Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023
Truyện ký Đỗ Trường: Những vết thương không bao giờ thành sẹo
Tôi quen chị vào một ngày đầu năm Qúy Tỵ, dịp Meister Nam mời đến võ đường của anh, nhậu nhẹt và thưởng thức các tiết mục văn nghệ ngẫu hứng, do anh chị em khu vực Leipzig thực hiện. Tôi và ca sĩ Việt Hà đến hơi bị muộn. Bước chân vào Halle, không chỉ tôi mà cả Việt Hà cũng phải sững người lại, bởi một người đàn bà hát, có giọng khàn lạ, đang say sưa thả hồn trên sân khấu. Và nếu không có bàn tay cứng như sắt của Nam Võ từ phía sau bóp mạnh vào bả vai, có lẽ tôi còn đứng lặng, chắn giữa cửa ra vào cho đến khi chị hát xong.
-Nghệt mặt ra rồi phải không? Hạ, nguyên cô giáo dạy nhạc, cùng quê Bắc Ninh, tôi đã nhiều lần kể với ông…
-Nghệt mặt ra rồi phải không? Hạ, nguyên cô giáo dạy nhạc, cùng quê Bắc Ninh, tôi đã nhiều lần kể với ông…
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023
Truyện ký Phạm Tín An Ninh: Dư Âm Bài Hát Ngày Xưa
![]() |
Tranh Đinh Trường Chinh. |
Hơn một tuần ở Paris, chúng tôi xuôi về miền Nam nước Pháp. Thành phố Nice nằm bên bờ Địa Trung Hải, gần thành phố Cannes, nơi qui tụ những tài tử điện ảnh hằng năm, và không xa đất nước Monaco với những sòng bài và những chuyện tình nóng bỏng của mấy nàng công chúa. Mười ngày nằm trên thành phố biển này, tôi tạm quên những bất hạnh trong quá khứ và những gì đang xảy ra trên quả đất có quá nhiều phiền muộn này.
Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023
Truyện ký Đỗ Trường: Vấn Chập
Đã chớm sang thu, vậy mà cái nóng ngoài trời vẫn làm cho màn đêm Budapest buông muộn hơn. Phố lên đèn, dòng sông Danube ánh lên như một chiếc cầu vồng vắt ngang thành phố. Từ quán rượu vang nhỏ dưới chân cầu Xích, chúng tôi thả bộ theo những con thuyền đang ngược về phía tây, nơi cuội nguồn con nước. Không gian tĩnh hơn, khi chúng tôi rời xa trung tâm thành phố. Lác đác ven sông, thợ câu đêm đã buông cần. Có lẽ, đã thấm mệt, Nam Võ ngồi bệt xuống thềm đá, đường xuống bến sông, nơi có hai người thợ câu. Quay lại và ngước nhìn lên, trăng đã treo ngang Lâu đài Buda. Vỗ vai Bình Thu, tôi nói chưa hết câu: Quay về, mệt quá rồi… chợt thoảng nghe như có tiếng Việt hắt lên từ bến sông. Tôi hơi sững người lại. Có lẽ, hai gã thợ câu là người Việt, Bình Thu bảo vậy, rồi quay ngoắt xuống bến. Lúc sau, Nam Võ đứng dậy kéo tay tôi, lẩm bẩm: Bình Thu làm quái gì dưới đó mà lâu thế nhỉ. Ta xuống kiếm mấy con cá về làm mồi nhậu tiếp, chứ khi nãy uống vẫn chưa đủ đô. Mấy nay, lạ chỗ khó ngủ lắm…
Khi tôi và Nam Võ xuống tới nơi, đã thấy Bình Thu đang mân mê hai con cá trong rọ khá to. Tôi không biết tên, nhưng nhìn như cá trôi nơi quê nhà vậy. Tôi và Nam Võ chưa kịp chào, người đàn ông lớn tuổi đã đứng dậy, và hỏi:
Khi tôi và Nam Võ xuống tới nơi, đã thấy Bình Thu đang mân mê hai con cá trong rọ khá to. Tôi không biết tên, nhưng nhìn như cá trôi nơi quê nhà vậy. Tôi và Nam Võ chưa kịp chào, người đàn ông lớn tuổi đã đứng dậy, và hỏi:
Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023
Phạm Quốc Bảo: Trích truyện ký Chuyện vãn
Chuyện 2.
" Con hơn cha là nhà có phúc "(1)
Trưa chủ nhật tuần vừa qua, bữa tiệc mừng sinh nhật thứ 83 của tôi đã được các con cháu xúm nhau tổ chức tại nhà gia đình đứa con thứ hai của tôi.
