Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014
Thụy My - Hiện tượng Phanxicô, vị Giáo hoàng làm xoay chuyển thế giới
Thụy My -
Đức Giáo hoàng Phanxicô được đám đông tín hữu nồng nhiệt chào đón lại Rio de Janeiro, Brazil hôm 22/07/2013. REUTERS/Ricardo Moraes
Mới cách đây chưa đầy một năm chưa ai biết đến, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trở thành một nhân vật được đông đảo người trên thế giới mến chuộng, thậm chí đã tạo nên một làn sóng ái mộ, dù là người Công giáo hay ngoại đạo. Nhật báo Le Figaro nhận xét, ngay cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị trước đây cũng không tạo được vầng hào quang toàn cầu nhanh chóng như thế.
Le Figaro đã bắt đầu bằng từ tiếng Tây Ban Nha “fenomenal” (phi thường). Đây không phải là lời bình về một bàn thắng của đội bóng đá Achentina, mà là tiếng nói từ trái tim của nhiều người trên hành tinh dành cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhân vật đã thu hút đông đảo người trên thế giới chỉ trong vòng chín tháng.
Chín tháng, hãy còn quá ngắn ngủi để trở thành Giáo hoàng. Nhất là tại Vatican, nơi các vị Giáo hoàng tập sự thường phải mất nhiều năm trời trong bộ máy Tòa Thánh. Giáo hội tìm kiếm một làn gió mới trong thiên niên kỷ mới, và Mật nghị Hồng y hôm 13/3 đã chọn ra một vị Hồng y Mỹ latinh vô danh, nay đã trở thành thần tượng được nhiều người ngưỡng mộ.
Đức Giáo hoàng Phanxicô, 77 tuổi, tuổi cao và sức lại yếu do đã bị cắt bỏ một thùy phổi vào năm 21 tuổi, đã từng bị loại một lần trong Mật nghị Hồng y năm 2005 một phần cũng vì lý do “sức khỏe không tốt”. Nay ngài đã chứng minh ngược lại, một cách hết sức ngoạn mục. Hôm 4/12 tại Roma, vị Hồng y thân tín người Honduras của ngài là Oscar Maradiaga đã nhận xét: “Đó là một ngọn núi lửa”. Tuy vậy Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm 4/7 tại Sardaigne vẫn khẳng định: “Tôi không phải là Tarzan!”
Nhà truyền giảng tin mừng thích thêm vào chất hài hước, những câu nói độc đáo trong những thông điệp của mình. Nhưng ngài tìm cách làm giảm bớt sự cuồng nhiệt của đám đông, của hàng triệu người đã xa rời Giáo hội, đang trông đợi rất nhiều ở ngài vào cuối một năm khá âm u. Chưa có một Giáo hoàng nào kể cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị được thế giới ngưỡng mộ đến thế, với sự nhiệt thành như thế.
Nhân vật “tỉnh lẻ” siêu năng động, vừa huyền ảo vừa thực tiễn lần lượt ghi nhiều bàn thắng, làm đầy các hội trường, thu hút vô số ống kính truyền hình, hoàn toàn tương phản với người tiền nhiệm. Dư luận – cho đến nay rất thiện cảm – hoàn toàn có thể đổi chiều. Nhưng sau chín tháng trở thành Giáo hoàng, “hiện tượng Phanxicô” lại càng sôi nổi hơn.
Nhân vật của năm, một trong những người quyền lực nhất thế giới
Sự thừa nhận có thể coi là ngoạn mục nhất đến từ tạp chí Time uy tín của Mỹ. Ngày 11/12, Time đã chọn Đức Giáo hoàng Phanxicô là “Nhân vật của năm 2013”. Đây là vị Giáo hoàng thứ ba được vinh dự này kể từ năm 1927, năm mà Time bắt đầu chọn lựa các nhân vật trong năm. Đức Giáo hoàng đầu tiên được trao danh hiệu này là Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã tổ chức Công đồng Vatican II, và tiếp đó là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, nhưng phải chờ đến tận năm 1994, tức là 16 năm sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng, trong khi Giáo hoàng Phanxicô mới cách đây một năm còn chưa được ai biết đến. Time nhận xét: “Điều quan trọng ở Giáo hoàng Phanxicô là Ngài đã nhanh chóng thu hút nhiều triệu người trước đây đã không còn hy vọng nào nơi Giáo hội”.
Hôm 30/10, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào hàng thứ tư trong danh sách các nhân vật quyền lực nhất thế giới, chỉ sau nguyên thủ các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc. Một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm ở Roma nhận xét: “Người ta không còn lắng nghe Đức Giáo hoàng tiền nhiệm là Benedicto 16. Với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Giáo hội lại được coi là một trong những tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất. Các nguyên thủ quốc gia lại quan tâm đến Vatican”.
Ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Obama công khai tuyên bố “vô cùng ấn tượng” bởi vị Giáo hoàng. Một tháng trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn có cha là một mục sư Tin Lành, đã tuyên bố bà là “fan” của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Còn Tổng thống Pháp François Hollande tuy không hào hứng mấy với cuộc hội kiến Giáo hoàng Benedicto 16, nay đã đến gõ cửa Vatican. Ủy ban châu Âu cũng không ngoại lệ: hôm 13/12 đã trao cho Giáo hoàng Phanxicô giải Người truyền thông toàn cầu của năm 2013.
Đặc biệt tạp chí uy tín của cộng đồng người đồng giới The Avocate hôm 16/12 đã dành cho trang nhất cho Đức Giáo hoàng Phanxicô với câu nói nổi tiếng của ngài: “Tôi là ai mà phán xử ?”
Công ty Mỹ The Global Language Monitor chuyên thu thập thông tin trên internet cho biết cái tên được sử dụng nhiều nhất trên mạng bằng tiếng Anh trong năm 2013 là “Pope Francis” (Đức Giáo hoàng Phanxicô). Tương tự, đây là chủ đề được thảo luận nhiều nhất của 1,2 tỉ người sử dụng Facebook trong năm nay.
Ngài cũng thành công trên mạng Twitter: tài khoản của Đức Giáo hoàng tại Twitter có đến 11 triệu người theo dõi, gấp bốn lần so với người tiền nhiệm. Vatican ước tính mỗi một tweet (tin nhắn Twitter) của ngài có ảnh hưởng đến “ít nhất 60 triệu người” vì được truyền đi hầu như vô tận.
Một làn sóng ái mộ chưa từng thấy, được khẳng định với hai cuộc thăm dò dư luận mới đây tại Hoa Kỳ. Thăm dò thứ nhất do Wall Street Journal và kênh truyền hình NBC tổ chức, công bố hôm 11/12, cho biết 57% người Mỹ có ấn tượng tích cực về Đức Giáo hoàng Phanxicô. Kết quả một cuộc thăm dò khác của Washington Post và kênh truyền hình ABC công bố cùng ngày loan báo tỉ lệ này là 64%, và nói thêm, chưa bao giờ ý kiến tích cực đối với Giáo hội Công giáo lại cao như thế: đến 62%.
Tại Ý, hiện tượng Phanxicô có thể thấy rõ qua số lượng người tham dự các buổi lễ ngày thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, từ 30 đến 60.000 người, gấp bốn lần so với trước đây. Bưu điện của quốc gia nhỏ nhất thế giới này bị tràn ngập với hai ngàn lá thư mỗi ngày gởi riêng cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, chưa kể đến thư điện tử. Nhiều tín đồ để lại số điện thoại, hy vọng một ngày nào đó sẽ nhận được một cuộc gọi từ người đứng đầu Giáo hội Công giáo. Cơ quan du lịch thành phố Roma ghi nhận số khách từ châu Mỹ latinh đến viếng Tòa Thánh tăng 20% trong năm 2013, trong khi đây là năm ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng.
Cơn sốt mộ đạo bất ngờ
Nhưng đối với Giáo hội, lại có một ngạc nhiên khác: đó là cơn sốt mộ đạo bất ngờ. Một nghiên cứu xã hội học tiến hành với 250 linh mục Ý và được công bố vào tháng 11 cho biết gần phân nửa ghi nhận “hiện tượng Phanxicô”, với sự gia tăng đáng kể số người đi lễ. Ở cấp quốc gia, kết quả này cho phép các nhà xã hội học khẳng định: “Nếu phân nửa các giáo xứ chịu ảnh hưởng của ‘hiện tượng Phanxicô’, có thể nói hàng trăm ngàn người đã bắt đầu trở lại nhà thờ”.
Khuynh hướng này, theo người chủ trì nghiên cứu là Massimo Introvigne “không những không giảm đi mà ngày càng mạnh mẽ hơn”. Đức Giám mục Giovanni d’Ercole nhận thấy: “Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gây xúc động và truyền đi nhiệt huyết, đặc biệt đối với những người đã xa rời việc đạo. Họ đi xưng tội nhiều hơn và quay lại với nhà thờ”.
Theo Le Figaro, đây là khuynh hướng toàn cầu chứ không chỉ tại Ý quốc. Tại Anh, trong tháng 11 số người thường xuyên đến các giáo xứ tăng 20%, với nhiều “con chiên lạc” quay lại sau nhiều năm vắng bóng. Tương tự, Tây Ban Nha và Achentina có tỉ lệ người năng đi lễ tăng 12%...
Rất nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra tại Ý trong năm nay đã được đặt tên là Phanxicô, đây là cái tên được chọn lựa nhiều nhất trong năm 2013. Vị Giáo hoàng nổi tiếng cũng đã được đưa vào bảo tàng sáp ở Roma, và dưới dạng tượng trang trí máng cỏ Giáng sinh trong các hang đá Ý.
