳn phải là Hoa Kỳ. 

Dĩ nhiên không một quốc gia nào có thể xứng đáng được với tiêu chuẩn đạo đức lý tưởng của chính mình, và chỉ có một số rất nhỏ có đủ bản lãnh đạo đức để đem những sự thiếu sót của mình ra trước công chúng. Hoa Kỳ là một trong những số những quốc gia hiếm có đó.

Trần Tiến Dũng/Người Việt - Xóm dân chài bên cầu Ðồng Nai

ÐỒNG NAI (NV) - Khi đi trên quốc lộ 1 từ Sài Gòn qua cầu Ðồng Nai, đến ngã ba Vũng Tàu, nhìn cảnh chen chúc làm ăn của các tập đoàn tư bản nội địa và ngoại quốc bên các cảng sông cao ngất các thùng container... không ai nghĩ có nhánh sông gần cầu Ðồng Nai vẫn còn một xóm dân chài nghèo xơ xác.

Cảnh nhà một dân chài trên sông Ðồng Nai mỗi chiều về.
Theo đường vào nhà thờ Bến Gỗ, quẹo vào một con hẻm hẹp, qua ngôi chợ trưa lưa thưa người bán, chúng tôi càng vào sâu càng không nghĩ sẽ được ra một cửa sông thoáng mát, mà chỉ mong con hẻm chỉ vừa đủ hai chiếc xe gắn máy tránh nhau này sẽ không dài hơn nữa.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Ngô Nhân Dụng - Giá dầu lửa xuống hại Putin


Ngày hôm qua đồng tiền của Nga lại mất giá mặc dầu hôm trước, 11 tháng 12, mới tăng lãi suất lên 10.5% mỗi năm. Lãi suất ở Nga đã tăng năm lần kể từ đầu năm 2014 luôn một điểm. Tiền Nga xuống thấp kỷ lục, 58 rúp đổi một đô la Mỹ so với giá 53 rúp hôm đầu tuần. Ðồng rúp đã mất 20% giá trị kể từ khi bà Elvira Nabiullina, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương bắt đầu chính sách thả nổi cho đồng tiền lên xuống theo thị trường. Mà trong thị trường, các người có tiền ở Nga chỉ tính đổi lấy đô la Mỹ hoặc đồng Euro. Ông Putin chỉ hy vọng trong tháng tới nhiều người sẽ cần giữ đồng rúp để đóng thuế cuối năm, áp lực sẽ giảm bớt.

Nguyễn Hưng Quốc - Tác giả và người đọc trong thơ miền nam 1954-75

Nguyễn Hưng Quốc
Trong lời đề từ bài thơ “Ông phó cả ngựa”, Lê Đạt đưa ra nhận xét: “Người đọc thời trước là một người đọc tương đối thụ động tìm lý giải một ý đã có sẵn. Người đọc thời nay là một người đọc tích cực cùng tham dự phát nghĩa với nhà thơ. Người đọc phần nào đồng tác giả với người viết.” (1)

Trong đoạn văn của Lê Đạt, chữ “thời trước” ám chỉ thời Thơ Mới; chữ “thời nay” ám chỉ thời của thơ hiện đại chủ nghĩa. Tôi cho, ở đây, Lê Đạt đã tiếp cận được bản chất của vấn đề. Là, dòng thơ hiện đại chủ nghĩa tại Việt Nam, ở cả hai miền Nam và Bắc, đều là loại thơ khả tác (scriptible; the writerly), khác hẳn dòng thơ lãng mạn chủ nghĩa thời 1932-45 vốn là loại thơ khả độc (lisible; the readerly). Cả hai thuật ngữ này tôi đều mượn của Roland Barthes (2). Theo Barthes, giống như sự diễn giảng của Lê Đạt ở trên, trong khi loại thơ khả độc là loại thơ ở đó người đọc chỉ là những kẻ tiêu thụ thụ động, luôn luôn được dẫn dắt để tiếp nhận, loại thơ khả tác là loại thơ ở đó người đọc được khuyến khích làm một người sản xuất, cùng với tác giả tham gia vào việc sáng tác, bằng cách, ít nhất là nối liền các chỗ đứt quãng và lấp đầy các chỗ còn trống trong bài thơ.

Phạm Chí Dũng - Những 'con cừu' lẻ loi dễ bị 'ăn thịt' hơn!


Tất nhiên tựa đề bài viết này không có ý ví giới trí thức phản biện xã hội Việt Nam và các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt trước đây và gần đây nhất là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập, là “cừu.” 

Nhưng hình ảnh xương máu dân gian muôn thuở mà các thế hệ đời sau phải mặc nhiên thừa nhận là khó có con cừu tách đàn hoặc lẻ loi nào có thể tránh được hàm răng nanh sắc máu của bầy sói.