Đếm sơ đầu người thì thấy vắng tới gần một nửa, thế mà cũng trên ba chục nhân mạng, gồm cả con trai con gái, con dâu con rể, con kết nghĩa lẫn các cháu nội ngoại ríu rít lần lượt đến khoanh tay trình diện và thưa trình với tôi, ông nội - ông ngoại.
Đang ăn uống thì nhiều cú phôn liên tiếp gọi về, của những đứa con và cháu đang bận việc bất ngờ hay vì nhà ở xa, những Bắc Cali hay San Diego, không kịp đến.
Diễn tả dài dòng như vậy, mục đích là mong để quí vị cảm nhận được phần nào nỗi vui mừng lâng lâng dâng lên trong tôi, lúc ấy và ngay cả bây giờ khi tôi đang rỉ rả kể lại.
Thôi thì thuận tiện nhớ tới đâu, kể tới đó, nghen.
" Con hơn cha là nhà có phúc "(1)
Trưa chủ nhật tuần vừa qua, bữa tiệc mừng sinh nhật thứ 83 của tôi đã được các con cháu xúm nhau tổ chức tại nhà gia đình đứa con thứ hai của tôi.
Đếm sơ đầu người thì thấy vắng tới gần một nửa, thế mà cũng trên ba chục nhân mạng, gồm cả con trai con gái, con dâu con rể, con kết nghĩa lẫn các cháu nội ngoại ríu rít lần lượt đến khoanh tay trình diện và thưa trình với tôi, ông nội - ông ngoại.
Đang ăn uống thì nhiều cú phôn liên tiếp gọi về, của những đứa con và cháu đang bận việc bất ngờ hay vì nhà ở xa, những Bắc Cali hay San Diego, không kịp đến.
Diễn tả dài dòng như vậy, mục đích là mong để quí vị cảm nhận được phần nào nỗi vui mừng lâng lâng dâng lên trong tôi, lúc ấy và ngay cả bây giờ khi tôi đang rỉ rả kể lại.
Thôi thì thuận tiện nhớ tới đâu, kể tới đó, nghen.
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Phạm Quốc Bảo: Trích truyện ký Chuyện vãn
Chuyện 1.
" ...Chín cái lênh đênh " (2)
- Trông cậu có vẻ không được khỏe lắm?
" ...Chín cái lênh đênh " (2)
- Trông cậu có vẻ không được khỏe lắm?
- Thế sao...
- Da mặt trắng xanh..Mà hình như có sụt cân, phải không?
- Vâng. Hai tuần trước bệnh trĩ tự dưng tái phát. May mà được cháu Thiên Di đưa đi cấp cứu kịp thời. Nhờ vậy mà chỉ sau một đêm chữa trị thì tình trạng ổn định, được cho về dưỡng ở nhà...
- Ồ. Cô bé Thiên Di ấy sao...Năm nay Thiên Di lớn lắm rồi phỏng?
- Cháu nó sinh năm 1991, anh ạ.
- Vậy hả!...Tớ tò mò một chút, được không?
- Anh cứ tự nhiên.
- Vừa nẩy ra một thắc mắc là sao cậu lại đặt tên cháu là Thiên Di nhỉ?
- Vâng. Hai tuần trước bệnh trĩ tự dưng tái phát. May mà được cháu Thiên Di đưa đi cấp cứu kịp thời. Nhờ vậy mà chỉ sau một đêm chữa trị thì tình trạng ổn định, được cho về dưỡng ở nhà...
- Ồ. Cô bé Thiên Di ấy sao...Năm nay Thiên Di lớn lắm rồi phỏng?
- Cháu nó sinh năm 1991, anh ạ.
- Vậy hả!...Tớ tò mò một chút, được không?
- Anh cứ tự nhiên.
- Vừa nẩy ra một thắc mắc là sao cậu lại đặt tên cháu là Thiên Di nhỉ?
Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Truyện ký Đào Như: Chôn súng
![]() |
Nhà văn Đào Như |
- Tôi là lính địa-phương-quân, đóng ở Bến Tre trước 75. Tôi bị đưa đi tù cải tạo tận ngòai Bắc: Hoàng Liên Sơn rồi Lào Kai. Đầu năm 80 họ chuyển chúng tôi về Nghệ Tỉnh, Lý Bá Sơ. Cuối năm 80 tôi được ‘lệnh tha’ thuộc diện sức khỏe. Đi tù cải tạo ở ngòai Bắc, nghề chính của tôi là xẻ gỗ. Tôi bị tai nạn cây đè, gẫy kín xương đùi trái. Anh đưa tay phải cao lên và chòang vai người bạn ngồi bên cạnh, anh bảo:
- Cũng là nhờ đi tù cải tạo tận ngòai Bắc mà tôi được biết anh Phùng này đây. Chúng tôi ở cùng chung một trại từ Hoàng Liên Sơn…Nói đến đây, anh và anh Phùng, hai người ôm nhau cùng cười. Anh Phùng cảm động, cố nuốt nước bọt, giọng anh ngậm ngùi:
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Truyện ký Đỗ Trường: Kẻ gác chuồng người
Gà đầy ự đĩa. Những cái nhìn thăm dò, cân não cùng đòn gió đã được đưa ra, vậy mà không ai có thể ù. Mặt thằng nào cũng phừng phừng đỏ. Đang độ gay cấn, căng thẳng, chợt có tiếng Đỗ Nga Thị the thé từ phòng khách vọng ra: Có đứng dậy đi về hay không, thì bảo.
