Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ĐẤT NƯỚC
Hạ
Long Bụt sĩ
1- Độc tài quân phiệt, độc tài quân chủ,
độc tài giáo quyền… không vững chãi bằng độc tài CS, tại sao? Là vì CS cũng như
Mafia, biết chia chác rộng rãi cho đoàn viên, biết lấy lợi dụ dỗ người gian
tham. Từ đó họ tạo được một khối con em
đất Bái ủng hộ triệt để, ví dụ 3
triệu người vòng trong, 3 triệu người vòng ngoài cộng với số người theo đóm ăn
tàn, số người sống yên thân, khá đông. Rút cục không một lực lượng đối kháng
nào có nhân số bằng 1/10 của họ. Thế nên các loại độc tài chỉ biết thâu tóm
quyền lợi vào một số nhỏ rất dễ bị nhóm khác lật, còn độc tài CS là loại vĩ mô
siêu trùng lan vào lục phủ ngũ tạng xã hội rất khó tiêu trừ.
So với độc tài quân phiệt như Miến
Điện cũng khác hẳn: quân nhân và dân chúng cùng một dân tộc, cùng Phật giáo
Nguyên thuỷ đứng đắn, nhận ảnh hưởng tử tế của người Anh, không khác nhau về ý
thức hệ, gần Ấn mà xa Tầu, không có cái ác căn của giống mongoloids (Tầu,
Bắc Việt, Hàn…), quân nhân cũng không phải là nhóm bất lương vô học đầu đường
xó chợ nổi lên, họ còn lương tri, còn biết nghe lẽ phải, chưa từng giết nhau
hàng ngàn hàng triệu bao giờ!
2- CS
là triệu chứng, căn bệnh là căn bệnh
chậm tiến, phong kiến hủ lậu. Chỉ có dân trí thấp mới có thể vật vã khóc
lóc lãnh tụ như cha chết ở Bắc Hàn, chẳng khác chi bên Tầu, bên Việt xưa và
nay. Vì đa số dân trí thấp, vì tâm tính ác và gian ngoa sẵn có nên bạo quyền
mới có thể đứng vững, đấu tố, bắt tù lương dân… số người hiểu biết và có lương
tâm lại là thiểu số không đối chọi lại với đa số bất lương được. Pháp thực dân
từng nhận xét, có phần quá đáng nhưng không sai hẳn, về dân ta: gian dối, trộm cắp, ám sát (menteurs,
voleurs, assassins). Bảy trăm năm trước, đức Trần Hưng Đạo còn ban Hịch: mẹo cờ bạc sao đẩy lui được quân thù, cựa
gà trống không đâm thủng được giáp địch. Dân chúng Việt trong ngoài bây giờ
vẫn không khác xưa : cờ bạc, nhậu nhẹt, tà dâm, xiểm xúc, lộng ngôn…
3- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, xây dựng bằng
mưu mô đen tối, tất sản phẩm là xã hội đen với nhân sự đen. Đây chính là tiêu biểu
của một xã hội khủng bố (terrorists) mà ta đã thấy từ thời kiêu binh Lê Trịnh,
phá phách làng xóm, coi thường luật pháp, mổ bụng ăn gan cả quan lớn triều đình!
4- Trí
thức, Nho sĩ và Tân học, thiếu hẳn uy dũng để lãnh đạo. Một thanh gươm samurai
có thể trị được bất lương trộm cướp trong làng, thì một ngòi bút chỉ có thể lập
ngôn, chưa kể loại bồi bút đi với cường bạo. Có thể suy diễn đường lối đào tạo
trí thức đã hỏng từ 500 năm nay, xưa với khoa cử từ chương, nay với bệnh ham hư
danh bằng cấp, đẳng cấp trí thức chuyên viên có thể xây dựng quốc gia nhưng
không có khả năng trừ gian hành hiệp.
5- Đằng
sau lịch sử là đàn bà - một kiểu nói lịch sự, cũng như Kissinger nói : Power is the ultimate aphrodisiac (quyền
lực là chất cường dương tối hậu), thực tế cần giải thích theo Freud, tình
dục nằm dưới mọi hành động, mọi sáng tạo phản ảnh sex bị ức chế nên phát ra
tranh đẹp, ca hay, thơ tuyệt… Thời xưa, một cái mũ đạo lý chụp lên đầu kiểm
soát tình dục libido, và sự áp chế -refoulement- có thể biến thái thành hành động
long trời lở đất. Người ta đi vào quyền lực, làm cách mạng, yêu nước thương
nòi, chỉ đúng có một nửa, tất cả là hành động thoả mãn cái Tôi, mà thoả mãn cái
Tôi tức là nặng phần thoả mãn tình dục. Nhẹ nhàng như Loan và Dũng trong Đoạn
Tuyệt, đôi trai gái cách mạng lãng mạn, nhưng có thể tin rằng, với các lớp
người khác : anh nông dân thèm con gái điền chủ, anh hương sư giáo làng, ức vì
lớp người học cao, Đại học, áp chế mình, được các cô gái tư sản để mắt xanh… tới
các anh thanh niên, bằng cấp Nho không có, bằng cấp Tây cũng không, vậy con
đường nào là con đường thoả mãn cái Tôi, chải chiếu ở đâu để có ngày có quyền
lực, có gái đẹp hầu non ? Các cụ luật sư, kỹ sư… ở Pháp không ai đi về hướng vô
sản Moscou thời 1920, nhưng những anh văn dốt vũ dát… thì hậm hực, ôm một mối
căm hờn Riêng, che đậy trong lớp áo
cách mệnh căm hờn tư sản, phong kiến, thực dân… và họ đã đạt được ao ước :
chiếm đàn bà đẹp, con gái điền chủ tư sản… power is aphrodisiac, ông Do Thái
Kissinger nói đúng, chính ông ta, và lớp người Do Thái Âu châu nhà giầu từng
lấy tiền mua gái bản địa, như người Tầu giầu có ở Á Đông, họ làm mưa làm gió và
đã chịu backlash, hậu quả ghê gớm của
một lớp người, cũng uẩn ức, cũng mặc cảm thua kém phản ứng lại dữ dội, là Đức
Quốc Xã…
6- Gandhi
có thể thành công bên Ấn với khối dân thuần thành Ấn giáo, nghèo nhưng giá trị
tâm linh giầu… còn ở Việt Nam, một Phan Chu Trinh, một Phạm Quỳnh, chủ trương
hợp tác hiền hoà với Pháp để học hỏi đổi mới thì chẳng mấy ai theo. Số người nóng tính, nông nổi áp đảo thiểu số
trầm tĩnh nhìn xa thấy rộng.
7- Phải
nhìn nhận công lao khai hoá của người
Pháp : không có Pháp thì VN không có biên giới phân định rõ ràng với Tầu,
không có Pháp canh tân, từ trường học tới Y tế, Toà án, thành thị, xây cất… thì
An Nam chỉ có : thầy đồ tri hồ giả dã,
lang băm, nhà tranh vách đất, cầu cống cầu tiêu không có… thậm chí tới ăn mặc
còn đóng khố, đi chân đất… không khác gì hình ảnh mọi Cao nguyên! Ngày xưa ta
tôn vinh công khai hoá của người Tầu, Sĩ Vương, Nhâm Diên, thì nay sao lại đổ
diệt cho Pháp tội thực dân mà quên đi công khai hoá của những giáo sư, bác sĩ,
kỹ sư, luật sư… Pháp ? Và khi CS kháng chiến chống Pháp thì thực dân đỏ Nga-Tầu
vào thay thế thực dân trắng có hơn gì không? và mấy ai ý thức bọn Mác Lê Sô
Viết vô luân còn thiếu văn minh văn hoá hơn Pháp và Âu Tây gấp trăm lần! Chỉ
hơn 40 năm,1900-1942, Pháp đã biến cải bộ mặt Đông Dương, canh tân theo văn
minh Tây phương, các khảo cứu về văn hoá, khảo cổ ( như trống đồng) về các nhóm
thiểu số Thái, Mường, Chàm… chứng minh Pháp không chủ trương xoá bỏ văn hoá
truyền thống dân bản xứ mà ngược lại còn ra công bảo tồn nó, ngay cả tín ngưỡng
dị đoan như lên đồng, phong thuỷ… họ cũng trân trọng, so với 50-60 năm của CS
Mác Lê (1950-2000) thử hỏi ai có công
xây dựng hơn?
8- 1930
với Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu… là ngọn lửa Lạc Việt/Bắc Việt bùng lên cuối cùng,
quy tụ khối dân có tri thức trung bình (giáo viên, hương sư, cai đội...) khắp
đồng bằng sông Hồng tới sông Mã mà không lan vào sâu miền Trung là vì lúc ấy
miền này đã lọt vào tuyên truyền CS. Chỉ 10 năm sau, khoảng 1940, khi các phong
trào dân tộc kháng chiến chuyển trao sang thế hệ trí thức Đại học, thì đẳng cấp
này đã không quy tụ được quần chúng bình dân như thời1930, khoảng cách giữa
nhóm lãnh đạo và bình dân quá xa, dần dần phe quốc gia mất quần chúng về phía
CS, với kỹ thuật tuyên truyền học hỏi từ Nga-Tầu, CS đã thu hút và dấy động
được quần chúng đông đảo. Ngay tới thời Ngô Đình Diệm cũng vậy, tuy trọng trí
thức khoa bảng, nhưng đấy là lớp trí thức chuyên môn và tháp ngà, nhu nhược kéo
dài từ thời Nho khoa cử Lê/Trịnh-Nguyễn.
Nói khác đi, từ 1945 đến giờ, phe
quốc gia thất bại vì khối lãnh đạo chính trị tài tử, trong khi cán bộ CS có
huấn luyện chuyên nghiệp, có hệ thống CS quốc tế chỉ đạo bao che,và có mục tiêu
mục đích rõ ràng hơn, dù là mục tiêu bá đạo bánh vẽ.
9- Bùng
nổ dân số : thời chiến tranh, cả 2 miền Nam Bắc chưa tới 40 triệu dân, nay đã
gần 90 triệu. Dân số Sài Gòn từ 2 triệu lên gấp năm, 10 triệu. Nhà ở, y tế, vệ
sinh, giao thông, việc làm… không theo kịp được sự bùng nổ ấy. Từ thời chiến
tranh 1950, dân quê khố rách áo ôm theo nhau ra thành thị, lối sống quê mùa đã
làng xã hoá thành thị tân tiến, cho tới bây giờ, Sài Gòn, Hà Nội… vẫn bị khối
dân nhà quê ra tỉnh, bất chấp luật
lệ, bất chấp lối sống tân tiến, phơi quần áo ra mặt tiền, bán hàng vỉa hè, lê
la quán cóc, khạc nhổ xả rác, thậm chí coi ống cống là chỗ rửa chén bát, gọi
nhau ồn ào nơi công cộng như gọi nhau trên ruộng đồng, ngay cả trong khách sạn
đầy khách ngoại quốc… mà ngay nhân viên an ninh, cảnh sát, người giầu của, cao
cấp… vẫn là nhà quê ra tỉnh, không ý thức được vệ sinh luật lệ và lối sống thị
thành. Một em hầu bàn ở một tiệm phở mà TT Clinton từng ghé, vô tư dùng ngay
khăn giấy ướt của khách đã chùi miệng vất lại, lau bàn tiếp khách mới ! Một anh
quét rác khu chợ Bến Thành giải thích : dân
mình họ lười chú ạ, có để thùng rác họ cũng không đi tới bỏ rác, họ vất ngay
dưới chân ! Và quả vậy, đang đi trên hè bỗng thấy một bịch nylon rác ném từ
lầu cao xuống gốc cây, một vỏ chuối ném từ trong một tiệm kính phóng ra đường !
Với cả trăm loại bệnh xã hội như vậy mà chỉ có một lang băm, thì quả là vô
phương cứu chữa, mà càng chữa bậy càng chóng chết dân. Dân quê, Lý Toét Xã Xệ
ngày xưa còn chân chỉ và dễ thương, ngày nay là lumpen proletariat - đạo chích,
bọn nằm vạ, côn đồ, được thời nổi lên như ong châm chích cả nước!
10- Tham nhũng
thì nước nào cũng có, nhưng mức độ khác nhau. Nước độc tài độc đảng, hành pháp,
tư pháp, lập pháp trong một đảng, thì tham nhũng dễ trở thành Vĩ Mô, ăn mòn cả
quốc doanh lẫn tư doanh (thật ra tư doanh cũng phải dựa vào tay chân đảng) loè
bịp nửa mùa, làm nền kinh tế cả nước lung lay và không thể có biện pháp tu
chỉnh hữu hiệu. Kinh tế thị trường là lâu đài tư bản, định hướng xã hội là xây nền móng
trên cát, lâu đài một ngày sẽ phải xập vì nền móng chỉ là kết tinh của
lừa bịp gian trá, lâu đài kinh tế xập thì hệ thống duy vật chất, nhìn con người
qua con vật, sẽ trôi ra sông biển.
Cụ Trần Văn Hương thời 1970 từng
nói : Diệt tham nhũng thì không còn ai
làm việc. Câu nói ấy áp dụng cho
thời nay vẫn rất đúng, chỉ khác biệt là tham nhũng nay trở thành một biện pháp chính
trị nhằm chia quyền lợi, giữ vững phe nhóm, cho nên tư bản quốc tế càng đổ tiền
đầu tư vào thì chế độ càng được củng cố.
Bụt sĩ 1-2012
Tiêu Dao Bảo Cự – Tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào
Phạm Thị Hoài thực hiện -
Phạm Thị Hoài: Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự, khi còn là đảng viên, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng như thế nào?
Tiêu Dao Bảo Cự: Tôi vào Đảng ở Miền Nam trước năm 1975 (lúc đó có tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam tức Đảng Cộng sản ở Miền Nam) trong một tình thế hoàn toàn khác với Miền Bắc hoặc cả nước sau 1975. Lúc đó chúng tôi không quan tâm và nói gì đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ có đọc qua đôi chút lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, quan trọng là nghiên cứu 5 bước công tác vận động quần chúng và tập trung cho mục tiêu chống sự can thiệp của Mỹ, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
Trước 75, trong một chi bộ bí mật, chúng tôi chỉ được quán triệt các nhiệm vụ chiến lược và cùng nhau trao đổi, bàn bạc những việc cần làm một cách cụ thể, sáng tạo giữa những người đồng chí hướng, cùng lý tưởng. Ngay sau 1975, những cuộc họp của Đảng đã được mở rộng, công khai, nghe quán triệt các nghị quyết của trung ương và trao đổi một cách tương đối dân chủ, cởi mở những việc cần làm. Giữa các đảng viên, phần lớn từ trong rừng ra và đảng viên tại chỗ, ngoài tình đồng chí còn coi nhau như trong một gia đình lớn, thường gọi nhau là anh – em, chú – cháu tùy theo tuổi tác, một cách thân ái và chân tình. Về sau nữa, các nghị quyết của trung ương có tính cách bài bản và chi tiết hơn, các địa phương chỉ rập khuôn, ít sáng tạo.
Dần dần, nghị quyết của Đảng và thực tế cuộc sống ngày càng xa cách. Tôi là một trong số rất ít đảng viên nêu thắc mắc trong khi những người khác chỉ biết “quán triệt”. Cho tới một lúc tôi thấy sự lãnh đạo của Đảng đã khác biệt quá xa với lý tưởng và hoài vọng của mình, tôi bắt đầu phản bác, chống đối nên cuối cùng bị khai trừ. Đảng và tôi đã không còn đi chung đường.
Phạm Thị Hoài: Từ khi bị khai trừ khỏi Đảng, ông có thấy mình trở thành một con người khác không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Cuối năm 1988, Bùi Minh Quốc và tôi ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tổ chức chuyến đi xuyên Việt đòi tự do sáng tác, báo chí, xuất bản và đổi mới thực sự, có nhà thơ Hữu Loan cùng đi. Trên đường từ Hà Nội về Đà Lạt, tôi đã viết bản dự thảo tuyên bố ra khỏi Đảng, chung cho Bùi Minh Quốc và tôi. Anh Quốc không đồng ý, anh nói nếu cần cứ để bị khai trừ và tiếp tục khiếu nại như một cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, làm rõ đúng sai, tranh thủ những người tốt trong Đảng. Trong hoàn cảnh đó, tôi không thể tách ra khỏi anh Quốc để làm một mình vì chúng tôi cùng một cảnh ngộ, cùng một cuộc chiến đấu và đang rất đơn độc. Cuối cùng, sang năm 1989, cả hai đều bị khai trừ sau một cuộc đấu tranh gay gắt trong Hội Văn nghệ Lâm Đồng và nội bộ Đảng, không chỉ ở đảng bộ địa phương mà liên quan đến tận trung ương.
Sau khi bị khai trừ Đảng, họa sĩ Lưu Công Nhân lúc đó thỉnh thoảng qua lại Hội Văn nghệ, đến thăm tôi và chúc mừng tôi đã được “giải phóng”. Ông còn nói thêm, các anh ở trong này chưa hiểu biết về cộng sản, nếu các anh ở ngoài Bắc trước đây mà làm như vậy thì đã tù mọt gông hay “giữa đường mất tích” rồi.
Dù ở trong hay ngoài Đảng, tôi chỉ là tôi, không hề là con người khác. Tôi vào Đảng là tự nguyện, chấp nhận và bị chi phối bởi những nguyên tắc, quy định của Đảng. Khi ra khỏi Đảng, tôi không còn những ràng buộc đó và có nhiều tự do để thể hiện con người đích thực của mình.
Phạm Thị Hoài: Nếu phải giải thích cho một người chưa bao giờ sống dưới sự lãnh đạo của Đảng hiểu được, ông có thể giải thích như thế nào?
Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng lãnh đạo chủ yếu thông qua hai phương diện, tư tưởng và tổ chức.
Tư tưởng thể hiện qua cương lĩnh của Đảng, nghị quyết của trung ương và các cấp bộ Đảng mà từng đảng viên phải quán triệt để thực hiện. Tổ chức có quy hoạch đào tạo, dàn xếp, điều chuyển bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương của Đảng, chính quyền, đoàn thể một cách hết sức chặt chẽ. Ngoài ra còn có nguyên tắc cá nhân phục tùng tổ chức, địa phương phục tùng trung ương. Phương pháp đấu tranh phê bình, tự phê bình là một phương pháp rất có hiệu quả để bảo đảm sự thống nhất ý chí, đoàn kết trong Đảng.
Theo cảm nhận riêng của tôi, vài năm sau 1975, ở các đảng bộ tôi sinh hoạt, phương pháp này được thực hiện tương đối tốt vì các đảng viên đấu tranh thẳng thắn, không khoan nhượng những biểu hiện sai trái, lệch lạc, trong tinh thần gọi là “trị bệnh cứu người” giữa những người đồng chí.
Về sau này khi đã nắm vững quyền lực, với tư thế của một đảng cầm quyền độc tôn, lợi xen lẫn vào quyền, đi đôi với quyền, cấu kết quyền và lợi bắt đầu tạo ra sự suy thoái, sa đọa trong Đảng. Người ta không còn dám đấu tranh phê bình, tự phê bình một cách thẳng thắn, trong sáng mà nể nang, dựa dẫm nhau, “lắng nghe hơi thở của lãnh đạo”, kết bè cánh, kèn cựa hại nhau, tranh địa vị quyền lợi. Dù Đảng đã từng cảnh báo “Hãy cảnh giác với quyền lực” nhưng lời kêu gọi này không còn giá trị gì khi một đảng trở thành độc tài toàn trị, quyền lực vô biên đi đôi với lợi lộc tràn trề trong nền kinh tế thị trường hoang dã, kích thích lòng tham vô đáy của con người. Sự lãnh đạo của Đảng lúc này trở thành sự khống chế của một tập đoàn thống trị cấu kết nhau trong quyền và lợi.
Phạm Thị Hoài: Còn với giới trí thức, Đảng lãnh đạo họ thông qua công cụ gì?
Tiêu Dao Bảo Cự: Cũng thông qua tư tưởng, tổ chức. Ngoài cương lĩnh, nghị quyết chung còn có chiến lược phát triển của từng ngành do Đảng vạch ra, được triển khai trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề. Trong điều kiện gọi là “Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và triệt để” và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng không có nhiều trí thức, sự lãnh đạo này đôi khi khập khiễng, thiếu tầm, khiên cưỡng, áp đặt. Một số hình ảnh được chiếu trên truyền hình làm cho nhiều người xem cảm thấy nhục nhã khi các nhà trí thức hàng đầu của đất nước phải ngồi lắng nghe huấn thị của một cán bộ lãnh đạo Đảng về các lĩnh vực chuyên môn mà trình độ của người đó không đáng là học trò của họ. Đành rằng không có người lãnh đạo của bất cứ quốc gia nào, dù tài giỏi đến đâu, có thể thông thái về hết mọi lãnh vực, tuy nhiên người lãnh đạo đất nước nhất định phải có trí tuệ cao, tầm nhìn chiến lược, lòng hi sinh phục vụ đất nước, mới có thể nói cho người khác lắng nghe.
Phạm Thị Hoài: Ông có cho rằng giới trí thức cần sự lãnh đạo đó không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Đặc điểm của giới trí thức là nặng tư duy, thích phản biện và sáng tạo. Nếu lãnh đạo đã đưa ra định hướng cứng nhắc, ràng buộc trí thức thì không những không giúp ích cho sự phát triển của giới trí thức mà còn làm cho họ trở nên thui chột, xơ cứng, thậm chí hèn nhát, tráo trở, gian dối để được lòng lãnh đạo. Điều này đã làm cho sinh hoạt của giới trí thức trì trệ trong nhiều năm qua, tụt hậu rất xa so với các nước khác, trên mọi lãnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật.
Phạm Thị Hoài: Và bản thân ông?
Tiêu Dao Bảo Cự: Hiện nay tôi là một người cầm bút tự do, tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào. Tôi nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo tư duy, trí tuệ và lương tâm của mình. Tôi viết, dù là chính luận hay sáng tác văn học đều hướng về chân – thiện – mỹ, những giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại mà tôi có thể thu nhận qua tri thức đông tây kim cổ. Tôi không cần một lý thuyết hay sự chỉ đường của bất cứ ai.
Phạm Thị Hoài: Sự lãnh đạo của Đảng hiện nay có gắn với những nội dung tích cực hoặc cần thiết trong một lĩnh vực nào của đời sống?
Tiêu Dao Bảo Cự: Trên lý thuyết, sự lãnh đạo của Đảng đề cập những vấn đề thiết yếu của đời sống nhưng vì nó chưa xứng tầm với đất nước và thời đại, cố gò vào những lý thuyết giáo điều và tư tưởng đã lỗi thời, mục đích là giữ vững độc quyền lãnh đạo, nên đã làm trì trệ thay vì phát triển đất nước, phục vụ xã hội. Trong tình hình đó, nhiều kẻ bám vào để mưu lợi hoặc theo đuổi những mục đích cá nhân là điều tất yếu.
Phạm Thị Hoài: Theo ông, không có sự lãnh đạo đó, xã hội có rơi vào hỗn loạn, khủng hoảng không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Theo một nghĩa rộng, bất cứ quốc gia nào cũng cần có sự lãnh đạo của những người cầm quyền, thông qua chiến lược phát triển quốc gia, các kế hoạch 5 năm, 10 năm… chứ không thể để xã hội vận hành một cách tự do, không định hướng được. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, dĩ nhiên Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo. Ở đây có hai vấn đề đặt ra:
Một là Đảng có xứng tầm lãnh đạo đất nước không? Không thể chỉ vì “được lịch sử giao phó sứ mệnh” như Đảng vẫn thường tự hào, giao một lần rồi tự cho mình quyền lãnh đạo mãi mãi. Điều này không khác chế độ phong kiến ngày xưa. Ngày trước là “vạn tuế”, bây giờ là “muôn năm”, một khi chiếm được quyền lực, những người cầm quyền đều tự coi đất nước như của riêng dòng họ, đảng mình một cách vĩnh viễn. Mặt khác, không có sự lãnh đạo hay lãnh đạo sai lầm đều đưa xã hội đến chỗ hỗn loạn, khủng hoảng, gây ra nhiều tội ác, thậm chí đưa đất nước vào họa diệt vong như nhiều bằng chứng lịch sử nhân loại đã cho thấy.
Trong “Thư ngỏ gởi những người cộng sản Việt Nam” viết năm 1996 (đã công bố trên một số phương tiện truyền thông lúc đó và một số trang web sau này), gởi ban soạn thảo cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ VIII, trước khi đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, chống thần thánh hóa lãnh tụ, thực hiện tự do dân chủ và đa nguyên chính trị, thực sự đoàn kết và hòa giải dân tộc, điều đầu tiên tôi đề cập là trưng cầu ý dân về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trước đó nữa, khi còn là đảng viên, tôi cũng đã có lần phát biểu điều tương tự trong một hội nghị của Đảng. Những người cầm quyền hiện nay chưa đủ bản lĩnh và thiện ý để làm điều này. Đó cũng là một trong những lý do làm tôi trở thành một trong hai người đầu tiên bị áp dụng nghị định 31/CP về quản chế hành chính trong 2 năm 1997 – 1999 (người kia là Bùi Minh Quốc).
