Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Người Buôn Gió - Tiếp thị Nhân Quyền ở chợ Đồng Xuân - Berlin


Anh bạn ở xa đến Berlin ngỏ ý muốn mình dẫn đi chợ Đồng Xuân- Berlin để giới thiệu về Nhân Quyền cho Việt Nam. Anh mang theo 20 cuốn lịch in nội dung Nhân Quyền rất đẹp.

Tường Thụy - Hãy trả lại sự thật cho lịch sử

Hình: internet
Ngày 17/2/1979, Trung Cộng phát động cuộc chiến tranh xâmlược Việt Nam. Chúng huy động nửa triệu quân tấn công VN trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trước sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta, chúng buộc phải rút quân sau 31 ngày. 

Lê Mai - Một ngày và 35 năm


Henry Kissinger (hình: internet)
MỘT NGÀY đầu tháng 7 năm 1971, Henry Kissinger – bấy giờ là cố vấn an ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ, bí mật đáp phi cơ đi Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho việc khai thông quan hệ Trung – Mỹ. Ngoại giao bóng bàn trước đó đã dẫn đến chuyến đi này của ông ta. Tới Pakistan, để giữ bí mật, ông ta cáo bệnh, lui về nơi nghỉ của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lên phi cơ bay thẳng tới Bắc Kinh.

Đinh Tấn Lực - Những Liệt Sĩ Ngậm Ngùi Chết Thêm Lần Nữa


Từ nay, đất nước ta vĩnh viễn bước vào kỷ nguyên hòa bình, độc lập, tự do…” (Lê Duẩn – 02-9-1975).
Kỷ nguyên hòa bình “vĩnh viễn” ấy chỉ đếm được có mỗi 641 ngày. Đó là 641 ngày của những chuyến tàu Thống Nhất vội vã chuyển hàng trên đường ray xuyên Việt từ Nam ra Bắc. Đó là 641 ngày khởi đầu của các chiến dịch dài hơi tù cải tạo/diệt tư thương/kinh tế mới/hợp tác xã/tem phiếu hộ khẩu/ngăn sông cấm chợ/đổi tiền… Đó cũng là 641 ngày ký sinh của một guồng máy tiếp tục ăn bám quân viện lẫn kinh viện (nên phải răm rắp theo lệnh truyền) của Đệ Tam Quốc Tế.

Ghé thăm các Blogs: 17/02/2014

Hình: internet

BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH

ĐI THĂM THÀY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH


Người Việt Yêu Nước

Chiều tối ngày 13-2-2014, mình và một bạn trẻ vào thăm thầy Đinh Đăng Định. Vợ của Thầy thấy chúng tôi định đỡ Thầy ngồi dậy, tôi vội ngăn lại: Chị cứ để anh ấy nằm. Ngay lập tức một cậu CA còn trẻ ngồi bàn gần giường Thày đứng dậy hỏi chúng tôi: quan hệ thế nào với Thầy Định?. Thày rất nhanh: Đây là học trò cũ của tôi. Anh ta yêu cầu chúng tôi ra ngoài hành lang nói chuyện và nói: Theo "qui định" không cho phép ai ngoài gia đình của ông Định được thăm hỏi.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Ngự Thuyết - U Tình Lục, đứa con đầu lòng của Hồ Biểu Chánh

Hình: internet
Tháng trước đây tôi được biết nhà văn Nguyễn Văn Sâm sẽ cho in cuốn U Tình Lục của Hồ Biểu Chánh mà ông đặt thêm tên là Kể Chuyện Tình Buồn. Ông đã biên soạn rất kỹ phần chú giải cho cuốn sách, và ông muốn tôi cho ý kiến. Thật ra tôi không biết Hồ Biểu Chánh có làm thơ, có tác phẩm thơ đã ra đời. Tôi chỉ biết Hồ Biểu Chánh là một nhà văn kỳ cựu có biệt tài, bắt đầu viết từ thời phôi thai của tiểu thuyết Việt Nam, tức là vào đầu thế kỷ 20, mô tả đời sống bình dân của miền Nam, rất lôi cuốn, đậm đà tính dân tộc, và bằng một thứ ngôn ngữ đặc thù của  “miệt vườn”.

Gs/Ts Trần Văn Khê - Mạn đàm Âm nhạc trong Truyện Kiều

Gs/Ts Trần Văn Khê

Có lẽ ít tác phẩm nào trong kho tàng văn chương của đất nước mà âm nhạc được nhắc đến nhiều như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhân những ngày nhàn nhã đầu Xuân, chúng ta thử mạn đàm đôi điều về âm nhạc trong tác phẩm bất hủ này, tìm hiểu xem Thúy Kiều sử dụng loại đàn gì; đã đàn bao nhiêu lần, cho ai nghe, trong các dịp nào; và đã đàn những bản gì?

***



Trần Mộng Tú - Con Bò Và Cỏ Non

Hình: internet

Lòng em là cánh đồng tháng Giêng
Anh như con bò từ xa đến
Gậm từng miếng nhỏ mảnh hồn em
Anh bỏ đi khi cỏ vừa hết

Phạm Xuân Đài - Chiến Tranh Trung Việt Trong Tiểu Thuyết ‘Xe Lên Xe Xuống’ Của Nguyễn Bình Phương



LTS. Để nhớ lại cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam khởi sự vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, mời bạn đọc xem lại một trong bốn bài điểm cuốn sách Xe Lên Xe Xuống của Nguyễn Bình Phương, đã được đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ vào đầu năm 2012. Chủ đề của bài này là giới thiệu những đoạn tác giả Nguyễn Bình Phương viết về trận chiến ấy, với những nét độc đáo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. - DĐTK

Hai cuộc chiến tranh 1979 và 1984 được kể lại không theo quy mô của sử học, nhưng theo cung cách dân gian. Những mẩu chuyện lấy từ hai nguồn, một là qua truyền khẩu tại các địa phương mà chuyến “xe lên” đã đi qua, hai là câu chuyện của chính người anh của Hiếu, người đã tham gia trận chiến, đã bị địch bắt, được thả về qua trao đổi tù binh, và đã qua một thời gian điên loạn trước khi chết; người anh đã kể lại hoặc ghi lại trong cuốn hồi ký, trong những ngày còn tương đối tỉnh táo. Người đọc sẽ tham gia trận chiến với các thân phận riêng biệt; những sự kiện xảy ra trong mịt mùng rừng xanh núi thẳm sẽ không bao giờ thấy xuất hiện trên những trang chiến sử chính thức của bên này hay bên kia; những cách “khai thác” tù binh lạ lùng của người Tàu; những vết hằn trong tâm trí đến độ làm điên loạn cho đến chết của người cựu tù binh...

Trangđài Glassey-Trầnguyễn - Mía Tết

Hình: internet
Tết cũng là mùa ươm mía. Đám mía này sắp bán được, thì chuẩn bị trồng đám mía mới.  Cho nên cái khoảng mấy tháng giữa hai mùa mía là chúng tôi nhớ mía nhất.  Gò nhà Ngoại đất rộng, nên Dì Thơ và Dì Hiền cứ xoay tua, trồng cà, bắp, mía, chuối, đậu xanh… để giữ đất.  Miếng gò này năm nay trồng mía, năm sau trồng bắp, đất không bị chai.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Ngô Nhân Dụng - Ðảng tan rã vì xã hội thay đổi


Các đảng Cộng sản ở Nga và Ðông Âu tan rã khi lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan không đường thoát vì những mâu thuẫn nội tại trong đảng và mâu thuẫn giữa đảng và xã hội. Những thay đổi bên ngoài thúc đẩy cho các mâu thuẫn nặng nề hơn. Nắm quyền thống trị trong một thời gian dài, tưởng như không có gì lay chuyển nổi, họ không thích ứng được với những thay đổi bên ngoài, đảng càng ngày càng yếu và xã hội ngày càng mạnh hơn, chế độ sụp đổ.

Kông Kông - Con đường mùa Xuân của Dân tộc

Hình: internet
Hàng năm 2 sự kiện lịch sử về người VN hy sinh để bảo vệ đất đai biển đảo xảy ra chỉ cách nhau gần đúng một tháng!  19/1 năm 1974, 74 chiến sĩ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa và 17/2 năm 1979, khoảng 6 vạn quân/dân yêu nước hy sinh dọc biên giới phía Bắc!  Kẻ thù của hai trận chiến nầy đều đến từ giặc phương Bắc!  

Đào Tuấn - Hoa đào biên viễn


Bài 1: Biên giới, Hồi ức 35 năm

Tháng 2 năm nay, những cây đào Tổng Chúp, Hưng Đạo, Cao Bằng bỗng dưng đỏ loét trong cái nắng trái mùa. Trên đồn biên phòng Pha Long, Lào Cai, thật lạ, chỉ duy nhất một gốc đào đơm hoa. Còn ở pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn, những cây đào khoe sắc vô duyên bên nền đá xám xịt và lau lách tùm lum của một pháo đài hoang phế đã đi vào quên lãng.

Lê Diễn Ðức - Súng hoa cải và sự khủng bố

Hình: internet
Dự án Ecopark tại Văn Giang Hưng Yên đã bộc lộ âm mưu thâu tóm đất đai của nhóm lợi ích, khi một lực lượng hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động được huy động đàn áp nông dân trong ngày 24 tháng 4 năm 2012, để lấy đất giao cho doanh nghiệp tư nhân.

Kami - Sự hèn hạ của chính sách đối ngoại phụ thuộc và luồn cúi

Hình: internet
Chỉ còn vài ba ngày nữa là tới ngày 17.2. Ngày này cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc để tấn công Việt Nam. Hậu quả là giết hại, làm bị thương khoảng hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam. Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu từng bước thôn tính Việt Nam.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Bùi Tín - Điềm lành đầu Xuân

Hình:internet
Xuân Giáp Ngọ ở trong nước đời sống khó khăn, lạm phát cao, hàng hoá ế, chợ hoa vắng vẻ, tai nạn giao thông tăng, nạn trộm cắp hoành hành, cuộc sống xã hội rõ ràng là không an bình, không ổn định.

Hà Tường Cát/Người Việt - Hoa Kỳ còn hướng trọng tâm về Châu Á hay không?

 Ngoại Trưởng John Kerry gặp bà Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye hôm Thứ Năm tại Seoul
trong chặng đầu tiên của chuyến công du qua 4 nước Á Châu. (Hình: AP/Evan Vucci)
Từ 5 năm nay, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã được xác định là sẽ đặt trọng tâm vào Châu Á. Đầu tiên Ngoại trưởng Hillary Clinton năm 2009 tuyên bố tại Thái Lan là “Hoa Kỳ sẽ trở lại Á Châu”. Tiếp theo Tổng Thống Obama qua những chuyến công du và tham dự hội nghị ở Á Châu cũng như qua bài diễn văn nhận chức nhiệm kỳ 2, bày tỏ dấu hiệu Hoa Kỳ “chuyển trục về châu Á”. Ngoại trưởng John Kerry sau đó nói rằng Hoa Kỳ “tái quân bình thế lực” ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương.


Nguyễn Hưng Quốc - Tiết lộ bí mật quốc gia: Công hay tội?

 Edward Joseph Snowden (Hình: internet)
Trong năm 2013 vừa qua, không có ai, với tư cách một cá nhân, gây bối rối và thiệt hại cho chính phủ Mỹ nhiều cho bằng Edward Joseph Snowden.

Sinh năm 1983, Snowden, người Mỹ, là một chuyên viên về computer, từng làm việc cho CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency, NSA). Theo lời bạn bè, Snowden là một người hiền lành, dễ thương, hơi hơi nhút nhát. Có bằng Thạc sĩ, biết tiếng Nhật và một chút tiếng Tàu, Snowden tự xem mình là một Phật tử.

Tú Anh/RFI - Hoa Kỳ ngầm ủng hộ Nhật Bản đối đầu với Trung Quốc


Một cảnh tập trận hỗn hợp Mỹ Nhật tháng 2/2013. - REUTERS/Kyodo/Files
Song song vi hip ước an ninh quc phòng song phương, Washington ngm khuyến khích Tokyo s dng thế võ « ju jitsu nhu thut ». Mc tiêu là điu chnh chiến lược quân s sao cho phù hp vi hiến pháp ch hòa nhưng vn có th xây dng liên minh vi các nước khác trong khu vc có cùng lo âu trước tham vng bá quyn ca Bc Kinh. Mt công, đôi ba vic.

Nam Nguyên/RFA - Luật nông trại Mỹ: Nông dân cá tra VN cùng đường?

Hình:internet
Luật nông trại farm bill vừa được Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama ký ban hành ngày 7/2/2014 có thể ảnh hưởng lớn tới kim ngạch cá tra vào Mỹ, đồng thời xóa xổ hàng loạt ao nuôi của hộ nông dân nhỏ lẻ ở đồng bằng sông Cửu Long.