Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Đám Đông Thầm Lặng (1)
Trịnh Hội
Chúng ta thường nghe ba chữ ‘the critical mass’ khi nói về một lực lượng quần chúng đông đảo cần phải có trước khi xã hội có những biến chuyển lớn lao thay đổi cả bộ mặt của đất nước hay thể chế. Như những gì đang xảy ra ở Miến Điện chẳng hạn.
Không phải tự nhiên vào một ngày đẹp trời nhà cầm quyền quân phiệt bỗng phát hiện là đất nước Miến Điện sẽ khá hơn nếu như họ chịu san sẻ quyền lực với Đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Cũng không phải một sớm một chiều mà đảng NLD lại nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ dân chúng. Từ anh tài xế lái taxi, chị tiếp viên trong khách sạn, cho đến các sinh viên, học sinh, giới trí thức mà tôi đã có dịp trò chuyện cùng vào năm ngoái ở Yangoon.
The critical mass – đám đông cần phải có này thật ra đã được, từng ngày một, thành hình trong suốt hơn 3 thập niên qua. Kể từ khi dân chúng xuống đường đòi hỏi chính phủ phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Đưa đến sự trở về và dấn thân của bà Aung San Suu Kyi từ Anh Quốc vào đầu thập niên 90.
Và từ đó đến nay, không lúc nào đám đông này chịu ngưng nghỉ. Hay rã đám.
Họ đã xuống đường khi đảng NLD không được thành lập quốc hội, khi họ bị giải tán và ngay cả lúc bà Aung San Suu Kyi, người thường được họ trìu mến gọi là ‘The Lady’, bị giam chặt hay giam lỏng tại nhà riêng trong suốt hơn hai thập niên qua.
Nhiều người đã tử mạng ngay lúc họ đang xuống đường. Nhiều nhà sư đã bị giết, bị hành xác. Và theo thống kê của các tổ chức nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn ủng hộ viên, thành viên của đảng NLD bị tra tấn, thủ tiêu mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được thấy xác.
Thế mới thấy để thay đổi một xã hội, vận chuyển nó từ sự độc tài sang một thể chế dân chủ đòi hỏi rất nhiều yếu tố: thời gian, sự lãnh đạo chuẩn mực của những tiếng nói đối lập và nhất là sự hy sinh của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội để hợp lại thành ‘the critical mass’.
Nói theo kiểu người xưa là phải có ‘nhân hòa’.
Nhìn về xã hội Việt Nam hiện nay tôi nhận thấy chúng ta chưa có những điều kiện này. Thứ nhất, khác với ý kiến của một số người, tôi cho là thành phần lãnh đạo ở Việt Nam đã và đang tiếp tục đi sau thành phần lãnh đạo ở Miến Điện. Ít nhất ra là trên phương diện chính trị. Chúng ta cần phải nhớ là vào đầu thập niên 1990, ở Miến Điện đã có và cho phép sự hoạt động của các đảng đối lập.
Hơn hai mươi năm sau, đây vẫn là điều cấm kỵ ở Việt Nam.
Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa có một hình tượng, một cá nhân nào có thể so sánh với vị trí của bà Aung San Suu Kyi đối với người dân Miến Điện. Bà là người con duy nhất của nhà anh hùng dân tộc ông Aung San, người đã có công lật đổ chế độ thực dân mang đến sự độc lập của đất nước này sau nhiều thập niên bị đô hộ. Chúng ta không nên đánh giá thấp sự kiện này. Vì lịch sử cho thấy, dân chúng ở bất cứ nơi nào cũng đều luôn dành riêng một tình cảm quyến luyến sâu đậm cho những người con của các anh dùng dân tộc.
Hoặc những nhà lãnh đạo ái quốc bị ám sát lúc còn trẻ. Hai người con John và Caroline Kennedy của cố tổng thống Kennedy ở Mỹ. Đương kim tổng thống Aquino của Phi Luật Tân. Và bà Aung San Suu Kyi là những thí dụ điển hình.
Nói như thế không có nghĩa là tôi không công nhận tài năng và ngưỡng mộ tư cách của ‘The Lady’. Từ cách ăn nói chậm rãi, rõ ràng, sự trả lời thẳng thắn nhưng chừng mực cho đến thái độ trước sau như một đầy từ tâm nhưng rất cứng rắn của bà, tất cả đều thể hiện những gì tốt đẹp nhất, cao thượng nhất và cần phải có ở một chính trị gia. Không phải một chính trị gia hiểu theo nghĩa ‘a politician’. Mà là một nhà lãnh đạo quốc gia phải hiểu theo nghĩa của ‘a statesman’ mà trên thế giới chỉ có được một vài người. Ông Nelson Mandela của Nam Phi là một. Bà là người thứ hai.
Nhưng điều kiện thứ ba cũng là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất mà đất nước của chúng ta chưa có là ‘the critical mass’. Nếu có dịp sang Miến Điện, các bạn sẽ thấy đất nước này vẫn còn rất nghèo nàn, sự thiếu thốn có thể thấy ngay ở cố đô Yangoon. Ở sự yên tĩnh không có đến những ngọn đèn đường ngay trên đại lộ chính. Cách ăn mặc vẫn còn rất đơn giản mang đậm bản chất địa phương. Và những chiếc xe đạp thô sơ, những chiếc xe taxi cũ như không thể nào cũ hơn được nữa.
Nếu so với dân Sài Gòn hay ở Hà Nội bây giờ thì họ không thể nào sánh bằng. Không điện thoại cầm tay iphone. Không xe Honda dream, những chiếc xe hơi hào nhoáng. Hoàn toàn vắng bóng hàng hiệu.
Nhưng ngược lại, với tinh thần yêu chuộng tự do, dân chủ, sẵn sàng đổi bằng sự nghèo khó, ngược đãi, tù tội hay xương máu của chính mình, tôi nghĩ dân tộc Miến Điện trong thời điểm này hơn hẳn dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ sự toàn trị đã bao trùm cả đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gần 40 năm qua. Nhưng chưa có một cuộc xuống đường nào của người dân đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Những gì lẽ ra phải thuộc về họ.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của Luật Sư Lê Thị Công Nhân khi chị vừa ra khỏi tù. Khi được hỏi chị nghĩ gì về việc chị bị tù đày, bị mất mát quá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được điều chị luôn miệt mài tranh đấu, chị đã trả lời rằng có thể chị chưa thành công. Nhưng chị chỉ có thể làm hết sức của mình chứ không thể nào làm thế cho cả 90 triệu người dân Việt Nam còn lại.
Nói tóm lại ở Việt Nam chưa có ‘the critical mass’.
Thế còn đối với cộng đồng hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại thì sao? Đám đông thầm lặng này là ai? Họ đã làm được gì và sẽ làm được gì cho đất nước, cho dân tộc?
Trong bài viết kế tôi sẽ chia xẻ với các bạn quan điểm của tôi đối với vấn đề này.
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012
Đại tá Bùi Văn Bồng - Dứt khoát Biển Ðông không phải là 'Ao nhà' của Bắc Kinh
Đại tá Bùi Văn Bồng
Trong vài tuần qua, trước nguy cơ can thiệp cả chiều sâu và diện rộng của Mỹ, Nga và một số nước lớn trên thế giới, cùng với những phản ứng quyết liệt, thái độ dứt khoát của các nước ASEAN, nhà cầm quyền Bắc Kinh chuyển sang chiến thuật mới về ứng xử ngoại giao: “Giải pháp mềm”. Tuy nhiên, tuyên bố ứng xử theo phương sách mới, ngụy trang bằng khẩu khí hòng sử dụng chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” của TQ vừa thoát ra cửa miệng quen thói dối trá, thậm chí “chưa kịp gió bay”, thì ngày 21-6, Quốc hội VN thông qua Luật Biển. Đây là cú đau điếng mà TQ chưa thể ngờ tới, lâu nay cứ tưởng VN nghe mọi thứ răm rắp. Nhưng, TQ đã nhầm và quá chủ quan, cái gì cũng chỉ có giới hạn! Nhà cầm quyền TQ hãy thắp hương mà hỏi các đời vua thua trận ở VN mấy đời cố tổ xa xưa. Sẽ chẳng đem lại lợi ích gì khi coi thường và chọc giận Việt Nam. Không kìm được sự tức tối bởi lòng tham, Trung Quốc lại lộ nguyên hình “cá mập đầu búa trên Biển Đông”.
Bản đồ thể hiện những vị trí Trung Quốc
mở thầu quốc tế trái phép trên lãnh hải Việt Nam - Ảnh: Mai Hà
mở thầu quốc tế trái phép trên lãnh hải Việt Nam - Ảnh: Mai Hà
Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã lồng lên phản ứng quyết liệt, đủ trò tung hô, gào thét bác bỏ Luật biển của VN, công bố thành lập thành phố Tam Sa để tăng thêm quyền lực cho việc quản lý HS-TS. Tiếp đến, ngày 23/6 điều mà cả thế giới “bật ngửa”, TQ trơ tráo kêu gọi đấu thầu 9 lô khai thác nằm sâu trong vùng 200 hải lý thuộc EEZ(vùng đặc quyền kinh tế) của VN theo UNCLOS. Sự khiêu khích và hành động trắng trợn ấy càng thể hiện cái chủ đích tham vọng từ lâu là coi Biển Đông là cái “ao nhà” của Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc đã thẳng thừng đưa ra những tuyên bố ngang ngược, coi thường Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc (UNCLOS), không tôn trọng cam kết quốc tế, hùng hổ chà đạp lên cái gọi là phương châm“16 chữ vàng” và xổ toẹt quan hệ “4 tốt” mà chính lãnh đạo TQ đã giao kết với VN.
Biển Đông quyết không thể là cái “ao nhà” của Trung Quốc mà nhà cầm quyền Bắc Kinh lộng hành, tùy tiện muốn làm gì cũng được. Đó là thái độ dứt khoát của Việt Nam. Đó cũng là khẩu hiệu hành động kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển-đảo của Việt Nam.
Khi VN kiên quyết ra Luật Biển, TQ hậm hực, càng ráo riết tìm cách dấn tới để cô lập VN hơn nữa. Tuy TQ đã tuyên bố là “trỗi dậy hòa bình”, “hợp tác chặt chẽ thân thiện với ASEAN”, nhưng thực sự họ lại đang thực hiện tham vọng lãnh thổ, lãnh hải bằng nhiều hình thức, cả biện pháp đe dọa quân sự. Những hành động xâm phạm vùng biển VN như cắt cáp thăm dò địa chấn, phá hoại tàu Bình Minh 02, bắt cóc ngư dân bắt VN phải chuộc, nhiều lần cho tàu hải giám xâm phạm sâu vào vùng biển VN, cài người nuôi bè cá ở Cam Ranh, Vũng Rô, nay lại dấn lên trắng trợn rêu rao đấu thầu 9 lô mỏ dầu của Việt Nam.
Vị trí 9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu trái phép
trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - Ảnh: Mai Hà
Hành động của TQ đã vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của Các bên ở biển Đông và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Trong tình huống ấy, bắt buộc chúng ta phải hành động đáp trả trước sự khiêu khích trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh và bất cứ ai theo chân của TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN , không thể nhân nhượng yêu sách đòi QHVN bãi bỏ luật biển vừa được thông qua một cách phi lý. Ngày 26/6/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Đây là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp về chủ quyền với bất cứ ai. Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động hết sức ngang ngược và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông. Chiều 27-6, Petro VN đã tổ chức cuộc họp báo phản đối việc chào thầu dầu khí phi pháp của Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc mời thầu tại các lô nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Đỗ Văn Hậu đề nghị các công ty dầu khí quốc tế không dự thầu. Trong vụ việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí, ông Đỗ Văn Hậu, cho biết: Đây cũng là lần đầu tiên một doanh nghiệp Trung Quốc công khai mời thầu hoạt động dầu khí tại vùng đặc quyền của Việt Nam. Mặc dù trước đó, bản thân CNOOC và PVN cũng đã có quan hệ với nhiều hợp đồng thăm dò, khai thác chung, trong đó có việc thăm dò chung vùng cấu tạo vắt ngang trong Vịnh Bắc Bộ.
Ông Đỗ Văn Hậu khẳng định mọi hoạt động khai thác dầu khí
của Việt Nam vẫn diễn ra bình thường - Ảnh: Mai Hà
của Việt Nam vẫn diễn ra bình thường - Ảnh: Mai Hà
Qua kiểm tra, xác minh tọa độ, PVN xác định tất cả các khu vực này đều nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực rộng hơn 160.000 km2 này cũng nằm chồng lên các lô 128 - 132 và 145 - 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Đây cũng là khu vực không có tranh chấp trên biển.
Theo lãnh đạo PVN, vùng biển phía Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý, cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý. Khoảng cách gần nhất đến vùng giữa Nha Trang và Phan Thiết chỉ là 57 hải lý. Vùng này cũng chỉ cách đảo Phú Quý 30 hải lý và là nơi được Petro VN tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu. Năm 2011, tàu Bình Minh 02 cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp trên vùng biển này. “Trong trường hợp phía Trung Quốc hoặc doanh nghiệp trúng thầu cố tình phớt lờ ý kiến của Việt Nam, PVN vẫn sẽ phản đối đến cùng”, ông Hậu quả quyết.
Hiện nay, tập đoàn PVN có 3 dự án thăm dò (chưa có hoạt động khai thác) với các đối tác nước ngoài là Gazprom (Nga), Exxon Mobil (Mỹ), ONGC (Ấn Độ) và một hợp đồng do chính PVN thực hiện. Lãnh đạo của PVN khẳng định, các hợp đồng này là phù hợp với luật pháp quốc tế, trên cơ sở quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam, do đó, sẽ tiếp tục được triển khai bình thường, bất chấp việc gọi thầu của phía CNOOC. Theo kế hoạch, sắp tới PVN sẽ mở rộng việc hợp tác, thăm dò, khai thác ở các khu vực hiện chưa có dự án. Các hội thảo, buổi làm việc với đối tác cũng sẽ được tiến hành bình thường.