ĐẶNG PHÚ PHONG - HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975. (Phần tiếp theo vào ngày 7/12/14)

Buổi Hội thảo được tiếp thục vào ngày 7/12/14 tại hội trường Việt Báo. Chủ tọa là hai nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn đến từ Úc . Diễn già đầu tiên là nhà biên khào, lý luận văn học Đinh Từ Bích Thúy với chủ đề:
“Trách Nhiệm của Người Trí Thức Trong Môi Trường Đa Nguyên của Miền Nam Trước 1975: Đọc (Truyện Vừa) Khi Từ Thức Về Trần của Bình Nguyên Lộc”

Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thúy
Tiểu sử:  Đinh Từ Bích Thúy là biên tập viên tạp chí văn chương mạng Da Màu, chuyên về lãnh vực phê bình, dịch thuật và biên khảo. Tốt nghiệp ngành Luật và cử nhân danh dự môn văn chương Anh/Pháp từ University of Virginia. Ngoài Da Màu, cũng từng cộng tác với Việt Báo, Hợp Lưu, Diacritics, Amerasia Journal, Manoa và Rain Taxi Review of Books.

Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thuý (ĐTBT) giải thích tại sao chọn đề tài thuyết trình truyện vừa “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc trong Hội Thảo Văn Học Miền Nam: “Ông là một tác giả vừa đặc thù vừa tiêu biểu cho nền văn học miền Nam Việt Nam. Văn nghiệp ông phong phú, có thể nói rằng không gian văn chương của Bình-Nguyên Lộc rất rộng, rất đa nguyên, nó bao gồm lịch sử, văn hóa, và bản sắc dân tộc. Văn chương của ông quan tâm về nhận thức học (epistemology), vì nhận thức học đi liền với khái niệm về bản sắc và truyền thống văn hóa. Bài khảo cứu của ông về nguồn gốc địa danh thành phố Sàigòn cũng là một câu chuyện rất thú vị về lịch sử di dân và nền tảng văn hóa của người dân miền Nam. Cái tên Sàigòn có phải từ gốc tiếng Miên là Prây Kor (Rừng Bò), hoặc từ tiếng Tàu, trước được phiên âm là Thầy Gòn, Sài Gòng, Xì Cống hay Sài Côn? Văn chương của Bình-Nguyên Lộc có sự nối kết giữa các thời đại, nhưng cũng cho ta thấy những đặc điểm về phong tục, tâm lý, và ngôn ngữ của một chặng điểm nhất định trong lịch sử miền Nam.”

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

RA MẮT: SÁCH NGUYỄN HƯNG QUỐC - 13.12.2014 TẠI VIỆT BÁO, CALI



Bùi Vĩnh Phúc - Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954 – 1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa (*)

Nhà lý luận, phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc (Hình: Uyên Nguyên)
I.  Giới thiệu vấn đề

Văn học miền Nam, từ 1954 đến 1975, là một đóng góp và một thành tựu của văn học Việt Nam, trong một giai đoạn thuộc nửa sau thế kỷ XX.  Nó chỉ tồn tại trong vòng 20 năm, nhưng nó đã là một tồn tại quan trọng và không thể thiếu của giai đoạn này.  Nói một cách thẳng thắn, nền văn học này nối kết Việt Nam với thế giới, với nhân loại, trong những khía cạnh hiện-hữu-người một cách vừa bao quát vừa thâm sâu nhất.  Nó chia sẻ và phản ánh thân phận và những  tình cảm của con người ở những độ rung, những bảng mầu gần gũi với các nền văn học hiện đại của thế giới, dĩ nhiên với những âm vang và sắc độ riêng của đời sống xã hội và tinh thần của người Việt.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Trần Phong Vũ - Bùi Ngọc Tấn và ‘Hậu Chuyện Kể Năm 2000’

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (Hình: BBC)
“Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là tác phẩm mới nhất của nhà văn Bùi Ngọc Tấn do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Sách sẽ chính thức giới thiệu với độc giả hải ngoại vào những ngày cuối Tháng Mười Hai năm 2014. Chớm bước vào tuổi 80 lại đang mang nhiều chứng bệnh sau những tháng năm nhọc nhằn, lao khổ về vật chất cũng như tinh thần, nhà văn họ Bùi tự coi “Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là tác phẩm cuối đời của ông. Dưới đây là lời giới thiệu tác phẩm của tủ sách Tiếng Quê Hương. Xin trân trọng gửi tới quí độc giả bốn phương.

Ngô Nhân Dụng - Cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới?


Cuối tuần rồi, nhật báo Người Việt đăng bản tin “Trung Quốc thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.” Tựa đề dùng hai chữ “cường quốc” gây ấn tượng, vì “cường” là mạnh, một sức mạnh có vẻ áp đảo người khác, một “cường quốc” thường đo lường bằng sức mạnh quân sự. Nếu diễn tả một cách khách quan, tựa đề bản tin trên có thể diễn tả bằng một sự kiện thuần túy kinh tế: “Tổng sản lượng Trung Quốc lên cao nhất thế giới.”

