Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân Diệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân Diệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

Đọc lại một bài viết của Xuân Diệu phê phán, đấu tố Văn Cao


Nhà thơ Hoàng Hưng bình: Nhân 100 năm Văn Cao, đọc lại bài Xuân Diệu phê phán quan điểm Thơ của Văn Cao qua những trích đoạn thú vị mà Văn Cao viết gần 70 năm trước! Chắc không ít người giật mình!

***

Xuân Diệu: Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao


Mặt trận tư tưởng, tinh thần, mặt trận văn hoá văn nghệ quả thật là xung yếu, tinh tế! Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. Cũng là một thứ văn thơ “giật gân”, giật gân đến một độ rất nguy hiểm; thà cứ như cái thùng sắt tây Lê Đạt, thà cứ ngổ ngáo cao bồi như Trần Dần: dễ thấy; đằng này cứ như triết gia ban phát đạo lý nghìn đời; người nào đã biết thế nào là chân lý chân chính, đọc một số thơ và những bài văn, tựa của Văn Cao, có thể tức tối đến đau óc, bởi cái giả dối ở đây nó chằng chịt thật là khó gỡ, nó đã thành máu thịt của Văn Cao, nó nói cứ như thánh, và còn biết nhoẻn miệng cười duyên nữa!


Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Ngự Thuyết: Nghịch lý

Phong trào Thơ Mới (1932-1945) là một hiện tượng, một trỗi dậy, một cách mạng thi ca vô cùng mãnh liệt, vô cùng ngoạn mục, trong lịch sử văn học Việt Nam.

Phong trào Thơ Mới, theo tôi, đã để lại một số thi sĩ có thể chịu đựng được thử thách của thời gian trong đó có Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, và Nguyễn Bính. Sau 1945, Hàn Mạc Tử đã qua đời, Nguyễn Bính viết ít, ba nhà thơ cũng thuộc phong trào Thơ Mới là Vũ Hoàng Chương, Chế Lan Viên, và Đinh Hùng đã cùng với Xuân Diệu và Huy Cận đi trên những con đường riêng biệt thật dài của mình, cho dù Xuân Diệu và Huy Cận nặng về tuyên truyền nên nhiều tác phẩm về sau của họ có sút kém vể mặt nghệ thuật.

Trong bài viết này tôi chỉ nêu lên một một vài khía cạnh về thơ của Xuân Diệu và Huy Cận trong giai đoạn phong trào Thơ Mới. Họ là những nhà thơ lớn, một bài viết ngắn không thể có cái nhìn bao quát vào những sự nghiệp lớn lao của họ.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Xuân Diệu: Giục Giã


Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi ;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ ! thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới,
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết !
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt :
Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài.
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai :
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến,
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành ;
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại, cả lầu chiều đã vỡ,
Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi ?
Sớm nay sương xê xích cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc ;
Ai nói trước lòng anh không phản trắc,
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ ?

- Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi :
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ ! vội vàng lên với chứ !
Em, em ơi ! tình non sắp già rồi…

(Gửi Hương Cho Gió)

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Nụ cười xuân

Xuân Diệu

Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui,
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời.
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.