Hiển thị các bài đăng có nhãn Y Khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y Khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Mặc Lâm/RFA - Dịch sởi cần đối phó ra sao?

Hình: internet
Đã có 108 trẻ bị chết do dịch sởi gây ra và hơn 7.000 ca bệnh khác đang làm quá tải hàng chục bệnh viện lớn của hai thành phố Hà Nội và HCM. Mặc Lâm có cuộc phỏng vần về dịch bệnh này với GS Nguyễn Văn Tuấn để tìm hiều thêm về khía cạnh chuyên môn. GS Tuấn là một nhà khoa học y khoa chuyên về "Dịch tễ học" và di truyền loãng xương. Ông hiện là giáo sư thỉnh giảng cao cấp tại Đại học New South Wales, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan của Úc.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Trần Vinh Dự - Sáng kiến (hay tối kiến) chống tiêu cực trong ngành y


Trần Vinh Dự

Gần đây trên trang VnExpress có diễn ra một cuộc tranh luận thú vị. Nó bắt đầu bằng một tuyên bố của bộ trưởng Bộ y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến trước Quốc hội. Bà được yêu cầu giải trình về tình trạng tiêu cực trong ngành y, cụ thể như vấn đề cán bộ y tế quát mắng bệnh nhân, không quan tâm đúng mức, không chịu chữa trị, và đòi/nhận phong bì của người nhà bệnh nhân.


Trong phần giải trình, bà Tiến kêu gọi người nhà bệnh nhân không đưa phong bì, và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì thì chụp ảnh gửi cho “chúng tôi” – tức là Bộ trưởng và các cán bộ cao cấp của Bộ.

Kêu gọi này của bà Tiến bị trỉ chích vì tính giáo điều hoa mỹ mà không có giá trị thực tế. Lý do, theo nhiều người là không thể thực hiện được.Một bạn đọc viết trên VnExpress rằng:

“Nếu bác (bộ trưởng Tiến) nói như vậy thì cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường. Hay có thể do bác là Bộ trưởng, đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu”; và “Khi đưa phong bì kẹp trong hồ sơ thì bác sĩ nhanh chóng cất đi. Trong phòng khám lúc đó vắng chỉ có 2 người thì sao mà cháu chụp hình gửi được cho bác bộ trưởng? Với lại xui xẻo chẳng may bị bác sĩ biết, không chịu chữa cho ba cháu nữa thì sao?”

Chất lượng ngành y và vấn đề tiêu cực

Vấn đề chất lượng chuyên môn như trình độ của bác sĩ là chuyện không thể đòi hỏi cao vì nó phụ thuộc vào hàng loạt các biến số như chất lượng của hệ thống đào tạo và nghiên cứu của ngành y cũng như mức độ đầu tư vào cơ sở vật chất và máy móc thiết bị mà Việt Nam rất thiếu do vẫn còn là một nước nghèo. Tuy nhiên chuyện này không phải là vấn đề mà người tiêu dùng dịch vụ y tế ở Việt Nam ca thán. Cái họ ca thán là về khía cạnh dịch vụ mà cán bộ ngành y cung cấp, bao gồm việc tận tụy, đối xử tốt, chăm sóc nhiệt tình, khám chữa bệnh hết lòng…

Hiện nay, theo thăm dò ý kiến của VnExpress (tính đến 6 giờ chiều giờ Việt Nam, ngày 16 tháng 11, 2012) thì có tới khoảng 75% số người tham gia trả lời cho rằng thường xuyên phải đưa phong bì cho bác sĩ, 17.5% trả lời rằng họ “thi thoảng” đưa phong bì, trong khi chỉ có 7.5% trả lời rằng họ chưa bao giờ đưa phong bì. Tổng số người tham gia trả lời lên tới hơn hai nghìn.

Đây là một thống kê trực tuyến đơn giản và vì thế độ tin cậy không cao. Tuy nhiên, nó cũng một phần cho thấy việc đưa phong bì cho bác sĩ là chuyện mà đa số bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) phải làm để “mua” chất lượng dịch vụ y tế.