Hai là bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tốn kém. Một đất nước còn nghèo đói mà có tới 3 bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể “ăn” ngân sách nhà nước, chưa kể phải nuôi một lực lượng quân đội và công an hùng hậu, làm sao có đủ tiền của để lo cho nhân dân, phục vụ phúc lợi xã hội. Tinh giản bộ máy là điều đơn giản, quá dễ thực hiện nhưng Đảng vẫn không làm vì không muốn mất quyền và lợi. Ngược lại, nhân dân chẳng ai muốn phải gánh oằn lưng bộ máy cồng kềnh nặng nề này bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Phạm Thị Hoài: Theo ông, đảng viên có quyền và có nên phủ nhận độc quyền lãnh đạo của Đảng không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng viên phải tuân thủ điều lệ và những nguyên tắc, quy định của Đảng. Điều này được áp dụng cho bất cứ tổ chức Đảng nào, nếu ai không muốn, đừng gia nhập Đảng. Tuy nhiên chuyện độc quyền lãnh đạo, “tuyệt đối không chia sẻ quyền lãnh đạo cho ai khác” trong khi mình chẳng phải là những người ưu tú nhất, cho thấy một ý thức chiếm hữu hẹp hòi, vì quyền lợi riêng của cá nhân và Đảng chứ không phải vì quyền lợi của nhân dân, đất nước, ngược với mục đích, tôn chỉ của đảng. Do đó tôi nghĩ đảng viên nào thực sự có lý tưởng vì dân vì nước không thể không đặt ra vấn đề này.
Thực tế, đa số đảng viên hiện nay đều gắn bó với Đảng vì quá khứ, lợi quyền nên dù thấy Đảng sai lầm vẫn không công khai phản bác hay có phản bác nhưng vẫn tiếp tục ở trong Đảng, hưởng lợi quyền do Đảng mang lại. Rất ít người từ bỏ Đảng hoặc phê phán Đảng một cách triệt để (nhưng hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng tăng). Nếu không có nhiều đảng viên như thế, Đảng sẽ đi vào thoái trào trong giai đoạn gọi là “tham quyền cố vị”, xa lạ với lý tưởng tốt đẹp mà Đảng vẫn tuyên truyền.
Phạm Thị Hoài: Nếu được khôi phục đảng tịch, ông sẽ làm gì?
Tiêu Dao Bảo Cự: “Guồng máy khi vận hành đã đè bẹp mọi lương tri hay lương tri không có chỗ trong guồng máy. Guồng máy đã trở nên vô hồn theo đà quay của nó. Mỗi người chỉ là một bộ phận, một chi tiết, một đinh ốc. Đinh ốc nào rơi ra như tôi sẽ bị nghiền nát. Không có sự phản kháng chống đối trong guồng máy vì như thế sẽ làm nó tê liệt. Chỉ có cách phá vỡ tung và làm lại theo cấu trúc mới. Có phải như vậy không?
Đúng ra tôi không nên vào Đảng. Tôi là một kẻ yêu tự do, muốn tung trời lướt gió, làm sao có thể ở trong một Đảng được. Đảng là một tổ chức, một phương tiện, tập hợp sức mạnh, ý chí và hành động của nhiều người để đạt đến một lý tưởng chung. Nhưng khi lý tưởng chung đã không còn, Đảng sẽ trở thành tù ngục và là nơi thanh toán lẫn nhau. Đảng phải thuần nhất, nếu không Đảng sẽ mất sức mạnh dù đó là sức mạnh mù quáng. Những người lãnh đạo Đảng hiểu rất rõ điều đó.
Đảng cầm quyền lại có thêm yếu tố quyền lực và quyền lợi gắn kết các thành viên. Sau bao nhiêu tổn thất, mất mát trong đấu tranh, khó ai có thể từ chối những yếu tố mới đầy hấp dẫn và lạc thú, có sức lôi cuốn mạnh hơn cả lý tưởng ngày xưa. Điều này giúp tôi hiểu thêm bản chất của con người và tính chất của guồng máy này. Lý tưởng và quá khứ với những tủi nhục và vinh quang đã ràng buộc họ vào một tổ chức, quyền lực và quyền lợi đã cố kết họ trong guồng máy.
Guồng máy này dị ứng với những người và cách phản ứng như tôi.”
Trên đây là một đoạn trích ở chương 3 nói về guồng máy trong cuốn sách Mảnh trời xanh trên thung lũng (NXB Văn Mới, Cali, Hoa Kỳ 2007), viết về suy nghĩ và tâm trạng của tôi sau bị khai trừ Đảng. Trước đây tôi vào Đảng trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt để cùng với những người đồng chí hướng chiến đấu có hiệu quả trong một tổ chức. Bây giờ mọi chuyện đã rất khác, quá khác ngày trước, và với tình hình của Đảng như đã phân tích trên, tôi còn vào Đảng hay trở lại Đảng để làm gì?
Phạm Thị Hoài: Ông có tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự chuyển mình thành một đảng dân chủ, từ bỏ chế độ toàn trị và cùng các đảng phái khác chia sẻ trách nhiệm điều hành đất nước?
Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng Cộng Sản Việt Nam có khả năng thích nghi rất lớn. Lịch sử Đảng cho thấy Đảng đã nhiều lần đổi tên, thay đổi đường hướng chiến lược để tồn tại và phát triển. Đảng cũng thấy rõ xu hướng hiện nay của toàn nhân loại là xu hướng dân chủ, nhưng Đảng sẽ không tự nguyện chuyển hóa về phía dân chủ vì như thế sẽ mất độc quyền lãnh đạo, có nghĩa là mất nhiều quyền lợi. Tuy nhiên xu thế lịch sử không cho phép họ tiếp tục giữ mãi độc quyền. Xu thế lịch sử ở đây không hiểu chung chung mà là ý thức dân chủ và tinh thần phản kháng của người dân ngày một lên cao, cộng với sức ép của quốc tế trên đường hội nhập. Đảng sẽ phải chuyển hóa nhưng tốc độ chuyển hóa tùy thuộc vào tác động nói trên và với sự tính toán, chuẩn bị chu đáo bằng nhiều thủ thuật, làm thế nào vẫn chiếm thế thượng phong, ít ra là thời gian đầu, trong cuộc chơi dân chủ không thể tránh được. Dù sao đó cũng là kịch bản tương đối ít gây xáo trộn, mất mát. Nếu Đảng vẫn khăng khăng quyết giữ độc tài toàn trị, đến một lúc nào đó, khi người dân không thể chịu đựng nổi, nhất định bạo loạn sẽ nổ ra, Đảng và nhân dân đều chịu tổn thất rất lớn. Trách nhiệm trước lịch sử về thảm kịch đó thuộc về Đảng.
Đối với riêng tôi, điều mong chờ lớn nhất là sự tỉnh thức, can đảm đứng lên làm chủ của người dân, đại bộ phận nhân dân, mà đi đầu là tầng lớp tinh hoa và giới trẻ. Điều này cần có thời gian. Nhưng thời gian kéo dài cũng có nghĩa là chịu đựng và khổ đau kéo dài.
Phạm Thị Hoài: Cảm ơn ông Tiêu Dao Bảo Cự.
______________
Xem thêm Tôi bày tỏ – Nhật ký trong những ngày bị quản chế 1996 –1998 và Hành trình cuối đông – Bút ký về chuyến đi xuyên Việt của Tiêu Dao Bảo Cự.
Nguồn: Blog Procontra
Trí thức, tự do, và công lí
Blog Nguyễn Văn Tuấn -
Hôm nay, tôi muốn giới thiệu cùng các bạn bài viết về tri thức của Ts Nguyễn Đình Đăng (Nhật). Trong bài này, anh Đăng thuật lại vài giai thoại thú vị về bàn luận trí thức, mà lần đầu tiên tôi được biết. Anh còn trình bày 10 dấu hiệu (mà tôi hiểu là “việc làm”) của người trí thức theo Vitaly Tepikin. Chiếu theo 10 việc làm này thì chắc VN có rất ít trí thức. Tôi đăng lại dưới đây và hi vọng các bạn sẽ có một món ăn tinh thần bổ ích. Tựa đề là tôi đặt (còn nhớ đường Tự Do và Công lí ở Sài Gòn?), nhưng tựa đề gốc của anh Đăng là “Trí thức”.
Trong bài này, anh Đăng có nhắc đến cuộc di tản sau 1975 chưa từng có trong lịch sử VN. Nhân kỉ niệm 30 năm tôi định cư ở Úc, đọc những dòng chữ của anh làm tôi cảm động. Tôi cũng là một trong những người trong làn sóng lịch sử đó. Hàng trăm ngàn người đã chìm xuống lòng Biển Đông. Biết bao nhiêu thảm trạng ập đến những người Việt trong hành trình vượt biên. Lên đến bờ cũng chết và bỏ lại thân xác ở đất khách quê người. Tôi không bao giờ quên những đồng hương (trong đó có anh Hai tôi) đã nằm xuống ở Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương. Đúng là một cuộc di tản qui mô lớn chưa bao giờ có trong lịch sử VN. Nhưng không có ai của Nhà nước chính thức ghi nhận sự kiện này. Tôi chưa bao giờ nghe / đọc một người từ miền Bắc nhắc đến sự kiện này. Anh Đăng là người đầu tiên nói đến cuộc di tản này với cái nhìn khách quan và nhân bản. Chính vì thế mà tôi cuốn hút theo bài viết, dù những gì anh ấy nhắc chỉ là một đoạn văn.
Đoạn cuối bài viết có một câu tôi thấy tâm đắc: “Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này.”
Nói theo tiếng Anh là anh Đăng đã “just right to the point”!
Xin nói thêm rằng anh Đăng là một người đa tài. Thật sự đa tài. Anh là nhà vật lí có nhiều công trình nghiên cứu đẳng cấp giáo sư. Nhưng hơn thế nữa, anh còn là một hoạ sĩ tài hoa, từng có tranh triển lãm ở Việt Nam và Nhật. Anh là một nhà trí thức đúng theo nghĩa của một intellectual.
NVT
http://nguyendinhdang.wordpress.com/2012/01/26/intelligentsia/
Trí thức
Nguyễn Đình Đăng
Nguyễn Đình Đăng
Hồi còn là sinh viên năm thứ nhất (1976 – 1977) tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva [1], một lần ngay trong giảng đường vào giờ nghỉ, chúng tôi được yêu cầu khai lý lịch để nộp cho giáo vụ trường. Đến mục thành phần giai cấp của gia đình, tôi viết “trí thức” (интеллигенция), lại còn “trầm trọng” ghi chú “cha: thầy giáo, mẹ: bác sĩ” (отец – учителъ, мать – врач). Petya, cậu bạn Nga của tôi, thấy vậy bảo: “Ê, tiểu tư sản! Xoá đi mày! Ghi như tất cả chúng tao đây này: рабочий (lao động, công nhân).” Thấy tôi có vẻ băn khoăn, cậu ta giải thích: “Chúng tao gọi thầy giáo và bác sĩ là những người lao động trí óc (работники умственного труда).”
*
Phải nói thẳng một cách sòng phẳng như thế này. Trong lịch sử nhân loại chưa có một chế độ độc tài nào lại tôn trọng trí thức. Độc tài và trí thức không khác gì lửa và nước. Tần Thủy Hoàng từng ra lệnh đốt Kinh Thi và Kinh Thư, chôn sống hơn 460 Nho sĩ. Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị từng căm ghét trí thức đến nỗi muốn loại bỏ từ “trí thức” khỏi từ vựng của tiếng Nga: “Trí thức là một từ ghê tởm,” ông ta nói. Nhà độc tài kế tiếp ông, lãnh tụ cộng sản Lenin còn tiến một bước xa hơn khi đã không ngần ngại sử dụng một trong những từ thiếu sạch sẽ nhất để gán cho trí thức: Lenin gọi trí thức là cứt. Trong thư gửi Maxim Gorky ngày 15/9/1919, Lenin viết: “Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.” [2].
Khác với từ intellectuals trong tiếng Anh, thường được dùng chủ yếu để chỉ những người có nghề nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực lao động trí tuệ nhằm phân biệt họ với những người lao động chân tay, khái niệm trí thức (интеллигенция) trong tiếng Nga được dùng cho tầng lớp của những người không đơn thuần chỉ có học và lao động trí óc, mà còn phải có tư duy phê phán, phải gánh vác những lý tưởng cao cả. Các tính năng chính của trí thức Nga trước cách mạng tháng 10 mang đặc thù của những cứu tinh trong xã hội, bao gồm: 1) sự quan tâm tới số phận của đất nước (trách nhiệm dân sự), 2) thái độ và hành động hướng tới phê bình xã hội, tới cuộc đấu tranh với tất cả những gì cản trở sự phát triển quốc gia (vai trò của những người gánh vác lương tâm xã hội), và 3) khả năng đồng cảm với những ai “bị xúc phạm và bị xỉ nhục” (cảm giác đồng cảm về đạo đức).
