Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân vật và sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân vật và sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Bùi Bích Hà: Chút tình xưa

Nhạc sĩ Từ Công Phụng. (Hình: Uyên Nguyên/Người Việt)

Trong không khí hoang mang, buồn bã của những ngày đầu sau biến cố 30 Tháng Tư 1975, chúng tôi tình cờ quen biết nhau.

Từ ngã năm Bình Hòa, Gia Ðịnh, gia đình đôi song ca Từ Từ – như cái cách họ được gọi bởi bạn bè thân quí và các thính giả ái mộ – gồm Từ Công Phụng, Từ Dung và cháu Ý Uyên, thường đến nhà tôi ở khu cư xá Phú Nhuận vào buổi chiều, khi trời đã sẫm tối. Cả ba cùng nôm trên chiếc Honda 50 phân khối, chồng lái, vợ ôm lưng, cô con gái nhỏ ngồi trên cái bình xăng. Có hôm xe hết xăng, Phụng nhìn tôi, cười thay cho câu hỏi: “May ra chị còn?” Chúng tôi thân nhau đến nỗi Phụng biết tôi có mẹ già, nhà lúc nào cũng phải dự trữ một chai xăng phòng khi đêm hôm cơ lỡ cần di chuyển. Có hôm đúng bữa, mẹ con tôi đang chuẩn bị ăn cơm, kéo luôn 3 nhân khẩu nhà anh vào, vét nồi niêu sạch bóng.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Đằng-Giao/Người Việt: Cặp họa sĩ Hợp-Đồng và ’50 Năm Nhìn Lại’

Triển lãm "50 năm Nhìn Lại" trong không khí thân mật. 
(Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Cuộc triển lãm tranh “50 Năm Nhìn Lại” của cặp vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster đã cuốn hút một số đông người thưởng lãm, từ các họa sĩ đến công chúng thích nghệ thuật.

Bước vào vườn tranh của đôi họa sĩ Hợp-Đồng, người xem cảm nhận được ngay nét vẽ hiền hòa, chân chất, uyển chuyển giữa những vệt màu mềm mại, kín đáo, dịu dàng, hoàn toàn thiếu tính phô trương ồn ào.

Chẳng cần phải tinh ý, ai cũng thấy được “motif” chi phối phần nhiều sáng tác của họa sĩ Hợp là tình mẹ với con gái và hình ảnh trẻ em. Chỉ hai nhân vật phụ nữ, một lớn, một nhỏ đã kể nên vô số câu chuyện qua một bút pháp đầy nữ tính Việt Nam, tưởng như khoan thai, thư thái nhưng hết sức tỉ mỉ, công phu.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Mạnh Kim: Stephen Hawking, người từng khước từ một bản án tử hình

Stephen Hawking (1942-2018)

Stephen Hawking, một trong những nhân vật ngoại hạng vĩ đại nhất thế giới, vừa từ trần ở tuổi 76. Sinh ngày 8 Tháng Giêng, 1942 (300 năm sau cái chết của Galileo) tại Oxford (Anh), Hawking là bậc thầy về vật lý vũ trụ.

Một trong những khám phá quan trọng ban đầu của Stephen Hawking là các lỗ đen không hoàn toàn đen mà chúng phát ra phóng xạ rồi cuối cùng “bốc hơi” và biến mất. Tuy bệnh tật trầm trọng, Hawking đã viết nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại mà “Brief history of time” là tác phẩm nổi tiếng nhất. Sống trọn đời trên chiếc xe lăn, Hawking đã chứng minh rằng nghị lực phi thường có thể vượt qua tất cả. Hawking đã bộc bạch về một phần của đời mình và những vất vả mà ông lướt qua.

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Trịnh Hữu Long (Luật Khoa tạp chí): Phạm Đoan Trang, đàn reo trước bão

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang. 
(Hình: Facebook Pham Doan Trang)

“Mệt mỏi quá em. Cứ thế này thì đến bao giờ. Hôm qua cắt điện. Hôm nay cắt net”.

Đó là tin nhắn sau cùng tôi nhận được từ Đoan Trang vào chiều mùng 9. Không đầy một tiếng sau tôi nhắn không thấy cô trả lời nữa, cho đến tận nửa đêm.

Gia đình cho biết cô đã bị hai người lạ mặt tới nhà bắt đi làm việc vì cuốn “Chính trị bình dân” mà cô là tác giả.

