Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Ghé thăm các blogs: 29/11/2013


BLOG ĐẢO TUẤN 

Mà lại tưởng thế là hay

Buổi thảo luận của Quốc hội trước khả năng Luật Hôn nhân và gia đình định “luật hóa” câu chuyện ly thân có cái gì đó như là sự kỳ lạ.

Phiên một cách dân giã thì câu chuyện đại khái thế này: Vì ly thân đang tăng nhanh. Năm 2009, chẳng hạn năm 2009 chỉ có gần 90 ngàn vụ thì 3 năm sau, con số đó đã là trên 115 ngàn vụ. 90% trong số đó đều đã qua ly thân trước khi ly hôn. Vì ly thân tồn tại phổ biến như thế, cho nên giờ muốn ly thân phải “ra tòa” để “tuyên bố pháp lý” là: thôi, từ giờ tôi với cô không có ngủ nghê gì với nhau nữa nhé. Và đã có tuyên bố, cho nên muốn “làm lành”, tất nhiên người ta cũng phải “ra tòa”, cũng phải tuyên bố là: thôi, từ giờ… hết giận.

Lạ ở chỗ những nhà làm luật lo lắng về một hệ lụy gì đó mà có khi chính bản thân họ còn chưa rõ nó là cái gì, chưa lượng hóa được mức độ, thậm chí, còn chưa biết giải quyết cái hệ lụy đó bằng việc luật hóa, thực ra là thêm một thứ thủ tục, thì có giải quyết được không.

Cái gì cũng có hệ lụy của nó. Chẳng nói đâu xa, hệ lụy của hôn nhân chính là ly thân, và “pháp lý” hơn, là ly hôn. Nhưng đâu phải chuyện gì thì pháp luật nhà nước cũng cứ phải can thiệp.

Trước nghị trường, một viên tướng là Chính ủy Tổng cục Hậu cầu Bộ Quốc phòng, ĐBQH Lê Văn Hoàng đề nghị cân nhắc để bỏ quách cái quy định ly thân này, không đưa vào Luật.

Lý lẽ của tướng Hoàng rất giản dị. Rằng đó là quan hệ riêng tư, rằng người ta vẫn sống dưới một mái nhà, ăn chung một mâm cơm mà vẫn là ly thân, mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Rằng không cẩn thận rồi thì quy định rồi nhưng chẳng ai thực hiện.

Nói trắng ra là không khéo chính những người mà Luật định bảo vệ bằng cách luật hóa chế định này sẽ bảo quy định đó rõ là vô duyên. Ai mượn người khác phải lo nỗi lo con bò răng trắng.

Người ta còn muốn giữ kín, có nghĩa là người ta còn chưa muốn bỏ nhau, thế mà luật cứ định bắt người ta phải “tuyên bố”. Nói như tướng Hoàng, chẳng khác “đánh đồng giữa ly thân và ly hôn”.

Cứ hỏi Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa mà xem. Các cuộc khảo sát của chính Hội Phụ nữ cũng cho thấy “hơn 1/3 số người trả lời đề nghị không nên đưa vào luật, hơn 40% không trả lời”.
Bà Hòa, sau khi nói tới hai chữ “phức tạp”, đã nêu ra câu hỏi mà các nhà làm luật có lẽ cũng lắc đầu: “Liệu đưa chế định ly thân vào luật thì có giảm được ly hôn?”.

Sau phát biểu của tướng Hoàng, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng trong vai  chủ tọa phiên thảo luận mỉm cười bảo rằng: “Tướng quân nhìn nhận rất sắc sảo”.

Phải. Sắc sảo ở chỗ ông Hoàng đã không lo những nỗi lo kiểu nếu hai người đồng giới chung sống thì khi “Họ xin con nuôi thì ai là bố, ai là mẹ, hay cả hai cùng là bố hoặc cả hai cùng là mẹ?”.

Sắc sảo ở chỗ, tướng Hoàng, cũng như đa số các ĐBQH khác đã lắc đầu trước câu chuyện khó có thể gọi khác là Nhà nước chui vào buồng ngủ của dân. Mà lại tưởng thế là hay.

BLOG HIỆU MINH

Trong tháng 11-2013, Việt Nam đã làm được hai việc quan trọng:  Ký Công ước UN về chống tra tấn và Tham gia vào HĐ Nhân quyền UN. Nhưng cuối tháng 11 lại ra một Nghị định mới về xử phạt hành chính nếu có hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Đây là kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Tham gia quốc tế thì cứ tham gia cho oai, trong nước cấm vẫn cứ cấm.

Ngày 7/11, tại UN New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, đã thay mặt Chính phủ VN ký Công ước UN về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).

Gần một tuần sau, 12/11, cùng với 14 nước bao gồm Nga, Trung Quốc, và một số nước khác, Việt Nam cũng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của UN.

Sau hai tuần, ngày 27-11-2013, Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới được ban hành thông báo rằng, các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt nặng. Theo đó, hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, mức phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.
Nghị định cho biết những hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có nội dung “tuyên truyền chống phá nhà nước” hoặc truyền bá “tư tưởng phản động, xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng, v.v” sẽ bị phạt hành chính từ 70 triệu đến 100 triệu đồng.

Nghị định 174, có hiệu lực vào ngày 15-4-2013, cũng không nói rõ những bình luận như thế nào thì được xem là hành vi phạm tội hình sự có thể bị phạt tù, hay chỉ là “vi phạm hành chính” phải nộp tiền phạt.

Hình như ở nước ta, Bộ Ngoại giao và các Bộ khác không có tiếng nói chung. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm PTT Phạm Bình Minh và các đại sứ đi công du nước ngoài chắc cũng buồn vì cảnh nhân quyền…mồm.
HM. 27-11-2013

Blog Huỳnh Ngọc Chênh
PHẢI CHĂNG VTV LÀ CÔNG CỤ CỦA NHÓM LỢI ÍCH?
   
Nguyễn Đình Ấm 

Buổi thời sự 19 h ngày 22/11/2013 tôi vô tình lướt qua VTV1 thấy phóng sự “Xây sân bay Long Thành rẻ hơn mở rộng Tân Sơn Nhất” ngụ ý tất yếu phải xây sân bay Long Thành.

Đây là một phóng sự được đầu tư lớn, dàn dựng rất bài bản, tốn kém. Những nhân vật trong phóng sự đủ các thành phần, rất “khách quan” như lãnh đạo bộ Giao thông vận tải, ngành HKVN (hội khoa học HK), lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất, doanh nhân nước ngoài Hiorlnnd. Để hẹn gặp, phỏng vấn đủ các nhân vật này ở hai miền cách nhau cả hơn ngàn km là rất công phu, tốn kém. Có vẻ như tất cả chỉ nhằm khuất phục dư luận đang sôi sục: Không nên xây sân bay Long Thành lúc này mà hủy dự án sân golf cải tạo sân bay TSN để đỡ tốn kém tiền dân, khỏi mất “thương hiệu vàng” của nó…

Để thuyết phục dư luận phải xây sân bay Long Thành, VTV trích ý kiến các nhân vật đưa ra các thông tin số liệu mập mờ và lảng tránh những vấn đề cốt lõi nhất mà nhân dân, cử tri TP Hồ Chí Minh, những lão thành tâm huyết đang sôi sục.

   -  Đó là vấn đề tiết kiệm: VTV đưa ra con số nếu mở rộng TSN thì nhà nước phải chi 9,4 tỷ USD trong khi xây Long Thành chỉ mất 7,7 tỷ USD chủ yếu là đền bù giải tỏa mặt bằng. Đây là con số vô căn cứ. Theo số liệu điều tra, quy hoạch của cục HKVN năm 2010 thì diện tích sân bay TSN là 1.150 ha. VTV nói TSN chỉ có hơn 800 ha là sai hoàn toàn. Phải chăng “nhóm lợi ích” báo cáo sai hoặc không tính 157 ha đang làm sân golf vào TSN? Ai có quyền cắt 157 ha kia ra khỏi khu vực đất quốc phòng? Nếu thế, với 1.150 ha TSN không phải giải tỏa một mét đất nào mà vẫn có sân bay công suất 40-70,80 triệu khách/năm.  Hãy xem, sân bay Check Lap Kok (mới xây thay cho sân bay Kai Tak) của Hongkong cũng có diện tích sấp xỉ TSN (1.200 ha) nhưng họ làm được sân bay công suất hiện tại 45 triệu khách/năm và có thể tăng lên 80 triệu khách/năm. Như vậy nếu cải tạo TSN lên 40-50 triệu khách/năm thì có cần phải chi cho GPMB số tiền lớn đến mức ấy hay không?

