Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Hoàng Quân - Ðồng Nghiệp Dị Chủng


Hoàng Quân

Ông anh họ, là nhân viên ngân hàng ở Việt Nam, gật gù:
-          Vậy ra, Thi làm ở phòng Tham Mưu Tín Dụng Quốc Tế.

Tôi giật bắn cả người:
-          Úi trời trời, nghe sao mà dao to búa lớn quá vậy. Việc của em đơn giản lắm, săm soi mấy con số trong báo cáo tài chánh của con nợ, vạch lá tìm sâu. Rồi viết lời đề nghị nên cho vay bao nhiêu. Hội đồng quản trị của ngân hàng quyết định chớ em đâu có quyền hạn gì.

Ông anh nghiêm giọng:
-          Mấy lời bàn ra bàn vô đó, tiền không! Chẳng biết ở tây thì sao, chứ ở ta, mấy ghế này, phúc lợi từ cửa sau nhiều lắm, xây cửa xây nhà mấy hồi.




Tôi ngồi ở “ghế“ này mấy năm, bổng lộc đến bằng cửa trước đàng hoàng, ghi tên tôi là người nhận ngay ngắn, có lịch các loại, hoặc dao rọc thư, hoặc khối thủy tinh, thẻ kim loại để chận giấy. Cứ đà này, tôi bám trụ ở đây mãn kiếp vẫn chưa đủ vật liệu xây nhà. Thật ra, tôi chẳng hề mơ màng đến những đặc quyền đặc lợi của công việc. Nhưng đôi lúc, giữa những tám tiếng ở văn phòng, tôi hay có những ý nghĩ rất... khoa học giả tưởng. Chẳng hạn như Diedrich không phải từ Hamburg, tít tận bắc Ðức, mà là Ðình dân Hà Nội. Chẳng hạn như Viktor, chẳng phải là dân Franfurt ở trung Ðức mà là Vinh, chàng trai xứ Huế. Ngồi đối diện tôi là Ralph, người Bavarian duy nhất trong nhóm. Khi ông trưởng phòng xếp chỗ ngồi, tôi than thầm, xúi quảy thiệt, boss đặt đâu phải ngồi đó, chớ nghe nói dân miền nam Ðức khó chịu, kỳ thị chủng tộc lắm. Ban đầu tôi kính nhi viễn chi. Dần dà, tôi thấy thiên hạ dường như gieo tiếng ác cho người dân Bavarian. Ralph rất dễ thương, đã nhiều lần “quạt  thẳng tay những ai dám xách mé hình thức và nội dung da vàng, mũi tẹt của tôi. Trong văn phòng, Ralph nói tiếng Ðức tiêu chuẩn ... quốc tế, nhưng khi nói chuyện với người nhà, Ralph chuyển “tông qua tiếng địa phương. Tôi nghe, tiếng được tiếng mất, tưởng tượng như nghe một người Việt miền tây, bắt con cá gô bỏ trong cái gổ nó kêu gột gột. Tôi chớp vội vài ba chữ hiểu lõm bõm, láo lếu nhại giọng Ralph. Ralph không chấp nê tôi- chửi cha không bằng pha tiếng- mà còn chỉ cho tôi dăm ba câu thổ ngữ thứ thiệt của nhà quê Bavaria. Lâu lâu, tôi trả bài, cả đám có dịp cười rân. Tôi nghĩ, nếu nói tiếng Việt với Ralph, sẽ xưng hô ông tui, chớ không lẽ mày tao sao. Có lần Ralph kể về một chuyến nghỉ hè ở Úc và Tân Tây Lan. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với Ralph là Tân Tây Lan không có thú dữ. Tôi trề môi, tỏ vẻ nghi ngờ:
-          Thiệt không? Tui chưa đi Tân Tây Lan lần nào nhưng tui chắc chắn bên đó có thú dữ.

-          Ðã không biết mà còn bày đặt hỏi vặn vẹo. Ðánh cá một cây kem nhe. Tôi sẽ đưa sách nói về thú vật xứ đó cho Thi coi.- Ralph giọng chắc nịch.

-          Khỏi cần, ông đưa cho tui coi lại xấp hình ông chụp bên đó đi.- Tôi nhún vai rất “lạnh”.

-          Ðây, người đẹp cứ tự nhiên. Trưa nay đi mua kem nộp cho tôi. -Ralph đẩy xấp hình qua.

-          Ðừng có mơ với mộng -Tôi chùn mũi, rút tấm hình Ralph chụp giữa phố, thảy ra trước mặt Ralph. Tôi chỉ mấy cô gái trong hình, nhướng mày hỏi.- Ðây là gì hả? Không phải thú dữ sao! Quê nhà tui, quý ông khơi khơi gọi tụi tui là cọp, là sư tử.

Ralph không nín cười được:
-          OK, chịu thua. Vậy chớ Thi là cọp hay sư tử?

-          Vừa cọp, vừa sư tử mà còn hơn nữa...

Tôi bỏ dở câu nói, nhớ đến bài hát thuở nào. Ai đời, đường đường một đấng nam nhi, hậu duệ của Lạc Long Quân, mà tự xưng là loài ma quái ngu si, rồi rền rĩ ta yêu em lầm lỡ, bây giờ đường nào đi. Ta hỏi lẩm cẩm xong, ta dài giọng chì chiết em yêu ma quỷ dữ đã đến gieo sầu đau. Vừa phải thôi chớ, em nghe mà sôi cả ruột gan, ta rặt một tuồng đem than gắp bỏ tay người.

-          Sao, là beo, báo hay gấu?

Tiếng Ralph kéo tôi khỏi cơn nóng mặt giùm cho bao nhiêu con cháu Âu Cơ. Tôi rùn vai:
-          Là gì nữa hả? Chắc tui cần cả nửa ngày để cắt nghĩa. Mà thôi! -Tui còn cả đống việc. Lúc khác nghen.

Nói vậy, chớ tôi nghĩ, Ralph chẳng bao giờ có thể hiểu được. Tiếng Ðức của tôi, dù được rèn luyện qua nhiều năm trung học và đại học với người bản xứ, cọng thêm dạn dày kinh nghiệm thông ngôn, nhưng tôi làm sao cắt nghĩa Ta yêu em vất vả, ôi! lần cuối lần đầu, em là cành gai sắc cho thịt nát xương đau... Mà tôi có đanh đá với Ralph rằng, người khôn nói với người “kia” bực mình, chắc Ralph cũng chẳng thấm mà mắng tôi điêu ngoa, chua chanh chát khế.

Ralph kể, khi ông trưởng phòng dẫn tôi đến nhận việc, Ralph nghĩ, tôi là người Hoa, tức sẽ gặp vấn đề với chữ R. Tôi cười lục khục:
-          Ông yên tâm. Tui không gọi ông là Lalph đâu. Nhưng cái chữ L cắc cớ ở giữa lại làm tui tréo cả lưỡi. Nếu ông cho phép tui gọi ông là Raph, chắc tui sẽ tăng tuổi thọ thêm vài năm.

-          Ừ, gọi sao cũng được. Hy vọng Thi thông cảm, trong con mắt Âu châu của chúng tôi, người Á châu nào cũng giống nhau.

Tôi đâu thèm để bụng chuyện lặt vặt này. Tại, nhầm lẫn như vậy đã xảy ra nhiều lần, mà tôi rầu nhất là lần người đồng hương nhầm. Trong hội tết, khi mấy cô bé bắc kỳ đang quây quanh chồng tôi hỏi chuyện, chồng tôi chỉ tôi:
-          Bà xã anh tới rồi đây. Mấy em thắc mắc gì thì cứ hỏi chị đi nhe.

Một cô bé láu táu:
-          Chị chắc là người Trung?

Tôi lật đật mừng rỡ. Thường thì, trời có tối như đêm ba mươi, nghe giọng tôi cũng biết tôi từ nơi quê hương em nghèo lắm ai ơi. Nhưng đằng này, tôi đâu đã mở miệng, mà cô bé nhận ra, chắc trông tôi ngoan hiền như mấy o Huế chính hiệu chớ gì. Chao ơi, sao hồi giờ bao người nhận ra điều này, mà chẳng nghe ai “thành thật góp ý cho tôi vui. Tôi chưa kịp lên tiếng để xác nhận cho cô bé là cô có nhận xét rất chi chính xác thì cô khác phản đối:
-          Này, đằng ấy nói thế nào đấy chứ, mắt chị ấy không xếch, mà lại to nữa.

Nếu hơi chậm tiêu như thường lệ, chắc tôi sẽ vội lên tiếng đính chính rằng, cô bé ơi, chắc tại cô bé chưa đặt chân lên đất thần kinh nên cô có suy nghĩ sai lạc về đôi cửa sổ linh hồn của người xứ đó. May quá, bỗng nhiên, trong đầu óc rù rờ của tôi sáng lên ánh chớp, Trung đây là Trung Quốc nằm phía bắc của Cao Bằng, chứ không phải là Trung Việt nằm ở phía nam Hải Phòng. Tôi nào trách chi lời con trẻ nói thiệt, tưởng nhầm tôi là thím xẩm. Cho chừa cái tật xí xọn mặc áo chẽn nút vải. Chỉ ngậm mà nghe thôi, đã đau nhoi nhói ở tâm thất trái hết mấy chục phút.

Vào hãng, như thường lệ, Ralph chào “Hi. Tôi muốn ghẹo, giả đò hỏi:
-          Ông nói Hai với ai đó?

-          Với Thi. Tại sao?

-          Tại tui không phải Hai mà là Năm. Biết chưa! Tui là con thứ năm trong gia đình, hai là Zweite, mà tui là Fuenfte.

-          Trời đất, tôi có biết nói tiếng Việt hồi nào đâu. Tôi là người Ðức mà.

-          A, vậy ý ông nói tui là cá mập*.

-          Aha, tôi đâu chào bằng tiếng Ðức. Tôi không nghĩ đến điều này nhưng bây giờ tôi thấy Thi đúng là cá mập. -Ralph cười cười.

Từ đó Ralph hay gọi tôi là Hai hoặc Sharky. Giữa hai bàn chúng tôi, gần hai màn ảnh computer to tướng, tôi chưng mấy chậu cây hết đất sống ở nhà tôi, một chậu long tu, một chậu thủy trúc và cây lan hồ điệp chỉ toàn lá. Có lần, tôi đang chăm chú truy cập thông tin trên liên mạng, một tay điều khiển con chuột, tay kia cầm hột xí muội nhâm nhi. Bất chợt, tôi có cảm tưởng bị “theo dõi”, ngước lên, nhìn qua mấy chậu cây, Ralph đang quan sát tôi. Bị bắt gặp, Ralph lúng túng:
-          Thấy Thi đang ăn say sưa món gì đó, tôi nhìn nãy giờ vẫn chưa nhận ra.

Tôi phịa:
-          Ðây là một món trân châu. Vừa ngon, vừa bổ.

Tôi lạng ghế qua hộc tủ, lấy hộp kẹo ho đựng xí muội. Mở nắp hộp, tôi chồm qua bàn:
-          Mời ông ăn thử miếng ngon quê tui.

-          Cám ơn Thi.