Một huyền thoại đã được hình thành, nhưng người làm nên huyền thoại không hề quan tâm. Phát ngôn viên của ngài là Cha Lombardi khẳng định: “Đức Giáo hoàng Phanxicô không tìm kiếm sự nổi danh cũng như thành công. Ngài chỉ thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng Phúc âm, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người trên Trái đất”.
T. M.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Bùi Tín - 2014: Mời các hiệp sĩ Dân chủ và Nhân quyền lên ngựa
Bùi Tín -
Năm 2013 là một năm đặc sắc về dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Một xã hội dân sự được hình thành từ những năm trước bỗng lớn mạnh hẳn, lừng lững đi tới phía trước. “Diễn đàn Xã hội Dân sự” đàng hoàng ra mắt để mọi công dân bàn luận góp sức mình và sự nghiệp trung tâm của xã hội hiện nay là thúc đẩy từ hệ thống cai trị độc đảng lẻ loi lạc hậu có hại chuyển sang hệ thống dân chủ đa nguyên trên nền tảng pháp trị công bằng và bình đẳng.
Blogger Hà Nội tập trung tại công viên Thống Nhất, công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền. (Danlambao)
“Mạng lưới Bloggers Việt Nam” gồm hơn 100 dũng sĩ khỏe khoắn tinh nhạy đi tiên phong trên mặt trận thông tin loan truyền sự thật cho quần chúng, làm cứng họng hàng vạn tuyên truyền viên ăn lương nhà nước chuyên nghề nói lấy được, đổi trắng thay đen, dần dà đã cạn vốn, hết thiêng.
Biết bao nhiêu nét mới mẻ làm nức lòng bà con ta ngay thẳng và lương thiện. Đó là cảnh các chiến sỹ dân chủ chào đón Phương Uyên ra khỏi nhà tù trong tư thế chiến thắng của lẽ phải, của tình nghĩa yêu thương bảo vệ lẫn nhau còn hơn cả tình nghĩa ruột thịt. Tình nghĩa keo sơn hiếm có như thế chỉ có được khi ta có chính nghĩa, khác hẳn với cảnh cắn xé nhau giữa các tứ trụ của triều đình Cộng sản.
Một nền ngoại giao trẻ, khỏe của dân chủ và nhân quyền ra đời, năng động sáng tạo, đàng hoàng ra vào các sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, đi Bangkok, Manila trực tiếp vận động cho Dân chủ và Nhân quyền. Đã xuất hiện một số nhà ngoại giao trẻ, tự tin, bạo dạn, nói lưu loát đủ các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật…dịch ngon lành các văn kiện cần tán phát cho thế giới, khác hẳn với một số nhà ngọai giao nhà nước đi buôn sừng tê giác, chuyển tiền phi pháp, bôi nhọ quốc thể.
Một nét mới lý thú là cuối năm 2013, trong cơn bĩ cực, chính quyền chuyên chà đạp nhân quyền đã buộc lòng phải cam kết tôn trọng nhân quyền, thề thốt hoàn lương về mặt này, tự mình giăng bẫy cho chính mình, từ đó họ không còn dễ dàng bỏ tù người yêu nước, đánh đập tra tấn người bị họ bắt, xử án công khai mà không cho người dân vào dự, đối xử tàn ác, trả thù những người tù trong các trại giam. Họ buộc lòng phải để cho các phái đoàn và phái viên quốc tế tham dự các phiên tòa, thăm các trại giam, gặp gỡ các chiến sỹ dân chủ. Trước mắt LHQ và thế giới, trước mắt các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền VN, chính quyền như anh học trò hạnh kiểm xấu xin hứa hẹn tu tỉnh để được tiếp tục có mặt trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhất là được sớm vào khối TPP (Trans-Pacific Partnership) béo bở, điều hiện nay chưa có gì là chắc chắn, vì chính quyền và quốc hội các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, đòi hỏi những việc làm cụ thể rõ ràng chứ không phải lời hứa suông. Họ nói thẳng rằng nếu không từ bỏ chủ trương “quốc doanh là chủ đạo“, không cho lập công đoàn tự do, không trả lại quyền sở hữu cá nhân về ruộng đất trong chế độ đa sở hữu, không trả tự do cho các tù nhân lương tâm, không thả hết thì cũng phải thả một số đáng kể…thì có thể đến Tết Congo Việt Nam mới được vào TPP.
Năm 2013, hàng vạn bản Tuyên Ngôn Nhân quyền được in và tán phát công khai rộng khắp là món quà quý cho toàn xã hội, được bàn luận khắp nơi mà chính quyền đành phải cay đắng đứng nhìn.
Trong năm 2013 bản kiến nghị bác bỏ dự thảo Hiến pháp đạt kỷ lục 14.785 người ký. Đây là một cuộc tập họp lực lượng quy mô đáng kể, một cuộc tập dượt đấu tranh công luận từ thấp lên cao, một cuộc ra quân biểu dương lực lượng đầy khí thế tự tin. “Hội những người không tán thành Hiến pháp 2013” hình thành. Chắc chắn một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp 2013 sẽ cho thấy rõ đa số nhân dân VN mong muốn một chế độ chính trị và một hiến pháp thật sự dân chủ ra sao. Không thể nói bừa là Hiến pháp 2013 được nhân dân tán đồng.
Năm 2013 Đảng Cộng sản rơi tự do. Đây không phải là nói quá. Sự suy thoái của đảng là rõ ràng, chính lãnh đạo của đảng cũng đã phải thú nhận. Nạn tham nhũng lan tràn rộng hơn, nặng hơn. Chống tham nhũng không mảy may quyết liệt, mà hầu như tê liệt. Hai án tử hình được tuyên bố với nụ cười bí hiểm của kẻ tội phạm được coi như trò đùa của ngành tư pháp do đảng cầm cân nảy mực. Theo Luật phòng chống tham nhũng, kẻ tham nhũng 1 tỷ đồng (bằng 50 ngàn đô la Mỹ), tương đương tiền lương tối thiểu 1 trăm năm của 1 người lao động, là có thể bị tử hình. Thử hỏi trong Ban Chấp hành Trung ương đảng 200 vị có ai tránh khỏi tội đó khi đảng nắm ngân sách thu chi của quốc gia, không có ai làm trọng tài kiểm soát, Bộ trưởng tài chính, Tổng kiểm toán nhà nước, Ủy ban kiểm tra, Ban Kinh tế Tài chính của Quốc hội đều là của đảng hết, tha hồ chia chác cho nhau từng mảng tiền cực lớn của nhân dân cho ngân sách riêng của đảng, không cần báo cáo cho ai hết. Ăn cắp hay là ăn cướp cỡ quốc gia? Ngang nhiên ngoài vòng pháp luật. Vậy mà cứ thề thốt khi vào đảng “hy sinh tất cả vì nhân dân”, “chống mọi hình thức bóc lột”, “hy sinh thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau nhân dân“, toàn là đạo đức giả, tự phản bội lý tưởng, lời thề danh dự ban đầu không biết ngượng.
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, thông tin công khai nhanh nhạy, sự minh bạch lên ngôi, dối trá bị đẩy lùi, niềm tin ở đảng tan ra như khói, thay vào đó là sự khinh thị của nhân dân đối với những kẻ trọc phú mới, sa đọa bởi lòng tham không giới hạn, thành triệu phú, tỷ phú phất lên không do tài năng mà do phe nhóm chia chác quyền hành và bổng lộc, nói hay nhưng toàn làm ngược lại, chuyên phá nát từng núi của do mồ hôi nước mắt của nhân dân tạo nên. Do đó có hàng triệu đảng viên không còn muốn sinh hoạt trong chi bộ đảng, nhạt đảng, thoát đảng, yên lặng ngừng sinh hoạt, ra tuyên bố từ biệt đảng vì đảng không còn xứng đáng với mình.
Một số đảng viên còn kêu gọi thành lập tổ chức chính đảng khác vì cái danh nghĩa đảng CS đã bị ô uế là tội ác trên toàn thế giới, hàng trăm đảng CS nối đuôi vào nghĩa địa. Ở VN đảng CS cũng tha hóa biến chất đến độ cùng cực, chưa thấy có một khả năng nào cứu vãn được nó, vì đây là sự tự tha hóa bắt nguồn từ nội tâm rữa nát hư hỏng, càng ở cấp trên càng tệ. Cứ xem kỹ cái trò tự phê và phê nhơ nhớp và cái tuồng kê khai tài sản vờ vĩnh là đủ biết. Đảng CS Việt Nam đã thực sự chết trong lòng người dân.
Cho nên sứ mạng của các hiệp sĩ dân chủ và nhân quyền càng thêm nặng nề cấp bách và vẻ vang. Tình hình còn lắm khó khăn nhưng chưa bao giờ thuận lợi như lúc này.
Chúng ta đang nắm quyền chủ động trong đấu tranh. Chúng ta có chính nghĩa và lòng dân. Chúng ta có sự đồng tình ủng hộ của LHQ, của cả thế giới dân chủ, văn minh. Tất cả đảng viên CS lương thiện sớm muộn đứng về phía chúng ta, người trước kẻ sau sẽ theo con đường sáng của dân chủ và nhân quyền, không thể khác.
Những kinh nghiệm và sáng kiến vừa qua là những hành trang quý để phát huy trong năm 2014 mang nhiều triển vọng. Mọi chế độ độc đoán, vô đạo đức, phản nhân dân đều thuộc về dĩ vãng, thuộc các thế kỷ đã qua.
Trên con ngựa dũng mãnh của thời đại, yên cương đã sẵn sàng, xin mời các dũng sĩ dân chủ và nhân quyền lên yên cùng phi tới trước trong cuộc đấu tranh không bạo lực, bằng trái tim yêu thương nhân dân thật lòng, bằng trí tuệ dân tộc tỏa sáng, để năm 2014 chắc chắn là năm gặt hái nhiều thành tích , tự do và nhân quyền sớm trở về trọn vẹn với toàn thể nhân dân.
