Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012
Minxin Pei - Điều mà các lãnh đạo Trung Quốc lo sợ nhất
Minxin Pei, The Diplomat
Trần Ngọc Cư dịch
(Bằng cách truy tố vợ của Bạc Hy Lai về tội giết người, các lãnh đạo chính trị Trung Quốc đã tạo một tiền lệ nguy hiểm)
Tin tức cho biết các công tố viên Trung Quốc (TQ) đã lập hồ sơ chính thức truy tố bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh vừa bị thất sủng, ông Bạc Hy Lai, đã gợi lên những hình ảnh hấp dẫn về một phiên toà sôi nổi, trong đó những hành vi dơ bẩn nhất của gia đình họ Bạc sẽ bị báo đài phơi bày không thương tiếc. Nhưng trước khi các nhà văn có tham vọng viết một tác phẩm chính trị giật gân chạy tới mua bản quyền của cuốn trường thiên tiểu thuyết về họ Bạc, bất chấp giá trị giải trí hiển nhiên của nó, chúng ta cần phải dừng lại phút giây để suy ngẫm về một khía cạnh của vở kịch Bạc Hy Lai vốn chưa được quan tâm đúng mức: sự bất an của các lãnh đạo chóp bu TQ.
Mặc dù tuyệt đại đa số dân chúng reo mừng một cách dễ hiểu trước sự sụp đổ của các nhân vật như Bạc Hy Lai, tức các thành viên ban lãnh đạo Đảng (apparatchiks) kiêu căng, đạo đức giả, tàn ác, và tham lam trong lúc cầm quyền, nhưng những ngụ ý chính trị về sự sụp đổ của họ và về cách họ bị thanh trừng lại không mang ý nghĩa của một vở kịch dạy đạo lý. Trái lại, cái cung cách mà những kẻ quyền cao chức trọng mất hết quyền hành và những gì xảy ra cho họ sau đó có thể giúp ta hiểu biết rất nhiều về bản chất của chế độ chính trị mà họ đã lên voi xuống chó. Như trong chế độ TQ hiện nay, cuộc thanh trừng không đẹp mắt dành cho Bạc Hy Lai đã phơi bày nhiều mặt u ám của chế độ: tham nhũng, vô pháp luật, đạo đức giả, và tàn bạo. Những tính cách này của một chế độ làm cho nó thiếu tính chính đáng (illegitimate) và hủy hoại khả năng tồn tại lâu bền của nó. Tuy nhiên, hiếm khi chúng ta có đủ điều kiện để nhìn những cuộc tranh giành quyền lực chính trị từ nhãn quan của một kẻ nằm bên trong chế độ. Do đó, chúng ta thường không hiểu đúng mức là làm sao mà sự bất an (thiếu tự tin) của giới lãnh đạo chóp bu có thể tạo ra một đe dọa chết người cho chính một chế độ vốn đã thành công để rồi thất bại.
Trước khi chúng ta phân tích mức độ bất an của tầng lớp thống trị chóp bu TQ hiện nay, thiết tưởng cũng nên nói đến một thời đại mà các lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản luôn luôn nơm nớp lo sợ cho mạng sống của mình và của gia đình mình – đó là triều đại Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến năm 1976. Chế độ Mao là một cỗ máy thanh trừng thường xuyên hoạt động. Bất cứ một thành viên nào trong giai cấp quyền lực của Đảng, bất chấp thâm niên công tác hay lòng trung thành với họ Mao, đều bị trừ khử ngay cái giờ phút người ấy trở thành một mối đe dọa cho quyền lực của Mao. Không có một luật lệ nào chi phối những cuộc thanh trừng này. Gần như trong mọi trường hợp, nạn nhân không phải chỉ có bản thân quan chức thất sủng, mà còn gồm cả thân nhân vô tội của ông ta, những người này cũng bị ném vào tù hay gửi đi trại lao động cải tạo. Thật ra, bi kịch của gia đình Bạc Hy Lai trong thời Cách mạng Văn hóa cũng là một trường hợp điển hình. Cha ông trải qua 10 năm trong tù. Bản thân Bạc Hy Lai cũng bị tù trong thời Cách mạng Văn hóa. Mẹ ông đã tự tử.
Sau khi triều đại Mao chấm dứt và sự tỉnh táo chính trị trở lại với Trung Quốc vào cuối thập niên 1970, các vị đàn anh trong Đảng đã ra sức phục hồi sự đoàn kết nội bộ. Một cái nhìn sâu sắc mà họ đã rút ra được từ tính tự hủy (self-destructiveness) của thời đại Mao là, sự bất an của giới lãnh đạo cao nhất đã làm tồi tệ tối đa những cuộc tranh giành quyền lực ở chóp bu. Ngoài ra, do sự thiếu vắng một thủ tục tố tụng công bằng hợp lý (due process) có khả năng bảo vệ những quyền cơ bản của những thành viên thuộc tầng lớp thống trị chóp bu, mức độ độc đoán, bất khả tiên liệu, và tàn bạo của việc xét xử mà họ và gia đình họ phải gánh chịu là rất hãi hùng và vô nhân đạo. Những trạng huống này ngụ ý rằng một khi một kẻ nào trong hàng ngũ lãnh đạo ở chóp bu mất quyền hành, ông ta sẽ mất hết mọi thứ, gồm cả mạng sống, sự tự do của bản thân mình và gia đình mình. Sự thể này khiến cho cái giá của việc mất quyền hành là đắt vô cùng. Vì thế, những nhà lãnh đạo chóp bu sẽ chiến đấu đến mức táng tận lương tâm để tránh thua cuộc.
Nhằm gia tăng sự yên tâm chính trị cho các lãnh đạo chóp bu trong Đảng, Đặng Tiểu Bình và các đồng chí của ông đã vạch ra một số kế hoạch tổ chức tinh vi, vừa chính thức vừa bất chính thức. Những nội quy chính thức gồm có những thủ tục cụ thể chi phối việc cách chức các quan chức cao cấp. Một trong những nội quy bất thành văn là, những người thua cuộc trong những cuộc đấu tranh giành quyền lực sẽ không bị phạt tù và gia đình họ sẽ không bị bách hại.
Hẳn nhiên, cũng như mọi thứ luật của TQ, những nội quy chính thức của Đảng được làm ra để mà vi phạm hơn để mà tôn trọng. Việc Đặng cách chức Hồ Diệu Bang, vị Tổng Bí thư Đảng có đầu óc cải cách, và Triệu Tử Dương, một nhà cải cách khác, đã vi phạm chính nội quy của Đảng. Nhưng mãi cho đến khi Đặng áp đặt 15 năm quản chế bất hợp lệ lên họ Triệu năm 1989, trên cơ bản ông vẫn tuân theo nội quy là không hành hạ thể xác hay làm mất tự do các đối thủ chính trị.
Trong thời đại sau Đặng Tiểu Bình, sự yên tâm của những nhà lãnh đạo ở chóp bu đã suy giảm đáng kể. Không những các thủ tục dùng để cách chức các đảng viên cao cấp trở nên mờ ám, vô lý, và bị chính trị hóa, mà cái giá của sự mất quyền hành cũng đắt ghê gớm. Các vụ thanh trừng bây giờ đi kèm với án tù, chứ không phải là được phép lặng lẽ nghỉ hưu. Người thân của kẻ sa cơ thất thế cũng vương vào vòng lao lý.
Nạn nhân đầu tiên của các vụ thanh trừng thời kỳ sau Đặng là Trần Hy Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị và là Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, bị cho vào tù về tội tham nhũng năm 1995. Con trai của ông cũng đi tù. Họ Trần gần đây đã cho xuất bản tập hồi ký của mình. Trong khi cố gắng để chứng tỏ rằng ông không liên quan đến vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989, ông tiết lộ rằng vụ án bí mật của ông chỉ được xử chiếu lệ và ông gọi thủ tục của phiên toà là “phát xít”. Nạn nhân cao cấp thứ hai cũng mang họ Trần, đó là Trần Lương Vũ, một thời là Bí thư Thượng Hải và Ủy viên Bộ Chính trị đầy tham vọng. Cũng như Trần Hy Đồng, Trần Lương Vũ bị hạ bệ vì tội tham nhũng và bị kết án 18 năm tù.
Như vậy những gì xảy đến cho Bạc Hy Lai và người thân của ông có lẽ không đến nỗi bất thường. Như đã dự kiến, quyết định đưa Cốc Khai Lai ra toà chỉ báo hiệu rằng ban lãnh đạo chóp bu đã định tội và biện pháp trừng phạt bà. Bạc Hy Lai, hiện đang mòn mỏi trong chế độ quản chế nghiêm khắc của Đảng (chế độ giam giữ vô thời hạn ngoài pháp luật), gần như chắc chắn sẽ chịu chung số phận với hai ông cựu Bí thư họ Trần.
Một số quan sát viên thời sự có thể không đồng ý với dự đoán trên vì họ cho rằng việc thanh trừng các quan chức cao cấp về tội tham nhũng hoàn toàn khác với việc trừng trị họ về tội bất trung với Đảng hoặc vì đấu tranh bè phái để giành quyền lực. Sự phân biệt này có thể đúng về mặt kỹ thuật nhưng về thực chất và về ý nghĩa chính trị thì không quan trọng. Trong việc nuôi dưỡng một nỗi bất an đáng sợ cho hàng lãnh đạo chóp bu, thì các tội tham nhũng và các tội chính trị là không khác nhau.
Một là, cũng như tội chính trị, tội tham nhũng cũng có thể ngụy tạo. Những bằng chứng được đem ra để buộc tội hai Bí thư họ Trần, chẳng hạn, đã cho thấy hai vụ án gượng gạo và thiếu cơ sở. Ai cũng biết hai ông họ Trần sụp đổ không phải vì tham nhũng nhưng vì tham vọng chính trị và vì bất trung với đường lối của Đảng. Người ta có thể nói như thế về nguyên nhân hạ bệ Bạc Hy Lai.
Hai là, vì các lãnh đạo chóp bu của TQ, dù chính bản thân họ không trực tiếp tham gia các hoạt động tham nhũng, nhưng tất cả người thân và bà con họ đều có dính vào những hợp đồng khả nghi hoặc phi pháp, không một vị nào ở chóp bu là tuyệt đối an toàn. Hiện nay, hình như Đảng đã vạch ra một đường ranh giới hạn đối với cấp Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – các Ủy viên Bộ Chính trị vẫn không được an toàn, nhưng các thành viên Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị thì tuyệt đối được miễn truy tố (absolute immunity), bởi vì những vụ thanh trừng ở cấp cao nhất của Đảng sẽ làm cho tình hình quá bất ổn. Nhưng đây không phải là một sự dàn xếp được bọc thép (ironclad), nên đố ai biết được khi nào thì Đảng sẽ quay ra truy tố một trong chín vị lãnh đạo chóp bu trong tương lai?
Ba là, một khi bị hạ bệ trong một cuộc đấu tranh giành quyền lực, thậm chí những vị lãnh đạo chóp bu của TQ cũng thiếu cả sự bảo vệ tối thiểu của luật pháp. Họ không thể lựa chọn luật sư hay có khả năng thách thức những tội danh đã gán cho mình như trong một nền tư pháp độc lập. Bản án và hình phạt dành cho họ thường được quyết định, không phải bởi những thẩm phán chuyên nghiệp ở cuối các phiên toà, nhưng bởi các lãnh đạo chính trị chóp bu đã họp bàn bí mật với nhau.
Điều mà sự phân tích này cho thấy – và là điều mà vụ án dành cho Bạc Hy Lai và vợ ông chứng tỏ – là an ninh chính trị của các lãnh đạo chóp bu TQ đã sa sút đến độ, trong nhiều tình thế nghiêm trọng, họ có thể cảm thấy như mình đang trở về những ngày u ám dưới thời đại Mao. Sự chia rẽ ở chóp bu và những đấu đá thâm độc trong nội bộ hiện nay là một thông lệ, chứ không phải là một ngoại lệ. Đây không phải là một tin trấn an đối với những cá nhân mà cơn ác mộng hàng ngày của họ là một sáng đẹp trời nào đó họ có thể biến thành một Bạc Hy Lai thứ hai.