Ralph nhón một hột xí muội, cho vào miệng. Tôi không kịp hướng dẫn cách ăn, chưa kịp tưởng tượng phản ứng của Ralph. Mặt Ralph nhăn quéo lại, quýnh quíu lấy khăn giấy, nhả hột xí muội vào khăn. Ralph như chưa hoàn hồn, lắp bắp:
-          Xin lỗi, xin lỗi Thi nhe. Vị của món này lạ quá. Tôi, tôi không vứt đâu, lát nữa tôi sẽ ăn, và ăn hết.

-          Ông biết không, ăn chầm chậm thưởng thức, chứ ông thảy cả hột vào miệng như ăn sô cô la là hỏng.- Tôi nói từng chữ, cố giữ cho mình đừng cười rú lên, chớ Ralph vừa hoảng sợ lại vừa cảm thấy bị quê mà ngã lăn ra thì tôi mang tội ngộ sát hay cố sát chứ chẳng chơi.

Ôi, bây giờ lên lớp cho Ralph về nghệ thuật ẩm thực của lứa tuổi thích ô mai, chắc như đàn gảy tai trâu. Tôi biết tỏng Ralph chờ tôi quay đi là len lén vứt hột xí muội vô thùng rác. Tôi tội nghiệp cho số phận hẩm hiu của hột xí muội... trao thân nhằm tướng cướp.

Ralph xúi ... khôn tôi nhiều chuyện. Tôi nhận được thư báo tặng cổ phiếu của ngân hàng, phần thưởng đồng đều cho nhân viên còn trong mức lương cố định. Tôi nói, sẽ bán để đãi gia đình tôi vài bữa đại tiệc. Hỏi Ralph sẽ làm gì với mớ cổ phiếu đó. Ralph sửa sửa gọng kính:
-          Tôi lãnh lương ngoài mức, nên chờ đến tháng ba, khi có kết quả tổng kết tài chánh của ngân hàng, mới có tiền thưởng.

Buổi trưa khi đi ăn chung, Ralph rành rẽ chỉ dẫn cho tôi nhiều lập luận để nói chuyện với xếp đòi lên lương. Tôi rất ngại nói chuyện tiền bạc:
-          Ralph à, tui cảm thấy hài lòng với lương bổng hiện tại. So với đồng nghiệp cùng phòng tôi là người đến sau rất lâu.

-          Thi nghĩ như vậy là sai. Thi cũng nhận công việc tương tự như những người khác. Những đòi hỏi trong việc làm buộc phải có thù lao tương xứng. Nếu Thi không chu toàn trách nhiệm thì xếp đã “bứng” Thi đi rồi.

-          Ờ, ờ, thong thả tui lựa lời nói với xếp. -Tôi hoãn binh.

-          Thong thả là bao giờ. Chắc Thi không đủ tự tin để nói chuyện chớ gì?

-          Còn lâu à.- Tôi xửng cồ - Ông chống mắt coi nhe, nội trong tuần tui sẽ lo xong chuyện này.
Có lẽ do câu nói khích của Ralph, tôi đùng đùng gặp boss, dõng dạc: Thưa xếp, tôi có thể nói thẳng với ông...

Khi nhận được thư báo tăng lương từ phòng nhân sự, tôi vui vì có thêm xu hào mỗi tháng trong trương mục, nhưng có lẽ vui hơn vì thấy mình đã biết mở miệng. Tôi kể cho Ralph nghe, rồi đùa:
-          Vậy là từ nay gia đình tôi sẽ ăn tôm gỗ.

-          Tôi không rành về hải sản, nhưng đoán tôm gỗ ngon lắm. -Ralph ngây thơ, tưởng đó là loại tôm như tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm...

-          Không phải hải sản, mà là mộc sản. Tôm bằng gỗ mà. -Tôi rõ ràng từng chữ.

-          Tôi đoán sắp được nghe một câu chuyện lý thú.- Ralph nói như reo.

-          Ừ, hồi giờ tụi tui thích ăn đồ biển lắm, mà không có khả năng mua, cho nên tui sắm con cá gỗ. Mỗi bữa dọn lên bàn, ngày nào cũng có cảm tưởng thưởng thức hải vị. Bây giờ lên lương thì ăn món sang hơn, ăn tôm gỗ đó. -Tôi đều đều giọng văn tả cảnh.

-          Chúa ôi, tôi thấy người Việt có óc khôi hài dễ thương ghê. -Ralph xuýt xoa.

-          Ông đừng có vơ đũa cả nắm nghe. Có tới mấy chục triệu người Việt, mà ông mới nghe một mình tui nói đã vội vàng nhận xét này kia.- Tôi ngoe ngoảy.

-          Thi làm tôi tò mò muốn biết về quê hương của Thi lắm. Kỳ nghỉ tới có lẽ tôi sẽ đến Việt Nam để coi thú dữ ở đó... dữ chừng nào.

Tôi thấy vui vui, Ralph đâu đến nỗi u mê như tôi vẫn thỉnh thoảng hồ đồ tuyên bố.

Ralph đi ngang gõ gõ nhẹ bàn tôi:
-          Thi à, ngồi thẳng lưng lên. Khòm như vậy hại cột sống đó.

Tôi sửa thế ngồi, ậm ừ, mắt vẫn không rời màn ảnh, tay vẫn nhấn bàn phím rào rào. Hồi xưa, tôi đã có thời hài lòng với cái tật khòm của mình, tại có người “chôm” đâu đó câu thơ Dáng đứng lưng còm, dễ thương dữ dội! cho tôi lô... độc đắc. Bây giờ, lô độc đắc xài hết rồi, tôi đôi lúc muốn “sửa lưng” mình, mà coi bộ tật thành mãn tính. Tôi đành tự trao giải an ủi, mình có tật, chắc có tài. Tật thì rành rành đó, mà tài nằm đâu kỹ quá, tìm hoài chẳng thấy. Ờ, ờ, nếu bây giờ người ta có hỏi Vẫn tóc ngang vai, vẫn dáng đứng lưng còm? thì tôi sẽ trả lời rằng...

-          Thi à, Thi nói bà Krone thủ kho bút chỉ văn phòng đặt mua loại nệm ghế đặc biệt để ngồi cho đúng.

Vừa nói, Ralph vừa đưa cuốn Hướng Dẫn Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Những Người Làm Việc Văn Phòng. Khỉ thiệt, Ralph lại “phá đám”.

-          Ừ, ừ. -Tôi đang tiếc phút mơ màng, để tâm hồn treo ngược ở cành cây nên không thấy Ralph đang nhìn tôi chờ đợi lời cám ơn.

Thứ hai vào, tôi còn mệt đừ vì cuối tuần khách khứa. Lâu lắm rồi, mới rủ rê được bạn bè đến chơi tán nhảm, vui quá trời, nhớ lại tôi cười tủm tỉm. Ralph gởi mail cho tôi: “Trưa nay đi ăn với tôi nghe”. Tôi trả lời trong mail: “Hẹn hôm khác, cuối tuần tôi đã ăn đủ cho cả tháng rồi”. Buồn cười, ngồi đối diện nhau, mà thỉnh thoảng tụi tôi vẫn thư qua lại vèo vèo. Ralph lại gởi mail: “Tôi cần nghe ý kiến của Thi, ăn trưa nhe”. Chà, hấp dẫn đây, được làm quân sư quạt mo. Tôi đứng dậy, chỉ vào đồng hồ, hẹn giờ. Chẳng biết chuyện gì mà mặt Ralph giống đưa đám suốt bữa ăn. Lúc qua bên cafeteria, tôi nhắc, nói giọng Bavarian:
-          Ông làm ơn dẹp cái bản mặt bảy ngày trời mưa của ông đi.

-          Ừ, tôi cố gắng lắm, mà vui không nổi. -Giọng Ralph rầu rĩ- Tôi tìm được đúng người của đời tôi, nhưng sai thời điểm. Tôi đang buồn muốn chết.

Tôi ráng nín cười, chu choa ơi, người Ðức mà cũng bày đặt tương-tư-thổn-thức-thất-tình-toan-tự-tử... 

Chuyện lạ bốn phương đó chứ. Tôi dịch đại khái câu thơ cà... muối cho Ralph nghe. Chung vui anh gởi lời mừng, Mai kia ly dị xin đừng quên anh.

Giọng Ralph ráo hoảnh:
-          Tôi đâu có phải chờ. Bettina ly dị rồi.

-          À, vậy, cô ấy không yêu ông? -Tôi tỏ vẻ hiểu chuyện.

-          Có, có chứ!

-          Ủa, vấn đề ở đâu? Thôi, tui không biết sao nữa. Hay là bây giờ ông lây cái “văn hóa” của tui. Lâu lâu nghệch mặt buồn một bữa mà chẳng có lý do gì rõ ràng.

Ralph chẳng thèm để ý đến cái giọng có vẻ xóc óc của tôi:
-          Tôi rủ Bettina dọn về ở chung, nhưng nàng không chịu, ban đầu nói, cần thời gian suy nghĩ...

-          Thì cũng phải. Chuyện sống chung phải cân nhắc kỹ càng. Ông thương người ta, phải tập kiên nhẫn chứ. -Tôi sốt ruột không chờ Ralph dứt lời.

-          Tại Thi không biết đó. Cả năm nay rồi, cuối tuần nào tôi cũng chạy mấy trăm cây số thăm nàng.
Trời, trời, tưởng gì, tự thuở khai thiên lập địa, con Rồng cháu Tiên chúng tôi, khi yêu nhau bất kể mấy núi, mấy sông, mấy đèo cách trở, có ai nề hà gì đâu.

-          Thì ông chạy thêm một năm nữa, hay miết cho đến bao giờ cô ấy xiêu lòng thì thôi.

Ðang ủ rũ, Ralph cũng bật cười:
-          Bộ Thi tính trù cho tôi như vậy cho đến khi về hưu hay sao? Mà đến lúc đó cũng chẳng có gì thay đổi. Mới đây nàng nói với tôi, nàng rất thương tôi, nhưng không muốn bước vào một quan hệ nào nữa. Có lẽ những sóng gió trong hôn nhân vừa qua đã làm nàng ngại.

-          Ông còn muốn gì nữa. Ông yêu và được yêu, hạnh phúc quá trời rồi.

-          Nhưng đâu có sống chung với nhau đâu.

-          Thì ông hẹn với cô ấy kiếp sau đi. -Tôi nghiêm chỉnh.

Ralph quay qua hẳn nhìn tôi:
-          Thi không giỡn đó chứ. Thể nào Thi sẽ hét toáng rằng, người Âu châu chúng tôi hời hợt, cạn cợt. Nhưng tôi nói thật, tôi thực tế lắm, những gì đang hiện hữu trước mắt mới đáng kể. Kiếp trước, kiếp sau gì đối với tôi chỉ đơn thuần là những từ, những ngữ mà thôi.

Tôi nhìn bâng quơ qua cửa kiếng, mùa thu đã đến tự hồi nào, rừng cây trước cafeteria đổi màu vàng, cam, đỏ. Thấy gió lùa từng đám lá rơi lả tả, tôi tự nhủ, mùa này đi đứng, phải cẩn thận từng bước chân, không phải tìm chiếc lá vàng để làm bằng chứng yêu ai, mà lo đạp nhằm lá ướt, trơn trợt, dơ tay với thử trời cao thấp, thì có nước đi đo giường bệnh viện. Chao ơi, thời gian, không gian. Sao mà trật lất vầy trời. Nếu đứng đối diện tôi, bên tách cà phê thoang thoảng hương, không phải là Ralph, mà là một Tuấn, Tú, Tài, Toàn nào đó, một chàng trai nước Việt, chắc tôi sẽ ân cần khuyên nhủ Kiếp nào có yêu nhau thì xin tìm đến mai sau. Cứ ấp ủ, nâng niu niềm mơ ước như vậy cũng đủ hạnh phúc cả kiếp này. Mà không chừng vậy lại đẹp hơn, chứ lỡ, ... có thành đôi lứa chắc gì ta đã thoát ra đời khổ đau...

-          Chiều nay họp tổng kết quý ba đó. Thôi, trở về văn phòng kẻo trễ.

Tiếng Ralph kéo tôi về thực tại, còn mười lăm phút nữa là phải nhọc lòng, mệt óc với những bận rộn của ... kiếp này. Tôi không còn đủ thì giờ để tâm sự với đồng nghiệp đồng chủng trong tưởng tượng rằng, tôi thương lắm câu ru: Tóc mai sợi vắn sợi dài, Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.

Hoàng Quân
12.2003

* Hai: tiếng Ðức có nghĩa là cá mập


Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Nguyễn Hưng Quốc - Lê Thành Nhơn trong lòng bạn bè



Nguyễn Hưng Quốc


Tác phẩm điêu khắc "Tuổi Già" của Lê Thành Nhơn
x
http://gdb.voanews.eu/237F5CE8-528F-41D2-939A-BBA7B53036A2_w640_r1_s_cx0_cy13_cw0.jpg
Tác phẩm điêu khắc "Tuổi Già" của Lê Thành Nhơn
·          
Lê Thành Nhơn mất ngày 4 tháng 11 năm 2002; đến nay, tròn 10 năm. Ngoảnh lại, tôi vừa thấy thật nhanh, lại vừa có cảm giác như Nhơn chưa hề mất. Mà quả thật, Lê Thành Nhơn vẫn còn. Còn trong lòng bạn bè của anh. Và còn trong các tác phẩm tuyệt vời mà anh để lại.

Một số khá đông bạn bè của tôi cũng là bạn bè của Nhơn. Chúng tôi thường gặp nhau và hầu như lần nào cũng vậy, cứ gặp nhau là không nhiều thì ít cũng đều nhắc đến Nhơn. Mà không nhắc không được. Đến nhà người nào tôi cũng thấy Nhơn. Như nhà Hoàng Ngọc-Tuấn ở Sydney, chẳng hạn. Mới bước vào cổng đã thấy hai tấm phù điêu nhỏ bằng thạch cao của Nhơn; một tấm, màu trắng, được treo trên tường, ngay gần cửa chính. Mở cửa, rẽ tay mặt, là vào phòng khách; bước vào phòng khách, là thấy ngay hai tác phẩm khác của Nhơn: một tấm tranh sơn dầu lớn phủ gần kín một bức tường và một tượng chân dung Hoàng Ngọc-Tuấn bằng đồng được đặt trong một góc.

Vào nhà Võ Quốc Linh, cũng ở Sydney, cũng vậy. Ở phòng khách, tầng trệt, anh treo nhiều bức tranh màu nước của Nhơn. Bước lên lầu, ngay ở đầu cầu thang, là một căn phòng được thiết kế đặc biệt để đặt bức tượng Phật cao gần hai thước của Nhơn. Ở nhà hầu hết các bạn khác cũng đều như vậy. Không nhiều thì ít, hầu như ai cũng có một cái gì đó của Nhơn. Một bức tranh. Một bức tượng. Hoặc một cái bình gốm. Tất cả đều nhắc đến Nhơn. Bởi vậy, hầu như bao giờ các câu chuyện của chúng tôi, một lúc nào đó, cũng đều quay lại với Nhơn.

Lúc tôi còn được về Việt Nam, trước cũng như sau khi Nhơn mất, gặp bạn bè cũ của Nhơn, tôi cũng lại nghe mọi người nhắc đến anh. Trước khi Nhơn mất: người ta nhắn nhe Nhơn về. Sau khi Nhơn mất: người ta ngậm ngùi thương tiếc. Khi tôi gặp Hồ Hữu Thủ và Đỗ Quang Em, đề tài chính của buổi nói chuyện bao giờ cũng là Nhơn. Nhơn của Sài Gòn trước 1975. Trong giọng kể của họ, tôi thấy thật nhiều trìu mến.

Vừa rồi, đi Mỹ, trong số những người tôi gặp, có ba người từng là bạn thân của Nhơn và cũng vô cùng yêu mến Nhơn: họa sĩ Đinh Cường, nhà văn Trùng Dương và nhà văn Trương Vũ. Đề tài lại cũng vẫn là Nhơn. Trước đó, cũng như hiện nay, nội dung phần lớn các cuộc trao đổi qua email giữa tôi và Trùng Dương đều liên quan đến Nhơn. Lúc thì chị hỏi chuyện này; lúc thì chị hỏi chuyện khác, nhưng phần lớn đều liên quan đến Nhơn, chủ yếu là về một tác phẩm nào đó của Nhơn. Chị băn khoăn hỏi thăm về số phận của bức tượng Phan Thanh Giản do Nhơn khắc ở Sài Gòn. Chị nhớ cả hình ảnh đứa con gái đầu lòng của Nhơn bên cạnh bức tượng Cô gái Việt Nam mấy chục năm về trước. Nhớ đến độ, khi xin tôi bức ảnh chụp tượng Phật của Nhơn ở nhà Võ Quốc Linh, chị cũng đề nghị: chụp với một bé gái nào đó.

Trương Vũ thì lại càng thương Nhơn. Trong mấy ngày tôi, Hoàng Ngọc-Tuấn và Võ Quốc Linh ở nhà anh trong chuyến Mỹ du vào tháng 7 vừa rồi, câu chuyện cứ thường xuyên quay về với Nhơn. Về những ngày hai người làm việc chung ở Đại học Duyên Hải, Nha Trang. Về những dự án lớn lao mà Nhơn thường mơ mộng, và có lúc, đã bắt đầu thực hiện cho trường đại học, như màu sắc các tà áo dài cho nữ sinh theo từng cấp cũng như con đường trồng toàn phượng vĩ rực rỡ. Tính Trương Vũ điềm đạm, vậy mà khi kể chuyện của Nhơn, mắt anh cứ sáng rực lên, giọng cứ vang vang. Ngỡ như những đam mê và háo hức ngày xưa chợt bùng lên lại. Làm anh trẻ hẳn ra.

Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, một số bạn bè của Lê Thành Nhơn, như Bửu Ý và Trần Viết Ngạc – cả hai tôi đều chưa gặp – rất tích cực vận động để đưa ba tác phẩm điêu khắc của Nhơn ra dựng ở bờ sông Hương ở Huế. Trong số đó, có hai bức được Nhơn tạc ở Huế: Phan Bội Châu và Quán Thế Âm, và một bức được tạc ở Sài Gòn: Cô gái Việt Nam.

Việc cho dựng ba tác phẩm của Lê Thành Nhơn bên bờ sông Hương có gắn liền với một tính toán nào về chính trị của nhà cầm quyền địa phương hay không, tôi không biết. Chỉ có một điều tôi biết chắc chắn, nhờ theo dõi khá sát và khá thường xuyên, ngay từ đầu, qua một người con trai của Nhơn ở Úc: Để có được ngày ba tác phẩm đồ sộ của Nhơn được dựng sừng sững ở những địa thế rất đẹp ở Huế, bạn bè của anh đã phải vận động rất nhiều người. Một cách âm thầm. Và trong một thời gian rất dài. Động cơ của họ ư? Chỉ là vì tình yêu. Yêu Nhơn. Yêu tác phẩm của Nhơn. Và yêu Huế, muốn Huế có được những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của Việt Nam do Nhơn tạc dựng.

Có thể nói hiếm có người nghệ sĩ nào được nhiều bạn bè yêu mến như Nhơn. Yêu lúc còn sống cũng như sau khi đã qua đời.

Lý do chủ yếu là vì Nhơn cũng rất yêu bạn bè và sống hết lòng với bạn bè. Ở đầu bài viết này, tôi có nói đến nhà người bạn nào của Nhơn cũng đều thấy một hai tác phẩm của anh. Hầu hết là do anh tặng. Anh tặng người này bức tranh, người kia bức tượng, người nọ cái bình gốm.

Nên nhớ là Lê Thành Nhơn rất nghèo. Qua Úc, thoạt đầu, anh làm nghề thợ sơn trong một hãng xe, sau, bán vé trên xe điện; cả hai đều không phải là những nghề có lương cao. Sau đó, từ đầu thập niên 1990, anh bỏ hẳn các nghề lao động ấy để dành toàn bộ thời gian vẽ tranh, tạc tượng và làm đồ gốm. Nhưng các hoạt động ấy đều không đẻ ra tiền. Nhớ, lúc mới sang Úc, tôi thấy anh đi chiếc xe thật cũ. Cũ đến độ có một ngày cảnh sát chận anh lại, dán giấy cấm chạy vì lý do an toàn. Mấy tuần sau, anh mua một chiếc xe khác. Cũng vẫn là xe cũ. Chỉ khá hơn chiếc xe đã bị cấm chạy ấy được một tí. Tí thôi. Vậy mà lúc nào anh cũng hào sảng.

Nhiều lúc tôi có cảm tưởng anh sống nhiều với bạn bè hơn là với gia đình. Có thời gian anh làm việc ở lò gốm từ sáng đến tối. Trên đường về nhà, bao giờ anh cũng ghé tôi chơi. Hai anh em ngồi uống cà phê chuyện trò đến tập 2,3 giờ sáng. Sau, mệt quá, tôi đề nghị anh kết thúc câu chuyện vào lúc 12 giờ khuya để tôi còn đi ngủ và ngày hôm sau còn đi dạy. Ngày nào cũng vậy. Chỉ đến khi tôi dời nhà đi nơi khác, xa hơn, mức độ ghé chơi của anh mới giảm xuống. Không phải hàng ngày mà là hàng tuần.

Ngày cuối cùng của Lê Thành Nhơn ở bệnh viện Melbourne, lúc nào tôi cũng ngồi bên cạnh giường anh. Những lúc tỉnh, anh lại cười và say sưa nói chuyện về dự án này dự án nọ. Làm như cái căn bệnh ung thư đang phá nát cơ thể anh không phải là của anh. Nhưng tôi linh cảm đó là cơn tỉnh cuối cùng của anh. Tôi lấy điện thoại di động gọi cho Hoàng Ngọc-Tuấn và Võ Quốc Linh ở Sydney để hai người có thể nói chuyện với anh. Lúc đầu anh nói chuyện rất hăng. Và vui. Lại bàn chuyện vẽ tranh và tạc tượng trong những ngày sắp tới. Nhưng càng lúc giọng anh càng yếu dần. Có lúc mắt anh như lạc đi. Anh không nghe và không nói gì. Bàn tay cầm chiếc điện thoại di động như lơi ra. Tôi cầm lên nói chuyện tiếp với Tuấn và với Linh. Rồi bỗng dưng Nhơn lại tỉnh, lại đòi cầm điện thoại và nói chuyện tiếp. Nhưng lần này thì ngắn hơn. Đang nói nửa câu, mắt anh lại lạc, tay lại lơi ra, chiếc điện thoại rớt xuống giường. Lê Thành Nhơn rơi vào cơn mê. Mấy tiếng đồng hồ sau, anh trút hơi thở cuối cùng.

Cuộc nói chuyện cuối cùng của Lê Thành Nhơn, như vậy, cũng là cuộc nói chuyện với bạn bè.


Lê Thành Nhơn (1940-2002)


Trích từ quyển "Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại" của Huỳnh Hữu Ủy, VAALA xuất bản 2008.

Về điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, trong khoảng thời gian 1970-1975, anh được công chúng chú ý đến một cách đặc biệt vì dự án xây dựng mười tượng đài danh nhân tầm cỡ của Việt Nam. Tập trung suy nghĩ, thu thập tài liệu và thực hiện liên tục nhiều phác thảo trong tình trạng nghiên cứu, Lê Thành Nhơn hăm hở, nhiệt tình dồn hết sức lực của mình, quyết dựng những tượng đài to lớn của các danh nhân đất nước, mỗi tượng đài sẽ là một tác phẩm cô đọng những nét đặc trưng nhất. Trước tiên anh bắt tay thực hiện chân dung Nguyễn Trung Trực, pho tượng lớn được đắp bằng đất sét thử nghiệm nơi xưởng làm việc của  anh giữa một khu vườn ở đường Nguyễn Du, dự trù sẽ đúc đồng để dựng ở Rạch Giá, trên chính vùng đất nhà anh hùng dân chài đã đổ dòng máu nóng dâng trào vào những ngày đầu tiên Nam Bộ kháng Pháp. Thời kỳ này, pho tượng Phan Thanh Giản cao 2,5 mét cũng đã được hoàn tất, thực hiện bằng xi măng cốt sắt.

Đầu thập niên 1970, đang giảng dạy tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định, được mời thỉnh giảng ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Trong những ngày đi về làm việc ở Huế, ý định của anh về những công trình này càng được thôi thúc thêm giữa bầu không khí sôi sục của một thành phố hừng hực lửa đấu tranh. Những tượng đài Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Du, Phan Bội Châu... nhất định sẽ phải được dựng lên. Chân dung Phan Bội Châu, linh hồn cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã hình thành trong bối cảnh ấy. Giữa khuôn viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, pho tượng được hoàn tất đợt đầu bằng đất sét. Khuôn mặt nhà ái quốc vĩ đại được đắp tạc khá hoàn hảo, đầy tính chiến đấu, lột tả được nét kiên cường, cứng rắn cũng như sự thông tuệ, rực rỡ vô song. Tượng chỉ là khuôn mặt phóng lớn đầy tính diễn tả, thêm vào đó là những mảng phù điêu đắp nổi phía hậu diện pho tượng hình ảnh cuộc đấu tranh bền bỉ của đất nước từ kỷ nguyên thứ nhất cho đến ngày nay. Bức tượng đất sét được những người thợ đúc truyền thống của Huế đúc thành tượng đồng cao hai thước, nặng gần bốn tấn, công trình đang thực hiện dở dang thì biến cố năm 1975 xảy đến. Gần 15 năm qua, pho tượng nằm hoang phế giữa Phường Đúc gần đồi Long Thọ, và mãi đến cuối năm 1987, di tích lịch sử và mỹ thuật này mới được chuyển về dựng tại vườn cũ của cụ Phan, rất trang trọng trên đầu dốc Bến Ngự.

 Cùng với thời kỳ này, Lê Thành Nhơn thực hiện khá đạt tượng chân dung Quan Thế Âm trước trung tâm văn hóa Liễu Quán của Phật giáo ở Huế. Là tượng Phật Quan Âm, tất nhiên phải giữ qui cách và ước lệ cũ để gợi ý về biểu tượng này. Tuy nhiên chúng ta cũng nên xem đây là chân dung của một người phụ nữ với phong cách rất lạ, phía trên đầu là một khối hình chóp gần với thể dạng quen thuộc trong mỹ thuật Chàm, với các vũ nữ múa Apsaras, các tượng nữ thần Laksmi hay Siva, khuôn mặt rất bay bổng do đôi mắt thanh nhã, môi mỏng, cổ cao mà tác giả đã tìm cảm hứng hiện thực từ khuôn mặt của một ca sĩ thời danh và rất phiêu lãng lúc bấy giờ. Gần như phong cách tượng Phật Quan Âm vừa đề cập, chúng ta còn tìm thấy vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng nhưng cứng cáp và chắc nịch của khối thể nơi tượng Bà Mẹ Việt Nam với chiếc khăn trùm quen thuộc của những bà mẹ Nam Bộ. Tượng này vẫn còn ở nguyên chỗ cũ, trước sân xưởng làm việc ngày trước của Lê Thành Nhơn (101 Nguyễn Du, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), chỉ đáng tiếc là chẳng còn ai để ý tới nên không còn được bảo vệ tốt giữa bao nhiêu sắt, gạch, gỗ, đá chồng chất của một cơ sở xây dựng hiện nay.



Bùi Ngọc Tấn - Trung sĩ




Bùi Ngọc Tấn

Đời có quá nhiều việc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm khiến ai cũng có thể trở thành triết nhân. Như anh bạn Hiếu lái xe đang ngồi uống bia hơi trước mặt tôi đây chẳng hạn. Một cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị. Tôi đang đạp xe kiếm một người bạn văn chương nào đó để ngồi trước một bàn bia vỉa hè chứ uống bia một mình thì còn văn vẻ gì !(1), thì có tiếng gọi.


Hiếu đang uống bia một mình. Tôi mừng rỡ ghé vào. Lấy mùa bù chiêm. Không một bạn văn thì một bạn xế. Càng hay. Hiếu lái xe ở xí nghiệp tôi. Một tay lái xuất sắc. Chiến sĩ thi đua nhiều năm. Trước anh lái xe cho phòng cung tiêu, chuyên chở cá, cân cá. Khi đánh cá “dẹp tiệm” vì thua lỗ, vì tầu bè nát, vì “biển Đông hết cá”, Hiếu chuyển về văn phòng, cùng đơn vị với tôi. Lái xe con. Toyota, Mazda chạy lạnh. Phục vụ các sếp. Khi xe tải xẹp thì xe con phình ra. Thế đấy!

- Dạo này sếp ra sao?

Hiếu vẫn gọi tôi là sếp dù khi còn đi làm tôi cũng chỉ là nhân viên quèn như anh.

- Vỉa hè thôi.

- Quả chanh vắt hết nước à?

Tôi cười:
- Đâu có. Mình cũng chẳng phải là quả chanh, chẳng có nước cho người ta vắt.

- Quả chanh vắt hết nước vất ra vỉa hè mà rơi xuống chỗ có nước nó lại ngậm nước, lại trở lại hình dáng cũ. Sếp có công nhận không? Chứ anh em mình bị vất ra ngoài đường, xe rác nó cũng không  hót đi đâu.

- Triết lý gì mà ghê thế? Tôi nhấp một ngụm bia mát lạnh hỏi lại Hiếu. Trên bàn chỗ Hiếu ngồi, một vại còn đầy ắp và ba vại đã cạn, chỉ còn dính bọt bia. Hiếu tiếp tục dòng suy nghĩ:
- Bây giờ là lúc anh phải viết. Nhiều chuyện lắm. Tôi rất muốn viết về cái bếp nhà tôi. Cái bếp nhỏ thật, mấy mét vuông thôi nhưng nhiều chuyện lắm. Chổi nói chuyện với chảo. Chảo nói với lọ mỡ. Lọ mỡ nói với than tổ ong. Than tổ ong nói chuyện với khói. Khói tâm tình với các nhà chung quanh. Cái bếp đâu chỉ là cái bếp. Nó là đồ thị biểu diễn biến thiên cuộc sống.

Thú thật đến bây giờ tôi mới biết Hiếu có những ý nghĩ thú vị như vậy. Trước đây tôi chỉ biết Hiếu là một tay lái xuất sắc đã qua hàng vạn cây số an toàn. Là một cây sáng kiến. Và cũng là một tay rất ngại viết. Có thể lái một xe cá đông lạnh chạy một lèo lên khu gang thép Thái Nguyên hay ra mỏ, nhưng viết một bản thành tích để đề nghị khen thưởng bao giờ Hiếu cũng phải  nhờ tôi.

Hiếu cười vung tay chỉ về một ngôi nhà bốn tầng chênh chếch bên kia đường.

- Nhà hàng Nu Ni ngay kia, anh có trông thấy không? Kia kìa!

Đó là một nhà hàng xinh đẹp nổi tiếng với mặt tiền đá ốp lát, với những cửa kính đổi mầu vút lên cao ngất, với những món ăn ngon, những căn buồng gắn máy lạnh và nhất là với một bầy tiên nữ xiêm y rực rỡ thấp thoáng ra vào càng gợi thêm trí tưởng tượng về chiều sâu thăm thẳm của ngôi nhà. Nó vừa hấp dẫn vừa xa vời đối với những người túi tiền lép kẹp như tôi.

- Tôi đã vào đấy - Hiếu tiếp - và sếp biết không? Trong đám tiếp viên ùa ra đón chúng tôi có người đồng đội. Người đồng đội reo: "Anh Hiếu!" và chạy tới nắm tay tôi. Tôi cũng kêu lên: "Trung sĩ!" và nắm chặt tay cô ấy. Bỗng tôi thấy người đồng đội rời tay tôi ra và có biểu hiện đi giật lùi. Lan Anh! Sếp có nhớ Lan Anh không nhỉ. Lan Anh làm ở tổ bốc, quân của ông Phúc đen ấy.

Tôi không nhớ được một cô gái nào ở tổ bốc cá có tên Lan Anh. Với tôi, chị em ở tổ bốc là một khái niệm chung, hoàn toàn giống nhau: ủng cao, quần áo bông rộng thùng thình ẩm ướt khăn khẳn, mũ bông chụp đầu, hai tai mũ phật phờ hai bên má, găng tay bảo hộ sờn bẩn, với móc sắt, xẻng, lồ. Họ làm việc dưới hầm lạnh và đi đến đâu là có mùi cá ủng toả ra đến đó. Mùi đặc trưng của họ. Cũng như khái niệm tiếp viên của tôi là một cái gì giống nhau giữa những cô gái trẻ mắt xanh mỏ đỏ, quần áo hiện đại, những cô gái ríu rít niềm nở tươi vui, tình cảm tràn trề niềm hiếu khách. Mùi đặc trưng của họ là thơm nức.

Thấy tôi suy nghĩ, Hiếu cau mặt:
- Anh không nhớ Lan Anh à? Cái cô tổ bốc mà hôm có đoàn quay phim xuống, lấy cá tiếp khách cho anh đấy. Anh cứ thích mãi vì lâu lắm mới được ăn cá đé ấy.