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014
Nguyễn Khắc Giang - Cái chết của loa phường
Nguyễn Khắc Giang -
Hoàng đế rời ngôi
Thế hệ trẻ con tầm 15 năm trước đây thức dậy cùng với tiếng nhạc giải phóng Điện Biên lúc 5h sáng. Thời ấy không nghĩ ngợi gì nhiều về loa phường, cứ coi nó là một thứ hiển nhiên như ông mặt trời mọc ở đằng đông. Khi nào “Bộ đội ta tiến công trở về…” thì dậy tập thể dục, đến lúc điểm tin làng xã thì liệu liệu mà cắp đít đi học. Tầm 4h30-5h loa bắt đầu phát nhạc cách mạng là lục đục đi về. Người dân sống trong một cái vòng tròn bình lặng trong đó thông tin được đưa đến đều đặn hai lần một ngày.
Giá mà chỉ có loa phường, VTV, và báo Nhân Dân thì bây giờ chúng ta đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội còn nhanh hơn người anh em Bắc Triều rồi. Nhưng một loại virus chết người lây lan từ bọn tư bản giãy chết cuối thế kỉ trước đã thay đổi tất cả. Em nó là internet.
Thông tin được tiếp cận dễ dàng và đa chiều trên mạng khiến cho nhu cầu nghe loa hầu như không còn ở các thành phố lớn.
Ở những khu phố ồn ào thì tất nhiên tiếng loa sẽ chẳng thu hút được đám đông nhốn nháo rồi. Còn ở những góc bình yên hơn, dân chúng thậm chí còn thấy khó chịu khi bị cưỡng bức âm thanh. Cái loa phường giờ đây như ông đồ thời chuyển giao, là tàn tích của thời quá vãng hơn là một biểu tượng của sức mạnh tuyên truyền. Nó đúng là công cụ một chiều: nói chẳng ai nghe.
Đó không chỉ là vấn đề của cái loa. Cả VTV và báo Nhân Dân cũng đang chịu chung một số phận. Độ phủ sóng vẫn cao, người xem vẫn đông, cơ mà tính hiệu quả tuyên truyền thì đi xuống rõ rệt. Với internet, người dân bắt đầu biết phản ứng với thông tin thay vì chấp nhận vô điều kiện.
Người ta chịu khó tìm các thông tin bên lề, đồn thổi hay chính thức, để mà ăn rau muống bàn chuyện chính trị. Người ta viết blog, share status để chia sẻ tin tức cho nhau. Người ta đang trong một cái mà ông Manuel Castells gọi là “mass-self communication,” tạm gọi là truyền thông đa quần chúng: cộng đồng tự kết nối, tạo ra, chia sẻ thông tin thay vì thông qua các kênh trung gian như báo chí trước đây.
Đó thực sự là một bước đại nhảy vọt. Kể từ thời thằng mõ cho đến anh tuyên huấn ở làng, tiếp nhận thông tin bao giờ cũng là từ trên xuống: quan phân phát và dân đen chỉ có việc nhận. Tình hình mới khiến cả hai bên bối rối: từ ông quan chỉ biết dẫn dắt đàn cừu ngoan ngoãn, cho đến đàn cừu xưa nay bị lùa đi thì bây giờ bỗng được ban cho quyền được phát biểu, được phê phán, được so sánh ông chăn cừu nhà mình với gã hàng xóm.
Tất nhiên cuộc nhảy vọt này chủ yếu là ở thành phố, còn đối với 70% dân số ở nông thôn thì cái loa vẫn là ái nữ. Thế nên nói trót dại, lỡ mà có chuyện gì như áo đỏ áo vàng ở bên Thái, thì lực lượng cách mạng bây giờ sẽ không phải là công-nông nữa, mà chính là dân thành thị. Điều đó là tất yếu: ai quản lý được thông tin thì sẽ quản lý được quần chúng. Không tin? Hãy nhìn sang thiên đường cách mạng của đồng chí Kim Jong-un thì biết.
N. K. G.
Nguồn: khacgiang.com
Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014
Phạm Chí - Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội
Phạm Chí Dũng (RFA) -
Mất ruộng người nông dân chuyển sang công nhân lao động... AFP
Trong căn phòng u lạnh của trạm xá, Đỗ Thị Thiêm – một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Vào khoảng giữa năm 2013, chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến.
Chỉ vài tháng sau khi xuất viện, chị Thiêm lại bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ liên quan đến vụ việc bà con nông dân làng Trịnh Nguyễn phải náu mình đòi công lý dưới gầm cầu vượt.
Cảnh nạn phân tầng và phân hóa xã hội ở Việt Nam năm 2013 mới đắng chát làm sao! Trong khí buốt tê tái lòng người vào những ngày cuối năm, một nỗi bất an cùng cực cho năm sau vẫn siết lấy buồng tim những người nông dân mất đất.
Đám mối
Giai tầng nông dân – vốn chiếm đến 60% dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam – đang lâm vào tình trạng bức bách về kế sinh nhai. Trong khi trên khắp mọi vùng đất nước vẫn hàng ngày lê thê hình ảnh những đoàn dân oan lũ lượt kéo nhau đi đòi quyền lợi bị đánh cắp, một hình ảnh tiêu biểu cho nạn suy thoái kinh tế lại đột phá đầy tính tương hợp: nhiều nông dân phải trả ruộng, bỏ ruộng vì canh tác kém hiệu quả.
Hai hình ảnh liền mạch này lại dẫn đến một bức tranh tương phản: thân gốc chính trị của chế độ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đang mục ruỗng trên đám mối khổng lồ lan rộng và ăn sâu đến tận cùng.
Giải quyết đất... RFA files
“Thân gốc chính trị của chế độ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đang mục ruỗng trên đám mối khổng lồ lan rộng và ăn sâu đến tận cùng.”
Từ nhiều năm qua, đám mối ấy đã được hình thành từ vô số kẻ đầu cơ trục lợi mà đến năm 2011, giới công luận ở Việt Nam đã chính thức đặt cho nó cái tên là “nhóm lợi ích”. Rất tương đồng với người bạn có tên “Bốn Tốt” đóng đô ở Bắc Kinh, ích lợi của một chủng tộc đặc thù ở Hà Nội và các địa phương được cấu kết bởi rất nhiều quan chức quen thói ăn vặt cùng số đại gia tăng trưởng không ngừng nghỉ trong các lĩnh vực đầy đặn tính độc quyền quốc gia như xăng dầu, điện lực, viễn thông, cùng những kẻ đầu cơ mới nổi phất lên từ chuyện kinh doanh hoàn toàn thiếu minh bạch về chứng khoán, bất động sản và vàng bạc.
Vào năm 2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt Nguyễn Đức Kiên – người được coi là “bố già” trong nhiều lĩnh vực đầu cơ và có những tham vọng không thèm che giấu đối với chính trường. Nhưng Kiên chỉ là một trong nhiều khối u ác tính chưa phát lộ. Điều đáng nói là ở Việt Nam đã lâu nay xuất hiện nhiều “cá mập” như Kiên – những kẻ thường chỉ chịu hạ mình ăn sáng với các quan chức tối thiểu cấp thứ trưởng.
Ngay cả án tử hình năm 2013 dành cho kẻ có cái tên rất đẹp là Dương Chí Dũng cũng chỉ có ý nghĩa như hành vi “diệt ruồi”, trong lúc vẫn chưa có một con hổ nào được pháp luật chiếu cố.
Hố phân cách giàu nghèo cũng vì thế đã ngày càng trở nên không thể chịu đựng nổi. Cách đây hai chục năm, báo chí chính thống của nhà nước đã tiết lộ độ chênh lệch giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% số người có thu nhập thấp nhất lên đến hơn 30 lần. Còn giờ đây, trong khi con số thống kê của các cơ quan chính quyền chỉ thừa nhận khoảng phân hóa đó chưa đến 10 lần, giới chuyên gia phản biện độc lập lại chắc mẩm rằng hố xa cách này phải lên đến 60-70 lần.
Giải quyết biểu tình... RFA files
Những gì đang xảy ra ở Việt Nam thật ra chỉ là cái bóng của những gì đã lộ ra ở Trung Quốc. Vào năm 2011, một nhà phản biện độc lập của Trung Hoa là Vương Tiểu Lỗ đã thống kê độ chênh lệch giữa 5% có thu nhập cao nhất với 5% có thu nhập thấp nhất lên đến 67 lần.
Đó cũng là lý do vì sao mà Trung Quốc đang có đến 200 nhà tỷ phú đô la, nhảy lên bậc trọc phú danh dự trên thế giới. Không chịu kém cạnh, Việt Nam cũng đang len dần vào trang lót của tạp chí Forbes với khoảng 300 đại gia có tài sản trên 100 triệu USD tính theo đầu người.
Oán hận
Vào năm 2012, giới chính khách Việt đã phải chính thức thừa nhận một cụm từ mới: nhóm thân hữu. Tính chất hết sức đặc biệt của khái niệm này chính là sự gắn kết rất hữu cơ và “bền vững” giữa một số chính khách có thực quyền với nhau và với nhóm các đại gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Quá dung dưỡng cho các nhóm lợi ích lộng hành, nhóm thân hữu đã trở thành quan tòa để phán quyết về số phận của đại đa số tầng lớp cùng khốn dưới đáy. Nghịch lý “nước giàu dân nghèo” ở Trung Quốc đang tái hiện rất nhanh ở đất nước có lịch sử “ngàn năm Bắc thuộc” và đến nay vẫn còn chịu nhiều phụ thuộc không che giấu vào Trung Nam Hải.
