Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân 2015. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xuân 2015. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Ngọc Lan - Little Saigon: Cuối năm, thăm mộ phần của những người nổi tiếng


Chốn ‘Nhân Gian Không Thể Hiểu’

Người sống quanh Bolsa ai lại không biết Peek Family, nơi dừng chân cuối cùng của nhiều người, và có thể của chính chúng ta.

Ngày mới đến định cư nơi Little Saigon này, mỗi tuần không biết bao bận tôi ngược xuôi ngang đây, đưa con đến trường và tôi đi học.

Peek Family vì thế trở nên... quen, như thể tôi quen với con đường Bolsa, quen với con đường Bushard, quen với Westminster với Beach, Brookhurst và Moran.

Thế nên, quả thực, chưa bao giờ tôi nhìn ra màu buồn thiu nơi nghĩa trang này. Cố tìm, từ ngoài nhìn vào, cũng chỉ thấy cỏ xanh, mây trắng, và những đóa hoa nhiều màu, những chiếc bong bóng sặc sỡ chen bên bia mộ. Hơn nữa, không lúc nào lại không thấy bóng người ra vào, viếng thăm. Tự hỏi, không biết nghĩa trang có... buồn không?

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Phạm Xuân Đài - Sài Gòn và duyên nợ văn học của thế kỷ 20

Hình minh họa: internet
Đất Sài Gòn có một duyên nợ lạ lùng với nền văn học hiện đại của Việt Nam.
Văn học Việt Nam của thế kỷ 20 là nền văn học mới, viết bằng chữ quốc ngữ. Mà chữ quốc ngữ thì bắt đầu dùng tại Sài Gòn từ hậu bán thế kỷ 19, những tờ báo đầu tiên, những quyển tiểu thuyết đầu tiên, cuốn tự điển tiếng Việt đầu tiên, tức là những viên đá lót đường khởi sự cho cuộc hành trình của một nền học vấn, rồi nền văn học tiếng Việt đều được đặt xuống sớm nhất từ mảnh đất Sài Gòn. Vài ba chục năm sau phút khởi đầu ấy trung tâm văn hóa ngàn đời của Việt Nam là Hà Nội mới bắt đầu học và dùng chữ quốc ngữ, mới làm quen với tờ báo, và mới khởi sự viết lách bằng thứ chữ mới này với lời kêu gọi bằng Tam Tự Kinh mới của Tản Đà: Chữ quốc ngữ/Chữ nước ta/ Con cái nhà/ Đều phải học. Với tiềm lực văn hóa sâu dày, Hà Nội đã đưa nền văn học mới đến chỗ trưởng thành rực rỡ, tính tới năm 1945. Và theo một sự xếp đặt có vẻ éo le nhưng ngẫm ra thì cũng đúng lô-gic của lịch sử, vào hậu bán thế kỷ 20 nền văn học đã được trưởng thành ấy của Việt Nam được tiếp tục tại Sài Gòn, đơm hoa kết trái trong vòng 20 năm, được xem là sự thừa kế xứng đáng của văn học Việt Nam cho đến hết thế kỷ 20 trên toàn cõi đất nước.

Đào Như - Phía sau "The Last Day Days In Viet Nam" - Rory Kenedy


Có lẽ nhằm mục đích nhớ lại 40 năm sau cuộc chiến -VietNam War- và đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, Rory Kennedy nhà đạo diễn cũng là nhà sản xuất, đã bắt đầu cho trình chiếu cuộn phim của bà “The Last Days in Vietnam”, (1) phim dài 98 phút dựa trên sử liệu cuôc chiến của Mỹ tại Việt Nam.

Trầng Công Sung - Chờ Tết

Hình minh họa: Nhật Giang
Trước khi lụm cụm chui vào mùng, bà cụ Hàn hỏi con dâu: Thế thằng Cừ nó nói gì với cô?
Đó là lần thứ mười bà già lập lại câu hỏi. Yến trả lời, lần thứ mười:
- Thì anh ấy bảo Tết này, thế nào nhà con cũng được thả về.
- Nó có chắc không, hay lại...
- Chắc. Thì anh ấy với nhà con ngày xưa cùng ở một đơn vị, cùng bị đưa đi một ngày. Nay anh ấy được thả về...

Cổ Ngư - Thơ Cho Xuân


Con xòe những ngón tay,
Mùa Xuân hồng nở vụt,
Bố làm thơ khai bút,
Mẹ thắp một nén hương.

Mùa Xuân gửi yêu thương

Lên má con phúng phính,
Đời tròn quay, bầu bĩnh,
Không gai sắc, mưa sầu.

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Ngô Nhân Dụng - Mùa Xuân năm thứ 40

Minh họa: internet
Tết năm nay tình cờ tôi lại nhớ đến các bạn tôi ở Phần Lan. Nói tình cờ, vì tôi chỉ bấm con chuột vào máy vi tính, lấy một bản nhạc để nghe, không cố ý chọn trước. Theo lối “Bói Kiều” của các cụ đời xưa, mở bất cứ trang nào trong Truyện Kiều ra đọc, từ đó đoán được cụ Nguyễn Du, cô Thúy Kiều, Vãi Giác Duyên báo trước tương lai thế nào. Sáng mùng một Tết, trong số mấy trăm bản nhạc chứa sẵn trong máy, tình cờ con chuột bấm trúng tên Sibelius, và bản nhạc mở ra là bài Finlandia!
Âm thanh khoảng khoát, mênh mang, vươn lên như những rừng tùng bách khổng lồ bát ngát của xứ Phần Lan cho thấy năm nay sẽ là một năm tốt đẹp. Finlandia không phải là tâm sự cá nhân mà kể chuyện một dân tộc, một dân tộc nhỏ từng bị các đế quốc Thụy Điển và Nga thống trị; nhưng cuối cùng vẫn giành được độc lập. Động cơ mạnh mẽ nhất của giống dân này là bảo vệ ngôn ngữ của tổ tiên!

trần mộng tú - chiều ba mươi quét lá

Minh hoạ: internet

Chiều ba mươi quét lá
những chiếc lá khô cong
nằm ôm năm tháng cạn
hoang mang với gió đông

Nhát chổi cao rồi thấp
cây bút lòng bàn tay
gom làm sao cho hết
lao xao của tháng ngày

Trần Doãn Nho - chào xuân


tôi chào tôi vừa chớm bảy mươi
chào hết nhân gian chào đất trời
chào nỗi buồn quen qua rất vội
chào niềm vui lạ đến còn tươi

tôi cất tháng ngày trong ngăn kéo
ra đường phơi phới trẻ… lên năm
châm phong pháo nổ hồn vang vọng
bốn bề thơm lựng khói thanh xuân

Thơ Hạ Long Bụt sĩ - Tôi Chỉ Có thể, Là Tôi



Tôi chỉ có thể là tôi
Tôi nói
Tôi nghĩ        
Tôi cười
Tôi chỉ là tôi.


Tôi không thể vươn tay tới Trời
Tôi không xỏ vừa đôi hia bảy dặm
Tôi không thể mặc áo bào cưỡi ngựa xích thố
Tôi cầm đũa
Không thể cầm gươm
Tôi không muốn bị đè
Chồng sách nặng như trái núi
Tôi ngộp thở triết Kant
Tôi không muốn đeo kính lần mò tư duy gã Sartre
Trò điên đảo tưởng đắc tội
Kinh điển hang tối
chỉ là trò chơi
dăm cái đầu kiêu ngạo suy tư đặt bẫy
Lừa và lùa vào tròng bao chú nai con !

Phan Thanh Tâm - Cô Gái Huế Thời Tiền Chiến

Hình minh họa: Nguyễn Tuán Khanh

Huế đâu chỉ có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền mà còn có Thôn Vỹ. Thôn này có bóng dáng một cô gái Huế thời tiền chiến: Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989), người tình trong mộng của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Cô còn là “Chị Cả” của tất cả anh chị em gia đình Phật tử  ba miền đất nước và Cô còn để lại một di sản văn hóa cho thế hệ mai sau: hai bộ sách nổi tiếng Những Món Ăn Nấu Lối Huế & Cách Nấu Chay. 

Bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ, được Hàn Mạc Tử viết từ năm 1939, đã đưa địa danh Vỹ Dạ và mối tình đầu của một thi sĩ tài hoa nhưng mệnh yểu vào văn học sử. Đó là một kỷ niệm của một mối tình trong trắng, thanh cao và bất diệt giữa hai tâm hồn khác tôn giáo.  Cô Hoàng Thị Kim Cúc, người đẹp trong cuộc, đã xác nhận như vậy. Tuy thế, vẫn có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi trong hơn nửa thế kỷ qua đã viết về chuyện tình Hàn Mạc Tử + Kim Cúc không trung thực, “có khuynh hướng liêu trai hóa”.   Vì vậy, gần đây mới có cuốn Lá Trúc Che Ngang Chuyện Tình Của Cô Tôi ra đời ở Huế.