Có biết bao lần tôi lấy cá tiếp khách (và ghé vào đó cho mình một suất). Có biết bao cô tổ bốc đã lấy cá cho tôi. Hơi bực vì đầu óc mụ mị của người đối thoại, Hiếu quyết lay động trí nhớ của tôi, chợt anh  reo lên:
- Sếp còn nhớ hôm tết năm .... không? Sếp ra cung tiêu chúc tết. Dạo ấy cung tiêu vẫn là một phòng, chưa thành xí nghiệp như bây giờ. Chúng tôi mời sếp uống bia, ăn mứt. Có một cô ngồi cạnh một đứa bé. Thằng bé con cứ đòi ăn hạt bí. Mẹ nó bảo để mẹ nó cắn cho, đừng ăn cả vỏ, ho. Mẹ nó cắn tách vỏ hạt bí rồi thè lưỡi cho cái nhân ra. Thằng bé ghé mồm vào hớp lưỡi mẹ... Đấy. Lan Anh đấy. Người đồng đội đấy....

Hiếu cười sung sướng vì tôi đã nhớ ra. Tôi đã nhớ ra cô gái ấy. Mặc cho chúng tôi nâng cốc chúc tụng, cô ngồi ở một góc nhà, chơi trò cắn hạt bí và thè lưỡi cho con hớp, thỉnh thoảng cô lại rụt lưỡi lại khiến thằng bé đớp hụt và hai mẹ con cười với nhau. Khi trông thấy các cô tổ bốc ăn mặc đẹp, son phấn đàng hoàng, tôi hơi ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì vẻ đẹp, vì dáng người thanh tú của các cô. Cứ như họ đã trút đi lớp vỏ bọc xấu xí sù sì để trở lại nguyên hình tiên nữ vậy.

Hôm ấy tôi trông thấy Lan Anh như lần đầu tiên được thấy. Một cô gái ngoài ba mươi, thon thả với gò má phơn phớt hồng, với tất cả sự hồn nhiên tinh nghịch và âu yếm trong trò chơi hạt bí. Có cái nhí nhảnh của trẻ con, vẻ đẹp của tuổi ba mươi và sự cao cả của tình mẫu tử.

- Nhớ ra rồi chứ sếp? Lan Anh ấy đấy. Để tôi kể tiếp. Tôi kêu lên: "Trung sĩ!" Đó là cái tên tôi vẫn gọi Lan Anh khi còn ở Trường Sơn, rồi nắm chặt tay người đồng đội nhưng Lan Anh rời tay tôi ra, đi giật lùi rồi biến mất. Tôi cứ tưởng Lan Anh ngượng khi gặp lại người quen. Nhưng lúc theo các tiếp viên vào phòng lạnh, tôi thấy Lan Anh mở cửa bước vào. Một cô Lan Anh khác! Không phải Lan Anh mặc quần bò nữa mà là Lan Anh mặc váy. Một chiếc váy hoa mỏng, không có tay. Tôi chẳng hiểu sao Lan Anh lại thay đồ như vậy. Cho mãi tới khi ổn định chỗ, cặp nào vào cặp ấy, ngồi cạnh Lan Anh, định hỏi Lan Anh điều đó, Lan Anh đã thì thầm vào tai tôi: "Vừa nẫy em mặc quần bò trông ngố lắm phải không?" Tôi hỏi lại : “Ai bảo em thế?” “Thế sao anh lại gọi em là Trung sĩ?” Sếp thấy chưa? Con người ta như thế đấy. Tôi bảo: “Em quên mất em đã là trung sĩ ở Trường  Sơn à?”. "Em nhớ chứ. Nhưng em cứ tưởng anh giễu em về cái quần bò”. Trung sĩ vừa là quân hàm vừa là tên chúng tôi gọi Lan Anh, Lan Anh vẫn nhớ. Nhưng lâu quá rồi không ai nhắc đến, giờ nghe tôi nói Lan Anh lại nghĩ cách ăn mặc giống như bộ đội của mình là ngố, sếp có thấy đấy là một điều đáng viết không?

Tôi im lặng. Xa vời Trường Sơn rừng đại ngàn. Lán trại. AD6 bay vè vè soi mói. B 52 rải thảm. Bộ đội xanh mầu lá cây. Tôi nhìn Hiếu. Anh im lặng nhìn tôi rồi quay lại cô chủ quán: "Cho thêm hai vại nhé". Và rướn người  về phía tôi:
- Sếp chưa trả lời tôi đấy. Nhưng thôi để tôi kể tiếp. Tất nhiên là tối hôm ấy tôi ngồi cặp với Lan Anh. Lan Anh có vẻ sợ hãi, nhấp nhổm không yên. Tôi bảo ngay: “Em yên tâm. Cứ ngồi đây. Không phải đi đâu cả. Em ngồi với anh. Anh chịu trách nhiệm về em”. Lúc ấy người đồng đội mới tự tin, ngồi im trên ghế. Lan Anh sợ chủ tiệm, bởi vì trong đám tiếp viên tiếp chúng tôi hôm đó, Lan Anh nhiều tuổi nhất, kém nước  nhất, nói thẳng ra là dề nhất, tức là già nhất đấy sếp ạ. Xem nào. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đã bốn mươi mốt tuổi. Tất nhiên Lan Anh có dáng người đẹp, khuôn mặt dễ coi như sếp đã biết, nhưng làm sao có thể so sánh được với đám tiếp viên mới mười tám mười chín tuổi kia. Ngồi cạnh những em ấy Lan Anh đúng là mẹ họ. Lan Anh sợ mình ngồi đó sẽ làm khách... Nói thế nào nhỉ, khách nào chẳng thích những em trẻ đẹp. Lan Anh ngồi tiếp khách mà chưa được sự phân công của chủ và có thể gây những thiệt hại cho chủ. Tôi rất thương Lan Anh. Chẳng gì cũng là tình đồng đội.

Tôi ngắt lời Hiếu:
- Trước anh với Lan Anh cùng đơn vị?

- Chẳng những cùng đơn vị mà còn cùng học một trường nữa. Thời chiến tranh bắn phá, bệnh viện sơ tán về ngay làng tôi. Mẹ Lan Anh làm ở bệnh viện. Lan Anh theo mẹ về học ở đấy. Dạo ấy chỉ gọi là biết nhau thôi. Lan Anh học dưới tôi ba bốn lớp cơ mà. Đến khi vào bộ đội, đi B, lái xe cho đồng chí chính uỷ sang bệnh viện thăm anh em thương binh nằm điều trị bên ấy, tôi gặp lại Lan Anh. Lan Anh làm hộ lý ở đó. Từ ấy mới chính thức là quen nhau. Từ ấy thỉnh thoảng tôi lại sang thăm Lan Anh. Chả là bệnh viện cách bộ tư lệnh một cánh rừng. Khi đó Lan Anh và cả đám bộ đội tóc dài bệnh viện làm cho khu rừng cứ sáng ngời lên. Chẳng bông hoa nào sánh được với các cô. Biết bao phóng viên, phái viên, uý, tá vè vè quanh các cô. ấy thế mà thằng thượng sĩ Lê Minh Hiếu này thắng đo ván một trung tá đấy. Cho thủ trưởng phải gút bai.

- Nhưng với ai? Lan Anh à?

- Không phải với Lan Anh mà là bạn của Lan Anh. Sự đời nó ngoắt ngoéo như thế sếp ạ. Một đồng đội của Lan Anh, hơn Lan Anh một tuổi. Vừa nãy tôi nhớ chính xác tuổi của Lan Anh là vì thế. Nếu còn năm nay Huyền bốn mươi hai. Tôi nhớ vậy vì Huyền kém tôi ba tuổi.

Hiếu ngồi ngả người trên ghế, châm một điếu thuốc. Anh đang sống lại những kỷ niệm xưa. Một thời trai trẻ, cái tuổi đẹp nhất của một đời người và mối tình của anh với một cô Huyền nào đó hẳn cũng là mối tình đẹp nhất.

- Lan Anh và Huyền là đôi bạn thân. Tôi nắm tình hình Huyền qua Lan Anh rất chặt, chính vì vậy tôi đã thắng nốc ao đồng chí trung tá. Thực sự Lan Anh đã góp phần quan trọng, có thể nói là quyết định vào thắng lợi của tôi. Lan Anh tỉ tê với Huyền rằng tôi còn trẻ, đã học xong phổ thông, hết chiến tranh là về thi vào đại học, hứa hẹn một tương lai sán lạn. Rằng tôi có một thằng em đi Đức, rằng tôi là một thanh niên rất hay. Vân vân và vân vân. Tóm lại toàn những điều tốt đẹp về tôi. Tôi và Huyền yêu nhau được hơn hai tháng thì Huyền hy sinh. Lẽ ra Lan Anh cùng bị với Huyền. Trưa hôm ấy hai cô đã bàn nhau vào rừng hái thuốc nam, nhưng Lan Anh phải ở lại đun nước phục vụ cho một ca mổ đột xuất. Một mình Huyền vào rừng. Nó bỏ bom bệnh viện nhưng lại chệch ra rừng. Thế là Lan Anh trong bệnh viện thì sống mà Huyền ngoài rừng thì chết. Sếp thấy không? Con người ta sống chết có số, chẳng thể nào tránh được.

Hiếu thở dài. Nỗi đau vẫn còn đó trong anh dù sự việc đã đi vào một vùng thẳm sâu nào đó của ký ức, dù biết bao thời gian và sự kiện đã phủ lấp lên nó. Tôi quyết định không hỏi gì Hiếu nữa. Hãy cứ để anh nói những điều anh thấy là cần thiết. Trời đổ một cơn mưa bóng mây nhẹ. Cô chủ quán căng một tấm ni lông từ bờ tường hoa một cơ quan nào đó tới gốc cây, che mưa cho chúng tôi và ở những bàn bên, khách đã vội vã lên xe ra về. Chỉ  còn hai chúng tôi. Tôi giơ hai ngón tay cho cô chủ quán. Hiểu ý, cô bưng hai cốc bia nữa đến bàn.

- Tôi với Lan Anh thân nhau là vì thế. Trong những ngày đau khổ nhất của tôi ở Trường Sơn, Lan Anh đã động viên tôi rất nhiều. Lan Anh đã cùng tôi phủ những nắm đất lên mộ Huyền, hái những bông hoa rừng rắc lên mộ Huyền. Lan Anh đã khóc cùng tôi... Bởi vậy sếp ạ. Thấy Lan Anh làm tiếp viên tôi rất buồn. Nhưng rồi tôi hiểu. Đó là cơn lốc cuộc sống. Sau khi đánh cá “dẹp tiệm”, toàn bộ số quân của ông Phúc đen bị quăng ra vỉa hè. Những bà  Nhớ, cô Thiêm, cô Quế, cô Dung, cả ông Thạch lái cần cẩu thiếu nhi... Nghỉ tất. Vậy là Lan Anh làm ở xí nghiệp được bảy năm tất cả. Phải rồi. ở bộ đội ra còn mất hơn nửa năm chạy vạy xin việc. Tôi còn nhớ hôm ấy tầu Hạ Long 505 về bến. Đánh xe ra cầu cảng nhận cá, người trèo lên thùng xe giật đụt chính là Lan Anh. Suýt nữa chúng tôi bổ nhào vào nhau. Lan Anh còn mừng hơn tôi rất nhiều. Ai mới chân ướt chân ráo đến một nơi lạ nước lạ cái gặp người quen mà chả mừng. Nhưng Lan Anh mừng còn vì tôi là lái xe chở cá cho cung tiêu, mà trên thùng xe của chúng tôi bao giờ chẳng có những túi cá của chị em tổ bốc gửi, có khi hàng chục túi kể cả của bảo vệ. Các sếp ở phòng ban nhưng chắc cũng chẳng lạ gì cách làm ăn của chúng tôi. Phải nói rằng kinh tế của bọn tôi khá hơn cánh gián tiếp các sếp. Thu nhập của chị em tổ bốc vào loại cao nhất xí nghiệp dù phải làm dưới hầm cá thâu đêm. Với lại ca đêm mới là ca khá nhất.

