Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Trần Vinh Dự - Quốc hội cần được kỹ trị hóa


Trần Vinh Dự

Tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa qua, thực trạng yếu kém của nền kinh tế hiện nay lại được các thành viên đem ra mổ xẻ.Tại phiên họp này, không khí cấp bách của thời cuộc có thể được cảm nhận rõ qua các phát biểu quan trọng.


“Tình hình như thế này là nguy lắm rồi” là nhận định của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. “Tình hình này có thể nói kinh tế đang hết sức khó khăn, khó khăn hơn rất nhiều so với nhận định của Chính phủ và Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4” là nhận định của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. “Năm 2012 đã tưởng là đáy của khó khăn, nhưng năm 2013 lại nhận định là còn khó khăn hơn năm 2012” là nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý.

“Bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản và 65% số còn lại báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào” là nhận định của Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Xuân Cường. “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%” và “lạm phát quá tốt chính do điều hành dở” là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Tính cấp bách của thời cuộc đã được các đại biểu cảm nhận rất rõ. Tuy nhiên, kết thúc phiên họp thứ 18, UBTVQH không đưa ra được bất cứ giải pháp nào. Các ý kiến chỉ dừng lại ở mức “nên chăng”.

Quốc hội và nền kinh tế

Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, và chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Liên quan đến nền kinh tế, Quốc hội thực hiện chức năng lập pháp bằng cách soạn thảo, sửa đổi và thông qua hiến pháp, luật, và các nghị quyết. Với chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước, và quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. Với chức năng giám sát, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc thực hiện các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Với chức năng quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, Quốc hội thực hiện việc này bằng nhiều cách, trong đó quan trọng nhất là hàng năm Quốc hội thống nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giao các chỉ tiêu này cho Chính phủ thực hiện. Các chỉ tiêu này được xây dựng ít nhiều dựa trên các báo cáo của Chính phủ. Các chỉ tiêu này thường cũng không mang tính bắt buộc và chỉ có giá trị tham chiếu. Chính phủ không được “thưởng” khi thực hiện tốt các chỉ tiêu này và cũng không bị “phạt” nếu không đạt.

Các chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra cho Chính phủ thực hiện nhiều khi cũng không đi sát với thực tế. Thí dụ trong 03 năm trở lại đây, các chỉ tiêu bản lề của Quốc hội đề ra như tăng trưởng GDP hàng năm, tốc độ tăng giá tiêu dùng, nhập siêu tính bằng % của xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu, và tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đều bị trệch khá xa so với thực tế đạt được.

Có những thời điểm, các chỉ số đề ra ở “trên trời” so với thực tế (xem bảng). Thí dụ tăng GDP theo chỉ tiêu của năm 2011 là từ 7% đến 7,5% nhưng thực tế đạt được chỉ có 5,89%. Chỉ tiêu lạm phát của năm này là 7% nhưng thực tế lên tới 18,58%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được đặt chỉ tiêu là 40% nhưng thực tế chỉ có 34,6%.

Cũng có những thời điểm và hạng mục, chỉ tiêu của Quốc hội lại quá khiêm tốn. Thí dụ tăng trưởng xuất khẩu theo chỉ tiêu của năm 2010 và 2011 là 6% và 10% trong khi thực tế đạt được là 25,5% và 33%. Tương tự, nhập siêu theo chỉ tiêu đề ra cho năm 2011 và 2012 là 18% và 11%-12% nhưng thực tế đạt được lại tốt hơn rất nhiều (chỉ có 9,9% năm 2011 và thậm chí không có thâm hụt trong năm 2012).

                                                            2010                             2011                                                  2012
Chỉ tiêuThực tếChỉ tiêuThực tếChỉ tiêuThực tế
Tăng trưởng GDP của năm6.50%6,78%7%-7,5%5,89%6%-6.5%5.03%
CPI7%11,75%7%18,58%10%6,81%
Bội chi ngân sách6,2%5,6%5,3%4,9%4,8%4,8%
Nhập siêu (% của xuất khẩu)17,3%18%9,9%11% - 12%-
Tăng trưởng xuất khẩu6%25,5%10%33%13%18,3%
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (% GDP)41%41,9%40%34,6%33,5%33,5%

Việc các chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra vênh quá lớn so với thực tế đạt được có thể đổ lỗi cho Chính phủ. Thí dụ, chỉ tiêu tăng CPI của Quốc hội năm 2012 là 10% trong khi thực tế tăng CPI của năm 2012 là 6,81%. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng lạm phát khoảng 7-8% là được, còn 6,81% cũng là tốt, nhưng là "tốt quá" nên ảnh hưởng đến tăng trưởng. Theo ông, Chính phủ "điều hành như vậy là dở, nếu CPI trên 7% thì bây giờ tăng trưởng không thấp thế, cái này là do điều hành"

Thế nhưng nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, khi phần lớn các chỉ số kinh tế bản lề mà Quốc hội đề ra bị lệch so với thực tế, và lệch liên tục trong nhiều năm, thì nó cũng phản ánh việc Quốc hội có thực sự hiểu nền kinh tế của đất nước hay không. Thí dụ, chỉ tiêu tăng GDP của Quốc hội trong hai năm 2011 và 2012 đều ở “trên trời”.

Chỉ tiêu lạm phát cho hai năm 2010 và 2011 cũng lãng mạn hơn nhiều so với thực tế đạt được.

Khó có thể phân định rạch ròi lý do dẫn đến việc chỉ tiêu và thực tế đạt được vênh nhau một cách dữ dội là do lỗi điều hành của Chính phủ hay do Quốc hội không thực sự bám sát thực trạng kinh tế đất nước. Nếu thực sự Quốc hội không hiểu biết đủ sâu sắc về thực trạng kinh tế đất nước, thì Quốc hội khó có thể thực hiện tốt chức năng giám sát của mình.

Gần đây chức năng giám sát của Quốc hội được đẩy mạnh với việc tổ chức các phiên chất vấn công khai và sắp tới là bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn. Công bằng mà nói, việc chất vấn và trả lời chất vấn đang ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, dù nhiều quan sát viên cho rằng các chất vấn “ngô nghê, dài dòng, “mớm bóng” hay những câu chất vấn thì ít mà xin xỏ thì nhiều” của các đại biểu Quốc hội đã ít đi đáng kể, không phải đại biểu nào cũng thực sự có hiểu biết sâu sắc về nền kinh tế.

Đối với chức năng lập pháp cũng vậy. Dù Hiến pháp đã quy định Quốc hội có nhiệm vụ làm luật, nhưng việc soạn thảo các dự luật đều do các cơ quan khác, chủ yếu trong ngành hành pháp, thực hiện. Dù sau đó đại biểu Quốc hội có đóng góp, sửa đổi và biểu quyết các dự luật, trong đa số các trường hợp, luật được áp dụng vẫn giữ phần lớn tinh thần cơ bản của dự thảo ban đầu. Do đó, cho đến nay nhiệm vụ thực tế của các nhà lập pháp Việt Nam chủ yếu vẫn là thông qua các dự luật do người khác soạn thảo thay vì chính họ phải làm ra. Việc này dẫn đến thực trạng là các cơ quan hành pháp được giao nhiệm vụ soạn thảo dự thảo luật trở thành những người “vừa đá bóng vừa thổi còi” – dù muốn hay không.

Nên kỹ trị hóa Quốc hội

Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước, Quốc hội hiển nhiên là bộ máy tập trung sức mạnh trí tuệ và ý chí chính trị của toàn dân. Vì thế, việc Quốc hội chưa thể hiện hết được tầm vóc trong việc thực hiện các chức năng hiến định của mình rõ ràng là việc không thể chấp nhận được, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn có những bước ngoặt lịch sử.

Và điều này có những lý do riêng. Trong số nhiều lý do, có hai lý do rất quan trọng. Thứ nhất là tỷ lệ các đại biểu kiêm nhiệm vẫn còn quá lớn. Các đại biểu kiêm nhiệm không thể thực hiện tốt chức năng của đại biểu Quốc hội trong khi vẫn là các quan chức cao cấp trong bộ máy hành pháp và phải dành chủ yếu thời gian của mình cho công tác điều hành hàng ngày.

Lý do thứ hai quan trọng không kém là cho dù các đại biểu Quốc hội không phải là đại biểu kiêm nhiệm thì họ cũng không có nguồn lực để thực hiện vai trò đại biểu Quốc hội. Theo thông tin chính thức từ website của Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử, thuộc Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay các đại biểu chỉ được hưởng một số chế độ đãi ngộ cơ bản như lương, phụ cấp. Ngoài ra, ngay cả thư ký giúp việc cho đại biểu cũng không có. Trang web này viết rõ rằng “phấn đấu trong tương lai mỗi đại biểu đều có 01 thư ký giúp việc riêng”.

Không có đội ngũ cố vấn, chuyên gia, chuyên viên phân tích, nhân viên văn phòng để giúp đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mình, các đại biểu dù giỏi đến đâu cũng không thể thực hiện tốt chức năng đại biểu. Chưa nói đến những việc phức tạp như soạn thảo các dự luật – điều mà lẽ ra thuộc về chức năng của các đại biểu Quốc hội, mà chỉ đơn giản là việc nắm tình hình thực tế, nghiên cứu và tiêu hóa hết các thông tin về tình hình kinh tế xã hội để có những hiểu biết căn bản khi đi họp Quốc hội cũng là việc mà các đại biểu Quốc hội không thể làm được một mình.

Thế nên không lạ, và cũng không thể trách được, là các đại biểu Quốc hội Việt Nam không làm luật mà chỉ thông qua luật do các cơ quan của Chính phủ soạn thảo. Cũng không lạ và không thể trách được là Quốc hội vẫn đặt ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhiều khi xa rời thực tế, và công tác giám sát – chất vấn nhiều khi vẫn lộ rõ vẻ “ngô nghê” – theo cách nói của một số nhà quan sát.

Đáng lẽ ra, các đại biểu phải có một ngân sách hoạt động đủ lớn để có một văn phòng riêng của mình, có thể thuê một đội ngũ chuyên gia, chuyên viên, và nhân viên hỗ trợ. Bộ máy này phải đủ hiệu quả để hỗ trợ đắc lực cho các đại biểu trong việc chủ động soạn thảo và đề xuất các luật mới hoặc sửa đổi các luật cũ, phải biến các đại biểu trở thành các nhà chính trị uyên bác và hiểu biết sâu sắc và sâu rộng về thực tế đất nước. Nó cũng phải biến các đại biểu trở thành những nhà phê bình sắc sảo, với các phân tích sắc bén để có thể thực hiện được chức năng giám sát.

Nói cách khác, bộ máy của Quốc hội cần phải được kỹ trị hóa. Bên cạnh việc giảm dần tỷ lệ đại biểu kiêm nhiệm, việc kỹ trị hóa này còn bắt đầu từ hai việc rất cụ thể. Thứ nhất là tăng ngân sách hoạt động cho các đại biểu một cách thực sự có ý nghĩa để mỗi đại biểu có thể có được một bộ máy giúp việc riêng cho mình thực sự mạnh. Thứ hai, tăng trách nhiệm báo cáo trước dân của các đại biểu để họ có trách nhiệm sử dụng ngân sách này một cách hiệu quả phục vụ công tác đại biểu Quốc hội một cách đúng nghĩa.

Ghé thăm các blogs: 3/6/2013


Blog Huỳnh Ngọc Chênh
Nghe người Campuchia nói chuyện

Không lâu sau khi Campuchia với tư cách là nước chủ tịch luân phiên của Asean đã chống đối đềxuất của Hà Nội và Manila đưa các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc vào thông cáo chung của Hội nghị ngoại trưởng Asean họp tại Phnom Penh, ông Heng Samrin, từng là lãnh đạo cao nhất Kampuchia thời độc 

đảng, nay là chủ tịch quốc hội, đã đến Hà Nội bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về ‘sự ủng hộ giúp đỡ to lớn, quý báu, kịp thời, có hiệu quả mà Việt Nam đã dành cho Campuchia’.

