Hiển thị các bài đăng có nhãn Wolfgang Hirn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Wolfgang Hirn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Wolfgang Hirn - Châu Á thiếu một cấu trúc an ninh

Cựu bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton.
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen”

Lời tiên đoán tối tăm về một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì có buộc phải thật sự xảy ra hay không? Có bắt buộc phải dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang trong vùng khủng hoảng mới của Tây Thái Bình Dương hay không? Hay có những khả năng có thể ngăn chận kịch bản Worst Case này?

Có chúng. Nhưng phải thay đổi nhiều thứ và việc này nên xảy ra đồng thời, và là cả ở những nhân vật đang hoạt động (đó trước hết Trung Quốc và Hoa Kỳ),  cũng như ở nhân vật cho tới nay vẫn không hoạt động EU.

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Wolfgang Hirn - Liên minh quân sự chống Trung Quốc

Phan Ba trích dịch (*)

Một chiếc F-15 đang cất cánh tại Anderson Air Force Base trên đảo Guam.

Guam là một hòn đảo nhỏ ở giữa Thái Bình Dương, cách Hongkong bốn và cách Hawaii sáu giờ bay. Từ 1899, Guam là lãnh thổ của Hoa Kỳ. Nó có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Hoa kỳ. Nó là tiền đồn cực Tây của họ ở Thái Bình Dương. Từ đây, máy bay và tàu chiến của họ có thể khởi hành hướng về châu Á trong trường hợp khẩn cấp.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Wolfgang Hirn - Một khối thương mại chống Trung Quốc


Một vùng tự do thương mại quanh Thái Bình Dương: bên này là các quốc gia châu Mỹ, bên kia là các quốc gia châu Á – đó là giấc mơ to lớn của người Mỹ, giấc mơ mà họ muốn hiện thực nó trong những năm tới đây.

Giấc mơ này mang cái tên tương đối phi lãng mạn Trans-Pacific Partnership (TPP). Mười một quốc gia hiện đang thương lượng về một hiệp ước như vậy, trong đó là Hoa Kỳ, Spiritus Rector ["tinh thần dẫn đầu"] của TPP, Australia, Việt Nam, Singapore và Malaysia. Nước Nhật cũng đã bày tỏ sự quan tâm của mình.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Wolfgang Hirn - Hoa Kỳ đối xử như thế nào với Trung Quốc?


Quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ có nhiều xung đột hơn, ngay cả khi các bộ trưởng mới của ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) là bồ câu nhiều hơn là diều hâu. 

Ngày 17 tháng Giêng 2011, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó, Hồ Cẩm Đào, đã đáp xuống căn cứ không quân Andrews gần Washington vào buổi chiều. Buổi tối hôm đó – theo nghi thức là sự công nhận cao nhất cho một người khách nhà nước – có buổi ăn tối riêng với tổng thống trong Tòa Nhà Trắng.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Wolfgang Hirn - Chuỗi ngọc trong Ấn Độ Dương

Cảng Gwadar do người Trung Quốc điều hành
Gwadar nằm ở góc phía Đông của Pakistan. Một thành phố cảng có 50.000 dân, bị cát bao bọc. Một nơi chốn khô cằn nhiều hơn. Thế nhưng người ta nên ghi nhớ tên của thành phố trong sa mạc này. Nó có thể nổi tiếng giống những nơi là sân khấu của lịch sử thế giới như Carthago, Samarkand hay Angkor Wat.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Wolfgang Hirn - Nhật Bản và Trung Quốc – Kẻ thù không đội trời chung


Ông Ryosei Kokubun

Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ("Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây")

Học viện Quốc phòng Nhật Bản nằm thơ mộng ở bên trên Vịnh Tokyo. Lực lượng lãnh đạo quân đội của Nhật Bản được đào tạo ở đây. Sếp học viện từ tháng Tư 2012 là Ryosei Kokubun. Ryosei Kokubun không phải là nhà binh, mà là người dân sự, trước đó, ông là giáo sư của đại học nổi tiếng Keio.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Wolfgang Hirn - Biển Đông yên lặng dối lừa

Hình: internet
Khách cao cấp từ lục địa Trung Quốc cách đó trên 600 kilômét đã bay đến để dự lễ. Họ đến với một chiếc Boeing 737 mà đường băng trên hòn đảo nhỏ 13 kilômét vuông chỉ vừa đủ cho nó.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Wolfgang Hirn - Nền độc tài của sự hiệu quả


Bảng hiệu của ngân hàng Lehman Brothers được mang đi bán đấu giá tại Christie’s ở London trong tháng Chín 2010

Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” 
"Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"

Tháng Chín 2008, ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers vỡ nợ. Sự kiện này nói chung được xem là đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Wolfgang Hirn - Tư tưởng hệ: độc tài chống dân chủ

Hình: internet
Phan Ba trích dịch (*)

“Sớm hay muộn thì cuộc cạnh tranh toàn cầu này cũng sẽ dẫn tới một xung đột về các giá trị và quy tắc xã hội, và rồi đối với Phương Tây thì đó sẽ là về bản chất cốt lõi của nó.” Joschka Fischer, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức.