Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu luận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiểu luận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Khái lược dòng thi ca Nam Phi, Ngu Yên dịch và giới thiệu

Tóm Tắt Điểm Nhấn Trong Thi Ca Nam Phi

(Bài dịch South Africa Poetry của Penny’s Poetry Wiki.)


Thi ca Nam Phi phong phú, có nguồn gốc từ thời bộ lạc cổ xưa. Giờ đây, đã là một dòng thơ lớn, đặc biệt, về phương diện đấu tranh tự do và kỳ thị chủng tộc. Bao gồm nhiều chủ đề, hình thức và phong cách. Bài viết này thảo luận về bối cảnh xuất thân của các nhà thơ đương đại và xác định các nhà thơ lớn của Nam Phi, các tác phẩm và ảnh hưởng của họ.


Bối cảnh văn học Nam Phi từ thế kỷ 19 đến ngày nay về cơ bản được định hình bởi sự phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đặc biệt là quỹ   đạo từ một trạm buôn bán thuộc địa đến một quốc gia phân biệt chủng tộc và cuối cùng hướng tới một nền dân chủ. Các lực lượng chính của sự gia tăng dân số và thay đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển đô thị cũng đã tác động đến những chủ đề, hình thức và phong cách văn học và thi ca nói riêng đã xuất hiện từ đất nước này theo thời gian. Nam Phi đã có một lịch sử giàu có về phẩm lượng văn học. Tiểu thuyết và đặc biệt, thơ đã được viết bằng tất cả mười một ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.[1]


Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Trần Hữu Thục: Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực

Từ trái: Chân Phương, Tô Thùy Yên, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Doãn Nho

(Hình: TDN, Boston tháng 4/2017)


Tô Thùy Yên (TTY)[1] làm thơ từ hồi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên đưa đăng báo được in ở tạp chí Ðời Mới do nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh chủ trương, vào lúc ông 16 tuổi. Theo ông, bài thơ đó, “chắc chắn không phải là một bài thơ hay và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa” [2]. Năm 1956, một bài thơ khác in ở trên Sáng Tạo – tạp chí mở ra một thời kỳ mới của văn học nghệ thuật Việt Nam: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu. Ðó là một bài thơ mà những ai yêu mến văn học nghệ thuật không thể quên. Nó là dấu mốc của một chuyển biến sâu xa trong nền văn học miền Nam mà cũng là trong nền văn học VN. Gần 40 năm sau, tập thơ đầu tay mới ra đời: Thơ Tuyển Tô Thùy Yên, xuất bản ở Hải Ngoại năm 1995, lúc nhà thơ đã …56 tuổi đầu. Thêm chín năm nữa, tháng 8/2004, tập thơ thứ hai ra đời: Thắp Tạ. Bìa trước của tập thơ mới này ghi:


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Trần Hữu Thục: Đi trong rừng chữ Nguyễn Viện

Nhà văn Nguyễn Viện. Photo: Nhạc sĩ Tuấn Khanh. 

…truyện của Nguyễn Viện là những tiểu luận thế sự đa-đề- tài được tiểu thuyết hóa, qua đó, hiện thực đời sống như là chất liệu cho những suy gẫm mọi mặt được nhìn từ nhiều điểm đứng khác nhau của anh. 


Nguyễn Viện miệt mài, bền bỉ với văn chương hơn hai thập niên. 


Truyện nối truyện, thơ tiếp thơ, chữ nghĩa anh đã thành rừng. Rừng chữ.


Sau khi lần lượt phân tích các yếu tố khoảng trống, ngôn ngữ, ẩn dụ, lập ngôn trong văn chương Nguyễn Viện, tôi sẽ tìm cách đọc/hiểu một truyện ngắn của anh, “Mưa nước bọt”, ở phần cuối.


Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

Vũ Thư Hiên: Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản

 (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim)

Bìa cuốn “Tùy Tưởng Lục”, Ba Kim

Thường khi gặp được một cuốn sách hay là tôi phải đọc một lèo. Có khi thức trắng đêm đọc cho bằng xong. Chưa xong thì trong người cứ anh ách, ngủ không yên. Lâu ngày thành cái tật, sửa không được.