Rõ ràng, sự ra đời của Luật Biến VN từ lâu vẫn là cái gai lớn nhất mà Trung Quốc cố tình né tránh. Nay sự thể xảy ra theo đúng quy luật và nhu cầu của VN như vậy, TQ coi đó là một trong những lý do cấp bách khiến TQ gia tăng các hành động cơ bắp ở biển Đông, nhằm dọn đường cho hoạt động khai thác dầu khí vốn nằm trong chiến lược lâu dài của họ. Trước đó, ngày 23/5, sau khi Tổng Công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) chính thức khoan giếng dầu đầu tiên ở vùng nước sâu thuộc Biển Đông. Khu vực giàn khoan 981 hoạt động cách Hồng Công khoảng 320 km về phía Đông Nam (ngày 9/5), TQ đã cho hạ thủy giàn khoan dầu lớn và hiện đại nhất của họ tại Thượng Hải. Nó sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác của TQ, vốn lâu nay chỉ có giàn khoan hoạt động được ở các vùng biển sâu 500 mét. Theo Hoàn Cầu Thời Báo, việc triển khai giàn khoan dầu này sẽ giúp TQ có một sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại vùng biển chưa được khai thác ở nam phần Nam Hải, tức là biển Đông, và “nam phần Nam Hải” tức là vùng biển nam biển Đông, có thể thuộc quần đảo Trường Sa hoặc thậm chí xa hơn nữa về phía Nam, nơi TQ không có chủ quyền nhưng lại nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” đầy tham lam của họ. Đây chính là một bước đi nữa của nhà cầm quyền Bắc Kinh mong sớm hiện thực hóa tham vọng biến biển Đông thành “ao nhà”, mưu đồ vươn vòi bạch tuộc mà chính quyền Bắc Kinh đang ráo riết theo đuổi.
Việc Trung Quốc đẩy mạnh chương trình thăm dò và khai thác tại biển Đông không chỉ là hành động thách thức chủ quyền của các nước trong vùng mà còn đặt ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Dàn khoan dầu khổng lồ mà Trung Quốc dự định triển khai trên biển Đông chính là một pháo đài quân sự nguỵ trang và là công cụ hiện thực hoá yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, biến biển Đông cùng các tài nguyên của nó thành của riêng cho Trung Quốc. Với đà này, không ai hy vọng Tuyên bố DOC hoặc là bộ Quy ước hay COC sẽ được Trung Quốc quan tâm thực hiện nghiêm chỉnh. Và do đó, tình hính an ninh trên Biển Đông sẽ còn tiềm ẩn và bộc lộ nhiều bất ổn do Trung Quốc chủ động và rất muốn gây ra.
Những hành động trắng trợn, ngang ngược và bất chấp mọi sự như trên càng thể hiện tham vọng thâm căn cố đế từ trong máu của đại Hán luôn tìm mọi cơ hội kể cả bằng vũ lực hòng biến biển Đông thành “ao nhà” của chúng. Trước thực trạng đó, một sự đoàn kết ASEAN sẽ khiến TQ mất rất nhiều lợi thế nước lớn và đâu dễ làm liều được mãi. Chính vì thế, TQ một mặt phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đông, một mặt gia tăng các hoạt động ngoại giao với từng nước riêng rẽ, mà một trong những mục đích của nó là phá vỡ khối đoàn kết ASEAN bằng cách gia tăng nghi kỵ giữa các nước trong khối, khăng khăng một mực đòi chỉ “đối thoại song phương”. Đó là chiến thuật “chia để trị”, như kiểu người ta tách bó đũa ra để dễ dàng bẻ gãy từng chiếc vậy. Việc cố tình thò dài “cái lưỡi bò”, cố tình “lấn sân” không ngán ai của Trung Quốc đối với Việt Nam và gần đây với Philppines khiến các nước ASEAN phải nhận diện rõ hơn bản chất tham vọng bành trướng muốn bao chiếm hết ít nhất 80% Biển Đông. Sự đoàn kết của các nước ASEAN trong lúc này cần phải thể hiện bằng hành động thực sự kiên quyết bảo vệ từng góc biển, từng hòn đảo, chứng tỏ cho TQ thấy rằng, dứt khoát Biển Đông không thể là cái “ao nhà” của Bắc Kinh.
Đại tá Bùi Văn Bồng
6/2012
Ngô Nhân Dụng - Chờ bản án của Tòa Tối Cao
Ngô Nhân Dụng
Sau ba tháng giữ kín kết quả
cuộc bỏ phiếu của họ, nay mai chín vị Thẩm phán Tối
Cao Pháp Viện sẽ cho dân Mỹ biết quyết định về số
phận của Luật Cải tổ Hệ thống Y tế của Tổng thống
Barack Obama, tên chính thức là “Luật Y tế Dễ thụ
hưởng” (Affordable Care Act), thường gọi là Obamacare.
Những người Mỹ bi quan về hình
ảnh “bát nháo” trong hệ thống chính trị nước họ
được an ủi: Tối Cao Pháp Viện vẫn là một định chế
tôn nghiêm; vì họ giữ kín được bí mật trong suốt ba
tháng qua! Không ai hé miệng, trong số 9 vị Thẩm Phán Tối
Cao (Chúng tôi viết hoa bốn chữ này vì người Mỹ thường
viết như vậy). Ngoài 9 vị đó, có ít nhất 36 người
nữa đã biết trước kết quả: Các thư ký của tòa án
cũng như của mỗi Thẩm Phán không một ai tiết lộ;
những người đánh máy cho nhà in, người xếp sách, đóng
bìa để phát cho công chúng, cũng không ai tiết lộ. Tối
Cao Pháp Viện vẫn là một định chế khả kính!
Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân
Chủ, và hai ứng cử viên tổng thống Obama và Romney, đều
chuẩn bị ít nhất ba lời tuyên bố, và sẽ chọn một
để đưa ra, bầy tỏ phản ứng ngay sau khi phán quyết
được công bố: Một phản ứng nếu tòa bác bỏ toàn
thể đạo luật; một phản ứng khác nếu tòa chỉ xóa
bỏ một phần; và một bản tuyên bố khác trong trường
hợp tòa để nguyên cho đạo luật được thi hành! Từ
đây tới cuối năm, các cuộc vận động tranh cử của
hai ông Obama và Romney, và của các ứng cử viên đại
biểu quốc hội, sẽ thay đổi tùy theo phán quyết của
Tòa Tối Cao! Người ta hồi hộp chờ đợi không khác gì
dân ghiền bóng tròn chờ coi kết quả Euro 12 (Euro là tên
Giải Túc Cầu, không phải tên đồng tiền!)
Tuy nhiên, cuộc tranh Giải Euro 12
tương đối dễ hiểu, còn phiên Tòa Tối Cao nước Mỹ
xử vụ này đã gây rất nhiều hiểu lầm, nên nói cho
rõ.
Trước hết, Tối Cao Pháp Viện
không phán quyết về chuyện nước Mỹ cần cải tổ y tế
hay không. Ai cũng thấy hệ thống bảo hiểm y tế của Mỹ
đầy khuyết điểm: Tốn tiền nhất so với các nước
tiên tiến khác, mà kết quả không tốt hơn, có khi không
bằng, trong việc giữ sức khỏe cho dân. Chưa kể là có
50 triệu người không có bảo hiểm. Thế nào cũng cần
“chữa trị” cho cả hệ thống.
Thứ hai, phán quyết của Tòa Tối
Cao cũng không nhằm “chấm điểm” đạo luật Obamacare
và các hậu quả của nó đối với sức khỏe dân Mỹ,
ngân sách chính phủ Mỹ và nền kinh tế Mỹ. Nhiều người
ở Âu Châu hay hiểu lầm, khi họ hỏi: Tại sao các thẩm
phán có thể bác bỏ ý kiến mọi người Mỹ phải có
bảo hiểm y tế, như dân Đức, dân Anh hay dân Canada vẫn
được hưởng? Tại sao Thẩm Phán Scalia lại ví việc bắt
buộc dân phải có bảo hiểm y tế giống như việc bắt
dân phải ăn rau cải? Sự thật là: Tòa Tối Cao Mỹ không
phán xét xem quy tắc “mọi người phải có bảo hiểm y
tế” là đúng hay sai.
Vấn đề chính được đưa ra
tòa là Đạo luật Obamacare có hợp hiến hay không? Điều
được 26 tiểu bang nêu ra để thưa kiện là đạo luật
đó buộc dân Mỹ ai cũng phải phải có bảo hiểm y tế
(nói rõ hơn, là phải “mua bảo hiểm,” nếu không sẽ
bị phạt tiền)! Vấn đề quan trọng nhất là: Chính phủ
Liên bang Mỹ có quyền bắt buộc dân “mua” như vậy
hay không? Vì thế nên điều khoản đó được ví với
việc bắt dân mua rau broccoli!
Hầu hết các điều khoản quan
trọng trong bản hiến pháp nước Mỹ là để hạn chế
quyền hành của chính phủ liên bang, trong đó có cả quốc
hội và chính phủ. Dân Mỹ đã từng bị “bắt buộc
phải ăn broccoli” nhiều lần: Ai lái xe cũng phải mua bảo
hiểm! Ai lái xe gắn máy phải đội mũ an toàn. Chở trẻ
em trên xe phải có ghế ngồi an toàn! Luật lệ bắt dân
phải mua nhiều thứ lắm. Nhưng đó là những đạo luật
do các tiểu bang ban hành. Chính phủ liên bang thì bị giới
hạn quyền hành, do điều thứ nhất, phần thứ 8 trong
hiến pháp Mỹ, cho phép quốc hội liên bang có quyền “quy
định việc Thương mại với ngoại quốc, giữa các tiểu
bang, và với các bộ lạc Da đỏ;” thường gọi tên là
Điều khoản về Thương mại.
Những người, các tổ chức và
tiểu bang đi kiện luật Obamacare đã nhân danh điều khoản
Thương mại đó; họ cho là năm 2010 quốc hội Mỹ đã
lạm quyền khi bắt tất cả dân chúng phải ăn món
broccoli gọi là bảo hiểm y tế. Họ muốn, nếu tiểu
bang nào thích quy tắc đó, hãy để cho tiểu bang đó
quyết định, như Massachuttsett đã làm.
Các vấn đề như có nên cải tổ
hệ thống y tế hay không, phải cải tổ cách nào, là các
vấn đề chính trị. Đó là việc của các chính trị gia
được dân bỏ phiếu bầu lên. Tối Cao Pháp Viện chỉ
xét đạo luật coi có phù hợp với bản hiến pháp nước
Mỹ hơn 200 tuổi, đặc biệt là Điều khoản Thương mại,
hay không. Việc giải thích Điều khoản Thương mại có
thể thay đổi tùy theo phán đoán của các vị Thẩm phán
đương nhiệm.
Nhưng phán quyết của tòa án sẽ
có những hậu quả chính trị. Cả hai đảng và các ứng
cử viên tổng thống năm nay đã chuẩn bị các bước cờ
mới tùy theo phán quyết của tòa án. Mà hậu quả của
phán quyết, dù đi theo chiều hướng nào, cũng không giản
dị, là có một đảng được lợi, đảng kia sẽ bị
thiệt hại, như người ngoại cuộc tưởng.
Trong một văn thư gửi các đồng
viện thuộc đảng Cộng Hòa, chủ tịch Hạ Viện John
Boehner tuần trước đã yêu cầu họ đừng có ăn mừng
ồn ào nếu Tòa Tối Cao bác bỏ một phần hay toàn thể
luật Obamacare. Ông dặn dò đảng các ứng cử viên Cộng
Hòa phải nhớ là trong cuộc vận động năm nay cần nhấn
mạnh đến tình trạng kinh tế còn chưa bình phục, đừng
để cho các vấn đề như bảo hiểm y tế chiếm diễn
đàn, dân sẽ quên mất luôn đề tài kinh tế!
Nếu đạo luật được Tòa Tối
Cao để yên, Tổng thống Obama có thể tuyên bố chiến
thắng, nhưng Thống đốc Mitt Romney sẽ có một đề tài
tranh cử nóng bỏng. Ông sẽ nhắc lại lời hứa “Rút
lại Luật Obamacare trong 100 ngày” sau khi đắc cử, với
hy vọng thu hút và huy động được rất nhiều cử tri
bảo thủ có thể đang còn thờ ơ đối với ông. Ông sẽ
hô khẩu hiệu đòi chấm dứt cảnh “chính quyền liên
bang đang chiếm lấy thêm quyền hành” khiến cho dân Mỹ,
vốn vẫn nghi ngờ khả năng và hiệu quả của chính
quyền, ngả sang phía Cộng Hòa! Ông sẽ nói họ cần bỏ
phiếu cho ông, như một cơ hội cuối cùng để chấm dứt
một xu hướng lấn chiếm quyền hành nguy hiểm, và xóa
bỏ một đạo luật đã bị nhiều người ghét!