Đó là tuyên bố công khai, còn bên trong không ai biết ông Heng sẽ nói thêm gì để giải thích với các lãnh đạo Việt Nam về quyết định của Kampuchia tại Hội nghị Asean vừa rồi. Tuy nhiên nghe câu chuyện sau đây, chúng ta cũng suy ra ông Heng đã nói gì.

Vừa qua, ngẫu nhiên tôi có hai người quen, một người có mặt trong một đoàn cán bộ Việt Nam sang thăm Phnom Penh, có dịp tiếp xúc với nhiều quan chức Kampuchia từ thấp đến cao và đặc biệtđược nghe họ tâm sự chân tình trong các bữa ăn thân mật. Người còn lại qua thăm chơi Phnom Penh theo lời mời của người bạn thân là một trí thức Kampuchia, được trò chuyện với nhiều bạn bè là trí thức ở Phnom Penh.

Qua tất cả các câu chuyện trong các bữa ăn, qua những lần trò chuyện thân tình, hai anh bạn tôi đã ghi nhận một số ý kiến của các quan chức cũng như giới trí thức Kampuchia và kể lại cho tôi nghe. Tôi xin tóm lược lại từ hai câu chuyện và bỏ bớt đi những phần trùng lặp:

- Kampuchia không bao giờ quên ơn Việt Nam, quan hệ Kam - Việt là quan hệ trong gốc rễ bền vững, còn quan hệ Kam- Trung chỉ là quan hệ trên ngọn, các bạn Việt Nam nên tin như vậy (?). Chỉ ủng hộ TQ trên ngọn thôi chúng tôi có được vài tỷ USD, dại gì chúng tôi không làm.

- Tại sao bắt chúng tôi phải nhất nhất nghe theo VN, ủng hộ VN mọi thứ để chống lại TQ, trong khi chính quyền VN lại đàn áp bắt bớ những người dân VN ủng hộ nhà nước chống lại TQ? Các bạn nên xem lại mình, các bạn quan hệ với TQ là quan hệ rất khắng khít: khắng khít vềmặt đảng, khắng khít về chế độ chính trị, khắng khít về cách làm ăn kinh tế...Còn chúng tôi không quan hệ với TQ đến mức như vậy, chúng tôi không mang ơn gì TQ để phải trả, chúng tôi không theo chế độ độc đảng, không làm ăn theo cơ chếthị trường định hướng XHCN kiểu TQ, chúng tôi không có gì phải lệ thuộc vào TQ, chúng tôi chỉ quan hệ ngoại giao. Các bạn khăng khít với TQ là vậy thì hà cớ gì buộc chúng tôi phải chống TQ để ủng hộ tuyệt đối các bạn. Trên công khai, chúng tôi phải đứng ở vị trí trung lập trong tranh chấp lãnh thổ giữa VN và TQ đó làđiều hợp lý, nhưng bên trong, (đảng) chúng tôi vẫn ngấm ngầm ủng hộ các bạn.

- Các bạn phải hiểu rằng đảng các bạn đang lãnh đạo đất nước dễ hơn đảng chúng tôi. Các bạn cầm quyền độc đảng còn chúng tôi là đảng cầm quyền trong chế độ đa đảng. Đảng các bạn nắm tất cảtrong tay kể cả báo chí nên các bạn muốn làm gì cũng được, đúng sai không ai dám nói tiếng nào. Còn (đảng) chúng tôi phải chịu sự canh tranh và giám sát của nhiều đảng khác. Chúng tôi chỉ có một tờ báo trong tay, trong hàng trăm tờ báo tự do khác ở Kampuchia. Chúng tôi làm việc gì không đúng, không vì lợi ích quốc gia, hàng trăm tờ báo ấy sẽ rào rào lên tiếng, không như bên các bạn. 

- Chúng tôi mang ơn các bạn nhưngđừng vì thế mà các bạn tỏ ra trịch thượng kẻ cả với chúng tôi. Các bạn thử xem các bạn có gì tốt đẹp hơn để chúng tôi học tập? Các bạn có sản xuất được hoàn chỉnh một chiếc xe đạp chưa? Nền kinh tế của các bạn đang như thế nào? Thịtrưởng Phnom Penh của chúng tôi nói thuần thục bốn thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp... Còn thử hỏi có một vị đứng đầu tỉnh hay thành phố nào của các bạn, dù là có bằng tiến sĩ, nói được một ngoại ngữ hay không?... Nhiều người trong các bạn tỏ ra trịch thượng đến mức lố bịch với chúng tôi lắm, đảng chúng tôi vì ơn nghĩa và tình cảm với các bạn nên cố gắng nhún nhịn, nhưng các đảng khác và báo chí thì họ phản ứng lắm. Các bạn phải hiểu điều đó....

Có nhiều ví dụ về việc trịch thượng, trong đó có cả chuyện của một lãnh đạo cấp cao của VN qua thăm Kampuchia mới đây gây phản ứng không tốt trong dư luận của Kampuchia. Anh bạn tôi khẳng định toàn bộ đoàn cán bộ VN đều nghe câu chuyện nầy, nhưng vì chưa kiểm chứng được nên tôi chưa dám ghi ra đây.

Tôi nghe thế nào ghi lại thế ấy, mọi bình luận dành cho các bạn.


BLOG KAMI

Trong đời của những người cầm súng đánh giặc, ít người không biết tới bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu sáng tác vào năm 1948 trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ này về sau được Nhạc sĩ Minh Quốc sáng tác thành ca khúc có tên "Tình đồng chí". Bài thơ không chỉ nằm trong các cuốn sổ tay cá nhân bỏ trong ba lô của những người lính và được truyền tay nhau bất kỳ lúc nào rảnh rỗi. Mà nó còn nằm mãi trong tâm trí của những người lính chúng tôi cho đến hôm nay.

Thời ấy, những năm tháng khói lửa, tình đồng chí đã giúp cho người lính hiểu hơn về tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của họ thiêng liêng biết nhường nào. Bằng những lời tâm tình của hai người bạn, những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà đã thay cho một tâm sự giữa hai người lính xa quê ở ngoài mặt trận vào lúc im tiếng súng. Là lúc khi mà ranh giới giữa cái sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, khi mà mỗi người lính, ai ai cũng cảm thấy việc xả thân cho đồng đội là nghĩa vụ và khi ấy cái chết nhẹ tựa lông hồng. Điều này chỉ có những người lính mới thấu hiểu hết, đó là giá trị của tình cảm thiêng liêng của mình dành cho đồng đội và đồng đội dành cho mình. Cũng vì thế, bài thơ Đồng chí đã khơi dậy những xúc động mạnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ trước đây, nhất là những người lính đã từng cầm súng chiến đấu qua những cuộc kháng chiến.

Kết thúc mỗi trận đánh, khi chiến trường vừa im tiếng súng thì không ai bảo ai, những thằng còn sống thì vội đi tìm những thằng đã chết. Để khâm liệm vội vàng đồng đội trong một tấm ni lông bọc xác, đã được phát sẵn trong ba lô của mỗi người. Dù cho vội vàng đến mấy, nhưng khi vuốt mắt cho đồng đội lần cuối thì không ai cầm được nước mắt, có người còn bật lên tiếng khóc vì xót thương đồng đội. Vì chỉ hôm trước, họ còn cùng sinh hoạt với nhau như anh em một nhà. Những năm tháng chiến tranh, cuộc sống của người lính xa quê, tình cảm đồng đội còn hơn cả tình cảm của anh em ruột thịt. Vì giữa chiến trường, khi còn sống họ đã gửi gắm cho nhau những điều muốn nhắn lại hay những kỷ vật cho gia đình và người thân phòng khi "nhỡ" tao chết.

Ngày ấy tuy vất vả, nhưng tất cả mọi người lính đều lạc quan cũng vì tình cảm đồng đội. Khi ấy, bất kể là lính hay là sĩ quan thì cũng ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà. Tuy phần phụ cấp ít ỏi của sĩ quan có khác lính chút ít, nhưng cũng coi là của chung, họ chia nhau từng ấm chè, từng điếu thuốc. Tất cả đều vui vẻ, cũng có lẽ vì điều ấy mà anh em chúng tôi quên đi cái chết đang rình rập mình từng giờ từng phút. Giờ đây, sau mấy chục năm do may mắn mà sống sót, nghĩ lại chuyện xưa, chuyện đồng đội, đồng chí mà thấy vẫn ấm lòng.

Vậy mà thời nay, họ vốn là đồng chí cũ của tôi lúc trước nhưng giờ họ đã khác chúng tôi khi xưa quá nhiều. Họ cũng là đồng chí, đồng sàng với nhau, cũng cái chết nhưng giờ thì khác nhau nhiều lắm. Chúng nó chết không phải vì bom đạn, mà chết vì tức, chết vì ức cái chết kiểu không nhắm được mắt. Họ chết mà còn trối trăng cấm không cho đồng đội đến vuốt mắt cho mình, thậm chí còn yêu cầu gia đình thông báo cấm chúng nó (có tên) đến viếng. Phía người chết thì như thế. Còn phía mấy thằng sống thì ác với đồng chí của mình cũng không kém. 

Chẳng là người chết, ông Hồ Đức Việt nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ông Việt đã chết hơn hai ngày rồi mà báo chí và truyền thông của đảng im tịt không hé lấy một câu. Trong khi truyền thông lề trái thì đã đưa tin chính thức ngay. Nghĩa tử là nghĩa tận, tại sao đảng và các đồng chí trong đảng lại nỡ đối xử với nhau như thế? Hỏi ra mới biết lý do, đó là bọn nắm truyền thông của đảng bây giờ, ngoài mặt thì mang tiếng là đồng chí của ông Hồ Đức Việt, nhưng đằng sau lưng bọn họ đối xử với nhau như kẻ thù. 

Tất cả mọi chuyện bắt đầu năm 2010, trước ĐH Đảng 11 một năm. khi ấy ông Hồ Đức Việt trưởng ban Tổ chức Trung ương nằm trong danh sách được cơ cấu lên cao, có thể là Chủ tịch QH hoặc Tổng Bí thư. Nhưng khốn nỗi, đồng chí Hồ Đức Việt cùng phu nhân nổi tiếng là mê tín đã không ngừng tìm kiếm sự bảo hộ của thần linh cho sự nghiệp chính trị của mình. Tết nguyên đán năm ấy, Phó Chủ tịch Hà nội Nguyễn Văn Khôi cùng phu nhân ông Hồ Đức Việt chuẩn bị mời thày cúng và dựng một điện, ngày đêm cầu đảo đất trời . Mục đích để có thể điều khiển được vận hạn phục vụ thăng quan tiến chức của đồng chí Trưởng ban Tổ chức trong đại hội 11. Không ngờ, tay thày cúng này lại là chỗ đi lại thường xuyên của  phụ thân Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị. Thế là chuyện bị phát giác và đến tai Bí thư Thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị.

Thế là, cho dù năm hết Tết đến, Bí thư Phạm Quang Nghị vẫn quan tâm đặc biệt đến câu chuyện tâm linh này của gia đình đồng chí Hồ Đức Việt. Đồng thời ra lệnh khẩn cấp thành lập Tổ công tác liên ngành đặc biệt gồm Công an và Thanh tra giao thông do đích thân hai đệ tử cứng là tướng CA Nguyễn Đức Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng (giám đốc Sở GTVT) chỉ huy. Tổ công tác này chỉ nhận lệnh và chấp hành mệnh lệnh trực tiếp từ Bí thư Thành ủy, không chấp hành bất kỳ lệnh từ cá nhân hay cấp nào khác.