M. P.
Nguồn: bauxite Việt Nam
Bùi Tín - Trước vành móng ngựa ngày 7/8: Thủ tiêu tự do công dân, bịt mồm báo chí
Bùi Tín
Hoãn đi hoãn lại 5 lần 7 lượt, cuối cùng chính quyền buộc phải mở phiên tòa xử 3 chiến sỹ dân chủ kiên cường, 3 nhà báo bất khuất, 3 tiếng nói của quần chúng nhân dân từng chủ trương Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, và do đó đã bị giam cầm kéo dài từ 4 năm đến hơn 1 năm nay. Phiên tòa sẽ mở sáng ngày 7/8/2012, tại tòa án Sài Gòn, 131 Nam kỳ khởi nghĩa, quận I. Quần chúng tham dự có thể rất đông, nhất là sau vụ tự thiêu của Cụ Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu cô Tạ Phong Tần.
Ba bị cáo là nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà báo Phan Thanh Hải Anh Ba Sài Gòn, từng chủ trương Thông tấn xã vỉa hè rất năng động, nhà báo blogger Tạ Phong Tần, từng chủ trương blog Công lý và Sự thật, nguyên là nữ sỹ quan Công an tự chuyển thành một nhà báo tự do.
Một lần nữa chính quyền độc đảng bóp nghẹt tự do của người công dân, bịt mồm báo chí lại làm một công việc không thể nào làm nổi là kết tội 3 nhà báo tự do của nhân dân tiêu biểu nhất.
Họ sẽ lại kết tội 3 blogger này tội gì? Trốn thuế? âm mưu lật đổ? tuyên truyền chống phá nhà nước? Toàn những lý do bịa đặt, mang tính vu cáo, chụp mũ. Hãy nghe chính những nhà lãnh đạo CS - như ông Nguyễn Văn An, như nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, hay chính đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - từng bảo nhau rằng: không ai có thể lật đổ, bôi nhọ, làm suy yếu đảng CS bằng chính những người CS, bằng những bày sâu CS tham nhũng, quan liêu đục khoét nền kinh tế tài chính, phá hoại đạo đức xã hội, đưa đảng chìm sâu vào cuộc suy thoái thê thảm hiện nay.
Sao họ không dám mở những phiên tòa công khai xét xử nghiêm những bầy sâu lúc nhúc, tệ hại nhất, chia chác nhau hàng trăm nghìn tỷ đồng, làm tổn thất hàng trăm nghìn tỷ đồng khác, trong các tập đoàn kinh tế quốc doanh thối nát tận gốc, mà lại chỉ lăm lăm trị tội những nhà báo trung kiên trong làng báo Việt Nam?
Thật ra, trong cơn suy thoái của đảng CS, ngững người lãnh đạo phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, tự mình làm hại mình trước con mắt tinh tường của đông đảo nhân dân.
Họ những mong qua phiên tòa ngày 7/8/2012 khủng bố tinh thần của cả làng báo Việt Nam, từ báo lề trái sang lề phải, từ các blogger tự do đến các mạng internet Face Book, Twitter,nhưng trên thực tế họ lại tính sai. Họ sẽ lại tuyên truyền thêm cho các ngôi sao báo chí ấy, làm cho nhân dân thêm quý mến 3 nhà báo của mình, làm cho làng báo quốc tế, các tổ chức nhân quyền quốc tế hiểu rõ thêm 3 gương kiên cường bất khuất mà họ đang ra sức biểu dương và bảo vệ. Trên thực tế chính quyền độc đảng trong cơn khốn quẫn đã dại dột, như gắn thêm những huân chương tự do báo chí rực rỡ trên ngực 3 nhà báo của nhân dân.
Chúng ta gửi những lời chia buồn chân thành nhất đến cô Tạ Phong Tần, cúi đầu tưởng niệm Cụ thân mẫu cô đã xả thân cho tự do và chân lý, tố cáo tội ác sát nhân của chính quyền tàn bạo, “hèn với giặc, ác với dân”, đã dồn Cụ vào cõi chết để Cụ đòi bằng được tự do cho con gái yêu của mình, cũng là đòi tự do cho cả làng báo Việt Nam.
Để xem chính quyền chống lại các quyền tự do của công dân, bịt mồm báo chí sẽ xử sự ra sao trứơc phiên tòa ngày 7/8/2012 này, họ sẽ còn coi thường đến đâu lẽ phải và luật pháp, họ sẽ còn khinh thường dư luận trong và ngoài nước ra sao. Các quan tòa và thẩm phán vẫn sẽ lỳ lợm đóng vai diễn viên trong “màn kịch tư pháp bỏ túi” ra sao.
Họ vẫn sẽ chúi đầu vào tội ác, tội ác này tiếp theo tội ác trước, đổ thêm dầu vào ngọn lửa đấu tranh đòi tự do, đòi quyền làm người, đòi quyền tự do báo chí của toàn dân ta đang ngày càng thức tỉnh về quyền làm người của mình.
Xin nhớ lại ở Tunisia, vụ tự thiêu của anh sinh viên Mohamed Bouazizi ngày 17/12/2010 đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh thiêu cháy chế độ độc đảng tham tàn của Ben Ali, vốn được coi là vững mạnh bậc nhất ở Bắc Phi. Lễ tang, truy điệu của Anh lôi cuốn hàng chục vạn công dân yêu nước đã làm rung chuyển tận gốc chế độ phản dân chủ thủ tiêu tự do báo chí, buộc vợ chồng Ben Ali phải trốn chạy ra nước ngoài để lãnh một bản án tử hình xứng đáng, với 7 tỷ đô-la tài sản bị sung công.
Thật ra, ngày 7/8/2012, phiên tòa trong nước tuy sẽ xét xử 3 nhà báo tự do từng sáng lập Câu lạc bộ các Nhà báo tự do theo quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến Pháp hiện hành, nhưng trên thực tế sẽ là chuyện chính quyền độc đảng chuyên chà đạp tự do báo chí sẽ phải đứng trước vành móng ngựa nghiêm khắc của toà án chính trị - lương tâm toàn thế giới, dựa vững chắc trên các văn kiện của Liên Hợp Quốc về quyền con người được thông qua từ năm 1948 mà chính quyền trong nước đã cam kết tham gia.
Song Chi - Thật không sao hiểu nổi!
Song Chi
Tôi chưa bao giờ hồ nghi một chút nào về sự tàn ác, dã man, ngu muội của nhà nước cộng sản VN và cung cách hành xử không có một chút tình người, không một chút lương tri, đốn mạt hết mức của cái nhà nước này đối với người dân, đặc biệt đối với những ai dám lên tiếng nói lên sự thật về chế độ, về thực trạng xã hội VN hay có bất cứ một hành vi nào phản kháng lại sự cầm quyền của họ. Nhưng o ép, khủng bố tinh thần một người phụ nữ lớn tuổi, thân cô thế cô, một người mẹ đang có con bị giam cầm không có lý do chính đáng, suốt một thời gian dài đến mức bà không chịu nổi, phải tự chọn cho mình một cái chết đau đớn, tức tưởi, tuyệt vọng đến thế thì quả là khốn nạn không biết chừng nào mà kể.
Kể từ khi đảng và nhà nước cộng sản VN nắm quyền lãnh đạo ở đất nước này, đã có bao nhiêu trường hợp người dân bị giết hại hoặc phải tự chọn cho mình một cái chết oan ức, cách này cách khác, vì bị nhà cầm quyền xử ép, dồn đến đường cùng với đủ mọi nguyên nhân, lý do? Nào bị vu cho tội phản động, tay sai của giặc Pháp, bị quy vào thành phẩn địa chủ, tiểu tư sản….thời Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, hay vụ án xét lại năm xưa cho đến tội làm tay sai cho Mỹ-ngụy, có dính dáng đến chế độ cũ, hay thuộc giai cấp tư sản mại bản bóc lột nhân dân cần phải được cải tạo, rồi bây giờ thì nào bị cưỡng chế đất đai, giải phóng mặt bằng nhưng đền bù không thỏa đáng, hoặc là nạn nhân của những vụ án xét xử không công bằng, hoặc cũng vẫn là cái tội muôn đời “phản động, tuyên truyền chống phá sự nghiệp cách mạng” v.v...
Sự tàn ác của nhà nước cộng sản VN đối với nhân dân trong suốt hơn sáu thập kỷ qua thật tình không sao kể xiết. Chỉ riêng đối với những ai vì yêu nước, vì xót xa, bức xúc trước sự lạc hậu của đất nước so với các nước láng giềng và thế giới, trước thực trạng tồi tệ về mọi mặt của xã hội VN và đời sống hoàn toàn thiếu vắng tự do, dân chủ, nhân quyền con người không được coi trọng, đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân không được thật sự bình yên, ổn định...nên đã dám lên tiếng, thì luôn luôn nhận được sự trả thù hèn mạt của nhà cầm quyền. Từ những năm tháng đầu tiên khi đảng cộng sản lên nắm quyền cho đến bây giờ, bao nhiêu thời gian đã trôi qua và thời cuộc, thời thế đã biến chuyển, thế nhưng cách hành xử của nhà nước với những con người như vậy cùng gia đình họ vẫn không hề thay đổi.
Những ai chưa bao giờ ở vào vị trí như vậy sẽ không thể tin, không thể hiểu được và còn cho rằng những người khác đã nói quá lên chứ nhà nước nào mà lại cư xử như vậy. Hoặc cố bênh vực rằng bất cứ quốc gia nào, chế độ nào, hễ anh chống đối lại họ, thì anh cũng sẽ bị trừng phạt thôi, làm sao có thể đòi hỏi một chính quyền nào đó đối xử tốt với anh, gia đình anh khi anh chống đối họ? Nói như vậy là cố tình lập lờ, đánh đồng như nhau giữa cách hành xử của một chế độ dân chủ pháp trị với một chế độ độc tài cai trị bằng luật rừng, luật của đảng.
Trong một chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên đa đảng, chính quyền luôn luôn phải chịu sức ép từ các đảng phái đối lập, từ sức mạnh của báo chí truyền thông, lá phiếu của người dân và dư luận quốc tế. Họ không thể chà đạp lên tất cả mọi thứ. Đối với những người bất đồng chính kiến, tù nhân chính trị, họ phải đưa ra xét xử công khai, họ không thể che đậy hành vi của mình nếu sử dụng những chiêu, trò ném đá dấu tay, bẩn thỉu, hèn mạt như cách mà một nhà nước độc tài toàn trị có đủ quân đội, công an, luật pháp, báo chí trong tay nhưng vẫn sử dụng như nhà nước VN. Từ việc dùng truyền thông báo đảng để vu khống, bôi nhọ danh dự người bất đồng chính kiến, gây sức ép với cơ quan làm việc của người đó để cơ quan buộc người bất đồng chính kiến/người hoạt động chính trị phải thôi việc, sử dụng chính quyền địa phương hoặc cơ quan đế đấu tố, kiểm điểm, tạo dư luận để cô lập người đó với những người xung quanh, ngụy tạo những bản án hình sự để ghép tội, hoặc sử dụng những điều luật mơ hổ như điều 88, 79…đế bắt giam với những bản án nặng nề, bên cạnh đó thì thường xuyên khủng bố tinh thần người bất đồng chính kiến và người thân của họ...