Khai phá những vùng cấm

Đoan Trang từng được coi là một trong những phóng viên xuất sắc của làng báo “lề phải”.

Mặc dù khởi nghiệp viết lách ở VnExpress năm 2001 nhưng tên tuổi của Đoan Trang lại gắn liền với VietNamNet và những phóng sự, bình luận gây bão đăng trên tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

TIN BUỒN: Văn hữu TRẦN VĂN NAM

TIN BUỒN

Chúng tôi đau buồn báo tin : Một người bạn thân của Diễn Đàn Thế Kỷ


Văn hữu TRẦN VĂN NAM

Đã qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 2018

Thọ 79 tuổi. 

Anh Trần Văn Nam là một nhà thơ và một người biên khảo văn học. Anh gốc người tỉnh Gia Định, quê mẹ tỉnh Bến Tre, Nha Trang là nơi anh học xong bậc trung học. Anh bắt đầu làm thơ thời gian theo học Văn Khoa tại Sài Gòn trong thập niên 1960.

Năm 1991 Trần Văn Nam xuất bản tập thơ “Một Đêm Cho Thơ, Tình và Âm Nhạc” tại Nam California. Năm 2006, cuốn sưu tầm và tiểu luận “Trong Dòng Cảm Thức Văn Học Miền Nam - Phân Định Thi Ca Hải Ngoại” của Trần Văn Nam do chính tác giả xuất bản, tập họp các bài viết nghiên cứu thi ca. Tác phẩm mới nhất, “Tiếp Nối Dòng Cảm Thức Văn Học Sau Năm 1975” xuất bản năm 2016, gồm các bài khảo sát văn xuôi.

Trần Văn Nam là một người hiền lành, làm việc cần mẫn, khi làm thơ hay có những trầm tư trên những vấn đề lớn của lịch sử và kiếp người. Anh mất đi để lại thương tiếc rất lớn cho gia đình và bạn bè.



Sau đây là bản Cáo Phó của gia đình:



Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Đỗ Dzũng: Nhà văn Huy Trâm qua đời, hưởng thọ 80 tuổi

Nhà văn Huy Trâm. (Hình tài liệu của gia đình Huy Trâm)
Đỗ Dzũng/Người Việt

Nhà văn Huy Trâm, một văn nghệ sĩ được nhiều người biết đến ở Little Saigon, vừa qua đời lúc 7 giờ 10 phút tối Thứ Ba, 20 Tháng Mười Hai, 2017, tại bệnh viện Garden Grove, hưởng thọ 80 tuổi.


Nhà văn Huy Trâm ký tặng sách
trong lần ra mắt tác phẩm thứ 28 ‘Nhờ Có Thương Ðau’
hồi năm 2013. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Cô Nguyễn Học Đức, trưởng nữ của nhà văn Huy Trâm, cho nhật báo Người Việt biết: “Ba tôi bệnh cũng ba tuần nay rồi, ra vào bệnh viện Fountain Valley vài lần. Sau đó, ông được chuyển sang bệnh viện ở Garden Grove, và ra đi.”

Nhà văn Huy Trâm tên thật là Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, sinh ngày 23 Tháng Chín, 1937 tại Thái Bình, theo cô Đức cho biết.

Theo nhà báo Nguyên Huy, nhà văn Huy Trâm có tới 28 tác phẩm, tám cuốn trước 1975 và 20 cuốn ở hải ngoại sau 1975, trong đó một cuốn được trao Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1969, cuốn biên khảo “Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại.”

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

PHÂN ƯU: Bác sĩ TÔN THẤT NIỆM


PHÂN ƯU

Diễn Đàn Thế Kỷ nhận được tin buồn

Bác sĩ TÔN THẤT NIỆM
Pháp danh  TÂM HUY
Đã qua đời vào ngày 12 tháng 11, 2017
Tại Irvine, California
Hưởng thọ 90 tuổi.

Chúng tôi xin thành kính chia buồn 
cùng văn hữu Trúc Chi Tôn Thất Kỳ và tang quyến.

Nguyện cầu Hương Linh Bác sĩ Tâm Huy Tôn Thất Niệm 
sớm được tiêu diêu nơi Miền Cực Lạc.