Dương Cưu - Viết ngắn về chuyện Dê

Digital Art: Nguyễn Man Nhiên
Nhân dịp tết năm nay người khác thì có thể viết một bài phiếm luận “Năm Mùi nói chuyện Dê,” nhưng sức tôi thì chỉ đủ viết một bức thư trình bày một số ý nghĩ đơn sơ của mình về chữ mà thôi. Gọi là chung vui chút đỉnh với bà con nhân dịp xuân về.
Không biết từ bao giờ, trong ngôn ngữ Việt Nam chữ vốn là tên một giống vật, đã biến thành một tính từ để chỉ tính ưa lăng nhăng lộn xộn về tình dục của nam giới. Nó mang một ý nghĩa xấu, đồng nghĩa với đa dâm, mà là loại tà dâm, nghĩa là háo sắc, ưa “đụng đâu xâu đó.” Người tán tỉnh huê dạng thì không phải là dê, chỉ gọi là dê những người đàn ông ưa “đi thẳng vào vấn đề,” tay chân hoạt động cụ thể, và nếu thuận tiện thì... tới luôn. Người có máu dê là người không kiểm soát được nhu cầu tình dục luôn luôn bức bách mình, gặp phụ nữ vừa mắt là thế nào cũng tìm cách “thả dê,” nghĩa là bắt đầu tấn công tình dục cách này cách khác. Tính dê như trên còn biến dạng ra một số chữ khác như be he hay ba mươi lăm. Be he thì rõ ràng là nhại tiếng kêu của loài dê, còn con số 35 liên hệ tới con dê ở chỗ nào? Tôi không rõ lắm, nghe loáng thoáng hình như trong trò đánh đề con dê được xếp số 35. Nhưng ý nghĩa của số 35 trong ngôn ngữ thì thật là mạnh mẽ. Một phụ nữ có thể mắng một người đàn ông sàm sở với mình: “Cái đồ ba lăm!” thay vì dùng tiếng dê cụ, dê xồm hay già dê có thể làm nàng ngượng miệng, vì âm đã trở nên quá gần với nghĩa dâm đãng.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Trần Mộng Tú: Bức Tranh Tĩnh Vật

Hình minh họa: Diêu Linh
Ngày 13, tháng 6 của năm 1975, Ch và b m ri tri Pendleton theo người bo tr cũng là người bn trong gii truyn thông M t hi còn Vit Nam, đến thành ph Encino, California. Khi ch ri tri ngày th sáu 13, my người bn cùng lu bo chng nên ra trại vào ngày này, không tt đâu. Nhưng người bo tr nói, ch có cha m già, không nên lâu trong tri, ban đêm lnh, không tt cho sc khe hai c. Cá nhân ch thì chng còn tin vào may ri gì na. C mt cái tháng tư năm nay, ngày nào không là ngày xu đi vi c triu người dân min Nam.   
Tạm trú nhà bn được hai tun, ch tìm được vic làm ngay, nh v bn là người Nht, gii thiu ch đến phng vn trong mt ngân hàng Nht. Có l th sáu,13 li là ngày may ca ch (đành phi tin vào vn may vy) nên chị được chn vào làm Bank Teller, là một, trong ba người cùng ti xin vic hôm đó. 

Phạm Hảo: Tết xưa


Mùa Xuân đang về trên miền Tây Bắc, dịu dàng và lặng lẽ với những nụ trà mi lớn bằng đầu ngón tay, nổi lên giữa những chiếc lá xanh mướt óng ả như được bôi mỡ, với những nụ đào, nụ mộc qua nẩy ra từ những thân cây trụi lá, bất ngờ và đột ngột với những bụi crocus, daffodil, iris, tulip chồi lên từ mặt đất và nhất là với những ngày nắng hanh vàng ấm áp rộn ràng.
Và tôi đón Tết nguyên Đán trong sự chuyển mình kỳ diệu, tươi vui và tràn trề sức sống của đất trời chung quanh. Nói đón Tết cho ra vẻ chứ tôi chỉ có mấy cái bánh chưng, bánh tét đặt làm từ Dallas, ngoài ra chẳng còn gì nữa ngoài hai cây giò thủ, nồi thịt kho nước dừa, thẩu dưa giá. Mấy thứ này tôi chỉ làm trong vòng nửa ngày là xong, chẳng sửa soạn lu bù lỉnh kỉnh kéo dài cả tháng trường như những cái tết xa xưa của U tôi.
Bắt đầu từ đầu tháng Chạp, U tôi đã gọi người đến quét vôi nhà. Đồng thời nhắc Ba tôi chịu khó mang mấy giò lan Ngọc Điểm, Ý Thảo, Bầu Rượu, Hạc Đỉnh đã bắt đầu đơm nụ ra chỗ có nhiều ánh sáng để mấy cây này được nắng cho kịp nở hoa vào ngày Tết. Việc này cần lắm vì nếu không o bế săn sóc như vậy , có những năm những cây này chờ đến rằm tháng Giêng mới chịu nở. Mấy chị em tôi thì U tôi giao cho cắt tỉa củ cải, cà rốt, đu đủ xanh, sau đó trải ra cái mẹt lới, phơi vài nắng cho héo để U làm dưa món.

