Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013
Lý Ðại Nguyên - CUỘC GẶP GIỮA OBAMA TẬP CẬN BÌNH QUAN HỆ MỸ TRUNG: BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG
Lý Ðại Nguyên
Để chuẩn bị cho
cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tổng thống Mỹ, Barack
Obama với tân chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình vào 2
ngày 07-08/06/2013 sẽ diễn ra tại khu nghỉ mát biệt lập
Sunnylands trong sa mạc ở Nam California, tổng thống Obama đã
cử Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoakỳ, Tom Donilon sang Bắckinh
để gặp các nhà lãnh đạo Trungcộng. Trong cuộc gặp
với cố vấn Tom Donilon, ông Tập Cận Bình nói rằng:
“Quan hệ của Bắckinh với Washington đang ở vào một
bước ngoặt quan trọng, để dựa vào những thành công
trong quá khứ và mở ra những chiều kích mới cho tương
lai”. Ông Donilon nói với ông Tập Cận Bình rằng:
“Cuộc họp thượng đỉnh này là một cơ hội để
hai nhà lãnh đạo thực hiện các cuộc thảo luận cặn
kẽ về các mối quan hệ song phương”. Trong số các
vấn đề có phần chắc chắn sẽ được mang ra thảo
luận là mối căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Những
lời Hoakỳ tố cáo về các hoạt động gián điệp trên
mạng do chính phủ Bắckinh hậu thuẫn. Những vụ tranh
chấp lãnh thổ Trung Cộng với Nhậtbản và các nước
láng giềng trong vùng Đông Nam Á. Đặc biệt hôm nay
28/05/13, cố vấn An Ninh Quốc Gia, Tom Donilon gặp viên
tướng cao cấp của Trung Cộng là Phạm Tường Long để
đưa ra lời kêu gọi: “Hai bên nên tăng tiến những
hoạt động quân sự ‘phi truyền thống’ như gìn giữ
hoà bình, chống hải tặc, và cứu trợ thiên tai”.
AP Photo
Xem ra Tập Cận Bình
có chủ trương đẩy giới tướng lãnh Trungcộng cùng có
chung những quyết định về cuộc thương thảo với tổng
thống Mỹ kỳ này. Trước đây ngày 22/04/13, tướng
Martin Dampsey, chủ tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoakỳ
tại Bắckinh, đã bảo vệ cho chiến lược ‘xoay trục
của Mỹ về châu Á – Thái Bình Dương, ông hứa: “Quân
đội Hoakỳ cam kết xây dựng một mối quan hệ tốt hơn,
sâu xa hơn và bền vững hơn với Trungquốc vào lúc chính
quyền Obama chuyển trọng tâm chiến lược từ vùng Trung
Đông sang vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Tại cuộc họp
báo ở bộ quốc phòng Trungcộng bên cạnh người đồng
nhiệm tướng Phòng Phong Huy, ông tuyên bố: “Hoakỳ
tìm kiếm ảnh hưởng giúp ổn định khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương. Chúng tôi nghĩ rằng: chính sự vắng
mặt, chứ không phải sự hiện diện của chúng tôi, mới
làm mất sự ổn định trong khu vực”. Tướng Phòng
Phong Huy nói: “Các quân đội Trungquốc và Hoakỳ cần
phải tăng cường hợp tác và có một quan hệ đối tác
mới”. Về mặt nổi, thì nói ngon ngọt như thế, vì
giới tướng lãnh Tầu đều biết rõ về sức mạnh quân
sự, họ không phải là đối thủ của Mỹ. Nhưng về mặt
ngầm thì họ quyết dùng hệ thống ‘tin tặc’ để
đánh cắp bí mật quốc phòng và kỹ nghệ chiến tranh
của Mỹ, với hy vọng vượt Mỹ đế thắng Mỹ. Tập
Cận Bình biết đây là một trở lực lớn trong khi thương
thuyết với Obama. Nếu không giải tỏa được vấn đề
‘Tin Tặc Quốc Phòng’ thì cuộc họp thượng đỉnh kể
như thất bại. Thế nên Tập Cận Bình cần phải được
sự đồng thuận của giới lãnh đạo quân đội.
Vấn đề Bán Đảo
Triều Tiên. Bắckinh đã thẳng tay trừng trị Bắc Triều
Tiên, ngày 07/05/13, đã ra lệnh cho Ngân Hàng Nhà Nước
Trung Quốc đóng trương mục của Ngân hàng Ngoại Thương
Bắc Triều Tiên, vì đã dùng để tài trợ cho chương
trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngày 22/05/13, Bắc Triều
Tiên đã phải gửi viên tướng hàng đầu là Choe
Ryong-hae làm đặc phái viên đến Bắckinh gặp ông Vương
Gia Thụy, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trungcộng,
xin điều đình. Như vậy vấn đề bán đảo Triều Tiên
ở hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đã được tháo
gỡ. Quyết định chung cuộc nằm ở phiá Nam Triều Tiên.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Cộng và Nhật
Bản thì Mỹ quyết định phải tôn trọng Hiệp Ức
Mỹ-Nhật là bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản bằng mọi giá.
Tuỳ Trung Cộng lựa chọn, kéo dài cuộc tranh chấp tới
đâu cũng mặc, nhưng nếu dùng sức mạnh quân sự xâm
chiến lãnh thổ Nhật Bản thì Mỹ phải can thiệp. Riêng
vấn đề các nước láng giềng của Trungcộng ở Vùng
Đông Nam Á thì rất nhiêu khê. Khiến cho nhiều người
nghi ngờ rằng, cuộc đến Bắckinh của Cố Vấn An Ninh
Quốc Gia Tom Donilon cũng giống như cựu cố vấn an ninh
Kissinger. Và cuộc gặp của Obama với Tập Cận Bình sắp
tới giống như cuộc gặp giữa Nixon với Mao Trạch Đông
ở Bắc kinh ngày 21/02/1972 để Miền Nam Việtnam bị rơi
vào tay Cộng sản.
Hình thức hơi giống
đấy, nhưng bản chất thì hoàn toàn khắc hẳn. Thời đó
là Mỹ ‘xoay trục chiến lược’ ra khỏi Á châu. Chấm
dứt cuộc chiến Việtnam, để cho Liênxô và Trungcộng
rơi vào cảnh ‘huynh đệ cộng sản quốc tế tương
tàn’. Nay Mỹ quyết định ‘xoay trục chiến lược’
trở lại Châu Á – Thái Bình Dương. Vì chính do sự hung
hăng bành trướng của Trungcộng, lấn chiếm toàn vùng
Biển Đông Nam Á, đe doạ an ninh và chủ quyền các nước
trong vùng, để thực hiện “Giấc Mơ Trung Quốc” của
truyền thống Đế Quốc Đại Hán, kiểu Cộng Sản Trung
Hoa ngày nay. Nên Mỹ phải ‘xoay trục chiến lược’ về
Châu Á – Thái Bình Dương kể cả Ấn Độ Dương. Hiện
nay về mặt Chiến Lược Mỹ đã đan kết được một Hệ
Thống Chiến Lược Quốc Tế: Mỹ - Nhật - Ấn – Úc
nhằm hỗ trợ cho khối ASEAN có điều kiện Dân Chủ Hóa,
để đứng vững trước sức bành trướng của Trungcộng.
Nhưng không nhằm đánh thắng Trung Hoa, mà vẫn duy trì
chính sách Đối Tác Kinh Tế. Đối Thoại Chính Trị. Đối
Trọng Quân Sự để Trung Cộng tự thấy không đủ sức
chiến thắng Hoakỳ và Đồng Minh, từ đó đi tới Đối
Tác về Quân Sự, giúp Trung cộng tự Diễn Biến Hòa
Bình, hy vọng nước Trung Hoa trở về với chế độ Dân
Chủ Liên Bang, cho người Trung Hoa ra khỏi chế độ Công
Sản Dân Tộc Cực Đoan. Thay cho ‘Giấc Mơ Trung Quốc Vĩ
Đại’ hoang tưởng nguy hiểm của Tập Cận Bình và các
lãnh tụ tiền nhiệm.
Dựa trên nguyên tắc
đó, nên trong cuộc gặp giữa Lý Khắc Cường thủ tướng
Trungcộng với thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh ở Delhi
ngày 21/05/13, họ Lý nói: “Ấn Độ và Trung Quốc cần
cải thiện cơ chế để giải quyết tranh chấp kéo dài
nhiều năm ở khu vực biên giới, đồng thời nhấn mạnh
cam kết giữ hoà bình ổn định”. Hai bên đã ký kết
tám thỏa thuận quan hệ thương mại song phương. Nhưng
thủ tướng Singh vẫn giữ lập trường về Biển Đông.
Trong khuôn khổ tập huấn “Triển Khai tại Hải Ngoại”,
bốn tầu chiến thuộc hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã
ghé Malaysia, đến Việtnam ngày 29/05/13 rồi tiếp tục qua
Philippines. Và vẫn tiếp tục khai thác dầu khí tại
Việtnam. Tuần dương hạm tối tân của Pháp từ ngày
27/05 đến 01/06/13 cũng ghé cảng Hải Phòng. Về phía Nhật
Bản thủ tướng Shizo Abe trong chuyến công du Miến Điện
đã xóa đi hàng tỷ Đôla tiền nợ, còn hứa cho vay thêm
nửa tỷ đôla, nhằm giúp xứ Miến thoát ra khỏi ‘cái
bóng’ của Trungcộng. Mỹ và Nhật cũng đang ra sức giúp
Việtnam thoát khỏi bàn tay Trungcộng. Nhưng cái đảng
Việtcộng ngu, hèn, tham lam nhất thời, vẫn cắm đầu
vâng lệnh Bắc Kinh, để nâng giá cao trong việc Tập Cận
Bình mặc cả với Obama. Nhưng giá nào Mỹ cũng cần có
Việtnam, để cho việc ‘xoay trục chiến lược’ của
Mỹ về Á châu không bị hụt hẫng.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
- Little Saigon ngày 28/05/2013.
Thanh Phương - Nhân sĩ trí thức thất vọng về việc tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp
Thanh Phương
Ngày 20/5 vừa qua, trước Quốc hội, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã trình bày bản giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân về bản dự thảo này. Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo, cho biết Ủy ban đã “nghiêm túc tiếp thu, chắt lọc ý kiến để thể hiện ý chí của nhân dân”.
Quốc hội Việt Nam trong buổi khai mạc kỳ họp ngày 20/05/2013. - Reuters
Nhưng qua trình bày của ông Phan Trung Lý, có vẻ như Hiến pháp 1992 sẽ không có thay đổi gì lớn, kể cả trong trong vấn đề tên nước. Ban đầu, đã có đề xuất rằng nên lấy lại tên nước là “ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng trong buổi giải trình ngày 20/05, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không biết căn cứ vào đâu, đã khẳng định rằng “đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông Phan Trung Lý cho rằng thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay “sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, xa rời con đường lên chủ nghĩa xã hội”.
Cũng theo lời Trưởng Ban biên tập dự thảo Hiến pháp, “nhân dân tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước”, tức là sẽ không có chuyện bỏ điều 4 Hiến pháp. Cũng như sẽ không có chuyện bỏ khái niệm “sở hữu toàn dân” về đất đai, tức là vẫn không công nhận sở hữu tư nhân. Kinh tế Việt Nam thì sẽ tiếp tục được định nghĩa là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy là Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp đã không chấp nhận bất cứ ý kiến đóng góp nào của giới nhân sĩ trí thức, đặc biệt là của nhóm Kiến nghị 72, về việc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam theo hướng dân chủ hơn. Không những thế, báo chí chính thức tiếp tục đả kích nặng nề nhóm nhân sĩ trí thức này và nhóm “Các Công dân tự do”. Như trong bài báo đăng ngày 16/05, tựa đề “Không thể “khoác áo” dân chủ để kích động, gây rối”, tờ Hà Nội mới cho rằng những kiến nghị như của nhóm Kiến nghị 72 hay của nhóm “ Các Công dân tự do” là “những thủ đoạn kích động hết sức nguy hiểm nằm trong âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.” . Tờ Hà Nội mới còn khẳng định hành động của những người đó “ không xuất phát từ tinh thần dân chủ, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, mà chỉ để thỏa mãn những mục tiêu cá nhân, thậm chí chỉ để đánh bóng tên tuổi.”
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, giáo sư Tương Lai, thuộc nhóm Kiến nghị 72, cho biết ông không cảm thấy bất ngờ về bản giải trình tiếp thu ý kiến nhân dân của Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng ông tin rằng những đóng góp như của nhóm Kiến nghị 72 đã không uổng phí, bởi vì việc góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua đã là dịp để người dân Việt Nam mạnh mẽ đòi hỏi dân chủ. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai qua điện thoại từ Sài Gòn.