Ngược lại, nếu Tòa Tối Cao
hủy bỏ một phần hay cả đạo luật, Tổng thống Obama
lại có được nhiều đề tài tranh cử hấp dẫn. Ông sẽ
nêu lên những hậu quả tốt đẹp mà đạo luật có thể
đem lại cho dân Mỹ: Cấm các hãng bảo hiểm không được
từ chối thân chủ vì họ có bệnh sẵn; cho trẻ em được
hưởng bảo hiểm của bố, mẹ cho đến năm 26 tuổi; cấm
không được giới hạn chi phí y tế cho mỗi thân chủ;
phải bồi hoàn tiền cho thân chủ nếu không dùng hết
(80%), vân vân. Ông sẽ nhắc nhở rằng vừa có 13 triệu
người Mỹ được các hãng bảo hiểm trả lại 151 đô
la tiền đã đóng, nhờ đạo luật cải tổ y tế của
ông. Ông Obama sẽ mô tả đối thủ Romney và cả đảng
Cộng Hòa như là những người đã cản trở việc cải
tổ hệ thống bảo hiểm y tế, không quan tâm đến 50
triệu người không được bảo hiểm! Trong các cuộc
tranh luận truyền hình, ông Obama sẽ nhắc đi nhắc lại
câu hỏi là ông Romney có kế hoạch nào để thay thế,
cho việc cải tổ hệ thống y tế hay không? Ông Romney khi
làm thống đốc Massachutssett đã ký một đạo luật giống
như Obamacare. Ông sẽ phải giải thích tại sao ông lại
chống đạo luật của ông Obama. Và những lời giải
thích ngắn gọn trong dăm ba phút trước ống kính ti vi sẽ
khó làm cho người coi hiểu được rõ ràng đầy đủ.
Một điều đảng Dân Chủ có hy
vọng thu hút nhiều cử tri cho mình, là họ sẽ trình bầy
cho công chúng thấy cả guồng máy lãnh đạo nước Mỹ
đang nghiêng hẳn về khuynh hướng bảo thủ. Hạ Viện Mỹ
đang do đảng Cộng Hòa kiểm soát, Tối Cao Pháp Viện có
5 vị Thẩm phán với khuynh hướng bảo thủ rõ rệt (nếu
phán quyết bác bỏ Obamacare được biểu quyết với tỷ
số 5/4). Do đó, đảng Dân Chủ sẽ kêu gọi dân Mỹ phải
ngăn chặn lại, để giữ cân bằng cho chính trị quốc
gia. Nếu một ứng cử viên Cộng Hòa đắc cử tổng
thống năm nay, ông ta sẽ có cơ hội đề cử và bổ
nhiệm vài vị Thẩm phán Tối cao bảo thủ trong 4 năm
tới, vì ít nhất có hai vị đã già rồi. Và như vậy là
cả Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp có thể đều ngả
hẳn về phía bảo thủ! Nhiều người Mỹ thấy ngay viễn
tượng này có thật, và có thể vì thế các cử tri cấp
tiến và độc lập sẽ cất công đi bỏ phiếu cho ông
Obama!
Tóm lại, phán quyết của Tối
Cao Pháp Viện dù theo cách nào cũng sẽ được cả hai
đảng sử dụng để vận động cử tri, không nhất thiết
bên nào được lợi ngay. Nhưng đối với những người
Mỹ bình thường, thì hậu quả của phán quyết rất rõ
ràng.
Nếu Tối Cao Pháp Viện để yên
cho đạo luật Obamacare thì không có gì thay đổi. Nếu
đạo luật bị bác bỏ, có lẽ các hãng bảo hiểm cũng
không thay đổi chính sách của họ ngay, thí dụ họ vẫn
thi hành điều khoản cho các con được hưởng bảo hiểm
của bố mẹ cho tới năm 26 tuổi. Những người đang có
bệnh thì nên đi dạo mua bảo hiểm ngay, vì các công ty
bảo hiểm sẽ có quyền từ chối các thân chủ bệnh
sẵn, mặc dù họ có thể không làm điều đó ngay lập
tức, sợ mang tiếng xấu. Những người có con nhỏ cũng
nên mua riêng bảo hiểm cho con, vì không biết bao giờ các
công ty bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm cho các thanh
niên dù dưới 26 tuổi. Trước khi đạo luật bị xóa bỏ,
mọi người nên tìm bác sĩ xin đi khám ngực (mammograms),
khám ruột già (colonoscopies,) và chích ngừa (immunizations)
ngay, vì nếu luật này không còn áp dụng thì có thể sẽ
mất các quyền lợi đó. Những người đang hưởng
medicare (bảo hiểm y tế cho người về hưu) cũng có thể
không được khám nang thượng thận (prostate), khám ung thư
ngực và ruột già miễn phí nữa.
Nói chung thì nếu đạo luật
Obama bị xóa bỏ, tiền mua bảo hiểm của nhiều người
sẽ tăng lên và các dịch vụ được hưởng sẽ giảm
bớt. Mọi người Mỹ sẽ tìm mua bảo hiểm ở những
công ty không ấn định số chi phí y tế tối đa suốt
đời (lifetime caps), một điều mà đạo luật Obamacare
cấm. Dù đạo luật vẫn được thi hành, thì người mua
bảo hiểm y tế vẫn phải coi kỹ các hợp đồng mình sẽ
ký, vì các khoản đóng góp thay đổi theo từng công ty,
từng loại hợp đồng (co-pays, co-insurance, premiums, vân
vân). Dân những nước như Anh, Đức, Canada không ai phải
đọc kỹ những hợp đồng như vậy, vì tất cả đều
do chính phủ lo.
Trước khi Tòa án Tối cao công
bố phán quyết, cũng nên biết điều khoản bắt buộc
mọi người Mỹ phải có bảo hiểm y tế rất khó áp
dụng! Vì ai không mua bảo hiểm cũng chỉ phải đóng món
tiền phạt, rất thấp so với số tiền phải trả nếu
mua bảo hiểm! Một người khỏe mạnh bình thường có
thể chấp nhận đóng tiền phạt còn hơn mua bảo hiểm!
Điều khoản này đã từng được đảng Cộng Hòa chủ
trương và cổ võ trước đây 30 năm; mà trong thời gian
đạo luật Obamacare được quốc hội thảo luận cũng
không thấy ai phản đối điều đó, cho tới cuối năm
2010 mới nổi lên. Tổng thống Obama thì lại chống điều
đó khi ông giành địa vị ứng cử viên tổng thống với
bà Hillary Clinton năm 2008. Bây giờ chính điều khoản này
là nguyên nhân khiến đạo luật Obamacare phải ra tòa!
Hồ Trung Tú - Chấp nhận đau đớn nhưng có chữa được bệnh?
Hồ Trung Tú
Bài phỏng vấn Chủ tịch nước TrươngTấn Sang trên báo TT ngày 25/6 vừa qua đã làm nức lòng nhiều người. Các blogger nổi tiếng như Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thông, hay Trương Duy Nhất cũng đều có những thán từ như “Quá đã!”; “hy vọng!” phải thành công trong việc chống tham nhũng vì đó là “mệnh lệnh của nhân dân”; “Nhiều cử tri nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn? ... Với niềm hứng khởi đặc biệt.
Tui cũng hứng khởi như vậy, như hồi nghe ông nói về chuyện không phải một con sâu mà là một bầy sâu trong nồi canh, nhưng khi đọc đến đoạn “Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác” thì tui hết hứng khởi.
Bộ máy này còn có thể làm cho trong sạch được ư? Thì ừ, cứ cho là đem chém hết rồi tuyển bộ máy khác đi thì cái cơ chế nào để bộ máy mới lại không nhiễm bẩn tiếp tục? Vấn đề là cái cơ chế nào để giám sát bộ máy chứ không phải làm cho trong sạch bộ máy. Thực lòng tui, chứ không dám nói là toàn dân, chờ ông là chờ ông tìm ra cái cơ chế để bộ máy tự nó trong sạch chứ không phải là hô hào một cuộc làm trong sạch bộ máy. Nói cho dễ hiểu, phải có cơ chế làm cho con người không nhiễm bẩn, hay tự giữ mình sạch chứ không phải bắt từng người đứng lên kiểm điểm xem tắm mấy ngày rồi thì bắt đi tắm!
Và vì thế tự dưng tui nổi lên thói xét nét xấu tính. Ông nói, chúng ta nghe, và dĩ nhiên chúng ta không phải là những đứa trẻ chỉ biết nghe, ta có quyền phán đoán, đánh giá xem ông nói thật hay nói đùa, nói thực lòng hay chỉ là một đối phó chính trị. Ta cũng khó có đủ thông tin để biết ông thực sự nghĩ gì trong đầu nên cứ trên mặt chữ mà xét vậy. Ngoại trừ những mẫu câu có từ thời bác Hồ còn sống như “Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật”... khỏi phải bàn ra thì toàn văn bài phỏng vấn ta thấy có mấy khả năng xảy ra ở động cơ khi ông nói những lời tâm huyết ấy:
1- Ông thực lòng nghĩ vậy và đang từng bước thực hiện theo đúng tinh thần nghị quyết 4. Ông thực sự quyết tâm làm trong sạch bộ máy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác. Điều này thì để báo Nhân Dân viết xã luận sẽ đầy đủ hơn.
2- Một khả năng nữa là ông bất lực, ông thấy hết biết hết những tiêu cực nhưng ông bất lực! Ngay cái sự bất lực này cũng nên chia ra mấy nguyên nhân:
- Ông muốn thay đổi nhưng quyền lực không có, nên cứ nói cho vui vậy rồi đâu vẫn hoàn đấy, chả ai sợ nữa, bộ máy biết, như đã từng biết cái chức vị của ông ở các vị tiền nhiệm là để trang trí cho vui chứ không thực quyền, đôi lúc nó cũng cần để xoa dịu lòng dân nhưng, chỉ vậy thôi.
- Ông muốn thay đổi nhưng không biết thay đổi như thế nào, nên chỉ còn trông vào nghị quyết 4. Cái này thì thuốc chữa ở một bài khác, không trong bài này…
3- Ông hoàn toàn giả dối, đối phó với dư luận, với người đối diện, với người phỏng vấn, nói sao cho hay là qua một quận, mọi chuyện còn đó, từ từ... tính! Khả năng này thấp.
4- Ông không dối nhưng ông không biết sự thật cuộc sống đang diễn ra như thế nào. Và thật vậy, chỉ trong một bài phỏng vấn không dài ta đã thấy 2 lần ông nói đến chuyện ông “có nghe nói nhưng chưa có điều kiện kiểm tra” (chuyện dinh cơ Bí thư tỉnh ủy Hải Dương và chuyện nhiều người “sang tận Singapore mua hết biệt thự này đến biệt thự kia”). Chuyện này ai cũng đã nghe đầy hai lỗ tai, địa phương nào cũng loạn dinh cơ, chỉ có ông thì không biết, hay cũng biết nhưng... cần kiểm tra chính xác! Dĩ nhiên kiểm tra là cần thiết, kiểm tra mới kết luận được; nhưng thưa Chủ tịch, kiểm tra ra thì đó mới chỉ là một con bịnh, một con sâu; đây là một bầy sâu thì sự kiểm tra không cần nữa mà phải cần đến phương án khác, kiểm tra, khởi tố kỷ luật thì chỉ như làm màu, như cho thuốc aspirin thôi!
Ở đây có yếu tố nữa cần phải xét cho nó khách quan đó là ông không biết thực sự, nếu vậy thì cái tháp ngà nào đang bao vây ông? Nghĩ thế đi cho nó nhẹ người!
5- Ông thực sự muốn giải quyết vấn đề nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Là người trong hệ thống ông chỉ biết dùng những chiếc chìa khóa mà hệ thống trao cho. Ông thực sự không biết phải làm gì khác. Nếu vậy thì tội cho dân này quá. Cắn răng mà chờ một nhiệm kỳ nữa vậy.
Nói về chống tham nhũng ông nói: “Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng”. Không biết ông có thực sự tin là khi giao dịch qua ngân hàng thì tham nhũng sẽ giảm hay không chứ dân đen bọn em biết thừa không có thứ gì mà tiền bọn mafia không lách qua được. Kiểm tra qua ngân hàng ư, em mua luôn người kiểm tra đó thành mù luôn, máy không mù ư, thì em mua cái máy cho mù luôn. Máy không mù thì cái báo cáo cũng do người nào đó soạn em làm người đó mù luôn. Thanh tra hằng năm thì em lại làm như Chủ tịch nói : “chiêu đãi đoàn thanh tra của trung ương trước khi kết thúc công việc bằng một đêm vui vẻ với các cô gái xinh đẹp tại khách sạn”... Kính mong Chủ tịch đừng kỳ vọng quá vào đó mà mất thời gian. Nhiệm kỳ còn không nhiều, Chủ tịch cố gắng tìm ra cái đầu dây mối nhợ nào đó mà rút một phát, mọi thứ rối rắm không biết gỡ từ đâu được tháo tung ra rồi từ ta xếp lại, chứ nghe mấy thầy dùi nói chỗ này quan trọng, chỗ kia quan trọng , chả mấy mà về vui thú điền viên, bọn em hết hứng khởi, không còn gì để hy vọng như chị Thùy Linh nói thì buồn lắm.
Tít bài phỏng vấn là “Chấp nhận đau đớn để chống tham nhũng thành công”, thoạt nghe bản thân cách nói này hay nhưng xét kỹ thì không ổn! Chống tham nhũng không bao giờ có đích cuối cùng để gọi là thành công, nước Mỹ hay Na Uy, Phần Lan giờ cũng còn chống tham nhũng. Vần đề cần nêu là phải tìm cho ra một cái cơ chế để người dân, toàn dân tham gia chống tham nhũng hiệu quả chứ không phải là đảng làm thành công hay không thành công việc này! Tai mắt của dân còn hơn Tố Hữu nói “Trăm tay nghìn mắt”, còn hơn cả Phật bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, sẽ không có tên tham nhũng nào không bị nhân dân phát hiện và lôi ra ánh sáng. Vấn đề chỉ là cái cơ chế cho dân làm việc đó thôi. Chủ tịch nói: “không bỏ qua bất cứ dư luận nào” thế nhưng dư luận đầy đó có ai nghe đâu! Thứ nữa, cái tít này, tức câu nói này, cho thấy sẽ quyết liệt, có thể sẽ có kỹ luật nội bộ ở cấp cao nhất, thế nhưng không ai chắc chắc sau đó bộ máy mới đó lại tham nhũng hay không; nếu cứ tiếp tục cái cơ chế này, vận hành này thì đến con nít nó cũng biết tham nhũng sẽ lại tiếp tục ở tay người kế tiếp khác và đây chỉ là cuộc thanh trừng nội bộ, không hơn không kém.