Những ai chưa/không trải qua, sẽ không thể nào tin được những hành vi hèn mạt nhất mà nhà nước này vẫn sẵn sàng áp dụng, kể cả ném mắm tôm, chất thối vào nhà, khóa trái cửa nhốt người bên trong không cho ra ngoài, cho xã hội đen đánh dằn mặt, gây tai nạn khi đi xe trên đường, theo dõi thường trực khắp mọi nơi mọi lúc…Đó là tất cả những gì mà từ thời cụ Hoàng Minh Chính, ông Nguyễn Hộ xa xưa cho đến thượng tọa Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Công Định hay những người bất đồng chính kiến khác, kể cả những con người bình thường như các blogger trong nhóm CLBNBTD, các thanh niên công giáo bị bắt, những người yêu nước đi biểu tình phản đối Trung Quốc…đã và đang trải qua, cùng với gia đình của họ.
Với những ai không chịu nổi, thì cái chết là sự lựa chọn tuyệt vọng cuối cùng. Như cụ bà Đặng thị Kim Liêng, thân mẫu blogger Tạ Phong Tần đã phải chọn.
Tôi nhắc lại, tôi chưa bao giờ hồ nghi về sự tàn ác, ngu muội, cách hành xử phi nhân tính của nhà cầm quyền VN đối với người dân nói chung và những người dám nói khác ý họ. Chỉ có một điều tôi không sao hiểu nổi, sao họ lại ngu đến thế khi vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đàn áp, đối xử tệ hại này giữa lúc tình hình biển Đông đang hết sức căng thẳng, hiểm họa mất nước đã sờ sờ trước mắt và hơn bao giờ hết họ cần có sự ủng hộ của nhân dân và quốc tế?
Hành xử như vậy thì nhân dân nào sẽ đứng bên cạnh họ khi chiến tranh nổ ra? Các nước dân chủ tiến bộ nào trên thế giới sẽ ủng hộ họ khi Trung Quốc gây sự với VN? Bài học từ năm 1979, 1988, khi VN đơn độc chống chọi lại với TQ, sao họ không nhớ, không thuộc?
Trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979, đâu phải Mỹ chưa từng chìa bàn tay ra trước với VN nhưng vì tầm nhìn thiển cận, ngây ngất với cái chiến thắng mà thật ra có được, là nhờ sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Cộng và cả khối XHCN lúc bây giờ chứ VN có cái gì ngoài xương máu của chính nhân dân mình, đảng cộng sản VN đã bỏ lỡ cơ hội để rồi sau đó, cả dân tộc phải trả giá bằng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây-Nam, 10 năm bị cấm vận cũng như việc bất lực nhìn Trung Quốc tận hưởng mọi cơ hội của việc mở cửa trước với phương Tây? Sao họ không nghĩ rằng, kịch bản này sẽ lại có thể lặp lại, nếu nhà nước cộng sản VN không chứng tỏ cho thế giới thấy sự thay đổi trong chính sách đu dây với TQ và cải thiện vể nhân quyền, mở rộng một số tự do dân chủ cho người dân, thì Mỹ và các nước cũng vì quyển lợi của họ, sẵn sảng để mặc cho Trung Cộng nuốt VN miễn là quyển tự do hàng hải trên biển Đông và các quyền lợi khác của Mỹ và đồng minh không bị xâm phạm?
Chỉ có hai cách trả lời cho thái độ này: hoặc là họ ngu lâu khó cải tạo, hoặc là họ đã chọn lựa: thà mất nước mà giữ yên chế độ. Hãy nhìn cách họ tiếp tục xưng xưng ca tụng tình hữu nghị Việt Trung, hèn hạ câm nín trước mọi động thái leo thang gây hấn của TQ trên biển Đông trong lúc vẫn tăng cường đàn áp, khủng bố người dân thì câu trả lời cũng đã rõ. Nhưng nước mất vào tay TQ, liệu thân phận của họ, quyền lực của họ có còn nguyên vẹn, yên ổn? Chưa kể, lịch sử, nhân dân sẽ nguyền rủa muôn đời, không thể nào họ không hiểu điều này.
Trọng Nghĩa - Trung Quốc tiết lộ kế hoạch gọi thầu khai thác thềm lục địa của Việt Nam
Trọng Nghĩa (RFI)
Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC (REUTERS)
Sau khi loan báo vào cuối tháng Sáu việc phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam và mời các tập đoàn quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí, tập đoàn Trung Quốc CNOOC đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch đó. Theo Reuters trong bản tin hôm qua 01/08/2012, Bắc Kinh mở ra mặt trận thứ ba nhằm áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và quân sự.
Theo hãng tin Reuters, sau khi loan báo quyết định gọi thầu khai thác 9 lô nằm trong các vùng sát bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC đã cho các công ty nước ngoài thời hạn một năm để tham gia đấu thầu.
Một nguồn tin công nghiệp biết rõ hồ sơ này đã tiết lộ với hãng Reuters rằng từ nay tới tháng Sáu sang năm, các tập đoàn dầu khí sẽ phải cho biết quyết định về việc đấu thầu 9 lô kể trên. Theo nguồn tin này, xin ẩn danh, thì từ lúc quyết định mời thầu được loan báo, tập đoàn CNOOC đã nhận được nhiều đề nghị không chính thức từ phía các tập đoàn ngoại quốc.
Vào tháng Bảy vừa qua, ông Vương Nghi Lâm, chủ tịch tập đoàn CNOOC đã tuyên bố với báo chí rằng lời mời thầu họ đưa ra về 9 lô ngoài khơi Việt Nam đã thu hút nhiều mối quan tâm từ các công ty Mỹ, nhưng ông từ chối cho biết đó là những công ty nào.
Theo các nhà phân tích, rất có thể là sẽ có một số công ty đáp ứng lời gọi thầu của Trung Quốc, nhưng chủ yếu đó sẽ là những công ty nhỏ, độc lập, còn các đại tập đoàn sẽ thận trọng hơn trước khả năng tranh chấp bùng nổ, nhất là các tập đoàn đã có làm ăn với Việt Nam như Exxon Mobil của Mỹ, Gazprom của Nga hay ONGC của Ấn Độ.
Bắc Kinh hiện đòi hỏi hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, được cho là có nguồn dầu khí phong phú, nhưng vấp phải sự phản đối của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan, vốn cũng tuyên bố chủ quyền trên một phần của vùng biển.
Ngay sau khi tập đoàn CNOOC loan báo việc gọi thầu 9 lô ngoài khơi bờ biển Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đã lên án hành động của Trung Quốc, bị cho là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" vì các lô đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
PetroVietnam cũng kêu gọi các công ty năng lượng quốc tế không tham gia cuộc đấu thầu do Trung Quốc bày ra.
DÐTK - Dòng dõi người Việt gốc Hoa
LTS. Trong bài viết "Dòng Dõi Người Việt Gốc Hoa?" đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 01 tháng 8, 2012, tác giả Ngự Thuyết có đưa ra thắc mắc:
"Trên Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 7/28/2012 có bài viết của Ngô Nhân Dụng nhan đề là: Nhưng chống Trung quốc bằng cách nào?
Bài viết thật thú vị. Tuy nhiên khi đọc đến đoạn gần cuối, tôi bỡ ngỡ vì câu khẳng định: 'Chúng ta cũng đừng quên rằng các vị vua nhà Trần đều là dòng dõi người Việt gốc Hoa, qua nhiều đời họ đã hóa thành dân tộc Đại Việt; nhưng khi cần chống ngoại xâm thì họ vẫn được toàn dân ủng hộ.'
Khi khẳng định như thế, tác giả có tài liệu để chứng minh, hay chỉ suy đoán?"
Sau đây là lời giải thích của tác giả Ngô Nhân Dụng:
"Đại Việt Sử Ký toàn thư", (Quyển 5, Kỷ Nhà Trần, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 1993) nói về Thái Tông Hoàng Đế nhà Trần:
"... Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), vị tổ tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần...."
Đất Mân tức là Phúc Kiến bây giờ. Các sử gia sau còn cho biết ông Trần Kinh đã tới ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bây giờ trước khi di cư về Nam Định. Sử gia Trần Quốc Vượng, thuộc dòng nhà Trần, cũng viết về điều này trong cuốn Theo Dòng Lịch Sử, cho biết thêm người Mân thuộc chủng tộc khác với người Hán.
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012
Vũ Cao Đàm - Nhân dân ta cũng cần cảm ơn Trung Cộng với lời nguyền này của họ:“杀越寇为南沙之战祭旗”“Giết bọn giặc Việt để làm lễ tế cờ Nam Sa”
Vũ Cao Đàm
Bài dịch Giết bọn giặc Việt để làm lễ tế cờ Nam Sa (Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ – Nam Sa tức Trường Sa của Việt Nam) vốn do GS. Vũ Cao Đàm dịch và do tôi trực tiếp biên tập, được đăng trên trang Bauxite Việt Nam ngày 14-5-2010 (http://www.boxitvn.net/bai/3979). Sau đó, bản dịch đã được tiếp tục loan tải trên rất nhiều trang mạng khác của cộng đồng người Việt trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Đó là điều thật sự đáng vui mừng, một chỉ dấu cho thấy tinh thần yêu nước vẫn là đặc điểm nổi bật, là nhân tố gắn kết quan trọng nhất giữa mọi con người Việt Nam hiện nay dù chính kiến có khác nhau.