RFI: Xin kính chào Giáo sư Tương Lai. Trước hết Giáo sư phản ứng như thế nào về giải trình tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp của ông Phan Trung Lý?
Giáo sư Tương Lai: Thật ra tôi cũng dự đoán là mọi việc cũng sẽ không có gì mới. Tất cả những điểm gì mà chúng tôi chờ đợi, thì đều thấy thất vọng. Khi nói chờ đợi, đó là tôi dựa trên Kiến nghị 72 ( mà nay đã được mười mấy nghìn người ký ủng hộ). Trong kiến nghị đó, chúng tôi có đưa ra 7 đề xuất. Nhưng qua phần trình bày nói trên, những điểm mà chúng tôi cho là không thể không sửa, nếu như thật sự có ý định sửa đổi Hiến pháp, thì tôi thấy không có điểm nào hài lòng cả.
Tuy tôi đã biết trước điều đó, những vẫn thấy buồn. Bởi vì bao nhiêu công của, bao nhiêu thời gian bỏ ra làm rất nhiều chuyện, nhưng cuối cùng không có điểm nào tiếp thu nguyện vọng của dân. Cho nên, tôi rất thất vọng khi lướt qua báo cáo giải trình tiếp thu các nội dung chỉnh lý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở ý kiến của nhân dân. Tôi thấy là người ta đã lãng phí tiền bạc, ý chí của nhân dân một cách vô ích.
RFI: Thưa Giáo sư, vừa qua cũng đã có đề xuất đổi tên nước trở lại thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, nhưng trong bản giải trình, ông Phan Trung Lý cho rằng nên giữ nguyên tên nước như hiện nay. Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Tương Lai: Ban đầu khi nghe ý kiến của Chủ tịch Quốc hội đưa ra hai phương án tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì cũng có một vài người cảm thấy hình như là người ta cũng có một cái gì đó tiến bộ, quay trở lại với ý kiến của Hồ Chí Minh, Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng bằng suy nghĩ logích, tôi thấy là người ta đưa ra cho vui thế thôi, để tỏ vẻ là có tiếp thu ý kiến nhân dân, chứ không thể nào có chuyện quay trở về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đâu. Bởi vì nếu mà nói Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì làm sao mà có Điều 4 và nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin trong phần mở đầu Hiến pháp được? Người nào tin rằng chắc là sẽ có nhiều sửa đổi thì sẽ sớm thất vọng.
RFI: Thưa Giáo sư, theo thống kê của Văn phòng Quốc hội, tính đến cuối tháng 04/2013, đã có hơn 26 triệu lượt đóng góp ý kiến của nhân dân, ông nghĩ gì về con số này?
Giáo sư Tương Lai: Có đưa ra con số gấp đôi, tức là 50 triệu thì cũng thế thôi. Bởi vì góp ý Hiến pháp đòi hỏi một trình độ nhất định. Hiểu được rõ những ngôn từ, khái niệm về pháp lý không đơn giản, nhất là hiểu về Hiến pháp lại càng không đơn giản. Người ta tốn rất nhiều tiền của, in ra thành từng quyển, đưa đến từng nhà như ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại quy định là trong vòng 2 ngày phải góp ý kiến ngay: đồng ý hay không đồng ý. Ngay cả những người có muốn cất công tìm hiểu, đọc cho hết, cũng không thể đọc nổi trong ngần thời gian ấy, nói gì đến chuyện đồng ý hay không đồng ý. Cho nên, cách làm đó có vẻ công phu và dân chủ, nhưng suy cho đến cùng chỉ lãng phí tiền của của dân một cách vô lối.
Không ai tin vào điều đó, nhưng cũng cứ phải làm, vì nếu không làm thì sẽ khó mà sống trong chế độ toàn trị này. Chỉ có một số người có trình độ là có thể đọc đi, đọc lại và góp ý. Tôi cho rằng con số này rất ít. Thôi thì người ta cứ đưa ra những con số đó cho nó vui vẻ, chẳng sao cả. Nhưng người ta quên mất một điều là lòng tin của người dân đã giảm sút quá mức rồi. Có nói nữa thì cũng chẳng ai quan tâm đâu.
RFI: Như vậy phải chăng là những ý kiến đóng góp của các nhân sĩ trí thức không có kết quả gì, hay là dầu sao những kiến nghị đó cũng có tác động nhất định lên suy nghĩ, nhận thức của người dân Việt Nam?
Giáo sư Tương Lai: Chúng tôi soạn thảo kiến nghị 7 điểm về sửa Hiến pháp không phải chỉ để nói với các vị trong ủy ban sửa đổi Hiến pháp, mà là phát biểu với công luận, để nhân dân thấy rằng đấy là những đòi hỏi về tư tưởng, đẩy đến một bước chuyển biến tình hình, thì may ra mới có một lối thoát ra khỏi bế tắc hiện nay. Những kiến nghị của chúng tôi chẳng qua chỉ là nhằm động viên ý chí và sức mạnh của dân mà thôi, chứ chúng tôi không hy vọng rằng những người cầm quyền hiện nay hay ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp thu ý kiến của chúng tôi.
Đấy là chưa nói là chúng tôi làm một cách quang minh chính đại, in ra hẳn hoi, mang đến tận nơi, nhưng không một cơ quan chính thức nào phản hồi nghiêm túc. Đấy là chưa nói một loạt báo “lề phải”, với những cây bút hạng hai, hạng ba, nói năng không ra gì cả, những lễ độ tối thiểu cũng không có. Thế thì, đòi hỏi gì đến chuyện chỉnh sửa nghiêm túc được?
Thực ra, việc góp ý Hiến pháp vừa qua là một cái cớ, một thời điểm để bung ra những ý kiến, mà trước đây chỉ nói một phần 10, một phần 100 là cũng đủ bị làm rầy rà, thậm chí kết án tù. Nhân dịp này, người ta không chỉ nói chuyện góp ý Hiến pháp, nhưng từ đó còn đề cập đến những vấn đề khác hơn, để tạo ra một khí thế dân chủ mới. Và có một lúc hình như nó đã tuột khỏi tầm tay ( của chính quyền ) và ngay sau đó, người ta hối hả buộc lại, be bờ đắp đập lại, o ép lại để nó trở lại trong quỹ đạo mà người ta muốn.
Nhưng điều đó đã muộn. Thái độ của hai em sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước tòa án Long An cho thấy là những cái điều mà người ta tưởng đã bịt lại thực ra đã bung ra, bung ra quá cỡ, khiến người ta cũng bàng hoàng, không hiểu tại sao hai người trẻ tuổi ấy lại có thể có một khích phách, một dũng khí như thế. Điều này có một sức lan tỏa và động viên rất mạnh mẽ.
Chuyện góp ý Hiến pháp chẳng qua là cơ hội để bung ra những điều mà lâu nay dồn nén trong tâm tư và tâm lý xã hội. Rồi Quốc hội cũng sẽ thông qua Hiến pháp này thôi. Nhưng nói cho cùng, có Hiến pháp hay không Hiến pháp thì vẫn vậy, bởi gì có những điều quy định trong Hiến pháp, mấy chục năm nay có ai thực hiện đâu? Quyền tự do lập hội, tự do báo chí, tự do biểu tình, được ghi rành rành trong Hiến pháp, nhưng kèm theo đó lại có những văn bản hạn chế ngay lập tức những quyền đó. Cho đến bây giờ đã có quyền tự do lập hội đâu? Vẫn chưa ban hành nghị định cụ thể về lập hội cơ mà! Còn biểu tình không phải là biểu tình chống một chính sách hay đường lối của chính phủ, mà là biểu tình chống ngoại xâm, một lý do thiêng liêng như vậy, thế mà người ta đáp lại bằng dùi cui, bằng đàn áp một cách tồi tệ như thế, khiến Việt Nam mất mặt với thế giới!
Cho nên vấn đề giờ đây không phải là Hiến pháp có điều gì tiến bộ, điều gì không, mà vấn đề là Hiến pháp đưa ra phải có điều kiện như thế nào để người dân được thực hiện. Điều đó lệ thuộc vào nhiều cái khác, chứ không lệ thuộc vào những chương mục trong Hiến pháp. Những chương mục đó có rồi, nhưng không được thực hiện thì người dân cũng phải chịu thôi. Chỉ có điều là dân chịu đến mức nào và đến bao giờ thì người ta không cam chịu nữa. Đó là vấn đề đang được đặt ra và các nhà chính trị phải tính toán cho kỹ.
RFI: Xin cám ơn Giáo sư Tương Lai.
Trần Vinh Dự - Suy thoái kinh tế tấn công người nghèo nặng nhất
Trần Vinh Dự
“Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo” – đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Thanh Hòa tại phiên họp chiều 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Phiên họp này của UBTVQH đặt trọng tâm vào việc xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013. Theo báo cáo của Chính phủ, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Cụ thể, chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm được quyết định cho năm vừa qua là 2%, số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 là 1,76% và số thực hiện cả năm là 2,16%. Đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm 7% (số đã báo cáo Quốc hội là 4%). Như vậy, nếu như theo số liệu hồi cuối năm 2012 thì chỉ tiêu giảm nghèo không đạt, nhưng số liệu được công bố trong báo cáo mới của chính phủ là 2,16% thì lại cao hơn chỉ tiêu đề ra là 2%. Nói cách khác việc giảm nghèo đã được thực hiện tốt hơn mục tiêu đề ra cho năm 2012.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang ngày càng diễn biến xấu đi, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông thôn được đánh giá là còn chậm, hiệu quả thấp, chưa thực sự tạo được sự chuyển biến trong đời sống của người dân nông thôn, thì kết quả giảm nghèo ngoạn mục mà Chính phủ báo cáo có vẻ như mâu thuẫn.
Theo Thứ trưởng Hòa thì những năm qua ngân sách gặp khó khăn nhưng nhìn chung các dự án, chương trình mục tiêu giảm nghèo đều được quan tâm bố trí kinh phí tương đối đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó là các chính sách trợ giúp người nghèo mấy năm vừa qua đến thời điểm gần đây đã phát huy nhiều tác dụng hơn.
Ông cũng cho rằng mặc dù có khó khăn về kinh tế nhưng “theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.
Số liệu và cách tính
Làm thế nào để xác định hộ nghèo và hộ không nghèo? Theo quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn để xác định hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống ở các vùng nông thôn, từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống ở các vùng thành thị.
Tiêu chí là vậy, nhưng làm thế nào để xác định được thu nhập bình quân đầu người của một hộ gia đình là bao nhiêu? Khác với các nước phát triển, nơi câu chuyện thu nhập tương đối minh bạch, Việt Nam là nơi việc xác định mức thu nhập cực kỳ khó khăn. Theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH (văn bản số 3461/LĐ-TBXH), phương pháp xác định hộ nghèo ở Việt Nam kết hợp phương pháp “nhận dạng nhanh” và phương pháp “đánh giá có sự tham gia của người dân”.
Thế nào là nhận dạng nhanh? Điều tra viên sẽ quan sát và tự quyết định hộ nào có thể được xếp vào hộ nghèo. Điều tra viên sẽ xem xét tình trạng tài sản của hộ gia đình thông qua số lượng và chấm điểm tài sản. Nếu có số điểm lớn hơn hoặc bằng số điểm quy định, thuộc diện hộ không nghèo, thì không cần điều tra thu nhập. Nếu tài sản hộ gia đình có số điểm nhỏ hơn điểm quy định thì điều tra viên mới tiến hành điều tra thu nhập của hộ gia đình để xem có thực sự nghèo thật hay không.
Thế nào là “đánh giá có sự tham gia của người dân”? Cũng theo hướng dẫn tại văn bản số 3461/LĐ-TBXH thì việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phải có sự tham gia đánh giá, bình xét của người dân tại một hội nghị bình xét tổ chức ở thôn/ấp, tổ dân cư. Những hội nghị như vậy phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự. Hội nghị sẽ lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ. Kết quả biểu quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách hộ nghèo.
Khi các địa phương tổ chức điều tra và bình chọn hộ nghèo, không có sự giám sát độc lập của cơ quan tổ chức nào của trung ương hoặc của các tổ chức phi chính phủ. Các địa phương sẽ được coi là có thành tích tốt nếu giảm được nhiều số hộ nghèo hơn so với chỉ tiêu được đặt ra. Vì thế, dễ hiểu là bệnh chạy theo thành tích là việc khó tránh khỏi. Đó là chưa kể nhiều khi xảy ra trường hợp đúng là nghèo nhưng không được đưa vào danh sách nghèo, và không nghèo nhưng vẫn được đưa vào danh sách nghèo để được hưởng các ưu đãi từ chính sách.