Giải quyết giao thông... RFA files
Không chỉ lệ thuộc đến 90% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dùng cho sản xuất, giới tuyên giáo Việt Nam vẫn đang là tấm gương phản chiếu một sự chung đụng rập khuôn đáng hổ thẹn với kẻ mà người dân gọi là “thiên triều”.
Khi 2013 kết thúc, cuộc suy thoái kinh tế ở Việt Nam đã trải qua đúng 6 năm. Tuy nhiên, thời gian đó vẫn như chưa đủ để ứng với điểm kết thúc của một chu kỳ suy thoái thường thấy, mà tất cả hầu như mới chỉ phác ra giai đoạn đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể kéo dài đến hàng chục năm hoặc hơn, và hầu như chắc chắn có thể dẫn quốc gia hình chữ S vào ít nhất một thập kỷ mất mát không tránh khỏi.
“Nhiều nông dân và cả trí thức Việt Nam đang biểu lộ phản ứng có tính đối đầu với lực lượng công quyền. Tâm lý thù ghét người giàu và giới quan chức cai trị ngày càng ăn sâu vào não trạng của lớp nông dân mất đất, bị nghèo hóa và bị đẩy vào cảnh bần cùng”
Tuy thế, vẫn chưa một lần các nghị quyết của đảng cầm quyền ở Việt Nam thừa nhận câu chuyện đất nước này đang lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc – điều đã được giới nghiên cứu và truyền thông quốc tế tìm cách mở mắt cho họ từ suốt mấy năm qua.
Kinh tế luôn có thói quen quyết định đến chân đứng chính trị và cả vận mệnh của các chính khách. Với Việt Nam – nơi nền kinh tế còn phải dựa phần lớn vào sản xuất nông nghiệp, bi kịch của nông dân chắc chắn sẽ dẫn đến đến thảm cảnh của chế độ. Bỏ đất, mất đất, và ngay cả trong lúc Việt Nam được khá nhiều ưu ái của cơ chế WTO và lượng xuất khẩu gạo của nước này đứng thứ hai trên thế giới, giá xuất gạo vẫn giảm tương đối và nông dân vẫn thực lỗ…, tất cả những trái khoáy ghê gớm như thế không chỉ bày biện một khuôn mặt điều hành kinh tế chằng chịt sẹo, mà còn khiến cho cơ thể ý thức hệ trở nên tàn tạ hầu như toàn diện những tư tưởng của nó.
Mục ruỗng tư tưởng lại dẫn đến biến thái hành vi. Tháng 9/2013, một nông dân Thái Bình đã xả súng bắn chết vài quan chức điều hành quỹ đất của tỉnh này. Suy thoái kinh tế kéo dài và bế tắc kéo theo những mầm mống khủng hoảng xã hội đang mau chóng lộ diện và có thể bùng nổ trong vô thức. Phần lớn sự lộ hình này đến từ nông thôn miền Bắc – những địa phương có truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả khởi nghĩa nông dân.
Gần tương tự không khí ở Trung Quốc, nhiều nông dân và cả trí thức Việt Nam đang biểu lộ phản ứng có tính đối đầu với lực lượng công quyền. Tâm lý thù ghét người giàu và giới quan chức cai trị ngày càng ăn sâu vào não trạng của lớp nông dân mất đất, bị nghèo hóa và bị đẩy vào cảnh bần cùng. Mối dắt dây liên tục và hầu như không tránh khỏi như thế sẽ có thể khiến cho chế độ cầm quyền lâm vào ngõ cụt chỉ trong 3-4 năm nữa, một khi khủng hoảng kinh tế công khai trưng diện cái thảm cảnh quay quắt của nó.
P. C. D.
Ngô Nhân Dụng - Cuộc hành trình hy vọng của Việt Dzũng
Ngô
Nhân Dụng -
Buổi trưa, trên con đường sau nhà thờ Thánh Linh,
một bà tóc bạc phơ ngăn tôi lại hỏi, bằng tiếng Anh: “Chuyện gì vậy? Sao hôm
nay Thứ Hai mà nhiều xe đậu thế?” “Thưa cụ, có tang lễ.” “Trông ông ăn mặc thế
này tôi biết là có tang lễ rồi. Nhưng ai vậy?” Tôi định nói “Việt Dzũng,” nhưng
nghĩ ra ngay là bà cụ già sẽ không hiểu mình nói gì.
Thấy một đám tang lớn, người Mỹ có
thể hiểu nguyên nhân nếu người qua đời là một nhạc sĩ hoặc ca sĩ nổi tiếng. Nhưng
tôi định mở miệng nói lại ngưng, không thể dùng những chữ đó. Giới thiệu Việt
Dzũng như vậy không đủ. Không diễn tả hết được hình ảnh của anh trong tấm lòng
của hàng ngàn người đến tiễn chân anh lần cuối. Việt Dzũng vượt lên trên tất cả
những danh hiệu này, mặc dù anh làm nhạc và hát hay. Trong khi bà cụ vẫn nhướn
mắt chờ nghe một lời giải thích, tôi nói nhanh cho gọn: “Ông ấy là một người
tranh đấu, a fighter.” Nói xong thì biết mình sẽ gây hiểu lầm, phải nói thêm:
“Một người tranh đấu cho một lý tưởng. Tranh đấu cho công bình, cho tự do.”
Trong đầu tôi còn văng vẳng lời Ðức Giám Mục Mai Thanh Lương giảng trong thánh
lễ, dẫn Phúc Âm theo Thánh Mathieu: “Phúc cho những người công chính bị bách
hại, vì Nước Trời là của họ.”
Bà hàng xóm người Mỹ gật đầu, cảm ơn
rồi tiếp tục đi dạo qua những hàng xe đậu tràn hai bên đường, nhiều xe đậu
không đúng luật nhưng cảnh sát đi qua cũng làm ngơ không phạt. Nhưng tôi bùi
ngùi, thấy mình chưa nói đủ về Việt Dzũng. Dzũng là một người tranh đấu, đúng.
Cuộc đấu tranh của anh đã bắt đầu ngay từ tuổi nhỏ, khi anh chưa hiểu những chữ
“lý tưởng,” “công bình” và “tự do” nghĩa là gì. Khi trưởng thành Việt Dzũng còn
tranh đấu vì lòng yêu nước, tranh đấu cho những đồng bào tị nạn được định cư,
tranh đấu cho các tù nhân của lương tâm, tranh đấu để nước Việt Nam có ngày
được sống dân chủ tự do, ngẩng mặt lên không hổ thẹn với các nước chung quanh.
Không phải chỉ tranh đấu không thôi,
Việt Dzũng còn là một nhà chinh phục. Anh đã chinh phục được tình yêu thương,
kính trọng của hàng triệu người Việt, ở khắp năm châu. Nghe tin anh qua đời,
bao nhiêu người đã khóc. Hàng ngàn người đến dự các buổi tưởng niệm và tang lễ.
Nhưng ngay từ khi còn nhỏ, tới trường Việt Dzũng đã phải tranh đấu. Nhiều bạn
học vô tình đã đùa cợt, chế nhạo hai chân khuyết tật của anh. Cuối cùng Việt
Dzũng không những đã làm cho đám bạn trẻ chung quanh mình phải ngưng trò đùa
nghịch mà anh còn chinh phục được lòng kính trọng của họ, biến họ thành những
người bạn quý, yêu thương, thân thiết. Cả cuộc đời Việt Dzũng là tranh đấu và
chinh phục.
Nhưng một con người chỉ tranh đấu
thì cũng không đủ để chinh phục được tình yêu thương kính trọng của mọi người.
Việt Dzũng được đồng bào yêu quý không chỉ vì anh là một biểu tượng đấu tranh,
mà còn vì anh là hình ảnh một nhân cách trong sạch, hùng tráng, và đam mê. Nhân
cách tinh thần biểu lộ trong những việc anh làm, ngay trong đời sống và công
việc hàng ngày. Những người cộng sự đều ngậm ngùi nhưng cũng hãnh diện kể lại
những kỷ niệm đã chia sẻ với anh.
Nhà văn Huy Phương nhắc mọi người,
“Phải nhìn những cụ già ngồi xe lăn, những gia đình dẫn cả con cháu đến dự đêm
tưởng niệm Việt Dzũng, một đêm cuối năm giá lạnh, trước đài truyền hình SBTN;”
trong đó “không ca sĩ nào, không MC nào, cầm nổi nước mắt.” Và ai cũng phải tự
hỏi, “Vì sao cả những người ở xa, từ San Jose xuống, từ Riverside về, từ Los
Angeles, San Diego đến, không hề quen biết, gần gũi anh, chỉ thấy nghe anh qua
băng nhạc, làn sóng phát thanh hay băng tần truyền hình, vì ngưỡng mộ, thương
tiếc anh, cũng sụt sùi nhỏ lệ.”
Một người đã nhận xét: Việt Dzũng
qua đời đã giúp mọi người đoàn kết với nhau hơn. Một vị độc giả Người Việt
viết: “Hy vọng những người còn sống, vì lòng thương tiếc Việt Dzũng sẽ nhận ra
họ cần phải làm gì để xứng đáng với những điều Việt Dzũng đã mang đến cho chúng
ta trong thời gian anh sống trên cõi trần này.” Một nhà văn khác viết: “Có thể
nói đây là cái chết gây xúc động nhất trong cộng đồng hải ngoại từ gần 40 năm
nay. Không riêng gì đồng bào hải ngoại tiếc thương Việt Dzũng. Blog Người Buôn
Gió ở trong nước cũng bày tỏ tình thương tiếc.”