Tuy nhiên, trong quá trình lan truyền, một điều không đáng có–và ở góc độ cá nhân, cũng ít ai muốn nêu lên – là tên người dịch dần dần bị bỏ quên cùng với xuất xứ trang mạng đầu tiên công bố bản dịch. Chúng tôi nghĩ, đây lại cũng là một nhược điểm có lẽ phần nào vẫn thuộc căn tính của người Việt, ở chỗ dấu ấn cá nhân trong các sản phẩm tinh thần hãy còn chưa được coi trọng. Cũng vì thế mà cái quyền lợi không hề mang tính vật chất nhưng lại gắn bó thiêng liêng với các sản phẩm tinh thần như bài viết, bản dịch…thường bị nhiều người vô ý bỏ qua, thậm chí đôi khi có người còn tùy tiện “lấy của người làm của mình” một cách tự nhiên.Chúng tôi nêu vấn đề này không ngoài mục đích để chúng ta cùng rút kinh nghiệm, dần dần đi đến hình thành những nguyên tắc ứng xử tuy là bất thành văn nhưng cần được tuyệt đối tôn trọng giữa các trang mạng với nhau, những nguyên tắc nó tạo nên một mối quan hệ trong sáng bất vụ lợi trong sinh hoạt của cộng đồng internet đang ngày một lớn mạnh phi thường – chính sự lớn lên như thiên thần Phù Đổng này mới hứa hẹn những biến đổi to lớn bất ngờ mà mọi thế lực tồi tệ nhất trên đời này dù có muốn chống lại cũng không sao chống nổi. - Nguyễn Huệ Chi
Hồi năm 2010 tôi đọc được một bài báo sặc mùi hiếu chiến được đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” là một trang mạng của Đảng Trung Cộng. Tôi đã dịch và gửi đăng trên trang Bauxite Việt Nam (BVN). Ngay sau khi BVN đăng tải, tôi rất vui mừng vì bản dịch rất nhanh chóng được lan truyền trên các trang mạng và blog của cộng đồng Việt, và nhận được những lời bình luận sôi sục tình cảm yêu nước thương nòi, căm thù bọn cộng sản xâm lược khát máu Đại Hán và thức tỉnh lương tri của những ai đang còn mê muội ảo tưởng vào giọng lưỡi xảo trá “đồng chí quốc tế vô sản”, “anh em môi hở răng lạnh”, “Bốn tốt” và “Mười sáu chữ vàng”. Bài báo kết thúc bằng lời nguyền: “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” (tiếng Hán là 杀越寇为南沙之战祭旗).Mấy hôm nay, bỗng dưng dân tình lại được nghe một số phương tiện truyền thông ồn ào những bản hợp ca… “biết ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc anh em”, tôi sực nhớ đến bài báo “thắm tình anh em”, “đồng chí”, “môi hở răng lạnh” của cái “Đảng bạn” đểu cáng mà tôi đã dịch và gửi anh Nguyễn Huệ Chi cho đăng trên BVN, tôi bèn tìm lại bài báo gợi ý BVN đăng lại để toàn dân ta thêm một dịp nhìn nhận lại kẻ thù ngàn đời của dân tộc.Tôi cũng sục lại các trang mạng của Trung Cộng, thì ra bài báo này vẫn nhan nhản lan truyền trên khắp đất nước Trung Cộng, và đi kèm những ý kiến bình luận sặc mùi hiếu chiến của bọn thảo khấu trong cái Đảng Cộng sản Đại Hán đang phát xít hóa còn hung hãn khát máu hơn cả Hitler và Mussolini. Chúng ta cần biết rằng bài viết này đưa lên mạng Trung Cộng hồi 5g45p ngày 9 tháng 1 năm 2010, nghĩa là nó đã lan truyền trên mạng hơn hai năm nay.Thế rồi tôi đặt câu hỏi: Vì sao cái mà một số kẻ được gọi là “đảng anh em” lại đi rao giảng cái bài “Giết giặc Việt”? Vì sao chúng gọi nhân dân “anh em” là “Giặc”? Nhưng đau hơn, là vì sao mà một số người vẫn tâng bốc chúng là “ân nhân”, lại vuốt ve chúng là “anh em đồng chí”? Họ “khôn khéo”, hay họ “mơ ngủ”. Họ có biết rằng nhân dân sẽ hiểu là họ cố tình nhắc nhở nhân dân ta phải biết ơn, tệ hơn nữa phải cúi đầu thần phục cái bọn sơn lâm thảo khấu đó? Và hậu quả là nhân dân sẽ nghĩ gì về họ, nhất là khi họ không chỉ dừng lại ở những lời biết ơn các “đồng chí” thảo khấu sơn lâm, thẳng tay đàn áp những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, gọi những người yêu nước là “thế lực thù địch”, thậm chí đánh đập, hành hạ, và thẳng chân đạp vào mặt những người yêu nước… Họ có nghĩ sẽ đến một ngày nào đó tái xuất hiện một pho sách “Đại Nam thực lục chính biên hiện đại” – mà chắc chắn là thế –, ghi chép hay nói đúng hơn là đóng đinh những sự kiện này vào trong sử sách? Họ sẽ giải thích thế nào với các thế hệ con cháu mai sau?Tôi cũng có bài viết đăng trên BVN: “Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ” với bọn sơn lâm thảo khấu Trung Cộng. Trong bài viết đó tôi đã thể hiện tâm nguyện phải khắc cốt ghi xương cái điều rằng: Đất nước Việt Nam đã đổ máu xương để thực hiện vai trò tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cho Trung Cộng sống trong hòa bình để xây dựng đất nước Trung Cộng lớn mạnh hôm nay. Chúng ta hãy đọc kỹ lời nói sau đây của ông Lê Duẩn: “Chúng ta đã chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép, vì gang thép cũng chảy vì bom đạn của chúng, mà chính chúng ta là những con người, những con người thực sự, những con người Việt Nam, với truyền thống 4000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại.” Ông Lê Duẩn nói đến “trách nhiệm trước thời đại” chính là nói đến lý tưởng bảo vệ phe XHCN, được xem là “ý thức hệ tiến bộ nhất” của thời đại. Câu này được in trang trọng bằng chữ vàng trên nền son và được treo ở nhiều vị trí trong khu Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị.
Để một lần ôn lại tội ác của bọn đế quốc Đại Hán, tôi đã đề nghị anh Nguyễn Huệ Chi cho đăng lại bài này, nhằm thêm một lần nữa khắc cốt ghi xương kẻ thù của dân tộc, và một lần nữa, tôi muốn khẳng định rằng: Chúng ta không cần phải biết ơn bọn Trung Cộng. Trung Cộng không xứng đáng để chúng ta biết ơn. Trung Cộng không đủ tư cách để người Việt Nam biết ơn. Chính Trung Cộng phải biết ơn nhân dân Việt Nam, vì đã có hàng triệu người con của cả hai phía Việt Nam ngã xuống để tạo một vành đai chắn cho Trung Cộng và phe XHCN được yên hàn xây dựng cuộc sống hòa bình. Cái phe XHCN được bảo vệ đó ngày nay đã sụp đổ, Trung Cộng đang trên đường phát xít hóa. Cái “trách nhiệm trước thời đại” thuở xưa cũng đã đi vào quá vãng.Với việc đăng lại bài này, tôi xin khẳng định, Trung Cộng đang là mối họa lớn nhất của thời đại, mối họa lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến đấu chống Trung Cộng ngày nay mới đích thực là “trách nhiệm trước thời đại” như lời nói của ông Lê Duẩn.Với việc đăng lại bài này, tôi xin được xen một tiếng nói vào bản hợp xướng “Biết ơn Trung Cộng”: Nhân dân Việt Nam cần biết ơn Trung Cộng với bài viết này. Nó đã giúp nhân dân Việt Nam nhận rõ lời khẳng định nhất quán của chủ nghĩa đế quốc cộng sản Đại Hán quyết giết dân Việt Nam, quyết hủy diệt dân tộc Việt NamSau đây là bản dịch và nguyên bản tiếng Hán của bài viết đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn”: http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html - Vũ Cao Đàm
Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi.Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.
Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.
Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.
Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.
Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:
Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philippines thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.
Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.
Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.
Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.
10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.
Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.
Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.
Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu
Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philippines, Malaysia, Brunei… giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.
Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ[1]. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.
Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.
V.C.Đ. dịch
H.T. Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguồn: bauxite Việt Nam
[1] Quần đảo Falklands (tiếng Tây ban nha là Islas Malvinas), vốn được xem là là lãnh thổ hải ngoại tự trị củaVương quốc Anh, nhưng vẫn là đối tượng tuyên bố chủ quyền của Argentina từ sau cuộc xâm nhập của Anh vào quần đảo này vào năm 1833. Năm 1982, Argentina tấn công chiếm quần đảo này, dẫn tới cuộc Chiến tranh Falklands kéo dài hai tháng giữa Argentina và Vương quốc Anh, kết quả là Argentina thất bại, Vương Quốc Anh xác lập lại chủ quyền trên quần đảo này (Ghi chú của người dịch).
Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn”:
越南—收复南沙之战的祭品
2010年1月09日 05:49 热度1票浏览5次已有评论(0)
南沙群岛本是中华母亲胸前璀璨的珍珠项链,却被诸多宵小或偷或抢、你争我夺,只闹的珠光散乱、岛礁蒙尘,其中气焰最为嚣张、抢占数量最多的便是狂妄自大、忘恩负义之辈——越南。
想那越南原为我国藩属,1885年中法安南之役清廷将其割让给法国,遂成为法属殖民地,二战后是中国助其战败法国、赶走美帝,南北得以统一。不料此獠非但不思感恩,反而以怨报德,竟然以世界第三军事大国自居,频频向中国寻衅,虽经中越边境反击战和赤瓜礁海战两次教训,依旧不服不忿,变本加厉地抢占了更多岛礁。因其下手较早,所盘踞之地往往居住条件较好,且有淡水水源,越南便在上面修建机场,建造移动通讯设施,还向岛礁移民,组织国际旅游,并设置县级行政区划,妄图将霸占的地域永久化、实事化、国际化、合法化。另有菲、马、印尼、文莱等国也纷纷效仿,在我国南沙海域或建设军事基地,或钻井开采石油,全然不把中国放在眼里。
周边各国抢占南沙岛礁之时,正值我国实行改革开放方针、和平崛起战略之际,出于对内集中精力抓经济建设、对外维持和平发展环境的需要,基于都是发展中国家、理应和平解决纠纷的美好愿望,我国提出了“搁置争议,共同开发”的倡议。然而,三十多年来相关国家置我们的善意于不顾,不断加快侵蚀我国海疆的脚步,公然将我国领土领海据为己有。可见,好心未必就有好报,国家尊严和领土领海完整仅靠和平交涉难以维护。联合国大陆礁层委员会规定,2009年5月12日为有关国家对其大陆架和专属经济区的主权要求提出科学依据、完成申请的最后期限。事态的发展将使问题越来越复杂化,时间的推移将对我们愈加不利,拖延下去别人将会把我们的容忍误读为默许。因此,采取有效的手段——武力收复南沙已该摆上议事日程。
鉴于涉案国家对我国利益的侵害程度不同,其所处环境和国际地位不同,对我方的军事行动可能做出的反应不同,因此应区别对待,全力处理好主要矛盾,带动次要矛盾的解决。毫无疑问,我们的主要打击目标就是越南,我们有足够的理由打击越南,越南也有充分的条件成为收复南沙之战的祭品。
1.越南侵占的岛礁最多,危害最大,且态度蛮横,影响恶劣。率先收复越南盘踞的岛礁,就能收复被占岛礁的绝大部分,便可基本掌控全局,以成功驱逐越军的实例威慑其它国家,迫其自行撤走。
2.过去越南一直承认中国拥有西沙、南沙主权,其官员讲话、军用地图、地理教材都是佐证,直到实现统一后才一反常态,对西沙和南沙提出领土要求。其背信弃义、前后矛盾的行径丧失了基本道义,使我军师出有名,据理收复失地。
3.越南拥有东南亚最强军力,而且正在加速发展海空军,企图与我对抗。我军如能借南沙之战摧毁其已具雏形的海空军力,既能使其他国家望风披靡、不战而退,又能解除使越南日益坐大、养虎遗患的隐忧。
4.中越反目已久,曾发生过陆战海战,再次爆发军事冲突已在世界意料之中,各国早已习以为常,反应也会相对较轻。反之,如先打击菲律宾等国则会平添一个交战国,国际反应肯定较为强烈。
5.相关各国虽同属东盟,但越南与其他国家社会制度、意识形态不同,他国又曾在越战中支持美国,其间自有感情隔阂。我国收复南沙必遭东盟反对,但集中打击越南的副作用就会较小,因为越南曾经企图建立地区性霸权的往事仍使其邻国怀有戒心,消弱越南军力对东盟各国也有好处。
6.近期国际形势对解决南沙问题有利。中美、中俄关系均处于最好时期,不致因此引起大国之间的军事对抗。美军深陷阿富汗、伊拉克战场,还要准备应付可能与伊朗发生的战争,无暇顾及南沙战事。而且日韩岛屿纠纷、柬泰寺庙争端都会分散国际社会视线。
7.南沙群岛对中国具有不可或缺的战略地位。在中东到远东的石油动脉上,马六甲海峡固然扼守咽喉要道,南沙群岛何尝不是位居战略要冲,据有南沙便可威慑马六甲,掩护石油通道。南沙是中国必有之地,为此应不惜一战。
8.以战代练,以实战来检验并提高我军实力。台海形势发展可确保两岸近期不会发生战事,正宜借此空隙彻底解决南海问题,在实战中考察我海空军的缺陷和差距,及时抓紧弥补提高,使我海空军尽快发展成为具有现代战争实战经验的新型军事力量,以备战台海战事或其他可能出现的挑战。越南海空军不算强也不算弱,正适合我军实战练兵。
9.借机建立起两岸军队的协同合作。台海两岸分歧多多,唯独在南沙问题上立场一致,虽然不大可能邀到台军一起参战,但在战前战后进行些物资补给、装备维修、人员救治、飞机舰船因战事需要紧急降落停靠等等活动,无疑会对将来的国家统一、军队统一起到推动作用。
10.越南贪得无厌、见利忘义,态度又极其蛮横无礼,绝无通过谈判放弃其抢占岛屿的可能,不打不足以收复国土海疆。既然南沙之战不可避免,晚打就不如早打,被动应付就不如主动出击。
还有很多理由,不再一一列举。
虽说我军收拾越南不在话下,但是收复南沙毕竟不是小事,越南海空军也正在逐步现代化,并非易与之辈,所以决不可轻敌盲动,必须做好充分准备,不打则已,打则速胜。收复南沙不是看能否成功,而要看胜得是否彻底,付出的代价是否必要,遭受的损失是否最小,最终结果是否最佳。因此有必要政治、军事、经济、外交四箭齐发,打出一套漂亮的组合拳。
军事方面,可借越南侵占新岛礁、扣押我国渔船渔民等事件为导火索,做出强烈反应,宣布我国领土领海不容侵犯,勒令越方限期退出所有侵占岛礁,迅速在南海完成军事部署,如越军置之不理就强行驱逐,敢于反抗者坚决消灭,凡来增援的越舰越机予以击沉击落。越军已装备一定数量的俄制先进战机、舰艇和导弹,我军应以海空潜全面封锁其海空军基地,二炮部队应做好覆盖其所有战略要点的准备,空军和海航应做好在预警机、加油机支援下长途奔袭其南部基地的预案,地面部队要随时应对越军在边境地区的偷袭骚扰,必要时实施反击摧毁其北部海空军基地。总之,要由陆海空潜导编织成立体战场,把打击越南当作解放台湾的预演,一旦事态扩大就彻底摧毁越南海空军力量。
政治方面,彻底揭露越南等国强占我国领土领海的事实,重申我国坚持和平崛起的既定方针,但是和平决不意味着可以容忍对我国国家利益的侵害。尽管发生了我们不愿看到的军事冲突,中国依然希望有关各方坐下来进行和平谈判,及早结束战争。假如越南等国在我强大的军事压力下被迫屈服,则我国实现不战而屈人之兵,必将大大扩大我国的国际发言权。
外交方面,一旦战事发生,世界上必然批评、抗议声四起,我们要尽力获得美、俄、欧盟的理解,争取使其置身事外。最重要的外交活动应针对东盟各国,尽量平息他们的愤怒和恐惧,使他们相信中国非常重视与东盟的关系,绝不会损害除越南之外的东盟国家的切身利益,将他们的反应程度降到最低。
经济方面,为了和平生存,以色列可以“用土地换和平”;为了和平发展,我们也可以“用金钱换土地”。对南沙群岛,应实行“主权归我,共同开发,和平协商,利益均沾”的方针,在南沙群岛靠近东盟各国的边缘地带划出若干共同开发区,以我国为主,分别与菲、马、印尼、文莱组成合资开发企业,让对方拥有分享利润的权利。这些国家强占岛礁的目的就是获取石油利润,让他们得到他们想要的钱,就更易于同意我国拥有主权。如果越南愿意接受这种模式,不妨也分他一杯羹。
企图以和平方式解决南沙争议,最终结果必然是南沙群岛被人瓜分。众多岛礁被强占是由于当初我军实力不足,能力具备了就不要再犹豫不决。动用武力肯定会引来反对声浪,当年英国力夺马岛也曾谴责声一片,但是马岛在手别人又能奈何英国?越南愿当出头鸟就打他个措手不及,杀越寇为南沙之战祭旗!
