Hiển thị các bài đăng có nhãn Y Chan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y Chan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Y Chan: Đọc “xã hội hài hòa” của Trung Quốc - Biết để soi mình, hiểu để rùng mình

 Một xã hội hài hòa trong lý tưởng, hay thế giới rừng xanh thời hiện đại?

Bạn hỏi cưới người mình mong muốn. Đám cưới chuẩn bị diễn ra. Nhưng bố mẹ vợ chưa yên tâm, tìm đến chính quyền hỏi về “điểm số xã hội” của con rể tương lai. Hạnh phúc trăm năm của bạn vì vậy vẫn treo lơ lửng.

Bạn tìm được một ngôi trường lý tưởng để gửi gắm con. Đứa trẻ cũng thích thú với môi trường mới. Bạn có mọi điều kiện như những phụ huynh khác. Nhưng khi nộp đơn, trường từ chối nhận con bạn với lý do “điểm số xã hội” của cha mẹ thấp hơn tiêu chuẩn.

Với cùng lý do “điểm số xã hội” không đạt chuẩn, bạn có thể bị cấm đi máy bay ra nước ngoài, bị cấm đi xe lửa qua tỉnh khác, thậm chí bị cấm không được bước vào quán ăn ở đầu ngõ.

Những ai trong tình cảnh trên giống như đang bị cầm tù dù không ở đằng sau song sắt – đó là thứ ai cũng dễ nhìn thấy.

Điều mà nhiều người không nhìn ra, hay không muốn nhìn ra, là bất kỳ ai ở trong một môi trường như vậy đều là những tù nhân, hay nói khó nghe hơn, là những nô lệ thời hiện đại.

Quyển sách “We Have Been Harmonized: Life in China’s Surveillance State” của Kai Strittmatter, nhà báo Đức đã dành hơn một thập niên tìm hiểu về Trung Quốc, giúp người đọc hình dung chi tiết về một xã hội như vậy.

Đó là nơi được gắn nhãn “xã hội hài hòa” nhưng lại mang đầy đặc điểm của một thế giới rừng xanh thời hiện đại.

 

Đầy tớ và các ông chủ

Những trường hợp kể ra lúc đầu, được lấy trong sách, là những gì đã và đang diễn ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc.

Các điểm số ở đây nằm trong một thứ được gọi là “hệ thống tín dụng xã hội” (social credit system).


Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Y Chan: Hàng hóa tăng giá mùa dịch có phải là lỗi của chính quyền?

Không, và không nên.


Thời điểm trước khi Sài Gòn bị phong tỏa, tin tức về các loại thực phẩm tăng giá tràn ngập trên mạng xã hội.

Bên cạnh những phản ánh có thực về giá tăng gấp hai, gấp ba ngày thường, [1] còn có cả những hình ảnh gây sốc nhưng thiếu chính xác về việc bắp cải tăng giá 10 lần (đó là thông tin mập mờ gây hiểu lầm, như báo Tuổi Trẻ đã kiểm chứng). [2]

Bắp cải thì không tăng giá chục lần như thiên hạ lầm tưởng, nhưng thực tế hàng hóa tăng giá và khan hiếm, dù chỉ trong thời gian ngắn, cũng đủ khiến nhiều người trút giận lên chính quyền.

Liệu chính quyền có phải chịu trách nhiệm cho tình trạng giá cả tăng và hàng hóa khan hiếm trong mùa dịch?

Tuy quyết định phong tỏa và cách thức chống dịch của các quan chức để lại nhiều dấu hỏi và bức xúc, nhưng trong vấn đề này, nhà nước khá vô can, hoặc ít nhất cũng không phải đối tượng chịu trách nhiệm chính. [3]

Bàn tay vô hình của Adam Smith, ông tổ của nền kinh tế thị trường, mới là thế lực chi phối mọi thứ.

Giá tăng khi thiếu hàng: đến hẹn lại lên


Việc giá các mặt hàng thiết yếu tăng đột biến trong mùa dịch không phải là chuyện chỉ mới xảy ra.

Chưa ai quên cách đây hơn một năm, khi dịch vừa bùng phát, có những mặt hàng từ cho không ai thèm lấy bỗng nhiên trở thành siêu phẩm bị giành giật. Giá khẩu trang đội lên tới cả chục lần. [4] Giá nước rửa tay cũng tăng tới hai, ba lần. [5] Và đó không chỉ là chuyện ở Việt Nam.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

Y Chan: Tết, nam tính, và đàn ông Việt Nam

Ba quan niệm lệch lạc về cái gọi là nam tính trong văn hóa Việt Nam.

Thế nào là một người đàn ông nam tính?

Hãy thử tìm hiểu về nguồn gốc của các từ ngữ.

Chữ “nam” của tiếng Việt có gốc từ chữ Hán 男, được ghép từ chữ “điền” (田) và “lực” (力) – chỉ người có sức khỏe làm đồng. Ngay từ khởi thủy của từ, “nam” đã đại diện cho sức mạnh cơ bắp.

Từ đồng nghĩa với “nam tính” trong tiếng Anh là “masculine”, có gốc từ chữ Latin “masculus”. Không ai biết rõ nguồn gốc của từ này, nhưng nó được gắn cho ý nghĩa mang các “đặc tính phù hợp cho giống đực”. Các đặc tính đó là “manly” (nam tính), “virile” (sung sức), và “powerful” (đầy sức mạnh).

Từ “virile”, sung sức, là một trường hợp thú vị. Nó có gốc từ chữ “vir”. Chữ này bản thân lại có nghĩa là… đàn ông. Nói cách khác, lòng vòng một hồi cũng quay lại kết luận: cứ đàn ông là sung sức.

