Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014
Ghé thăm các blogs: 2/2/2013
BLOG GIANG NAM LÃNG TỬ
Ngày cuối năm 2013 nhìn lại tình hình sôi sục các sự kiện chính trị xã hội, Lãng tử khái quát các hiện tượng nhức nhối ấy qua lời nói tiêu biểu của hai lãnh đạo cao cấp nhất.
Không kể những phát ngôn thứ cấp “bất hủ” của nhiều quan chức trong hệ thống chính trị không kể xiết thì hai phát ngôn ấn tượng và mâu thuẫn của hai lãnh đạo tối cao nước Việt là tiêu biểu nhất..
1. TBT Nguyễn Phú Trọng nhận định về phong trào phản biện tự do góp ý Hiến pháp sửa đổi.
KHU VỰC MỘT là: khu vực tự do, phần lớn qua mạng, phần khác do một số trí thức gửi Kến nghị trực tiếp. Đây là khu vực góp ý tự do thực sự
KHU VỰC HAI là: tổ chức góp ý theo kiểu quốc doanh, áp đặt, các địa phương làm qua loa cho xong việc. Khu vực này chỉ cốt thu được số liệu để báo cáo thành tích “triển khai”.
Tất nhiên ông TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ nổi nóng và chỉ trích khu vực Một.
Thiên hạ chưa quên chuyện TBT Nguyễn Phú Trọng đăng đàn diễn thuyết ở đảng bộ Vĩnh Phú giữa khi phong trào bàn bạc, góp ý Hiến pháp sửa đổi 2013 đang lên cao, diễn ra trên hai khu vực.
Ông nói “đó là suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống chứ còn gì” (đại ý thế)
Chả biết vô tình hay hữu ý, đài VTV1 trích đoạn phim đó chiếu lên vào buổi thời sự 19h. khiến dư luận bất bình, chất vấn, phê bình ông Trọng nói năng hồ đồ. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phản đối sớm nhất bằng cách đăng bài phản bác ông Trọng trên blog của anh. Sau đó ào ào trên cộng đồng mạng tự do đăng tải các phản ứng bất bình với ông Trọng.
2. CTQH Nguyễn Sinh Hùng nói về Hiến pháp sửa đổi.
Thái độ của ông Hùng về Phong trào phản biện- góp ý Hiến pháp.
Vào buổi sáng tiến hành cuộc bỏ phiếu “lịch sử”, chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói trước quốc hội. Ông tuyên bố, với vẻ tình cảm, rằng, lãnh đạo Ủy ban hiến pháp của Quốc hội rất trân trọng thậm chí cả nhiều quan điểm bất đồng đã được trình bày trong và xung quanh quá trình sửa đổi hiến pháp.
Ông Trọng phê phán gay gắt các ý kiến trái chiều.
Ông Hùng ghi nhận phản biện trái chiều với mức độ “trân trọng” (cao nhất).
Ai thực lòng trong hai người đó.
Chỉ một thôi !
Nếu ông Hùng nói đúng thì ông Trọng đã nói sai nói quấy.
Hai ông đều là Ủy viên Bộ chính trị, lãnh đạo tối cao đã phát ngôn mâu thuẫn, trái chiều nhau. Điều này cho chúng ta thấy rõ ràng, lãnh đạo không nhất trí về quan điểm lãnh đạo. Mạnh ai nấy nói. Mạnh ai nấy làm. Đây mới là nội bộ BCT hơn chục người, còn nếu ra Ban chấp hành TW cả trăm người thì quan điểm mỗi ông còn phân tán và mâu thuẫn nhau đến chừng nào?
“Danh không chính thì ngôn không thuận”.
Ngôn không thuận thì tùy tiện hành xử bừa bãi.
Tình trạng này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa ?
3. CTQH Nguyễn Sinh Hùng nói trước quốc hội, cam kết “Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân” ?
Khi phát biểu về thành công cuộc bỏ phiếu phê chuẩn Hiến pháp “lịch sử” đạt 99, 59 %, ông Hùng nói “Đảng ta chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự lãnh đạo của mình“ (đại ý thế). Câu văn quan trọng như rứa mà ông chỉ nói đúng một câu gọn lỏn, không thêm một câu, một chữ nào cho rõ nghĩa hơn, hùng hồn hơn, khẳng định hơn. Ông nói nhanh và gọn như thể sợ khán giả nghe thấy, những mong “gửi gió cho mây ngàn bay”.
Bây giờ xin hỏi ông Nguyễn Sinh Hùng, lịch sử Đảng 80 năm liệu có chứng minh lời ông nói không?
* Ai chịu trách nhiệm về Cải cách ruộng đất ở miền Bắc sai lầm khủng khiếp ? Ông TBT Trường Chinh bị cách chức tổng bí thư tạm thời, ít năm sau phục hồi TBT y như cũ, rồi lại làm Chủ tịch nước.
* Ông TBT Lê Duẩn hay ai đó phải chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của cuộc cải tạo tàn phá nền công- thương Hà Nội sau 1954 và tàn phá nặng nề công thương Sài Gòn và miền Nam sau 1975 ?
Và còn hàng trăm sai lầm thất bại khôn xiết kể trong suốt 80 năm qua- do Đảng CS chịu trách nhiệm.
Ngay trước mắt đây: Tình trạng khủng hoảng chính trị-kinh tế -xã hội- văn hóa- đạo đức ở nước ta trầm trọng hiện nay.
Đảng sẽ chịu trách nhiệm như thế nào ?
Mấy lời khép lại năm 2013. Hy vọng năm tới có nhiều dấu hiệu triển vọng tươi sáng hơn.
BLOG QUÊ CHOA
Dân luận dẫn theo FB Đinh Hữu Thoại
NQL: Nhờ thư tuyệt mệnh này người ta mới hiểu vì sao bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu. Thật kinh khủng. Bà Liêng chỉ để lại mấy chữ thôi nhưng ta có thể hình dung cả một thảm kịch đằng sau đó.
Theo wikipedia, Ngày 30 tháng 7 năm 2012, trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu, nơi bà cư trú, bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu để phản đối chính quyền Việt Nam trong việc giam giữ và chuẩn bị đưa ra xét xử con gái mình là Tạ Phong Tần.
Bà đã được đưa đi cấp cứu từ Bạc Liêu lên Sài Gòn, nơi có phương tiện y tế hiện đại hơn, tuy nhiên đã qua đời trên đường đi viện vào lúc khoảng 15 giờ 30.
Theo con gái của bà Liêng là bà Tú thì mẹ bà có hành động này là do gần đây gặp nhiều chuyện buồn và việc bà Tần sắp phải ra tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bà nói trong gia đình không ai biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng dù gần đây bà có ‘đủ thứ chuyện buồn’. Sau khi tự thiêu thì bà Liêng đã bị bỏng đến 90% và rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Con trai bà khi được vào viện để nhận mặt thì mô tả bà đã "bị cháy đen".
Bà Liêng thọ 64 tuổi.
Bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, mới tìm thấy:
Tại sao tôi phải chết?
Vì chính quyền trù dập. Dùng cơ sở gài bẫy, cột đủ thứ tội, vu khống để lấy nhà của tôi.
Những người tập trung hành sự gồm có cơ sở của An Ninh như:
- Bùi Thanh Đào - Nguyễn Thành Trí.
- Vương Thị Mỹ Dung - Lưu Văn Tháo (?)
- Quách Văn Hiếu - Phan Trung Hiếu
- Bà Dự - cùng một số người khác.
Thừa nước đục thả câu. Mượn gió bẻ măng. Đưa tôi vào con đường chết.
Chúc các người sống vui vẻ hưởng thụ trên cái chết của tôi.
Đặng Thị Kim Liêng
BLOG VIẾT TỪ SÀI GÒN
Người Trung Quốc (lưu vong sang Việt Nam những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự thanh trừng của nhà Thanh, những người Tàu Minh Hương “phản Thanh phục Minh”) với bề dày ngót nghét ba trăm năm sống trên đất Việt nhưng vẫn ít người xem Việt Nam là quê hương đích thực của họ. Trong khi đó, hơn ba triệu người Việt tị nạn trên nước Mỹ chỉ chưa đầy bốn mươi năm đã xem nước Mỹ là quê hương thân thiết, quê hương thứ hai của mình. Vì sao lại có chuyện như thế? Và luận điểm trên đây có đủ chính xác?
Xét trên góc độ phân tâm học, khi con người, hay một cộng đồng người có đi đến chuyển hóa vùng đất mới lạ trở thành quê hương thứ hai của mình hay không, phải xét trên ba yếu tố: Tâm linh; Văn hóa chính trị và; Kinh tế.
Ba yếu tố này là tam giác đều đảm bảo sự gắn kết bền vững của con người với miền đất mới đó. Nếu một trong ba cạnh của tam giác này bị thiếu hụt, điều đó cũng đồng nghĩa với vấn đề cộng đồng người đó vẫn chưa thật sự gắn kết với miền đất mới của họ.
Thử đặt một hệ qui chiếu căn cứ trên ba yếu tố này để phân tích và đánh giá mức độ gắn kết của người Việt Nam trên đất Mỹ, câu trả lời dễ dàng nhận biết đó là người Việt Nam đã thật sự gắn kết với nước Mỹ và xem đây là quê hương thứ hai của mình.
Về yếu tố tâm linh, có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, cộng đồng người Việt hơn ba triệu người ở Mỹ, nếu họ không phải là những Phật Tử thì cũng là những con chiên ngoan đạo, nhà thờ và nhà chùa cùng những mái ấm tôn giáo khác luôn là nơi dung hòa, gắn kết tâm linh của phần đông người dân Việt với dân Việt, dân Việt với các sắc dân khác trên đất Mỹ.
Và, những sinh hoạt tôn giáo, những hoạt động tâm linh luôn đóng vai trò chiếc chìa khóa mở toang cánh cửa mặc cảm và xóa tan những biên kiến về dân tộc cũng như dị biệt văn hóa, ngôn ngữ bất đồng. Yếu tố tâm linh, tôn giáo dễ dàng dung hòa mọi sắc tộc, ngôn ngữ, biên kiến vào một bầu không khí chung dưới ánh sáng tâm linh và sự dẫn dắt của các bậc giáo chủ, các bậc hiền minh và biểu tượng minh triết của họ.
Yếu tố văn hóa, chính trị tuy được xét sau yếu tố tâm linh nhưng lại đóng vai trò cốt lõi, quyết định có hay không có một sinh quyển trong lành để phát triển tâm linh. Điều này thể hiện trên khía cạnh dân chủ và văn minh của miền đất mới. Một nước Mỹ với nền dân chủ bậc nhất thế giới cùng hệ thống chính trị tiến bộ, văn minh của nó bao giờ cũng đảm bảo cho cư dân Mỹ một nền tảng tự do, nhân quyền để sáng tạo và phát triển mọi mặt. Đây là yếu tố thứ hai quyết định người Việt Nam dễ dàng gắn kết và chuyển hóa nước Mỹ thành quê hương thứ hai của mình.
Yếu tố văn hóa và chính trị cởi mở sẽ dễ dàng chấp nhận một bộ phận cư dân mới sinh sôi, phát triển cùng những hoạt động bảo tồn văn hóa bản quán cũng như những mối liên hệ cật ruột với quê nhà thông qua chia sẻ, cảm thông và hướng về của họ. Những hoạt động kết nối đồng hương, sinh hoạt văn hóa cộng đồng Việt ở Mỹ, đón Tết Việt, hội chợ Tết sinh viên, treo quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên đất Mỹ (ở Little Sài Gòn) là minh chứng của sự cởi mở về văn hóa và chính trị của nước Mỹ.
Yếu tố kinh tế, bao giờ cũng là lực đẩy, nó thể hiện bao gồm sự cởi mở về chính trị và tầm cao về văn hóa của một quốc gia. Đương nhiên, một quốc gia với tầm nhìn hạn hẹp, một hệ thống chính trị lạc hậu, bảo thủ sẽ chẳng bao giờ trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng cường được. Và một khi nền kinh tế què quặt bởi sự chi phối của hệ thống chính trị sẽ dẫn đến ý thức thực dân, khai thác ở những cư dân mới nhiều hơn là gắn kết cuộc đời và tương lai của mình vào đó. Đất Mỹ hoàn toàn đảm bảo những phúc lợi xã hội chính đáng cũng như sự vững chãi về kinh tế để hấp dẫn bất kỳ cư dân mới nào.
Và đương nhiên, đất Mỹ nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Việt lưu vong. Một miền đất mà những con người không chịu nổi chế độ Cộng sản độc tài, hà khắc và tàn nhẫn đã vượt biển, vượt biên để tìm cách lưu trú trên đất này. Vùng đất mới đã mở ra một quê hương mới cho hơn ba triệu con người, hơn ba triệu con tim khao khát dân chủ, tiến bộ và tự do. Đất Mỹ là quê hương thứ hai của người Việt Nam tị nạn sau 30 tháng Tư năm 1975, đây là một hiển nhiên.
Người Trung Quốc với bề dày hơn ba trăm năm sống ở Việt Nam và một số người Trung Quốc mới sang Việt Nam trong thời gian gần đây, có bao giờ họ xem quê Việt Nam là quê hương thứ hai của họ? Câu trả lời là đã có một thời gian ngắn dưới sự thống lãnh của triều đình nhà Nguyễn, người Tàu Minh Hương đã xem Việt Nam là quê hương, nhưng thời gian ấy kéo dài không bao lâu. Vì sao?
Vì dưới triều đình nhà Nguyễn, thời mà biên giới nước Việt đang dần mở rộng về phía Nam với hàng loạt vùng lãnh thổ mới được mở ra nhưng cư dân thưa thớt. Một đoàn người do vị tướng “phản Thanh phục Minh” đang trốn chạy triều đình Mãn Thanh, sang xin tá túc trên đất Việt, gặp được sự thông cảm và che chở cũng như dung nạp của vua nhà Nguyễn, họ dễ dàng sinh sống, phát triển và hòa nhập với cư dân bản địa để trở thành một tập hợp Minh Hương trên xứ Việt.
Xét về khía cạnh tâm linh, trong thời điểm này, không có chính sách đàn áp về tôn giáo ở cả hai miền đất nước, xét về góc độ kinh tế, đây là mảnh đất màu mỡ mà người Minh Hương dễ dàng hội nhập, làm ăn, kinh doanh và phát huy những giá trị văn hóa bản quán của họ, đạo Phật chưa nằm trong hệ thống Phật Giáo Nhà Nước cũng là một chiếc nôi tâm linh rộng thoáng, dễ dung hợp các sắc tộc, các nền văn minh, văn hóa. Hơn nữa, đây là thời điểm Thiên Chúa Giáo du nhập Việt Nam, tư tưởng phương Tây đang sinh sôi nảy nở trên đất Việt cùng tư tưởng rộng thoáng, cởi mở và hấp dẫn.
Có thể nói, dưới thời nhà Nguyễn, người Minh Hương đã thật sự xem nước Nam là quê hương thứ hai của họ. Nhưng đến những năm 1975 trở về sau, mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Sự thay đổi này xoay quanh trục phát triển của tâm linh, văn hóa, chính trị và kinh tế.
Một nền chính trị độc tài Cộng sản xã hội chủ nghĩa với hàng loạt chính sách hà khắc, không có tự do tôn giáo, không có tự do kinh tế, văn hóa và mọi yếu tố liên đới đều bị bóp nghẹt dưới bàn tay bao cấp, quản lý nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân quyền bị giết chết, dân chủ là một khái niệm phù phiếm dưới thời nhà nước Cộng sản. Như vậy, mọi yêu cầu để giao thoa và chuyển hóa từ bản quán đến quê hương thứ hai đã hoàn toàn bị cắt đứt.
Rời xa một nước (triều đình Mãn Thanh trước đây và Trung Quốc Cộng sản hiện tại) để sang một nước Việt Nam Cộng sản đàn em, vừa độc tài lại vừa nhược tiểu, thử nghĩ, người ta sẽ chọn đâu là quê hương của họ? Đương nhiên, người Trung Quốc hiển nhiên và được quyền xem Việt Nam là một thuộc địa mới, là mảnh đất màu mỡ để họ khai thác tài nguyên, khai thác mọi thứ tài sản kể cả sức lao động con người và nhân tính Việt để biến thành một thứ sản phẩm trên thị trường Trung Quốc. Bởi vì ngoài khả năng cho phép khai thác thuộc địa ra, Việt Nam chẳng có yếu tố nào đủ hấp dẫn để người Trung Quốc chuyển hóa thành quê hương thứ hai của họ.
Người Việt bỏ trốn một chế độ độc tài để tìm sang một thể chế dân chủ, người Trung Quốc rời khỏi Trung Quốc Cộng sản để sang một nước Việt Nam cũng là Cộng sản độc tài, hội tụ đủ yếu tố tàn nhẫn và lạc hậu của chế độ chính trị nơi bản quán, cộng thêm yếu tố nhược tiểu. Đương nhiên, với thể chế Cộng sản, Việt Nam chẳng bao giờ đủ hấp dẫn để người Trung Quốc xem đây là quê hương của mình cả!
Và, khi nào Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố dân chủ, nhân quyền, tự do, cởi mở, chí ít cũng ngang hàng với Đại Hàn Dân Quốc thì lúc đó, Việt Nam nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Trung Quốc. Bằng chứng là người Trung Quốc sống ở Hàn Quốc chẳng bao giờ khai thác nước Hàn Quốc như một thuộc địa của Trung Quốc được. Nhưng với Việt Nam, đây là một thuộc địa mới của người Trung Quốc. Và một khi khai thác thuộc địa đạt được những lợi nhuận nhất định, cấp độ của nó sẽ nâng lên tầm thống trị, lúc đó, Việt Nam dễ dàng trở thành một tỉnh lị trực thuộc Trung Quốc.
Vấn đề hiện tại, nếu chế độ Cộng sản độc tài còn tồn tại, thì tương lai thuộc địa, nô lệ của Việt Nam đối với Trung Quốc chỉ là chuyện thời gian!
Đinh Tấn Lực - Người Ta Thấy Gì Từ Nam Vang?
Đinh Tấn Lực -
Nhân dân Kampuchia là một tập thể bất hạnh.
Dân Kamp kính vua, nhưng vua cha khập khiễng đi hàng hai và thi thoảng khệnh khạng về nước ngồi ngai bù nhìn một thời gian dài trước khi nghiến lợi băng hà.
Dân vẫn chuộng thể chế quân chủ lập hiến, nhưng hoàng thái tử không tỏ rõ được bản lãnh.
Dân có yêu hoàng tộc đến mấy cũng không còn chút hy vọng nào để gửi gắm cho hoàng gia.
Dân Kamp có hai vết thương đỏ chói không bao giờ lành: Pol Pot (do Bắc Kinh đào tạo ) & Hun Sen (do Hà Nội huấn luyện).
Pol Pot phóng tay tuyệt diệt gần hết trí thức và tàn sát gần nửa dân tộc trong một thời gian kỷ lục, nhằm đưa phân nửa dân số còn lại thuộc giai cấp bần nông lên đài quang vinh muôn năm.
Kết quả là đất nước này được thế giới biết đến như một cánh đồng sọ người.
Hà Nội say máu chiến thắng 75, nhân danh ngăn chận nạn diệt chủng, nhận lãnh sứ mệnh từ Quốc Tế III, xua quân cưỡng chiếm, và đưa tay sai Hun Sen về Nam Vang năm 79.
Kết quả là phủ trùm cả nước bằng một tròng nô lệ mới hai tầng: tầng dưới là Ba Đình, tầng trên là Cẩm Linh.
Kamp mất trọn nguyên khí quốc gia, nhân lực, vàng bạc, và kiệt cả mọi loại niềm tin, từ ấy.
Trong lúc đâu đó vẫn lăm le một tầng nô lệ khác chực chờ phủ chụp: Bắc Kinh.
Sau 10 năm bị Hà Nội thống trị (và, cùng dân Việt, bị cô lập kinh tế/chính trị/xã hội đối với cả thế giới), dân Kamp mới được gọi là dễ thở hơn đôi chút, khi Hà Nội bị ép phải rút quân, và Đông Âu kéo sụp Liên Xô.
Dân Kamp (theo chân dân Việt), lùi sâu vào hang động tiền sử, so với bước tiến kinh khiếp của nhân loại vào đầu thiên kỷ thứ ba.
Đấy là lúc sợi thừng thắt nút thòng lọng kép xiết cổ dân Kamp bắt đầu thay nhãn Made in China.
Dân Kamp cho dẫu có siêng năng cần cù tới đâu cũng đến bó tay, một khi nhà nước là loại rối cạn vừa cố ngoe nguẩy vẫy đuôi vừa cố nới còng nong xích từ những bàn tay sắt của bầu bạn này sang quan thầy khác.
Đất nước Kamp nhiều đồng bằng phì nhiêu hơn Lào, nhưng không đủ gạo ăn, chỉ bởi nhà nước quen thói ăn bám vào quân viện cùng kinh viện trước kia, hay ăn bám vào viện trợ phát triển/viện trợ nhân đạo ngày nay.
Đất nước Kamp có 443 cây số bờ biển, có một đoạn dài nở rộng của sông Mekong, có một Biển Hồ nức tiếng là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, thế nhưng chưa có được một nhà máy thủy hải sản xứng tầm.
Đất nước Kamp có nhiều thế hệ thợ khéo tay, nhưng từ hàng chục năm qua, những khu vực cắm cọc mang tên khu chế xuất vẫn còn nguyên đó những hàng rào tôn và cọc sắt (dễ nhận ra nhất là khu chế xuất trên đường từ phi trường Nam Vang vào thành phố).
Thế thì ngân sách nhà nước lấy từ đâu?
Để qua bên những thống kê có độ tin cậy không mấy cao, và chỉ với sự quan sát đời thường, người ta có thể thấy ngay, bên cạnh các chiến dịch quy hoạch đất cho thuê và các dự án kinh tế từ viện trợ nước ngoài, là tầm quan trọng của nguồn ngoại tệ từ du khách.
Nỗi đau của dân Kamp cũng thấu tận xương từ chỗ đó:
• Một là du khách đến thăm những đền đài hoang phế. Angkor Wat – Đế Thiên Đế Thích chỉ là một biểu tượng. Tức là nhà nước sống nhờ vào sự cảm thán của thế giới trên một nền văn minh đổ nát hoang tàn của Kamp.
• Hai là du khách đến thăm những di tích của cánh đồng sọ người. Toul Sleng & Choeung Ek chỉ là 2 nơi tiêu biểu. Tức là nhà nước lại sống nhờ vào sự cảm thán của thế giới trên một nền văn hóa giết người bằng cuốc.
• Ba là du khách đến thăm những khu đèn đỏ thắp mờ. Trại Gà & Cây Số 11 cũng chỉ là 2 nơi mà thế giới nghe nói đến nhiều nhất về nạn ấu dâm và nô lệ tình dục. Tức là nhà nước sống nhờ vào niềm vui (rất) thú của thiên hạ và cái vốn (rất) thiên nhiên của một nửa dân tộc.
Một nhà nước chỉ đếm tiền, tự nuôi lấy guồng máy, và tự làm đầy trương mục nhà băng nước ngoài bằng di tích văn minh đổ nát, bằng kỷ niệm chương giết người, và bằng vốn trời cho một nửa nước, thì không thể đưa đất nước ra khỏi vực thẳm chậm tiến, đói nghèo.
Pol Pot nổi tiếng diệt chủng, tạo biển máu và núi sọ công khai. Để nối tiếp sau đó là một Hun Sen diệt chủng bằng con đường pha trộn tạp chủng, âm thầm, kín đáo và thu nhiều ngoại tệ hơn.
Không kể thời gian nắm quyền sinh sát trong thời Khờ-me Đỏ (77-79), Hun Sen cầm quyền quản trị toàn cõi đất Kamp từ năm 1979 đến hết nhiệm kỳ 2017, và còn có thể thêm một vài lần bầu cử nữa, như đương sự từng quyết tâm không thoái thác ghế thủ tướng cho tới khi 74 tuổi (2026), bên cạnh 3 người con trai đều thuộc hàng trụ cột của chế độ (trong đó, cậu cả Hun Manet tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia West Point Hoa Kỳ, đỗ tiến sĩ kinh tế trường Đại học Bristol của Anh Quốc, và hiện đang làm Phó tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Phủ thủ tướng).
Dân Kamp không muốn chờ đến lúc Hun Sen 74 tuổi rồi xuống ghế, truyền ngôi cho con.
Dân Kamp đã quá sức chán ngán cái chế độ tư túi suốt nhiều thập kỷ và làm thui chột cả dân tộc này. Không chỉ làm thui chột sức tiến, mà còn thui chột cả tính-tình người, thuộc nhiều thế hệ.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục cầm tờ hộ chiếu Kampuchia.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục bị thế giới coi như những món đồ chơi tình dục.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục có một dàn lãnh đạo nhơn nhơn mớ tư cách ma cô.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục hèn kém, lạc hậu, lại mang tiếng tàn ác, hiếu chiến.
Họ muốn vượt qua nỗi nhục của một dân tộc bị đày vào thứ chủ nghĩa rác thải, cho lãnh đạo tha hồ làm giàu.
Họ muốn phá vỡ cái nguyên trạng mà nhà nước ôm giữ.
Họ thèm một ngọn gió đổi thay.
Cho dù biết trước là phe đối lập hiện giờ khó thể mang đến cho họ 100% điều hằng đợi. Nhưng chẳng hề gì, họ sẽ tạo ra sự thay đổi nhiều lần nữa, cho tới khi nào họ đạt được ước nguyện. Kinh nghiệm Hàn Quốc đã chẳng phải lột xác nhiều lần từ độc tài đến dân chủ, để nắm chắc bước tiến từ lạc hậu đến cường quốc đó sao?
Cho nên, họ đã xuống đường biểu tình kêu đòi Hun Sen từ chức và tổ chức lại cuộc bầu cử vào năm mới 2014.
Không phải đây là điều mới lạ, mà cả sư sãi nước Kamp đã từng xuống đường tuần hành 230 cây số, kéo dài nửa tháng, từ tháng 2 năm 2007.
Lần này, họ thực sự muốn biểu dương Sức Mạnh Quần Chúng, với nhiều vạn người nêm kín các đại lộ chính của thủ đô Nam Vang.
Người ta nghe gì ở đó?
Người ta thấy gì ở đó?
Nhân dân Kampuchia là một tập thể bất hạnh, nhưng vẫn có cách chứng tỏ được là bất khuất.
Chí ít là không hèn.
31-12-2013 - Theo tác giả Luận Ngữ Tân Thư – Phạm Lưu Vũ, đó là “Ngày cuối cùng của năm 2013. Rất tiếc sự khốn nạn chưa phải cuối cùng”.
Blogger Đinh Tấn Lực
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Đến Bước Đường Cùng
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến -
Tôi
không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi
phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo
tiếng lương tâm và lý trí của mình. - Paulo
Thành
Ngó bộ, tôi không có duyên lắm với ông Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi không sinh cùng thời, không sống cùng nơi, và cùng chế độ. Bởi vậy, tên tuổi ông nghe rất quen (quen như thấy bất cứ người VN nào họ Nguyễn) nhưng sách của nhà văn này thì tôi chưa được đọc cuốn nào, chỉ biết rằng ông có một tác phẩm tên Bước Đường Cùng.
Cái tựa (nghe) thấy thương hết sức, và cũng (hơi) kích thích trí tò mò của độc giả. Tôi cũng đã định đọc chơi cho nhưng chỉ “định” vậy thôi chứ rồi cũng không đọc thật.
Vừa lò dò vào “Google” đã nhặt được thêm thông tin là nhà văn Nguyễn Công Hoan từng “được” giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Điều này, tự nhiên khiến tôi bị ... quê ngang. Theo như cách nói của nhà báo Trương Duy Nhất thì cái giải thưởng này bị “bốc mùi.” Tôi còn nghĩ thêm rằng nó làm cho thiên hạ nghi ngại về nhân cách, cũng như tài năng, của người nhận lãnh.
Thôi dẹp ông Nguyễn Công Hoan để khỏi phải nghĩ ngợi lăn tăn, mất thì giờ! Loay hoay làm sao tô lại tìm ra “bước đường cùng” của một nhà văn khác, một nạn nhân của chế độ hiến hành, Bùi Ngọc Tấn: “Có một ý kiến (hay chỉ thị) không thành văn nhưng mạnh hơn văn bản mà tất cả các báo, các nhà xuất bản đều thực hiện rất triệt để và nghiêm chỉnh là không in bài của Mặc Lân, Lê Bầu. Nếu hạn hữu có in cũng không được ký tên hai người… không được in đã hẳn, nhuận bút cũng không có nốt."
Túng thiếu. Mà phải có tiền. Phải sống. Đang loay hoay với kế mưu sinh thì Dương Tường đến. Nào ai ngờ được chính anh chàng lơ ngơ này lại là người giải quyết cho Mặc Lân vấn đề cực kì khó khăn ấy: Đi bán máu…
Lân mừng như người chết đuối vớ được cọc… Tiền tính theo cc còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít máu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui…
Bán máu êm ả là thế mà nhiều lúc vẫn giật mình. Ví như đang ngồi nhìn cả vào người y tá chờ gọi tên mình thì người ấy bỗng bật ra những cái tên bất ngờ nhất: Chính Yên!
Phan Kế Bảo!
…..
Phương Nam!
Và đến “bước đường cùng” thì mới thấm thía hương vị của một tô phở, cho dù là phở quốc doanh. Nó có thể làm cho khách qua đường phải ứa nước miếng, và (đôi khi)… nước mắt “Ngày ấy từ quê ra đèo nhau qua hiệu phở, ngửi mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ, hai vợ chồng cùng thấy đói, thấy thèm và bảo nhau vào ăn phở. Nhưng khi lục túi chỉ còn ba trăm. Đúng một bát phở chín. Không hơn. Ai ăn? Bà bảo ông ăn vì trông ông gầy quá. Ông bảo bà ăn. Bà bảo thế thì không ai ăn cả. Cùng về. Nhưng ông biết bà đã nhịn thèm nhịn nhạt, nhường chồng con bao nhiêu năm rồi. Ông quát lên khe khẽ, bắt bà phải ăn. Bà vâng lời ông. Ông còn dặn bà: Nửa bát đầu cứ thế ăn, nửa bát sau hãy cho chanh ớt. Như vậy em được ăn hai thứ phở.” (Bùi Ngọc Tấn. Vũ Trụ Không Cùng. Fall Church, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2007)
Xong bữa phở (một người ăn) hai vợ chồng lại “đèo nhau” về. Thật là qúi hoá và phước đức là hai ông bà Bùi Ngọc Tấn vẫn có một chỗ để về, dù (có lẽ) chỉ là một căn hộ cỡ vài ba chục mét vuông là hết mức.Thế hệ của những trí thức đến sau Mặc Lân, Lê Bầu ... cũng không̣ bị một ý kiến (hay chỉ thị) thành văn nào chi phối nhưng họ vẫn bị đẩy vào những cảnh đời cùng quẫn như thường. Luật sư Lê Trần Luật là một nạn nhân điển hình trong số những kẻ chả may này: 7h 30 sáng nay, vừa mở cửa, vợ chồng chủ nhà liền nói: “Mời anh Luật qua nhà, chúng tôi trao đổi chút việc”. Vợ chồng chủ nhà bắt đầu kể:
“Tối hôm qua làm việc với công an gần 12h30 mới cho về. Họ nói cho chúng tôi nghe về anh. Chúng tôi là người công giáo, giờ mới biết anh là luật sư của vụ Thái hà. Chị tôi là một Sơ trong nhà dòng có biết và nói anh là người tốt, không sao. Dù không nói ra nhưng theo chúng tôi hiểu là bên công an không muốn vợ chồng tôi cho anh thuê nhà”.
Dạ, anh chị nói tiếp, tôi đang nghe!
“Khu nhà trọ này vợ chồng tôi mới xây từ tiền của bà già, để bà có thu nhập dưỡng già nên chưa có giấy phép xây dựng hay kinh doanh gì hết. Chúng tôi rất căng thẳng vì không biết để anh ở đây có sao không nữa”.
Tôi nói: “Tôi biết trước mọi chuyện nên anh chị nhớ là khi làm hợp đồng tôi đã đề nghị ký một năm, bây giờ mới ở có một ngày mà”.
Người vợ nói chen vào: “Dạ, dạ, tụi em đâu có nói gì đâu, chỉ xin anh hiểu và thương vợ chồng em. Bây giờ gì nè, em có một căn nhà cho đứa em ở, có giấy tờ đầy đủ, để tụi em nói nó ngăn làm 2 cho anh. Hoặc là tụi em hỗ trợ anh để tìm chổ khác”.
Tôi nói: “Ở đâu cũng vậy thôi, bây giờ tôi chưa thể tính toán gì được, nhưng tôi hứa tôi không vì chỗ ở của mình mà làm anh chị phải lo lắng hay mất an toàn”.
“Dạ, vợ chồng em cảm ơn anh”, người vợ nhỏ nhẹ nói.
Tôi về phòng nằm và thầm cầu nguyện: “ Xin Chúa hãy xua đuổi bầy quỷ dữ đang ở quanh con cho con được một phút giây bình an bên Người”.
AnhBaSG cũng góp chuyện, và nghe cũng “thảm thương” tương tự:
Mình cũng bị tất cả bốn lần như vậy, lần nào cũng nhận ra tình trạng xung đột tình cảm của chủ nhà, họ bảo "chị thấy em đâu có tội tình gì, nếu có tội thì sao họ không bắt luôn đi...", và sau đó là "em thông cảm chị đâu muốn thế, chị chỉ là dân thường, họ cứ gọi lên gọi xuống thế này phiền quá...". Rõ ràng là có áp lực của "một cái gì đó" bắt người ta đòi hủy một hợp đồng ký chưa ráo mực, họ sẵn sàng trả lại tiền nhà tiền cọc cho mình, chỉ vì muốn được yên thân.
Mới đây, vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, độc giả của trang Dân Luận còn được đọc được những dòng chữ (rất nản) như sau:
Vợ chồng Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến là hai blogger năng động trong các hoạt động xã hội, họ là chủ của cửa hàng No-U Shop kêu gọi tẩy chay hàng hóa độc hại của Trung Quốc và sử dụng hàng Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Hiện nay Trịnh Kim Tiến đang có bầu, sắp sinh con, nhưng họ liên tục bị an ninh quấy rối. Xin giới thiệu tới độc giả những chia sẻ của Paulo Thành Nguyễn về việc công an vừa can thiệp với chủ nhà để đuổi họ ra khỏi khu nhà mới dọn vào được một tuần...