Các cơ quan trung ương như Bộ LĐTBXH phải dựa vào các báo cáo từ địa phương. Như giải thích của Thứ trưởng Hòa trước Hội nghị của UBTVQH là “tỷ lệ hộ nghèo được báo cáo từ địa phương lên”. Việc báo cáo một chiều này tất nhiên sẽ dẫn tới sự lúng túng của trung ương khi gặp phải tình trạng kinh tế thì đang đi xuống mà người nghèo lại giàu có lên.
Khủng hoảng kinh tế và người nghèo
Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến đối tượng dân cư nào nhất? Về con số tuyệt đối (tức là số thu nhập bị mất đi) thì các chủ doanh nghiệp, những người làm ăn lớn, là những người bị mất nhiều tiền nhất. Một ngày thị trường chứng khoán sụp đổ có thể kéo theo giá trị tài sản của một tỷ phú USD của Mỹ bốc hơi đến con số hàng tỷ USD, giống như trường hợp của Warren Buffett hay Carl Icahn trong giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009. Không có người nghèo nào có số tiền lớn như vậy để mất.
Về mặt tương đối, người lao động nghèo thường mất nhiều hơn. Lý do là người lao động nghèo thường chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương/tiền công lao động. Khủng hoảng kinh tế bao giờ cũng kéo theo việc sa thải lao động. Những người mất việc làm sẽ là những người mất đi nguồn sống duy nhất của mình và gia đình là tiền lương và sẽ bị đẩy vào hoàn cảnh nguy hiểm sống còn.
Nguồn: GSO và các nghị định của Chính phủ về lương tối thiểu
Đương nhiên có những bộ phận công chúng không bị ảnh hưởng nhiều do tình trạng mất công ăn việc làm. Đó là những người không bị sa thải, những người không có việc làm từ khi trước khi khủng hoảng nổ ra, hoặc những người sống tự cấp tự túc. Rõ ràng, ở Việt Nam có các bộ phận dân cư vùng sâu vùng xa, nơi mà cuộc sống của họ chủ yếu tự cấp tự túc (thí dụ những người du canh du cư) và không có sự xuất hiện đáng kể của tiền đồng trong đời sống của họ. Đối với những người này, không phải khủng hoảng kinh tế, mà là các suy thoái về môi trường, mới là mối nguy đối với họ.
Trong trường hợp của Việt Nam, cơn khủng hoảng hiện nay không chỉ liên quan đến công ăn việc làm mà còn liên quan đến sức mua của đồng tiền. Lạm phát chính là sát thủ vô hình và là mối nguy khủng khiếp đối với người thu nhập thấp. Lấy thí dụ trường hợp những người nhận lương tối thiểu (và không mất việc làm). Nếu lấy mức lương của năm 2000 làm mốc (chỉ số =100), thì năm 2006 lương của họ sau khi đã điều chỉnh mức độ trượt giá của đồng tiền bằng 185,3 – cao gần gấp đôi sau 06 năm. Thế nhưng từ năm 2006 trở lại đây thì họ hầu như không được hưởng lợi gì từ sự tăng trưởng GDP do tốc độ trượt giá cao hơn tốc độ tăng lương trong nhiều năm. Có năm thu nhập thực tế của họ còn giảm, thí dụ năm 2007 và 2008 đều giảm liên tục so với mức của năm 2006. Đến năm 2009, lương tối thiểu được tăng lên đáng kể và làm cho thu nhập thực tế của họ quay lại mức cao hơn năm 2006 một chút nhưng sau đó lại tụt đi vào năm 2011. Đến năm 2012, lương tối thiểu danh nghĩa được tăng lên và làm cho thu nhập thực tế của họ quay lại mức năm 2006 với một chút tăng nhẹ không đáng kể.
Nhưng đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Người nghèo bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người giàu khi CPI tăng vì phần lớn, nếu không phải là tất cả, thu nhập của người nghèo là dùng để tiêu dùng hàng ngày. Người nghèo là những người không có tài sản đáng kể. Thu nhập của họ là để phục vụ tiêu dùng hàng ngày. Còn CPI, hay là chỉ số giá tiêu dùng, vẫn được dùng làm thước đo lạm phát.
Điều đó có nghĩa gì? Thí dụ một người giàu có 100 đồng, trong đó chỉ dùng 10 đồng để tiêu dùng, còn lại 90 đồng là để mua tài sản khác. Một người nghèo khác thu nhập 5 đồng và dùng cả 5 đồng để tiêu dùng. Trong nhiều giai đoạn, giá các tài sản khác không tăng bằng giá hàng tiêu dùng, thậm chí còn giảm đi tuyệt đối. Điển hình là trong giai đoạn vừa qua giá bất động sản hầu như không tăng (khi tính bằng VND) trong khi CPI tăng mạnh.
Người nghèo phải dùng hết thu nhập của mình cho hàng tiêu dùng, vì thế họ là người “chịu trận” nhiều nhất từ cơn bão CPI. Trong khi đó, người giàu chỉ dùng một phần thu nhập của mình cho hàng tiêu dùng, còn lại có thể mua sắm các tài sản không bị ảnh hưởng (nhiều) của việc tăng CPI. Nói cách khác, người giàu bị ảnh hưởng ít hơn từ cơn bão CPI.
Người nghèo cần được bảo vệ trong khủng hoảng
Vì lẽ trên, người nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất từ khủng hoảng kinh tế và lạm phát. Đó là lý do các chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ người nghèo để họ trụ vững trong các cơn bão này, thí dụ chính sách về phát không tem lương thực, trợ cấp thất nghiệp, các chương trình tạo công ăn việc làm… Việt Nam cũng đang hoàn thiện dần các chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp, bao gồm cả chính sách về trợ cấp thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, và sắp tới đây là hỗ trợ mua nhà.
Đây là những sự thật hiển nhiên. Không có chuyện các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo như lời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa khẳng định tại hội nghị UBTVQH vừa qua. Phát biểu này của Thứ trưởng Hòa không có cơ sở lý thuyết và càng không có cơ sở thực tiễn. Nó cũng khoác lên vai của những người được coi là chuyên gia kinh tế một oan án mà họ không bao giờ làm. Vì thế điều này cần phải được cải chính lại.
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013
Văn Quang - Luật lệ gà mờ
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Cái nghị định “phạt vì quấy rối tình dục” ở VN đã ra đời từ mấy tháng nay, nhưng đến đầu tháng 5 năm 2013 này mới có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên VN nghiêm cấm các hành vi quấy rối tình dục tại công sở, nơi làm việc kèm theo một dự thảo nghị định khác về ngoại tình.
Vì vậy tuần này tôi mới đưa ra bàn cùng bạn đọc. Các ông nào buộc phải về VN vì một lý do nào đó cũng nên coi chừng. Bởi cái sự minh xác “thế nào là quấy rối tình dục” và “ai lợi dụng tình dục ai” không hề dễ dàng như người ta tưởng. Nhiều bạn không đề phòng, mấy cô tiếp viên quán nhậu, quán cà phê, mấy cô chân dài thất nghiệp có dụng ý sẵn,đụng chạm linh tinh làm bạn “tưởng bở” cùng hùa theo với vài cử chỉ lả lơi là có thể quy vào tội quấy rối tình dục bị phạt tới 75 triệu đồng (bằng 4.500 Mỹkim). Và khi bị lập biên bản, bạn sẽ bị nêu tên tuổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, sợ mang tiếng, bị mất thể diện, ảnh hưởng nhiều đến gia đình, đến những mối liên hệ xung quanh, bạn sẽ phải“nộp” hơn nhiều lần như thế để mua lấy sự im lặng. Đó cũng là một kiểu “bắt cócđòi tiền chuộc” đang rất thịnh hành ở VN.
Ngoài ra trong nghị định này còn có những vấn đề liên quan như phạt tội ngoại tình, tội sàm sỡ với ô-sin (người giúp việc), cán bộ, công chức, viên chức được miễn trừ… Đó là những vấn đề có rất nhiều chuyện để người dân bàn tán xôn xao.
Luật lệ làm ra không lẽ để… treo chơi?
Trước hết, xin tóm tắt sơlược về cái nghị định Quấy Rối Tình Dục (QRTD) mới toanh có vẻ “văn minh” này cùng những vấn đề rất phức tạp trong việc xử phạt. Từ đây xin viết tắt là QRTD cho “gọn nhẹ”.
QRTD đang được thừa nhận là một vấn đề toàn cầu. Ở Australia, cứ 10 y tá thì có 6 người bịQRTD; ở Mỹ, trên 50% lao động nữ bị QRTD; còn ở Canada, 51% phụ nữ bị QRTD ít nhất một lần. Ở Trung Quốc, một cuộc điều tra vào năm 2009 cho thấy có 20% trong tổng số 1.837 người được phỏng vấn cho biết đã từng bị QRTD, trong đó 1/3 là nam giới. Kể từ 1995 trở lại đây, đã có 50 quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật chống QRTD.
Ở VN là lần đầu tiên hành vi QRTD được Bộ luật Lao động sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-5-2013),đưa vào luật để điều chỉnh. Trong đó có nêu QRTD tại nơi làm việc là hành vi bịnghiêm cấm, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị QRTD. Tuy nhiên, những điều quy định này vẫn còn nửa vời bởi đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thế nào là QRTD, kể cả trong dự thảo nghị định nêu trên.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Sài Gòn cho biết QRTD bây giờ rất tinh vi bằng nhiều hình thức, đểphân biệt một hành vi là QRTD hay chỉ là một cử chỉ thân thiện cần có hướng dẫn cụ thể mới áp dụng xử phạt được. Nếu không, luật chỉ để treo chơi.
Cần quy định mức độ nặng nhẹ của người bị QRTD
Luật sư Nguyễn Minh Luận, Đoàn Luật sư TP. Sài Gòn, cũng cho rằng cần hướng dẫn cụ thể thếnào là QRTD. Cho xem tranh ảnh nude, một cái nhìn khiêu khích, lời tán tỉnh theo kiểu “vòng một của em hôm nay đẹp quá” hay đụng chạm mông, má... có bị cho là QRTD không?
QRTD là khái niệm rất trừu tượng nếu chưa được định nghĩa các cơ quan chức năng không thểáp dụng xử phạt được. Định nghĩa hành vi rõ ràng nhằm xử phạt đúng hành vi,đồng thời tránh tình trạng lạm dụng sự mập mờ của luật để xử những người vô tình bị gài bẫy.
Cũng theo luật sư Nguyễn Minh Luận, không thể gộp chung một câu rằng hành vi “QRTD tại nơi làm việc bị phạt tiền từ 50 triệu đến 75 triệu đồng” như dự thảo đã ghi. Cần phân loại mức độ nhẹ, nặng của hành vi này để quy định những mức phạt khác nhau. Có những trường hợp QRTD diễn ra trong thời gian dài dẫn đến hậu quảnghiêm trọng làm nạn nhân bị stress đến mức nhảy lầu tự tử...
Trung tá chống “dâm tặc”bị bắt vì QRTD
Một thí dụ khác như ở Mỹ, ngày 5-5-2013 vừa qua vừa xảy ra một vụ QRTD tai tiếng. Theo cảnh sát Arlington, bang Virginia (Mỹ), Trung tá Jeffrey Krusinski - người đứngđầu chương trình phòng chống tấn công tình dục của không quân Mỹ, vừa bị bắt sáng 5-5. Ông bị cáo buộc “tiếp cận một phụ nữ tại bãi đậu xe và bóp ngực, mông của người này”.
Phát ngôn viên Không quân Mỹ cho biết ông Krusinski hiện đã bị cách chức và vừa được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh 5.000 USD. Trước khi xảy ra vụ bê bối, vị trung tá 41 tuổi này được tin là đã quá chén. Tuy nhiên luật lệ của Mỹ rất nghiêm minh điều luật của họ rất rõ ràng. Có tội là phạt.
Ở VN chưa có vụ QRTD nào bị phạt vì chưa có luật, nhưng thật ra những chuyện quấy rối linh tinh này xảy ra như cơm bữa ở hầu hết các công tư sở. Song các bà các cô sợ mắc cỡ, sợ tai tiếng nên đành né tránh hoặc nín nhịn cho qua. Tại nhiều cơ quan công và tư, người bị QRTD có thể bị đổ lỗi như cô ấy ăn mặc hở hang, thái độ khêu gợi, tư cách không đứng đắn, gạ gẫm, lợi dụng đàn ông nên đàn ông mới có cử chỉ đó…Còn ở nông thôn, người bị QRTD có khi lại “gặp nạn” trước bởi điều tiếng. Do đó, những người bị QRTD cắn răng chịu đựng vì cho rằng mình nói ra cũng không được bảo vệ, chỉ thiệt thân.