Những ai đã sống trong vùng Little
Saigon đều biết có hai lần người Việt tị nạn trong vùng đã biểu lộ tấm lòng
chung của mình một cách bồng bột và sôi nổi. Lần đầu là cuộc biểu tình kéo dài
nhiều ngày đêm phản đối việc treo hình, treo cờ cộng sản trong một cửa tiệm ở
đường Bolsa. Lần thứ hai là đám tang Việt Dzũng. Không ai bảo ai, tất cả mọi
người cùng biểu lộ, vì cùng nhau chia sẻ một tấm lòng. Lần trước, là một cơn
giận dữ bùng nổ. Lần này là tình yêu thương, quý mến một người bạn, một người
anh, một đứa con đã qua đời sớm quá. Mọi người chia sẻ với nhau những lời tiếc
thương, những giọt nước mắt; như một thi sĩ quá cố viết: “Những vì sao rụng
bỗng đầy lệ nhân gian.”
Ai đã chứng kiến hai biến cố kể
trên, có thể hiểu hai chữ “lòng dân.” Lúc bình thường, không ai biết lòng dân
thế nào. Có thể đoán được lòng dân, nhưng trong những lúc bình thường không
trông thấy nó hiện ra cụ thể thì vẫn nửa tin nửa ngờ. Nhưng bỗng có một biến
cố, bỗng thấy lòng dân mở ra trước mắt. Muôn người như một, không ai bảo ai,
tất cả xuất hiện cùng một lúc, xuống đường, phơi bày gan ruột của mình. Phải
nhìn thấy tận đáy sâu tấm lòng đó, lúc bình thường vẫn chất chứa những nỗi
giận, niềm đau, những tình yêu thương tha thiết mặc dù không ai nói ra. Ðến một
ngày, một giờ nào đó, đúng lúc, lòng người cùng biểu hiện. Tuy chỉ trong một
thời gian có giới hạn, nhưng chúng ta biết những tình tự vẫn chất chứa trong
tim óc hàng triệu người, suốt bao nhiêu năm, chờ một biến cố sẽ nổ bùng.
Nguyễn Văn Khanh kể lần cuối cùng
gặp nhau, Việt Dzũng nói: “Anh em mình còn quá nhiều việc phải làm, em không
biết mình có làm được hết hay không?”
Có thể coi đó là một lời nhắn nhủ
của Việt Dzũng cho những người còn sống. Việt Dzũng đã thành một biểu tượng.
Anh làm tôi nhớ đến một biểu tượng của thanh niên Canada là Terry Fox. Năm
1980, Terry Fox 22 tuổi, anh đã mất một chân vì bạo bệnh, và biết mình không
còn sống được bao lâu. Anh đã thực hiện một “Cuộc hành trình hy vọng” (Marathon
of Hope), quyết tâm đi bộ với hai cây nạng, từ Ðại Tây Dương sang Thái Bình
Dương dọc theo chiều ngang nước Canada. Mục đích chuyến đi là gây quỹ, anh yêu
cầu mọi người góp vào một quỹ nghiên cứu y học, mong có ngày nhân loại sẽ có
thuốc trừ được căn bệnh ung thư đang cướp dần cuộc đời anh. Ðể thực hiện cuộc
hành trình này, Fox đã tập luyện hơn một năm trời, đã dự một cuộc chạy đua
marathon và anh đi suốt 40 cây số, về sau chót. Năm 1981, Fox qua đời. Từ đó,
hàng năm nhiều người đã tổ chức các cuộc hành trình hy vọng như Fox, trên khắp
thế giới.
Cả cuộc đời Việt Dzũng là một cuộc
hành trình hy vọng. Việt Dzũng hy vọng điều gì? Như tất cả chúng ta, anh mong
xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bình, bác ái.
Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình
hy vọng mà Việt Dzũng bắt đầu. Nước Việt Nam đang sống trong cảnh “tiền cách
mạng.” Tâm tư người dân hiện còn chìm ẩn. Những oan ức, những thống khổ, những
khát vọng, chất chứa dưới đáy sâu trong lòng. Sẽ có ngày người Việt Nam ở trong
nước sẽ phơi bầy tấm lòng, muôn người như một, không ai bảo ai. Chỉ cần một
biến cố châm ngòi, lòng dân cháy bùng lên, không chế độ bạo tàn nào kiềm chế
được.
Nguyễn Hưng Quốc - Nhìn lại năm 2013: Buồn
Nguyễn Hưng Quốc -
Nhìn lại năm 2013 vừa qua, phần lớn các nhà bình luận chính trị, và đặc biệt, những người quan tâm đến xu hướng dân chủ hóa, đều cho đó là một năm đáng buồn.
Nếu năm 2011 là năm của cách mạng mùa xuân, của xu hướng dân chủ hóa ở một nơi ngỡ như khó có dân chủ nhất: các quốc gia Hồi giáo, năm 2012 là năm chuyển tiếp, nơi hy vọng và thất vọng, buồn và vui, lạc quan và bi quan giao thoa với nhau, năm hầu như mọi người đều thắc thỏm, phập phồng lo lắng, chưa biết tương lai sẽ đi về đâu, thì năm 2013 vừa qua, ngược lại, là năm các xu hướng phản động có vẻ thắng thế, niềm hân hoan trước làn gió dân chủ mới thổi tràn đến Trung Đông dần dần nguội tắt, mọi người bàng hoàng nhận ra con đường tiến đến dân chủ sao mà gập ghềnh, khúc khuỷu và tối tăm đến vậy.
Ở Ai Cập, Mahomed Morsi trở thành Tổng thống sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong lịch sử, nhưng đúng một năm sau, lại bị đảo chính và bị kết tội là phản bội, là chà đạp lên dân chủ. Hiện nay, đất nước này nằm trong tay các tướng lãnh, đứng đầu là tướng Abdel Fatah al-Sisi. Các tranh chấp quyền lực trong nội bộ không biết bao giờ mới kết thúc và triển vọng dân chủ chắc vẫn còn xa vời. Dân chúng, thuộc các phe phái khác nhau, tiếp tục xuống đường biểu tình và tiếp tục bị giết chết. Hàng ngàn.
Ở Syria, cuộc nổi dậy của dân chúng dẫn đến nội chiến kéo dài, và có lẽ, sẽ tiếp tục kéo dài nữa. Một mặt, Bashar al-Assad sử dụng cả vũ khí hóa học để trấn áp dân chúng, quốc tế chỉ lên tiếng phê phán một cách vừa phải; mặt khác, trong lực lượng nổi dậy lại xuất hiện khá nhiều phe nhóm Hồi giáo cực đoan, vốn gắn liền với các tổ chức khủng bố, khiến không ai muốn giúp đỡ hay can thiệp. Nói chung, ở Syria, bất cứ phe nào thắng thì dân chủ cũng bị sát hại. Do đó, từ bên ngoài, ai cũng lo lắng quan sát nhưng không ai muốn nhúng tay vào cả. Sự bàng quan ấy khiến máu của người dân Syria không ngừng chảy. Đầy trên các đường phố.
Ở Libya, sau khi Muammar Gaddafi bị lật đổ và giết chết, người ta ngỡ có dân chủ. Nhưng không. Trên đất nước ấy vẫn đầy bất ổn. Bọn khủng bố và các thế lực quân phiệt vẫn hoành hành. Mới đây, Thủ tướng Ali Zeidan bị một lực lượng quân sự bắt cóc, sau đó, được một lực lượng quân sự khác giải thoát: Ngay cả số phận của một thủ tướng cũng bấp bênh. Huống gì là dân chúng.
Ngay ở Tunisia, nơi bùng phát cuộc cách mạng mùa xuân và cũng nơi là người ta tưởng sự chuyển tiếp sang dân chủ tương đối dễ dàng, nhanh chóng và êm ái nhất, vẫn đầy những khó khăn và bất trắc. Lực lượng Hồi giáo cực đoan vẫn rất mạnh. Sự chia rẽ trong đất nước vẫn còn rất trầm trọng. Hiện nay, guồng máy quốc gia tạm thời nằm trong tay Thủ tướng Mehdi Jomaa trong lúc chờ Hiến pháp mới được thông qua. Người ta hy vọng mọi thứ sẽ ổn thỏa. Nhưng cũng không có gì chắc chắn cả.
Ở Châu Phi, tình hình cũng không khả quan hơn. Sau khi Nelson Mandela qua đời, tình hình chính trị Nam Phi vẫn đầy rối rắm. Chính phủ hiện tại bị phê phán là vừa tham nhũng vừa bất lực. Các tệ nạn xã hội vẫn đầy ngập. Cuộc sống của những người dân bình thường vẫn đầy khốn khó. Nạn kỳ thị chủng tộc đã thuộc về quá khứ nhưng dân chủ thì vẫn còn trong giai đoạn manh nha. Tuy Mandela đã từ giã sân khấu chính trị từ lâu, việc ra đi của ông cũng có ý nghĩa rất lớn: Nam Phi mất đi một biểu tượng của sự khoan dung và tinh thần dân chủ, người có khả năng đoàn kết cả dân tộc. Bởi vậy, nguy cơ Nam Phi rơi vào họa độc tài không phải không có.
Ở Zimbabwe, Robert Mugabe, 91 tuổi, vẫn tiếp tục cai trị. Vừa cai trị vừa ngủ gà ngủ gật trong các phiên họp quan trọng. Nhưng vẫn cai trị một cách độc đoán và tàn bạo. Vẫn trấn áp mọi lực lượng đối lập và vẫn tiếp tục nhấn cả nước chìm đắm dưới đáy sâu của sự cùng khốn và tuyệt vọng.