Điều quan trọng ở đây là cần phải tìm cho ra cái cơ chế vận hành xã hội giúp ngăn ngừa tham nhũng, không có cách nào khác là một xã hội dân chủ pháp quyền, đa nguyên đa đảng, báo chí tự do như một công cụ giám sát của dân. Và đó mới là thứ dân cần ở ông, chưa đến lúc nói ra nhưng cũng nên hé lộ vài lời cho dân biết về cuộc thay đổi căn cơ nào đó. Và đó, cuộc thay đổi ngoạn mục ấy là kỳ vọng của nhân dân đặt lên ông. Nhân dân Việt Nam nhân hậu, biết ơn ai đến kiếp sau còn tìm cách trả, chưa bao giờ lịch sử lại sẵn sàng ghi công người đem lại niềm hứng khởi mới cho dân tộc, xem người đó như anh hùng dân tộc không lớn nhất thì cũng lớn nhì trong toàn bộ lịch sử dân tộc như lúc này. Tui, chứ không dám nói toàn dân, kỳ vọng vào ông, hay bất cứ người nào khác, hãy hé lộ cho đôi lời chứ đừng là những lời tỏ ra thông cảm hiểu biết tiêu cực như ông nói trong cuộc phỏng vấn này.
Nói đi thì phải nói lại, viễn vông mơ mộng xa xôi rồi cũng phải quay về lại thực tế, em thấy toàn bộ bài phỏng vấn trọng tâm rơi vào ý này: “Nay Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng. Với thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi và "ra tay" cỡ như vậy cũng đã là cao nhất. Nhân dân đang rất trông chờ kết quả từ quyết sách mới”. Thì vâng, em xin ừ, em trông chờ kết quả từ quyết sách mới này vậy. Nếu không có chút hy vọng nào thì chết mất!
H.T.T.
Nguồn: hotrungtu.blogspot.com.es
Thái Bình - Xử vụ Vinashin chưa thoả đáng?
Thái Bình
Cựu chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình và đồng phạm làm thất thoát trên tám mươi ngàn tỷ đồng, tương đương trên 4 tỷ đô la Mỹ. Phiên toà sơ thẩm xét xử Phạm Thanh Bình cùng đồng phạm của Toà án thành phố Hải Phòng tháng 3 vừa qua, tuyên phạt các bị cáo về tội danh “cố ý làm trái”, Phạm Thanh Bình mức án cao nhất 20 năm tù, các bị cáo khác mức án thấp hơn.
Mức án trên với các bị cáo là nặng hay nhẹ tôi không bình luận. Tôi thấy rằng phiên toà mới xét xử một nửa tội danh.
Nửa tội danh còn lại là gì?
*
Để có số tiền khổng lồ được rót vào Vinashin, phải có hàng trăm dự án khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiếp đến các cơ quan chức năng nghiên cứu dự án cung cấp vốn dưới các hình thức sau:
1/ Ngân sách nhà nước cấp vốn thông qua Kho bạc nhà nước, hoặc Nhà nước bảo lãnh tín dụng.
2/ Các Ngân hàng đầu tư vào Vinashin dưới dạng tín dụng ngắn hạn hay dài hạn tuỳ tính chất của dự án và tín nhiệm của các ngân hàng với Vinashin.
Với mục 1 có hai trường hợp: Thứ nhất, Nhà nước cấp vốn trực tiếp phải có đơn vị phân bổ vốn, có thể là Bộ KH-ĐT hoặc Bộ Tài chính, nhưng Kho bạc nhà nước là nơi cấp vốn; quy trình thẩm định dự án của các cơ quan này trước khi cấp vốn rất chặt chẽ. Thứ hai, Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng, thông thường có hai cơ quan quản lý nhà nước bảo lãnh là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước; quy trình thẩm tra, thẩm định dự án cũng rất chặt chẽ như trường hợp thứ nhất. Thậm chí trước khi cấp vốn hoặc bảo lãnh, những cơ quan trên còn phải đi kiểm tra tiến độ thực hiện từng dự án, tiến độ đến đâu cấp vốn đến đó. Nếu các cơ quan chức năng này làm đúng quy trình thì không thể thất thoát vốn.
Với mục 2. Khi có đề nghị vay vốn của chủ đầu tư, cán bộ tín dụng thẩm tra dự án, báo cáo trưởng phòng, trưởng phòng báo cáo giám đốc ngân hàng. Trước đầu tư vốn, Ngân hàng phải nghiên cứu rất kỹ dự án. Để cấp tín dụng phải có hai điều kiện: một là dự án khả thi và có khả năng thu hồi vốn được cấp có thẩm quyền duyệt, hai là phải có tài sản đảm bảo.
Làm đúng quy trình trên, vốn nhà nước, vốn tín dụng bảo lãnh, vốn tín dụng các Ngân hàng không thể thất thoát, trừ khi Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, các cơ quan chức năng nhà nước cùng chủ đầu tư ăn “dơ” với nhau cố tình làm trái các quy định trên. Như vậy hành vi làm trái không chỉ một bên chủ đầu tư mà cả bên cấp vốn.
Như phân tích trên, để có hàng chục ngàn tỷ đồng rót vào Vinashin cho Phạm Thanh Bình và đồng phạm làm thất thoát thì không thể chỉ xử một bên nhận vốn. Một bên cố tình làm trái, bên kia làm đúng quy trình, liệu cố ý làm trái có xảy ra? Bên cấp vốn bao gồm Kho bạc, Ngân hàng, các cơ quan chức năng nêu trên vô can liệu có lọt tội? Chức năng của bên cấp vốn đầu tư dự án là phải xem xét nếu dự án hiệu quả cấp vốn đầu tư, dự án không hiệu quả không cấp vốn đầu tư, phát hiện dự án kém hiệu quả có quyền ngừng cấp vốn để thu hồi nợ. Làm đúng như vậy thì liệu Vinashin có số tiền khổng lồ để tham nhũng thất thoát không?
Một vấn đề các cơ quan tố tụng cần chú ý là liệu có áp lực lên các cơ quan cấp vốn cho Vinashin?
Phạm Thanh Bình trong nhà lao, thầm trách các bác Kho bạc, Ngân hàng... biết tôi làm ăn kém hiệu quả và làm trái quy định sao các bác cứ rót vốn vào, tưởng cứu được tôi nào ngờ hại tôi và hại cả các bác. Nếu các bác rót vốn đến đâu, các bác kiểm tra giám sát đến đó thì tình hình đã khác, làm gì có được hàng chục ngàn tỷ đồng để tôi làm thất thoát. Hậu quả bây giờ tôi phải gánh chịu, các bác vô can? Dương Chí Dũng đàn em cũng làm thất thoát số tiền khổng lồ, Dương Chí Dũng rút bài học từ tôi, dại gì phải chịu hậu quả một mình, trong khi có cả hệ thống làm sai, mà vấn đề tế nhị nhiều việc làm sai tố ra cũng khó, tỷ như để được việc phải bôi trơn các “cửa” số tiền không nhỏ, nhưng khi ra toà làm gì có bằng chứng, “ba sáu kế, cao chạy xa bay là thượng sách”.
Hà Nội ngày 26 tháng 6 năm 2012
T.B.
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Mặc Lâm - Chủ nghĩa bành trướng không còn phù hợp với thời đại
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Sau khi Luật Biển của Việt Nam được Quốc Hội thông qua, ngay lập tức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ bằng nhiều cách trong đó có việc triệu hồi đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đến phản đối, đồng thời nâng cấp quy chế hành chính của 3 quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa ở Biển Đông từ cấp huyện lên cấp quận.
Tàu ngầm hiện đại Trung Quốc thường xuyên xuất hiện
ở Biển Đông với ý đồ biểu dương lực lượng. - AFP
ở Biển Đông với ý đồ biểu dương lực lượng. - AFP
Mặc Lâm phỏng vấn đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự của đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh để biết thêm quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông, Luật Biển Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu và gặp nhiều trở ngại cuối cùng cũng được thông qua vào ngày 21 tháng Sáu vừa qua. Là người từng làm việc trong vai trò tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ông có nhận xét gì về bộ luật được xem là quan trọng này.
Đại tá Quách Hải Lượng: Tôi nghĩ Luật Biển ra đời vào lúc này là đúng chứ chẳng phải là sớm mà thật ra có khi đáng lẽ phải ra sớm hơn nữa, bởi vì một đất nước thì mình phải có luật của mình, phù hợp với luật của quốc tế. Muốn bảo vệ biển thì phải theo luật của quốc tế bằng luật của mình. Tôi cho rằng Quốc hội Việt Nam thông qua luật này là đúng lúc, hợp thời cơ.
Mặc Lâm: Thưa ông dư luận quốc tế đã phản ứng tốt với Luật Biển Việt Nam và cho là lời lẽ ôn hòa hợp lý, đặc biệt các điều khoản trong chương 3 rất rõ ràng và phù hợp với công ước về luật Biển quốc tế đối với các hoạt động hàng hải của ngoại quốc. Tuy nhiên Trung Quốc đã nhanh chóng phản đối Luật Biển của Việt Nam, từ Quốc hội cho tới chính phủ của họ. Ông nghĩ gì về những lời phản đối này?
Đại tá Quách Hải Lượng: Tôi nghĩ rằng cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả.
Cái gốc đó là gốc sai trái nhưng vì họ tự cho là họ đủ sức
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ biến hôm 15 tháng 12, 2011/AFP
mạnh cho nên họ cứ làm những việc không phù hợp với ngoại giao quốc tế. Nó không phải là giao hảo quốc tế.
Trong khi đó họ vẫn nhấn mạnh là đối với Việt Nam thì họ muốn quan hệ hữu nghị, giải quyết bằng thương lượng này khác nhưng với kiểu đó thì chỉ là sự lấn chiếm, hay nói cách khác là hành động xâm lược với hình thức hợp pháp hóa luật pháp của họ.
Như thế là không đúng, sẽ không được lòng quốc tế và nhất là đối với người Việt Nam ngày càng thấy rõ dã tâm của họ hơn mà thôi.
Mặc Lâm: Mới đây trong một bài trả lời phỏng vấn ông kể về kinh nghiệm của mình trong trận chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc lúc ấy ông là trưởng phòng tác chiến của quân chủng phòng không. Ông cho là Trung Quốc đã tiến hành thông tin, chiến tranh tâm lý làm cho các cấp lãnh đạo Việt Nam mất cảnh giác đến nỗi lính Trung Quốc vào tới Lạng Sơn mà ta vẫn không tin. Thưa những động thái hồi gần đây cho thấy Trung Quốc vẫn đang theo đuổi một chiến lược như vậy đối với Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực. Ông có chia sẻ gì về những dấu hiệu này?
Đại tá Quách Hải Lượng: Chính xác là từ xưa tới nay họ vẫn làm thế và vẫn lập đi lập lại như thế và chưa bao giờ họ từ bỏ cách làm này đâu. Chỉ có điều bây giờ đang nằm trong điều kiện mới…
Đối sách mềm mỏng của Việt Nam là hợp lý
Mặc Lâm:Trong điều kiện kéo dài lâu như vậy nhưng xem ra chính phủ vẫn chưa có một giải pháp nào tương ứng để đối phó, theo ông thì biện pháp tốt nhất là gì và nếu được góp ý kiến thì ông sẽ đưa ra điểu gì?
Đại tá Quách Hải Lượng: Những cái này thì tôi chưa có đề nghị gì bởi vì tôi biết chính phủ hoàn toàn có những phương sách đầy đủ để đối phó nhưng chính phủ rất điềm tĩnh trước những hành động vô lý của Trung Quốc.
Tôi rất tin tưởng chính phủ và lãnh đạo của Việt Nam các ông ấy đang có đối sách hợp lý. Vì đối với một anh hung hãn như thế thì ta nên mềm mỏng chứ không nên lên gân lên cốt làm gì. Thái độ của chính phủ Việt Nam tôi rất hoan nghênh và tôi cho là sáng suốt.
Mặc Lâm: Như vậy liệu một cuộc chiến như năm 1979 lại xảy ra và lịch sử sẽ được lập lại nếu Việt Nam cương quyết chống lại ý đồ bành trướng như ông nói?
Tàu ngầm Kilo cải tiến và máy bay Sukhoi-30MK2 mà VN mua để hiện đại hóa quân đội /RFA file/Wikipedia
Đại tá Quách Hải Lượng: Cũng chẳng thể lập lại được đâu bởi vì lịch sử nó qua đi, lần sau nếu nó có trở lại thì cũng chỉ gần gần giống như thế thôi chứ nó không bao giờ lập lại được.
Mặc Lâm: Cứ cho rằng một kịch bản xấu nhất là Trung Quốc sẽ tấn công chớp nhoáng Việt Nam vì một lý do nào đó mà họ tìm ra. Liệu với khả năng phòng thủ hiện nay Việt Nam có thể cầm cự trong bao lâu để chờ đợi sự nhập cuộc của các phía có quan tâm đối với cuộc chiến trong khu vực thưa ông?