Khi tổ bốc giải tán,  Lan Anh bảo tôi có lẽ sẽ bán nước chè chén vỉa hè. Chồng Lan Anh làm ở xí nghiệp cơ khí Hồng Minh cũng đang thất nghiệp. Lan Anh lại có mẹ già. Tôi không biết nói gì, chỉ chúc Lan Anh gặp nhiều may mắn. Nuôi một gia đình bốn miệng ăn sếp tính đâu phải dễ dàng gì. Đứa con của Lan Anh lại đang tuổi học, chỉ lo mua sách bút, đóng tiền cho nó vào năm học mới cũng đủ gay rồi. Tôi vẫn nghĩ Lan Anh bán nước chè chén, thế mà lại gặp Lan Anh trong khách sạn Nu Ni...

Hiếu không nhìn tôi. Anh nhìn những hạt mưa rơi hay đang dõi vào một chốn nào đó của quá khứ. Rừng Trường Sơn. Cảng cá. Nhà hàng đặc sản?...

- Ngồi quanh bàn hôm ấy có tám người tất cả, Bốn chúng tôi và bốn tiếp viên. Khi tới nhà hàng bao giờ các sếp cũng là những người dễ tính, vui vẻ. Bao giờ tôi cũng được ngồi cùng bàn với các sếp, hưởng mọi tiêu chuẩn như các sếp. Hoàn toàn bình đẳng, không có chuyện cấp bậc, phân biệt nào. Đã vào đến đấy, lái xe cũng như giám đốc, cũng như trưởng phòng, cũng như các vị khách quý mà xí nghiệp đưa đi chiêu đãi. Bởi vậy nên tôi nói với tất cả: “Xin báo cáo với các sếp và các em đây là người bạn cũ của tôi. Hôm nay chúng tôi xin phép được ăn ít, uống ít, chuyện nhiều”. Hai vị khách quý cùng sếp chủ và ba tiên nga vỗ tay hoan nghênh “tình cảm thiêng liêng của những người cũ gặp nhau”. Một vị hỏi:
- Dì mấy đấy bạn Hiếu?

- Kiểu này là dì hai, đúng không? Một vị khách nói.

Sếp chủ - sếp cứ cho tôi tạm đặt tên như vậy, vì sếp biết ông ta - giả bộ ngơ ngác:
- Thế còn dì tuần trước gặp ở Đồ Sơn là thế nào? Dì Chín à?

Một tiên nga hôn đánh chụt vào má sếp chủ:
- Anh chẳng nói “năm con năm nhớ mười vợ mười thương” là gì. Anh ấy cũng giống anh đấy.

Sếp chủ cười, ngả đầu tiên nga vào vai mình:
- Trời ơi! Vợ anh hiểu anh quá. Vậy thì Hiếu với em gì nhỉ? Lan Anh. Hiếu với Lan Anh phải hôn nhau đi thì mới được ăn ít chuyện nhiều, nghe không?

Tất cả reo lên tán thưởng. Tôi còn đang tìm cách từ chối lệnh sếp thì Lan Anh đã mỉm cười duyên rồi quàng hai cánh tay trần qua cổ tôi, gắn vào môi tôi một nụ hôn. Một nụ hôn dài đắm say ngay trước mắt mọi người. Sau đó Lan Anh lướt đôi mắt lên ba vị khách đàn ông, nũng nịu:
- Thôi đấy. Thế là chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ rồi đấy.

Tôi vẫn chưa hoàn hồn. Không. Tôi cũng chẳng thánh thiện gì đâu. Tôi đã nhiều lần đi với các sếp và dù muốn hay không, để có công ăn việc làm, phục vụ các sếp được lâu dài, mình phải tuân thủ hai nguyên tắc: Thứ nhất chịu chơi, thứ hai chuyện đâu bỏ đấy. Tôi đã gặp nhiều tiếp viên nhưng chưa bị một vố thế này bao giờ. Hẳn là lúc ấy mặt tôi thộn lắm nên tất cả cười phá lên. Với bất kỳ ai đó tôi sẵn sàng đáp lại cái hôn, nhưng với Lan Anh tôi quá bất ngờ. Mãi sau tôi mới hiểu Lan Anh không chỉ hôn tôi. Lan Anh còn gửi nụ hôn của mình tới những vị khách và tới cả bà chủ tiệm to béo lúc ấy cũng vừa bước vào phòng lạnh, trên tay cầm một chai Hennessy. Lan Anh muốn xoá bỏ sự chênh lệch về tuổi tác của mình với mấy tiếp viên trẻ trung và tươi như hoa đang ngồi bên cạnh. Thì ra người ngồi bên tôi không phải là Lan Anh nữa. Người vừa hôn tôi không phải là bạn của Huyền, không phải là người đã khóc cùng tôi năm trước ở rừng Trường Sơn, không phải là cô trung sĩ năm nào khi giải phóng Sài Gòn, tôi đã mời lên xe com măng ca chở chiêu đãi một đoạn đường dài ra quốc lộ và cứ mở to con mắt nhìn dòng người xe xuôi ngược...

Hiếu ngừng kể. Anh uống một hơi dài cái thứ nước mát lạnh đến tận ruột gan. Cơn mưa qua nhanh như nó đã ập đến. Một ông già đẩy chiếc tủ hàng có bánh xe lăn, bên trên bày những đĩa nộm và những chùm chim sẻ quay tới.

- Ăn con chim nhé sếp?

Tôi lắc đầu :
- Uống vo thôi. Kể tiếp đi.

- ờ. Đến đâu rồi nhỉ. Tôi đãi Lan Anh và mấy cô y tá, hộ lý một cuốc xe ra đường quốc lộ. Chao ơi! Giá sếp được nhìn thấy các cô ấy lúc đó. Các cô như bay lên. Không phải là đi xe nữa mà bay lên, bay lên với trời xanh. Thì chính tôi chuyên ngồi sau tay lái cũng thấy mình bay lên nữa là. Ai mà chẳng thấy một trang đời mới đang mở ra trước mắt. Rồi các cô xúm lại trước một cửa hàng mỹ phẩm. Gọi là cửa hàng mỹ phẩm cho oai thôi, chứ thực ra là một gian hàng tạp hoá, có bán từ kẹo bánh, mì ăn liền, thuốc lá tới xà phòng Ca May, nước hoa và cả những đồ lót của phụ nữ. Lần đầu tiên chúng tôi trông thấy những đồ lót mỏng manh xinh đẹp ấy. Tất cả các cô không rời mắt khỏi những thứ mà ngay trong mơ có lẽ cũng không hình dung ra được. Thấy tôi nhìn những thứ vẫn được mặc vào bên trong kín đáo ấy của giới nữ, các cô xấu hổ và chỉ có Lan Anh thân với tôi hơn cả, Lan Anh đẩy tôi: "Anh Hiếu đi đi...". Tôi lang thang sang bên kia đường để các cô được tự do chọn lựa. Đâu rồi cô Lan Anh ấy? Đâu rồi cô Lan Anh đã từng thức trắng bao đêm săn sóc thương binh và tự tay chôn bao đồng đội trong rừng? Cho nên sau khi Lan Anh hôn tôi, tôi đờ người ra vì choáng váng và giận. Nhưng rồi tôi xác định được ngay bởi vì sếp ạ, đời tôi đã được thấy nhiều chuyện, dù kém tuổi sếp nhưng cũng đã được tận mắt thấy nhiều chuyện.

Buổi tối hôm ấy hai chúng tôi ngồi riêng ở một góc. Có một chiếc bàn con và hai cái ghế dành cho chúng tôi. Sau khi đã hôn phớt lên má bà chủ béo núc trong tiếng cười rinh rích của mấy cô tiếp viên, ông sếp chủ nói với bà chủ tiệm:
- Mình ạ. Thằng Hiếu hôm nay gặp lại vợ nó. Mình cho anh một cái bàn con đặt vào góc kia. Còn anh hôm nay đã có dì tư ngồi với anh rồi. Mình cứ xuống xem chúng nó làm ăn ra sao. Khách khứa đến nhà đừng để anh mang tiếng là được. Anh cám ơn mình trước.

Chúng tôi ngồi riêng ở một góc và chuyện. Cũng chẳng để ý đến bàn bên kia ăn uống ra sao, trò chuyện những gì. Tôi đã quá biết. Chẳng có chuyện gì đâu sếp ạ. Chẳng qua chỉ là những câu chuyện giả vờ, những tình cảm giả vờ, những sự âu yếm giả vờ. Cái chính đối với những ông khách là những giây phút giải trí và với những tiếp viên là làm sao gọi nhiều đồ ăn thức uống dù vẫn còn thừa mứa trên bàn để làm lợi cho bà chủ và những món tiền khách sẽ boa cho họ. Nhưng trước khi chỉ có hai người ngồi với nhau chúng tôi phải cụng ly chung với tất cả. Mỗi người một ly Hennessy, loại ly của Tiệp có chân. Uống rồi giơ cốc ra để mọi người chứng kiến chỗ rượu mình đã uống. Tôi ngạc nhiên: Ba cô tiếp viên trẻ dường như chỉ chạm môi vào rượu. Riêng cốc của Lan Anh dễ chừng hết một phần ba, nghĩa là ngang với ly của bốn người cánh đàn ông chúng tôi. Rượu lại được rót đầy cốc và chúng tôi trở về bàn của mình. Đặt ly rượu xuống bàn, Lan Anh đứng lên đi lấy xô đa, bia và thức nhậu tới. Xúp khai vị, tim trần, nộm, cua rang muối, cật tẩm thuốc bắc nướng vân vân, nghĩa là toàn những thứ chỉ có thể mua bằng tiền chùa thôi sếp ạ. Trừ món xúp khai vị mỗi người một suất, còn lại là dùng chung, mỗi cặp chỉ có một cái bát và một đôi đũa. Lan Anh bón thức ăn cho tôi như người ta vẫn làm với một người ốm nặng và tôi cũng gắp miếng tim trần cho vào cù dìa đưa lên miệng Lan Anh để “có đi có lại”. Tôi đã làm như  vậy với những tiếp viên khác ở những nhà hàng khác, nhưng với Lan Anh thật quá là kỳ cục. Hệt như mình đang diễn một vở kịch kệch cỡm, sống sượng, trơ trẽn. Nhưng tôi vẫn bón cho Lan Anh một lần nữa, chỉ để được trông thấy miệng Lan Anh chúm lại, cái lưỡi cong cong đón thức ăn tôi đưa tới. Lúc đó tôi nhớ đến hồi Lan Anh ở tổ bốc, tết năm nào cắn hạt bí và thè lưỡi có nhân bí ra cho con hớp. Ngày ấy tôi nghĩ một người mẹ, một người vợ như Lan Anh là tuyệt vời. Tôi hỏi:
- Cháu Bình  năm nay bao nhiêu tuổi nhỉ?