“Cả tuần nay hai vợ chồng hì hục dọn nhà, hôm nay vừa tạm ổn thì chủ nhà mới báo tin rằng công an không cho mình đăng ký tạm trú ở đó, còn hăm sẽ kiểm tra, sách nhiễu nếu chủ nhà không đuổi mình đi, giờ chủ nhà ra thời hạn 7 ngày mình phải dọn đi, hài thật!
Tôi viết những dòng này trong thời gian ngắn ngủi còn lại trong ngôi nhà tôi vừa dọn tới ở chưa đầy 24 tiếng... Trước khi dọn công ty, dọn nhà, một bạn an ninh mời tôi uống cafe dò hỏi và gợi ý sự giúp đỡ bảo đảm về mặt pháp lý, tôi sẽ không lo sợ bị sách nhiễu, chỉ cần tôi im lặng, chỉ cần tôi lo làm nuôi vợ, nuôi con, mọi chuyện khác của xã hội thì…kệ cha nó.
Tôi hiểu lòng tốt của anh, nhưng tiếc là lòng tốt đối với tôi nó lại khác. Tôi không chắc tôi sẽ đói vì thiếu việc làm, tôi không chắc tôi sẽ mất ổn định khi phải di chuyển chỗ ở, nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ chết nếu không sống theo tiếng lương tâm và lý trí của mình. Sự sách nhiễu, gây khó khăn của các anh càng cho tôi động lực để sống với lý tưởng của mình.
Tôi không còn thời gian để viết thêm, ngay lúc này, chú bảo vệ đang hối thúc chúng tôi ra khỏi nhà... Giờ chúng tôi phải đi, đi trong an bình và hy vọng về một xã hội tương lai không còn những người bị sách nhiễu vì lên tiếng cho sự thật như chúng tôi...”Sáu tuần lễ sau, vào ngày 17 tháng 12 năm 2013, trên hai trang web Huỳnh Ngọc Chênh và Đàn Chim Việt cùng xuất hiện bài viết tựa là “Công Dân Nguyễn Văn Thạnh Bị Đẩy Vào Bước Đường Cùng.” Xin trích dẫn một đoạn mở đầu, ngăn ngắn:
Tôi là Nguyễn Văn Thạnh, hiện cư trú tại Đà Nẵng, là một blogger.
Các bài viết của tôi có ở đây: http://danluan.org/tu-khoa/nguyen-van-thanh Thời gian rồi, tôi liên tục bị chủ nhà thôi hợp đồng thuê nhà, tôi phải chuyển nhà liên tục.
Một số chủ nhà nói lý do thôi hợp đồng là cần lấy lại nhà dùng cho việc khác nhưng có một chủ nhà nói với tôi là có nhân viên an ninh nói họ không được cho tôi thuê nhà. Ba ngày sau, diễn đàn Dân Luận cho biết thêm chi tiết:
Được biết, hôm nay thứ 7 ngày 20/12/2013, chỉ còn ít ngày nữa là tới Giáng Sinh và năm mới, gia đình anh Thạnh vẫn chưa có nhà để thuê. Vừa mới chất đồ xuống, còn chưa kịp dọn vào nhà mới, chủ nhà đã lấy cớ từ chối và bắt dọn đi...Đi đâu?
Cũng như Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến, vợ chồng Nguyễn Văn Thạnh – xem chừng – đã bị đẩy đến bước đường cùng! Nhưng họ đã làm gì khiến cho Đảng và nhà nước hiện nay “căm ghét” và “oán hận” đến như vậy, hả Trời?
Như trang Dân luận vừa giới thiệu: “Vợ chồng Paulo Thành Nguyễn và Trịnh Kim Tiến là hai blogger năng động trong các hoạt động xã hội, họ là chủ của cửa hàng No-U Shop kêu gọi tẩy chay hàng hóa độc hại của Trung Quốc và sử dụng hàng Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.”
Theo Gia Minh, RFA, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh “....hiện cư ngụ ở Đà Nẵng, do khởi xướng và truyền bá ý tưởng mang tên Quỹ Hoàng Sa- Trường Sa vào ngày 15 tháng 5 vừa qua bị người tự xưng là an ninh đến sách nhiễu trực tiếp.”
Tôi còn được biết thêm bà Thạnh là một trong năm ngàn người đã ký tên vào Lời Tuyên Bố Công Dân Tự Do; ở số thứ tự 4836 thấy ghi: Dư Thị Ánh Liên, thạc sĩ hóa học, Hội An, Quảng Nam.
Toàn những người quen. Toàn những trí thức. Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần. Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo bước đường cùng.” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời Gian Gấp Ruổi“. Viết Về Bè Bạn. Fallchurch, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006.)
Nhà nước Việt Nam đang vận dụng mọi phương cách (kể cả những cách đê tiện nhất) để đẩy hết lớp tinh hoa của dân tộc này vào bước đường cùng chỉ vì họ có tinh thần độc lập, và yêu chuộng tự do. Chế độ hiện hành, rõ ràng, đã đến hồi... cùng quẫn và đang đào hố để tự chôn mình.
Cánh Cò - Cuối năm, đầy những vết thương
Cánh Cò -
Trong thời điểm cuối cùng của một năm dương lịch, nhân đọc hai lá thư đầy xúc động của hai người, một của cha từ trong tù gửi ra cho con (*) và lá thứ hai từ ngoài gửi vào tù cho bố. Hai lá thư với hai tâm trạng khác nhau nhưng khi xâu chuỗi lại lòng tôi sao cứ quặn thắt mãi như những vết thương vô hình không thể liền da.
Tôi muốn gửi bức thư này như một chia sẻ đến với những đứa trẻ, trong tầm tuổi học trò của tôi, có cùng hoàn cảnh như hai bức thư mà tôi đã đọc. Tôi muốn gửi tới các em với tâm tình của một cô giáo, một người đàn bà, một người trằn trọc với sự nhọc nhằn của xã hội và nhất là với các học sinh chưa tới tuổi rời khỏi mái trường nhưng xã hội đã đẩy chúng ra bằng sự thờ ơ lãnh đạm.
Trước tiên xin phép các em có tên tôi nhắc trong bài viết này được xưng hô bằng “cô” và “em”. Tôi muốn các em chia sẻ như mình đang cùng nhau ngồi trong lớp học, mặc dù cô biết chắc nhiều em đã rời khỏi mái ấm thân yêu thứ hai trong đời của mỗi con người.
Các em yêu thương của cô.
Có dịp đọc bức thư của người tù bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức cô mới biết được phần nào tư tưởng và cách truyền dạy kiến thức cho hai người con của ông mà theo cô đoán chưa qua khỏi cấp ba. Nếu vậy cô xin gọi hai em là học trò của cô nhé, vì cô đang giảng dạy đại học và cũng sắp về hưu rồi.
Hai em có biết bức thư của ba hai em đã làm cô xúc động đến mực nào không? Chỉ có thể nói một câu ngắn, thật ngắn: nghẹn ngào.
Nghẹn ngào là trạng thái vừa vui vừa buồn mà không thể diễn dạt thành lời. Cô vui vì bức thư ấy trả lời cho cô một câu hỏi: những người can đảm và chấp nhận hy sinh thân thế sự nghiệp của mình cho lý tưởng dân chủ nhân quyền có thực hay không trong hoàn cảnh vàng thau lẫn lộn hiện nay?
Đọc xong bức thư của ba gửi cho hai em, cô tin là có. Sự tin tưởng ấy vững chắc đến nỗi làm cô nghẹn ngào vì những câu hỏi ứ đọng bấy lâu nay trong đầu đã được khai thông chỉ qua một bức thư ngắn.
Bức thư này, theo cô nghĩ nó sẽ là cẩm nang cho hai em trong suốt 16 năm ba bị cầm tù. Ba hai em tuy không gần gũi để chỉ ra con đường mà hai em sẽ đi nhưng lá thư này sẽ là một bản đồ “trực tuyến” không bao giờ sai và các em hạnh phúc biết bao khi có một người cha như thế.
Cô biết hai em rất sợ hãi khi nghĩ đến hoàn cảnh của cha mình nhưng cô tin rằng với một người có tâm thức như thế, sự sợ hãi sẽ ở phía khác, phía cầm chìa khóa nhà giam.
Mặc dù bản án 16 năm của cha sẽ là một vết thương rất lớn trong lòng hai em nhưng cô tin rằng vết thương nào rồi cũng thành sẹo, chỉ lo làm sao đừng để nó nhiễm trùng bởi những vi khuẩn độc hại của xã hội tác động lên vết thương. Hai em đã có một người cha tuyệt vời mà tư cách và tư tưởng của ông không khác nào một loại thuốc tự nhiên phòng chống lại môi trường đầy độc chất ấy.
Và hai em may mắn hơn hai người bạn cùng hoàn cảnh với hai em đó là bạn Ngô Minh Tâm và Ngô Minh Trí. Hai bạn này có cha là ông Ngô Hào cũng lãnh án 15 năm và người mẹ đang bị ung thư cùng những căn bệnh nan y khác.
Ngô Minh Tâm đã làm cô khóc trong những ngày cuối năm vì bức thư của em gửi cho cha sau khi cha bị dẫn vào trại giam mất dạng. Trong một đoạn của bức thư Tâm viết:
“Đã nhiều lần trong lúc xử án Ba, con liếc nhìn xuống phía dưới căn phòng mong tìm được một người quen, nhưng đáp lại điều mong chờ của con là một nỗi thất vọng rất lớn, đến khi kết thúc phiên tòa, vẫn không một ai thân quen đến chia sẻ cùng gia đình. Hai đứa con buồn và tủi thân vô cùng Ba ơi...!!!”
Tâm à lau nước mắt đi em. Những người mà em mong họ vào tòa án đâu hề bỏ rơi em và ba của em. Họ không được phép vào để nhìn gia đình em bằng mắt nhưng tâm hồn, ý chí và trái tim yêu thương của rất nhiều con người lúc ấy đang theo dõi phiên tòa bất công này.
Những người có mặt trong tòa án lúc ấy mới chính là những kẻ không hề hiện diện tại phiên tòa xử người công chính. Mắt của họ không nhìn vào cha em mà tất cả đang nhìn vào khoảng không vô nghĩa trong tâm hồn chính từng người trong họ. Vậy thì em đừng buồn mà cố gắng đứng lên. Cô tin bên cạnh em đang vẫn còn rất nhiều người khác âm thầm hỗ trợ tinh thần em trong những lúc em cần sự hỗ trợ nhất.
Bức thư của em nói sự ân hận của mình vào dịp cuối năm không biết làm cách nào xoay sở trong hoàn cảnh túng bấn của gia đình đã làm cô bừng tỉnh soi lại chính mình. Có bao giờ cô phí phạm thức ăn, mua sắm đồ dùng vượt quá nhu cầu của mình hay lạnh lùng với nỗi đau của người khác trong suốt một năm qua hay không?
Cô muốn chia sẻ bức thư của bạn Tâm cho các bạn khác cùng hoàn cảnh có người thân bị nhốt trong tù giữa những ngày cuối năm:
“Mùa mưa năm nay nhà mình dột nhiều lắm, không biết mái nhà sẽ trụ được bao lâu, nhà mình trước đã yếu nay lại xuống cấp nhiều. Mái nhà đã bị cơn bão lúc trước làm cho yếu đi, mưa dột nhiều không có chỗ nằm, con phải lấy thau hứng nước mưa dột vì chưa có tiền để lợp lại mái nhà. Chắc năm nay nhà mình không có Tết rồi Ba ạ. Ba thì ở tù, Mẹ thì bệnh nặng, tụi con không biết xoay xở vào đâu để có mâm cơm cúng Ông Bà ngày Tết. Xin Ba tha lỗi cho tụi con.”
Những giọt nước từ mái tranh ấy đã làm cho nhiều người tỉnh ngộ lắm Tâm ạ. Cô cám ơn bức thư của em và cô chỉ xin thượng đế ban một chút hồng ân nào đó cho gia đình em, cho ba em và cho những người giống như em.