    - TSN quá tải: Đúng, TSN quá tải từ năm 2005 kể cả sân đỗ và nhà ga hành khách. Năm 2008 TSN đưa nhà ga HK mới công suất hơn 10 triệu khách vào khai thác thì chỉ tồn tại quá tải sân đỗ. Từ năm 2007 chính phủ đã đồng ý cho TSN quy hoạch thêm 30 ha sang phía đất quân sự nhàn rỗi để làm 30 chỗ đỗ nhưng không thành. Từ đó nhiều chuyến bay đến TSN phải bay vòng chờ, nhiều hãng nước ngoài đã bỏ đi transit ở nước khác. Những khi nhiều chuyến bay hạ cánh, TSN vẫn phải thuê chỗ đỗ bên quân sự. Tuy nhiên, trong phóng sự VTV chỉ nói TSN quá tải chung chung là một cách để khán giả hiểu lầm. Việc VTV nói “quy hoạch TSN trước kia cho công suất chỉ gần chục triệu khách nay đã 20 triệu khách” (gần gấp 2 lần) nên quá tải là không đúng. Để đầu tư có hiệu quả, xây dựng sân bay bao giờ người ta cũng chia ra từng giai đoạn theo tăng trưởng khách như: Nhà ga T (terminal)1,2,3…Không có chuyện trước kia sân bay chỉ thiết kế mấy triệu nay mấy triệu…Nay TSN quá tải sân đỗ thì xây thêm, bao giờ nhà ga hiện thời chật thì lại làm thêm một “T” nữa… TSN với 1.150 ha  đủ diện tích để xây thêm hạ tầng công suất đến 40-70, 80 triệu khách/năm…

   - “Không thể để sân bay trong nội thành, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân”: Đây là ý kiến ông Trần Quang Châu (hội khoa học HK)cũng rất mơ hồ, không khách quan. Tất nhiên sân bay hoặc bất cứ hoạt động nào gây ra tiếng ồn, thải ra khí độc cũng “ảnh hưởng đến đời sống nhân dân” nhưng sân bay cũng không thể để quá xa thành phố vì càng xa càng tốn thời gian đi lại, nhiên liệu và thải ra môi trường chung càng nhiều khí độc nên người ta thường xây dựng sân bay cách thành phố 20- 30 km là tối ưu. Tuy nhiên, nhiều sân bay do hoàn cảnh cụ thể (hạn chế về địa hình, bị dân cư bao vây, hoàn cảnh kinh tế chưa cho phép, nhu cầu tăng trưởng khách chưa cấp bách…) việc sân bay nằm sát với thành phố như TSN vẫn tồn tại như sân bay Check Lap Kok (Hongkong), Haneda (Tokyo-Nhật)… TSN rõ ràng cũng “ảnh hưởng không tốt với đời sống người dân” nhưng còn máy bay quân sự và sân golf thì sao không thấy các nhân vật đáng kính và VTV nhắc đến trong khi tiếng ồn và khí thải máy bay quân sự cao hơn nhiều lần một máy bay dân dụng cùng công suất, sân golf dùng rất nhiều hóa chất ô nhiễm môi trường đất, nước còn nguy hiểm khí thải trên không (?).

   - IATA (tổ chức vận tải HK quốc tế)  và doanh nhân châu Âu đều có ý kiến ủng hộ Long Thành…Nhà đầu tư nào không muốn nước khác có dự án lớn để đầu tư? Nhà nước Nhật đang tháo dỡ, giảm dần tiến đến xóa sổ điện hạt nhân nhưng doanh nhân họ lại động viên VN xây điện hạt nhân. Những năm trước đây báo chí, (nhất là VTV) doanh nhân nước ngoài… đã từng ca ngợi hướng đi, thành tựu của Vinashin lên tận mây xanh đấy thôi…

   Đặc biệt, có một vấn đề mà nhân dân cả nước, cử tri TP Hồ Chí Minh, công luận bức xúc nhất là tại sao TSN không có đất mở rộng sân đỗ máy bay, không có đất cho sân bay để mở mang thì lại có 157 ha làm sân golf trái luật thì không thấy nhân vật nào nói tới? Phải chăng đây mới là cốt lõi vấn đề chuyển TSN về Long Thành? 
  
  Theo tôi, về lâu dài có thể vẫn phải xây dựng sân bay Long Thành thay cho TSN  nhưng không phải là lúc này khi TSN vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng khách, nền kinh tế đất nước, đời sống dân ta đang rất khó khăn…Đặc biệt nếu TSN chuyển đi thì đất của TSN không nên làm căn cứ quân sự, đặc biệt không thể để làm sân golf trong khi thành phố khổng lồ này rất thiếu các công trình công cộng như quảng trường, công viên, sân bay thể thao, sân bay cấp cứu…mà bất cứ thành phố hiện đại nào cũng phải có.
  Tôi chỉ là nhà báo hạng “tép” nhưng cũng hiểu rằng, khi viết bài, làm phóng sự phải có phân tích độc lập không chỉ copy  mù quáng ý kiến của cơ sở. VTV càng không thể vô tình đưa ra những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan và vô lý trong khi quốc hội đang họp như thế.

  Phải chăng VTV là công cụ của nhóm lợi ích?

NĐA
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH
CHỦ NHẬT, NGÀY 24 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 2013


Đến như lũ phản động muốn phá hoại chế độ, bôi nhọ chế độ cũng không dám nghĩ và viết ra những lời gọi là đồng dao như thế.

Quái đản làm sao đây lại là ấn phẩm của NXB Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).


Cuốn sách được mang tên: SÁCH ĐỒNG DAO CHO TRẺ CON.

Những kẻ biên soạn sách này, với cái kiểu đồng dao bệnh hoạn, vô văn hóa, vô học, tiêm thuốc độc vào trẻ thơ là ai? Và ai đã đồng lõa?

Trích một đoạn trong lời người phản ánh trên Lao Động:
Một hôm, đứa cháu ngoại của tôi được mẹ dẫn đi chơi về. Tôi hỏi cháu: Cháu đi đâu về vậy? Cháu trả lời: Dạ, con đi thăm bà về ạ. Tôi lại hỏi: Cháu thăm bà nào vậy? Cháu liền trả lời một tràng dài: “Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm”.

Tôi ngỡ ngàng, hỏi: Cháu đọc cái gì vậy? Ai dạy cho cháu? Cháu trả lời: Con đọc trong sách mà...
___________

Và đây nữa: Thỏ nhảy xuống bóp dái Hổ

Hà Nội của chúng ta đúng là một con chó chõ mõm về hướng Bắc

Tễu sưu tầm


FACEBOOK PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Đang chạy xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tôi nhận được cuộc gọi của anh Lê Phú Khải: Chúng nó nhấn nút thông qua Hiến pháp rồi. Về nhà bật máy tính, vào mạng VNXPRESS: “Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. 10 h sáng nay, với 97% đại biểu tán thành, toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua...” Mặc dù đã biết trước kết quả này nhưng tôi vẫn buồn rũ. Buồn như có người thân bị bệnh hiểm nghèo biết rằng không thể cứu chữa nhưng khi điều xấu nhất đến vẫn bàng hoàng, buồn rũ! Bữa trưa ăn muộn không muốn ăn. 

“Với 486 đại biểu tán thành trong tồng số 488 đại biểu có mặt (chiếm 97%), hai đại biểu không biểu quyết”. Trong đám người được gọi là “đại biểu Quốc hội” chỉ có hai người là người Việt Nam chân chính. Chỉ có hai người còn biết đến Nhân Dân đau khổ bị mất đất, mất tự do, mất quyền làm người, mất quyền công dân vì bản Hiến pháp này. Chỉ có hai người còn biết đến đất nước càng tan hoang, càng bị các nhóm lợi ích bất lương chia nhau tàn phá, xâu xé, bòn rút, vơ vét mà không có một chút trách nhiệm với mảnh đất thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông, không có một chút trách nhiệm với các thế hệ mai sau vì bản Hiến pháp này. Chỉ có hai người còn biết đến lịch sử. Lịch sử sẽ nghiêm khắc lên án bản Hiến pháp phản dân tộc Việt Nam, làm nguy khốn đất nước Việt Nam, làm li tán giống nòi Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam. Chỉ có hai người còn biết đến sự phán xét nghiêm khắc, công bằng của lịch sử, của chính con cháu họ ở các thế hệ mai sau đối với sự biểu quyết của họ hôm nay. Vì thế chỉ có hai người không biểu quyết.

Còn 486 người bấm nút tán thành Hiến pháp này đã tự thú với Nhân Dân rằng: Không, họ không phải là đại biểu của Nhân Dân. Họ chỉ là công cụ bấm nút theo sự cài đặt của đảng mà thôi. Nhân Dân bao dung, độ lượng sẽ tha thứ cho họ. Nhưng lịch sử vốn công bằng và nghiêm khắc sẽ không tha thứ. Cũng như lịch sử sẽ không tha thứ cho những người đã thỏa hiệp với nước ngoài chia đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam, đẩy hai nửa dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến nồi da xáo thịt dằng dặc hai mươi năm trời. Lịch sử không tha thứ cho những kẻ gây ra cuộc phân chia đẳng cấp, tàn sát dân tộc Việt Nam, hủy diệt văn hóa đạo lí Việt Nam trong cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, trong vụ nhân văn giai phẩm độc ác, trong vụ án xét lại man rợ trung cổ.