- Cháu mười sáu tuổi. Năm nay cháu thi vào đại học đây. Cháu chịu khó lắm anh ạ. Em cũng gửi cháu vào học thêm ở một lớp toàn những thày dạy giỏi. Tốn kém bao nhiêu cũng chẳng nề hà. Nhiều đêm ở nhà hàng về khuya lắm, em vẫn thấy cháu ngồi học.

Tôi mừng cho Lan Anh. Bởi vì sếp ạ, đứa con chính là tài sản vô giá, hơn mọi thứ nhà đất, xe Dream, tờ xanh tờ đỏ. Lan Anh cũng đồng ý với tôi như vậy. Tôi hỏi thăm chồng Lan Anh, người tôi đã gặp nhiều lần. Lan Anh thở dài nói chồng Lan Anh sa vào con đường nghiện hút và hai người đã ly dị. Tôi biết các tiếp viên thường hay bịa ra những éo le thương tâm về gia cảnh, không thể nào tin được nhưng lần này tôi chỉ mong những điều Lan Anh nói là sự thật. Dường như không muốn tiếp tục câu chuyện theo hướng ấy, Lan Anh đưa ly rượu lên môi tôi: “Anh uống đi”. Rồi Lan Anh nhấp từng ngụm nhỏ cho đến khi vơi hẳn. “Em thích nhất Hennessy. Uống nó “vào” lắm, "mềm" lắm chứ không như rượu Ông Cụ”. Đây lại là một nét mới nữa ở Lan Anh. Một người sành rượu. Chúng tôi nhâm nhi và Lan Anh đã phải đứng lên sang bàn bên kia rót hai li nữa. Các ông khách bên đó nhìn Lan Anh vừa thán phục vừa âu yếm: “Trời. Em uống được quá nhỉ. Lần sau phải ngồi với anh. Có khi anh chào thua em mất. Tối nay em có nhiệm vụ cho thằng bạn em đo ván hộ anh”.

Rượu Hennessy rất êm. Không hề nhức đầu. Nó chỉ làm ta lâng lâng và cởi mở hơn.

- Em làm ở đây lâu chưa?

- Em làm được hơn nửa năm rồi. Trước em làm bên Hải Khách.

- Được không?

- Cũng được anh ạ. So với tất cả những việc em có thể làm thì việc này được nhất. Hơn cả hồi bốc cá. Bốc cá vất vả thế cũng chẳng bằng. Em nói vậy để anh mừng cho em. Tất nhiên là ở lứa tuổi em... Anh đừng tưởng bọn em ríu rít thế này là vui vẻ với nhau đâu. Ganh ghét, cạnh tranh ghê gớm lắm. Ôi! Giá em mới chỉ hai mươi tuổi như hồi còn ở Trường Sơn....

Người tôi nổi gai vì câu nói ấy, vì sự thành thật thiết tha của nó. Và định nói với Lan Anh suy nghĩ của tôi về những ngày sống ở Trường Sơn. Nhưng Lan Anh đã tiếp:
- Nhưng cũng có những ông khách thích em. Đó là mấy ông có tuổi. Mấy ông không thích những cô gái quá trẻ chỉ đáng tuổi cháu ông ta. Chênh lệch tuổi cao, các cô lại hoàn toàn thụ động, miễn cưỡng, làm sao mấy ông thích được. Mà những ông này bao giờ cũng lịch sự và không tiếc đồng tiền.

Tôi gợi lại những ngày ở Trường Sơn, xa hơn nữa là những ngày Lan Anh về quê tôi sơ tán, Lan Anh bảo: “Đó là những ngày tháng tươi đẹp nhất của em. Nhưng làm sao có lại được. Cái gì đã qua là qua hẳn. Phải sống với hiện tại. Hiện tại khác rồi. Với lại em cũng không có thời gian nghĩ đến nữa”. Và hình như đoán được câu hỏi mà tôi không dám hỏi, Lan Anh nắm chặt tay tôi:
- Anh muốn nghĩ về em thế nào thì nghĩ. Em không làm việc gì xấu. Em không ăn cắp, không tham nhũng, không lấy tiền của nhà nước về xây biệt thự. Em chỉ đem bản thân em ra để kiếm sống. Nếu trưa hôm ấy em không ở lại đun nước và đã chết như Huyền, như bao người khác gửi xác lại Trường Sơn thì cũng chẳng còn cái thân này nữa. Em vẫn may mắn hơn Huyền. Với lại em cũng chẳng nghĩ sâu xa đến thế đâu. Chỉ có ngồi với anh....

Tôi không biết nói với Lan Anh như thế nào còn Lan Anh vò tóc tôi, nũng nịu: “Thôi. Đừng nghĩ vớ vẩn nữa. Anh hãy đứng lên nào”. Tôi ngơ ngác đứng lên và nhìn quanh phòng: Vắng ngắt. Tất cả bọn họ đã rời khỏi phòng lạnh từ bao giờ. Lan Anh nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Em muốn được hôn anh thực sự. Một cái hôn của em Trung sĩ Lan Anh ngày trước.

Tôi làm theo lời Lan Anh. Sếp ạ, nụ hôn tôi trao cho Huyền ngày nào dưới một gốc cây ven suối bỗng trở lại trong tôi. Nhưng không phải Huyền. Đây là Lan Anh. Tôi thì thầm:
- Vĩnh biệt Trung sĩ.

- Cám ơn anh. Lan Anh vừa thở gấp vừa nói khẽ bên tai tôi.

Rồi chúng tôi lại ngồi xuống ghế. Uống. Lan Anh hỏi tôi tuần tới có đi Hà Nội không, cho Lan Anh đi nhờ xe. Tôi trả lời mấy ngày nữa tôi phải đưa giám đốc đi Hà Nội, nhưng ông giám đốc này ghê lắm, không thể để phụ nữ đi nhờ được, trông thấy em ông ấy sẽ biết ngay. Lan Anh vẫn nài nỉ. Tôi phải giải thích mãi về sếp Thoại để Lan Anh hiểu. Sếp không biết sếp Thoại nhỉ. Phải rồi. Khi sếp Thoại về xí nghiệp thì sếp đã hưu rồi. Sếp Thoại gầy gò khắc khổ. Nói sa sả. Chửi cán bộ vuốt mặt không kịp. Không bia rượu, không thuốc lá, không nhà hàng. Tiếp khách là chỉ cử sếp phó đi. Lúc nào cũng nói đến công việc, đến xí nghiệp... Tôi cố gắng trình bầy những phẩm chất ấy của sếp Thoại để Lan Anh hiểu rằng ông sếp này khác lắm, nhưng Lan Anh không muốn nghe và bực bội quát lên với tôi:
- Như! Nhau!

Đó là lời phán quyết của một người hiểu quá rõ cánh đàn ông chúng mình, một người có thẩm quyền sếp ạ.

Tôi ước lượng thời gian các vị khách và các tiếp viên kia sẽ trở lại phòng lạnh mà tôi thì không muốn cho tiền Lan Anh trước mặt những người khác. Nó như một sự xúc phạm tới Lan Anh và tới cả những gì đã có giữa hai chúng tôi.

Tôi vội lục túi lấy ra một xếp tiền dúi vào tay Lan Anh.

- Biếu em đem về mua thêm sách vở cho cháu.

Cầm xếp tiền tôi đưa, Lan Anh đếm. Trời ơi. Tôi không thể nào hình dung được. Đếm xong, Lan Anh ngẩng lên ngơ ngác:
- Những một trăm nghìn cơ à? Sao anh cho em nhiều thế?

ấn xếp tiền vào trong xu chiêng, Lan Anh ôm lấy tôi và áp vào người tôi:
- Hay là anh em mình... Đi. Phòng ở ngay bên này thôi.

*

- Sếp hãy viết về Trung sĩ của tôi. Và phải viết đúng như thế.

Hiếu bảo tôi sau một hơi bia dài nữa. Người anh còng xuống. Có vẻ anh đang bị mệt. Tôi im lặng rít thuốc. Tiếng Hiếu gần như thì thầm:
- Ắt hẳn sếp sẽ khai thác triệt để mọi nguyên nhân khách quan đã đẩy Lan Anh đến con đường ấy. Nào là mẹ ốm, anh chồng nghiện hút, bản thân thì thất nghiệp, nợ nần... Nhưng sự việc không phải thế. Tôi đã gặp Cát, chồng Lan Anh. Một người hiền lành chân chất, không hề nghiện ngập, đã chuyển làm thợ xây cho mấy anh thầu xây dựng. Hai người đã li dị bởi Lan Anh không thể từ bỏ nhà hàng và đã nói thẳng với Cát: “Anh không muốn thì li dị. Tôi không thể sống chui rúc, nghèo khó. Tôi sợ nghèo lắm rồi. Còn con tôi nữa. Xã hội bây giờ phải có tiền, anh hiểu không ? Tôi làm ăn lương thiện. Tôi không làm gì xấu...”

Đúng là Lan Anh đã chăm sóc con mình như bất kỳ một người mẹ nào khác có thể chăm sóc cho con. Nhà Lan Anh đầy đủ các tiện nghi: Đầu vi đê ô, ti vi mầu JVC, tủ gương, tủ trang điểm, bàn ghế, chăn đệm. Lan Anh đang phấn đấu để mua một cái Chaly. Đó là sự thật. Điều đã đẩy Lan Anh đến nhà hàng chính là quan niệm của Lan Anh. Cái quan niệm ấy có cả trong mỗi chúng ta.

Có thể như Hiếu nói: Mỗi chúng ta ít nhiều đều mang chất tiếp viên. Nhưng sao tôi vẫn thấy đau lòng khi nghĩ đến một cô Lan Anh đã từng bốc cá ở xí nghiệp tôi, một cô trung sĩ năm xưa và ước ao điều Hiếu vừa nói về cô là không đúng.
9/1995

(1)Nam Cao: Chửi nhau một mình thì còn văn vẻ gì (Chí Phèo)


Ngô Nhân Dụng - Trận thế Trung Ðông thay đổi


Ngô Nhân Dụng

Cuộc khủng hoảng ở Syria sắp bước qua một giai đoạn mới. Một hội nghị ở tiểu vương quốc Qatar trong tuần tới sẽ tập họp những lực lượng chống chế độ độc tài của Bashar al-Assad để tiến tới một “chính phủ lâm thời chuyển tiếp.”

Ðây là lần đầu tiên các giới lãnh đạo cuộc nổi dậy bắt đầu từ Tháng Ba năm 2011, ở trong và ngoài nước Syria sẽ nối kết thành một lực lượng chung; với sự thúc đẩy và hỗ trợ của Mỹ.