Đúng nửa đêm, khi tổ công tác tâm linh của đồng chí Hồ Đức Việt đang lên đồng đang tới độ phê nhất, thì lúc này Tổ công tác liên ngành đặc biệt đạp cửa xông vào phá và tịch thu hết bàn thờ, đồ cúng tế. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW Hồ Đức Việt và đ/c Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi đã nhảy ngay ra quát nạt. Tổ công tác liên ngành cũng không chùn tay, vì được tướng Nguyễn Đức Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng thúc giục rằng Tổ công tác liên ngành đang thi hành mệnh lệnh đặc biệt từ đích thân Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị. Đối với Trưởng ban Tổ chức TW Hồ Đức Việt, thì việc phá đền này là không thể tha thứ được. Từ chuyện này, nhổi bùng ngọn lửa hận thù giữa hai đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị là Hồ Đức Việt và Phạm Quang Nghị. 

Vụ việc này sau đó ông Phạm Quang Nghị đã báo cáo trong buổi họp kín của Bộ Chính trị ngay trước Đại hội XI cùng với hàng loạt các sai phạm khác cũng liên quan đến vấn đề tâm linh. Và đỉnh điểm là trước ĐH đảng 11, đồng chí Hồ Đức Việt bị bị đình chỉ mọi chức vụ, mất ghế và chấm dứt sự nghiệp chính trị. Lý do vì đã mời thày về yểm vận mạng của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị và một Ủy viên Bộ chính trị khác. Không may cho Trưởng ban Tổ chức TW Hồ Đức Việt là tay thày cúng kia lại là đặc tình của tướng Nguyễn Đức Nhanh. Toàn bộ vở kịch bản ám sát “tâm linh” của Trưởng ban Tổ chức TW Hồ Đức Việt được cơ quan An ninh báo cáo lên Bộ Chính trị trước sự bẽ bàng của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt. Kết cục sau đó căn bệnh gan quái ác và ung thư phổi cùng nhau xuất hiện, cộng với việc bị đột quỵ, dù các bác sĩ đã hết lòng cứu chữa nhưng ông đã không qua khỏi.

Qua đó để thấy, đảng CSVN hiện nay không còn giữ nguyên bản chất là đảng của những người cộng sản,  một chính đảng cách mạng như trước kia. Giờ đây, tình đồng chí trong đảng giờ không còn là "Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ" như trước. Thay vào đó là sự đố kỵ, ganh ghét, tranh giành quyền lợi và quyền lực, coi nhau như kẻ thù. Để rồi sẵn sàng triệt hạ lẫn nhau theo kiểu một mất, một còn.

Hành động đó của họ khiến người ta không thể không nghĩ tới một tổ chức thổ phỉ và những tên cướp!


FACEBOOK PHẠM HIỂN
Thư của một người cha Việt Nam gửi cho thầy giáo của con mình: 

Kính thưa thầy...

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì có hàng trăm hàng nghìn kẻ khốn nạn hơn thao thao bất tuyệt trên các diễn đàn, trên các cuộc họp, trên các hội nghị rao rảng về đạo đức... Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một chính trị gia ích kỉ, ta sẽ có nhan nhản, ti tỉ, vô vàn... những nhà lãnh đạo hại dân.

Bài học này sẽ không mất nhiều thời gian: xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn thua xa hàng tỉ đô la kiếm được do tham nhũng...

Điều này thì không khó, xin thầy hãy dạy cho cháu biết giá trị và sức mạnh của đồng tiền: cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền...

Xin thầy hãy dạy cháu tránh xa sự trung thực.

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của internet... nhưng cũng cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ trải nghiệm nghịch lí rất logic ở xứ sở thiên đường XHCN: có tự do ngôn luận nhưng không có tự do sau ngôn luận.

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rung động khi đứng trước cánh đồng lúa vàng rực, biết suy tư khi ngắm những bông lúa uốn câu nhưng xin thầy cũng dạy cho cháu biết làm ngơ trước cảnh nông dân mất đất.

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng vẻ đẹp nội tâm là quan trọng nhưng không thể sánh bằng vẻ đẹp nội y của những người mẫu, ca sĩ, diễn viên lộ hàng.

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với kẻ có quyền thế và cứng rắn với người cùng đinh mạt hạng.

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết đỗ oan còn hơn rớt thật. 

Xin chớ tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đề cho rằng ý kiến đó là đúng...

Xin hãy dạy cho cháu phải biết lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết phải làm theo ý lãnh đạo.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng, chẳng việc gì phải xấu hổ trong những lời xin lỗi sau khi mình đã làm thất thoát tiền của của dân của nước...

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng trái tim và tâm hồn mình phải bán với giá đặc biệt.

Xin hãy tạo cho cháu sự kiên định để không làm theo lương tâm khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Đây quả là những yêu cầu trái khoáy, tôi biết, nhưng xin thầy hãy cho cháu thấy có vậy cháu mới tồn tại được trong xã hội này...

Xin chân thành cám ơn thầy!

***
(Phạm Hiển nhại lại bài "Bức thư của tổng thống lLincoln gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình)


BLOG TRẦN HÙNG
30/05/2013

Sự thật việc nữ sinh luôn bị bạn gái “làm nhục”

Gần đây, cộng đồng mạng đang truyền đi với cấp số nhân những clip nữ sinh bị đánh hội đồng, lột áo, bắt quỳ xin lỗi, nhục mạ hay hãm hại một cách phi nhân tính…

Phẫn nộ clip nữ sinh Phú Thọ bị đánh trong nhà vệ sinh

Ngày 28/5, clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau, làm nhục bạn trong nhà vệ sinh trường học đã được đăng tải trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Theo thông tin ban đầu, clip được cho là quay tại một trường THCS thuộc tỉnh Phú Thọ, nạn nhân học lớp 9.

Clip học sinh đánh nhau như giang hồ

Một nữ sinh mặc áo đồng phục bị một cô gái mặc áo trắng dùng chân đạp thẳng vào người, cô gái còn có những pha lên gối bằng chân và tay khiến nạn nhân bị chảy máu ở miệng và mũi.

Đoạn video clip trên vừa mới xuất hiện trên YouTube ngày 11-5 với tựa đề “Clip học sinh đánh nhau như giang hồ”, dài 2 phút 20 giây, gây xôn xao cộng đồng mạng.


Clip ghi lại hình ảnh 5 cô gái, vẻ mặt trông xinh đẹp. Tuy nhiên 3 cô gái đánh đập không thương tiếc 1 cô gái khác. 1 cô còn lại quay phim. Clip ghi lại hình ảnh, 4 cô gái cùng 1 em nhỏ khoảng 8-9 tuổi tên là Lan Anh vừa đến trên 1 chiếc xe máy mang nhãn hiệu Yamaha – Nouvo có biển kiểm soát 98Y1-6898 (đây là biển kiểm soát xe cơ giới của tỉnh Bắc Giang.)


Vụ hai nữ sinh bị làm nhục: Mái tóc các cháu bị cắt nham nhở. (Ảnh internet)

Sự thật vì đâu dẫn đến việc nữ sinh “làm nhục” bạn gái?

Nguyên nhân chính của sự bùng phát các clip nữ sinh bị đánh hội đồng là do sự buông lỏng quản lí truyền thông đối với những trang web teen, blogs… dành cho tuổi mới lớn.

Thêm vào đó sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông đa phương tiện vô hình chung đã cổ súy cho một lối sống lệch lạc và bạo động của một đại bộ phận thanh thiếu niên mà đặc biệt là nữ sinh trong các đô thị lớn – nơi mà giới trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách hành xử từ cộng đồng mạng như trào lưu “tự sướng”, xăm mình, thú chơi móc khóa hình BCS, … mà nay là tổ chức “xử hội đồng” đề dằn mặt.

Những lí do vây đánh nữ sinh cũng hết sức khôi hài từ chuyện ganh ghét nhau cách ăn mặc, lời nói, thái độ nhưng nhiều nhất vẫn là… do ghen tuông! Có lẽ từ một video clip nữ sinh trung học ở Trung Quốc bị luân phiên đánh đập và lăng mạ do ghen tuông được phát trên trang youtube.com vào đầu tháng tháng 5-2008 đã châm ngòi “nổ” cho những clip nữ sinh đánh nhau ở một số nơi ở nước ta.

Làm gì ngăn nữ sinh bị đánh hội đồng?

Chúng ta không thiếu những nội qui của nhà trường hay qui định của pháp luật để phán xử những cá nhân liên quan trong các clip nói trên.

Nhưng điều khó đối phó hơn thái độ bàng quan thậm chí còn phấn khích của một lượng lớn các thanh thiếu niên hiếu kỳ và dùng điện thoại di động để ghi lại rồi đưa lên mạng làm nhức nhối dư luận, băng hoại đạo đức và thuần phong mỹ tục.

Đáng lên án hơn nữa, khi những cảnh xô xát nữ sinh đã bị các quản trị mạng lợi dụng đặt những lời bình thật “độc” hoặc biên tập thành bí kíp “võ công thượng thừa” từ các đòn hiểm như tụt quần, xé áo, cắt tóc, lột đồ lót … để câu người người đọc đến những trang web đen của họ!

Theo nhiều chuyên gia tâm lý học đường thì những cảnh bạo lực trên phim ảnh, internet, game có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với thanh thiếu niên.

Ở nhiều quốc gia tiên tiến, để hạn chế những tác động của bạo lực trên ti vi, game online, các trang mạng nếu có nội dung bạo lực thì bắt buộc phải hiển thị thông báo có nhắc nhở tắt máy tivi, hoặc trang web nếu người xem là trẻ vị thành niên.

Chính vì thế mà các cơ quan quản lí truyền thông có lẽ phải có quy định cần thiết về hạn chế cảnh bạo lực trên các nội dung đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Về phía nhà trường cần đưa vào nội qui để phổ biến cho học sinh về việc nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi tổ chức đánh hội đồng hay che dấu, cổ súy cho các hành động nói trên.

Cần nhiều hơn nữa những hành động thiết thực của tất cả chúng ta thay vì lo giải quyết những hệ lụy mà các clip nữ sinh bị đánhh hội đồng gần đây đưa lên mạng.


Blog Viết từ Sài Gòn
Từ chuyện “Khối già”, nghĩ về một Việt Nam già cỗi

Tôi có hai người bạn khá thân, một anh Sài Gòn, một anh Quảng Ngãi, họ đều học giỏi, con nhà khá giả, đa tài và giàu ý chí. Sau hơn mười năm tốt nghiệp đại học, gặp lại nhóm bạn cũ, rủ riêng hai người bạn thân này đi chè chén, chuyện trò.

Được biết, anh bạn người Sài Gòn khá thành đạt, anh đang là chủ một doanh nghiệp ăn nên làm ra, vợ con đầm ấm. Còn anh bạn người Quảng Ngãi thì hỡi ôi, làm đâu thất bại đó, chuyện vợ con cũng lao đao, qua ba đời vợ vẫn giường không gối chiếc.

Anh bạn người Sài Gòn lấy làm lạ, hỏi anh Quảng Ngãi có vấn đề gì về sức khỏe sinh lý không, anh này lắc đầu, nói rằng vấn đề đó không có gì trục trặc, cái trục trặc làm anh mấy lần ly hôn lại nằm ở bà mẹ của anh.
Nói chuyện một lúc, anh bạn Quảng Ngãi bức xúc nói rằng giá như anh không phải là con trai duy nhất trong gia đình, cái “khối già” (ám chỉ mẹ anh) đừng quậy phá anh thì anh không đến nỗi tan nát như thế…

Anh bạn Sài Gòn giận dữ, nói rằng anh Quảng Ngãi bất hiếu, làm con thì phải biết kính trọng và yêu thương cha mẹ, sao lại gọi mẹ mình là “khối già”.