Ở Châu Âu, nơi dân chủ bị đe dọa trầm trọng nhất là Nga. Năm 2012, Vladimir Putin trở lại ngôi vị Tổng thống lần thứ hai (sau hai nhiệm kỳ đầu, từ 2000 đến 2008 và sau một thời gian làm Thủ tướng, từ 2008 đến 2012). Lần này, bản chất cứng rắn của ông càng lộ rõ. Phần lớn những người đối lập đều bị trấn áp. Về phương diện đối ngoại, Putin có tham vọng biến Nga thành một đế quốc; về phương diện đối nội, thành một quốc gia độc tài. Nền dân chủ ở Ukraine cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng với những cuộc biểu tình và trấn áp biểu tình căng thẳng trên các đường phố vào các tháng cuối năm.
Ở Châu Á, hầu như chỉ có Miến Điện là đi đúng hướng, từ quân phiệt dần dần chuyển sang dân chủ, dù chỉ mới là bước đầu, còn khá rụt rè, với sự nhân nhượng và hòa giải của Tổng thống U Thein Sein và sự tham chính của Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên, gần đây, Miến Điện vẫn chìm ngập trong các cuộc bạo loạn của các lực lượng Hồi giáo và cả Thein Sein lẫn Suu Kyi đều bị nhiều người trên thế giới phê phán là không bảo vệ các thành phần Hồi giáo ấy đủ. Ở Bắc Hàn, Kim Jong-un, đối với quốc tế, càng hung hăng; đối với quốc nội, càng tàn bạo. Ở Thái Lan, dân chủ lại bị thử thách bởi tinh thần đảng phái với các cuộc biểu tình chống chính phủ càng lúc càng nhiều và càng đông. Ở Bangladesh, mấy tháng trước cuộc bầu cử dự định sẽ tổ chức vào ngày 5/1/2014, các cuộc biểu tình và bạo động không ngừng xảy ra khiến cả mấy chục người chết. Ở Sri Lanka, cuộc tranh đấu giành độc lập của người Tamil vẫn tiếp tục, có thể đẩy chế độ Rajapaksa vào chỗ khủng hoảng. Ở Trung Quốc, từ lúc Tập Cận Bình lên nắm quyền, đối với dân chúng, gọng kềm của đảng và nhà nước càng siết chặt; đối với các nước trong khu vực, tham vọng bành trướng càng ngày càng mạnh và thái độ càng ngày càng ngang ngược.
Nhìn chung trên phạm vi toàn thế giới, con đường phát triển của dân chủ dường như đang khựng lại. Như một thoái trào.
Trong cơn thoái trào ấy, nạn nhân đầu tiên chính là tự do ngôn luận.
Ở Châu Phi, từ Somalia đến Eritrea, Sudan, Djibouti, Ethiopia, Mali, Cộng hòa Trung Phi, Chad, v.v. ở đâu báo chí cũng bị trấn áp, các ký giả nếu không bị giết chết thì cũng bị bắt bớ và ngược đãi, chế độ kiểm duyệt được thiết lập, ngăn cản mọi tiếng nói đối lập và độc lập.
Ở Châu Á, ngoài Bắc Hàn, hai nơi tự do ngôn luận bị siết chặt nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Trong năm qua, ở Trung Quốc, cả hàng trăm người bị bắt vì tội “gieo rắc tin đồn”. Ở Việt Nam, những người lên tiếng phê phán nhà cầm quyền, thậm chí, chỉ tiết lộ một số thông tin về các cuộc đấu đá trong nội bộ nhà cầm quyền (như trường hợp của Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất) bị bắt bớ và giam cầm cũng rất nhiều. Theo World Press Freedom Index, năm 2013, Việt Nam vẫn nằm dưới đáy của quyền tự do ngôn luận, xếp vào thứ 172, chỉ trên Syria (thứ 176), Somalia (175), Iran (174) và Trung Quốc (173), nhưng lại thua cả Cuba (171), Sudan (170) và Yemen (169); càng thua xa Miến Điện (151), Campuchia (143) và Afghanistan (128).
Chuyện thế giới, đã có nhiều người thuộc các nước khác lo toan và buồn. Riêng chuyện Việt Nam, chỉ có chúng ta buồn.
Không những buồn, còn đau nữa. Không những chỉ có những người bị bắt bớ và giam cầm đau, cả những người ở ngoài tù ngục, thậm chí, ở hải ngoại, rất xa tù ngục, cũng thấy rất đau.
Đau hơn cả bị thiến.
Niềm hy vọng bị thiến.
Ðoàn Thanh Liêm - Bài thơ “Tuổi Trẻ” và Tướng Quân Mc Arthur
Đoàn Thanh Liêm -
Vào dịp cuối năm 1956,
lúc tôi còn theo học tại trường luật Saigon, thì anh bạn cùng quê là Vũ Năng
Phương có gửi cho tôi một tấm thiệp Noel trong đó có ghi tòan văn bản dịch của
bài thơ “Tuổi Trẻ” (Youth) của Samuel Ullman. Lời lẽ thật là sâu sắc, đầy tinh
thần lạc quan và rất ngắn gọn. Bài thơ đã có ảnh hưởng lớn lao đối với tôi từ
trên 50 năm nay. Nhưng mãi đến gần đây, nhờ tìm kiếm trên internet, tôi mới có
được nguyên tác bản văn bằng tiếng Anh mà tác giả Samuel Ullman viết vào năm
1918 lúc ông đã 78 tuổi. Toàn văn theo nguyên tác và bản dịch sẽ được ghi nơi
Phần Phụ Lục kèm theo bài viết này.
Xin trích một vài đọan
tiêu biểu như sau : “Không một ai lại già cỗi đi vì những năm tháng trôi qua.
Chúng ta già nua bởi vì ruồng bỏ lý tưởng của mình.” “Năm tháng có thể làm nhăn
nhúm làn da, nhưng sự từ bỏ tinh thần hăng say phấn khởi, thì mới làm tâm hồn
chúng ta thêm héo hắt."
Nhưng điều quan trọng
hơn cả là thông qua Tướng Douglas Mc Arthur, mà cả nước Nhật đã lấy lại được
cái hào khí sinh động khiến giúp cho việc tái thiết và phục hồi quốc gia sau
cuộc bại trận được mau lẹ tốt đẹp ít ai có thể ngờ được. Chi tiết câu chuyện này
như sau : Tướng Mc Arthur rất tâm đắc với bài thơ “Youth” này, nên ông đã cho
trưng bày bản văn ngay tại văn phòng của ông tại Tokyo, lúc ông làm Tư lệnh Lực
lượng Đồng Minh đặc trách công việc giải giới và phục hồi nước Nhật sau chiến
tranh. Rồi vào năm 1946, tờ tạp chí Reader’s Digest ấn bản tiếng Nhật đã phổ
biến tòan văn bản dịch ra Nhật ngữ của bài thơ bất hủ này.
Nhiều thành phần công
chúng tại Nhật đã hân hoan đón nhận cái tín hiệu đầy lạc quan, tích cực và năng
động được gói ghém trong “bài thơ không vần này”. Và từ đó mà họ đã hăng say
dấn thân vào công cuộc tái thiết quốc gia, khiến cho chỉ sau vài chục năm từ vị
trí của một nước thảm bại vì thua trận, và bị tàn phá nặng nề, nước Nhật đã lấy
lại vị thế của một cường quốc về mặt kinh tế, chính trị cũng như văn hóa như ta
thấy ngày nay. Nhiều người Nhật đã tìm hiểu cặn kẽ hơn về tác giả bài thơ
“Youth” này, bằng cách đến tại thành phố Birmingham thuộc tiểu bang Alabama,
miền Nam nước Mỹ và thúc đẩy cả dân chúng Mỹ tại địa phương để cùng hợp tác
thiết lập Viện Bảo Tàng Samuel Ullman (Museum), bằng cách gây quỹ để mua lại
căn nhà xưa của tác giả và biến nhà đó thành cơ sở của Viện Bảo Tàng do Đại học
Alabama tại Birmingham (UAB = University of Alabama Birmingham) quản lý.
Kết cục là chính người
Nhật lại đã thán phục cái tinh thần lạc quan năng động của Samuel Ullman như
được ký thác trong bài thơ bất hủ này, và họ đã gây ra được cả một phong trào
quần chúng tự phát đi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của tác giả, hơn cả chính
người Mỹ ở Alabama bởi cái tâm lý “Bụt nhà không thiêng”, nên đã ít chú ý đến
con người xuất chúng như thế từ chính quê hương bản quán của mình.
Tiểu sử của tác giả
Samuel Ullman (1840 – 1924) có thể ghi vắn tắt như sau: Ông sinh tại nước Đức
năm 1840, khi lên 10 tuổi thì theo gia đình qua lập nghiệp tại miền Nam nước
Mỹ. Ông gia nhập quân đội Miền Nam (Confederate Army) trong cuộc nội chiến
1860-65. Sau khi miền Nam thất trận, thì giải ngũ về lo chuyện kinh doanh nhỏ.
Sau này ông làm việc trong ngành quản lý giáo dục và hết sức hỗ trợ cho các trẻ
em da màu (người Mỹ gốc Phi châu) có cơ hội được đi học. Ông cũng dành nhiều sự
dễ dãi cho giới phụ nữ được tham gia các sinh họat văn hóa xã hội trong cộng
đồng người Do Thái tại miền Nam. Lập trường cấp tiến như vậy đã gây cho ông
nhiều sự phiền phức, vì vào thời đó tại miền Nam nước Mỹ nạn kỳ thị chủng tộc
vẫn còn rất ngặt nghèo, tàn bạo. Một con người với đầu óc tiến bộ như vậy, nên
vào tuổi 78 ông đã sáng tác được bài thơ mà Tướng Mc Arthur (1880 – 1964) đã
đưa sang phổ biến tại Nhật Bản sau thế chiến 2, khiến gây được một chấn động
mạnh mẽ trong tâm lý người Nhật, cũng như trong giới quân nhân Mỹ phục vụ tại
Nhật hồi sau chiến tranh.