Đại tá Quách Hải Lượng: Điều này nói ra thì hơi rộng. Bây giờ tiềm lực của hai bên anh nào cũng có tiềm lực riêng và Trung Quốc chưa chắc đã biết hết tiềm lực của Việt Nam và Việt Nam cũng chưa thấy hết Trung Quốc nó là cái gì.
Thật ra bây giờ dần dần người ta thấy Trung Quốc không mạnh như là họ tuyên truyền đâu. Hơn nữa muốn xảy ra sự kiện gì về xung đột hay không xung đột thì bao giờ nó cũng đi đôi với hoàn cảnh quốc tế mới.
Hoàn cảnh quốc tế mới chính là vấn đề cân bằng chiến lược ở khu vực này mà lúc đó thì Trung Quốc không thể hung hãn làm liều được.
Tuy vậy họ có thể gây những
Bản đồ cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung Tháng Giêng 1979. File photo
chuyện nhỏ. Những chuyện nhỏ đó họ gây ra thực sự là cái bẫy, cái bẫy này họ muốn đối phương của họ nếu mắc vào thì bị cho là gây sự trước và từ đó họ sẽ hành động mở rộng ra. Việt Nam không bao giờ bị mắc vào cái bẫy này của Trung Quốc.
Mặc Lâm: Để tránh cái bẫy đó rõ ràng là cho tới nay Việt Nam đã và đang tự chế có khi vượt giới hạn sĩ diện của một quốc gia nhằm tránh các cuộc đổ máu. Thế nhưng Trung Quốc tiếp tục bắt bớ, giết chóc ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Liệu Việt Nam còn chịu đựng được bao lâu trước dã tâm này thưa ông?
Đại tá Quách Hải Lượng: Cái đó đòi hỏi một sự đấu tranh kiên trì của ta nhất là nhân dân Việt Nam. Họ vẫn kiên cường ra biển. Phần Trung Quốc thì họ biết là họ làm sai chứ không phải là không biết, nhưng họ cứ bắt bừa đi ra cái điều đó là chủ quyền của họ. Họ muốn nói với thế giới là người Việt Nam đi vào vùng đất chủ quyền của họ chứ họ biết thừa là họ làm vậy là sai.
Đúng là ta cũng có những khó khăn thật nhưng nhân dân Việt Nam vẫn cương quyết bám biển. Việc này có thể vẫn tiếp tục xảy ra nhưng cũng có những cái mà Trung Quốc sẽ phải thay đổi nhất là tình hình gần đây tất cả những biến chuyển trong việc cân bằng lực lượng trong vùng Biển Đông này.
Trung Quốc càng hung hãn thì càng tạo ra sự liên kết của những nước khác trong khu vực chống lại Trung Quốc. Về lâu về dài họ không có lợi đâu, nếu họ thông minh thì họ nên nghĩ lại.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Đại tá Quách Hải Lượng đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.
Thanh Phương - Pháp đón tiếp Aung San Suu Kyi như một nguyên thủ quốc gia
Thanh Phương - (RFI)
Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi (thứ hai từ phải sang) được Tổng thống Pháp Francois Hollande trọng vọng nghênh tiếp tại điện Elysée, Paris ngày 26/06/2012.- REUTERS/Philippe Wojazer
Trong chặng cuối chuyến công du lịch sử tại châu Âu, bà Aung San Suu Kyi, dân biểu Quốc hội Miến Đìện và chủ tịch Liên đoàn quốc gia vì dân chủ bắt đầu thăm Pháp từ hôm nay, 26/06/2012. Bà được đón tiếp trọng thể như một nguyên thủ quốc gia, với dạ tiệc khoản đãi và họp báo chung với tổng thống Pháp François Hollande.
Theo chương trình dự kiến, chiều nay, tổng thống Pháp François Hollande tiếp bà Aung San Suu Kyi tại Điện Elysée và mở dạ tiệc khoản đãi nhà đối lập Miến Điện. Trước buổi dạ tiệc, hai người sẽ có một cuộc họp báo chung.
Ngày mai, 27/06, bà Aung San Suu Kyi sẽ đến Tòa Đô chính Paris vào buổi trưa, dự lễ trao tặng bằng Công dân Danh dự của thành phố cho bà, trước khi gặp gỡ đô trưởng Bertrand Delanoe. Vào buổi chiều, lãnh đạo đối lập Miến Điện sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, trước khi dự buổi dạ tiệc tại Bộ Ngoại giao. Nhân dịp này, bà Aung San Suu Kyi sẽ trồng một cây biểu tượng cho tự do trong khu vườn của Bộ Ngoại giao Pháp.
Đến ngày 28/6, bà Aung San Suu Kyi sẽ lần lượt được chủ tịch Hạ Viện và chủ tịch Thượng viện tiếp. Chiều tối hôm đó, nhà đối lập Miến Điện sẽ đến đại học Sorbonne để tham gia hội thảo – tranh luận với các sinh viên Pháp, chiếu theo mong muốn của bà là được gặp gỡ giới trẻ châu Âu nhân chuyến công du lần này.
Cũng tại Paris, bà Aung San Suu Kyi sẽ tranh thủ gặp gỡ đại diện các tổ chức phi chính phủ của Pháp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, hoạt động nhân đạo và yểm trợ phát triển ở Miến Điện. Bà cũng sẽ là khách mời danh dự của buổi dạ tiệc do Diễn đàn Phụ nữ về Kinh tế và Xã hội tổ chức. Ngày 29/6, bà sẽ rời Paris trở về nước.
Một nguồn tin ngoại giao Pháp được hãng tin AFP hôm nay trích dẫn cho rằng “Bà Aung San Suu Kyi được tiếp đón với những nghi thức tương xứng với lịch sử của bà, trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Bà là biểu tượng cho cuộc đấu tranh chống độc tài, cho lòng can đảm và sự phản kháng áp bức”. Cũng theo nguồn tin này, chuyến viếng thăm nước Pháp của bà mang một “thông điệp của sự tin tưởng vào tương lai của Miến Điện”.
Về phần ông Pierre Martial, Chủ tịch hiệp hội Pháp - Aung San Suu Kyi nói rằng : “Nước Pháp là một biểu tượng trong trái tim người Miến Điện, đây vẫn là quốc gia của nhân quyền, là một trong những nước đã vận động rất nhiều cho bà”.
Lãnh đạo đối lập Miến Điện đã bắt đầu chuyến công du châu Âu tại Thụy Sĩ ngày 13/06. Ngày 16/6, bà Aung San Suu Kyi đã đến Oslo, Na Uy để đọc diễn từ nhận giải Nobel Hoà bình, trao tặng cho bà cách đây 21 năm. Trong bài diễn văn, nhà đối lập Miến Điện đã kêu gọi hòa giải dân tộc, trả tự do cho toàn bộ tù chính trị và nhắc lại thái độ “lạc quan thận trọng” của bà về tiến trình chuyển tiếp chính trị trong nước.
Tại Anh quốc, quê chồng của bà, Aung San Suu Kyi cũng được tiếp đón trọng thể và đặc biệt đã được mời đến phát biểu trước Quốc hội Anh, một vinh dự hiếm khi dành cho các lãnh đạo nước ngoài.
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
Dương Danh Huy - Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam
Dương Danh Huy
Gửi cho BBC từ Oxford, Anh quốc
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển. Với tình hình tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, đây là đạo luật mà nhiều người Việt Nam mong đợi. Trên cơ sở đạo luật này còn có thể thay đổi trước khi được ban hành, đây là một số nhận xét ban đầu về văn bản Luật Biển.
Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các luật và tuyên bố trước đây
Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các văn bản và tuyên bố trước đây của Việt Nam về chủ quyền và chế độ pháp lý các vùng biển. Có lẽ ba yếu tố đã dẫn đến điều đó.
Thứ nhất, sau khi Công ước Luật Biển của LHQ ra đời cách đây 30 năm thì trật tự đại dương trên thế giới ngày càng trở thành rõ ràng hơn. Vì Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước năm 1996, Việt Nam cũng phải có luật pháp thích hợp cho việc hoàn thành những nghĩa vụ của mình đối với Công ước và để bảo đảm sự tôn trọng đối với Công ước.
Thứ nhì, Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với thế giới, cho nên phải áp dụng luật quốc tế nhiều hơn, và chắc chắn là khả năng của Việt Nam trong lãnh vực luật quốc tế ngày càng được phát triển hơn.
Thứ ba, trong bốn năm qua, các động thái của Trung Quốc, bắt đầu từ việc gây áp lực với BP, đã làm cho tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông trở thành một trong những vấn đề an ninh hàng đầu cho Việt Nam – vì thế Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn vào việc soạn thảo Luật Biển để làm sáng tỏ thêm quan điểm của mình.
Điểm đặc biệt
Điểm đặc biệt nhất là Điều 1 ghi cụ thể quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam và Điều 2 ghi nếu quy định của Luật Biển khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Hai điều lệ đầu tiên đó phản ảnh chiến lược của Việt Nam về biển đảo: về đảo thì giữ vững quan điểm đảo là của Việt Nam, về biển thì tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ, một điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều đáng chú ý là đạo luật có uy quyền nhất về chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam đã tự đặt mình dưới các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, mà liên quan nhiều nhất trong văn cảnh này là Công ước Luật Biển của LHQ. Điều đó nói rất nhiều về Việt Nam có nhận định thế nào về Công ước Luật Biển của LHQ. Chúng ta có thể so sánh với luật của Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế trong đó họ thòng thêm một câu để bảo lưu cái họ gọi là quyền lịch sử, mở ngỏ cửa cho việc Trung Quốc không tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ.
So sánh với luật biển cũ và với Công ước về Luật Biển của LHQ
Việc Điều 1 ghi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, tuy không phải là một điều mới, nhưng là điều người Việt nào cũng mong muốn trong tình hình căng thẳng về biển đảo, và có lẽ phần lớn sẽ tán thành việc nó được làm sáng tỏ một cách cụ thể ngay trong điều lệ đầu tiên.
Luật Biển này khắc phục một số điểm trong luật và tuyên bố cũ không phù hợp với Công ước Luật Biển, thí dụ như về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải 12 hải lý và quyền tự do hàng hải trong vùng tiếp giáp lãnh hải, nhưng không khắc phục hoàn toàn. Thí dụ như Luật Biển quy định tàu thuyền quân sự nước ngoài phải thông báo với Việt Nam trước khi sử dụng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, trong khi Công ước Luật Biển LHQ không đòi hỏi phải thông báo.
Luật Biển không công nhận quyền đi qua không gây hại cho tàu thuyền quân sự của nước ngoài trong nội thủy Việt Nam, một quyền có trong Công ước Luật Biển LHQ, nhưng cũng có ghi nhận trừ trường hợp Công ước Luật Biển LHQ có quy định khác và tàu thuyền quân sự nước ngoài phải hoạt động phù hợp với lời mời của hoặc thỏa thuận với Việt Nam.
Điều đáng chú ý mà có thể có ảnh hưởng đến Hoàng Sa, Trường Sa, là Luật Biển nói cụ thể rằng các đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đó là một điều khoản của Công ước Luật Biển và có nghĩa là Việt Nam sẽ không đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho một số đơn vị địa lý ở Hoàng Sa, Trường Sa. Ngược lại, Việt Nam vẫn có thể cho rằng những đảo “thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” là có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Luật Biển ghi Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Luật biển này tiếp tục dùng hệ thống đường cơ sở thẳng Việt Nam tuyên bố năm 1982, mặc dù hệ thống đó là không phù hợp với Công ước Luật Biển LHQ và đã bị nhiều nước phản đối. Cần nói thêm là Việt Nam không phải là nước duy nhất có đường cơ sở thẳng không phù hợp với Công ước Luật Biển và bị nhiều nước phản đối. Vấn đề là Điều 2 (nếu quy định của Luật Biển khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó) sẽ có nghĩa gì cho việc đường cơ sở thẳng của Việt Nam không phù hợp với Công ước Luật Biển.
Phản ảnh Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Luật Biển không còn cho rằng kinh độ 108 là ranh giới biển Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh.
Dù Việt Nam không phải là một quốc gia quần đảo, Luật Biển cũng sử dụng định nghĩa “quần đảo” trong phần về các quốc gia quần đảo của Công ước Luật Biển trong việc đòi chủ quyền đối với quần đảo để đòi “bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau”.
Tóm lại, Luật Biển đi sâu sát với Công ước Luật Biển hơn các luật và tuyên bố cũ, nhưng chưa tuân thủ hoàn toàn. Ngoài ra, Luật Biển còn một số điểm chưa hoàn toàn rõ ràng, và chưa biết có sẽ có thay đổi gì trước khi được ban hành hay không.
Trong nhận xét sơ khởi thì các điều lệ khác cho việc quản lý các vùng biển Việt Nam có vẻ như hợp lý và dựa nhiều trên Công Ước Luật Biển. Trong đó cũng có một số điều lệ khoản phản ảnh nhu cầu đặc thù của Việt Nam.
Một thí dụ là, trong khi nghĩa vụ tất nhiên của mọi nhà nước là bảo vệ các hoạt động hợp pháp của công dân, Luật Biển quy định cụ thể việc bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân, và đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển. Luật biển cũng quy định chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo.
Luật Biển quy định giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển, luật pháp và thực tiễn quốc tế. Như vậy là bao gồm nhiều biện pháp hơn “kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị” trong thỏa thuận Việt - Trung về “các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” năm ngoái. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên luật Việt Nam quy định cụ thể giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Chờ thời điểm thích hợp hơn
Các chuyên gia của Việt Nam biết rõ một số điểm trong các luật và tuyên bố cũ không tuân thủ Công ước Luật Biển của LHQ. Họ đã sửa một số trong những điểm đó, nhưng với một số điểm còn lại thì có lẽ họ đang chờ thời điểm khác thích hợp hơn. Việc Điều 2 có nghĩa với những trường hợp Luật Biển quy định khác với Công ước Luật Biển của LHQ thì áp dụng Công ước Luật Biển, là một cách khôn khéo để Việt Nam “chờ thời điểm khác thích hợp hơn”.