[中华兵器大全 CNWEAPON.COM]
Nguồn: http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html
Ghé thăm các blogs: 02/08/2012
BLOG PRO&CONTRA
Phạm Thị Hoài
Bị một bãi nước bọt nhổ vào mặt là phải chịu bao nhiêu phần trăm tỉ lệ thương tật? 0%, kể cả trước khi rửa. Ở Đức, hành vi đó bị coi là xâm phạm cơ thể. Bật nhạc quá to trước 6 giờ sáng và sau 8 giờ tối là xâm phạm tai hàng xóm. Để đèn quá sáng trước cổng nhà mình là xâm phạm mắt thiên hạ. Một người lái ô tô phanh quá gấp trước đèn đỏ, khiến người đi xe đạp bên cạnh giật mình, ngã, xước một chút đầu gối, bị tòa phạt về tội sơ ý xâm phạm cơ thể, kết hợp với sơ ý gây tổn hại tài sản của người khác, vì qua đó chiếc quần của người đi xe đạp bị toạc. Một ông khách làng chơi bị tòa phạt về tội cố ý xâm phạm cơ thể, vì ép cô gái phục vụ tình dục vào tư thế khiến cô buộc phải phục vụ bằng đường miệng [1]. Một nhân viên cảnh sát bị kết án xâm phạm cơ thể và làm nhục người khác khi thi hành công vụ, vì bắt một người bị tình nghi phạm tội phải cởi hết quần áo để khám xét, trong khi nghi vấn phạm tội của người này không đến mức phải bị khám lột truồng như vậy. Đối tượng được luật pháp bảo vệ trongđiều 223, Luật Hình sự Đức, là sự toàn vẹn, bất khả xâm phạm của cơ thể con người. Một bãi nước bọt, một cái đá đít, bạt tai, một cây thước kẻ đập vào tay… dù không gây một thương tật tạm thời hay vĩnh viễn nào, đều là phạm luật và có thể bị truy tố hình sự [2].
Khá nhiều người Việt ở Đức không nhập tâm được cái luật mà họ cho là vừa cứng nhắc vừa rách việc đó. Người ta ai chẳng có lúc thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cha mẹ không phát vào mông con mình thì phát vào mông ai. Vợ chồng túm tóc cào mặt nhau là thường, lên giường lại âu yếm. Bạn bè lỡ phang chai bia vào đầu nhau, xong thì xin lỗi, máu chảy một chút là khô, có gì đâu mà điều nọ khoản kia rắc rối. Chưa đâm ai, mới giơ một con dao gọt táo ra dọa đã tù treo. Việt Nam mình mà thế thì cả nước lĩnh án.
Thái độ “rộng lượng” đó dường như cũng được thể hiện trong Luật Hình sự của Việt Nam. Trong các điều từ 104 đến 109, đối tượng được bảo vệ không phải là sự toàn vẹn, bất khả xâm phạm của cơ thể con người, mà chính xác chỉ là 89% sức khỏe của con người. Trừ những trường hợp đặc biệt – quy định trong khoản 1, điều 104 – tiêu chuẩn để khởi tố hình sự một hành vi “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” là: tỉ lệ thương tật của người bị hại phải đạt tối thiểu 11%, và từ đó gắn liền với một điều kiện khác: phải có kết quả giám định về thương tật.
Lòng tin của chúng ta vào hoạt động giám định nói chung tại Việt Nam khó có thể gọi là lớn. Về giám định tư pháp nói riêng, chính ôngViện trưởng Viện Pháp y Quốc gia, TS Vũ Dương, đã cho biết rằng bảng tỉ lệ phần trăm được ban hành cách đây 25 năm của một ngành khác, đã lạc hậu, lại được “áp vào sử dụng một cách đương nhiên cho giám định pháp y khiến nhiều khi các giám định viên không biết áp dụng kiểu nào vì không có đủ các mục tổn thương.” Ông nêu ra ví dụ về “một kiểu tính tỉ lệ phần trăm trong vụ án hiếp dâm có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam: lấy số tuổi của nạn nhân cộng với 10% để cho ra tỉ lệ tổn hại sức khỏe. Có nghĩa là một bé gái 3 tuổi sẽ ít tổn hại hơn một bà lão 60 tuổi khi cùng bị xâm hại tình dục. Câu trả lời của đích thân người ‘phát minh’ ra cách tính tỉ lệ phần trăm này rất đơn giản, ‘vì tra không có quy định không biết tính kiểu gì’”. Ngành giám định tư pháp cho đến nay vừa bị coi là “điểm nghẽn”, gây ách tắc trong hoạt động tố tụng, vừa bị coi nhẹ. Còn các hoạt động tố tụng liên quan tới giám định tư pháp thì vướng từ chuyện không thể khởi tố khi người bị hại từ chối giám định, qua chuyện trưng cầu chính công an giám định thương tật của người bị công an hành hung, đến chuyện cộng trừ nhân chia tỉ lệ thương tậtsao cho cái mốc 11% không bị vượt qua.
Gương mặt sưng vù của phóng viên Hán Phi Long đáng bao nhiêu phần trăm trong bản tỉ lệ vốn dành cho thương binh và tai nạn lao động mà ngành pháp y Việt Nam đang áp dụng? May lắm thì được 2 – 5%, như quy định trong chương XI, dành cho các vết thương phần mềm. [3] Không cần ai đó phải chia nhỏ, tỉ lệ thương tật ấy không đủ để khởi tố vụ án, theo luật pháp Việt Nam.
Việc hai phóng viên bị hành hung trong vụ Văn Giang từ chối giám định bị nhà báo Phong Dao trên tờ Dân Việt phê phán là “thiếu trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với hàng nghìn đồng nghiệp đã, đang và sẽ còn bị hành hung” trên tờ Dân Việt. Nhà báo Trương Duy Nhất còn đi xa hơn, khi coi đó là hành động “tự cầm gậy phang mặt mình“. Song theo tôi, câu hỏi “Liệu ai có thể bảo vệ nhà báo nếu ngay chính họ cũng không muốn tự bảo vệ mình?” ở đây là không hợp lí. Dù có muốn, họ cũng không thể vượt qua tỉ lệ 11%. Trừ khi những chiếc dùi cui giáng xuống họ bị đánh giá là hung khí nguy hiểm, hay hành động của nhóm công an và dân phòng hành hung họ bị coi là có tính chất côn đồ hoặc cản trở công vụ của họ, để khoản 1, điều 104 Luật Hình sự có hiệu lực. Nhưng việc đánh giá đó nằm ngoài thẩm quyền và ý muốn của họ.
Quả nhiên không chỉ là chuyện cá nhân hai nhà báo, mà là chuyện sự toàn vẹn, bất khả xâm phạm của cơ thể con người phải được bảo vệ, chứ không phải chỉ là 89% sức khỏe. Mỗi quốc gia một luật pháp, song con người ở đâu cũng là con người.
© 2012 pro&contra
[1] Nghề mại dâm ở Đức được hợp pháp hóa kể từ ngày 01.1.2002.
[2] Theo quyết định đang gây tranh cãi sôi sục mới đây của một tòa án tiểu bang ở Đức, việc cắt bao quy đầu ở trẻ em trai, nghi lễ bắt buộc với người Do Thái và phổ biến với người theo Hồi giáo, là xâm phạm cơ thể con người, không thể dùng quyền tự do tôn giáo hay quyền của cha mẹ để biện hộ.
[3] Cách tính này cũng được các hãng bảo hiểm thương tật áp dụng.
BLOG J.B. NGUYỄN HỮU VINH
Cú này làm đàn anh Trung Quốc hớn hở, vui mừng nhưng Việt Nam choáng váng và thất vọng trước đàn em sớm trở mặt.
Dư luận Việt Nam bức xúc, phẫn nộ trước thái độ “tham vàng bỏ ngãi” của đàn em Campuchia. Nhiều người theo truyền thống, lại tiếp tục kể lể tao đã giúp mày cái này, giúp mày cái kia, nhờ tao mà mày còn sống… y hệt như anh Tàu thường kể lể những sự đầu tư của mình vào cuộc chiến Nam – Bắc giữa ý thức hệ Cộng sản và không cộng sản những năm nào trên đất nước Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam “Mãi mãi nhớ ơn Trung Quốc”
Khổ nỗi, anh Tàu đầu tư vào cuộc chiến ở Việt Nam thì có lãi, được đàn em Việt Nam nhăn nhở tưng bừng “mãi mãi nhớ ơn Trung Quốc”. Thậm chí, ông Bộ trưởng Quốc phòng còn hô to rằng: “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam”. Sự biết ơn này thể hiện hẳn hoi bằng hành động cụ thể.
Trung Quốc đã ngang nhiên đem quân xâm lược Việt Nam – ở Trường Sa
Sự giúp đỡ to lớn thế nào thì chưa rõ, nhưng có hiệu quả thì quá rõ ràng, ít nhất là sau đó còn kiếm được ít đất đai đất liền, biển đảo như Hoàng Sa, một phần Trường Sa, ngang nhiên đưa quân sang xâm lược hẳn hoi nghiêm chỉnh mà quân đội Việt Nam vẫn án binh bất động, tưng bừng biết ơn bọn xâm lược.
Nhưng, đàn em Campuchia thì khác hẳn. Không chỉ đàn anh Việt Nam giúp đỡ bạc tiền, mà xương máu cả trăm ngàn lính đổ xuống, bổng nhiên đàn em coi như không. Thế mới tức.