Lê Hữu: Lệ Thanh, còn “nhớ một chiều xuân”

Chiều nay thấy hoa cười chợt... nhớ một người
Câu hát ấy từ lâu nay cứ theo tôi, theo tôi mãi.
Tại sao lại câu hát ấy mà không phải là câu hát nào khác? “Hoa cười”, có lẽ vì hai tiếng ấy gợi nhớ câu thơ cũ, “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Chàng trai trẻ trong câu chuyện tình xa xưa ấy cũng “thấy hoa cười” mà thẫn thờ “nhớ một người”.
Có ai trong đời mình lại chẳng có những phút như thế, những phút ngắm nhìn những cánh hoa rung rinh lay động trong nắng sớm, trong gió chiều mà lòng bâng khuâng... “nhớ một người.
Câu hát làm cho người ta phải bâng khuâng ấy ở trong bài hát “Nhớ một chiều xuân”.

Nguyễn Tường Thiết: Chú Bẩy

Hình chú thím Bẩy (giữa) và các cháu, từ trái: Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Thái Vân, 2004.
Quẳng chiếc xe đạp lên một toa chở hàng của chuyến tàu đêm chàng thanh niên họ Lý phóng mình lên toa trước khi con tàu hụ còi rời bánh chạy về hướng biên giới.
 Đó là khung cảnh nhà ga Hàng Cỏ Hà Nội vào buổi chiều một ngày tháng năm năm 1978, khung cảnh tuyền một màu xám, nhà ga trông ảm đạm và hoang tàn với những toa tàu cũ han rỉ nằm ngổn ngang trên các tuyến đường sắt.
 Chàng thanh niên nom còn trẻ lắm. Anh ta mới 25 tuổi đáp chuyến tàu đi Lào Kay để rồi từ đó sẽ vượt biên giới sang Trung Quốc.
Lúc ấy anh không thể ngờ rằng chuyến đi đầu tiên của đời mình mở màn cho một cuộc hành trình dài nửa vòng trái đất mà nơi đến sau cùng là miền nắng ấm của quận Cam thuộc tiểu bang California đất Hoa Kỳ.

Phạm Cao Dương: Thêm Chuyện 70 Năm Trước: Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945


Đây là trận đói thê thảm nhất và khủng khiếp chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam với hàng triệu người đã bị bỏ mạng, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân chính đã đưa tới biến cố 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, và tình trạng hiện thời của một nước Việt Nam lẽ ra ra đã có tự do, dân chủ và tiến bộ từ bảy mươi năm trước.
Đây cũng là một trang sử mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên đọc, tìm hiểu và ghi nhớ. Không đọc, không hiểu và không ghi nhớ trang sử này người ta sẽ không hiểu được bản chất của Cách Mạng Tháng Tám và biến cố Việt Minh cướp chính quyền sau đó. Những câu hỏi cần được đặt ra là do đâu có nạn đói này? Nạn đói đã diễn ra như thế nào và được người Việt đương thời kể lại ra sao? và Cộng Sản Việt Minh đã thực sự làm gì trước tình cảnh thê thảm của đồng bào ta thời đó?