Vốn có truyền thống tự chịu trách nhiệm về tương lai của đất nước như vậy, nên một số trí thức Nga đã có ảo tưởng ngây thơ rằng họ có thể hợp tác với chính thể độc tài, thuyết phục những người cầm đầu để họ cải tổ theo chiều hướng tự do dân chủ. Họ chưa bao giờ thành công. Sau cách mạng tháng 10 Nga, các văn hào như Maxim Gorky và Vladimir Korolenko đã đích thân tới gặp Lenin với hy vọng thuyết phục ông ngừng khủng bố, nhưng họ đã thất bại.
Những người cầm đầu trong bộ máy quyền lực của chính thể cộng sản đã không bao giờ tha thứ thái độ “phản động” hay “phản cách mạng” của giới trí thức và đã nhanh chóng đàn áp họ. Thi sĩ nổi tiếng Nikolai Gumilev là nạn nhân đầu tiên. Năm 1921 ông đã bị buộc tội âm mưu chống lại chế độ Xô Viết và đã bị xử bắn. Cuộc đàn áp trí thức của chính quyền Xô Viết đã đẩy hàng loạt trí thức Nga di tản ra nước ngoài sau cách mạng tháng 10. Những đại diện xuất sắc của giới trí thức Nga thời đó, kể cả các triết gia và các văn hào lớn như Nikolai Berdyaev [3] – chủ bút tờ Vekhi (Вехи: Những cột mốc), cũng bị chính quyền trục xuất ra khỏi đất nước vào cuối năm 1922. Sự đàn áp này còn tiếp tục cho tới khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, với nhiều văn nghệ sĩ và trí thức bị tống giam, trục xuất, đày ải, trong đó có những cá nhân kiệt xuất như nhà vật lý Lev Landau (Nobel vật lý năm 1962, bị bắt giam 1 năm trong đợt thanh trừng 1936 – 1938), nhà thơ Iosif Brodsky (Nobel văn chương năm 1987, bị trục xuất năm 1972), nhà văn Alexandr Solzhenitsyn (Nobel văn chương năm 1970, bị bắt giam 11 năm tù 1945 – 1956, bị trục xuất năm 1974), nhà vật lý Andrei Sakharov (Nobel hoà bình năm 1975, bị bắt và bị quản thúc 6 năm 1980 – 1986), v.v.
Dưới chính thể cộng sản, Đảng cộng sản cai trị toàn xã hội, không cho phép bất cứ đảng phái đối lập nào khác tồn tại, chưa nói cạnh tranh quyền lực, và thẳng tay trừng trị mọi tư tưởng khác quan điểm do đảng áp đặt, chứ chưa nói tới hành động, mà những người cộng sản cho rằng có thể đe doạ địa vị thống trị của họ. Chỉ riêng chế độ Stalin – người kế thừa Lenin – đã hành quyết và đầy ải đến chết hơn 20 triệu người [4], gấp đôi số nạn nhân đã chết trong các lò thiêu người và trại tập trung của phát-xít Hitler. Chính thể cộng sản quả thật là chính thể độc tài tàn bạo nhất trong thế kỷ thứ 20.
*
Bài học đau xót của trí thức dưới chính thể cộng sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã được lặp lại tại Việt Nam. Vào năm 1956, khi một số văn nghệ sĩ, luật sư, triết gia, bác sĩ, nhà giáo tại Hà Nội như Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Phan Khôi, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, v.v. lên tiếng đề nghị Đảng cộng sản (lúc đó lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam) tôn trọng tự do sáng tạo, hành xử theo luật pháp v.v., họ đã bị đàn áp thẳng tay trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và vụ Nhân Văn Giai Phẩm là những đòn trí mạng giáng vào giới trí thức Việt Nam, và kết quả là đã “đào tận gốc trốc tận rễ” tầng lớp này trên miền Bắc. Còn sau năm 1975, Việt Nam là đất nước đã sinh ra cuộc di tản khổng lồ bằng thuyền khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại [5] với hơn 1.6 triệu người bỏ quê hương di tản ra ngoại quốc, trong đó có hàng ngàn trí thức miền Nam [6].
Trên thực tế, nếu hiểu giới trí thức như khái niệm интеллигенция, thì Việt Nam từ đó không còn giới trí thức nữa. Thay vào đó, cụm từ “trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã ra đời tại miền Bắc XHCN, và sau đó cụm từ này đã chết yểu. Nó cũng tương tự như việc thay thế chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật bằng “hiện thực XHCN” tại Liên Xô trước đây mà nhiều nước trong khối cộng sản đã bắt chước. “Hiện thực XHCN” đã hoàn toàn phá sản sau khi Liên Xô sụp đổ. Câu chuyện tiếu lâm dưới đây, mà tôi từng được nghe trong thời sinh viên tại Liên Xô, đã nêu rõ thực chất của thứ “hiện thực” này.
Thành Cát Tư Hãn sau khi chinh phạt thế giới, đã trở thành bá chủ một đế quốc mênh mông trải dài từ bờ biển Đông tới lưu vực sông Danube. Tuy nhiên, trong một lần chinh chiến, ông ta đã bị mất một mắt. Có lần vị hoàng đế nhà Nguyên này ban lệnh tìm hoạ sĩ giỏi để vẽ chân dung cho mình. Hoạ sĩ thứ nhất được tiến cử tới yết kiến Thành Cát Tư Hãn, và đã vẽ hoàng đế nhà Nguyên với đầy đủ cả hai mắt tinh. Sau khi bức tranh được hoàn thành và được đem trình hoàng đế xem, Thành Cát Tư Hãn khinh bỉ nói: “Sao lại có cái thứ lãng mạn chủ nghĩa đồi bại thế này?”, rồi ra lệnh chém đầu hoạ sĩ. Hoạ sĩ thứ hai được vời tới. Rút kinh nghiệm thảm khốc từ hoạ sĩ trước, hoạ sĩ này đã vẽ Thành Cát Tư Hãn giống y như thực, tức là với một mắt tinh và một mắt chột. Thành Cát Tư Hãn liếc nhìn bức tranh rồi phán: “Tự nhiên chủ nghĩa tục tằn!” Hoạ sĩ thứ hai cũng bị bay đầu. Hoạ sĩ thứ ba đã vẽ chân dung Thành Cát Tư Hãn en profil (chân dung nhìn nghiêng), chỉ thấy con mắt tinh, còn con mắt chột được che khuất trong nửa không nhìn thấy của khuôn mặt. Hoàng đế nhà Nguyên xem tranh và khen: “Đây mới thực sự là hiện thực xã hội chủ nghĩa!”, rồi truyền ban thưởng cho hoạ sĩ.
Trong tác phẩm “Trí thức và vai trò của nó trong quá trình văn hoá”, Vitaly Tepikin đã tổng hợp và đề xuất 10 dấu hiệu của giới trí thức hiện đại là [7]
1 – có lý tưởng đi trước thời đại, nhạy cảm với người xung quanh, lịch sự nhũn nhặn trong biểu hiện;
2 – tích cực lao động trí óc và liên tục tự học;
3 – ái quốc dựa trên niềm tin vào nhân dân và có tình yêu quê hương sâu sắc;
4 – sáng tạo không mệt mỏi và có lối sống giản dị đến khổ hạnh;
5 – độc lập, có khát vọng đạt tới tự do biểu hiện, và tìm thấy mình trong khát vọng đó;
6 - có quan hệ phê phán đối với chính quyền, lên án mọi biểu hiện của bất công, vô nhân đạo, phản nhân văn, phản dân chủ;
7- trung thành với niềm tin do lương tâm mình mách bảo, ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất, kể cả phải hy sinh quyền lợi bản thân;
8 – nhận thức thực tế một cách mơ hồ, dẫn đến dao động về chính trị và đôi khi có biểu hiện bảo thủ;
9 – Có niềm oán hận lớn trước những gì không thực hiện được trên thực tế hoặc trong tưởng tượng, kết quả là đôi khi trở nên hoàn toàn khép kín tự cô lập mình;
10 – Các nhà hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau, và ngay cả trong cùng một lĩnh vực, thường hiểu lầm nhau, hậu quả là đôi khi nổi cơn ích kỷ hoặc bốc đồng.
Tepikin cho rằng một cá nhân có ít nhất một nửa số dấu hiệu trên đây có thể được gọi là “trí thức theo nghĩa đại khái của từ đó”. Chuyển sang ngôn ngữ Việt Nam đương đại, có thể tạm gọi những người thoả mãn 5/10 biểu hiện nêu trên là các “trí thức dự khuyết”.
Trong giới những người (thực sự) có học vấn của Việt Nam, đại đa số chắc hội đủ ba dấu hiệu cuối (8 – 10). Những người khoa bảng mà lúc đầu từng hoạt động chuyên môn nhưng sau bỏ để ra làm quan thì khó có thể giữ được các dấu hiệu 2, 4 – 10, nếu không nói rằng hai dấu hiệu còn lại (1 và 3) đối với những người này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
*
Tương truyền, trong một lần thuyết giảng, triết gia cổ Hy Lạp Plato đã định nghĩa “con người là một động vật đi bằng hai chân và không có lông vũ.” Diogenes – một triết gia cổ Hy Lạp khác – nghe vậy bèn bắt một con gà, vặt sạch lông, thả vào giảng đường, rồi nói: “Các người hãy nhìn kìa, đó là Con Người theo định nghĩa của Plato!” Nghe nói Plato sau đó đã phải thêm “có móng rộng và bẹt” vào định nghĩa “Con Người” của mình.
Gẩn đây có một vài ý kiến của một số “Plato Việt Nam” muốn xác định lại các tiêu chí thế nào là trí thức. Ngay lập tức họ được các “Diogenes Việt Nam” lên tiếng sửa gáy. Đội quân các “Diogenes Việt Nam” rất hùng hậu, có tới cả ngàn. Thay vì sống trong thùng tô nô, họ sống trong các blog. Họ cũng không xách đèn đi tìm người lương thiện giữa ban ngày [8], bởi dường như đã biết trước câu trả lời. Họ lại càng không có cơ hội để làm như Diogenes khi gặp Alexander Đại Đế. Theo sử gia Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các triết gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nếu ta không phải là Alexander thì ta đã là Diogenes.”
Tới đây tôi chợt nhớ tới ca từ trong một bài hát của nhóm hip hop Dead Brez:
Bạn muốn có một chiếc Lexus hay Công Lý?
Một ước mơ hay của cải?
Một chiếc BMW, một chuỗi hạt xoàn, hay Tự Do? [9]
Ca từ này đúng hơn bao giờ hết tại Việt Nam đương đại. Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những “trí thức dự khuyết”, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này.
Tokyo, 25/2/2012
Chú thích:
[1] Tên đầy đủ Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên M.V. Lomonosov (Московский Государственный Университет имени М.В. Ломоносова), viết tắt là MGU (МГУ).
[2] Nguyên văn tiếng Nga: “Интеллектуальные силы рабочих и крестьян растут и крепнут в борьбе за свержение буржуазии и ее пособников, интеллигентиков, лакеев капитала, мнящих себя мозгом нации. На деле это не мозг, а говно”. Trích từ V.I. Lenin, Thư gửi A.M. Gorky ngày 15/9/1919, Toàn tập, Tái bản lần thứ 5, NXB Văn học Chính trị, 1978, tập 51, trang 48-49 (В.И. Ленин, Из письма А.М. Горькому от 15 сентября 1919 года, Полное собрание сочинений, издание пятое Изд-во политической литературы, 1978 г. т. 51, стр. 48-49) (Xem bản tiếng Anh tại đây)
[3] Nikolai Alexandrovich Berdyaev (Николaй Алексaндрович Бердяев) (1874 – 1948) – triết gia Nga; thời Sa Hoàng, do tham gia nhóm Marxist nên từng bị bắt năm 20 tuổi và bị đày biệt xứ; năm 29 tuổi do chỉ trích Nhà Thờ Chính thống Nga nên bị kết tội báng bổ và bị đày đi Siberia; dưới thời Xô Viết do không chịu chấp nhận chính thể của đảng Bolshevik áp đặt sự thống trị của nhà nước độc tài lên tự do cá nhân, nên đã bị chính quyền Xô Viết trục xuất cùng hơn 160 nhà văn và học giả danh tiếng khác sang Đức bằng tàu thủy vào tháng 9/1922 (từ một danh sách gồm 280 người bị bắt trong đó có 32 sinh viên).