Em tuy bất hạnh về cơm áo nhưng ít nhất vẫn còn một chốn nương náu tinh thần, bồi dưỡng kiến thức để mai này tiếp tục đấu tranh với chính bản thân mình và cuộc sống. Đó là trường học.
Một bạn khác kém may mắn hơn em, bạn ấy mất tất cả kể cả trường học: Nguyễn Phương Uyên
Sau khi ở tù ra nhưng không có bản án, bạn Phương Uyên trở lại trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh để xin vào học lại vì trước khi bị bắt bạn đã học hết năm thứ ba tại ngôi trường này, nhưng các em biết không, bạn Uyên đã bị từ chối không cho vào học lại với lý do vi phạm pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên thế giới có nước nào cấm tù nhân đã mãn hạn không được tiếp tục việc học hay không các em?
Người ta xem việc giáo dục là ơn của nhà nước ban xuống cho dân vì vậy việc cho hay không hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của nhà trường. Tư duy giáo dục đó sai trái từ căn bản bởi khi triệt tiêu kiến thức của người dân là phản bội lại một cách sâu sắc sự phổ cập giáo dục cho dân chúng. Người dân có quyền thụ hưởng giáo dục như thụ hưởng quyền con người. Khi giáo dục bị đem ra làm vật răn đe, trao đổi thì nền giáo dục ấy đã có chữ “phi” đứng trước. Có phải chính những điều tệ hại này đang làm nhiều thế hệ học sinh khinh bỉ âm thầm trong lòng đối với những người đang làm công tác giáo dục hay không?
Còn nhiều em nữa cũng bất hạnh, cũng khó khăn, cũng có cha hay mẹ đang nằm trong trại giam vì những tội danh chính trị như các em vậy. Đó là Đinh Phương Thảo con của nhà giáo Đinh Đăng Định. Đó là Nguyễn Trí Dũng con của người tù nổi tiếng Điếu Cày. Đó là Vũ Văn Bảo có mẹ là Mai Thị Dung với bản án 11 năm tù giam vì chống người thi hành công vụ khi đòi đất đai bị cưỡng chế....làm sao nói cho hết những em học trò bất hạnh đó của cô?
Cô muốn chia với các em niềm đau, nỗi hoang mang và sự tuyệt vọng trước con đường trước mặt. Cô muốn qua bức thư này các em sẽ có cái để mà vịn vào để mạnh mẽ hơn trước những gì khó khăn mà các em đối mặt hàng ngày.
Các em biết không, đáng lẽ cô kết thúc bức thư vì thấy không nên viết nhiều quá vì các em còn nhiều việc phải làm, phải lo toan. Nhưng cô không nhịn được vì câu chuyện của một học trò khác mới vừa xảy ra ngày hôm nay ngay khi cô viết cho các em bức thư này.
Đó là em Tu Ngọc Thạch, 14 tuổi, học sinh lớp 9 trường THPT Lương Thế Vinh thuộc xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh. Em bị công an đánh chết và báo chí đăng tải vào chiều hôm nay.
Cái chết của em càng làm cô buồn bã hơn. Em Thạch không có người thân nào bị giam giữ vì tội chống phá nhà nước. Em Thạch cũng không hề biết bốn chữ bất đồng chính kiến là gì. Em bị giết giữa lúc cuộc đời vừa bắt đầu chớm mọc một mầm hy vọng tương lai. Cái chết của em làm lòng cô quặn thêm một vết thương mỏng manh khác trong muôn vạn vết thương dần tím tái đâu đó trong mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Dù sao thì những vết thương ấy cũng không kéo lại được cái ngày mới đang lừng lững tới. Năm mới là ân sủng của tạo hóa ban cho con người mà điều kỳ diệu nhất là xóa lành những vết thương, các em có đồng ý với cô không?
(*) http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/12/thu-cua-tran-huynh-duy-thuc-g...
NGÔ THẾ VINH - TÌM LẠI THỜI GIAN ĐÃ MẤT - TƯỞNG NHỚ THẦY PHẠM BIỂU TÂM
Ngô Thế Vinh -
Bài
viết chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm,
với tâm niệm khi viết là làm sao vượt qua được cái tôi thường tình trong một
bài tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu
dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước. Ngô
Thế Vinh
*
Chỉ
còn 2 ngày nữa là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của giáo sư Phạm Biểu Tâm [13/12/1913]. Hôm nay ngày 11 tháng 12, 2013 là ngày giỗ của
Thầy, vậy mà cũng đã 14 năm rồi [11/12/1999], và khi thầy Tâm mất, gặp Cô để
phân ưu, thì được Cô nhắc là anh Vinh có thể có một bài viết về Thầy. Vậy mà
chưa làm được điều ấy thì Cô nay cũng đã mất.
Tiểu
sử giáo sư Phạm Biểu Tâm đã được bạn đồng môn Hà Ngọc Thuần từ Úc Châu tường
trình khá đầy đủ – tưởng cũng nên ghi lại là anh Hà Ngọc Thuần đã cùng với anh
Nghiêm Sĩ Tuấn từng là hai cây bút chủ lực của báo Y khoa Tình Thương, cùng
biên soạn một công trình giá trị “Lịch Sử Y Khoa” với bút hiệu chung Hà Hợp
Nghiêm, đăng từng kỳ trên Tình Thương cho tới khi báo đình bản 1967.
Bài
viết này chỉ là hồi tưởng, ghi lại những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm
Biểu Tâm – không phải từ trong các giảng đường hay bệnh viện mà là với một thầy
Tâm ngoài đời thường. Trong suốt học trình y khoa, tôi chưa từng được là môn
sinh gần gũi của Thầy nhưng lại cảm thấy rất thân thiết với Thầy trong các năm
học và cả những năm đã rời xa trường Y khoa về sau này. Chỉ đảm nhiệm chức vụ
Khoa trưởng 12 năm (1955-1967), nhưng dấu ấn ảnh hưởng của thầy Tâm trên các thế
hệ môn sinh thì lâu dài hơn nhiều, kể cả những người chưa được học hay không biết
mặt Thầy.
Rất
khác với vẻ uy nghi cao lớn của Gs Trần Quang Đệ, cũng là một nhà phẫu thuật lừng
danh khác của Việt Nam, cùng trúng tuyển kỳ thi Thạc sĩ Y khoa tại Paris năm
1948, thầy Tâm có dáng nhỏ nhắn của một thư sinh, vẻ nhanh nhẹn của một tráng
sinh, nét mặt thầy không đẹp nhưng ngời thông minh và có thể lột tả – theo ngôn
từ của bạn đồng môn Đường Thiện Đồng thì “thầy có những nét của một quý tướng.”
Trước
khi bước vào trường Y khoa, đã được biết tiếng về tài năng và đức độ của Gs Phạm
Biểu Tâm, được nghe nhiều giai thoại về Thầy ngoài đời thường.Thầy là một trong
những tráng sinh đầu tiên của ngành Hướng đạo Việt Nam từ những năm 1930 như biểu
tượng của một thế hệ dấn thân. Tuy không là cầu thủ nhưng Thầy lại rất hâm mộ
môn bóng đá;bạn bè trong Đại học xá Minh Mạng kể lại, Thầy thường có mặt nơi
khán đài bình dân trong sân banh Tao Đàn, như mọi người Thầy cũng tung nón hò
hét sôi nổi để ủng hộ cho đội banh nhà.
Đến
khi được gặp, thì thấy thầy Tâm là một con người rất giản dị, tạo ngay được cảm
giác gần gũi và tin cậy với người đối diện nhưng vẫn luôn có đó một khoảng cách
dành cho sự kính trọng. Kỷ niệm của người viết với thầy Tâm như là những khúc
phim đứt đoạn.
Khi
tờ báo Sinh viên Y khoa Tình Thương ra đời cuối 1963, ở cương vị khoa trưởng,
giáo sư Phạm Biểu Tâm tỏ ra tâm đắc với manchette
của tờ báo mang tên “Tình Thương” mà Thầy cho rằng ý nghĩa rất phù hợp với chức
năng của những người Áo Trắng và Thầy có viết một bài éditorial trên Tình
Thương để giới thiệu tờ báo. Không nhiều biểu lộ nhưng chúng tôi hiểu rằng báo
Tình Thương luôn luôn được hỗ trợ tinh thần của Gs Khoa Trưởng. Tình Thương
không chỉ là tờ báo của những cây bút sinh viên mà khá thường xuyên còn có bài
viết của các giáo sư y khoa như Trần Ngọc Ninh, Trần Văn Bảng, Nguyễn Đình Cát,
Ngô Gia Hy và Vũ Thị Thoa…
Từ
1963 tới 1967 là một giai đoạn cực kỳ xáo trộn ở Miền Nam với liên tiếp những
cuộc biểu tình xuống đường và bãi khóa của sinh viên mà phân khoa đầu não là Y
khoa, lúc ấy vẫn còn tọa lạc nơi ngôi trường cũ 28 Trần Quý Cáp, Sài gòn. Ở
cương vị Khoa trưởng lúc đó thật khó khăn: thầy Tâm vừa phải duy trì sinh hoạt bình
thường trong giảng đường và các bệnh viện mà vẫn tôn trọng tinh thần “tự trị đại học.” Thầy luôn luôn bao
dung chấp nhận đối thoại và cũng do lòng kính trọng Thầy, các nhóm sinh viên y
khoa tranh đấu lúc đó đã hành xử có trách nhiệm, trừ số rất ít cộng sản nằm
vùng thì manh động theo chỉ thị của Thành ủy. Tình trạng thăng trầm của trường
Y khoa trong cơn lốc chính trị với cả đổ máu ám sát tiếp tục kéo dài cho tới tháng
Tư 1975.
Hình 1:Gs Phạm Biểu Tâm nói chuyện với SVYK trong một giảng đường 28 Trần Quý Cáp, Sàigòn sau vụ Thầy bị bắt trước biến cố 1963. [nguồn: Life Magazine]
Sinh
viên Y khoa tới ngày tốt nghiệp ra trường, dân y hay quân y thì đều phục vụ
trong quân đội, với các binh chủng chọn lựa hay được chỉ định. Là những bác sĩ trong
thời chiến nên trước sau đã có một số đồng nghiệp hy sinh như các anh Đoàn Mạnh
Hoạch, Trương Bá Hân, Đỗ Vinh, Trần Ngọc Minh, Phạm Bá Lương, Nguyễn Văn Nhứt,
Trần Thái, Lê Hữu Sanh, Nghiêm Sĩ Tuấn, Phạm Đình Bách… chưa kể một số bị chết
trong các trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc, hay trên đường vượt biển sau này.
Riêng
những người chết hay mất tích khi vượt trại tù, ít nhất có hai bạn mà tôi quen biết:
bác sĩ Nguyễn Hữu Ân Nha Kỹ Thuật cũng là dân Đại học xá Minh Mạng, cùng với
bác sĩ Vũ Văn Quynh binh chủng Nhảy Dù là anh ruột của bác sĩ Vũ Văn Dzi hiện ở
Oklahoma.
Rất
riêng tư, tôi không thể không nhắc tới một Trần Ngọc Minh, anh sống khá trầm lặng
những năm sinh viên trong Đại học xá
Minh Mạng, không những cùng dãy 7 mà còn ở ngay cạnh phòng tôi trong nhiều
năm. Ra trường anh là một y sĩ Thủy quân
Lục chiến, anh đã hy sinh trong một trận đánh khốc liệt tại thung lũng Việt An,
tỉnh Quảng Tín 1965. Ít năm sau đó, một quân y viện mới trên đường Nguyễn Tri
Phương ngay cạnh Trường Quân Y được khánh thành và mang tên anh.