Với nhận xét sơ khởi thì văn bản Luật Biển vừa được thông qua là một bước tiến pháp lý lớn và có chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bảo vệ và quản lý biển, cũng như cho việc tiếp xúc với thế giới trên biển. Tuy nhiên điều quan trọng là Luật đó sẽ được áp dụng thế nào trên thực tế.
D.D.H.
Nguồn: bbc.co.uk
Thanh Quang - "Con đường VN" dưới mắt các bloggers
Thanh Quang, phóng viên RFA
Trong những ngày qua, hiện tượng “Con đường VN” xem chừng như gây sự chú ý đặc biệt trong công luận, nhất là giới bloggers.
Từ phải qua: Ông Lê Công Định, ông Lê Thăng Long, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Huỳnh Duy Thức tại phiên sơ thẩm hôm 20/1/2010. - AFP photo
Sự kiện lạ
Ngay sau khi ra tù trước thời hạn, ông Lê Thăng Long đã thay mặt Nhóm Chủ trương Phong trào “Con đường VN” gồm chính ông và những người còn trong vòng lao lý là Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và cả Lê Tiến Trung, tiếp tục xúc tiến phát động và mời hàng trăm nhà dân chủ, xã hội, văn hoá, chính trị trong và ngoài nước tham gia.
Qua “Thư giải trình” về “Con đường VN”, ông Lê Thăng Long cho biết đang nghiên cứu mọi ý kiến của công luận sau những ngày phát động Phong trào này để “điều chỉnh cách thức của mình tốt hơn, kể cả cách thức sáng lập, tham gia và ủng hộ, và cả về mục tiêu, phương thức hoạt động của Phong trào”.
Ông Lê Thăng Long không quên đề cập tới những nghi ngại cho rằng Phong trào Con đường VN là “cái bẫy, là cách để đảng CSVN hạ cánh an toàn”. Nhưng, theo ông Lê Thăng Long, thì ông nghĩ rằng “những phân tích của công luận đã làm sáng tỏ là không phải thế”.
Theo blogger Khoai Lang, tại đất nước VN nơi đảng CS có bản chất độc tài cầm quyền, thì việc “Con đường VN tạo ra sự nghi ngờ là điều đương nhiên”. Qua bài “Con đường VN và sự bùng nổ có lợi”, tác giả nhận định:
“Con đường Việt Nam”có phải là cái bẫy ngọt ngào hay là cái “tình” với dân tộc hay không, thì sau này chúng ta sẽ biết. Nhưng ngay bây giờ, nếu nó muốn phát triển, thì chắc chắn nó sẽ tạo ra “sự bùng nổ thông tin” về nội bộ. Và điều này, đối với chúng ta là hoàn toàn có lợi! Chúng ta sẽ được tiếp xúc với những thông tin hậu trường, nhạy cảm, ít người biết… Đó là điều tất yếu, và là sự bắt buộc nếu “Con đường Việt Nam” muốn đi xa hơn, bất kể đó là cái bẫy hay cái tình."
Blogger Mẹ Nấm, qua bài “Con đường nào cho VN?”, lưu ý rằng nếu đưa ra lập luận chỉ dựa vào nhận định phong trào “Con đường VN” là một “sự kiện lạ lần đầu tiên mới thấy” trong nền chính trị VN hiện nay để kết luận này, nọ thì lập luận ấy thiếu tính thuyết phục, thiếu những phân tích, dẫn chứng cần thiết. Và Mẹ Nấm khẳng định rằng “Nỗ lực giành công lý từ kiến thức, từ sự dũng cảm đối mặt, từ tình thương yêu bảo bọc và từ niềm tin vào sự tốt đẹp vào lẽ phải... Đó chính là con đường của Việt Nam, của tất cả những người khao khát đổi mới và tự do thực sự”.
Khi “Phản hồi về ‘con đường VN’ ”, tác giả Nguyễn Nam xem chừng như có cái nhìn nghi ngại, lưu ý rằng những trò “giả mù sa mưa” không thể nào qua mắt được những “tay lừa chuyên nghiệp cộng sản” với phương châm khét tiếng “thà giết lầm hơn bỏ sót”.
Tác giả nhắc lại đề cương “Con đường VN” đã có từ trước năm 2009 với “biết bao nhiêu khẩn khoản” nhưng giới cầm quyền CS vẫn để ngoài tai và “tống 3 ông Thức, Định, Long vào tù”. Nhưng, tác giả Nguyễn Nam nhận xét tiếp, “bây giờ ở thế bí, CS lấy ra đọc lại và thấy đây là một kế sách nhất cử lưỡng tiện. Nếu cho thực hiện, đảng chẳng những không mất gì mà còn hưởng lợi lớn”. Đó là:
"Nếu phong trào được hưởng ứng nồng nhiệt từ quần chúng: Đảng và đặc biệt là 3 Dũng và những con sâu tham nhũng gộc sẽ hạ cánh an toàn…
Nếu phong trào bị tẩy chay, thì những “diễn biến hòa bình” sẽ tự động tan rã vì không khí nghi kỵ sẽ làm người Việt đã phân hóa lại càng thêm phân hóa. Sợi dây cột bó đũa là niềm tin bị cắt đứt, sẽ không còn ai tin ai. Đảng cộng sản mặc tình bẻ gẫy từng chiếc đũa một. Rõ là bất chiến tự nhiên thành."
Quan điểm từ nhiều phía
Ông Lê Thăng Long sau khi ra tù. Photo courtesy of vietnamnet
Trích dẫn lời của Lê Thăng Long rằng “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với đảng CSVN nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho Nhà nước…”, blogger Châu Xuân Nguyễn lưu ý là nguyên nhân chính của sự thất bại của “Con đường VN” là thỏa hiệp với đảng CS, “là kêu gọi sức dân để giúp đảng CS hoàn thành mục tiêu tối hậu của đảng CS mà không cần phải theo đuổi những kết quả ảo”.
Lam Việt, khi “Cân nhắc lời kêu gọi của ông Lê Thăng Long”, thắc mắc rằng:
"Vì sao ông Long lại gấp rút vừa ra tù 1 tuần thì hoạt động mạnh như vậy.??? Tranh thủ ư.??? Tranh thủ điều gì khi đã được tha.?? Và tại sao trang blog đó ồn ào như vậy mà không bị chặn.??? Nếu theo đúng quan điểm của cộng sản thì ông Long đã vào tù trở lại rồi, vậy sao ông ấy chưa vào.??? Cả 3 ông có chung chí hướng lập ra phong trào con đường Việt Nam, phương châm hoạt động là không có gì phải bàn cãi. Bản thân phong trào là một cái tốt cho tiến trình dân chủ. Nhưng, cái mà chúng ta cần bàn ở đây là phương cách và thời điểm họ cử đại diện làm chuyện đó.!!!"
Theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh thì “Con đường VN” không phải là chuyện lạ, mà cách khởi xướng con đường VN của ông Lê Thăng Long mới là chuyện lạ. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh giải thích cái lạ thứ nhất là ông Long thuộc trong 4 người trước đây bị án tù vì “Con đường VN”, thì ông Long bị tù nhẹ nhất rồi lại được giảm án, được ra tù trước hạn; cái lạ thứ nhì là vừa ra tù, còn trong vòng quản thúc, ông Long đã công khai phát động rầm rộ, kêu gọi mọi người tham gia một phong trào vốn rất kỵ với giới cầm quyền CS, đó là chưa kể ông “thoải mái” lên đài BBC tuyên bố về phong trào này; lạ là vì trong danh sách được mời của ông Long có đủ thành phần, kể cả những nhân vật đương quyền.
Theo tác giả thì quá nhiều chuyện lạ như vậy hẳn khiến người ta nghi ngờ về “động cơ mờ ám của kẻ chủ trương khởi xướng phong trào Con đường VN”, rằng có thể đây là cái bẫy, hoặc “cảnh giác cao” là tên ai có trong danh sách được mời có nguy cơ bị bắt, hay “cảnh giác chừng mực” rằng “có thể tự đưa đầu vào rọ”, hay “cảnh giác chiến lược” rằng “Đây là cái bẫy nhưng không phải là cái bẫy để bắt người mà để gây ra sự nghi kị, chia rẽ, chống đối lẫn nhau giữa những người được cho là tiến bộ. Đó là cái bẫy làm sụp đổ phong trào dân chủ”.
Nhà văn Phạm Thị Hoài, qua bài “Chọn Đường”, cho biết dành rất nhiều thiện cảm cho sự ra đời của Phong trào Con đường VN, và đánh giá cao tính công khai của nó, đồng thời nhà văn cũng bày tỏ kính trọng về sự dấn thân của nhóm khởi xướng, “những người đã đánh đổi vị trí xã hội thành đạt của mình lấy tổng cộng gần 25 năm tù, chưa kể thời gian quản chế”.
Nhưng nhà văn Phạm Thị Hoài “xin phép chưa quyết định việc tham gia Phong trào Con đường VN” do những “băn khoăn” như sau:
"Cương lĩnh hành động của Phong trào dựa trên tác phẩm Con đường Việt Nam do ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nhóm Nghiên cứu Chấn chủ trương. Nhưng tác phẩm này mới hoàn thành phần I… Như thế, có thể coi là phong trào dựa trên một cương lĩnh hành động còn bỏ dở không?
Tuy xác định Phong trào “không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kì cầm quyền tại Việt Nam”, nhưng lí lịch chính trị của chính các thành viên nhóm khởi xướng rất nên được minh bạch, nhất là khi thông tin về sự tham gia đảng phái cũng như dự định cầm quyền của họ cho đến nay khá nhiễu loạn, không giúp những người muốn tham gia có thể định hướng và khó gây được niềm tin.
Ngay cả trong trường hợp có chung một mục đích lâu dài thì các tọa độ chính trị ở quá xa nhau cũng không thể đạt tới một đồng thuận trong những chương trình hành động cụ thể. Thiếu cơ sở để đồng thuận, đoàn kết sẽ không chỉ là một thứ cao dán bách bệnh vô nghĩa mà còn là chỗ bám víu lừa mị và tự lừa mị khi lập luận lâm vào ngõ cụt.
Lời nhận tội và xin khoan hồng của ba người trong nhóm khởi xướng vẫn bám theo Phong trào Con đường Việt Nam như một bóng đen xấu xí… những người đã ấp ủ và quyết tâm khởi xướng một phong trào chính trị để thay đổi chính xã hội ấy, những người muốn hay không sẽ đóng vai những biểu tượng, có nên đóng thuế tư cách, như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, và phần nào ông Trần Huỳnh Duy Thức đã làm hay không?"
Vận động chính trị?
Ông Lê Thăng Long trong phiên tòa sơ thẩm ngày 20/1/2010. AFP photo
Qua bài “Ngây thơ và cạm bẫy”, blogger Hà Sĩ Phu mở đầu rằng “Ra đời một cuộc vận động chính trị lớn, kèm theo đó là một tổ chức chính trị lớn, nằm ngoài tay của Đảng Cộng sản là một việc động trời”. Và TS Hà Sĩ Phu liệt kê 4 yếu tố hình thành SỰ TIN CẬY ở một phong trào, gồm:
1/Nội dung phong trào phải hợp lý, trong sáng, thuyết phục và giàu tính khả thi.
2/ Uy tín của người đứng đầu, sáng lập.
3/Lực lượng trung kiên khởi lập đã có.
4/Tính logic, thời cơ, chín muồi để cuộc vận động ra đời như một tất yếu.
Nhưng, theo nhận xét của TS Hà Sĩ Phu:
"Trong trường hợp “Con đường Việt Nam” chỉ có yếu tố văn bản tuyên ngôn là tạm được, còn 3 yếu tố sau đều không được đáp ứng, trái lại còn chứa đựng sự phi lí và khả nghi. Vậy những người đã có ý thức chính trị và bản lĩnh chính trị (trong môi trường một nước cộng sản) khó có thể tham gia. Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy.
Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi. Chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình và cho đồng loại mà tất cả cứ tưởng mình vừa thiết kế một cái gì đó thành công và sắp… thắng lớn! Chuyện như đùa!"
Giữa lúc “Con đường VN” của Lê Thăng Long làm dư luận xôn xao và gây nhiều bàn cãi, thì blogger Hiệu Minh có cái nhìn “chiến lược” rằng “ ‘Con đường VN’ mua vũ khí… Mỹ”. Theo Tổng Cua này, thì “Đám bloggers rỗi việc, bàn tán, đoán già đoán non. Nhưng chưa ai nghĩ ‘con đường VN’ có thể mua được võ khí Mỹ”.
Sau khi lưu ý rằng Lê Thăng Long vừa ra tù đã lên BBC mà không bị ngăn cản, không bị bắt trở lại hay bị nhắc nhở, blogger Hiệu Minh nhận xét rằng “Thông điệp thả anh Lê Thăng Long và ‘Con đường VN’ có thể là VN đang cải thiện về vấn đề tế nhị mà Mỹ thường xuyên yêu cầu và phía ta thì chẳng bao giờ thừa nhận…”.
Vẫn theo blogger Hiệu Minh, “TNS John McCain khuyên VN chỉ cần cải thiện nhân quyền sẽ được mua vũ khí Mỹ. VN có bước tiến bộ rồi. Đề nghị Mỹ giữ lời hứa, bán vũ khí ngay đi, không chậm trễ”.
