Hiển thị các bài đăng có nhãn phê bình văn học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phê bình văn học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Phùng Gia Thế: Nhìn lại văn xuôi Việt 2022

Bìa một số cuốn sách văn học xuất bản năm 2022.

Văn xuôi 2022 có một năm không quá sôi động song khá nhiều sắc thái. Về sự kiện, có hai cuộc tọa đàm đáng chú ý: “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của văn học Việt Nam đương đại” (Viện Văn học Việt Nam ngày 18/7) và “Nhà văn Sương Nguyệt Minh và nhà văn Trần Chiến - hai hiện tượng của văn xuôi đương đại” (Hội Nhà văn Hà Nội ngày 10/8). Đối tượng tọa đàm đều là các tác giả nổi tiếng, tên tuổi đã được đóng dấu trong cộng đồng văn học. Việc phát động cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022-2024 của Hội Nhà văn Việt Nam là một điểm nhấn nhằm tìm kiếm và tôn vinh các cây bút tài năng. Trên bình diện sáng tác, dấu ấn văn xuôi khá phong phú, và dầu không có những kỳ hoa dị thảo, thì cũng đủ đầy các thanh sắc, nhịp màu.

BAY TRONG GIÓ XANH

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Trần Hữu Thục: Đi trong rừng chữ Nguyễn Viện

Nhà văn Nguyễn Viện. Photo: Nhạc sĩ Tuấn Khanh. 

…truyện của Nguyễn Viện là những tiểu luận thế sự đa-đề- tài được tiểu thuyết hóa, qua đó, hiện thực đời sống như là chất liệu cho những suy gẫm mọi mặt được nhìn từ nhiều điểm đứng khác nhau của anh. 


Nguyễn Viện miệt mài, bền bỉ với văn chương hơn hai thập niên. 


Truyện nối truyện, thơ tiếp thơ, chữ nghĩa anh đã thành rừng. Rừng chữ.


Sau khi lần lượt phân tích các yếu tố khoảng trống, ngôn ngữ, ẩn dụ, lập ngôn trong văn chương Nguyễn Viện, tôi sẽ tìm cách đọc/hiểu một truyện ngắn của anh, “Mưa nước bọt”, ở phần cuối.


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Lê Hữu: Những truyện ngắn hay nhất của Võ Hồng

Nhân 10 năm ngày mất của nhà văn Võ Hồng (31/3/2013 – 31/3/2023)


Cái tựa “Những truyện ngắn hay nhất của…” dễ làm người đọc nghĩ đến một tựa sách quen thuộc của một tuyển tập truyện ngắn thực hiện khá công phu, Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta của Nhà xuất bản Sóng ở Sài Gòn, năm 1973. Chỉ khác một điều, bài này nói đến những truyện ngắn của một nhà văn, không như tuyển tập ấy có đến gần năm mươi nhà văn, mỗi nhà văn chỉ một truyện.

- Xin anh/chị kể tên những truyện ngắn nào từng đọc và thích nhất của các nhà văn miền Nam trước năm 1975? 

Câu hỏi tôi nhận được qua email, gửi chung cho một nhóm bạn hữu nhằm tham khảo ý kiến cho một dự án văn học nào đó. 

- Con Suối Mùa Xuân của Võ Hồng.

Trong đầu tôi bật ra câu trả lời ấy. Những tên truyện khác của các tác giả khác, tôi phải ngẫm nghĩ ít phút mới nhớ ra được. Vì sao lại Võ Hồng, vì sao lại tên truyện ấy? Có thể do tôi vừa đọc được trên trang báo nào ít dòng về ngày giỗ thứ 10 của nhà văn này. 


Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Nguyễn Mộng Giác: Thiên nhiên trong văn Phạm Xuân Đài

Nhà văn, nhà báo Phạm Xuân Đài. (Hình: Tài liệu)

Suốt nửa thế kỷ sống trong chiến tranh, người Việt chúng ta mê mải chạy theo những giấc mộng lớn. Giấc mộng nào cũng có những hứa hẹn tuyệt vời : nắn lại dòng chảy những con sông, đào núi lấp biển để tạo ra những nông trường có bay thẳng cánh, san bằng quá khứ meo mốc cổ lỗ rồi xây trên đó những tương lai huy hoàng. Đình chùa miếu mạo bị phá sập, nắm xương tàn của người đã khuất bị bốc lên nhường chỗ cho các xưởng máy. Con người tự tín cho rằng mình đầy đủ quyền năng để chế ngự thiên nhiên. Chúng ta quên sông quên núi, quên lá quên hoa, chúng ta hò hét giữa những khối xi măng hắc ín; lâu ngày trong văn chương, ca nhạc, kịch nghệ, phim ảnh… chỉ có chuyện con người. Thiên nhiên vắng bóng.


Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Bùi Vĩnh Phúc - Nghĩ về Võ Phiến và cuốn Văn Học Miền Nam, Tổng Quan

1.
Nhà văn Võ Phiến vừa qua đời vào ngày 28 tháng Chín, 2015, tại thành phố Santa Ana, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 90 tuổi. Là một khuôn mặt lớn của văn học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, và cũng của văn học Việt ngoài nước sau 1975, những đóng góp của ông trong nhiều thể loại văn học khác nhau, đặc biệt là ở thể tuỳ bút, được đánh giá cao.  Kể từ Phạm Đình Hổ với Vũ Trung Tuỳ Bút mang mấy nét trữ tình kết hợp với nhiều nét lịch sử-địa lý-phong tục-xã hội, trong một phong thái cao nhã và thư nhàn, cho đến những tuỳ bút mang đậm tính văn chương cùng với những đặc thù trong sáng tạo ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, rồi tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường pha nửa chất ký nửa chất lãng mạn văn học, rồi những tuỳ bút thơ mộng và đầy tình tự quê hương của Băng Sơn, tuỳ bút của Võ Phiến được đánh giá là đặc sắc và thu hút người đọc qua cái nhìn chi li phân tích với một giọng văn sống động, hóm hỉnh, một mắt nhìn thông minh, sắc bén, cùng với kiến thức rộng rãi của tác giả về các mặt xã hội, lịch sử, ngôn ngữ, dân tộc học, và văn học.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Ai bất hạnh hơn ai?


Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt. Một trong những biểu hiện của tiếng vang ấy được dội lên trong một bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trên blog của ông. Một trong những nội dung của bài viết là nhằm phản đối một quan điểm của tôi, trong bài thuyết trình “Văn học miền Nam trong tiến trình hiện đại hoá của văn học dân tộc”, được trình bày trong cuộc hội thảo, trong đó, tôi nêu lên một nhận định: văn học Miền Nam là một nền văn học bất hạnh nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.