Nhưng tại sao lại có hiện tượng đó? Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam cho rằng lương thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn là lý do chính, cùng với các lý do như sự suy thoái đạo đức.

Xét về mặt kinh tế, cần phải gác vấn đề suy thoái đạo đức qua một bên. Lý do điều kiện làm việc nghèo nàn và tiền lương thấp xem ra cũng khá hợp lý. Người làm ngành y thường phải làm nhiều giờ hơn các ngành khác, thí dụ so giờ làm của một bác sĩ với giờ làm của một nhân viên hành chính trên Bộ y tế thì chắc chắn bác sĩ làm nhiều giờ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tiền lương của bác sĩ lại theo đúng quy định của nhà nước về bậc lương. Nói cách khác, làm cán bộ y tế trong hệ thống bệnh viện lương thì không hơn nhưng lại phải làm nhiều hơn.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nó phải dẫn đến tiêu cực. Nhiều ngành nghề có mức thu nhập và thời gian làm việc trênh nhau là chuyện bình thường. Không thể vì chênh lệch về thu nhập và thời gian làm việc mà bắt buộc phải có tiêu cực.

Lý do tiêu cực

Lý do chính mà tiêu cực phát sinh là vì tiêu cực không bị trừng phạt. Cán bộ y tế, cũng như mọi cá nhân kinh tế khác, luôn tư lợi – tức là họ luôn làm những gì có lợi nhất cho mình. Nếu luật chơi không trừng phạt họ khi họ nhận tiền của bệnh nhân thì họ sẽ luôn luôn tìm cách tối đa hóa thu nhập của họ từ tiền phong bì của bệnh nhân. Điều đó có nghĩa họ sẽ cáu gắt, gây phiền phức, chửi mắng, hoặc lờ đi không quan tâm, đến bệnh nhân để tạo sức ép buộc bệnh nhân phải đưa phong bì. Và việc này đang diễn ra hàng ngày.

Nhưng tại sao việc nhận phong bì lại không bị trừng phạt? Lý do nằm ở ngay câu trả lời của người đứng đầu ngành y: “lương quá thấp”. Khi người đứng đầu ngành y cho rằng lương của cán bộ mình quá thấp, thì chính tuyên bố ấy thể hiện sự đồng cảm của bà về tệ đòi và nhận phong bì. “Lương quá thấp” là lý do tốt nhất để hợp lý hóa việc nhận phong bì: vì lương quá thấp, lương không đủ sống, mà cán bộ ngành y phải nhận phong bì, đó là chuyện không mong muốn, nhưng vì miếng cơm manh áo mà phải làm.

Và cách hợp lý hóa này không chỉ diễn ra trong ngành y, mà còn diễn ra ở nhiều ban ngành khác trong hệ thống công quyền.

Chống tiêu cực thế nào

​​Việc chống tiêu cực trong ngành y xem ra không quá khó. Cũng giống như tiêu cực trong các ngành khác, nó bắt đầu bằng việc các từ bỏ ngay ý niệm khởi nguồn rằng “lương quá thấp”, và vì thế hãy vị tha cho tiêu cực vì đó là chuyện cực chẳng đã.

Thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là thị trường tự do, người lao động có trình độ không nhất thiết phải làm trong các cơ quan hay tổ chức của nhà nước để nhận đồng “lương quá thấp”. Nếu họ thực sự có trình độ chuyên môn, họ có thể kiếm được việc làm với mức lương cao hơn ở bên ngoài nhà nước để không phải nhận “lương quá thấp”.

Những người lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn sẽ phải làm ở các nơi có thu nhập thấp hơn. Thí dụ làm kỹ sư máy tính thì lương cao hơn làm thợ may hoặc làm thợ xây. Đó là quy luật của thị trường, dù muốn hay không.

Ngành y còn dễ hơn nhiều so với các cơ quan hành chính nhà nước khác. Hiện nay quá trình tư nhân hóa ngành y đang diễn ra nhanh, bệnh viện tư nhân mọc lên nhiều. Cán bộ y tế giỏi có thể chuyển ra làm trong các bệnh viện tư, và vì thế không cần phải làm với mức “lương quá thấp” trong hệ thống bệnh viện công.

