Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu luận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu luận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Inrasara: Hải sử và văn hóa biển Cham

 “Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?


1. Vài mảnh vụn lịch sử 

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản. 

Đại sư Phật Triết bên cạnh truyền Lâm Ấp nhạc với Điệu vũ nhạc Long Vương hay La Lăng Vương nổi tiếng của Champa vào Nhật Bản, ông còn đem hệ thống chữ Phạn, Cham, Sittan đến Nhật Bản qua đó người Nhật tạo ra hệ thống chữ Nhật Bản. Phật Triết là người có vai trò sớm nhất trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Phật giáo Mật tông của Champa vào đất này” (trích lời của nhà nghiên cứu Onishi, Hà Vũ Trọng, “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”, nghiencuuquocte, 1-3-2017).


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Trang Đài Glassey-Trần Nguyễn: Từ Việt Nam, Lithuania, Ba Lan, đến Ukraine: Hoà Bình Thế giới trong thời Putin

Tác giả điều hợp phần hội thảo sau khi phát biểu. 

Hình: Ross Patterson, Fulbright Association. 2022.


Lời giới thiệu: Tại Đại Hội Fulbright thường niên ngày 05-09, tháng Mười, 2022 tại Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trangđài Glassey-Trầnguyễn (trangdai.net) đã có bài phát biểu được chọn làm General Session, có hội thảo, kéo dài một giờ đồng hồ. Trangđài nhận học bổng Fulbright toàn phần, bậc tối ưu, năm 2004-2005 để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất được chọn đến Thuỵ Điển trong lịch sử của chương trình Fulbright. Trong thời gian đó, cô đã nhận được thêm nhiều học bổng ngoại lệ (exceptional basis) từ Uỷ Ban Fulbright của Thuỵ Điển để đến nghiên cứu về người Việt ở Phần Lan, và cho các chuyến thuyết trình tại Klaipeda, Berlin, và Stockholm. Sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu dưới sự bảo trợ của chương trình Fulbright Hoa Kỳ, Trangđài đã tự túc đến tìm hiểu đời sống người Việt tại nhiều nước Châu Âu khác trong mùa hè 2005. 

Bài viết này đã được chỉnh sửa lại từ bài phát biểu trên, đánh dấu hơn một năm kể từ ngày Nga tấn công xâm lược Ukraine.


****


Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Inrasara: Tháp Chàm, những điều ít được biết đến

Tháp Pô Inư Nưgar (ảnh: Inrajaya)

Tháp Chàm - kiến trúc cổ Champa, đóng góp lớn vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam. Tiếp nhận kiến trúc Ấn Độ và các nước trong khu vực, Cham sáng tạo nên 7 phong cách lớn với trăm ngọn/ cụm tháp có mặt suốt giải đất miền Trung Việt Nam hiện nay.

7 phong cách được các nhà bàn nhiều, ở đây xin miễn, mà bàn thẳng về sinh linh Cham trong tương giao với Tháp.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Thái Văn Kiểm: Rau sắng Chùa Hương

Học giả Thái Văn Kiểm.
Hình Người Việt

DĐTK: Học giả Thái Văn Kiểm (1922-2015), sinh tại Huế. Ông có nhiều bút hiệu: Tân Việt Điểu, Bao La Cư Sĩ, Hương Giang Tư Mã. 

Học vấn: Tiến sĩ Đông Phương học (Paris, 1981).

Tiến sĩ Quốc gia Văn chương (Paris, 1985)

Trước 30.4.1975: Đốc sự Hành chánh, Sáng lập đài phát thanh Huế, Giám đốc Thông tin Trung Việt (1952), Tỉnh trưởng Khánh Hoà và Ninh Thuận (l953-1954),  Phó Giám đốc Văn hóa Bộ Giáo dục (1955-1962, Giám đốc đài phát thanh Sài gòn (1963), Chủ bút Văn hóa nguyệt san, chủ biên Văn hóa tùng thư (1955-1962), Cố vấn văn hóa tại Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa ở Tunis (Tunisie), Dakar (Sénégal), Kinshara (Congo), nhà báo và nhà văn, tác giả nhiều bộ sách về lịch sử, văn hóa và phong tục Việt Nam.

Sau 30.4.1095: Trở lại Pháp và định cư ở Paris, làm việc ở thư viện Trường Cao Đẳng Kiến Trúc (L’Ecole Nationale Supérieure d’Architecture de Paris) đến năm 1987 mới về hưu. 

Huy chương Hàn lâm Pháp quốc (1982)

Phó Chủ tịch Trung tâm Quốc tế Việt học (Pháp, Bỉ).

Phó Chủ tịch Hàn lâm Khoa học Hải ngoại.

Chủ tịch Hội Cựu Công chức Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Alexandre de Rhodes (Pháp)

Ông mất tại Sài Gòn vào ngày 21/02/2015 ở tuổi 93.


Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Inrasara: Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến

Tháp Chăm Po Klaung Girai

Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.

Huyền thoại cư trú giữa sự kiện và giấc mơ, đôi lúc huyền thoại là sự kiện được thổi phồng, và là sự kiện ít được minh chứng hơn cả. Khác đi: huyền thoại là phiên bản của sự kiện.


Giải huyền thoại không phải hủy, mà là nhìn huyền thoại ở chiều khác. Từ nhiều chiều càng tốt. Để con người nhận chân vai trò của nó, tác động của nó đến đời sống con người. Sau cùng, để con người nhận diện đúng thực tại, và sống tốt đẹp hơn.

Liên quan đến Việt Nam, huyền thoại Champa – những huyền thoại ít được sử sách ghi chép – phần nào đó giúp khai mở được vấn đề.(*) 


I. Huyền thoại “mở cõi” của Việt Nam 


Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Ngu Yên: Chủ Nghĩa và Kịch Phi Lý

Phi Lý, được văn học xem là một chủ nghĩa (Absurdism), nhưng trước đó, nó là thái độ văn hóa, và trước đó nữa, nó là trạng thái sống.

Kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, phi lý đầy dẫy trong lịch sử. Qua một đời người, ai cũng có thể cảm nhận, phi lý diễn ra hàng ngày. Đến mức quá quen thuộc khiến người ta xem phi lý là chuyện đương nhiên, bình thường, tất có. Ngược ngạo thay! phi lý không cần biện minh, trong khi hữu lý lại cần giải thích, thuyết phục, thưa kiện, và bị nghi ngờ.

Đó chẳng phải là lý do con người đi tìm chân lý, công lý vì chúng ta sống với phi lý? Cũng luận điệu này, vì con người sống với khổ đau, buồn bã, nên mới đi tìm hạnh phúc và niềm vui? Vì con người sống với chết nên phải tìm đến Chúa và Phật? Vì con người sống cô đơn, nên mới thèm thuồng tình cảm, mong đợi cảm thông?

Nói một cách khác: phi lý là trạng thái sống căn bản, liên tục, và vĩnh viễn. Nhận thức được điều này, giống như người vừa sinh ra đã bị khuyết tật, không thể làm gì khác hơn là sống với nó suốt đời. Một người ngụp lặn trong phi lý, phải biết cái phi lý, ăn ngủ với nó, như kẻ bị sứt môi vẫn phải nói, phải hôn, phải cười cho đến hơi thở cuối cùng.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

Nguyễn Hưng Quốc: Báo Tết và văn hóa Tết

Bìa báo xuân Sài Gòn thập niên 1950,nguồn VNExpress

Từ thập niên 1930, báo Tết đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt mừng xuân của người Việt Nam. Bên cạnh những “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Bên cạnh những “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bên cạnh? Không phải. So với các món Tết cổ truyền vừa kể, vị thế của báo Tết quan trọng hơn nhiều. Ngày nay, cây nêu, câu đối đỏ hay dưa hành chỉ còn là những kỷ niệm, có khi thật xa vời, hun hút nằm ngoài trí nhớ của nhiều người Việt Nam. Riêng pháo thì, từ nhiều năm rồi, bị cấm; và thịt mỡ thì dần dần, cùng với đà phát triển của kinh tế, không còn là một giá trị điển hình cho ngày Tết nữa. Trong khi đó báo Tết không những không suy giảm mà càng ngày càng phát triển, từ trong nước ra đến hải ngoại. Đâu đâu cũng có báo Tết. Báo chuyên nghiệp ra số Tết đã đành. Ngay cả các đặc san của các hội đoàn cũng chọn dịp Tết để ra báo như để cố góp vào cái rừng báo Tết vốn đã rậm rạp của người Việt bằng chút hương hoa địa phương.

Inrasara: Người Cham ăn Tết như thế nào

 Cham là dân tộc ham chơi. Trà Vigia viết bỡn: 

Chàm làm là làm chơi, chơi thì chơi thiệt“. 

Chuẩn không cần chỉnh luôn. Tôi hơi khác, hơn mươi năm trước, ở tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư, tôi viết:

Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

Chịu chơi cả trong đau khổ.

Câu thơ được một nhà nghiên cứu dùng làm đề từ cho công trình của mình. Vậy ta thử xem Cham chơi Tết như thế nào nhé.

