Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Ngô Nhân Dụng - Tự thi hành quyền công dân


Ngô Nhân Dụng

Ngày 22 Tháng Chín 2013 vừa qua, 130 nhà trí thức ở trong và ngoài nước đã đưa ra một bản “Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị.” Một điều được nêu ra là “cần khởi xướng một diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.” Chắc ai cũng phải đồng ý với sáng kiến này, sẵn sàng ký tên chung, kể cả ông Ðoàn Văn Vươn. Ai cũng mong thay đổi nước ta từ một chế độ độc tài toàn trị sang dân chủ tự do; và chắc ai cũng muốn chỉ đòi hỏi thay đổi một cách ôn hòa, để người Việt không làm đổ máu người Việt.


Nếu có người vào tù hỏi ý kiến, chắc ông Ðoàn Văn Vươn cũng đồng ý ký vào bản tuyên bố này. Mặc dù, đã có lúc ông thấy cứ ôn hòa mãi chẳng đi tới đâu cả nên phải dùng đến chất nổ, chỉ cho nổ chơi thôi, và dùng súng hoa cải bắn vu vơ không có ý định giết ai cả. Bây giờ anh em nhà họ Ðoàn bị tù, các cán bộ mà ông tranh đấu ôn hòa mãi không ăn thua gì thì họ đã được thăng quan tiến chức. Nhưng chắc nếu được coi bản Tuyên bố về Thực thi quyền Dân sự và Chính trị thì ông Vươn cũng sẵn sàng ký.

Mà chắc ông Ðặng Ngọc Viết, nếu còn sống, cũng vậy. Ông phải đồng ý rằng nước ta cần đổi từ độc tài toàn trị sang dân chủ tự do, và nên tranh đấu ôn hòa. Chỉ tiếc ông đã không thể ôn hòa mãi được, cho nên hôm 11 Tháng Chín ông đã tới Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất thành phố Thái Bình, hỏi tên để tìm mặt các quan chức, rồi bắn chết hai người, ba cán bộ khác trọng thương. Tội nghiệp ông Ðặng Ngọc Viết, ông đã đi xa, vào tận miền Nam làm ăn từ lâu. Chỉ về thăm quê được một tuần, nghe nỗi khổ của gia đình bị ép lấy mất đất mà bồi thường không đủ nên cơn phẫn uất nổi lên, ông giết người rồi tự bắn vào tim mình (theo blog Quê Choa). Sau khi ông Viết qua đời, chắc gia đình ông lại tiếp tục tranh đấu ôn hòa như cũ.

Tôi cũng sẵn sàng ký tên mình vào bản Tuyên bố với 130 nhà trí thức đã ký. Nhưng tôi cũng biết chính mình, và 130 vị đã ký tên, không ai bị cướp đất, cướp ruộng hay ao cá. Không ai phải khóc vì oan ức, như các gia đình Ðặng Ngọc Viết và Ðoàn Văn Vươn; không ai bị ức hiếp đến nỗi phải tự thiêu như bà Ðặng Thị Kim Liêng. Mỗi người làm bổn phận đối với đất nước theo cách của mình. Ðặng Ngọc Viết và Ðoàn Văn Vươn đã bày tỏ ý kiến bằng chất nổ và súng; còn các nhà trí thức bầy tỏ cách khác, bằng các lời tuyên bố. Cả hai cách đều có giá trị không khác gì nhau. Ðảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải chọn, hoặc đối thoại với các người tranh đấu ôn hòa, hoặc đối đầu với những Ðặng Ngọc Viết và Ðoàn Văn Vươn trong tương lai.

Các nhà trí thức đã khởi xướng một diễn đàn để thi hành quyền công dân của họ. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự;” và họ thông báo “có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên.” Chúng ta chờ đợi trang thông tin điện tử của Diễn Ðàn Xã Hội Dân Sự. Mặc dù, từ mấy năm nay có thể coi là một diễn đàn đã có mặt rồi, dưới những tên gọi khác. Năm 2007, ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Ðiếu Cày đã thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Mạng lưới Bô Xít Việt Nam đã hoạt động từ mấy năm nay, chính tôi đã nhiều lần đóng góp ý kiến trong đó. Cách đây ba hôm, Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), trụ sở ở New York, đã trao tặng giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế năm 2013 cho ông Nguyễn Văn Hải, đang ở trong tù. Họ cũng tặng giải cho ba nhà báo khác, Janet Hinostroza ( đài Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (đài CBC, Ai Cập), và Nedim Sener (báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ). Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo tuyên bố: “Chúng tôi ghi nhận lòng can đảm, sự dấn thân và ý chí từ chối không ngậm miệng im lặng” của bốn nhà báo tranh đấu cho quyền làm người. Trong bốn người được tặng giải, Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải là người duy nhất đang bị tù, từ năm 2008 đến nay. Ông Nedim Sener mới chỉ bị truy tố ra tòa, chắc sẽ được tự do cùng hai người kia đến New York lãnh giải.

Nhưng nếu có người vào trong nhà tù hỏi ý kiến, chắc anh Nguyễn Văn Hải cũng sẵn sàng ký tên vào bản tuyên bố thành lập diễn đàn mới này. Bởi vì đó là việc chính anh đã làm từ 7, 8 năm trước. Trang mạng của Ðiếu Cầy, của Tạ Phong Tần (hai người bị tù), cho tới những trang của Ô Sin Huy Ðức, Người Buôn Gió, Anh Ba Sàm, Huỳnh Ngọc Chênh, vân vân, cũng đều là những diễn đàn xã hội và dân sự cả. Vì họ đều dấn thân và không chịu ngậm miệng, và họ chỉ bàn các vấn đề dân sự thôi chứ không dùng súng đạn như người dân Tiên Lãng hay Thái Bình đã dùng.

Cho nên, sau bản tuyên bố đang được mọi người hoan nghênh, các nhà trí thức trong nước cần có những hành động mạnh hơn, tiến xa hơn những lời tuyên bố.

Bản tuyên bố đã nêu lên vấn đề sửa đổi Hiến Pháp; đó là một bước khởi đầu đáng chú ý. Họ nhận xét việc sửa đổi Hiến Pháp của Quốc Hội hiện nay “về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Ðảng Cộng sản Việt Nam.” Cho nên, họ “yêu cầu Quốc Hội dừng việc thông qua bản Hiến Pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì.” Nói cách khác, họ muốn toàn dân tham dự thảo luận thay đổi “chế chính trị hiện hành,” về cơ bản.

Tại sao lại đòi thay đổi chế chính trị hiện đang có ở nước ta? Lý do được nêu ra là sau khi sống trong thể chế hiện hành, họ thấy, “Ðó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng... văn hóa giáo dục suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá,... dân mất lòng tin;... trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung Quốc gia tăng các hành động xâm phạm.” Kết luận: “Ðể vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ.”

Ðã có nhiều tiếng nói đòi thay đổi thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, như vẫn trình bày trong mục này. 

Nhưng đây là lần đầu tiên có những người ở Việt Nam chính thức đòi toàn dân được góp ý kiến thay đổi thể chế, bằng bản Hiến Pháp mới. Có thể coi đây là một cao điểm trong phong trào vận động tự do dân chủ ở nước ta: Chính thức lên tiếng đòi thay đổi thể chế!

Một điểm đáng chú ý khác là những người ký tên trong bản tuyên bố không ngỏ ý xin ai cái gì cả. Họ không xin đảng, nhà nước, hay Quốc Hội cho họ được góp ý kiến. Họ tuyên bố sẽ “thực thi quyền Dân sự và Chính trị” được dẫn ra với điều 69 trong Hiến Pháp hiện hành và “Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị” mà Việt Nam đã ký từ năm 1982. Họ chỉ thi hành các quyền công dân đã có sẵn. Thái độ ngang nhiên, không xin xỏ, không “nhờ lượng cả bao dung” của băng đảng cầm quyền, là một bước tiến mới; so với các bản kiến nghị và thỉnh cầu trước đây. Chúng tôi hoan nghênh bước dấn thân mới này; và ước mong những lời nói sẽ biến thành hành động.

Một điều đáng lo ngại là nhiều người sẽ ký tên vào bản tuyên bố nhưng không nghĩ đến việc làm sao các ý kiến của mình sẽ biến thành sự thật. Như một kiến trúc sư ở Hà Nội, trả lời đài RFI đã nói: “...tôi cũng không hy vọng là mình ký xong, thì người ta sẽ suy nghĩ, người ta sẽ chờn, người ta sẽ làm theo ý mình. Nhưng ít ra tôi cũng ký, để thể hiện quan điểm của tôi, là tôi đòi xóa bỏ những chuyện bất công, vô lý đã diễn ra ở xung quanh mình.”

Nếu ai cũng nghĩ như bà kiến trúc sư này, ký tên chỉ để “thể hiện quan điểm” của mình, mà không hy vọng gì cả, thì tất cả bản tuyên bố này sẽ vô giá trị. Khi muốn “đòi xóa bỏ những chuyện bất công, vô lý đã diễn ra ở xung quanh mình,” thì người ta phải sẵn sàng dấn thân hơn. Nếu không, thì chỉ trong ba tháng sẽ chẳng còn ai nhớ đến bản tuyên bố hùng hồn này nữa. Bởi vì ở nước ta đã có hàng ngàn những bài viết, những tuyên ngôn và kiến nghị nêu lên các ý kiến tương tự rồi; hầu hết đã chìm vào quên lãng. Cuối cùng, người ta chỉ còn nhớ những Ðoàn Văn Vươn, nhớ Ðặng Ngọc Viết, và tưởng nhớ bà Ðặng Thị Kim Liêng, người đã tự thiêu sau khi bị chính quyền đàn áp, chỉ vì có con gái chống Trung Cộng xâm lăng rồi bị bỏ tù. Cần bao nhiêu người chết như Ðặng Ngọc Viết và Ðặng Thị Kim Liêng nữa thì giới trí thức mới rời khỏi cái máy vi tính và các trang mạng, bắt đầu xuống đường “xóa bỏ những bất công, vô lý” cho đến khi nước Việt Nam có cơ hội ngẩng mặt lên?


Vũ Hoàng - Danh ca Bạch Yến


Vũ Hoàng, phóng viên RFA


Danh ca Bạch Yến - Files photos 

Là một trong 10 người được mệnh danh là “nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng nhất Việt Nam”, danh ca Bạch Yến sau hơn 50 đứng trên ánh đèn sân khấu, vẫn với chất giọng trầm thuở nào, bà đã đang và sẽ còn làm mê hoặc nhiều thế hệ người nghe nhạc.

Một tuổi thơ đầy cơ cực

Âm nhạc đã đến với bà từ rất sớm, năm 7 tuổi, bà bắt đầu hát tại rạp Norodome Phnom Penh của Campuchia, đến khi 11 tuổi bà được giải nhất, huy chương vàng của đài phát thanh Pháp Á tổ chức. Và bà chính thức bước vào con đường ca hát năm 14 tuổi.

"Có một lần ngang qua phòng trà, liều nhảy lên xin hát đại, lúc đó 14 tuổi, người ta thấy mình hát được vì mình cũng dạn dĩ, chắc mình cũng có duyên gì đó với âm nhạc, thành ra, anh Mạnh Phát và Ngọc Bích thấy mình hát như vậy cũng đồng ý, nói ngày mai quay trở lại và cho hát và như vậy là có chỗ hát là phòng trà Trúc Lâm."

Thế nhưng ít ai biết được bà đã trải qua một tuổi thơ đầy cơ cực, khi cha bà muốn đưa gia đình về sống ở Nam Vang trong khi mẹ của bà lại muốn ở lại Việt Nam để các con không bị mất gốc. Cha mẹ chia tay, bà phải gồng vai phụ giúp mẹ bằng việc gia nhập một gánh xiếc với vai trò người lái mô tô bay.

"Hồi mà đi mô tô bay cũng là định mệnh khiến cho mình phải đổi nghề vì lúc đó nhà cửa bị cháy hết, người cha thì đi xa, mẹ thì không muốn trở lại, sống rất eo hẹp, khi mình bị đói, mình làm bất cứ một điều gì để sống. Rất may mắn là có một người cậu dạy cho đi moto bay, điều này chỉ cần can đảm và chịu khó luyện tập là mình có thể trở thành một nghệ làm xiếc mô tô bay. Nhưng rồi sau khi trình diễn mô tô bay hơn 2 năm, gần 3 năm, lần chót cùng biểu diễn ở Hội chợ Thị Nghè bị té xuống, bầm bên màng tang, rồi dập vài cái xương sườn, không ngờ ngày nay, khi mình có tuổi, mắt mình có vết nứt, nên hơi khó khăn một chút, không được thấy rõ một bên." 

Thành công

Sau nhiều thăng trầm của cuộc sống, cộng với niềm đam mê ca hát và sự học hỏi trong nghề cầm ca, bà đã có những bước tiến dài trên con đường nghệ thuật. Bà cùng mẹ sang Pháp năm 1961 để học phương pháp hát nhạc Tây Phương, sau khi trở về nước, đến năm 1965, bà được chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ mời để góp mặt khi muốn giới thiệu tiếng hát đặc biệt của bà đến khán giả Hoa Kỳ.