Nguyễn Hưng Quốc - Khỏe re như bò kéo xe
Nguyễn Hưng Quốc
Gần đây, các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở khắp nơi loan tin, theo bảng xếp hạng “chỉ số hành tinh hạnh phúc” của New Economics Foundation, Việt Nam là quốc gia có chỉ số “hạnh phúc” đứng nhất ở châu Á và đứng nhì trên thế giới, chỉ sau Costa Rica; và bỏ xa các quốc gia phát triển và giàu có khác, như Nhật (thứ 45), Đức (46), Pháp (50), Hàn Quốc (63), Canada (65), Mỹ (105), v.v.
Trước đây, Viện dư luận BVA và tổ chức Gallup cũng xếp hạng Việt Nam là nước lạc quan nhất thế giới (nước đứng cuối bảng là Pháp, được xem là bi quan nhất.)
Đọc những bản tin như thế, thoạt đầu, bao giờ tôi cũng thấy vui; sau, thấy vui vui. Và cuối cùng, lần nào cũng thế, lại nhớ đến một bà dì họ của tôi. Dì Mười.
Trong giới phụ nữ thuộc bên ngoại của tôi, dì Mười suýt nữa là người đẹp nhất. So với những người khác, dì cao hơn hẳn, da trắng hơn hẳn, mũi thẳng hơn hẳn, và đặc biệt, mắt lớn và sáng hơn hẳn. Tiếc, dì bị một khuyết tật khiến tôi phải dùng chữ “suýt” ở trên: Hồi nhỏ không biết dì bị bệnh gì đó khiến một chân và một tay của dì hơi bị rút lại, còn miệng thì hơi bị méo đi một chút. Dì đi theo kiểu chấm phẩy, một chân bước ngay ngắn, còn một chân thì hơi hụt, kéo lê trên mặt đất, vì vậy ống quần ở chân ấy bao giờ cũng dính đầy bụi đất, dày cộm lên, trông rất dơ bẩn.
Mà dì bẩn thật. Lúc nào cũng bẩn. Quần áo của dì, trong ký ức của tôi, suốt mấy chục năm, hầu như lúc nào cũng màu đen, và lúc nào cũng cũ kỹ, rách rưới, vá chằng vá đụp. Dì lại ăn trầu và hút thuốc, thường là thuốc Cẩm Lệ vấn sâu kèn, lâu lâu lại phun nước miếng phèn phẹt xuống nền đất. Hồi nhỏ, tôi thương dì, nhưng lại cảm thấy ghê ghê, không dám gần dì. Hình như tôi chưa bao giờ bước vào nhà dì, lúc nào cũng là một túp nhà lụp xụp, chật chội, tối tăm, nằm đâu đó ở ngoài rìa làng. Tôi chỉ gặp dì những lúc dì đến nhà tôi. Cũng không thường xuyên lắm. Khoảng vài ba tháng một lần. Thường, đến nhà, dì nói về tướng số người này người nọ, kể chuyện tiếu lâm, không ngần ngại phun ra những chữ rất tục. Dì nói chuyện rất vui và có duyên. Dì nhớ rất nhiều ca dao, tục ngữ, thơ cổ và đặc biệt sấm Trạng Trình.
Những lần dì đến chơi như thế, nói chuyện được một lát, bao giờ mẹ tôi cũng rầy dì. Chuyện tướng số, mẹ tôi không tin, rầy dì nói nhảm. Rồi lại rầy dì không tắm giặt cho sạch sẽ, không bới tóc cho gọn gàng, không chịu làm ăn cho tử tế. Rồi hai chị em cãi nhau. Rồi dì đứng phắt dậy, cầm chiếc nón lá ngoe nguẩy ra về. Với một bàn chân lẹt quẹt kéo lê dưới đất.
Thường, mẹ tôi lại kéo dì lại, dúi vào tay dì ít tiền hoặc kéo ra sau, đưa cho dì ít ký gạo.
Mẹ tôi biết dì và các con dì đang đói.
Có lẽ dì thường xuyên đói. Chồng dì đi lính, chết trận. Dì một mình nuôi bốn năm đứa con nhỏ xíu. Lại tàn tật. Tôi thực tình không biết dì làm gì để sống. Có lẽ chỉ làm thuê làm mướn những việc không quá nặng nề. Và có lẽ bằng việc coi bói. Dì nổi tiếng coi bói hay. Nhưng cũng chỉ nổi tiếng trong làng. Mà làng lại nghèo. Nên có lẽ dì không thể sống hẳn bằng cái nghề ấy được. Coi xong, người ta thương tình tặng cho dì ít tiền hoặc ít lúa gạo. Vậy thôi.
Nhưng dì lúc nào cũng cười. Cũng vui. Khi ai hỏi về đời sống của dì như thế nào, bao giờ dì cũng đáp lại bằng một câu, một câu duy nhất: “Khỏe re như bò kéo xe!” Rồi lại cười hê hê.
Sau năm 1975, dì cũng kéo được mấy đứa con vào Nam, sống ở Đồng Nai. Cả gia đình dì làm rẫy. Nhưng lúc ấy con dì vẫn còn nhỏ, còn dì thì tàn tật nên sức canh tác và thu hoạch chắc cũng chẳng được bao nhiêu. Lâu lâu dì lại lẹt quẹt kéo lê bàn chân đầy bụi đất đến nhà tôi. Lại nói chuyện bói toán. Lại kể chuyện tiếu lâm. Lại cười hê hê. Khi ai hỏi về đời sống của dì, dì cũng lại đáp: “Khỏe re như bò kéo xe!”
Gần đây, anh tôi về Việt Nam, lại gặp dì. Con cái dì đã lớn, và may mắn, có một đứa làm ăn tương đối khá, dì không còn đói nữa. Nhưng vẫn nghèo. Và già yếu. Bàn chân tật nguyền vẫn lê lẹt quẹt trên đường, lúc nào cũng dính đầy bụi đất. Dì vẫn say sưa với chuyện bói toán, vẫn đoán hậu vận người này kẻ khác, vẫn thích nói chuyện tiếu lâm. Và vẫn cười hê hê.
Hỏi về đời sống của dì, dì vẫn đáp: “Khỏe re như bò kéo xe!”
Trần Vinh Dự - Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 5)
Trần Vinh Dự
Kimberly Hoàng trở thành một cái tên được nhiều người Việt trong và ngoài nước quan tâm đến trong thời gian gần đây. Luận văn tiến sỹ của cô ở Đại học Berkeley, nghiên cứu về tình trạng mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá rất cao trong giới nghiên cứu xã hội học. Một phần của luận văn này đã được đăng trên tạp chí Journal of Contemporary Ethnography.
Nghiên cứu của Kimberly Hoàng
Là một nghiên cứu xã hội học chứ không phải là một nghiên cứu kinh tế, công trình của Kimberly Hoàng không phân tích về lý thuyết như của Guista, Tommaso, và Strøm (2004) hay Edlund và Korn (2002) và cũng không thực hiện các điều tra và phân tích về thống kê và kinh tế lượng (econometrics) giống như Levitt và Venkatesh (2008). Công trình của cô mô tả một bức tranh về thị trường mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiên cứu thực tế của cô trong khoảng 07 tháng vào các năm 2006 và 2007. Trong giai đoạn này, Kimberly đã thâm nhập vào hệ thống các nhà hàng, quán bar, quán karaoke để tìm hiểu mà cách thức mà các giao dịch mại dâm diễn ra như thế nào.
Cô phỏng vấn cả những người đi mua dâm và những người đi bán dâm mà cô gặp. Dựa trên các trải nghiệm này, cô chia thị trường mại dâm thành 03 loại:
Loại cấp thấp là thị trường dành cho khách mua thuộc các đối tượng lao động thu nhập thấp. Đặc trưng của loại này là giá giao dịch rất thấp (khoảng US$3 đến US$4), người bán thuộc độ tuổi 30 – 40 và phần nhiều là những phụ nữ ngoại hình không hấp dẫn, đã từng có gia đình, có con cái, và không có cơ hội tham gia vào các ngành nghề thủ công bình thường. Kimberly cho rằng các quan hệ giữa người mua và người bán thuần túy là quan hệ qua đường và không liên quan đến bất kỳ cung bậc nào về tình cảm.
Loại thứ hai, theo Kimberly, là cấp trung bình được đặc trưng bởi quan hệ với khách tây ba lô. Theo cô những người cung cấp dịch vụ này là loại giữa các cô gái Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường lao động khác nhưng làm mại dâm để có thu nhập cao hơn và có cơ hội hình thành những mối quan hệ tình cảm và thậm chí hôn nhân với khách hàng nước ngoài.
Loại cuối cùng, Kimberly gọi là cao cấp là loại mà những cô gái cung cấp dịch vụ này là các cô gái trẻ, có nhan sắc vượt trội, có trí tuệ và học vấn, thậm chí đang làm việc ở những ngành nghề bình thường có mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng thu nhập của Việt Nam. Khách hàng của các cô là các khách hàng chọn lọc, các Việt kiều và người bản địa giàu có, và sẵn sàng chi những khoản tiền lớn. Quan hệ giữa người bán và người mua cũng vượt xa quan hệ mua bán thông thường và luôn gắn với những quan hệ tình cảm ở mức độ nhất định. Các cô gái tham gia vào thị trường ở phân khúc cao cấp này thường không ngại vấn đề tổn hại uy tín mà Guista, Tommaso, và Strøm (2004) nói đến. Lý do là các cô không phục vụ nhiều khách hàng, và vì thế về mặt xã hội, rất ít người biết đến những việc làm này. Điều đó, theo cách tiếp cận của Edlund và Korn (2002), các cô không bị mất cơ hội lập gia đình.
Nhìn nhận từ góc độ kinh tế học, nghiên cứu của Kimberly mặc dù hết sức thú vị về mặt mô tả hiện tượng xã hội nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Thí dụ việc chia làm 3 loại (hay nhiều loại) tự nó đã không đúng về phương pháp. Nếu nhìn nhận trên góc độ chất lượng của dịch vụ được cung cấp, sẽ không có sự phân loại rời rạc (discrete) như loại A, loại B, hay loại C, mà là một giải liên tục (continous spectrum) từ chất lượng thấp nhất tới chất lượng cao nhất. Vì thế, tất cả các phân tích và mô tả khác về đặc trưng của 3 loại mại dâm của Kimberly dễ rơi vào bẫy cảm quan hoặc những trải nghiệm hạn chế của người nghiên cứu thay vì là một phân tích thực sự mang tính đại diện.
Mại dâm ở Việt Nam như thế nào?
Gần đây nhất, tháng 2 năm 2012, Chương trình Chung về Bình đẳng giới (do Chính phủ Việt Nam và Liên hiệp Quốc đồng thực hiện) xuất bản một báo cáo đặc biệt thú vị có tựa đề “Mại dâm và Di biến động nhìn từ góc độ giới”. Nghiên cứu này gặp một vấn đề lớn về cách thu thập mẫu (chủ yếu là mại dâm đường phố và các quán bia ôm, karaoke) và chắc chắn không đại diện cho các phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, các kết luận mà nghiên cứu này dẫn ra vẫn có nhiều điểm đáng quan tâm đặc biệt:
Thứ nhất, về độ tuổi bắt đầu tham gia hoạt động mại dâm, báo cáo này cho rằng có tới 21.6% người làm nghề mại dâm bắt đầu tham gia thị trường này từ tuổi 18 trở xuống. Cần nhớ rằng theo cách tính tuổi của nhiều người Việt Nam thì 18 tuổi đôi khi chỉ là 16 tuổi theo cách tính tuổi của phương Tây. Thí dụ một người sinh vào ngày 1 tháng 12 năm 1995 thì theo cách tính tuổi của phương Tây tại thời điểm tháng 6, 2012 người đó chỉ mới 16 tuổi nhưng theo cách tính tuổi của nhiều người Việt Nam (bao gồm cả tuổi mụ) thì người đó đã 18 tuổi. Vì thế nhiều khả năng là độ tuổi mà những người tham gia khai trong mẫu điều tra của báo cáo đã bị tăng lên từ 1 tới 2 năm. Theo pháp luật Việt Nam, mua dâm từ những người dưới 18 tuổi (tính theo kiểu phương Tây) bị khép vào tội hình sự. Vì thế, có vẻ như số lượng những trường hợp có thể truy tố hình sự theo báo cáo này là rất lớn nhưng con số bị truy tố thực tế hầu như chỉ có một vài trường hợp mỗi năm.
Thứ hai, độ tuổi trung bình của người bán dâm là rất trẻ, nhiều người có nghề nghiệp khác và trình độ học vấn cao. Có tới 52.7% số người trong mẫu điều tra có độ tuổi từ 25 tuổi trở xuống. Có tới 49.5% số người làm nghề này đồng thời cũng có những công việc bình thường khác trong xã hội và trình độ học vấn trung bình là 17.1% chỉ tốt nghiệp tiểu học, 39.3% đã tốt nghiệp trung học, và khoảng 10.3% đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.
Thứ ba, về mặt thu nhập, thu nhập trung bình từ hoạt động mại dâm là 8,6 triệu đồng/tháng, cao hơn khoảng 4 lần so với thu nhập trung bình của dân cư đô thị ở Việt Nam (2,13 triệu) - trong đó đối với nữ là 10,6 triệu và nam là 6,55 triệu. Đặc biệt có khoảng 5% số người trả lời có thu nhập từ hoạt động mại dâm là từ 20 triệu trở lên. Kết quả này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác khắp nơi trên thế giới.
