Hiển thị các bài đăng có nhãn Winston Phan Đào Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Winston Phan Đào Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

Trần Huy Bích: Một Lá Thư Riêng Gửi Tác Giả Phan Đào Nguyên

Ngày 28 tháng 5, 2022

Kính gửi Luật sư Phan Đào Nguyên.


Cám ơn anh Nguyên đã có nhã ý cho tôi đọc trước bản nghiên cứu công phu của Anh về mối thâm tình xuất phát từ sự cảm thông và lòng ngưỡng mộ mà nhà nho ái quốc Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho vị lão thần Phan Thanh Giản, người được ông gọi một cách kính cẩn là “quan Phan.” Xin thú thật từ là khi đất nước chia đôi năm 1954, ngoại trừ với phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm những năm 1955-57, và một số biên khảo, sáng tác trong giai đoạn dây trói tương đối được nới lỏng những năm cuối thập niên 1980, tôi không theo dõi kỹ những bài được gọi là “biên khảo văn học” của những cây bút phải sống dưới một chế độ không còn quyền tự do, thường phải uốn cong ngòi bút để có thể sống còn. Trong một khung cảnh đã khiến một nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Tuân, tới gần cuối cuộc đời, phải bật lên khóc và nói, “Tao sợ,” thì số lượng những người cầm bút dám mạnh dạn nói ra những nhận thức của mình đúng như mình nhìn thấy khó có thể cao. “Ăn cơm chúa” thì phải “múa tối ngày.” Khi nhà văn, nhà biên khảo đã trở thành công cụ lèo lái tư tưởng trong một xã hội toàn trị, thì những điều các vị ấy viết ra, khó được nhiều người thực sự quan tâm. Tôi tin rằng, “Cát bay vàng lại ra vàng.” Với thời gian, những chuyện xuyên tạc, bẻ cong ngòi bút trong một giai đoạn lịch sử đáng buồn của dân tộc dần dần sẽ được phát hiện, và sự thật sẽ được phục hồi.

Nhưng người xưa cũng từng nêu lên sự lo ngại, “Mưa lâu, ….. trâu hóa bùn.” Từ năm 1963, khi Trần Huy Liệu, ông trùm của ngành tuyên truyền ở miền Bắc, phán quyết một cách chắc nịch trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, cơ quan báo chí chính thức của Viện Sử Học nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rằng “Phan Lâm” đích thị đã “bán nước,” đến nay cũng đã 60 năm. Trong 60 năm ấy, như Anh cho biết, ít nhất ba nhân vật có chút tên tuổi trong ngành Hán Nôm ở trong nước đã hùa theo, chỉ hươu nói ngựa, đổi trắng thành đen, đem những câu cảm thông, ca ngợi Phan Thanh Giản ra giải thích một cách xuyên tạc thành những câu lên án và nguyền rủa Phan Thanh Giản một cách độc địa, thì quả cũng đáng sợ. Những thế hệ trẻ, kiến thức về lịch sử và văn học sử chưa đầy đủ, căn bản về Hán Nôm chưa vững, sẽ chịu ảnh hưởng ra sao? Cũng theo Anh cho biết, từ đó đến nay chưa một ai lên tiếng để phản bác. Rất cám ơn Anh đã bỏ nhiều công sức và thời giờ để soi sáng những xuyên tạc trắng trợn ấy, giúp lịch sử và văn học giữ được sự đứng đắn, chính xác, và minh oan cho tiền nhân. 


Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Winston Phan Đào Nguyên: Về một cuốn sách nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu

Cuốn sách này khởi đầu là một bài tham luận cho cuộc Hội Thảo về Nguyễn Đình Chiểu với chủ đề “Giá trị văn hóa và nhân văn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay” vào cuối tháng 6, đầu tháng 7/2022 tại Bến Tre, Việt Nam. Cuộc hội thảo về Nguyễn Đình Chiểu nói trên đã được chính phủ Việt Nam giao cho tỉnh Bến Tre tổ chức, sau khi UNESCO đồng ý cho việc cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

A. Quyết Định Của UNESCO

Chiếu theo quyết định 211 EX/30 của UNESCO vào năm 2021, hồ sơ yêu cầu của Việt Nam về việc kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu đã được UNESCO chấp nhận và cho phép việc kỷ niệm đó được gắn liền với danh hiệu UNESCO. Đây là một hình thức nhìn nhận Nguyễn Đình Chiểu như một danh nhân đã có đóng góp cho văn hóa thế giới.

Nguyễn Đình Chiểu là người cuối cùng trong danh sách được UNESCO nhìn nhận theo quyết định này, thứ 60. Theo đó, hồ sơ của Nguyễn Đình Chiểu đã được sự ủng hộ của Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, và Thái Lan. Hồ sơ nhấn mạnh về những đức tính do ảnh hưởng Nho Giáo của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có lòng trung hiếu và sự chân thật thành tín (faithfulness) của ông (1).

Sau đó, có một sự “cam kết” giữa phía Việt Nam và UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu. Và tỉnh Bến Tre đã được giao trách nhiệm tổ chức “một số hoạt động kỷ niệm” Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có cuộc Hội Thảo Quốc Tế với chủ đề “Giá trị văn hóa và nhân văn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay”.