Diễn Đàn Thế Kỷ

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

T.Q.Đ/Người Việt: Tổng giám đốc Công ty Người Việt qua đời

Ông Trương Thanh Quang tại phòng làm việc của tòa soạn Người Việt, 
lúc vừa nhận chức vụ Tổng Giám Đốc đầu năm 2017. (Hình: NV)

Ông Trương Thanh Quang, tổng giám đốc công ty Người Việt, đã tạ thế  vào chiều Thứ Tư, 1 Tháng Mười Một, 2017, tại thành phố Carlsbad, California, thọ 58 tuổi.

Ông Trương Thanh Quang từng làm giám đôc quản trị công ty Người Việt vào năm 2008, trước khi quay trở lại điều hành công ty của mình, Surgical Optics LLC, sản xuất và phân phối dụng cụ y khoa. Năm 2017, ông lại về làm tổng giám đốc Người Việt. Hai tháng vừa qua, ông bắt đầu phương pháp trị liệu ung thư mới nên chỉ điều hành công việc từ nhà. Từ hai tuần lễ gần đây ông phải ngưng làm việc.

Ông Trương Thanh Quang qua đời sau khi được một vị linh mục đến đọc kinh cầu nguyện. Gia đình ông, kể cả song thân, luôn có mặt đầy đủ bên ông trong những ngày cuối cùng.

Ông Trương Thanh Quang, thường gọi là Tony, sinh năm 1959 tại Sài Gòn, theo cha mẹ qua Mỹ tị nạn năm 1975. Ông tốt nghiệp B.S ngành kỹ sư điện tại Đại Học California – Santa Barbara và MBA tại Đại Học Santa Clara.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Ngô Nhân Dụng: Phan Nhật Nam: Bút thép, mực máu, trái tim lửa


Phan Nhật Nam (Ảnh: Uyên Nguyên)

Có một câu thơ cũ viết về Phan Nhật Nam, khi anh còn bị cùm trong nhà tù Cộng Sản: “Bút thép, mực máu, trái tim lửa.” Ba mươi năm qua, phải công nhận Phan Nhật Nam vẫn không thay đổi. Đọc bức thư anh mới trả lời Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội, thấy vẫn là con người như 50 năm trước.
Ông Hữu Thỉnh viết thư mời ông Phan Nhật Nam về nước, “Trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà Văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài… tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc.”
Bức thư mời viết rất ngọt ngào. Ông Hữu Thỉnh còn nêu lên “ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc,… (để) cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp…” Quan trọng nhất, ông báo trước, “Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt.”
Tóm lại, một chuyến du lịch miễn phí, kéo dài ít nhất 5 ngày, chưa nói đến những “dịch vụ” miễn phí có thể hấp dẫn khác trước và sau cuộc họp.

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Từ Thức: Xây Tượng Rupert Neudeck, Ân Nhân Của Thuyền Nhân VN

Chân dung ông Rupert Neudeck

Một số đoàn thể VN tại Đức cho hay một tượng đồng để vinh danh và tri ân ông Rupert Neudeck, ân nhân lớn của thuyền nhân VN sẽ được dựng trong lâu đài Wissem ở thành phố Troisdorf.

Rupert Neudeck, từ trần năm ngoái, là một trong những người Đức được kính trọng nhất, đã được trao tặng nhiều giải về nhân quyền. Ông cùng bà, Rachel Neudeck, đã lập ‘’Một con tầu cho VN‘’ và đã cứu ít nhất 10.000 thuyền nhân VN những năm 80 .

Chiếc thuyền nhỏ, chở 52 thuyền nhân kiệt sức, được tầu Cap Anamur cứu hiện còn trưng bày ở Troisdorf, một thị trấn gần Bonn.

Là ký giả, triết gia, ông đã bỏ trọn cuộc đời để cứu giúp những người thiếu may mắn.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

NGÔ THẾ VINH: NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2017 VỚI CHỦ ĐỀ NƯỚC THẢI: ĐI THĂM KHU NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ HỆ THỒNG BỔ SUNG TẦNG NƯỚC NGẦM TẠI QUẬN CAM

Gửi Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam
Gửi Nhóm bạn Cửu Long 



Hình 1: GWRS, nơi đây mỗi ngày sản xuất và cung cấp 100 triệu gallons (378,000 mét khối) nước tinh khiết cho cư dân Quận Cam, từ phải Phạm Phan Long, Becky Mudd, Ngô Thế Vinh. 
NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2017

Cách đây 24 năm, kể từ 1993, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 mỗi năm là Ngày Nước Thế Giới / World Water Day, do sáng kiến từ Hội nghị Môi Sinh và Phát Triển/ United Nations Conference on Environment and Development/ UNCED tại Rio de Janeiro, Brazil [1992].