Từ Đông sang Tây, từ xưa tới nay, mặc định nam tính đều giống nhau: sức mạnh cơ bắp, ăn to nói lớn, mạnh mẽ, tham vọng, lãnh đạo, thống trị, nói chung là có quyền lực.

Đó cũng là cách hiểu về “quyền lực” trong phần lớn lịch sử phát triển của xã hội loài người.

Cho tới vài trăm năm, đặc biệt là vài thập niên gần đây, mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Khái niệm “khủng hoảng nam tính”, hay “masculinity crisis”, bỗng dưng được nhiều người bàn thảo.

Các con số thống kê thực tế vẽ nên một bức tranh khác. Ở trường, nam học kém hơn nữ. Lớn lên, tỷ lệ nam giết người, bị giết và tự sát đều cao gấp nhiều lần nữ. Và nam lại còn chết sớm hơn nữ.

Tất nhiên, “khủng hoảng” là một từ gây tranh cãi, khi xét đến thực tế hiện tại, ở khắp nơi, nam giới vẫn đang thống trị quyền lực cả về chính trị lẫn kinh tế. Kết quả Đại hội XIII vừa rồi ở Việt Nam là một minh chứng rõ rệt.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Y Chan: Thay đổi xã hội - ai thay, ai đổi, và để làm gì?

Những bức tranh xã hội mới được vẽ nên từ ai, như thế nào và sẽ đi đến đâu.


Với những người từng sống ở các đô thị, kẹt xe là một nỗi ám ảnh quen thuộc. Hầu như ai cũng từng phải thốt lên bực dọc “lại bị kẹt xe rồi!”.

Câu nói trên có thể hiểu như sau: tôi là nạn nhân, vô tình bị kẹt trong đống xe cộ kín nghẹt, không thể thoát ra được.

Câu than vãn này hợp tình hợp lý đến mức ai cũng nói, và rất ít người cảm thấy có gì bất thường với nó.

Sự thật là: khi xuất hiện trên đường, ta chính là một phần của giao thông, và nếu giao thông tắc nghẽn, ta chính là một phần tạo ra sự nghẽn mạch đó.

Không có ai là “nạn nhân”. Tất cả đều là những “kẹt nhân”.

Đây không chỉ thuần túy là chuyện chữ nghĩa. Cách đóng khung vấn đề ảnh hưởng đến cách mỗi người nhìn nhận vấn đề. Cụ thể hơn, trong trường hợp này, là cách mà chúng ta muốn thay đổi xã hội, hoặc không.

Thay đổi từ đâu mà ra


Triết gia Hy Lạp Heraclitus từng phát biểu, “thứ duy nhất trên đời tồn tại vĩnh hằng là sự thay đổi” (the only thing constant in life is change). Ông cũng được cho là tác giả của câu nói quen thuộc “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”.

Thay đổi là một phần tất yếu của cuộc sống. Ở quy mô lớn, ảnh hưởng đến nhiều người, ta gọi nó là các “thay đổi xã hội”.

Trong sách “Chính trị bình dân”, tác giả Đoan Trang đã dành đoạn đầu của chương I trong phần “Tương tác chính trị” (V) để giới thiệu về những thay đổi này.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Y Chan: Xã hội dân sự không phải chỉ có mì gói và bánh chưng

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ nước ngoài. Mỗi năm trung bình cũng có hàng chục tỷ USD tiền đầu tư từ bên ngoài đổ vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các quan chức đứng đầu chính quyền thì thường xuyên kêu gọi kiều bào nước ngoài đóng góp tiền bạc cho tổ quốc, đặc biệt là mỗi dịp thiên tai. Không ai đặt ra câu hỏi gì về những việc trên. Hiển nhiên, nó đều có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Thế nhưng khi các cá nhân hoặc những tổ chức dân sự, không chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền, nhận được tài trợ từ nước ngoài, bỗng chốc nó trở thành một câu chuyện hoàn toàn khác. Các chiếc mũ “phản động”, “phá hoại”, “thế lực thù địch”… được tung bay rợp trời.

Thậm chí chưa cần có yếu tố nước ngoài, chỉ cần cá nhân tổ chức đó tự huy động tiền bạc từ người dân trong nước mà không thông qua chính quyền, nó cũng đã là chuyện “bất thường” trong mắt các nhà cầm quyền – kể cả khi đó là sự ủng hộ cho đồng bào gặp nạn trong thiên tai.

Câu chuyện lùm xùm những ngày qua về việc ca sĩ Thủy Tiên đứng ra quyên góp được hàng trăm tỷ đồng từ người dân khắp nơi cho hoạt động thiện nguyện của mình là một ví dụ.

Sách Chính trị bình dân
tác giả Phạm Đoan Trang.
Vì sao chuyện cá nhân, tổ chức dân sự huy động nguồn lực trong dân chúng lại phức tạp, rắc rối và “nhạy cảm” như vậy?

Một phần lớn lý do nằm ở chỗ vai trò của xã hội dân sự chưa được công nhận tại những nước như Việt Nam.

Trong quyển sách “Chính trị bình dân”, tác giả Đoan Trang đã dành ra một chương (VI) để bàn về vấn đề này.

Theo đó, “xã hội dân sự” (civil society) đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Khá nhiều định nghĩa đã được đưa ra, từ việc xem nó là “trạng thái xã hội khi con người đã bắt đầu sống quần tụ với nhau, khác với trạng thái thiên nhiên” cho đến các khái niệm hiện đại hơn, định ra “sự hiện hữu của một lãnh vực công nằm giữa nhà nước, thị trường, và cá nhân”, trong đó các công dân hoạt động “nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu chung có tính chất hỗ tương, kiến nghị với nhà nước và buộc các viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trong công vụ”.