 

B. Hội Thảo Quốc Tế Nguyễn Đình Chiểu

Ngày 31 tháng 12 năm 2021, tỉnh Bến Tre đã có một văn bản về kế hoạch tổ chức cuộc Hội Thảo Quốc Tế Nguyễn Đình Chiểu như sau:


Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Winston Phan Đào Nguyên: CHƯƠNG XVIII - Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều đình Khí Dân”

LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÒA SOẠN DĐTK

Để làm sáng tỏ hơn hiện tượng cấm đoán của chính quyền CSVN trong việc dùng tên các danh nhân Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký qua bức thư của Ban Tuyên Giáo đảng CSVN vừa gửi ra ngày 5 tháng 01, 2022 –một sự việc đã cũ mèm từ bảy mươi năm trước, bây giờ chạy lại như một cái đĩa đã rè -- chúng tôi xin mời độc giả xem Chương XVIII của cuốn sách Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân’  của tác giả Winston Phan Đào Nguyên. Cuốn sách này, được xuất bản năm 2021, đã vạch trần những hành vi hèn mọn và gian trá của chế độ CSVN khi tạo ra “vụ án” Phan Thanh Giản vào giữa thập niên 50 của thế kỷ 20.


CHƯƠNG XVIII.

TÔN CHỈ VỀ CÔNG TÁC LỊCH SỬ VÀ BẢN LÃNH CHẾ TẠO BẰNG CHỨNG CỦA ÔNG TRẦN HUY LIỆU

Winston Phan Đào Nguyên

Như người viết đã trình bày trong các chương trên của Phần 3, ông Trần Huy Liệu, vị Viện Trưởng Viện Sử Học của miền Bắc, chính là người đã chế tạo ra câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, cũng như câu chuyện chung quanh nó.

Chính ông Trần Huy Liệu là người đầu tiên giới thiệu câu này và câu chuyện về nghĩa quân Trương Định, trong một bài viết vào giữa năm 1955 trên số 9 tờ Văn Sử Địa.

Còn trước đó, vào năm 1954, trong số 1 của tờ Văn Sử Địa (Sử Địa Văn), ông Trần Huy Liệu đã viết một bài nghị luận dưới bút hiệu “Chiến” để giành lấy chính nghĩa cho phe mình, khi cho rằng đảng và chính phủ của ông ta đã tiếp nối sự nghiệp chống Pháp của những lực lượng như Trương Định, trong việc chống lại bọn phong kiến bán nước quay ra câu kết với thực dân đế quốc.


Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Lời Thú Nhận Muộn Màng Của Tác Giả Bài “Thơ Con Gái Ba Miền”

© 2018 by Winston Phan. All Rights Reserved


Trong đời sống, chắc phải có đôi khi bạn tình cờ gặp lại một vài kỷ niệm xa xưa, làm cho bạn bồi hồi giây lâu để trở về ký ức? Như khi gặp lại những dòng chữ ngày xưa, những tấm ảnh thuở nào?

Nhưng cũng có đôi khi những kỷ niệm lại trở về một cách thật bất ngờ, làm cho ta không thể nào tả hết nỗi ngạc nhiên khi gặp lại. Nhất là khi đó là những kỷ niệm đẹp.

Đó là trường hợp của tôi vài năm trước đây, khi tôi tình cờ gặp lại những bài “thơ" của mình của một thời xa xưa. Những bài “thơ” này, nay được những người bạn gửi cho, và cho biết rằng đây là những bài “thơ" không biết ai là tác giả nhưng lại đang rất ... nổi tiếng trên mạng.

Những bài “thơ" đó, nay vẫn còn đầy trên mạng, bạn chỉ cần gõ những chữ “bài thơ con gái ba miền" thì sẽ thấy. Đại khái như bài dưới đây:


Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 17 (Kỳ cuối)

Phần 3

Tác Giả Lá Thư Petrus Key 


Chương XVII. 

Có Phải Bà Pauline Jaricot - Người Sáng Lập Ra Hội Truyền Bá Đức Tin - Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key? 


Bà Pauline Marie Jaricot (1799-1862) sinh ra trong một gia đình giàu có ở Lyon. Ngoài việc thành lập Hội Truyền Bá Đức Tin, bà cũng là người sáng lập ra phong trào Chuỗi Mân Côi Sống.[1] Và có lẽ quan trọng hơn cả, bà là một người yêu viết lách, và là một người viết văn tài tình. Bà suốt đời làm việc thiện nhưng chết trong nghèo túng, vì bị lường gạt trong một công trình tạo việc làm cho người nghèo. Sau khi chết, bà được toà thánh Vatican phong làm Á Thánh, hay còn gọi là Chân Phước (Venerable). 

Và như đã giới thiệu về Hội Truyền Bá Đức Tin ở chương trên, bà Jaricot chính là người có một mối quan hệ mật thiết với Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris và những giáo dân Việt Nam ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi, qua người anh ruột là Philéas Jaricot. Bà đã tổ chức gây quỹ để gởi tiền cho các giáo sĩ ngay khi còn là một thiếu nữ. Sau đó, phương thức gây quỹ đơn giản mà hiệu quả của bà đã được Hội Truyền Bá Đức Tin do bà sáng lập áp dụng để nuôi sống công việc truyền giáo tại Việt Nam. Và những quyển Kỷ Yếu Đức Tin của Hội này cũng chính là những công cụ tuyên truyền cũng như gây quỹ cực kỳ hữu hiệu cho Hội Truyền Giáo Hải Ngoại. 

Như vậy, có thể thấy rằng bà Pauline Jaricot đã hội đủ tất cả các điều kiện để là tác giả lá thư Petrus Key. 


Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 16)

Phần 3

Tác Giả Lá Thư Petrus Key 


Chương XVI.

Một Dấu Hiệu Đặc Biệt Cho Thấy Sự Liên Hệ Mật Thiết Giữa Lá Thư Petrus Key Và Tổ Chức Truyền Giáo Hội Truyền Bá Đức Tin Ở Pháp: Cách Hành Văn Với Parallelism Một Cách Áp Đảo


Nhưng trước khi có thể so sánh cách hành văn chuyên dùng parallelism của lá thư Petrus Key với cách hành văn cũng chuyên dùng parallelism của Hội Truyền Bá Đức Tin để thấy chúng giống nhau như thế nào, người viết xin đưa bạn đọc trở lại với lá thư Petrus Key và giới thiệu cách hành văn với parallelism cực kỳ đặc biệt của tác giả lá thư này, một thứ “dấu ấn" khó thể lẫn lộn với những kiểu hành văn bình thường. 