Thụy Khuê: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc 
Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu về thời Pháp thuộc hơn, có bộ Việt Nam Pháp thuộc sử 1884-1945 (1961) của Phan Khoang. Các nhà viết sử lớp sau như Phạm Văn Sơn cũng chỉ dựa trên hai cuốn sử này mà viết rộng ra, chứ không có khám phá mới.
Trong bài tựa cuốn Histoire moderne du pays d'Annam (1592-1820) [Lịch sử hiện đại nước Nam (1592-1820)]của Charles B. Maybon, in năm 1920, Henri Cordier cho biết cuốn sử đầu tiên mà độc giả Pháp được biết về nước Nam là cuốn Cours d'histoire annamite [Giáo trình lịch sử An Nam] của Trương Vĩnh Ký in năm 1875.
Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, viết xong năm 1919, in lần đầu năm 1920, dưới thời Pháp thuộc, tất nhiên có sự kiểm duyệt của chính quyền thuộc địa. Học giả họ Trần, uyên thâm chữ Nho và chữ Pháp, tuy có đọc những bộ sử của nhà Nguyễn, nhưng ông vẫn đặt niềm tin gần như trọn vẹn vào tài liệu Pháp. Khi nhận định về những lý do của cuộc xâm lăng, Trần Trọng Kim lấy lại ý kiến của các sử gia thuộc địa, cho rằng vì triều đình Huế không chịu canh tân đất nước, áp dụng chính sách bế quan toả cảng, cấm đạo, diệt đạo, nên người Pháp mới đánh Việt Nam, để cứu giáo dân, giáo sĩ và bảo vệ tự do buôn bán.

XUÂN ẤT MÙI, 2015: LỜI NÓI ĐẦU

Thưa quý độc giả,

Tết đến, chúng ta tạm gác lại những câu chuyện thời sự Việt Nam và thế giới để thảnh thơi đôi chút với một trang báo tạm gọi là Số Xuân. Đây không phải là một số Xuân in dày cộm mà độc giả có thể đọc suốt mùa xuân, số Xuân này chỉ dùng để đọc trong... một ngày. Chúng tôi cố ý đăng một số lượng vừa phải các sáng tác của những văn hữu đã gắn bó đã nhiều năm với tạp chí Thế Kỷ 21 rồi DĐTK, hầu quý độc giả có thể đọc một cách nhẹ nhàng thảnh thơi, để rồi còn đi tìm những thú vui xuân khác. Và số Xuân còn tiếp tục vào ngày mai, mồng hai Tết, và sau đó là cuối tuần, chuyện Xuân chuyện Tết có thể còn kéo dài.

Như thế, có thể nói năm nay chúng ta ăn Tết lớn...

Tranh: Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp


Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

MÙA XUÂN VÀ LINH HỒN MỚI

Trần Mộng Tú


Tuổi của đôi ta mùa xuân này cộng lại sẽ dài hơn cả trăm năm. Thời gian như một cuộn len đan, mỗi ngày tháo ra từng đoạn.
 
Hơn một trăm năm, hơn một thế kỷ dài nghe thật xa xăm, núi làm gì để cứu được những mảnh đời mình xụp lở. 
Sông chy về đâu sao hơn trăm năm còn bỡ ngỡ. Bờ bên này vẫn gọi mãi bến bên kia.

LỘC

Song Thao

Hoa lộc từ cây ngọc kỳ lân trong chùa Hoằng Pháp.
Nhớ ngày còn là những anh chàng độc thân chạy tung tăng ngoài đường nhiều hơn ở nhà, chúng tôi chẳng năm nào bỏ qua giao thừa ở Lăng Ông Bà Chiểu. Chàng nào chàng nấy ăn diện hết cỡ. Nói là diện chứ hạng nhất cũng chỉ thêm chiếc cà vạt lủng lẳng trước ngực. Cà vạt ngày đó chỉ nhỏ bằng  hai ngón tay. Đóng bộ xong, mỗi tên một chiếc xe gắn máy hoặc vespa lên đường qua Cầu Bông. Đêm giao thừa, xe cộ đông nghẹt, người người kéo nhau đi lễ Phật và hái lộc. Chúng tôi, thay vì hái, lại đi săn lộc.
Lộc của chúng tôi là những áo xanh áo đỏ e lệ nép theo các bà mẹ chơi vơi từng bước nhẹ nhàng trong vùng khói hương dày đến nghẹt thở. Thứ lộc biết đi này ngày đó dễ thương chi lạ. Trông cứ muốn…hái. Mắt trước mắt sau, nhìn thấy ưa mắt là lẵng nhẵng theo sau, rình cơ hội, qua mặt kỳ đà cản mũi là các bà mẹ đang vọng tới thần thánh hơn canh con gái. Thường thì chúng tôi đi tay không lại về không. Tên nào cũng ôm một cục nhát trong người thì nước non chi. Thảng hoặc có tên nào trúng số, hấp háy được một em thì lộc sẽ biến thành đèn để mang đi rước phố Tự Do, Lê Lợi. Tết nhất đi xin lộc kiểu chúng tôi ngày đó là nhảm nhí. Nhưng tình.