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Trần Mộng Tú - BÁN BÁN CA


Phần phiên âm Hán Việt có trong cuốn "lược sử Phật giáo Việt Nam " của Thích Mật Thể 

Dịch bài thơ "Bán bán ca" của Lý Mật Am

Bài ca “MỘT NỬA” Lý Mật Am (học giả đời Thanh, Trung Quốc) Dịch ý như sau: 
Ta đã thấu hiểu nửa kiếp phù sinh, một “nửa” đó vô biên đầy ý nghĩa, 
Hưởng nửa kiếp đời vui nhàn nhã, giữa biển trời rộng rãi bao la.
Chốn quê nhà nửa tỉnh nửa quê, vườn tược thì nửa đồi nửa ngập, 
Nửa sách đèn, nửa cày cấy, nửa tiểu thương; nửa bình dân, nửa mang danh kẻ sĩ. 
Đồ dùng nửa đẹp nửa xấu, nhà cửa nửa sang nửa dở, 
Áo quần nửa mốt nửa thô, đồ ăn nửa quê nửa tỉnh
Kẻ giúp việc nửa vụng nửa khéo, thê tử  nửa dại nửa hiền, 
Tấm lòng ta nửa Phật nửa Tiên, tên tuổi cũng nửa chìm nửa nổi. 
Một nửa hiến dâng trời đất, nửa còn lại đem tặng kiếp người,
Nửa lo toan tích cóp để đời sau, nửa nghĩ đến đời người ngắn ngủi.
Uống rượu tới lúc nửa say, ngắm hoa khi hoa nở một nửa.
Thuyền giương nửa buồm thuyền khỏi lật, ngựa thả nửa cương chạy
vững vàng..
Chưa đầy một nửa chưa thoả mãn, quá một nửa rồi hoá chán chê,
Trăm năm trong đời nửa vui nửa khổ, hưởng một nửa vui là đủ rồi"

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Dư Âm Của Một Ngày Lễ Lớn

Đi nước ngoài, mới biết mình mất những gì. - Bùi Ngọc Tấn
Mấy lúc gần đây, thỉnh thoảng, tôi vẫn có việc phải ghé qua Kampong Channang. Đây là một thành phổ nhỏ, nằm ở tả ngạn của dòng Tonlé Sap, cách thủ đô Nam Vang khoảng trăm cây số.
Tôi hay đi lơ ngơ qua những con phố ngập nắng (và ngập bụi) nhìn mấy bảng hiệu loằng ngoằng chữ Miên – đôi khi chữ Tầu – với ít nhiều lơ đãng. Riêng chiều qua, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy một bảng gỗ nhỏ, trước một căn nhà, có ghi hàng chữ: KHMER KAMPUCHEA KROM HUMAN RIGHTS ASSOCIATION KG. CHANNANG.
Ảnh: Sovanrith
Thiệt không vậy cà? Tui đứng chết trân, nhìn chăm chăm vào tấm bảng mà không còn dám tin vào đôi mắt của mình nữa. Không lẽ ở một tỉnh lỵ xa xôi, và nhỏ bé (téo teo) đến thế này mà cũng có văn phòng Hiệp Hội Nhân Quyền Của Người Khmer Kampuchea Krom sao?

Phạm Chí Dũng - Ai can thiệp để Bọ Lập có triển vọng “tại ngoại hầu tra”?

Nhà văn Nguyễn Quang Lập tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông
Tin tức hết sức bất ngờ vừa được Cổng thông tin của Công an TP.HCM tung ra vào tối khuya ngày Quốc tế nhân quyền 10/12/2014: 

“Ông Lập khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại. Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội” (PV11).

“Đề cao vai trò của Chủ tịch nước”

Theo kinh nghiệm và “thông lệ” của những trường hợp tương tự tin tức về số phận nhà văn Nguyễn Quang Lập, người ta có thể suy ra là chủ trang Quechoa nổi tiếng này rất có thể sẽ được phóng thích chỉ trong ít ngày tới. Nếu suy đoán này biến diễn thành hiện thực, có thể nói đây là một trong số hiếm hoi trường hợp trí thức phản biện được “tại ngoại hầu tra” chỉ sau ít ngày bị bắt khẩn cấp.

Hà Sỹ Phu - Bắt quả tang một kẻ muốn làm người chân chính!

Nhà văn, Blogger Nguyễn Quang Lập. (Hình: Uyên Nguyên/người Việt)
Nhà văn Quê Choa bị liệt nửa người nhưng vẫn động tâm động não, say sưa làm việc, viết blog, viết văn; có lẽ vì thế nên vừa được mời đi “làm việc” chuyên trách luôn, ở một nơi rất chi là an ninh?

Với nhà chức trách thì việc ấy hẳn coi là thích đáng lắm, vừa “thích” lại vừa “đáng”? Thì các vị đã bảo ông Quang Lập bị bắt “quả tang” đấy còn gì? Quả tang đang viết văn! Tang vật phạm tội hữu hình thì đã sờ sờ trên bàn: này bàn phím, này màn hình, này sách vở... Tang vật cất giấu tuy còn nằm trong đầu nhưng đã hiện dần ra thành những con chữ, mà con chữ là con đẻ của con người, không thể chối cãi, mà sao ông lại chối cãi khát vọng làm một người chân chính, một công dân chân chính kia chứ?