Cụ thể như vụ nữ giáo viên vùng núi bị cấp trên cưỡng hiếp
Cô giáo La Tố Nh.., một giáo viên tiểu học tại TP. Cao Bằng vẫn không khỏi bàng hoàng khi nói chuyện với phóng viên bị ông Hoàng Đình Thiên, trưởng phòng Giáo Dục Đào Tạo huyện Bảo Lâm, Cao Bằng “làm bậy” khi còn giảng dạy và ở nội trú tại một trường tiểu học tại huyện Bảo Lâm. Sự việc diễn ra cũng đã khá lâu, tuy nhiên, cú sốc tinh thần lần đó vẫn còn in hằn trong trí nhớ cô giáo Nh…. cho tới nay.
Không chỉ với cô giáo La Tố Nh…. Sự việc này diễn ra với nhiều giáo viên khác ở địa phương này. Nhưng nhà chức trách hầu như bất lực, khiến nỗi buồn và sự đắng cay không những không giảm bớt mà còn nặng nề hơn theo thời gian.
Những cảnh đau lòng như thế này xảy ra rất nhiều nơi, không thể nào kể hết.
Tại sao cán bộ, công chức, viên chức lại được miễn trừ?
Có chuyện lạ trong nghị định này là ở Điều 2 dự thảo Nghị định có nêu “Cán bộ,công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội không thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định này”. Như vậy, quy định này chỉ điều chỉnh quan hệ lao động trong phạm vi doanh nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức hành chính được miễn trừ hay sẽ được điều chỉnh theo quy định riêng? Một luật sư giấu tên bất bình: “Tôi không hiểu sao lại có sự phân biệt đối xử như vậy khi mà theo nghiên cứu thì hành vi QRTD diễn ra nhiều nhất ở hai ngành là y tế và giáo dục”.
Tại sao lại có sự miễn trừ này? Không thể hiểu nổi quan điểm của những vị làm ra thứ luật lệ này. Trong mọi trường hợp phạm tội lớn hay nhỏ, công chức hay quan quyền cũng là dân, phải được xử như dân. Không lẽ các ông bà cán bộ, công chức mang nhau vào phòng riêng “xử kín” vụ này sao? Người dân đang đợi câu trả lời của người thi hành luật QRTD.
Còn một sự bất công nữa trong luật này.
Sàm sỡ ô sin chỉ bị phạt từ 5 đến 10 triệu
Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động quy định hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ bị phạt tiền 50-75 triệu đồng. Thế nhưng quấy rối tình dục với người giúp việc thì chỉ bị phạt 5-10 triệu đồng. (Bây giờ người giúp việc ở VN đều được gọi là ô sin).
Chị H. là nhân viên của Công ty TNHH Nhân Ái được thuê chăm sóc một bệnh nhân nam khoảng 70 tuổi, nhà ở quận 10, TP.Sài Gòn. Ông này hay yêu cầu chị H. kích dục cho ông nhưng chị từ chối. Ông khách vẫn yêu cầu chị kích dục cho ông mỗi ngày và hứa sẽ trả tiền công. Chị H. đành xin nghỉ việc. Giám đốc công ty đến nhà nói chuyện nhưng thân nhân người bệnh không tin ông cụ có hành vi kỳ lạ đó. Giám đốc đành cho nhân viên nghỉ việc.
Giúp việc gia đình dễ bị sàm sỡ
Sau nhiều năm hoạt động, ông Huỳnh Nhân - Giám đốc Công ty Nhân Ái chuyên làm dịch vụ chăm sóc người bệnh, người cao tuổi đã phải rút ra những kinh nghiệm tránh quấy rối tình dục cho nhân viên. Ông Nhân kể: “Trong hợp đồng tôi luôn yêu cầu việc thay đồ phải do bệnh nhân thực hiện nếu bệnh nhân tự làm được, nhân viên chỉ có vai trò quan sát để hỗ trợ bệnh nhân khỏi té... Thế nhưng có bệnh nhân nam ở Phú Mỹ Hưng cứ yêu cầu nhân viên B. phải thay đồ dù ông tự tay làm được. Có lần ông bảo ông đã thay đồ xong và gọi chị B. vào. Vừa mở cửa phòng, chị B. thấy ông nằm trần truồng trên giường. Chị sốc. Chị đóng cửa lại, khóc và gọi cho tôi.”
Theo ông Nhân, tội nghiệp nhất là những người làm việc đơn phương, bị sàm sỡ thì không biết kêu ai vì thường thì gia đình đứng về phía người nhà của họ hơn là bảo vệ người giúp việc”.
Bà Võ Xuân Loan, từng là giám đốc một công ty cung ứng lao động giúp việc gia đình, cho biết bị lạm dụng nhiều nhưng một số chị em nhà nghèo ở quê đi giúp việc thường chọn giải pháp im lặng nghỉ việc, quá lắm thì ông chủ dấm dúi cho tiền rồi cũng thôi. Tôi biết có trường hợp con ông bà chủ thuộc loại cậu ấm, đưa bạn bè về nhà ăn chơi, thường xuyên chọc ghẹo, QRTD người làm. Người thấp cổ bé miệng không dám kiện nên giải pháp tốt nhất là bỏ việc”.
Pháp luật hạ thấp phẩm giá của người giúp việc
Nghị định nêu mức phạt cho hành vi QRTD với người giúp việc gia đình chỉ 5-10 triệuđồng, trong khi hành vi này thực hiện tại công sở thì bị phạt đến 75 triệuđồng. Theo các chuyên gia lao động thì tỉ lệ QRTD với người giúp việc gia đình nhiều hơn là những người làm ở nơi công sở. Một chuyên gia nói: “Tôi không hiểu sao lại có sự chênh lệch như vậy trong khi nếu bị QRTD, người giúp việc ở gia đình thường khó thoát thân hơn là người ở công sở. Trình độ học vấn của họ cũng thấp hơn nên việc đối phó với hành vi này cũng vất vả hơn”.
Hầu hết mọi người dân cho rằng quy định như vậy vô tình pháp luật đã hạ thấp phẩm giá của người giúp việc. Hơn thế, những quy định này được thực thi trên thực tế còn cần phải lập một đường dây nóng riêng cho những người giúp việc, những phụ nữ bị bạo hành nói chung như ở Hàn Quốc, Đài Loan… Nếu không, luật cũng khó được thực thi.
Thực tế, nhiều người giúp việc không những bị QRTD còn bị đối xử tàn nhẫn.
Một vụ hành hạ dã man người giúp việc
Nghi ngờ người giúp việc là Nguyễn Thị Giang có tình ý yêu đương với chồng mình là Phạm Thế Phong, bà Anh đã bắt Giang và chị gái là Nguyễn Thị Lan đưa đến một ngôi nhà hoang để “thẩm vấn” và “tra tấn”.
Chị Giang bị bà chủ nhổ nước bọt vào mặt, rồi tát liên tiếp vào mặt, vào đầu, dùng chân đạp vào người. Cùng lúc đó, vài người phụ nữ khác cũng xông vào để hành hạ chị. Sau đó, bà ta lấy kéo xén tóc và cạo luôn cả đôi lông mày của chị Giang, sau đó cạo trụi tóc trên đầu. Bà chủ còn bắt nhân viên của bà là Nguyễn Thị Trâm ép đưa chị Giang đến tiệm xăm ở đường Hoàng Hoa Thám, TP Vũng Tàu để xăm 3 hình quái vật, 2 con rết và 1 con rồng lớn và đậm. Sau đó chị Giang không biết nhờ cậy vào ai, đành chịu bị đuổi về quê với bộ mặt quái dị.
Ngoại tình bị phạt 1 triệu
Song song với nghị định QRTD còn có dự thảo Nghị định phạt về tội ngoại tình.
Điều 46 Dự thảo Nghị định xử phạt hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, nêu rõ: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồngđến 1.000.000 đồng đối với 2 hành vi: “Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng".
Cùng với nghị định này còn có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp khác như: Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Tất cả đều chịu chung một mức phạt như ngoại tình chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Dự thảo cũng nâng mức xử phạt hành vi dùng giấy tờ giả mạo để đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn lên từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng (mức xử phạt cũ từ 200.000-500.000đồng). Đồng thời một số hành vi vi phạm khá nghiêm trọng nhưng trước đây chưa có chế tài để xử phạt thì nay đã được dự thảo đưa vào.
Chẳng hạn: làm cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân gia đình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sử dụng vào mục đích khác có thể bị xử phạt từ 5-20 triệu đồng. Hành vi kết hôn giả nhằm mục đích xuất cảnh, môi giới kết hôn bất hợp pháp, lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động theo quy định của dự thảo có thể bị xử phạt từ 10-30 triệu đồng.
Nếu được Chính phủ đồng ý ban hành, Nghị định trên sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1-7-2013.
Phạt tiền chẳng có ý nghĩa gì
Tuy nhiên, những quy định này đang gặp phải sự tranh cãi chí chóe.
Theo luật sưNguyễn Bá Ngọc, đoàn luật sư Bắc Giang, mục đích của dự thảo là ngăn chặn, răn đe ngoại tình thì không có tác dụng. Những người ngoại tình người ta thừa tiền rồi, một vài trăm, vài triệu không có ý nghĩa gì. Nếu ban hành sẽ làm xấu đi tình trạng xã hội. Tình trạng ly hôn chắc chắn gia tăng. Vì tình cảm con người, yêu nhau, đến với nhau mà gia đình vợ con không biết thì hoàn toàn êm ấm. Đưa ra xử phạt đôi khi lại làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác.
LS Ngọc cho rằng, nếu để phân biệt, định nghĩa hành vi quấy rối tình dục là rất khó, không hề đơn giản. Nhưng thực chất mà nói hành vi này trong xã hội cũng ít xảy ra vì vậy quy định thì thế nhưng trên thực tế đã có trường hợp nào bị cơ quan có thẩm quyền phạt đâu. Ngay cả quy định vi phạm chế độ một vợ một chồng cũng vậy. Có chăng chỉ là hình thức phạt hành chính.
Mọi định nghĩa đều không rõ ràng, quy định lại chung chung, nếu vậy thì khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng muốn quy nó về tội nào cũng được, coi tội nào, lên tội đó.
Ở những cơ quan công quyền, chuyện này xảy ra không hiếm. Ngay trong thời gian này, người dân xã Quảng Phong- Thanh Hóa đang “đồn thổi như bão” về chuyện ngoại tình của sếp lớn.
Chủ tịch xã đưa nữ nhân viên vào nhà nghỉ
Vào ngày lễ tình nhân năm 2013, anh Thìn phát hiện ông Khang Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Phong lái xe hơi đến nhà chở vợ mình là chị Nhung (thủ quỹ xã Quảng Phong) đi chơi. Vốn nghi ngờ hai người có “quan hệ bất chính”, anh Thìn bí mật theo dõi. Sau nhiều giờ chạy lòng vòng, xe của ông chủ tịch Khang tấp vào sân nhà nghỉ (hay nhà ngủ cũng đúng) trên đường Dương Đình Nghệ, TP Thanh Hóa.
Anh Thìn đập cửa xông vào phòng ngủ, nhưng ông Khang đã trèo qua cửa sổ tầng 2, nhảy qua ngọn cây xuống đất bỏ chạy, để lại xe hơi biển số xanh của nhà nước. Trong bản tường trình gửi UBND xã Quảng Phong, nữ thủ quỹ xác nhận: “Ông Khang nhiều lần gọi điện hối thúc đòi gặp tôi và rủ tôi vào nhà nghỉ. Ông ấy nói muốn gặp tôi vì nhớ quá”. Nghe mùi hơn sáu câu vọng cổ!
Bắt quả tang vợ cùng người tình ở phòng ngủ nhưng vẫn chối
Ít ai chịu công nhận là mình ngoại tình như chị thủ quỹ Nhung, kể cả khi bị bắt quả tang như trường hợp mới đây tại Bình Định.
Chắc nhiều bạn đọc đã biết, từngày 2-5 vừa qua, trên mạng YouTube xuất hiện ba clip với tiêu đề: “Vụ đánh ghen kinh hoàng ở Bình Định”. Clip này nhanh chóng được cư dân mạng nhân bản, lan nhanh với tốc độ chóng mặt. Tôi tóm tắt sự việc khá “ngộ nghĩnh” này:
Hình ảnh trong ba đoạn clip cho thấy sự việc xảy ra tại một phòng khách sạn. Nhân vật chính bị quay clip là một đàn ông trung niên chỉ mặc quần đùi, bị ba người đàn ông khác khống chế. Người đàn ông này vừa giằng co, ngăn cản để không bị còng tay vừa luôn miệng van xin: “Chu cha tội em, anh Quốc ơi!”; “Em lạy anh! Em mất hết, anh Quốc ơi”…
Clip cũng thể hiện rõ mặt một phụ nữ mặc quần ngắn đang ngồi trên ghế trong phòng của khách sạn. Trong khi giằng co, một người đàn ông trong clip đã sử dụng một công cụ hỗ trợ bằng điện để khống chế người đàn ông mặc quần xà lỏn và người phụ nữ.
Liên quan đến clip trên, ngày 3.5, một viên chức Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định xác nhận: Người đàn ông bị khống chế trong clip là ông Lê Văn Vương, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định. Người phụ nữ bị ông Quốc chích điện, ngồi trên ghế là bà Hà, vợ ông Lê Anh Quốc.
Trước đó, ông Quốc (44 tuổi, ngụ TP Quy Nhơn, Bình Định) đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng tố cáo ông Vương quan hệ nam nữ bất chính với vợ ông. Ông Quốc cho rằng chiều 23-3, ông cùng một số người khác vào phòng một khách sạn ở TP Quy Nhơn bắt quả tang ông Vương đang ở chung phòng với vợ ông. Với bằng chứng hai người ở cùng phòng trong khách sạn, ông yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm ông Vương vì vi phạm nghiêm trọng tư cách cán bộ, phá vỡ hạnh phúc gia đình ông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của ông và hai con đang đi học…
Cả hai “nghi phạm” ngoại tình vẫn chối dài
Vào ngày 4-5 vừa qua, ông Lê Văn Vương, phó chánh văn phòng Tỉnh ủy Bình Định, khẳng định: “Tôi không quen biết bà Hạ. Khi họ đẩy bà Hạ vào phòng rồi gí dùi cui điện vào người tôi, lấy còng số tám cố còng tay tôi để lột trần truồng nên tôi bối rối, năn nỉ để tìm cách thoát ra ngoài. Tôi đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị điều tra làm rõ về những nội dung tố cáo mang tính vu khống và việc tôi bị làm nhục”.
Còn bà Hạ (vợ ông Quốc) cũng phản đối, bà nói: “Vợ chồng tôi đã ly thân hai năm nay. Vụ việc xảy ra tại nhà khách Tỉnh đội rất bất ngờ, tôi bị đẩy vào phòng, khi người nhà của chồng tôi quay phim tôi vẫn ăn mặc kín đáo và vẫn đang đội mũ bảo hiểm nên khẳng định tôi quan hệ nam nữ bất chính bậy bạ là áp đặt, làm tổn thương tôi và con cái. Tôi phản đối và đã gửi đơn kiện”.
Ủy ban Kiểm Tra tỉnh cũng chưa thể đưa ra kết luận
Cùng ngày, một quan chức của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định cho biết: “Vụ việc vẫn đang được làm rõ, song khi tiếp cận với một số trường hợp có liên quan thì thông tin hoàn toàn ngược lại. Người trong cuộc là bà Hà Cẩm Hạ cực lực phản đối chuyện chồng bà vu khống bà ngoại tình. Ngay cả hình ảnh trong video clip cũng không thể hiện rằng họ quan hệ nam nữ bất chính”.
Như thế chuyện phạt tội ngoại tình khó tìm ra đúng sự thật. Vả lại còn có rất nhiều nguyên nhân thầm kín sâu xa khác mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Những luật lệ mơ hồ này đang khiến nhiều luật sư băn khoăn, chẳng phải chỉ có người dân. Còn hàng trăm bài viết phản bác về những dự thảo luật lệ mơ hồ như thế này, chẳng lẽ luật làm ra chỉ để “treo chơi”?
Văn Quang
Ngô Nhân Dụng - Sẽ còn đổi luật chơi
Ngô Nhân Dụng
Có bữa trong một dạ tiệc nhà thơ người Nga Lermontov cao hứng chế nhạo một sĩ quan khác trong quân đội Nga hoàng, vì ông kia mặc bộ đồng phục diêm dúa quá đáng. Hai bên cãi nhau, trước mặt một người đẹp, cuối cùng biến thành một vấn đề danh dự, phải giải quyết bằng một cuộc đọ súng.
Hai năm trước, Lermontov đã từng thách đấu súng người con trai của vị đại sứ Pháp ở St. Petersburg, và bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Hình như ông muốn thử sống thực một cảnh đấu súng ông đã mô tả trong tác phẩm “Một anh hùng thời đại chúng ta.”
Theo tục lệ đấu súng, mỗi bên phải có một người bạn ra đấu trường làm chứng. Hai nhân chứng trong cuộc đấu này đã gặp riêng nhau trong hai ngày trước trận đấu. Vì thương bạn, họ tìm cách dàn xếp để tránh cho các đấu thủ khỏi chết một cách vô nghĩa. Họ thỏa thuận sẽ khuyên Lermontov và vị sĩ quan kia, tên là Martynov, cùng chĩa súng bắn lên trời thay vì nhắm vào nhau. Hai đấu thủ nghe lời thuyết phục, đồng ý sẽ dự cuộc chơi “đấu súng giả.”
Ðến ngày hẹn, khi hai sĩ quan quay đầu lại, tiến về phía nhau và rút súng, Lermontov nhanh tay bắn trước, và ông chơi theo điều đã thỏa hiệp, chĩa súng bắn lên trời. Tuy nhiên, trước khi nổ súng nhà thơ còn lớn tiếng nói: “Một thằng ngu thế này, ai thèm bắn nó làm gì!” Martynov nghe thấy lời sỉ vả, nổi giận, hạ nòng súng xuống nhắm thẳng vào Lermontov bấm cò. Ðạn trúng ngực, Lermontov qua đời ở ngoài thị xã Pyatigorsk, trong vùng Caucasus, lúc đó ông mới 27 tuổi. Nhân vật Pechorin trong “Một anh hùng thời đại chúng ta” cũng chết tại nơi đó.
Lermontov chết năm 1841, nước Nga mất một thiên tài thi ca. Chỉ vì Martynov đổi luật chơi vào phút chót. Ðấu súng là trò chơi của giới thanh niên quý tộc Nga, như chúng ta đã thấy trong tiểu thuyết của Lev Tolstoi. Thi hào Pushkin cũng chết khi đấu súng, vào năm 29 tuổi. Giới quý tộc Nga bắt chước các hiệp sĩ thời Trung Cổ, cãi nhau là hay thách đấu kiếm. Cuộc chơi này tàn bạo, đổi mạng sống để giữ lấy một thứ “danh dự.” Nhưng vì bản chất cuộc chơi này tàn bạo, cho nên khi nổi nóng Martynov sẵn sàng đổi luật chơi, khi thấy danh dự mình lại bị tổn thương.
Chung quanh các đại hội hoặc hội nghị ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản, cuộc đấu tranh giành ngôi vị cũng ác liệt không kém. Khi tranh giành quyền lực, người ta không còn coi ai là đồng chí nữa. Ngay trong các buổi họp Bộ Chính Trị, khi các ông bà gọi tên nhau, tức là họ còn tử tế với nhau. Khi họ phải gọi nhau là đồng chí, tức là dấu hiệu đã hết tình hết nghĩa, một mất một còn, không ai nhường ai một bước.
Câu chuyện Lermontov cho thấy nhiều khi con người hành động không phải vì tính toán quyền lợi một cách khách quan. Có khi chỉ vì cảm thấy “danh dự” bị xúc phạm là người ta sẵn sàng giết nhau rồi. Ðổi luật chơi chỉ là một chuyện nhỏ, so với nỗi tức giận khi cảm thấy danh dự mình bị tổn thương! Martynov sau đó có thể giải thích rằng ông làm trái điều cam kết vì chính Lermontov đã phá luật chơi trước: Tại sao không theo đúng thỏa thuận, giả bộ bắn lên trời rồi xử huề? Tại sao còn la lối chửi vào mặt người ta? Bộ có phải ông thánh đâu mà có thể nghe chửi rồi cứ nín?
Trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam nhiều cũng đang mang nỗi uất ức giống như vậy. Giữa Nguyễn Tấn Dũng và các đối thủ trong Bộ Chính Trị, chính Nguyễn Tấn Dũng đã phá luật chơi trước; làm nhiều người cũng nổi sùng.
Ngay trong hội nghị Trung Ương 6 năm ngoái, họ đã phá luật chơi rồi. Có đời thủa nào cả Ban Chấp Hành Trung Ương họp hội nghị, lớn tiếng kiểm điểm nhau (tiếng Việt còn gọi là chửi nhau); họp xong rồi bản thông cáo nói có “đồng chí” bị kiểm điểm, nhưng không được nêu tên người bị kiểm điểm là ai! Thà không nói gì thì người ngoài cũng không ai biết! Nhưng đã nói mà lại chỉ dám nói một nửa, thì còn thể thống nào nữa? Dân Việt Nam nghe rồi, họ cười vào mặt. Cười vào mặt ai? Không phải mặt con người bị chửi, mà là mặt tất cả Bộ Chính Trị lẫn Trung Ương Ðảng! Khi ra trước đám đại biểu Quốc Hội gật gù, Nguyễn Tấn Dũng lại còn lên giọng tự xưng rằng mình có làm gì cũng chỉ vì được đảng trao phó! Ý nói: Nếu mấy đứa trao công việc cho thằng này mà thằng này làm sai thì hãy hỏi tội chúng nó; chỉ chì chúng nó ngu, chứ cái thằng ta đây không bao giờ lú cả!
Ai nghe mà chịu nổi cái lối chửi xéo đó? Một đồng chí cũng nổi giận không kém gì Ðại úy Martynov ngày xưa. Tư Sang bèn chửi lại bằng cách gán tên một ẩn số X cho Ba Dũng! Cho cả nước cười cảnh một đồng chí hèn nhát, ẩn danh, không dám đứng ra vỗ ngực mà xưng tên họ rõ ràng! Hành động đó cũng giống như Lermontov chửi, “Cái thằng hèn kia!”
Nhưng khi lên tiếng chế nhạo, một gọi tên đồng chí X, hai lại nêu danh đồng chí X, nói đi nói lại nhiều lần, chính Trương Tấn Sang cũng phá luật chơi lần nữa. Bởi vì họ đã họp kín, đã thỏa thuận với nhau không đứa nào được tiết lộ tên họ thằng nào bị kiểm điểm; bây giờ có đứa lại cứ nói toạc ra cho cả nước nghe! Dù nói nửa kín, nửa hở, rụt rè như đứa bé ăn vụng; nhưng chủ ý cốt nói cho ai nghe cũng hiểu. Như vậy thì anh còn tôn trọng luật lệ giao đấu hay không? Phải theo dõi các tờ báo hôm nay một người riễu đồng chí Ếch, mai lại người khác cười đồng chí Ếch, dù là Nguyễn Tấn Dũng hay là Martynov thì cũng phải tím gan tím ruột. Tóm lại, đã tới lúc các “đồng chí” không ai còn tôn trọng luật chơi nữa!
Những cái trò phá bỏ luật chơi này có thể gây nên những mối thù truyền kiếp chứ không phải chỉ kéo dài một đời. Người Việt Nam cũng không hiền lành hơn người Nga bao nhiêu. Ở trong đình làng người ta vẫn sẵn sàng xông vào đánh nhau vỡ đầu khi tranh chiếu trên chiếu dưới. Có khi chỉ vì một câu nói cũng đủ để giết nhau rồi! Tất cả chỉ vì cái danh dự hão.
Nhưng họ cũng chỉ mới phá những luật chơi nhỏ. Sẽ tới lúc người ta thấy cần thay đổi cả những luật chơi lớn hơn!
Một dấu hiệu trong bài diễn văn bế lạc Hội nghị Trung Ương VII của Nguyễn Phú Trọng, như một nhà báo trong nước nhận xét, là ông tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam không nói câu nào nhắc tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, cũng không nói đến tên Mác, tên Lê Nin, không một câu nào cả! Mặt khác “Chỉ có trong 3 câu cuối của mục 2 anh Trọng đã... hơn hai chục lần nhắc đến vì dân, cho dân, cứ như là... chưa bao giờ được nói đến chuyện vì dân cả ấy!”
Nhà báo trích dẫn lời Tổng Trọng: “Những hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với đảng.” Ông tổng bí thư còn căn dặn các ủy viên Trung Ương Ðảng:
“...phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh, vân vân.”
Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng bỗng dưng lại quên cả chủ nghĩa mà biểu diễn lòng “yêu dân” đến như vậy?
Có thể căn cứ vào các luận điệu đó mà đoán rằng: Nguyễn Phú Trọng có thể đang muốn đổi sang một trò chơi mới.
Bao lâu nay, theo luật chơi xã hội chủ nghĩa thì đảng là cái đầu, nhà nước là cái đuôi. Ðảng ra lệnh thì nhà nước phe phẩy, vẫy đuôi. Hiện giờ tình trạng ở nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì ngược lại. Nguyễn Tấn Dũng lại mạnh hơn Nguyễn Phú Trọng. Hai ứng viên của Trọng rớt đài trong khi các đàn em của Dũng lọt vào BCT! Ða số ủy viên Trung Ương Ðảng khi bỏ phiếu đã nghe lệnh của Dũng chứ không nghe Trọng! Chẳng khác gì cái đuôi ra lệnh, rồi cái đầu ngó ngoáy theo. Giống như câu thành ngữ người Tây họ nói: “Con chó không vẫy đuôi mà cái đuôi vẫy con chó!”
Ðể lật lại thế cờ, Nguyễn Phú Trọng có thể bày ra một cuộc chơi khác. Trước hết, sẽ thay màu áo mới. Bao lâu nay, thủ quân Nguyễn Phú Trọng khi ra sân vẫn mặc áo màu đỏ, mang danh đội banh bảo thủ, giáo điều. Nhưng trong trận đấu sắp tới, Trọng sẽ mặc đồng phục khác. Khi nhắc đi nhắc lại những chữ dân, vì nhân dân, cho dân, của nhân dân, vân vân, Nguyễn Phú Trọng đang bày ra một thế trận mới: Ðứng về phía “nhân dân,” rồi mang danh nghĩa nhân dân đối đầu với phía “nhà nước.” Cái gì chứ “chống nhà nước” là một chiêu bài rất dễ được dân chúng Việt Nam ủng hộ.
Với một phần guồng máy đảng trong tay, Nguyễn Phú Trọng có thể huy động một lực lượng theo mình bắt đầu dùng nhân dân để chống nhà nước! Hồi 1970, Mao Trạch Ðông đã từng dùng chiến lược này: Mao hô hào thanh niên tiếp tục làm “cách mạng,” để lật đổ Lưu Thiếu Kỳ và dằn mặt Chu Ân Lai! Tất nhiên Nguyễn Phú Trọng không đủ tư cách như Mao Trạch Ðông; nhưng vẫn có thể dùng bộ máy riêng của đảng gây khó khăn cho Nguyễn Tấn Dũng! Khi mang tên đảng ra hô hào nhân dân cùng theo mình vạch tội nhà nước thì đó cũng là một chiến thuật khả thi! Mà đây không phải là một ý kiến mới mẻ. Trước đây hơn 20 năm, ông Nguyễn Khắc Viện đã từng đề nghị đảng cộng sản tự tách ra khỏi guồng máy nhà nước, tự đặt mình vào hàng ngũ “nhân dân” để theo dõi, phê bình nhà nước. Ông Trọng có khi không biết đã có người nêu ý kiến đó; nhưng các chú của ông khôn ngoan thế nào cũng nghĩ ra!
Cho nên, trận đấu giữa các phe nhóm trong đảng Cộng sản Việt Nam sẽ còn nhiều màn hào hứng trong thời gian sắp tới. Vì các đấu thủ không những phá luật chơi cũ mà có thể còn bày ra những trò chơi mới nữa!
Lược dịch: Âu Dương Thệ - Diễn văn của Tổng thống Đức J. Gauck ngày 23.5.13 tại Lễ kỉ niệm "150 năm đảng Xã hội Dân chủ Đức"
Lược dịch: Âu Dương Thệ
LGT DC&PT: Ngày 23.5 vừa qua đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã tổ chức lễ kỉ niệm 150 năm ra đời (1863-2013) tại thành phố Leipzig, cái nôi của đảng này. Trên 1600 khách mời, trong đó có nhiều chính khách Đức, Âu châu và quốc tế, như Thủ tướng Đức A. Merkel, Tổng thống Đức J. Gauck, Tổng thống Pháp F. Hollande, Chủ tịch Quốc hội Âu châu M. Schulz…
Tổng thống Đức J. Gauck
Đảng Dân chủ Xã hội là đảng lâu đời nhất của Đức, từ một „Hội của những người lao động“ được thành lập ở Leipzig trước đây 150 năm đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ một đảng giai cấp với các chủ trương cực đoan, nhưng những người có trách nhiệm trong đảng đã sớm nhận ra con đường thực tế trong đó Dân chủ và Xã hội là những yếu tố cơ bản để kiến tạo một xã hội nhân bản với công bằng, bình đẳng và hạnh phúc cho mọi công dân. Những biến động chính trị lớn ở Đức, Âu châu và quốc tế cũng đã được các người có trách nhiệm trong SPD sáng tạo ra những chương trình và kế hoạch phù hợp để đưa đảng và nước Đức vượt qua những khó khăn và trở thành một cường quốc kinh tế thứ 4 trên thế giới với chính trị ổn định, nhân dân hạnh phúc. Chế độ dân chủ đa nguyên hiện nay ở Đức đã có sức thuyết phục nhiều nước ở Đông Âu Cộng sản trước đây. Chính vì thế trong diễn văn chào mừng quan khách Chủ tịch đảng SPD S. Gabriel đã nói rằng, đảng SPD không coi các chính đảng khác ở Đức là kẻ thù mà chỉ là đối thủ chính trị, nghĩa là cùng tồn tại nhưng cạnh tranh trong chính trị. Từ sau Thế chiến 2 ngoài đảng SPD còn có đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) thay nhau cầm quyền ở Đức. Các Thủ tướng nổi tiếng của SPD là W. Brandt, H. Schmidt và G. Schröder.
Trong lễ kỉ niệm này Tổng thống Đức J. Gauck đã đọc một diễn văn quan trọng và đặc biệt. Tuy không thuộc một chính đảng nào, nhưng Tổng thống Gauck đã nhấn mạnh tới vai trò cần thiết và quan trọng của các chính đảng dân chủ trong một xã hội dân chủ đa nguyên. Ông ca ngợi sự sáng suốt và can đảm của SPD, nhưng đồng thời cũng lưu ý các chính đảng dân chủ phải luôn luôn thức tỉnh, biết nghe chỉ trích, can đảm tự phê bình và dám có những quyết định nhiều khi đau đớn cho đảng nhưng nếu nó có lợi cho nhân dân và đất nước. Ông gọi đó là tinh thần ý thức trách nhiệm của những người giữ trọng trách trong đảng.
Tổng thống J. Gauck đã đưa ra quan điểm thẳng thắn trên có lẽ bắt nguồn từ ngay con người của ông. Trước đây khi còn là Mục sư Tin lành ở Đông Đức Cộng sản, ông đã từng lên tiếng bênh vực những người chống đối chế độ toàn trị và sau đó tham gia „Diễn đàn mới“ của phong trào đòi dân chủ ở Đông Đức vào cuối thập niên 80. Sau khi Đức thống nhất ông là Giám đốc đầu tiên của trung tâm trữ liệu các tài liệu liên quan tới các hoạt động của Cơ quan An ninh mật vụ Đông Đức cũ. Đây là một bộ máy tương tự như cơ quan mật vụ KGP của cựu Liên xô, chuyên đàn áp và giam giữ những người khác chính kiến. Cùng với nhiều chính khách và cả các cựu tù chính trị ở Đông Âu, ông Gauck đã cùng kí tên trong „Tuyên ngôn về tội ác của chủ nghĩa Cộng sản“. Từ tháng 3. 2012 ông J. Gauck được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức.
Dưới đây là bản lược dịch diễn văn của Tổng thống J. Gauck tại lễ kỉ niệm 150 năm thành lập đảng Dân chủ Xã hội ngày 23.5.2013. Các phần trong […] là ghi chú bổ túc của người dịch.
Một dịp hiếm có và với niềm tự hào đã đưa chúng ta gặp nhau ngày hôm nay: Đảng Dân chủ Xã hội Đức kỷ niệm Sinh nhật 150 năm. Không có một chính đảng nào đã có thể tồn tại lâu như vậy, mặc dầu những đòi hỏi căn bản của nó đã và vẫn giữ nguyên tính thời sự: quyền tự do, công bằng xã hội và dự phần tham gia chính trị.
Đây là ngày kỉ niệm của chính đảng lâu đời nhất ở Đức. Nó cũng là một ngày hội của cuộc đấu tranh ở Âu châu cho Tự do và Dân chủ. Nó cũng là một lịch sử của những chiến thắng và thất bại, với những cuộc chiến tranh khủng khiếp và tàn bạo, cùng với nổi dậy và kháng cự. Đặc biệt với nhận thức rằng, các xã hội đều có thể thay đổi, dân chủ cũng đạt tới, nếu chúng ta biết những giá trị nào chúng ta muốn kiến tạo cho xã hội, hoặc bảo vệ và tranh đấu, và nếu chúng ta có đủ can đảm để vượt qua những trở ngại.
Có những lúc phải tự an ủi trước những cảm giác bất lực, như thế để hiểu cho chính mỗi người chúng ta và cả các chính đảng, và như thế cũng để biết nắm bắt những diễn biến mới. Nhiều nam nữ đảng viên Dân chủ Xã hội cũng đã từng trải qua như thế trong quyết tâm hành động trong quá khứ đầy biến động của đảng mình. Họ đã xả thân cho niềm tin của mình: Vì sự thăng tiến, sự công nhận của xã hội và sự tồn tại của chính mình. Nhiều người đã hi sinh cả cuộc sống của họ.
Đây là di chúc để lại của những người dũng cảm, vì vậy không nên coi dịp kỷ niệm này chỉ là „nơi tưởng niệm“. Chúng ta hãy tự vấn về những nhiệm vụ tương lai của chúng ta, chúng ta tự hỏi, trong bối cảnh của ngày hôm nay thì cụm từ „Tiến lên“ [Một trong những khẩu hiệu chính của SPD trong suốt 150 năm qua] thời trước đây còn có ý nghĩa như thế nào?
Xin Quí vị hãy để tôi bắt đầu vào năm 1863, với đói nghèo và bóc lột, trong điều kiện làm việc khi ấy, như chúng ta biết hiện nay chỉ có trong một số nước đang phát triển và chúng ta đang chỉ trích. Nhưng đó chính là cuộc sống thê thảm hàng ngày của hàng triệu người Đức khi ấy. Nên có phản ứng ra sao trước tình hình này để tạo nên sức mạnh phản kháng?: Nên có cuộc nổi dậy, rồi cách mạng và thiết lập một chế độ mới cho những người từng là bị trị? Đó có thể là một chọn lựa dễ hiểu. Nhưng Ferdinand Lassalle [Chủ tịch đảng đầu tiên của SPD], người đã từng trải qua cuộc cách mạng năm 1848 ở tỉnh Rhein, tìm ra một câu trả lời để đối phó với nghèo đói và thiếu tự do. Chúng ta nghe giải pháp của ông - Thay đổi xã hội thông qua giải phóng chính trị với sự tham gia của đông đảo quần chúng. Trong đó đi đầu phải là giáo dục, cưỡng bách học đường với mọi người, các tổ chức huấn nghệ cho người lao động để tạo cơ hội thăng tiến nhờ kiến thức. Như thế sự giải phóng được thực hiện thông qua cách giành quyền một cách chắc chắn và thông qua cả bằng việc tự trao quyền - . Đây là phương pháp mang tính cách mạng trước đây 150 năm, nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị cho ngày nay.
Tất nhiên trong giai đoạn thành lập đảng Dân chủ Xã hội thì cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của người lao động bị áp bức được xếp hàng đầu. Chương trình Eisenach năm 1869 đặt trọng tâm vào bầu cử tự do, phổ quát và bình đẳng, không phân biệt nguồn gốc của cử tri, việc cấm lao động trẻ em và sự độc lập của tòa án.
Trong cuộc đấu tranh nội bộ lâu dài của đảng lập trường chung đã đạt được là, không thiết lập ưu dãi giai cấp, bất bình đẳng không nên thay thế bằng bất bình đẳng mới. Eduard Bernstein, lí thuyết gia quan trọng và lâu của SPD, gọi Dân chủ sau 35 năm thành lập đảng của Lassalle là "phương tiện và mục tiêu cùng là một." Đối với tôi, sự hiểu biết chính trị mới này thực sự là một trong những thành tích lịch sử lớn nhất của đảng ông. Chính đảng Dân chủ Xã hội đã biết kết hợp sớm, nhanh chóng và mạnh mẽ một phần quan trọng của lực lượng công nhân và phong trào xã hội chủ nghĩa ở Đức với dân chủ. Cũng chính SPD đã dựa trên cải cách chứ không phải là cách mạng. Và cũng chính SPD đã kiên tâm và cuối cũng đã thành công vạch ra con đường đấu tranh chiếm được đa số, từng bước cải thiện cuộc sống của người dân một cách cụ thể, chứ không đưa ra những mục tiêu không tưởng xa vời.