Cuốn Tuỳ Tưởng Lục tôi đang có trong tay là của một bạn văn trong nước gửi cho. Thỉnh thoảng anh vẫn gửi cho tôi một thứ gì đó, đại loại như trà Tân Cương, cốm Vòng, hoặc tinh dầu cà cuống thứ thiệt, kèm theo một lời nhắn. Thư thì không, tuyệt nhiên. Anh không giấu giếm rằng anh nhát. Lần này có người tin cẩn anh lại gửi quà — một cuốn sách. Chúng tôi chơi với nhau đã nửa thế kỷ, người nọ thuộc tính người kia, tôi không giận anh. Anh cho quà là quý rồi. Anh biết chắc tôi sẽ thích món quà của anh. 


Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 7)

Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (tiếp theo)


Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)

3. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại và tính chất hiện đại

Diêm Liên Khoa nhận thấy văn chương Trung Quốc từ đầu những năm 80 có hai truyện ngắn  hiện   đáng chú ý là truyện Ít nhất mười năm của Shen Rong và truyện Người Hút Thuốc Lá Bằng Tẩu Ngọc quí. Ít nhất mười năm kể lại mười năm đã mất trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa khi một công chức loan báo rằng đã sống qua mười năm cuộc cách mạng này theo lệnh Trung Ương Đảng có quyền được miễn đưa vào danh sách, vì tổ chưc phân vân trong việc thăng cấp nên người cao tuổi trở thành thuộc vào giới trẻ. Người Hút Thuốc Lá Bằng Tẩu Ngọc Quí nói về một nông dân già nua sở hữu một cái tẩu ngọc và toàn thể làng ông lấy làm kiêu hãnh về việc này. Thế rồi sau đó có một chuyên gia cổ vật đến tỉnh. Ông ta chỉ thoáng nhìn cái tẩu và cho rằng cái tẩu này là đồ giả. Thế nhưng ông ta lại không hài lòng việc dấu nhẹm sự thật với dân làng nên nói thêm rằng cái tẩu này là một vật vô giá, là một gia tài không nên để cho mọi người thấy.


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 6)

Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (tiếp theo)

Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)

  1. Tổng quan

Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (mythoréalisme) là một khuynh hướng đã nảy mầm và chín mùi trong văn chương Trung Quốc đương đại. Diêm Liên Khoa than phiền những nhà phê bình đã lười biếng không phân tích chủ nghĩa này nên nó rơi vào quên lãng, không được biết tới. Định nghĩa một cách ngắn gọn “chủ nghĩa hiện thực huyền thoại là một tiến trình sáng tạo vứt bỏ mọi tương quan luận lý giản đơn cố hữu, gắn liền với thực tại sống trải để vượt qua, truy tìm một hình thức của cái thực “không hiện hữu”, ta không thấy hay nằm ẩn dưới thực tại. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại dứt khoát tránh xa chủ nghĩa hiện thực như thường được hiểu ở Trung Quốc” (1) Nó thông giao với những liên hệ nội tại bằng những cây cầu do trí tưởng tượng tạo ra dưới những hình thức khác nhau: những ẩn dụ, những huyền thoại, những giấc mơ, những dung tưởng (fantasmes) và sự trừu tương hóa (abstractions) phát sinh từ thực tại hàng ngày và xã hội. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại không thoái bỏ chủ nghĩa hiện thực nhưng vượt qua chủ nghĩa hiện thực trong khi tái sáng tạo thực tại một cách căn bản.”(2)


Nguyễn Đức Tùng: Nguyễn Viện, nghệ thuật tiểu thuyết

Một số tiểu thuyết đã xuất bản của nhà văn Nguyễn Viện.