Với bản Hiến pháp này, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ càng ngạo mạn coi thường Nhân Dân, càng đi sâu vào con đường chống Nhân Dân, càng tiếp tục dựng lên các vụ án chống Nhân Dân như vụ Đỗ Minh Hạnh, vụ Cù Huy Hà Vũ, vụ Trần Huỳnh Duy Thức, vụ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, vụ Lê Quốc Quân . . . Nhân Dân càng lầm than. Dân tộc càng li tán. Đất nước càng bất ổn, trì trệ, càng lạc lõng phía sau loài người văn minh.





BLOG TỄU
Thứ hai, ngày 25 tháng mười một năm 2013

  
Bài trên blog Nhà văn Triệu Xuân:
Vũ Kiều Trinh, kẻ ăn cắp siêu thị

(Đọc bài cùng chủ đề: Truy nguyên “sở thích” ăn cắp vặt của người Việt)

Đây quả là Chuyện buồn nhà Đài! VTV thiếu gì người trẻ, đẹp, giỏi hơn Vũ Kiều Trinh, vì sao cứ phải để cho cô Kiều Trinh xuất hiện trên màn ảnh. Thật tội nghiệp cho cô ấy, và cả gia đình cô ấy!

Mỗi lần xem chương trình "Văn hóa dân tộc", của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự.

Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.

Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó. 

Ông Vũ Văn Hiến chả hề hấn gì sau sự kiện đó, vẫn đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và tiếp tục làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Cô con gái Kiều Trinh vẫn làm phóng viên của VTV.

Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!

Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực, chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thì phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt. 

Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?

Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?

Vậy chắc chắn là kẻ cắp! 
  

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?

Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV. 

Trần Đức Thắng
Nguồn: Triệu Xuân Blog


FACEBOOK TIN KHÔNG LỀ 
Người tù chính trị Bùi Đăng Thủy vừa mới qua đời tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Ông Bùi Đăng Thủy sinh năm 1950 (theo đài Đáp lời Sông núi, ông sinh năm 1946), là cựu thiếu úy phi công không quân, Quân lực VNCH. 

Ông Thủy bị bắt ngày 22 tháng 07 năm 1997 do là thành viên của Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam, một đảng phái tranh đấu cho tự do, dân chủ ở VN bằng phương pháp ôn hòa, bất bạo động. TAND tỉnh An Giang đã mở phiên tòa xử ông cùng 23 người khác hồi tháng 9 năm 1999, ông Thủy đã bị tuyên án 18 năm tù giam, theo điều 91 Bộ luật Hình sự "Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân", khoản 3, khung hình phạt cao nhất. 

Ông Thủy đã ra đi sau khi đã ở tù gần xong bản án. Ông đã phải trả giá bằng sự hy sinh mạng sống của mình để tranh đấu cho tự do của người dân trong nước. Hãy tưởng nhớ đến ông, người tù chính trị Bùi Đăng Thủy vừa làm xong nghĩa vụ của một công dân!

Tên ông Bùi Đăng Thủy có trong danh sách tù chính trị mà Quốc hội Mỹ quan tâm:
http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/R?r111%3AFLD001%3AE51734

--------

Nguyễn Bắc Truyển: "Nỗi buồn đó tôi đã từng trãi qua hai lần, TNCT Trương Văn Sương và Nguyễn Văn Trại. Hôm nay nhận được tin muộn, TNCT Bùi Đăng Thủy cũng đã qua đời âm thầm tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).Trong danh sách lưu, tôi chỉ có thông tin tên, tội danh và án tù của ông Thủy. Khi còn ở trong tù, ông Thủy có nói, ông là một sỹ quan phi công máy bay trực thăng, được đào tạo tại Hoa Kỳ. Tính ra thì ông Thủy đã ở 17 năm tù và chỉ còn 1 năm nữa là ông ra tù. 

Có lần tôi đi tìm người anh của ông Thủy ở Sài Gòn nhưng không tìm ra vì số nhà rối rắm và trời cũng khuya, nên đành chịu thua, cho đến nay cũng chưa có dịp đi tìm trở lại thì nay nhận được tin ông Thủy đã qua đời vì căn bệnh phổi ông phải mang trong thời gian bị giam giữ. Theo quy định của trại giam Xuân Lộc, thi hài của ông Bùi Đăng Thủy sẽ không được mang về nhà an táng mà trại giam sẽ chôn ông Thủy tại nghĩa trang của trại giam. Tù nhân thường phạm qua đời, gia đình sẽ được mang về nhà nhưng một tù nhân chính trị thì sẽ không có "ân huệ" đó.

Chia tay mãi mãi người bạn tù, cầu nguyện cho linh hồn ông siêu thoát. Mong rằng một ngày nào đó lịch sử sẽ trả lại cho ông tên tuổi và những gì ông đã cống hiến cho đất nước Việt Nam".


---------

XIN ĐỐT MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG
CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ BÙI ĐĂNG THỦY VỪA QUA ĐỜI
Ở TRẠI GIAM XUÂN LỘC 

Nguyễn Thu Trâm

Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ tù nhân chính trị NGUYỄN VĂN TRẠI qua đời vào ngày 11 tháng 7 năm 2011 tại nhà tù Z30A Xuân Lộc Đồng Nai, vừa khi bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai cho xuất viện vào 5 giờ chiều ngày 10 tháng 07 năm 2011 do các thầy thuốc từ chối chữa trị, vì bệnh nan y không thể chữa trị được. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, người tù Nguyễn Văn Trại đã bày tỏ nguyện vọng được về nhà để chờ chết bên cạnh gia đình, vợ con để được gia đình lo hậu sự… nhưng nguyện vọng cuối cùng này cũng bị từ chối. Trước cơn hấp hối, Tù Nhân Nguyễn Văn Trại được Công An trại giam đưa trở lại nhà Tù Z30A, Xuân Lộc - Đồng Nai để ông phải chết phải chôn tại đó, trong một nhà tù. Ông đã qua đời trong oan nghiệt vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Hai ngày 11/07/2011 tại nhà giam. Gia đình thân nhân xin được đưa thi hài ông về an táng tại quê nhà, nhưng Ban Giám Thị Trại từ chối, với lý do ông “NGUYỄN VĂN TRẠI LÀ MỘT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI”.

Rồi, chỉ hai tháng sau đó, lúc 10 giờ 20 phút sáng Thứ Hai, 12 tháng 9 năm 2011, một tù nhân chính trị khác, cũng là cựu sỹ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Trung Úy Trương Văn Sương, qua đời tại trại giam Ba Sao, Nam Hà khi bị đưa trở lại trại giam vào ngày 19 tháng 8 năm 2011, tức chưa tròn 1 tháng trước đó, sau thời gian cho về địa phương chữa bệnh tim một năm trước, vào ngày 12 tháng 7 năm 2010.

Hôm nay 24 tháng 11 năm 2013, một tù nhân chính trị khác nữa, cũng là một cựu sỹ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Thiếu Úy Không Quân Bùi Đăng Thủy cũng vừa qua đời tại trại giam Xuân Lộc Đồng Nai sau 17 năm bị giam cầm tại đây, và cũng là 17 năm tù nhân chính trị Bùi Đăng Thủy mang căn bệnh lao phổi mà không hề được chữa trị.

Là một đảng viên đảng Nhân Dân Hành Động thuộc xứ bộ Chùa Tháp đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam, ông Bùi Đăng Thủy bị bắt cùng các đảng viên Giáp Bảo An, Nguyễn Văn Sỹ, Lê Văn Tính, Nguyễn Anh Hảo… trong đó ông Lê Văn Tính Cố Vấn Ban Trị Sự GHPGHH, bị kết án án 20 năm, Nguyễn Tuấn Nam bị kết án 19 năm và Bùi Đăng Thủy bị kết án 18 năm.

Xem thêm tại đây: http://quynhtramvietnam.blogspot.com/2013/11/xin-ot-mot-nen-huong-long-cho-tu-nhan.html — 

Congressional Record - 111th Congress (2009-2010) - THOMAS (Library of Congress)
thomas.loc.gov
1. Truong Van Duy, life sentenced, then reduced to 20 years, has been in prison for 14 years, the Campaign the Red Jacaranda of Hoang Viet Cuong, 


BLOG VIẾT TỪ SÀI GÒN  

Nói không may, mươi năm nữa, khi mà thế giới đã ở tít tận đâu đâu của văn minh, tiến bộ, nếu như miền Trung Việt Nam gặp bão giống như trận Haiyan, thật khó mà lường được, lúc đó đói rách, đau khổ và sự cô lập hoàn toàn sẽ giết chết Việt Nam. Mặc dù thế giới có muốn cứu trợ cũng không thể được. Vì sao lại nghĩ kinh khủng như thế?