Thế nhưng đến nay nhiều bác sĩ giỏi vẫn không chuyển hẳn ra làm ở bệnh viện tư. Lý do không phải là họ thích mức “lương quá thấp” mà vì nhiều khi “lương quá thấp” cộng với tiền phong bì còn cao hơn nhiều so với tiền lương do các bệnh viện tư trả.

Cho nên để chống tiêu cực tận gốc, thì phải đoạn tuyệt ngay với khái niệm “lương quá thấp”. Không có chuyện dựa vào mức lương thấp để hợp lý hóa chuyện nhận phong bì. Nếu ngành y thực sự muốn chống tiêu cực một cách quyết liệt (điều mà rõ ràng là không có thật), thì bất kỳ cán bộ y tế nào vòi tiền hoặc nhận tiền của bệnh nhân sẽ phải bị đuổi khỏi ngành y, bị tước giấy phép hành nghề vĩnh viễn.

Nếu làm được thế, thì việc còn lại chỉ là phát hiện tiêu cực. Đương nhiên việc này không dễ dàng như lời hiệu triệu của bà Tiến là đi chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì. Không ai dại vừa đi đưa phong bì vừa chụp hình, vì như thế ngay cả khi bác sĩ không biết thì người đi đưa phong bì cũng dễ bị khép vào tội đưa hối lộ khi đi tố cáo. Thế nhưng sẽ có nhiều cách tinh tế hơn để làm, và người dân, nếu thực sự thấy sự nghiêm túc của lãnh đạo ngành y, sẽ giúp bà phát hiện được các bác sĩ nhận phong bì, không cách này thì cách khác.


Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Việt Nguyên - Tâm thần, vấn đề trầm trọng trong xã hội Hoa Kỳ


Từ vụ thảm sát Aurora

Việt Nguyên

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.

Chữa bằng thuốc hay chữa tâm lý?

Tôi đi xem phim “The Dark Knight rises” 3 ngày sau cuộc thảm sát ở Aurora, Colorado với hung thủ trẻ tuổi James Holmes, hóa trang Joker một nhân vật ác trong truyện Batman, nã súng vào khán giả giết 12 người trong đêm chiếu khai mạc.


Cuốn phim “The Dark Knight rises” kết thúc 3 bộ phim sau “Batman begins” (Batman khởi đầu năm 2005) và “Dark Knight” (Hiệp sĩ bóng tối năm 2008). Ðạo diễn Christopher Nolan đã làm một phim đáng xem, trong đó thiện thắng ác, dựa trên truyện bằng tranh của David Goyer, D C Comics. Bruce Wayne, Batman nhà tỷ phú, con mồ côi, một lần nữa cứu thành phố Gotham khỏi tay kẻ gian. Bane, thủ lãnh khủng bố, làm cuộc cách mạng bạo động phá hủy thành phố và thị trường chứng khoán.

Ðảng cách mạng của Bane khiến tôi không thể nào không nhớ đến đảng Cộng Sản quốc tế. Ðảng cướp của Bane muốn “trả tài sản của nhân dân về lại cho nhân dân,” tịch thu tài sản, lập ra “tòa án nhân dân” xét xử bọn tư bản và bọn cầm quyền như cảnh sát trưởng James Gordon. Tòa án nhân dân chỉ có hai bản án như những tòa án nhân dân thời Stalin, Mao Trạch Ðông và Hồ Chí Minh trong cuộc cải cách ruộng đất: “Biệt xứ” hay “tử hình” và cuối cùng bản án rất mỉa mai “tử hình bằng cách đày biệt xứ.”

Những tên cướp, như lãnh tụ Bane, hành động như những bệnh nhân tâm thần, chính David Gayer cũng xác nhận ông đã viết truyện với những nhân vật có hai bộ mặt, với những cá tính bệnh nhân điên loạn (psychosis), tâm thần phân liệt (schizophrenia), nhiều nhân cách (Multiple Personalities Disorder, MPD). Cuốn phim vì vậy đã bị đổ tội ảnh hưởng đến James Holmes.