Nhà văn viết để phát hiện. Nguyễn Viện viết nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, để phát hiện các vấn đề xã hội, văn hóa, con người. Tiểu thuyết của anh là các văn bản quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam trong nhiều năm qua, khoảng từ năm hai ngàn. Sinh ở Hải Dương, vào Sài Gòn từ nhỏ, theo đạo Thiên Chúa, anh có nhiều kiến thức về văn học nghệ thuật thời Việt Nam Cộng hòa và thời kỳ sau năm 1975 trong nước. Những tác phẩm đầu tay của anh xuất bản công khai trước năm 2000, sau đó chúng chỉ được xuất bản hoặc ở hải ngoại hoặc bằng các nhà xuất bản ngoài hệ thống nhà nước. Hiển nhiên anh là một nhà văn ngoài lề, bên dưới, underground. Nguyễn Viện có sức viết mạnh mẽ: anh in tập truyện đầu vào năm 1985, Trinh nữ, sau đó Bố mẹ và con và…năm 1997, Hạt cát mang bóng đêm năm 1998, Rồng và rắn, 2002, Chữ dưới chân tường, 2004, Nhảy múa để chết 2013, Đĩ thúi 2015. Anh cũng tự xuất bản bằng nhà xuất bản Cửa do anh sáng lập: Cơn bấn loạn bằng phẳng, năm 2008, Em có gì bí mật, hãy mail cho anh, 2008, Ngồi bên lề rất trái, 2011. Theo tôi, các cuốn Thời của những tiên tri giả, Rồng và Rắn, Nhảy múa để chết, Thảo mai trên dốc gió, Nu na nu nống – xứ mêman là những tác phẩm xuất sắc bậc nhất của Nguyễn Viện và của văn chương Việt Nam đương đại. Anh cũng là tác giả của một tập thơ đẫm hương tình dục: Ba mươi sáu bài thơ tụng ca nhục cảm, tôi có viết về tập này. Chính trị và sex, sự thật và công bằng xã hội, sự xóa mờ ranh giới của các thể loại, và xa hơn nữa sự xóa mờ ranh giới giữa sự thật và phép tuyên truyền, tạo ra đề kháng đối với các truyền thống chính thống, trong một nghệ thuật mới mẻ, táo bạo, gây tranh cãi, sự hoàn hảo của bút pháp trong một số tác phẩm, cái nhìn sâu xa vào chính mình, người kể chuyện và cũng là nhân vật, sự hài hước và phê phán, làm nên cốt lõi của tác phẩm Nguyễn Viện. 


Inrasara: Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

Vẻ đẹp Cham. Photo: Jaya
Ở Việt Nam, dân tộc Cham hiện nay có khoảng 18 vạn người, sống trên 10 tỉnh thành khác nhau, tập trung nhiều hơn cả là ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang… là cư dân của vương quốc Champa cổ. Khác với nhiều dân tộc thiểu số khác, người Cham sinh sống ở vùng đồng bằng và thành phố.

Hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ ba chân kiềng: Lịch sử, ngôn ngữ chữ viết và tôn giáo dân tộc. Đó chính là sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham.


Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa, đốt rừng làm rẫy
yêu nhau, sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gửi Mỹ Sơn ở lại.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 5)

 Nhân quả tính nội tại (tiếp theo)

Cuốn “Discovering Fiction”
(bản dịch tiếng Anh từ
'nguyên tác 發現小說)

  1. Cái thực nội tại và cái thực ngoại tại

Diêm Liên Khoa giải thích sự phát sinh của Nhân quả tính nội tại và nhân quả tính ngoại tại: Nhân quả tính bán phần được đặt ra để một mặt kết nối nguyên lý thực sự của nhân quả tính (le principe réel de causalité) trăm phần trăm tuyệt đối, mặt khác dẫn tới ý tưởng về nhân quả tính số không. Chính nhờ nhân quả tính số không nên từ nay tự sự/kể truyện có được một thẩm mỹ học mới và một cái thực mới (un nouveau réel) làm cho tự sự trở lại “bắt chước cái thực”. “Từ thế kỷ XX, thời đại phát sinh và nẩy nở của hai hình thức mới của nhân quả tính mà người đọc, tác giả và lý thuyết gia thành ra cùng đồng ý về một nguyên lý của cái thực hư cấu (principe de réel fictionnel) – cái thực nội tại.”(1) 

Trong khi đó cái thực ngoại tại là cái thực của hành xử (comportement) và của những sự vật chắc chắn là có tương quan với linh hồn, tư tưởng và ý thức nhưng không chỉ phát sinh từ linh hồn, tư tưởng và ý thức. Khá nhiều nhà văn hiện đại đi theo chiều hướng này ngược hẳn với các nhà văn thế kỷ XIX chỉ chuyên chú vào việc tái phục hồi cái thực ngoại tại: Linh hồn, tư tưởng và ý thức của nhân vật “kiểu mẫu” (archetypes) thiết yếu được đúc khuôn liên hệ với ngoại giới, với lịch sử, xã hội, gia đình…Sinh mệnh của Anna Karénine cũng như của Maslova là thời đại. Nếu đặt họ ra ngoài thời đại của họ thì họ không còn hiện hữu nữa. Chính vì họ là nhân vật của lịch sử của họ, thực tại sâu xa của họ nằm giữa cái thực chủ yếu (le réel vital) và cái thực tinh thần (le réel spirituel). “Nhưng những yếu tố kéo họ theo hướng này đa phần là từ những yếu tố ngoại tại và từ một môi trường đang tiến triển. Chính do sự tham gia tích cực của họ mà tiểu thuyết xoay từ cái thực ngoại tại về hướng cái thực nội tại.”(2) Thí dụ Raskolnokoff của tiểu thuyết thế kỷ XIX (Tolstoï) có thực tại nội tâm (linh hồn, ý thức) phong phú nhưng những thất bại, kiêu hãnh, tranh chấp v.v…đã phát sinh từ sự nghèo nàn và bất công của xã hội, nghĩa là từ sự thực ngoại giới.


Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 4)

Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)

Nhân quả tính bán phần (tiếp theo)

Thế nhưng những đặc điểm này lại như “không giống thực”. Tuy nhiên chúng lại chẳng phải từ nhân quả tính tuyệt đối hay nhân quả tính số không như nơi Kafka. Chúng ta cười mỉm và tiếp tục đọc và chẳng tìm một giải thích hữu lý cho những cái “dường như là”, “có thể là” mà Garcia-Marquez đã rải suốt quyển truyện. Độc giả cũng như nhà phê bình sẽ không hỏi tại sao người ta sinh ra lại có đuôi. Vậy lý do chính yếu của hiện tượng này là gì? Thứ “bởi vì” nào dẫn tới cái “cho nên” này? Có một điều kiện tiên quyết nào không? Nếu có thì điều kiện này có phù hợp với lương tri không? Và tại sao chúng ta lại không dễ dãi, hiểu biết đối với Garcia-Marquez như với Kafka? Diêm Liên Khoa trích dẫn song song đoạn mở đầu Hóa Thân “Một buồi sáng nọ khi thức giấc…” Trăm Năm Cô ĐơnNăm nào cũng cậy, cứ vào tháng Ba…”: trích dẫn thứ nhất khiến chúng ta nghi ngờ sự hóa thân của Gregor nhưng trích dẫn thứ nhì thì không có sự nghi ngờ vì truyện của Kafka bắt đầu bằng một sự bất khả còn truyện của Garcia-Marquez bắt đầu bằng một luận lý phát xuất từ “có thể” vẫn còn kết nối với sự lý tính. Trong trường hơp thứ nhì thì “bởi vì” ở dưới kè/thấp kém “cho nên” hay ngược lại: đó là một tương quan của sự không tương đồng, là một biến thiên của nhân quả tính tuyệt đối cho nên Diêm Liên Khoa gọi đó là “nhân quả tính bán phần”, nhân quả tính của “có thể”. Và đó là sự đóng góp lớn vào văn chương của Gabriel Garcia-Marquez.


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 3)

Cuốn “Discovering Fiction”
(bản dịch tiếng Anh từ
nguyên tác 發現小說)

Nhân quả tính tuyệt đối

1. Nhân quả tính tuyệt đối

Sau khi diễn giải nhân quả tính số không nơi Kafka Diêm Liên Khoa trở ngược lại xem xét nhân quả tính trong nghĩa hiện thực truyền thống. Chủ nghĩa hiện thực truyền thống đã mất một hay hai thế kỷ để phát triển, đã nở rộ và trở thành một đỉnh cao của văn chương. Nó  giả thiết nhiều qui tắc trong đó mối tương quan từ nguyên nhân sang hậu quả dưới hình thức là một mạng lưới khít khao của nhân quả tính tuyệt đối.