Thứ tư, về mặt cấu trúc thị trường, báo cáo này cho thấy chủ yếu người làm mại dâm ở Việt Nam hoạt động một cách độc lập mà không cần dịch vụ môi giới. Tính trung bình, khoảng 66% số người trong mẫu điều tra này có hoạt động độc lập, trong đó tỷ lệ hoạt động độc lập của nam cao hơn của nữ. Báo cáo này không so sánh thu nhập của những người hành nghề độc lập với những người hành nghề thông qua môi giới như trong nghiên cứu của Levitt và Venkatesh (2008). Nếu kết quả mà Levitt và Venkatesh (2008) tìm thấy ở Chicago cũng giống như ở Việt Nam – tức là mại dâm có môi giới đem lại thu nhập cao hơn cho người bán dâm – thì tại sao lại ít người ở Việt Nam lựa chọn việc bán dâm qua môi giới? Điều này có thể đơn giản vì pháp luật Việt Nam trừng phạt người môi giới rất nặng, trong khi nhẹ tay với người bán dâm và người mua dâm. Trong khi người mua dâm chỉ bị phạt hành chính, người bán dâm cũng chỉ bị phạt hành chính hoặc cùng lắm đi cải tạo một thời gian rất ngắn thì người môi giới phải lĩnh án hình sự và bị tù đày nhiều năm.
Thứ năm, về việc truy đuổi và bắt bớ của cảnh sát, báo cáo này cho thấy có tới 70% số người trong mẫu điều tra chưa từng bị cảnh sát làm phiền trong 02 năm liên tiếp gần nhất và chỉ có 6.5% số người trong mẫu bị truy đuổi từ 5 lần trở lên. Nếu so số liệu này với số liệu mà Levitt và Venkatesh (2008) thu thập được ở Chicago thì có thể thấy cảnh sát Việt Nam nhẹ tay hơn nhiều so với cảnh sát Mỹ xét trên góc độ trấn áp tội phạm mại dâm.
Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp
Quay lại câu truyện các scandals ở Việt Nam gần đây liên quan đến các người đẹp tên tuổi đổi tình lấy tiền, nếu bỏ khía cạnh đạo đức qua một bên thì có lẽ không khó để trả lời lý do tại sao các người đẹp lại đi bán dâm mặc dù họ có thể có những ngành nghề bình thường khác có thu nhập cao và ổn định:
Thứ nhất, họ là những người đẹp nhất, vì thế nếu tham gia vào thị trường này họ là những người được trả cao nhất. Một ngày làm việc của họ có thể đem lại thu nhập bằng hoặc gấp nhiều lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam cho một năm (khoảng US$1100).
Thứ hai, vì mức thu nhập của họ cao như vậy, họ không cần phải cung cấp dịch vụ cho nhiều người, vì thế họ hiếm khi chịu bất kỳ loại rủi ro gì, bao gồm cả rủi ro bị cảnh sát bắt giữ, và rủi ro về uy tín. Trong nhiều năm trở lại đây, số vụ liên quan đến những người đẹp này bị phanh phui có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thứ ba, các cô gái đẹp, để tiếp tục duy trì vẻ đẹp thì cũng cần một nguồn tài chính lớn. Và trong lúc họ còn trẻ, khi chuyện lập gia đình chưa phải là thứ họ phải tính đến, thì động cơ để kiếm được nhiều tiền là một động cơ quan trọng. Việc cặp kè với, hay nói đúng bản chất là việc giao dịch với những người đàn ông giàu có là một việc rất quan trọng. Thế nên, đối với nhiều cô gái đẹp, thì như lời một cô gái đẹp có thương hiệu gần đây phát biểu trên báo chí thì “yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn à”.
Về phía người mua, luật cung cầu cho thấy người mua phải trả giá càng cao cho các món hàng càng khan hiếm. Đấy là chưa kể yếu tố tâm lý mà Kimberly Hoàng mô tả là “đàn ông quan hệ với những phụ nữ [này] vì họ giúp các chàng khẳng định một đẳng cấp nhất định trước mặt công chúng”.
Giống như một khách mua dâm tên “Tuấn” trong nghiên cứu của Kimberly Hoàng chia sẻ với cô “khi tôi đi với một người phụ nữ trẻ đẹp mà những người đàn ông khác thèm muốn, tôi không ngại phải xài tiền vào những vật dụng đắt tiền cho cô ấy. Cô ấy không phải là một cô gái xấu bẩn hạ cấp và sẽ không mất thời gian của mình. Thêm nữa, khi những người khác nhìn thấy cô ấy có một chiếc điện thoại hay một túi sách đắt tiền thì nó cũng làm cho tôi được đánh giá cao hơn”.
Và đó chỉ là một cô gái đẹp, nhưng không tên tuổi trong nghiên cứu của Kimberly.
Vì thế mà, việc được cặp kè với, hoặc đã từng được cặp kè với các người đẹp có tên tuổi đối với nhiều người đàn ông giàu có là một việc quan trọng. Nó giúp họ có được những giá trị về mặt đẳng cấp mà họ không có được bằng những cách khác. Vì thế, nói một cách bay bướm thì, hãy tài trợ cho nàng vì nàng đẹp, và có tên tuổi.
Nắm bắt được nhu cầu này từ hai phía, ngành công nghiệp giải trí ở Việt Nam đã và đang họat động hết công suất để tạo ra các người đẹp có tên tuổi. Có lẽ không ở đâu có nhiều cuộc thi người đẹp, hoa hậu, hoa khôi, người mẫu, siêu mẫu nhiều như ở Việt Nam. Bộ máy này đã liên tục tạo giúp các cô gái xây dựng được thương hiệu và tên tuổi cho mình. Và đến lượt nó, nhiều trong số các tên tuổi này lại hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu khẳng định đẳng cấp của nhiều chàng trai (cả già và trẻ) lắm tiền nhiều của.
Lê Phan - Luẩn quẩn quanh chuyện biển
Lê Phan
Hôm 21 tháng 6 vừa qua, sau nhiều lần trì hoãn, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam với 495 phiếu thuận, một phiếu chống.
Trước hết, dầu sao chăng nữa, bản thân kẻ viết bài này cũng xin hoan hô việc thông qua đạo luật này, mặc dầu đây là một việc đáng lẽ phải làm sớm hơn.
Có điều cho đến nay, ngoài bản tóm tắt sơ sài trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam, chưa có nội dung chi tiết về bộ luật này. Một số báo chí trong nước, kể cả blogs thì nói là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi chú trong điều 1 của đạo luật. Báo Nhân Dân thì cho biết “nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của dự thảo luật.” Nhưng cũng chính báo Nhân Dân nói là “Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh định nghĩa.” Phải đến Chương 2 mới có “quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo...” Nếu như vậy thì có thể điều khoản về hai quần đảo này không nằm trong điều 1 chăng?
nhất là một số báo chí không hiểu tại sao đã đăng tin rồi lại gỡ xuống. Một trong những thí dụ được nêu lên nhiều nhất là trường hợp của website của Ðài Tiếng Nói Việt Nam VOV. Sau khi loan tin “Quốc Hội thông qua Luật Biển Việt Nam,” không hiểu vì lý do gì bản tin đã bị gỡ xuống.
Ngoài đài phát thanh nhà nước thì còn có một số cơ quan thông tin “lề phải” khác cũng noi gương, đăng tin rồi lại rút xuống như trên trang của báo điện tử Vietnamnet chẳng hạn. Một số báo chí lại loan tin qua lời tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lương Thanh Nghị tuyên bố việc thông qua Luật Biển là “một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.”
Chỉ có điều đáng ngạc nhiên nhất là lần này báo Nhân Dân lại là tờ báo đăng tin lớn với khá nhiều chi tiết về cả các thảo luận của các vị dân cử cùng nội dung của đạo luật. Chỉ có một thắc mắc nhỏ là nghe đâu đạo luật này được thông qua trong một phiên họp “kín,” không cho báo chí tham dự, ấy vậy mà báo Nhân Dân đưa ra nhiều chi tiết có vẻ như riêng báo Nhân Dân vẫn được tham dự.
Việc Quốc Hội họp kín này cũng làm một số bloggers bất mãn. Blogger Ðào Tuấn, một trong những blog đầu tiên loan tin này, đã bực tức viết: “Ai sẽ là người bảo vệ chủ quyền nếu không phải là nhân dân! Ai sẽ là người thực thi các bộ luật ngoài nhân dân! Nhưng liệu người dân có thể thực thi các bộ luật khi nó được các tòa báo ‘giấu kín.’ Liệu họ có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo nếu như hoàn toàn mù tịt, không biết bộ luật đó nói về cái gì! Và liệu một bộ luật còn có giá trị thực thi nếu như chỉ vài trăm vị, dù là đại biểu dân cử được bàn, được biết?”
Một số blog cũng “chĩa mũi dùi” vào vị dân cử nào đó đã dám bỏ phiếu chống lại Luật Biển. Blogger Cử tri Quận 7 trong Dân Làm Báo đã đặt câu hỏi về “Việt gian trong Quốc Hội?” Tỏ ra vô cùng bất mãn, blogger hạch sách, “Với con số 495 trong số 496 đại biểu Quốc Hội đã bỏ phiếu tán thành thông qua Luật Biển, tức là đạt tỷ lệ 'nhất trí cao' với tỷ lệ 99.2%. Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn nhất là còn một đại biểu Quốc Hội đã bỏ phiếu chống lại đạo luật này. Ai bỏ phiếu chống? Vì sao? Lý do gì? Nếu tên đại biểu Quốc Hội này nói rằng việc bỏ phiếu chống vì không muốn căng thẳng ở Biển Ðông, thì đó chỉ là một đại biểu hèn nhát, không xứng đáng đứng trong Quốc Hội và phải cho về vườn.” Blogger sau đó đã đòi Quốc Hội “công khai việc bỏ phiếu, cung cấp thông tin về hoạt động của từng đại biểu. Nhân dân chúng tôi cần được biết kẻ nào đã bấm nút chống lại việc thông qua Luật Biển. Còn việc xử lý đối với những tên đại biểu Quốc Hội Bắc Kinh này thế nào thì đó là việc của nhân dân, của cử tri cả nước. Chỉ bằng một cái bấm nút, nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước được thông qua, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu người dân. Hôm nay, một cái bấm nút sẽ cho thấy rõ bộ mặt kẻ làm Việt gian tay sai Trung Quốc đang trà trộn trong Quốc Hội.”
Thú thật bản thân tôi thấy thái độ đó là quá khích. Nếu chúng ta quả thật là những người tôn trọng dân chủ thì việc một vị dân biểu bỏ phiếu chống lại Luật Biển không thể là lý do để “trừng phạt” vị đó. Tại sao chỉ vì bỏ phiếu chống luật này đã bị liệt ngay vào loại “Việt gian.” Quả đúng là người Việt hiện nay ai thấy thái độ cường quyền của Trung Quốc trên biển Ðông cũng cảm thấy muốn đóng góp một chút gì cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nhưng ước muốn đó không có nghĩa là chúng ta có quyền từ chối quyền không đồng ý của người khác. Có thể vị dân cử kia đã bỏ phiếu chống không phải vì “tay sai Trung Quốc” mà vì lý do khác thì sao?
Mà ngay cả nếu vị dân cử bỏ phiếu vì cho rằng quả Trung Quốc có chủ quyền trên Biển Ðông thì đó cũng là quyền của họ. Như Voltaire đã từng được nói (hay đúng hơn đã từng được diễn dịch để nói) “Tôi không đồng ý với điều ông nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền để ông nói lên điều đó.”
Vả lại nào phải đây là lần đầu tiên có một nhân vật trong chế độ nói Biển Ðông là của Trung Quốc đâu. Cũng trong mấy ngày qua, trên Ðài Á Châu Tự Do (RFA) có một bài phỏng vấn Tiến Sĩ Dương Danh Huy về việc “Việt Nam cố vô hiệu hóa công hàm ông Phạm Văn Ðồng gửi Trung Quốc” trong đó theo ông Huy, Hà Nội muốn lợi dụng sự việc là lúc ông Ðồng tuyên bố công hàm thì chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong tay Việt Nam Cộng Hòa. Theo tóm tắt của người phỏng vấn thì lập luận chính của sự việc công nhận hai quốc gia khác nhau trong giai đoạn ông Ðồng đưa ra công hàm sẽ giúp Hà Nội có thể khẳng định là những điều ông Ðồng đưa ra không có giá trị vì chủ quyền lúc đó nằm trong tay Việt Nam Cộng Hòa. Và hơn thế vì Việt Nam Cộng Hòa đã bị thay thế bằng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và sau đó Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam “tự nguyện” sát nhập với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên Hà Nội nay có thể danh chính ngôn thuận nhận “chủ quyền” mà Việt Nam Cộng Hòa đã khẳng định.
Nếu tóm tắt này nghe lắt léo thì xin độc giả vào websites của đài RFA đọc cho rõ. Lý luận như vậy nghe ra khó trôi quá. Việc cái gọi là Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam thanh toán Việt Nam Cộng Hòa rồi sau đó lại tự nguyện “giải thể” để sát nhập vào Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ có nghĩa là nếu quốc gia mà ngày nay mang cái tên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam muốn hưởng cũng như gánh chịu những di sản của Việt Nam Cộng Hòa thì họ sẽ phải trở thành quốc gia thừa kế. Và điều quan trọng hơn nữa, những gì Việt Nam Cộng Hòa khẳng định không phủ nhận được những gì mà một viên chức của chế độ đã xác nhận.
Khi ông Phạm Văn Ðồng tuyên bố công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Ðông thì ông ta đã làm việc đó nhân danh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trừ phi bây giờ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố không công nhận mình có liên hệ gì nữa với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn nếu không thì không thể phủ nhận điều mà thủ tướng của chế độ đã nói nhân danh chế độ.
Tốt hơn cứ nói thật là hồi đó còn cần trợ giúp của Trung Quốc nên phải nói vậy, lời nói đó là lời nói bị ép buộc nên vô hiệu, nghe ra còn có lý hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)