Parallelism là một nghệ thuật viết văn làm cho câu văn trôi chảy và thuyết phục hơn bởi cấu trúc của nó. Parallelism được định nghĩa là cách đặt câu có hai hoặc nhiều hơn những nhóm từ có cấu trúc, văn phạm và ý nghĩa tương tự nhau. Cách hành văn này tạo nên sự cân bằng cho câu văn, và quan trọng hơn nữa, tạo nhịp điệu cho câu văn. Nó làm cho câu văn trở nên thuyết phục hơn, êm tai hơn - bởi sự lặp đi lặp lại của các nhóm từ tương tự nói trên.

Parallelism thật ra là một tên gọi chung của nhiều nghệ thuật dùng từ khác nhau. Các nghệ thuật này gồm có antithesis (đối ngẫu), anaphora (điệp từ đầu câu), epistrophe (điệp từ cuối câu), climax (tột đỉnh), asyndeton (không có chữ nối) và simploce (điệp cú).[1] 

A. Parallelism Trong Lá Thư Petrus Key


Trong lá thư Petrus Key, tác giả lá thư đã dùng nghệ thuật parallelism cả thảy 30 lần. Phải nói rằng gần như 7 hoặc 8 phần 10 của lá thư là parallelism. Ngoại trừ những chỗ mà tác giả phải diễn tả những sự việc đang xảy ra - như việc các ông quan đang tăng cường số người đi bắt giáo dân, hay nói về tình hình quân nhà Nguyễn - tất cả những phần còn lại trong thư đều có bóng dáng parallelism. 

Người viết xin chép lại lá thư Petrus Key một lần nữa, với những dòng có dùng nghệ thuật parallelism được gạch dưới để bạn đọc dễ theo dõi. 


Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 15)

Phần 3

Tác Giả Lá Thư Petrus Key 


Chương XV.

Những Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key Nhất: Những Giáo Sĩ Và Giáo Dân Pháp Trong Các Tổ Chức Truyền Giáo Ở Pháp


Nhưng khi nói đến các giáo sĩ và giáo dân người Pháp ở Pháp, có lẽ cần phải thêm một điều kiện quan trọng nữa, là nhóm người này phải có một sự quan tâm đặc biệt đến Việt Nam, hay nói cách khác, phải có một mối liên hệ với Việt Nam. Và mối liên hệ này phải đủ mật thiếtđể nhóm người đó cảm thấy xót xa với tình cảnh của các giáo hữu của họ tại Sài Gòn, để thúc đẩy họ viết lá thư Petrus Key kêu gọi quân Pháp giải thoát cho các giáo hữu.

Và nhóm người tại Pháp có mối quan hệ mật thiết nhất với các giáo dân Việt tại Nam Kỳ chính là một tổ chức truyền giáo đã gởi các giáo sĩ của họ đến Việt Nam trong suốt hai trăm năm: Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, hay còn được biết với một cái tên khác là Hội Thừa Sai Paris.

A. Hội Truyền Giáo Hải Ngoại (Hội Thừa Sai) Paris

Người Việt Nam ai cũng biết giáo sĩ linh mục Alexandre de Rhodes là một trong những người sáng tạo ra hệ thống chữ quốc ngữ ngày nay, qua những tác phẩm như “Phép Giảng Tám Ngày", “Tự Điển Việt Bồ La". Nhưng có lẽ ít ai biết rằng ông cũng chính là một trong những người đã sáng lập ra một tổ chức truyền giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Kỳ. Tổ chức truyền giáo đó có tên là Société des Missions étrangères de Paris, hay còn được gọi tắt là M.E.P., và được biết đến trong tiếng Việt với hai cái tên là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris hay Hội Thừa Sai Paris


Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 14)

Phần 3

Tác Giả Lá Thư Petrus Key 


Chương XIV. 

Loại Trừ Những Nhóm Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key 


Nhưng, nếu vậy, thì ai là tác giả thực sự của lá thư Petrus Key? 

Có thể sẽ không bao giờ ta biết được đích xác ai là người đã viết lá thư Petrus Key. Nhưng nếu không thể tìm được đích xác một người, thì ta lại có thể tìm được một nhóm người có khả năng là tác giả lá thư, bằng cách dùng phương pháp loại trừ (elimination process). Và từ đó, ta có thể xác định rằng ai, hoặc nhóm người nào, có khả năng nhiều nhất là tác giả lá thư. 

Theo người viết, tác giả lá thư Petrus Key phải là một người, hay một nhóm người, gồm có cả hai điều kiện sau đây: ý muốn khả năng để viết lá thư này. 

Trước nhất, về ý muốn, ta phải tìm hiểu xem tác giả lá thư Petrus Key có mục đích gì khi viết lá thư này. Hay nói cách khác, qua lá thư trên, tác giả muốn đạt được điều gì. 

Như đã nói trên, lá thư Petrus Key diễn tả thảm cảnh của những giáo dân An Nam và kêu gọi quân Pháp hãy đánh đuổi quan quân nhà Nguyễn để giải phóng họ. Tác giả kêu gọi lòng nhân đạo cũng như ca ngợi hành động này của quân Pháp. Đó là vì trong thời gian này, nhà Nguyễn đang “đàn áp" các giáo dân Nam Kỳ, đặc biệt là ở Gia Định, khốc liệt nhất. 

Vì vậy, tác giả lá thư Petrus Key phải là người có ý muốn quân Pháp đánh đuổi quân nhà Nguyễn để giải thoát cho những giáo dân. Và có lẽ những người được hưởng lợi từ sự kêu gọi này rõ ràng nhất chính là những người giáo dân Nam Kỳ! 