Anh bạn Quảng Ngãi ôn tồn hỏi anh bạn Sài Gòn về mẹ anh ta. Anh bạn Sài Gòn hào hứng nói rằng “mẹ mình rất vĩ đại, mẹ mình luôn thấu hiểu và chia sẻ với bản thân và vợ con mình”.

Anh bạn Quảng Ngãi hỏi tiếp, vậy nhà cửa của anh bạn Sài Gòn như thế nào rồi. Anh bạn Sài Gòn nói rằng nhà cửa ổn định, mọi việc tốt đẹp, mẹ anh đang sống với anh và vợ con anh. Bà đã cho anh căn nhà ở quận 1 để bán làm ăn cách đây 10 năm.

Anh bạn Quảng Ngãi chép miệng, khen số anh bạn Sài Gòn quá may mắn, giá như anh được một phần mười anh bạn Sài Gòn thì tốt biết mấy.

Nghe nói vậy, anh bạn Sài Gòn chùng xuống, hỏi anh bạn Quảng Ngãi vì cớ sự gì mà khổ sở đến vậy. Anh bạn Quảng Ngãi buồn rầu nói rằng mẹ anh, một bà mẹ cũng rất vĩ đại, rất thương con, hơn nữa anh là con một nên bà san sẻ, cho anh mọi thứ của cải cũng như tình thương, nghiệt nỗi, bà chỉ thương mỗi mình anh và lúc nào cũng xem anh là đứa con bé bỏng, phải vâng theo lời chỉ dạy của bà và mọi việc trong nhà phải theo sự điều hành của bà.

Đặc biệt, bà không chịu bất cứ cô vợ nào chia sẻ mất tình cảm của hai mẹ con bà, đến mức tiền lương và nhà cửa đều do bà giữ, bìa đỏ nhà bà cũng đứng tên và hứa khi nào qua đời sẽ viết di chúc cho riêng anh. Anh hoàn toàn không làm gì được để thay đổi bà. Và, cũng không có cô vợ nào chịu đựng được bà. Nhiều lần anh mua nhà riêng nhưng bà không chấp nhận, bà nói rằng nếu anh làm thế bà sẽ nhịn ăn cho đến chết…

Nói chung là bằng nhiều cách, bà giữ anh bên cạnh bà. Kết cục, ba cô vợ vào nhà anh đều đi ra một cách đau khổ và mừng rỡ. Đau khổ vì hôn nhân đứt đoạn, mừng rỡ vì vừa thoát khỏi chốn “lao tù”. Kể đến đây, anh bạn Quảng Ngãi khóc tức tưởi, anh nói rằng anh vô cùng khó xử…

Anh bạn Sài Gòn đập bàn quát lên: “Ông phải làm cách mạng!”. Anh bạn Quảng Ngãi lắc đầu: “Cách mạng là cách mạng làm sao? Mẹ mình mà ông, hơn nữa bà cụ đâu có lỗi gì, chỉ phải cái tội thương con quá đà và bảo thủ quá thôi…”.

Ông bạn Sài Gòn tăng ga, nói tiếp: “Ông phải làm cách mạng, thương yêu quá đà là sao? Bảo thủ là sao? Một thứ cần phải có độ cân bằng của nó, thương yêu quá đà sẽ dẫn đến sở hữu một cách bệnh hoạn, lúc đó bà không phải thương yêu ông như mẹ con mà là thương một vật sở hữu, riêng tư, không ai được chạm vào và tính bảo thủ sẽ đày đọa dài dài, ông luôn chịu sự quản lý và điều hành của bà mẹ già. Ông nghĩ sao mà để một người già bảy mươi mấy tuổi, học hành thuộc diện xóa mù chữ giám sát, quản lý và điều khiển ông? Ông phải làm cách mạng để cứu cái gia đình ông và tương lai của ông! Không có cách nào khác, nếu ông chấp nhận bà mẹ điều khiến thì ông vứt mọi thứ đi, tẩy não đi và đừng gặp bọn tôi nữa!”.

Anh bạn Quảng Ngãi im lặng.

Không biết lời khuyên của anh bạn Sài Gòn có hợp lẽ chưa, và sự im lặng của anh bạn Quảng Ngãi có cho ra một đáp án nào đó tốt đẹp hơn, cuộc đời anh có đỡ vất vả hơn hay không?... Nhưng, dẫu sao câu nói của anh bạn Sài Gòn cũng làm tôi suy nghĩ thật nhiều, làm tôi liên tưởng đến đất nước Việt Nam và những “khối già” đầy bảo thủ, lạc hậu và dốt nát…

Một đất nước mà đa phần học sinh, sinh viên đã bước đi trên thế giới công nghệ, mọi hoạt động đều có liên quan đến công nghệ, thế giới trên mặt địa cầu này đã gom trong lòng bàn tay, mọi việc có thể thâu nhỏ trong một cú nhấp chuột, tri thức con người cũng không còn bị ngăn sông cấm chợ được nữa, mặc dù đang sống và chịu quản lý, kiềm kẹp bởi nhà nước Cộng sản độc tài, nhưng giới trẻ Việt Nam vẫn không ngừng truy cập, chia sẻ thông tin, kiến thức của các nền dân chủ, các thành tựu của quốc gia tiến bộ.

Nhưng, đổi lại, cả dân tộc đang phát triển, đang trên đà tiến bộ lại gánh chịu một bộ máy cồng kềnh, nặng nề, lạc hậu và bảo thủ, độc tài, bộ máy Cộng sản xã hội chủ nghĩa!

Và, suy cho cùng, cơ chế quản lý vừa độc tài, vừa có tính cha truyền con nối, một chế độ dựa trên quyền lực phe nhóm và sự đàn áp, đè nén nhân dân làm kim chỉ nam, thật sự, nếu xét theo chiều rộng, nhà nước có thể đóng vai trò người bảo bọc của nhân dân, và trên một ý nghĩa nào đó, nhà nước là cha mẹ của quốc dân, che chở và hướng quốc dân đi đến tương lai tốt đẹp.

Nếu như trong gia đình, cha mẹ là người bảo bọc con cái thì theo diện rộng, nhà nước đối với quốc dân cũng có nhiều nét tương đồng cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Nếu như cha mẹ tiến bộ, biết rút lui đúng lúc, nhường chỗ cho con cái phát triển, thì gia đình đó sẽ hạnh phúc, tiến bộ và thành đạt.

Ngược lại, cha mẹ bảo thủ, khư khư ôm quyền thống lĩnh gia đình, không tự nhận thấy mình già cỗi và chi phối quá sâu vào đời sống con cái, thậm chí vẽ ra sách lược bắt con cái phải làm theo, trong khi tầm mức tri thức của mình đã quá già cỗi, quá lạc hậu, thì lúc đó, vô hình trung, cha mẹ trở thành “khối già” nặng nề cho con cái.

Trong trường hợp này, nếu con cái không biết làm cách mạng để cứu rỗi bản thân, cứu thoát gia đình, thì xem như gia đình đó đang lâm vào ngõ cụt! Đất nước, quốc gia cũng vậy, chẳng khác mấy!

Giả sử anh bạn Quảng Ngãi của tôi vẫn tiếp tục nếp cũ, vẫn nghe lời mẹ một cách thụ động và mù quáng, không những tương lai của anh ta lụn bại mà cả tương lai gia đình, tộc họ của anh ta cũng liên lụy, lụn bại theo.

Thử hỏi, trong một đất nước mà đại bộ phận nhân dân trẻ trung, cầu tiến đều chịu sự chi phối, điều hành và áp đặt của một bộ máy nhà nước lạc hậu, dốt nát, vô văn hóa, thì đất nước này sẽ đi đến đâu nếu như không chịu đứng lên làm cách mạng?

Và, có một thực tế rất buồn cười là kẻ cầm quyền càng bảo thủ, càng độc tài bao nhiên thì mức độ áp đặt và tính dã man của nó cũng cao tỉ lệ thuận bấy nhiêu. Vấn đề là con người cần kịp thời nhận thức, vì chắc chắn, nếu không có cách mạng, hậu quả sẽ khó lường! Nhất là nạn độc tài Cộng sản trong giai đoạn ‘hậu Cộng sản’!


RFA - Hàng chục người bị bắt do biểu tình chống TQ tại Hà Nội


RFA 02.06.2013



Những người biểu tình hô khẩu hiệu chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 02 tháng 6 năm 2013. - AFP photo 

Tin tức chúng tôi ghi nhận được từ những nguồn khác nhau cho hay một lực lượng công an đông đảo đã tìm cách ngăn cản đoàn biểu tình khoảng gần 200 người, và bắt giữ những người mà họ nghi ngờ là đứng đầu cuộc biểu tình về trại Lộc Hà ở Đông Anh, Hà Nội.

Trong số những người bị bắt giữ có cả 2 nhà báo làm việc cho hãng thông tấn AFP, nhưng vài giờ sau đó 2 người này được trả tự do.

Cuộc biểu tình lần này bắt đầu khoảng 8 giờ sáng ở Hà Nội và kéo dài chừng 2 tiếng đồng hồ.

Đoàn biểu tình đã đi chung quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, giương cao các biểu ngữ và hô những khẩu hiệu mang nội dung phản đối những hành động gây hấn mà chính phủ Trung Quốc thường gây nên, đặc biệt là chuyện tàu Trung Quốc đâm tầu cá của Việt Nam và ra lệnh cấm ngư dân Việt đánh bắt ca trên biển Đông.

Theo lời kêu gọi được phổ biến trên mạng từ giữa tuần trước, cuộc biểu tình sẽ diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn, nhưng cuối cùng chỉ xuất hiện ở Hà Nội vì công an thành phố Hồ Chí Minh ngăn chận không cho những người thường xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đây ra khỏi nhà.

Cho đến khoảng 8 giờ tối hôm nay, vẫn còn một số người bị công an tạm giữ tại Hà Nội. Một điểm đáng nói khác là ngay cả khi bị bắt về trại Lộc Hà, những người bị bắt vẫn giương biểu ngữ, hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.

Theo BBC London, một trong những người bị bắt là bà Bùi Minh Hằng nói với công an rằng đừng quên họ đang mặc áo đảng nhưng ăn cơm của dân, nên không được “ăn cháo đá bát”.

Cũng cần nhắc lại rằng tại Hội Nghị An Ninh Châu Á tổ chức tại Singapore thường được gọi là đối thoại Shangri-La, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng ám chỉ Trung Quốc khi nói rằng chuyện tự nhận có phần lớn chủ quyền lãnh hãi là điều không hợp lý, đồng thời kêu gọi tất cả các nước can dự vào cuộc tranh chấp phải bình tĩnh, không tạo thêm những căng thẳng gây bất lợi cho ổn định của toàn khu vực.
Mới sáng nay, Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam cũng nói tại Hội Nghị rằng Đông Nam Á vẫn chưa có ổn định, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia phải bảo vệ ngư dân của nhau, và tránh sử dụng võ lực dưới bất kỳ hình thức nào với ngư dân nước khác.

Khi được hỏi về cách ứng xử của chính phủ, một người trong đoàn biểu tình ở Hà Nội sáng hôm nay nói với đài chúng tôi rằng chính phủ có cách hành xử của chính phủ, người dân có cách hành xử của người dân, bảo thêm là sức mạnh của Việt Nam sẽ tăng gấp bội phần nếu nhà nước biết sử dụng sức mạnh của người dân trong những cuộc thương thuyết ngoại giao, kể cả những cuộc thương thuyết với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông.


Lê Diễn Đức - Đạo đức và hợp đồng thương mại


Lê Diễn Đức


Tổng thống BaLan Bronislaw Komorowski trong thứ Ba ngày 4/06/2013 sẽ công bố lấy năm 2014 để làm lễ kỷ niệm Năm Của Tự Do, chuẩn bị cho ngày hội lớn kỷ niệm 25 năm trong năm tới.

Đây là một mốc lịch sử quan trọng, ngày 4/06/1989, ngày có cuộc bầu cử bán tự do đầu tiên tại một quốc gia cộng sản - kết quả của Hội nghị bàn tròn giữa phe đối lập và chế độ cộng sản, khởi đầu cho sự phá sản toàn bộ hệ thống cộng sản tại châu Âu.

4/06/1989: Ngày bầu cử tự do

Sau 2 tháng đàm phán (từ 6/02 đến 5/04/1989) nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan đã phải nhượng bộ, chấp nhận bầu tự do 1/3 số phiếu của Hạ viện (Quốc hội) và 100 ghế của Thượng viện.

Sự kiện này là thành quả của cuộc tranh đấu đòi cải cách chính trị và đời sống liên tục của nhân dân Ba Lan, với hàng ngàn người bị án tù giam; hàng trăm người bị bắn chết trong các cuộc biểu tình đình công; hàng triệu khác bị an ninh mật vụ theo dõi, khống chế; hàng trăm ngàn người phải bỏ nước ra đi...

Nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan thực sự bị phong trào tranh đấu dồn vào chân tường: kinh tế kiệt quệ lại bị suy thoái hơn bởi các cuộc đình công, bãi công, không tìm ra lối thoát. Khát vọng thay đổi và tự do thôi thúc, những cuộc biểu tình nổ ra trên khắp đất nước càng làm tình hình thêm bất ổn, đàn áp bằng bạo lực chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Để tránh sự rủi ro, Đảng Cộng sản Ba Lan vẫn giữ 2/3 số ghế quốc hội và tin chắc rằng lực lượng đối lập khó mà đạt được kết quả mong muốn trong vòng một tháng vận động, khó có thể cạnh tranh được khi toàn bộ hệ thống thông tin, tuyên truyền bị kiểm soát bởi nhà nước. Nhưng tình hình đã bất ngờ và đảo ngược. Phe đối lập đã giành được tất cả các ghế của Hạ viện và 100 ghế của Thượng viện.

Kết quả bầu cử đã tạo ra điều kiện thiết lập một quốc hội đa nguyên, mang tính chuyển tiếp với công thức "Tổng thống của các anh, Thủ tướng của chúng tôi", hình thành một chính phủ với Thủ tướng T. Mazowiecki không cộng sản đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình chuyển hoá từ chế độ độc tài toàn trị qua chế độ dân chủ tự do.

Năm 1990, cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên diễn ra với chiến thắng của lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết Lech Walesa. Tháng 1/1990 Đảng Cộng sản Ba Lan tổ chức đại hội và tuyên bố giải tán. Tháng 10/1991 cuộc bầu cử tự do quốc hội toàn phần đầu tiên sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, lực lượng đối lập đã giành chiến thắng toàn vẹn và chính phủ liên minh cánh hữu lên cầm quyền. Liên minh Cánh tả Dân chủ, tập hợp chủ yếu các thành viên của đảng cộng sản cũ, chiếm 12% (60 ghế) đứng thứ nhì. Đất nước Ba Lan mở ra một thời kỳ mới: xây dựng và phát triển dân chủ.

4/06/1989: Ngày thảm sát Thiên An Môn

Khi người dân Ba Lan hân hoan đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong ngày 4/06 thì một sự kiện cùng lúc đã xảy ra trên quảng trường Thiên An Môn. Vào đêm ngày 3 rạng ngày 4/06, cuộc biểu tình của một trăm ngàn sinh viên, học sinh đòi cải tổ chính trị và dân chủ đã bị quân đội Trung Quốc nghiền nát dưới xích sắt xe tăng.

Cho đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều sinh viên nằm tù. Con số người chết vẫn chưa được xác định cụ thể và có lẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được. Theo nhiều nguồn tin thì khoảng 5 ngàn người chết, gấp đôi từng ấy bị thương và 2,5 ngàn án tử hình. Những người mẹ mất con vẫn bị cấm tụ họp, dù chỉ để làm lễ cầu nguyện chung. Thiên An Môn 1989 vẫn là đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc. Tất cả các trang web nói về vụ thảm sát Thiên An môn đều bị phong toả, còn ý định nhắc tới nó có thể ngồi tù. Nơi duy nhất trên Hoa lục hàng năm dân chúng được đốt nến tưởng niệm là Hongkong.  

Đã 24 năm trôi qua, sự kiện Thiên An Môn đang mờ nhạt dần khỏi trí nhớ trong các thế hệ Trung Quốc. Ở Trung Quốc bệnh mất trí nhớ được nhà nước tài trợ đang giành chiến thắng trong bộ nhớ của dân chúng. Những lỗ hổng lịch sử được lấp đầy những sự kiện tưởng tượng - nhà văn Trung Quốc Yan Lianke, hiện sống ở Bắc Kinh, viết trên "New York Times" tháng 5/2013:

"Cả thế giới đều nhớ kết thúc bi thảm của cuộc biểu tình của sinh viên ủng hộ dân chủ, diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng trong một đất nước mà người ta tắm máu này, nó đã chết đi trong sự cổ vũ nhiệt tình để vinh danh sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc và sự phát triển có ý nghĩa chính trị của đất nước chúng tôi".

"Những gì khác người ta đã quên? Tất cả những gì đã xảy ra trong những năm gần đây: dịch AIDS gây ra là do buôn bán máu, vô số các vụ nổ ở các mỏ than hoạt động bất hợp pháp, về chế độ nô lệ hiện đại trong các lò gạch bất hợp pháp tại Trung Quốc, sản xuất sữa bột nhiễm độc hàng loạt, trứng và hải sản độc hại, dầu ăn từ nước thải sản xuất, các chất gây ung thư nhiễm trái cây và rau quả, phá thai bắt buộc đối với phụ nữ, tái định cư bắt buộc và phá hủy các tòa nhà, cư xử tai tiếng với người nộp đơn khiếu kiện... Danh sách này có vẻ là vô tận".

Vâng, người ta chỉ hướng dư luận tới một Trung Quốc hùng mạnh, về kinh tế GDP có khả năng đuổi và vượt Hoa Kỳ trong vài năm tới, đầu tư ngân sách cho quốc phòng đứng thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ, một cường quốc hung hăng gây hấn trên Biển Đông và tham vọng bành trướng trên toàn cầu.

4/06/2013: Quốc hội Ba Lan thăm Trung Quốc

Đoàn đại biểu quốc hội Ba Lan do bà Chủ tịch Ewa Kopacz dẫn đầu thăm Trung Quốc từ 3/6 đến 10/06 và trong ngày 4/06 sẽ có lễ đón đoàn tại sảnh đường Quốc hội Trung Quốc, nơi có thể nhìn ra quảng trường Thiên An Môn. Sự kiện đã gây tranh cãi tại Ba Lan. Hai đại biểu thuộc đảng đối lập PiS từ chối tham dự chuyến đi. Tổ chức nhân quyền Hensinki kêu gọi các chính trị gia suy tính, liệu có thể bỏ qua tiêu chuẩn đạo đức cho các hợp đồng thương mại?

Bảo vệ thời điểm thăm viếng, Thủ tướng Ba Lan và một số chính trị gia khác cho rằng đó là lịch ngoại giao được sắp đặt từ phía Trung Quốc, không có ý nghĩa gì, sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên.

Maria Kruczowska, ký giả quen thuộc về chuyên đề Trung Quốc của nhật báo Gazeta Wyborcza viết:

"Vâng, thưa ngài Thủ tướng Chính phủ, thế giới kinh doanh với Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia trong thế giới văn minh cố gắng giữ ít nhất một vẻ ngoài nghiêm túc. David Cameron đã ký hợp đồng, nhưng gặp Đạt Lai Lạt Ma. Angela Merkel gần đây đã tiếp thủ tướng mới của Trung Quốc, nhưng tại Venice Biennale, nước Đức đã đại diện cho Ngải Vị Vị, một tù nhân ngay trong đất nước của mình.

Những người khác cũng làm tương tự. Và không ai đến Bắc Kinh vào ngày 4/06, chỉ có thể là Pakistan hay Nigeria. Liên minh Âu châu vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí được áp đặt sau vụ Thiên An Môn. Bây giờ chúng ta sẽ bỏ phiếu huỷ lệnh đó vì "những người bạn tốt Trung Quốc" nếu được yêu cầu?

Độc tài, nhưng cũng là Trung Quốc giàu có đặt phương Tây vào các tình huống không rõ ràng về mặt đạo đức. Sự thật là trên thế giới, nơi nào sức mạnh lớn lên luôn kèm theo mùi lưu huỳnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là thế nào cũng được. Đặc biệt là chúng ta, với lịch sử của mình và tinh thần bảo vệ tự do, nguồn gốc của niềm tự hào và là hình ảnh của chúng ta trên thế giới".

Kết luận

Nhật báo Gazeta Wyborcza tiến hành thăm dò dư luận bằng câu hỏi: "Đoàn đại biểu quốc hội Ba Lan có kế hoạch thăm Trung Quốc vào ngày 4/06, ngày kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn. Bạn có nghĩ rằng đó là thời điểm thích hợp?".

Kết quả là:

- 55%: Vâng. Trong lịch sử Trung Quốc không thiếu những ngày buồn.
- 33%: Không. Các chính trị gia Ba Lan nên chọn một ngày khác để đến thăm.
- 12%: Nói chung là không nên đến vào ngày đó.


Gò Cỏ May - Cái tội duy nhất của Trương tiên sinh là gì?


Gò Cỏ May

Theo nhận định của các blogger phò chính thống (xem ở đây) thì tội của họ Trương là “a dua, chửi đổng và ngứa mồm“. Nhưng theo tôi cái tội lớn duy nhất của Trương tiên sinh là tội “làm lộ bí mật quốc gia”. Bởi nếu “a dua chửi đổng và ngứa mồm” thì những người qui tội cho Trương Duy Nhất (TDN) còn mắc nặng hơn. Ví dụ nàng Beo, xưng xưng dám gọi Quốc hội của CHXHCN Việt Nam với một kiểu rất xếch mé là “cuốc hội” cơ mà. Nhưng nàng ta có dao găm súng lục bảo kê nên vẫn sống phây phây đó thôi. Ừ cứ cho là với cái kiểu “a dua chửi đổng và ngứa mồm” đã sinh oán cừu khiến mụ đã bị kỷ luật và mất chức TBT của một tờ báo quốc doanh thơm thảo đi chăng nữa. Nhưng so với TDN, Beo còn may chán.


Trương Duy Nhất đang bị áp giải từ sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội… 
(Chụp lúc 15g10 ngày 26-5 – Ảnh: Đ.Nam/TTO)

Trở lại với cái tội của TDN dẫn đến từng bị cảnh báo, câu lưu thẩm vấn  rồi cuối cùng là “bắt khẩn cấp”. Tôi thấy có ý kiến cho rằng TDN bị bắt vì lý do đã tự ý tổ chức “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên blog cá nhân “Một góc nhìn khác” với 12 chức danh chủ chốt của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội là có cơ sở.

Việc làm của TDN, nếu chiểu theo văn bản luật đã ban hành công khai của CHXHCN Việt Nam thì không sai. Nhưng như ai cũng biết, luật của “xứ thiên đường” nhà mình nó cũng hay bị lắt léo theo cách giải thích luật vòng vo tam quốc của những người có chức quyền. Bởi thế có khi cả rừng luật thật đấy lại thua một thứ “luật rừng” cũng là lẽ đương nhiên.