Xúc
động nhất là cái chết của Nghiêm Sĩ Tuấn, mà tôi được sinh hoạt gần gũi với anh
trong tòa soạn báo sinh viên Tình Thương. Ra trường, sự kiện Nghiêm Sĩ Tuấn chọn
binh chủng Nhảy Dù, theo người bạn thân của anh là Đặng Vũ Vương, nhận định đó là
một chọn lựa “thử thách cá nhân”. Anh đã hơn một lần bị thương sau đó vẫn tình
nguyện trở lại trận địa và đã hy sinh trên chiến trường Khe Sanh 1968 khi anh
đang cấp cứu một đồng đội…
Do
mối quan tâm tới các sắc dân Thượng từ thời làm báo sinh viên, ra trường tôi chọn
phục vụ ở một đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt với địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng Cao
nguyên; cũng trong khoảng thời gian này tôi có thêm chất liệu sống để hoàn tất
tác phẩm Vòng Đai Xanh. Mỗi khi có dịp về Sài Gòn, tôi đều tìm cách đến thăm thầy
Phạm Biểu Tâm. Trường Y khoa thì nay đã di chuyển sang một cơ sở mới có tên là
Trung Tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Chợ Lớn. Cũng để thấy rằng, tuy
ở Sài Gòn nhưng Thầy luôn theo dõi và biết khá rõ cuộc sống quân ngũ của những
học trò của Thầy ra sao.
Sau
1975, trừ một số ít đã được di tản trước đó, số bác sĩ còn ở lại trước sau đều bị tập trung vào các trại tù cải
tạo. Từng hoàn cảnh cá nhân tuy có khác nhau nhưng tất cả hầu như đồng một cảnh
ngộ: bị giam giữ trong đói khát, với lao động khổ sai và học tập tẩy não. Những
bao gạo in nhãn “Đại Mễ” đầy mối mọt viện trợ của Trung Quốc được đưa vào nuôi
tù cải tạo trong giai đoạn này. Không khác với các trang sách viết của
Solzhenitsyn về Gulag Archipelago nhưng là Made in Vietnam, tinh vi hơn với phần
học thêm được cái ác từ Trung Quốc.
Cũng
thật trớ trêu, trại giam đầu tiên của tôi lại là Suối Máu, nơi từng là trung
tâm huấn luyện của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, một đơn vị mà tôi đã từng phục vụ.
Như một chính sách dập khuôn, không giam giữ lâu ở một nơi, cứ sau một thời
gian, các tù nhân lại bị tách ra, di chuyển đi các trại khác. Từ Suối Máu, tôi
lần lượt trải qua các trại Trảng Lớn Tây Ninh, Đồng Ban và trại cuối cùng là Phước
Long Bù Gia Mập. Một số khác thì bị đưa ta Bắc, sau này được biết là điều kiện
tù đày khắc nghiệt hơn rất nhiều.
Ra
tù ba năm sau, trở về một Sài Gòn đã thật sự hoàn toàn đổi khác. Ngôi trường cũ
28 Trần Qúy Cáp góc đường Lê Quý Đôn rợp bóng cây xanh thì nay biến thành khu
triển lãm “Tội ác Mỹ Ngụy”, không phải chỉ có trưng bày vũ khí súng đạn giết
người, chuồng cọp với đủ dụng cụ tra tấn mà còn có cả sách báo nọc độc tàn dư
văn hóa của “chủ nghĩa thực dân mới” trong đó cuốn Vòng Đai Xanh.
Một
hôm, tình cờ thấy Thầy Tâm đang đi bộ dảo bước trên khúc đường Trương Minh Giảng gần Tòa Tổng Giám Mục nơi góc đường
Phan Đình Phùng. Dừng chiếc xe đạp cũ kỹ bên lề đường, tôi chạy tới chào Thầy.
Thầy trò gặp nhau không nói gì nhiều nhưng tôi thì đọc được những xúc cảm trong
ánh mắt của Thầy. Rất ngắn ngủi khi chia tay Thầy chỉ nhắc tôi hai điều: Vinh
nên đi chụp một hình phổi và ra ngoài rồi cũng ráng ăn thêm một chút thịt. Đôi
điều dặn dò ấy chứng tỏ Thầy Tâm biết rất rõ cảnh sống của các học trò Thầy
trong trại tù cải tạo.
Khoảng
cuối năm 1980, mấy ngày trước Tết thầy trò còn ở lại có buổi họp mặt tất niên,
bao gồm nhiều khóa, đông nhất là Y Khoa 68. Có được hai giáo sư Hoàng Tiến Bảo
và Phạm Biểu Tâm tới dự. Tâm trạng của mọi người ngổn ngang lúc đó nên “vui là
vui gượng kẻo mà”. Thầy Tâm thì không uống rượu nhưng lại có mang rượu tới để
chung vui. Thầy giơ cao chai rượu trước mặt các học trò và nói đại ý: “Lần này
thì các anh thực sự yên tâm, đây không phải là rượu giả vì là chai rượu lễ của
một Cha mới biếu tôi.” Trước sau, Thầy Tâm vẫn có một lối nói chuyện gián tiếp
với “ngôn tại ý ngoại” như vậy. Không ai là không hiểu ý Thầy, muốn nói về một “thời kỳ giả dối”mà cả Miền Nam đang phải
trải qua.
Sau
biến cố 1975, thầy Tâm vẫn có được sự kính trọng và vị nể của chế-độ mới, vì đức
độ tài-năng và nhân-cách đặc-biệt của Thầy. Thầy thì cứ như một nhà nông biết
là thời tiết không thuận lợi, nhưng vẫn cứ cắm cúi vun xới thửa đất để cấy trồng.
Trước sau, chưa bao giờ Thầy có phòng mạch tư, cuộc sống của Thầy rất thanh bạch.
Hàng ngày toàn thời gian Thầy tới nhà thương Bình Dân khám bệnh, mổ xẻ và hết
lòng chăm sóc người bệnh cùng với công việc giảng dậy cho các thế hệ môn sinh. Chế
độ mới cần tới uy tín Thầy nhưng họ vẫn không bao giờ tin nơi Thầy. Bằng cớ là
nhà của thầy Tâm ít nhất đã hai lần bị công an thành phố xông vào lục xét. Và cứ
sau một lần như vậy, không phát hiện được gì thì Thành Ủy đã lại đứng ra xin lỗi
coi đó chỉ là hành động sai trái của thuộc cấp. Sự giải thích ấy thật ra là hai
bản mặt của chế độ.
Tới
năm 1984, đã ngoài tuổi 70, sau hơn 40 năm cầm dao mổ, sống tận tụy với người bệnh
và các thế hệ môn sinh, thầy Tâm đột ngột phải nghỉ hưu vì một cơn tai biến mạch
máu não. Năm ấy tôi cũng đã qua Mỹ, đoàn tụ với gia đình xa cách đã 8 năm. Vừa
chữa bệnh phổi vừa chuẩn bị đi học lại. Như truyền thống tốt đẹp của gia đình y
khoa, các bạn bè qua trước đã đem tới cho tôi những thùng sách và cả textbooks;
các bạn ấy đều đã đậu các kỳ thi, có người trước đó 3-4 năm nhưng vẫn chờ để được
nhận vào chương trình nội trú trước khi có thể lấy lại bằng hành nghề.
Tôi
đã phạm một lầm lẫn lúc đó, vội vàng học rồi thi FLEX/ ECFMG tuy đậu nhưng với số
điểm thấp, có nghĩa là vào giai đoạn “đóng cửa” ấy rất ít hy vọng được nhận vào
bất cứ một chương trình thực tập bệnh viện nào. Con đường trở lại y nghiệp xa vời
vợi. Một giáo sư UCLA giới thiệu tôi vào chương trình MPH/ Master of Public
Health, đây có thể là một cánh cửa khác, với cấp bằng Y Tế Công Cộng, tôi hy vọng
có thể làm việc với WHO / Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc tại các nước
vùng Đông Nam Á hoặc Phi Châu.
Cũng
lúc đó tôi được gặp giáo sư Hoàng Tiến Bảo và luôn luôn được thầy Bảo khuyến
khích. Thầy Bảo thì sáng nào cũng từ nhà đi xe bus tới nhà thờ dự lễ trước khi
tới USC. Mỗi ngày hai thầy trò đều đặn vào Norris Medical Library ngồi học, chờ
ngày thi lại; cùng với Thầy đi làm clinical
fellow không lương ở Department of Medicine / Hypertension Service với các Gs
DeQuattro, Gs Barndt– không gì hơn để có được letters of recommendation của các giáo sư Mỹ, đồng thời làm quen
thêm với môi trường bệnh viện bên này. Cho dù trước 1975 thầy Bảo cũng đã du học
về Orthopaedics ở Mỹ và tôi thì cũng đã có một thời gian tu nghiệp về Rehab ở
San Francisco.
Hệ
thống y khoa Mỹ lạnh lùng và tàn nhẫn với bất cứ một bác sĩ ngoại quốc nào tới
Mỹ theo diện di dân muốn hành nghề trở lại, cách đối xử khác xa với thành phần du
học nếu sau đó trở về nước. Nhưng cũng có một nhận định khác cho rằng đó là sự
tuyển chọn rất công bằng chỉ có ở nước Mỹ. Không là ngoại lệ, cả hai thầy trò
phải đi lại từ bước đầu; trong khi đó ai cũng biết Thầy Bảo xứng đáng ở cương vị
một giáo sư chỉnh trực giỏi của một trường y khoa. Sau này, có thời gian làm việc
tại các bệnh viện New York, tôi cũng đã chứng kiến hoàn cảnh vị giáo sư ObGyn
đáng kính người Ba Lan phải đi làm EKG technician, rồi một bác sĩ giải phẫu người
Nga thì làm công việc của một respiratory therapist. Họ là thế hệ thứ nhất tới
Mỹ với tuổi tác không thể đi lại từ đầu nên chấp nhận hy sinh lót đường cho thế
hệ thứ hai vươn lên.
Thầy
Bảo thì chỉ chú tâm lo cho học trò nhiều hơn là cho chính Thầy. Thầy đã từng
đích thân đi xe bus tới nhà khuyên một học trò của Thầy nên tiếp tục học thay
vì bỏ cuộc. Cho dù sắp tới ngày thi cử, thầy Bảo cũng vẫn dẫn một phái đoàn lên
Sacramento tranh đấu cho các học trò của Thầy ra trường sau 1975 được công nhận
là tương đương và quyền trở lại y nghiệp.
Rồi
cũng là một kết thúc có hậu. Thầy Bảo thi đậu dễ dàng rồi hoàn tất năm nội trú
và có bằng hành nghề trở lại ở California. Riêng tôi thì phải khá vất vả thi lại
hai ngày FMGEMS với score phải khá hơn trên 80 để có thể được các chương trình Residency
nhận đơn và cho phỏng vấn. Vào tháng Ba 1988 qua ngả National Resident Matching Program/ NRMP, tôi được nhận vào một chương
trình nội khoa của các bệnh viện Đại học ở New York. Cũng thầy Bảo là người đầu
tiên chia vui với tin tưởng là học trò của Thầy cũng sẽ qua được chặng đường 3
năm trước mặt. Thầy Hoàng Tiến Bảo thì nay cũng đã mất (20/ 01/ 2008), tôi và cả
rất nhiều học trò khác không bao giờ quên ơn và nhớ mãi tấm gương sáng với tấm
lòng quảng đại và đầy nhân hậu của Thầy.
Trở
lại làm nội trú muộn màng ở cái tuổi 47, từ New York qua bạn Đường Thiện Đồng,
tôi được tin thầy Phạm Biểu Tâm mới được cùng gia đình đoàn tụ và sống với các
con ở Mỹ 1989 – cũng đã 5 năm kể từ ngày Thầy bị tai biến mạch máu não. Có được
địa chỉ của Thầy ở Santa Ana California, tôi viết thơ thăm thầy Tâm và được Thầy
hồi âm bằng lá thư viết tay. Nét chữ của Thầy còn rất đẹp. Tôi nhớ là thầy Tâm
thuận tay phải và đoán chừng Thầy chỉ bị liệt nửa người bên trái.