Có bi quan và hoang tưởng quá không khi đưa ra giả định về bão Haiyan ở miền Trung Việt Nam như thế? Có hai lý do để nói rằng giả định trên có thể là hiện thực 100% nếu như đất nước lại tiếp tục phát triển theo những dự án kì cục bởi những cái đầu quái dị như đang thấy: Người Trung Quốc xuất hiện rất ít, thậm chí gần như không có mặt ở Ninh Thuận, Bình Thuận; Với hơn 500 thủy điện lớn, nhỏ và còn hơn 100 dự án thủy điện nữa đang chờ phê duyệt để mọc lên ở miền Trung.

Ở lý do thứ nhất, người Trung Quố không chọn đất Ninh Thuận, Bình Thuận để mua, để bành trướng, điều này không thể lý giải bởi vì đất Ninh Thuận, Bình Thuận khắc nghiệt, không thể làm giàu được nên họ không chọn. Vì nếu nói như thế, đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh nổi tiếng chó ăn đá gà ăn muối, quanh năm chỉ có gió Lào, cát nóng và hơi muối biển rát mặt, làm ruộng cũng không được, làm cơ sở, xí nghiệp thì chẳng bao lâu phải đối diện với gỉ sét, mục nát… Thế sao họ lại chọn?

Trong khi đó, Bình Thuận, Ninh Thuận chưa đến nỗi như Kỳ Anh, đất đai trù phú hơn Kỳ Anh bội phần, chỉ có điều, nó bị một thứ mà người nhìn xa trông rộng sẽ không bao giờ dám chọn, đó là nhà máy điện hạt nhân. Hơn nữa nhà máy điện hạt nhân tuy mới được xây dựng nhưng lại theo công nghệ rất lạc hậu, độ an toàn rất thấp. Chính vì thế, nguy cơ từ cái nhà máy này cũng rất cao, chẳng có ma nào lại đủ dại chọn vùng đất mà tương lai, rất có thể thành vùng đất chết để mà mua, để bỏ tiền vào đó.

Và hơn nữa, trong chính sách bành trướng theo chủ thuyết “đại Hán” nhưng trong thực tế, đó là cuộc di dân bởi nạn đói và nạn thiếu chỗ ở do dân số quá đông, một kiểu đi ăn xin, ăn cướp nhưng lại hô hào cho to tiếng là tao đi chinh phục của Cộng sản Trung Quốc… Đã không cho phép người Trung Quốc bỏ tiền vào những nơi mà họ nhận thấy nó không an toàn. Bình Thuận, Ninh Thuận là vùng như thế.

Rất có thể, khi sự cố nhà máy điện hạt nhân xảy ra, đây sẽ là vùng chia cắt hai miền Việt Nam, lúc đó, miền Bắc sẽ chính thức thành một tỉnh lị của Trung Quốc, phía Nam sẽ là một Việt Nam nhỏ bé, trực thuộc khối Trung Cộng, do một nhóm nào đó lãnh đạo. Nhưng, đó là giả định căn cứ trên hành tung của người Tàu, còn thực tế, nó sẽ phũ phàng gấp triệu lần cho dân Việt Nam.

Bởi lẽ, một khi Việt Nam đối diện với một trận bão tương đương bão Haiyan, mọi sự đổ nát sẽ chẳng kém gì miền Trung Philippines. Người chết cũng chẳng kém, nhưng hậu quả dai dẳng của nó thì đáng kinh sợ hơn nhiều. Vì, sau bão, thường là áp thấp nhiệt đới, mưa lớn. Mà với hàng trăm hồ chứa thủy điện lớn nhỏ, xây dựng không kiên cố, hoặc là thi nhau xả đập để bảo vệ thủy điện, hoặc là tự vỡ đập. Cả hai trường hợp như thế này, sẽ nhấn chìm cái đống đổ nát miền Trung sau bão xuống biển nước và kéo tuột ra biển Đông.

Lúc đó, thế giới, đồng hương có thương cảm cũng đành ngậm ngùi đứng xa mà nhìn, bởi không ai đủ liều lĩnh để nhảy vào chỗ chết sau hàng loạt cái chết. Chỉ đợi nước rút bớt, có thể tiếp cận được, lúc đó mới dám nói đến cứu hộ, ứu trợ nhân đạo. Nhưng, liệu có cứu trợ nhân đạo được không?

Trong trường hợp bão như siêu bão Haiyan vừa qua, chắc chắc, ngoài những cái túi nước bị vỡ, sẽ có cả mảnh vỡ của nhà máy điện hạt nhân. Và mảnh vỡ này không đơn giản như nhà cửa, trường học vỡ. Nó là phóng xạ, là tai ương truyền kiếp, là vùng đất chết chẳng ai dám bén mảng đến, giỏi lắm thì bọ hung sống sót. Nhưng bọ hung không cứu trợ được người, nên có chết thì chết chứ thế giới chỉ dám đứng rơi nước mắt là nhân đạo lắm rồi!

Và, giả sử như miền Trung Philippines có nhà máy điện hạt nhân, bị bão Haiyan hất tung, chắc chắn, cho đến thời điểm bây giờ, dù rằng thương xót, dù rằng đau đớn trước nỗi mất mát của đồng loại nhưng không ai dám bén mảng đến để cứu trợ, trừ một số người có trang phục chống phóng xạ, rất tiếc là trang phục này lại do giới nhà khoa học hạt nhân nguyên tử sở hữu, bản thân họ thì không bao giờ đủ sức khỏe tay chân để mà lao vào cứu hộ, cứu trợ như những người khác.

Cũng may là Philippines không có nhà máy hạt nhân nào bị dính bão trong trận Haiyan kinh hoàng này! Nhưng nếu đặt Bình Thuận, Ninh Thuận vào bối cách Tacloban thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Với bờ biển nối dài, một bên là núi, bão từ biển đánh vào, gặp núi làm trở hướng, quần thảo, lốc xoáy, chẳng bao lâu Bình Thuận, Ninh Thuận thành bình địa. Mà đáng sợ là cái bình địa này còn có thêm phóng xạ, thứ mà trên thế giới, mạnh cỡ voi, sư tử, bước vào đó là hết đường ra, sá gì con người!

Hiện tại, các quan trên trung ương đang im mồm im miệng và tiếp tục mạnh tay xây dựng công trình “thế kỉ”, công trình “lịch sử” có cái tên là “điện hạt nhân” này. Và Việt Nam, mai mốt, ngoài cái gọi là “lũ lịch sử”, “bão lịch sử” còn có thêm “điện hạt nhân lịch sử”, “vùng đất nguy hiểm lịch sử”, xa hơn một chút nếu gặp bão lớn, thì sẽ có một “cuộc cộng hưởng lịch sử” bởi những cái đầu luôn giữ tầm “đỉnh cao lịch sử”. Thế mới gọi là những nhà độc tài lịch sử!




Người Buôn Gió - Sạch bán chẵn



Người Buôn Gió - 

Sau chuyến đến Hoa Kỳ dưới danh nghĩa họp hội đồng LHQ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu có làm việc với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới.  Một điều có thể đã xảy ra là những khoản nợ xin hoãn của chính phủ VN chỉ  được hai tổ chức này xem xét phần nào, tiền vay thêm không được chấp nhận...nói một cách dân dã rằng mong ước của chính phủ VN với hai tổ chức này không đạt kết quả như ý.


Trở về nước sau chuyến công du Hoa Kỳ, lập tức thủ tướng NTD họp chính phủ ngay ngày hôm sau. Nghiêm khắc cảnh cáo báo chí đưa tin xấu về tình trạng kinh tế VN, đồng thời khẩn cấp tìm giải pháp (nguồn vốn đối ứng) để giải ngân khoảng 5 tỷ ODA, rà soát truy thu ngân sách, tháo gỡ tình trạng bất động sản đóng băng, mở rộng mời chào thế giới đến hợp tác khai thác dầu khí...

Những giải pháp ở tầm vĩ mô đó đều cho thấy chính phủ đang rất cần tiền.

Và ở tầm cấp thấp hơn chuyện tăng phí, tăng giá, đẻ thêm phí thu mới....sẽ không có gì là lạ.

Giờ thì chính phủ đã cho phép giá điện tăng 10%, giá xăng dầu thế giới giảm nhưng ở VN chưa giảm cho nên không cần phải tăng vì vốn dĩ với giá hiện tại thì xăng dầu đã là tăng rồi. Giá vàng chênh lệch với thế giới vài triệu một lượng nên cũng như xăng dầu không cần phải tăng. Tăng giá viễn thông cho bằng quốc tế. Tóm lại cái gì chưa bằng thế giới phải tăng cho bằng, cái gì tăng hơn thế giới thì cứ giữ đó. Một cuộc tận thu ở những mặt hàng chủ lực.

Lý do người ta tăng là vì tăng thế tiền vào nhà nước, nhân dân chi tiền thuế nhà nước hưởng, thế là nhân dân yêu nước.!!!

Người ta bắt đầu thu phí xe mô tô không chính chủ. Với một nền giao thông đô thị như VN và những quan hệ gia đình, bạn bè đặc trưng VN thì lượng xe gắn máy không chính chủ VN rất lớn, đây sẽ là nguồn thu béo bở cho ngân sách cũng như cơ hội cho ngành cảnh sát có thêm chút cải thiện.