Ca sĩ Bạch Yến (những năm 60). Files photos

Thế nhưng chuyến đi 12 ngày ấy của bà đã biến thành một quãng đời dài 12 năm mà bà gắn liền với xứ sở Cờ Hoa sau đó. Trong suốt quãng thời gian từ 1965 đến 1978, bà là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên và cũng là duy nhất có cơ hội đứng chung cùng sân khấu với nhiều nghệ sĩ tên tuổi Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Joey Bishop, Mike Douglas… bà cũng hát được 5 thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý hoặc Do Thái cùng với những điệu twist vô cùng độc đáo.

Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, năm 1978, cơ duyên đến với bà, khi bà gặp giáo sư nghiên cứu âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải, chỉ vẻn vẹn trong một thời gian ngắn, hai người đã nên nghĩa vợ chồng. Sau bao hào quang của một nghệ sĩ lừng danh tên tuổi, bà đã đánh đổi dòng tân nhạc để chuyển sang hát dòng nhạc dân ca:
"Điều thứ nhất là cô rất thích được hát nhạc dân ca từ xưa tới nay, mà chưa có cơ hội và kế đó, khi đi diễn với chú thì có vợ, có chồng, chứ nếu cô tiếp tục hát tân nhạc, thì 3 tháng mới được gặp chú một lần, bởi cô làm việc bên Mỹ, còn chú Hải làm việc bên Pháp, dường như lúc nào người phụ nữ cũng phải hi sinh. Ngoài chuyện hi sinh, thì cũng có một phần sở thích trong đó. Nếu nói về tài chính, cô hi sinh rất nhiều, vì đi làm tân nhạc kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng cô nghĩ rằng, làm tân nhạc chỉ vui một thời, còn làm nhạc dân ca thì sẽ sống mãi, cuộc sống của tân nhạc rất phù du, không phải tồn tại hoài." 

Bà kể rằng, để thay đổi cả một dòng nhạc mà bà vốn theo đuổi bao năm, giờ bắt đầu lại từ đầu, có quá nhiều thách thức:
"Rất là khó, rất là khó, cô chỉ hát được những bài thường thôi vì cô quen với tân nhạc rồi, thành ra muốn trở qua làm nhạc dân ca rất khó bởi cách trình bày cũng như cách dùng giọng của mình, rồi những luyến láy đòi hỏi mình phải hát rất Việt Nam, mà cô lại đi từ Tây phương quay trở về, thành ra khó hơn người nào chưa từng hát, nếu ai chưa từng hát, mà đi hát thẳng nhạc dân ca, thì sẽ dễ hơn nhiều lắm.

Cô đi với chú tính đến nay cũng đã hơn 30 năm rồi. Cô không hát những tác phẩm của chú vì khi làm nhạc dân ca là hát nhạc dân gian, bây giờ cô chuyên hát những bài hát ru, thí dụ như hát bài ầu ơ ví dầu, một điệu hát ru miền Nam thì như thế này…"

Ngao du vòng quanh thế giới

Sau hơn 30 năm ngao du, biểu diễn trên hơn 70 quốc gia, cùng hàng ngàn xuất diễn, ông đàn bà hát, hai nghệ sĩ đã mang âm nhạc dân tộc Việt Nam đến giới thiệu với bạn bè khắp năm châu bốn bể:
"Khi biểu diễn, trình bày nhạc dân ca cho người ngoại quốc nghe, thì (sự góp mặt của cô) cũng là thêm một bóng hồng trong chương trình, cho nó có màu sắc hơn. Khi chú trình bày và biểu diễn những cây đàn, nghe một lúc cũng sẽ hơi nhàm, khi cô xuất hiện, trình bày những bài hát ru xen kẽ, điểm đặc biệt đó là những bài hát không đệm đàn, kiểu acapella nên khán giả rất thích, để trình bày những bài hát ru đúng theo truyền thống, rất mộc mạc."

Giờ đây, khi đã “thất thập cổ lai hi” nhưng nghệ sĩ Bạch Yến vẫn giữ cho mình một thần thái và sắc vóc không tuổi. Bà gìn giữ sức khỏe bằng cách đi bộ 4 cây số mỗi ngày, uống nhiều nước và dù bận thế nào thì bà cũng bỏ ra 30 phút mỗi ngày để tập thanh nhạc. Bà có một niềm đam mê nho nhỏ là hết mực yêu thương chiếc áo dài Việt Nam và đó là trang phục biểu diễn mà bà thường sử dụng khi giới thiệu về văn hóa và âm nhạc dân tộc Việt.

Trước khi chia tay, danh ca Bạch Yến muốn được một lần nữa gửi tới những khán thính giả đã luôn sát cánh bên bà trong hơn nửa thế kỷ qua:
"Lúc nào cũng thích gần gũi khán giả và luôn luôn kính trọng khán giả, mỗi lần ra diễn là diễn bằng cả con tim với tất cả hình dáng, vẻ người, vì khi diễn tả một bài hát là mình diễn tả cả tâm hồn, mình muốn khán giả đừng thất vọng. Nhất là bây giờ, khi mình đã đi hát trên 50 năm rồi, lúc nào khán giả đi coi mình cũng chờ đợi lắm, thành ra lúc nào mình cũng muốn để những người tới nghe mình vui lòng. Cô nghĩ rằng, khán giả đã bỏ thì giờ đến, mua vé đi vô coi mà mình không đáp ứng được sự chờ đợi của khán giả thì điều đó rất bậy, nếu có lỡ đau ốm, cô cũng ra hát đàng hoàng, rồi sau đó, ngã ra chết cũng được, mình yêu nghề, mình thích làm cho khán giả được thỏa mãn, được vui, đó là điều mình rất chú trọng…"


Bùi Tín - Sở hữu toàn dân là tội ác gốc


Bùi Tín

Báo Pháp luật trong nước ngày 12/9/2013 đưa tin anh Đặng Ngọc Viết ở thị xã Thái Bình đã nổ 7 phát súng Colt vào đoàn cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Thái Bình, giết chết ông Vũ Ngọc Dũng, phó giám đốc của trung tâm này, và làm bị thuơng 2 cán bộ khác. Sau đó anh Viết phóng xe gắn máy về chùa Đông ở huyện Kiến Xương quê anh, cầu nguyện trước tượng Phật Bà Quan Âm rồi chĩa súng vào ngực tự sát sau khi nói với nhà Chùa:«Tôi đòi công lý cho bà con ta».


Anh Viết mới 32 tuổi, là một lao động từ nước Nga trở về, có 2 con nhỏ. Anh có mảnh đất 220 m2 bị thu hồi 180 m2, được đền bù theo giá cưỡng bách. Anh đã gửi 5 đơn khiếu nại, nhưng không được trả lời. Khi bị đoàn cán bộ tỉnh về thúc ép việc giải tỏa vùng đất này, anh Viết coi đó là biểu tượng của sự tàn ác của chính quyền không phải đối với riêng anh, mà còn đối với tất cả mọi nông dân và mọi công dân lương thiện của đất nước này.

Đã có bao nhiêu nạn nhân mất đất một cách oan ức, bao nhiêu gia đình sạt nghiệp vì bị đất ruộng trưng mua, trưng thu, thu hồi một cách vô lý, bất công như anh Đặng Ngọc Viết.

Đã có cả một đội quân dân oan, hàng ngàn, hàng vạn người đi kêu oan, kiện cáo khắp nơi. Theo các báo trong nước như Tuổi trẻ và Pháp luật, đã có không ít người tự thiêu vì bị mất đất như anh Phạm Anh Nam ở Lâm Đồng, tự treo cổ như anh Nguyễn Viết Thành ở Đà Nẵng ngày 12/9 vừa qua.

Có tiếng nói nào có trọng lượng về ruộng đất hơn chính kiến của chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân và nguyên Thứ trưởng Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ. Cả hai ông đều cho rằng sở hữu toàn dân là điều cực kỳ phi lý và tệ hại, cần dứt khoát quay trở lại với chế độ đa sở hữu về ruộng đất từ ngàn xưa. Hai ông đã nhiều lần phát biểu trên blog của mình và trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp (tháng 8 và tháng 9) lập trường nên trả lại sở hữu đất cho người nông dân như trước đây.

Chế độ ấy minh định ở mỗi làng xã có địa bạ công khai, có bản đồ cụ thể từng thửa ruộng, từ ruộng công do chính quyền xã quản lý thu hoạch dùng cho lễ hội, cúng bái Thành hoàng, dự trữ lương thực phòng đói kém, khuyến học trong xã, rồi ruộng sở hữu tư nhân của từng hộ (chiếm phần lớn nhất diện tích đồng ruộng, ao, hồ), rồi ruộng của các hội tập thể, từ ruộng đất chung của các dòng họ, của nhà chùa, nhà thờ, hội từ thiện, hội khuyến học (còn gọi là tự điền, học điền…).

Một sự trùng hợp đáng chú ý là việc giết người rồi tự sát của anh Đặng Ngọc Viết đã xảy ra khi Luật đất đai (sửa đổi) sẽ được Ban Chấp hành Trung ương đảng CS và Quốc hội thảo luận để thông qua vào tháng 10 này.

Điều hay nhất là trong các phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương đảng và Quốc hội nên có những việc làm như sau: 

Mặc niệm những nạn nhân gần đây nhất của chế độ «sở hữu toàn dân về đất đai», công dân Đặng Ngọc Viết và cán bộ Vũ Ngọc Dũng, cũng như tất cả những oan hồn đã chết do bất công xã hội về ruộng đất, bị tước quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất tồn tại tự ngàn xưa.

Long trọng tuyên bố long trọng hủy bỏ chế độ «sở hữu toàn dân», thiết lập lại chế độ sở hữu đa hình thức: sở hữu công, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể. Hiến pháp và luật pháp sẽ được sửa đổi theo tinh thần đó. Vì chính cái sở hữu toàn dân do đảng CS tạo ra là kẻ giết người hàng loạt cần bị vạch mặt, kết tội và xóa bỏ không thương tiếc.

Những bổ sung sửa chữa vụn vặt sẽ không có tác dụng gì, chỉ là xoa bóp căn bệnh ung thư đã di căn.

Nếu lãnh đạo đảng CS một mực duy trì chế độ phi lý «sở hữu toàn dân» họ sẽ tự cô lập hơn nữa với nông dân còn chiếm 70% số dân nước ta, với một khối trí thức đông đảo đang thức tỉnh và nổi giận, với tuổi trẻ am hiểu thời cuộc và thời đại.

Họ sẽ có nguy cơ bị hóc trong vụ Luật đất đai sắp tới. Ít nhất cũng sẽ là nuốt khó vào, nhả khó ra, vì lòng tham họ không muốn nhả ra cho phải lẽ. Rồi nếu việc gia nhập khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP cũng hỏng và hóc nốt thì sẽ là tận cùng tai họa cho nhóm bảo thủ giáo điều.

Thế lực giáo điều bảo thủ sẽ chuốc lấy búa rìu của dư luận còn lớn hơn, quyết liệt hơn.


Thụy Khuê - Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Chí Thiện, Trái tim hồng của Trần Phong Vũ



Thụy Khuê

Để kỷ niệm ngày giỗ đầu nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, nhóm Uyên Thao, Trần Phong Vũ, chủ trương nhà xuất bản Tiếng Quê Hương phát hành cuốn Nguyễn Chí Thiện, trái tim hồng của Trần Phong Vũ, như một nén nhang gửi người đã khuất, như một lời giã bạn.

Nhà văn Trần Phong Vũ

Trần Phong Vũ, người bạn thân gần cận Nguyễn Chí Thiện trong thập niên cuối đời, được "chỉ định" để viết về nhà thơ, về cuộc đời trầm nổi, đằng sau những tiếng thơ đòi đoạn.

Ông viết: "Trong tập sách này, bạn đọc sẽ tìm thấy khuôn mặt thật không tô điểm của Nguyễn Chí Thiện. Đấy là một con người mà tác phong, nhân cách, tài năng, ý chí, nghị lực toả sáng trong từng cử chỉ, nhân dáng, thái độ, lời nói, ánh mắt... khi hành xử việc đời cũng như khi tiếp xúc với con người".

Trần Phong Vũ tự đặt cho mình ba nhiệm vụ: Viết lại cuộc đời Nguyễn Chí Thiện, bình thơ Nguyễn Chí Thiện, và "giải oan" cho Nguyễn Chí Thiện bằng những tư liệu chứng tỏ Nguyễn Chí Thiện, bạn ông là Nguyễn Chí Thiện thật.

Đối với những người quá quen với chữ nghiã, công việc thứ ba này không cần thiết; nhưng với đại đa số quần chúng, lại thực là cần thiết. Riêng những độc giả không ở trên đất Mỹ, ít người được biết đã từng có nhiều chiến dịch đánh sâu đánh xa Nguyễn Chí Thiện như vậy trong gần hai chục năm qua. Nếu so với sự kiện chính quyền cộng sản sai các học giả và nhà văn đánh Phan Khôi thủa trước, thì việc những "người dân chủ tự do" đánh Nguyễn Chí Thiện thủa nay, cũng không kém phần ngoạn mục.