[1] Santa Ana,
25-8-1989. Anh Vinh, tôi đã nhận được thiếp bưu điện anh gửi thăm tôi và gia
đình. Thấy lại nét chữ lại nhớ lại hình ảnh của anh từ lúc anh còn ở
Saigon. Sau này tôi có dịp trở lại chỗ
anh làm việc cũ mà anh không ngờ, đó là Trung tâm Chỉnh Hình ở Bà Huyện Thanh
Quan và Hiền Vương vì lúc ấy tôi đã sang giai đoạn vật lý trị liệu đều đều vì bệnh
mới của tôi. Các cô tập cho tôi ở đây hỏi tôi có biết BS Vinh không? Tôi đã giả
lời “Biết lắm chứ!” Rồi tôi nhớ lại tập sách anh viết và gởi cho xem lúc anh còn
ở trong quân đội một thời gian…
Khoảng
1971-72 tôi có cơ duyên được đi học về Rehabilitation Medicine ở Letterman
General Hospital, Presidio San Francisco, nên sau này với chuyên môn ấy, tôi có
một thời gian giảng dạy và làm việc ở Trung tâm Y khoa Phục Hồi, 70 Bà Huyện
Thanh Quan Sài Gòn. Một số các cô chuyên viên Vật Lý Trị Liệu được tôi đào tạo
trong các khóa học này. Và thật không thể ngờ, ở một tình huống quá đặc biệt, trong nghiệp vụ thường nhật, các cô
học trò cũ ấy lại được vinh dự chăm sóc một vị danh sư và cũng chính là bậc thầy
của “thầy dậy các cô”.
Hình
như Gs Phạm Biểu Tâm và Gs Nguyễn Hữu đã sang thăm đất nước Mỹ rất sớm. Khi nhận
được một Postcard tôi gửi từ New York, thầy Tâm viết: “Anh
Vinh làm tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi đã đặt chân xuống thành phố New York năm
1951 cách đây non một nửa thế kỷ rồi ! Lúc ấy còn là thời kỳ đi xem Empire
State Building và Rockefeller Center là lúc thấy cái nào cũng ngẩng cổ lên mà đếm
từng lầu. Cũng chả đếm hết được, rồi cảm giác đi “Ascenseur Tàu Suốt” một mạch
được luôn mấy từng. Bây giờ đỡ thèm đi trở lại nhiều – thời nào cũng có cái thú
của thời ấy.”
Qua
một năm nội trú, từ New York với mùa đông giá lạnh ngập tuyết bước sang mùa hè nóng
ẩm quá độ, nay tôi mới lại có dịp trở về vùng California nắng ấm để thăm thầy
Tâm. Trong cảnh tha hương, cảm động và mừng tủi biết bao nhiêu khi được gặp lại
Thầy, trên một lục địa mới ở một nơi xa quê nhà hơn nửa vòng trái đất. Được cầm
bàn tay ấm áp và mềm mại của thầy Tâm trong bàn tay mình, rồi như từ trong tiềm
thức của một hướng đạo sinh ngày nào, tôi xiết nhẹ bàn tay trái của Thầy và chỉ
có thể nói với Thầy một câu thật bâng khuâng“…đôi
bàn tay này Thầy đã cứu sống biết nhiêu người.”“Có gì đâu Vinh.” Thầy xúc động
và nghẹn ngào nói thêm một câu gì đó mà tôi không nghe rõ. Tôi hiểu rằng sau
tai biến mạch máu não, người bệnh đều ít nhiều trải qua những biến đổi sâu xa về
mọi phương diện ngoài thương tật thể chất, còn có những thay đổi về xúc động
tình cảm và tâm lý. Và tôi nhận thấy được sự thay đổi nơi Thầy, từ một con người
rất trầm tĩnh nay trở thành dễ bị xúc động về sau này.
Hình 2: Giáo sư Phạm Biểu Tâm và môn sinh Ngô Thế Vinh tại nhà riêngcủa Thầy, thành phố Tustin, Santa Ana 1990. [photo by Đường Thiện Đồng]
Thầy
Tâm còn rất minh mẫn, trí nhớ hầu như nguyên vẹn khi Thầy nhắc về những ngày ở
bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội cho tới bệnh viện Bình Dân và trường Y Nha Dược ở Sài
Gòn. Hồi ức ấy nếu được ghi lại, đây sẽ là những trang tài liệu vô giá nếu
không muốn nói là độc nhất vô nhị cho bộ sách Lịch sử Trường Y Khoa.
Tôi
mạn phép đề nghị đem tới Thầy một tape
recorder thật gọn nhẹ để được Thầy đọc và ghi âm về những điều Thầy còn nhớ
về Trường Y Khoa và sau đó tôi hứa sẽ làm công việc transcript. Nhưng tôi được
thầy Tâm trấn an ngay: “Vinh đừng lo,
công việc ấy đã có anh Nguyễn Đức Nguyên đảm trách và anh ấy sẽ làm chu đáo.”
Tôi cảm thấy yên tâm vì được biết anh Nguyên trước đó cũng đã hoàn tất bộ sách
rất công phu: Bibliographie des Thèses de Médecine [Tome I: Hanoi 1935-1954,
Saigon 1947-1970; Tome II: Saigon 1971-1972, Hue 1967-19720].
Khi
tôi trở lại New York, Thầy còn viết thư để tôi có thể liên lạc với anh Nguyễn Đức Nguyên, lúc ấy anh
đang sống ở bang Maryland.
[2] Santa Ana 12-8-1990. Anh Vinh, cảm ơn anh đã dành
thì giờ và tìm đến thăm tôi và cũng để cho tôi thăm lại anh. Trước hết xin phép
trả nợ đã. Chép cho anh địa chỉ anh Nguyên như sau:
N. D.
NGUYÊN c/o Kathy Nguyên11616 Stewart Lane Apt # 302
Silver Spring, MD 20904
Thế là khỏi quên. Mong anh sẽ gặp lại được người làm đúng cái anh mong. Vì anh ấy đã có ý định rồi, anh cũng sẽ yên tâm. Thân ái chào anh, Phạm Biểu Tâm.
Silver Spring, MD 20904
Thế là khỏi quên. Mong anh sẽ gặp lại được người làm đúng cái anh mong. Vì anh ấy đã có ý định rồi, anh cũng sẽ yên tâm. Thân ái chào anh, Phạm Biểu Tâm.
Hình 3: Thư và bút tích Giáo sư Phạm Biểu Tâm viết ngày 12 tháng 8 năm 1990
Giã
từ New York sau 3 năm “cải tạo tự nguyện” – đây là ngôn từ của Vũ Văn Dzi, hành
nghề ở Oklahoma VA là bạn đồng môn đã qua Mỹ trước từ 1979. Tôi trở về
California năm 1991, làm việc trong một bệnh viện VA ở Long Beach mà bệnh nhân
thì đa số là các cựu chiến binh Mỹ trở về từ Việt Nam. Thời gian này, tôi vẫn
giữ liên lạc khá thường xuyên với anh Nguyễn Đức Nguyên, được theo dõi từng bước
về công trình của anh Nguyên.
[3] Silver Spring, Feb 11, 1994. Anh Vinh thân mến, Anh có nhắc “Lịch sử Trường
Y khoa Hà Nội – Sài Gòn” ở trang đề tựa khiến tôi thích thú bội phần; tôi vẫn
nhớ anh khuyến khích tôi viết tập sách này từ lâu. Có thể nói phần đầu tới 1945
coi là xong rồi; phần Trường Y về ta tới 1954 và đến khi vào Sài Gòn cho tới
khi có Hoa Kỳ giúp chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ giáo dục – nhất là giáo dục y
khoa – thì còn thiếu một số tài liệu cần thiết: tôi đã nhờ một cô Mỹ trước làm
với USOM Sài Gòn kiếm dùm; tôi cũng viết thư cho mấy người bác sĩ Hoa Kỳ trước
kia cộng tác với Chương trình Trung tâm Y khoa để mượn tài liệu và hình ảnh.
Archives của State Department rộng mênh mông, phải có chuyên viên mới tìm được.
Sau khi AMA ký contract năm 1966-67 thì đã có cuốn sách “Saigon Medical School:
An Experiment in International Medical Education” của các ông Ruhe, Singer
& Hoover viết khá đầy đủ, chắc anh đã đọc rồi chứ? Sở dĩ lâu là vì chờ tài
liệu và hình ảnh để bổ túc và cho sách thêm phần hấp dẫn; nếu chỉ có chữ không
thì ít người muốn đọc…
Trong
một thư khác anh Nguyên viết:
[4] Silver
Spring, Dec 28, 1995. Cảm ơn anh đã hỏi thăm về tập Lịch sử Trường Y. Tài liệu
thu thập đầy đủ cho phần đầu (Hà Nội – 1954). Còn phần thứ hai (Sài Gòn – 1975)
đang tìm thêm ở Bộ Ngoại Giao / State Department cho đủ viết từ thời kỳ có viện
trợ Mỹ. Tiện đây tôi muốn hỏi anh về việc liên quan tới xuất bản sách ở bên
này: nhà xuất bản lo từ đầu tới cuối và mình sẽ hưởng tác quyền như thế nào? Nếu
mình trình bày bằng “computer” và chỉ cần đưa in thì họ sẽ tính thế nào? Tôi dự
tính sang chơi California trước Tết ta, nếu đi được sẽ tin để anh biết và có thể
hẹn gặp nhau ở đâu nói chuyện dài về sách vở. Thân, Nguyễn Đức Nguyên
Khi
được anh Nguyên hỏi về việc xuất bản sách ở hải ngoại, tôi lạc quan nghĩ rằng
tác phẩm “Lịch sử Trường Y khoa Hà Nội –
Sài Gòn” của anh đã bước vào giai đoạn hoàn tất. Anh Nguyên thì cầu toàn,
muốn có một tác phẩm thật ưng ý mới cho ra mắt. Riêng tôi thì lại có mối quan
tâm khác anh. Bởi vì anh Nguyên cũng đã bước qua khá xa tuổi “cổ lai hy” và điều
gì cũng có thể xảy ra. Tôi nhớ đã có lần bày tỏ với anh Nguyên là chờ một tác
phẩm toàn hảo thì không biết đến bao giờ và đề nghị với anh cứ cho xuất bản những
gì anh đã hoàn tất, sau đó anh vẫn có thời gian và cơ hội để hoàn chỉnh.
Nhưng
rồi rất tiếc là sau đó tôi mất liên lạc với anh Nguyễn Đức Nguyên, anh đã đổi địa
chỉ, số phone và cả email. Được biết Anh Nguyên cũng gần tuổi với Gs Trần Ngọc
Ninh, năm nay 2013 anh cũng bước vào tuổi thượng thọ 90 rồi. Tôi cầu mong công
trình của anh sẽ không bị thất lạc, rồi ra tác phẩm sẽ được ra mắt như sự tin cậy
và mong đợi của giáo sư Phạm Biểu Tâm từ mấy thập niên của thế kỷ trước.
Ngày
13 tháng 12 năm 2013, nhân 100 năm ngày sinh của giáo sư Phạm Biểu Tâm
1913-2013, các thế hệ sau nhìn lại để thấy rằng thầy Tâm là người đã dày công
xây dựng một trường Đại học Y khoa có truyền thống, cùng với một ban giảng huấn
đầy khả năng và thành phần sinh viên được tuyển chọn công bằng và nghiêm khắc,
dù trong chiến tranh, ngôi trường ấy vẫn có tiềm lực vươn tới một Trung tâm Y
Khoa hiện đại với đẳng cấp thế giới/ world-class;
vậy mà từ sau 1975 cả một nền tảng tốt đẹp ấy đã bị chế độ cộng sản hoàn
toàn làm cho băng hoại.