Chừng như thấy vỗ mặt ông anh như vậy cũng khá khó coi, nên đàn em Campuchia sau đó đã lập tức cho mấy đoàn liền sang an ủi, vỗ về ông anh đôi chút như Chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng…
Dù mới vỗ mặt ông anh cái đét trước thiên hạ, nhưng khi sang thăm vẫn cứ leo lẻo “bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ giúp đỡ to lớn, quý báu, kịp thời, có hiệu quả mà Việt Nam đã dành cho Campuchia; khẳng định những công lao to lớn đó sẽ mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc Campuchia. Đảng CPP, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Campuchia sẽ làm hết sức mình để giữ gìn, vun đắp, cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Campuchia phát triển lên tầm cao mới”. rồi “đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về tình hữu nghị hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, ngăn chặn dư luận chia rẽ đoàn kết giữa hai dân tộc, hai đất nước”. Chứng kiến hành động mấy ngày trước, nghe những lời này cứ tức anh ách như đang chọc đểu nhau, nói theo ngôn ngữ dân gian, thì miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Tức hơn nữa, là tay Phó thủ tướng gặp Thủ tướng Việt Nam lại còn leo lẻo “Cam-pu-chia mong muốn học hỏi kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Việt Nam”.
Trời đất quỷ thần ơi, nghe xong câu này muốn té ghế.
Thông thường, khi khen chủ nhà khách thường ý tứ tìm những cái đỡ chọc họng, ai lại chơi kiểu này?
Sang Việt Nam phải khen con gái Việt Nam đẹp – như nguyên Chủ tịch Triết đã quảng bá. Hoặc ít nhất cũng khen đất nước Việt Nam “Ở vào xứ nóng, khí hậu tốt, rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu, nhân dân dũng cảm và cần kiệm, các nước anh em giúp đỡ nhiều” – Thơ Hồ Chí Minh – nghĩa là với đất nước này, nhân dân chỉ việc ăn xong lo đi đánh đề cũng giàu – thì không khen không học, lại đi học chống tham nhũng.
Chắc chắn anh bạn Campuchia không xa lạ gì mà không biết mức độ và trình độ tham nhũng ở Việt Nam cỡ nào. Chắc chắn anh Phó thủ tướng Campuchia không thể không biết ông anh Thủ tướng Ba Dũng của Việt Nam đã từng bị quả phốt khi lỡ tuyên bố“Nếu không chống được tham nhũng. tôi xin từ chức ngay”… Cái câu nói lõ miệng khi nhậm chức của Thủ tướng Dũng bây giờ mỗi khi nhắc lại còn phải tím mặt ngượng với bàn dân thiên hạ, lẽ nào lão Phó thủ tướng Campuchia lại không biết?
Vậy thì khi gặp Thủ tướng Việt Nam mà khen chống tham nhũng lại còn đòi học chống tham nhũng thì có khác gì dùng cái que chọc họng Thủ tướng Việt Nam.
Nghe câu chuyện này, ông bạn tôi buông một câu: Đểu, đểu đến thế là cùng, vào nhà có người treo cổ lại đi khen sợi dây thừng.
31/7/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh
BLOG THÙY LINH
Chưa bao giờ bạo lực kinh khủng nhiều và tàn độc như lúc này. Hành động bạo lực, cử chỉ bạo lực và dùng cả lời nói làm bạo lực tấn công nhau là chiêu thức chủ yếu hiện nay con người sử dụng để tự vệ, tranh giành với đồng loại. Bạn cứ thử mở bất cứ trang tin xã hội nào, của bất cứ tờ báo nào thì giết người, cướp của, hiếp dâm, mìn nổ, tự thiêu…nhiều nhất trong các tin đưa. Xã hội đang bị bạo lực, nạn tham nhũng, lạm quyền làm tổn thương sâu sắc thì khó mà chê bai hay động viên nhau rằng nơi này xấu, nơi kia tốt đẹp hơn hay ngược lại. Đây là lúc cả xã hội phải nhận lại qủa đắng sau nhiều năm xây dựng xã hội mới, con người mới XHCN. Bắt đầu từ sự giết chóc đẫm máu (nhiều khi là vô cớ) lẫn nhau trong chiến tranh; từ cuộc cải cách ruộng đất nhiều sai lầm, ân oán; từ sự bài trừ tôn giáo cho là thuốc phiện ru ngủ nhân dân, phá tan chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ…; từ những bài học dạy làm “con người mới XHCN” mông lung, chỉ biết có lý tưởng cách mạng ngay con chữ đầu tiên mà quên đi bước chập chững phải bắt đầu làm con người hiếu đạo trước đã…Và giờ thì tham nhũng, giả dối, vô đạo, ích kỷ, cơ hội là lối sống được coi là chuẩn mực đạo đức chính trị của số đông người. Không thể bảo vệ chế độ bằng áp đặt bạo lực với nhân dân mình: đạp mặt, nện dùi cui gây chết người, đấm đá, vu khống, chửi bới, khủng bố, đe dọa... Không còn biết xấu hổ, tự trọng, liêm sỉ như TS Phạm Huy Thưởng nói thì không thể có văn hóa, không riêng gì Hà Nội mà hiển hiện ở trên khắp đất nước này. Mới hôm qua, hôm kia thôi, tất cả đài TH, các báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô Thị, Người Cao tuổi, Cựu chiến binh…còn vào cuộc bôi nhọ người biểu tình chống Trung Quốc, bấp chấp đe doạ từ Trung Quốc, thì trách gì những người đàn ông xích lô, ba gác, phu hồ…uống bia cỏ ven đường rồi vạch quần đái bậy trước thiên hạ, mà cao giọng kêu Hà Nội như một cái chợ xấu xí? Mấy người tham gia biểu tình bị kẻ "giấu mặt" khủng bố bằng mắm tôm dầu nhớt lén lút quăng vào nhà lúc ban đêm thì đòi gì người Hà Nội phải cư xử có văn hóa? Mình không hiểu nổi kẻ nào đã nghĩ ra “kế sách mắm tôm” dùng để khủng bố những người đang có bất đồng chính kiến với chính quyền? Hoặc kẻ đó tâm thần, hoặc kẻ đó rất gần với sự mất trí… Có sức mạnh của chính quyền mà phải dùng đến võ đốn mạt như vậy với công dân của mình thì chính quyền Hà Nội nói riêng và chính quyền to to nói chung có “tự tin” như người Hà Nội văn hoá thấp vẫn đang bị chê bai không? Hay đây là cách chính quyền vào cuộc để xây dựng một Hà Nội thanh lịch, một văn hoá thanh lịch, một ứng xử thanh lịch? Chính quyền đang tạo ra một thứ “văn hoá mắm tôm” bốc mùi thì Hà Nội và các tỉnh thành khác trên cả nước “thơm” sao được? Cám ơn độc giả đã lên tiếng vì tình yêu với Hà Nội, cũng là tình yêu của mình. Nhưng mình tin càng nói sẽ càng bất lực, nói nữa, truy nguyên đến tận cùng, chắc độc giả sẽ có lúc im bặt, không thốt nổi nên lời. Vì trước mặt họ sẽ là cái biển treo lủng lẳng cái câu: “ĐM lời lẽ bọn phản động” (mình xin lấy lời comment trong một entry ở blog của mình). Thôi, để Hà Nội đắm đến tận cùng của sự suy tàn, xấu xa thì sẽ có lối thoát chăng?
Tìm về góc nhỏ ở Hà Nội may mắn thoát qua tất cả cơn bão táp của các cuộc cách mạng vô sản, phong ba của những trào lưu “Hà Nội mới” đã tràn qua thì vẫn thấy một Hà Nội muôn thuở còn đó…Chỉ có điều Hà Nội đó rất nghèo, đang điêu tàn và ngày càng hiếm hoi…
BLOG TRỊNH HỘI
Ngày 7 tháng 8 tới đây sẽ có 3 người Việt Nam bị đưa ra xét xử. Ba người Việt Nam như tất cả chúng ta. Họ có anh em, có gia đình, bè bạn như chúng ta. Họ thích nói tiếng Việt, nghe nhạc Việt, ăn cơm Việt cũng như chúng ta. Thậm chí có thể nói họ cũng yêu quê hương, nòi giống như chúng ta.
Nếu không muốn nói là hơn nhiều.
Vì điều khác biệt giữa chúng ta và 3 người Việt Nam này là sự tranh đấu quyết liệt của họ cho một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.
Họ dám viết thẳng, viết thật và viết công khai. Về những điều họ nghĩ là có hại hay có lợi cho đất nước. Khác với chúng ta chỉ dám nói một mình, nói quanh quẩn ở nhà, với những người thân quen.
Hoặc chẳng dám nói gì cả.
Hay tệ hơn là a dua theo chỉ thị, viết bài đả kích họ, buộc tội họ, giam giữ họ chỉ vì miếng cơm, manh áo.
Vì vậy nếu phải trách chúng ta không nên chỉ trách những người lãnh đạo ươn hèn, những người chỉ ỷ mình có quyền, có thế đàn áp 3 người Việt Nam này. Mà chúng ta cũng cần phải trách những ai đã và đang tiếp tục thực hiện những chính sách khắc nghiệt của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bao gồm những ký giả viết bài vu khống họ. Những luật sư nhà nước buộc tội họ. Và những quan tòa chỉ biết cúi đầu lắng nghe chỉ thị mà không dám dùng khả năng và địa vị của mình để giữ cán cân độc lập cho công lý và lẽ phải.
Cả một khối người chỉ biết a dua ỷ thế đông ức hiếp người cô thế. Cả một hệ thống được xử dụng để trừng phạt những ai dám lên tiếng bày tỏ công khai những suy nghĩ của mình. Và đám đông thầm lặng còn lại vì sự sợ hãi co rúm chẳng còn mấy ai dám ủng hộ sự ngay thẳng và lòng chính trực của 3 người con Việt Nam này.
Thường ngày tôi rất hãnh diện mình là người Việt Nam. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình cần phải có thêm tên tiếng Anh để cho người ngoại quốc dễ gọi.
Thế nhưng mỗi khi nghe có người Việt ở đây bị bắt vì tội buôn lậu hay trồng cỏ hoặc gian lận, sự hãnh diện này có đôi phần mai một.
Đặc biệt hơn mỗi khi nghe được những thông tin như thế này, lòng tôi lại càng chùn xuống. Sự hãnh diện được thay thế đầu tiên là sự chán ngán, buồn bực. Nhưng sau đó là sự tức giận, tự kỷ:
Tại sao tôi không thể làm gì hơn trong hoàn cảnh và khả năng của mình?
Để tiếng nói của ba người có thể đi xa hơn. Để nhiều người biết rõ hơn về đất nước Việt Nam hiện tại. Và hơn hết, để không còn bà mẹ nào phải tự hủy đốt thân thể mình để minh oan cho đứa con gái. Là chị Tạ Phong Tần. Một trong 3 người sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 7 tháng 8 sắp tới. Cùng với anh Phan Thanh Hải tức blogger Anhbasaigon. Và anh Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày sau một thời gian dài bị giam cầm vô hạn định.
Ít nhất ra cuối cùng anh cũng được đem ra xét xử. Tôi đã tự an ủi mình như thế.
Nhưng an ủi hơn là trong những ngày vừa qua ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành một phong trào kêu gọi mọi người tham dự phiên tòa này ngay tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố ở địa chỉ 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa , phường Bến Nghé, Quận 1.
Với những lời trần tình sau đây:
…
Chúng ta đã lỡ hẹn với con tàu yêu nước được khởi hành bởi những Phạm Thanh Nghiên, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và nhiều người khác. Nếu tất cả chúng ta cũng như họ thì có lẽ bạn bè ta đã không ngồi tù, vận mệnh của dân tộc đã khác.
