Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ sơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ sơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016
Hà Tường Cát (tổng hợp) - Cộng Hòa tìm cách loại Trump bằng 'đại hội môi giới?'
“Brokered
Convention,” dịch nguyên văn “đại hội môi giới,” là một thuật ngữ chính trị mô
tả tình trạng bế tắc của kết quả bầu cử sơ bộ, đưa đến việc chọn ứng cử viên tổng
thống buộc phải giải quyết tại đại hội đảng bằng một loạt những vòng bỏ phiếu,
sao cho cuối cùng có một người được đa số quá bán đại biểu chấp thuận.
Theo lời chiến lược gia Cộng Hòa
Stuart Stevens: “Chúng ta có thể đi tới chỗ phải tập trung nỗ lực vào một đại hội
môi giới, nghĩa là một đại hội trong tình trạng bế tắc, vì thật ra chẳng có ai
đứng làm môi giới cả.” Ông Stevens, người điều hành ban tranh cử của Mitt
Romney năm 2012, đã giải thích như vậy với đài phát thanh NPR ngay từ đêm sau bầu
cử sơ bộ ở South Carolina, 20 Tháng Hai.
Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015
Hà Tường Cát - Trung Quốc quá chậm trong việc bãi bỏ 'chính sách một con'
![]() |
Một người đàn ông ngồi chơi cờ tướng với đứa con trai nhỏ trên hè phố Bắc Kinh, (Hình: Ed Jones/AFB/Getty Images) |
Tân Hoa Xã
hôm Thứ Năm loan tin Trung Quốc quyết định chấm dứt chính sách mỗi gia đình chỉ
có một con, và cho phép mỗi cặp vợ chồng được có hai con, và chỉ hai
mà thôi, không hơn.
Bản thông cáo do đảng cộng sản đưa ra nói rằng: “Để cân bằng sự gia tăng dân
số, Trung Quốc căn bản sẽ tiếp tục giữ chính sách kế hoạch hóa gia đình và cải
tiến gia tăng dân số” và “Thực hiện chủ trương ấy, Trung Quốc áp
dụng chính sách ‘mỗi cặp vợ chồng hai con’ như là sự chủ động đối phó vấn
đề dân chúng già đi”.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
Hà Tường Cát/Người Việt - Chiến tranh Mỹ -Trung trên biển Đông là hoang tưởng
tổng hợp
![]() |
Khu trục hạm USS Lassen (DDG-82). (Hình: Hải Quân Mỹ) |
Thực hiện chuyến hải hành như Ngũ Giác Ðài đã loan
báo hai tuần trước, hôm Thứ Ba, khu trục hạm USS Lassen (DDG-82) vào vùng biển
Trường Sa, đi ngang đảo nhân tạo Subi và Vành Khăn mà Trung Quốc đã bồi đắp ở
khoảng cách dưới 12 hải lý.
Trung Quốc chưa có phản ứng gì khác
ngoài những lời tuyên bố phàn nàn ở cấp bộ, ngoại giao và quốc phòng, sau đó.
Mặc dầu đã có những dư luận lo lắng hành động của Hải Quân Hoa Kỳ có thể gây
nên những va chạm và đưa tới xung đột, nhưng nỗi lo ngại này là quá xa, không
đúng với thực tế tình hình của cả hai nước.
Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015
Hà Tường Cát - Hillary Clinton vượt thắng thách đố đầu tiên
Cuộc tranh luận của 5 ứng cử viên Tổng Thống đảng
Dân Chủ ở Las Vegas tối 14 Tháng Chín là cơ hội để bà Hillary
Clinton lấy lại được vị thế đã bị suy giảm trong mùa hè vừa qua vì nhiều
vấp váp ngoài dự tính, đặc biệt là vụ tai tiếng về sử dụng e-mail cá nhân trong
thời gian làm ngoại trưởng.
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015
HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt (Tổng Hợp) - TPP với Việt Nam
Một xưởng thêu của Esquel Group trong khu công nghiệp Vietnam-Singapore Ở Thuận An, tỉnh Bình Dương. Dệt may là một ngành sản xuất xuất cảng quan trong và Việt Nam đã phải thương lượng tới giờ chót mới đạt thỏa hiệp TPP ở Atlanta. (Hình: Brent Lewin/Bloomberg via Getty Images)
Sau tám năm thương thuyết, hôm 5 Tháng Mười, 2015 tại Atlanta Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) đã đạt được thỏa thuận của 12 quốc gia thành viên - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Hà Tường Cát - Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể bị loại
Nhiều giới chức lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng Thủ tướng Lý Khắc Cường là người phải nhận sự phê phán về thảm trạng kinh tế hiện nay.
Willy Lam, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại đại học Hong Kong, nói với tờ Financial Times: “Nếu tình trạng xấu thêm và nếu như Chủ tịch Tập Cận Bình tới một lúc nào đó cần có một kẻ giơ đầu chịu báng (hay con dê tế thần) thì Lý chính là người thích hợp.
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015
Hà Tường Cát - Thỏa thuận chung về đánh cá Biển Đông là ưu tiên số 1
Quyền lợi
đánh bắt cá là một trong những tranh chấp chính ở Biển Đông. Tuy vậy nhiều lúc
chuyện này không được dư luận chú ý như tranh chấp chủ quyền, khai thác
tài nguyên dầu khí và vấn đề tự do lưu thông hàng hải.
Thực tế từ nhiều năm nay, những va chạm cụ thể nhất với Trung Quốc và giữa các
nước Đông Nam Á chỉ mới xảy ra trong lãnh vực đánh bắt hải sản, trong đó có cả
các hành động bạo lực dù chỉ ở một tầm mức giới hạn. Đã có các trường hợp tàu
đánh cá Trung Quốc nổ súng uy hiếp hay đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam. Cuối
tháng trước, Indonesia phá hủy đánh chìm 41 tàu đã bị bắt vì đánh cá trái phép
trong lãnh hải của họ, trong số này có cả một tàu lớn của Trung Quốc bị bắt giữ
từ năm 2009. Bốn chục tàu đánh cá khác là của ngư dân nhiều nước trong đó
có Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015
Hà Tường Cát - Máy bay không người lái: Chuyện không đơn giản
Máy bay không người lái là một
“từ Việt Cộng”, như cách người ta quen nói, do Bắc Việt đặt tên cho loại
máy bay thám sát tự động không có phi công điều khiển.
Hai “phi công” ngồi trong hầm căn cứ không quân Creech Air Force Base ở Indian Springs, Nevada, điều khiển một phi vụ oanh kích của máy bay không người lái MQ-9 Reaper ở Trung Đông. (Hình: Ethan Miller/Getty Images)
Được sử dụng
rộng rãi lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam là những máy bay không người
lái Ryan Model 174 (danh số quân sự AQM-34) do Ryan Aeronautical Company, công
ty ở San Diego chế tạo. Đây là các kiểu máy bay một động cơ phản lực, chiều dài
khoảng 10 mét, sải cánh 14 mét, vận tốc 500 dặm giờ, tầm hoạt động dưới 1,200
dặm.
Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014
HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt - Taliban, hiểm họa của vùng Nam Á
Vụ tấn công thảm sát 148 học sinh và giáo viên tại trường thiếu sinh quân ở Peshawar, Pakistan, là một hành động man rợ ngoài sức mường tượng của mọi người trên thế giới.
Ba câu hỏi được đặt ra: Ai là chủ mưu? Vì sao có hành động như thế? Họ hy vọng đạt được kết quả gì?
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất không khó khăn. Nhóm Taliban ở Pakistan ngay lập tức đã đứng ra tự nhận trách nhiệm.
Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014
Hà Tường Cát - Điều gì xảy ra khi giá dầu xuống quá thấp
Sau khi Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Lửa (OPEC) quyết định không giảm sản lượng dù giá dầu xuống, thị trường dầu lửa đang chuyển biến theo một xu hướng ngoài dư kiến của những chuyên gia.
Theo Wall Street Journal, cung cấp chứ không phải tiêu thụ là yếu tố quyết định của thị trường. Trước kia nhu cầu tiêu thụ, của Trung Quốc, Ấn Ðộ và các nước đang phát triển, tác động đến giá dầu thô. Hiện nay sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến Hoa Kỳ cùng với dầu từ các mỏ cát dầu ở Alberta, Canada, đã làm đảo lộn tình hình. Chiều hướng dầu thô xuống giá, và hệ quả là giá xăng ở Mỹ đang xuống dưới $3.00 một gallon, có lẽ sẽ còn tiếp tục ít nhất là trong nửa đầu năm 2015.
Trong quá khứ, đã có nhiều giai đoạn giá dầu lửa lên xuống đột ngột.
Khai thác dầu đá phiến (shale oil) ở khu mỏ Bakken, North Dakota. (Hình: AP/Gregory Bull)
Ðầu thập niên 1930, việc tìm ra những mỏ dầu ở miền Ðông Texas làm giá dầu xuống tới 10 cents một barrel và những cây xăng phải dùng những biện pháp khuyến mãi như thịt gà và quà tặng cho khách hàng.
Cuối những năm 1950, dầu lửa Trung Ðông sản xuất tràn ngập, đưa tới sự thành lập OPEC để bảo vệ giá cả.
Tới thập niên 1980, những mỏ dầu mới khai thác ở Bắc Hải, Alaska, Mexico lại làm giá dầu xuống thấp, còn $10 một thùng. Tình trạng lúc ấy khó khăn cho OPEC còn hơn là hiện nay, do kinh tế suy thoái nhu cầu tiêu thụ giảm trên 2 triệu thùng mỗi ngày và nhiều nhà máy điện chuyển qua dùng than thay vì dầu.
Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014
Hà Tường Cát - Trung Quốc từng bước thôn tính Biển Đông
* Tăng tốc xây dựng trên đảo Gạc Ma, thuộc Trường Sa của Việt Nam
Từng bước tiến hành âm mưu thôn tính toàn thể khu vực Biển Đông, từ đầu năm nay Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược mới: gia tăng sự hiện diện tại quần đảo Trường Sa.
Tàu Trung Quốc bơm cát từ đáy biển lên để đắp thành đảo nhân tạo
ở Gạc Ma. (Hình: Bộ Quốc Phòng Philippines)
Thể hiện cụ thể cho mục tiêu này là việc Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một số đảo nhân tạo, trên đó có thể đặt căn cứ quân sự và có dân cư sinh sống.
Quần đảo Trường Sa gồm hàng trăm đơn vị nhưng thực tế không quá một chục đảo nhỏ, còn lại hầu hết là các rạn san hô (coral reef) nửa chìm nửa nổi và các bãi ngầm, ngập dưới mặt biển khi thủy triều lên. Tổng diện tích đất nổi của Trường Sa chỉ trong khoảng từ 5 km2 đến 10 km2.
Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014
Hà Tường Cát - Thảm họa MH17 và thế khó xử của Putin
UKRAINE - Tai nạn máy bay Malaysia Airlines trên không phận miền Đông Ukraine làm thiệt mạng 298 người là sự kiện liên quan đến cuộc nôi chiến ở đây. Tuy nhiên hãy còn nhiều sự kiện chưa được hiểu rõ và chưa thể biết sẽ đến kết cục như thế nào trên bình diện pháp lý cũng như chính trị.
Hỏa tiễn phòng không “Buk” (SAM-11) đặt trên xe di động. (Hình: Wikipedia)
Một số nhận định vội vàng và bình luận thiếu khách quan quy hết trách nhiệm cho Liên Bang Nga và Tổng Thống Vladimir Putin. Điều ấy một phần vì ám ảnh từ những định kiến xấu với quốc gia đã từng là nguồn gốc bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới dù rằng cho đến nay đã tàn lụi nhưng hãy còn lưu lại nhiều hậu quả.
Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014
HÀ TƯỜNG CÁT / Người Việt (Tổng Hợp) -
![]() |
Hỏa tiễn M-302 có tầm bắn xa tới 100 dặm, do hải quân Israel tịch thu trên một tàu hàng ở biển Hồng Hải hồi tháng 3 vì tình nghi chở đến Gaza. (Hình: Jack Guez/AFP/Getty Images) |
Gaza, một trong hai phần lãnh thổ của Palestine, là một dải đất nhỏ bé chiều dài 41 km, chiều rộng từ 6 đến 12 km, diện tích 360 km2, có đường biên giới dài 51 km với Israel, 11 km với Ai Cập và 30 km bờ biển Địa Trung Hải. Đây là nơi tập trung dân tị nạn Palestine, 1.8 triệu người trên diện tích 360 km2, mật độ 5,000 người/km2, Gaza đứng vào hàng những khu vực dân cư đông đúc nhất thề giới.
Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014
Hà Tường Cát - 25 năm sự kiện Thiên An Môn
"The Tank Man" Người biểu tình vô danh, đơn độc cản lối xe tăng (Hình: AP/Jeff Widener)
Biến cố Thiên An Môn là cao điểm trong một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà lãnh đạo công nhân tại nhiều thành phố ở Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, từ 16 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, đòi hỏi dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí .
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014
Hà Tường Cát tổng hợp - HD981: Ba tuần lễ đối đầu Việt – Trung
Vụ giàn khoan nước sâu hoạt động ở Biển Đông, cho đến nay chưa có dấu hiệu đi đến kết thúc với giải pháp nào. Sau đây là những diễn tiến từng ngày trong 3 tuần lễ qua.
Ngày 2 tháng 5: Trung Quốc loan báo giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương Thạch Du) được đưa đến hoạt động ở Biển Đông tại khu vực phía Nam quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) trong 3 tháng từ 2 tháng 5 tới 15 tháng 8, 2014.
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014
Hà Tường Cát - Mỹ - Trung căng thẳng vì gián điệp kinh tế
WASHINGTON(AP) - Bằng một hành động chưa từng có từ trước đến nay, chính phủ Hoa Kỳ vừa truy tố 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội xâm nhập hệ thống điện tử để đánh cắp bí mật thương mai của các công ty tư nhân.
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Hà Tường Cát - Báo chí sôi động với chuyện HD 981
Sự đối đầu căng thẳng do vụ Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu HD 981 đến cách bờ biển 130 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã bước qua tuần lễ thứ ba.
Trên biển, va chạm giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam không ngừng xảy ra dù mới chỉ là bắn vòi rồng hay cùng lắm là húc vào sườn tàu.
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014
Hà Tường Cát - Cuộc đối đầu HD 981 bao giờ kết thúc?
![]() |
Hình: internet |
Khó có thể dự đoán cuộc đối đầu căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ còn qua những biến chuyển gì khác trước khi đi đến kết thúc. Trung Quốc rút lui? Việt Nam đành chịu? Xung đột? Những quốc gia nào hay quốc tế đứng ra can thiệp? Đàm phán thương lượng? Kịch bản nào có thể xảy đến và kịch bản nào không khả thi?
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
Hà Tường Cát - HD 981 gây vạ cho giới đầu tư Ðài Loan, Nam Hàn, Nhật
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Một số trường hợp bạo loạn xảy ra trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại các xí nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã gây chấn động trong giới kinh doanh quốc tế
Ngày 15 Tháng Năm, Bộ Trưởng Kế Hoạch- Ðầu Tư Bùi Quang Vinh đã ký văn bản gửi tới các đại sứ quán, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, giải thích về việc người lao động tự phát biểu tình phản đối Trung Quốc. Theo ông, việc này đã bị kẻ xấu xúi giục, trà trộn, giả danh công nhân gây kích động dẫn tới nhiều hành vi manh động, bột phát, gây ra những tổn thất về tài sản cho một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, gây hoang mang cho cộng đồng các nhà đầu tư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh môi trường đầu tư của Việt Nam.
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
Hà Tường Cát/NV - Trận đấu 'giàn khoan HD 981' trên bình diện ngoại giao
HÀ NỘI (NV) - Việc Trung Quốc đưa giàn khoan dò dầu khí vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây nên một cuộc đối đầu căng thẳng từ hai tuần lễ qua.
Ðây là một cuộc đối đầu không ngang sức trên tất cả mọi bình diện quân sự, kinh tế, chính trị. Thực trạng của một nước nhỏ nằm bên cạnh một nước quá lớn là khi có tranh chấp nếu như không thua thì Việt Nam cũng không có gì để thắng, chỉ có thể tìm cách tránh khỏi hoặc nếu không được thì giới hạn tổn thất càng nhiều càng hay. Muốn như vậy Việt Nam phải tìm cách đưa cuộc đối đầu từ song phương trở thành đa phương để ngăn cản bước tiến tới của Trung Quốc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)