Những mẩu tâm sự giữa hai người bạn già, là nền cho Trần Phong Vũ phác họa Nguyễn Chí Thiện con người. Những trao đổi dở dang, những lời nói nửa vời, những tâm tư không trọn vẹn, đều được viết ra, lời có đôi chút xếp đặt lại, nhưng ý khá trung thành, về đủ thứ linh tinh, kể cả đời sống sinh lý, bệnh lý, cả những giây phút chạnh lòng, những phản trắc, những yêu thương, những ân tình, hờn giận... Trần Phong Vũ nói nhiều về sự quy đạo của Nguyễn Chí Thiện trước khi mất như một linh tính đã có từ lâu, như một tri mệnh, điều đó dường như rất quan trọng đối với những tín đồ thuận thành như tác giả.

Trần Phong Vũ là một nhà văn mà giọng thành thực là điểm trọng trong tác phẩm. Trần PhongVũ là một con người mà chất thật thà nổi lên như một sự "quê mùa" chỉ thấy ở những người họ đạo đất Bùi Chu.

Cái giọng có chất đạo ấy chứng tỏ đã là con chiên thuận thành thì không thể làm khác ý Chúa. Cái giọng đạo hạnh ấy bây giờ lại kể về một người vì nói sự thật mà phải vào tù từ 19 tuổi, trước sau 27 năm, thì có gì như ăn khớp với nhau. Mặc dù đôi chỗ có rườm rà, mặc dù đôi chỗ có nhắc đi nhắc lại như một ông già lẩm cẩm, radoter, quên mình đã nói, biết rồi khổ lắm nói mãi...

Nhưng người đọc tha thứ hết, bởi cái lời ông già lẩm cẩm ấy, nó chí tình, nó bộc lộ tâm sự của một kẻ muốn làm cho công lý sáng tỏ, trước linh hồn người đã khuất. Cuốn sách dĩ nhiên không phải là một mẫu mực về mạch lạc, về cách viết hồi ký, cũng như về nhận định văn học, nhưng nó cảm động vì mối chân tình của những người thực hiện.

Ngoài Trần Phong Vũ là tác giả chính, phần phụ lục tập hợp gần 30 bài viết về Nguyễn Chí Thiện trong các dịp khác nhau, từ khi Hoa Điạ Ngục được phát hành lần đầu năm 1980 đến nay. Đó là việc thường làm trong các dịp cúng lễ giỗ chạp. Nhưng ở đây có ba bài đặc biệt đáng chú ý của ba cựu quân nhân: Kiều Duy Vĩnh, Phan Nhật Nam và Đinh Quang Anh Thái.

Kiều Duy Vĩnh, đã qua đời trước Nguyễn Chí Thiện vài tháng -bạn tù của Nguyễn Hữu Đang tại Cổng Trời, bạn tù của Nguyễn Chí Thiện tại Phong Quang- là cựu quân nhân trong quân đội quốc gia của chính phủ Bảo Đại. Sau 1954, ông ở lại miền Bắc, bị bắt, bị tù cùng với nhiều tu sĩ. Năm 1997, ông gửi một số bài viết về các trại tù miền Bắc ra ngoài, đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, văn phong đặc biệt làm giật mình những người quen với chữ nghiã, xác nhận tài năng của một nhà văn đích thực. Hai bài được trích đăng trong cuốn sách này, viết về hai cái chết: Tu sĩ Đỗ Bá Lung chết ở trại Cổng Trời, biên giới, gần Hà Giang, và tu sĩ Lâm Đình Tuý chết ở trại Phong Quang, Lào Kai.

Mười một giờ đêm đến trại Cổng Trời, Kiều Duy Vĩnh kể:
"Có hai tù hình sự ở trại ngoài khênh cơm đến để ở cửa rồi chạy biến. Cấm được nhìn, được hỏi, được tiếp xúc trao đổi cái gì. Bọn kiên giam, biệt giam là cực kỳ nguy hiểm, chúng giết người không gớm tay, bọn ăn gan uống máu đồng bào. Nhưng thật sự, nhìn kỹ thì: Đinh Hiền Lương dòng tu ép xác Châu Sơn xanh lướt như một cái bóng. Các tu sĩ đều vậy cả. Cố Hoàng chỉ có hát là cao giọng thôi, chứ đi đứng thì lẩy bẩy. Khánh Sơn thì mù dở. Nếu ăn gan uống máu đồng bào được may ra có tôi và Trần Văn Liệu. Nhưng sau những năm tháng tù đầy ở dưới đồng bằng, bị đói, bị khát, bị quần cho đến tơi người, bản thân tôi, nắm tay không chặt thì còn làm gì được nữa. Đã nhiều lần tôi thử sức, nắm thật chặt để nắm tay mình trở thành quả đấm, nhưng không bao giờ thành, bàn tay tôi không bao giờ có thể nắm chặt lại để thành nắm đấm cả. (...) Điều cuối cùng họ phải thi hành nghiêm chỉnh là làm cách nào giết hết được chúng tôi. Và họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó: 72 người còn lại độ chừng 11 người (...) Cứ âm O độ là gọi đi xà lim. Xà lim là cái quan tài bằng đất dầy một mét, cùm răng cá sấu cắn chân không bao giờ được mở, và bỏ đói cho đến chết. Tiếng gọi của thần chết đột ngột, bất thần, không lý do và khỏi cần giải thích. Lưu Nam, chuẩn bị đi. Khánh Sơn, chuẩn bị đi, Đinh Hiền Lương, chuẩn bị đi. Cứ thế lần lượt ra đi và không ai trở lại."

Kiều Duy Vĩnh, một người lính, thứ lính chì, cao ráo, vạm vỡ, ba gai, chẳng coi ai ra gì, vô thần, khinh thường đạo đức, luân lý, chả sợ chết, chả sợ ai hết, thứ lính trời đánh không chết, thánh vật không toi, vậy mà cuối cùng thần phục mấy đấng, bậc, tử vì đạo. Lời kể thô mộc, ngang tàng của Kiều Duy Vĩnh, đi đôi với lời thơ thô mộc ứa máu của Nguyễn Chí Thiện thành một bản kinh cầu, làm lạc hồn phật chúa, nếu các vị có ở nhân gian.

Phan Nhật Nam, cũng là lính, lính miền Nam. Dọc đường số một, Mùa hè đỏ lửa đã đưa Phan Nhật Nam lên địa vị những nhà văn hàng đầu viết về chiến tranh và quê hương đất nước. Nhưng ở đây, Phan Nhật Nam, ở một vị thế khác, ông hết mình biện hộ cho một nhà thơ, dù ông biết Nguyễn Chí Thiện có lẽ chẳng cần ai biện hộ.

Ở cái xã hội gọi là tự do này, người ta có quyền muốn viết gì thì viết, trừ khi bị nạn nhân kiện ra toà, lúc ấy thì phải liệu chừng. Nhưng Nguyễn Chí Thiện không kiện ai cả, biết thế nên người ta cứ việc viết, cứ việc ngụy biện gian dối, miễn sao báo bán chạy.

Vậy Phan Nhật Nam biện hộ cho ai? Vì sao ông biện hộ?

Phan Nhật Nam biện hộ cho sự thật và cho một con người hai lần bị trù giập.

Phan Nhật Nam là người lính đi bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ từng mái nhà, từng đứa bé lạc mẹ, suốt trong mùa hè đỏ lửa, ngày trước. Bây giờ, ông bảo vệ người tù 27 năm bị dập vùi, đói khát bệnh tật, bên trong lục phủ ngũ tạng rách nát, nhưng bên ngoài vẫn hùng hồn diễn thuyết cho đến những ngày cuối của cuộc đời. Phan Nhật Nam bảo vệ cái nhân tài ấy, bảo vệ cái lẽ sống ấy, sống đẹp, sống cao, sống như một con người.
Đó cũng là lẽ sống của Phan Nhật Nam, nhà văn người lính.

Trong thời gian sống không lâu ở hải ngoại, Nguyễn Chí Thiện có một bùa hộ mệnh nữa là nhà báo Đinh Quang Anh Thái. Ai cũng biết tài làm báo của Đinh Quang Anh Thái, nhanh, nhậy, không lắm lời, bắt đúng mạch khán thính giả để đặt câu hỏi sắc, khi phỏng vấn. Lúc bị chất vấn, lộ tài hùng biện, tài lý luận, tài đối đáp, như một người lính tả xung hữu đột trước trận tiền; nhưng ít khi được thấy Đinh Quang Anh Thái để lộ văn tài, để lộ tấm lòng, để lộ tình cảm của mình. Hôm anh Thiện mất, người ta mới rõ mặt anh hùng: bài viết ngắn của Thái hẳn đã làm cho anh Thiện ngậm cười nơi chín suối, bởi Thái là người duy nhất nhớ đến câu nói cửa miệng của anh: "Làm thế nào được!" Vô tội, bị tù 27 năm! Làm thế nào được! Bị nhục mạ liên tục nhiều năm: "Làm thế nào được, đi rừng gặp thú dữ, chẳng lẽ mở mồm xin chúng buông tha". Cả hồn phách Nguyễn Chí Thiện nằm trong câu nói đó.

Một học giả viết về văn hoá Việt, bảo rằng: khi ta chết thì hồn bay lên trời còn phách đi về đất. Thái đã gặp được anh Thiện, cả hồn, lẫn phách, hôm anh ấy mất.

Thuỵ Khuê

Les Issambres, 11/9/2013

Trịnh Y Thư - Đôi điều về dịch thuật


Trịnh Y Thư

1.
Trước khi nói đến dịch thuật, bạn hãy cho phép tôi đưa ra một nhận định hết sức cơ bản và sơ đẳng như sau: Giữa bất kì hai ngôn ngữ dân tộc nào không hề hiện hữu sự đồng dạng cùng chia sẻ một hệ thống phối ngữ biến những kí hiệu ngôn từ hữu cơ thành những biểu hiệu có ý nghĩa. Nếu bạn chấp nhận đó là định đề hay nguyên lí đã được chứng minh thì tôi có thể rút ra một hệ luận dùng làm nguyên tắc chỉ đạo cơ bản cho công việc dịch thuật, đó là, nội dung một dịch phẩm ít nhiều có thể bị thêm, bớt, hoặc sai lệch với nguyên tác. Hầu hết các thể loại dịch thuật đều bị chi phối bởi nguyên tắc này, ít hơn ở sách giáo khoa, khoa học thường thức và nhiều hơn ở bình diện văn học. Nếu bạn đồng ý như thế, tôi có thể bảo dịch thuật văn học là sự tái tạo, hoặc sáng tác lại, một tác phẩm văn học để cho nó một đời sống mới.


Rất có khả năng nó sẽ tái hiện ở một “đời sống mới”. Bốn thành tố quyết định đời sống của tác phẩm là thời đại, nhà văn, tác phẩm và người đọc; một dịch phẩm hiển nhiên phải có riêng nó một đời sống mới bởi nếu dịch phẩm thành công thì chí ít năm mươi phần trăm những thành tố trên là mới. Đời sống mới này đôi khi còn rực rỡ, trường tồn hơn đời sống “cũ” của nguyên tác như trường hợp bản dịch Chinh Phụ Ngâm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm; và, nhìn ở góc độ nào đó, Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng là tác phẩm dịch.

Trên các diễn đàn văn học đã có khá nhiều những nhận định sâu sắc và giá trị về dịch thuật văn học. Tựu trung, có hai xu hướng: hoặc trung thành với văn bản của nguyên tác; hoặc đặt trọng tâm vào yêu cầu tiếp nhận của ngôn ngữ dịch. Theo tôi, ở thời đại của chúng ta, quan niệm đúng đắn phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai xu hướng. Mặc dù những tôn chỉ chung chung như tín-đạt-nhã kềm chế người dịch, không cho hắn sa đà, nhưng người dịch không còn là kẻ “tra từ điển chuyên nghiệp” nữa. Có khoảng đất trống chừa cho hắn để hắn phô diễn nét tài hoa trong sáng tạo của mình. Câu hỏi được đặt ra là khoảng đất trống đó rộng rãi thong dong lắm không và có giới hạn nào không? Nếu bạn là Bùi Giáng thì không giới hạn nào có thể ngăn trở bạn được. Bạn có thể “tương” vào cả chục câu lục bát rất ư là Bùi Giáng ngay giữa mạch truyện của nguyên tác. Sự can thiệp tới hạn của người dịch như thế hiển nhiên có thể làm nhiều vị học giả nghiêm túc cau mày khó chịu. Riêng tôi, tôi thấy thú vị bởi tôi đang thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải một cuốn sách y học. Nhưng tôi không thể làm như Bùi Giáng, lẽ dễ hiểu bởi tôi không có văn tài độc đáo như ông. Nói như thế, dịch phẩm sẽ mang diện mạo của người dịch và điều đó góp phần không ít vào việc tiếp nhận của người đọc. Tôi không phủ nhận giá trị những dịch phẩm nghiêm chỉnh tuân thủ từng câu, từng chữ, từng dấu chấm dấu phết trong nguyên bản, nhưng tính Dionysian trong nghệ thuật bao giờ cũng hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn và tôi sẵn sàng hi sinh cái chân lí tuyệt đối (đôi khi rất vô tích sự) để đổi lấy dăm ba nét linh diệu phù ảo của cái bất toàn.

2.
Song bạn có thể hỏi ngược lại tôi: “Đọc Mùi Hương Xuân Sắc, tôi đâu muốn đọc Bùi Giáng, tôi muốn đọc Sylvie của Gérard de Nerval cơ mà. Chỗ nào cũng thấy Bùi Giáng ‘lai rai phiêu hốt’ còn tác giả ra sao, văn phong như thế nào thì chẳng thấy đâu.”

Văn phong hay phong cách trong văn học là đề tài lớn, chúng ta từng nghe nhiều nhà phê bình nói đến. Tôi vốn dị ứng với lí thuyết văn học nên không dám nói gì ở đây ngoại trừ định nghĩa cơ bản của cụm từ “phong cách văn học.” Theo tôi, phong cách trong văn học giản dị là phương thức biểu đạt nghệ thuật, nó tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của nhà văn. Nó chính là nghệ thuật của sáng tạo. Nhìn rộng hơn, các nghệ sĩ lớn qua mọi thời đại đều có riêng cho mình cái phong cách đặc trưng này và nó có yếu tính như một dấu ấn khắc họa chân dung nhà nghệ sĩ. Claude Debussy và Maurice Ravel sinh cùng thời, đều là người Pháp, cùng sáng tác dưới luồng sáng của nhạc phái Ấn tượng, nhưng nhạc của hai ông khác nhau lắm, người nghe không thể nào lẫn lộn được. Đó là nhờ mỗi ông đều thành công trong việc tự tạo cho mình cái dấu ấn đặc trưng. Đôi lúc tôi nghĩ nghệ thuật phải chăng chỉ có thế, kẻ thành công lưu danh muôn thuở chẳng qua chỉ là kẻ có cái tài năng vượt trội biết sáng tạo nên cái khác thường, độc đáo, mà sau khi công bố người đời nhìn vào đều phải bật ngửa, ngẩn ngơ thốt lên, “Ủa, có dzậy thôi mà hồi nào đến giờ mình hổng thấy cà?”

Phong cách trong văn học định đoạt tiềm năng nghệ thuật của tác phẩm. Gustave Flaubert bỏ ra năm năm trời để viết cuốn Madame Bovary. Tác phẩm ra đời đánh dấu khúc quành quan trọng trong văn học Pháp tiền bán thế kỉ XIX. Ngoài sự kiện nó là cuốn tiểu thuyết “tâm lí” đầu tiên, chính phong cách nghệ thuật của nó, nội dung cũng như hình thức, đã khiến nó được công chúng nồng nhiệt đón nhận. Baudelaire bảo sau Balzac chính Flaubert là người bứt phá, đập tan cái trì trệ của văn học Pháp lúc đó.

Nghệ thuật nằm ở cái “thần” của tác phẩm. Nắm bắt cái “thần” đó trong nghệ thuật rồi tái tạo nó ở một tính thể khác, theo tôi, không phải là chuyện bất khả nhưng nó đòi hỏi tài năng và sức làm việc khủng khiếp lắm. Tôi đang nghĩ đến tác phẩm tiểu thuyết Lolita của văn hào Vladimir Nabokov. Trong tác phẩm tiểu thuyết này Nabokov thuật một câu chuyện vô luân bằng thứ ngôn từ phải nói là linh diệu. Cú pháp và thủ pháp sử dụng Anh ngữ của ông kể như vào hàng cao thủ thượng thừa, chí ít cũng mười hai thành công lực. Tiếng Việt của tôi cũng phải linh diệu như tiếng Anh của Nabokov để dịch tác phẩm này, nếu không, tôi sẽ giết Nabokov mất vì tôi biến tác phẩm nghệ thuật của ông thành chuyện dâm ô! Nhưng cái vi tế trong mỗi từ tiếng Anh, liệu tôi có thể tìm thấy nét tương đương trong tiếng Việt không? Căn cứ vào định đề đặt ra ở phần vào nhập của bài viết, câu trả lời là không và có lẽ tôi sẽ không công bằng với Nabokov chút nào. Văn phong của Nabokov chính là cái linh diệu của ngôn từ ông sử dụng trong ứng tác nghệ thuật. Thế nhưng nếu chỉ với bút pháp dịch thuật linh diệu thôi thì đã đủ để lột tả phong cách văn học (nghệ thuật) của Nabokov chưa? Tôi không biết bạn ạ, bởi nó thuộc về cái bất khả tư nghì mất rồi, tôi phải dùng trực giác để định đoạt thôi và chưa chắc tôi đã thành công. Chữ nghĩa nằm nơi tầng thứ nhất của tác phẩm, tầng thấp nhất, dễ tiếp cận nhất và cũng dễ chuyển dịch nhất; sang tầng thứ hai, tầng chứa đựng cảm xúc, nếu khéo léo và với nỗ lực tối đa, có thể tôi nắm bắt được; nhưng đến tầng thứ ba, tầng cao nhất, nơi cái “thần” của tác phẩm ẩn nấp, của cái bất khả tư nghì thì tôi chỉ có cách dùng trực giác mình để “tùy cơ ứng biến” mà thôi.

3.
Traduttore, traditore—dịch là phản. Dĩ nhiên, giữa hai nền văn hoá bao giờ cũng hiện hữu những giá trị tương phản gần như nghịch lí, nhưng càng ngày, do sự toàn cầu hoá cộng thêm sự bùng nổ của Internet, tính tương phản ấy càng thu nhỏ. Hơn nữa, từ lâu tôi đã không xem ý nghĩa của nó là chân lí. Ngược lại là đằng khác, bởi nó có tính thời thượng. Với tôi, nó chỉ có tác dụng cảnh báo người dịch phải cẩn trọng tối đa bởi muôn vàn cạm bẫy cùng hầm hố lúc nào cũng túc trực chờ đón người dịch để chôn vùi hắn nếu hắn cẩu thả, không chịu khó tìm hiểu thấu đáo văn bản nguyên tác trước khi hạ bút. Tín-đạt-nhã. Ba tôn chỉ người Trung quốc đặt ra cho công việc dịch thuật, tưởng đơn giản nhưng quả thật không dễ dàng và con đường người dịch chọn lựa cho mình đi không rộng rãi bằng phẳng chút nào.

Cách đây ít lâu tôi bạo gan dịch và xuất bản cuốn tiểu thuyết The Unbearable Lightness of Being của nhà văn Tiệp Khắc Milan Kundera. Thoạt nhìn vào nhan đề cuốn sách, hiển nhiên vấn đề quan trọng và gay go nhất cho người dịch là làm thế nào để dịch từ “being” cho chuẩn và hay. Tôi đã mất khá nhiều thời gian suy nghĩ tìm kiếm một từ tiếng Việt thích hợp cho nhan đề của bản dịch. Khi tác phẩm khởi đăng nhiều kì trên tạp chí Hợp Lưu, tôi chọn nhan đề “Nhẹ Kiếp Nhân Sinh” vì tôi thấy cụm từ “kiếp nhân sinh” có vẻ “ăn khách vì hợp thời trang triết học hiện sinh” lắm. Trong đám bạn bè có người thích nhan đề này. Tuy vậy tôi vẫn thấy có cái gì không ổn và tôi nhíu mày bảo anh, “Nhưng nhan đề thiếu chữ Unbearable vốn quan trọng không kém và Kundera sẽ không vui nếu ông ta biết tớ bỏ một chữ của ông ấy, làm sao bây giờ? Hay là cậu cho tớ thêm chữ Khôn Kham vào thành Khôn Kham Nhẹ Kiếp Nhân Sinh nhá. Nghe như câu lục của bài thơ lục bát ấy. Được không?” “Xì, tựa sách gì mà dài như chợ Đệu, chẳng ma nào thèm mua đọc đâu.” Anh bạn tôi trề môi lắc đầu. Thế là sách có nhan đề mới “Đời Nhẹ Khôn Kham” như bạn thấy. Từ “nhân sinh” biến thành “đời” và Kundera, nếu biết, chắc chắn sẽ không vui bởi “being” với ông không phải là “đời sống”! Ngay cả “nhân sinh” hoặc “hiện tính”, “hiện hữu”, “hữu thể”, “thể tính”, “con người”, “thể chất”, “bản chất” và cả chục từ khác tôi tìm thấy trong các từ điển Anh-Việt cũng không thể nào phù hợp một cách xác thực với ý nghĩa Kundera muốn nói đến trong từ ngữ. Ông nói như sau về ý nghĩa của từ “being” dưới nhãn quan siêu hình của ông: “… Nếu sau khi chết chúng ta vẫn tiếp tục mơ, sau cái chết vẫn còn có cái gì đó thì cái chết không thể nào giải thoát chúng ta ra khỏi nỗi kinh khiếp của cái being.” Đúng ra, ông mượn câu độc thoại của Hamlet “To be or not to be” trong bi kịch Hamlet của Shakespeare. “… Hamlet đưa ra vấn nạn về cái being chứ không phải đời sống. Sự kinh khiếp của being là: Cái chết có hai mặt. Một mặt là cái non-being, mặt kia là sự hiện hữu vật thể ghê sợ của cái thây ma.”

Phải chi tôi được quyền dịch là “Khôn Kham Nhẹ Cái Bi-ing”! thì đỡ khổ cho tôi biết mấy. Thôi, tôi đành phụ lòng Kundera vậy. Nếu người dịch là kẻ bắc cầu giữa hai nền văn hóa thì cây cầu của tôi là cây cầu khỉ lắc la lắc lẻo băng qua đại dương đầy sóng dữ.

4.
Bạn hỏi tôi tại sao chọn con đường dịch thuật. Không, tôi đâu có chọn nó. Nó chọn tôi đấy chứ. Dịch mệt lắm. Dịch còn có nghĩa là sai khiến. Với tôi, nó đồng nghĩa với “dịch vật”. Từ điển Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh định nghĩa “dịch vật” là “Sai khiến mọi vật, như dùng trâu cày dùng ngựa cỡi.” Đôi khi người dịch chẳng qua chỉ là con trâu kéo cày, bảo gì làm nấy, đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

Và “dịch vật” nhất là dịch thơ.

Dịch một bài thơ có lẽ nhanh chóng hơn dịch một cuốn tiểu thuyết nhưng chưa chắc đã dễ dàng hơn. Tôi không tin tưởng vào việc dịch thơ lắm mặc dù trước đây tôi có lai rai dịch một số thơ của Yevgeny Yevtushenko, Boris Pasternak, Czeslaw Milosz, Robert Frost . . . sang Việt ngữ, phần lớn là những bài tương đối dễ dịch, dễ hiểu, không đòi hỏi chữ nghĩa ẩn mật hoặc tư duy siêu hình. Có nhiều lập luận chống đối việc dịch thơ, phần lớn là của các nhà thơ. Họ bảo bản dịch không bao giờ lột tả được trọn vẹn cái phong phú và ẩn mật của chữ nghĩa trong nguyên tác. Quả tình tôi không rõ lắm, hoang mang là đằng khác, và mỗi lần dịch thơ, tôi đều cảm thấy có cái gì bất ổn.

Nghệ thuật thơ là phương thức phối từ trong câu thơ khiến cho ý thơ trở nên phong phú, tạo phong cách nghệ thuật, gây thú vị nơi người đọc. Mỗi từ đứng riêng một cõi xem tầm thường vô vị nhưng khi kết hợp nhau nhờ cây đũa thần của nhà thơ bỗng như mang sức mạnh truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Giở ra một bài thơ nổi tiếng của một thi hào lớn nào đó, tôi thấy các từ ngữ ăn nằm với nhau như các gam màu trên bức tranh tuyệt hảo và hồ như chúng chỉ có tác dụng ở ngôn ngữ của nguyên tác thôi, khi chuyển sang ngôn ngữ khác, hiệu ứng đó mất sạch. Tôi không rõ lắm, chỉ mơ hồ nhận biết như vậy. Nhưng bạn cứ để tôi tiếp tục dịch bài thơ. Rồi nhạc tính trong thơ. Tôi phải cải biên tính nhạc của bài thơ như thế nào để khúc giao hưởng hoành tráng tuyệt vời đừng biến thành giai điệu tưng từng tứng tưng từng vô vị, gượng ép. Rồi cảm xúc của bài thơ—nếu bạn theo tôi trèo lên tầng thứ hai của thi phẩm—sẽ ra sao nếu chúng ta cho nó cái đời sống mới mà chúng ta o ép gán lên nó? Ngoại trừ những thể thơ cố tình chối từ cảm xúc (mà từ lâu tôi ngưng theo dõi vì quá ngán ngẩm), phần lớn thi ca của nhân loại đều mang nặng tính trữ tình. Ở đó, trĩu nặng đằng sau mỗi từ ngữ, mỗi con chữ, là cả một khung trời, một mảnh đất, một dòng sông, một con phố, một dung nhan, một tình yêu, một cành cây, một phiến đá, một ngôi nhà, một thành quách, một đền đài, một kỉ niệm, một quãng đời, một lịch sử, một thời đại đặc trưng mà khi chuyển ngữ chúng như bị lưu đày sang mảnh đất hoàn toàn khác lạ. Những con chữ thốt nhiên hoảng loạn; chúng li tán, ngơ ngác, loạn xạ; lai lịch chúng biến đâu mất, bản lai diện mục chúng không còn mà còn lại chỉ là những xác chữ vô hồn. Bài thơ trở nên vô cảm. Tôi nhìn những từ ngữ đường bệ hạnh phúc nằm bên nhau trong bài thơ nguyên tác bỗng thấy tội nghiệp cho chữ nghĩa của tôi nhếch nhác buồn thảm như những khuôn mặt đám lưu dân vô tổ quốc bên bài thơ dịch và tôi vò nát trang giấy rồi ném nó vào sọt rác.

Có lẽ tôi sẽ vẫn dịch thơ nhưng quả thật đó chỉ là công việc của người học trò tập tành làm thơ.

5.
Các nền văn học dân tộc trên thế giới hầu hết đều có truyền thống dịch thuật lâu dài. Nhiếu chứng tích thư tịch cổ cho thấy loài người đã dịch từ khi có ngôn ngữ viết. Sự trưởng thành của nền văn học dân tộc nào cũng kèm theo sự trưởng thành của các cao trào dịch thuật. Riêng ở Mĩ, xứ sở tôi đang sinh sống, gần như không có tác phẩm nghệ thuật quan trọng nào không được dịch sang Anh ngữ, từ Homer đến Đường thi, Hài cú. Thậm chí Tôn Tử Binh Pháp của Tôn Tử viết từ thời Chiến Quốc bên Trung Hoa cũng có chí ít hai ba bản dịch khác nhau. Tác phẩm của những nhà văn quan trọng ngoài dòng văn học những quốc gia nói tiếng Anh đều có bản dịch bày bán cho công chúng. Đó là thành tựu to tát xây đắp bởi nhiều thế hệ. Tri thức của nhân loại mấy ngàn năm bạn có thể đọc hết chỉ cần bạn thông thạo Anh ngữ (và có thời gian).

Đó là những điều tôi chứng kiến, bởi thế tôi rất ngạc nhiên khi bạn bảo tôi “… nước Mĩ, vì ít bị áp bức trong vấn đề tự do ngôn luận, nên đã không có một truyền thống mạnh về dịch thuật.” Tôi không đồng ý chút nào về lập luận này. Đúng hơn, dịch giả Mĩ là những người thầm lặng bị lãng quên. Tên tuổi họ không ai biết đến. Họ là chuyên gia, mà chuyên gia thì xoàng quá, ai cũng có thể làm được, chỉ cần chịu khó học hành và lao động. Đa phần người ta nghĩ như thế. Lại tủ sách lấy xuống cuốn One Hundred Years of Solitude của Gabriel García Márquez, tìm mãi tôi mới thấy tên dịch giả Gregory Rabassa nhỏ xíu nằm khiêm nhường ở trang trong. Họ cũng ít ồn ào. Chẳng bao giờ bạn nghe tin một dịch giả bị công an chính quyền độc tài bỏ tù vì những gì ông ta dịch. Bạn cũng chẳng bao giờ thấy dịch giả đi diễn thuyết trước công chúng nói về những điều trong dịch phẩm của ông. Ê, nếu tôi muốn biết tường tận về tác phẩm X thì tôi tìm đến nghe tác giả nó nói chuyện chứ việc gì tôi phải nghe một người second-hand như ông! Hơn nữa, văn học Mĩ quá phong phú và đa dạng, độc giả Mĩ không có nhiều nhu cầu tìm đọc các tác phẩm nước ngoài. Dịch phẩm đa phần được chiếu cố bởi giới trí thức, kinh viện ngoại trừ những tác phẩm nổi tiếng được công chúng biết đến qua báo chí, truyền thông vì nó dính líu đến khía cạnh chính trị.

Phần lớn dịch giả cũng là học giả, giáo sư Đại học, chuyên gia văn học so sánh, nghiên cứu sinh về ngôn ngữ và văn hóa thế giới. Họ làm việc với tinh thần nghiên cứu và dịch thuật luôn luôn là một chuyên đề cho họ bàn thảo. Dịch giả Mĩ hồ như là chuyên gia nhiều hơn là nhà văn, có lẽ tệ hơn thế, một người cạo giấy, một anh thợ thủ công nghệ.

6.
Dịch. Lao động thì như “dịch vật” lại còn bị người đời xem như anh thợ thủ công nghệ. Có thể tôi đang tô son trát phấn, trang điểm lộng lẫy cho cô Chung Vô Diệm chăng? Nghề văn vốn dĩ đã bạc bẽo, nghề dịch có lẽ còn bi thảm hơn.

Một hôm chiều thứ Sáu vợ tôi gọi dây nói trong lúc tôi đang làm việc ở cơ quan, “Anh ơi, tối nay về sớm anh pha bột cho em làm bánh nhé. Recipe em để sẵn trong bếp.” “Được rồi, chuyện nhỏ, em yên trí.” Tôi trả lời. Tôi về nhà đọc recipe của vợ và sắn tay áo pha bột làm bánh sinh nhật cho thằng con. Trong recipe có câu “Then pour in 5 cups of water.” Ồ, dễ quá, 5 “tách” nước đổ vào tô bột rồi cho máy đánh vào quậy. Quậy bột nên hồ. Tôi vừa làm vừa ư ử trong cổ một điệu nhạc quen thuộc. Phen này vợ tôi phải phục tài nội trợ của tôi sát đất mất thôi. Tôi làm xong bỏ đi tắm, chờ cô về nướng cái bánh tuyệt hảo.

“Giời ơi! Anh làm gì mà bột nhão như cháo loãng thế này!” Tiếng vợ tôi kêu lên thảng thốt. Mặt tôi đang hí hửng bỗng xịu xuống như mèo mắc mưa. “Ơ … thì anh làm đúng theo recipe của em đấy thôi.” Tôi chống chế. “Đây này, đổ vào 5 cup nước.” Vừa nói tôi vừa đưa cô xem cái tách cà phê tôi vẫn dùng uống cà phê mỗi sáng trước khi đi làm.

“Giời ơi là giời! Cup là cái này đây, ông ơi là ông!” Cô mở tủ bếp lấy ra một cái “cup” thủy tinh trên có những đường chỉ màu xanh vạch ngang, trên mỗi đường chỉ lại có thêm hàng chữ 1 cup, 2 cups, 3 cups chỉ định dung lượng của chất lỏng bên trong. Hiển nhiên một “tách” cà phê của tôi tương đương với 2 cups của cô! Thật là tai hại! Và sự nghiệp làm đầu bếp của tôi chấm dứt từ hôm đó.


Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Ghé thăm các Blogs: 27/09/2013

BLOG QUÊ CHOA
25-09-2013

Bùi Hải - Theo Soha news

Một nghiên cứu đã đưa ra những kết quả rùng mình về nạn nói dối ở Việt Nam.

Trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ QH ngày hôm qua, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội đã công bố một chi tiết đặc biệt: "Có đồng chí Bí thư huyện uỷ phấn khởi báo cáo năm nay huyện em có thêm ba xã nghèo. Có gia đình được đưa ra khỏi danh sách nghèo liền phản đối quyết liệt".


Niềm vui của vị bí thư huyện uỷ kia là...rất thật, vì huyện của ông ta sẽ được cấp thêm kinh phí xoá đói giảm nghèo. Niềm vui được... ở trong diện nghèo của một số gia đình kia cũng rất thật, vì họ đã quen há miệng chờ... sung rụng.

Trước đây, ông chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương, khi đề cập đến tình trạng bất cập của luật pháp, lỡ miệng nói thật: “Ở nước ta án dân sự xử thế nào cũng được”.  Hơn 10 năm sau đó, câu nói “nổi tiếng” này vẫn được đưa lên “bàn mổ”.

Ông Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng nói rất thật tình hình ở Việt Nam hiện nay: “Ở thành phố du lịch thì không thể không có mại dâm”. Lời nói thật nhưng thiếu đi sự khôn khéo của một người làm chính trị đã mang lại cho ông nhiều tấn gạch đá.

Lời nói thật của ông Lê Khắc Ghi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đắk Nông cũng được đưa lên trang nhất của nhiều tờ báo cùng những comment mỉa mai của độc giả. Ông Ghi nói thật: “Ngày xưa, mỗi tháng tôi còn đọc vài tờ báo, vài quyển sách chứ những năm gần đây, nói thật tôi không đọc, sách khoa học cũng không chứ đừng nói gì đến báo chí, hoàn toàn không đọc đâu các đồng chí ạ!”.

Lời nói thật thì dễ gây cay đắng như thế, nhưng lời nói dối thì lại thì lại có dư vị rất ngọt ngào. Ngọt ngào đến nỗi nó có thể trở thành một trào lưu mới trong xã hội.

GS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm, giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (ĐHQG TP.HCM) vừa công bố một kết quả nghiên cứu rùng mình: Tỉ lệ nói dối cha mẹ của học sinh cấp 1 là 22%, cấp hai là 50%, cấp 3 là 64%, sinh viên là 80%.

Càng lớn, càng học cao càng nói dối khỏe.

Tuy kết quả khảo sát mới chỉ dừng ở vị trí sinh viên, nhưng chỉ cần đọc báo hàng ngày cũng có thể thấy: Bệnh nói dối không hề sợ độ cao. Những thông tin này toàn phát ra từ miệng những người có trách nhiệm cao và độ dối - thật của nó thì hẳn ai cũng biết: Không phát hiện mại dâm ở Quất Lâm, Đồ Sơn; Việc chạy chức ở Hà Nội chỉ là tin đồn thất thiệt; Chỉ phát hiện 1-2 vụ tham nhũng rất nhỏ ở mức xử lý hành chính sau khi tiến hành tới 804 cuộc thanh tra...

Nhà nghiên cứu lịch sử, ĐBQH Dương Trung Quốc khẳng định: “Tôi cho là trong sâu xa, nhiều cán bộ đã đánh mất một phẩm chất rất lớn của con người nói chung, đó là liêm sỉ. Với họ, nói dối, chối tội là việc rất đơn giản và có cảm giác như cơm bữa.” Cái nhận định của ông Quốc không mới, chỉ là sự nhắc lại những gì mà dân gian đã nói từ nhiều chục năm trước: Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt/ Lọt luồn lươn lẹo lại lên lương.

Mới đây, viện Duma Quốc gia Nga, khi sửa đổi Luật Chống tham nhũng đã phải đưa vào điều khoản: Các quan chức chính phủ bắt buộc phải bị kiểm tra bởi máy phát hiện nói dối. Trước đó, một đợt kiểm tra quan chức nói dối từng diễn ra tại Kazan năm 2007 - kết quả là chính quyền thành phố đã sa thải 80 nhân viên.

Có nên lắp máy phát hiện nói dối công suất lớn ở Việt Nam?


FACEBOOK PHẠM LÊ VƯƠNG CÁC

Vài suy ngẫm về Diễn đàn Xã Hội Dân Sự.
-----
Vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, 130 nhân sĩ trí thức uy tín trong và ngoài nước ra "TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị", và qua đó khởi xướng một "Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa" dưới tên gọi "Diễn đàn Xã Hội Dân Sự".

Đó là một việc làm ý nghĩa, mang mục đích tốt, rất đáng hoan nghênh, thể hiện hướng đi hợp thời (dùng XHDS làm nên sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa) với công cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào tên tuổi của hơn 100 nhân sĩ trí thức hàng đầu của đất nước mà chỉ tạo ra một "Diễn đàn" để tập hợp các bài viết trao đổi về XHDS thì cá nhân tôi cho là "uổng phí", vì các lẽ sau:
Thứ nhất, về hình thức, xây dựng "Diễn đàn" trên mạng là một điều rất bình thường. Nó không có gì đặc sắc hay mới lạ, về bản chất của diễn đàn, nó cũng chỉ là một môi trường để mọi người có quyền bày tỏ chính kiến, quyền tự do biểu đạt, tranh luận, trao đổi làm sáng tỏ một vấn đề nào đó... 

Về hình thức Diễn đàn như thế này thì trên mạng nhiều vô số kể, từ khi Internet ra đời là đã có những diễn đàn mang mục đích vận động cho một nền Dân chủ ở nước ta.

Thứ hai, về nội dung, Diễn đàn này bàn về các vấn đề liên quan đến XHDS "với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển". 

Về nội dung của XHDS thì không còn gì là mới lạ. Đã có nhiều học giả và chuyên gia đã nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề XHDS cách đây nhiều năm trước đó. Đối với tôi, tôi cũng đã tiếp cận vấn đề XHDS cách đây khoảng 5 năm. Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, tôi cũng chưa thấy một học giả hay một nghiên cứu nào nói khác về XHDS ngoài các thành tố như: trước tiên là ý thức trách nhiệm của một người công dân đối với cộng đồng, sau đó là niềm tin giữa người với người để hình thành nên vốn xã hội và qua đó để có thể tin tưởng nhau mà hợp tác chung sức cống hiến cho cộng đồng, và cuối cùng là nhà nước (yếu tố quan trọng nhất trong tình hình VN hiện nay) cần phải có môi trường đảm bảo cho XHDS phát triển sinh động bằng các công cụ như pháp luật tạo điều kiện cho quyền tự do lập hội, hay các chính sách ủng hộ các hội đoàn dân lập phát triển…

Các giá trị cố lõi và vấn đề căn bản của XHDS đều đã được làm sáng tỏ. Nên vấn đề mấu chốt bây giờ là thể chế toàn trị có chấp nhận hay không mà thôi. 

Vì như chúng ta đã biết phong trào, hội đoàn XHDS sẽ không chịu sự kiểm soát của chính quyền, những người nằm trong phong trào, hội đoàn này hành động dựa trên sự tự giác và tự nguyện, không chịu sự ràng thuộc hay “sai bảo” từ chính quyền, mà chính quyền toàn trị thì chẳng bao giờ muốn thế và cũng chẳng để điều này xảy ra.

Cho nên "mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển" bây giờ không phải là bàn, hay trao đổi nữa mà hãy HÀNH ĐỘNG đi. Không cần gì phải lớn lao hay quy tụ cho đông, mà hãy làm những việc nhỏ bé và bình thường trong khả năng của mình.

Chẳng hạn, khi ra đường, thấy ai xả rác ngoài đường, mình sẽ lẳng lặng nhặt rác bỏ vào thùng giùm người ta… Nếu hành động này có nhiều người hưởng ứng và ủng hộ thì cứ tập hợp lại thành lập “Hội những người nhặt rác giùm người khác” và lan tỏa nó đi, như vậy vừa tốt cho cộng đồng, vừa giúp nâng cao ý thức môi trường, giúp cho người dân từ bỏ thói quen xấu, và qua đó xây dựng được một phong trào và hội đoàn đúng nghĩa với XHDS. Nếu nhà nước muốn quản lý, hay muốn đưa “Chi bộ” vào để “lãnh đạo” Hội này, thì mình sẽ dẹp luôn, không làm nữa, trả lại việc nhặt rác cho nhà nước, rồi thành lập hội mới để làm việc khác.

Thứ ba, có người nói rằng “Diễn đàn XHDS” là một phong trào XHDS. Tôi đồng ý với quan điểm này và cũng tin rằng những người khởi xướng Diễn đàn này cũng nhằm mục đích tạo ra một phong trào XHDS có tính chất rộng lớn, có tầm ảnh hưởng nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Tuy nhiên với cách thức hoạt động hiện nay khi phong trào chỉ là một “Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến” thì tôi e rằng sẽ không có sự tương đồng giữa “mục tiêu và phương pháp” trong thời điểm hiện tại. 

Như đã phân tích ở lý do thứ nhất, hiện nay không thiếu diễn đàn để “trao đổi và tập hợp ý kiến”. Cho nên xem “Diễn đàn XHDS sẽ mang ý nghĩa của một phong trào dân sự đầu tiên có tính tập hợp và được định hướng phản biện trên diện rộng, đại diện cho một số khá đông trí thức và sinh viên ở Việt Nam” như nhà báo Phạm Chí Dũng đã đánh giá trên BBC, liệu có tham vọng quá không khi mà một Diễn đàn và cũng là một Phong trào mới ra đời, theo đuổi một phương pháp cũ, hoạt động trên mạng, không có gì nổi bật ngoài những nhân sĩ tri thức tên tuổi khởi xướng? Và liệu Diễn đàn này có thể “qua mặt” được các diễn đàn lâu đời trên các cơ quan Truyền thông quốc tế, hay các diễn đàn uy tín hiện nay để là nơi tập hợp các ý kiến phản biện?

Quan sát hoạt động chính trị hiện nay và xu thế vận động dân chủ , theo quan điểm của cá nhân tôi đã qua rồi cái thời kỳ dùng lý luận để tranh luận và phản biện để làm sáng tỏ vấn đề “Thế nào là Dân chủ”. Mà đây là thời điểm cho sự tranh đấu “Khi nào Dân chủ sẽ đến và chúng ta sẽ sử dụng Dân chủ như thế nào”.

Qua đó cho thấy, Diễn đàn XHDS ra đời vào thời điểm này mà chỉ thể hiện là một diễn đàn dùng để “trao đổi và tập hợp các ý kiến” thì đó là một phong trào “đi chậm hơn” rất nhiều so với các phong trào khác trong công cuộc vận động Dân chủ như NoU, Kiến nghị 72, Tuyên Bố 258…

Dù trong tương lai, cá nhân tôi chưa thể phán đoán Diễn đàn XHDS sẽ “biến thể” sang một hình thái nào, phải chăng là nơi tập hợp tiếng nói phản biện như Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ? Nhưng trước mắt, hướng đến dân chủ với cách thức và phương pháp này nó đã không tương xứng với cái tầm, sự uy tín và số lượng của các nhân sĩ trí thức.

Bằng sự kỳ vọng vào một thế hệ tâm huyết đi trước, tôi tin tưởng rằng các vị có thể làm được nhiều hơn thế…

Phạm Lê Vương Các
Mời xem lại: Xã hội dân sự và bản Hiến pháp
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/03/130305_chinhquyen_hienphap.shtml


BLOG NGUYỄN HỮU VINH


 Chạy tội: kích động xung đột tôn giáo

 Thông thường, khi để viết về một lĩnh vực, một đề tài nào đó, tờ báo phải cử người tìm hiểu thấu đáo. Thế nhưng với tư duy cả vú lấp miệng em, tờ báo này bất cần thực tế, bất chấp sự thật. Bởi khi báo chí của đảng đã nói, bố thằng dân nào dám cãi. Từ đó, người đọc thấy được bản chất tờ báo, sự ngu xuẩn và hài hước qua các bài viết của họ. Nó đem lại cho người dân những trận cười nghiêng ngả, khi nói gà hóa… diều hâu. 

Hãy xem Báo Nghệ An viết về việc giáo dân rước lễ. Rất hài hước, tờ báo này gọi là “Liên hoan kết thúc Thánh lễ” như sau: “Kết thúc Thánh lễ, tất cả mọi người từ các Đức Giám mục đến cộng đoàn Dân Chúa tham dự thánh lễ cùng nhau chung vui trong bữa liên hoan nhẹ bằng một hộp bánh, hoặc dùng tại chỗ, hoặc mang về đơn giản, gọn nhẹ mà chân thành, thân mến”.  Nghe kể chi tiết này, một chị nông dân đang uống nước chè xanh, vội vứt bát và ho sặc sụa rồi nói lớn: “Sao có thằng nào mà viết được những cái hay ho như thế?” Chị nông dân này muốn chơi chữ, bởi nghe những lời này, không ai mà không “ho”.

Những bài viết vừa qua của báo Nghệ An về các vụ việc đối với Công giáo, hầu hết một giọng dọa dẫm, áp đặt, kích động mà bất chấp sự thật, bất chấp lòng dân. Thậm chí, họ bất chấp cả mối nguy hiểm đối với cả dân tộc kích động không khoan nhượng và sự chia rẽ mâu thuẫn tôn giáo trong nội bộ nhân dân. Tất cả những việc đàn áp giáo dân, những tội ác nhà cầm quyền gây ra cho người Công giáo, hệ thống tuyên truyền của đảng đề gắn cho “Bên lương” và họ coi những tội ác họ gây ra đó, là sự xung đột lương – giáo. 

Đây là một sự đánh tráo khái niệm, bóp méo sự thật hết sức bẩn thỉu và nguy hiểm cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Điều này nhằm trốn tội, chạy tội của nhà cầm quyền, kích động bài trừ, xung đột tôn giáo trong nội bộ nhân dân. 

Chửi đểu chính thầy mình

 Trên đất Nghệ An, nơi được cho là có quê hương ông Hồ Chí Minh, một nhân vật có một quá trình hoạt động phức tạp, lý lịch mù mờ từ đời ông nội trở đi. Sự mù mờ không nhất quán từ ngày sinh đến ngày mất, từ các tư liệu đời tư đến việc công… Đó chính là màn sương được đảng CS phủ lên nhằm thần thánh hóa một con người. Việc thần thánh hóa một con người bình thường, nhằm tạo một vỏ bọc, một biểu tượng làm ô che, lọng đỡ cho Đảng cộng sản - một tổ chức ngày càng thối nát và mất lòng tin đến tận cùng.

Tất cả những nơi Hồ Chí Minh được cho là đi qua, đều trở thành “Nơi tưởng niệm”, mọi vật dụng, đều trở thành thánh thiêng. Thi hài rữa nát được bảo quản hết sức công phu và tốn kém. Để lớp sương mờ càng dày đặc trở nên bí hiểm, đảng CS đã không tiếc tiền đổ ra cho cái gọi là “Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” suốt mấy năm qua để tô vẽ, bôi trát. Nếu có ai động đến Hồ Chí Minh sẽ không khác gì động đến Đấng Alah của những kẻ hồi giáo cực đoan.

Duy nhất, có tờ Nghệ An, bất chấp những màn “thánh thiêng” mà đảng đã tạo ra quanh Hồ Chí Minh, thậm chí chơi xỏ ông khi cần thiết cho công việc xuyên tạc và phục vụ mục đích bẩn thỉu của mình.

Ngày 23/9/2013, báo Nghệ An có bài viết “Lợi dụng trẻ em - mưu đồ chính trị!”. Bài viết nhằm nói lên sự tức tối, hậm hực khi thấy các hoạt động liên đới với các nạn nhân của nhà cầm quyền tại Mỹ Yên những ngày nơi đây lâm nạn. Báo Nghệ An viết là trẻ em “bị “thôi miên” quỳ dưới ánh nến, hồn nhiên giơ cao những tờ giấy A4 có những dòng chữ với nội dung xuyên tạc, kích động, chống đối chính quyền “Thắp lửa tình yêu trong bóng tối bạo quyền”, “Đàn áp dân là tả quyền”, “Chính quyền Nghệ An lừa dối dân”, “Tự do công lý cho Mỹ Yên”, “Lên án hành động vu cáo của truyền thông Nghệ An”, “Nhân phẩm và Nhân quyền”,  “Công an + côn đồ 2 trong 1”…”.

Dù với lời lẽ nào, thì đoạn văn trên đây cũng đã nêu bật được nội dung những điều giáo dân đã muốn gửi gắm qua vụ Mỹ Yên đến những người tiếp xúc tờ báo này để họ suy nghĩ xem những nội dung trên đúng hay sai trong xã hội. Song gắn vào miệng trẻ em những điều không có thật, thì đó là sự bẩn thỉu của tờ báo Đảng. Bởi, trẻ em đâu có bị “thôi miên” dưới ánh nến? Nếu có, chỉ là sự sáng tỏ hơn, ánh nến đã xua tan bóng tối ở đó, bóng tối mà nhà cầm quyền mong muốn.

Thực tế, ở Giáo xứ Bình Thuận, các trẻ em ở đây đã hiệp thông cùng với giáo dân Mỹ Yên bằng những câu khẩu hiệu như sau: “Giáo xứ Bình Thuận sát cánh cùng Giáo xứ Mỹ Yên”, “Giáo xứ Bình Thuận đồng hành cùng Giáo xứ Mỹ Yên”, “Công an, côn đồ: Hai trong một”, “Giáo xứ Bình Thuận phản đối hành vi phạm Thánh”, “Nhân phẩm, Nhân quyền”, “VTV: Vua tin vịt”. Có thể nói, với những khẩu hiệu đó, không cần ai, chính nhà cầm quyền Nghệ An tự cảm nhận được sự thật từ đó.  

Có lẽ cơn hận thù, cuồng bạo và mù quáng đã làm cho tờ báo không còn biết đâu là sự thật. Hoàn toàn ở đó không có những câu mà Báo Nghệ An cho là có “nội dung xuyên tạc, kích động, chống đối chính quyền “Thắp lửa tình yêu trong bóng tối bạo quyền”, “Đàn áp dân là tả quyền”, “Chính quyền Nghệ An lừa dối dân”, “Tự do công lý cho Mỹ Yên”, “Lên án hành động vu cáo của truyền thông Nghệ An” . Những khẩu hiệu này đã xuất hiện nhiều nơi ở Nghệ An, đó là nguyện vọng, là ý chí cũng như thực tế đã xảy ra với những hành động của nhà cầm quyền vừa qua. Nhưng việc gắn cho trẻ em, thì đây chỉ là sản phẩm của sự bịa đặt có nghề của tờ báo này. Thậm chí họ còn hiểu sai nên viết lại rằng: “Đàn áp dân là tả quyền”. Quả là dân xứ Nghệ dám vượt mặt chơi chữ làm cho báo Đảng khó hiểu. Điều này cần giải thích lại cho báo Nghệ An được hiểu. Câu khẩu hiệu đó nguyên văn “Đàn áp dân là tà quyền”, (chữ TÀ chứ không phải chữ TẢ) thưa báo Nghệ An. Người dân muốn nói rằng: Ở đây, khi đàn áp người dân bằng bạo lực, thì đó không còn là “Chính quyền” – quyền lực của sự công minh, chính đại mà là một “Tà quyền” – nghĩa là quyền lực của sự đen tối. 
 
Đọc tiếp bài báo, trừ những kẻ kém hiểu biết, những người còn lại, có đôi chút trí nhớ hoặc được học đâu đó ít chữ, đều hiểu rằng Báo Nghệ An đã chửi đểu Hồ Chí Minh.