Hai nước Nga và Trung Quốc vẫn ủng hộ Assad đang bị gạt ra ngoài bàn cờ ở Syria; hoàn toàn mất uy tín trong cả vùng Trung Ðông. Hậu quả quan trọng hơn nữa là vì cuộc khởi nghĩa ở Syria mà cả trận thế trong vùng này đang thay đổi. Liên minh chống Mỹ của Iran đang suy yếu dần, cùng với chế độ Assad mà họ bảo trợ. Chính sách Mỹ đã lợi dụng được thế đối lập giữa hai ngành chính trong Hồi Giáo là phái Shi A và phái Sun Ni; hai tông phái từng xung đột đẫm máu từ hơn ngàn năm trước ở trong vùng này.


Trong 19 tháng qua, từ khi cuộc khởi nghĩa bắt đầu Nga vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho nhà độc tài Bashar al-Assad để giết dân Syria. Chính quyền Assad đã tàn sát trên 30,000 thường dân và quân khởi nghĩa trong thời gian đó. Maskva và Bắc Kinh đã ba lần bỏ phiếu phủ quyết các quyết nghị của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn cản các hành động tàn ác của chế độ Assad.

Ngay từ đầu chính phủ Mỹ vẫn giữ một thái độ dè dặt, ít nhất là ở bên ngoài. Mỹ tuyên bố không cung cấp vũ khí cho quân khởi nghĩa, mà chỉ trợ giúp nhân đạo cho các nạn nhân chiến cuộc. Nhưng đằng sau thái độ “không can thiệp” đó, các nước trong vùng đã được vận động để hỗ trợ cho các tổ chức chống Assad, vì quyền lợi tinh thần và an ninh của chính họ. Những nước đồng minh của Mỹ như Á Rập Sau Ði, Qatar đều giầu có nhờ dầu lửa, đã tích cực hơn trong việc hỗ trợ quân khởi nghĩa, bằng tiền bạc và vũ khí. Một nước láng giềng của Syria là Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng về phía quân nổi dậy, vừa ngấm ngầm vừa công khai. Liên minh Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Sau Ði giúp quân cách mạng; không những chống Assad mà còn đối đầu với Iran, quốc gia láng giềng khác đang ủng hộ Assad về mọi mặt.

Iran là quốc gia Hồi Giáo đông người theo phái Shi Ai nhất trên thế giới. Chính quyền Assad cũng nắm trong tay một phái Shi Ai nhỏ (gọi là Alawite) và trong nửa thế kỷ qua nhóm này đã thống trị đa số dân Syria theo phái Sun Ni. Ða số các nước Á Rập theo phái Sun Ni, dù trong mỗi nước đều có một thiểu số dân theo đạo Shi Ai; mà các nhóm Shi Ai này cũng thường được Iran hỗ trợ tiền bạc. Vì lý do đồng đạo, Iran đang viện trợ hàng tỷ đô la và là nguồn cung cấp vũ khí lớn cho chính quyền Assad đàn áp dân chúng, theo phái Sun Ni. Tiền bạc và vũ khí của Iran cũng được chuyển qua ngả Syria tới nước Lebanon, để giúp cho tổ chức Hezbollah, vừa là một đội dân quân vừa là một đảng chính trị. Hezbollah từng ủng hộ các cuộc nổi dậy của dân Tunisia, Egypt, Yemen, Libya và Bahrain chống các chế độ độc tài, nhưng nay lại ủng hộ Assad chống lại quân khởi nghĩa. Nhóm này đã nhận được nhiều tỷ đô la Mỹ từ Iran kể từ khi thành lập, 30 năm trước đây. Hezbollah tập hợp những người theo phái Shi Ai và hiện đang chiếm đa số trong chính quyền Lebanon.
Ngoài Hezbollah lâu nay Iran cũng cấp tiền và vũ khí cho cả nhóm Hamas, tổ chức chính trị quá khích đang cai trị vùng Gaza và giữ thế đối lập với chính quyền Palestine. Trên bàn cờ Trung Ðông, cuộc nổi dậy ở Syria tạo khung cảnh cho các người theo phái Shi A (Iran, Syria, và nhóm Hezbollah) đối đầu trực tiếp với phái Sun Ni (Sau Ði, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ). Tổ chức Hamas bị đặt vào thế khó xử. Họ được Iran tài trợ vì lập trường của họ là chống Israel kịch liệt; nhưng họ bắt buộc phải phản đối chính quyền Assad tàn sát những người Sun Ni đồng đạo. Nếu chống Assad mạnh quá thì họ lo sẽ không còn được Iran tài trợ nữa; tuy nhiên khi Iran yêu cầu nhóm Hamas tuyên bố ủng hộ chính quyền Assad thì họ đã phải từ chối.

Trận thế này bắt đầu thay đổi. Trong tuần qua, vị tiểu vương (emir) của Qatar trở thành người lãnh đạo đầu tiên của một quốc gia Á Rập đến thăm vùng Gaza và được nhóm Hamas tiếp đón long trọng. Biến cố này chứng tỏ Qatar sẵn sàng thay thế Iran viện trợ cho Hamas, và cũng gia tăng uy tín của tổ chức này để khuyến khích họ ôn hòa hơn. Từ đây, Hamas không còn quá lệ thuộc vào Iran nữa, có thể hoàn toàn đứng về phía quân nổi dậy ở Syria. Iran đã mất một đồng minh nữa trong liên minh chống Mỹ tại vùng Trung Ðông. Việc Iran ủng hộ Assad đến cùng đã khiến các nước Á Rập và theo phái Hồi Giáo Sun Ni coi Iran là một kẻ thù.
Trong tương lai, khi chế độ Assad sụp đổ, Iran càng bị cô lập và suy yếu hơn. Iran bị các nước Tây phương cấm vận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế; số thu nhập nhờ bán dầu lửa xuống thấp, đồng tiền Iran có tuần lễ bị mất một phần ba giá trị so với Mỹ kim. Thứ Ba vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Israel mới tiết lộ tin tình báo cho biết chính quyền Iran đã phải chuyển hướng, giảm bớt việc tinh luyện uranium để chế bom nguyên tử; khiến khả năng chế tạo bom của họ bị trì hoãn thêm từ 8 đến 10 tháng. Sau khi chính phủ Israel tìm cách thúc đẩy Mỹ phải ủng hộ việc tấn công ngay vào các cơ sở nguyên tử ở Iran nhưng không thành công, lời tiết lộ của ông Ehud Barak cho thấy chính quyền Israel đã phải lùi bước, chính thức công nhận cuộc cấm vận đã có hiệu quả.

Trong khi đó thì tại Syria Mỹ đã chuyển sang thái độ tham dự tích cực hơn vào việc hỗ trợ các nhóm nổi dậy. Không những thế, sau 19 tháng đứng ngoài, nay Mỹ lại trực tiếp can thiệp vào việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Syria. Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa mới kêu gọi cần phải “tổ chức lại” cơ cấu lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Syria, bằng cách mời những người đang lãnh đạo mặt trận trong nước tham gia, mà bà ca ngợi là những người “đang chiến đấu và sẵn sàng chết để được sống tự do.” Bà chỉ trích tổ chức lãnh đạo hiện nay chỉ gồm những lãnh tụ đối lập sống ở ngoại quốc, “những người không hề đặt chân trên đất Syria từ 30, 40 năm qua” như bà nhấn mạnh trong lúc đang công du ở nước Croatia. Và việc kết hợp này sẽ được thực hiện trong hội nghị ở Qatar trong tuần tới. Trước khi một chính quyền chuyển tiếp thành hình, bà Clinton cũng nhấn mạnh giới lãnh đạo sắp tới của Syria phải loại bỏ những thành phần quá khích: “Không để cho những nhóm quá khích cướp quyền lãnh đạo” cuộc cách mạng ở Syria. Bà tiết lộ, trong tháng trước Mỹ đã bí mật giúp đưa một số người lãnh đạo quân khởi nghĩa ra khỏi nước Syria, sang họp với nhau ở New York, để thảo luận việc tham gia vào tổ chức lãnh đạo sắp ra đời.

Tiết lộ trên, cùng những lời kêu gọi thay đổi thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Syria cho thấy chính quyền Mỹ chịu đóng một vai trò tích cực trong việc lật đổ chế độ Assad, mặc dù bên ngoài họ vẫn nói không tiếp tế vũ khí cho quân cách mạng. Giống như chính sách áp dụng trong thời gian dân Lybia nổi dậy vào năm ngoái, Mỹ đã để cho các nước đồng minh đóng vai chủ động trên mặt trận, còn nước Mỹ chỉ hỗ trợ đàng sau. Tại Lybia, máy bay và quân đội các nước Âu Châu như Pháp, Ý đóng vai chính trong việc hỗ trợ quân cách mạng. Hành động công khai duy nhất của Mỹ là phóng 112 chiếc hỏa tiễn Tomahawk từ Ðịa Trung Hải. Nhờ hệ thống vệ tinh gián điệp xác định vị trí, các mũi tên lửa đắt tiền này tấn công vào 20 căn cứ quân sự thiết yếu của chế độ Gadhafi, như hệ thống phòng không, giàn radar báo động, các trung tâm truyền tin đầu não, vân vân. Nhờ thế, quân nổi dậy và máy bay của các nước Âu Châu được tự do hành động. Mỗi chiếc hỏa tiễn Tomahawk tốn hàng triệu đô la, nhưng một đợt tấn công tốn vài trăm triệu này đã xoay chuyển cuộc chiến, cuối cùng chế độ Gadhafi bị lật đổ.

Trong trường hợp Lybia năm ngoái, việc can thiệp được chính thức hóa với một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cho phép. Còn tại Syria năm nay, Nga và Trung Quốc ngăn cản đến cùng, đã ba lần phủ quyết các quyết nghị làm áp lực trên chế độ Assad! Mỹ chỉ can thiệp gián tiếp, dựa vào hai đồng minh Á Rập giầu có và Thổ Nhĩ Kỳ, nước láng giềng phía Tây Bắc của Syria, dân cũng theo Hồi Giáo nhưng không thuộc giống Á Rập. Nga, Trung Cộng và Iran không thể nào ngăn cản các nước Hồi Giáo trong vùng Trung Ðông chống Assad để cứu những người đồng đạo.

Trong 19 tháng qua, đằng sau bề ngoài “không can thiệp, chỉ trợ giúp nhân đạo” Mỹ đã liên lạc bí mật với các nhóm dân quân nổi dậy trong nước Syria, để có thể lựa chọn và đưa một số lãnh tụ khởi nghĩa từ bên trong Syria tới họp với nhau ở New York trong tháng trước. Sau khi đã đạt được thỏa thuận với nhóm này và đưa họ tới Thổ Nhĩ Kỳ gặp gỡ giới lãnh đạo của liên minh hải ngoại chống Assad, bà Clinton mới lớn tiếng yêu cầu nhóm cầm đầu phe khởi nghĩa, phải bao gồm đại diện của những người đang chiến đấu trong nước, và phải loại trừ những thành phần quá khích. Bà Clinton còn trình bày ý kiến một cách “trắng trợn,” nói công khai rằng: “Chúng tôi đã đề nghị tên các nhân vật và các tổ chức phải có mặt trong thành phần lãnh đạo tương lai!”

Mặt trận vùng Trung Ðông đang biến chuyển. Nước Mỹ có vẻ đã khôn ra. Họ đang chiếm được lợi thế mà không phải chi tiêu tốn kém cũng như không thiệt hại nhân mạng như khi can thiệp trực tiếp vào Iraq trước đây 11 năm.