Người dân sống trong tình trạng lo thom thóp. Giờ họ đã ý thức được rằng đang có những chuyên gia ngồi soi xét xem có thể ra nghị định nào để lấy tiền từ túi họ, thậm chí các chuyên gia còn được cử đi nước ngoài xem bên ngoài họ thu những tiền gì để về thu của dân mình với lý do là các nước cũng làm vậy.

Không ai dám chắc rằng nhà nước, chính phủ sẽ không còn ra thêm nghị định nào để phạt, để truy thu nữa. Đến cả chuyện ngoại tình cũng quy thành tiền phạt, chuyên vợ chồng cãi nhau nặng lời cũng thành tiền phạt....

Có vô số khoản thu, phạt , tăng được đưa ra. Nhưng có hai cái mà chưa bao giờ người ta nghĩ có thể quy được thành tiền mặt, thế nhưng người ta đã nghĩ tới.

Đó là đóng tiền thế chân nghĩa vụ quân sự.

Thực ra cái này không mới, hơn hai mươi năm trước chuyện đóng tiền cho đơn vị hàng tháng, rồi trở về nhà với danh nghĩa đi làm kinh tế. Người lính lúc đó đã phải làm chuyện đóng tiền thế chân hàng tháng để được ở nhà đi làm ăn, miễn sao đến hạn nộp đủ tiền cho đơn vị. Nếu không ở đơn vị cũng đi làm gạch, làm ngói, làm lao động theo hợp đồng mà đơn vị đã ký kết với công ty Z, X nào đó mang nguồn thu về đơn vị.

Gợi ý cho đóng tiền để khỏi đi NVQS thì đã chính thức cho thấy NVQS không phải là điều gì cao cả, thiêng liêng. Mà nó chính là sự thu tiền của nhà nước, thu một cục đầu tiên hay thu dần hàng tháng hoặc đi lao động hàng tháng làm ra tiền cho nhà nước. Thu một cách chính thức này tiện cái ra tấm ra món, dễ quản lý hơn là thu theo kiểu cho lính về đóng hàng tháng, tốn tiền huấn luyện, quân tư trang, cán bộ chỉ huy. Đây là cách thu tiền tiện lợi, văn minh cho cả hai bên nếu nói theo nghĩa làm ăn kinh tế.

 Một thể chế mà đi lính thành như đi lao dịch, đến mức ai không muốn đi được phép bỏ tiền mua suất lính khỏi phải đi. Không cần nói thêm nhiều, nhưng bán suất lính thế này thì những phóng viên đầu năm cứ giật tile - thanh niên nô nức tình nguyện lên đường nhập ngũ- Những nụ cười phấn chấn- Những lời hứa quyết tâm - Xuân đến hăng hái lên đường làm NVQS- ....hàng trăm bài báo đầu xuân về tinh thần nhập ngũ chỉ là trò tuyên truyền bịp bợp. Nhất là bọn báo nói thanh niên ta vui mừng trúng tuyển NVQS, trúng tuyển gì mà không muốn trúng thì phải bỏ tiền.

Bán suất lính còn có nghĩa muốn xây dựng chế độ, bảo vệ chế độ này. Thì cứ bỏ tiền ra, cũng như tăng cước viễn thông, tăng điện..... Một lần nữa lý do bỏ tiền ra vào nhà nước, thế là yêu nước lại được tái diễn.


Bảo vệ chế độ bỏ tiền đã đành.

http://genk.vn/net/chong-pha-nha-nuoc-tren-mang-xa-hoi-bi-phat-den-100-trieu-dong-20131127155058348.chn?mobile=true

Nếu nghị định này được thực thi, thì chống chế độ cũng phải bỏ tiền. Có nghĩa là anh bỏ tiền ra mua quyền chống chế độ. Mỗi lần chống chế độ bằng bài viết, bằng mồm có thể phải mua mất 100 triệu VNĐ.

Vui chưa ? Một chế độ mà cái gì cũng quy ra tiền, bảo vệ chế độ cũng tiền, chống chế độ cũng tiền, ngoại tình cũng tiền, mượn xe nhau cũng tiền, đi ra đường là phải có tiền (lời TBT Nguyễn Phú Trọng) và tổng kết của đại tá Trần Đăng Thanh - chế độ là sổ hưu (sổ hưu có nghĩa là tiền chứ là gì nữa, chả lẽ sổ hưu để lĩnh giấy báo.)

Một chế độ từ than, quặng, đất, dầu khí ...đến sức lao động, rồi đến thị trường văn hóa (đạo Khổng)... đến quyền bảo vệ chế độ rồi cả quyền chống chế độ... đều chung mẫu số - tiền. tiền.

Sạch bán chẵn là khẩu lệnh của nhà cái xóc đĩa. Đó là khi vào tiếng bạc kết hay nhà cái '' khát nước '' cào cấu muốn  ăn thua quyết liệt. Cờ bạc có hai mặt, chẵn và lẻ, thường vào khi canh bạc tàn nhà cái mới bán sạch bách một bên như vậy. Thường nhà cái chỉ bán số chênh lệch hai bên. Ví dụ bên lẻ người ta đặt cửa 5 đồng, bên chẵn có 10 đồng. Cái thường bán chẵn 5 đồng. Nhà cái bình tài để giữ lâu bền, ăn tiền hồ, tiền dịch vụ trà nước ăn uống, tiền cầm đồ.

Khi mà nhà cái liên tiếp bán sạch một bên, có nghĩa nhà cái đã khát tiền, thân chinh nhảy từ địa vị nhà cái vào làm thành con bạc. Lúc đó là lúc bạc sắp tàn canh hay bạc sắp loạn vì nhà cái đã khát tiền đến mức mất bình tĩnh. Nhà cái một mặt bán sạch một bên, một mặt khác thu tiền hồ tăng, thu tiền dịch vụ tăng...Lúc đó chỉ có tan xới hay thay nhà cái khác trường vốn hơn. 

sạch bán chẵn cũng là tên của bài viết này.


Bùi Tín - Ông ‘Hoàng An Ninh’ lâm nạn


Bùi Tín - 


Ông Bạc Hy Lai đi phía sau ông Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu ủy ban chính pháp, Phó thủ tướng Lý Khắc Cường, và người đứng đầu cơ quan tuyên truyền Lý Trường Xuân

Đây là chuyện bên Tàu. Trong 2 số ra tháng 8 và tháng 10 vừa qua, báo South China Morning Post đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, đang lâm nạn. Có tin ông hiện bị giam lỏng để điều tra, có thể là để chờ ngày bị bắt giữ và xét xử.

Mới đầu dư luận ở Bắc Kinh cho rằng ông Chu Vĩnh Khang bị sờ gáy vì ông là người che chở cho ông Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy đảng CS Trùng Khánh, và từng tỏ ý muốn đưa ông Bạc Hy Lai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 người (hiện còn 7 người) để vận động đưa lên cao nữa. Chính vợ chồng Bạc Hy Lai khai ra nhiều chuyện bê bối về ông. Thế rồi có tin thật ra tội của ông Chu còn lớn hơn thế nhiều.

Chu Vĩnh Khang là ai? Ông người gốc tỉnh Giang Tô, gần Thượng Hải, năm nay 71 tuổi, vào đảng CS khi 22 tuổi, tốt nghiệp Học viện dầu khí Bắc Kinh, từng giữ các chức thứ trưởng Bộ Dầu khí, năm 1996 là tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, năm 1998 là bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 1999 là bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, đến năm 2002 làm Bộ trưởng Công an, đồng thời vào Ban thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 người có thế lực nhất của đảng CS TQ. Từ năm 2007 ông nhận chức Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị Pháp luật của Trung ương đảng, thay ông La Cán về hưu. Ủy ban này chỉ đạo các hoạt động của các cơ quan an ninh, tình báo, tư pháp, trùm lên trên lực lượng công an, tình báo, phản gián, hệ thống tòa án và kiểm sát. Theo báo South China Morning Post, số ra tháng 5/2013, ông Chu là nhân vật có quyền lực cực lớn, tuy thường được xếp thứ 9 trong Ban Thường vụ 9 người, nhưng thực tế có thể coi ông là thứ nhì, chỉ sau tổng bí thư, do ủy ban ông nắm có rất nhiều quyền hạn, không hạn chế về chuyên chính, lại nắm ngân sách năm 2012 lên đến $111 tỷ US, vượt ngân sách của Bộ Quốc phòng.

Ông Chu Vĩnh Khang bị thất sủng sau khi vụ Bạc Hy Lai nổ ra, vì ông từng công khai ủng hộ những chủ trương của họ Bạc như huy động thanh niên theo kiểu Hồng Vệ binh của Mao ngày xưa. Ông đặc biệt gắn bó với Giang Trạch Dân trong chủ trương đàn áp khốc liệt Pháp Luân Công. Chính Chu Vĩnh Khang cũng là người chủ trương đàn áp mạnh tay luật sư Trần Quang Thành và ông Lưu Hiểu Ba.