Nhớ
lại khoảng thời gian được gần gũi với thầy Tâm, với tôi Thầy như một biểu tượng
sống động cho lời thề Hippocrates, luôn luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ y
khoa, không chỉ về tài năng chuyên môn mà cả về đạo đức nghề nghiệp; Thầy vẫn cứ
mãi mãi là hình ảnh “sẵn sàng dấn thân” của một Tráng Sinh Bạch Mã Lên Đường.
NGÔ
THẾ VINHCalifornia 11/12/2013
Mặc Lâm - Tác hại của Mao Trạch Đông đối với Việt Nam
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok -
Bức tượng của Mao Trạch Đông làm bằng vàng, kim cương và jade được trưng bày tại cuộc triển lãm ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 16/12 /2013. Tin cho biết bức tượng nặng 50 kg (110 lbs) và trị giá hơn 100.000.000 nhân dân tệ (16.470.000 $). AFP. Photo: RFA
Ngày 26 tháng 12 vừa qua Trung Quốc đã làm kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông với kinh phí lên tới hơn 300 triệu mỹ kim tại tỉnh Hồ Nam, quê hương của ông. Công và tội của Mao dịp này cũng được báo chí mổ xẻ và con người được xem vừa có công vừa có tội với lịch sử Trung Quốc ấy có ảnh hưởng thế nào đối với Việt Nam?
Nói đến Mao Trạch Đông người Trung Quốc nào cũng có hai thái độ, sợ hãi và khâm phục hòa lẫn nhau. Hai luồng tư tưởng ấy song song với nhau khiến khi được hỏi liệu Mao Trạch Đông là người có công hay có tội với đất nước Trung Quốc thì sẽ khó trả lời đối với một số người dân Trung Quốc. Đó là chưa kể tới hoàn cảnh xã hội, giai cấp và tư tưởng chính trị từng người lúc câu hỏi đặt ra.
Kết quả không bất ngờ
Trước ngày kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao một ngày, tờ Hoàn Cầu Thời báo đã làm một cuộc thăm dò ý kiến người dân với câu hỏi "Bạn có đồng ý rằng những thành tựu của Mao Trạch Đông lớn hơn sai lầm của mình?" Tờ báo nhận được kết quả 78,3% đồng ý 6,8% đồng ý mạnh mẽ và 11,7% không đồng ý còn lại 3% không ý kiến.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong nhiều năm cho biết nhận xét của ông về việc này:
Tất nhiên ông ấy cũng có tinh thần dân tộc của ông ấy nhưng mà ông ấy cũng có tham vọng rất lớn, muốn làm bá chủ kia! Có lúc ông ấy đã nói với những lãnh đạo chúng tôi (Việt Nam) là ông ta sẽ đem 500 bần nông phát triển xuống Đông Nam Á. Ông ấy vừa có tư tưởng độc lập dân tộc vừa có tư tưởng bành trướng.
Cũng có một thời gian người ta không nhắc đến ông Mao Trạch Đông nữa vì ông ta sai lầm quá đáng trong “cách mạng văn hóa”, diệt chết những người của ban lãnh đạo với ông ấy và ông ta gây ra tai họa trong cách làm văn hóa cho ba mươi mấy triệu người nên có một thời gian họ không nhắc tới nữa. Bây giờ họ lại nhắc đến tức là họ muốn trở lại cái tinh thần đại Trung Quốc thì họ nhắc chứ sự thực thì họ vẫn biết ông ấy sai lầm.
Đấu tố trong cách mạng văn hóa ở Trung Quốc năm 1966 (ảnh tư liệu)
Theo bình luận của nhiều cây bỉnh bút quốc tế lý do khiến một số lớn người trả lời như vậy vì họ là thế hệ sau không trực tiếp ảnh hưởng tới các sai lầm của Mao như bước Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa. Hai sai lầm này đã giết gần ba mươi triệu con người và chính tay Mao Trạch Đông đã ra lệnh thanh trừng một triệu người gồm đảng viên cao và trung cấp, ra lệnh và thúc giục hồng vệ binh tàn sát những thành phần có biểu hiện lừng khừng hay bất đồng trước các chủ trương của Mao.
Điều thứ hai, một số lớn người dân không hiểu rõ ràng về tội ác của Mao Trạch Đông vì hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc đã rất thành công trong việc ngăn chận những thông tin về vấn đề này, nhất là tại các vùng nông thôn Trung Quốc.
Điều thứ ba, con số đồng tình lên cao do bức xúc hoàn cảnh xã hội của một nước Trung Quốc đầy khoảng cách ngày nay. Giàu và nghèo cách xa nhau ngày càng nhiều và rộng đã khiến dân chúng Trung Quốc nhớ lại thành tựu của Mao như một phản ứng tiêu cực trước chế độ hiện nay.
Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Nói về các chủ thuyết và hành động chính trị độc tôn của Mao, có lẽ tác phẩm “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của Tân Tử Lăng xuất bản năm 2007 là cuốn sách đầy đủ và trung thực nhất khi viết về con người muôn mặt này. Tân Tử Lăng đã vạch ra nhiều sai lầm của Mao và trong đó nhiều điều người Việt có thể chia sẻ vì liên quan đến sinh mệnh đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam vẫn còn theo đuổi và lệ thuộc rất nhiều từ Trung Quốc trong đó việc độc đảng, kiểm soát quốc hội và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội đều là tư tưởng của Mao Trạch Đông.
Trong chương 5 của cuốn sách có tựa: “Thiết lập thể chế chính trị chuyên chế một đảng” Tân Tử Lăng kể lại việc Mao Trạch Đông chủ trương Đảng đứng trên Quốc hội cũng như lãnh tụ đứng trên đảng ra sao.
Ông Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông (ảnh tư liệu không rõ năm chụp)
Tại Việt Nam điều 4 hiến pháp là một bản sao rập khuôn với những gì Mao đã tuyên bố và thực hiện cách đây hơn 50 năm. Đảng trở thành tối thượng đứng trên mọi tổ chức dân cử, trong đó cao nhất là Quốc Hội đã làm tê liệt mọi hoạt động dân chủ và điều này theo Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng là tác hại lớn nhất của Mao đối với đất nước Việt Nam từ trước tới nay:
Dưới nhiều dạng vẻ, hình thái, len lỏi vào trong ngóc ngách của đời sống với quan điểm “còn Đảng còn mình” và Đảng lãnh đạo một cách toàn diện và tuyệt đối. Nhưng sự lãnh đạo của Đảng nếu hiểu cho đúng như Hồ Chí Minh nói là lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối và bằng gương mẫu của Đảng để mà lôi kéo quần chúng theo sau, chứ không phải lãnh đạo toàn diện bằng cách dí súng vào mang tai người ta bắt người ta đi theo.
Chính đây là một biến thái của chủ nghĩa Mao nó đang tàn hại đất nước này và bây giờ đất nước này muốn dân chủ hóa, muốn xóa chế độ toàn trị phản dân chủ này thì phải đào đến tận gốc của nó xem nó ở đâu? Chính cái gốc ở chủ nghĩa Mao, tức là từ cái vô sản chuyên chính biến tướng qua chủ nghĩa Mao và nó vào Việt Nam
Hiện nay khi tình hình xã hội không ổn định, khi cái đảng này mất hết ý chí, khi cái đảng này cảm thấy dưới đất mình rung rinh vì dân không phục thì người ta càng quyết liệt vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mao trong việc dùng bạo lực để bảo vệ chính quyền.
Một tác phẩm nghệ thuật về ông Mao tại một cuộc triển lãm nghệ thuật kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, ngày 8 tháng 12 năm 2013.AFP
Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Ở chương 12 của cuốn sách, Tân Tử Lăng kể lại trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp tại Bắc Đới vào tháng 8 năm 1958 Mao Trạch Đông đã tuyên bố “Chúng ta phải thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng”. Thế mà mãi 55 năm sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn thừa nhận cái không tưởng ấy khi ông nói rằng còn cả trăm năm nữa không tìm ra cái lõi, cái hướng đi của Xã hội chủ nghĩa là gì.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết nhận xét của ông về mô hình xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuôi Trung Quốc, ông nói:
Phải nói rằng ở Việt Nam có nhiều cái Trung Quốc làm thế nào thì họ lại theo như vậy. Bây giờ Trung Quốc họ đang giả vờ xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng thực chất là họ xây dựng chủ nghĩa tư bản. Rồi Việt Nam cứ vin vào đấy mà xây dựng xã hội chủ nghĩa!
Theo tôi xã hội chủ nghĩa là một cái gì rất mơ hồ. Nó đã sụp đổ kiểu như mô hình Stalin. Nó đã sụp đổ rồi mà bây giờ chưa có ai nêu ra được một mô hình nào mới vậy thì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cái mô hình nào?
Nó không có mô hình, không có tiêu chí thì xây dựng xã hội chủ nghĩa theo cái nào? Xã hội Trung Quốc bây giờ là xã hội tư bản chưa hoàn chỉnh do Đảng Cộng sản lãnh đạo chứ không phải xã hội Xã hội Chủ nghĩa như họ nói đâu. Họ nêu để mà nêu thôi. Chính ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư ông ấy đã nói rằng hết thế kỷ này cũng chưa thấy hoàn thiện, hoàn thành chủ nghĩa xã hội thì chứng tỏ rằng trăm năm nữa chưa biết nó như thế nào. Như vậy đúng là quá mơ hồ rồi.
Đảng vẫn theo Mao
Tư tưởng Mao Trạch Đông tại Việt Nam thông qua sự âm thầm rập khuôn của Đảng Cộng sản Việt Nam tuy hiếm có người dân nào chú ý đến sự băng hoại của nó đối với đời sống, tuy nhiên với giáo sư Tương Lai ông cho biết lực lượng trí thức hiện nay đang nỗ lực chống lại nó một cách triệt để thông qua Diễn đàn Xã hội Dân sự vừa mới thành hình cũng như hoạt động của nhóm trí thức 72 mà trong đó ông là một thành viên, ông cho biết:
Trong diễn đàn Xã hội Dân sự hay trong hoạt động của nhóm 72 chúng tôi thì chúng tôi không chống ai cả, chúng tôi không đòi lật đổ ai cả nhưng mà chúng tôi muốn chống lại tư tưởng Mao, chống lại cái ảnh hưởng của Trung Quốc. Cái này mới là cái nguy hiểm gấp bội phần chứ còn những thứ khác dù sao chăng nữa nó cũng chỉ là bên ngoài, gạt ra là hết. Nhưng tư tưởng Mao nó len lỏi vào trong đời sống tinh thần của dân tộc, nó len lỏi vào và hệ thống chính trị cái này mới là đáng sợ.
Mới đây Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên tiếng yêu cầu giảm bớt các lễ lạc trong ngày sinh của Mao Trạch Đông mặc dù khi lên cầm quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần hâm nóng hình ảnh của Mao vì cha ông là Tập Trọng Huân từng là bạn chiến đấu của ông Mao Trạch Đông.
Điều này cho thấy Trung Quốc khó mà nhìn nhận sự tác hại của Mao một cách công bằng vì Đảng Cộng sản mà ông ta thành lập cho tới nay vẫn còn có lợi cho rất nhiều người.
Đặc biệt tại Việt Nam, nhiều nhà bất đồng chính kiến cho rằng chưa bao giờ câu nói nổi tiếng “súng đẻ ra chính quyền” của ông được áp dụng cụ thể và quyết liệt như ngày nay.
M. L.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)