Quả thật, sức mạnh của
tư tưởng nhân bản tích cực và lạc quan phát xuất từ bài thơ này đã tạo ra được
sự hưởng ứng mãnh liệt của quần chúng khắp nơi, đặc biệt là tại nước Nhật, ngay
cả gần 100 năm sau khi tác giả đã qua đời. Người viết xin trân trọng giới thiệu
với các bạn đọc Việt Nam câu chuyện về bài thơ “Youth” thời danh này.
Nhân tiện cũng xin ghi
lời biết ơn và tưởng nhớ sâu sắc đến với anh bạn Vũ Năng Phương, tức nhà biên
khảo Vũ Lục Thủy là người đầu tiên đã cho tôi được biết đến bài thơ này như đã
ghi ở đầu bài viết này. Anh đã sớm từ giã cõi đời năm 2001 tại San Diego lúc
chưa đầy tuổi 70.
California, Tháng Năm
2009
Phụ Lục
Tuổi Trẻ
Nguyên tác: Youth by
Samuel Ullman (1918)
(Bản dịch của Đòan Thanh
Liêm - 2009)
Tuổi trẻ không phải là
khoảnh khắc thời gian của cuộc đời; đó là một trạng thái của tâm trí; đó không
phải là chuyện của những cặp má hồng, của làn môi đỏ mọng và của cặp đầu gối
mềm dẻo; đó là chuyện của ý chí, phẩm chất của óc tưởng tượng, sức mạnh của cảm
xúc; đó là sự tươi mát của nguồn suối nhân sinh.
Tuổi trẻ mang ý nghĩa là
sự thắng vượt của lòng can đảm trên sự rụt rè của ham mê, thích phiêu lưu mạo
hiểm hơn là ưa chuộng sự dễ dãi. Điều này thường có nơi người trên 60 tuổi, hơn
là trong cơ thể của người ở tuổi 20. Không một ai lại già cỗi đi vì những năm
tháng trôi qua. Chúng ta già nua bởi vì ruồng bỏ lý tưởng của mình.
Năm tháng có thể làm
nhăn nhúm làn da, nhưng sự từ bỏ tinh thần hăng say phấn khởi thì mới làm tâm
hồn chúng ta thêm héo hắt. Sự buồn phiền, sợ hãi, sự ngờ vực chính bản thân
mình bẻ nát vụn tâm hồn và biến tinh thần trở về lại cát bụi.
Dù ở tuổi 60 hay 16,
trong con tim mỗi người đều có sự quyến rũ của sự kỳ diệu, sự đam mê háo hức
như con trẻ với cái điều sắp xảy đến, và niềm vui của trò chơi cuộc sống. Trong
sâu thẳm của tâm hồn bạn cũng như của tôi, thì đều có một trạm vô tuyến; bao
lâu mà cái trạm đó còn tiếp nhận tín hiệu của cái đẹp, niềm hy vọng, sự nô nức,
lòng can đảm và năng lượng của con người và của Vô biên, thì lúc đó bạn còn trẻ
mãi.
Khi mà giây ăng ten cụp
xuống, và tinh thần của bạn bị bao phủ bởi lớp tuyết hoài nghi yếm thế, thì dù
bạn mới có 20 tuổi, bạn đã già nua cằn cỗi rồi; nhưng nếu giây ăng ten đó vẫn
mở bật lên để đón bắt những đợt sóng của lạc quan, thì có hy vọng là bạn có thể
chết trẻ vào tuổi 80.
Ghi chú : Tác giả Samuel Ullman mất vào năm 1924 lúc ông
được 84 tuổi. Rõ rệt là ông vẫn còn tươi trẻ khi lìa đời, đúng như đọan sau
cùng của bài thơ bất hủ, mà ông viết vào năm 1918 lúc "mới có 78 tuổi".
YOUTH
Youth is not a time of life; it is a state of
mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and supple knees; it is a
matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it
is the freshness of the deep springs of life.
Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the
appetite, for adventure over the love of ease. This often exists in a man of
sixty more than a body of twenty. Nobody grows old merely by a number of years.
We grow old by deserting our ideals.
Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul. Worry,
fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust.
Whether sixty or sixteen, there is in every human being's heart the lure of
wonder, the unfailing child-like appetite of what's next, and the joy of the
game of living. In the center of your heart and my heart there is a wireless
station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and
power from men and from the Infinite, so long are you young.
When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism
and the ice of pessimism, then you are grown old, even at twenty, but as long
as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may
die young at eighty.
Trần Mộng Tú - NƯỚC MẮT CỦA RƯỢU
Trần Mộng Tú -
Mỗi
dịp có bạn ở xa đến hay vào những lúc xuân về vợ chồng tôi hay rủ bạn đi nếm rượu
nho. Khu nếm rượu ở thành phố Woodinville, khoảng hai mươi phút lái xe từ
Seattle về phía đông bắc và cách nhà chúng tôi ba mươi phút.
Trong
thành phố này, những ngôi nhà nếm rượu nằm san sát nhau, mình phải chọn một nơi
nào nổi tiếng đẹp, lịch sự tiếp đãi nhất, có nhiều rượu khác nhau về nhất, để cho
bõ công giới thiệu.
Thời
tiết và khung cảnh của mỗi mùa làm cho rượu có mùi vị khác nhau dù cũng chỉ là
chai rượu đó. Cuối năm trời se lạnh nếm rượu nho với gió đông, khăn len quàng cổ
khác với cái thú nếm rượu nho với áo lụa mỏng và nắng của mùa hè.
Tôi
hay tưởng tượng ra, rượu nếm trong mùa đông như gặp lại một người bạn cũ (dù
chai rượu rất mới) nó cho ta cái ấm áp thân thiện, nhớ về một quá khứ xa lắc xa
lơ, đẹp mà buồn buồn. Trong khi mùa hè, với cái nắng rực rỡ, cái gió chướng nồng,
nó làm mình trẻ lại, mình sôi nổi, dõi hồn về những cánh đồng nho mình chưa hề
một lần đặt chân đến. Ngụm rượu trôi xuống cuống họng khó mà đoán tuổi.
Hai
người em họ của chồng tôi từ xa tới, họ du lịch mùa đông và ghé thăm chúng tôi.
Tôi đề nghị mời họ đi nếm rượu. Đã lâu lắm chúng tôi không đi nếm rượu vào mùa
đông nên thấy nhớ.
Nơi
chúng tôi tới kỳ này là DeLille
Cellars/Grand Estate Wine Club. Mặc dù chúng tôi không phải là hội viên. Nơi
đây họ luôn đón khách mới, thỉnh thoảng có tuần cho nếm rượu miễn phí để có dịp
mời khách vào hội. Dân Seattle đánh giá nơi nếm rượu này thuộc có hạng trên
trung bình về cả khung cảnh, cách tiếp đón và dĩ nhiên là về RƯỢU.
Ngoài
ba gian trong nhà chính, tiệm còn nới thêm ra ngoài những gian phụ thuộc bằng
những bức tường plastic trắng đục
căng lên, có để máy sưởi để tiếp khách. Cả tiệm không có ghế cho khách ngồi, chỉ
có những cái bàn đứng làm bằng những phuy rượu đã cạn, úp ngược lại, trên mỗi mặt
phuy là mặt kính tròn, đặt trên đó một bình hoa rất nhỏ, một cái đèn thắp nến,
một tờ giấy kê tên những chai rượu sẽ được nếm trong ngày, thường là từ bốn đến
năm chai. Người nếm rượu sẽ đứng chung quanh thùng, nhân viên sẽ ra giới thiệu
và rót từng thứ một cho khách nếm. Khung cảnh ấm áp và sang trọng nhưng vẫn
thân mật, nên thơ.
Hôm
nay chúng tôi sẽ được nếm tới năm thứ rượu khác nhau.
Uống
rượu nho không thể ngửa cổ uống ực một ngụm như rượu mạnh, hay uống một hơi hết
nửa chai như uống bia. Rượu nho vào miệng, nó cần ở lại một chút, để người uống
nghe ngóng cái vị rượu tan trên lưỡi, lan ra chung quanh miệng trước khi đi xuống
cổ họng. Khi xuống đến cổ họng, người hiểu biết về rượu có thể đoán được tuổi của
ngụm rượu mình mới nhấp.
Dòng rượu đầu tiên rót xuống ly là của DeLille
Cellars 2012 Chaleur Estate Blanc, giá $35 một chai. Đã cho ra 1400 két. (65%
Sauvignon Blanc, 35% Semillon)
Tuy
tuổi rượu mới gần lên hai, nhưng khi rượu tan trong miệng hương vị nồng đượm phong
phú, rượu được giới thiệu là có hương vị của khế, dưa hấu và lá bạc hà. Lúc rượu
trôi xuống cuống họng không thấy khô và nóng, nó cho một vị hơi ngòn ngọt của
trái cây nhiệt đới. Cả bốn chúng tôi cùng đồng ý là chai rượu trắng này trên
trung bình.
Chai
thứ hai của Doyenne 2011 Signature Syrah, giá $40 một chai. Đã cho ra 656 két. (98%
Syrah, 2% Viognier, 100% Red Mountain AVA)
Ngụm rượu này khô và hương rượu không đượm, nó
có mùi dâu dại (black berries và raspberries). Khi xuống đến cuống họng thấy vị
rượu mạnh hẳn lên, hơi khô.
Chúng
tôi không thích lắm.
Nếm
xong ly thứ hai thì nhân viên ra nói chuyện, mang bánh lạt crackers và nước lạnh
ra. Chúng tôi mỗi người chiêu một ngụm nhỏ nước lạnh như tráng miệng và thông cuống
họng cho hết mùi rượu cũ để tiếp tục nếm rượu mới.