…
Chúng tôi, những người bạn của Điếu Cày, Công Lý Sự Thật và Anhbasaigon sẵn sàng chia sẻ với các anh chị ấy và những người yêu nước dũng cảm đang tranh đấu cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ hiện nay cái giá phải trả cho lòng yêu nước. Chúng tôi sẵn sàng là con số nhỏ nhoi ban đầu đó.
Và chúng tôi sẽ có mặt.
Đây không chỉ là một lời kêu gọi mà là lời cam kết.
Chúng tôi sẽ có mặt.
Hãy cùng với chúng tôi vừa là nhân chứng của phiên tòa bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, vừa là những người bạn đồng hành của những người tù Việt Nam yêu nước. Hãy cùng nhau không còn thấy cái tôi của từng người, nỗi sợ hãi lẽ loi mà chỉ có CHÚNG TA và dáng đứng can đảm của Dân Tộc.
…
…
Thì ra tôi đã lầm. Trong đám đông thầm lặng đó sẽ luôn có những trái tim vẫn còn biết thổn thức cho đồng loại. Vẫn còn có những con người dứt khoát không để sự sợ hãi làm tê liệt mọi ý chí của họ. Không thể có mắt mà phải giả mù. Không thể có miệng mà phải giả câm. Và càng không thể có một khối óc mà phải giả ngu, giả mê, giả như không biết.
Lẽ ra tôi phải hãnh diện hơn mới phải. Vì mỗi ngày có thêm nhiều người sẵn sàng bước đi trên con đường Việt Nam, đi tìm công lý.
Ước chi tôi cũng có cơ hội tham dự phiên tòa này. Vì chắc chắn một điều đó sẽ một trong những ngày đáng nhớ nhất trong đời tôi. Và của cả ba người con Việt Nam với một người vừa mất mẹ.
BLOG LÊ THIẾU NHƠN
NGƯỜI VIỆT VẪN DUY TRÌ THÓI QUEN KHÔN NHÀ DẠI CHỢ?
TRẦN ĐĂNG KHOA
Mấy ngày gần đây, trong những chuyện phiếm bên quán nước vỉa hè, hay trên các hãng truyền thông, đều xôn xao những chuyện không lấy gì làm đẹp trong phòng khám, phòng điều trị tư nhân có thày thuốc Trung Quốc. Điều đáng sợ hơn là đã xảy ra cả chuyện chết người. Nạn nhân là một phụ nữ chẳng có bệnh tật gì nghiêm trọng. Một cái chết vu vơ. Chết chỉ vì bị xốc khi truyền nước. Đó là một sơ xuất rất tối thiểu mà ngay cả một trạm xá cấp xã, cấp phường cũng khó vấp phải. Chúng ta không nghi ngờ nền y học Trung Quốc, đặc biệt là Đông y. Tuy nhiên, những thầy thuốc giỏi, những bác sĩ chuyên gia đích thực của họ đâu có sang ta để hành nghề. Việt Nam không phải là lựa chọn của họ. Làm việc trong mấy phòng khám tư nhân ở ta, có khi chỉ là mấy ông lang băm bán thuốc dạo, hay vài cậu sinh viên non choẹt vừa mới ra trường. Tay nghề không. Thực tiễn không. Kinh nghiệm không. Thế thì tránh sao được chuyện rủi ro, kể cả những cái chết bi thảm, những cái chết vu vơ rất không đáng có.
Điều chúng ta quan tâm, là tại sao những phòng khám tư nhân, với cái giá điều trị ngất ngưởng ở …trên giời mà vẫn có bao nhiêu người nghèo sẵn sàng dồn cơ nghiệp và cả tính mạng của mình vào đấy, để rồi cuối cùng chuốc lấy sự phiền toái, bùng nhùng, cả những cái chết vô cùng thảm khốc? Tất nhiên, ai rồi cũng sẽ chết vì bệnh. Nhưng những bệnh nhân đáng thương ấy không phải chết vì bệnh tật, mà vì bệnh …sùng ngoại. Cái gì của nước ngoài cũng tốt, cũng sang. Đến cả hàng hóa, vật dụng, hàng xách tay, hàng… ngoài luồng cũng đều …tốt cả. Còn những gì của ta cũng đều rẻ rúng, “hâm đơ”. Hãm. Từ hàng hóa, vật dụng, đến cả …con người. Các Hoa hậu, ca sĩ của ta, chỉ cần có chút nhan sắc, tiếng tăm, phần lớn cũng sắm… chồng ngoại. Thế thì trách gì mấy bác nông dân chân lấm, tay bùn cả tin, dễ bị lừa mị, thế nên chỉ nhức đầu, sổ mũi, hay cắt trĩ, truyền nước…, toàn những bệnh đơn giản, cũng muốn kén bàn tay của bác sĩ ngoại, dù sự kén chọn ấy có phải trả cái giá ngất nghểu ở xứ …cung giăng thì cũng “cứ chơi”. Không đủ tiền thì bán đất cát, nhà cửa. Tính mạng còn chả tiếc thì tiếc gì mấy chục …triệu bọ. (Xin lưu ý giá cắt trĩ ở phòng khám tư có thầy thuốc Trung Quốc là 20 triệu đồng).
Thật hẩm hiu cho nền y học “nội địa”. Trong khi chúng ta có rất nhiều thày thuốc giỏi, như Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Tôn Thất Bách, Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Giáo sư Nguyễn Lân Việt, Lương y Bành Khừu, Bác sĩ Nguyễn Tài Thu, bác sĩ trẻ Nguyễn Lân Hiếu. Bác sĩ Hiếu là con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng và Thày thuốc Nhân dân, Đại tá hàm Tướng Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Phó Viện trưởng Viện 108 Quân đội. Hiện nay, bác sĩ Lân Hiếu mổ tim thuộc hạng cự phách. Một học giả nước ngoài bảo tôi: “Về y học, chúng tôi chỉ hơn các anh máy móc và điều kiện làm việc thôi. Còn tài năng, kinh nghiệm, và đặc biệt là bàn tay khéo léo, chuẩn xác trong kỹ nghệ mổ xẻ, các bác sĩ của các anh thật đáng kính nể!”.
Thế thì tại sao lại dẫn đến thảm cảnh ấy?
Sùng ngoại. Cả tin. Đa nghi ư? “Người Việt vốn dĩ có tinh thần cảnh giác cao độ. Kinh nghiệm từ những năm chiến tranh với cái giá quá đắt phải trả đã cho họ đức tính ấy”. Giáo sư J. Berke, một nhà Việt Nam học người Đức đã từng có nhận xét về chúng ta như vậy. Ông đã bảy lần sang thăm Việt Nam. Để khám phá Việt Nam, theo ông, chỉ cần có một công cụ, đó là chiếc xe đạp. Mà xe đạp ở xứ này rất sẵn. Chỉ bỏ ra hơn chục dolla là đã có cả một chiếc xe đạp rồi. Đi xe đạp Việt Nam rất hay bị xịt lốp. Nhưng không sao. Xe xịt ở bất cứ chỗ nào thì cứ tạt vào rệ đường. Thế là lập tức ở đó sẽ có ngay một ông thợ bơm vá xe đạp. Mà những ông thợ này rất đặc biệt. Họ không phải người bình thường. Họ là những anh hùng trong những năm chiến tranh. Đó là pho sử sống của cả một thời đại. Nhưng tốt nhất là cứ để họ tự nói. Người Việt sởi lởi lắm. Họ chẳng giữ được cái gì ở trong bụng. Nhưng mà đừng hỏi. Nếu cứ thật thà hỏi, hoặc tỏ ý quan tâm, lập lức họ sẽ nghi ngay mình là một tên gián điệp quốc tế. Với người Việt, tội ác tày trời là tội làm gián điệp. Cứ vu cho cái tội làm gián điệp là mọi việc xử lý rất dễ. Dân Việt nhạy cảm lắm. Cảnh giác lắm, căm gián điệp lắm, nên nhìn đâu cũng thấy địch!
Nhận xét của J. Berke như một chuyện đùa. Nhưng không phải không có những điều khiến ta phải nghĩ ngợi. Một cây bút có tiếng chịu khó tìm tòi, vừa có tác phẩm mới, với giọng điệu hơi lạ, dù chỉ đơn thuần là một cách làm mới mình, để mình không giống với người khác. Vậy mà ông bạn tôi cứ truy hỏi: Cái cậu tác giả ấy là người thế nào? Nó ăn phải bả của địch hay do địch cài cắm?. Tôi bảo: Chả có địch nào chui được vào hàng ngũ của những người từng vào sinh ra tử. Mà cơ quan ấy cũng là mảnh đất lành. Một môi trường trong veo làm sao có chỗ cho cái ác nảy nở. Nếu cậu không tin, cậu cứ cử về đấy vài ba thằng gián điệp. Tớ bảo đảm với cậu chỉ sau mấy tháng, chúng sẽ thành lao động “tiên tiến” hay cá nhân “bốn tốt”!.
Ông bạn tôi bắt đầu cảnh giác. Rồi anh nghi ngờ cả tôi. “Không khéo thằng cha này cũng bị địch tiêm nhiễm rồi cũng nên”.
Bà con mình thế đấy. Có thể cảnh giác, nghi ngờ với cả con cái, anh em ruột thịt trong nhà, nhưng lại nhẹ dạ cả tin với thiên hạ. Mà ai nói gì cũng tin. Các cụ bảo đó là bệnh “Khôn nhà dại chợ”.
Còn nhớ những năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc sang ta mua mèo với giá cao, thế là vì cái “giá cao” ấy, mèo gần như tuyệt diệt, nông dân phía Bắc phải chịu đại dịch chuột hoành hành, khiến cả mùa màng xiêu điêu. Rồi những năm 2002-2003, thương lái Trung Quốc cũng lại sang mua móng trâu với giá cao. Cũng chẳng biết họ mua móng trâu làm quái quỷ gì mà mua với giá cao thế. Ở thời điểm ấy, cả chú trâu to lớn vật vã như thế mới có 5 triệu bạc mà chỉ riêng một cái móng trâu cũng đã gần một triệu bạc rồi. Thế là bà con lột móng trâu đem bán. Kết cục là trâu bò chết hàng loạt, ảnh hưởng nặng đến sức kéo của bà con nông dân nghèo phía Bắc. Để tiêu diệt cả con trâu, họ chỉ chi khoản tiền bằng đúng một chiếc móng. Thế thì chiếc móng trâu mà thương lái Trung Quốc thu gom là đắt hay rẻ đây?
Chưa hết. Hãy nhớ lại chuyện thu gom ốc bươu vàng, rồi thu gom đỉa của thương lái Trung Quốc mấy năm vừa qua, chúng ta cũng đã phải trả một cái giá đắt đến mức như thế nào? Từ các tỉnh phía Bắc, phong trào thu mua đỉa đã lan đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nhiều người dân Hóc Môn còn đứng ra thu gom đỉa từ khắp các vùng lân cận. Thấy lợi, dễ làm mà giá cao, nhiều hộ dân Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao nhà mình hồ để mang bán cho thương lái Trung Quốc. Ngoài việc “sản xuất” đỉa, “sản xuất” ốc bươu vàng, họ còn đi thu mua của các hộ quanh vùng. Thương lái Trung Quốc mua gì, họ thu gom thứ ấy. Thương lái đặt với số lượng cực lớn rồi đột ngột “mất tích” như phép thần thông của Tôn Hành Giả. Mà đỉa với ốc bươu vàng sinh sản rất nhanh. Trời mưa, đỉa theo nước ùa cả vào nhà dân. Không phải chỉ trẻ con mà người lớn cũng sợ khiếp vía. Theo các nhà Động vật học, “đỉa là loài rất nguy hiểm, do dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện. Đặc biệt, ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Trong khi đó, để tiêu diệt một con đỉa lại rất khó khăn, ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường. Đặc biệt, khi người dân đua nhau nuôi đỉa thì không thể kiểm soát được, đỉa tràn ra môi trường, trở thành hiểm họa, giống như hiểm họa ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ những năm trước đây”.