 

Pangdurangga gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận bốn thập niên trước, khi mùa mai vạn thọ vàng rực núi đồi, là chúng tôi biết Tết đến. Cả rừng mai vạn thọ, trải dài hơn ngàn mẫu khoảng rừng thưa vùng Vĩnh Hảo. Lên trên nữa là mai núi. Cũng bạt ngàn. Kể rằng, sẵn trời ban tặng nguồn suối thiên nhiên, khi xưa vua Chế Mân cho trồng hai loại mai để cùng công chúa Huyền Trân du xuân. Ông vua hào hoa này chưa hưởng trọn mùa mai, đã đi biệt, mang theo luôn bí ẩn cuộc tình đẹp đầy éo le vào đêm mờ lịch sử.


Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 3)

IV. VIỆC THI CỬ

TRƯỚC KỲ THI

Đơn vị chính trong các kỳ thi trên toàn miền Nam trước 1975 là cấp Tỉnh. Trường trung học công lập chính thức của tỉnh là nơi trực tiếp thực hiện những thủ tục cần thiết dưới sự sắp xếp của Nha Khảo thí và các cơ quan liên hệ của Bộ Giáo dục như Nha Trung học, Nha Tiểu học, đoàn Thanh tra.

Mấy tháng trước ngày thi, các trường tư thục trong tỉnh phải nộp học bạ của tất cả thí sinh thuộc trường mình cho trường Trung học công lập tỉnh kiểm nhận, và chỉ khi nào học bạ được kiểm nhận hợp lệ, học sinh liên hệ mới được cấp số báo danh để dự kỳ thi sắp tới. Cũng mấy tháng trước kỷ thi, các giáo sư công lập đang dạy chính môn nào thì được Nha khảo thí yêu cầu đề xuất một số đề thi thuộc môn đó (thường từ 3 đến 5 đề thi). Những đề thi này chỉ có tính tham khảo, xác suất được chọn rất nhỏ so với số đề thi đề xuất trên cả nước.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 2)

III. GIÁO CHỨC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

ĐÔI NÉT VỀ NGẠCH TRẬT VÀ CHẾ ĐỘ LƯƠNG BỔNG CỦA CÔNG CHỨC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

Trước khi đề cập đến thành phần giáo chức thời Đệ nhất Cộng hòa, xin trình bày sơ lược về chế độ ngạch trật và lương bổng dành cho các thành phần công chức nói chung.

A - VẤN ĐỀ NGẠCH TRẬT

Vào những năm 1954–1963 (và cho đến hết thời Đệ nhị Cộng hòa) tại miền Nam, chế độ lương bổng dành cho các tầng lớp công chức khá ổn định và hài hòa ở hầu hết các ngành nghề, các lãnh vực khác nhau. Công chức thời ấy có hai thành phần chính: chính ngạch và ngoại ngạch.

* Công chức chính ngạch –Thường là những người được đào tạo ở các trường chính quy và được chia làm ba hạng chính:

- Hạng A – Dành cho những người tốt nghiệp Đại học trở lên

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

Lê Nguyễn: Đôi nét về giáo dục Miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa (Phần 1)

Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30.4.1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng …, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai. Các bài viết này là một vài “ký ức vụn”, không mang ý nghĩa một biên khảo, mà chỉ nhằm giúp người đọc có chút ý niệm tổng quát về một nền học đã mai một từ hơn nửa thế kỷ đã qua.

I. SƠ LƯỢC VIỆC HỌC TẠI MIỀN NAM TRƯỚC THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

       

Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6, thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7–8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa (1954–1963), hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có 3 bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở 2 bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành 2 cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).
     


Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Inrasara: Miền Nam và hiện tượng chữ nghĩa

 1. Bốn hiện tượng

Trịnh Công Sơn thiên tài, nhưng không là hiện tượng. Phạm Duy vĩ đại, cũng không là hiện tượng. Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, và sau này – Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng.

Hiện tượng phải là con người với lối “sống” kì dị, tài năng và có sức cuốn hút lớn, xuất hiện như một bột phá và kéo dài, tạo ảnh hưởng về hướng mở, hướng tự do.

Học giả Nguyễn Hiến Lê, 
Hình Wikipedia
Nguyễn Hiến Lê – một hiện tượng học giả.

Là nhà văn, nhà ngôn ngữ, nhà khảo cứu, dịch giả, ông hoạt động chữ nghĩa độc lập. Phạm vi viết của ông rất rộng: văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, chính trị, kinh tế, sách học làm người, gương danh nhân… Lĩnh vực nào ông cũng thành công.