Trong những tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực cổ điển, nhân quả tính luôn tuân theo qui luật nền tảng “những sự biến (événements) có lý do của chúng”. Nhà văn khi xây dựng một câu truyện phải tuân hành luật này và qui luật này đã được tác giả, người đọc, và nhà phê bình cùng chấp thuận và duy trì. Một bản văn hiện thực cổ điển tuân hành nhân quả tính tuyệt đối tức là giữ sự cân bằng tuyệt đối giữa nguyên nhân và hậu quả. Lá trên cây rụng xuống vì có gió. Bản chất của đời sống qui định bản chất của nguyên nhân và hậu quả. Thế nhưng, trong một số tình huống sự việc lại không như vậy: trong cùng một môi trường, cùng một khí hậu, cùng một nỗ lực tưới bón như trước đây nhưng cây lại không cho ra quả như mong đợi! Một kết quả bề ngoài không hợp lý nhưng nếu xét kỹ thì chắc chắn là có những lý do tiềm ẩn. Thế nhưng cũng theo nguyên lý nhân quả tính tuyệt đối thì cái nhà văn chỉ ra và mô tả không giới hạn trong cái người đọc có thể cảm thấy hay quan sát trong đời sống bình thường.Vậy mà người đọc vẫn khám phá ra sự khả hữu của những yếu tố nguyên nhân. “À, thì ra là cái đó!” Hiểu và đưa ra sự hiến nhiên những nguyên nhân và hậu quả chính là đáp ứng sự chờ đợi của người đọc, đó là tiếng vang tác giả gặp gỡ. Trong văn chương nhiệm vụ của chủ nghĩa hiện thực trên căn bản là đem lại cho người đọc chứng cớ của tính chất toàn bộ (intégralité) và sự hoàn hảo (perfection) của nhân quả tính tuyệt đối, chứng minh sự tương đương hoàn toàn giữa “bởi” và “cho nên”, giữa điểu kiện và kết quả.”(1)


Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 2)

 Nhân quả tính số không

Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小)
  1. Vấn đề Gregor (I) – vị thế và quyền lực của nhà văn trong phép tự sự

Trong vấn đề Gregor (I) Diêm Liên Khoa sau khi đưa ra một trích đoạn trong truyện Hóa Thân của Kafka khi Gregor biến thành con sâu “Một buổi sáng nọ khi tỉnh giấc sau những giấc mộng căng thẳng, Gregor…” để giải đáp câu hỏi: Trong việc kể truyện tác giả có tư cách/vị thế (statut) và quyền lực nào? Theo Diêm Liên Khoa những nhà văn lớn thế kỷ XIX đều nói đến kinh nghiệm về những nhân vật và số phận của họ, chắng hạn Tolstoï đã kể lại mình rơi lệ khổ đau khi viết về việc Anne Karénine tự sát. Tệ hại hơn nữa là không phải ông đã giết chết Anna mà đó chính là số phần, tính cách của riêng cô. Nói thế khác, với những nhà văn này những nhân vật là chủ nhân số phận họ, tác giả chỉ là phát ngôn nhân, làm công việc viết xuống: nhân vật lớn lao hơn kẻ sáng tạo ra nhân vật nhiều, kẻ sáng tạo nhân vật không có quyền hay khả năng cai quản hay kiểm soát nhân vật. “Trong văn chương hiện thực, vị thế nhà văn càng thấp kém thì nhà văn càng có ít quyền lực hơn” (1)


Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 1)

Nhà văn Yan Lianke in 2010.
Hình Wikipedia

Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) là nhà văn đương đại Trung Quốc hàng đầu với hàng chục tiểu thuyết đã xuất bản. được ưa thích cả ở trong nức lẫn hải ngoại (1). Quyển Khám Phá Tiểu Thuyết viết xong năm 2010 (nguyên bản Fa Xian Xiao Shuo được xuất bản năm 2011 ở Đài Bắc với bản dịch sang tiếng Pháp in năm 2017, bản tiếng Anh 2022). Diêm Liên Khoa mở đầu quyển sách tự nhận mình là “một đứa con bất kính chủ nghĩa hiện thực (un fils impie du réalisme), “kẻ phản bội văn tự” (traite à l’ecriture) như trong lời bạt quyển tiểu thuyết Tứ Thư. Diêm Liên Khoa nói “từ lâu đã ngần ngại đưa ra lời tuyên bố này vì không biết chắc mình có xứng đáng không. Cuối cùng nếu như tôi từ chối điều này, đó chính bởi nghĩ tới những cái trong quyển tiểu thuyết Tứ Thư cho là những bất trung với “văn chương thông thường”, nếu như những bất trung này không chính xác phát sinh từ một sự “phạm tội” chính đáng, mặc dù vậy chúng cũng vẫn cứ là những khuyến khích và có thể tạo thành một tiên đoán tích cực cho tác phẩm của tôi sau này. Rằng những con súc sắc đã được thảy xuống” (2) Đọc Khám Phá Tiểu thuyết không những chúng ta hiểu rõ hơn những tiếu thuyết đã xuất bản của họ Diêm mà còn được thấy nhà văn này trình bày khái lược một cách có hệ thống tiếu thuyết hiện thực Trung Quốc cũng như tiếu thuyết Phương Tây và đưa ra “chủ nghĩa hiện thực huyền thoại” (mythoréalisme) của mình để phản bác chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa dối trá…


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Lê Hữu: Những truyện ngắn hay nhất của Võ Hồng

Nhân 10 năm ngày mất của nhà văn Võ Hồng (31/3/2013 – 31/3/2023)


Cái tựa “Những truyện ngắn hay nhất của…” dễ làm người đọc nghĩ đến một tựa sách quen thuộc của một tuyển tập truyện ngắn thực hiện khá công phu, Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta của Nhà xuất bản Sóng ở Sài Gòn, năm 1973. Chỉ khác một điều, bài này nói đến những truyện ngắn của một nhà văn, không như tuyển tập ấy có đến gần năm mươi nhà văn, mỗi nhà văn chỉ một truyện.

- Xin anh/chị kể tên những truyện ngắn nào từng đọc và thích nhất của các nhà văn miền Nam trước năm 1975? 

Câu hỏi tôi nhận được qua email, gửi chung cho một nhóm bạn hữu nhằm tham khảo ý kiến cho một dự án văn học nào đó. 

- Con Suối Mùa Xuân của Võ Hồng.

Trong đầu tôi bật ra câu trả lời ấy. Những tên truyện khác của các tác giả khác, tôi phải ngẫm nghĩ ít phút mới nhớ ra được. Vì sao lại Võ Hồng, vì sao lại tên truyện ấy? Có thể do tôi vừa đọc được trên trang báo nào ít dòng về ngày giỗ thứ 10 của nhà văn này. 


Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Inrasara: Hải sử và văn hóa biển Cham

 “Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?


1. Vài mảnh vụn lịch sử 

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản. 

Đại sư Phật Triết bên cạnh truyền Lâm Ấp nhạc với Điệu vũ nhạc Long Vương hay La Lăng Vương nổi tiếng của Champa vào Nhật Bản, ông còn đem hệ thống chữ Phạn, Cham, Sittan đến Nhật Bản qua đó người Nhật tạo ra hệ thống chữ Nhật Bản. Phật Triết là người có vai trò sớm nhất trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Phật giáo Mật tông của Champa vào đất này” (trích lời của nhà nghiên cứu Onishi, Hà Vũ Trọng, “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”, nghiencuuquocte, 1-3-2017).


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Trang Đài Glassey-Trần Nguyễn: Từ Việt Nam, Lithuania, Ba Lan, đến Ukraine: Hoà Bình Thế giới trong thời Putin

Tác giả điều hợp phần hội thảo sau khi phát biểu. 

Hình: Ross Patterson, Fulbright Association. 2022.


Lời giới thiệu: Tại Đại Hội Fulbright thường niên ngày 05-09, tháng Mười, 2022 tại Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trangđài Glassey-Trầnguyễn (trangdai.net) đã có bài phát biểu được chọn làm General Session, có hội thảo, kéo dài một giờ đồng hồ. Trangđài nhận học bổng Fulbright toàn phần, bậc tối ưu, năm 2004-2005 để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất được chọn đến Thuỵ Điển trong lịch sử của chương trình Fulbright. Trong thời gian đó, cô đã nhận được thêm nhiều học bổng ngoại lệ (exceptional basis) từ Uỷ Ban Fulbright của Thuỵ Điển để đến nghiên cứu về người Việt ở Phần Lan, và cho các chuyến thuyết trình tại Klaipeda, Berlin, và Stockholm. Sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu dưới sự bảo trợ của chương trình Fulbright Hoa Kỳ, Trangđài đã tự túc đến tìm hiểu đời sống người Việt tại nhiều nước Châu Âu khác trong mùa hè 2005. 

Bài viết này đã được chỉnh sửa lại từ bài phát biểu trên, đánh dấu hơn một năm kể từ ngày Nga tấn công xâm lược Ukraine.


****


Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Inrasara: Tháp Chàm, những điều ít được biết đến

Tháp Pô Inư Nưgar (ảnh: Inrajaya)

Tháp Chàm - kiến trúc cổ Champa, đóng góp lớn vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam. Tiếp nhận kiến trúc Ấn Độ và các nước trong khu vực, Cham sáng tạo nên 7 phong cách lớn với trăm ngọn/ cụm tháp có mặt suốt giải đất miền Trung Việt Nam hiện nay.

7 phong cách được các nhà bàn nhiều, ở đây xin miễn, mà bàn thẳng về sinh linh Cham trong tương giao với Tháp.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Thái Văn Kiểm: Rau sắng Chùa Hương

Học giả Thái Văn Kiểm.
Hình Người Việt

DĐTK: Học giả Thái Văn Kiểm (1922-2015), sinh tại Huế. Ông có nhiều bút hiệu: Tân Việt Điểu, Bao La Cư Sĩ, Hương Giang Tư Mã. 

Học vấn: Tiến sĩ Đông Phương học (Paris, 1981).

Tiến sĩ Quốc gia Văn chương (Paris, 1985)

Trước 30.4.1975: Đốc sự Hành chánh, Sáng lập đài phát thanh Huế, Giám đốc Thông tin Trung Việt (1952), Tỉnh trưởng Khánh Hoà và Ninh Thuận (l953-1954),  Phó Giám đốc Văn hóa Bộ Giáo dục (1955-1962, Giám đốc đài phát thanh Sài gòn (1963), Chủ bút Văn hóa nguyệt san, chủ biên Văn hóa tùng thư (1955-1962), Cố vấn văn hóa tại Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa ở Tunis (Tunisie), Dakar (Sénégal), Kinshara (Congo), nhà báo và nhà văn, tác giả nhiều bộ sách về lịch sử, văn hóa và phong tục Việt Nam.

Sau 30.4.1095: Trở lại Pháp và định cư ở Paris, làm việc ở thư viện Trường Cao Đẳng Kiến Trúc (L’Ecole Nationale Supérieure d’Architecture de Paris) đến năm 1987 mới về hưu. 

Huy chương Hàn lâm Pháp quốc (1982)

Phó Chủ tịch Trung tâm Quốc tế Việt học (Pháp, Bỉ).

Phó Chủ tịch Hàn lâm Khoa học Hải ngoại.

Chủ tịch Hội Cựu Công chức Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Alexandre de Rhodes (Pháp)

Ông mất tại Sài Gòn vào ngày 21/02/2015 ở tuổi 93.


Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Inrasara: Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến

Tháp Chăm Po Klaung Girai

Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.

Huyền thoại cư trú giữa sự kiện và giấc mơ, đôi lúc huyền thoại là sự kiện được thổi phồng, và là sự kiện ít được minh chứng hơn cả. Khác đi: huyền thoại là phiên bản của sự kiện.


Giải huyền thoại không phải hủy, mà là nhìn huyền thoại ở chiều khác. Từ nhiều chiều càng tốt. Để con người nhận chân vai trò của nó, tác động của nó đến đời sống con người. Sau cùng, để con người nhận diện đúng thực tại, và sống tốt đẹp hơn.

Liên quan đến Việt Nam, huyền thoại Champa – những huyền thoại ít được sử sách ghi chép – phần nào đó giúp khai mở được vấn đề.(*) 


I. Huyền thoại “mở cõi” của Việt Nam 


Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Ngu Yên: Chủ Nghĩa và Kịch Phi Lý

Phi Lý, được văn học xem là một chủ nghĩa (Absurdism), nhưng trước đó, nó là thái độ văn hóa, và trước đó nữa, nó là trạng thái sống.

Kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, phi lý đầy dẫy trong lịch sử. Qua một đời người, ai cũng có thể cảm nhận, phi lý diễn ra hàng ngày. Đến mức quá quen thuộc khiến người ta xem phi lý là chuyện đương nhiên, bình thường, tất có. Ngược ngạo thay! phi lý không cần biện minh, trong khi hữu lý lại cần giải thích, thuyết phục, thưa kiện, và bị nghi ngờ.

Đó chẳng phải là lý do con người đi tìm chân lý, công lý vì chúng ta sống với phi lý? Cũng luận điệu này, vì con người sống với khổ đau, buồn bã, nên mới đi tìm hạnh phúc và niềm vui? Vì con người sống với chết nên phải tìm đến Chúa và Phật? Vì con người sống cô đơn, nên mới thèm thuồng tình cảm, mong đợi cảm thông?

Nói một cách khác: phi lý là trạng thái sống căn bản, liên tục, và vĩnh viễn. Nhận thức được điều này, giống như người vừa sinh ra đã bị khuyết tật, không thể làm gì khác hơn là sống với nó suốt đời. Một người ngụp lặn trong phi lý, phải biết cái phi lý, ăn ngủ với nó, như kẻ bị sứt môi vẫn phải nói, phải hôn, phải cười cho đến hơi thở cuối cùng.