Có người nói, nếu kết qủa “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của TDN mà có kết qủa khác, chẳng hạn tất cả (hoặc đa số) trong 12 nhân vật lãnh đạo chủ chốt kia mà đều qúa bán ở mức “tín nhiệm cao” thì chắc chắn Nhất sẽ vô sự. Có khi lại được hoan nghênh tưởng thưởng cũng chưa biết chừng. Trớ trêu thay, trên bảng điện tử hiện ra trên “Một góc nhìn khác”, tất cả đều không qúa bán. (Xem bảng tổng kết ở đây).

Nếu theo đúng tinh thần của nghị quyết “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” mà Quốc hội đã thông qua thì với kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do TDN thực hiện thì chỉ có ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ngược lại ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%). Kết cục chỉ có hai “thí sinh”: Trương Tấn Sang và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể để lại, chờ kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” năm tới. Còn lại tất cả các “thí sinh” nặng ký khác như: Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh đều phải trải qua cái vòng “bỏ phiếu tín nhiệm” để xác định có đủ điểm vượt qua cái vòng thi khắc nghiệt này hay không?

Đến đây một câu hỏi được đặt ra là: Những vị đại diện của cử tri cả nước (Nghị sĩ do đảng cử dân bầu) sẽ nghĩ gì khi đa số các chức danh chủ chốt do Quốc hội bổ nhiệm (với số phiếu tín nhiệm khá cao) trước đây lại có một kết qủa khiêm nhường nếu không muốn nói là qúa tệ như vậy?

Với một Quốc hội do đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, trong đó trên 90% là đảng viên, chỉ lọt được vào một số hiếm hoi (như Nghị Quốc; Nghị Phước là ví dụ) thì việc đảo ngược cái kết qủa ở lần “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” thì có khăn gì?

Đúng là chẳng khó khăn gì, nếu như ở cái thời “tao là đảng mà đảng cũng là tao” hồi thập niên 80, 90 thế kỷ trước. Nhưng nay, với sự ra đời của các “nhóm lợi ích” khiến sự phân hóa trong đảng cũng lớn lắm rồi. Mặt khác sức ép của dư luận lên các kết qủa phiếu bầu/ ấn nút ở nghị trường cũng rất đáng kể. Bài học về bỏ phiếu cho Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam còn sờ sờ ra đó. Hay như bài học về kết qủa (trái ý muốn) của TBT đảng trong Hội nghị 7 vừa qua đã cho thấy cái xu thế “dĩ hòa vi qúy” để bớt sinh oán thù của bác Cả Trọng là hoàn toàn không thể linh nghiệm trong tình thế hỗn quan hỗn quân hiện nay.

Chính vì vậy để bưng bít thông tin, những người chỉ đạo các cuộc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm đã nghĩ ra mẹo cấm không cho báo chí tham dự các cuộc sát phạt. Đề phòng trường hợp hết thảy đều bị “lấm” cả thì còn dễ bề mua bán hay điều chỉnh phiếu bầu để “cùng tồn tại” trên “chuyến tàu vét” này.


Trương Duy Nhất và nguyên CT nước Nguyễn Minh Triết.

Trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” như thế, việc TDN tự ý “cầm đèn chạy trước ô tô” như thượng dẫn, hay đằng sau Nhất có một thế lực nào đó chống lưng trong cái cuộc “tắm gội“ vô tiền khoáng hậu đang diễn ra?

Dẫn đến việc TDN bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” được qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự (rất mơ hồ), như hàng loạt các tờ báo lớn của quốc doanh đã loan là điều mang tính tất yếu ở xứ này.

Nhưng cái thiên nan vạn nan cho các quan tòa là nếu đem ra xử công khai thì tòa có dám mời các “bên bị hại” (ngồi ở chiếu trên) như 10 vị tai to mặt lớn là chị Doan, anh Hùng, chị Phóng, anh Lưu, anh Sơn, anh Dũng, anh Phúc, anh Nhân, anh Hải, anh Ninh ra tòa tranh biện và đối chất công khai với “kẻ thủ ác”- Trương Duy Nhất hay không?

Nhiều ý kiến bình luận cho rằng, vì đã biết được cái khó của bên “bị hại” (thập đẳng quan quyền) nên “can phạm” (TDN) tỏ ra rất dung dụng tự tại chứ không hề có bất cứ điều gì tỏ ra sợ hãi hay bức xúc cả.
Thiết nghĩ một anh nhà báo bị “thất sủng”? Hay chán chường cái kiếp “ăn cơm chúa múa tối ngày“?, bạch vệ (không đảng viên), bỏ nghề báo quốc doanh ra làm cái việc “vô công dồi nghề” là viết blog phản biện chả được đồng xu cắc bạc nào… Nay lại được vào trận chung kết “đá“ với đội hình ngoại hạng có máu mặt trên thượng tầng như vậy liệu còn gì sướng bằng. Dù với bất kể kết qủa nào Trương Duy Nhất vẫn thắng. Cái thắng đó được cả loài người tiến bộ công nhận. Bởi tội duy nhất của Trương tiên sinh là tội làm “lộ bí mật…” – lộ mặt thật lấm láp của một thể chế luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân”!

Vĩ thanh


Kỷ niệm của Gocomay với đất và người Đà Nẵng (biển Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng – 8/1983)

Trương Duy Nhất kém tôi khoảng mươi tuổi. Cách đây đúng 30 năm, tôi đã từng lăn lộn suốt mấy tháng dòng ở Quảng Nam Đà Nẵng thì Nhất còn chưa vào làng báo. Quê hương xứ Quảng của TDN (… chưa mưa đã thấm/ Rượu hồng đào chưa nhấm đã say) với tôi, có thật nhiều kỷ niệm sâu nặng không thể nói thành lời. Riêng với Trương Duy Nhất, tôi không hề quen biết. Cũng chưa giáp mặt lần nào. Nhưng với blog “Một góc nhìn khác”, được cư dân mạng trầm trồ thì, tôi thi thoảng có ghé thăm. Cũng để lại vài cái còm. Tôi thấy Nhất là nhà báo có tài và có tâm với ngòi bút. Đôi khi sự bộc trực tới mức cực đoan. Ngoài những câu phát ngôn thẳng thắn rất ấn tượng: “có những đảng viên phải gọi bằng thằng”. Cùng những bài viết ngắn gọn xúc tích mang nhiều thông điệp ẩn chứa “ý tại ngôn ngoại”. Như bài ký tháp tùng nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm Mỹ và Cu-ba chẳng hạn, rất cô đọng mà gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc. Song Nhất cũng có những phát ngôn/ nhận xét mang tính võ đoán chủ quan, gây tranh cãi nữa. (Xem bài phản biện của Gocomay với TDN ở đây và ở đây!).

Mặc dù vậy cái quyền bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của mình đã được các xã hội văn minh và cả luật pháp Việt Nam đương thời (như Điều 69) công nhận và bảo vệ. Vậy mà Trương Duy Nhất lại lâm nạn vì những chính những điều tưởng rằng hai năm rõ mười như thế?

Nếu Trương tiên sinh vẫn giữ được chí khí và sự tỉnh táo như giới thạo tin nhận định, thì hình tượng đẹp của Nhất ở phiên tòa sắp tới (nếu có) chắc chắn sẽ đi vào lịch sử cũng chưa biết chừng?!

Gocomay



Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Thảo Trường - Cơn Sốt

Thảo Trường

“Chúa Jesus phán rằng khát nước!”

Chiếc xe đạp dùng để tập thể dục của con đã bị ông bố “cải tiến” thành chiếc xe thồ. Âu cũng là do ảnh hưởng Việt Cộng nó ám vào ông sau thời gian dài sống trong lao tù của chúng. Mà Việt cộng thì bắt chước Trung Cộng. Ông lão tị nạn, ở nhờ nước Mỹ đế quốc, ai ngờ lại phải bắt chước làm cái xe thồ như của bọn chống đế quốc. Hai bên hông xe ông “thiết trí” thêm vào hai cái giỏ nhôm để ông đi lượm ve chai Mỹ. Mỗi buổi sáng ông thủng thẳng đạp chiếc xe thồ đi rảo qua các khu nhà đến ngày đổ rác để moi trong những thùng rác các phế phẩm gồm ba thứ: nhựa trong, thủy tinh trong và lon nhôm, là những thứ kỹ nghệ tái chế ở đây người ta mua. Có nhiều thứ ông thấy bỏ phí như giấy báo, nhựa mầu... nhưng không làm sao được vì rẻ quá, muốn khai thác những thứ đó phải lấy nhiều và phải dùng xe truck mà ông thì không dám lái xe. Ông mới sang dung thân ở nước đồng minh được hơn một năm, sau gần mười bảy năm làm người tù binh vô thừa nhận ở quê nhà. Khi đi tù ông còn trẻ, tóc còn đen, nay ra tù sang đây ông đã là một ông già tóc bạc chậm chạp yếu đuối và lầm lỳ. Bà vợ ông tập cho ông lái xe để ông thích nghi với cuộc sống ở nước Mỹ nhưng sau mấy lần lái thử ông đành bỏ cuộc. Thấy các xe khác chạy nhanh quá và nhìn xuống triền đất thấp có các căn nhà dưới đó ông bèn chóng mặt thắng xe lại tấp vô lề, suýt nữa xe sau nó tông vào đít. Nó bóp còi inh ỏi. Bà lão dẫn giải: 
– Ở Mỹ, nó bấm còi xe là nó chửi mình đấy. 


Ông ngô nghê hỏi: 
– Ở Mỹ, nó chửi nhau bằng máy à? 

Bà lão phải lái xe về nhà, bà nói với các con: 
– Má không hiểu sao hồi trước Bố có thể lái máy bay, nhảy dù và điều quân đánh giặc được. 

Ông cũng nói với các con ông: 
– Câu đáp là “hồi trước” còn bây giờ là... “hồi sau” hay ít ra cũng không còn là “hồi trước” nữa. 

Đàn con có lẽ cũng chẳng hiểu mấy những lời của ông nói, nhất là mấy người con di tản năm 75 lúc hãy còn rất nhỏ. 