Tôi
nghĩ đến những lần vào khu bán mỹ phẩm bị các cô bán hàng xịt một chút nước hoa
vào cườm tay cho mình ngửi, ngửi đến mùi thứ ba thì mũi mình hoàn toàn không
phân biệt được mùi hương nào mình thích nữa. Choáng váng cả đầu và đôi khi còn
bị dị ứng, hắt hơi.
Nếm
rượu đôi khi cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự nhất là những người không sành
rượu lắm như tôi.
Nhưng
chai rượu thứ ba thì thật tuyệt vời. Tôi lắc khẽ phần rượu trong ly, chiếc ly thủy
tinh mỏng, trong suốt và rộng miệng, nhìn mầu đỏ bám vào thành ly rồi trôi nhè
nhẹ xuống đáy ly, ngẫm nghĩ: những người có tâm hồn tài tử đã văn chương hóa, gọi
là: “Nước mắt của rượu” (wine tears). Những giọt nước mắt hồng, thật là đẹp!
Tôi
nhớ một câu thơ trong bài Chào Nguyên Xuân của Bùi Giáng: “Xin chào nhau giữa làn môi/Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam…” mang
ra đọc lúc này là đúng nhất.
Thật
ra, người sành rượu chỉ nhìn sự đậm đặc của những giọt lệ rượu này có thể đoán
được độ cồn của nó.
Nếm
khẽ khàng một ngụm nhỏ, để rượu tan trên lưỡi, mùi thơm của nó thấy nồng nàn
nhưng mềm mại, như một phụ nữ vừa có sắc vừa có nhân dáng lại biết yêu thơ. Đó
là rượu của Doyenne 2011 Aix, giá $38 một chai. Đã cho ra 1220 két. (71% Syrah,
29% Cabernet Sauvignon)
Đến
đây thì tôi ngừng lại không nếm nữa vì cái miệng tôi đã bắt đầu bối rối với
hương vị. Tôi để ba người còn lại nếm tiếp hai chai nữa. Tôi nói:
Rượu
giống như phụ nữ, nếu anh yêu người đó, cô ta là người đẹp trong mắt anh. Anh thích vị của chai rượu này, thì đó là một chai rượu ngon cho anh. Tôi sẽ mua
chai rượu thứ ba có tên “Aix” này. Bây giờ các bạn tiếp tục nếm, tôi đi lang
thang.
Tôi
đi ngắm nghía chỗ này chỗ kia trong tiệm rượu, vừa đi vừa nghĩ đến rượu.
Người
Việt Nam mình không quen uống rượu nho, nhưng thời xa xưa ông cha mình ai mà
không uống rượu gạo (rượu đế hay nếp than) rồi sau này lớp trẻ uống bia và rượu
mạnh.
Rượu
không thể thiếu khi có khách quý đến, bắt buộc phải có lúc xuân về.
Tiễn
nhau nước mắt cũng rơi trong tiệc rượu, cưới hỏi cũng phải có rượu. Tạ ơn cũng
biếu rượu.
Tôi
không phải người giỏi về rượu nho, cũng không nghiện, chỉ trung bình một nửa ly
nhỏ cho bữa ăn chiều, hay khi có bạn đến nhà thì rót đầy hơn một chút (để lấy cớ
cho rượu vào lời ra).
Nhưng tôi thích hương thơm và màu sắc của rượu
nho. Màu đỏ của rượu nho đẹp và thơ mộng. Rượu nho gây cảm hứng cho thơ hay nói
một cách khác: thơ ở trong rượu nho.
Tôi
nhớ một thi sĩ Nhật nào đó đã nói: “Thơ
là rượu bốc hơi”. Và thi sĩ người Tô Cách Lan, Robert Louis Stevenson cũng
cùng một ý tương tự: “Rượu là thơ đóng
chai (Wine is bottled poetry.)
Thấy
chưa! Hai thứ đó phải đi với nhau.
Tôi
không muốn giới thiệu cho bạn sự hiểu biết của mình về rượu; như xuất xứ của từng
loại rượu, hoặc ăn món này thì phải uống rượu kia, hay nói tên về những cánh đồng
nho tận chốn xa xăm nào đó, hoặc dẫn chứng một vài tên tuổi của văn nhân hay
các đại lưu linh nói về rượu. Vì tôi biết sau khi đọc, người không thường uống
rượu nhiều sẽ quên ngay.
Đối
với tôi, hai cái quý nhất của rượu nho là hương thơm và mầu sắc, nó đẹp như những
vần thơ. Một câu thơ hay khi đọc lên ta có cảm tưởng ngửi được hương thơm của
thơ và nhìn thấy mầu của câu thơ ửng hiện. Rượu nho không phải toàn một màu đỏ
đậm mà người Việt mình hay gọi là “Màu đỏ Bordeaux” chỉ nơi xuất xứ rượu nho của
Pháp. Rượu nho đỏ có nhiều gam màu khác nhau: đỏ nhạt, đỏ đậm, cam nhạt, cam đậm,
nâu nhạt, nâu đậm hay ngả màu tím tro, v. v.
Khi
cất rượu, người ta cất riêng từng loại nho, khi đóng chai mới là lúc người ta
pha vào nhau, nên khi uống, người sành rượu tìm thấy ở trong ngụm rượu có những
vị khác nhau như: mùi vị của các loại dâu chín, các loại bạc hà, mùi trái cây
nhiệt đới hay vị ngọt của mocha, của vanilla, v.v.
Thỉnh
thoảng uống được ngụm rượu có được cái mùi gỗ của thùng phuy, tôi cũng thích lắm.
Tôi
không sành rượu và cầu kỳ như nhiều người. Không đòi hỏi phải chia rượu ra nhiều
loại khác nhau để ăn với những thức ăn khác nhau. Tôi để những người khác làm
việc đó, và khi ly rượu được đưa đến tay, tôi thong thả nhấp ngụm rượu (đã được
nghe tiểu sử) như thong thả đọc một câu thơ. Cái lâng lâng mềm mại của rượu
nho, chỉ cạn một ly cũng đủ làm tôi say lắm rồi. Thấy cả mặt trời, mặt trăng và
những ngôi sao vây quanh mình.
Em vừa uống xong
ly rượu
mặt em đỏ như mặt
trời
tim em mặt trăng
òa vỡ
bàn tay em như
cành hoa
nở những bông
hoa sao nhỏ
(1)
Thi
sĩ, văn sĩ Việt cũng mang rượu vào văn chương nhiều lắm. Và họ đã cho ta thấy từ
ngày trước thi sĩ đã đặt phụ nữ ngang hàng với rượu hay cũng vì phụ nữ mà rượu
thêm say. Nhờ đó ta thấy đúng là: Rượu, thơ, tình yêu và phụ nữ đã đi chung với
nhau trong nhiều chặng đường của đời sống. Hay nói một cách khác những thứ này cùng
có một sức quyến rũ như nhau và làm cho đàn ông hệ lụy.
Những
câu thơ được nhắc đi nhắc lại một thời:
Một trà một rượu
một đàn bà/Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. (Tú Xương)
Em thà coi như
hơi rượu cay (Thâm
Tâm)
Em ơi lửa tắt
bình khô rượu/ Đời vắng em rồi vui với ai. (Vũ Hoàng Chương)
Bốn
câu thơ bất hủ để đời của thi sĩ Trung Hoa Vương Hàn, còn cho thấy rượu đi vào
trận mạc cùng vó ngựa.
Bồ Đào mỹ tửu dạ
quang bôi
Giục ẩm tì bà mã
thượng thôi
Túy ngọa sa trường
quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến
kỷ nhân hồi.
Bồ đào rót chén
dạ quang
Muốn say trên ngựa
tiếng đàn giục đi
Xưa nay chinh
chiến ai về
Nằm say bãi cát
ai chê mặc người (tmt-dịch)
Rồi
từ trận mạc trở về, rượu cũng được mang ra đón người xuống ngựa.
Xin vì chàng cất
bào cởi giáp
Xin vì chàng giũ
lớp phong sương
Vì chàng tay chuốc
chén vàng
(Chinh Phụ Ngâm)
Nói
về thơ và rượu thì vô cùng tận. Có thể viết đến cả trăm trang giấy cũng không đủ,
tôi nhớ câu nói chơi chữ của ông Thi sĩ lừng lẫy người Pháp, Charles Baudelaire:“Người yêu là một chai rượu, vợ là một cái
chai đựng rượu” (Sweetheart is a bottle of wine, a wife is a wine bottle).
Nó khác nhau ở chỗ chai rượu chắc chắn là có rượu trong đó, uống nó cho ta ngây
ngất. Còn chai đựng rượu chưa chắc đã đựng rượu, nó có thể dùng để đựng một thứ
khác như nước lạnh, dấm,…hoặc chai không.
Mặc
dù câu ví von này nghe hay nhưng hơi bất công, bạc bẽo với vợ. Cái chai rượu
thành chai không cũng do chàng uống hết chứ ai.
Đẹp
nhất vẫn là hình ảnh của “Những giọt nước mắt hồng” ai đó đã hình dung ra khi
nhìn những giọt rượu lăn nhè nhẹ từ thành ly xuống đáy.
Như
cả một câu thơ đang từ từ trôi xuống, như những giọt lệ của một mối tình.
Nhớ không em những
giọt rượu trên môi
đã để lại trong
anh những giọt nước mắt hồng
em có về xin cúi
nhặt những mảnh thủy tinh
trái tim anh,
chiếc ly đã vỡ.
(2)
Trần
Mộng Tú
Cuối
năm 2013
(1 và 2) Thơ-tmt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)