Cuối năm 2012 khi đảng CS TQ họp đại hội 18, ông Chu Vĩnh Khang đến tuổi nghỉ hưu. Nhân vụ Bạc Hy Lai, mạng Do Wei cho biết bà con Pháp Luân Công tố cáo ông Chu là kẻ chủ mưu tàn sát Pháp Luân Công một cách tàn bạo nhất, đặc biệt là ông gắn các mối quan hệ gia đình như bố mẹ, anh chị em, vợ chồng, bạn bè… để kết tội liên quan, mở rộng diện khủng bố tràn lan. Mạng này cho biết hiện nay người của Pháp Luân Công tại 10 nước đang vận động để tòa án các nước đó truy tố đích danh ông Chu Vĩnh Khang về tội diệt chủng. Dân Tây Tạng, Tân Cương cũng công bố nhiều đơn tập thể tố cáo ông Chu về tội đàn áp và diệt chủng trên quy mô lớn.

Theo báo South China Morning Post, đã có nhiều đơn gửi đến tổng bí thư, tòa án tối cao, ban kiểm tra kỷ luật cũng như ủy ban chính pháp mà ông từng là chủ nhiệm, về một loạt tội phạm nghiêm trọng của ông Chu, trong đó nổi nhất là các vụ giết người, tra tấn, bắt cóc và dâm ô, tham nhũng lớn. Có đơn tố cáo chính ông đã giết vợ cũ để sau đó lấy bà vợ hiện tại là cháu của ông Giang Trạch Dân. Ông được họ Giang đặc biệt nâng đỡ. Rồi việc ông lập ra cơ quan an ninh tình báo mật, bí danh là Phòng 610 có quyền lực không hạn chế, đứng trên luật pháp. Nhiều đơn của công dân, đảng viên, cán bộ chỉ rõ dưới quyền của ông Chu, hơn 10 năm qua lực lượng Công an được tuyển mộ kiểu phe cánh, ăn chia, được nuông chiều, nâng cấp, khen thưởng bừa bãi, buông lỏng giáo dục, trở thành một tổ chức kiêu binh, cậy quyền thế, nhũng nhiễu dân lành.

Rõ ràng hồ sơ bị tố cáo của ông Chu Vĩnh Khang nặng hơn của ông Bạc Hy Lai nhiều. Suốt 63 năm cầm quyền của đảng CS, chưa có vị nào ở cấp Thường vụ Bộ Chính trị phải đối mặt với luật pháp, bị đưa ra xét xử. Vì lẽ đó lãnh đạo hiện nay rất bối rối, chưa đưa ra một văn kiện chính thức nào về vụ việc cực kỳ hệ trọng này. Theo tiết lộ gần đây nhất của mạng Do Wei (ngày 13/11), Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã giao cho Thứ trưởng Công an kiêm Giám đốc Công an Bắc Kinh Phó Chính Hoa đứng đầu cơ quan điều tra đặc biệt về vụ trọng án này. Kết quả đến đâu ông Phó Chính Hoa phải trực tiếp đến báo cáo riêng cho tổng bí thư. Đây cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ông Vương Kỳ Sơn và Ban Kiểm tra kỷ luật của Trung ương đảng do ông làm chủ nhiệm. Thường vụ Bộ Chính trị phải tính kỹ, vì ông Chu từng được bộ máy đảng tâng bốc là có công đầu trong công tác gìn giữ ổn định xã hội, nay vụ này lại có thể tạo nên bất ổn xã hội lớn, chưa nói đến bất ổn trong đảng.

Đưa tin từ Hồng Kông hồi đầu tháng liên quan đến vụ này, hãng thông tấn AFP cho biết đã có một tỷ phú ở tỉnh Tứ Xuyên thân cận với ông Chu là Ngô Bình bị bắt giữ trong tháng 6/2013, và sau đó trong tháng 8 nguyên phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên là Quách Vĩnh Tường cũng bị bắt giữ. Cũng liên quan đến ông Chu, tháng 9 vừa qua, ông Tưởng Khiết Mẫn, nguyên là chủ tịch Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Giám sát Tài sản nhà nước, đã bị cách chức để điều tra.

Báo South China Morning Post cho biết ông Chu Vĩnh Khang là quan chức có quyền lực cực lớn, nay cũng được biết là vợ chồng ông có tài sản riêng không dưới $1 tỷ US, do thu vén trong 50 năm gọi là hoạt động cách mạng, phục vụ nhân dân. Người dân gọi ông là 'Công an Hoàng thân' - Ông Hoàng Công an, là nhân vật bất khả xâm phạm của triều đình Cộng sản, chỉ ở dưới Ngai Vua CS là tổng bí thư. Dân Tây Tạng, dân Tân Cương, bà con Pháp Luân Công gọi ông là 'Con Cọp Dữ' - Siêu Hổ - theo nghĩa hổ dữ đặc biệt chuyên ăn thịt người.

Nay con người không ai dám đụng đến chuyên ngồi trên pháp luật đang sa lưới pháp luật, có thể ra vành móng ngựa. Con Cọp Dữ đang đứng trước nguy cơ bị lùa vào chuồng.

Được biết ý định của ông Tập Cận Bình là nhân vụ án lớn này sẽ kiểm tra toàn bộ lực lượng công an và an ninh từ trên xuống dưới trong cả nước, cố gắng trong sạch hoá bộ máy chuyên chính này, một lực lượng chỉ mang lại bất an cho dân lành. Đây là một ý định tốt lành, nhưng chắc chắn chỉ là ảo tưởng hão huyền trong một hệ thống độc đảng toàn trị, lại ở thời kỳ cuối trào rữa nát.

Rất nên là một tấm gương cảnh tỉnh cho toàn ngành công an Việt Nam, đang giống ngành công an Trung Quốc như hai giọt nước.



Viết Từ Sài Gòn - Khi “nhà văn” thành “khâm sai đại nhân”


Viết Từ Sài Gòn - 

Hai năm trở lại đây, căn cứ trên nghị quyết 23 về vấn đề “văn học nghệ thuật thời đổi mới” của Đảng ta, các hội văn học nghệ thuật cấp quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh mọc lên như nấm sau mưa.


Nếu như trước đây, hội văn học cấp tỉnh chỉ là cấp trung gian giữa các phân hội cấp huyện lên cấp hội nhà văn trung ương, các quan văn cấp tỉnh chỉ xơ múi dựa trên nguồn kinh phí do tỉnh cung cấp và giải ngân bằng cách tổ chức những trại sáng tác thì bây giờ, quyền lực và sự hầm hố của quan văn cấp tỉnh nghe ra có vẻ mạnh hơn nhiều!

Và khái niệm “quan văn khâm sai đại nhân” cũng bắt đầu ra đời, dù cách gọi của nó có văn vẻ, tế nhị hơn, ví như nhà văn cấp tỉnh về thăm hội văn học nghệ thuật thành phố/quận/huyện chúng ta. Vậy thì chúng ta phải mổ gà, phải mua bia, phải đánh tiết canh vịt, tiết canh heo, nói chung là tất cả những món cây nhà lá vườn đều có thể mang ra đãi nhà văn đàn anh ở cấp tỉnh. Thế mới vui, mới máu!

Nhìn bề ngoài thì quan văn cấp tỉnh cũng chân chất, thật thà, vui vẻ, nhã nhặn (trừ lúc ăn uống và có gái bên cạnh), nhưng bên trong, không phải tự dưng mà khâm sai đại nhân lại rảnh rỗi ghé thăm dưới huyện để rồi ăn uống, nói năng huyên thuyên, rồi phải chịu ngồi nghe thơ của các văn sĩ cấp huyện ê a, đọc dớ da dớ dẩn (vớ va vớ vẩn) ba bài thơ mà vè cũng không ra vè, thơ cũng không ra thơ vậy đâu!

Cái chính để khâm sai đại nhân về là muốn thể hiện đẳng cấp bề trên của mình, khâm sai sẽ nói cho đám đàn em biết nhờ ơn Đảng, ơn Nhà nước, ơn Bác, năm nay chi hội sẽ được chuyển cho một số kinh phí. Và kinh phí đó để làm gì? Để định hướng thơ ca, văn học, triết học, nghệ thuật (cấp huyện/quận/thành phố) nói chung theo tinh thần Mác Lê, Hồ Chí Minh, định hướng xã hội chủ nghĩa… Và phải nhớ là được vào hội, được làm hội viên là cái phúc bảy đời, lắm thằng làm thơ ngồi thèm bia thí mồ ngoài kia kìa, các anh/chị là những người ưu tú và may mắn mới có cái phúc được cấp trên chiếu cố, phải nhớ mà phấn đấu, học, học nữa, học mãi!

Và, vấn đề mấu chốt, khi khâm sai đại nhân về huyện, sau những lời giáo huấn vàng ngọc, đàn em ở huyện phải tỏ ra biết điều, ít cũng phong bì vài trăm, triệu hoặc vài triệu để khâm sai có cái mà đi lại, xe cộ, chỗ ở, nhiều thì một dự án.