Bài báo viết tiếp: “Tâm hồn trẻ em được ví như tờ giấy trắng. Chúng ta, những người lớn, viết hay vẽ lên đó hình ảnh, nội dung gì, thì tờ giấy đó sẽ là niềm vui, nỗi buồn, sẽ thành “tiên nữ hay phù thủy”. Điều này thì tờ báo nói đúng, trẻ em là sản phẩm của nền giáo dục là hiển nhiên. Chính vì thế, ngày nay trước những hiện tượng suy đồi của ngành giáo dục, học sinh đánh thầy, lột áo đánh bạn, con đánh cha, xã hội suy đồi, đạo đức hỗn loạn, tham nhũng trầm trọng, xã hội đảo điên… người ta tự hỏi rằng đây có phải là sản phẩm của “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” mà cách đây gần 70 năm trước (1945) trong Thư gửi học sinh ngày khai trường, Hồ Chí Minh đã khẳng định? Và có phải thế hệ lãnh đạo ngày nay đầy tham nhũng và suy đồi kia chính là thế hệ đã từng được kêu gọi:     
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh. (Thư Trung thu ngày 25/9/1952) 

Để chơi sát ván hơn nữa, bài báo nêu ra: “Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành muôn vàn tình yêu thương cho con trẻ “sữa để em thơ, lụa tặng già”. Người nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan”. 

Có lẽ, nếu chỉ nêu những câu chung chung như trên, hẳn người đọc chỉ liên tưởng đến vài điều xa xôi, song khi tờ báo đưa hai câu thơ trên, hẳn muốn nhắc lại cả bài thơ trong đó Hồ Chí Minh kêu gọi:
Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Đấu tranh là gì? Là súng, đạn, là “bạo lực cách mạng”, là "chuyên chính vô sản" theo đúng Chủ nghĩa Mác – Lenin. Là ám sát, là thủ tiêu bọn “ác ôn”.

Trong “Thư gửi nhi đồng trong nước và ngoài nước nhân ngày 1-6” của Hồ Chí Minh thì “Bác còn đặc biệt "gửi lời khen ngợi các cháu trong vùng bị tạm chiếm đã hăng hái tham gia kháng chiến"” ("Báo Nhân Dân số 115, từ ngày 1 đến 5-6-1953"). Như vậy, là thiếu nhi, trẻ em đã được Hồ Chí Minh huy động vào cuộc chiến, cuộc chiến của những người lớn, của những người có suy nghĩ đầy đủ, đẫm máu.

Và hậu quả là gì?  

Những “tấm gương” trẻ em được Đảng và nhà nước luôn nêu gương như sau: Xin trích web của Thành đoàn Đà Nẵng:  
- Hồ Văn Mên: Đến năm 13 tuổi, Mên đã 3 năm làm cách mạng, tham gia 7 trận lớn nhỏ, diệt 79 tên địch bao gồm các thứ lính, sĩ quan Mỹ, ngụy, cùng nhiều xe cơ giới của địch. Trận đánh nổi tiếng nhất là trận diệt hơn 59 tên sĩ quan và binh lính ngụy ở sòng bạc Phú Văn. (Chắc là 59 tên rưỡi người Việt Nam? Nghĩa là Mên biết giết người khi mới 10 tuổi)

- Kơ-pa Kơ-lơng: viết: “Em đã giết ba mươi bốn tên Mỹ Ngụy, phá được tám xe cơ giới. Nay em đã lớn, xin cấp trên cho em được làm giải phóng quân”. Năm 15 tuổi, Kơ-lơng đã đánh 30 trận, giật 12 quả mìn, lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch, trong đó có 4 tên xâm lược Mỹ. (Vâng, chỉ có 4 tên xâm lược Mỹ, còn lại là người Việt Nam)…

Vâng, “Sống trong môi trường giáo dục không lành mạnh, hay bị nhồi nhét những suy nghĩ lệch lạc, lớn lên ắt con người cũng sẽ đánh mất tính thiện”. Vậy thì đâu có lạ gì chuyện cháu giết bà, con giết mẹ, vợ đốt chồng ngày nay. Vì đâu mà thế hệ Hồ Chí Minh bạo lực lan tràn từ học đường đến gia đình, đến công sở, chốn thành thị đến thôn quê.

Hôm nay, thiếu niên, học sinh Bình Thuận cùng nhau dâng lời cầu nguyện cho hòa bình, an ủi, cảm thông, tỏ lòng yêu thương đối với anh chị em đồng bào, đồng đạo mình bị nạn, thì Báo Nghệ An qua đó để tố cáo hành động “Lợi dụng trẻ em – mưu đồ chính trị” đã xảy ra trên thực tế ở Việt Nam. 

Thánh đã mất linh? 

Từ xưa đến nay, mỗi khi động đến nhân vật Hồ Chí Minh, thần thánh của Đảng, các cơ quan từ trung ương, đến địa phương, thậm chí mỗi phóng viên, đều rùng mình, cẩn thận và dè dặt.

Đọc bài báo Nghệ An hôm nay, những hành động, cách nói, trích dẫn đã dẫn người đọc đi đến việc tìm sự thật: Ai đã lợi dụng trẻ em cho mưu đồ chính trị? Và câu hỏi không khó trả lời qua chính những dữ liệu bài viết cung cấp: Hồ Chí Minh.

Có phải báo Nghệ An mắc căn bệnh “Gần chùa gọi Bụt bằng anh” như trong dân gian thường nói? Cũng có thể.

Phải chăng, những người làm báo Nghệ An không biết rằng khi rút dây, sẽ động rừng, khi nói người hãy nhìn lại mình?

Phải chăng? Đến thời điểm này, khi đảng không còn là một đám thần thánh, thì mọi việc đều có thể mổ xẻ, bất kể đó là ai, vì “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Vì thế, hành động “Lợi dụng trẻ em, mưu đồ chính trị” phải bị vạch trần và báo Nghệ An đang dẫn đầu việc đó, bắt đầu từ hành động và việc làm của Hồ Chí Minh?

Thật hài hước khi lo xắn váy quai cồng lên chửi việc làm chính nghĩa của người khác, báo Nghệ An đã vô tình lộ ra và hình ảnh và hành động của Hồ Chí Minh qua những ngôn từ vu cáo bẩn thỉu độc địa của mình đang phun ra.

Âu rằng đó cũng là quả báo nhãn tiền, khi sự thù hận và dối trá che lấp trí khôn và trí tuệ con người. 
Hà Nội, Ngày 24/9/2013 
J.B Nguyễn Hữu Vinh


BLOG ĐÀO TUẤN

Ở nhiều địa phương 1 hộ nghèo “được” chụp 5 bức ảnh, ở 5 góc độ khác nhau để những người xóa nghèo làm 5 bộ hồ sơ khác nhau giải ngân giảm nghèo.

Tháng 6 năm nay, sau khi “sự biến nhà vệ sinh dát vàng” ở một trường tiểu học miền núi được đưa ra dư luận, báo chí phát hiện ra vô số những tréo ngoe trong việc thực hiện các chương trình, dự án gắn với mục tiêu tốt đẹp là xóa nghèo. Trong những tréo ngoe đó, kỳ cục nhất là chuyện một trường học nhỏ, ở một xã miền núi xa lắc xa lơ, với chỉ trên 300 học sinh, có tới 3 khu nhà vệ sinh thuộc 3 dự án khác nhau.

Tại sao nhà vệ sinh “chương trình” lại đắt như dát vàng?

Tại sao trong khi nhiều trường học “lấy bờ rào làm nhà vệ sinh” thì có trường lại có tới 3 nhà wc?

Câu trả lời, đã được giải đáp vào ngày hôm qua, khi những điều được gọi mềm mại dễ nghe là tồn tại, được “nói thẳng nói thật” trong phiên giải trình liên quan đến giảm nghèo.

Trong hàng trăm trang báo cáo của đủ các bộ ngành, xuất hiện mỏng manh một tài liệu dưới tiêu đề “Một số ý kiến phản biện” báo cáo của Bộ trưởng. Tác giả: Một Chuyên gia độc lập về phản biện.

Chúng ta nhìn thấy trong đó nhiều câu chữ có tính chất đánh giá: Báo cáo thì “liệt kê”; Nguồn lực thì “khan hiếm”; Trong khi chương trình, chính sách thì “nhiều và chồng chéo”. Thực nhận chỉ “10%” vốn dự kiến.

Hóa ra, có tới 70 chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Nhưng trong giảm nghèo trong lĩnh vực y tế chẳng hạn, lại đang tồn tại nguyên lý “Chia sẻ vùng nghèo cho vùng giàu” mà con số kết dư BHYT ở một tỉnh nghèo lên tới 700 tỷ là ví dụ sinh động nhất.

Hóa ra, nguồn vốn thì lớn, trong khi đó người nghèo muốn vay mua một con bò chỉ được vay 5 triệu “làm sao mà nuôi”. Đi xuất khẩu lao động cần 100 triệu tiền cược chỉ cho vay 20 triệu “làm sao mà đi”.

Hóa ra việc phân nguồn vốn là “ấn từ trên ấn xuống” không cần quan tâm đến nhu cầu thực tế, chẳng hạn ngôi trường mục tiêu đã có bao nhiêu cái nhà vệ sinh.

Hóa ra nguồn tiền quốc tế được coi như tiền chùa, rơi hết vào dự án, vào tư vấn.

Nếu phải tìm một ví dụ, thì đó là con số mà Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội đã không vô tình xếp cạnh nhau: Nguồn vốn giảm nghèo mỗi năm: 90 ngàn tỷ. Kết quả xóa nghèo mỗi năm: 500 ngàn hộ. Mỗi hộ nghèo, trên lý thuyết sẽ được hưởng ít nhất 180 triệu. Và “báo cáo từ các địa phương”, mỗi hộ nghèo chỉ tiếp cận được 10-15 triệu.

3 cái nhà vệ sinh là chuyện “chỉ có ở Việt Nam”. Nhưng con số 3 chưa phải là kỷ lục cuối cùng của sự bất cập. Có một chi tiết đã được nhắc tới trước nghị trường: Ở nhiều địa phương 1 hộ nghèo “được” chụp 5 bức ảnh, ở 5 góc độ khác nhau để những người xóa nghèo làm 5 bộ hồ sơ khác nhau giải ngân giảm nghèo.

Trong tờ phản biện mỏng tang, nhiều nhất là các từ “yếu kém”, “tồn tại”, và tất nhiên, hai từ “trách nhiệm”.
Nếu thực sự có cái gọi là trách nhiệm, có lẽ, tất cả những điều trên đã không cần phải được đặt ra.


Nói đến số liệu, không thể không nhắc lại phát ngôn nổi tiếng của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, rằng Số liệu “có thể chưa chính xác nhưng độ tin cậy về cơ bản có thể chấp nhận được”

Phó Thủ tướng Chính phủ từng đưa ra một con số định lượng, rằng có tới “30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Phó trưởng ban dân vận TƯ dẫn “những người bị quan” cho rằng “tỷ lệ người làm “gánh” cả phần người ngồi chơi là 50-50”. Còn tư lệnh ngành nội vụ thì khẳng định “Số không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%”.

Phó Thủ tướng không nói chơi. Bộ trưởng cũng không nói đùa. Còn nhân dân thì chỉ biết là có hai, ba con số khác nhau, dù chỉ cùng một tình trạng.

Có thể, “công chức cắp ô” khác với “không hoàn thành nhiệm vụ”, bởi thực tế, ít người không hoàn thành nhiệm vụ chỉ vì “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”. Nhưng trong một lĩnh vực cần sự chính xác tuyệt đối như chuẩn nghèo chẳng hạn, lại đang có những sự khác biệt tính bằng chỉ số %. Tỷ lệ hộ nghèo là một ví dụ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước năm 2012 là 11,1%, trong khi đó cũng là tỷ lệ hộ nghèo, cũng năm 2012, con số của Bộ LĐ-TB&XH là 9,6%.

1,5% chênh lệch, có nghĩa là hàng triệu hộ chứ không ít.

Ngay chỉ tiêu việc làm, con số Tổng cục thống kê đưa ra hồi tháng 5 là 1.347.000 người có việc làm mới còn của Bộ Lao động là 1.520.000.

Và nói đến số liệu, không thể không nhắc lại phát ngôn nổi tiếng của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, rằng Số liệu “có thể chưa chính xác nhưng độ tin cậy về cơ bản có thể chấp nhận được”.

Thế nào là chưa chính xác nhưng có thể tin cậy. Rất khó giải thích.

Hôm qua, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban các vấn đề xã hội, lại có hàng loạt con số khác nhau được “bêu dương” như những bằng chứng về sự tồi tệ của thống kê.

Mỗi năm, trên báo cáo, hơn 1 triệu lượt người được dạy nghề. Nhưng 50% trong độ tuổi 15-34 đang thất nghiệp.

Đăng ký thất nghiệp giảm tới 20 ngàn người. Nhưng đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 16 ngàn.

Thậm chí, câu hỏi còn được đặt ra với con số đẹp như báo cáo: 100% trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí.