Thật quái quỷ!
Và rồi còn ghê rợn hơn nữa là việc thu gom chè bẩn cũng lại của Thương lái Trung Quốc trong khu vực các tỉnh phía Bắc. Chỉ tính riêng ở Văn Chấn, Yên Bái, có thể nói, người người sản xuất chè. Nhà nhà sản xuất chè. Mỗi hộ gia đình chỉ bỏ ra 4 triệu đồng mua 2 máy vò chè và sàng chè, là đã thành một xưởng sản xuất chè tại gia. Chỉ sau 1 tuần sản xuất chè bẩn, họ đã thu hồi toàn bộ vốn. Còn sau thì lãi. Ở Hàm Yên, Tuyên Quang, còn có chuyện sản xuất chè bằng cách trộn phân lân hoặc nước bùn đất vào búp chè tươi già, qua công đoạn vò, phơi, được loại chè khô vừa nặng, vừa dẻo, cánh chè xoăn và xanh. Có một điều rất lạ, chè bẩn làm ra bao nhiêu cũng được thương lái Trung Quốc thu gom hết. Họ còn mua với giá cao. Thương lái Trung Quốc còn đến tận nhà hướng dẫn làm chè bẩn rồi bao tiêu trọn gói. Chè bẩn được đóng bao, đóng gói chở đi kìn kìn. Họ mua chè bẩn với số lượng lớn như thế về để làm gì thì chỉ có trời mới biết.
Khi Trung Quốc đăng cai Đại hội Olympic, trước con mắt của bạn bè quốc tế, họ mời ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sang cùng chứng kiến cảnh họ đốt chè, với lý do chè Việt bẩn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy thì còn có quốc gia nào giám ký kết, đặt mua. Vậy là chỉ sau 6 tháng, toàn bộ ngành chè liêu xiêu và hàng loạt doanh nghiệp gắn với chè đã bị phá sản.
Năm 2007, Tập đoàn Bưu chính viễn thông của chúng ta cũng thiệt hại hàng chục triệu USD khi bị cắt trộm 11 km cáp quang. Nhiều người cứ thắc mắc, không hiểu kẻ cắp cắt trộm cáp quang để làm gì, bởi cái thứ này không thể bán phế liệu được. Sau đó, khi Công an Bà Rịa - Vũng Tàu bắt được "cáp tặc" Nguyễn Thị Bích Phượng, từ lời khai của thị, mọi người mới tá hỏa: Hóa ra thị tổ chức cắt cáp để bán cho thương lái Trung Quốc. Thị cũng không hiểu thương lái Trung Quốc mua hàng đống cáp quang vụn của thị để làm cái quái quỷ gì?
Cũng may, thương lái Trung Quốc chỉ gom thu chè bản, cáp quang, đỉa ốc, móng trâu... Họ mà thu gom hài cốt thì không khéo khối người đào cả mồ mả, ông bà tổ tiên đem bán rồi.
Thật đáng sợ.
Bây giờ thì tất cả đã rõ.
Bà con ta quá nêu cao cảnh giác, toàn cảnh giác nghi ngờ những người ruột thịt trong nhà, rồi ứng xử rất hà khắc, nhưng lại ngờ nghệch, cả tin với người ngoài thiên hạ, cũng vì những lợi ích cỏn con trước mắt, nên bị mấy anh nghịch tặc phá hoại nó lừa. Và lừa rất manh mún, tiểu nhân, nhưng lại rất bài bản, có hệ thống với mọi tính toán kỹ lướng, và rồi hậu quả để lại cho chúng ta thì lại vô cùng nặng nề và không hề manh mún một chút nào.
Ôi! Người anh em Trung Quốc, “môi hở răng lạnh”, người luôn nêu cao “mười sáu chữ vàng” mà lại hiện hình rúm ró như thế được sao? Tôi nói điều này cũng vì rất yêu đất nước anh em Trung Quốc. Đất nước của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tào Tuyết Cần, Lỗ Tấn… cùng với nền văn hóa vĩ đại mà tôi hằng ngưỡng mộ từ thuở ấu thơ! Chính vì yêu Đất nước Trung Quốc, nên càng thấy đau đớn, khi những kẻ giả danh Trung Quốc, đã bôi bẩn đất nước đất nước anh em vĩ đại mà chứng ta hằng biết ơn này, nhất là mấy anh Hải tặc đã bịa ra cái đường lưỡi bò, cướp Hoàng Sa, rồi còn hòng thôn tính luôn Trường Sa và cả Biển Đông ngút ngát kia. Trung Quốc là một quốc gia giầu có, hùng mạnh. Sự bật dậy của người anh em thân thiết trong những năm gần đây làm chúng ta mừng vui và hạnh phúc vô cùng. Thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống đây sẽ là thế kỷ Trung Quốc.
Hàng hóa Trung Quốc, từ đồ tiêu dùng vụn vặt cho đến những mặt hàng cao cấp nhất cũng đã phủ khắp thế giới. Chẳng cần đến Trường Sa, Hoàng Sa và cả Biển Đông, Trung Quốc cũng vẫn là một quốc gia hùng mạnh vào bậc nhất thế giới, vậy thì việc gì phải vơ váo những thứ không phải của mình. Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó không phải người Việt tự tuyên bố, mà chủ quyền đó đã được chính người Pháp và bạn bè Quốc tế khách quan, xác định từ mấy trăm năm trước. Trong bản đồ địa giới, hải giới của Trung Quốc, từ đời Nhà Thanh và trước nữa cho đến năm 1904 cũng không có Hoàng Sa, Trường Sa và cái đường lưỡi bò ma quỷ. Đấy là những bằng cứ hùng hồn, phủ nhận những trò tháu cáy của những kẻ tiểu nhân, rất không hảo hán. Việc làm đó chẳng biết có thu được lợi lộc gì không, vì trong thời đại ngày nay, cũng không dễ làm được những điều khuất tất ngang ngược, bất chấp đạo lý, nhưng trước mắt, họ đã tự cô lập mình trước cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với các nước trong khu vực, cùng thở chung một bầu khí quyển Biển Đông. Và nói như các cụ ta xưa, thì đó cũng chỉ là chuyện : “Khôn nhà dại chợ!”
Trà Mi - Quốc tế bày tỏ quan ngại về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần
Trà Mi (VOA)
Bà Ðặng Thị Kim Liêng (thứ nhì từ bên trái) đã qua đời sau khi tự thiêu trước UBND tỉnh Bạc Liêu (ảnh: Danlambao)
Vụ thân mẫu blogger Tạ Phong Tần tự thiêu đánh động sự quan tâm của quốc tế một lần nữa về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên bày tỏ quan ngại trước sự việc, kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền và trả tự do ngay lập tức cho các blogger đang bị giam giữ.
Hoa Kỳ ngày 1/8 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng và kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger sắp bị đưa ra xét xử bao gồm Tạ Phong Tần, Điếu Cày, và Anh Ba Sài Gòn.
Thông cáo báo chí đăng trên trang web của tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết Hoa Kỳ hết sức quan ngại và đau buồn trước việc bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu hôm 30/7 mà tin cho hay có liên quan đến vụ giam giữ con gái bà là blogger Tạ Phong Tần bị bắt từ tháng 9 năm ngoái và dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 7/8 cùng với hai đồng sáng lập viên của “Câu lạc bộ Các Nhà báo Tự do” là Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (tức blogger Anh Ba Sài Gòn).
Ba blogger này bị chính quyền Hà Nội cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự mà tòa đại sứ Mỹ cho là ‘điều luật áp dụng những điều khoản với câu chữ mơ hồ để bóp nghẹt sự tranh luận tự do và công khai’.
Thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nêu rõ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger này ngay lập tức. Trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, tòa đại sứ Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam ‘hãy tiến hành những bước cần thiết để tạo ra một xã hội mà nơi đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi’.
Trước đó một ngày, hôm 31/7, ba tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế bao gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân Quyền, Tổ chức Quan sát Bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp cùng gửi thư chung tới 33 đại sứ các nước trên thế giới có nhiệm sở tại Việt Nam, yêu cầu thúc đẩy Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho 3 blogger vừa kể và cử đại diện từ các tòa đại sứ tham dự phiên xử vào ngày 7/8.
Thư nhắc tới những vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam đối với công dân và khẳng định rằng phiên tòa tới đây chỉ nhằm trừng phạt những người chỉ trích nhà nước qua các hành xử ôn hòa về quyền tự do ngôn luận.
Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác cũng đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại trước phiên xử ba thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do và vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần.
Thông cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) nhấn mạnh vụ tự thiêu của bà Liêng là một bi kịch mà đáng lẽ đã không xảy ra nếu chính quyền Hà Nội không quá cố chấp. RSF cho rằng cộng đồng quốc tế cấp thiết phải mạnh mẽ nhắc nhở Việt Nam về các nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói sự việc bà Liêng tự thiêu trước phiên xử con gái mình là một vụ gây chấn động. Vẫn theo Human Rights Watch, thực tế cho thấy Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch có hệ thống sách nhiễu các blogger và điều này có tác động rất lớn với các gia đình nạn nhân.
Trong thông cáo chia buồn với gia đình blogger Tạ Phong Tần ngày 31/7, dân biểu Loretta Sanchez, một tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích nhân quyền Việt Nam ở Hạ Viên Hoa Kỳ, nói rằng sự hy sinh của bà Liêng nhắc nhở các giá trị và sự hy sinh mà các nhà hoạt động cho nhân quyền phải trải qua để đấu tranh cho tự do và công lý.
Thân nhân bà Liêng nói sẽ tổ chức an táng bà vào ngày 2/8. Gia đình và những người viếng tang cho biết có nhiều công an theo dõi trong suốt thời gian tang lễ diễn ra và một số đoàn viếng đã bị quấy nhiễu, cản trở.
Bà Lư Thị Thu Trang, một trong những người viếng tang bà Liêng đầu tiên, cho VOA Việt ngữ biết:
“Các cựu tù nhân chính trị trên đường tới viếng tang đã bị chặn xe ở Tiền Giang, bị gây khó khăn rất nhiều. Những người dân oan ở các tỉnh lân cận đến chia buồn với gia đình cũng bị sách nhiễu, gây khó khăn rất nhiều. Sáng hôm nay (1/8) tại tang lễ đã diễn ra một hình thức không biết phải diễn tả thế nào. Họ cử côn đồ thật sự hay côn đồ do công an giả dạng đến cầm mã tấu đứng chặn trước ngõ ra vào nhà chị Tạ Phong Tần, gây cho những người đến viếng tang lễ một sự sợ hãi tột cùng. Phía ngoài công an và an ninh dày đặc mà ngay trước cổng ra vào lại có côn đồ ngang nhiên cầm mã tấu đứng trấn cửa vậy đó.”
Phiên xử con gái bà Liêng là blogger Tạ Phong Tần, cùng hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn ban đầu dự tính diễn ra vào giữa tháng 5 năm nay, nhưng sau bị hoãn, và ngày xử dự kiến sắp tới là 7/8.
Tuy nhiên, tới ngày 1/8 gia đình blogger Tạ Phong Tần vẫn chưa nhận được giấy báo chính thức của chính quyền. Cô Tạ Khởi Phụng, em gái blogger Tạ Phong Tần, cho VOA Việt ngữ biết:
“Không có nghe nói, không có ai gửi giấy mời tham dự phiên xử chị em hết.”
Blogger Điếu Cày, sáng lập viên Câu lạc bộ nhà báo tự do, là người được biết đến qua các hoạt động và bài viết chống Trung Quốc xâm lấn Trường Sa-Hoàng Sa.
Blogger Tạ Phong Tần, nguyên là một công an, là tác giả các bài viết tố cáo tham nhũng và bất công trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Blogger Anh Ba Sài Gòn từng đăng các bài bình luận trên blog chỉ trích và yêu cầu hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam vì cho rằng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến Pháp quy định.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)