Ví dụ như dự án viết một cuốn gia phả văn hóa làng, kỉ yếu lịch sử anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cấp huyện hoặc một chương trình sân khấu hóa mà kịch bản, đạo diễn do khâm sai đại nhân viết, dàn dựng, chỉ đạo… nhằm ca ngợi tinh thần sáng suốt của Đảng, ca ngợi những chiến công hiển hách của Đảng… Ít kiếm năm bảy triệu đồng, nhiều kiếm vài ba chục triệu đồng. Cứ thế mà làm tới!

Và, còn một vấn đề nữa, đó là báo Tết, ví như Tam Kỳ - Quảng Nam hoặc Langbiang – Lâm Đồng, hoặc một số hội cấp huyện điển hình ở Đắc Nông, Buôn Ma Thuột và hằng hà sa số các hội cấp huyện khác đều có báo Tết. Ở đây, anh em văn nghệ sĩ phố huyện tha hồ tung tẩy thơ ca, tha hồ triết lý, tưởng tượng, tư duy… theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Và độc đáo nhất là những vị lãnh đạo cấp huyện, thường thì báo Tết ở các hội văn học nghệ thuật cấp quận/huyện/thành phố này in thơ của lãnh đạo nhiều lắm lắm, bài nào cũng dài lòng thòng và ướt át, chẹp nhẹp tình yêu, tình xuân, tình đất nước, ơn Bác, ơn Đảng…

Mà có được một số báo Tết như thế cũng danh dự lắm lắm! Danh dự theo hai mặt, mặt thứ nhất là nhiều văn nghệ sĩ phố huyện cả đời làm lãnh đạo hoặc buôn bán, mổ heo, bán quán thịt chó, bán cháo vịt lại đề huề có thơ in trên báo Tết, và đương nhiên, sau Tết, thậm chí đến gần Tết năm sau, cuốn báo Tết vẫn xuất hiện trong quán như là một huân chương thơ hạng nhất để mỗi khi lai rai với khách, nhà thơ chủ quán lại mang thơ mình ra, giới thiệu và đọc. Đọc mãi đến có lề trên bìa giấy, không cần lật tìm trang, chỉ cần cầm cuốn báo Tết lên, tự nó mở ra trúng phóc trang có bài ngay! Thế mới hay!

Cái danh dự thứ hai là sự bảo chứng, thơ, nhạc, họa, văn phải hay, hay thật là hay mới được Đảng, Nhà nước rót tiền cho mà in ấn, chứ khối thằng làm thơ vật bờ như con cá mắc lờ, rượu đế còn không có uống, lấy đâu ra cái danh dự được in hẳn hoi trên báo Tết cấp huyện. Danh dự lắm thay!

Bởi chính cái danh dự này mà các nhà văn cấp huyện phải trân trọng lấy, phải phát huy và triệt để một tinh thần, một tiêu chí, một chủ trương để mà sáng tác và cẩn thận với mấy con sán lá gan. Có như thế, năm sau mới dồi dào hơn năm trước, một khi đủ phát triển, lại nâng cấp, mở ra các hội văn học nghệ thuật cấp xã, cấp thôn, ở đó, có những thi sĩ hưu trí một đời tận tụy với thơ, với Đảng cùng bề dày sáng tác mấy mươi năm với cả mấy ngàn bài thơ (tuy chưa được đăng báo nào), họ sẽ trăm hoa đua nở, họ sẽ nâng cao phong trào, đẩy Việt Nam lên tầm “cường quốc thơ”.

Vì những lẽ này, bao giờ, khâm sai đại nhân cấp tỉnh cũng rất lớn, còn cỡ khâm sai đại nhân cấp trung ương thì vô cùng lớn. Đó là biết trên biết dưới, biết tôn trọng bề trên mới có cái để ăn, để in, và có cái để nhân rộng, để tạo ra những lớp dưới và làm khâm sai đại nhân của cấp dưới, mỗi khi quan khâm sai đại nhân nhà văn cấp huyện về thôn, xã, lại tiết canh vịt, thịt chó, dồi trường chó, lòng heo, lòng bò chấm mắm gừng, giò heo giả cầy... bày ra đầy mâm. Rượu vào thơ ra, thịt vào tinh thần thêm sảng khoái, chí thiết, đọc không biết mệt, nói không hụt hơi, cứ thế mà phang tới cho thỏa cái chí tang bồng hồ thủy (lợi), không uổng mấy chục năm chờ đợi!

Mà điều này cho thấy gì? Nó cho thấy Đảng, Nhà nước, ơn Bác, con cháu của Bác lúc nào cũng ở ngưỡng “đỉnh cao trí tuệ”, biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, biết tôn trọng người tài (dù là ở cấp thôn, xã, huyện, dù nhà ở tận hóc bà tó và dù rằng sáng tác trong lúc mổ lợn, đánh tiết canh vịt… nhưng thơ hay vẫn cứ là hay!).

Cũng chính cái đỉnh cao trí tuệ này đã đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, tạo ra một cường quốc thơ Việt Nam, tạo ra hàng hàng lớp lớp các văn sĩ khâm sai đại nhân để mỗi khi quan khâm sai kinh lý, xóm làng trở nên vui nhộn, xí xộn thơ ca rôm rả tiếng đờn câu hát và mùi men nghệ thuật (mặc dù hơi cực!).

Tết này, để rồi xem, cường quốc thơ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ trăm hoa đua nở, các khâm sai đại nhân sẽ bận bịu lắm lắm, nhưng danh dự cũng lắm lắm! Cảm ơn nghị quyết 23. Quyết tâm thực hiện rất là văn nô!


Hoàng Ngọc-Tuấn - Dưới chế độ độc tài


Hoàng Ngọc-Tuấn -  
Eduardo Galeano, nhà văn Uruguay, là một trong những nhà văn phản kháng mà tôi yêu thích nhất. Ông đã quan sát và mô tả bản chất của chế độ độc tài bằng một ngòi bút rất sắc bén và thâm thuý. Tôi xin trích dịch và giới thiệu đến độc giả một số đoản văn của Eduardo Galeano mà tôi tin rằng, khi đọc, đa số người Việt Nam hôm nay đều lập tức có cảm tưởng rằng đây là những gì đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Xin mời mọi người cùng đọc.