Trước nghị trường, thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Duy Đông bắt đầu bằng câu “bộ trưởng yêu cầu số liệu phải thực”. Ông bật mí “Nội bộ cũng cam go với nhau từng con số. Các vụ viện đấu tranh trên tình thần xây dựng nhưng cũng rất thẳng thắn”.

Hóa ra, vấn đề là ở chỗ 60% số liệu do Bộ KH và ĐT công bố, 40% còn lại do các bộ, ngành, địa phương và dù chung tiêu chí đánh giá, cứ hễ có hai cơ quan đánh giá là có những số liệu khác nhau với sai số từ hàng trăm ngàn đến hàng triệu.

Tất nhiên, những con số dù khác nhau, cũng có những điểm chung nhất định: Đó là sự tù mù. Đó là nụ cười khẩy của nhân dân. Và những chính sách vỗ tay lên trán 7 ngày không biết căn cứ vào số liệu nào để ban hành cho sát với thực tế.

Tháng trước, báo chí, với một vẻ hân hoan không che dấu, đưa tin rằng Hot boy từng đoạt huy chương vàng Olympic toán sẵn sàng bảo lưu việc học để có được cơ hội bước vào ngôi nhà chung của “làng mẫu Việt”.

Ồ, ra là vấn đề con người khi Olympic toán thích làm người mẫu hơn là làm toán.

Nhưng không chỉ chuyện nhân sự ngành thống kê- nhân tố chính thứ trưởng Đông thừa nhận “năng lực không thể khẳng định đã đáp ứng được”, với những thông số chênh lệch quá xa như thế, ngay cả GS Ngô Bảo Châu có lẽ cũng sẽ phải lắc đầu. Không ai muốn nói thật cả, nguyên do địa phương bộ ngành nào cũng muốn có thành tích là hoàn thành nhiệm vụ, để trong các báo cáo gửi thành tích gửi Bộ trưởng Nội vụ, sẽ có một con số được nêu ra: chỉ có 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.


Nguyễn Hưng Quốc - Internet và xã hội dân sự


Nguyễn Hưng Quốc

Internet và thế giới mạng nói chung mang lại rất nhiều thay đổi cho nhân loại trên rất nhiều phương diện, từ kinh tế đến xã hội, văn hoá, giáo dục và chính trị. Nhiều người cho đó là một trong những phát minh lớn nhất trong lịch sử, ngang hàng với việc phát minh ra lửa, toilet, chữ viết và máy in trước đây. 


Về phương diện xã hội, hai trong số những thay đổi có ý nghĩa nhất mà internet mang lại là: Một, xóa nhòa những khoảng cách không gian để con người, từ những địa điểm cách nhau rất xa, không phải từ địa phương này đến địa phương khác mà còn từ lục địa này đến lục địa khác, có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng, hầu như ngay tức khắc, khiến thế giới như nhỏ lại, nói theo chữ của Marshall McLuhan, thành một cái làng, làng-toàn-cầu (global village). Hai, nó cũng làm thay đổi quan hệ giữa con người với nhau.

Thấy điều đó rõ nhất là trên facebook, một mạng lưới kết bạn trên mạng. Nhiều người có cả hàng ngàn bạn. Hình như chưa bao giờ nhân loại có nhiều bạn như vậy. Xưa, tình bạn gắn liền với không gian: bạn cùng xóm, cùng làng, cùng lớp, cùng chỗ làm. Ở cùng một không gian như vậy, tình bạn còn cần thời gian để bồi đắp, làm cho bền chặt. Bây giờ thì khác. Trong những người gọi là bạn trên facebook, có những người ở rất xa nhau, hơn nữa, chưa bao giờ gặp mặt nhau. Cơ sở để hình thành tình bạn ở đây chỉ là một sở thích chung nào đó. Vậy thôi.

Trên blog, người ta cũng hình thành một thứ quan hệ như vậy. Giống facebook, blog nối kết vô số người, có khi rất xa nhau, lại với nhau. Trong khi facebook nối kết mọi người lại với nhau theo kỷ niệm (đồng hương hay cùng trường…) hoặc sở thích, blog nối kết mọi người trên những sự quan tâm chung: hoặc về văn học hoặc về giải trí hoặc về kinh tế, xã hội và chính trị. Blog thu hút sự chú ý của nhiều người nhất hầu như bao giờ cũng là về chính trị. Nếu facebook nặng về cảm tính, blog thường nặng về nhận thức. Nhưng cả hai đều cung cấp một không gian rộng rãi cho những sự tương tác: người ta không những đọc nhau mà còn trao đổi với nhau.

Là nơi gặp gỡ và tương tác, cả facebook lẫn blog, cũng như internet nói chung, là cơ sở tốt để hình thành và phát triển xã hội dân sự. Trước hết, chúng giúp người ta thoát khỏi các mối quan hệ truyền thống quen thuộc: trong gia đình (dựa trên huyết thống), ở chỗ làm (dựa trên quan hệ lợi nhuận) và trong chính trị (dựa trên quan hệ quyền lực). Sau đó, nó giúp người ta xây dựng một thứ quan hệ khác chỉ thuần dựa trên sự quan tâm chung đối với một lãnh vực hay một vấn đề nào đó: Đó là thứ quan hệ cần thiết cho sự nảy nở của xã hội dân sự.

Nhìn hình ảnh nhiều người suốt ngày ru rú trong phòng, ôm laptop, nhìn trên màn hình và đánh đánh gõ gõ trên bàn phím liên tục từ giờ này sang giờ khác, một số nhà bình luận xã hội bi quan cho internet đang phá huỷ các quan hệ bình thường trong đời sống gia đình, tạo thành những kẻ theo chủ nghĩa cá nhân cô lập, không còn biết gì đến đời sống chung quanh. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với internet, chỉ có hình thức quan hệ xã hội thay đổi nhưng bản chất vẫn là một: thay vì ngồi chuyện trò mặt đối mặt với thân nhân và bạn bè, người ta giao tiếp với nhau một cách khác. Trong một không gian khác: không gian ảo. Phạm vi giao tiếp ấy còn rộng rãi hơn hẳn các phạm vi quan hệ cũ. Với những người bạn ở xa. Những người bạn chưa bao giờ gặp mặt. Trong hình thức giao tiếp mới này, một mặt, người ta có thể nói về mình nhiều hơn, khoe khoang nhiều hơn, nhưng mặt khác, người ta cũng cởi mở và thành thực hơn.

Theo một cuộc điều tra do trường đại học ANU tại Úc thực hiện, phần lớn những người thường xuyên truy cập internet quan tâm đến chính trị và hay phát biểu về chính trị hơn hẳn những người khác. Có lẽ điều này cũng có thể thấy được trong cộng đồng người Việt. Trước, khi gặp gỡ bạn bè hay người quen, tôi ít khi nghe đến chuyện chính trị. Sau này thì khác. Hầu như lúc nào gặp nhau cũng bàn tán sôi nổi về các vấn đề chính trị. Đề tài thường là các vấn đề được ai đó đề cập trên facebook hay blog. Nhiều người không hề có facebook (như tôi, chẳng hạn) và cũng hiếm khi vào các blog, vẫn có thể theo dõi được các bài viết về thời sự chính trị chủ yếu qua email do bạn bè hoặc một tổ chức chính trị hoặc xã hội nào đó chuyển.

Có thể nói internet, một mặt, giúp người ta tự bộc lộ mình nhiều hơn, mặt khác, cũng giúp người ta theo dõi các sự kiện và các vấn đề nổi bật trong đời sống chung quanh hơn. Cả hai khía cạnh ấy dẫn đến hai khía cạnh khác: sự quan tâm và sự tương tác. Cả sự quan tâm lẫn sự tương tác đều là những hiện tượng bình thường. Nhưng khi sự tương tác dựa trên những sự quan tâm chung thì nó lại là một hiện tượng đặc biệt: Nó nối kết mọi người thành một cộng đồng. Bởi vì cộng đồng ấy hiện hữu trên internet, người ta gọi đó là một “cộng đồng ảo” (virtual community).

Vấn đề là: cộng đồng ảo ấy có giống với cộng đồng thật vốn có tính địa lý, gắn liền với một không gian nhất định nào đó như những gì chúng ta vẫn thường kinh nghiệm từ trước đến nay hay không. Dĩ nhiên hai loại cộng đồng ấy không giống nhau hẳn. Quan hệ trong không gian ảo đương nhiên là hạn chế và không thể sâu đậm bằng trong không gian thật. Nhưng sự khác biệt ở đây chỉ là ở mức độ chứ không phải trong bản chất. Trên không gian mạng, người ta có thể không gần gũi với nhau hoàn toàn, nhưng người ta lại gặp gỡ nhau ở một trọng điểm: sở thích và sự quan tâm chung. Mọi sự tương tác đều xoay quanh cái trục sở thích và quan tâm ấy.

Một kiểu tương tác như vậy chính là một trong những yếu tính của xã hội dân sự, một “không gian thứ ba” (giữa thương mại và chính trị, quyền lợi và quyền lực), nơi người ta tự nguyện đến với nhau, hình thành nên một cộng đồng, với những phạm vi khác nhau, cùng theo đuổi một mục tiêu chung nào đó. Khi tương tác như vậy, người ta dần dần tập luyện thói quen chia sẻ, tranh luận, đàm phán và ở mức độ nào đó, sự thỏa hiệp với người khác: Tất cả cũng đều là những yếu tố căn bản của xã hội dân sự.

Trong cách nhìn như thế, internet vừa là môi trường để hình thành, hơn nữa, thực hành xã hội dân sự vừa là nơi tập huấn để chuẩn bị cho một xã hội dân sự trong tương lai. Dĩ nhiên, trong không gian ảo, hình thức xã hội dân sự châu tuần chung quanh facebook, blog hay internet nói chung vẫn chưa hoàn hảo. Ở đó, người ta có quyền tham gia nhưng lại không có quyền quyết định bất cứ điều gì cả. Thiếu quyền quyết định mọi sự tham gia đều nửa vời: người ta vẫn là những kẻ ở ngoài.

Tư cách những kẻ ngoại cuộc ấy không hoàn toàn bất lợi: Nó tách người ta ra khỏi chính mạch và chính thống, ở đó, mọi phát biểu đều có tính phê phán, và kết quả cuối cùng là nó hình thành một thứ đối-tự sự (counternarrative), tức một hoặc những câu chuyện khác về cái xã hội người ta đang sống.

Khái niệm đối-tự sự còn khá mới trong học thuật. Trước hết, xin nói về chữ “tự sự” (narrative). Trên báo chí Việt Nam, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một số người dùng chữ “tự sự” như tự kể, tự nói về mình. Không phải. Tự sự chỉ là câu chuyện (story) bao gồm nhiều sự kiện hay biến cố được kết hợp với nhau theo trật tự tuyến tính. Định nghĩa ấy đã có từ lâu, đặc biệt trong văn học và lý thuyết văn học. Điều mới là: từ mấy chục năm nay, giới nghiên cứu càng ngày càng nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của tự sự trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị của loài người. Một trong những hình thức giao tiếp hàng ngày của chúng ta là tự sự: kể chuyện. Bản sắc của chúng ta, từ bản sắc cá nhân đến bản sắc cộng đồng và bản sắc dân tộc, cũng là một hình thức tự sự: Đó là những câu chuyện người ta tạo dựng về mình cũng như về tập thể của mình. Nền tảng của mọi cuộc vận động chính trị cũng là tự sự: qua những câu chuyện về độc lập, tự do, bình đẳng hay phát triển, chẳng hạn, người ta vẽ nên hình ảnh của tương lai để kích thích trí tưởng tượng tập thể (collective imagination) và thu hút sự chú ý cũng như sự ủng hộ của quần chúng.

Chính quyền nào, từ độc tài đến dân chủ, cũng đều cố tìm mọi cách để xây dựng nên những tự sự cho mình như thế. Sự khác biệt giữa dân chủ và độc tài là: dưới chế độ dân chủ, các tự sự ấy vừa hợp lý vừa khả thi; dưới chế độ độc tài, chúng chỉ là những sự dối trá và chỉ nhằm mục đích duy nhất là lừa bịp. Đối diện với những sự dối trá và lừa bịp ấy, sự hiện diện của các đối-tự sự là điều vô cùng cần thiết: Chúng kể những câu chuyện khác, vạch trần ra những sự thật khác và hướng trí tưởng tượng tập thể của dân chúng vào những vấn đề khác.

Để cho dễ hiểu, cứ thử đọc các trang báo “lề phải” rồi đọc sang các trang báo “lề trái” thì rõ: Chúng ta sẽ thấy những câu chuyện khác hẳn nhau: Một bên là những câu chuyện nhảm nhí dùng để che giấu những câu chuyện thật đang làm ruỗng nát xã hội và một bên là những câu chuyện khiến người ta phải lo lắng, phẫn nộ, nhức nhối, dằn vặt.

Mâu thuẫn chính ở Việt Nam hiện nay, nghĩ cho cùng, chính là mâu thuẫn giữa hai loại tự sự ấy. Vai trò của một xã hội dân sự trên mạng chủ yếu là để mọi người tham gia, thảo luận và biến cái đối-tự sự ấy thành một thứ đối-quyền lực (counterpower) trên trận địa ý tưởng.