Thua! Cái thua đầu tiên ở Mỹ là nói tiếng Anh dở, đến cái thua thứ hai là không lái được xe. Ở cái xứ sở xa lộ đan nhau chằng chịt chồng chéo và xe hơi nhiều như kiến đàn nối đuôi nhau mà không lái được xe thì chỉ có mà ngồi một chỗ. Ông bèn tính kế nhỏ, giang hồ vặt bằng xe đạp, loanh quanh trong khu thị xã, “không ra khỏi tỉnh”. Buổi chiều ông đạp xe ra bãi biển vừa thu nhặt ve chai vừa hóng gió và cũng là để exercise luôn... Mỗi ngày ông đạp xe hơn chục miles, được hít thở gió biển miễn phí, hoá ra ông lại đâm khoẻ mạnh! Ông còn cái thú là đi xe đạp trên các con đường đất mòn trong khu đầm lầy Bolsa Chica. Cư dân thành phố Huntington Beach nhất định tranh đấu đòi duy trì cánh đồng lầy này để nguyên tình trạng thiên nhiên của nó. Ông vào chơi khu đồng lầy nhiều lần và biết rõ công cuộc tranh đấu ấy nên ông cũng đi theo đoàn biểu tình người Mỹ, cầm theo cái khẩu hiệu đòi bảo vệ sinh mạng cho những con sâu, cái kiến, bầy cá lòng tong và những con bọ bay sinh sống trong cánh đồng. Thị xã có dự án xây dựng đầm lầy thành một công viên rộng lớn hiện đại đẹp đẽ, nhưng dân ở đây không chịu và ông di dân tị nạn già cũng tìm thấy ở nơi đây “một cánh đồng đã mất” của thời thơ ấu của ông ở quê nhà xa xăm tít mù dĩ vãng. Ông dựng chiếc xe đạp thồ, đầy nhóc ve chai mới lượm được ngoài bãi tắm, bên vệ đường rồi ông đi men xuống bờ đầm lầy in như ngày xưa còn bé ông đứng trên bờ Đầm Sét nơi quê nhà. Ông nhìn những con lăng quăng, những con bọ nước có những chiếc càng nhỏ như sợi tóc và dài leo khoeo lêu khêu trên mặt nước. Mấy đứa trẻ Mỹ chơi đùa gần đó kêu rú lên gọi nhau lại xem một con sâu như con sâu róm, chúng lấy làm lạ lùng mà bàn tán với nhau, ông nghĩ là người ta có lý do để đòi giữ lại sự ngạc nhiên lạ lùng tầm thường ấy cho trẻ con của họ. Ở quê hương ông những thứ này đầy rẫy thông thường đến độ người ta muốn loại bỏ nó đi, nhưng ở đây thì thật hiếm hoi, hiếm hoi đến độ lâu ngày ông không trông thấy chúng và khi bắt gặp nó ông tưởng như bắt gặp một quá khứ đời mình. Nằm giữa một bên là thành phố đã sản xuất ra những bộ phận và cả cái cánh của phi thuyền vũ trụ với một bên là bãi biển danh tiếng của môn thể thao trượt nước surfing, đầm lầy Bolsa Chica ở đó với những con đường đất ngoằn ngoèo cỏ mọc lùm xum sâu bọ lẫn với bươm bướm chuồn chuồn... và ông già tóc bạc lẩm nhẩm: “Chuồn chuồn có cánh thì bay...” Ông ngồi bệt trên bờ cỏ nhìn những con vịt trời bơi trên mặt nước và những con cuốc lủi chạy lăng xăng trên sườn đồi. Thỉnh thoảng còn xuất hiện những con “bồ nông” hay con “đại bàng đất” to lớn hơn con ngỗng bay từ biển vào hoặc đàn quạ đen, đàn “bồ câu Mỹ” dạn dĩ... Xa xa bên kia bờ đầm là con đường PCH xe hơi nườm nượp, xa hơn nữa là bãi tắm và biển Thái Bình Dương. Có tiếng lục xục trong một bụi cây ở bờ đầm, nhìn ra là mấy chú chuột rượt đuổi nhau... Ông chợt nhớ tới một người bạn tù, không biết bây giờ anh đang làm gì ở đâu. Phải công nhận rằng anh ta là một người trầm tĩnh, thản nhiên bên ngoài mặc dù bên trong anh là cuồng phong bão tố. Anh là “chuyên gia” bẫy chuột trong đội tù, lấy thịt chuột làm món ăn có chất đạm bồi dưỡng cho cơ thể anh đang đến độ sút giảm vì suy dinh dưỡng. Với anh, ở tù, chuột cũng có thể cứu người. Một hôm anh được cha đến thăm nuôi, cũng mang ra cho anh một ký khô chuột Đồng Tháp Mười và báo tin cho anh biết vợ anh đã lấy chồng khác. Anh thản nhiên nghe tin sét đánh, rồi còn an ủi lại người cha rằng như thế cũng hiểu được thôi và nên thông cảm cho vợ anh. Khi trở vào trong trại giam anh cũng kể lại chuyện đó cho các bạn đồng cảnh biết. Tối đó anh cũng pha trà và cà phê, nướng khô chuột, lai rai cùng mấy người bạn xúm nhau trên manh chiếu chuyện trò. Rồi như thường lệ anh cất tiếng ca, anh vẫn thường ca hát cùng những người bạn “yêu văn nghệ” như thế, nhưng lần này anh có thêm một lớp vọng cổ: 
“Khi ra đi tôi đã biểu em ở nhà không được đi tắm sông tắm biển, vậy mà em không nghe, ở nhà, em cứ đi tắm biển tắm sông, để đến nỗi cho mấy cái con cá lòng tong, nó rỉa... nó rỉa... mất ba cái sợi lông... mày...”

Anh em trong phòng giam hồi hộp cố lắng nghe, phân tích xem khi anh xuống “xề”, giọng ca anh có phần nào là bi ai, phần nào là trào lộng? Nhưng không ai nhận xét được, giọng anh thản nhiên và trầm tĩnh đến độ gây xúc động cho cả phòng giam. Dưới nước đầm quả cũng có đàn lòng tong đang tung tăng bơi khiến người ngồi đó nhớ tới người bạn và tưởng mình đang ngồi trên bờ “ao xả” Tân Lập. Nhưng dòng xe cộ nối tiếp ngoài đường hoặc người gần đó kéo ông về hiện tại. Chuột bọ chim chóc bờ bụi đưa ông về miền quê dĩ vãng song lại đến những chiếc máy bay khổng lồ trên trời đánh thức ông trở lại nơi xứ lạ quê người. Ông đạp chiếc xe đạp chậm rãi đi trên con đường rừng đất bạc mầu, đến một ngã ba thì ông dừng lại, phân vân không biết nên đi về ngả nào? 

“Một lối dẫn về trại giam còn một lối dẫn ông ra ngoài quốc lộ. Ông tần ngần cúi tìm những cọng lông chim mà ông thường thấy rơi vãi nơi đây. Dân đi rừng đã đặt chết tên cho cái điạ danh này là “ngã ba lông chim” vì nơi đây trên đường về thợ rừng thường dừng chân nghỉ và nhổ lông những con chim mà họ săn bắt được.”

Không có, ở nơi đây không có cọng lông chim nào rơi vãi cả. Cũng không có một “cây chân chim” nào bên đường cả. Chỉ nghe tiếng nói chuyện lao xao của đám trẻ con Mỹ lập tức lại lôi ông lão về thực tại. 

“Đường nào đi đến cộng sản còn đường nào đi đến tự do? Đường nào lên thiên thai?” 

Ông thắng gấp xe vì một con chim vụt bay ra từ trong một bụi rậm bên đường. Mấy cái lon nhôm xô vào nhau kêu loong coong trong giỏ và có một cái nhảy xuống đường đất lăn lông lốc, ông lão cúi nhặt lên bỏ vào giỏ. “Năng nhặt chặt bị” không rõ văn hóa Mỹ có câu ca dao nào như vậy không? Ông lão nhìn thấy một tổ chim bên trong có hai quả trứng nhỏ xíu.

“Hai người tù binh cuốc đất bên hàng rào cấm. Hàng rào phòng thủ chống xâm nhập của trại huấn luyện xưa, bây giờ hóa thành hàng rào cấm chống đào thoát của trại tù, giam giữ chính những sĩ quan chỉ huy và huấn luyện viên ở đây ngày trước. – Hai trái trứng. Để tôi lấy cho anh bồi dưỡng. Cũng là một tý chất bổ trong lúc thiếu thốn. Binh thư dạy “mưu sinh thoát hiểm” có tiên liệu kế này mà. Thảm hoạ xảy ra trong nhấp nháy. Không ai kịp có ý kiến hay phản ứng gì. Tiếng nổ kinh hồn của trái mìn hất tung xác người tù binh bay lên tan tác...”

Ông lão nhấn bàn đạp cho chiếc xe rướn tới. 

*

Nó có tên tuổi đàng hoàng và tên tuổi nó còn được ghi trong sử sách, trong tự điển, quốc tế chứ không chỉ riêng một nước hay một dân tộc một lãnh thổ nào. Nó còn có khả năng mang con malaria từ nơi này sang nơi khác để con malaria giết người. Con malaria giết người ta chứ nó thì không giết ai cả, nó chỉ hút một tí tị máu làm thức ăn nuôi thân. Cũng bởi mắt thường không trông thấy kẻ sát nhân mà chỉ nhìn thấy nó hóa cho nên nó bị coi là chính phạm, là kẻ thù nguy hiểm. Nó bị lên án bằng bản văn, chữ nghĩa và hình ảnh công khai, phổ biến, thậm chí còn được đưa vào sách giáo khoa để quảng bá chứ không phải nói lén rỉ tai, hay đồn đãi vô căn cứ, mà chính thức không cần sự dè dặt thường lệ nào cả. Nếu nhìn nó ở cái thế đậu trên da thịt người ta hút máu thì sẽ thấy là nó rất... đẹp! Nó có cái oai phong của phản lực cơ chiến đấu F. gì đó mà con người đã bắt chước chế tạo theo hình dáng nó. Con người văn minh bày đặt rửa tay trước khi ăn, nó không có thói quen rửa vòi chích trước khi hút máu, nó không cần một thủ tục vệ sinh hay làm dáng quí phái, nó “tự nhiên như ruồi muỗi”. Và vì thế nó truyền nhiễm. Nó chích vòi vào gáy người tù già hút tý máu sống qua ngày, có thế thôi, còn để lại cái gì, hậu quả thế nào, nó đâu có ý thức. Nó chỉ có một phản ứng sinh tồn là nếu thấy động thì phải nhanh chóng bay chạy trốn. Phản ứng sinh tồn thì giống nào mà chẳng có, nhanh hay chậm mà thôi. Nó cũng chẳng có ý kén chọn đối tượng này hay đối tượng kia, cũng chẳng phân biệt quốc gia hay cộng sản. Tiện đâu làm đó. Ối, hơi đâu mà nghĩ ngợi vớ vẩn lại bị ghép vào cái tật triết học. Nó chỉ biết chích hút máu khi có “cơ hội”. Và rồi... Người ta đưa bệnh nhân từ trong rừng về bệnh xá ở trại chính, nơi đây mới có bác sĩ Cộng Hoà làm y tá, có y tá Cộng Sản làm bác sĩ, có ống chích Mỹ luộc đi luộc lại mấy chục năm, có một vườn thuốc nam cũng gọi là thuốc dân tộc trồng củ xả để ướp cá thịt, trồng rau dấp cá để ăn gỏi cuốn. Ông lão bị vứt nằm chèo queo trên cái giường gỗ ở góc phòng bệnh. Ông hâm hấp sốt và thiêm thiếp ngủ. Hình như có ai đó sờ trán và sờ chân ông. Rồi lại có người đến đòi chỗ nằm, nhưng khi mở mắt ra lại chẳng thấy ai... 