[4] New World Encyclopedia, http://www.newworldencyclopedia.org/entry/Great_Purges;
Heroes & Killers of 20the Century: Joseph Stalin: http://www.moreorless.au.com/killers/stalin.html
[5] Theo báo cáo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, 1/3 số thuyền nhân (boat people) Việt Nam đã chết trên biển vì bị giết, bão, bệnh tật, đói. Thống kê của Cao ủy này cho biết chỉ riêng năm 1981 có 15095 thuyền nhân Việt Nam đã vượt biên từ Việt Nam tới được Thái Lan trên 455 thuyền. Trong số đó có 352 thuyền (77%) bị bọn hải tặc tấn công. Số vụ tấn công là 1149 tức trung bình mỗi chiếc thuyền bị hải tặc tấn công hơn 3 lần. 571 người Việt Nam đã bị hải tặc giết. 599 phụ nữ Việt Nam đã bị hải tặc hãm hiếp. 243 người Việt Nam đã bị bắt cóc.
[6] Postwar Vietnam: Dynamics of a transforming society, Ed. Hy V. Luong, (Rowman & Littlefield Publishers Inc., 2003).
[7] Виталий Тепикин, Интеллигенция, ее роль в культурном процессе. Vitaly Tepikin là tiến sĩ lịch sử, chuyên gia về lý thuyết và lịch sử trí thức, giáo sư thuộc viện Tri thức khoa học tự nhiên Nga (Российская академия естествознания).
[8] Diogenes từng xách đèn đi ngoài phố giữa ban ngày. Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: “Tôi đi tìm một người lương thiện.” Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại.
[9] Nguyên văn: You would rather have a Lexus or Justice? A dream or some substance? A Beamer, a necklace or Freedom?
Ghé thăm các blogs: 29/01/2012
BLOG ÐINH QUANG ANH THÁI Đêm giao thừa trên đất Tiệp
Người
khách mùa Ðông.
Trần
Ngọc Tuấn gọi tôi là “Người khách mùa Ðông”.
Chả
là, ba năm liền, cứ vào những ngày tháng lạnh lẽo nhất
của Ðông Âu là tôi khăn gói đến chơi với anh em sinh
viên và công nhân Việt Nam tại các đất nước vừa
thoát khỏi chế độ cộng sản. Chẳng cố ý gì cả. Tôi
chỉ thích giang hồ vặt vào những ngày cuối năm, thế
thôi.
Nhà
văn Nguyễn Tuân lừng lẫy của Việt Nam đã có lần thốt
lên rằng “ra đi, không nhất thiết phải có nơi để
đến, mà ít nhất có nơi để rời bỏ.”
Những
chuyến đi lang thang của tôi thì luôn có những nơi đến
thật đầm ấm, cho dù nơi vừa tạm rời bỏ cũng hạnh
phúc không kém.
Tôi
rời Erlangen bên Đức vào đúng buổi sáng 30 Tết ta, năm
1992. Thời gian đó đang là mùa Ðông của nước Ðức,
tuyết phủ đầy trời. Hai đêm liền hầu như thức trắng
với anh chị em tờ Cánh Eùn, mắt tôi cay sè. Uống cạn
ly đầy, rót đầy ly cạn với Ðỗ Ngọc, Hồ Huy, Hoài
Hương cùng nhiều anh em khác và những câu chuyện tâm
tình giữa những người trẻ từng thuộc hai miền đất
thù nghịch lẫn nhau đã làm bật lên nhiều cảm thông lý
thú.
Ðỗ
Ngọc, đặc sệt Bắc 75, râu quai nón, ăn nói rất bỗ
bã. Hồ Huy, trọ trẹ giọng Quảng Bình, làn da tái xanh
như mới chui từ rừng ra. Hoài Hương thì quê hương Nam
Bộ, từng là Thanh Niên Xung Phong của chế độ đang cai
trị quê nhà, giọng nói có vị ngọt của sông nước
miền Cửu Long.
Mà
chả cứ là miền nào, mọi người tìm đến nhau cũng chỉ
vì có nhiều điểm chung: quá khứ nhọc nhằn, hiện tại
bất trắc và cùng mơ ước tương lai tốt đẹp cho bản
thân và cho đất nước đang cách xa nửa vòng trái đất.
Vì thế mới có Cánh Én, một trong những tờ báo của
công nhân và sinh viên Việt Nam trên đất Ðức vừa thống
nhất. Ðể thông tin và tranh đấu cho Việt Nam dân chủ
tự do.
Trong
lúc chờ tầu ở sân ga Erlangen, Hoài Hương bảo, sao anh
không ở lại đón giao thừa với Cánh Én? Tôi bảo, đã
hẹn với Ðiểm Tin Báo Chí và Diễn Ðàn rồi, không thể
hủy được. Rồi tôi lên tầu, mang theo hình ảnh của
anh em Cánh Én với cái túi ni lông của Hoài Hương cho, có
một ổ bánh mì và chai nước ngọt.
Trở
lại Plzen
Con
tàu từ Ðức vào Plzen trên đất Tiệp hôm nay vắng
khách. Chỉ một mình tôi với tôi trong một toa. Sướng
điên người, vì hai lần trước, cũng tuyến đường này,
người như nêm, khói thuốc mù mịt, đã thế còn bia bọt
ầm ĩ nữa chứ. Vì cả Ðức lẫn Tiệp đều nổi tiếng
là có bia ngon mà. Ngoài trời, tuyết trắng xóa. Tôi chợt
nhớ đến những cuốn phim về Thế Chiến Thứ Hai, với
các toa tầu đầy nhóc lính Ðức Quốc Xã chuyển quân và
súng đạn đi vào các đất nước Ðông Âu. Hình ảnh ấy
đối với tôi trước đây chỉ xem trong phim ảnh, nhưng
hôm nay, chính tôi cũng đang ngồi trên tuyến tầu đó,
cũng đi về hướng Ðông Âu.
Năm
ngày qua, quây quần với Cánh Én, nghe câu chuyện của
từng người, mới thấy sao mà Việt Nam mình nhiều chuyện
buồn đến thế. Những Ðỗ Ngọc, những Hồ Huy, những
Hoài Hương, tất tật đều có những ngày tháng nhọc
nhằn, đói khát, buồn tủi trước khi rời quê sang xứ
người. Nơi đất Ðức, người thì du học, người thì
lao động kiếm cơm . Và ai cũng chịu nhiều hắt hủi bất
công. Khu cư xá người Việt là nơi để mọi người trở
về tìm đến nhau. Có lần tôi hỏi Ðỗ Ngọc mơ gì,
Ngọc nói, chỉ mong sao có ngày về lại đất nước mình
mà không còn bị đói khổ, trù dập, nhất là được làm
báo, được viết lách thả dàn. Nghe Ngọc và tôi nói, Hồ
Huy ngồi bên bèn thốt lên rằng, được đến như thế
thì hẳn là đất nước đã tự do rồi!.
Ông
“Góc Ðộ”
Lần
đầu tiên tôi vào Tiệp là năm 1990. Lúc đó, đất nước
này đang trên đà hồi sinh sau cuộc Cách Mạng Nhung. Tôi
đến Tiệp chỉ với mục đích kết bạn với người
Việt mình, những người mà hầu hết có quá khứ thuộc
về chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa tại miền Bắc Việt
Nam. Tôi còn nhớ tâm trạng xốn xang của mình vào buổi
chiều tối hôm đó. Suýt nữa thì tôi bị rơi lại tại
sân ga bốc rỡ hàng Plzen. May mà có một người Tiệp nói
được tiếng Anh cản lại, và bảo cho tôi là ga hành
khách Plzen ở trạm kế tiếp cơ. Hai trạm cách nhau cả
vài cây số !
Ngô
Văn Chính và Trương Tiến Dũng đón tôi ở sân ga, mà đôi
bên không hề biết mặt nhau, chúng tôi chỉ hẹn nhau qua
trung gian của một người bên Ðông Ðức giới thiệu
bằng điện thoại.
Chính
người nhỏ nhắn, mặt choắt nhọn, cứ mở miệng ra là
“góc độ nào đấy” . . .thì… Vì thế, tôi gọi đùa
Chính là “Ông Góc Ðộ”. Còn Dũng thì rõ ra là công
tử, quần bò (jean), áo da, tóc tai gọn gàng, duy giọng
nói khàn khàn như bị cảm. Sau thủ tục chào hỏi nhận
diện, Chính lái chiếc ô tô con đưa tôi ra phố để xem
bộ mặt của thành phố lớn hàng nhất nhì nằm về phía
Tây của xứ Tiệp. Tôi đưa Dũng 100 đô Mỹ nhờ mua chút
đồ nhậu để tối bù khú với nhau. Dũng bảo tôi, anh
định mời cả Plzen ăn tối nay hay sao đấy, vì đồng
tiền koruna của Tiệp rẻ lắm, 100 đô thì tiêu thế nào
hết được!
Chúng
tôi sắm gần đầy xe, nào là bia bủng, thức ăn khô,
thuốc lá. Chỉ nước đá là không đào đâu ra. Ông Góc
Ðộ bảo, góc độ nào đấy thì anh sẽ thấy cách bọn
em ướp bia lạnh. Về tới khu chung cư dành cho công nhân,
việc đầu tiên là Chính sắp bia thành từng lớp ở ngay
khe cửa sổ để hở. À thì ra đây là chiếc tủ lạnh
thiên nhiên của Ông Góc Ðộ. Cực kỳ sáng tạo. Dũng ơi
ới thông báo cho anh em biết có khách đến chơi. Khoảng
chục người kéo vào, ngồi chật kín căn phòng ngang dọc
chỉ đủ để hai cái giường con. Chính làm một màn tự
giới thiệu trước, cơ bản chẳng dấu gì anh, bản thân
em là Bí thư Chi bộ đảng tại Plzen, trông coi anh em công
nhân Việt Nam lao động tại đây. Rồi tới Dũng, đoàn
viên Ðoàn Thanh Niên Hồ Chí Minh tại Tiệp. Hoàng Quốc
Cường, to khỏe, dân tập tạ, thân thể như tài tử
xi-nê. Nông Ðình Bửu, dân miền núi. Lan, người miền
Nam, đang du học và là em gái ruột của Nguyễn Thái Bình,
người sinh viên thân cộng cướp chiếc máy bay Air Việt
Nam để rồi bị bắn chết ở sân bay Tân Sân Nhất năm
1973. Rồi Hà. Rồi Yến. Và lần lượt tới những người
khác nữa. Hầu như ai cũng thuộc thành phần gắn bó với
chế độ cộng sản. Tôi cũng chẳng dấu lý lịch của
mình, gia đình di cư 54, bố và các anh là sĩ quan Việt
Nam Cộng Hòa, bản thân bị tù 7 năm vì in báo bí mật
chống cộng sản sau 75.
Câu
chuyện râm ran như pháo Tết. Ông Góc Ðộ hăng nhất.
Chàng ta lôi ngay hai số báo đầu tiên của tờ Ðiểm Tin
Báo Chí và tờ Diễn Ðàn Praha ra khoe và nói về phong
trào dân chủ của anh em Ðông Âu. Nghĩa là không chỉ ở
Tiệp, mà còn ở Ðức, Ba Lan, Bulgaria, Nga. Dũng nói, Anh
Chính đã góp nhiều công trong việc in ấn tờ Ðiểm Tin
Báo Chí, nhờ chức Bí thư Chi bộ, anh ấy dễ dàng quan
hệ với mọi người để từ đó gây phong trào. Dũng sau
này trở thành Chủ tịch Phong Trào Liên Kết Người Việt
Tại Ðông Âu.
![]() |
Hình: (từ trái) Tưởng, Hồ Thanh Hải, Nguyễn Cường, Thái, Trương Tiến Dũng tại Praha. |
Cùng
sinh viên Tiệp đi biểu tình – Phủi đánh Xù.
Ngay
những ngày đầu của Cuộc Cách Mạng Nhung, trong hàng ngũ
công nhân và sinh viên Tiệp kéo nhau xuống đường biểu
tình có cả công nhân và sinh viên Việt Nam. Do làm cùng
sở, học cùng trường, nên các anh đi thì chúng tôi đi,
chứ ý thức về dân chủ tự do thì chưa có. Thế rồi
Cách Mạng thành công. Nhiều sinh viên và công nhân Tiệp
trong phong trào đấu tranh bỗng trở thành những người
có vai trò trong các công xưởng, các trường học. Thế
là họ khuyến khích bạn bè người Việt ra báo để
thông tin cho đồng bào Việt được biết những diễn
biến đang xẩy ra, và đồng thời bênh vực Xù trước
những hành động ác độc của bọn Phủi.
Theo
lời giải thích của Trương Tiến Dũng thì, vì thời tiết
quá lạnh, người mình mặc quá nhiều lớp áo quần cho
ấm, trông ai cũng cứ …xù ra một đống! Thế là cứ
gọi nhau bằng Xù. Còn Phủi là cách gọi của người
Việt để chỉ bọn du đãng Ðầu Trọc (Skinhead).
Khi
cuộc Cách Mạng Nhung bùng nổ trên khắp đất nước, bọn
Phủi bắt đầu kéo nhau hàng đoàn đi tìm Xù mà đánh.
