Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân 2015. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân 2015. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
BỐN MƯƠI NĂM DƯƠNG NGHIỄM MẬU VÀ TỰ TRUYỆN NGUYỄN DU
Ngô Thế Vinh
![]() |
Phóng viên chiến tranh Dương Nghiễm Mậu đi qua nhịp cầu Tràng Tìền bị giựt sập trong Tết Mậu Thân, Huế 1968 [photo by Đinh Cường] |
“... Kẻ có chữ bất mãn thường chọn cách viết sớ tâu lên... Những lá sớ lâm ly thảm thiết này thường không được nghe. Có kẻ dâng sớ nhiều lần nhưng không thấy cởi bỏ áo mũ trở lại làm phó thường dân mà vẫn ung ung tại vị hưởng bổng lộc của triều đình. Một đôi kẻ chấp bút có đôi chút tự trọng thì chọn con đường ở ẩn, không chọn con đường làm giặc nên không có tên trong Sưu Tặc Ký.”Từ Hải Ngoại Truyện, Dương Nghiễm Mậu, 2005.
1975_ Bùi Giáng và Dương
Nghiễm Mậu
Sau 30 tháng 4, 1975 các văn
nghệ sĩ không đi thoát, hoặc chọn ở lại như Dương Nghiễm Mậu, nếu không phải
đám nằm vùng thì ai cũng chờ cái ngày đi vào nhà giam, các trại tù cải
tạo. Giữa những ngày căng thẳng và ảm đạm ấy, có một người vẫn nhởn nhơ, đi tìm
thăm bạn bè văn nghệ cũ. Không ai khác hơn đó là nhà thơ Bùi GiángLá Hoa Cồn.
Trung niên thi sĩ lúc nào cũng gầy vàgià hơn tuổi, râu tóc sơ sác như từ bao
giờ. Giữa một Sài Gòn thảng thốt, không biết anh đã lượm ở đâu trên đường mà có
được bộ quân phục nguỵ với quân hàm Đại tá, Bùi Giáng đem vận ngay vào người,
chân thấp chân cao đi nghêu ngao như diễn binh trên hè phố.Có lẽ đây là hình
ảnh tuyệt đẹp cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, với một tân binh tình
nguyện gia nhập đạo quân đã hoàn toàn rã ngũ. Rồi Bùi Giáng cũng tới được khu nhà
thờ Ba Chuông, nơi có căn nhà Dương Nghiễm Mậu. Bùi Giáng hồn nhiên đi sâu vào
con hẻm chật chội ấy đã thấp thoáng màu cờ đỏ.Anhvẫn tỉnh táo nhớ đúng nhà, tới
đập cửa rầm rầm đòi vào thăm cho được cố tri. Trầm tĩnh và bản lãnh như Nghiễm,
mà trước tình huống ấy cũng vẫn như gái ngồi phải cọc; được cái lúc ấy chòm xóm
còn là thân quen, mạng lưới công an chưa đủ dầy đặc để gây nỗi phiền hà. Ra
khỏi nhà Dương Nghiễm Mậu, không biết Bùi Giáng còn đi gõ cửa tới thăm những ai khác, hay anh lại ra nơi đầu cầu Trương Minh
Giảng như một người tỉnh táo đứng làm cảnh sát công lộchỉ đường“trên dòng
luân lưu hỗn mang của lịch sử”và để rồi sau đó nếu anh không bị đám “cách mạng 30”
hay bọn công an đánh tả tơi sưng mặt mũi thì rồicuối cùng chắc anh cũng lại tìm
về với “mẫu hậu” Kim Cương, ngồi trước cửa phóng bút
làm thơ tặng nàng.
CHIẾC TRỰC THĂNG CUỐI NĂM
Bút
ký của HÀ KỲ LAM
![]() |
Hình minh họa: internet |
Tôi có mặt ở Huế vào những ngày cuối của một năm
âm lịch, những ngày thiên hạ đang chuẩn bị đón tết nguyên đán Mậu Thân 1968. Từ
tiền đồn Plei Me, tôi bay ra đất Thần Kinh vì một việc liên quan đến tòa án
trong hai ngày. Xong việc vào ngày hai mươi bảy tháng Chạp âm lịch, tôi vội vã
tìm phương tiện vận chuyển để về lại đơn vị. Trong hai ngày ở Huế tôi tá túc tại
nhà cô em họ ngay trong khuôn viên trường nữ trung học Đồng Khánh – cô ấy là Hiệu
Trưởng. Thấy tôi nôn nóng muốn rời Huế, cô em họ đã phải lên tiếng, “người ta mong có dịp được ăn Tết ở thành phố, còn
anh thì nôn nóng về rừng!”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)