Thế nhưng đây cũng chính là nhóm người mà ta có thể loại trừ đầu tiên. 


Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 13)

Phần 3
Tác Giả Lá Thư Petrus Key 


Chương XIII

Tại Sao Lại Có Lá Thư Petrus Key - Cuộc Đàn Áp Giáo Dân Khốc Liệt Của Nhà Nguyễn Sau Khi Mất Thành Gia Định


Sau khi trả lời câu hỏi i) với chương XII ở trên để thấy rằng lá thư Petrus Key là một lá thư với sự cố ý giả mạo chứ không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên, câu hỏi kế tiếp được đặt ra là ii) tại sao lại có lá thư Petrus Key, hay mục đích của tác giả lá thư Petrus Key là gì.

Để trả lời cho câu hỏi tại sao lá thư Petrus Key được viết ra, ta cần phải biết khoảng thời gian ra đời của nó. Từ đó, ta có thể tìm hiểu lý do tại sao có lá thư.

Như đã biết, lá thư Petrus Key không có ngày tháng. Tuy vậy, như đã nhắc đến bên trên, lá thư này được tìm ra trong những thùng hồ sơ của Jauréguiberry, viên chỉ huy quân Pháp tại Sài Gòn từ tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860. Do đó, có thể đoán ra rằng lá thư Petrus Key đã được viết trong khoảng thời gian này. Và đó là một khoảng thời gian không lâu lắm sau ngày 4 tháng 2 năm 1859 của lá thư Penang.

Và đây chính là thời gian mà nhà Nguyễn đàn áp các giáo dân ở vùng Gia Định một cách khốc liệt nhất. 

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 12)

Phần 3
Tác Giả Lá Thư Petrus Key 


Chương XII.

Lá Thư Petrus Key Là Một Lá Thư Cố Tình Mạo Danh Petrus Ký

Chương XIII

Tại Sao Lại Có Lá Thư Petrus Key - Cuộc Đàn Áp Giáo Dân Khốc Liệt Của Nhà Nguyễn Sau Khi Mất Thành Gia Định

Chương XIV.

Loại Trừ Những Nhóm Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key

Chương XV.

Những Người Có Khả Năng Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key Nhất: Những Giáo Sĩ Và Giáo Dân Pháp Trong Các Tổ Chức Truyền Giáo Ở Pháp

Chương XVI.

Một Dấu Hiệu Đặc Biệt Cho Thấy Sự Liên Hệ Mật Thiết Giữa Lá Thư Petrus Key Và Tổ Chức Truyền Giáo Hội Truyền Bá Đức Tin Ở Pháp: Cách Hành Văn Với Parallelism Một Cách Áp Đảo

Chương XVII.

Có Phải Bà Pauline Jaricot - Người Sáng Lập Ra Hội Truyền Bá Đức Tin - Là Tác Giả Lá Thư Petrus Key?

Tóm Tắt Phần 3

Để nhắc lại với các bạn đọc: qua hai Phần 1 và 2 bên trên, sau khi xem xét nội dung và hình thức của chính lá thư Petrus Key và so sánh nó với lá thư Penang, người viết đã đi đến một kết luận duy nhất: Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key.

Kết luận này cho thấy rằng ông Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu đã sai lầm khi tuyên bố và khẳng định rằng Petrus Ký chính là tác giả lá thư Petrus Key. Cho dù ông Nguyên Vũ có thêu dệt thêm những chi tiết chung quanh lá thư, có cố tình dịch sai lá thư, có cố tình trình bày lá thư với những chi tiết xấu nhất để tạo ác cảm cho người đọc về tác giả của nó, những việc này chẳng có tác dụng gì, khi tác giả lá thư rõ ràng không phải là Petrus Ký. 

Nếu mục đích của người viết bài này chỉ để chứng minh ông Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key mà thôi, thì người viết có thể ngừng lại nơi đây. 

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 11)

Phần 2

Lá Thư Penang


Chương XI.

So Sánh Hình Thức Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Qua Nét Chữ Viết, Chữ Ký Tên, Những Biểu Hiệu Thiên Chúa Giáo Và Ký Hiệu Đặc Biệt Pet, Kéy


Để xác định một lá thư có phải do một người nào đó viết hay không, ta có thể dùng một phương pháp đơn giản nhất là so sánh hình thức lá thư đó với một lá thư hay văn kiện khác của chính người được cho là tác giả. Và điều quan trọng là hai lá thư phải có ngày tháng gần nhau để không mất đi thời gian tính, vì chữ viết con người thường thay đổi theo thời gian.

Nhưng, như đã nêu trên, ông Nguyên Vũ, người “công bố” lá thư Petrus Key, không bao giờ cho ra mắt toàn thể lá thư, mà chỉ cho “in lại phần nào" một “phóng ảnh" của nó, gồm vỏn vẹn vài hàng của một lá thư dài đến bốn trang. Và những dòng chữ hiếm hoi đó lại bị che mất phân nửa bởi một tài liệu khác. Do đó, việc so sánh nét chữ trong lá thư Petrus Key với nét chữ thật của ông Petrus Ký trở thành bất khả thi, trong suốt 20 năm qua.

Để nhắc lại, trong chương VII, Phần 1, người viết bài này đã so sánh hình thức lá thư Petrus Key với các văn kiện do chính tay ông Petrus Ký viết ra vào thập niên 1870s. Có thể dễ dàng nhận ra rằng nét chữ và chữ ký của ông Petrus Ký khác hẳn nét chữ của Petrus Key.

Tuy vậy, vì những văn kiện nói trên cách với thời gian của lá thư Petrus Key khá xa, một người phê bình khó tính có thể cho rằng nét chữ con người thay đổi với thời gian. Do đó, không thể hoàn toàn dựa vào những văn kiện này về phương diện hình thức để kết luận rằng Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key.

Đồng thời, như người viết đã giải thích trong Phần 1, không ai có những tài liệu viết tay của ông Petrus Ký vào khoảng thời gian 1859-1860 (là thời gian của lá thư Petrus Key) để so sánh với lá thư Petrus Key. Cho nên, với những người dù không tin lá thư Petrus Key là do Petrus Ký viết đi nữa, họ cũng khó thể phản biện ông Nguyên Vũ một cách hữu hiệu.


Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 9bis)

Lời Tòa Soạn: Trong loạt bài “Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh...”, do một sơ sót của Tòa soạn, chúng tôi đã đăng Chương X vào ngày hôm qua 15 tháng 9, trong khi chưa đăng chương IX. Vì vậy hôm nay chúng tôi đăng Chương IX. Xin cáo lỗi cùng quý độc giả.

Phần 2

Lá Thư Penang


Chương IX.

So Sánh Nội Dung Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Về Hành Trình Của Petrus Ký Từ Cái Nhum Lên Sài Gòn


Như đã thuật sơ qua về bối cảnh lịch sử của xứ An Nam - Nam Kỳ trong chương III, vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng và chiếm bán đảo Sơn Trà làm căn cứ. Sau đó, vì không tiến đánh tới Huế được, phần do sức phòng thủ của quân Nguyễn, phần do tàu thuyền của họ không thể ngược dòng sông Hương, chỉ huy liên quân là Rigault de Genouilly chuyển hướng tấn công, đem phần lớn quân lính tàu thuyền vào vựa lúa Nam Kỳ của nhà Nguyễn và đánh chiếm thành Gia Định vào ngày 18 tháng 2 năm 1859.

Một trong những phản ứng đầu tiên của Triều đình Huế là gia tăng việc bắt đạo ngay sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng. Trong hoàn cảnh đó, vào mùa thu năm 1858, sau sáu năm học tập ở đại chủng viện Penang, Petrus Ký trở về quê ở Cái Mơn. Và trong thời gian vài tháng đầu khi mới trở về, Petrus Ký phụ linh mục Henri Borelle[1](tức cố Hoà) dạy học tại tiểu chủng viện Cái Nhum, nơi gần với quê nhà ông ở Cái Mơn. Cả hai nơi này đều có nhiều giáo dân Thiên Chúa Giáo người Việt. Họ được lãnh đạo bởi linh mục Borelle, người phụ tá cho giám mục Dominique Lefèbvre. Và giám mục Lefèbvre (tức Ngãi) chính là người cai quản giáo dân của toàn thể địa phận Tây Đàng Trong, bao gồm cả xứ Cao Miên và lục tỉnh Nam Kỳ.[2]

Chiến dịch bắt đạo tại miền Tây Nam Kỳ của nhà Nguyễn sau khi quân Pháp đánh Đà Nẵng được khởi đầu với cuộc lùng bắt linh mục Borelle và các phụ tá của ông tại Cái Nhum vào ngày 9 tháng 12 năm 1858. Petrus Ký, một phụ tá của linh mục Borelle, đã may mắn thoát được cuộc lùng bắt này và chạy lên Sài Gòn tị nạn. Và sau đây là hành trình của Petrus Ký theo lời kể của ông trong lá thư Penang, một cuộc hành trình khác biệt và trái ngược hẳn với cuộc hành trình của Petrus Key. 


Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 10)

Phần 2
Lá Thư Penang 


Chương X.

So Sánh Nội Dung Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Về Quan Điểm Của Petrus Ký Đối Với Sự Xâm Lăng Của Pháp Và Việc Bắt Đạo Của Nhà Nguyễn


Nhưng quan trọng hơn cả sự đối nghịch trong hai cuộc hành trình trốn thoát trong hai lá thư là quan điểm của hai tác giả về việc bắt đạo và cuộc tấn công Việt Nam của Pháp. Vì nếu như trong lá thư của Petrus Key đầy dẫy những lời kêu gọi quân Pháp hãy dùng bạo lực và vũ khí để giải thoát những giáo dân ra khỏi sự kiểm soát của quan quân nhà Nguyễn, thì trong lá thư Penang của Petrus Ký là những điều hoàn toàn ngược lại.

A. Quan Điểm Của Petrus Ký Đối Với Sự Xâm Lăng Của Pháp Và Việc Bắt Đạo Của Nhà Nguyễn


1. Phản Đối Sự Can Thiệp Bằng Vũ Lực Của Pháp

Ngay từ những dòng đầu của lá thư Penang, Petrus Ký đã nói rất rõ ràng cảm nghĩ của ông về sự can thiệp bằng vũ lực của Pháp vào Việt Nam với mục đích, hay chiêu bài, là để giúp đỡ các giáo dân Thiên Chúa Giáo. Với ông, sự can thiệp này chẳng những đã không giúp ích gì cho các giáo dân, mà còn làm cho tình hình càng tệ hại thêm:


“Ex quo enim huc venerat classis Gallica in Touron, Christianis quibus auxilium ferendum est, pejor medicina est malo!”

“Du jour où arrive la flotte française à Tourane pour les chrétiens à qui on devait porter secours, le remède est pire que le mal!”

“Từ ngày đoàn chiến thuyền Pháp tới Tourane (Đà Nẵng), đối với các giáo dân Thiên Chúa Giáo mà sự cứu giúp là cần thiết, thì thứ thuốc chữa này còn tệ hơn là chứng bệnh!”

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 9)

Phần 2
Lá Thư Penang 


Chương VIII.
Giới Thiệu Về Xuất Xứ Và Những Điểm Chính Của Lá Thư Penang

Chương IX.
So Sánh Nội Dung Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Về Hành Trình Của Petrus Ký Từ Cái Nhum Lên Sài Gòn

Chương X.
So Sánh Nội Dung Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Về Quan Điểm Của Petrus Ký Đối Với Sự Xâm Lăng Của Pháp Và Việc Bắt Đạo Của Nhà Nguyễn

Chương XI.
So Sánh Hình Thức Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Qua Nét Chữ Viết, Chữ Ký, Những Biểu Hiệu Thiên Chúa Giáo Và Ký Hiệu Đặc Biệt Pet, Kéy

Tóm Tắt Phần 2

Chương VIII.

