Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Ghé thăm các Blog: 02-05-2013




FACEBOOK BA SÀM
Ba Sàm 

Ngày 31-3-1973 là ngày mà những người lính Mỹ, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng rút khỏi VN. Nhưng từ ngày 31-3-1973 đến 30-4-1975, chiến tranh vẫn còn hiện diện trên mảnh đất Việt Nam. 

Gọi như các báo trong nước "38 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng", vậy miền Nam "hoàn toàn giải phóng" khỏi tay ai? Không thể "giải phóng" khỏi Mỹ vì lúc đó Mỹ đâu có mặt ở miền Nam mà "giải phóng"? 

Không thể gọi đây là cuộc chiến "Chống ngoại xâm", "Giải phóng miền Nam" hay chiến tranh "Chống Mỹ cứu nước"... bởi vì trước khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, đã xảy ra chiến tranh ở 2 miền Nam - Bắc và sau khi Mỹ rút quân thì Nam - Bắc vẫn tiếp tục đánh nhau (vả lại, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam thì ở miền Bắc cũng đã có sự hiện diện của của quân Liên Xô và Trung Quốc). 

Vậy thì, chúng ta nên gọi tên gì cho cuộc chiến này cho đúng nghĩa của nó? Nội chiến? Chiến tranh ý thức hệ? Huynh đệ tương tàn?

-----------

Mời bà con xem lại bài: CÁI BÁNH VẼ

BTV

Hai thằng anh em ruột bất đồng với nhau về cái bánh vẽ. 

Thằng em bảo: 

- Đó là cái bánh vẽ, không ăn được, ông mang về làm gì?

Thằng anh: 

- Nói bậy, đây là cái bánh “thiên đường XHCN”, rất ngon, bổ, khỏe… tao mang về cho cả nhà ăn.

Thằng em nhất quyết không ăn, cãi với thằng anh về cái bánh vẽ. Cãi nhau không xong, chẳng ai nhường ai, 2 thằng anh em lao vào đánh nhau. Mỗi bên kéo theo một số người, là những người thân ruột thịt trong gia đình, bạn bè và hàng xóm, về phe của mình.

Đánh nhau bao nhiêu năm nhưng bất phân thắng bại, hai anh em hụt hơi. Thằng anh đi vay vũ khí của bạn Nga và bạn Tàu, là nơi đã chỉ cho thằng anh cái bánh vẽ mang về nhà, để đánh thằng em. Thằng em cũng không vừa, đi mượn vũ khí của bạn Mỹ, chơi lại thằng anh. 

Hai anh em tiếp tục đánh nhau hơn chục năm, hàng xóm láng giềng và người thân ruột thịt của hai anh em lần lượt ngã xuống trong các trận đánh này. 

Chẳng bao lâu sau thì bạn Mỹ thỏa thuận với bạn Tàu để cho thằng anh thắng, bạn Mỹ không cho thằng em mượn thêm vũ khí nữa, còn bạn Tàu vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho thằng anh. Cuối cùng thì thằng anh thắng, thằng anh tống cổ thằng em – với thương tích đầy mình – ra khỏi nhà. 

Phe thằng anh chia nhau cái bánh vẽ, nhưng sau mấy chục năm vẫn không ăn được, mới nhận ra đó là cái bánh vẽ. 

Bạn của thằng anh là Nga và Tàu trước đây đã cho mượn vũ khí, bây giờ bắt đầu đòi nợ. Gom hết của cải trong nhà mà chẳng còn bao nhiêu, chỉ trả được cho bạn Nga một ít, cũng may, bạn Nga đã xóa hết nợ. Còn bạn Tàu thì nhất quyết đòi thằng anh phải trả nợ vay mượn vũ khí bằng cái sân sau. Hết của cải trả nợ rồi, chỉ còn cái sân sau, thằng anh đành nhắm mắt cho bạn Tàu xiết nợ.

Phe thằng em còn một số người thân sống sót đã bỏ chạy ra nước ngoài, cằn nhằn chuyện thằng anh để cho bạn Tàu siết nợ cái sân sau, là gia sản cha mẹ họ để lại. Thằng anh bị muối mặt, nên thỉnh thoảng cũng chữa thẹn bằng cách la lên: sân sau là của tôi, tôi có chủ quyền với cái sân sau nhà tôi. 

La thì la, nhưng bạn Tàu đã cho người chiếm mất cái sân sau rồi, vì thỉnh thoảng thấy con cái của thằng anh ra sân sau hái chanh, hái ớt, bị bạn Tàu nã đạn, đứa bị chết, đứa bị què giò!

Kết quả là, có rất nhiều bạn bè và người thân theo 2 phe đã bỏ mạng trong cuộc chiến của hai anh em nhà này, gia đình họ tan nát, hai anh em tới bây giờ vẫn không nhìn mặt nhau, lại còn mất cả cái sân sau, có nguy cơ mất luôn cái nhà thằng anh đang ở… tất cả chỉ vì CÁI BÁNH VẼ. 

Đau thật là đau! 


BLOG GÓC CỎ MAY

Không hiểu sao suốt mấy hôm nay, sau đi đọc cái tin “Chết để con được đi học!” trên báo Pháp Luật TP tôi cứ lẩn thẩn nghĩ nếu không có cái ngày 30.04 của cái Bên thắng cuôc thì liệu người mẹ Việt Nam họ Nguyễn kia có phải làm cái việc vô cùng thương tâm là thắt cổ tự vẫn để khỏi phải là gánh nặng đè lên một gia đình đang có 3 đứa con đang học hành tấn tới hay không?

Cháu Đinh Công Bằng người con lớn của chị Nhân đang học cao đẳng ở Vũng Tàu xót xa khi nghe tin mẹ quyên sinh cho con cái đi học…

Từ khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, cụ Hồ Chí Minh, người khai sinh ra chế độ Cộng sản - cha đẻ của Bên thắng cuôc chả vẫn mong cho người dân Việt đều ”có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” là gì?

Vậy mà người Việt Nam đã đổ hàng núi xương sông máu suốt từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau trong mấy cuộc trường chinh để có được một ngày 30.04.1975. Sau 38 năm “đất nước trọn niềm vui” non sông liền một giải lại có những hoàn cảnh mà chính người trong cuộc đã phải cay đắng thốt ra “Suy cho cùng, chị ấy bị đè chết vì học phí và viện phí” (Lời chị Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau) hay sao?

Cho nên tôi cứ thắc mắc, giả dụ không có cả bên thắng cũng như bên thua trong cái cuộc một mất một còn “ai thắng ai” giữa hai ý thức hệ cộng sản và tư bản. Hay nếu có sự hoán đổi lại giữa người thắng và kẻ thua. Một vùng châu thổ miền Tây bao la, phì nhiêu cây trái quanh năm tươi tốt, với đầu tầu kinh tế phát triển bậc nhất trong khu vực, nổi tiếng bởi danh xưng “hòn ngọc Viễn Đông”… thì liệu người mẹ Cà Mau đáng thương kia có phải dùng cái chết để mưu cầu học hành cho 3 đứa con của mình hay không?

Nhắc đến chuyện tư bản (“giẫy chết”) tôi lại nhớ tới trường hợp một gia đình họ Nguyễn người Việt ở cùng tiểu bang với tôi. Do bị bác đơn tỵ nạn nên bị trục xuất về Việt Nam hồi tháng 11.2011. Gia đình này tới Đức xin tỵ nạn chính trị từ một nước thứ ba (Tiệp) và đã bị từ chối do không hội đủ điều kiện theo như luật hiện hành của Đức qui định. Nhận giấy trục xuất lần đầu, gia đình họ đã chạy trốn vào nhà thờ nhờ che chở. Thấy tạm yên, họ lại ra sống bên ngoài để con cái tiếp tục tới trường. Nhưng vào một ngày định mệnh của tháng 11/2011. Lúc bình minh chưa lên, cả gia đình họNguyễn bị thức giấc bởi cảnh sát Đức tới bấm chuông cửa, yêu cầu gói ghém hành lý và đưa thẳng ra sân bay trục xuất về Việt Nam.

Niềm vui vỡ oà, cả nhà anh Tường, chị Sang và 2 đứa con nhỏ đã không cầm được nước mắt được trở lại Hoya-Đức. Để cho con đi học sau gần ba tháng bị trục xuất về Việt Nam…

May mắn chỉ mỉm cười với cô con gái lớn 20 tuổi đang theo học đại học là người duy nhất đủ tiêu chuẩn được ở lại theo luật định.

Bình luận về việc này, về luật thì cảnh sát nói riêng và chính quyền Đức  ở địa phương nói chung là không sai. Nhưng về cái tình người thì chưa ổn.

Vì vậy đã bị búa rìu dư luận Đức lên án dữ dội. Sức ép của xã hội dân sự mạnh tới mức khiến đích thân ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiểu bang Niedersachsen (người đã ký lệnh trục xuất), đã phải đứng ra giàn xếp và chịu mọi phí tổn rất tốn kém đưa gia đình họ Nguyễn kia được quay lại Đức sinh sống để con cái họ tiếp tục được học hành… sau 3 tháng bị gián đoạn.

Liên hệ với trường hợp của gia đình chị Nguyễn ở Cà Mau. Sau khi chị đã nằm sâu dưới mồ rồi, báo chí và chính quyền mới vào cuộc và than: “Lẽ ra người mẹ ấy không chết” thì người mẹ xấu số kia cũng không thể sống lại được nữa. Nhưng nỗi đau của những người thân của chị và rộng ra là cả xã hội sẽ không bao giờ lành.

Chính quyền ấp 5, xã An Xuyên ngồi lại chụp ảnh lưu niệm về cái gọi là: “kiểm điểm về cái chết của chị Nhân” dưới phông màn đẹp thế này?

Đến bao giờ mới hết được cảnh ”mất bò mới lo làm chuồng”? Đến bao giờ những người vẫn say men chiến thắng 30.04 của Bên thắng cuôc mới bắt tay vào hành động chứ không phải chỉ an ủi đãi môi (“Một trường hợp quá đau lòng. Tôi đã chỉ đạo đào sâu, làm rõ. Nhất là trách nhiệm của chính quyền địa phương” - lời ông Nguyễn Tiến Hải – Phó Chủ tịch tỉnh Cà Mau). Trong khi cái chết của chị Nhân đã được báo trước từ một tháng trước (y nguyên lý do trong thư tuyệt mệnh chị để lại). Đặc biệt trước khi quyên sinh 3 ngày chị vẫn còn gặp ông Trần Đại Đoàn, Bí thư xã An Xuyên nài xin được cấp sổ hộ nghèo để có thể vay ngân hàng tiền đóng học phí cho con. Nhưng chỉ nhận được lời hứa sẽ xem xét của ông đảng trưởng ở địa phương. Mà những lời hứa “sẽ xem xét” như thế chắc chị đã được nghe cán bộ đảng nói đi nói lại quá nhiều lần. Nhưng rồi cứ biệt tăm nên buộc chị phải chọn cái chết thương tâm như vậy chăng?

“Suy cho cùng, chị ấy bị đè chết vì học phí và viện phí”. Vậy ai đã làm nên cái qui định ”đè chết người” ấy, nếu không phải những người ở Bên thắng cuôc?

Nhắc đến chuyện viện phí, tôi lại nhớ tới chuyện cách đây đã ngót 20 năm. Tôi được anh bạn già mời tới nhà hàng ăn cỗ cưới. Chả thiệp thiếc gì, anh ta chân tình nói với tôi: “mình rổ rá cạp lại sống độc thân đã lâu, nay có bà đầm (người Việt) ở Mỹ thương mà sang đây (Đức) làm đám cưới để đón sang cùng sống ở bển với bà. Hoàn cảnh hai người đều eo hẹp nên mình không muốn làm to. Chỉ mươi người trong gia đình và bạn bè thân nhất tới nhà hàng ăn bữa cơm mừng ngày ký giấy kết hôn thôi…”. Đùng cái tới đúng cái ngày “đại hỷ” thì vào khoảng 4 giờ sáng “cô dâu tương lai” bị cảm ngã phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Lúc hữu sự mới phát hiện ra “bà đầm mũi tẹt” đã “quên” không mua bất cứ một thứ bảo hiểm y tế (vãng lai) nào ngoài mỗi chiếc thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ. Trong lúc ”nước sôi lửa bỏng” bệnh viện Đức, sau khi trao đổi với chính quyền địa phương vẫn tận tình cứu chữa bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Sau đó bà đầm Việt còn phải nằm điều trị và phục hồi tại bệnh viện tới hơn 3 tháng trời mới có thể nhúc nhắc đi lại được để lên máy bay về lại Mỹ quốc. Tổng chi phí phải trả cho bệnh viện tới 180 ngàn Đức Mã (DM) theo thời giá lúc bấy giờ. Nhưng cơ quan Xã hội và Từ thiện Đức chấp nhận trả hết cho bệnh viện không thiếu một xu. Tai họa ập đến khiến đám cưới (như dự kiến) của anh bạn tôi bị dừng lại vô thời hạn. Thật buồn. Nhưng lại được an ủi phần nào vì thấy ở xứ sở của tụi “giẫy chết” chúng không muốn bị mang tiếng vì chuyện “viện phí” mà nỡ “đè chết” một ai, dù đó là dưng.

Đã có người nói với tôi, sở dĩ những nước như Đức và Nhật có được một nền dân chủ nhân quyền vững chắc như ngày nay, chính là nhờ họ là những người ở bên thua cuộc. Bị thua cuộc họ đã bị chế tài, bị chia cắt, bị chiếm đóng. Trong cái rủi đó đã tạo nên cái may để họ có thể vươn lên trở thành những cường quốc hùng mạnh vào top đứng đầu thế giới về mọi mặt như hiện nay.

30/4/1978-30/4/3013: Kỷ niệm 35 ngày cưới của Gocomay.

Nghĩ về ngày 30 tháng tư này. Với cá nhân tôi là kỷ niệm tròn 35 năm ngày vợ chồng tôi làm đám cưới, ngày vui trăm năm của một đời người. Nhưng với cả dân tộc thì chưa hẳn. Bởi 30.4 đã có “hàng triệu người vui bên cạnh hàng triệu người buồn” (ý câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt).

Càng buồn hơn, vào dịp kỷ niệm 30.4 lần thứ 38 này đã có một người mẹ Việt Nam ở nơi đất mũi Cà Mau tận cùng của tổ quốc đã phải tự vẫn do bệnh tật và quá nghèo mà không xin được “sổ hộ nghèo”. Người mẹ này chưa qúa 50. Đã chọn cái chết để giảm gánh nặng cho chồng con. Để các con có điều kiện tiếp tục con đường học hành. Chị mất đi nhưng niềm hy vọng nhờ cái chết “có ích” của mình mà chồng con có thêm chút thu nhập nhờ tiền phúng điếu và đỡ tiêu tốn 140 ngàn đồng tiền viện phí mỗi ngày… Như vậy đã đủ “trọn niềm vui” chưa thưa tất cả những ai còn lương tri ở Bên thắng cuôc?

Đất nước mình đã hết chiến tranh. Nước nhà đã giành được độc lập thống nhất mà người dân không được hường hạnh phúc thì nền độc lập ấy phỏng có nghiã lý gì??? *
Gocomay

Một ý trong câu nói của Hồ Chí Minh



BLOG HUỲNH NGỌC CHÊNH

Chuyện quá khứ rất muốn gác qua nhưng rồi sao vào những ngày nầy, lòng vẫn cứ dây dưa.
Không dây dưa sao được khi thấy trên mạng xã hội chia làm hai phe. Một phe muốn nhuộm mạng bằng avatar màu đỏ, một phe muốn nhuộm mạng bằng avatar màu vàng. Cuộc chiến đã qua 38 năm nhưng vẫn chưa dứt ra khỏi nhiều người VN.

Chiến tranh Nam Bắc Mỹ: Nội chiến xuất phát từ ý thức hệ. Ý thức hệ tiên tiến trên hình thái sản xuất công nghiệp và ý thức hệ lạc hậu trên hình thái sản xuất nông nghiệp.

Trịnh Nguyễn phân tranh: Nội chiến vì tranh giành quyền lực, không phải vì ý thức hệ. Đây là cuộc chiến phi nghĩa.

Cuộc chiến 20 năm vừa rồi của VN là cuộc chiến gì?

Khi cuộc chiến còn chưa phân thắng bại, đang sống trong lòng của phe cộng hòa, Trịnh Công Sơn than vãn: Hai Mươi năm nội chiến từng ngày.

Mấy chục năm sau, đang sống trong lòng phe thắng trận Nguyễn Duy lại nói: Phe nào thắng thì nhân dân đều bại.

Ở hai thời điểm rất cách xa nhau, ở trong hai hoàn cảnh đối nghịch nhau nhưng nhạc sĩ và thi sĩ vẫn có một điểm chung: Phản đối cuộc chiến tranh vừa qua ở Việt Nam.

Cả hai đều thấy nó phi nghĩa chăng?

Trịnh Công Sơn còn sống trong hoàn cảnh chiến tranh, thấy tương lai mù mịt lại thêm thái độ loạng choạng giữa phe nầy và phe kia nên thấy cuộc chiến phi nghĩa. Nguyễn Duy đang ở bên thắng trận và sau khi cuộc chiến đã kết thúc thắng lợi về phe mình mà sao vẫn thấy cuộc chiến là phi nghĩa?

Cùng một dân tộc, một quốc gia mà chia làm hai phe đánh nhau: Đó là nội chiến.

Một phe theo ý thức hệ cộng sản, một phe theo ý thức hệ dân chủ cộng hòa: Nội chiến vì ý thức hệ.

Khi đánh nhau mỗi bên đều kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài. Một bên nhờ vả vào Liên Xô - Trung cộng, một bên nhờ vả vào Mỹ: Nội chiến ý thức hệ có yếu tố can thiệp của ngoại lai.

Có chiến tranh thì có thắng thua. Phe cộng sản thắng, phe cộng hòa thua.

Nhưng chính nghĩa thuộc về phe nào?

Chính điều nầy mới gây ra tranh cãi và vì vậy đã qua 38 năm rồi mà người dân VN vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc chiến.

Nội chiến Nam Bắc Mỹ, chính nghĩa thuộc về phe có ý thức hệ tiên tiến đó cũng là phe thắng trận.

Còn nội chiến Việt Nam.

Phe thắng cuộc cho rằng chính nghĩa là về phía mình vì mình đã có ý thức hệ tiến bộ.

Nhưng phe thua cuộc vẫn cho rằng chính nghĩa về phía họ, dù là họ thua. Lý lẽ để biện minh: Anh thắng tôi nên anh đưa ý thức hệ của anh vào toàn VN, ý thức hệ đó đã giúp gì cho sự tiến bộ của đất nước và dân tộc sau 38 năm áp dụng?

Tôi lại chưa thoát ra khỏi cuộc chiến nầy rồi.

HNC

Viết vừa xong thì nhận được E mail của nhà thơ Phan Đắc Lữ, một cán bộ bên phe thắng cuộc nói về cuộc chiến, xin đăng lên đây.

GIÁ NHƯ KHÔNG CÓ NGÀY 30 THÁNG 4

             Để có ngày 30 tháng 4
             Gần nửa triệu quân Mỹ
             Các quốc gia đồng minh
             Với hàng vạn vũ khí tối tân
             Đổ vào miền Nam Việt Nam.
 
             Để có ngày 30 tháng 4
             Hơn ba trăm nghìn quân Trung Quốc
             Hàng ngàn chuyên gia Liên Xô
             Các nước đông Âu
             Xe tăng , đại bác , tên lửa, tàu bay…
             Đổ vào miền Bắc Việt Nam .

             Để có ngày 30 tháng 4
              Ròng rã hai mươi năm
             Anh em ruột rà đánh nhau chí tử
             Tranh dành non sông Tổ Tiên để lại
             Máu ngập các dòng sông
             Xương phơi đầy rừng núi
              Những góa phụ đầu xanh phủ trắng khăn tang
              Những mẹ già nhăn nheo tóc bạc như sương
                                                   Ngồi khóc con mãi mãi không về .

             Để có ngày  30 tháng 4
             Con cháu của Rồng Tiên
             Rước voi về dày mả Tổ
             Bên thắng
             Bên thua
             Nhân dân đại bại !
             Quốc lâm nguy !
             Bản Giốc Cao Bằng – Nam Quan ải Bắc
             Hải đảo Hoàng Sa vào tay giặc cướp .

            Và mỗi năm
            Đến ngày 30 tháng 4
            Lại khoét sâu thêm hận thù  vào lòng dân tộc.

              Giá như không có ngày 30 tháng 4
              Đất nước đã hóa Rồng
              Đâu phải như hôm nay .

                                    Ngày 30 tháng 4 năm 2013
                                          PHAN ĐẮC LỮ



FACEBOOK MẸ ĐỐP

Anh hỏi em: 30/4 - em nghĩ gì hả em gái?

Em nghĩ gì ư? Những ngày này em lên facebook, những avatar cờ vàng ba sọc đỏ xen lẫn với avatar cờ đỏ sao vàng. Những ngày này, người ta đang tranh cãi nhau nên gọi nó là ngày gì: giải phóng hay quốc hận. Em đã đọc về Sài Gòn trước 75, em đã thấy những hình ảnh của một Sài Gòn phồn thịnh, tự do nên em không thể coi đó là ngày giải phóng. Em đã đọc câu chuyện ngậm ngùi về một người lính miền Bắc mang một hũ mỡ heo vào Nam, định tặng bà con vì nghĩ miền Nam đói khổ, rên xiết, lầm than dưới tay đế quốc. Em sinh sau đẻ muộn, em biết chuyện hàng ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi, em hiểu nỗi đau của những người còn sống sót và đến được bến bờ tự do nhưng em không muốn mang chữ hận thù bên cạnh mình. Em sẽ gọi nó là ngày tang thương, dù thực ra, cuộc tang thương của đất nước mình bắt đầu trước đó cả ba mươi năm.

Em nghĩ gì ư? Những ngày này, cờ đỏ giăng rợp trời Sài Gòn, từ nhà phố bé tí đến chung cư cao cấp, từ hẻm nhỏ đến mặt tiền. Và băng rôn ca ngợi ngày giải phóng miền Nam giăng giăng khắp phố phường. Và pháo hoa sẽ sớm nổ đì đùng giữa trời đêm. Anh ạ, mỗi khi đến Singapore và nghe những người lái taxi kể về đất nước họ một cách tự hào, em không thể không nghĩ về quê hương mình. Người Sing tự hào vì chỉ trong vòng 50 năm, từ một hòn đảo nhỏ, đất nước họ đã trở thành một trung tâm kinh tế nổi bật của Á châu và đời sống người dân hết sức an toàn. Họ có quyền tự hào về đất nước họ, phải không anh? Còn em, em lớn lên đã được dạy dỗ: "Các em hãy tự hào vì đất nước ta, một đất nước kiên cường đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ." Không, anh ạ. Cha ông đã để lại cho thế hệ em một tổ quốc vá chằng vá đụp, mỗi một ngày em ngồi khâu lại, rửa vết thương mãi mà chẳng lành. Em có gì tự hào khi mỗi ngày bước ra đường, em lại thấy dân oan nằm lăn lóc vỉa hè đường Võ Thị Sáu, em lại thấy gái điếm và con nghiện đứng đầy công viên 23/9, em lại thấy người già bán vé số và trẻ em ăn xin, em lại thấy cảnh sát giao thông đứng ở những ngã đường khuất tầm nhìn để ăn tiền hối lộ.

Em nghĩ gì ư? Mỗi ngày em online, em đều đọc phải những tin tức về cảnh trẻ em ăn thịt chuột, về hai mẹ con khỏa thân giữ đất, về những vụ án giết người rùng rợn, về những can xăng tưới lên người thân và những ngọn đuốc sống giữa thời bình. Anh thân mến, em biết nghĩ gì khi nghe tin một người đàn bà đã tự tử để bớt khoản tiền 7 đô la/ngày mua thuốc và kiếm thêm ít tiền phúng điếu cho chồng con được sống. Anh ạ, em đã khóc, y như hồi em mới học cấp 2 và đọc xong câu chuyện "Một bữa no" của Nam Cao. Quê hương mình, gần 100 năm qua có gì khác không anh? Những lúc em nằm vạ vật tàu xe đi thăm người nghèo, em càng đi lại càng buồn và càng tuyệt vọng, bởi em biết vòng tay em quá nhỏ, làm sao đủ sức chia sẻ cho hết với những người nghèo khổ trên đất nước này.

Em nghĩ gì ư? Anh trai em tượng hình trong bụng mẹ vào những ngày ba em nộp súng ở ủy ban xã và quay về với má thay vì đi vượt biên. Năm 16 tuổi, anh trai em bỏ học để ở nhà giữ bò, làm ruộng với ba má cho 4 đứa tụi em đi học. Năm 20 tuổi, anh đi bộ đội. Năm 22 tuổi, anh đi Sài Gòn làm mướn, gửi tiền về cho em nộp học phí ở đại học. 31 tuổi anh mới cưới vợ. Đám cưới anh, anh hát cả "Lời đầu năm cho con" (mà anh thường nghe Duy Khánh hát) lẫn "Đất nước trọn niềm vui". Năm ngoái, 37 tuổi, anh về quê làm nhà, để vợ con ở nhà và vào lại Sài Gòn kiếm cơm. Quy định về hộ khẩu hộ tịch làm thằng Bin con anh không được học trường công ở Sài Gòn, còn trường tư thì vợ chồng công nhân như anh làm sao nuôi con đi học cho nổi. 

30/4, em nghĩ gì khi trên đường về, dưới cái nắng chói chang của Sài Gòn, một đứa bé gái ngồi tựa gốc cột đèn, tay cầm xấp vé số, trên đầu nó là cái băng rôn đỏ: "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng miền Nam! Tinh thần ngày quốc tế lao động 1-5 bất diệt!"


FACEBOOK ÔSIN
Huy Đức

Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả".

Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ trích vì chính sách "ngoại giao cây tre" nhưng đổi lại người dân Thái đã tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Không chỉ có người Thái, cho đến trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người Nhật nhận ra họ đang đối diện không phải với một "mandi" mà là một đế quốc. Thay vì "tuẫn tiết", Thiên hoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa trở nên hùng mạnh.

Tinh thần độc lập cũng vô cùng cao cả. Nhưng, như Hồ ChíMinh nói: "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa". Năm 1999, người Úc đã từng trưng cầu dân ý về việc họ có nên thay thế quan toàn quyền của Nữ Hoàng Anh bằng một chế độ cộng hòa tổng thống (độc lập) hay không, kết quả là đa số dân Úc đã nói không. Bởi, điều quan trọngnhất là hạnh phúc và tự do thì người dân đã có.

Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản. Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh. Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ Chí Minh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.

Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng.



BLOG PHƯƠNG BÍCH

Lần đầu tiên tôi biết về nhà tù cộng sản là qua cuốn “Đêm giữa ban ngày”. Khi đó tôi cũng đã 50 tuổi, và người khuyên tôi tìm đọc chính là sếp cao nhất của cơ quan tôi. Ông nói đọc để biết sự tàn ác của cộng sản, mặc dù ông cũng là cộng sản, là bí thư đảng ủy cơ quan. Một sự thức tỉnh quá muộn mằn.

Quá nửa cuộc đời trở về trước, tôi chỉ được đọc về chuyện người cộng sản bị cầm tù trong nhà tù “Mỹ, Ngụy”, chứ chưa bao giờ biết chuyện người cộng sản bị cầm tù trong nhà tù cộng sản nó như thế nào. Chỉ chừng đó những điều trong “Đêm giữa ban ngày”, cũng đủ để làm đổ vỡ chút lòng tin mù quáng còn sót lại trong tôi. Thực không thể tưởng tượng nổi rằng người lương thiện cũng có thể bị tống vào tù, bởi những người từng được coi là anh em, đồng chí với mình. Sau này, tôi lại được biết thêm còn nhiều người cũng bị đối xử tàn tệ như cha con cụ Vũ Đình Huỳnh. Với anh em, đồng chí của họ còn bị như thế, thì số phận tù binh hoặc những người “tù cải tạo” hẳn kinh khủng hơn rất nhiều.

Tôi tin rằng, cho dù pháp luật nước ta có kém văn minh đến đâu, chắc chắn cũng không có điều luật nào cho phép đánh đập, bỏ đói, hay nhục mạ tù nhân. Nhưng thực tế cho thấy trong nhiều nhà tù ở Việt Nam (nếu không muốn nói là hầu hết), những người được cho là đại diện pháp luật đã lạm dụng quyền lực của họ để thỏa mãn một sở thích bệnh hoạn, hay chỉ là một sự trả thù vô cớ khi đày đọa thể xác và tinh thần của người bị giam cầm. Trong tù, dường như tù nhân không chỉ mất quyền công dân, mà còn mất cả quyền con người.

Tôi không tin tất cả bọn họ toàn những kẻ độc ác, vô tri vô giác, chỉ biết tuân lệnh cấp trên như một cái máy. Tôi tin trong tâm thức họ, vẫn có người phân biệt được chuyện đúng sai, tốt xấu. Tiếc rằng lòng tốt trong họ chưa đủ mạnh để chiến thắng sự vô cảm và sự yếu hèn của bản thân.

Từ khi Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam, tôi đã hình dung những gì sẽ đến với cô gái tuổi đôi mươi này. Tôi không sợ lắm cho tâm hồn non nớt và ngây thơ của cô gái, sẽ bị tổn thương trong môi trường nghiệt ngã của nhà tù. Nhưng xót thương là bản năng của con người. Đất nước đâu phải thời chiến mà cần giam cầm, đày dọa những chàng trai, cô gái còn đang tuổi ăn học, tuổi yêu thương? Việc họ giam Phương Uyên cùng với tù thường phạm, muốn mượn tay giang hồ để đánh đập cô học trò nhỏ thì ai cũng ngầm hiểu, đó là trò ném đá giấu tay của quản giáo. Tin Phương Uyên bị đánh đập trong tù không những không làm cho người ta run sợ, mà chỉ càng chuốc thêm sự căm phẫn và khinh bỉ đối với chế độ.

Dùng vũ lực để khuất phục kẻ khác luôn đồng nghĩa với sự bất lực về nhân tâm. Tôi chắc rằng nếu tất cả mọi người dân Việt Nam dám nói thật chính kiến của mình, đất nước này sẽ không xây đủ nhà tù để giam giữ những người bất đồng chính kiến.


Nhiều năm trước, khi thế giới còn mông muội, một lần, một người da trắng chuyên săn da đầu người da đỏ bị chính người da đỏ bắt. Họ đã làm điều mà ông ta thường làm trước đó - nghĩa là lột da đâu ông ta. 

Khi những người da trắng khác tìm thấy ông, đang hấp hối trong một bộ dạng rất kinh khủng. Ông ta đã thều thào nói với họ, rằng đừng bao giờ lột da đầu một người khi họ còn sống, vì điều đó thực sự rất khủng khiếp.

Vậy mới nói, nếu không muốn bị đau, thì đừng làm đau người khác!

Không muốn bị cầm tù, thì đừng giam cầm người khác!

Nguyễn Phương Uyên


BLOG QUÊ CHOA
Âu Dương Thệ

 Đúng vào dịp kỉ niệm 38 năm “giải phóng” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm công bố bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” trên Blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Từ cái tên chọn cho bài thơ này cũng đã nói tất cả tâm tư của Nguyễn Khoa Điềm về chế độ hiện nay, nhất là những người cầm đầu chế độ toàn trị đã mang lại cho đất nước và nhân dân gần 40 năm  “giải phóng” như thế nào! Đấy là chưa kể việc Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một Blog của báo “lề dân” để phổ biến bài thơ của mình, chứ không gởi cho báo “lề Đảng”, cũng là một việc đáng suy nghĩ!

Mọi người đều biết, Nguyễn Khoa Điềm đã từng là Bộ trưởng Văn hóa Thông tin, sau đó trở thành Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương và kiêm Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (khóa 9 , 2001-06). Chính vì thế không ngạc nhiên, một số nhà dân chủ và văn nghệ sĩ tên tuổi đã bày tỏ lập trường khen và chê của mình khi bài thơ  “Đất nước những tháng năm thật buồn” của Nguyễn Khoa Điềm được phổ biến .

 Tuy nhiên, nếu cân nhắc các mặt trong sứ mệnh chung là chống độc tài và xây dựng dân chủ, có lẽ nên trân trọng lòng thành thực hiện nay của ông Điềm. Bước vào tuổi 70 Nguyễn Khoa Điềm đã ngộ ra được những sai lầm nguy hiểm và những hậu quả vô cùng tai hại của chế độ độc tài toàn trị, và ông đã dám nói công khai tình trạng của xã hội XHCN tuy đã sau 38 năm “giải phóng” nhưng:
“ …tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc!”

 Đây là thái độ dám vượt lên chính mình thật đáng khen và khuyến khích. Ông Điềm nay đã biết  “giỏ giọt nước mắt” vì còn biết  “xấu hổ”. Tinh thần biết tìm lại lòng tự trọng như thế hầu như không có ở những người đang có quyền lực và cũng rất hiếm ngay trong những người đã từng cầm quyền nay đã về hưu!

 Để cùng tiến về phía trước, xã hội cần có những phản biện công khai thẳng thắn, nhưng cũng biết trân trọng và khoan dung với những ai thực tâm muốn trở lại nhập cuộc đấu tranh mở con đường mới cho đất nước để các  “tin lành” trải rộng từ Bắc chí Nam!

 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng như các đảng viên tiến bộ biết quí lòng tự trọng nên vững tin rằng, hàng vạn  “con cá hanh” đang chào đón chân tình những “con cá hanh khác” để cùng nhập cuộc ra khơi, vì “Chúng ta là Người Tự do!”

 Ông Điềm ạ, không ai khác, chính
 Chúng ta “nắm vận mệnh chúng ta!”
Để một ngày không xa
“buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi!”
 
28.4.2013
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


BLOG TRƯƠNG DUY NHẤT

Chẳng thấy hồ hởi nữa. Khách cũng vắng, không còn cảnh chen chật như nêm trên hai tuyến dọc đôi bờ sông Hàn. Vẫn cái sân khấu chỗ ấy. Vẫn chỗ bắn pháo ấy.

Năm nào cũng một chỗ bùm bụp đì đoàng mãi. Chẳng có gì khác. Pháo hoa thì có vẻ xấu hơn mọi năm. Chẳng còn nghe thấy những tiếng ồ à ngạc nhiên sau mỗi tràng pháo.

Duy nhất màn trình diễn của đội Mỹ đẳng cấp và ấn tượng. Còn lại các đội khác xem cứ quê quê, rời rạc, nhạt nhẽo. Hay thứ họ mang sang chỉ là loại… làng xã nhỉ?

Đội chủ nhà Việt Nam đì đoàng bùm bụp, có pháo mà nhiều khi chẳng thấy hoa. Nhạc nhẽo thì lồng ghép khiên cưỡng, í éo chẳng ăn nhập gì với pháo hoa. Nghe hỏng cả lỗ tai.
Cứ đà này, những năm tới bắn mãi cũng chẳng còn mấy người xem.

* * *

Dẹp vứt cái sân khấu đi. Xem pháo hoa sao cứ phải khán đài ghế ghiếc. Quan tình đủ loại bày ra đó, ngồi phơi phưỡn bụng ra. May là trời chỉ lắc rắc vài giọt, chứ mưa ào phát như năm rồi, mỗi quan ụp tròng một áo mưa tiện lợi trông cứ lùng nhùng như một đám bao cao su di động. Chả ra làm sao.

Dẫn vợ đi xem pháo hoa, sao cứ phải dẹp đường chặn lối, xe hộ tống dẫn đường hú còi inh ỏm loạn rối phố phường.

Thay vì ngồi phưỡn bụng ra đó, kiếm cho các cụ một góc bàn nơi nào tao nhã, sang trọng để các cụ thản nhiên ha hả cười đùa, nhấp ly rượu hưởng phút giây thư giãn riêng biệt. Đó không chỉ là sự tôn trọng mà còn là văn hóa thưởng lãm.

Pháo hoa mà quá nhiều chuyện không chỉ pháo hoa.

* * *

Đà Nẵng những ngày pháo hoa ngập cờ và băng rôn biểu ngữ.

Đường phố đẹp. Nhưng nếu vứt bỏ hết những loại cờ phướn biểu ngữ băng rôn đi thì sạch sẽ phố phường hơn và đẹp Đà Nẵng hơn. Trông rối cả mắt và phá nát kiến trúc đô thị.

Cái lối bắt dân treo cờ mỗi dịp lễ hội cũng nên dẹp đi. Quốc kỳ cắm có nơi có chốn. Tư gia sao nhà nào nhà nấy cũng phải thò ra một cái cờ đỏ lòm. Đâu phải cứ cắm cờ trước nhà mới là yêu nước. Cờ đảng cờ nước sao cứ vác ra cắm la liệt hai hè phố. Làm tầm thường lá quốc kỳ mà lại… bẩn rối phố phường.

Những cây cầu đẹp đến thế, vậy mà vác đủ loại cờ phướn xanh đỏ tím vàng căng cắm rối bời như đồ vàng mã.

Cầu Rồng, sau bao lời chê phán sắp tới (theo ông Nguyễn Bá Thanh) cái đầu sẽ được nâng cao thêm 3 mét.
Để xem sao. Nhưng nếu chỉ nối ống đẩy cái đầu lên thêm vài mét cũng chưa chắc nhìn ra rồng. Trơn tuột không chân vậy chẳng khác gì con rắn. Tôi chưa nghe nói rồng không chân bao giờ. Và cũng chẳng hiểu sao cặp mắt rồng lại mang hình… trái tim!

Xem ra có sửa mấy thì chú rắn này cũng khó thành rồng.

Bí thư thì đến giờ vẫn chưa có.

Nhân sự bất ổn. Đất cát ế ẩm. Túng cạn đến mức nghe Mỹ Tâm hét 6.000 USD đã hoảng. Chỉ mấy trò nhạc nhẽo chơi cũng quáng gà gỡ không ra làm um lên hề cho thiên hạ.

Đà Nẵng hậu Bá Thanh pháo hoa cũng ngán. Và không chỉ pháo hoa.



Đào Hiếu - Cuộc chiến tranh bất tận



Đào Hiếu


Tranh ghép của Libera

Cách đây không lâu trên mạng facebook có người đưa một bức tranh ghép của một nghệ sĩ Ba Lan tên là Libera, tác giả này đã “cải biên” bức ảnh nổi tiếng của Nick Út từng đoạt giải Pulitzer, chụp bé gái Phan Thị Kim Phúc đang bị bom napalm đốt cháy năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh.

Blogger này có lẽ vì sợ độc giả không hiểu nên đã giải thích rằng tuy bức ảnh gốc mô tả nỗi đau của chiến tranh Việt Nam nhưng hiện nay cuộc chiến ấy đã đi vào dĩ vãng, Việt Nam đã có hòa bình, và đang xây dựng đất nước, nên người nghệ sĩ Ba Lan này đã nảy ra sáng kiến sửa chữa các nạn nhân trong ảnh gốc thành những nhân vật sexy, tươi cười, vui đùa trong xã hội mới (mời xem ảnh). Bên dưới tác phẩm ấy, nhiều bạn đọc cũng đã viết những comments với ý kiến tương tự.

Mới đây, một blogger khác cũng đã đề nghị gọi ngày 30/4/75 là ”ngày Hòa Bình”.


Ảnh gốc của Nick Út

CÓ PHẢI VIỆT NAM ĐANG SỐNG TRONG HÒA BÌNH?

Tôi đã sống ở Việt Nam trong ngày 30/4/1975, nhưng tôi không thấy hòa bình đâu cả. Rồi những tháng năm kế tiếp, và cả đến bây giờ, xã hội Việt Nam không có giây phút nào hòa bình.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Ngày 30/4/75 có một triệu người vui nhưng cũng có một triệu người buồn”.  

Tuy con số “một triệu” chỉ là con số biểu kiến, nhưng vì sao lại có “một triệu người buồn” ấy?

Vì thực tế Việt Nam chưa có hòa bình.

Ngày 30/4/75 mở đầu cho những đợt học tập cải tạo rộng lớn, đều khắp trên cả nước. Đó là những trại giam khổng lồ, là những trung tâm thù hận, là chốn lưu đày của những người Việt Nam được gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”. Tiếp theo là phong trào vượt biên của hàng triệu người chạy trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển. Bị bắt, bị tù, bị tống tiền, bị hải tặc trấn lột, cưỡng hiếp, rồi nào là bão tố, biển động, tan xác trên biển, vùi thây trong bụng cá.

Trên đất liền thì đưa dân thành phố đi kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, đổi tiền. Tiếp đến là Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam giết người cướp của, xác chết người Việt Nam bị vứt xuống sông, nghẽn cả dòng chảy. Kế đến là chiến tranh biên giới phía Bắc vì Đặng Tiểu Bình muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Những trận đánh ấy vô cùng ác liệt, thương vong bởi bom mìn (nhất là mìn) lớn đến nỗi có người nói tổng số sĩ quan từ cấp úy trở lên đã chết trong hai cuộc chiến này không thua kém cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Trên các mặt trận văn học, nghệ thuật, âm nhạc… cũng đã diễn ra những cuộc chiến tranh âm ỉ nhưng không kém phần gay cấn (mời đọc Hồi Ký của nhạc sĩ Tô Hải, hồi ký Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất của Nguyễn Khải…).

Lắng dịu được ít lâu thì Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ông vua “đổi mới” Nguyễn Văn Linh xoay 180 độ. Việt Nam ôm chầm lấy Trung Quốc hun chùn chụt.

Tuy nhiên, nhờ “đổi mới tư duy” nhờ “kinh tế thị trường” Việt Nam bắt đầu biết làm ăn, biết bắt tay kinh doanh cùng tư bản.

Thế là lại đẻ ra cuộc chiến tranh mới: vay vốn WB, vốn IMF, vốn ODA… rồi bán tài nguyên thiên nhiên, vừa trả nợ vừa chia chác, đẻ ra nạn tham nhũng, tràn lan như cỏ trên thảo nguyên.

Từ đó mọc ra những tư sản đỏ.

Tư sản ngoại bang giao cấu với tư sản đỏ đẻ ra chiến tranh giành đất đai, cưỡng đoạt đất dân nghèo để bán cho các nhà đầu tư, các nhà tài phiệt khổng lồ.

Chiến tranh giành đất dân nghèo đã nổ ra khắp cả nước. Đó là trận Mậu Thân của thời đại mới. Một cuộc tổng tiến công và nổi dậy của NÔNG DÂN Miền Nam anh hùng chống lại bọn chủ đầu tư tài phiệt nước ngoài cướp đất dưới sự hỗ trợ của chánh quyền. Trong các cuộc chiến tranh ấy không phải là không có đổ máu và người chết mặc dù người nông dân chỉ dùng gạch đá, tay không, tiếng la khóc và thậm chí tự lột quần áo mình để ngăn những người “thi hành công vụ”.

Mãi cho tới khi Đoàn Văn Vươn xuất hiện thì mới có tiếng nổ. Tuy chỉ là những tiếng nổ của vũ khí tự chế bằng pháo hoa rất thô sơ nhưng đã gây tiếng vang rất lớn vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Thế mà sau khi tòa xử Đoàn Văn Vươn 5 năm tù, mặt trận Tiên Lãng lại bùng nổ.

Ngày nào trong hiến pháp còn ghi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện và chủ động quyết định” thì chiến tranh giành đất sẽ còn tiếp diễn dài dài.

Đó sẽ là cuộc chiến tranh bất tận.

Dường như tôi chưa nhắc đến cuộc chiến giữa nhà nước Việt Nam và những người đòi nhân quyền, đòi dân chủ. Các nhà tù sẽ còn mở cửa đón các tù binh chiến tranh thời đại Internet.

Và Việt Nam sẽ không bao giờ có hòa bình.

Vì thế tôi muốn mời tác giả Libera của Ba Lan đến Việt Nam để đi thực tế các chiến trường đang nóng bỏng trên đất nước tôi. Và để tự tay ông xé bức tranh ghép nổi tiếng của ông, vứt vào sọt rác.
Tại sao phải làm vậy?

Vì nếu nó không phản ánh đúng thực tế Việt Nam hiện nay thì bức tranh ấy chỉ mang ý nghĩa phỉ báng nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh mà thôi.

ĐÀO HIẾU



Huỳnh Ngọc Chênh - ANH CÓ KHỔ KHÔNG ANH TƯ?



Huỳnh Ngọc Chênh

1. Thời gian gần đây bỗng dưng rộ lên những trang blog bậy bạ tập trung chĩa mũi dùi vào anh Tư làm tui cảm thấy thương cho anh quá.


Trong các trang bậy bạ đó lại có trang mang hẳn tên anh nữa mới đau cho anh chứ. Hình như chúng nó không kiếm ra được cái gì sai trái trong công việc của anh nên chúng xục vào chuyện riêng tư gia đình, con cháu của anh để mong bôi bác anh. Nhiều người cho rằng những chuyện chúng viết đều linh tinh hầm bà lằng chẳng đúng đâu vào đâu. Ngay cả chuyện con anh, một "hoàng tử" mà chỉ làm một công việc bình thường ở một công ty tầm tầm, không như các "hoàng tử" và "công chúa" khác, mà chúng cũng không tha, cũng mang ra bêu riếu. Tuy nhiên những chuyện "hở váy lòi lưng" thấp kém ấy lại kích thích sự tò mò của nhiều người và do vậy cũng có lắm kẻ vào xem, lắm người thích thú cười cợt sau lưng anh, trong đó không loại trừ các đồng chí thân yêu của anh. Chắc anh đau lắm nhỉ?

Đường đường một ông vua như anh mà bị người ta xỏ xiên bêu riếu, xâm phạm vào đời tư, đăng ảnh sinh hoạt riêng tư của con cháu anh lên một cách trái phép mà anh không biết làm cách nào để chống đỡ, để nói lại, để thanh minh hoặc để kiện chúng nó ra tòa- ít ra là về tội xâm phạm đời tư công dân- quả là đau lắm chứ!

Tại sao lại có chuyện như vậy anh Tư hè?

Tôi thấy ở các nước khác, nguyên thủ của họ, kể cả những nguyên thủ có lắm chuyện riêng tư bê bối cũng không đến nỗi bị khổ như vậy. Có những chuyện riêng tư dư luận không dám đụng vào, có những chuyện họ đụng vào được thì phải có bằng chứng rõ ràng và cách họ đụng cũng rất đàng hoàng, rất minh bạch, không sai sự thật và không viết lách theo kiểu bôi tro trét trấu một cách ti tiện.

Họ làm được như vậy bởi vì họ có một nền báo chí tự do, cá nhân nào, tổ chức nào cũng có quyền ra báo. Khi mà họ chịu trách nhiệm pháp lý về tờ báo của mình thì họ không thể viết bậy, không thể xuyên tạc sự thật và không thể tự do tung tin bịa đặt xâm phạm vào quyền riêng tư của công dân. Một khi đã có tự do báo chí thì những trang blog nặc danh không có đất sống vì không ai thèm vào đọc những thứ bậy bạ vô trách nhiệm như vậy. Ở Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và ngay ở những nước như Thái Lan, Mã Lai... khó tìm thấy những trang blog theo kiểu tusangnha..., nguyentandu... Mà ở những nước ấy nếu có những trang bậy bạ như vậy thì cũng hiếm người biết đến.

2. Ở Việt Nam, phản ứng lại sự độc quyền báo chí của đảng anh, các trang blog cá nhân xuất hiện. Sự xuất hiện này là nỗ lực tự thân của người dân nhằm cải thiện quyền tự do ngôn luận đang bị hạn chế.

Anh Tư ơi, nỗ lực đó bị chính quyền của anh cản trở bằng nhiều cách như: bắt bớ, hành hung, theo dõi, đánh sập, chặn tường lửa và đặc biệt dùng lực lượng 900 dư luận viên để chống lại như công bố của ông Hồ Quang Lợi. Không biết các dư luận viên được nhà nước trả lương nầy làm những việc gì trên mạng nhưng sự  xuất hiện của họ ngẫu nhiên trùng hợp với sự xuất hiện của nhiều trang blog nặc danh bậy bạ và bẩn thỉu. Chúng thường giả danh là yêu nước, là chống cộng, là dân chủ, là hải ngoại...  để viết những bài bịa đặt bôi nhọ những trí thức, nhân sĩ và những blogger tiến bộ.

Và bây giờ đám âm binh đó lại chĩa mũi dùi vào chính các vị lãnh đạo của đảng cũng như vào chính anh đấy anh Tư ạ. He he, chơi âm binh có ngày bị mặc áo giấy là vậy.

Chắc anh và các đồng chí của anh cũng đã ghé mắt nhìn vào làng báo lề dân đứng đắn rồi chứ. Làng báo ấy được xây dựng lên bởi ai nếu không nói là những người được xã hội quý trọng. Đó là những đảng viên cấp tiến, những trí thức tài năng, những nhà văn, nhà báo tiến bộ, những công dân chân chính... Những bài báo của những người ấy viết, những trang blog của những người ấy lập ra là hoàn toàn đứng đắn, có tính phản biện cao, đóng góp tích cực cho công cuộc bảo vệ và đổi mới của đất nước. Tôi có thể kể ra đây một số người mà tôi nhớ như Hà Sĩ Phu, Tô Hải, Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Tương Lai, Hoàng Lại Giang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Trung, Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên, Hoàng Xuân Phú, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Trần Mạnh Hảo, Huy Đức, Võ Văn Tạo, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phạm Chí Dũng, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Huy Canh, Phạm Hồng Sơn, SV Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Văn Thạnh, Oanh Yến thị Phạm, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi... Và một số trang blog như: Ba Sàm, Bauxite VN, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Quê Choa, Người Buôn Gió, JB Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất, Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Văn Bồng, Đoan Trang, Thùy Linh, Dòng Chúa Cứu Thế, Anh Vũ, Giang Nam Lãng Tử, Phạm Viết Đào, Nguyễn Thông, Đào Tuấn, Nhật Tuấn, Nguyễn Vạn Phú, Hồ Trung Tú, Bà Đầm Xòe, Tạ Phong Tần, Lê Hiền Đức, Bùi Thị Minh Hằng, Xuân Việt Nam, Hồ Hải, Đông A, Phương Bích, Nguyễn Đắc Kiên...

Anh có thể nào tìm ra các bài viết xúc phạm cá nhân lãnh đạo, xâm phạm đời tư công dân và muôn vàn thứ bậy bạ vô trách nhiệm khác của những người đó hay trên các blog đó không? Ngay những bài viết giật gân câu khách bằng các đề tài rẻ tiền như đâm- cướp- hiếp mà báo chí được cho là chính thống của nhà nước vẫn tận tình khai thác cũng không hề có mặt trên những blog lề dân này. Hoàn toàn không. 

Dù bị bao vây đánh phá, dù không được chính quyền các anh công nhận, những người cầm bút tự do ấy, những blog lề dân ấy vẫn luôn luôn trách nhiệm về từng bài viết của mình trước lương tâm, trước xã hội và trước pháp luật. Đó là diện mạo thật sự của một nền báo chí tự do, dù là tự do trong hàng rào vây chặt của an ninh, của tường lửa, của giả danh côn đồ, của hacker cùng với hai lưỡi gươm 88 và 79 treo lơ lửng trên đầu.

Một khi hàng rào ấy được dỡ bỏ, nền tự do báo chí thật sự được cởi trói, thì làng báo lề dân sẽ vươn lên. Những thứ âm binh, nặc danh, hạ cấp sẽ không còn chỗ đứng. (Bằng chứng là từ khi xuất hiện những blog đứng đắn kể trên, các trang blog bậy bạ, sex siếc khác vắng hẳn người vào). Lúc đó bản thân anh cũng sẽ bớt khổ anh Tư ơi.  Nhưng cho dù các anh không cởi trói thì làng báo lề dân cũng tự mình tìm cách vươn lên vì nó đã có chỗ đứng trong lòng dân, dĩ nhiên là cam go và tốn kém hơn.

3. Những trang blog nặc danh hạ cấp cùng những bài viết bôi bác nhắm vào các cấp lãnh đạo các anh thường xuất hiện rộ lên trước những cuộc họp quan trọng có liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự của đảng anh. Trước hội nghị TW 6 đã rộ lên đến chóng mặt rồi sau đó tắt đi. Bây giờ nghe nói chuẩn bị nhóm họp hội nghị TW 7, những bài viết kiểu ấy lại nổi lên và không hiểu vì sao, lần nầy lại tập trung chĩa vào anh nhiều nhất. Không am hiểu chuyện nội bộ của các anh nên khó giải thích như thế nào. Tuy nhiên qua hiện tượng đó mọi người không thể nào không cùng rút ra một kết luận như đinh đóng cột như dưới đây.

Để tìm ra thủ phạm gây án, các thám tử thường đặt ra câu hỏi: Động cơ gây án là gì? Trong trường hợp trên, động cơ gây án là bôi nhọ, hạ thấp uy tín đối thủ để tranh giành quyền lực. Các nhân sĩ trí thức, các nhà báo tự do, các blogger và người dân lành thì không thể nào cạnh tranh giành giựt quyền lực với anh rồi anh Tư ạ.
Vậy thì ai đứng sau đám âm binh, đứng sau thứ nặc danh hạ cấp hẳn đã rõ rồi anh Tư nhỉ? Và nhân tiện cũng chúc mừng anh vì dư luận cho rằng một khi đối thủ của anh đã hết nước, phải dùng đến biện pháp hạ cấp thì có nghĩa "phe anh" đang thắng thế. He he!!!

Nhưng tại sao lại có chuyện nầy? 

Một nền chính trị không minh bạch, thiếu dân chủ, nhân sự lãnh đạo không thực sự do người dân bầu chọn là nguyên nhân của mọi sự tồi tệ.

Và anh đang hứng chịu một phần nhỏ của sự tồi tệ đó. 

Còn đất nước và nhân dân này đang hứng chịu tất cả, 38 năm qua. Anh có khổ không anh Tư?

HNC


Alan Phan - 30/04/2051



Alan Phan

(Thân tặng tác giả của Bên Thắng Cuộc…)

Ánh sáng đầu ngày còn yếu ớt trên biển vắng lạnh và im sóng. Những con chim hải âu chưa thức giấc, chỉ một vài con dã tràng lăng xăng trên bãi cát vàng. Tôi và những con dã tràng: luôn luôn bận rộn suốt 38 năm qua và trước đó; nhưng thiên nhiên và tháng ngày tiếp nối theo nhau, không quan tâm gì đến những hạt cát chúng tôi xây đắp.


Lướt qua một bài viết trên BBC, giật mình vì lời tuyên bố của ngài Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học Viện Chính Trị Xã Hội của Hà Nội …rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ lãnh đạo xứ này trong nhiều thập kỷ sắp đến vì không có đảng đối lập. Hơn nữa, sau 68 năm từ ngày chiếm chánh quyền vào 1945, đảng đã thu nạp được 4-5 triệu thành viên, cùng chục triệu thành đoàn, cộng với (?) thân nhân gia đình. Quan trọng hơn hết, đảng đang kiểm soát toàn bộ máy công an và quân đội. Phần lớn các nhà phân tích chính trị trong và ngoài nước đồng ý với nhận định này.

38 năm nữa…Wow. Lúc này, chắc chắn là mộ của tôi đã xanh cỏ và hồn của tôi chắc đang phiêu lãng qua những thế giới không còn nghịch lý. Những đứa con trai tôi chắc đã về hưu, không biết quỹ An Sinh Xã Hội của Mỹ có còn tiền hay đã khánh tận? Tích cực hơn, có thể chúng nó đang ở mặt trăng, tạo lập một tổ ấm mới cho gia đình và nhờ những phát minh sinh hóa học, có thể giúp chúng làm ăn vui chơi và sống đến 200 tuổi.

Thế giới không biết biến đổi ra sao 38 năm nữa? Trung Quốc có thực hiện được mộng vương bá của giòng giống Hán hay vẫn chỉ nhận được triều cống của vài láng giềng hữu hảo? Ông Kim Ủn Ỉn của Bắc Triều Tiên vẫn còn bắt dân ăn cỏ hay đã theo cha về chầu Mác Lê? Âu Châu có lẽ đã tan vỡ và đồng mark của Đức là ngoại tệ hiếm quý hơn cả đồng franc của Thụy Sĩ? Hậu thân của KGB Nga có kiểm soát được các phe nhóm xã hội đen trên thế giới sau cuộc chạm trán với Tam Hoàng của Tàu?

Quay lại chính trị Việt Nam, theo như ngài Tấn, 14 “đỉnh cao” vẫn phán định mọi hướng đi cho dân tộc theo sát tư tưởng Mao Trạch Đông/Hồ Chí Minh (Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao, thơ Tố Hữu). Năm 2051 này, chắc đảng đã tự phê “quyết liệt” và đang hỏi ý kiến dân về hiến pháp mới?

Về kinh tế, thu nhập của người dân chúng ta trong 2050 vừa bắt kịp con số của Thái Lan năm 2012. Không có gì để hãnh diện, nhưng ít nhất, một tầng lớp trung lưu vừa xuất hiện và Việt Nam vẫn xếp hàng đầu về chỉ số hạnh phúc. Các doanh nghiệp nhà nước đã phát triển mạnh và hiện chiếm 80% nguồn lực tài chánh (dù chỉ đóng góp 40% vào GDP của quốc gia). 60% tài sản vẫn nằm trong tay 5% dân số. Năm 2051, để kỷ niệm ngày 30/4, các lãnh đạo đã tề tựu để khánh thánh hệ thống xe điện ngầm đầu tiên nối trung tâm Saigon với Suối Tiên và các tỉnh lân cận. Nợ công đã lên đến 300% GDP, nhưng đây là vấn đề của IMF và ASEAN. Cà phê, quán nhậu và tiệm massage vẫn dẫn đầu trong các ngành kỹ nghệ trọng yếu.

Về văn hóa xã hội, ước muốn tuyệt nhất của thiếu nữ Việt là lấy chồng Hàn Quốc hay Trung Quốc; tham vọng lớn nhất của trai Việt là làm nhân viên Hải Quan hay Cảnh Sát Giao Thông. Bia rượu thuốc lá và điện thoại xịn vẫn là những thứ phải có của đại đa số . Trong khi đó, ô nhiễm, trộm cướp và vào bệnh viện…là ba mối lo hàng đầu. Giá BDS vẫn bằng 50 lần thu nhập trung bình của dân, nên đa số dân thành thị vẫn được ở trong hẽm với những căn nhà hộp quẹt trong các “khu phố văn hóa”. Nhưng vài khu biệt lập kiểu Rublevka ở Moscow với giá tối thiểu 10 triệu đô la một biệt thự bán chạy như tôm tươi (các trẻ em mới lớn thời này chắc không biết chữ “tôm tươi” hay bất cứ thứ gì tươi, vì các cháu đã quen với thực phẩm pha chế từ Trung Quốc).

Ở một góc nhìn tích cực khác, chúng ta giờ có đến hơn 1 triệu Tiến Sĩ (nhiều hơn cả Mỹ), vài chục ngàn chiếc siêu xe và vài trăm ngàn người mẫu/ca sĩ/diễn viên. Năm 2051 cũng đánh dấu một móc quan trọng cho dân trí: chánh phủ đã dẹp tan các blog lề trái trên mạng và người dân không còn bị cám dỗ bởi các thế lực thù địch. Tờ báo Nhân Dân trở thành nhật báo/tuần báo duy nhất tại Việt nam. Nhân dịp lễ, dân chúng vẫn được VTV cho xem lại hai phim truyền kỳ của nhân loại, “Chiến thắng Điện Biên” và “Chiến thắng Mỹ Ngụy”.

Nhìn về tương lai theo kịch bản của ngài Tấn, tôi thấy yên tâm về sự ổn định của quê hương. Giữa những biến đổi quay cuồng đến chóng mặt của thế giới, những người Việt tha hương có thể tìm thấy ở Việt Nam những hình ảnh tuyệt vời của 150 năm về trước. Cây đa vẫn cao ngất từng xanh, các chú bé mục đồng vẫn chạy theo đàn bò và các nhà làm phim vẫn dùng Việt Nam làm bối cảnh cho lịch sử thế kỷ 19.

Những người trăm năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ? (Thơ Nguyễn Đình Liên)

Quên, khắp nước, khu phố nào cũng có một đền thờ để toàn dân “lên đồng”, “sống chung hòa bình” với tổ tiên.

Alan Phan
30/4/2013


Ngô Minh - 38 năm- Nhà nước của một nửa




Ngô Minh

Nhiều đêm tôi không tài nào ngủ được. Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối. Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày. Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA. Cụ thể như thế nào ?


1.Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn, sĩ quan anh ninh, tâm lý chiến đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác. Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên.. Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của. v.v... Nhà nước lúc đó không hề có một chính sách nào hướng dẫn, giúp đỡ những người gọi là “ngụy quân ngụy quyền và con em của họ” ổn định đời sống tinh thần và vật chất. Giả sử có một chính sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hàng trăm ngàn người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người cách mạng.

2. Trên TuầnViệt NamNet có in bài báo kể chuyện một anh lính Sài Gòn .”Anh tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế, đi lính cho chế độ Sài Gòn năm 1970. Anh bị thương trong ngày cuối cùng của chiến tranh. Bây giờ dù tàn tật vẫn phải lao động vất vả để nuôi con vừa phải đối mặt chiến tranh khi chiến tranh đã đi qua, và về tình người. Anh kể :”So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần quật mà chẳng đủ nuôi vợ con“. Đáng lẽ Nhà nước XHCN phải có một giải pháp nào đó đối với những người “thương binh của quân đội Sài gòn”, bằng những trợ cấp dưới góc độ nào đó, hoặc đàm phán với Chính phủ Mỹ để giải trợ cấp cho họ, để họ có đường sống. Nghe nói Chính phủ Mỹ đề nghị được trợ cấp cho thương phế binh quân đội Sài Gòn (cũ), nhưng Nhà nước Việt Nam không thống nhất (?). Ở Huế tôi thấy rất nhiều trí thức học hành tử tế, kiến thức về văn hóa xã hội uyên bác, là viên chức, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn thời chính quyền Sài Gòn cũ, nhưng sau năm 1975, bị ném ra đường, thành NHỮNG NGƯỜI ĐẠP XE THỒ, ĐI RÀ SẮT VỤN kiếm sống. Đối với anh em trí thức này, mặc cảm xã hội của họ là rất lớn. Phân biệt đối xử tới mức cho đến tận hôm nay, vẫn có nhiều người trong qhính quyền, khi nhắc tới con em những người làm việc dưới chế độ cũ là : ”Con em bọn ngụy quân ngụy quyền”. Nhiều nhà văn, nhà thơ, đạo diễn điện ảnh đã cố gắng, bằng sáng tác của mình để rút ngắn sự cách biệt này, như bộ phim “Sống trong sợ hãi“, là bộ phim truyện nhựa đầu tay của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Phim kể về cuộc sống của một cựu chiến binh Việt Nam cộng hòa phải sống cuộc đời vất vả mạo hiểm là đào bom mìn còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh đem bán; và cuộc sống căng thẳng của ông với hai người vợ, trong đó có một người là em gái một sĩ quan Bắc Việt Nam. Bộ phim cảm động làm cho mọi người Việt hiểu thêm rằng dù ‘bên này’ hay ‘bên kia’, nỗi đau đều giống nhau. Nhưng những cố gắng đó đều bị chính sách phân biệt đối xử của NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA làm cho tiêu tan.

3. Ngay trong chính sách tuyển dụng, biên chế, chính sách xét tuyển đại học, chính sách trợ cấp xã hội ở nông thôn v.v... Nhà nước XHCN cũng phân biệt đối xử rất ngặt nghèo. Chính sách ban hành chỉ dành cho một nửa, tức là “con em những người cách mạng”. Còn những người dính líu đến “bên kia chiến tuyến” thì lúc nào cũng nằm ngoài sự quan tâm đó. Ví dụ có ông giáo (thời cũ) sống rất nhân văn, lại có trình độ để xử lý công việc nhanh nhạy, chính xác, nhưng khi bầu “Tổ trưởng dân phố” liền bị trên gạt đi vì “ngụy quyền cũ”. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc với dân thì chỉ tiếp xúc với “thành phần cốt cán” được chọn trước. Lãnh đạo đảng, nhà nước về thăm thì chỉ thăm Bà me VN anh hùng, thăm gia đình cách mạng, không bao giờ ngó ngàng tới loại “phó thường dân hạng hai” ấy. Thời bao cấp hơn 15 năm sau năm 1975, con em lính và công chức Sài Gòn cũ không bao giờ được vào các trường đaị học, dù điểm thi rất cao. Mãi đến đầu thế kỷ XXI, sau gần 10 năm “đổi mới”, con em của “một nửa không chính quyền” mới được đi học các trường Quốc tế, trường Dân lập và một số trường Đại học chính quy. Mấy năm nay, người từ 80 tuổi trở lên có chính sách trợ cấp hàng tháng, may mà các cụ già “ngụy quân ngụy quyền” được nhớ tới. Ở làng xã các tỉnh miền Nam, “chế độ đối với người có công với cách mạng” là tốt, nhưng nó cũng như cơn dao hai lưỡi, cứa sâu thêm vết thương chiến tranh trong lòng dân tộc.

4. Vướng vào chiến tranh là số mệnh đau thương của đất nước. Gần chục triệu người Việt Nam hy sinh vì cuộc đọ sức giữa hai phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Người còn sống đau khổ, người chết vẫn chưa yên . Nhà thơ Nguyễn Duy có câu: ”Bên nào thắng thì nhân dân vẫn thua”. Quá đúng. Hàng trăm ngàn hài cốt “con em miền Bắc” vẫn còn nằm trong đất Việt Nam – Lào-Cămphuchia, chưa tìm về được. Hàng triệu hài cốt chiến binh Sài Gòn tử trận giờ không ai hương khói vì người thân của họ đi di tản ra nước ngoài. Ngay cái nghĩa trang 16.000 binh sĩ Sài Gòn tử trận ở Dĩ An, Biên Hòa 38 năm nay cỏ hoang mọc lút. Tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 1568/QD-TTg “đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa…sang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” và “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật.”. Khu nghĩa trang đã không được trùng tu từ lâu vì là khu vực quân sự “nhạy cảm”. Vì để “sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển kinh tế – xã hội” nên chính quyền địa phương đã có kế hoạch mở một con đường dân sinh đi ngang qua nghĩa trang này. Theo Hội Việt Mỹ, Vietnamese American Foundation, tổ chức đang vận động với chính phủ Việt Nam để trùng tu và tôn tạo Nghĩa Trang Biên Hòa, vừa thông báo Sở Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An đã cho người cắm cọc gọi là giải phóng mặt bằng để làm một con đường xuyên qua nơi an nghỉ của 16.000 binh sĩ miền Nam. Không có gì độc ác hơn kế hoạch này. Người bại trận rồi, chết rồi, vẫn bị “căm thù” đến mức mồ mả không yên, là một nỗi đau lớn. Đây là một thông tin làm cho NHÀ NƯỚC CÀNG TRỞ THÀNH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA, ngay cả trong tâm linh.

5. Ở trên tôi nói đến NHÀ NƯỚC MỘT NỬA từ ý thức hệ “ta-địch”. Có một loại NHÀ NƯỚC MỘT NỬA khác là Nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát, quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là Nhà nước là NHÀ NƯỚC MỘT NỬA, nhà nước của quan chức tham nhũng.

38 năm, giang sơn đã thu về một mối, nhung lòng người vẫn chia đôi. Sự phân chia này một phần do mặc cảm xã hội ăn sâu trong lòng người “bên này, nên kia”. Nhưng phải nới thẳng rằng, 38 năm qua , Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa hợp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm \cho tình trạng bất hòa tăng lên. Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch – ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được. Phải có cái tâm, cái tầm lớn mới tạo ra được một Nhà nước của 90 triệu dân Việt Nam, chứ như bây giờ mới chỉ là NHÀ NƯỚC CỦA MỘT NỬA.


Oanh Yến Thị Phạm - LE POISON D'AVRIL




Oanh Yến Thị Phạm
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)


Không hiểu thuật ngữ "Possion d'Avril" (1) có phải do những chú gà trống gaullois (2) đặt ra, là để chế giểu ông vua trẻ con 14 tuổi Charles IX? (3), khi ông ta quyết định chọn ngày 01/01 làm ngày đầu tiên của năm, được bắt đầu áp dụng 1567, hay nó được đặt ra do những tín đồ Công giáo, phản ứng với quyết định của Đức Giáo hoàng Gregrory XIII (4) cũng lấy ngày 01/01 làm ngày đầu tiên của năm, trái với thông lệ đã được người dân châu Âu sử dụng gần 16 thế kỷ là 01/04 hàng năm. Hoặc khái niệm trên do những người Công giáo đặt ra cho tuần lễ ăn chay, chỉ được ăn cá thay cho ăn thịt? với cái tên khởi thủy là: "Les jours des flets stupide" (5), có lẽ do muốn đùa rằng những chú cá thờn bơn ngu ngốc đã chui vào lưới để họ có cái ăn trong tháng ăn chay?


Nhưng dù được đặt ra với mục đích gì hay có ý nghĩa ban đầu như thế nào đi chăng nữa, kể từ thập niên 70 của thế kỷ 16, ngày 01/04 đã được người dân các nước công nhận là một ngày mà mọi người đều có thể nói láo, nói tếu táo, nói xào xạo, nói tào lao miễn sao không có thằng Tây nào chết, còn gà (6) có vô nồi thì có cái để uống mừng cho những người bị lừa một cách tự nguyện. Vì họ cho rằng những người mà bị lừa vào ngày này sẽ gặp may mắn suốt năm vì sẽ không bị lừa "thật" nữa??? Do đó thiên hạ đua nhau giả vờ ngây thơ cụ, để bị lừa và cười toe toét vì đã được "bị" lừa?

Người dân Việt Nam cũng đã thừa nhận và cũng tham gia nhiệt tình vào ngày Cá tháng tư này. Nhưng theo tôi, ngoài ngày Poisson d'Avril 01/04, Cao xanh như đã không có mắt, đã nhẫn tâm ban tặng cho người dân Việt Nam, thêm một món quà quá độc ác khác. Đó là ngày 30/04, một ngày có thể dùng thuật ngữ Poison d'Avril (7).

Kể từ ngày 30/04/1975, ngay những người "bên thắng cuộc", cũng đã nhận ra rằng mình như những người "đã bị chọc mắt, đã bị bịt tai" (8), đã bị lừa gạt suốt bao nhiêu năm qua, khi lần đầu tiên đặt đôi dép râu trên những đường phố của Hòn ngọc Viễn Đông và bật khóc, không phải vì Hòa bình được lập lại, mà vì cay đắng nhận ra mình đã hy sinh cả mạng sống để chiến đấu cho một niềm tin mù lòa và một lý tưởng bị thui chột. Kể từ đấy đã có biết bao người bên thắng cuộc đã được sáng mắt, được thông tai, đã tự diễn biến, tự chuyển hóa, đã trở thành những lực lượng thù địch, những lực lượng diễn biến hòa bình đáng sợ, những nỗi ám ảnh kinh hoàng không nguôi cho Đảng CS VN, cho đến tận ngày hôm nay. Tác giả "Bên thắng cuộc" là một ví dụ điển hình mới bộc lộ rõ nét gần đây, còn trước đó những người của bên thắng cuộc như Trung tướng Trần Độ, Ông Trần Xuân Bách, TS Nguyễn Xuân Tụ... nhà văn Dương Thu Hương, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà báo Nguyễn Khắc Cần... gần đây hơn như ông Vi Đức Hồi, ông Nguyễn Anh Kim..., trẻ hơn nhưng cũng đã từng được giáo dục và trưởng thành dưới mái trường XHCN hoặc là những con em của gia đình thành phần cơ bản, nồng cốt, thành phần "nòi" của Đảng CS VN như các blogger Điếu cày, Tạ Phong Tần, LS Lê Công Định, LS Lê Thị Công Nhân, BS Phạm Hồng Sơn, Bùi Chát, SV Phạm Lê Vương Các... và đã xuất hiện ngày càng nhiều những khuôn mặt nhân sỹ, trí thức đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ cũng như trong lãnh vực Văn hóa Nghệ thuật như: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Tương Lai, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, TS Nguyễn Xuân Diện, GS Hoàng Tụy, nhà văn Nguyên Ngọc, Nhạc sỹ Tô Hải, nhà thơ Bùi Minh Quốc, ông Lê Hiếu Đằng, ông Hạ Đình Nguyên, nhà báo Tiêu Dao Bảo Cự, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Bùi Văn Bồng, nhà báo Đoan Trang, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, nhà văn Trần Mạnh Hão, nhà văn Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Phạm Viết Đào, cụ Lê Hiền Đức, ông Phạm Chí Dũng, nghệ sỹ Kim Chi... và rất nhiều người trong giới Khoa học, Văn học Nghệ thuật đã có tên trong danh sách kiến nghị 72, đang ngày càng được bổ sung thêm quá con số một vạn rưởi người, đòi hỏi viết lại Hiến pháp mới với nguyện vọng xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp 1992, để xây dựng một bản Hiến pháp mới, Dân chủ hơn (9).

-Những người của bên thua cuộc đã cay đắng nhận ra một cách muộn màng rằng những lời nói dối đến từ cửa miệng của những người thắng cuộc, không phải là những lời nói dối vô thưởng vô phạt của trò đùa ngày cá tháng tư 01/04 mà là những lời dối trá đã được tẩm thuốc độc, cực độc. Những lời dối trá mà những ai lỡ dại cả tin đều nhận lấy những hậu quả tai hại chết người.

-Những người đã tin tưởng rằng chỉ phải đi "học tập cải tạo" 3 ngày nếu là hạ sỹ quan quân đội, cảnh sát hay từ cấp phó trưởng phòng Nha, Ty, Sở (10) hoặc chỉ 10 ngày nếu là sỹ quan từ chuẩn úy trở lên và nếu là trưởng phòng hoặc phó giám đốc, giám đốc Nha, Ty, Sở. Nhiều người đã phải nằm lại vĩnh viễn trong các trường cải tạo hoặc đã trải qua 1/4 đời người của tuổi thọ trung bình của người Việt Nam trong giai đoạn này, để cải tạo thành người có kiến thức thực tế về những mỹ danh như: học tập, lao động cải tạo....

-Những người đã từng tin vào những lời hứa hẹn ngọt ngào đi xây dựng vùng kinh tế mới, nay phải chấp nhận cuộc sống đầu đường xó chợ, bản thân và con cái trở thành những người ở lậu ngay trên đất nước của mình khi không có hộ khẩu, chứng minh nhân dân và thiệt thòi nhiều mặt trong cuộc sống vốn cũng chẳng lấy gì làm tốt đẹp với những công dân chính thức của Thành phố Hồ Chủ Tịch.

-Nhiều người trong số những đứa trẻ ngây thơ mới lớn đã tích cực tham gia chiến dịch X1, X2, X3... thậm chí có người còn tố cáo cả nơi chôn dấu của cải cả đời vất vả tích góp của cha mẹ chúng cho chính quyền Cách mạng, sau một thời gian được tiếp xúc với văn hóa Côm xô môn và tấm gương Paven (10)... sau này đã hóa điên hoặc tự tử, hoặc sống dở chết dở vì ám ảnh bởi tội bất hiếu với những ký ức một thuở ngu dại chết người.

-Những người sống sót khi đã qua được bên bờ Đông Thái Bình Dương, hoặc trở nên thân tàn ma dại do đi vượt biên không thoát sau khi đã tin vào lời bảo đảm của Mười V (11), hay Ba H, Ba D hoặc Sáu H (12) về bến bãi an toàn, nhưng thực tế như những nghĩa trang với những huyệt mộ được đào sẵn; Taxi tốt như những quan tài nổi, sẽ không tài nào quên được những tiếng gào cầu cứu hay hình ảnh của những bàn tay đưa lên trong tuyệt vọng để kiếm tìm sự sống khi con tàu chìm dần dưới làn nước đen như mực của đêm tối.

-Những người đã từng tin vào uy tín của một vị TBT như đồng chí Lê Duẫn khi ông nhân danh người đứng đầu cao nhất của Đảng CS VN và Chính phủ VN, cam kết sẽ không có chuyện đổi tiền vào 19g 13/09/1985. Những ai đã tin, đã trở thành vô sản thứ thiệt và sẽ mãi mãi giữ vững giai cấp của mình, nếu như còn tin tưởng tuyệt đối vào những lời nói của các lãnh tụ. Những ai đã không tin, đã có cơ hội bằng vàng để trở thành Đại gia và sẽ trở thành Tỷ phú USD, nếu duy trì sự nghi ngờ của mình và nếu còn muốn thở, phải giả điên như mình chẳng biết gì .

-Những người đã từng tin vào lời nói như xuất phát từ "đáy lòng" (13): 
"Ngày 30/04 có triệu người vui, có triệu người buồn"(14), 

càng ngày càng ngộ ra rằng thật ra đã có "đại bộ phận hàng chục triệu người Việt Nam, "không lớn", " cực buồn và chỉ  " một bộ phận "không nhỏ" " (15), cũng người Việt Nam rất vui???.

-Những người đã từng tin tưởng vào những Nghị quyết, Chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ CHXHCN VN kiên định rằng: nền Kinh tế thị trường (KTTT) khi được ghép với cái gốc XHCN, sẽ cho ra những trái ngọt XHCN một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, mà chẳng cần phải trải qua hằng trăm năm để vun bón cây KTTT như TBCN, giờ mới cay đắng nhận ra rằng sự cưỡng giao giữa một con Ngựa cái KTTT giống tốt TBCN với một con lừa đực XHCN (16), chỉ có thể cho ra đời những con La ngu độn, chỉ chuyên được dùng để gánh những gánh nặng như "nợ công".

-Những người nhẹ dạ tin vào những lời nói khuôn vàng thước ngọc của các quan Thanh tra, như Chánh Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh, đã từng phát biểu rằng Vinashin chỉ có nợ chứ không thua lỗ, hoặc nợ Công ở mức an toàn 66,8 tỷ USD chiếm 55% GDP, nay mới biết là những con số này đã bị xào nấu khi thực nợ công theo đúng định nghĩa mà thế giới công nhận, phải là 128,9 tỷ USD, chiếm 106% GDP. Mỗi người dân VN, từ em bé mới sinh ra đời, là đã nhận được tin buồn từ Chính phủ: gánh nặng nợ khoảng 1500 USD/đầu người, mà mình phải mang trong kiếp nhân sinh khi có vinh dự làm công dân nước CHXHCN VN; cho đến điếu văn đọc cho những cụ già trước khi xuống mộ, cũng là gánh nợ công sẽ được chia đều cho con cháu của các cụ.

-Những người nào trước kia, vẫn cứ còn tin vào những lời nói "quyết liệt" như chống tham nhũng, chống lạm phát, chống tăng giá, chống suy thoái về Chính trị, Tư tưởng, Đạo đức, Lối sống, chống USD hóa, chống vàng hóa, chống sử dụng tiền mặt, nay đã phải "vui vẻ" thừa nhận rằng Chính trị, Tư tưởng, Đạo đức, Lối sống và những thứ thiêng liêng khác, đã từ lâu được quy bằng vàng, bằng USD, thậm chí bằng đơn vị cara của hạt xoàn chứ không phải bằng tiền mặt, thứ hiện nay vừa cồng kềnh vừa nặng vì VNĐ càng ngày càng mất giá!?

Kể từ ngày 30/04/1975, có thể nói cả Dân tộc Việt Nam đã bị nhiễm độc bằng sự dối trá về mọi mặt từ Chính trị, Đạo đức, Tư tưởng, Lối sống, Kinh tế, Giáo dục, Y tế, Vệ sinh an toàn thực phẩm... Con người sống với nhau bằng sự dối trá lẫn nhau và cả tự dối mình, để sống trong một môi trường mà ngày nào cũng là ngày Poison d'Avril.

Ở Việt Nam, hiện tại có một ngày Poisson d'Avril và đã từ 38 năm nay kể từ 30/04/1975 ngày nào cũng là ngày Poison d'Avril. Nên nhớ điều này, để còn có thể sống ở Việt Nam, được ngày nào hay ngày đó.

Xin được phép xử dụng một câu tiếng Pháp để kết thúc bài viết đã tương đối dài và đôi khi có thể đã trở nên thừa thãi đối với những người Việt Nam, giờ đã kinh nghiệm đầy mình khi đã phải sống quá lâu trong sự dối trá. Vấn đề ở chỗ, đến khi nào thì Dân tộc Việt Nam mới đoạn tuyệt với Thiên đường của sự dối trá và sự tự dối mình?

Khi nào?

"Au Viet Nam, Il y a deux jours des flets stupide. Un c'est le Poisson d'Avril. L'autre, c'est le Poison d'Avril. On ne pouvait pas mourir parce que le Poisson d'Avril mais on mourait parce que le Poison d'Avril" (17).

Sài Gòn 27/04/2013
Oanh Yến Thị Phạm

-------------------------------------------------------
1-Cá tháng Tư
2-Người Pháp, thường được cho là có nguồn gốc Gaullois với biểu tượng là chú gà trống.
3-Charles IX (1550-1574) Vua của nước Pháp 1560-1574.
4-Đức Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585), là Giáo hoảng thứ 226 của Giáo hội là người có công hoàn chỉnh cách tính Dương lịch. Lịch Gregory, được sử dụng cho đến tận bây giờ.
5-Thằng Tây hoặc chú gà trống Gaullois
6-Những ngày của những con cá bơn ngu ngốc
7-Thuốc độc tháng Tư. Trong tiếng Pháp từ Poisson: con cá; Poison: thuốc độc, có cách viết rất giống nhau, chỉ khác mẫu tự s. Cách phát âm cũng giống nhau, cùng là danh từ giống đực. Ngay tới người Pháp cũng hay lầm lẫn, nếu không nghe rõ và không để ý đến ngữ cảnh.
8-Lời của nhà văn Dương Thu Hương
9-Vì khuôn khổ nội dung bài viết, tôi không thể liệt kê hết tên những nhân sỹ trí thức, hoặc nếu có thiếu sót, xin đại xá.
10-Đơn vị tổ chức hành chánh của VNCH.
11-Nhân vật Pavel Corsaghin trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" của tác giả Nikolai A. Ostrovsky, một thời gian đã là hình mẫu cho những lớp thanh niên mới lớn sau ngày giải phóng.
12-Mười V, Giám đốc CA Đồng Nai, sau bị tử hình vì tội bán bãi vượt biên vượt thẩm quyền và qua mặt không báo cáo, ăn chia không sòng phẳng với cấp trên. Không chỉ lừa gạt người vượt biên để lấy vàng, Mười V và đàn em tay chân thân tín, thậm chí còn giết người vượt biên ngay tại bãi ghe Taxi để cướp trắng và diệt khẩu.
13-Ba H:biệt danh của Thượng tướng LVT, Ba D: X, Sáu H: biệt danh của LTV GĐCATPHCM thời kỳ này, cũng phụ trách bán bãi vượt biên ở Kiên Giang, Sài Gòn, nhưng có báo cáo và ăn chia rõ ràng, dấu ít. Người nào sống sót trong những vụ chìm ghe Taxi chuyên chở người vượt biên ra tàu lớn trên những đoạn sông Sài Gòn chắc sẽ sống nốt quãng đời còn lại với những ký ức hãi hùng.
14-Là nơi thải những chất cặn bã sau khi tiêu hóa, chẳng thơm tho gì. Có một dạo các nhà lãnh đạo hay sử dụng cụm từ này, sau khi bị sỹ phu Bắc Hà châm chọc, chế diễu, nay đã bỏ lối nói này.
15-Lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
16-Dân đen, tất nhiên "không lớn", quan chức cao cấp, dĩ nhiên chức tước "không nhỏ".
17-Kinh tế, Chính trị, dĩ nhiên phải liên quan đến con người. Chưa có con người XHCN, nên tạm so sánh với con lừa vậy.
18-Tại Việt Nam có hai ngày là ngày của những con cá thờn bơn ngu xuẩn. Một là ngày Cá Tháng Tư. Ngày khác là ngày Độc dược của tháng Tư. Người ta không thể chết vì ngày cá tháng tư, nhưng chết vì Độc dược tháng Tư. Người dân Việt Nam như những con cá bơn ngu ngốc đã chui vào lưới của Mác, Lê.


Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Võ Long Triều - Chính quyền và côn đồ, tuy hai mà một


Võ Long Triều

Quốc gia nào trên thế giới cũng phải có một đội quân để giữ an ninh trật tự công cộng, gọi là cảnh sát, công an. Tiếng Pháp còn gọi cảnh sát bằng chữ “Gardien de la paix” (người gìn giữ sự yên lặng, hòa thuận trong xã hội) thay vì “Police” (cảnh sát).


Trên khắp thế giới, dù cộng sản hay tư bản, chưa thấy một quốc gia nào dung dưỡng bọn du côn du đãng, thường gọi là côn đồ, lập thành băng nhóm, trộm cấp, giật dọc, cướp bóc, trấn lột dân lành. Những bọn đó là mầm mống gây bất an trong xã hội, là phần tử bất hảo cần phải bài trừ. Chính quyền các nước văn minh thường bắt giam bọn chúng, giáo dục, dạy nghề, giúp chúng trở lại đời sống lương thiện. Trừ những kẻ ngoan cố, tiếp tục phạm pháp thì phải xử án cầm tù.

Quái lạ thay, tại Việt Nam ngày nay bọn “côn đồ” được cộng sản Hà Nội dung dưỡng, mượn tay chúng đàn áp, đánh đập dân chúng tàn nhẫn, thay thế công an hay phụ với họ khi cần.

Trong những cuộc đàn áp dân oan lúc nào cũng có bọn côn đồ thẳng tay đánh đập dân chúng bằng gậy gộc, công an đứng nhìn làm ngơ, hoặc cùng hợp sức đánh dã man hơn.

Ngày 21 Tháng Tư vừa qua, cũng tại huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng xảy ra thêm một vụ xô xát vì cưỡng chế đất đai. Cũng tại huyện này đã xảy ra vụ đàn áp gia đình ông Ðoàn Văn Vươn. Theo lời một nhân chứng, ông Lương Văn Chinh, nông dân ở xã Ðại Thắng, huyện Tiên Lãng nói với BBC, “Khoảng 12 giờ trưa thấy có khoảng 20 người mặc áo bảo vệ, áo chống đạn và 40 người ‘xã hội đen,’ đầu trọc, xâm trổ đầy mình, cởi trần đang xô xát, đạp phá ruộng dưa, đánh đập bà con. Lúc đó có ông chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng công an xã Ðại Thắng, huyện Tiên Lãng, thế mà họ thờ ơ.”

Báo tuổi trẻ ngày 22 Tháng Tư đăng bài: “Côn đồ hành hung dân Tiên Lãng.” Bài báo mô tả hơn 50 đối tượng lạ mặt dùng gậy gộc đánh đập những người dân không chịu bàn giao đất để nhà nước bán cho công ty TNHH Hoa Thành. Giá đền bù 20,700 đồng một mét vuông so với giá thị trường là 8 triệu đồng một mét vuông! Kết quả có 6 nông dân bị trọng thương.”

Báo chí “lề phải” trong nước đăng tải tin tức na2y với những lời bình luận gay gắt dành cho chính quyền địa phương.

Một nhà báo công khai phát biểu: “Nếu nhà nước không bắt giam và trị tội những kẻ sử dụng côn đồ thì làm sao chính quyền tránh khỏi bị mang tiếng côn đồ.”

Bằng chứng công an công khai bảo vệ và sử dụng bọn côn đồ trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng bởi vì dân chúng địa phương ghi nhận được các biệt danh của giới giang hồ có mặt trong cuộc xô xát, như Hoàng Văn Chương (Chương “sực”) ngụ xã Bắc Hưng, như Phường “tố,” như Hòa “lể,” cả hai tên này ngụ xã Nam Hưng. Tin tức còn cho biết một nhóm giang hồ khác hơn chục người ở quận Kiến An được mời về và họ cho biết sau đó được trả công hai triệu đồng mỗi người!

Tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, dân oan nhứt quyết không giao đất. Hàng trăm dân tỉnh Long An tuyên bố chấp nhận cho nhà nước bỏ tù, hoặc chết trên đất của tổ tiên để lại, nếu công an và côn đồ cưỡng ép họ vào đường cùng. Do đó công an, dân phòng, ngay cả bọn côn đồ du đãng cũng phải tạm thời rút lui trước những phản ứng dữ dội từ phía dân chúng.

Những bài bình luận của các blogger trên Internet về công an nhân dân Việt Nam dựa vào bọn “côn đồ” để giải quyết công việc, họ dùng những chữ “công an và côn đồ tuy hai mà một.”

Ngày 28 Tháng Ba, 2013 phóng viên Thanh Quang đài RFA loan tin: Công an tỉnh Dak Lak đứng nhìn côn đồ hành hung ông Phạm Văn Chung ở thôn Buôn Triết, xã Dur Kmal. Vì lý do nhà cầm quyền muốn chiếm đất của ông Chung tự khai khẩn hai năm qua.

Ngày 22 Tháng Tư, 2013 dân oan Dương Nội kéo nhau về Hà Nội khiếu nại vụ trưng thu đất trái phép, bị một nhóm côn đồ cầm gậy dộc dao búa, kéo đến khu đất tranh chấp đánh đập bà con đang cấy lúa. Vụ này được biên tập viên Mặc Lâm của đài RFA đưa tin ngày 27 Tháng Tư, 2013: “Trong lúc bọn côn đồ tấn công người dân Dương Nội thì công an đứng nhìn và còn cố tình không lập biên bản về những hung khí cũng như tang vật đã sử dụng. Vậy thử hỏi công an Dương Nội bảo kê cho ai”?

Trên đây là nói về côn đồ công khai đàn áp dân oan theo lệnh của công an. Còn nói về tôn giáo thì những năm tháng qua, côn đồ phải giả danh “quần chúng bức xúc tự phát” bao vây nhà thờ, tu viện, chửi bới, hành hung linh mục, tu sĩ, giáo dân vì những vị này “lợi dụng tôn giáo,” “vi phạm pháp luật.” Vi phạm mà công an không can thiệp, không lập biên bản, không truy tố, chỉ để cho “dân tự phát” hành động mà thôi.

Ngày 5 Tháng Ba, 2012, Linh Mục Giuse Nguyễn Quang Hoa thuộc giáo phận Kontum bị ba côn đồ hành hung. Ngày 1 Tháng Bảy, 2012, LM Gioan Baotixita Nguyễn Ðình Thục, giáo xứ Con Cuông, bị công an, dân phòng, và côn đồ ngăn cản không cho dâng lễ ngày Chủ Nhật. Tòa Giám Mục Vinh cho rằng “vụ việc này là cao trào và kết quả những mưu tính lâu dài, được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng của các thế lực đen tối.”

Ngày 7 Tháng Mười Một, 2011, ông Trần Văn Vinh, người ngoại đạo xác nhận, tại giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội bị xã hội đen kéo tới tấn công đập phá và hành hung linh mục, giáo dân.

Công an và côn đồ hành động có kế hoạch nhịp nhàng như vậy nên một giáo dân nói rằng: “Tôi cảm giác mình đang rơi vào một đám thảo khấu côn đồ... Có chế độ nào đất nước nào như vậy không? Tôi không thể tưởng tượng nổi những người như vậy lại đại diện cho một nhà nước, cho nên nhà nước này quả thật rất mờ ám và hành xử rất côn đồ...”

Sở dĩ nhà nước không để cho công an đánh đập thẳng tay dân oan là vì nếu xảy ra thương tích trầm trọng hay án mạng thì sinh ra kiện thưa, nhà nước không thể bỏ qua dễ dàng trước dư luận. Chi bằng nhờ du đãng hành hung, dù có xảy ra việc gì đi nữa công an không khi nào lập biên bản thì dư luận không vịn vào đâu để mà tố cáo.

Về các vấn đề liên quan đến tôn giáo, công an không có lý do để hành hung, nên phải mượn côn đồ giả dạng “người dân tự phát” vì họ không hoan nghênh việc thờ phượng của giáo dân trong xóm nên phải hành động.

Chủ trương và suy nghĩ một cách ấu trĩ của nhà cầm quyền không che giấu được dư luận. Tuy nhiên nhà cầm quyền vẫn lì lợm, chai đá, dù bị đồng hóa với bọn côn đồ cũng bất chấp, miễn sao chiếm được đất của dân, ngăn cấm được tự do tín ngưỡng, kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản vô thần. Cho nên lời phê phán của một nhà báo Tuổi Trẻ: “Nhà nước sử dụng côn đồ thì làm sao chính quyền tránh khỏi bị mang tiếng côn đồ,” là đúng.

Trịnh Hội - Tình yêu


Trịnh Hội
(Nguồn: VOA)

Ðúng một năm rồi tôi mới viết lại về đề tài này. Cũng là một năm mới, Tết Songkran ở Thái Lan sau một đêm không ngủ. Âu cũng là duyên số. Thật ra tôi ít khi bị mất ngủ. Viết về tình yêu lại càng ít hơn. Vì tôi nghĩ đấy thật ra là chuyện riêng tư, chín người mười ý, không ai có thể định nghĩa cho ai được. Như tôi đã từng chia sẻ, vào năm ngoái, cũng trong giây phút giữa đêm và ngày này.


Nhưng tôi lại nghĩ, trang blog này là của tôi. Và từ lúc bắt đầu viết blog cho đến bây giờ tôi chỉ viết những gì tôi thật sự suy nghĩ và cảm nhận. Chứ không phải viết cho một ai đó hay một lý tưởng cao cả nào. Chỉ có điều tôi ít khi nói đến chuyện cá nhân, riêng tư. Vì thứ nhất, nó chẳng giúp được ai cả. Và thứ hai, quan trọng hơn, khi nói về tình yêu là chúng ta chỉ nói đến sự cảm nhận. Mà đã nói đến cảm nhận rồi thì nó sẽ luôn thay đổi. Khác với các tư tưởng chính trị hay đạo đức có thể trải qua nhiều thế hệ hay nhiều quốc gia, phong tục khác nhau nhưng nó vẫn thế. Sự tự do, dân chủ mà con người ai cũng muốn là một thí dụ điển hình.


Nhưng đối với tình yêu thì khác. Năm trước nó có thể thế này. Nhưng năm nay nó đã thế kia. Chắc chắn trong một năm qua đã có một số bạn đọc đánh mất tình yêu. Nhưng ngược lại cũng đã có người tìm cho mình một người tình mà bấy lâu nay mình vẫn tìm kiếm.

Nếu đã mất, tôi xin chia buồn cùng bạn (mà cũng có thể là chia vui đấy chứ). Còn như vừa tìm được thì tôi mong bạn sẽ hài lòng với những gì bạn đang có và tận hưởng hạnh phúc mà mình đang ôm trong tay. Hôm nọ tôi có đọc được một câu nói tiếng Anh rất hay về tình yêu. Tôi không nhớ rõ từng chữ một. Nhưng đại loại ý của nó như thế này. Ðó là: Bạn đừng cố gắng đi tìm một tình yêu hoàn hảo. Mà hãy cố gắng vun xới tình yêu mà bạn đang có để trong tương lai nó có thể hoàn hảo hơn.

Tôi rất yêu câu này. Vì nó rất chính xác. Tôi không tin là có một tình yêu nào hoàn hảo cả. Những tình yêu lâu dài, vững bền và ngày càng hạnh phúc mà tôi được biết điều xuất phát từ hai trái tim chân thành sẵn sàng nhường nhịn nhau. Một người có máu nóng, thì người kia phải là người điềm đạm, không cãi lại lớn tiếng, ăn thua đủ với nhau. Còn thí dụ như một người ích kỷ trong tình yêu, không muốn san sẻ người bạn đời của mình đối với bất kỳ ai kể cả gia đình, bè bạn nhưng mình thì lại muốn làm gì làm, thì người bạn đời kia cần phải tỉnh táo và đủ trưởng thành để sẵn sàng bỏ qua sự khác biệt nhất thời ấy. Ðể trong tương lai tình yêu đó được vun đắp, lớn mạnh sau những lần va chạm với thực tế trong tình yêu.

Xây dựng tình yêu thật ra tôi thấy cũng giống như set up một business. Nếu phút đầu bạn chịu bỏ công, bỏ sức và bỏ cả cái tôi lớn quá của mình để sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác thì sau này bạn mới có cơ hội thành công. Bằng không sự thất bại sẽ đến với bạn không sớm thì muộn. Cho dù cả hai có thành ý đến đâu. Hay tình yêu say đắm mà cả hai đã dành cho nhau nồng nàn lúc ban đầu đến độ nào.

Ðối với riêng tôi, nếu muốn có một cuộc sống lứa đôi bền vững, lâu dài, chỉ có tình yêu thôi chưa đủ. Mà nó còn cần ở sự sáng suốt (wisdom), vừa phải (reasonableness), và tôn trọng (respect) trong cách đối xử với nhau. Và quan trọng nhất là cả hai người cần phải biết nhận thức khi nào cái tôi phải được bỏ qua một bên. Không hẳn cùng một lúc cả hai phải biết điều đó. Mà ít nhất một người phải chịu “lép vế” trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Một điều nữa tôi muốn nhắc đến khi nói về tình yêu đó là thực tế luôn khác xa với những lời nói bóng bẩy, lúc cảm xúc của chúng ta sôi trào. Của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Chúng ta cần phải có thời gian mới xác nhận được đâu là tình yêu chân thật và phải có sống, chung đụng với nhau mới biết điều gì chúng ta có thể chấp nhận được và khi nào những giới hạn đã vượt quá khỏi tầm tay mình, không còn gì hàn gắn được.

Nhưng làm thế nào để biết những giới hạn (boundaries) ấy? Thú thật, sau một năm tích lũy, tôi nghĩ điều cần nhất là sự chia sẻ, giãi bày (communication) chân thành giữa hai người ngay cả khi nói lên một cảm xúc chân thật nào đó (true feeling) có thể làm ta mất đi tất cả. Vì chỉ có sự thật mới có thể giải thoát chúng ta. Only the truth can set you free. Như câu nói về tình yêu mà tôi rất tâm đắc trong năm vừa qua:

“A true relationship is when you can tell each other anything and everything. No secrets, no lies.”

Một tình yêu đích thực là khi cả hai đều có thể kể cho nhau nghe về tất tần tật mọi vấn đề. Không giấu kín, không dối gian.

Nhưng hai điều khác cũng quan trọng không kém đó là sự tin tưởng ở nhau (trust) và thay đổi liên tục trong mối liên hệ giữa hai người. Năm trước cả hai đã quyết định chỉ làm những điều này. Năm nay cả hai cùng quyết định cần thay đổi vài điều khác để dung hòa với cuộc sống mới. Ðiều đó chắc chắn sẽ giúp cả hai thành công.

Như nó đã giúp tôi.

Thế còn bạn thì sao? Có thể chia sẻ với tôi được không? Please. At hoitrinh@hotmail.com

***

Rạng sáng của một năm mới ở Bangkok
Cũng viết riêng để gửi tặng người bạn thân nhất của tôi.

Nguyễn Xuân Nghĩa - Cầu viện để đánh giặc


Nguyễn Xuân Nghĩa

Việt Nam Cộng Hòa còn thất thủ vì... lý do kinh tế

Hàng năm cứ đến Tháng Tư người Việt chúng ta lại nhớ đến biến cố 1975 với bao ngậm ngùi và nhiều câu hỏi về cái lẽ bại trận. Có một thắc mắc ít được nhắc tới là vì sao được Hoa Kỳ viện trợ dồi dào như vậy mà Việt Nam Cộng Hòa vẫn không thành công? Bài này xin nêu ra một trong nhiều lý lẽ: chính là vì viện trợ mà không thể thành công!


Một cái nhìn khác về kinh tế cũng là chính trị.

Về bối cảnh, trong 30 năm can thiệp vào Việt Nam, từ 1943 đến 1973, sáu đời tổng thống Mỹ đã chẳng hiểu gì về Việt Nam, từ văn hóa đến lịch sử, mà lại có mục tiêu dời đổi thất thường. Nào là tìm đồng minh chống Nhật thời Thế Chiến II, rồi hỗ trợ phong trào “giải thực” nên mặc nhiên chống Pháp tại Ðông Dương, qua đến be bờ chặn làn sóng đỏ thời Chiến tranh lạnh, rồi xây dựng dân chủ để phát huy giá trị tinh thần của “Thế giới Tự do”, trong khi vẫn dùng lá bài Việt Nam tác động vào quan hệ với Liên Bang Xô Viết, với Trung Quốc, v.v...

Mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tiễn khiến Hoa Kỳ là đế quốc có lúc ngây thơ mà đôi khi lật lọng khó tin. Ra vào hùng hổ như con voi trắng trong cửa hàng đồ sứ.

Với tinh thần đó, Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến toàn diện, gồm các lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, thông tin, văn hóa, qua nhiều hình thái như phá hoại, khủng bố, khuynh đảo, du kích chiến rồi trận địa chiến ở cấp sư đoàn trở lên. Và thực hiện việc đó dưới sự phán xét khắt khe của một hệ thống truyền thông có đầy tự do mà thiếu hiểu biết. Ngày nay, sự nông cạn đó vẫn làm nhiều người hiểu sai về cuộc chiến và tiếp tục nhục mạ miền Nam.

Trong khi ấy, bộ máy kinh tế lại vận hành theo quy luật khác.

Quốc Hội có thẩm quyền về công chi thu thì đòi các khoản chi ngân sách phải ưu tiên phục vụ quyền lợi Hoa Kỳ. Một đồng viện trợ Mỹ phải đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Mỹ - tính ra thành hệ số nhân - và cho các địa phương đã bầu lên người biểu quyết về ngân sách. Nhiều khi các đại diện dân cử đầy ảnh hưởng này lại chẳng biết gì về Á Châu, Ðông Nam Á, Việt Nam hay cộng sản. Những ông nài mù cưỡi con voi trắng.

Vì vậy, Hoa Kỳ bị tổn thất về nhân mạng, kinh tế và tinh thần mà vẫn lãnh vết nhơ lịch sử là bại trận. Phần thiệt hại của người Việt Nam chỉ là một cước chú nhỏ trong tâm tư dân Mỹ. Ðó là về bối cảnh.

Về kinh tế, Hoa Kỳ có hai mạch viện trợ song hành cho Việt Nam.

Một là chương trình CIP, một sao bản thời chiến của kế hoạch Marshall do Hoa Kỳ viện trợ cho Âu Châu tái thiết trong thời bình sau Thế Chiến II. Chương trình CIP được áp dụng từ 1955 đến 1975, trừ mấy tháng gián đoạn khi cậu ấm Kennedy gây áp lực với chính quyền Ngô Ðình Diệm. Chương trình kia là PL 480, được mệnh danh là “Nông phẩm Phụng sự Hòa bình” theo lối gọi mỹ miều từ chính quyền Kennedy.

CIP hay Commercial Import Program hay Commodity Import Program, là “Chương trình Nhập cảng Thương phẩm.” Vắn tắt thì Mỹ viện trợ cho ngân sách quốc gia Việt Nam một số ngoại tệ do Quốc Hội phê chuẩn hàng năm để chính phủ Việt Nam bán lại cho doanh gia với hối suất ưu đãi và lãi suất thấp hầu nhập cảng một số hàng Mỹ. 

Doanh nghiệp xuất cảng hàng hóa Mỹ thì nhận đủ số đô la y như bán cho các thị trường tự do khác, còn doanh nghiệp Việt Nam thì tốn ít tiền hơn mà vẫn nhập được một lượng hàng cần thiết cho thị trường tiêu thụ nội địa. Tiền Việt Nam mà chính phủ Sài Gòn thu được từ doanh gia Việt Nam được đưa vào một quỹ đối giá để tài trợ ngân sách quốc gia, trong đó có cả quốc phòng, cảnh sát hay lương công chức.

Chế độ viện trợ này có nghĩa là dân ta càng tiêu thụ nhiều thì ngân sách quốc gia càng thêm tiền đánh giặc! Khi tóm lược như vậy, ta thấy ngay mâu thuẫn xương tủy giữa bài toán chiến tranh toàn diện với giải pháp đối phó về kinh tế, hối đoái và ngân sách! Hoa Kỳ tất nhiên bại trận với một chế độ viện trợ phi lý như vậy.

Khi Mỹ giảm viện trợ thì hậu phương miền Nam hết xài đồ nhập cảng do doanh nghiệp Mỹ cung cấp và ngân sách hết lương cho lính. Trong khi ấy, đầu tư vẫn bị cản trở so với tiêu thụ và càng bị cản trở vì hình thái chiến tranh phá hoại.

Tháng Tám năm 1971, khi chính quyền Nixon đơn phương thả nổi đồng bạc và hủy bỏ hệ thống tài chánh Bretton Woods thì đấy là tín hiệu nguy ngập mà chúng ta chưa nhìn ra. Qua năm sau, cuộc khủng hoảng dầu hỏa vì tình hình Trung Ðông là tín hiệu khác mà ít ai thấy. Hậu phương chỉ than vãn về lạm phát hay xăng dầu lên giá mà chưa hiểu rằng miền Nam đang bị bức tử - xiết bao tử.

Kỳ diệu nhất là chương trình CIP chứng minh lý luận tuyên truyền của phe Cộng sản. Rằng Mỹ gây chiến chỉ để doanh nghiệp hay tài phiệt Mỹ bán hàng!

Chương trình kia, PL 480 hay Nông phẩm Phụng sự Hòa bình, có nghĩa là Việt Nam nhận được một số nông sản Mỹ để bán lại cho dân và lấy tiền tài trợ ngân sách. Ðây là một phi lý khác.

Lý tưởng ban đầu của PL480 từ chính quyền Eisenhower vào năm 1954 là cứu đói các nước nghèo. Nhưng Quốc Hội Mỹ chuyển dần qua mục tiêu chính trị là giúp nông gia Mỹ có thị trường còn Hành pháp thì viện dẫn mục tiêu chiến lược là dùng viện trợ nông sản để kết nạp đồng minh.

Thế rồi, quan niệm về đồng minh có thể dời đổi từng thời, thậm chí từng mùa bầu cử, trong khi quốc gia thọ nhận viện trợ do Bộ Canh Nông và cơ quan USAID quản lý, tùy chương trình, thì xây dựng toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế trên chế độ viện trợ đó. Rồi bị ràng buộc mà thu hẹp khả năng xoay trở, cho tới khi bị bó tay.

Vì mục đích nâng đỡ nông gia Mỹ, Chương trình PL480 còn có quy định thắt họng: quốc gia cầu viện không được dùng nông sản viện trợ làm nguyên nhiên vật liệu chế biến ra mặt hàng khả dĩ cạnh tranh với hàng Mỹ. Bông vải hay sữa bột của Mỹ không thể làm áo quần hay thực phẩm bán trên các thị trường có loại sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ.

Ngoài hoàn cảnh ngặt nghèo do chiến cuộc gây ra, ngoại viện Mỹ khó giúp quốc gia cầu viện đầu tư theo hướng tích cực là phát triển ngoại thương để có độc lập về kinh tế. Nên chỉ còn chánh sách tiêu cực - mà ăn khách thời đó - là “thay thế nhập cảng.”

Hai quốc gia giàu kinh nghiệm về viện trợ Mỹ là Ðài Loan và Nam Hàn đã đặt ra quốc sách là phải chấm dứt sự lệ thuộc vào viện trợ càng sớm càng hay. Họ thắt lưng buộc bụng để tự túc tự cường rồi trở thành rồng cọp kinh tế. Miền Nam thì không, vì nhiều người tin rằng “Mỹ không thể bỏ Việt Nam.” Có muốn xoay ra thì đã có miền Bắc kéo vào bằng pháo kích như mưa, nhờ nguồn viện trợ của Liên Xô và sự chỉ đạo của Trung Quốc!

Mà hình như là bi hài kịch đó vẫn chưa dứt, với những “món nợ đáng tởm” mà Hà Nội phải trả cho Bắc Kinh... Thế hệ ngày nay nên suy ngẫm lại.

Và cử tri người Mỹ gốc Việt nên tận dụng sự hiểu biết lẫn lá phiếu để không tái diễn thảm kịch này cho xứ khác - và cho Việt Nam khi lãnh đạo Mỹ lại đòi “chuyển trục” tại Ðông Á. Một thí dụ cụ thể là nhìn vào đạo luật Nông Sản, Farm Bill. Thê thảm...


Tony Judt - Xa cộng sản, gần con người: đi dây ở Đông Âu (2)



Tony Judt
Phan Trinh dịch

(Tiếp theo và hết)

Trí thức Đông Đức

Người Đông Đức có những bận tâm riêng. Một trong những mâu thuẫn của chính sách dành cho Đông Đức (Ostpolitik) của chính quyền Tây Đức, được Willy Brandt [Thủ tướng từ 1969 đến 1974] và những người kế vị áp dụng, đó là: khi chuyển giao một số lớn tiền cứng vào Đông Đức, khi tới tấp dành cho Đông Đức những công nhận, quan tâm và các khoản hỗ trợ, thì chính quyền Tây Đức đã vô tình khép lại bất cứ cơ hội thay đổi nào từ bên trong Đông Đức, kể cả việc cải thiện nền kinh tế công nghiệp cổ lỗ sĩ và gây ô nhiễm của họ. Bằng các nỗ lực “bắc cầu”, xây những đô thị kết nghĩa, tổ chức những chuyến viếng thăm hữu nghị, và cùng lúc tránh xa những chỉ trích của phương Tây nhắm vào các chế độ Đông Âu, các chính khách tại Bonn đã tạo cho giới lãnh đạo Đông Âu một cảm giác ổn định và an toàn giả tạo.


Tây du và cánh trái

Thêm vào đó, bằng cách “mua lại” những nhân vật đối lập và tù nhân chính trị,[i] Tây Đức đã làm cho hàng ngũ đối lập Đông Đức mất đi một số những nhà bất đồng nổi tiếng nhất. Không có xã hội cộng sản nào có được một hàng xóm sinh đôi ở phía Tây nói cùng ngôn ngữ như Đông Đức. Cám dỗ bỏ nước ra đi vì vậy luôn ám ảnh, và “quyền đi lại” cũng đương nhiên nằm trên đầu danh sách những quyền hạn mà giới văn nghệ sĩ Đông Đức quan tâm. Nhưng nhiều nhà phản biện “cung đình” của chế độ Đông Đức lại có lựa chọn khác là vừa không bỏ nước ra đi, vừa không từ bỏ lý tưởng cũ họ theo đuổi. Thật vậy, vào cuối thập niên 1970, Đông Đức là nước duy nhất có thể nói mình có một lực lượng đối lập Mác-xít không chính thức nằm ngay trong nội bộ đảng. Tất cả những nhà phản biện nổi tiếng nhất đều tấn công nhà cầm quyền từ vị trí cánh tả – nhưng chính vị trí cánh tả đó làm cho tiếng nói của họ vừa khó nghe, vừa lạc điệu với những nhóm đối lập khác trong khối Đông Âu, như nhà văn Tiệp Khắc Jiří Pelikán đã chua chát nhận xét.

Cũng vì vậy mà Rudolf Bahro, bị ngược đãi nhiều năm trước khi bị trục xuất qua phương Tây năm 1979, chỉ được biết đến nhiều nhất qua tiểu luận Con đường khác [The Alternative], một văn bản đậm chất Mác-xít về “chủ nghĩa xã hội trên thực tế”. Cũng vì vậy mà Robert Havemann, một người cộng sản lớn tuổi hơn – bị truy tố và xử phạt vì đấu tranh cho quyền lợi của ca sĩ nhạc đồng quê Wolf Biermann (bị trục xuất qua phương Tây năm 1976) – đã chỉ trích đảng cầm quyền, không vì đảng xâm phạm quyền con người, nhưng vì đảng phản bội những lý tưởng của mình, và vì đảng khuyến khích quần chúng tiêu thụ và sở hữu tài sản cùng hàng hóa. Tương tự, Wolfgang Harich, một trí thức hàng đầu Đông Đức, người kiên trì phê phán hệ thống bàn giấy quan liêu của chế độ, cũng đã nặng lời không kém khi chống lại “ảo tưởng của chủ nghĩa tiêu thụ” và cổ xúy cho giải pháp cánh tả là đảng cầm quyền cần phải cải tạo quần chú

Tôn giáo và hòa bình

Những phản kháng có ý nghĩa thực sự, tuy ít ỏi, chống lại chế độ cộng sản tại Đông Đức, tương tự như ở Ba Lan, dường như lại được kết tủa xung quanh những giáo hội: Ở Đức, đó là Liên đoàn các Giáo hội Tin lành (Bund der Evangelischen Kirchen). Tại đây, ngôn ngữ mới về quyền con người và các quyền tự do lại rất gần gũi với những giá trị Thiên chúa giáo, và cũng như ở Ba Lan, ngôn ngữ này được củng cố vì gắn liền với giáo hội, định chế duy nhất còn sót lại từ trước thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Ảnh hưởng của các giáo hội cũng đã khiến cho vấn đề “hòa bình” trở thành quan trọng trong sinh hoạt của trí thức phản kháng Đông Đức.

Những thanh niên của phong trào hòa bình, thường gọi là “peaceniks”, cùng các nhà vận động giải trừ vũ khí hạt nhân tại phương Tây thường được nhìn với cặp mắt nghi ngờ tại các nước Đông Âu. Tích cực nhất, họ cũng chỉ được xem như những người vô tội nhưng ngây thơ, thường thì họ bị xem như những quân cờ dại dột bị chế độ Xô-viết giật dây.[ii] Đặc biệt là Václav Havel, ông cho rằng phong trào phản chiến ngày càng lớn mạnh tại Tây Âu vào đầu thập nhiên 1980 là công cụ hoàn hảo để cuốn hút, đánh lạc hướng, và trung lập hóa giới trí thức phương Tây. Ông nhấn mạnh rằng: Làm sao có thể nói chuyện “hòa bình” trong một nước khi nhà cầm quyền ở trong tình trạng chiến tranh thường trực với người dân. Hòa bình và giải trừ vũ khí trong hoàn cảnh lúc đó chỉ củng cố tự do và độc lập cho những nước Tây Âu, nhưng sẽ tiếp tục trói buộc Đông Âu dưới gọng kềm của Liên Xô. Sẽ là sai lầm nếu tách “hòa bình” ra khỏi quyền con người và tự do. Hoặc, nói như Adam Michnik, “điều kiện để giảm bớt nguy cơ chiến tranh là tôn trọng toàn phần quyền con người.”

“Đấu” bằng “hòa”

Ở Đông Đức, phong trào hòa bình có thêm một sắc thái địa phương khác, đương nhiên điều này một phần vì Đông Đức có liên quan với Tây Đức, nhưng cũng vì một lý do khác nữa. Đông Đức – quốc gia không có cả lịch sử lẫn căn tính riêng, hình thành như một tai nạn lịch sử – phần nào có lý khi nói rằng hòa bình, hoặc “sống chung hòa bình”, là lý do tồn tại của mình. Nhưng cùng lúc, Đông Đức lại là nước được quân sự hóa và mang tính quân phiệt nhất trong những nước xã hội chủ nghĩa: năm 1977, “Giáo dục Quốc phòng” được đưa vào giáo trình của nhà trường tại Đông Đức, và Phong trào Thanh niên thuộc nhà nước cũng là một phong trào mang tính bán quân sự cao bất thường, so với cả tiêu chuẩn của Liên Xô. Mâu thuẫn căng thẳng này đã bộc lộ ra ngoài, thông qua một hình thức đối kháng được quần chúng ủng hộ nhờ tập trung vào chủ đề hòa bình và giải trừ vũ khí:
Năm 1962, Đông Đức đã áp dụng nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong 18 tháng đối với mọi công dân nam từ 18 đến 50 tuổi. Nhưng hai năm sau, họ thêm vào một khoản miễn trừ: những ai không muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do đạo đức có thể tham gia vào lực lượng Bausoldaten [chiến sĩ xây dựng], một lực lượng lao động công ích. Mặc dù người tham gia lực lượng này sẽ không có lợi thế về lý lịch trong tương lai, nhưng sự có mặt của nó cũng cho thấy Đông Đức chấp nhận sự tồn tại và tính hợp pháp của hành vi bất đồng vì lương tâm. Đến năm 1980, có hàng ngàn người Đông Đức đã tham gia Bausoldaten và lực lượng này trở thành một mạng lưới đầy tiềm năng cho những nhà hoạt động hòa bình.

Nhờ vậy, từ năm 1980, khi các mục sư Giáo hội Luther bắt đầu bảo vệ và hỗ trợ những nhà hoạt động hòa bình, thì họ có thể mở rộng đáng kể công việc của mình mà không bị nhà nước cấm đoán. Phong trào hòa bình non trẻ sau đó đã từ các nhà thờ lan tỏa đến các đại học, dẫn đến đòi hỏi không chỉ giải giới vũ khí mà còn là đòi hỏi quyền được lên tiếng không bị cản trở về những đề tài nhạy cảm kia. Bằng cách gián tiếp này, những người phản kháng Đông Đức đã tìm được ngôn ngữ chung và bắt kịp với những nhóm đối lập khác trong khối Đông Âu.

Rumani im ắng

Trong khi đó ở Rumani, tình hình không may mắn như thế. Sự ra đời của Hiến chương 77 đã nhận được một lá thư ủng hộ rất dũng cảm của nhà văn Paul Goma và bảy trí thức Rumani khác, tất cả họ đều lập tức bị đàn áp. Ngoài việc đó thì Rumani vẫn tiếp tục im lặng như đã từng im ắng suốt ba thập niên trước đó. Goma bị ép lưu vong ra nước ngoài và không có ai thay thế ông được. Về tình trạng này, có thể nói phương Tây cũng phải chịu một phần trách nhiệm – giả sử có một Hiến chương 77 của Rumani, hoặc có một phiên bản của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan tại Rumani, thì rất có thể họ cũng không nhận được sự ủng hộ bao nhiêu của phương Tây. Chẳng có tổng thống Mỹ nào từng đòi hỏi nhà độc tài Nicolae Ceaușescu rằng “hãy để cho Rumani được là Rumani.”[iii]

Liên Xô: Sakharov và lưu đầy

Ngay Liên Xô cũng chỉ dành quyền tự do rất giới hạn cho một vài trí thức – nhất là những nhà khoa học hàng đầu, vốn luôn là đối tượng được ưu tiên. Nhà sinh vật học Zhores Medvedev, người vào năm 1960 đã phơi bày vụ Lysenko[iv] và sau đó vụ này được biết đến rộng rãi qua mạng văn chui samizdat, ban đầu đã bị quấy nhiễu và sau đó bị tước quyền công dân. Ông phải sống lưu vong tại Anh từ năm 1973. Nhưng Andrei Sakharov, nhà vật lý nguyên tử nổi tiếng nhất nước và là người phản biện chế độ trong một thời gian dài, vẫn được hưởng tự do, cho đến khi ông công khai chống đối Liên Xô xâm lăng Afghanistan năm 1979, khiến nhà cầm quyền không thể chịu đựng ông được nữa. Sakharov phiền phức quá, không bỏ qua được (dù sao, tiếng nói của ông cũng là tiếng nói của người đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1975), nhưng cùng lúc Sakharov cũng quan trọng quá, không trục xuất ra nước ngoài được. Cuối cùng thì ông và vợ, bà Yelena Bonner, bị buộc đi lưu đầy nội địa tại thành phố Gorky tách biệt với thế giới bên ngoài.

Nhưng Sakharov luôn nhắc rằng ông chỉ kêu gọi Liên Xô giải trình về những sai lầm và những vụ bức hại người bất đồng, chứ không tìm cách lật đổ chế độ – lập trường này đặt ông đứng giữa một bên là thế hệ những người cộng sản cải cách lão thành, còn bên kia là thế hệ những nhà bất đồng mới tại Trung Âu. Những người khác, ít nổi tiếng hơn nhưng cũng công khai chống Xô-viết, thì bị đối xử tàn tệ hơn nhiều. Nhà thơ Natalya Gorbanevskaya bị bắt ở ba năm trong một nhà thương điên chẳng khác nào ở tù, và được chẩn đoán, cùng với hàng trăm người khác, là mắc chứng “tâm thần phân liệt dạng lờ đờ”. Vladimir Bukovsky, người nổi tiếng nhất trong số những người phản kháng trẻ tuổi hơn, thì phải trải qua 12 năm trong các trại tù, trại lao động, nhà thương điên Xô-viết, trước khi, dưới sức ép của thế giới bên ngoài phản đối việc áp bức anh, anh được cho ra nước ngoài, trong một cuộc đổi chác giữa anh và Luis Corvalan, một người cộng sản Chi-lê, năm 1976.

Phương Tây không can thiệp

Ngoại trừ vài phản đối nhân danh những cá nhân bị đàn áp như vừa kể, và một chiến dịch đấu tranh cho quyền di dân của người Do Thái tại Liên Xô, nhìn chung phương Tây rất ít quan tâm đến những việc nội bộ của Cộng hòa Liên bang Xô-viết – ít hơn nhiều, tính tới đầu thập niên 1980, những quan tâm dành cho phong trào phản kháng tại Ba Lan, hay những nước khác như Tiệp Khắc. Mãi cho tới năm 1983, Liên Xô mới rút ra khỏi Hiệp hội Bệnh Tâm thần Thế giới, vì hiệp hội này, cũng với phong cách lờ đờ đáng xấu hổ, lúc đó mới bắt đầu chỉ trích những bất thường diễn ra tại Liên Xô.

Liên Xô nó thế!

Nhưng dù có tác động từ bên ngoài hay không thì tuyệt đại đa số trí thức Liên Xô sẽ chẳng bao giờ đi theo những tiền lệ đã được tạo nên tại Đông Âu. Nỗi khiếp sợ do cuộc đàn áp vĩ đại mà Stalin gây ra vẫn lơ lửng như màn đêm đè nặng tâm trạng mọi người suốt ba thập niên sau khi ông chết, mặc dù không ai nhắc tới nữa. Ngoại trừ một số ít những người bất đồng thẳng thắn và dũng cảm nhất, tất cả đều tìm cách ở lại trong vòng cương tỏa, chỉ dám đề cập tới những đề tài được phép, chỉ dám nói thứ ngôn ngữ phải đạo ở Liên Xô mà thôi. Họ tin rằng, nghe cũng hợp lý, rằng Liên Xô sẽ tồn tại lâu dài. Những nhà văn như Andrei Amalrik, với luận văn “Liệu Liên Xô có tồn tại đến năm 1984?” xuất hiện tại phương Tây lần đầu năm 1970 và được tái phát hành với phiên bản mở rộng hơn 10 năm sau đó, là một luận văn mang tính dự báo cao, tuy không điển hình. Trái ngược với các chế độ bù nhìn được dựng lên tại Đông Âu bên ngoài biên giới của mình, Liên Xô vào năm 1983 đã tồn tại 66 năm, hầu hết dân chúng đều sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, họ xem chế độ mình đang có như đương nhiên và về cơ bản sẽ cứ thế mãi.

Cái khó của dân

Sự phản kháng của giới trí thức Trung Âu không mang lại những ảnh hưởng lập tức. Điều này không làm ai ngạc nhiên: sự tỉnh táo và thực tế của các nhà bất đồng vào thập niên 1970 giúp họ nhìn thấu không chỉ những thất bại rõ ràng của chủ nghĩa xã hội, mà còn nhìn ra bản chất thực tế của quyền lực nữa. Ngoài ra, họ cũng thấy khả năng hành động có giới hạn của quần chúng: trong bài “Luận về lòng dũng cảm”, nhà văn Tiệp Khắc Ludvík Vaculík lập luận rất thuyết phục rằng không thể đòi hỏi quá nhiều từ người dân bình thường vốn phải đấu tranh để sinh tồn hàng ngày. Hầu hết mọi người sống trong một “vùng xám” về đạo đức, tuy ngột ngạt nhưng an toàn, và trong đó lửa nhiệt tình được thay thế bằng cái cúi đầu cam chịu. Rất khó để thuyết phục dân chúng tích cực tham gia những hành động chống đối chế độ chứa đầy rủi ro, vì với người dân bình thường, sự chống đối dường như không cần thiết. Điều lớn nhất có thể mong đợi ở quần chúng là họ làm “những việc làm cụ thể và thực tế, không mang tính anh hùng”.

Cái khó của trí thức

Giới trí thức hầu hết nói cho nhau nghe, thay vì nói cho quần chúng rộng rãi: một vài người còn tích cực phản kháng như để ngầm đền bù thiệt hại vì những phấn khích trước đây của chính mình. Hơn nữa, họ là hậu duệ (trong vài trường hợp, là con ruột theo nghĩa đen) của thế hệ lãnh tụ đầu tiên trong giai cấp thống trị xã hội chủ nghĩa đầy quyền lực – họ được ăn học và hưởng hàng loạt các đặc quyền được chuyển giao khá hiệu quả từ thế hệ này xuống thế hệ khác, nhất là ở Ba Lan và Hungary. Điều đó không phải lúc nào cũng khiến dân chúng có cảm tình với họ. Giống như trong quá khứ, khi họ còn bênh vực cho chế độ mà bây giờ họ chống đối, họ chỉ là một thiểu số nhỏ so với tổng dân số, và chỉ đại diện cho chính mình mà thôi.

Vì vậy, khi George Konrád viết với vẻ hơi trịch thượng rằng “không ai có suy nghĩ lại muốn tống khứ người khác ra khỏi chiếc ghế quyền lực để rồi mình chiếm chỗ” thì ông cũng công nhận một sự thật trần trụi là đã không có ai “có suy nghĩ” có mặt ở đó, vào thời kỳ đó, để làm những việc như thế. Việc chấp nhận sự thật khắc nghiệt này của cuộc sống cũng tạo nền cho một quan tâm khác được giới đối lập chú trọng, đó là chủ trương bất bạo động: không chỉ ở Tiệp Khắc, nơi phản kháng thụ động trước quyền lực có truyền thống lâu dài, hoặc tại Đông Đức, nơi Giáo hội Luther ngày càng có ảnh hưởng trong hàng ngũ bất đồng, nhưng cả ở Ba Lan, nơi phản kháng bất bạo động đại diện cho điều mà Michnik và những người khác gọi là một giới hạn thực tế và đạo đức, nhằm ngăn chặn những cuộc “phiêu lưu” nguy hiểm và vô ích.

Thành quả

Thành quả mà những người bất đồng ở Đông Âu đạt được nằm ở chỗ khác. Đối với phương Đông cũng như phương Tây thì thập niên 1970 và 1980 là thời kỳ vỡ mộng chua chát. Năng lượng hừng hực của thập niên 1960 đã lụi tàn, những lý tưởng chính trị không còn đáng tin về mặt đạo đức nữa, và sự dấn thân cho công ích đã nhường chỗ cho những bài toán vì lợi ích cá nhân. Bằng cách tạo ra cuộc đối thoại vì quyền con người, bằng cách tập trung vào ý niệm, tuy mơ hồ, về “xã hội dân sự”, bằng cách kiên trì nói về sự câm nín của Trung Âu hiện tại và trong lịch sử, bằng cách nói về đạo đức một cách không ngại ngần trước công chúng, như những gì đã diễn ra cho thấy, Havel và đồng sự đã xây dựng được một không gian công luận, tuy không chính thức, để thay thế không gian công luận đã bị chủ nghĩa cộng sản phá hủy.[v]
Nguồn: Post War, Tony Judt, NXB Penguine Books, 2006, trang 566-577
Bản tiếng Việt © 2013 Phan Trinh & pro&contra



[i] Đây là những vụ buôn người diễn ra trong bí mật. Theo Victor Sybestyen, trong cuốn Revolution 1989, the Fall of the Soviet Empire (London, 2009), sau khi Bức tường Bá Linh được dựng lên năm 1961, Đông Đức bắt đầu bán qua Tây Đức những tù nhân chính trị và những nhà bất đồng chính kiến. Giá mua bán cũng có tính “thị trường”. Giữa thập niên 1960, giá bán là 40.000 Đức-mã một người, đến giữa thập niên 1980, do lạm phát và do Đông Đức kỳ kèo thêm bớt, giá bán lên tới hơn 100.000 Đức-mã một người. Họ thường rời trại tù Đông Đức vào sáng sớm, trên những chiếc xe buýt với bảng số lật ngược, mang số Đông Đức hoặc Tây Đức tùy nơi đi qua, qua biên giới cũng không cần xuất trình giấy tờ gì. Tổng số trí thức bị bán trong những năm đó là 34.000 người, mang về 8 tỉ Đức-mã, con số mà theo một kinh tế gia hàng đầu của Đông Đức, thì không có nó chế độ khó tồn tại. Bi hài còn tăng thêm khi có lúc Đông Đức thay vì bán người nhận tiền, họ bán người nhận chuối, một mặt hàng xa xỉ lúc bấy giờ. Cũng vì siêu lợi nhuận, càng về sau Đông Đức lại càng bắt người vô tội vạ với những bản án khống, chỉ để bán kiếm tiền. (ND)
[ii] Nghi ngờ như vậy cũng có lý do chính đáng. Như được công bố sau này, phong trào hòa bình tại Anh và Tây Đức vào thời đó bị xâm nhập toàn phần bởi tình báo Liên Xô và Đông Đức. (TG)
[iii] Tháng 9/10/1982, một ngày sau khi chính quyền Ba Lan đặt Công đoàn Đoàn kết ra ngoài vòng pháp luật, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong diễn văn truyền thanh gửi dân chúng Mỹ đã dùng cụm từ “Hãy để Ba Lan là Ba Lan” (mượn tựa đề bài hát cùng tên, sáng tác năm 1976, là bài ca đấu tranh của Công đoàn Đoàn kết). Xem tại đây: www.presidency.ucsb.edu/?pid=43110. (ND)
[iv] Trofim Lysenko (1898-1976) nhà sinh vật học khoác lác, cố vấn cho Stalin, hứa hẹn nông nghiệp sẽ được cải thiện chưa từng có nếu Stalin áp dụng lý thuyết của ông ta về di truyền sinh vật học. (ND)
[v] Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng có đánh giá tương tự về thành quả của hoạt động phản biện tại Việt Nam trong đoạn sau đây: “… thói quen phản biện hình thành dần trong xã hội như một nếp tư duy mới, thói quen gọi dạ bảo vâng mất đi. ‘Chân lý ban phát từ trên’ không còn là điều nghiễm nhiên phải tuân phục nữa. Đó chính là cái được rất lớn bắt đầu từ kiến nghị của chúng tôi.” Trích từ Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: Trăn trở về thế hệ tiếp nối. Xem tại đây: http://boxitvn.blogspot.com/2013/04/giao-su-nguyen-hue-chi-tran-tro-ve-he.html. (ND)