Trước hết là một đoản văn về thân phận của người dân bị đè bẹp dưới chế độ độc tài:
NHỮNG KẺ-KHÔNG-LÀ-AI-CẢ
Những con rận mơ sẽ mua được một con chó để sở hữu, và những kẻ-không-là-ai-cả mơ sẽ thoát khỏi sự nghèo khổ: vào cái ngày kỳ diệu ấy, vận may sẽ bất ngờ đổ mưa xuống cuộc sống của họ — mưa như trút những thùng nước lớn. Nhưng vận may chẳng hề đổ mưa hôm qua, hôm nay, ngày mai, hay bao giờ cả. Thậm chí nó chẳng hề ban phát một cơn mưa phùn nhè nhẹ, bất kể những kẻ-không-là-ai-cả đã nỗ lực nhọc nhằn đến chừng nào để triệu thỉnh nó. Ngay cả khi họ cảm thấy bàn tay trái của họ nhột nhạt, hay họ tỉnh giấc vào buổi sáng vì cảm thấy bàn chân bên phải được ai đánh thức, hay họ thay những cái chỗi để bắt đầu một năm mới.
Những kẻ-không-là-ai-cả: không là con cháu của ai cả, không là sở hữu chủ của cái gì cả. Những kẻ-không-là-ai-cả: những kẻ không nhân thân, những kẻ không tiểu sử, chạy như những con thỏ, chết giữa dòng đời, bị bạc đãi bằng mọi cách:
Họ không là gì cả, chỉ có thể là.
Họ không nói ngôn ngữ nào cả, chỉ nói tiếng lóng.
Họ không có tôn giáo nào cả, chỉ có sự mê tín.
Họ không sáng tạo nghệ thuật, chỉ làm những đồ thủ công.
Họ không có văn hoá, chỉ có tập quán.
Họ không phải là những con người, chỉ là sức người. Họ không có mặt, chỉ có tay.
Họ không có tên gọi, chỉ có những con số.
Họ không xuất hiện trong sử ký của thế giới, chỉ được liệt kê trong bản tin hình sự trên những tờ báo địa phương.
Những kẻ-không-là-ai-cả, họ còn rẻ hơn viên đạn giết chết họ.
***
Tiếp theo là những đoản văn về tình trạng chính trị và xã hội của một đất nước dưới chế độ độc tài:
HỆ THỐNG / 1
Các nhà chức trách không thi hành chức trách. 
Các nhà chính trị phát ngôn nhưng không nói bất kỳ điều gì. 
Cử tri chỉ bỏ phiếu nhưng không chọn lựa. 
Giới truyền thông đưa tin bịa đặt. 
Các nhà trường dạy sự ngu dốt. 
Các quan toà trừng phạt những nạn nhân. 
Quân đội tuyên chiến với nhân dân của chính mình. 
Công an không chống tội ác vì chính họ quá bận bịu gây tội ác. 
Những sự phá sản thì được công hữu hoá, nhưng những lợi tức thì được tư hữu hoá. 
Tiền bạc thì tự do hơn nhân dân. 
Nhân dân làm đầy tớ cho mọi sự.
HỆ THỐNG / 2
Đây là thời của loài kỳ nhông: không ai dạy bảo chúng ta về lòng nhân đạo nhiều bằng những con thú ấy. 
Những kẻ chuyên che đậy thì được sùng bái, văn hoá của chiếc mặt nạ thì được tôn vinh. Người ta nói thứ ngôn ngữ hai mặt của những nghệ sĩ giả trang. Ngôn ngữ hai mặt, phán đoán hai mặt, đạo đức hai mặt: một thứ đạo đức cho lời nói, một thứ đạo đức cho hành động. Thứ đạo đức cho hành động thì được gọi là chủ nghĩa hiện thực. 
Quy luật của hiện thực là quy luật của quyền lực. Để cho hiện thực không có vẻ phi hiện thực, nhà cầm quyền bảo chúng ta rằng đạo đức phải là vô đạo đức.
HỆ THỐNG / 3
Nếu anh không lanh lẹ, anh sẽ chết. Anh bị bắt buộc phải làm một kẻ lừa đảo hay một kẻ bị lừa đảo, một kẻ láo khoét hay nạn nhân của sự láo khoét. Đây là thời của những ý nghĩ: "việc gì tôi phải lưu tâm đến điều đó, tôi làm được gì cho điều đó, đừng dính vào, hãy tìm cơ hội tốt nhất." Đây là thời của những kẻ lường gạt: sản phẩm thì vô dụng, óc sáng tạo thì vô ích, lao động thì vô giá trị...
NHỮNG TỘI LỖI
Guồng máy ấy sách nhiễu những người trẻ tuổi; nó cầm tù, nó tra tấn, nó giết chóc. Họ là bằng chứng của sự quan trọng của nó. Nó vất họ ra ngoài: nó bán họ như bán thịt người, nó bán sức lao động của họ với giá rẻ mạt ra ngoại quốc. 
Guồng máy vô sinh thù ghét bất cứ thứ gì vươn lên và chuyển động. Nó chỉ có thể làm nhân lên những ngục tù và nghĩa địa. Nó chỉ có thể tạo ra những tù nhân và những xác chết, những tên tình báo và những viên công an, những kẻ ăn mày và những người lưu vong. 
Trẻ là một tội ác. Hiện thực khởi động mỗi ngày vào lúc rạng đông; lịch sử cũng vậy, nó tái sinh vào mỗi buổi sáng. Đó là lý do tại sao hiện thực và lịch sử bị cấm đoán.
NHỮNG CÁI CHUỒNG
Mỗi tháng lại có thêm một nhà tù. Đó là cái mà các kinh tế gia gọi là Kế Hoạch Phát Triển. 
Thế còn những cái chuồng vô hình? Những bản tường trình chính thức nào hay những văn kiện đối kháng nào ghi nhận những tù nhân của sự sợ hãi? Sợ mất việc làm, sợ không kiếm được việc làm; sợ nói, sợ nghe, sợ đọc. Trong đất nước câm nín, một tia sáng từ ánh mắt có thể khiến người ta vào trại tập trung. 
Chế độ kiểm duyệt giành thắng lợi khi mỗi công dân răm rắp tự kiểm duyệt ngôn từ và hành động của mình. 
Nhà nước độc tài sử dụng những đồn lính, những đồn công an, những toa xe lửa cũ, những con tàu hoang phế để nhốt những người tù. Thế còn căn nhà của mỗi người? Chứ không phải mỗi căn nhà là một nơi giam giữ hay sao?
NHỮNG ĐIỀU ÁC
Bảng liệt kê những vụ tra tấn, giết và thủ tiêu không thể kể hết những điều ác của một chế độ độc tài. Guồng máy huấn luyện cho bạn quen với thói ích kỷ và dối trá. Đoàn kết là một tội lỗi. Guồng máy khải thắng: người ta sợ nói, sợ nhìn nhau. Không ai muốn gặp ai nữa. Khi có một người nào đó bắt gặp đôi mắt của bạn và không nhìn đi chỗ khác, bạn nghĩ: “Gã này sẽ bắt ta.” Thủ trưởng nói với nhân viên, cũng là bạn của hắn: “Tôi phải báo cáo bạn. Họ đòi những danh sách. Tôi phải giao cho họ một cái tên người. Tha lỗi cho tôi, nếu được.” 
Tại sao việc đánh thuốc độc để sát hại tâm hồn không được ghi vào biên niên ký của sự bạo động?
NHỮNG KỸ THUẬT
Một người bị tử hình có thể gây xôn xao dư luận thế giới, nhưng hàng ngàn người mất tích thì chỉ gây nên sự hoang mang. Gia đình và thân nhân phải trải qua những hiểm nguy để tìm kiếm vô vọng từ nhà giam này đến nhà giam khác, từ đồn lính này đến đồn lính khác, trong khi đó thì những tử thi bị rữa nát trong rừng và trong những bãi đổ rác. Kỹ thuật của sự thủ tiêu không tạo ra những thánh tử đạo và những tù nhân. Những xác người bị mặt đất nuốt chửng, còn chính quyền thì rửa tay sạch sẽ: không có tội ác nào để tường thuật, và không có gì để mất công giải thích. Mỗi người chết thì phải chịu chết nhiều lần, và cuối cùng chỉ để lại một đám sương mù của nỗi kinh hoàng và một sự hoang mang trong tâm hồn.
LƯU VONG
I
Những chiếc thuyền ra đi chở đầy những người trẻ tuổi thoát khỏi ngục tù, sự chết và cái đói. Sống là nguy hiểm; trốn thoát là một tội lỗi; ăn là một phép lạ. 
Nhưng còn có bao nhiêu người lưu vong ngay trong đường biên giới của tổ quốc mình? Có bản thống kê nào đếm những người bị đuổi việc và bị bắt buộc phải câm nín? Sự hy vọng là tội ác lớn hơn những hành động khác, chứ không phải sao? 
Chế độ độc tài là một sự ô nhục biến thành tập quán, một guồng máy làm cho bạn điếc và câm, không còn biết nghe, không còn biết nói, và mù loà trước những gì bị cấm nhìn thấy. 
Cái chết đầu tiên vì sự tra tấn đã gây nên dư luận xôn xao trong cả nước. Cái chết thứ mười vì bị tra tấn chỉ được báo chí tường thuật sơ sài. Cái chết thứ năm mươi được xem là “bình thường”. 
Guồng máy dạy cho nhân dân chấp nhận sự kinh khủng cũng giống như cách người ta làm quen với độ lạnh của mùa đông.
II
Guồng máy dạy rằng bất cứ ai chống lại nó thì đều là kẻ thù của tổ quốc. Chống lại sự bất công là một tội ác đối với tổ quốc. 
Ta là tổ quốc, guồng máy nói. Trại tập trung này là tổ quốc: đống rác thối tha này, miền đất hoang phế này. 
Bất cứ ai tin rằng đất nước của mình là ngôi nhà của mọi người thì bị ném ra khỏi ngôi nhà đó.
***
Tôi đặc biệt lưu ý đến đoản văn LƯU VONG II của Eduardo Galeano. Qua đoản văn này, ông lật tẩy một trò điêu trá của chế độ độc tài: nó luôn luôn tự đồng hoá chính nó với "tổ quốc". Bất cứ ai phê phán chế độ, hay chống lại những sự sai lầm và tội ác của chế độ, thì đều bị kết án là"chống lại tổ quốc"!
Suốt mấy mươi năm qua, chế độ Cộng Sản ở Việt Nam luôn sử dụng trò điêu trá này và luôn ra sức tẩy não thế hệ trẻ và nhồi nhét vào đầu óc họ cái ý tưởng rằng "chế độ Cộng Sản" là "tổ quốc". Thế nhưng, chỉ cần giở bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei, 1848) ra xem "Phần II: Những người vô sản và những người cộng sản" (II. Proletarier und Kommunisten), thì ai cũng có thể thấy rằng Marx và Engels đã khẳng định: "bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị" (daß der erste Schritt in der Arbeiterrevolution die Erhebung des Proletariats zur herrschenden Klasse), và nhấn mạnh: "Công nhân không có tổ quốc" (Die Arbeiter haben kein Vaterland).
Khi những kẻ thống trị của một chế độ lại chính là những kẻ "không có tổ quốc", thì cái trò đồng hoá chế độ với "tổ quốc" là một trò điêu trá lố bịch nhất dưới ánh mặt trời, và trò điêu trá này chỉ có thể đánh lừa được những con cừu đã bị tẩy não.
Hoàng Ngọc-Tuấn (Sydney, Australia)