Giới Thiệu Về Xuất Xứ Và Những Điểm Chính Của Lá Thư Penang


A. Xuất Xứ Của Lá Thư Penang


Đây là một lá thư do chính tay Petrus Ký viết bằng tiếng Latin gởi cho các bạn học tại Đại Chủng Viện Penang, nơi ông theo học từ 1852-1858. Do đó, trong bài viết này, nó được gọi là “Lá thư Penang". Lá thư Penang sau đó được chuyển về Pháp và hiện đang được lưu trữ tại Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris (Mission Étrangère de Paris). Lá thư này do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu khám phá ra và đã từng cho in trang cuối của nó trong cuốn “Petrus Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” phát hành vào đầu năm 2017. 


Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 8)

Phần 1
Lá Thư Petrus Key (tiếp Theo)


Chương VII.

Hình Thức Lá Thư Petrus Key: So Sánh Nét Chữ Và Chữ Ký Của Lá Thư Petrus Key Với Nét Chữ Và Chữ Ký Thật Sự Của Petrus Ký Trong Thập Niên 1870s

Nếu nội dung lá thư Petrus Key cho thấy tác giả lá thư khó có thể là một người Việt ở Nam Kỳ vì những điểm vô lý trong thư, thì phần hình thứccủa nó sẽ cho thấy tác giả không thể nào là ông Petrus Ký. Vì khi đem so sánh nét chữ và những chữ ký đã được chứng thực của ông Petrus Ký với nét chữ và chữ ký trong lá thư Petrus Key, ta có thể thấy rõ là hai nét chữ và hai chữ ký hoàn toàn khác nhau.

Trong chương VII này, người viết xin giới thiệu với bạn đọc ba tài liệu với chữ viết và chữ ký thực thụ của ông Petrus Ký trong thập niên 1870s, để so sánh với chữ viết và chữ ký của lá thư Petrus Key. Hai tài liệu đầu, một bằng tiếng Việt và một bằng tiếng Pháp, do người cháu cố của Petrus Ký là ông Gilbert Trương Vĩnh Tống cung cấp. Tài liệu thứ ba được lấy từ website của ông Hervé Bernard, một sử gia Pháp và là cháu của ông Henri Rieunier, người đã dẫn phái đoàn Phan Thanh Giản qua Pháp năm 1863 để điều đình chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

Tài liệu thứ nhất là một lá thư của ông Petrus Ký viết cho con cháu để dạy cách sống trên đời. Lá thư này đã được in lại trong nhiều sách vở về Petrus Ký, như cuốn Petrus J.B. Trương-Vỉnh Kýcủa Jean Bouchot hay cuốnTrương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hoácủa Nguyễn Văn Trung.[1] Lá thư này cũng đã được trích đăng nhiều lần trên mạng (dù rằng đã bị trích đăng với nhiều chỗ sai vì người trích không hiểu nghĩa những chữ được dùng của ông Petrus Ký). Ông Petrus Ký đã viết và ký tên lá thư vào ngày 23 tháng 7 năm 1872 tại Sài Gòn, như sau:

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 7)

Phần 1
Lá Thư Petrus Key (tiếp Theo)


Chương VI. 

Nội Dung Lá Thư Petrus Key: Những Sai Lầm Vô Lý Về Nam Kỳ Trong Thư Cho Thấy Tác Giả Lá Thư Không Phải Là Một Người Việt Ở Nam Kỳ Như Petrus Ký 


Lá thư ký tên Petrus Key có thể được coi là một văn kiện thuộc loại primary source (tài liệu gốc). Thông thường, trước khi sử dụng một văn kiện thuộc loại này, nhiệm vụ đầu tiên của một sử gia là phải tự chính mình “phê phán" văn kiện đó, để kiểm soát lại coi văn kiện đó có phải là tài liệu thật hay không. Có nhiều cách để kiểm soát, hay phê phán, mà các sử gia thường dùng. Nhưng ở dạng đơn giản nhất, đó là “internal criticism” (tạm dịch là phê phán nội dung) và “external criticism” (tạm dịch là phê phán hình thức).[1]

Tuy vậy, ông Nguyên Vũ, tức sử gia Vũ Ngự Chiêu, chưa bao giờ cho thấy rằng ông ta đã dùng bất cứ cách phê phán nào để kiểm soát coi lá thư Petrus Key có phải thật sự do chính tay Petrus Ký viết hay không. Thay vào đó, như ta đã thấy, ngay từ đầu, ông Nguyên Vũ đã quả quyết rằng lá thư là do Petrus Ký viết. Chẳng những vậy, ông Nguyên Vũ còn thêm thắt hàng loạt những chi tiết không hề có trong lá thư, như đã nói ở các chương trên. 

Và chỉ cần theo lẽ thông thường, mà không cần phải là một sử gia mới biết, thì người giới thiệu, hay “công bố" một văn kiện lịch sử, chính là người phải chứng minh được tính xác thực của nó. Nhưng, như đã thấy, ngay việc cung cấp nguyên văn lá thư, ông Nguyên Vũ còn không làm, thì chắc khó thể đòi hỏi ông phải làm việc chứng minh sự xác thực của tài liệu “đáng giá" do ông “công bố" này. Thay vào đó, ông Nguyên Vũ đã bắt những người nào muốn tìm hiểu xem lá thư Petrus Key có thật hay không phải tự đi tìm lấy nguyên văn lá thư để tự chứng minh! Theo ông, có làm như vậy mới là người “trí thức lương thiện". 

Vì lý do đơn giản là muốn tìm hiểu xem lá thư Petrus Key có thật do ông Petrus Ký viết hay không, chứ không phải vì muốn làm một “trí thức lương thiện"; vì không phải là một “sử gia” như ông Nguyên Vũ định nghĩa; và nhất là vì không phải là người khám phá hay công bố lá thư Petrus Key, nên người viết bài này sẽ xin chứng minh tính xác thực của lá thư Petrus Key qua hai cách kiểm soát đơn giản nhất nói trên: nội dunghình thức


Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 6)

Phần 1
Lá Thư Petrus Key (tiếp Theo)


Chương V.

Những Sai Lầm Trong Bản Dịch Lá Thư Petrus Key Của Ông Nguyên Vũ 


Sau khi có được bản chính lá thư Petrus Key, người viết đã đọc kỹ và tự dịch để so sánh với bản “lược dịch” của ông Nguyên Vũ, và để xem bản dịch của ông Nguyên Vũ có đúng với nguyên văn bằng tiếng Pháp hay không. 

Như đã nói trên, ông Nguyên Vũ, với tên thật Vũ Ngự Chiêu, đã “công bố” một bản dịch của lá thư Petrus Key này trong bài viết Vài Tài Liệu Mới Về Petrus Key đăng trên tờ Hợp Lưu, và đã gọi bản dịch này là “lược dịch". Tuy vậy, ông Nguyên Vũ không cho biết rõ ràng rằng chính ông là người dịch hay một người nào khác đã dịch lá thư. Trước đó, ông cho ta biết một “thân hữu" của ông, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, đã “tóm lược nội dung thư". Ông cũng cho ta biết ông Trần Thanh Hiệp đã từng nhận xét rằng “văn chương trong thư tầm thường, tư tưởng hời hợt, nông cạn.” Do đó, không biết rằng có phải ông Trần Thanh Hiệp đã dịch trọn, hay chỉ góp phần, dịch lá thư Petrus Key do ông Nguyên Vũ công bố. 

Nhưng vì ông Nguyên Vũ đã cho đăng bản dịch này trong bài viết của ông và không cho biết ai là tác giả, người viết nghĩ rằng kết luận hữu lý nhất là chính ông Nguyên Vũ đã dịch lá thư với bản “lược dịch" nói trên. Hay nói cách khác, ông Nguyên Vũ chính là người phải chịu trách nhiệm cho bản “lược dịch" này, vì nó xuất hiện trong bài viết do ông ký tên. 

Cần chú ý rằng ông Nguyên Vũ gọi bản dịch này là “lược dịch", có nghĩa là dịch những ý chính và bỏ qua những chi tiết. Nhưng thật ra, bản dịch đó lại chính là một bản dịch toàn bộ lá thư. Thậm chí, có thể nói rằng ông Nguyên Vũ còn thêm vào những dòng không có trong nguyên văn lá thư Petrus Key, như ta sẽ thấy sau đây! 

Như vậy, trong chương V này, người viết sẽ xin trình bày với các bạn đọc những câu dịch sai lạc của ông Nguyên Vũ, cũng như cho thấy những câu dịch sai đó đã làm thay đổi nội dung lá thư Petrus Key như thế nào. 

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 5)

Phần 1
Lá Thư Petrus Key (tiếp Theo)


Chương IV.

Nguyên Văn Lá Thư Petrus Key Bằng Tiếng Pháp Và Bản Dịch Của Winston Phan Đào Nguyên


Lá thư Petrus Key là một lá thư không có ngày tháng, không có địa chỉ, không có tên họ người nhận, không có tên họ người gởi, mà chỉ có độc một chữ ký “Petrus Key” ở cuối thư. Lá thư được xếp trong hồ sơ của Jean Bernard Jauréguiberry tại Văn Khố Service Historique De La Defense ở Chateau Vincennes, Paris.[1] Và vì Jauréguiberry làm chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha tại Sài Gòn trong thời gian từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860, và sau đó không còn ở Việt Nam nữa, nên lá thư Petrus Key có lẽ đã phải đến tay Jauréguiberry trong thời gian một năm này. 

Trước khi đi vào nội dung lá thư Petrus Key, người viết xin giới thiệu với bạn đọc toàn văn bằng tiếng Pháp của nó. Vì là một lá thư rất cổ, có nhiều nơi giấy bị rách, hoặc mực bị nhòa, nên nhiều chữ trong thư rất khó đọc. Tuy vậy, người viết đã cố gắng chép lại nguyên văn lá thư từ bản chính. Để tiện cho các bạn đọc kiểm chứng, ảnh chụp lá thư gồm bốn trang sẽ được đăng kèm theo sau đây. 

Ngoài ra, cũng trong chương IV này, người viết sẽ trình bày bản dịch tiếng Việt của chính mình để tiện cho bạn đọc so sánh với bản dịch của ông Nguyên Vũ. Như đã nói, tuy người viết rất cố gắng để chép lại cho chính xác nguyên văn lá thư, nhưng vì lá thư có những chỗ bị rách hoàn toàn không đọc được, nên những nơi đó người viết sẽ đánh 3 chấm (...) cho bạn đọc lưu ý. Và vì đây là một lá thư rất cổ, người viết có thể không hiểu hết nên đã dịch sai. Trong trường hợp đó, xin thành thật xin lỗi trước cùng bạn đọc.[2] 

Nhưng điều chắc chắn là người viết đã cố gắng dịch một cách trung thực và theo sát nguyên bản tiếng Pháp, thậm chí đến từng dấu phẩy. Vì lý do đó, cách hành văn sẽ có vẻ lạ lùng và khô cứng, chứ không giống như cách hành văn tiếng Việt. 