Văn ông giản đơn, không cầu kì mà hấp dẫn. Hấp dẫn từ lớp người đọc tuổi mới lớn cho chí nhà nghiên cứu đầu bạc. Hấp dẫn kéo dài từ những năm đầu thập niên 1960, đến hôm nay vẫn còn giữ được sức hấp dẫn.

Thế nên không lạ, hiện nay ở hầu hết tuần lễ sách, luôn có một gian hàng Nguyễn Hiến Lê. Là điều hiếm “nhà” nào có được.


Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Trần Doãn Nho: Từ Coronavirus Đến “Dịch Hạch” Của Albert Camus

Siêu vi: một nghịch lý


Siêu vi coronavirus (Hình: WIkipedia)


Một tấm hình đẹp của siêu vi coronavirus (COVID-19).

Cái đẹp chết người!

Siêu vi, dịch từ chữ “virus”, có gốc la-tinh là “poison” (chất độc), tuy là một thực thể lan truyền rất nhanh và gây bệnh cho sinh vật nhưng điều lý thú (và khôi hài) là nó lại không được xem là sinh vật (living creature). Vì sao? Nó có mặt hàng tỷ năm trên trái đất với một cách tồn tại nghịch lý: sinh sôi nẩy nở không ngừng, nhưng không hề “sống” (alive), một loại “xác chết cử động” (zombie). Chẳng thế mà nó đã trở thành một đề tài tranh cãi không ngừng kể từ lúc được khám phá vào cuối thế kỷ thứ 19: sinh vật (living) hay phi-sinh-vật (non-living)?


Hoàng Đình Tạo: Giá trị tự do dân chủ luôn bị thử thách qua lịch sử

 I. GIÁ TRỊ TỰ DO DÂN CHỦ


A. TƯ TƯỞNG CÁC HỌC GIẢ THẾ KỶ ÁNH SÁNG 

Vào thế kỷ 17,18 các tác giả tinh hoa về chính trị học đã liên tiếp đưa ra những tư tưởng khai phá mới về chính quyền và công dân, mang lại một trào lưu sinh động và cách mạng cho hai tầng lớp cai trị và bị trị .

Thomas Hobbes (1588–1679)


Sớm nhất là Hobbes. Ông ta chủ trương chỉ có khế ước xã hội giữa các công dân với nhau về các quyền tự nhiên. Nhưng sự thỏa thuận này được nhà cầm quyền điều phối, chứ không phải khế ước giữa nhà cầm quyền và công dân. Công dân chỉ tuân lệnh hay là chết. Ngay cả tôn giáo cũng phải lệ thuộc vào chính quyền. Hobbes vẫn ưa thích chế độ vương quyền hơn hết .


John Locke (16321704)


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Inrasara: Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam

 1. Văn học miền Nam 1954-75 có gì [mà miền Bắc không có]?

Nhiều, rất nhiều…


[1] Báo chí

Nếu miền Bắc, các loại báo chỉ phát hành đến cơ quan nhà nước, thư viện hay trường học, còn đại bộ phận dân chúng phải đọc báo dán tại các địa điểm công cộng hay lắng nghe loa phường; thì ở miền Nam: người dân có tất. 


Nguyệt san, bán nguyệt san hay tuần báo, nhật báo, tin buổi chiều. Đa dạng, đa chiều, đa khuynh hướng. Báo thiên tả hoặc thân Cộng, báo chống chính quyền hay báo trung lập cũng có. Dân thành phố được đọc đủ loại đã đành, ngay người nhà quê hẻo lánh cũng có thể đặt báo để được mang ấn phẩm đến tận nhà. 


[2] Tự do

Tự do, các nhóm văn nghệ cấp tập xuất hiện: Sáng Tạo, Chỉ Đạo, Quan Điểm, Đại Học, Tư Tưởng, Bách Khoa, Nhân Loại, Tinh Việt Văn đoàn, Văn Hóa Ngày Nay… rồi Thái Độ, Hành Trình, Trình Bầy, Ý Thức


Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Trần Hữu Thục–Trần Doãn Nho: Cõi chữ cõi người

Nhà xuất bản Nhân Ảnh (California) trân trọng giới thiệu tuyển tập tiểu luận của nhà biên khảo, nhà văn Trần Hữu Thục - Trần Doãn Nho:  

CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI




CÕI CHỮ CÕI NGUỜI gồm hai tập:


Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Tuệ Sỹ: Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Ðạo Phật Cho Tuổi Trẻ

Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt nam.