Tiếng quát làm gã đầu bạc ngồi đối diện với tôi giật mình, mấy lá bài trên tay rơi úp vào lòng. Hai Hiển chủ nhà, một thuyền nhân tị nạn, ngồi cạnh càu nhàu: Bà làm quái gì hắc xì dầu thế. Để ông ấy chơi chút nữa, gà béo, bắt đến nơi rồi.
Không trả lời Hai Hiển, Đỗ Nga Thị vọt ra, đứng sau gã đầu bạc, thúc thúc đầu gối vào lưng: Đứng dậy, đứng dậy, làm thì lười, tá lả sao chăm thế!
Gã đầu bạc ngước mắt, đang định nói gì đó, gặp ngay ánh mắt có lửa của Đỗ Nga Thị, liền cụp vội xuống, lẩm bẩm. Mọi người lắc đầu, mất hứng, hạ bài, định chia gà. Nhưng tôi bảo gã đầu bạc: Để nguyên gà đó, tôi thế chỗ ông. Phần gà của ông bao nhiêu, tôi trả.
Tiếng quát làm gã đầu bạc ngồi đối diện với tôi giật mình, mấy lá bài trên tay rơi úp vào lòng. Hai Hiển chủ nhà, một thuyền nhân tị nạn, ngồi cạnh càu nhàu: Bà làm quái gì hắc xì dầu thế. Để ông ấy chơi chút nữa, gà béo, bắt đến nơi rồi.
Không trả lời Hai Hiển, Đỗ Nga Thị vọt ra, đứng sau gã đầu bạc, thúc thúc đầu gối vào lưng: Đứng dậy, đứng dậy, làm thì lười, tá lả sao chăm thế!
Gã đầu bạc ngước mắt, đang định nói gì đó, gặp ngay ánh mắt có lửa của Đỗ Nga Thị, liền cụp vội xuống, lẩm bẩm. Mọi người lắc đầu, mất hứng, hạ bài, định chia gà. Nhưng tôi bảo gã đầu bạc: Để nguyên gà đó, tôi thế chỗ ông. Phần gà của ông bao nhiêu, tôi trả.
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023
Truyện ký Đỗ Trường: Người đàn bà trong đêm
Mùa đông năm nay, châu Âu không có nhiều tuyết rơi, và những cơn gió lạnh thấu hồn người. Song cái rét cứ dùng dằng, dai dẳng. Gần hết tháng 4 rồi, dường như cái lạnh còn ủ ở đâu đó. Mặt trời đã lấp ló, vậy mà sân ga Leipzig vẫn còn vắng bóng người. Và bất chợt có những cơn gió rít lên từng hồi, như gió bấc nơi quê nhà vậy. Khi tôi đến, tàu Leipzig đi Nürnberg, München đã chuẩn bị rời bến. Nhảy vội lên, và tôi đi ngược về phía đầu tàu. Đến toa Bistro, tôi đứng lại, định mua ly cafe. Bất chợt có tiếng khẽ gọi, và hỏi: Trường! Đỗ Trường phải không?. Tôi giật mình quay lại, thấy đôi vợ chồng già Việt- Đức ngồi ở bàn ăn, bên cửa sổ, với khuôn mặt lạ hoắc. Tôi gật đầu cười cười, nhưng mặt nghệt ra. Người đàn bà đứng dậy, đi về phía tôi: Đúng Đỗ Trường rồi, em không nhận ra chị thật sao? Tôi nhíu mắt, lặng yên... và lắc đầu. Chị vồn vã, nói một thôi một hồi: Giang, Vũ Lê Giang, bạn (nhà văn) Dương Thu Hương, chị của Dương Hoài Nam… Thời Đông Đức, các em đã từng đến thăm chị ở đội may 500 trên đồi…
Tôi sững người, bối rối: Vâng, em nhớ chị, nhà thơ Vũ Lê Giang…nhưng nhìn thấy khác lạ quá…
Tôi sững người, bối rối: Vâng, em nhớ chị, nhà thơ Vũ Lê Giang…nhưng nhìn thấy khác lạ quá…
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
Cái muỗng
TN - VĂN QUANG
Hình minh hoạ: Internet |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)