Và đây là nguyên văn lá thư Petrus Key bằng tiếng Pháp: ==================================================


Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 4)

Phần 1
Lá Thư Petrus Key (tiếp Theo)


Chương III.

Tiểu Sử Petrus Ký Và Bối Cảnh Lịch Sử An Nam - Nam Kỳ Trong Giai Đoạn 1859-1861


Petrus Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại Cái Mơn, Vĩnh Long, dưới thời Minh Mạng. 

Năm 1845, vào tiểu chủng viện Cái Nhum học với linh mục Henri Borelle (tên Việt là Hoà). 

Năm 1849, học với linh mục Charles-Émile Bouillevaux (tên Việt là Long) lúc đó mới từ Pháp sang Cái Nhum. 

Năm 1850, đi cùng linh mục Bouillevaux sang học tại chủng viện Pinhalu bên Cao Miên. 

Năm 1851, được nhận vào học ở đại chủng viện Penang (Poulo Pinang, Pulau Penang) tại Mã Lai. 

Năm 1858, vào mùa thu, trở về Cái Mơn vì mẹ ông vừa qua đời. Trong thời gian mấy tháng đầu sau khi trở về, Petrus Ký phụ linh mục Borelle dạy học tại tiểu chủng viện Cái Nhum.[1]

Vào khoảng thời gian đó, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắt đầu tấn công Đà Nẵng. Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1858, dưới quyền chỉ huy của Phó Đô Đốc (Vice Amiral) Rigault de Genouilly[2], liên quân chiếm bán đảo Sơn Trà và bắt đầu cuộc chiến với triều đình nhà Nguyễn. Sau khi thấy không thể tiến đánh Huế được, Rigault de Genouilly chuyển hướng qua tấn công Nam Kỳ, vựa lúa của nhà Nguyễn. Giữa tháng 2 năm 1859, phần lớn liên quân di chuyển vào Nam và tiến vào cửa biển Cần Giờ. Ngày 18 tháng 2 năm 1859, liên quân chiếm thành Gia Định. 

Sau khi chiếm được thành Gia Định, cho rằng không thể giữ được thành vì có số quân quá ít, Rigault de Genouilly cho đốt thành vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1859, ông ta quay trở ra Đà Nẵng và giao Sài Gòn lại cho Capitaine de Frégate (Hải Quân Trung Tá) Jean Bernard Jauréguiberry. Sau đó, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Jauréguiberry rút về đóng ở đồn Hữu Bình (Fort du Sud) tại khu cầu Tân Thuận, nhưng vẫn kiểm tra được một khoảng đất kéo dài từ sông Thị Nghè đến Chợ Lớn dọc theo kinh Tàu Hủ (Arroyo Chinois, Tân Bình Giang, Rạch Vàm Bến Nghé) và từ Đường Trên (đường Nguyễn Trãi ngày nay), xuống tới kinh Tàu Hủ. 
 
Bản Đồ Về Cuộc Tấn Công Sài Gòn Năm 1859. Nguồn: Colonel Henri De Ponchalon, Souvenirs De Voyage Et De Campagne, p. 141, Alfred Mame Et Fils, Tours, 1896

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Winston Phan Đào Nguyên: Petrus Key và Petrus Ký - Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Kỳ 3)

Phần 1 
Lá Thư Petrus Key (tiếp theo)

Chương II. 


Những Điều Cần Ghi Nhận Về Quá Trình Công Bố Lá Thư Petrus Key Của Ông Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu: Sự Cố Ý Không Tiết Lộ Nguyên Văn Trong Khi Thêu Dệt Thêm Nhiều Chi Tiết Chung Quanh Lá Thư 


A. Ông Nguyên Vũ Cố Ý Không Đưa Ra Bản Chính Lá Thư 

Như vậy, từ năm 1997 là năm ông viết Paris, Xuân 1996 cho đến năm 2015 là năm ông tái bản hay viết lại cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, và cho đến tận ngày nay, tác giả Nguyên Vũ tức sử gia Vũ Ngự Chiêu chưa bao giờ công bố bản chính hay nguyên văn bằng tiếng Pháp của lá thư Petrus Key. Lá thư mà ông cho biết rằng ông là “người đầu tiên” khám phá ra. Lá thư mà theo ông là “then chốt", là có ảnh hưởng đến cả cuộc đời của Petrus Ký. Lá thư làm cho ông “khó ngủ", vì không biết có nên “công bố" hay không. 

Thay vào đó, như ta đã thấy, là những mảnh rời rạc do ông Nguyên Vũ cung cấp, mà người đọc phải tự chắp vá, để có được một cái nhìn khái quát, như người viết bài này đã làm trong chương I. 

Để biện minh cho việc này, ông Nguyên Vũ lý luận rằng không một “nhà nghiên cứu" nào lại có thể “cho in lại toàn bộ những tư liệu văn khố mình phát hiện". Nhưng có lẽ không ai yêu cầu ông Nguyên Vũ phải cho in lại “toàn bộ những tư liệu văn khố” do ông phát hiện. Mà chỉ đơn giản là một bản sao hay ảnh chụp của lá thư Petrus Key mà thôi. Nhất là khi xét rằng đó là một lá thư mà ông đã tốn không biết bao nhiêu công phu, giấy mực, trong suốt bao nhiêu năm trời, để nói về nó, để nhắc đi nhắc lại cho người đọc phải nhớ rằng chính ông là người có công khám phá ra nó? 

Với một tài liệu thuộc loại “gốc’ hay “primary source" có tầm quan trọng như vậy, theo thiển ý của người viết bài này, một sử gia chân chính ít nhất phải đưa ra bản sao hay ảnh chụp của tài liệu đó - để người đọc có thể nhận xét rằng nó có phải là tài liệu thật hay không. Trong khi đó, ông Nguyên Vũ lại chỉ đưa ra cái mà ông gọi là “phóng ảnh” “phần nào" của tài liệu này.