*

Hồn bay lên khỏi những ngọn cây tràm rậm rì trước bệnh xá, qua những cây tràm khác trong trại giam ra khỏi hàng rào tre, rồi cứ thế hồn bay qua Suối Lạnh, qua Suối Cạn... lướt trên những ngọn cây, bay cái vù lên ngọn núi Mây Tào... bay lượn quanh ngọn núi rồi đáp trên cái nền xi măng... Ở đây ngày xưa người ta đặt đài radar để làm chiến tranh. Hồn đứng nhìn lên trời và cúi nhìn xuống cánh rừng phía dưới nơi có trại tù... Ờ nhỉ, sao lại là nhìn lên trời và xuống đất? Đâu là trên đâu là dưới? Bằng tưởng tượng hồn đào một cái lỗ ngay dưới chân xuyên qua nền xi măng này, xuyên qua lớp đá núi này, xuyên qua trái đất, qua cả cái lòng trái đất nóng bỏng và nhão nhoét, đi xuyên qua phía mặt đất bên kia... biết đâu nơi đó là mặt biển hay sa mạc hay trên cái nền của một nhà xưởng sản xuất ra cái radar đã từng đặt ở đây, hay ở một kho vũ khí chiến tranh nào đó. Hoặc ở một cái sàn nhảy nào đó, một nhà thổ hay sòng bài nào đó, có tiếng máy xoành xoạch lẫn những tiếng reo vang loảng xoảng của đồng jeton rơi rụng. Hay ở một giàn phóng hỏa tiễn nào đó, một ngôi miễu thờ nào đó. À, hay là ở một phòng hơi ngạt, máy chém, ghế điện chuyên xử tử con người... ở đâu đó, một chỗ nào đó trên cái mặt vỏ trái đất. Và từ đó sẽ lại nhìn lên trời hay cúi xuống nhòm vào cái lỗ xuyên trái đất sang tận cái đít của hồn cũng đang đứng đây nhìn lên trời và nhìn xuống đất... Hai kẻ, hai nơi, cùng nhìn lên trời, hai cái trên trời đối xứng nhau càng đi càng xa nhau mãi mãi, đồng thời cũng là hai cái dưới đít nhau tuy có khoảng cách nhất định đấy nhưng không phải ai cũng có thể đến với nhau được, đi đường vòng vượt biên thì nhất chín mười bù... Ờ nhỉ, ở trong cái “vũ trụ bao la trong những cái vũ trụ bao la” này thì trái đất lơ lửng lửng lơ đó nằm ở đâu? Và đâu là trên đâu là dưới mà lại gọi là lên trời xuống đất. Ở chỗ này lên trời thì ở chỗ khác có thể là xuống trời không biết chừng cũng nên. Ối, chẳng biết đâu mà rờ, cũng tại con người ta đặt ra rồi nói miết nghĩ miết hóa quen tai quen mắt quen óc thành thói quen mà thôi. Sao lại cứ phải là gội đầu rửa đít mà không ngược ngạo nói gội đít rửa đầu nghe cho nó chướng tai! Mà ai là người đầu tiên gọi cái này là đít cái kia là đầu? Lâu ngày quen tai quen mắt quen óc biến thành văn hóa mà nếu nói khác đi sẽ bị coi là phi văn hóa! Vậy thì từ đỉnh núi nhìn lên trời hay nhìn xuống trời, nhìn xuống trại tù hay nhìn... lên trại tù dưới kia, muốn nói sao thì nói nhưng trời thì vẫn là trời và ở xa, còn trại tù thì vẫn là trại tù và ở gần. Trại tù thì có thể nhìn thấy, có thể sờ được và có thể bị nhốt ở trong ấy được, nhưng còn trời thì cho đến tưởng tượng cũng không nghĩ chắc được nó như thế nào. 

Đậu chán ở cái nền xi măng đỉnh núi hồn lại bay tà tà băng trên các ngọn cây, hồn tính phóng thẳng bay “lên trời” nhưng không được. Hồn nặng nề tội quá không thể cất lên cao được mà nó còn xuống thấp tới chân núi. Hồn đậu xuống xác một máy bay vận tải. Đống sắt rỉ sét này nằm nay từ hồi còn chiến cuộc, bao nhiêu những thứ gì có thể lấy được và có thể bán được thì người ta đã lấy hết. Đố ai còn mót được mảnh nhôm nào. Cây cỏ đã mọc xâm lấn vào cả trong thân máy bay và côn trùng chim chóc sinh vật các loại cũng đã nhiều kẻ chui vào cư trú. Liệu có bao giờ người ta tìm đến đây đào xới kiếm hài cốt không nhỉ? Thôi thây kệ, hồn lại bay tiếp trên các ngọn cây, rồi đáp xuống một ngã ba đường mòn, định thần nhìn một lúc hồn nhận ra đây là dốc “trời ơi”, kia là suối “giao ôi”... Thôi chết, lại quành trở lại trại tù... 

*

Người nữ y tá khoe với mọi người: 
– Sư phụ bị tôi trói vào giường. 
Khi kể lại với bệnh nhân, chị nói: 
– Sư phụ còn bị em đánh cho nữa. 

Rồi chị thuật lại: 
– Chỉ có một chai nước biển dỏm truyền vào mạch máu cho sư phụ thế mà ông ấy cứ giật ra. Sư phụ bị mê man, nói sảng suốt chửi hết tụi nó rồi giật ống dẫn và kim chích ra, chảy cả máu ở chỗ chích, tôi sửa hoài, giữ tay chân sư phụ hoài mệt quá, tôi phải dùng khăn mặt và xé ống tay áo làm dây, trói chân trói tay sư phụ tôi vào thanh giường. Sư phụ giãy dụa, tôi còn đánh cho nữa.  

Người nam y tá cười hỏi: 
– Cô... đánh vào chỗ nào của sư phụ cô? 

– Tôi đánh vào cái tay chuyên bứt ống truyền dẫn nước biển thử coi sư phụ làm gì được tôi! 

– Láo thật, đệ tử dám đánh sư phụ! - Nhưng sao lại xưng em với sư phụ? 

Chị bẽn lẽn cười: 
– Chỉ có mình tôi trói được sư phụ và cũng chỉ có mình tôi dám... đánh sư phụ!   

Bác sĩ Cộng Hòa kể cho bệnh nhân biết: 
– Ông sốt rồi bị coma, mà bệnh xá thì không có thuốc, may cô Tư có bốn ống quinine max của Hungarie, của riêng cô ấy, chích hết cho ông, có thể cũng nhờ nó mà ông qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo. 

– Sao cô ấy lại gọi tôi là sư phụ? 

– Có lẽ “nàng” xem phim võ hiệp Tàu nhiều quá. 

Người nữ y tá giải thích: 
– Cũng tại thời trước sư phụ cấp cao hơn chồng em. Chồng em hồi xưa là đại úy chiến tranh chính trị, anh ấy vẫn thường gọi các ông sĩ quan cấp trên là sư phụ. 

Ông bác sĩ Cộng Hòa kể tiếp: 
– À, chồng cô ấy cứ hai tháng thăm nuôi cô ấy một lần, và lần nào cũng làm một bài thơ “Thăm Vợ Tù” đọc cho cô ấy nghe. 

– Sao đại úy không bị tù mà bà đại úy lại bị tù? 

– Đại úy bị tù sáu năm, bà vợ thăm nuôi đủ sáu năm. Về Nha Trang anh làm nghề lái xe đò chở khách nuôi lại vợ con bù đắp ân tình mà vợ anh đã dành cho anh. Tưởng hạnh phúc gia đình sẽ êm đẹp, không còn bị ly tán nữa, ai ngờ... 

– Ai ngờ, đến phiên anh ở nhà nuôi con và đi thăm nuôi chị ở tù. 

– Kể lại đầu đuôi nông nỗi nghe với. 

– Đàn ông ở tù phần đông đều có vợ con thăm nuôi. Đàn bà đi tù ít có người được chồng tới lui săn sóc như cô Tư đây. Kể ra trường hợp như cô Tư có chồng ở nhà thăm nuôi đều đặn thế là hiếm và đáng quí lắm. Sự thăm nuôi săn sóc của gia đình cũng nói lên được tình trạng tình nghĩa của mỗi giới trong đạo vợ chồng. Bách phân bạc tình của mỗi giới thấy rất rõ trong tình cảnh ở tù và thăm tù. 

Nghe lời tán tụng chồng, người nữ y tá vui tính và tốt bụng nở nụ cười rạng rỡ. 

– Cô bị án mấy năm? 

Nụ cười rạng rỡ tắt ngấm, nét mặt cô đanh lại và cô buông tiếng chửi thề ngổ ngáo: 
– Đù má... chúng nó tuyên án tôi mười hai năm!

“Người chồng từ bến xe về gần tới nhà bị thì bị một tên cán bộ Việt Cộng trong phường hỏi móc: ‘Chào... đại úy. Đi tù về thấy trước kia ngồi trên xe Jeep có tài xế lái và bây giờ làm tài xế dành từng mối khách, đằng nào sướng hơn?’ Rồi nói qua cãi lại hai bên to tiếng, viên cựu đại úy bị nó rượt chạy, ngang qua nhà, người vợ chợt thấy chồng mình bị uy hiếp vừa chạy vừa la, bèn sẵn con dao làm cá trong tay, chị bay ra can thiệp cứu chồng, chị bổ một dao ngay bả vai kẻ đang đàn áp chồng chị, nó ngã gục máu ra lai láng! Thế là lãnh án! Đù má!” 

Ông bác sĩ Cộng Hòa kể thêm: 
– Chị vốn là y tá của nhà bảo sanh của mẹ chị, ở tù một thời gian chị được giao làm y tá ở bệnh xá này. Tính cũng dữ nhưng cũng tốt lắm. Sư phụ là bệnh nhân được chị lo cho đặc biệt lắm đấy. 

Dường như chị cũng đã qua cơn oán hận, bèn kể chuyện cấp cứu: 
– Khi thấy bệnh của sư phụ quá nặng e khó bề khỏi được, chúng mới cho chuyển sư phụ đi bệnh viện tỉnh. Chết ở bệnh viện tỉnh sẽ chôn ở trên đó luôn trại khỏi lo, cũng không gây xúc động mấy trong giới tù chính trị đã quá mòn mỏi xao động. Buổi chiều khiêng sư phụ ra gửi quá giang xe tiếp phẩm của tỉnh, sư phụ có biết những ai tiễn đưa mình không? Phải nói là tiễn đưa lần cuối, ai cũng có trong lòng cái tình cảm biệt ly ấy! 

Cô nhìn sư phụ mỉm cười kể tiếp: 
– Ai cũng nghĩ rằng sư phụ sẽ chẳng thể qua khỏi cơn mê, không ai hy vọng sư phụ còn sống trở lại nhà tù. Khiêng sư phụ ra xe mà tưởng như khiêng thi thể của một đám táng. Ấy thế mà không ngờ. Người lại “trở về từ cõi chết”. 

Ông bác sĩ mô tả “đám tang”: 
– Ông nằm thoi thóp trên cái cáng Mỹ chiến lợi phẩm, trên phủ một cái chăn đỏ Trung Cộng viện trợ, miệng ông luôn luôn lảm nhảm kêu: ‘Kiến! kiến! kiến nhiều quá!’ Tôi khiêng một đầu, tác giả ‘Mùa Hè Đỏ Lửa’ khiêng một đầu, ông cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 1 đi một bên bấm huyệt, một người bạn của ông đi một bên cầu nguyện, còn cô Tư tay xách cái bị quần áo và bảy ngày gạo khóc lóc mếu máo chạy theo sau. Người cán bộ y tế lững thững đi sau chót kiểm soát. Chúng tôi đều như chạy chỉ riêng mình anh ta thản nhiên lững thững. Các bác tù đồng cảnh đứng nhìn theo đám tang chạy ra cổng trại giam. Thôi vĩnh biệt! Đưa ông ra bệnh viện tỉnh rồi những ngày sau chúng tôi đợi tin báo tử, một, hai rồi ba ngày không thấy tin tức gì, nhiều người nghĩ là đã xong xuôi tất cả, bốn, năm ngày thì tôi lại nghĩ là ông không chết. Tôi nói với các vị bằng hữu của chúng ta: ‘No news, good news.’ Quả thật good news, ông còn sống trở lại vào tù với chúng tôi. Tổng cộng ba ngày nằm bệnh xá trại giam với hai mươi lăm ngày nằm bệnh viện tỉnh, có bốn ngày hôn mê hẳn và những ngày sau ngất ngư, khi trở lại đây ông như kẻ mất hồn ‘ngơ ngơ ngác ngác vờ vờ vịt vịt vớ va vớ vẩn.’ 
Kẻ thoát chết nói: 
– Xin ghi lòng tạc dạ tình cảm thương yêu lo lắng giúp đỡ săn sóc của quí vị dành cho tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi cũng sẽ suy ngẫm mãi về ‘sinh lão bệnh tư’ và lẽ sống ở đời. 

– Ông đừng quên những giọt nước mắt của đệ tử tiếc thương sư phụ. 

(Còn tiếp)