Phong trào Cộng sản Thế giới đã quyết định khác - nhưng tất yếu đã dẫn tới những hậu quả khốc hại. Nó tạo ra một giai cấp mới của những người cai trị để thay thế giai cấp cũ nay không còn quyền lực. Ở đó những người lao động uổng công chờ đợi tự do, công bằng xã hội và hạnh phúc!
Chính vì vậy ngày nay chúng ta càng thấy cần vinh danh các phương pháp cải cách của đảng Dân chủ Xã hội. Chúng ta cảm ơn họ nhiều thứ, đặc biệt về đạo luật bảo vệ lao động lần đầu tiên và quyền bầu cử của phụ nữ. Nền dân chủ đầu tiên của Đức, Cộng hòa Weimar, có lẽ đã không thành hình nếu những đảng viên Dân chủ Xã hội dưới sự lãnh đạo của Friedrich Ebert và Philipp Scheidemann không đủ can đảm hợp tác chính trị với các lực lượng ôn hòa của các chính đảng tư sản. Đặc biệt là các đảng viên Dân chủ Xã hội đã từ lâu dũng cảm bảo vệ nền dân chủ này hơn hầu hết những người Dân chủ khác. Những đảng viên Dân chủ Xã hội đã giữ vững lí tưởng tự do, công bằng, đoàn kết và quyết tâm chống lại những ai đi ngược với tự do và cổ võ chiến tranh.
Không thể nào quên diễn văn của Otto Wels ngày 23.3.1933, khi Đức quốc xã đã cầm tù nhiều người đối lập và buộc phải di cư. „Người ta có thể tước tự do và sinh mạng của chúng tôi, nhưng không thể tước đoạt được danh dự của chúng tôi“: Đó là - như Peter Struck từng miêu tả - „Bài phát biểu dũng cảm nhất đã được tuyên bố trong Quốc hội Đức.“
Chúng ta muốn lưu ý việc này. Vào thời điểm đó 94 đại biểu Quốc hội của SPD đã bỏ phiếu chống Đạo luật gọi là „Trao toàn quyền“ không chỉ cứu danh dự của chính họ, nhưng còn cứu danh dự cho cả nền dân chủ đầu tiên của Đức. Họ đã cống hiến cho chúng ta - tất cả người Đức - một phần của lịch sử dân chủ can trường, đối nghịch với tội lỗi và xấu hổ. Đây là một kinh nghiệm quý báu cho thấy, mọi người thậm chí có thể trung thành với các giá trị của họ, nếu một khi họ bị chế nhạo, bị làm nhục và bị ngược đãi. Ngày hôm nay chúng ta chân thành cảm ơn sự dũng cảm của họ.
Trong số những người này có Kurt Schumacher, một trong những đại biểu Quốc hội đã chống lại cái gọi là "Đạo luật trao toàn quyền". Sau mười năm tù trong trại tập trung, sau chiến tranh [Thế chiến 2] ông đã chống lại việc đòi những người Dân chủ Xã hội cùng với những người Cộng sản đứng chung trong một đảng những người lao động. Vì ông đã nhận ra rằng, Đảng Cộng sản Đức - lời của ông - "không phải là một đảng giai cấp của Đức, nhưng là một đảng của nước ngoài". Ở Đông Đức một SPD tự chủ thực sự mới có thể tái xuất hiện từ sau năm 1989. Tôi vô cùng biết ơn việc này.
Ngược lại, ở Tây Đức SPD cùng với những người bảo thủ và tự do đã nắm phần quyết định trong việc đảm bảo rằng, Cộng hòa Liên bang Đức trở thành Nhà nước liên bang hoạt động hữu hiệu, hợp pháp, "dân chủ và xã hội" - theo như qui định của Hiến pháp chúng ta, một văn kiện, như tất cả chúng ta biết, cũng được khai sinh vào ngày 23.5.
Vào những ngày như hôm nay chúng ta cần ý thức rằng, nền dân chủ của chúng ta khá ổn định, nhưng đôi khi cũng giao động như chuyện của các cánh trong các chính đảng. SPD không thể chỉ nhìn lại những truyền thống lâu đời nhất của những đảng ở Đức. Nó cũng đã phải trải qua thay đổi nội bộ sâu sắc nhất. Vì SPD hôm nay thực sự không còn là đảng của giai cấp nữa. Nó đã phát triển trong quá trình học tập lâu dài và khó khăn để trở thành một đảng của đại chúng. Chương trình Godesberg năm 1959 đã minh chứng, củng cố và thúc đẩy sự thay đổi này.
Các thành quả của SPD ở Cộng hòa Liên bang Đức hiện ra trước mắt chúng ta. Tôi đơn cử cuộc cải cách xã hội của những năm 70 dưới thời Willy Brandt, tôi đơn cử giai đoạn đầu nhiều sáng tạo của Ostpolitik [Chính sách hướng Đông – „sách lược tiếp cận để thay đổi“ các chế độ toàn trị ở Liên xô và Đông Âu], nó tạo cơ hội mở cửa với Đông Đức và các nước láng giềng khác ở Đông Âu và nhờ đó Bức màn sắt đã bị tan vỡ.
Bộ phim [chiếu trong buổi lễ này] cũng đã cho chúng ta thấy ảnh hưởng của các Thủ tướng Helmut Schmidt và Gerhard Schröder, cả hai vị đều có mặt hôm nay cùng với chúng ta. Thành công của SPD tạo dựng cho Cộng hòa Liên bang Đức gắn bó chặt chẽ với thời kì đảng này cầm quyền.
Trọng tâm của vấn đề Dân chủ Xã hội vẫn tồn tại nguyên vẹn trong 150 năm: xã hội đoàn kết, trong đó dân chủ không ngừng được nâng cao. Nhưng trong thế giới thay đổi của ngày hôm nay, nó tạo ra những thách đố mới cho SPD cũng như cho tất cả các chính đảng khác. Trong đó bao gồm trung tâm là, các chính đảng luôn luôn phải là một phần của xã hội công dân dấn thân và sau đó có thể tạo những sự liên kết đáng tin cậy cho một kế hoạch chính trị toàn diện.
Nhiệm vụ không hề dễ dàng, bởi vì trong những năm gần đây chúng ta đã thấy nhiều phong trào phản đối mang tính cực đoan hơn cả của các chính đảng đại chúng - thường tập trung chỉ vào một vấn đề - cũng có thể trở thành đối thủ của các chính đảng. Các phong trào phản đối này đã cho thấy, ý chí của nhiều công dân muốn có tiếng nói của mình. Tôi hoan nghênh và ủng hộ việc này. Các chính đảng không nên sợ hãi trước sự kiện này, trái lại nên hiểu các hình thức tham gia như thế có thể coi như là một hệ thống cảnh báo sớm để các chính đảng luôn luôn thích ứng với tình hình. Đồng thời các hình thức tham gia mới cũng cần cho chính ngay cả các chính đảng, để từ đó những sự thôi thúc của nó giúp tìm ra hướng đi cho sinh hoạt hàng ngày của một nền dân chủ đại nghị. Tóm lại: Những phương thức tham gia mới là một bổ sung quan trọng, nhưng nó không thể thay thế cho nền dân chủ đại nghị.
Chúng ta hãy nhìn vào đó một lần nữa – việc này trở nên rõ ràng trong vấn đề: Các nhóm công dân đại diện quyền lợi – phần lớn là chính đáng- chỉ cho một thành phần, trong khi ấy các đảng chính trị lại phải hướng tới bao quát hơn để giữ được cái nhìn toàn diện. Đôi khi các chính đảng đã thành công thậm chí dám thử thách cả cử tri của mình xuyên qua các quyết định ngược với đường lối hiện nay hoặc trái với quyền lợi ngắn hạn của đảng. Tôi hiểu, những việc như thế thường không được ưa thích trong một đảng. Nhưng chúng ta đã chứng nghiệm: Chính những quyết định như vậy nhiều khi lại là những quyết định có tinh thần trách nhiệm cho toàn bộ đất nước!
Hôm nay tôi xin chúc mừng SPD nhân dịp 150 năm ra đời. Tôi nói lời cảm ơn và đánh giá cao tất cả những người đã chiến đấu trong 150 năm cho tự do, công bằng và đoàn kết và nhờ đó đã cải thiện cuộc sống của hàng triệu người.
Tôi kết nối sự cám ơn với SPD cùng với sự đánh giá cao của tôi tới tất cả những ai đang hoạt động trong các đảng dân chủ vì lợi ích chung của chúng ta - cho dù trong các hội địa phương hoặc trong bình diện chính trị châu Âu, cho dù tình nguyện hoặc làm toàn thời gian. Việc đóng góp của họ góp phần vào sự thành công của nền dân chủ của chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi chúc mừng tất cả chúng ta – vì rằng, chúng ta có các chính đảng dân chủ. Các chính đảng này cũng như con người có thiếu sót và không hoàn hảo và do đó nên biết học tập, biết nghe các chỉ trích và tự phê bình. Các đảng dân chủ của chúng ta đã luôn luôn rất cần thiết cho sinh hoạt dân chủ của chúng ta và nó cũng sẽ không thể thiếu trong tương lai. Trong ý nghĩa này: Chân thành chúc mừng ngày Sinh nhật!
28.5.13
________________________________________
Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam
Lê Phan - Phản ứng
Lê Phan
Tuần này Luân Ðôn lại chứng kiến một cuộc tấn công có thể được nói là một cuộc tấn công của khủng bố.
Dĩ nhiên công chúng Anh đã bị shock trước vụ sát nhân tàn nhẫn một quân nhân bên ngoài một quân trại ở khu phía Ðông Nam của kinh đô. Cuộc tấn công dã man, hẳn đã cố tình tạo nên để khiêu khích, với nạn nhân bị tông xe cho bị thương rồi chém và chặt ngay trên đường phố chính, trước cửa một trường tiểu học. Những kẻ sát nhân, đứng trước thi thể nạn nhân, mời gọi khách qua đường hãy quay phim họ trong khi họ ca ngợi đáng Allah và nói là hành động của họ là một phản ứng chính đáng cho sự hiện diện quân sự của Anh Quốc ở Afghanistan.
Dĩ nhiên người dân Woolwich, một khu ngoại ô tương đối nghèo của Luân Ðôn vẫn còn bàng hoàng. Những nhân chứng như bà Tina Nimmo, 52 tuổi, tay vẫn còn run run, khi bà kể lại cho báo chí những gì mình đã chứng kiến. Bà bảo những kẻ gây nên vụ này là “súc vật”. Và bà sợ là rồi nó sẽ làm mồi cho một sự bùng nổ, “chẳng khác gì châm giấy mồi lửa”.
Cái chết kinh khủng của Lee Rigby, một anh lính đánh trống, đã dẫn đến những ý kiến nói là nó sẽ làm cho tình hình trong một thành phố đủ mọi màu da sắc tộc này có thể lâm vào thế dầu sôi lửa bỏng.
Một số tìm cách làm giảm nhẹ tình hình. Tổng thư ký của Hội Ðồng Hồi Giáo Anh Farooq Murad tuyên bố là vụ sát nhân này “sỉ nhục đấng Allah và bôi nhọ thanh danh của tôn giáo của chúng tôi”. Ông tuy vậy cũng tỏ ra lo sợ “Hành động này chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng ở các đền thờ.”
Phe cực hữu cũng đã xuất hiện. Ngay đêm thứ ba, đêm xảy ra vụ án mạng, đã có bạo động ở ngay chính Woolwich khi thành viên của một tổ chức cực hữu, một số đeo mặt nạ balaclavas, đã tụ tập, ném chai vào cảnh sát, nhưng đã bị giải tán trước khi có thể làm gì gây rối. Ở Essex, một trong những quận mà người Anh quen gọi là “home counties - quận nhà” tức là những quận bao vây quanh thủ đô, một người đàn ông đã bị bắt sau khi một đền thờ Hồi Giáo bị tấn công.
Nhưng rất ít ai ở Anh nghĩ là vụ này sẽ tạo nên bạo động rộng lớn. Như Dân Biểu David Lammy, thuộc đảng Lao Ðộng, đại diện cho Tottenham, một khu xóm lao động khác ở phía Bắc giải thích “Ðã có một sự kết hợp hăng hái của các lập trường lên án tội ác này và muốn đứng về phía của ba triệu người Hồi Giáo mà chúng ta có ở nước này.”
Hồi mới sang Anh chúng tôi ở ngay Woolwich, thường đi chợ ở khu trung tâm thành phố. Như đã nói, đây là một xóm lao động. Hồi xưa, Woolwich sống nhờ Xưởng Ðúc súng của quân đội Hoàng Gia Anh. Ở Anh Quốc này, nếu bạn thấy có một đội túc cầu thì thường xóm đó là xóm lao động bình dân bởi dân nghèo mới mê đá banh, nhà giàu chơi cricket, và cả hai chơi rugby, một thứ banh bầu dục kiểu Anh. Woolwich hồi xưa nổi tiếng với đội Woolwich Arsenal. Sau khi xưởng đúc súng đóng cửa, Arsenal dọn lên phía Bắc, nhưng Woolwich vẫn tiếp tục là xóm lao động.
Nhưng đây là một xóm lao động theo kiểu truyền thống. Vì có nhiều gia đình đã sống nhiều đời trong những khu nhà housing nên họ coi trọng tình xóm giềng. Chỉ có tình đồng bạn thắm thiết mới có thể giải thích được thái độ của một bà tay không dám thách thức một kẻ tay cầm dao người đầy máu me và đang cơn say máu giết người. Sau này bình tĩnh lại, bà bảo chỉ làm theo bản năng, phản ứng cũng như khi thấy mấy anh chàng say rượu quậy phá. Cũng chỉ có những tình cảm thắm thiết mới giải thích nổi cảnh một bà ngồi bệt xuống đường, ôm lấy người thanh niên đang hấp hối. Bà ta bảo là không muốn để anh ta nằm một mình!
Hôm tin này xảy ra, một bạn đồng nghiệp đã hỏi tôi trên đài phát thanh Little Saigon Radio và Hồn Việt TV là đã có những kêu gọi từ dư luận hay từ các vị dân cử đòi phải vũ trang cho tất cả cảnh sát hay không? Có lẽ tôi đã suy nghĩ như người Anh vì tôi không hề nghĩ đến câu hỏi đó. Ở Anh Quốc này, chuyện một người cảnh sát bình thường, những ông bà “Bobby” thường đi tuần tản bộ trên đường phố, mà phải mang súng là chuyện không thể tưởng tượng được. Họ cảm thấy an toàn hơn khi những người cảnh sát bảo vệ mình không cần phải mang súng.
Có thể đó là một ảo tưởng. Thế giới bây giờ biến loạn hơn nhiều. Người Mỹ không những đòi vũ trang cho cảnh sát mà còn đòi vũ trang cho chính mình. Nhưng người Anh vẫn nghĩ khác. Dân Anh không hề muốn tự vũ trang. Họ cũng không nghĩ là cảnh sát cần vũ trang. Dĩ nhiên lực lượng cảnh sát Anh có vũ trang, nhưng đó là những đội đặc nhiệm, được huấn luyện kỹ lưỡng. Chính một nữ cảnh sát viên trong toán đặc nhiệm đó đã bắn bị thương hai nghi phạm trong vụ này.
Thực sự người Anh sẽ chỉ ra là hai nghi phạm trong vụ sát nhân ở Woolwich đã chỉ có một khẩu súng lục cũ kỹ, rỉ sét, chứ nếu như ở Hoa Kỳ, họ được vũ trang với súng tấn công thì có lẽ số người chết sẽ nhiều hơn nhiều.
Cũng có một số người nêu ra việc phải chăng có nên tăng cường cho số các đơn vị cảnh sát vũ trang hay không. Hiện nay nghe đâu toàn Luân Ðôn chỉ có khoảng 10 đội cho một thành phố xấp xỉ 8, 9 triệu dân. Nhưng không ai nghĩ đến chuyện vũ trang cho ông bà “Bobby” cả.
Ðiều mà báo chí và dư luận Anh bàn tán rất nhiều là về vai trò của tình báo Anh. Khi tin loan ra là cơ quan phản gián MI-5 đã có tên một trong hai nghi phạm vì người đó đã tham gia một số các hoạt động của một nhóm Hồi Giáo quá khích, vốn đã bị đuổi ra khỏi đền thờ chính ở Woolwich vì họ quá hung hăng. Người đó cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Cũng phải nói là trong giai đoạn từ cuộc tấn công 7 tháng 7 năm 2005 đến nay, các cơ quan an ninh Anh đã dẹp được ít nhất là một năm một âm mưu nhằm tổ chức khủng bố tại nước Anh.
Tuy nhiên, như các nhà bình luận chỉ ra, tình báo và cảnh sát, dầu có tổ chức hay cách mấy, không thể tận diệt nguy cơ khủng bố trong một xã hội tự do. Không thể chặn được một người tổ chức khủng bố, nhất là hình thức mới này không đòi hỏi chút huấn luyện nào cả.
Chính vì thế mà nhiều chính phủ liên tiếp đã hiểu rằng khủng bố không thể tiêu diệt qua những hành động cưỡng bách. Ðiều quan trọng là tiếp cận cộng đồng. Anh Quốc nói là riêng năm nay đã khuyến khích được 500 thanh niên từ bỏ cực đoan bạo động qua những chương trình giúp họ chuyển sự tức giận đó sang hướng khác. Dẫu có thành công hay không thì theo dân chúng Anh đó cũng là chọn đúng đường.
Trong khi đó, điều mà nhiều nhà bình luận chỉ ra đe dọa lớn nhất là nó thúc đẩy căng thẳng giữa các cộng đồng. Các lãnh tụ Hồi Giáo đã phản ứng tốt nhưng dĩ nhiên họ cũng có thể đóng góp thêm trong việc tẩy trừ những nhóm quá khích ra khỏi cộng đồng. Chính phủ đã khôn ngoan không nhắc đến “Cuộc chiến chống khủng bố” hay hứa hẹn tăng cường an ninh. Mục đích tối hậu của khủng bố chính là để tạo phản ứng ngược quá mức từ các chính trị gia hay quần chúng. Cho đến bây giờ Anh Quốc có vẻ đã không để cho khủng bố lợi dụng.
Hòa Ái - Những điều chưa biết về sự kiện Nick Vujicic đến VN
Hòa Ái, phóng viên RFA
Nick Vujicic diễn thuyết trước 20.000 người tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội vào ngày 23 tháng 5 năm 2013. - AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Sự kiện Nick Vujicic đến VN được rất nhiều người trong nước quan tâm. Một trong những điều mà dư luận phản ánh nhiều nhất là vấn đề dịch thuật trong các buổi diễn thuyết.
Yêu cầu không dịch về tôn giáo
Hòa Ái có cuộc trao đổi với Diễn giả Francis Hùng để tìm hiểu vì sao ông là người được chọn làm thông dịch viên cho sự kiện này nhưng lại không có mặt. Trước hết ông cho biết:
Francis Hùng: Xin chào chị Hòa Ái và xin chào quý khán thính giả của RFA trên toàn cầu. Hôm nay cảm ơn chị Hòa Ái có nhã ý phỏng vấn tôi nhân sự kiện này bởi vì tôi có trực tiếp tham gia vào đội ngũ phiên dịch cho sự kiện này nhưng mà ở phút chót trong cuộc họp chót thì tôi không được chọn. Tôi xin phép được tường thuật ngắn gọn nội dung của buổi họp cuối: Anh Vũ có yêu cầu ban tổ chức chọn tôi dịch cho tất cả các sự kiện chính của anh Nick tại VN.
Sau đó anh Vũ có đề cập đến 1 điều kiện là tôi không được phép dịch về tôn giáo kể cả trong trường hợp Nick nói. Tôi có nói rằng với vai trò người phiên dịch thì tôi phải dịch trung thực những lời của người nói để tôi chuyển ngữ sang cho chính xác. Tôi có cùng đức tin trong Chúa với Nick cho nên tôi hiểu chính xác những gì mà Nick diễn đạt. Tôi chưa ra quyết định với anh là tôi đồng ý hay không. Lúc đó anh Vũ có 1 sự thay đổi trên nét mặt thì anh chuyển đề tài khác và anh hỏi tôi về vấn đề phí. Và tôi thảo luận về mức phí. Anh Vũ nói rằng là: “thôi thì chúng tôi không chọn anh”. Nhưng mà cách đó 15 phút thì anh chỉ đạo cho ban tổ chức là “đề nghị các anh em bố trí cho anh Hùng dịch toàn bộ các buổi của Nick. Bởi vì tôi thấy anh Hùng là phù hợp”. Nội dung đó là như vậy.
Hòa Ái: Hòa Ái có xem được 2 buổi diễn thuyết của anh Nick qua youtube, có nghe anh Nick nói là ông Vũ theo đạo Phật. Có phải vì tín ngưỡng của ông Vũ nên ông ấy không muốn khán giả nghe anh Nick chia sẻ về đức tin Chúa Giê-su hay là có một yêu cầu nào từ chính quyền để hạn chế tối đa những lời truyền giáo của anh Nick, thưa ông?
Nick Vujicic diễn thuyết trước 20.000 người tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội vào ngày 23 tháng 5 năm 2013.AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Francis Hùng: Ban đầu tôi nghĩ rằng đó là tín ngưỡng của anh Vũ. Nhưng mà sau đó, tôi cũng theo dõi bài diễn thuyết đầu tiên của Nick xem người phiên dịch có dịch đúng danh của Chúa hay không thì tôi thấy người phiên dịch đã không dịch đúng. Tôi quyết định gửi email cho Nick biết và nói với Nick là yêu cầu người phiên dịch phải dịch đúng trong các buổi kế tiếp. Nick cũng biết đó là vấn đề nhạy cảm tại VN. Người đại diện của Nick đã nhận được email của tôi. Trong buổi diễn thuyết thứ hai tại sân vận động Mỹ Đình, khi nhắc đến danh Chúa thì Nick thúc người phiên dịch phải dịch ngay lập tức. Tức là Nick đã ý thức được vấn đề đó.
Ngày hôm qua, ngày hôm kia, có 1 người giả danh tới văn phòng của tôi mà không hẹn trước với mục đích giả vờ kêu tôi giảng về Chúa cho anh chàng này nghe. Và anh ta muốn tin nhận Chúa. Bởi vì đức tin trong Chúa của tôi, Thánh Linh báo cho tôi biết là đây là trường hợp giả mạo và tôi phát hiện ra đây là nhân viên an ninh. Khi vụ việc xảy ra như vậy thì tôi cũng biết rằng cũng có thể ý của anh Vũ không muốn dịch về vấn đề tôn giáo hoặc cũng có thể vừa là ý của anh mà cũng vừa là phía VN. Bởi vì tôi không thể kiểm chứng được điều đó mà tôi chỉ suy nghĩ dựa trên đánh giá chủ quan của tôi. Nhưng rõ ràng tôi bị làm phiền bởi nhân viên an ninh.
Thiếu quy định pháp luật
Hòa Ái: Hòa Ái được biết luật pháp Hoa Kỳ quy định rất nghiêm ngặt là người thông dịch phải dịch chính xác 100% nội dung của người nói. Thưa ông ở VN có luật định nào giống như vậy hay không hoặc những khóa học về dịch thuật có nhấn mạnh đến đạo đức nghề nghiệp là phải chuyển tải nội dung chính xác?
Francis Hùng: Theo như tôi được biết thì tại VN không có luật quy định về phạm trù đạo đức nghề nghiệp dịch thuật như vậy. Và chính là điều đó mà tôi thấy rất băn khoăn. Về mặt đức tin thì tôi cảm ơn Chúa vì anh Vũ không chọn tôi để tôi khỏi phạm tội. Về mặt xã hội, ở VN không có luật nào quy định nào như vậy cho nên người dịch thoải mái muốn dịch sao thì dịch, khán giả có khen hoặc chê thì do cảm tính và tình cảm của khán giả chứ về mặt luật pháp thì không có quy định.
Hòa Ái: Hòa Ái cũng nghe được thông tin nếu Bộ Công An và An ninh cho phép thì vào sáng Chủ Nhật, 26/5 anh Nick đến chia sẻ ở nhà thờ Gia Định và anh Nick được tự do nói về danh Chúa. Và cuối cùng thì sự việc có được diễn ra theo lịch trình không?
Francis Hùng: Tạ ơn Chúa là sự việc diễn ra theo lịch trình do bài viết của tôi đưa lên trên Facebook tạo một áp lực đáng kể, các trang mạng đều biết thông tin đó thành ra sáng nay Nick có đến nhà thờ nhưng ngược lại cơ quan an ninh không cho phép tôi dịch cho Nick. Họ bố trí một Mục sư khác dịch. Tôi có hỏi người đại diện của Nick tại VN là tại sao cách đây 2 ngày họ xác nhận với tôi là tôi sẽ dịch buổi sáng Chủ Nhật này nhưng bây giờ họ lại thay đổi rất nhanh như vậy? Anh này thú nhận là tôi không được lòng cơ quan an ninh nên họ không cho phép tôi dịch. Hồi sáng này tôi có tham dự buổi nói chuyện, chia sẻ của Nick tại nhà thờ thì Nick nói chuyện thoải mái. Bởi vì đó là phạm vi tôn giáo trong phạm vi nhà thờ.
Hòa Ái: Chân thành cảm ơn Diễn giả Francis Hùng.
Francis Hùng: Cảm ơn chị Hòa Ái và cảm ơn quý khán thính giả.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)