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Lotus: Giới thiệu sơ lược về Lưu Hiểu Ba

Lưu Hiểu Ba 刘晓波

Lưu Hiểu Ba 刘晓波 sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955, là một nhà hoạt động nhân quyền và trí thức Trung Quốc. Ông từng là Chủ tịch của Trung tâm Văn Bút Quốc tế độc lập của Trung Quốc từ năm 2003. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2008, Lưu Hiểu Ba bị câu lưu hình sự vì việc ông tham gia khởi thảo Hiến chương 08. Lưu Hiểu Ba bị buộc “Kích động bạo loạn lật đổ chính quyền” vào ngày 23 tháng 12 năm 2009, và bị kết án 11 năm tù và bị tước quyền lợi chính trị hai năm vào ngày 25 tháng 12 năm 2009.

Giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho ông bất chấp áp lực từ chính quyền Trung Hoa ngăn cản việc trao giải cho ông. Lưu được ủy ban giải Nobel hòa bình trao giải vì “cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc”.Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon cho rằng giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba là “sự công nhận rằng thế giới ngày càng đồng thuận trong việc cải thiện quyền con người”. Phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert tuyên bố Trung Quốc nên thả Lưu Hiểu Ba để ông ta có thể tham gia lễ nhận giải.

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Lâm Vĩnh Thế: Nhận Định Và Đánh Giá Về Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu


Sau ngày 30-4-1975, và trong một thời gian khá dài, có lẽ đến 10-15 năm, phần đông người Việt ở hải ngoại đều có một nhận định chung không tốt về cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như sau: một nhà lãnh đạo hèn nhát, đào ngũ, bỏ rơi đồng đội và đồng bào, và là người lãnh đạo chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự sụp đổ quá nhanh của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nhận định này, mặc dù phổ biến, và dựa vào một số sự việc đã xảy ra trong các tháng 3-4/1975, chỉ là do cảm tính, không dựa vào bất cứ tài liệu khả tín nào cả. Gần như ai cũng biết và nhớ câu nói nổi tiếng của ông “Ðừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm,” nhưng hình như đó cũng là sự đánh giá duy nhứt của nhân dân Miền Nam về sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng dần dà sau đó, với sự ra đời của một số sách và bài báo ngày càng nhiều, cả Việt ngữ lẫn Anh ngữ, của một số tác giả nghiêm túc, và dựa trên những tài liệu mật của Chính phủ Hoa Kỳ đã được giải mật, nhận định của người Việt hải ngoại về ông đã có phần thay đổi. Bài viết này cố gắng đưa ra một đánh giá trung thực, khách quan về vị nguyên thủ quốc gia này của VNCH. Tiêu chuẩn mà người viết sử dụng trong việc đánh giá lại nhân vật lịch sử này gồm 3 yếu tố: 1) Quá trình đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn; 2) Cách ứng xử, quyết định và hành động; và 3) Khả năng chính trị và cầm quyền. Việc đánh giá này tập trung trong 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời chính trị của nhân vật này: 1) Trước cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, 2) Từ sau cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 cho đến ngày 30-10-1967; và 3) Từ ngày 1-11-1967 cho đến khi ông từ chức Tổng Thống VNCH vào ngày 21-4-1975.

Hồ Đình Nghiêm: THƯ CHO CHỊ, MỘNG TÚ

Nhà thơ nhà văn Trần Mộng Tú (Ảnh:Uyên Nguyên)