Nhiều chuyện nghe đến hãi hùng. Một anh công nhân đi
trên tầu điện đã bị bọn Phủi dùng một cái đinh dài
đóng vào đầu, rồi chúng quăng xác anh ra khỏi toa xe
trong lúc tầu đang chạy. Một nữ sinh viên thì bị chúng
vây trên tầu, cứ chửi một câu lại bẻ một cánh tay
của cô. May mà cô sống sót nhưng phải nằm bệnh viện
cả tuần lễ. Tại Ostrava, một thành phố nằm về phía
Ðông, gần biên giới Ba Lan, bọn Phủi còn kéo nhau đến
vây đánh một chung cư của công nhân Việt Nam. Công nhân
rút lên lầu tử thủ, cảnh sát phải đến giải vây.
Sự
kỳ thị người Việt (Phủi đánh Xù) kể trên cũng có
một phần nguyên nhân của nó. Khoảng 40 ngàn công nhân
Việt Nam sang Tiệp lao động, ai cũng lao vào đủ các
ngành nghề, kể cả thứ mà dân bản xứ chê không làm
như xưởng đóng giầy, may mặc. . .Sự kiện này đã làm
bực mình dân Tiệp. Rồi vì muốn mua những mặt hàng của
Tiệp như vỏ xe đạp, quần áo, máy móc để gởi cho
người thân ở quê nhà, công nhân và sinh viên Việt Nam
đã thi nhau đứng sắp hàng từ sáng sớm tới tối tại
các cửa hàng quốc doanh, khiến dân Tiệp không len chân
vào được. Cứ như lửa được bỏ thêm dầu, tâm trạng
bực tức, nhất là của bọn Phủi cứ âm ỷ và đã
bùng nổ khi xẩy ra Cách Mạng Nhung. Bọn chúng hô hoán
lên rằng, Xù qua Tiệp cướp việc làm, lấy đi của cải
của dân bản xứ. Thế là Xù bị chặn đánh ở các sân
ga, các ngõ đường vắng, và ngay cả nơi thị tứ.
Trong
bối cảnh ấy, Chính, Dũng, Cường, Bửu, Lan, Hà, Yến là
những người khai sinh ra tờ bào đầu tiên của người
Việt tại Tiệp, tờ Ðiểm Tin Báo Chí. Thoạt tiên, anh
em chỉ có nhu cầu thông tin cho đồng bào về những diễn
tiến trên đất Tiệp, bằng cách dịch các bài viết trên
báo Tiệp sang Việt ngữ, vì ngoại trừ sinh viên, công
nhân người mình hầu hết không thông thạo tiếng bản
xứ. Thế thôi, chứ chưa mấy ai có ý thức về nhu cầu
đấu tranh dân chủ tự do. Dần dà, đọc báo chí của
Tiệp viết về tội ác của cộng sản Tiệp, cộng sản
Nga, về cuộc đàn áp phong trào nổi dậy Mùa Xuân Praha
1968, Ðiểm Tin Báo Chí bắt đầu chuyển thành tờ báo
của phong trào dân chủ, tạo nguồn cảm hứng cho các tờ
Diễn Ðàn, Thời Mới, Tự Do, Tin Sáng, Cánh Én, Thông
Ðiệp Xanh, Thiện Chí…lần lượt sau đó ra đời tại
các nước Ðông Âu, và Nga.
Bài
thơ Bác Hồ.
Minh,
công nhân nữ, làm việc tại xưởng sản xuất bia ở
Plzen. Cô có giọng nói nhẹ như tơ và khuôn mặt thật
hiền. Hỏi Minh biết gì về “thần tượng Hồ Chí
Minh”, thì cô nhỏ nhẹ nói, em thấy những gì mà
người ta nói về ông Hồ thì quả thật ông ấy là bậc
Thánh, nhưng Thánh mà sao để đất nước mình nghèo đói
đến thế !. Rồi Minh đọc cho tôi chép những vần thơ
dân gian sau đây về ông Hồ:
Chú
bộ đội thức dậy
Thấy
ba lô mất rồi
Mà
sao Bác vẫn cười
Trông
Bác nghi nghi lắm
Chú
bộ đội dấm dẳng
Xin
Bác trả đi thôi
Bác
Hồ miệng mỉm cười
Dạy
bảo chú bộ đội
Nhân
danh tình đồng chí
Bác
khuyên chú điều này
Nội
nhật trong đêm nay
Lấy
ngay của thằng khác.
Minh
bảo tôi, quanh quẩn thế đấy anh ạ, chế độ ta cứ
đứa này lấy của đứa kia! Minh còn tâm sự là sẽ về
lại Việt Nam, với hy vọng đem những hiểu biết của
mình để góp phần phá vỡ sự bưng bít và u tối của
chế độ tại quê nhà.
Quần
áo Dù, trông cực máu.
Ấy
chết, phải nói ngay kẻo bị hiểu lầm. Công nhân miền
Bắc lao động tại Ðông Âu dùng chữ cực máu để tả
sự tuyệt hảo, number one, hết chỗ chê.
Nông
Ðình Bửu lúc nào cũng chỉ mặc chiếc quần của binh
chủng Nhẩy Dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bửu
tâm sự, em mà ở trong Nam là em chỉ có đi Dù thôi. Thế
mới máu anh ạ!. Bửu gốc gác dân thiểu số miền núi
ngoài Bắc, sang Tiệp làm công nhân. Bửu thường bắt
giọng cho anh em cùng hát bài “Bác Cùng Chúng Cháu Hành
Quân” nhưng sửa lời lại. Câu cuối của bài Bửu hát
là “Bác kính yêu đang cùng Bác gái hành quân.” Vui nhất
là khi mọi người vừa dứt câu hát, Bửu rú lên “đéo
tin thì thôi.” Thế là anh em cùng hát theo “đéo tin thì
thôi.” Bửu còn chế giễu lời ông Hồ Chí Minh trong
cuốn cassette do Tòa đại sứ cộng sản Hà Nội tại Tiệp
bán ra. Trong cuốn tape, giọng ông Hồ dậy dỗ thanh niên
5 điều tại một đại hội thanh niên ở Hà Nội. Bửu
bình luận, lão ấy cực kỳ thô bỉ. Lão dậy thanh niên
mà lão có sống như thế đâu. Rồi Bửu đọc 5 điều mà
Bửu bảo là sáng tác của quần chúng nhân dân
Nhất
Dương Chỉ (một tuyệt kỹ võ công trong truyện kiếm
hiệp của Kim Dung)
Nhị
Thiên Ðường (tên của một loại dầu gió sản xuất ở
miền Nam)
Tam
Tông Miếu (lịch tập, có ghi ngày tháng tốt xấu)
Tứ
Ðổ Tường (bốn món ăn chơi)
Ngũ
Vị Hương (một loại gia vị dùng để nấu thức ăn)
Bửu
căn dặn tôi nhiều lần là về Mỹ, nhớ gởi cho Bửu
một bộ quân phục Nhẩy Dù để mặc cho nó máu. Tôi đã
làm điều đó và giao tận tay Bửu trong chuyến đi Tiệp
lần thứ nhì.
Từ
những sự thực bị bưng bít…
Trương
Tiến Dũng là người tổ chức cuộc biểu tình đòi trả
tự do cho những người đấu tranh tại Việt Nam, điển
hình là bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, giáo sư Ðoàn Viết Hoạt,
nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Cuộc biểu tình diễn ra trước
Tòa đại sứ cộng sản Hà Nội tại thủ đô Praha vào
một đêm tháng Giêng năm 91, quy tụ rất nhiều khuôn mặt
trẻ. Ðó là dịp tôi gặp Cù Lần, Lê Thanh Nhàn, Hồ Văn
Hải.
Dũng
25 tuổi, theo cao học năm cuối ngành kỹ sư điện ở đại
học Praha, xuất thân từ một gia đình có gốc gác lớn
của chế độ. Cả bố lẫn mẹ đều là đảng viên cộng
sản cấp cao. Dũng kể, lúc chiến tranh chấm dứt trưa 30
tháng Tư năm 75, Dũng mới 15 tuổi, đang sinh hoạt trong
Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản. Năm 78, Dũng được sang Bình
Nhưỡng dự Hội nghị Liên Hoan Thanh Niên Quốc Tế Cộng
Sản. Ngồi cạnh một cô trong Ðoàn Thanh Niên Cộng
Sản Bắc Hàn, cô hỏi Dũng, xin đồng chí cho biết tình
hình chống Mỹ của nhân dân Việt Nam tới đâu rồi?.
Thoạt nghe câu hỏi đó, Dũng suýt nữa thì té bổ ngửa
! Ðã ba năm trời đất nước Việt Nam chấm dứt chiến
tranh, Việt Nam đã thắng Mỹ từ 1975 rồi, thế mà cái
cô Bắc Hàn này còn nêu một câu hỏi động trời như
vậy. Trên chuyến bay về lại Hà Nội, Dũng vẫn còn thắc
mắc nhưng chưa hình dung nổi chế độ Bắc Hàn đã bưng
bít thông tin ghê khiếp đến đâu. Nhưng một đoàn viên
thanh niên cộng sản mà còn bị bịt mắt bịt tai đến
vậy thì huống hồ dân chúng.
Năm
82, Dũng được bố mẹ cho sang Tiệp du học. Về thăm nhà
năm 86 , được vào Sài Gòn chơi. Ðó là lần đầu tiên
Dũng biết đất nước miền Nam. Dũng bảo, vào Nam em
mới biết là nhiều người đi học tập cải tạo ở
ngoài Bắc mà vẫn chưa được về. Như vậy tức là
thông tin mà bọn em nghe được là sai. Nhà nước vẫn nói
rằng không hề có chính sách trả thù, và tất cả những
người thuộc chế độ cũ được “giáo dục”
ngắn hạn và đã được về nhà.
Dũng
cứ đinh ninh như thế thì trách chi cô gái đoàn viên
thanh niên Bắc Hàn ! Dũng bắt đầu hoài nghi chế độ kể
từ đó. Dũng còn nói, cũng nhờ đọc báo chí tự do sau
Cách Mạng Nhung ở Tiệp mà Dũng biết về cuộc sống sa
hoa, sa đọa của các lãnh tụ cộng sản: Fidel Castro,
Staline, Kim Nhật Thành… Dũng ngờ rằng, Bác Hồ thì cũng
thế. Từ đó Dũng tìm hiểu thêm và vỡ lẽ là bản thân
mình và những người cùng thế hệ mình đã bị chế độ
bưng bít, lừa dối. Cho nên Dũng dấn thân tranh đấu và
muốn tự do suy nghĩ bằng chính cái đầu của mình.
Chẳng
riêng gì Trương Tiến Dũng !
Tự
do. Niềm khao khát sục sôi này tôi thấy được ở nhiều
anh em người Việt Ðông Âu. Nhớ lại một đêm bù khú ở
cư xá sinh viên tại Praha, Trần Ngọc Tuấn nói rằng các
anh miền Nam bị mang tiếng là thua, nhưng còn hãnh diện
là đã chiến đấu cho một lý tưởng đúng, chứ bọn
tôi được tiếng là thắng mà khi bừng con mắt dậy,
thấy cả đời mình bị chúng nó lừa dối. Bọn tôi đau
hơn các anh chứ. Nói không được nói, viết thì chúng nó
cấm. Thế thì sống thế mẹ nào được. Không tự do là
đếch làm gì được.
Tuấn
thế đấy. Bực lên là …văng hết, chả chừa thứ ngôn
ngữ nào. Bộ đội mà. Từng đi đánh bọn diệt chủng
Khờ Me Ðỏ bên Kampuchia. Đã sống sót trở về thì còn
sợ đếch ai nữa. Tuấn nói năng bỗ bã thế chứ viết
hay ra phết. Chỉ phải mỗi cái tật lề mề, nên đôi
khi làm anh em phát cáu.
Cái
tinh thần không tự do là đếch làm gì được thể hiện
nơi Tuấn và hầu hết anh em người Việt mình ở các
nước cộng sản cũ bên Ðông Âu. Họ từng sống trong
lòng cả hai chế độ cộng sản, tại quê nhà và tại
những xứ mà họ sang đó du học, lao động. Họ thấm
đòn cái chế độ đó lắm.
Cù
Lần.
Trần
Hồng Hà, bút hiệu Cù Lần, là Tổng biên tập tờ Diễn
Ðàn Praha, một tờ báo quan trọng nhất trong số các báo
chí độc lập đầu tiên của phong trào thanh niên-sinh
viên Việt tại Ðông Âu ra đời ngay sau Cách Mạng Nhung
năm 1989. Hà được coi như một trong những con chim đầu
đàn trong cao trào báo chí phản kháng của người Việt ở
Tiệp Khắc, cũng như ở Ðông Âu. Các bài ký, phóng
sự, bài dịch và những dòng thơ của anh nói về cuộc
sống của giới thanh niên công nhân xuất khẩu lao động,
du học sinh… đã từng tạo nên nhiều cảm xúc lớn
trong lòng bạn đọc. Thiên phóng sự Kẻ Ðào Tẩu của
Trần Hồng Hà đã góp mặt trong tuyển tập Hai Mươi Năm
Văn Học Việt Nam Hải Ngoại do nhà xuất bản Ðại
Nam in năm 1995 tại California. Với bút hiệu khác là Hà
Minh Thọ, Hà còn dịch sang tiếng việt cuốn Animal Farm: A
Fairy Story của văn hào George Orwell, với tựa bằng tiếng
Việt là Muông Cầm Trại.
Cù
Lần, người trắng trẻo, nho nhã mà rất bộc trực. Cù
Lần lãng mạn mà rất tỉnh, tỉnh mà rất thơ. Bên trong
con người của Cù Lần là cả một ngọn lửa sôi sục
những ước mong cho đất nước thoát khỏi nghèo đói,
lạc hậu, không có tự do.
Lần
cuối cùng tôi chia tay Hà là một buổi sáng tháng Hai năm
92 ở sân ga Praha. Hà chu đáo vô cùng. Ðêm hôm trước
hầu như thức trắng với nhau tại ký túc xá Strahov của
đại học Praha, nơi Hà đang theo học ngành điện tử, và
cũng là nơi anh em làm báo bí mật. Hà lo cho tôi từng
chút cái ăn vì sợ tôi đói, từng chút cái mặc vì sợ
tôi không chịu nổi thời tiết giá rét ở Tiệp. Gần
sáng, Hà dục tôi đi ngủ. Tôi vừa chợp mắt thì Hà đã
gọi dậy để chuẩn bị ra ga. Câu cuối trước khi chia
tay, Hà hẹn, chắc chắn sẽ có ngày chúng ta đón đưa
nhau ở ga Hà Nội, ga Sài Gòn.
Viết
những giòng này, tôi nhớ Hà quá đỗi. Hà làm nhiều thơ
lắm. Thơ tình yêu, thơ nói về thân phận đất nước.
Sau đây là bài Ðất Nước Tôi của Hà viết tại Praha
năm 1990.
Ðất
nước tôi
là
những ông già
thiết
tha
bên
vỉa hè lịch sử
nào
cô nào cậu
mua
giùm xổ số tương lai
Ðất
nước tôi
là
những chàng trai
trải
kiến thức ngồi chờ bơm xe đạp
Thế
giới vùn vụt qua trước mặt
IBM
ai chở xe thồ!
Ðất
nước tôi
ngây
ngất những giấc mơ
sao
sáng rọi thiên đàng trên trần thế
Nhưng
mộng đẹp ai mang ra để
đắp
lên mình Tổ quốc mảnh chăn chiên.
Ðất
nước tôi
dàn
ngực chịu đạn tên
đổi
lấy khúc đầu một phần ba lời Bác dạy
những
vết thương vẫn còn sưng tấy
Răng
liền môi, răng bập cắn vào môi
Ðất
nước tôi
trắng
hếu những quả đồi
xương
anh em chìa bắt tay “hữu nghị”
Ðất
nước tôi xót ngàn năm bị trị
Hỡi
ôi dân tộc mất còn
Ðất
nước tôi
đất
nước những người con
rạch
lưỡi rồi tập nói
Suy
nghĩ, tâm tư kính chiếu yêu vẫn rọi
Cồm
cộp gót giày, mũi Mác mũi Lê
Ðất
nước tôi thương nhớ vẫn đi về
Hình
mẹ khom lưng trải dài trên bãi cát
Hạt
muối mặn chát từ dòng nước mắt
Ðắng
vần thơ cho Người
ôi
Mẹ Việt nam ơi!
Ðêm
Giao Thừa tại Plzen, hẹn một ngày về
Tiếng
hành khách xôn xao ở các toa bên cạnh kéo tôi ra khỏi
những miên man về kỷ niệm của hai chuyến đi trước.
Tầu đến ga Plzen thì đã xế chiều. Lần này thì Dũng
và Cái Yến ra đón. Yến nhỏ nhắn như một cái kẹo,
nên tôi gọi đùa là Cái Yến. Giọng Dũng oang oang không
thèm lý đến thái độ khó chịu ra mặt của những người
bản xứ chúng quanh. Dũng bảo, Hồ Thanh Hải nó chờ lâu
sốt ruột nên đã tếch về trước để lo bia bọt cho
anh em mình tối nay.
Không
khí đón Giao Thừa sực lên ở khu chung cư của công nhân
Việt Nam và các sắc dân khác. Dọc hành lang dẫn đến
phòng của Hoàng Quốc Cường, tôi chào hỏi mọi người
như một người anh em trong gia đình đi xa trở về làng
cũ. Ngoài những khuôn mặt tôi từng quen biết trong hai
lần đi trước, còn thêm nhiều người mới. Chính, Tuấn,
Bửu, Cường, Lan, Hà đang chuẩn bị bữa cơm cuối năm.
Hồ Thanh Hải thì ôm đàn rống lên bài The Wall của ban
nhạc Pink Floyd. Phải nhận rằng, Hải đúng là một tay
lãng tử. Có vợ người Tiệp và một con gái rất kháu
khỉnh, thế mà hễ cứ có người hú một tiếng là Hải
tếch ngay khỏi nhà. Chiếc xe hơi cũ kỹ của Hải đã có
lần chở tôi suốt từ Praha vào Bá Linh, đúng lúc Ðông
Ðức đang vỡ thành từng mảnh.
Bữa
cơm của anh em bên Tiệp bao giờ cũng bắt đầu bằng món
canh. Chỉ vì không đào đâu ra chén bát và đũa, nên mãi
thành thói quen, mọi người húp canh trước rồi mới xới
cơm vào đĩa và dùng muỗng xúc ăn. Nước mắm thì tuyệt
đối không có, nên món gì cũng nêm nếm bằng muối hoặc
xì dầu mua ở các chợ Tầu. Bây giờ thì khác rồi. Nước
mắm tràn lan từ Việt Nam nhập sang. Vì là Tết, nên bữa
cơm có thêm mấy món đặc thù, bánh chưng, dưa muối,
mứt. Tuyền là thứ tự biên tự diễn nhưng cũng ngon đáo
để.
Bia
bọt tràn cung mây. Bà con mình ở Ðông Âu nói chung, ở
Tiệp nói riêng, có lối xưng hồ anh anh chú chú rất thân
tình, y như trong một ngôi làng nhỏ miền Bắc. Ông Góc
Ðộ luôn miệng, anh bảo chú Dũng thế này, anh bảo chú
Cường thế nọ. Cứ trên nhau một tuổi là có thể anh
anh chú chú được rồi.
Tiệc
tàn, một số người về lại phòng của mình, cũng ở
cùng chung cư. Còn lại khoảng chục anh em. Dũng thân tình
lắm, nằm khểnh ngay xuống sàn nhà, gác chân lên người
tôi. Dũng kể, từ ngày ra báo tới giờ, em bị bố mẹ ở
Hà Nội phiền lắm. Vì công an cứ đến nhà hoạnh họe
đủ điều, là sao không kiểm soát con mà để nó đấu
tranh chống Ðảng ở Tiệp. Các anh em khác cũng cho biết
hoàn cảnh tương tự. Bửu bèn ngôn một câu xanh rờn
theo lối của dân miền núi, đánh bỏ cha chúng nó đi.
Sau này, năm 1997, tôi cũng nghe một câu tương tự từ
miệng Yên Phong, lúc tôi sang thăm anh em tờ Thiện Chí
xuất bản ở Hannover bên Ðức. Phong là Tổng biên tập
của Thiện Chí. Yên Phong bảo tôi, đánh bỏ mẹ chúng nó
chứ sợ gì, chẳng lẽ những tên đã từng là bộ đội
như bọn tôi mà sợ mấy cái thằng mả mẹ công an à?
Gần
giờ Giao Thừa, nghĩa là đã sáng Mùng Một Tết tại quê
nhà, Dũng nhỏm dậy ra khỏi phòng. Khoảng hơn nửa giờ
sau, Dũng trở lại với khuôn mặt bực bội. Dũng bảo,
gọi điện thoại về chúc Tết, bố em giáo dục em về
nghĩa vụ trung với Ðảng. Em bèn bảo, tuổi trẻ của bố
có ai khuyên can khi bố đi làm cách mạng không mà bây giờ
bố cản con. Và em nói rằng, bố còn nói vừa là con cúp
phone. Thế là bố em đưa điện thoại cho mẹ nói chuyện.
Ðêm
trừ tịch thật cảm động. Ngay giữa căn phòng chật
chội của hộ 4 người là bàn thờ Phật. Tất tật những
người có mặt trong phòng đều quần áo tề chỉnh thắp
hương cầu khấn. Tôi cũng thắp một nén hương nhớ về
Mẹ đã khuất, nhớ về gia đình. Khác với không khí ồn
ào của bữa cơm tràn bia bọt lúc chiều, giờ Giao Thừa,
chúng tôi uống trà, nói với nhau những kỷ niệm, những
mơ ước của mình. Dũng bảo, chắc chắn sẽ có ngày về,
anh Thái chưa biết đất Bắc, nên khi đất nước đổi
thay, em sẽ đưa anh đi chơi Hà Nội. Chỉ mới nghĩ đến
ngày ấy lòng tôi đã dấy lên một nỗi niềm xúc cảm
đầy xót xa. Năm 88, Mẹ tôi mất, tôi đang làm việc tại
các trại tỵ nạn ở Hong Kong. Chỉ cần thêm một giờ
bay nữa là tôi đã về để chịu tang Mẹ. Vậy mà tôi
có về được đâu.
Sáng
chưa bảnh mắt, các phòng đã ồn lên lời chúc tụng. Dù
là ngày thường, không phải cuối tuần, bà con mình vẫn
hè nhau nghỉ ở nhà, ít nhất là ngày Mùng Một. Tôi ở
chơi với anh em cho đến trưa ngày Mùng Hai thì theo Trương
Tiến Dũng và Hồ Thanh Hải đi Praha. Trước cửa chung cư,
bọn tôi bùi ngùi giã biệt nhau.
Sông
núi Việt Nam ơi, hẹn mai ta sum vầy nhé….
BLOG
HIỆU MIN Hàn lâm… liệt truyện
![]() |
Đội ngũ khoa học trẻ bên máy ODRA. Ảnh: IOIT |
Nói
đến Viện
Khoa học Việt Nam (VKHVN)
trên Nghĩa Đô (Hà Nội), ai cũng biết đó là cái nôi của
nền khoa học nước nhà với ước vọng thành Viện Hàn
lâm Khoa học Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài kể ngày xưa dốc
Bưởi Nghĩa Đô có nhiều trộm cướp.
Được
thành lập sau 1975, VKHVN có các viện chuyên ngành như
Toán, Tin học, Sinh học, Vật lý, Hóa học… Biên chế
khoảng 3000 cán bộ khoa học trẻ, tốt nghiệp loại ưu
tú từ các nước XHCN trở về.
Thời
gian đầu Giáo sư Trần Đại Nghĩa làm Viện trưởng, sau
đó là Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu. Tuổi trẻ như tôi vào
đó với bao ước vọng lớn lao. Chiến tranh đi du học,
hòa bình quay về xây dựng đất nước. Hoài bão không
nhỏ, nhưng khi vào thực tế thì mới biết câu chuyện
hàn lâm ở một nước nghèo không đơn giản.
Hành
trình đưa điều khiển học về hợp tác xã
Nhớ
tháng 8-1977, từ Ba Lan về Viện
Tin học ở
làng Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) nhận việc, tôi được
một cái bàn cũ, cóc gặm nham nhở, ngồi cạnh anh Hồ
Thuần là trưởng phòng Lập trình và tiến sỹ Vũ Duy
Mẫn. Phòng 8m2 mà có tới 6 cán bộ hàn lâm. Mở ngăn kéo
ra muỗi bay đầy vào mặt, gián, chuột tha hồ tung tăng
khắp sân.
Làng
Liễu Giai trồng rau, hoa, nhất là hoa lay ơn, thược dược,
cần phân tươi, nước giải. Chiều chiều bà con làm
vườn, dân khoa học cổ cồn, quần ly, sang trọng dự
seminar, vừa bịt mũi, vừa nghe giảng về lưới Petri,
automat hữu hạn, vi mạch và micro computer.
Mình
trẻ nhất, được các anh chị phân làm việc rửa chén,
pha chè mỗi sáng, mỗi chiều. Cơm cặp lồng, quả cà,
rau muống và ngủ trưa trên bàn. Cứ thế cuộc đời trôi
đi lặng lẽ hàng chục năm trời mà chẳng hiểu mình làm
gì cho đất nước.
Ban
Điều khiển có bác Nguyễn Thúc Loan làm trưởng phòng.
Nghe nói đây là Tiến sỹ Cybernetics giỏi nhất VN
bấy giờ.
Đọc
sách, seminar mãi đâm chán, bác Loan có sáng kiến nên về
thâm nhập thực tế. Một đoàn cán bộ trẻ như Tuấn
Hoa, Kim Anh, Kiều Oanh xinh đẹp lên đường về nông thôn.
Họ ăn ở cùng nông dân để xem liệu ngành điều khiển
có giúp gì trong việc sản xuất lúa gạo, hay cải tiến
thủy nông. Tiến sỹ Loan cũng rất thực tế, khoa học mà
chả giúp gì nông dân thì khoa học làm gì.
![]() |
Viện Tin học 1977. Ảnh: NC Công |
Một
lần họp xã viên, bác chủ nhiệm đứng lên giới thiệu.
Hôm nay vinh dự có các anh chị trên trung ương về dự.
Có ba vấn đề bàn, không cái nào quan trọng hơn cái nào.
Đó là đào mương thông sang làng bên, sinh đẻ có kế
hoạch bằng thẳt ống dẫn tinh và đưa điều khiển học
vào việc đếm trâu đi làm. Cho điều khiển học
đứng sau đặt vòng, nhà nông thực tế hơn các viện sỹ.
Không
kể thêm cũng biết, điều khiển học đếm trâu đi theo
Ngưu Ma Vương sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Tiến
sỹ Loan thực tế hơn, bỏ điều khiển học, lấy vợ
trẻ, có con, sang Liên Xô, xuất khẩu lao động kiêm buôn
máy tính. Hai nàng Kim Anh và Kiều Oanh hoa khôi một
thời, nay đã thành các bà lão 60.
Vi
tính Việt Nam không thể ra biển lớn
Tôi
còn nhớ các chuyên gia Pháp thi nhau đến giảng dạy về
vi xử lý tại Viện, nơi có chiếc máy ODRA mua của Ba
Lan, giá hàng triệu rúp (triệu đô la), chiếm mấy gian
hầm chống B52 tại Đồi Thông trong làng Liễu Giai. Đó
là niềm tự hào tin học của miền Bắc lúc đó.
Chuyên
gia và cũng là cha đẻ của ngành vi tính Việt Nam, Alain
Teissonnière,
đã tiên đoán máy vi tính sẽ thay thế chiếc ODRA cồng
kềng kia và sức mạnh tính toán sẽ được đặt trên
chiếc bàn làm việc chứ không phải trong một căn nhà đồ
sộ, tốn kém.
Không
ai tin được, kể cả những vị công tác lâu năm.
Thế mà sau vài năm, điều tưởng chừng vô lý lại thành
sự thật.
Hôm
nay, ít người nhớ nước ta đã xuất xưởng chiếc máy
vi tính đầu tiên của Châu Á từ phòng thí nghiệm tại
Viện Tin học. Chiếc máy được thiết kế với chip Intel
8080A nên anh em kỹ sư đặt tên là VT80, VT có nghĩa là vi
tính.
Thế
hệ sau của VT80 là VT8X được mang đi ứng dụng thử vào
quản lý vật tư cho xí nghiệp may Sinco tại Sài gòn vào
năm 1981. Phần lập trình đều viết bằng ngôn ngữ bậc
thấp assembler. Chiếc máy đó đã chứng minh rằng, vi tính
là tương lai của công nghệ thông tin và sức mạnh tính
toán có thể đặt trên một chiếc bàn.
![]() |
Chiếc PC đầu tiên. Ảnh: IOI |
Tôi
nhớ lần mang chiếc VT8X đến Hội nghị thành ủy Sài
gòn để trình diễn vào giờ nghỉ trưa, được các vị
Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh và Mai Chí Thọ nghe rất
chăm chú qua lời giới thiệu rất PR của PTS trẻ Vũ Duy
Mẫn. Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt hỏi đùa một câu
“Giá chiếc máy bé xíu này tương đương với mấy tấn
lúa?”.
Khi
đó, khu vực Châu Á nói chung, trừ Nhật bản ra, còn rất
lạ lẫm với vi xử lý. Các đoàn từ Thái Lan, Nam Triều
tiên, Singapore, Malaysia hay Ấn độ đến thăm Viện nườm
nượp, một nơi mà đi vệ sinh phải đeo khẩu trang.
Đại
tướng Võ Nguyên Giáp thường xuyên thăm hỏi Giáo sư
Phan Đình Diệu, vị đứng đầu ngành tin học, hay người
chủ trì đề tài vi tính Nguyễn Chí Công về những tiến
bộ đạt được.
Năm
1980, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm Viện, thấy
hoàn cảnh cơ cực của những nhà khoa học nên đã giao
cho Phó thủ tướng Đồng Sĩ Nguyên, khi xây Viện Toán
học trên Nghĩa Đô, phải dành một phần cho phòng thí
nghiệm vi tính, để khách quốc tế đến thăm, đỡ thấy
đất nước mình quá khổ.
Quan
hệ XHCN với các nước tư bản như Pháp lúc đó rất khó
khăn, kèm theo cấm vận của Mỹ nhất là nhập khẩu công
nghệ. Từ lãnh đạo đến cán bộ trẻ của Viện, sang
Paris thực tập, khi về nước mang trong va li những linh
kiện vi tính, dù với số tiền đó, họ có thể mua thêm
một cái xe máy, tương đương một căn hộ lắp ghép
Thành Công.
Những
thành công sáng chói bước đầu của vi tính Việt Nam đều
có dấu ấn lãnh đạo cấp nhà nước, của cán bộ trẻ
năng động và chuyên gia Pháp, hết lòng vì khoa học, dù
chỉ dừng ở phòng thí nghiệm.
![]() |
TT PV Đồng thăm viện. Ảnh: IOI |
Tiếc
thay, do cấm vận của Mỹ, không thể nhập công nghệ để
sản xuất đại trà, do tầm nhìn hạn hẹp và lợi ích
nhóm, vun vén cá nhân tranh thủ làm giầu, rồi đấu tranh
nội bộ liên miên của lãnh đạo sau này, chiếc máy vi
tính VT80 không thể bơi ra biển lớn.
Hôm
nay Singapore, Hàn Quốc, Ấn độ đã bỏ xa Việt Nam, mà
họ một thời từng đến học hỏi tại làng Liễu Giai
đầy mùi phân tươi trộn nước giải. Dịp may hiếm có
30 năm trước để vi tính Việt Nam trở thành thương hiệu
quốc tế đã bị phai phí.
Sau
hòa bình 1975, VKHVN có bao nhiêu dự án khoa học bị dở
dang, uổng phí tiền bạc và tài năng thì khó ai biết
được. Đôi lúc tên dự án rất kêu nhưng trong thực tế,
chả mang lại gì nhiều cho người dân bình thường. May
ra tính được trên đầu ngón tay những dự án trong sinh
học, khí tượng, vật lý, tin học mang lại chút hiệu
quả.
Nhưng
so với số tiền mà người dân đóng thuế, những gì thu
được vô cùng nhỏ bé tại một nơi gọi là hàn lâm
viện này.
Từ
Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đến Giáo sư Ngô Bảo Châu
Tin
về Viện Toán cao cấp của giáo sư Ngô Bảo Châu vừa
thành lập, tôi bỗng nhớ ngày xưa làm việc ở dốc Bưởi
nhiều trộm cướp và làng Liễu Giai bốc mùi phân tươi.
Người
ta phấn đấu “đến năm 2020 toán học Việt Nam có thứ
hạng thứ 40 trên thế giới”, rồi “kinh phí 650
tỷ đồng để nghiên cứu mà Chính phủ không yêu cầu
Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh
phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu, Hội
đồng khoa học quyết định”.
Ai
cũng biết Giáo sư, Viện sỹ, UVTW (và nhiều chức danh
khác rất dài) Nguyễn Văn Hiệu là tiến sỹ khoa học
thực thụ của viện Dupna lúc 26 tuổi. Sự nổi tiếng
của ông không khác Giáo sư Ngô Bảo Châu hôm nay. Công
trình vật lý về hạt neutrino của Viện sỹ Hiệu cũng
khó hiểu như Bổ đề Langlands của Giáo sư Châu.
![]() |
Ra mắt Viện Toán cao cấp. VS Hiệu đứng hàng đầu từ phải sang. |
Khi
đó, báo chí đã gán cho Viện sỹ Hiệu tất cả nhãn mác
của một nhà khoa học trẻ, tài năng và hy vọng sẽ được
giải thưởng Nobel về Vật lý.
Lên
thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Hiệu là viện
trưởng VKHVN lúc 45 tuổi, một trong những UVTW trẻ nhất
thời bấy giờ. Ông được nhà nước dành cho mọi sự
ưu đãi, kinh phí nghiên cứu và quyền hạn hơn cả bộ
trưởng, tiền bạc, bổng lộc và danh vọng chính trị.
Tiếc
thay, Viện sỹ có thể làm khoa học giỏi, là UVTW rồi
các danh tiếng khác, nhưng quản lý thì hỡi ôi, khó mà
nói được điều gì. Thay vì tiếp tục sự nghiệp nghiên
cứu khoa học như nhà nước giao phó, mong muốn đưa khoa
học vào thực tiễn, ông bỗng tuyên bố “con thuyền
VKHVN sắp chìm, các anh các chị hãy tự cứu mình”. Viện
sỹ cho thành lập các công ty trong Viện, biến nơi đây
thành một thị trường nửa hàn lâm, nửa chợ trời buôn
bán trao tay.
Khống
chế hạt neutrino trong thí nghiệm Vật Lý khác xa với
quản lý một viện nghiên cứu có mấy ngàn người. Không
có kỹ năng thì kết cục như thế là điều dễ hiểu.
Hàng
nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Sau 35 năm,
nhiều người ở tuổi “thất thập cổ lai hy”
bỗng tự hỏi, mình đã làm gì cho đất nước này, khó
mà tìm ra câu trả lời.
Nghĩ
về VKHVN, rồi Viện sỹ Hiệu nay đã hưu mà lo cho Viện
Toán Cao cấp và Giáo sư Châu. Dù tin vào tài năng xuất
chúng của tác giả giải Fields, vẫn có nỗi lo không phải
không có căn cứ. Cứ xem sau 40 năm hoạt động của Viện
Toán đã góp gì cho nền kinh tế nước nhà cũng đủ hiểu
tại sao.
Vĩ
thanh
Mấy
tháng trước, anh Phạm Ngọc Khôi nhắn tôi về dự kỷ
niệm Viện Tin học nhân 35 năm thành lập. Lần khân rồi
chẳng về. Buồn nhớ bạn cũ, vào trang web của viện để
xem có tin ảnh gì không. Đọc được mẩu
tin này khá thú vị
“Thực
hiện chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của
Thủ tướng chính phủ phát động về thi đua thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm
2011 và kế hoạch 5 năm (2011- 2015), đồng thời để góp
phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam lần thứ VI, Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) phát động
phong trào thi đua với chủ đề “Đoàn kết, năng động,
sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015”.
![]() |
Cán bộ ở Liễu Giai năm 1980. Ảnh: IOI |
Nếu
phát động này có 35 năm trước (1977) thì không
ai ngạc nhiên. Nhưng thế giới đã đi rất xa sau hơn
mấy thập kỷ mà vẫn một kiểu tư duy thời bao cấp với
“vĩ từ và sáo ngữ”. Tự nhiên thấy thương bạn ở
lại, và thương cả người đi.
Trong
tôi bỗng hiện ra lối mòn hàn lâm xưa ở Nghĩa Đô và
con đường làng mà Tiến sỹ Loan đưa điều khiển học
về đếm trâu.
Ai
có thể chắc chắn rằng, cách đầu tư cho khoa học có
cách đây gần 40 năm sẽ đưa Toán học nước mình
lên thứ 40, ngoại trừ chỉ có 40 quốc gia trên thế giới
nghiên cứu về môn có ứng dụng cho vài thế kỷ sau,
trong khi quốc gia đang vượt nghèo này cần bao nhiêu thứ
khác thiết thực hơn.
Ở
quốc gia đã nghèo, lối mòn trong tư duy quản lý càng kéo
lùi sự phát triển, dẫn đến
pha phí chất xám.
Ước
mong của thế hệ trẻ tài năng bị
chết “lâm sàng” bởi có những bác học tưởng
rằng, con người cũng chỉ là bổ đề lạ hay hạt
neutrino để bắn phá trong phòng thí nghiệm.
Hiệu
Minh. 24-01-2012.
PS.
Ảnh trong entry được lấy từ website của Viện Tin học
(Viện CN TT).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)