Hiển thị các bài đăng có nhãn boxitvn.net. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn boxitvn.net. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Mạc Văn Trang: Sự khủng hoảng tâm lý xã hội theo cách nhìn của S.Freud

Thưa các bạn, bài này tôi viết năm 2019, dựa vào trí nhớ và những trải nghiệm cá nhân. Nay đọc cuốn “FREUD trong 60 phút”, được nhà Tâm lý học Hoàng Lan Anh, ở Đức, dịch giả của cuốn sách này tặng, thấy có đôi chỗ cần chính xác hoá, bổ sung. Vậy xin đăng lại.

Từ vụ người đàn ông Nguyễn Văn Đông ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội), sáng ngày 01/9/2019, dùng dao chém chết 05 người trong gia đình người em ruột (1), đã dấy lên nhiều câu hỏi và cũng đã có những bài viết phân tích nguyên nhân từ các góc độ khác nhau (2). Bài viết này góp thêm góc nhìn Tâm lý học theo S. Freud, để thấy tình trạng chung của xã hội, mà vụ án trên chỉ là một trường hợp điển hình.

1. SƠ LƯỢC VỀ TÂM LÝ HỌC FREUD (Phân tâm học)


Sigmund Freud, nhà Tâm lý học nổi tiếng người Áo (1856 – 1939) quan niệm rằng, tâm lý con người được cấu trúc bởi một số yếu tố và có cơ chế chi phối lẫn nhau, đồng thời luôn chịu tác động từ xã hội, nếu không giữ được cân bằng sẽ làm rối loạn cơ cấu bên trong và dẫn đến những lời nói, hành động sai lệch, bệnh hoạn, thậm chí điên loạn...

Theo Freud tầng sâu thẳm của tâm lý con người là VÔ THỨC, trong đó bao gồm những BẢN NĂNG (sinh tồn, dục năng, khoái cảm, ước muốn, sợ hãi, hung hãn...) và nhiều cái HỮU THỨC bị chìm vào vô thức (những thèm muốn, mong ước, đau khổ, hận thù, tội lỗi, mặc cảm, thành kiến, định kiến, niềm tin ...), những trải nghiệm đó tưởng đã quên đi, đã dẹp bỏ... nhưng thực ra nó lẩn vào vô thức, hoà trộn vào nhau trong “cái thùng vô thức hỗn độn” và sẽ bùng lên trong những tình huống nhất định. Chính cái “vạc táp pí lù” những bản năng sôi sục cùng với những cái “chốt cắm” trong Tiềm thức mới là động lực chính, thúc đẩy người ta nói năng, hành động hăng nhất...

Nguyễn Huy Cường: NGU và BẤT LƯƠNG là hai cái khác nhau

Một chính phủ biết quan tâm đến hạng cùng mạt trong xã hội không phải do những lãnh tụ của họ vĩ đại mà đơn giản, họ không cầm quyền bằng tính bất lương.


Có những hiện tượng xã hội được điều chỉnh bởi hành vi của người lãnh đạo.

Có những hành vi của người lãnh đạo được điều chỉnh bới sự dốt nát được mang màu sắc khác.

Có những hành vi giống như ngu dốt nhưng ở một góc độ sâu sắc hơn, nó là sự BẤT LƯƠNG.

Bài này tôi bàn về sự bất lương với 03 nút nhấn sau đây:

1. Đà Nẵng của Nguyễn Bá Thanh


Thời ông Nguyễn Bá Thanh cầm quyền ở Đà Nẵng, tôi viết trên trang Yahoo.360 một bài có tựa đề “Luật Nguyễn Bá Thanh”.

Nội dung bài viết đề cập đến một tuyên bố của ông Thanh, đại ý: Con đường dự kiến mở 20 mét, ông thu hồi 50 mét luôn. Không thể để bà con có đất (nông nghiệp) xung quanh rồi đây thành đất “mặt tiền, giàu hú lên được”.

Hình như ông này rất sợ dân…giàu lên.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Sự khó xử của nhà cầm quyền đối với biểu tình yêu nước

Người Quan Sát
Nguồn: Blog Anh Ba Sàm  
Đôi lời: Bài viết công phu, rất hay, sâu, và tinh tế. Xin góp thêm: - Có lẽ ban đầu phía chính quyền mường tượng, thậm chí mong, sẽ có những “kẻ lợi dụng” biểu tình phản đối Trung Quốc bành trướng để “chống phá”, đòi quyền lợi riêng (đất đai chẳng hạn), đòi trả tự do cho một số tù nhân “chính trị”, kể cả sự tham gia của cái gọi là “Việt Tân” mà bà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã tưởng tượng ra khi trả lời báo chí, … Để rồi từ đó, biện pháp trấn áp sẽ được thực thi rất suôn sẻ, “chính đáng”. Kể cả một số hành động bắt bớ, nặng tay cũng đã không dẫn tới cử chỉ quá khích từ phía người biểu tình, ngược lại, lại có phản ứng theo lối “trên cơ”, bằng kiến nghị, bằng rất nhiều bài viết phê phán nghiêm khắc của giới nhân sĩ, trí thức.