Theo cách hiểu nông cạn của tôi, mộng tú là giấc mơ đẹp. Nhà thơ nữ Trần Mộng Tú đã từng dệt những vần điệu, tạo ra cảnh giới đẹp tựa một giấc mộng nằm ngoài cuộc sống này. Tôi đọc chị đã hơn ba mươi năm, mộng mị cứ thế mãi tiếp diễn và đồ chừng chị đã lần hồi trăn trở, vô tình lấy đi bớt chút ngọt ngào. Muối, hình như là thứ gia vị nằm gần tay chị, khi mặn mà được rắc vào, hơi lỡ tay, kết quả tựu thành là gì? 
Tuỳ tâm cảm của từng cá nhân, ngày ba mươi tháng Tư năm nay, với tôi là một ngày thấm mặn nước mắt. Tôi đọc phải bài “Hành Trình Về Biển” của chị đăng ở diễn đàn Văn Việt đã khiến 30/4 của tôi trở nên đặc biệt hơn mọi lần: Tôi đã khóc! 
Nhận được một món quà, bạn khóc và bạn bần thần suốt cả ngày, dẫu buồn cách mấy bạn cũng phải lắng lòng cám ơn người trao tặng. Tôi xin cảm ơn chị Trần Mộng Tú đã lặn lội đường xa, không quản ngại mang trái tim giàu lòng nhân để bày tỏ một điều thiết thực, rạng ngời hơn cả giấc mơ đẹp.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Trực Đoàn: Hành trình của một tù nhân chính trị hay cộng hưởng tiếng vọng lương tâm

Luật sư Đoàn Thanh Liêm. (Hình: tác giả cung cấp)

“Chúng tôi sẽ làm hết mình để ông Liêm thoát khỏi ngục tù.” Bà Kristin Jones nói một cách nghiêm túc khi ghé thăm nhà tôi vào một ngày cuối năm 1995.


Nhìn vào ánh mắt, tôi tin vào sự chân thành của bà. Nhưng, thú thật, lúc ấy tôi nghi ngờ về một kết quả khả quan. Chẳng là trong suốt nhiều năm trước đó, nhiều nước, nhiều hội đoàn, tổ chức, cá nhân kể cả các nhân vật tai to mặt lớn lên tiếng tranh đấu cho bố tôi.

“Chính phủ Đức rất quan tâm đến nhân quyền. Chúng tôi đang vận động cho ông Liêm cũng như nhiều nguời tù lương tâm khác được tự do.” Một vị đại diện toà Đại Sứ Đức nói.

Trong buổi họp bàn về bang giao, thương mại, cũng như việc gia nhập WTO của Việt Nam, Thượng Nghị Sĩ Tom Harkin đã đề cập đến trường hợp của bố tôi với ông Lê Đức Anh, Chủ Tịch nước.

“Nhà nước Việt nam sẽ thả nếu như ông Liêm cải tạo tốt.” Ông Tom Harkin thuật lại lời nói của ông Lê Đức Anh.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Đ.D./Người Việt: Bà Hạnh Nhơn, ân nhân của thương phế binh và quả phụ VNCH, qua đời


Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, một người được coi là ân nhân của vô số thương phế binh và quả phụ VNCH, vừa qua đời lúc 1 giờ 43 phút sáng Thứ Ba, 18 Tháng Tư, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 90 tuổi.

Tin này được bà Trâm Lý, con gái bà Hạnh Nhơn, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Khi biết tin, nhà báo Huy Phương, một người thân thiết và sát cánh với bà Hạnh Nhơn trong công tác giúp thương phế binh và quả phụ VNCH nhiều năm qua, thốt lên: “Xin cầu nguyện cho chị Hạnh Nhơn. Nghĩ rằng chuyện sẽ tới, nhưng khi tới, không khỏi xót xa.”

Khi hay tin, ông Trần Văn Lý, một thương phế binh VNCH, viết trên email:

Tin sét đánh ngang tai
Một tượng đài vừa đổ!

Nay chị lìa bể khổ
Để về cõi vĩnh hằng

Chúng em gạt nước mắt
Đành chúc chị bình an!

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Trà Mi/VOA: Cựu Trưởng ban Việt ngữ VOA từ trần

Cựu trưởng ban Việt ngữ VOA, ký giả Nguyễn Đình Vinh

Cựu Trưởng ban Việt ngữ đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Vinh, vừa qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.

Gia đình cho biết ông Vinh (pháp danh Thiện Hạnh) từ trần lúc 11:30 tối ngày 7 tháng 4, năm 2017, nhằm ngày 11 tháng 3 năm Đinh Dậu, tại thành phố Annandale, bang Virginia, vì căn bệnh ung thư.