Các bệnh tâm thần

James Holmes, cậu sinh viên trên 24 tuổi theo đuổi ngành khoa học não bộ, mua súng và 15,000 Mỹ kim đạn trong một tháng, đã có những triệu chứng bệnh tâm thần khi đi khám bác sĩ tâm thần của Ðại Học Colorado, bà Lynne Fenton, James Holmes bị xem là nguy hiểm nhưng Bác Sĩ Fenton đã không báo cáo và trị bệnh, giống như lần bà bị Hội Ðồng Y Khoa Colorado khiển trách vào năm 2005. Luật sư của bị can James Holmes chắc sẽ bào chữa cho cậu dựa trên bệnh tâm thần phân liệt nghe lệnh từ những tiếng nói trong đầu xui khiến cậu làm ác.

Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh khó chữa, có tính di truyền, đa số từ 15 đến 25 tuổi. Triệu chứng chính của bệnh là thính ảo (auditory hallucination), người bệnh nghe tiếng nói truyền lệnh như ma nhập. Tâm thần người bệnh chia đôi hay chia nhiều (MPD) giống như tôn giáo dạy bản chất con người có hai phần thiện và ác, Thiên Chúa Giáo hình dung con người với thiên thần đứng bên vai này ác quỷ đứng bên vai kia, Phật Giáo dạy con người có hai phần, phần chính và phần phụ khi phần phụ thắng, con người mất thăng bằng bị bệnh tâm thần. Nhưng nghe tiếng nói trong đầu là bình thường, con người khi mệt, khi buồn ngủ, khi bị căng thẳng có khi nghe tiếng cha mẹ an ủi, nghe giọng nói của bà nội bà ngoại dỗ dành.

Các nhà tiên tri trong kinh Cựu Ước nghe tiếng nói của thần nhân, Mohammed ngồi thiền trong động ở sa mạc nghe tiếng thần nhân ghi lại nguyên cuốn Koran, Moses dẫn dân Do Thái từ Ai Cập về nghe tiếng Thượng Ðế Yaweh dẫn dắt. Joseph cha của Chúa nghe tiếng Thượng Ðế 3 lần, lần bà Maria mang thai, ngày bà sắp sinh và ngày sau khi sinh Chúa. Tiếng nói trong đầu của những người bệnh tâm thần khác tiếng nói của thần nhân. Tiếng nói ấy chỉ trích tư tưởng, hành động, cấm cản không cho bệnh nhân làm những việc muốn làm. Bắt đầu tiếng nói có vẻ không rõ ràng, từ từ trở nên mạnh mẽ đầy uy quyền. Bệnh càng nặng tiếng càng lớn, bệnh nhân không thể đối xử, không thể trốn tránh, không thể nhắm mắt bỏ trốn, bệnh nhân hoang mang, trở thành một con người khác, nghe lệnh tiếng nói tuyệt đối, có khi bệnh nhân phải la lớn lên (echolalia) như các nhà tiên tri trong kinh Cựu Ước.

Chỉ sau năm 400, nghe tiếng nói được xem là Ðiên, trước đó cũng như triệu chứng ám ảnh (Paranoid) (Para-nons, tiếng Hy Lạp) thấy người khác được xem là bình thường. Plato xem điên là ân sủng của Thượng Ðế, quà tặng từ các thần, chỉ có người điên mới có thể viết nhạc (thần Muse) tiên tri (thần Apollo) tế lễ (thần Dionysius) nói cách khác có nhiều người trong một người.

Người bệnh tâm thần phân liệt nghe tiếng nói nhưng không nhận rõ mặt người. Thử nghiệm bằng cách vẽ người (DAP, draw a person) là một thử nghiệm được sử dụng nhiều và chính xác. Người bệnh vẽ người hoặc thiếu mắt, thiếu mũi, thiếu tai hay thiếu bàn tay, v.v... người bệnh mất trí nên thiếu óc diễn tả, nhưng người bệnh là “siêu nhân” không biết mệt, nhảy hàng giờ, cười, không ngủ. Trong cuộc thăm dò 604 người bệnh ở bệnh viện tâm thần Worcester, bệnh nhân nghĩ mình có thể bay, đi qua tường, biến thành từng mảnh. Nguy hiểm nhất là người bệnh có thể giết người không hận thù.

Thất bại của ngành Y khoa Tâm Thần

Phương pháp chữa các bệnh tâm thần của y khoa Hoa Kỳ hiện này bị xem là thất bại. Nhiều tiếng nói có thẩm quyền trong các trường đại học y khoa chuyên về tâm thần đã lên tiếng. Lý do là vì các bác sĩ tâm thần (Psychiatrist) bị ảnh hưởng tài chính của các đại công ty dược phẩm.

Phương pháp định bệnh hiện nay dựa trên cẩm nang DSM (diagnostic and stat manual of mental disorder), cuốn sách như Thánh Kinh có ảnh hưởng nặng trên xã hội Mỹ. Cuốn sách sắp ấn bản lần thứ năm trong năm 2013. Thời kỳ chữa bệnh tâm thần dựa trên sự tĩnh thức của Bác Sĩ Sigmund Freud đã qua. Thời kỳ mà giáo sư Ðại Học John Hopkins và Harvard, Leon Eisenberg gọi bệnh tâm thần là tình trạng “không óc” “không trí,” thời kỳ trước khi các thuốc chữa bệnh tâm thần ra đời dựa trên lý thuyết rối loạn chất Dopamine chuyên chở ở các nơi nối dây thần kinh (Neuro transmitter drug). Với sự sử dụng thuốc trong thập niên 1950 gia tăng trong thập niên 1980, bác sĩ ít chú trọng và lắng nghe câu chuyện đời của bệnh nhân. Ngành phân tâm nhường chỗ cho thuốc. Các bác sĩ chú trọng vào thuốc quên đến hậu quả của các tác dụng phụ. Giáo Sư Eisenberg chỉ trích đồng nghiệp dùng thuốc nhiều vì quyền lợi của các công ty thuốc mà quên nghĩ đến bệnh nhân.

Năm 1977 cuốn sách DSM được các đại dược phòng yêu chuộng. Năm 1980 cuốn DSM III liệt 265 định bệnh (tăng từ 182 trong cuốn DSM II). Nếu người bệnh có 5 trong 9 triệu chứng thì người bệnh được chẩn đoán có bệnh tâm thần. Cuốn sách được sử dụng từ các bác sĩ tâm thần cho đến bệnh viện, hãng bảo hiểm, các nghiên cứu y khoa, các cơ quan chính quyền, cơ quan xã hội và nhất là các dược phòng để đi đến một mục đích: chứng minh cho việc dùng thuốc. Từ cuốn DSM III đến DSM IV năm 94 rồi đến DSM IV-TR năm 2000 con số định bệnh tăng lên đến 365. Mỗi lần sách mới ra là mỗi lần số định bệnh tăng mà không dựa trên căn bản nghiên cứu khoa học. Cuốn sách trở thành sách bán chạy nhất cho Hội Y khoa Tâm Thần (American Psychiatric Association). DSM IV bán hơn 1 triệu cuốn, chuyện không gì lạ khi 1/5 ngân quỹ hội các bác sĩ tâm thần đến từ hãng thuốc và các hãng thuốc đã ảnh hưởng lên nghiên cứu y học. Các bác sĩ tâm thần cũng nhận nhiều tiền từ hãng thuốc hơn các bác sĩ khác. Các đại công ty dược phẩm đã ảnh hưởng dễ dàng lên ngành tâm thần vì lằn ranh định bệnh giữa bình thường và bất bình thường mỏng manh. Sự định bệnh không chính xác, không có thử nghiệm máu hay quang tuyến, MRI hay CT Scan. Vì vậy một người bệnh có thể có nhiều chẩn đoán (diagnosis), bác sĩ tâm thần chỉ dùng một số thuốc điển hình: Celexa dùng cho trầm cảm (depression) Ativan dùng cho lo lắng, Ambien chữa chứng mất ngủ, Provigil chữa cơn mệt mỏi (là phản ứng phụ của Celexa) Viagra (được bác sĩ cho để chữa phản ứng phụ của thuốc Celexa). Các bác sĩ tâm thần có khi cho thuốc tùy hứng, buổi sáng vui vẻ gặp trình dược viên đưa loại thuốc nào đến phòng mạch thì bác sĩ kê toa loại thuốc ấy! Theo Giáo Sư Irving Kirsh, sự sử dụng thuốc bừa bãi và lạm dụng chỉ giống như cho thuốc giả (Placebo) Bác Sĩ Allen Frances, chủ tịch ủy ban soạn thảo cuốn DSM IV đã phản đối cuốn DSM V, ông cho đây là một cơ hội làm tiền của hãng thuốc.

Theo tiến triển tự nhiên của bệnh tâm thần phân liệt, nhiều bệnh nhân không chữa đã tự hồi phục sau hai năm. Sự lạm dụng thuốc đã làm tăng số bệnh nhân trẻ bị tiểu đường và cao mỡ trong máu và cuốn sách DSM là nguyên nhân chính của sự gia tăng bệnh tâm thần của trẻ em trong đó trẻ nhất là 2 tuổi.

Số bệnh tự kỷ (Autism, như phim Rain man với Dustin Hoffman và Tom Cruise) tỷ lệ 1/500 năm 1993 lên đến 1/90 năm 2011). Trẻ bị bệnh tâm thần lưỡng cực (bipolar) tăng 4 lần từ năm 1993 đến 2004. Có nhiều thuốc không được cơ quan FDA chấp thuận đã được sử dụng, nhưng tiếng kêu nhiều nhất đến từ bệnh tâm thần trẻ em. Hơn 500,000 trẻ em đang dùng thuốc chữa bệnh tâm thần. Bệnh trẻ em thiếu chú ý ADHD gia tăng ở trường học vì trong ấn bản mới DSM V bệnh ADHD sẽ thành tên TDD (T=temper, nóng giận). Sự thật là con trai lớp 5 đa số không chú ý trong lớp học, còn các cô gái ở tuổi dậy thì đi học lúc nào cũng lo lắng.

Người nghèo, nhận trợ cấp SSI và Medicaid nhân đó lợi dụng bệnh tâm thần trẻ em để nhận trợ cấp. Các cơ quan xã hội và bệnh viện cũng nhờ đó mà kiếm lời. Trường hợp quá độ xảy ra vào tháng 12 năm 2006, em bé Rebecca Riley đã chết ở tỉnh nhỏ gần Boston, em đã được bác sĩ cho uống Clonidin, Depakote và Seroquel để chữa bịnh ADHD. Hai anh chị của Rebecca cũng được uống thuốc. Cả gia đình nhận trợ cấp 30,000 Mỹ kim một năm.

Cách đương đầu với tiếng nói

Trong vòng 5 năm qua, 5 hãng thuốc lớn như Pfizer (thuốc Geodon) Eli Lilly (thuốc Zyprexa) Astra Zeneca (thuốc Seroquel) đã điều đình trả cho chính phủ cả trăm triệu Mỹ kim nhưng thuốc vẫn bị sử dụng bừa bãi, những nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần từ gia đình, trường học đến xã hội không được chú ý đến và ngành phân tâm học bị quên lãng.

Năm 1984, Bác Sĩ Nancy Andreason gọi những người bệnh tâm thần là những người óc bị hư (broken brain), bị ảo giác, ảo tưởng không còn có thể có hoạt động bình thường. Trong các bệnh tâm thần, bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia) nặng nhất với ảo giác thính thị (auditor hallucination) là đặc điểm. Bác Sĩ Andreason chủ trương dùng thuốc, các phương pháp phân tâm học không hiệu quả nhưng gần đây thuốc Chlorazil và Thorazin cũng vô hiệu. Bác sĩ người Hòa Lan, Marcus Romme đã dựa vào cuốn sách năm 1982 của nhà tâm lý học Julian Jaynes, Ðại Học Princeton để chữa ảo giác thính thị.

Ông Julian Jaynes nhận thấy con người đã nghe tiếng nói của người khác từ phần phụ qua các nền văn hóa từ xưa như trong chuyện thần thoại Hy Lạp Iliad thần Achille đã nghe tiếng nói của thần Agamemnon khuyên không giết tình địch hay bà Jeanne d'Arc nghe tiếng nói của Thượng Ðế dẫn dắt người Pháp kháng chiến chống Anh.

Nguyên tắc của Bác Sĩ Romme là người bệnh nghe tiếng nói trong đầu ra lệnh khiến họ sợ hãi nhưng khi bệnh nhận nghe tiếng nói mỗi ngày, bắt đầu có quan hệ, đối thoại với tiếng nói, thì tiếng nói thay đổi giọng điệu, tiếng nói còn thay đổi nhiều nếu bệnh nhân chú ý nghe tiếng nói nói gì với họ và tiếng nói sẽ nhẹ nhàng hơn khi bệnh nhân nói: “Ông bảo tôi làm điều sai nhưng xin để tôi lựa chọn” (giống như dân lành đối đầu với cán bộ cộng sản!).

Bệnh nhân MPD (Multiple Personalities Disorder), một người có nhiều nhân cách, nhiều người trong một người, có lợi trong cách chữa đương đầu với tiếng nói. Căn bệnh có tên từ quan điểm của Bác Sĩ Pierrer Janet thế kỷ thứ 19, được Bác Sĩ Sigmund Freud xem là kết quả của thương tổn, chấn thương từ bạo hành tình dục nay được thay là Dissociative Identification disorder (bịnh rối loạn nhận diện) xác nhận tính cách tôn giáo từ mấy ngàn năm như Thiên Chúa Giáo qua việc trục quỷ (exorcist).

Mạng lưới nghe giọng nói (Hearing voices network) ra đời, có trên nhiều quốc gia kể cả Hoa Kỳ. Mục đích của trị liệu là xem tiếng nói của thính ảo như là tiếng người, xem tiếng nói đó xảy ra trong những trường hợp bình thường như khi mệt mỏi, buồn ngủ (lúc buồn ngủ nhiều người nghe tiếng nói gọi tên mình hay tiếng nói của cha mẹ, một nửa số sinh viên đại học cho biết họ nghe tiếng nói ít nhất là một lần trong đời đi học khi căng thẳng buồn ngủ vào giữa đêm học bài).

Các bệnh nhân được dạy là phải đối xử với tiếng nói một cách kính trọng, xem tiếng nói muốn gì và thương lượng với nó: Các nhà phân tâm học bắc ghế ngồi cạnh bệnh nhân, nghe bệnh nhân và hỏi tiếng nói muốn gì, có khi họ mời tiếng nói tham dự vào buổi hợp của nhóm.

Kết quả có nhiều bất ngờ. Một bệnh nhân người Ðức tên Hans của Bác Sĩ Romme nghe tiếng nói khuyên bảo nên đọc kinh Phật, tiếng nói hối thúc mỗi ngày cả năm trời, cuối cùng ông Hans điều đình “sẽ đọc kinh Phật mỗi ngày một tiếng và chỉ cầu nguyện mỗi ngày một lần, một năm sau ông Hans nhận thấy tiếng nói từ từ dịu dàng và biết mất. Một bệnh nhân khác ông T.M. Liehrmamn theo lời khuyên của hội, điều đình với tiếng nói (yêu cầu ông phải đuổi theo, giết người hàng xóm!) một năm sau ông bớt thuốc Chlorazil từ 500 mg mỗi ngày xuống 50 mg, bớt mập, không còn nghe tiếng nói và xuất viện.

Luật sư của cậu James Holmes sẽ ra tòa biện hộ 24 trọng tội. Họ sẽ viện lý do bệnh tâm thần và dùng phương cách cũ rích đã dạy trong Thánh Kinh, cuốn sách luật đầu tiên: đổ thừa (ông Adam phạm tội đổ thừa bà Eva, bà Eva đổ thừa cho con rắn). Họ sẽ đổ thừa cho súng đạn, đổ thừa phim Batman và Hollywood có ảnh hưởng xấu nhưng cũng như các bác sĩ tâm thần họ quên nhìn cậu Holmes, một người mắc bệnh tâm thần gây ra do những căng thẳng trong đời sống của xã hội Hoa Kỳ.

(Ngày 3 tháng 8, 2012)


Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Vài Tin Tức Y Khoa - 4 tháng 12 – 2010

Nguyễn Hoài Vân

Những chị cá bạc tình

Chlichidé là một loài cá nhiều màu sặc sỡ mang một số đặc điểm tâm lý rất giống con người. Các chị cá Chlichidé sẵn sàng bỏ rơi hoàng tử của lòng mình nếu chàng này bị đánh bại trong một cuộc đụng độ với một chàng cá khác. Một vùng trong não bộ chủ trì sự lo lắng được bật lên khi các chị cá này chứng kiến cuộc đụng độ vừa nói. Vùng này tương ứng với vùng não bộ được kích động trong óc những người vợ hay bạn gái của các đấu thủ quyền anh bị hạ đo ván trong một cuộc đấu. Julie Desjardins và cộng sự, tác giả của nghiên cứu này, nhấn mạnh đến ảnh hưởng của các các vùng tương ứng với não bộ của loài cá trong hành vi của con người. Các ảnh hưởng này nằm ở tầng vô thức, khiến cho người bạn gái của một võ sĩ bị đánh gục sẽ không nói, « tôi không yêu anh ấy nữa », nhưng sẽ có một chút gì đó thay đổi trong chiều sâu của tâm hồn nàng, mà chính nàng cũng không hề hay biết.

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Vài Tin Tức Y Khoa – 31 tháng 10 - 2010

Nguyễn Hoài Vân

Côn trùng : thức ăn của ngày mai

Côn trùng có thể sẽ là một giải pháp để nuôi sống con người trong tương lai. Thật vậy với đà gia tăng tiêu thụ thịt như hiện tại, thì trong 40 năm nữa, chúng ta sẽ phải chung sống với 36 tỷ bò, heo, gà, đủ loại. Một điều mà trái đất sẽ không thể nào chịu đựng nổi. Người ta ước lượng 100 g thịt bò cho ra được 20,2 g chất đạm so với 26,3 g đem lại được bởi 100 g châu chấu. Trong khi đó, sản xuất 1 kg thịt bò cần 9 kg thực vật, trong khi 1 kg côn trùng ăn được, chỉ cần có 1 đến 2 kg thực vật mà thôi. Dựa trên những con số ấy cơ quan FAO (Quỹ Lương Nông Thế Giới) đã khuyến cáo các quốc gia thành viên nên phát triển việc « chăn nuôi » côn trùng để làm lương thực... Một điều không mấy gì khó tưởng tượng đối với các dân tộc vốn đã quen ăn côn trùng như: Nhật Bản, Thái Lan, Nam Phi, Mễ Tây Cơ...

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Vài Tin Tức Y Khoa - Tháng 9 , 2010

Nguyễn Hoài Vân

Hạnh phúc và Tiền bạc

Tiền bạc có làm cho người ta hạnh phúc hay không. Câu trả lời là có. Nhưng với một giới hạn. Giới hạn đó là mức thu nhập 75 ngàn Đô La một năm ! Đó là kết quả của một nghiên cứu được công bố ngày 7 tháng 9, 2010 trên «Proceedings of the National Academy of Sciences», dựa trên một thống kê được thực hiện bởi viện Gallup, qua 450 ngàn câu trả lời thăm dò mức độ hạnh phúc của 1000 người Mỹ. Phân tích kết quả này, Daniel Kahneman, nhà Kinh Tế và Tâm Lý Học từng đoạt giải Nobel về Kinh tế, và Angus Deaton thuộc Đại học Princeton, cho biết là vượt quá mức thu nhập 75 ngàn Đô La một năm, cảm giác hạnh phúc sẽ không gia tăng. Sự bớt lo lắng hay bớt đau khổ cũng sẽ không suy giảm.