Ông là một trong những thành viên kỳ cựu của VOA Việt ngữ, với nhiều chục năm thâm niên cống hiến cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong tổng chiều dài trên dưới nửa thế kỷ ông làm việc cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Ông từng là phát thanh viên, biên tập viên, trưởng ban biên tập, trước khi trở thành người đứng đầu VOA Việt ngữ vào năm 2007.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Ngọc Lan/Người Việt: Hoàng Lê Giang, người Việt đầu tiên được chọn thám hiểm Bắc Cực

Hoàng Lê Giang tại Ấn Độ (Hình: Hoàng Lê Giang cung cấp) 
Thám hiểm Bắc Cực không phải là điều mới mẻ với nhiều người trên thế giới. Nhưng câu chuyện một chàng trai Việt Nam vượt qua hơn 4,000 người ghi danh trong nhóm “Other countries,” để trở thành người Đông Nam Á đầu tiên được cộng đồng Facebook bình chọn tham gia hành trình tìm hiểu Bắc Cực hoàn toàn miễn phí thật sự thú vị với nhiều người.
Chàng trai đó là Hoàng Lê Giang, tròn 29 tuổi vào ngày 26 Tháng Giêng vừa qua, từng tốt nghiệp ngành Quản Trị Kinh Doanh ở Thụy Điển bằng học bổng toàn phần, hiện làm nhân viên kinh doanh cho một công ty chuyên về ‘online marketing,’ đồng thời có một công ty riêng chuyên điều hành quản lý quán cà phê và nhà hàng cho những người có nhu cầu.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Thế Quân: Bob Dylan và những chuyện chung quanh giải Nobel văn chương 2016


Đến giờ, người ta vẫn không cho biết lý do tại sao Bob Dylan giữ im lặng rất lâu trước việc ông được tặng giải Nobel văn chương khiến cho Hàn Lâm Viện Thụy Điển bực tức, phê bình ông là “kiêu ngạo” và “bất lịch sự”. Sự im lặng khó hiểu này đồng thời cũng khiến cho tờ  New York Times nhảy vào cuộc. Trong bài viết mang tựa đề “Ý nghĩa của việc im lặng của Bob Dylan” (The Meaning of Bob Dylan’s Silence),[1]Adam Kirsch cho rằng có vẻ như Dylan muốn theo bước chân của Sartre khi triết gia này từ khước nhận giải Nobel năm 1964. Sartre khẳng định, nhà văn phải từ chối cho phép mình biến thành một tượng đài (institution), ngay cả khi điều này diễn ra trong những trường hợp đáng vinh dự nhất. Trở thành một người đoạt giải Nobel, có nghĩa là cho phép “người ta” định nghĩa mình là ai, là trở thành một sự vật và một khuôn mặt công cộng hơn là một cá nhân tự do. Cùng một ý, Dylan đã từng tuyên bố rằng ông “không còn muốn viết cho người ta nữa” mà chỉ muốn “viết từ thôi thúc bên trong tôi.” (write from inside me). Đi xa hơn cả Sartre, nếu tiếp tục im lặng như một sự khước từ, Dylan chứng tỏ rằng ông là một người thực sự tự do, về triết lý cũng như về mặt nghệ thuật, theo Adam Kirsch.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Nguyễn Thanh Giang: THƯƠNG TIẾC ANH LÊ HỒNG HÀ (Mất ngày 15.11.2016)

LTS. Diễn Đàn Thế Kỷ kính mời độc giả theo dõi một số trích đoạn bài viết của ông Nguyễn Thanh Giang “Thương Tiếc Anh Lê Hồng Hà” đăng trên Bauxite Việt Nam sau khi ông Lê Hồng Hà qua đời vào ngày 15.11.2016. DĐTK
Ông Lê Hồng Hà sinh năm 1926, tên thật là Lê Văn Quỳ, tham gia cách mạng từ trước Cách mạng Tháng Tám. Tham gia đánh chiếm Trại Bảo An Binh trong cuộc khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945. Tháng 7 năm 1946 được kết nạp vào đảng Cộng sản Đông Dương do phó Tổng Giám đốc Nha Công an Việt Nam Lê Giản giới thiệu. Trước khi được cử phụ trách Trường Công an Trung ương (1953 – 1957) rồi sau đó được đề bạt Chánh Văn phòng Bộ Công an (1958) ông đã từng được Trung ương cử đi học Khoá l lớp Lý luận Mác – Lê Nin ở Bắc Kinh (1949) và được giữ lại làm trợ giáo cho các khoá II và III tại đây (học viên của ông gồm nhiều người sau này trở thành Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị).